You are on page 1of 94

Chuyên đề 1:

TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS, CHUỖI


CUNG ỨNG VÀ
CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

GS.TS.ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN


Nội dung nghiên cứu: LOGO

Logistics
Chuỗi cung ứng

Your company slogan


Chuyên đề 1 (P2)

CHUỖI CUNG ỨNG


Nội dung nghiên cứu:

 Tổng quan về chuỗi cung ứng


 Tầm quan trọng và lợi ích của chuỗi cung ứng và
quản trị chuỗi cung ứng
 Tiêu chuẩn để xây dựng và tham gia các chuỗi
cung ứng
 Xu hướng phát triển của các chuỗi cung ứng
 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển các chuỗi
cung ứng ở một số quốc gia và tập đoàn trên thế
giới.
Tài liệu tham khảo
 F. Robert Jacob & Richard B. Chase, Quản
trị vận hành & chuỗi cung ứng (Operation
and Supply Chain Management), bản dịch
2015
 Michael Hugos, Tinh hoa quản trị chuỗi
cung ứng (Essentials of Supply Chain
Management), bản dịch 2010
 Simchi-Levi, Kaminsky, Simchi-Levi,
Designing and Managing the Supply
Chain: Concepts, Strategies and Case
Studies
Sự cần thiết phải nghiên cứu về CCU

Trong điều kiện toàn cầu hóa và nền kinh tế số,


chuỗi cung ứng (CCU) ngày càng khảng định
vai trò trọng yếu của mình: là công cụ quan
trọng giúp nền kinh tế phát triển bền vững và
hiệu quả; Đối với doanh nghiệp, quản trị chuỗi
cung ứng là một trong những vũ khí sắc bén
giúp nâng cao khả năng cạnh tranh => xây
dựng các CCU nội địa và tham gia vào các
CCU toàn cầu là một tất yếu khách quan.
Sự cần thiết phải nghiên cứu…

Đối với đa số doanh nghiệp Việt Nam chuỗi


cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng còn là vấn
đề khá mới mẻ, các DN chưa hiểu biết đầy đủ về
CCU => còn rất lúng túng khi triển khai áp dụng
để xây dựng, cải tiến các chuỗi cung ứng của
mình và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để gia
nhập chuỗi cung ứng toàn cầu => Cần thiết
phải nghiên cứu về CCU !
Theo Thomas Fredman,

 “Chuỗi cung ứng là một yếu tố chủ yếu làm


phẳng thế giới”.
 “Chuỗi cung ứng chính là nghệ thuật và
khoa học của sự cộng tác để tạo ra giá trị”

(Thế giới Phẳng: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21)
 Là người tiêu dùng, theo Thomas Friedman thì
“chúng ta sẽ rất thích các chuỗi cung ứng bởi
chúng đem lại cho ta đủ loại hàng hóa từ giày
chơi quần vợt đến máy tính xách tay với giá
ngày càng hạ và được sản xuất ngày càng phù
hợp với yêu cầu của ta”.
 Còn nếu là người sản xuất và bán lẻ thì chuỗi
cung ứng là sân chơi mới thách thức trí tưởng
tượng và tinh thần sáng tạo.
 Với bản chất là nghệ thuật và khoa học của sự
hợp tác giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất,
người phân phối và giữa các bộ phận trong từng
doanh nghiệp, nhằm làm ra sản phẩm phục vụ
người tiêu dùng, chuỗi cung ứng đã sinh ra và tồn
tại, phát triển trong các doanh nghiệp từ rất lâu,
nhưng thuật ngữ “chuỗi cung ứng” (supply chain)
mới chỉ xuất hiện và được sử dụng từ vài thập
niên gần đây.
 Khái niệm “chuỗi cung ứng” xuất hiện vào cuối
thập niên 80 của thế kỷ 20 và ngày càng được phổ
biến rộng rãi.
CHUỖI CUNG ỨNG (CCU)
Các thuật ngữ Supply Chain và Supply Chain
Management (SCM) đang trở thành “mốt thời thượng”
trong các hoạt động kinh doanh hiện đại, nhưng vẫn còn khá
mới mẻ đối với phần lớn các công ty Việt Nam. Người ta bàn
về thiết lập các chuỗi cung ứng (CCU), các giải pháp SCM,
các bộ phần mềm SCM,... nhưng vẫn băn khoăn tự hỏi:
Thực chất CCU là gì? SCM là gì ? Ứng dụng SCM ra sao?...
SCM là
SC là gì? gì?
Một số khái niệm CCU
Theo Ganeshan và Harrison (1995), “chuỗi cung
ứng là mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân
phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên
vật liệu, chuyển những nguyên vật liệu này thành
bán thành phẩm và thành phẩm, rồi phân phối
chúng đến khách hàng”.
Theo Lambert, Stock và Elleam (1998), “Chuỗi
cung ứng là sự kết hợp giữa các doanh nghiệp
nhằm đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường”.

9/15/2019
Một số khái niệm CCU

Theo Chopra Sunil và Peter Meindl (2001), “Chuỗi


cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan,
trực tiếp hoặc gián tiếp, đến việc đáp ứng yêu cầu
của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao
gồm nhà sản xuất và người cung cấp, mà còn có
cả các nhà vận chuyển, kho bãi, người bán lẻ và
bản thân khách hàng...”.

9/15/2019
Một số khái niệm CCU
• Theo Chou và Keng-Li (2001), chuỗi cung ứng là
mạng lưới toàn cầu nhằm phân phối sản phẩm và
dịch vụ từ nguyên liệu ban đầu đến người tiêu dùng
cuối cùng thông qua dòng chảy thông tin, phân phối
và mua sắm đã được thiết lập.
• Theo từ điển Supply chain & Logistics, chuỗi cung
ứng là chuỗi liên kết các công đoạn từ khâu cung
cấp các nguyên vật liệu thô chưa qua xử lý đến khâu
sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, chuỗi
cung ứng cũng kết nối nhiều công ty lại với nhau
(nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng).

9/15/2019
Một số khái niệm CCU
• Còn Christopher (2005) lại cho rằng chuỗi cung
ứng là mạng lưới của những tổ chức liên quan đến
những mối liên kết theo dòng chảy ngược và xuôi
của những quá trình và những hoạt động khác nhau
nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm và dịch vụ
cho khách hàng.

9/15/2019
Một số khái niệm CCU
• Theo GS Souviron (2007), “Chuỗi cung ứng là một
mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông
qua các mối liên kết ở cả thượng nguồn và hạ
nguồn chuỗi, trong các quá trình và hoạt động
khác nhau, sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản
phẩm, dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối cùng.
Việc sắp xếp năng lực của các thành viên trong
chuỗi cung ứng ở cả thượng nguồn và hạ nguồn
chuỗi nhằm mục đích tạo ra giá trị lớn hơn cho
người sử dụng, với chi phí thấp hơn cho toàn bộ
chuỗi cung ứng”.

9/15/2019
Một số khái niệm CCU

• Theo Hội đồng Tổ chức chuỗi cung ứng (2010),


chuỗi cung ứng bao gồm mọi nỗ lực liên quan
đến việc sản xuất, phân phối một sản phẩm hoặc
dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu
tiên đến khách hàng cuối cùng.

