« Home « Kết quả tìm kiếm

Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan


Tóm tắt Xem thử

- Vũ Thị Huệ Nga ÁP DỤNG LÝ THUYẾT DANH SÁCH ĐỂ GIẢI BÀI TOÁN DỰ THU NGÂN SÁCH NGÀNH HẢI QUAN Chuyên ngành: Đảm bảo toán học cho máy tính và hệ thống tính toán LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Đảm bảo Toán học cho máy tính và hệ thống tính toán NGƯỜI HƯỚNg DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH.
- Lê Hùng Sơn Hà Nội – 2010 Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 1 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng sau Đại học - Trường Đại học Bách Khoa Hà nội Tên tôi là: Vũ Thị Huệ Nga Sinh ngày Học viên cao học khóa 2008-2010 Tôi xin cam đoan, toàn bộ kiến thức và nội dung trong bài luận văn của mình là các kiến thức tự nghiên cứ từ các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước, không có sự sao chép hay vay mượn dưới bất cứ hình thức nào để hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Đảm bảo toán học cho máy tính và hệ thống tính toán.
- Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 2 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.
- 5 DANH MỤC CÁC BẢNG.
- 6 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.
- 8 CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT DANH SÁCH.
- Danh sách tổng quát.
- Các phép tính trên danh sách.
- Trích các phần tử từ danh sách.
- Tính toán trên danh sách bằng các phép tính toán học.
- Các dạng thể hiện phổ biến của danh sách.
- Bảng dữ liệu.
- Xây dựng dự toán thu NSNN.
- Xây dựng dự toán thu ngân sách địa phương.
- 27 Chương 3 - PHÂN TÍCH BÀI TOÁN DỰ THU NSNN NGÀNH HẢI QUAN.
- 29 Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 3 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 3.1.
- Giới thiệu về Hải quan Việt nam.
- Nhiệm vụ, chức năng Ngành Hải quan Việt nam.
- Cơ cấu tổ chức Ngành Hải quan Việt Nam.
- Xây dựng dự toán thu NSNN Ngành HQ.
- Quản lý nợ.
- 61 Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 4 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 4.1.
- Cấu trúc dữ liệu.
- Danh mục dữ liệu chuẩn.
- Danh mục biểu thuế NK ưu đãi.
- Danh mục biểu thuế NK thông thường.
- Danh mục biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt.
- Danh mục biểu thuế AKFTA 2011.
- Danh mục biểu thuế ACFTA 2011.
- Danh mục biểu thuế CEPT 2011.
- Danh mục biểu thuế theo Hiệp định ưu đãi WTO.
- Danh mục loại hình XNK.
- Danh mục thời hạn nợ thuế.
- Quan hệ giữa các dữ liệu đầu vào.
- Quản lý dự thu ngân sách hải quan.
- Tính ngân sách dự thu.
- Tính dự thu NSNN cấp Chi cục hải quan.
- 84 Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 5 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 TỪ VIẾT TẮT NSNN Ngân sách nhà nước XNK Xuất nhập khẩu GTGT Giá trị gia tăng TTĐB Tiêu thụ đặc biệt SXXK Sản xuất xuất khẩu NK Nhập khẩu XK Xuất khẩu DN Doanh nghiệp Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 6 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 DANH MỤC CÁC BẢNG Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Bảng 1 – Bảng danh mục biểu thuế XK Bảng 2 – Bảng danh mục biểu thuế NK ưu đãi Bảng 3 – Bảng danh mục biểu thuế AKFTA Bảng 4 – Bảng danh mục biểu thuế ACFTA Bảng 5 – Bảng danh mục biểu thuế CEPT Bảng 6 – Bảng danh mục biểu thuế WTO Bảng 7 – Bảng danh mục mã loại hình XNK Bảng 8 – Bảng danh mục thời gian ân hạn thuế Chương 5 Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 7 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Chương 1 Hình 1.
- Vẽ đồ thị danh sách minh họa sử dụng hàm Hình 2.
- Vẽ đồ thị danh sách minh họa bảng dữ liệu Chương 2 Chương 3 Hình 3.
