Academia.eduAcademia.edu
Năng lực cạnh tranh là gì? Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh – Luận Văn 2S Ngày nay, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cũng cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra các chiến lược hợp lý, nâng cao sức cạnh tranh so với các đối thủ khác cùng ngành. Thế nhưng, bạn có thực sự hiểu năng lực cạnh tranh là gì, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là những biện pháp nào chưa? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên, bạn hãy tham khảo nhé. Tìm hiểu khái niệm năng lực cạnh tranh là gì Khái niệm cạnh tranh Dưới góc độ kinh tế học, thuật ngữ “cạnh tranh” là tập hợp các hành vi của các chủ thể kinh tế nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh để tồn tại và phát triển. Năng lực cạnh tranh là gì? Về cơ bản, năng lực cạnh tranh được phân thành 4 cấp độ, bao gồm:     Năng lực cạnh tranh quốc gia: Có thể hiểu, năng lực cạnh tranh quốc gia là toàn bộ các chính sách, thể chế và các nhân tố quyết định đến năng suất, sự phát triển và tính bền vững của một nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh ngành: cạnh tranh giữa các ngành là cuộc cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là tổng hợp năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần trong sản xuất hàng hóa, dịch vụ và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Nói cách khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là khai thác thực lực và lợi thế bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi ích của mình vừa thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Đồng thời cải tiến vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: thể hiện năng lực của sản phẩm, dịch vụ đó thay thế một sản phẩm, dịch vụ khác dựa trên các yếu tố như: giá cả, đặc tính, chất lượng… Có thể nói, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ là một yếu tố xây dựng nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh là gì? Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. >>> Xem Thêm: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo thành bởi các yếu tố sau: - Chất lượng, khả năng cung ứng và mức độ chuyên môn hóa của các yếu tố đầu vào - Các ngành sản xuất kinh doanh phụ trợ cho doanh nghiệp - Nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp - Vị trí của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng ngành Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì? Thị phần Thị phần là phần thị trường mà doanh nghiệp đang nắm giữ trong tổng số dung lượng thị phần hiện tại. Khi doanh nghiệp nắm giữ thị phần càng cao chứng tỏ năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác càng lớn. Năng suất lao động Năng suất lao động là thuật ngữ dùng để chỉ mức độ hiệu quả của quá trình sử dụng lao động. Năng suất lao động thường được xác định thông qua các chỉ tiêu hiện vật hoặc giá trị. Thông qua năng suất lao động chúng ta có thể đánh giá được trình độ của nguồn lao động, trình độ quản lý cũng như trình độ khoa học – kỹ thuật của doanh nghiệp, từ đó đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận là phần giá trị thu được của doanh thu sau khi trừ đi các chi phí sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận chính là tiêu chí cụ thể nhất dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao thì mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp càng lớn. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số dùng để đo lường mức độ sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận càng lớn thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao. Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Uy tín của doanh nghiệp được thể hiện ở khách hàng, các đối tác kinh doanh… Uy tín của doanh nghiệp càng lớn thì năng lực cạnh tranh càng cao. Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Bạn đang làm luận văn về đề tài Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp? Bạn gặp khó khăn với việc tìm kiếm tài liệu, dữ liệu, phân tích dữ liệu?, quỹ thời gian của bạn không đủ cho việc hoàn thành chỉn chu bài luận của mình, Hãy để Dịch vụ viết thuê luận văn của Luận Văn 2S giúp bạn! Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Hiện nay, các doanh nghiệp luôn cố gắng tìm kiếm những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường cũng như thu về lợi nhuận cho công ty mình. Những giải pháp đó là: Nâng cao năng lực tài chính Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần đó là đảm bảo năng lực về tài chính. Chỉ khi có nguồn tài chính đảm bảo thì các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh mới được phát huy hiệu quả. Hiện nay, các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn tài chính vẫn còn hạn hẹp, chính vì vậy mà năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải chuẩn bị được nguồn tài chính dồi dào, chủ động đối phó trước những biến động của nền kinh tế. Để tăng năng lực cạnh tranh thì các doanh nghiệp cũng nên tìm cách để giảm chi phí kinh doanh. Trước hết đó là tăng năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào nguyên vật liệu, sau đó là tìm cách áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty, từ đó năng lực tài chính của công ty cũng được nâng lên đáng kể. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch quản lý công nợ hợp lý. Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của công ty nếu không được kiểm soát tốt thì số nợ lãi mà công ty phải trả là một con số không hề nhỏ, thậm chí có thể làm tăng phát sinh lỗ và dư nợ vượt mức quá hạn. Chỉ khi, các khoản công nợ được kiểm soát ở mức vừa phải thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mới có thể cải thiện. Nâng cao chất lượng nguồn lao động Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, công ty cần lập ra các kế hoạch, mục tiêu phát triển và từ đó đưa ra các chiến lược tuyển dụng, đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân viên, phân bố nguồn nhân lực hợp lý phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc xây dựng một chế độ trả lương, đãi ngộ thỏa đáng đối với những lao động có kiến thức chuyên môn cao, lao động có đóng góp đối với sự phát triển của công ty cũng là một nguồn khích lệ quan trọng giúp họ làm việc tốt hơn cũng như gắn bó với công ty lâu hơn. Nâng cao chất lượng sản phẩm Sản phẩm càng chất lượng, giá cả phải chăng thì sẽ càng thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Và để làm được điều đó, các doanh nghiệp nên đầu tư, áp dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất giúp cải tiến sản phẩm. Việc áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm được đồng bộ, giảm chi phí nhân công, thời gian sản xuất từ đó làm giảm giá thành sản phẩm. Nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu Thương hiệu là tổng hợp tất cả những gì mà người tiêu dùng cảm nhận được khi tiếp xúc với sản phẩm mang thương hiệu đó. Ngày nay, thương hiệu không chỉ là một cái tên hay, nhãn mác đẹp, quảng cáo rầm rộ... mà đằng sau nó là cả một chiến lược tổng thể, nghiêm túc về quảng bá, phát triển thương hiệu. Chính vì vậy, các công ty cần có cái nhìn đúng và đủ về thương hiệu, đưa ra các chiến lược trung và dài hạn đưa uy tín công ty ngày càng vươn cao trên thị trường nội địa và quốc tế. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp >>> Có thể bạn quan tâm: Cách làm một bài luận văn thạc sĩ kinh tế từ A - Z Mong rằng với những chia sẻ về khái niệm nâng cao năng lực cạnh tranh là gì, các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ hữu ích cho bạn trong viết bài luận cũng như trong kinh doanh. Chúc bạn thành công!