9/15/2019
Chuỗi cung ứng
Theo David Blanchard, chuỗi cung ứng là chuỗi
tất cả các hoạt động liên quan đến vòng đời một
sản phẩm từ lúc ra đời đến khi kết thúc.
Chuỗi cung ứng cũng có thể được định nghĩa là
các hoạt động từ nhà cung cấp đầu tiên đến
khách hàng cuối cùng.
Chuỗi cung ứng là một tổng thể giữa nhiều nhà cung ứng và
khách hàng được kết nối với nhau; trong đó, mỗi khách hàng, đến
lượt mình lại là nhà cung ứng cho tổ chức tiếp theo cho đến khi
thành phẩm tới được tay người tiêu dùng.
Nói một cách khác, có thể xem
chuỗi cung ứng là một mạng
lưới bao gồm những đơn vị,
công đoạn có liên quan với nhau
trong việc khai thác tài nguyên
nhằm sản xuất ra sản phẩm
phục vụ cho người tiêu dùng, kể
cả các công đoạn trung gian như
vận tải, kho bãi, bán buôn, bán
lẻ và bản thân khách hàng. Bản
thân mỗi doanh nghiệp cũng là
một chuỗi cung ứng nội bộ thu
nhỏ bao gồm các bộ phận sản
xuất, các bộ phận chức năng có
liên quan đến thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng như tài chính,
công nghệ thông tin, phát triển
sản phẩm mới, tiếp thị, bán
hàng, phân phối, và dịch vụ
khách hàng.
CHUỖI CUNG ỨNG
Dòng vật liệu là dòng dịch chuyển từ nhà
cung cấp đến nhà bán lẻ trong đó nguyên vật
liêu được chuyển đổi thành sản phẩm và sau
đó chuyển đến khách hàng.

Dòng thông tin bao gồm dữ


liệu đựơc lưu trữ và truy xuất
mỗi khi trạng thái hệ thống thay
đổi. Ví dụ như mỗi lần khách
hàng đặt hàng, thông tin được
khởi tạo và lưu trữ trong bảng
"Customer Order".

Dòng tiền bao gồm dòng chi phí


sản xuất, chi phí tồn kho, WIP,..
Theo chúng tôi,

Chuỗi cung ứng là nghệ thuật và khoa học của


sự hợp tác nhằm đem lại những sản phẩm/dịch
vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Nói một cách
cụ thể hơn, chuỗi cung ứng là mạng lưới các tổ
chức tham gia vào dòng vận động của các yếu
tố đầu vào và thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên
đến người tiêu dùng cuối cùng và các hoạt động
của những tổ chức đó.
(Tiếp)

Trong chuỗi cung ứng, hoạt động logistics của mỗi


mắt xích (mỗi đơn vị) là quá trình hoạch định, triển
khai và kiểm tra kiểm soát một cách có hiệu lực và
hiệu quả dòng hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên
quan từ điểm đầu vào của mắt xích này đến đầu
vào của mắt xích kế tiếp, nhằm mục đích đáp ứng
các chuẩn mực, yêu cầu của mắt xích kế tiếp và
của toàn chuỗi. Do vậy, chuỗi cung ứng là chuỗi
của các hoạt động logistics – hoạt động tối ưu hóa,
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của chuỗi và
các doanh nghiệp trong chuỗi.
(Tiếp)

Đến lượt mình, mỗi doanh nghiệp trong


chuỗi lại là một chuỗi cung ứng nội bộ thu
nhỏ, bao gồm: các bộ phận sản xuất và các
bộ phận chức năng (tài chính, công nghệ
thông tin, phát triển sản phẩm mới, tiếp thị,
bán hàng, phân phối và dịch vụ khách
hàng) liên quan đến thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng.
Chuỗi cung ứng toàn cầu

Các chuỗi cung ứng toàn cầu là những chuỗi trải


rộng trên thế giới, không phân biệt quốc gia,
châu lục,
Ngày nay, cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia
đang dần được thay thế bằng cuộc cạnh tranh
giữa các chuỗi cung ứng, chính vì vậy, chúng ta
cần thay đổi tư duy từ tự sản xuất sản phẩm hoàn
chỉnh sang hướng tham gia vào chuỗi cung ứng
toàn cầu từ những công đoạn, chi tiết giản đơn
nhưng đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý.
Quản trị vận hành và chuỗi cung ứng
Theo F.Robert Jacobs & Richard B.Chase,
Quản trị vận hành và chuỗi cung ứng
(OSCM) được định nghĩa là tổ hợp các hoạt
động thiết kế, vận hành và cải tiến các hệ
thống giúp sản xuất và phân phối các sản
phẩm và dịch vụ chủ đạo của công ty...
Trọng tâm của OSCM là quản trị toàn bộ hệ
thống liên quan đến hoạt động sản xuất và
phân phối sản phẩm.
CPTPP và CCU
 Chuỗi cung ứng là một mạng lưới xuyên
biên giới của các doanh nghiệp hoạt động
cùng nhau như một hệ thống tích hợp phục
vụ cho việc thiết kế, phát triển, sản xuất,
mua bán, phân phối, vận chuyển và cung
cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách
hàng (Điều 22.1: Các định nghĩa)
Điều 22.3: Chuỗi cung ứng (CPTPP)
1. Ủy ban sẽ tìm hiểu cách thức thực hiện Hiệp định này để
thúc đẩy sự phát triển và sự tăng cường các chuỗi cung
ứng để tích hợp sản xuất, tạo thuận lợi cho thương mại và
giảm chi phí kinh doanh trong khu vực thương mại tự do.
2. Ủy ban sẽ phát triển các kiến nghị và thúc đẩy các cuộc
hội thảo hay các hoạt động xây dựng năng lực khác với các
chuyên gia thích hợp, bao gồm cả khu vực tư nhân và các
tổ chức viện trợ quốc tế, để hỗ trợ sự tham gia của các
DNVVN trong chuỗi cung ứng trong khu vực thương mại
tự do.
Điều 22.3: Chuỗi cung ứng (CPTPP)
3. Khi thích hợp, Ủy ban này cần làm việc với các ủy ban
khác, các nhóm làm việc và các cơ quan phụ trợ được thành
lập theo Hiệp định này, bao gồm cả thông qua các cuộc họp
chung, để xác định và thảo luận về các biện pháp ảnh hưởng
đến sự phát triển và sự tăng cường các chuỗi cung ứng. Ủy
ban sẽ đảm bảo rằng các hoạt động của Ủy ban sẽ không bị
trùng lặp với các hoạt động của các cơ quan khác.
4. Ủy ban sẽ xác định và tìm hiểu thực tiễn và kinh nghiệm
liên quan đến sự phát triển và sự tăng cường các chuỗi
cung ứng giữa các Bên.
Điều 22.3: Chuỗi cung ứng (CPTPP)
5. Ủy ban sẽ bắt đầu xem xét lại những điều kiện mà Hiệp
định này đã tạo ra đối với sự phát triển, sự tăng cường và
hoạt động của chuỗi cung ứng trong lĩnh vực thương mại tự
do trong năm thứ tư kể từ ngày Hiệp định này có hiệu
lực. Sau đó, trừ khi các bên có thoả thuận khác, Ủy ban sẽ
tiến hành đánh giá thêm 5 năm một lần.
6. Khi tiến hành bài đánh giá của mình, Ủy ban sẽ xem xét
quan điểm của những người quan tâm mà một Bên đã nhận
được theo quy định tại Điều 22.4 (Sự gắn kết với những
người có quan tâm) và cung cấp cho Ủy ban.
Điều 22.3: Chuỗi cung ứng (CPTPP)
7. Không quá 2 năm sau khi bắt đầu xem xét lại theo quy
định khoản 5, Ủy ban sẽ trình báo cáo lên Ủy ban TPP với
những số liệu điều tra và kiến nghị của Ủy ban về cách
thức mà các bên có thể thúc đẩy và tăng cường sự phát
triển của chuỗi cung ứng trong tự do khu vực thương mại.
8. Sau khi xem xét báo cáo của Ủy ban, Ủy ban phải công
bố công khai báo cáo, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác.
Vận hành và CCU
Cũng theo F.Robert Jacobs & Richard
B.Chase, “Vận hành” liên quan đến các quy
trình sản xuất và dịch vụ nhằm chuyển hóa
các nguyên vật liệu và nguồn lực của công
ty thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Còn CCU thì đề cập đến các
quy trình vận chuyển thông tin và nguyên
vật liệu đến và đi từ các khâu sản xuất và
dịch vụ của doanh nghiệp.