- Cơ quan Tông cục hải quan ở Trung ương Hình 2 – Cơ cấu Tổng cục hải quan theo chiều dọc Hình 4 – Phương pháp tính thuế (1) Hình 5 – Phương pháp tính thuế (2) Chương 4 Hình 6 – Giao diện chương trình dự thu ngân sách Hình 7 – Menu chính Hình 8 – Quản lý dự thu (1) Hình 9 – Quản lý dự thu (2) Hình 10 – Quản lý dự thu (3) Hình 11 – Kết quả dự thu ngân sách hải quan Hình 12 – Quản lý nợ thuế của doanh nghiệp Hình 13 – Thông tin nợ thuế theo tờ khai Hình 14 – Chi tiết hàng hóa trong tờ khai Chương 5 Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 8 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 MỞ ĐẦU 1.
- Lý do chọn đề tài Ngân sách nhà nước (NSNN) đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế nước ta mà còn đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
- Vào dịp đầu năm chính phủ mỗi nước đều tổ chức một cuộc họp thường niên nhằm tổng kết tài chính đã phân bổ - chi tiêu trong năm vừa qua, đồng thời báo cáo về tình hình ngân sách và phân bổ ngân sách cho các Bộ Ngành trong năm tới.
- Trong quá trình làm việc, tìm hiểu về các quy trình thủ tục hải quan và nghiên cứu chính sách thuế áp dụng đối với Ngành hải quan, tôi thấy việc thiết thực khi xây dựng một chương trình dự thu NSNN (cấp Chi cục) hỗ trợ trong việc dự thu NSNN của toàn Ngành.
- Việc dự thu NSNN Ngành hải quan thông qua hoạt động XNK hàng hóa là công việc diễn ra thường xuyên hàng năm trong khi vấn đề thay đổi chính sách thuế để phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước lại có nhiều biến đổi.
- Do đó hỗ trợ cán bộ hải quan trong việc đồng thời tra cứu, rà soát danh mục biểu thuế (khi có sự thay đổi) và việc tính tổng số tiền thuế theo quy định của Ngành sẽ tạo điều kiện cho việc dự thu đạt kết quả chính xác hơn.
- Vì lý do trên mà tôi nghiên cứu, tìm hiểu quá trình dự thu NSNN cấp Chi cục hải quan, đồng thời nghiên cứu một vấn đề đặc thù của Ngành đó là việc quản lý nợ thuế của Doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hải quan.
- Hơn nữa, việc áp dụng toán học để giải quyết bài toán tài chính hiện nay đang là cách áp dụng kiến thức được dạy vào thực tế một cách thiết thực nhất.
- Đây là cơ hội để tôi có thể áp dụng kiến thức của mình vào bài toán thực tiễn, đó là lý do mà tôi nghĩ bất cứ học viên nào cũng nghĩ đến khi chọn cho mình một đề tài làm luận văn.
- Một trong những lý do không thể không kể đến là sự định hướng của Thầy Lê Hùng Sơn trong việc nghiên cứu các vấn đề toán học với bài toán tài chính.
- Qua quá trình tìm hiểu về toán tài chính cộng với các kiến thức về toán học và nghiệp vụ Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 9 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 đã có, tôi quyết định chọn đề tài luận văn “Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan” 2.
- Lịch sử nghiên cứu Quá trình nghiên cứu để tôi đi đến luận văn này là quá trình học tập tư duy logic các vấn đề khoa học được truyền dạy trong trường, cộng với quá trình làm việc, nghiên cứu thực tiễn các quy trình nghiệp vụ hải quan và phương thức quản lý một số loại hình chính của thủ tục hải quan.
- Đây là một lĩnh vực rộng liên quan tới vấn đề quản lý chuyên Ngành hải quan nên việc tìm hiểu cũng áp dụng nhiều phương pháp.
- Tiếp theo đó là sự kết hợp giữa các thông tin về nghiệp vụ với nhiệm vụ, chức năng của từng đơn vị (cụ thể là cấp Chi cục hải quan) để đưa ra được bài toán dự thu NSNN cấp Chi cục.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn này trước hết là đem lại cho người đọc cái nhìn tổng quan về việc dự thu NSNN trong quyền hạn, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, sau đó là sơ lược về cơ cấu, chức năng nhiệm vụ Ngành hải quan và các yếu tố về một số loại thuế trong phạm vi quản lý của Ngành để từ đó xây dựng bài toán dự thu NSNN Ngành hải quan, chi tiết tại cấp Chi cục hải quan.
