You are on page 1of 15

BÀI TẬP CHƯƠNG 7

BÀI TẬP 1: A (doan h nghiệp Việt Nam) ký kết hợp đồng mua bán thép với B
(doanh nghiệp Thái Lan). Xét các trường hợp Công ước viên 1980 về mua bán hang
hóa quốc tế có thể điều chỉnh hợp đồng này, biết rằng Thái Lan chưa phải thành viên
của Công ước này.
TRẢ LỜI:
Để xét trường hợp này, cần xác định 2 yếu tố: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế và đối tượng của hợp đồng mua bán hàng háo quốc tế
1.Về chủ thể của HĐMBHH quốc tế
A: Doanh nghiệp Việt Nam
B: Doanh nghiệp Thái Lan
Áp dụng khoản 1 Điều 1 Công ước viên 1980:
“ Công ước này áp dụng cho các HĐMBHH giữa các bên có trụ sở thương mại tại
các quốc gia khác nhau:
A/ Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước
B/ Khi theo các quy phạm tư pháp quốc tế thì luật áp dụng là luật của 1 quốc gia
thành viên của Công ước”
Ta có thể chia thành 2 trường hợp:
-Trong trường hợp một trong hai nước đã là thành viên của Công ước viên, Thái Lan
chưa phải là thành viên của Công ước thì không thể áp dụng Công ước theo điểm a
khoản 1 Điều 1 cho các HĐMBHH quốc tế. Nhưng vì Việt Nam là thành viên của
Công ước nên vẫn được áp dụng Công ước này để giải quyết tranh chấp.
- Trong trường hợp cả hai nước đều chưa là thành vien cảu Công ước viên, vẫn có
thể áp dụng công ước này khi các bên trong HĐ lựa chọn Công ước này là luật áp
dụng cho HĐ của mình.
2.Về đối tượng của HĐMBHH quốc tế
Áp dụng Điều 2 và khoản 1 Điều 3 của Công ước viên 1980, trong đó chỉ ra những
hàng hóa trong trường hợp bị loại trừ không được coi là đối tượng của HĐMBHH
quốc tế:
“Ðiều 2:
Công ước này không áp dụng vào việc mua bán:
a. Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán,
vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không
biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.
b. Bán đấu giá.
c. Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.
d. Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.
e. Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.
f. Ðiện năng.
Ðiều 3:
1. Ðược coi là hợp đồng mua bán các hợp đồng cung cấp hàng hóa sẽ chế tạo hay
sản xuất, nếu bên đặt hàng không có nghĩa vụ cung cấp phần lớn các nguyên liệu
cần thiết cho việc chế tạo hay sản xuất hàng hóa đó.”
 Trong trường hợp này, hàng hóa ở đây là thép ( không rơi vào những hàng hóa
loại trừ trong Điều 2 và khoản 1 Điều 3 của Công ước viên) nên được xác định là
đối tượng của HĐMBHH quốc tế.

BÀI TẬP CHƯƠNG 8


BÀI TẬP 2: Công ty TNHH A của Hàn Quốc ký kết hợp đồng với công ty cổ
phần của Việt Nam để bán 100 màn hình LCD Samsung. Hai bên thống nhất A sẽ
giao hàng cho B theo điều kiện CIF Hải Phòng Incoterms 2010. Tranh chấp xảy ra
khi B không tiến hành nhận hàng của A. Việc B không nhận hàng dẫn đến thiệt hại
cho A trong việc trả chi phí dỡ hàng và lưu hàng tại cảng. Về phần mình B cho
rằng A không giao đủ chứng từ hàng cho B nên đã không nhận hàng. Ngoài ra,
theo B, có một số màn hình LCD đã bị vỡ do quá trình vận chuyển. Hỏi:
a, B có vi phậm nghĩa vụ của mình không? Căn cứ pháp lý.
b, A có vi phậm nghĩa vụ của mình không? Căn cứ pháp lý.
c, A có phải chịu trách nhiệm về số màn hình LCD bị vỡ không? Tại sao?
TRẢ LỜI:
A(HQ) bán cho B(VN) 100 màn hình LCD Samsung. A và B thống nhất ký kết
theo CIF Hải Phòng Incoterms 2010. B không nhận hàng A chuyển đến gây thiệt
hại cho A về chi phí dỡ hàng và lưu hàng tại cảng. B cho rằng A không giao đủ
chứng từ hàng cho B do đó B không nhận hàng. Và theo B thì có một số hàng bị vỡ
do vận chuyển.
Theo CIF Incoterms 2010 (https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-dan-su/dieu-kien-
giao-hang-cif.aspx)
Đây là hoạt động quốc tế vì:
+ Tính thương mại: -Công ty A của Hàn Quốc là thương nhân nước ngoài
-Công ty B là của Việt Nam là thương nhân
Hợp đồng ký kết giữa 2 thương nhân là hoạt động thương mại
+ Tính quốc tế: Điều 663 BLDS 2015 công ty A của Hàn Quốc là thương nhân
nước ngoài có tổ chức là nước ngoài => tính quốc tế
a) B vi phạm nghĩa vụ
Nghĩa vụ của B trong TH này là nghĩa vụ nhận hàng . Tuy nhiên
” B cho rằng A không giao đủ chứng từ hàng cho B nên B không nhận
hàng”. Trong trường hợp A không giao đủ chứng từ cho B thì theo điều 47
CUV 1980, B có thể cho A một thời hạn hợp lý để thực hiện nghĩa vụ hoặc
B đã cho A thời hạn nhưng A không thực hiện nghĩa vụ giao đủ chứng từ thì
theo điều b khoản 2 điều 49 CUV, B phải tuyên bố hủy hợp đồng:
- Trong một thời hạn hợp lý kể từ khi B biết về sự vi phạm của A hoặc sau
khi thời hạn mà B gia hạn cho A kết thúc
- Trong thời hạn bổ sung/ thời hạn hợp lý đó B vẫn phải nhận hàng từ A
=> B không nhận hàng là B vi phạm nghĩa vụ

b) A vi phạm nghĩa vụ của mình vì:


A bắt buộc phải giao cho B toàn bộ chứng từ bắt buộc. Mà trong bản hợp
đồng giữa hai bên không có những thỏa thuận về chứng từ khác nên A
không giao đủ chứng từ là không hoàn thành được nghĩa vụ của bên bán đối
với bên mua.Vì vậy A sẽ trả chi phí dỡ hàng và lưu hàng tại cảng .( theo A6
phân chia chi phí hao tổn)
c) A không phải chịu trách nhiệm với số màn hình LCD đã bị vỡ do:
Theo Khoản A5(Chuyển rủi ro): Người bán phải mọi rủi ro về mất mát hư
hại hàng hóa cho đến khi hàng hóa qua lan can của tàu gửi hàng ,hàng hóa
được giao và đặt hàng lên tàu – theo điều A5 Chuyển rủi ro. Mà theo B thì
hàng hóa do bên vận chuyển nên khi A(người bán) giao hàng qua lan can
của tàu để vận chuyển hàng hóa qua bên B thì mọi rủi ro về hàng hóa phải
chịu đã được chuyển sang cho bên B(người mua). Khi đó mọi mất mát, hư
hại và hỏng hóc về hàng hóa bên A sẽ không còn phải chịu trách nhiệm nữa
mà lúc này sẽ do bên B chịu trách nhiệm.
BÀI TẬP 3: Công ty B (Việt Nam) ký kết hợp đồng với công ty A (Nhật Bản) để
xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB. Các bên thỏa thuận thanh toán theo hình
thức L/C. Tranh chấp xảy ra khi công ty B không thể nhận được thanh toán của
bên A, do hóa đơn thương mại và bộ chứng từ thanh toán không khớp nhau về việc
mô tả hàng hóa. Ngoài ra, B còn yêu cầu A thanh toán chi phí liên quan đến vận
chuyển và bảo hiểm hàng hóa nhưng A không thanh toán. Hỏi:
a, Tranh chấp này sẽ được điều chỉnh bởi luật nào?
b, A có phải thanh toán các chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa cho B
không? Căn cứ pháp lý.

TRẢ LỜI:

a) - Về phần tranh chấp xảy ra khi công ty B không thể nhận được thanh toán của
bên A do hoá đơn thương mại và bộ chứng từ thanh toán không khớp nhau về việc
mô tả hàng hoá.
Hai bên thỏa thuận thanh toán theo hình thức L/C và không có thỏa thuận lựa chọn
nguồn luật điều chỉnh.
Trường hợp tranh chấp này sẽ được điều chỉnh bởi Quy tắc và thực hành thống
nhất tín dụng chứng từ(UCP 600):
“Theo khoản c điều 18 UCP 600:
c) Mô tả hàng hoá, dịch vụ hoặc thực hiện trong hoá đơn thương mại phải phù hợp
với mô tả hàng hoá trong tín dụng.”
Về mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại: Việc mô tả hàng hóa trên hóa đơn
thương mại cũng được các ngân hàng kiểm tra kỹ lưỡng. Như đã phân tích ở trên,
UCP 600 quy định, việc mô tả hàng hóa trong trong hóa đơn thương mại phải phù
hợp với mô tả trong L/C. Bằng việc mô tả chính xác hàng hóa như được nêu trong
L/C, người bán xác nhận rằng, hàng hóa đã được gửi đi đúng theo thỏa thuận trong
hợp đồng. Chỉ cần một khác biệt nhỏ giữa mô tả hàng hóa trong hoá đơn thương
mại và mô tả hàng hóa trong L/C cũng có thể khiến cho ngân hàng từ chối thanh
toán và là nguyên nhân gây ra tranh chấp.
- Về tranh chấp do B yêu cầu A thanh toán chi phí liên quan đến vận chuyển và
bảo hiểm hàng hoá nhưng A không thanh toán:
Công ty B xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB. Trong trường hợp tranh chấp này
sẽ được điều chỉnh bởi Incoterms 2010:
Trong điều kiện FOB của Incoterms 2010 có quy định:
“B: Nghĩa vụ của người mua:
B6: Phân chia chi phí:
Người mua phải:
c, Nếu có quy định, trả tất cả các thứ thuế, lệ phí khác cũng như các chi phí làm thủ
tục hải quan phải nộp khi nhập khẩu hàng hoá và chi phí vận tải qua nước khác.”

b) A phải thanh toán các chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hoá cho B
Vì trong điều kiện FOB trong Incoterms 2010 thì:
“B: Nghĩa vụ của người mua
B6: Phân chia chi phí
Người mua phải
c) Nếu có quy định, trả tất cả thứ thuế, lệ phí khác cũng như các chi phí làm thủ tục
hải quan phải nộp khi nhập khẩu hàng hoá và chi phí vận tải qua nước khác.”
=>>Nghĩa vụ của người mua là A về phần cước phí, người mua phải trả cước phí
vận chuyển hàng hoá kể từ thời điểm hàng hoá được giao qua lan can tàu. Các chi
phí người mua phải trả để vận chuyển hàng hoá tới đích đến cuối cùng bao gồm:
cước tàu, bảo hiểm( nếu có), thuế và các loại thu thuế phát sinh. Vì vậy A phải
thanh toán chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hoá cho bên B.

BÀI TẬP CHƯƠNG 9


BÀI TẬP 1: Công ty cổ phần X (có trụ sở tại Hà Nội) chuyên cung cấp mặt hàng
phôi thép cho công ty TNHH Y có vốn đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài (có trụ
sở tại Hải Phòng). Tranh chấp xảy ra khi công ty Y không thực hiện đúng nghĩa vụ
thanh toán tiền hàng cho công ty X. Sau nhiều lần yêu cầu không có kết quả. Công
ty X đã kiện công ty Y ra trọng tài nước ngoài. Hỏi:
1. Tranh chấp này có được coi là tranh chấp có yếu tố nước ngoài không? Căn cứ
pháp lý?
2. Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này không? Căn cứ
pháp lý?
3. Giả sử, Y không muốn đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết mà kiện X ra Tòa án
thành phố Hải Phòng, tòa án này có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này không?
TRẢ LỜI:
1. Tranh chấp này có được coi là tranh chấp có yếu tố nước ngoài không? Căn
cứ pháp lý?
Tranh chấp này không được coi là tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
 Căn cứ pháp lý:
- Theo Điều 3, Khoản 4, Luật trọng tài thương mại 2010 quy định:
“Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại,
quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự”
Như vậy, tranh chấp được coi là tranh chấp có yếu tố nước ngoài phải thỏa mãn 2
điều kiện:
 Tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại:

- Theo Khoản 1, Điều 3, Luật thương mại 2005 quy định:


“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đich sinh lợi, bao gồm mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác”
Ở đây CTCP X và công ty TNHH Y là 2 thương nhân đã thực hiện hoạt động mua
bán hàng hóa (phôi thép) và mục đích X và Y hướng tới đều là lợi nhuận. Đây là
quan hệ có tính thương mại hay nói cách khác tranh chấp trên được phát sinh trong
quan hệ thương mại (mua bán hàng hóa).
 Tranh chấp có yếu tố nước ngoài (tính quốc tế):

- Theo Khoản 2, Điều 663, Bộ luật dân sự 2015 quy định:


“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường
hợp sau:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác
lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối
tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”
- Theo Khoản 4, Điều 16, Luật thương mại 2005 quy định:
“Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập
tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.”
Như vậy, CTCP X (trụ sở tại Hà Nội) là pháp nhân Việt Nam, công ty TNHH Y có
100% vốn đầu tư nước ngoài (trụ sở Hải Phòng) được thành lập theo pháp luật Việt
Nam thì đây là quan hệ mua bán hàng hóa giữa 2 thương nhân Việt Nam.
Mặt khác, hàng hóa (phôi thép) không có sự chuyển giao qua biên giới theo Khoản
1, Điều 27, Luật thương mại 2005 quy định về mua bán hàng hóa quốc tế như sau:
“Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu,
tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”
=> Quan hệ mua bán hàng hóa này không có yếu tố nước ngoài.
Vậy nên tranh chấp giữa X và Y không phải là tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

2. Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này không? Căn
cứ pháp lý?
 Căn cứ pháp lý:
- Theo Khoản 1, Điều 14, Luật trọng tài thương mại 2010:
“Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng luật
Việt Nam để giải quyết tranh chấp”.
- Khoản 1 Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010 về thẩm quyền giải quyết
các tranh chấp của Trọng tài:
“ Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại”
Ở đây CTCP X và Công ty TNHH Y là 2 thương nhân đã thực hiện hoạt động
mua bán hàng hóa (phôi thép) và mục đích CT X và CT Y hướng tới đều là lợi
nhuận. Đây là quan hệ có tính thương mại hay nói cách khác tranh chấp trên được
phát sinh trong quan hệ thương mại (mua bán hàng hóa).
- Khoản 11 Điều 3 Luật trọng tài thương mại quy định:
“Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật
trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh
chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam”
Như vậy , trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này nếu công
ty X và công ty Y có thỏa thuận lựa chọn trọng tài nước ngoài giải quyết tranh
chấp xảy ra (thỏa thuận này có thể lập trước hoặc sau tranh chấp theo hình thức
luật định).
3. Giả sử, Y không muốn đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết mà kiện X ra
Tòa án thành phố Hải Phòng, tòa án này có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
này không?
 Trường hợp 1: Hai bên đã có thỏa thuận trọng tài (thỏa thuận hợp pháp và
thực hiện được)
Theo quy định tại Điều 6 Luật trọng tài 2010 quy đinh về việc Tòa án từ chối thụ lý
trong trường hợp có thỏa thuận trọng tài:
“Trong trường hợp các bên tranh chấp có đã thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi
kiện tại Tòa thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô
hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được”
Do vậy, trong trường hợp này nếu X đã kiện Y ra trọng tài nước ngoài như đúng
trong thỏa thuận thì Y sẽ không được phép kiện X ra Tòa án. Trong trường hợp này
Tòa án thành phố Hải Phòng sẽ không có thẩm quyền giải quyết.
 Trường hợp 2: Hai bên không có thỏa thuận trọng tài
Theo Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những tranh chấp trong kinh
doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
“Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức
có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận”
Như vậy , tranh chấp giữa hai X và Y về việc không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh
toàn tiền hàng là tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án giải quyết.

BÀI TẬP 4: A là thương nhân Việt Nam có trụ sở tại quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội cùng B, thương nhân có quốc tịch Trung Quốc xác lập hợp đồng mua bán nông
sản từ Việt Nam sang Trung Quốc. Tranh chấp xảy ra khi B không nhận hàng nông
sản do A chuyển sang. Sau nhiều lần thương lượng mà không đi đến phương án giải
quyết tranh chấp, hai bên thong nhất đưa tranh chấp ra trọng tài, do các bên thành
lập, để giải quyết. Hỏi
1. Phán quyết của trọng tài này là phán quyết của trọng tài nước ngoài hay trọng tài
trong nước theo quy định của pháp luật Việt Nam?
2. Để phán quyết của trọng tài được bảo đảm thi hành, bên có quyền lợi có phải làm
thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết tại Việt Nam không?
3. Nếu các bên không muốn đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết, mà đưa ra tòa án
Việt Nam. Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết trong các trường hợp nào?

TRẢ LỜI:
1. Phán quyết của trọng tài này là phán quyết của trọng tài nước ngoài hay
trọng tài trong nước theo quy định của pháp luật Việt Nam?
- Hoạt động mua bán giữa A và B là hoạt động thương mại. Căn cứ vào:
+ Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định:
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lời khác”.
Trường hợp này A và B đều là thương nhân và thực hiện hợp đồng mua bán nông
sản từ Việt Nam sang Trung Quốc và mục đích của hợp đồng này nhằm mục đích
sinh lời.
+ Khoản 1 Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp của trọng tài trong đó có trường hợp: “Tranh chấp giữa các bên
phát sinh từ hoạt động thương mại”. Như đã nói ở trên hoạt động mua bán nông sản
giữa A và B là hoạt động thương mại nên tranh chấp giữa A và B là tranh chấp phát
sinh từ hoạt động thương mại. Do đó trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
giữa A và B.
+ Mặt khác, khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về điều kiện
giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau: “Tranh chấp được giải quyết bằng
trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập
trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”.
=> Xét thấy trong tình huống trên, A và B đã thống nhất đưa tranh chấp ra trọng tài
sau khi tranh chấp xảy ra, kết hợp với việc trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp giữa A và B. Vậy nên tranh chấp giữa A và B sẽ do trọng tài giải quyết.
- Theo khoản 12 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “Phán quyết của
trọng tài nước ngoài là phán quyết do trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ
Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa
thuận lựa chọn”
Như vậy để xét phán quyết của trọng tài trong tình huống trên là phán quyết của
trọng tài nước ngoài hay trọng tài trong nước ta phải xác định được trọng tài đưa ra
phán quyết ở tình huống trên là trọng tài nước ngoài hay trọng tài trong nước. Theo
đề bài ra không nói rõ về việc hai bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại trọng tài
nước ngoài hay trọng tài Việt Nam vậy nên ta sẽ xét 2 trường hợp.
+ Trường hợp 1: Nếu hai bên thỏa thuận lựa chọn trọng tài Việt Nam để giải quyết
tranh chấp. Vậy, phán quyết của trọng tài sẽ là phán quyết của trọng tài Việt Nam.
+ Trường hợp 2: Nếu hai bên thỏa thuận lựa chọn trọng tài nước ngoài để giải quyết
tranh chấp. Vậy, phán quyết của trọng tài sẽ là phán quyết của trọng tài nước ngoài.
2. Để phán quyết của trọng tài được bảo đảm thi hành, bên có quyền lợi có phải
làm thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết tại Việt Nam không?
- Trường hợp 1: Phán quyết của trọng tài Việt Nam: Nếu không bị hủy theo các
trường hợp quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì phán quyết của
trọng tài Việt Nam có hiệu lực thi hành ngay đối với các bên. Các bên có nghĩa vụ
thi hành phán quyết trong thời gian nhất định.
Theo Khoản 1 Điều 66 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về quyền yêu cầu
thi hành phán quyết trọng tài như sau: “Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài
mà bên phải thi thành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu
hủy phán quyết trọng tại theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành
phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm
quyền thi hành phán quyết trọng tài”.
=> Trường hợp này chỉ phải làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi
hành phán quyết trọng tài chứ không cần làm thủ tục công nhận và cho thi hành bản
án tại Việt Nam.
- Trường hợp 2: Phán quyết của trọng tài nước ngoài: Đối với phán quyết của trọng
tài nước ngoài, để có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cưỡng chế
thi hành với bên có nghĩa vụ, thì cần có thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết
tại Việt Nam.
=> Do vậy, cần phải tiến hành thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của
trọng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại chương XXXV và chương XXXVII
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
3. Nếu các bên không muốn đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết, mà đưa ra
tòa án Việt Nam. Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết trong các trường
hợp nào?
Trong trường hợp này hai bên thống nhất đưa tranh chấp ra trọng tài thương mại.
Theo khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010: “Tranh chấp được giải quyết
bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được
lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”. Trường hợp này thỏa thuận trọng tài được
lập sau khi A và B xảy ra tranh chấp.
Tuy nhiên sau đó các bên lại không muốn đưa tranh chấp ra trọng tài mà ra Tòa án
Việt Nam. Căn cứ Điều 6, Luật trọng tài thương mại 2010 “Trong trường hợp hai
bên có tranh chấp thương mại đã có thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng hoặc khi có
tranh chấp xảy ra, mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Toà án phải từ chối thụ lý,
trừ trường hợp thoả thuận trọng tài đó vô hiệu hoặc không thể thực hiện được”.
 Trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu
Căn cứ Điều 18, Luật Trọng tài thương mại 2010, và Điều 3 Nghị quyết 01/2014/NQ-
HĐTP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại, thoả thuận
trọng tài bị vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực Trọng tài không có thẩm quyền giải
quyết theo quy định tại Điều 2 của Luật Trọng tài thương mại 2010 về thẩm
quyền của trọng tài thương mại;
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền tức là người xác lập
thỏa thuận trọng tài không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không
phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp
nhưng việc xác lập thỏa thuận trọng tài vượt quá phạm vi được ủy quyền. Về
nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa
thuận trọng tài đó mặc nhiên vô hiệu, tuy nhiên trong trường hợp thỏa thuận
trọng tài dù được người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình
xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người
có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà
không phản đối sự xác lập không có thẩm quyền đó thì thỏa thuận trọng tài sẽ
không vô hiệu.
- Trong trường hợp người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành
vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự bao gồm các trường hợp như:
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự thì thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
- Hình thức của thoả thuận trọng tài không đúng với quy định tại Điều 16 của
Luật Trọng tài thương mại
- Một trong các bên trong khi xác lập thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, đe doạ,
cưỡng ép và phải có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu. Các
trường hợp bị lừa dối đe dọa cưỡng ép theo quy định của Bộ Luật dân sự;
- Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật

 Trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được
Căn cứ Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật trọng tài thương mại, thoả thuận trọng tài bị coi là không thể thực hiện được
trong các trường hợp:
- Trung tâm trọng tài nơi các bên thoả thuận giải quyết tranh chấp đã chấm dứt
hoạt động mà không có tổ chức kế thừa và các bên không có thoả thuận thay
thế trung tâm trọng tài khác;
- Trọng tài viên trọng tài vụ việc mà các bên thoả thuận lựa chọn từ chối tham
gia giải quyết hoặc Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và
các bên không có thoả thuận thay thế;
- Trọng tài viên trọng tài vụ việc mà các bên đã có thoả thuận lựa chọn giải
quyết tranh chấp không thể tham gia giải quyết tranh chấp thương mại vì sự
kiện bất khả kháng hoặc các trở ngại khách quan khác; hoặc Toà án không thể
tìm được Trọng tài viên đáp ứng yêu cầu của các bên và các bên không có
thoả thuận thay thế;
- Điều lệ trung tâm trọng tài các bên chọn không cho phép về việc lựa chọn Quy
tắc tố tụng trọng tài thay thế nhưng nhưng các bên lại thỏa thuận áp dụng Quy
tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác;
- Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa
thuận trọng tài nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý
lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp.
Như vậy, tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa A và B
trong trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu (Theo Điều 18 Luật Trọng tài thương
mại 2010) hoặc trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.

BÀI TẬP 5: A là giám đốc công ty TNHH X (có trụ sở tại Hà Nội, Việt Nam) cùng
trường đại học Y (tại Malina, Philipin) cùng nhau kí kết hợp đồng cung cấp dịch vụ
đào tạo qua biên giới từ Philippin sang Việt Nam. Hợp đồng có điều khoản lựa chọn
luật áp dụng đối với quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng là luật Philipin
mà không có thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp. Hỏi:
1. Các thỏa thuận này của các bên có hợp pháp không?
2. Khi tranh chấp phát sinh, nếu A kiện B ra Tòa án Việt Nam, Tòa án Việt Nam
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này không?
3. Nếu B kiện A ra Tòa án Philippine sau khi A kiện B ra tòa án Việt nam, tòa án
nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp?
4. Toàn án Philippin có được công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam không?

TRẢ LỜI:
Xác định tính thương mại quốc tế
- Tính thương mại:
Chủ thể: A là thương nhân (giám đốc công ty TNHH X), (Theo điều 6 Luật Thương
mại 2005).
Mục đích: Sinh lợi (Cung cấp dịch vụ đào tạo qua biên giới từ Philippnie sang Việt
Nam).
- Tính quốc tế:
Theo Điều 663 Bộ Luật Dân sự 2015
Chủ thể: B là người nước ngoài (Trường ĐH Y tại Manila, Philippine).
Đối tượng: Dịch vụ đào tạo qua biên giới từ Philippine sang Việt Nam.
Sự kiện pháp lý: Ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ đào tạo qua biên giới từ
Philippnie sang Việt Nam
1. Các thỏa thuận này của các bên có hợp pháp không?
Thỏa thuận của các bên là hợp pháp vì các bên có quyền thỏa thuận các điều khoản
trong hợp đồng (bao gồm thỏa thuận hoặc không thỏa thuận về cơ quan giải quyết
tranh chấp). Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật Philipine vi phạm các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam hoặc nội dung pháp luật Philipine không giải quyết
được thì sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để điều chỉnh quan hệ giữa công ty TNHH
X và Trường Đại Học Y.
2. Khi tranh chấp phát sinh, nếu A kiện B ra Tòa án Việt Nam, Tòa án Việt
Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này không?

Khi tranh chấp phát sinh, nếu A kiện B ra Tòa án Việt Nam thì Tòa án Việt Nam có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Theo Điểm đ, khoản 1, Điều 469 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: Vụ việc
về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam,
đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ VN hoặc công việc được thực hiện
trên lãnh thổ Việt Nam
Vì vậy, tranh chấp này có thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp do 2 bên không
có thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp.
3. Nếu B kiện A ra Tòa án Philippine sau khi A kiện B ra tòa án Việt nam, tòa
án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp?

Nếu B kiện A ra Tòa Án Philippine sau khi A kiện B ra Tòa án VN thì tòa án VN có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp do A là người đâm đơn kiện trước nên A có quyền
lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp.
Căn cứ pháp lý: Điều 471 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết
theo quy định về thẩm quyền của Bộ luật này thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải
quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ
của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền
của Tòa án khác của VN hoặc của Tòa án nước ngoài
4. Toàn án Philippin có được công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam không?
Bản án của Tòa án Philippine được công nhận và cho thi hành tại VN.
Theo Điểm a, khoản 1 Điều 423 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:
“Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án
nước ngoài được quy định tại điều ước quốc tế mà nước đó và Việt Nam là thành
viên.”
Như vậy, nếu bản án trong trường hợp này được quy định tại điều ước quốc tế mà
Việt Nam và Philippine là thành viên thì bản án đó được công nhận và thi hành tại
Việt Nam.

You might also like