Logistics
là gì?

CCU là gì?
Mối quan hệ giữa Logistics và
quản trị chuỗi cung ứng

34
Chuỗi giá trị (Value chain)

là hàng loạt các hoạt động do các doanh nghiệp


và cá nhân thực hiện nhằm tạo ra một sản phẩm
kể từ giai đoạn hình thành ý tưởng cho đến khi
sản phẩm được tiêu dùng và thải loại.
Trong mô hình chuỗi giá trị gia tăng của Morris
(2001), quá trình sản xuất và tiêu thụ trải qua 5
công đoạn:
R&D – Thiết kế – Sản xuất – Phân phối –
Marketing, mỗi công đoạn góp phần tạo ra giá trị
gia tăng cho sản phẩm đó.
Tiêu chuẩn để xây dựng và
tham gia các CCU

 Xây dựng các chuỗi cung ứng cần dựa trên


các chuẩn mực.
 Các yếu tố tác động đến khả năng tham gia
chuỗi cung ứng.
Quản trị Chuỗi cung ứng

 Theo Jerrey P.Wincel (2004), quản trị chuỗi


cung ứng đồng nghĩa với việc quản trị toàn bộ
mọi hoạt động của chuỗi cung ứng.
 Còn theo Christopher (2005), thì quản trị chuỗi
cung ứng là quản lý các mối quan hệ nhiều
chiều giữa các nhà cung cấp và khách hàng
nhằm phân phối đến khách hàng những sản
phẩm/dịch vụ có giá trị cao hơn với chi phí ít
hơn trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Quản trị Chuỗi cung ứng

 Các tác giả Mentzer, Dewitt, Min, Nix, Smith và


Zachia (2001) lại cho rằng, “Quản trị chuỗi cung
ứng là sự kết hợp mang tính chiến lược, có hệ
thống các chức năng kinh doanh truyền thống
đồng thời đề ra sách lược phối hợp các chức
năng này trong một công ty cụ thể cũng như liên
kết các doanh nghiệp trong một chuỗi cung ứng
nhằm mục đích nâng cao năng lực của từng
công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng trong dài
hạn”.
Quản trị Chuỗi cung ứng

 Theo Michael Hugos (2010, bản dịch của Tinh Văn Media),
“Quản trị chuỗi cung ứng là việc phối hợp hoạt động sản
xuất, lưu kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viên trong
chuỗi cung ứng nhằm mang đến cho thị trường mà bạn
phục vụ sự kết hợp tiện ích và hiệu quả tốt nhất”
 Hiệp hội các Nhà Quản trị chuỗi cung ứng (2007) định
nghĩa một cách chi tiết hơn, quản trị chuỗi cung ứng bao
gồm hoạch định và quản lý tất cả mọi hoạt động liên quan
đến nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt
động quản trị logistics.
Chúng tôi cho rằng,

 Quản trị chuỗi cung ứng là quản trị toàn bộ mọi


hoạt động của chuỗi, trong đó, vấn đề mấu chốt là
quản lý được các mối quan hệ giữa các mắt xích
trong chuỗi.
 Nói cách khác, quản trị chuỗi cung ứng là quá trình
hoạch định, tổ chức, quản lý, lãnh đạo, kiểm tra và
kiểm soát toàn bộ quá trình cung ứng, sản xuất,
phân phối và tiêu thụ trong mối liên kết, tích hợp,
phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau từ nhà cung cấp,
người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
Quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng là quản trị toàn bộ mọi


hoạt động của chuỗi, trong đó, vấn đề mấu chốt là
quản lý được các mối quan hệ giữa các mắt xích
trong chuỗi.
Trong thời “outsourcing” như hiện nay thì nhà
quản trị chuỗi cung ứng cũng là một nhạc trưởng
trong việc xây dựng môi trường cộng tác hiệu quả
giữa các đối tác, nhà cung cấp và bản thân doanh
nghiệp. Họ cần được hát chung một nhịp đồng ca
được dẫn nhịp bởi nhạc trưởng.
Quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị khâu hoạch định


Quản trị đầu vào
Quản trị sản xuất/dịch vụ/kinh doanh
Quản trị đầu ra

9/15/2019
Các chuẩn mực

1/ Right goods: phù hợp về chất lượng, chủng


loại, mẫu mã, màu sắc, thiết kế…
2/ Right quantity: phù hợp về mặt số lượng;
3/ Right price: phù hợp về mặt giá cả, chi phí;
4/ Right time: phù hợp về mặt thời gian;
5/ Right place: phù hợp về mặt vị trí của sản
phẩm/dịch vụ;
6/ Right condition: phù hợp về các điều kiện
kỹ thuật, môi trường, xã hội…
Các yếu tố tác động
Có rất nhiều yếu tố tác động đến khả năng gia nhập bền
vững vào chuỗi cung ứng được nhiều nhà nghiên cứu trên
thế giới tập trung nghiên cứu trong nhiều năm qua. Các yếu
tố quan trọng thường được nghiên cứu là mức độ thỏa mãn
(satisfaction) (Storbacka et al. 1994), cam kết (commitment)
(Moorman et al. 1992; Suh T. and I.G. Kwon 2005), niềm tin
(trust) (Lewin and Johnston 1997; Suh T. and I.G. Kwon
2005), sự trao đổi thông tin (communication) (ví dụ, . Bleeke
and Ernst 1993; Mohr et al. 1996; Tuten and Urban 2001),
nhận thức (awareness) (Leat and Revoredo – Giha 2008),
sự phù hợp về mục tiêu (compatibility of aims) (Leat and
Revoredo – Giha 2008)….
4 yếu tố tác động đến khả năng gia nhập vào CCU

 Nhận thức;
 Niềm tin;
 Cam kết;
 Trao đổi thông tin.
4 yếu tố tác động đến khả năng gia nhập vào CCU
1. Nhận thức (Awareness)
Kiến thức, khả năng nhận thức của người tham gia chuỗi
cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra mối quan
hệ bền vững trong chuỗi (Leat and Revoredo – Giha 2008).
Mỗi doanh nghiệp có khả năng nhận thức khác nhau. Khả
năng nhận thức của doanh nghiệp càng cao thì họ càng phù
hợp với việc tích hợp bền vững trong chuỗi cung ứng. Xét
trong chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, nhận thức
được hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc hiểu biết về chuỗi
cung ứng, tầm quan trọng của chuỗi và sự cần thiết phải gia
nhập chuỗi, nắm bắt nhu cầu của bản thân và các đối tác
trong chuỗi. Khả năng nhận thức còn liên quan đến việc chia
sẻ, trao đổi thông tin trong chuỗi (Brown 1984; Peterson et
al. 2000).
4 yếu tố tác động đến khả năng gia nhập vào CCU
Như vậy, một doanh nghiệp/cá nhân có kiến thức,
khả năng nhận thức cao thì doanh nghiệp/cá nhân
đó sẽ hiểu rõ lợi ích khi tham gia chuỗi cung ứng,
dễ dàng đáp ứng được những đòi hỏi của chuỗi
cung ứng. Vì thế, các doanh nghiệp/cá nhân có
khả năng nhận thức cao sẽ dễ dàng hơn khi tham
gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Khi đánh giá khả năng tích hợp vào chuỗi cung ứng,
cần đánh giá khả năng nhận thức của doanh
nghiệp/cá nhân để xác định xem họ có thể đáp
ứng những yêu cầu do chuỗi cung ứng đưa ra.
4 yếu tố tác động đến khả năng gia nhập vào CCU
2. Niềm tin (Trust)
Niềm tin là việc sẵn sàng thực hiện giao dịch với đối tác khi đã
tin tưởng họ (Lewin and Johnston 1997). Niềm tin thường
được xem như là một sự sẵn sàng để chấp nhận rủi ro
(Qohnson-George và Swap 1982; Kee và Knox năm 1970;
Mayer et al. 1995). Niềm tin tồn tại khi một đối tác này tin
tưởng vào một đối tác khác và sẵn sàng kết hợp với nhau
(Morgan và Hunt 1994).
Trong hoạt động của chuỗi cung ứng, niềm tin sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi. Niềm tin
giữa các thành viên sẽ làm tăng cơ hội thành công cho chuỗi
cung ứng. Sự thiếu niềm tin sẽ dẫn đến hoạt động kém hiệu
quả và tăng chi phí trong chuỗi cung ứng (Suh T. and I.G.
Kwon 2005).
4 yếu tố tác động đến khả năng gia nhập vào CCU

Một đối tác kỳ vọng một đối tác khác thực hiện tốt
công việc thì kết quả sẽ tích cực, ngược lại thì kết
quả sẽ tiêu cực (Anderson và Narus 1990). Như
vậy, khi có sự tin tưởng thì các doanh nghiệp/cá
nhân sẽ sẵn sàng đầu tư, thực hiện theo các cam
kết mà chuỗi cung ứng đưa ra và trở thành một
mắt xích trong chuỗi cung ứng. Ngược lại, chuỗi
cung ứng khi có sự tin tưởng vào doanh nghiệp/cá
nhân (người có mong muốn gia nhập chuỗi) thì sẽ
chia sẻ thông tin, hỗ trợ tài chính cũng như kỹ
thuật để tích hợp họ vào chuỗi.
4 yếu tố tác động đến khả năng gia nhập vào CCU
3. Sự cam kết (commitment)
Sự cam kết là một mong muốn lâu dài để duy trì một mối quan
hệ (Moorman et al. 1992). Cam kết là sự sẵn sàng của một
bên để đầu tư các nguồn lực vào một mối quan hệ (Morgan
& Hunt, 1994). Khi một đối tác tin tưởng vào việc phát triển
mối quan hệ với một đối tác khác thì sự hợp tác đó sẽ được
duy trì ở mức hiệu quả tối đa. Nghĩa là, khi đã có cam kết,
các bên sẽ tin tưởng mối quan hệ này kéo dài (Morgan và
Hunt 1994), như vậy sẽ đầu tư, chuẩn bị nền tảng để tiến
hành việc tích hợp vào chuỗi cung ứng. Cam kết là trung
tâm của tất cả các quan hệ giữa các đối tác trong chuỗi
cung ứng, khi đã có những cam kết rõ ràng, mối quan hệ
trong chuỗi cung ứng sẽ trở nên bền vững.
4 yếu tố tác động đến khả năng gia nhập vào CCU

Cam kết dựa trên sự tuân thủ (Brown et al., 1995),


điều này xảy ra khi một bên chịu chấp nhận ảnh
hưởng bởi một bên khác với hy vọng nhận được
một lợi ích từ bên kia. Nó chịu sự tác động bởi
việc hy vọng nhận được phần thưởng hoặc lo sợ
bị trừng phạt. Nghĩa là, nếu một nhà cung cấp sẵn
sàng để đầu tư và duy trì một mối quan hệ với
chuỗi cung ứng dựa trên lợi ích và chi phí, mối
quan hệ này chịu sự tác động bởi phần thưởng và
hình phạt được đưa ra bởi chuỗi cung ứng, thì
cam kết sẽ là công cụ để thực hiện mối quan hệ.
4 yếu tố tác động đến khả năng gia nhập vào CCU

Doanh nghiệp/cá nhân (người có mong muốn gia


nhập chuỗi) khi có những cam kết đối với chuỗi
cung ứng thì sẽ được đánh giá cao trong việc tích
hợp vào chuỗi cung ứng. Cam kết sẽ tạo ra sự tin
tưởng để xúc tiến tích hợp vào chuỗi cung ứng.
Dựa trên các cam kết, các chuỗi cung ứng sẽ từng
bước tích hợp các doanh nghiệp/cá nhân vào
chuỗi của mình.
4 yếu tố tác động đến khả năng gia nhập vào CCU
4. Sự trao đổi thông tin
Sự trao đổi thông tin là công cụ để tạo điều kiện dễ
dàng cho việc xây dựng mối quan hệ và tổ chức
hoạt động của chuỗi cung ứng (Leat and
Revoredo – Giha 2008). Trong khi nhận thức,
niềm tin, cam kết được xem như là thuộc tính của
mối quan hệ giữa các đối tác trong chuỗi cung
ứng (characteristics of the supply chain
members), sự trao đổi thông tin nổi lên như một
yếu tố quan trọng trong việc đạt được thành công
cho sự hợp tác trong chuỗi (ví dụ: Bleeke và Ernst
1993; Mohr et al. 1996; Tuten và Urban 2001).
4 yếu tố tác động đến khả năng gia nhập vào CCU

Sự trao đổi thông tin cho phép các đối tác trong
chuỗi tìm hiểu và phản ứng với những thay đổi
về yêu cầu và kỳ vọng của đối tác khác, giám sát
hoạt động của chuỗi, là các yếu tố quan trọng
cho sự phát triển liên tục của mối quan hệ trong
chuỗi. Tăng cường minh bạch, thông qua một cơ
chế liên kết chia sẻ thông tin của các đối tác
trong chuỗi cung ứng, là một trong những định
hướng quan trọng nhất của chuỗi thành công
(Min và Zhou 2002).
Mô hình đề xuất nghiên cứu các yếu tố tác
động đến việc gia nhập chuỗi CƯ toàn cầu

Nhận thức

H5 (+)n
H1 (+)
Sự trao đổi
H2 (+)
thông tin Khả năng
gia nhập
H6 (+) H3 (+) chuỗi cung
ứng
Niềm tin H4 (+)

H7 (+)

Cam kết
Các loại chuỗi cung ứng

Rất phong phú, đa dạng:


 Chuỗi cung ứng hoàn hảo (còn gọi là chuỗi cung
ứng ba chữ A)
 Chuỗi cung ứng bền vững (stability supply chain)
 Chuỗi cung ứng thân thiện (intimate supply chain)
 Chuỗi cung ứng tinh giản (lean supply chain)
 Chuỗi cung ứng nhanh nhạy (agile supply chain)
Các loại chuỗi cung ứng
 Chuỗi cung ứng hiệu quả (efficient supply
chain)
 Chuỗi cung ứng hướng đến khách hàng
(customer driven supply chain)
 Chuỗi cung ứng tự cường (resilient supply
chain)
 Chuỗi cung ứng định hướng theo nhu cầu
(demand driven supply chain)
 Chuỗi cung ứng xanh (Green supply
chain) ...
Chuỗi cung ứng ba chữ A/ CCU hoàn hảo
Theo GS Hau Lee, đại học Stanford,
“Thứ nhất, chuỗi cung ứng vĩ đại phải nhanh nhẹn (agile).
Chúng có thể phản ứng nhanh chóng với những thay đổi
bất ngờ của cung và cầu.
Thứ hai, chúng phải thích nghi (adapt) theo thời gian với
cơ cấu thị trường và thay đổi về chiến lược.
Thứ ba, chúng phải phù hợp (align) với những lợi ích của
công ty trong một mạng lưới nguồn cung để công ty có thể
tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và tối đa hóa lợi nhuận. Chỉ
những chuỗi cung ứng nhanh nhẹn, có khả năng thích nghi
và tương thích mới có thể giúp công ty tạo lợi thế cạnh
tranh bền vững”.
SỰ NHANH NHẠY (Agility)
Mục tiêu:
 Đáp ứng với những thay đổi nhu cầu hoặc nguồn cung ứng
trong ngắn hạn; xử lý các đổ vỡ, tai nạn trong chuỗi cung
ứng một cách trơn tru.
Phương pháp:
 Khuyến khích và thúc đẩy việc trao đổi thông tin thường
xuyên với nhà cung cấp và khách hàng
 Xây dựng quan hệ cộng tác chiến lược với nhà cung cấp
 Thiết kế theo mô hình trì hoãn (postponement)
 Xây dựng kế hoạch tồn kho đệm cho nhóm hàng hóa/
nguyên vật liệu không đắt tiền nhưng không thể thay thế
 Có hệ thống logistics đáng tin cậy
 Xây dựng kế hoạch ứng phó với các rủi ro và khủng hoảng
từ cấp độ quản trị đến cấp độ thực thi.
KHẢ NĂNG THÍCH NGHI (Adaptability)
Mục tiêu:
 Điều chỉnh thiết kế chuỗi cung ứng để đáp ứng với các thay đổi
mang tính cơ cấu của thị trường; kịp thời hiệu chỉnh mạng lưới
cung cấp phù hợp với chiến lược kinh doanh, sản phẩm và công
nghệ.
Phương pháp:
 Theo dõi những biến động kinh tế vĩ mô toàn diện để kịp thời nắm
bắt những thay đổi, những biến động nguồn cung cấp và thị
trường.
 Sử dụng nhà cung cấp dịch vụ logistics, hỗ trợ phát triển nhà
cung cấp và hạ tầng logistics mới.
 Đánh giá các xu hướng và biến động nhu cầu của người tiêu
dùng cuối cùng chứ không phải khách hàng trung gian.
 Xây dựng mô hình thiết kế sản phẩm linh động.
 Xác định rõ và chính xác vòng đời sản phẩm và công nghệ.
KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH (Alignment)
Mục tiêu:
 Xây dựng cơ chế tương thích phù hợp giữa các đối tác trong
chuỗi cung ứng và với chiến lược kinh doanh thông qua việc
chia sẻ lợi ích và trách nhiệm.
Phương pháp:
 Trao đổi thông tin, kinh nghiệm và kiến thức một cách dễ dàng
với các thành viên trong chuỗi cung ứng (nhà cung cấp, khách
hàng).
 Xác định rõ vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của nhà cung cấp
và khách hàng.
 Phát triển các sáng kiến cải tiến đảm bảo chia sẻ bình đẳng lợi
ích, rủi ro và chi phí.

Xin lưu ý tính linh hoạt khi ứng dụng, vì không có mô hình nào
có thể “phù hợp cho tất cả” (one size fits all”).
Chuỗi cung ứng hiệu quả:
 Là chuỗi cung ứng đáp ứng nhu cầu ổn định một
cách hiệu quả với chi phí thấp nhất có thể.
 Tiêu chuẩn để lựa chọn người tham gia chuỗi
cung ứng hiệu quả: chọn nhà phân phối có năng
lực và quy mô để tận dụng lợi thế quy mô; Chọn
nhà cung cấp, người cung cấp dịch vụ logistics
dựa trên giá và chất lượng.
 Với nhóm sảm phẩm chức năng (sản phẩm đã được
phổ thông hóa mà bạn có thể mua để thỏa mãn các nhu
cầu cơ bản tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa hoặc ngoài
chợ, chúng có nhu cầu ổn định và dễ dự đoán, có chu kỳ
sống dài) thì nên áp dụng chuỗi cung ứng hiệu quả.
Chuỗi cung ứng nhanh:
 Là chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu
không thể dự báo chính xác, để giảm tình trạng thiếu hàng,
áp lực giảm giá và tồn kho hàng lỗi thời.
 Tiêu chuẩn để lựa chọn người tham gia chuỗi cung ứng
đáp ứng nhanh: Chọn nhà phân phối tin cậy, có quan hệ
chiến lược đồng thời có tính linh hoạt cao nhất; Chọn nhà
cung cấp có tốc độ giao hàng nhanh nhất, linh hoạt nhất và
chất lượng cao đồng thời đáng tin cậy; Chọn nhà cung cấp
dịch vụ logistics có tốc độ cung cấp dịch vụ nhanh nhất với
chất lượng tốt nhất và tin cậy nhất.
 Với nhóm sảm phẩm đổi mới (có chu kỳ sống ngắn, nhu
cầu không ổn định và khó dự đoán) thì nên áp dụng chuỗi
cung ứng đáp ứng nhanh.
Chuỗi cung ứng mật thiết:

 Là chuỗi cung ứng lấy khách hàng làm trung tâm


để có thể chủ động cung cấp đúng sản phẩm/dịch
vụ, đúng thời điểm và dĩ nhiên với mức chi phí thấp
nhất. Trong chuỗi cung ứng mật thiết phải nỗ lực
không ngừng để xác định khách hàng là ai và họ
cần cái gì?
Chuỗi cung ứng xanh

Chuỗi cung ứng xanh là chuỗi cung ứng đáp ứng


những tiêu chuẩn của nền kinh tế xanh.
Theo UNEP (United Nations Environment
Programme - Chương trình Môi trường của Liên
Hợp quốc), Kinh tế Xanh là một nền kinh tế nhằm
cải thiện hạnh phúc con người và công bằng xã
hội, giảm thiểu đáng kể những nguy cơ kiệt quệ
về môi sinh.
Nền kinh tế xanh

 Chuyển dịch sang nền kinh tế xanh sẽ làm


chậm lại sự gia tăng của hàm lượng carbon
và ngăn chặn biến đổi khí hậu, sẽ có lợi cho
sức khỏe con người, đảm bảo tính chịu
đựng của hành tinh và sự sống còn của
nhân loại. Thị trường toàn cầu hóa sẽ đi
theo những chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị
xanh, với các dòng chảy mậu dịch và đầu
tư được quy định nghiêm ngặt theo những
nguyên lý bền vững.
Quản trị chuỗi cung ứng xanh

 Quản trị chuỗi cung ứng xanh (Green


supply chain management) là sự sắp xếp,
quản lý các nguồn cung ứng, quá trình sản
xuất, phân phối, vận chuyển, thu hồi, tái
chế… với mục tiêu giảm khí thải carbon của
các tổ chức tham gia chuỗi.
Kinh nghiệm xây dựng và phát triển các CCU

 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển các CCU của


Singapore;
 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển các CCU của Hàn
Quốc;
 Các chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ của Trung Quốc;
 Chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ của IKEA;
 Chuỗi cung ứng của ZARA;
 Cuộc khủng hoảng trong chuỗi cung ứng của Toyota;
 Chuỗi cung ứng của Dell
Singapore
Nhận thức được tầm quan trọng, thấy được ý nghĩa sống
còn của chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics đối với sự
phát triển của đất nước, chính phủ Singapore đặc biệt
quan tâm đến lĩnh vực này và đã có chiến lược phát
triển khoa học cùng nhiều chính sách thông thoáng,
kịp thời, nhằm tạo động lực cho sự phát triển chuỗi cung
ứng và dịch vụ logistics. Với vị thế đặc biệt của mình,
Singapore chọn tài chính và dịch vụ logistics là lĩnh vực
ưu tiên phát triển, khi tham gia vào các chuỗi cung ứng
của các tập đoàn đa quốc gia Singapore không ưu tiên
chọn khâu sản xuất mà chọn khâu phân phối, với các đối
tác được đặc biệt ưu tiên là Mỹ, EU, Nhật Bản.
Singapore
 Tận dụng vị trí chiến lược trên tuyến đường hàng hải quốc
tế, Singapore đã phát triển thành trung tâm hàng hải và trở
thành cảng trung chuyển lớn vào bậc nhất trong khu vực.
Và điều này đã giúp Singapore trở thành đầu mối quan
trọng trong hoạt động logistics trên phạm vi toàn thế giới.
 Cùng với việc không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý
thông qua các quy định, chính sách như cải cách thủ tục
hải quan theo hướng hiện đại, đơn giản và minh bạch,
chính phủ Singapore rất chú trọng đến việc đầu tư vào cơ
sở hạ tầng bao gồm cả hạ tầng công nghệ thông tin
nhằm hỗ trợ mạnh mẽ cho hoạt động logistics, đặc biệt là
mô hình dịch vụ E – logistics.
Singapore
 Đặc biệt, Singapore rất chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao phục vụ cho việc phát triển chuỗi cung ứng và
logistics, không chỉ riêng cho đất nước mình mà còn cho các
nước trong khu vực và trên thế giới. Ở các trường đại học lớn
(NUS, NTU) đều có Viện đào tạo logistics, ngoài ra còn có Viện
Vật liệu và các Trung tâm liên kết với Đức, Bỉ, Hà Lan để đào tạo
chuyên gia Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng
 Tổ chức đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành dịch
vụ logistics và có sứ mạng đưa Singapore trở thành trung tâm
logistics tầm cỡ thế giới chính là Hiệp hội Logistics Singapore
(SLA – Singapore Logistics Association). Song song với nhiệm
vụ hỗ trợ và phát triển hoạt động logistics; SLA cũng đẩy mạnh
chương trình đào tạo, huấn luyện nhằm phát triển theo hướng
chuyên nghiệp đội ngũ lao động trong ngành logistics, coi đây là
một trong những mục tiêu chính có ý nghĩa rất quan trọng trong
chiến lược đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics ở Singapore.
Hàn Quốc
 Yếu tố quan trọng nhất làm nên “Kỳ tích sông Hàn”
là vai trò quyết định và chiến lược phát triển
đúng đắn của Chính phủ. Ngay từ thập niên 70
của thế kỷ trước Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện
chính sách cứng rắn “chấp nhận hy sinh một thế hệ”
(làm việc quên mình, tiết kiệm triệt để) để tạo tiền
đề cho các thế hệ sau có đủ mọi điều kiện cần thiết
(kiến thức, kỹ năng, kỷ luật lao động, đạo đức kinh
doanh, chữ tín...) để có thể cất cánh.
 Khác với Singapore, Hàn Quốc chọn lĩnh lực công
nghiệp nặng để ưu tiên phát triển với những ngành
mũi nhọn: đóng tàu, xe hơi và điện-điện tử => Xây
dựng các chuỗi cung ứng của Hàn Quốc.
Hàn Quốc
 Để xây dựng các chuỗi cung ứng của riêng mình,
Hàn Quốc tập trung phát triển một số tập đoàn
lớn (những quả đấm thép) như: Hyundai, Daewoo,
Samsung, LG, bên cạnh đó ưu tiên phát triển công
nghệ phụ trợ, đặc biệt là công nghiệp luyện kim,
cơ khí, để phục vụ các ngành mũi nhọn. Chiến
lược phát triển đúng đắn cộng với con người có
tính kỷ luật cao đã giúp Hàn Quốc thành công. Cái
hay của Chính phủ Hàn Quốc mà chúng ta phải
học tập là họ đã tập hợp được sức mạnh của toàn
dân, mọi ngành, mọi địa phương để tạo nên hình
ảnh đất nước Hàn Quốc hùng mạnh, tươi đẹp!
Hàn Quốc
 Bên cạnh các ngành công nghiệp nặng, Hàn Quốc cũng rất
chú trọng phát triển ngành logistics. Cơ sở hạ tầng là
mục tiêu hàng đầu được Chính phủ Hàn Quốc ưu tiên đầu
tư. Cảng là cánh tay phân phối cốt lõi của nền kinh tế Hàn
Quốc. Nhờ đó, Hàn Quốc có một hệ thống Logistics nội địa
xuất sắc, bao gồm đường cao tốc, đường bộ, và đường sắt
mở rộng đến mọi miền của đất nước. Chính nhờ hệ thống
cơ sở hạ tầng hiện đại, mà Hàn Quốc đã đạt được những
bứt phá ngoạn mục trong lĩnh vực logistics. Sự tham gia
của các tập đoàn công nghiệp và tài chính, các tập đoàn
vận tải mang tính toàn cầu là những đóng góp quan trọng
cho sự phát triển ngành logistics của đất nước này.
Hàn Quốc
 Mối quan hệ giữa hải quan và các cơ quan
khác của chính phủ Hàn Quốc theo mô hình
cơ chế một cửa được thực hiện từ rất sớm
với mục tiêu tạo thuận lợi thúc đẩy thương
mại. Trong tương lai toàn bộ các cơ quan
pháp lý có liên quan đến hoạt động xuất nhập
khẩu sẽ tham gia hệ thống một cửa. Với
những giải pháp nêu trên, Hàn Quốc đã vươn
từ vị trí 25 trong bảng xếp hạng “Năng lực
quốc gia về Logistics” năm 2008 lên vị trí 21
trong bảng xếp hạng năm 2012.
Giới thiệu về chuỗi cung ứng của ZARA

 Hãng thời trang Zara là một ví dụ điển hình về chuỗi cung


ứng nhanh và hiệu quả. Zara là công ty thành viên có tỉ lệ
lợi nhuận cao nhất, là lá cờ đầu của tập đoàn Inditex – một
trong những tập đoàn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất
trong ngành công nghiệp thời trang.
 Những biểu hiện thành công của chuỗi cung ứng tại Zara:
- Lượng hàng thanh lý của hãng chỉ chiếm 10% lượng
sản phẩm, so với mức 17-20% của ngành thời trang.
- Lượng hàng bán ra với giá niêm yết ban đầu chiếm 80-
85% lượng sản phẩm, so với mức 60-70% của ngành.
- Zara quản lý hiệu quả hơn 300.000 đơn vị dự trữ mỗi
năm.
Giới thiệu về chuỗi cung ứng của ZARA
- Khi ngành thời trang chỉ cho phép các điểm
bán hàng thay đổi 20% lượng đơn hàng một khi
mùa thời trang bắt đầu, con số Zara cho phép là
40-50%.
- Các điểm bán của Zara chỉ phải giữ một lượng
hàng rất nhỏ trong kho.
- Mẫu mã thay đổi liên tục của Zara rất thu hút
khách hàng. Một khách hàng điển hình của Zara
đến cửa hàng 17 lần một năm, con số này của đối
thủ cạnh tranh GAP chỉ là 4-5. Điều này giúp hãng
giới hạn chi phí quảng cáo ở mức 0,3% doanh
số, so với mức 3-4% của đối thủ cạnh tranh.
Giới thiệu về chuỗi cung ứng của ZARA
 Những thành tựu trên là biểu hiện rõ rệt cho hoạt động hiệu quả
của Zara. Để thành công thực hiện mục tiêu phổ thông hóa thời
trang cao cấp và mang đến khách hàng toàn cầu hơn 12.000
mẫu thiết kế mới mỗi năm, Zara đảm bảo tính linh hoạt trong
chuỗi cung ứng của mình:
- Từng hoạt động trong chuỗi cung ứng được đảm bảo hiệu
quả và nhanh chóng tối đa. Zara tập trung xây dựng tính thời
gian thực của dòng thông tin và sự phối hợp giữa mọi đối tác
trong chuỗi cung ứng.
- Zara kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung ứng của mình. Hãng sử
dụng tối đa nguồn lực của mình và các công ty cùng tập đoàn
Inditex để thực hiện các công đoạn trong chuỗi cung ứng. Bên
cạnh đó, Zara lựa chọn các đối tác bên ngoài rất cẩn thận.
Giới thiệu về chuỗi cung ứng của ZARA
 Dòng lưu chuyển thông tin trong chuỗi cung ứng luôn
thông suốt. Mọi đối tác liên quan đến chuỗi cung ứng của
Zara luôn kết nối với nhau, từ khách hàng đến người phụ
trách cửa hàng Zara, từ cửa hàng tới các chuyên gia về thị
trường và nhà thiết kế, từ bộ phận thiết kế đến khâu sản
xuất, từ nhà máy đến các nhà thầu cung cấp, từ kho đến
trung tâm phân phối của Zara…
 Mọi khâu liên quan đến hoạt động của Zara đều được
hoạch định để phục vụ mục đích này, từ cơ cấu tổ chức,
cách thức kinh doanh, chỉ tiêu đánh giá hoạt động đến cả
kiến trúc văn phòng và cửa hàng.
 Chủ trương này của Zara tạo điều kiện cho mọi đối tác trong
chuỗi có thể góp ý cho các quyết định của hãng.
Giới thiệu về chuỗi cung ứng của ZARA
 Zara vận hành ba chuỗi cung ứng tương đối riêng biệt cho ba
dòng sản phẩm của mình. Kinh doanh các sản phẩm rất khác
nhau dành cho phái đẹp, phái mạnh và trẻ em, Zara dành riêng
cho mỗi dòng sản phẩm một chuỗi cung ứng với đội ngũ thiết
kế, bán hàng, mua nguyên liệu, chuyên gia thị trường và hoạch
định sản xuất riêng biệt. Điều này có nghĩa một nhà máy gia
công sản phẩm áo cho cả phái đẹp và trẻ em của Zara phải giao
dịch và hợp tác với ít nhất hai đội ngũ khác nhau của hãng.
 Một minh chứng khác cho sự hoạt động song song nhưng riêng
rẽ của ba chuỗi cung ứng nêu trên là sự phân chia đại bản
doanh của Zara tại La Coruna Tây Ban Nha thành ba khu vực
khác nhau dành cho nhân sự của ba dòng sản phẩm. Vận hành
cùng lúc ba chuỗi cung ứng tạo thêm nhiều chi phí cho Zara.
Nhưng chiến lược này mang lại cho hãng sự linh hoạt nhờ đội
ngũ của từng chuỗi chỉ tập trung cho dòng sản phẩm của mình.
Giới thiệu về chuỗi cung ứng của ZARA
 Các hoạt động của Zara là kết quả của mọi đối tác trong
chuỗi cung ứng. Như đã nói ở trên, Zara rất chú trọng
đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, thể hiện ở các
chính sách và chiến lược của hãng.
 Một ví dụ điển hình cho điều này là việc bố trí ở mỗi phân
khu một xưởng thiết kế và tạo sản phẩm mẫu, tạo điều
kiện cho mọi người tại Zara đóng góp ý kiến, tăng tính hấp
dẫn và thực tế của các mẫu thiết kế. Trên thực tế, Zara có
khả năng hoàn thành quá trình đánh giá và lựa chọn mẫu
thiết kế để đưa vào sản xuất, tính toán và thông qua các
nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất và đưa sản phẩm
đến tay khách hàng chỉ trong vài giờ.
Giới thiệu về chuỗi cung ứng của ZARA
Zara có được thành quả này là nhờ các nhóm thiết kế linh hoạt
gồm nhân sự với:
+ Các nhà thiết kế tài năng và năng động: Zara tuyển chọn đội
ngũ thiết kế dựa trên thực tài. Chủ yếu là các nhà thiết kế chưa
đến 30 tuổi, họ được đánh giá thường xuyên để đảm bảo khả
năng làm việc và tính linh hoạt.
+ Các chuyên gia thị trường: Luôn liên lạc với các cửa hàng và
hiểu biết về thị trường và người tiêu dùng, họ đánh giá và đóng
góp cái nhìn thực tế cho các mẫu thiết kế (kiểu cách, màu sắc,
chất liệu…). Các chuyên gia thị trường còn đề xuất giá bán thích
hợp.
+ Các nhà hoạch định nguyên liệu và sản xuất: Dựa trên các
mẫu thiết kế được phát triển, đội ngũ này cung cấp những tính
toán nhanh chóng nhưng rất quan trọng về năng lực sản xuất và
chi phí.
Giới thiệu về chuỗi cung ứng của ZARA
 Zara cung cấp nhiều đợt hàng số lượng nhỏ cho thị trường. Thay
vì dựa vào số lượng nhỏ các đợt hàng lớn để tận dụng tính hiệu
quả nhờ quy mô, Zara gửi nhiều đợt hàng nhỏ cho thị trường.
Chiến lược này tạo thêm chi phí cho Zara, yêu cầu hãng luôn
theo sát thị trường, kịp thời sản xuất và cung cấp sản phẩm.
Điều này giải thích cho việc nhiều cửa hàng Zara nhận hàng từ
công ty 2-6 lần/tuần. Bên cạnh đó, lượng hàng trong kho của mỗi
sản phẩm là rất ít. Tuy nhiên, những lợi quyết định này mang là
rất lớn:
+ Số lượng rất lớn các thiết kế (hơn 12.000 mẫu mới mỗi năm),
chất lượng cao và giá hợp lý tạo nên sự hấp dẫn của Zara với thị
trường. Trên thực tế, lượng hàng ít ỏi của mỗi sản phẩm khiến
khách hàng thường xuyên đến các cửa hàng Zara. Khi một mẫu
thiết kế hết hàng, họ sẽ lựa chọn và mua sản phẩm khác. Theo
một cách nhất định, Zara đã biến tình trạng hết hàng thành một
ưu thế cạnh tranh của mình trên thị trường.
Giới thiệu về chuỗi cung ứng của ZARA
+ Việc tích trữ một lượng ít hàng trong kho hạn chế
rủi ro mà các cửa hàng Zara phải chịu.
+ Tính linh hoạt của Zara được đảm bảo.
Tóm lại, yếu tố quyết định trong sự thành công của
chiến lược này tại Zara là dòng thông tin luôn
thông suốt mà hãng thiết lập cùng với mọi đối tác
trong chuỗi cung ứng.
Zara kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung ứng. Tận
dụng tối đa nguồn lực của mình, và tập đoàn mẹ
Inditex, và làm việc với các đối tác được lựa chọn
cẩn thận giúp Zara đảm bảo chất lượng của chuỗi
cung ứng.
Giới thiệu về chuỗi cung ứng của Dell
 Dell Inc. có một chuỗi cung ứng tuyệt vời, đã từng
được Thomas Friedman ca ngợi “Bản giao hưởng
của chuỗi cung ứng Dell là một trong những kỳ
quan thực sự của thế giới phẳng”.
 Cohen và Roussel cũng đánh giá “Dell đã biến
chuỗi cung ứng của mình thành một thứ tài sản
chiến lược để viết lại quy luật cạnh tranh trong
ngành”.
 Năm 2008 chuỗi cung ứng của Dell được xếp thứ
2 trong các chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới,
năm 2009 Dell đứng thứ 2, chỉ thua Apple.
CCU của Dell có những đặc điểm gì?
Quản trị đầu vào
 Chọn nhà cung cấp kỹ lưỡng
Dell chọn nhà cung cấp rất kỹ lưỡng, nếu họ không theo kịp, họ
sẽ bị loại. Thông thường, Dell đi với các nhà cung cấp lớn vì sự
tăng trưởng của nó sẽ ít gây khó khăn cho các nhà cung cấp đó.
“Để có được một lát trong chiếc bánh thu mua hậu hĩ của nó, đạo
quân nhà cung cấp của Dell phải làm việc theo cách của nó. Họ
phải đủ linh hoạt, giá đủ cạnh tranh, - và trên hết là đủ nhanh để
cạnh tranh theo điều kiện của Dell.
 Giảm số nhà cung cấp
Có lúc số lượng nhà cung cấp của Dell lên đến 500. Khi giới hạn
lại số nhà cung cấp, Dell chọn các nhà cung cấp lớn. Hiện nay,
số lượng nhà cung cấp của Dell là khoảng 35 nhà cung cấp, hầu
hết là những nhà cung cấp lớn và có uy tín như: Fujitsu, Hitachi,
IBM, Microsoft…
CCU của Dell có những đặc điểm gì?
 Thay hàng tồn kho bằng thông tin
Vấn đề then chốt là cung cấp cho nhà cung cấp tất cả các
thông tin họ cần, giữ liên hệ chặt chẽ hơn với nhà cung cấp.
Dell đã hoàn toàn tự động hóa khả năng nhận hàng ngàn
đơn đặt hàng, chuyển chúng ra hàng triệu nhu cầu về linh
kiện và làm việc trực tiếp với nhà cung cấp của mình để chế
tạo và giao sản phẩm, đáp ứng đòi hỏi của khách hàng.
 Để nhà cung cấp giữ hàng tồn kho
Dell có khả năng hoạt động chỉ với hàng tồn kho đủ dùng
trong hai giờ, vì nó có đội ngũ các nhà cung ứng nhanh. Tuy
nhiên, nhà cung cấp lại chính là người ôm hàng tồn kho. Dell
bắt nhà cung cấp giữ hàng tồn kho ở gần mình và duy trì
được những mối kết nối chặt chẽ với các nhà cung cấp.
CCU của Dell có những đặc điểm gì?

Quản trị tồn kho


 Tồn kho gần như bằng 0
 Tăng tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho
Quản trị đầu ra
 Dell - với thị trường rộng lớn như Hoa Kỳ, châu Âu, châu
Á -Thái Bình Dương, Nhật, Trung Đông và châu Phi.
Trong đó Trung Quốc có lẽ được coi là một ví dụ tiêu biểu
nhất cho thành công của Dell trong lĩnh vực phát triển thị
trường, chỉ trong 5 năm Dell đã trở thành nhà cung cấp
máy tính, các sản phẩm hệ thống và dịch vụ lớn thứ ba
của nước này và Trung Quốc là thị trường lớn thứ tư
trong chính sách phát triển của Dell.
CCU của Dell có những đặc điểm gì?

 Để tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần của mình,


Dell đã xây dựng một mô hình thương mại điện
tử điển hình để quản trị tốt đầu ra, cụ thể: Dell
bắt đầu bằng mô hình marketing trực tiếp đối với
máy tính cá nhân, sau đó là kinh doanh qua
mạng. Tiếp đến Dell áp dụng mô hình Build-to-
order (BTO) với quy mô lớn, cho phép khách
hàng lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu. Dell thu
được lợi nhuận nhờ giảm chi phí trung gian và
giảm lượng hàng lưu kho.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
 Về phía Nhà nước (4 bài học)
1. Nhà nước cần có cơ quan Đầu mối và chính sách điều
phối ở tầm vĩ mô về chuỗi cung ứng/chuỗi giá trị, xây
dựng chiến lược phát triển chuỗi cung ứng một cách
khoa học, tránh sự phát triển không đúng hướng, dẫn
đến không hiệu quả và không bền vững.
2. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi (xây dựng cơ sở pháp lý
hoàn chỉnh về chuỗi cung ứng và logistics, làm tốt khâu
quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, có những chính
sách ưu đãi về tín dụng, đầu tư...) khuyến khích các
doanh nghiệp, người sản xuất liên kết để xây dựng các
chuỗi cung ứng nội địa và chuẩn bị mọi điều kiện cần
thiết để tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu;
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (tt)

3. Có chính sách thích hợp để phát triển công


nghiệp hỗ trợ tạo điều kiện cho chuỗi cung ứng
phát triển;
4. Tạo điều kiện cho các Hiệp hội, các trường,
viện... phổ biến kiến thức, huấn luyện đào tạo
các kiến thức về chuỗi cung ứng và lợi ích của
việc gia nhập chuỗi cung ứng cho các doanh
nghiệp. Vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm
sáng tạo là những mô hình thích hợp để đào
tạo, hỗ trợ, tư vấn về chuỗi cung ứng.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (tt)

 Các doanh nghiệp Việt Nam (4 bài học)


1. Cần có nhận thức đúng đắn về chuỗi cung ứng và vai trò
của chuỗi cung ứng trong điều kiện hiện đại. Mỗi chuỗi
cung ứng đều có những tiêu chuẩn, đòi hỏi riêng, muốn gia
nhập chuỗi nào thì cần hiểu rõ chuỗi đó và tích cực chuẩn
bị để có thể đáp ứng những đòi hỏi của chuỗi; Không
ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra những khâu,
công đoạn mạnh, đủ khả năng chiến thắng các đối thủ cạnh
tranh, để có thể gia nhập chuỗi thành công và hiệu quả;
2. Cần giữ chữ tín, tạo niềm tin, xây dựng và phát triển mối
quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp và khách hàng – các
thành viên trong chuỗi cung ứng;
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (tt)

3. Để xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng bền


vững, thì mối quan hệ giữa các mắt xích trong chuỗi
cần được xây dựng trên cơ sở các cam kết khoa học
và cần thực hiện đúng những điều đã cam kết;
4. Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tăng
cường tính minh bạch, tạo luồng thông tin thông
suốt trong doanh nghiệp và toàn chuỗi cung ứng.
Chúc Thành công và Hạnh phúc !

You might also like