- Đồng thời luận văn cũng đem lại cho người đọc cái nhìn tổng quan về phương thức quản lý nợ thuế của Hải quan hiện tại, từ đó hiểu được yếu tố nợ thuế trong việc đưa ra kết quả cuối cùng của việc dự thu NSNN cấp Chi cục.
- Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là cấp Chi cục hải quan, nơi có nhiệm vụ báo cáo dự thu NSNN hàng năm tại đơn vị thông qua hoạt động XNK hàng hóa trong địa phận đơn vị quản lý.
- Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản luật, nghị định thông tư trên cơ sở: nắm vững từng nội dung và tham chiếu chéo lẫn Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 10 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 nhau để tìm mối quan hệ giữa các yêu cầu nghiệp vụ chuyên ngành.
- Đồng thời tìm hiểu đặc thù riêng của Ngành hải quan theo hướng phân tích dọc, nghiên cứu các mô hình xây dựng ứng dụng theo hướng tiếp cận từ người sử dụng và việc áp dụng các kiến thức logic đã được học để xây dựng bài toán tổng thể về dự thu ngân sách ngành hải quan.
- Nội dung luận văn gồm có 5 chương: Chương 1 – Tổng quan về lý thuyết danh sách Trình bày tổng quan về lý thuyết danh sách.
- Chương 3 – Phân tích bài toán dự thu NSNN Ngành Hải quan Trình bày tóm lược về Hải quan Việt Nam (cơ cấu, nhiệm vụ, chức năng ngành Hải quan), tiếp theo là tổng quan về một số loại thuế cơ bản trong quyền hạn quản lý của Ngành hải quan, từ đó có cơ sở xây dựng dự toán thu NSNN Ngành hải quan và giải quyết bài toán dự thu ngân sách hải quan tại cấp Chi cục.
- Chương 4 – Xây dựng chương trình dự toán số thu NSNN cấp Chi cục Trình bày về cấu trúc dữ liệu (các danh mục chuẩn về Biểu thuế) và mối quan hệ giữa các dữ liệu đầu vào.
- Giới thiệu chi tiết về một số danh mục Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt.
- Để hoàn thành được luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, thầy cô giáo Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 11 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 của Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng sau Đại học, Khoa Toán – Tin ứng dụng, Ban Giám hiệu trường Đại học Bách Khoa Hà nội đã hết sức tạo điều kiện, động viên và truyền thụ các kiến thức bổ ích.
- Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 12 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT DANH SÁCH Danh sách là một lý thuyết rất tổng quát và được sử dụng nhiều trong phân tích toán học cũng như trong các bài toán ứng dụng.
- Danh sách có thể là một bảng, một mảng các phần tử, một ma trận một chiều hoặc nhiều chiều.
- Các phần tử trong danh sách có thể đơn giản là số, là chuỗi ký tự hoặc hơn nữa là hỗn hợp các phần tử gồm số và chuỗi ký tự, thậm chí phần tử của danh sách lại là một danh sách khác.
- Danh sách có tính bao quát cao, việc sử dụng danh sách được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau.
- Một số trường hợp danh sách mang dữ liệu rất đơn giản, tuy nhiên trong một số trường hợp khác, danh sách chứa lượng dữ liệu lớn, rất phức tạp đòi hỏi một khối lượng tính toán lớn.
- Trong phần tiếp theo của chương tôi sẽ trình bày tổng quan về danh sách: các phép tính trên danh sách, các dạng thể hiện phổ biến của danh sách.
- Danh sách tổng quát Có thể biểu diễn dạng tổng quát của danh sách như sau: {Phần tử[[1.
- Phần tử[[2.
- Phần tử[[n.
- Trong đó Phần tử [[i]] là phần tử thứ i trong danh sách.
- Các phần tử trong danh sách được phân tách với nhau.
- Mỗi một phần tử của danh sách có thể là một đối tượng của toán học, hoặc thậm chí là một danh sách khác.
- Danh sách được dùng để thể hiện nhiều kiểu dữ liệu: mảng, bảng, ma trận… và tùy từng ngôn ngữ cũng như mục đích sử dụng ta có thể dùng các hàm, lệnh khác nhau để thể hiện danh sách và truy vấn dữ liệu trong danh sách đó.
- Các phép tính trên danh sách 1.2.1.
- Trích các phần tử từ danh sách Từ một danh sách khởi tạo, ta có thể nhận được các phần tử riêng rẽ từ danh sách nhờ các kiểu truy vấn đặc trưng áp dụng cho từng ngôn ngữ.
- Việc trích các phần tử trong một danh sách nhằm mục đích truy vấn hoặc hiển thị dữ liệu phần tử của danh sách đó.
- Hoặc để thực hiện tính toán toán học giữa phần tử của danh sách này với phần tử của danh sách khác.
- Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 13 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 1.2.2.
- Tính toán trên danh sách bằng các phép tính toán học Việc thực hiện tính toán toán học trên danh sách là bài toán rất phổ biến.
- Đó là bài cộng chuỗi các phần tử trong danh sách để tính tổng của các phần tử (bài toán tính tổng chuỗi).
- là bài toán so sánh chuỗi (so sánh tổng chuỗi các phần tử của danh sách này với tổng chuỗi các phần tử của danh sách khác).
- hay đối với toán học ứng dụng trong tài chính, việc tính toán thể hiện ở chỗ cộng gộp các giá trị của các phần tử từ hai hay nhiều danh sách để thể hiện dữ liệu truy vấn được.
- Ứng dụng các phép tính toán học trên danh dách được thể hiện ở nhiều hình thức: Khi ta vẽ đồ thị danh sách các điểm và danh sách các hàm, dữ liệu của từng phần tử danh sách đó có thể là các bảng số, điểm và hàm đều có thể vẽ đồ thị được.
- Một trong những ngôn ngữ hỗ trợ các phép tính trên danh sách đơn giản và mang cấu trúc toán học nhất mà tôi từng biết đó là lập trình tính toán với Mathematica.
- Đồ thị được hiển thị như sau: Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 14 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 Hình 1.
- Vẽ đồ thị danh sách minh họa sử dụng hàm Trên đây ta đã thấy ứng dụng về mặt toán học của danh sách.
- Trong quá trình tìm hiểu việc hiển thị dữ liệu một cách trực quan đối với các bảng dữ liệu, tôi thấy việc sử dụng danh sách để biểu diễn dạng đồ thị để hiển thị dữ liệu là một ứng dụng rất tiện ích trong việc xây dựng phần mềm ứng dụng.
- Vẽ đồ thị danh sách minh họa bảng dữ liệu Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 15 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 Qua đây ta có thể thấy dạng thể hiện đồ thị phổ biến của danh sách.
- Phần tiếp theo ta sẽ tìm hiểu về các dạng thể hiện phổ biến của danh sách.
- Các dạng thể hiện phổ biến của danh sách 1.3.1.
- Và khi sử dụng danh sách kết hợp với toán học, ta có thể tính toán việc phân kỳ hay hội tụ một cách đơn giản hơn rất nhiều.
- Mảng số, mảng ký tự Mảng là một dạng thể hiện khá phổ biến của danh sách.
- Mảng là một dãy các phần tử, dữ liệu của các phần tử trong mảng thường là kiểu số, ký tự hoặc là một kiểu đối tượng nào đó.
- Lý thuyết mảng thường được áp dụng nhiều trong các ngôn ngữ lập trình ứng dụng bởi tính tiện lợi trong truy xuất và xử lý dữ liệu của mảng.
- Trong phần trên khi vẽ đồ thị minh họa bảng dữ liệu, phần tử năm và tỉ lệ lao động tương ứng với 2 cột của bảng dữ liệu là dạng thể hiện mảng số của danh sách.
- Ma trận Ma trận là một loại thể hiện danh sách lồng nhau tức là phần tử trong danh sách là một danh sách khác

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt