« Home « Kết quả tìm kiếm

Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan


Tóm tắt Xem thử

- Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 1 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan Tác giả luận văn:.……Vũ Thị Huệ Nga…………………Khóa .
- Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 2 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN I.
- Lý do chọn đề tài Ngân sách nhà nước (NSNN) đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế nước ta mà còn đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
- Vào dịp đầu năm chính phủ mỗi nước đều tổ chức một cuộc họp thường niên nhằm tổng kết tài chính đã phân bổ - chi tiêu trong năm vừa qua, đồng thời báo cáo về tình hình ngân sách và phân bổ ngân sách cho các Bộ Ngành trong năm tới.
- Đối với nước ta, việc dự toán thu - chi NSNN được giao chỉ tiêu về từng đơn vị cơ quan quản lý chuyên ngành.
- Trong quá trình làm việc, tìm hiểu về các quy trình thủ tục hải quan và nghiên cứu chính sách thuế áp dụng đối với Ngành hải quan, tôi thấy việc thiết thực khi xây dựng một chương trình dự thu NSNN (cấp Chi cục) hỗ trợ trong việc dự thu NSNN của toàn Ngành.
- Việc dự thu NSNN Ngành hải quan thông qua hoạt động XNK hàng hóa là công việc diễn ra thường xuyên hàng năm trong khi vấn đề thay đổi chính sách thuế để phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước lại có nhiều biến đổi.
- Do đó hỗ trợ cán bộ hải quan trong việc đồng thời tra cứu, rà soát danh mục biểu thuế (khi có sự thay đổi) và việc tính tổng số tiền thuế theo quy định của Ngành sẽ tạo điều kiện cho việc dự thu đạt kết quả chính xác hơn.
- Vì lý do trên mà tôi nghiên cứu, tìm hiểu quá trình dự thu NSNN cấp Chi cục hải quan, đồng thời nghiên cứu một vấn đề đặc thù của Ngành đó là việc quản lý nợ thuế của Doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hải quan.
- Hơn nữa, việc áp dụng toán học để giải quyết bài toán tài chính hiện nay đang là cách áp dụng kiến thức được dạy vào thực tế một cách thiết thực nhất.
- Đây là cơ hội để tôi có thể áp dụng kiến thức của mình vào bài toán thực tiễn, đó là lý do mà tôi nghĩ bất cứ học viên nào cũng nghĩ đến khi chọn cho mình một đề tài làm luận văn.
- Một trong những lý do không thể không kể đến là sự định hướng của Thầy Lê Hùng Sơn trong việc nghiên cứu các vấn đề toán học với bài toán tài chính.
- Qua quá trình tìm hiểu về toán tài chính cộng với các kiến thức về toán học và nghiệp vụ đã có, Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 3 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 tôi quyết định chọn đề tài luận văn “Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan” II.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn này trước hết là đem lại cho người đọc cái nhìn tổng quan về việc dự thu NSNN trong quyền hạn, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, sau đó là sơ lược về cơ cấu, chức năng nhiệm vụ Ngành hải quan và các yếu tố về một số loại thuế trong phạm vi quản lý của Ngành để từ đó xây dựng bài toán dự thu NSNN Ngành hải quan, chi tiết tại cấp Chi cục hải quan.
- Đồng thời luận văn cũng đem lại cho người đọc cái nhìn tổng quan về phương thức quản lý nợ thuế của Hải quan hiện tại, từ đó hiểu được yếu tố nợ thuế trong việc đưa ra kết quả cuối cùng của việc dự thu NSNN cấp Chi cục.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là cấp Chi cục hải quan, nơi có nhiệm vụ báo cáo dự thu NSNN hàng năm tại đơn vị thông qua hoạt động XNK hàng hóa trong địa phận đơn vị quản lý.
- Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản luật, nghị định thông tư trên cơ sở: nắm vững từng nội dung và tham chiếu chéo lẫn nhau để tìm mối quan hệ giữa các yêu cầu nghiệp vụ chuyên ngành.
- Đồng thời tìm hiểu đặc thù riêng của Ngành hải quan theo hướng phân tích dọc, nghiên cứu các mô hình xây dựng ứng dụng theo hướng tiếp cận từ người sử dụng và việc áp dụng các kiến thức logic đã được học để xây dựng bài toán tổng thể về dự thu ngân sách ngành hải quan.
- Nội dung luận văn Nội dung luận văn gồm có 5 chương: Chương 1 – Tổng quan về lý thuyết danh sách Danh sách là một lý thuyết rất tổng quát và được sử dụng nhiều trong phân tích toán học cũng như trong các bài toán ứng dụng.
- Nội dung chương này trình bày tổng Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 4 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 quan về danh sách, các phép tính trên danh sách và các dạng thể hiện phổ biến của danh sách.
- Đồng thời cũng dẫn dắt người đọc từ cái nhìn tổng quan đó tới mối liên hệ giữa danh sách với mục đích xây dựng bài toán của luận văn.
- Chương 2 – Tổng quan về lập dự toán NSNN Nội dung chương này trình bày tổng quan về việc lập dự toán NSNN trong quyền hạn và nhiệm vụ của Bộ Tài chính nói chung.
- Quá trình tìm hiểu từ các văn bản luật liên quan đến bài toán dự thu NSNN kết hợp với các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính cho việc lập dự toán NSNN năm 2011, luận văn đã lập ra các bước cơ bản của của cả quá trình dự thu NSNN trong quyền hạn, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, trong đó có trình bày những mục tiêu và nguyên tắc nhất định trong quá trình xây dựng dự toán thu NSNN.
- Chương 3 – Phân tích bài toán dự thu NSNN Ngành Hải quan Nội dung chính của chương này là phân tích bài toán dự thu NSNN Ngành Hải quan.
- Để có cơ sở đi tới việc xây dựng chương trình ứng dụng với bài toán dự thu trong chương sau, trong chương này, luận văn có đề cập tới một số nội dung sau: Thứ nhất là giới thiệu tổng quan về Ngành Hải quan Việt nam: trình bày nhiệm vụ, chức năng của Ngành hải quan cũng như cơ cấu tổ chức của Ngành.
- Từ đây người đọc có thể hình dung được cơ cấu tổ chức theo chiều dọc của Ngành Hải quan, biết được nhiệm vụ dự thu NSNN đứng trên quan điểm của các cấp như thế nào, chương trình ứng dụng xây dựng trên cấp Chi cục thì có tầm quan trọng ra sao.
- Tiếp đó luận văn có trình bày tổng quan về một số loại thuế.
- Trong phần này, đối tượng chịu thuế và căn cứ tính thuế được trình bày chi tiết để người đọc có thể hiểu được cách thức tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong nước, từ đây có cơ sở để hiểu việc tính thuế lũy tiến trình bày trong những phần sau khi hàng hóa không chỉ chịu một mà là chịu nhiều loại thuế khác nhau.
- Nội dung lớn thứ ba trong chương này là việc xây dựng dự toán thu NSNN Ngành Hải quan.
- Việc xây dựng dự toán thu NSNN Ngành hải quan dựa trên cơ sở hướng dẫn chung của Bộ Tài chính như đã trình bày trong Chương 2.
- Đối với nội bộ Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 5 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 Ngành hải quan, việc xây dựng cơ sở dự toán cũng dựa trên nhiều đặc thù của Ngành và do vậy sẽ chi tiết hơn đối với cơ sở chung đã trình bày trong chương 2.
- Trong phần này, luận văn có đề cập tới cơ sở và chỉ tiêu xây dựng dự toán thu NSNN Ngành Hải quan trên cơ sở nội bộ Ngành Hải quan.
- Nội dung tiếp theo chương này đề cập tới là chi tiết việc xây dựng dự toán thu NSNN cấp Chi cục Hải quan.
- Vị trí của Chi cục hải quan trong cơ cấu Ngành hải quan đã được trình bày trong những phần trên.
- Đây là bộ phận trực tiếp tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Do đó việc dự thu NSNN Ngành hải quan sẽ tiến gần với thực tế nhất khi được được tổng hợp từ các Chi cục hải quan, nơi trực tiếp có các hoạt động XNK hàng hóa.
- Mục tiêu của việc dự thu NSNN cấp Chi cục hải quan là căn cứ đặc thù riêng trong hoạt động XNK tại địa phận Chi cục mình để dự toán số lượng mặt hàng chính có hoạt động XNK trong một khoảng thời gian nào đó.
- Phần này trình bày phương pháp dự toán chi tiết xây dựng dự thu NSNN cấp Chi cục Hải quan: về các yếu tố tác động tới kết quả dự toán, ảnh hưởng của các yếu tố này tới kết quả dự thu như thế nào.
- đồng thời cũng trình bày nguyên tắc, phương pháp tính thuế lũy tiến như đã nói qua trong phần trên.
- Từ đây người đọc có được cái nhìn tổng quan về chương trình dự thu, cách tính nội hàm bên trong và các yếu tố đầu vào cần giải quyết.
- Phần nội dung cuối cùng trong chương này có đề cập tới đó là vấn đề quản lý nợ thuế của Doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan.
- Trong quá trình nghiên cứu dự thu NSNN cấp Chi cục hải quan, tác giả luận văn có nghiên cứu việc quản lý nợ thuế của hải quan Việt nam đối với một số loại hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Nội dung trong phần này là sự tóm lược về thời hạn được phép nợ thuế đối với một số loại hình XNK: nợ trong thời gian ân hạn, nợ quá hạn, các biện pháp cưỡng chế để truy thu thuế của hải quan Việt nam.
- Đây là cơ sở để người đọc hiểu được modun ứng dụng quản lý nợ thuế được xây dựng sẽ trình bày trong chương sau.
- Chương 4 – Xây dựng chương trình dự toán số thu NSNN cấp Chi cục Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 6 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 Nội dung chương này sẽ giới thiệu chung về môi trường, công cụ sử dụng cũng như mục đích việc xây dựng chương trình ứng dụng này.
- Trên cơ sở trình bày cấu trúc dữ liệu đầu vào, tác giả có giới thiệu qua về các danh mục dữ liệu chuẩn (danh mục biểu thuế: NK, XK, NK ưu đãi, CEPT, ACFTA, AKFTA.
- Tiếp đó, trong phần giới thiệu giao diện và chức năng chương trình, người đọc sẽ thấy được hoạt động của chương trình, cách truy xuất dữ liệu và các thao tác chính để đi đến được kết quả dự thu NSNN Ngành Hải quan.
- Và như đã giới thiệu qua trong chương 4, modun quản lý nợ thuế cũng được trình bày trong chương này.
- Chương 5 – Kết quả và bàn luận Đây là chương tóm tắt lại các kết quả chính đã đạt được trong luận văn, đồng thời đánh giá ưu, nhược điểm của các phần chính: Tính thuế: Luận văn đã xây dựng được phương pháp tính số tiền thuế đối với từng mặt hàng có tham gia hoạt động xuât, nhập khẩu.
- Phương pháp tính thuế hiện tại của Hải quan Việt nam áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu chịu từ 2 loại thuế trở lên đó là phương pháp tính thuế lũy tiến.
- Việc áp dụng phương pháp này có nhiều ưu điểm trong quản lý cán cân xuất nhập khẩu, tránh tình trạng nhập siêu diễn ra trong thời kỳ đất nước như hiện nay.
- Về phần lập trình, phương pháp tính được viết thông qua các hàm và các lớp theo kiểu hướng đối tượng.
- Do vậy, mỗi khi có quyết định mới về việc thay đổi phương pháp tính thuế (tại thời điểm nhạy cảm nào đó) thì việc viết lại các hàm tính thuế này không ảnh hưởng tới toàn bộ chương trình.
- Điều này rất cần thiết đối với phần mềm ứng dụng trong quản lý.
- Đây cũng là ưu điểm của chương trình đã xây dựng được trong việc tính số tiền thuế (cũng như lượng kim ngạch xuất, nhập khẩu) của Ngành hải quan.
- Tính dự thu NSNN cấp Chi cục: Việc dự thu ngân sách hải quan trên cơ sở tổng số tiền thuế với mặt hàng có hoạt động xuất nhập khẩu tương ứng là cách tổng kết lại các khoản thuế đã được tính ở trên.
- Đây không phải là phần phức tạp nhất trong chương trình nhưng lại ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của đơn vị dự thu.
- Cách tính tổng số tiền thuế nêu trên (đã tính tới sự tăng – giảm của số thuế do Việt nam thực hiện Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 7 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 hiệp định ưu đãi hoặc điều chỉnh thuế suất mặt hàng nhạy cảm) cũng được tính theo cách viết hàm hướng đối tượng.
- Do đó nếu có thay đổi gì trong phương cách tính toán, quản lý (được hướng dẫn từ cấp trên) thì đơn vị dự thu cũng không gặp phải vấn đề gì khi thay đổi nội bộ hàm để có được kết quả dự thu cuối cùng.
- Quản lý nợ: Luận văn đã trình bày phần nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế của doanh nghiệp trong phần chương 2, và đã có xây dựng modun quản lý nợ thuế như đã giới thiệu trong chương 3.
- Việc quản lý nợ thuế là một vấn đề phức tạp vì nó đòi hỏi sự liên kết và cập nhật thông tin của tổng thể nhiều phần (việc quản lý tờ khai của doanh nghiệp khi tham gia thủ tục hải quan, quản lý thời hạn ân hạn thuế đối với từng loại hình, sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
- Trong nghiên cứu của luận văn đã bước đầu xây dựng được quy trình quản lý nợ thuế của doanh nghiệp theo quy định về loại hình xuất nhập khẩu, thời hạn được ân hạn, cách tính phạt chậm nộp… của luật.
- Tất cả modun được viết theo phương pháp hướng đối tượng với các hàm cơ sở tách biệt, do vậy cũng như phần tính thuế, đây là một ưu điểm của chương trình khi chính sách quản lý nợ của nhà nước có thay đổi thì việc cập nhật lại modun cũng không phải là vấn đề khó.
- Đồng thời trong phần này, tác giả cũng có nêu một số vấn đề về thực trạng quản lý nợ thuế của Hải quan Việt nam và đề xuất xây dựng phương án xử lý về vấn đề phạt chậm nộp thuế đối với Doanh nghiệp nợ thuế quá hạn.
- Kết luận Việc dự toán số thu ngân sách nhà nước hàng năm đối với Ngành hải quan (cấp Chi cục) là một công việc đòi hỏi phải nắm vững tình hình xuất nhập khẩu của hàng hóa cũng như số lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia làm thủ tục hải quan tại đơn vị trực thuộc Chi cục mình.
- Việc phát sinh số lượng hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu hay số lượng đơn vị doanh nghiệp tham gia làm ảnh hưởng tới số thu dự toán là điều không tránh khỏi.
- Trên cơ sở đó, chương trình dự thu ngân sách nhà nước ngành hải quan được xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp trong một số khâu cơ bản về dự toán: Áp dụng lý thuyết danh sách để giải bài toán dự thu ngân sách Ngành Hải quan 8 Vũ Thị Huệ Nga ĐBT2008 tính toán tự động tổng số thu trên cơ sở số liệu đơn vị đưa vào, cân đối với chỉ tiêu được giao dự thu từ đơn vị cấp quản lý bên trên.
- Đồng thời cũng đề ra những hướng mở rộng và bước đầu xây dựng modun quản lý nợ thuế của doanh nghiệp vừa để hỗ trợ công tác quản lý thuế của cơ quan hải quan, vừa để hỗ trợ và kết xuất dữ liệu cho mỗi kỳ dự thu ngân sách hải quan hàng năm.
- Do thời gian có hạn cũng như kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn đối với nghiệp vụ hải quan còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi sơ sài và còn sai sót.
- Trong thời gian tới tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô cũng như các bạn để có thể nghiên cứu kỹ hơn nhằm hoàn thiện hơn nữa luận văn này.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt