« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu tương thích vật liệu của động cơ xăng với nhiên liệu sinh học xăng pha cồn


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu tương thích vật liệu của động cơ xăng với nhiên liệu sinh học xăng pha cồn Tác giả luận văn: Phạm Hòa Bình Khóa: CH2010 Người hướng dẫn: TS.
- Phạm Hữu Tuyến Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và giảm ô nhiễm môi trường do các nguồn động lực gây ra, các nhà khoa học trên thế giới đã và đang nghiên cứu, ứng dụng các dạng nhiên liệu thay thế có khả năng tái tạo và thân thiện với môi trường.
- Các nguồn nhiên liệu này gồm nhiên liệu sinh học (diesel sinh học, xăng sinh học.
- nhiên liệu hydro, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí thiên nhiên, khí dầu mỏ.
- Ở Việt Nam hiện nay nhiên liệu xăng pha 5% cồn (E5) đã được sử dụng rộng rãi.
- Nhằm nâng cao tỷ lệ thay thế xăng truyền thống, cần nâng cao tỷ lệ pha trộn cồn trong xăng sinh học.
- Tuy nhiên, khi tỷ lệ cồn lớn hơn 5%, khả năng ôxy hóa của xăng sinh học tăng có thể tác động đến các chi tiết của động cơ, đặc biệt là các chi tiết trong hệ thống nhiên liệu.
- Nhằm nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của xăng pha cồn với tỷ lệ cồn lớn hơn 5% tới các loại vật liệu khác nhau trong hệ thống nhiên liệu xe ô tô tại Việt Nam, em chọn đề tài: “Nghiên cứu tương thích vật liệu của động cơ xăng với nhiên liệu sinh học xăng pha cồn”.
- Kết quả của đề tài có ý nghĩa thực tiễn đối với các nhà sản xuất động cơ, sản xuất chế biến nhiên liệu và người tiêu dùng, đồng thời đóng góp cơ sở khoa học cho các chính sách về phát triển nhiên liệu sinh học ở Việt Nam.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích của luận văn: Đánh giả ảnh hưởng của nhiên liệu xăng pha cồn với các tỷ lệ 10% (E10), 15% (E15) và 20% cồn (E20) tới các chi tiết kim loại và phi kim thuộc hệ thống nhiên liệu động cơ ôtô đang sử dụng ở Việt Nam, từ đó đưa ra những đề xuất khi sử dụng loại nhiên liệu sinh học này.
- Đối tượng nghiên cứu: 2Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhiên liệu E10, E15, E20 được pha chế từ xăng gốc RON92 và ethanol 99,5.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành thử nghiệm đối với các chi tiết trong hệ thống nhiên liệu của xe ôtô tại Việt Nam sử dụng chế hòa khí và phun xăng điện tử.
- Nghiên cứu tổng quan về nhiên liệu sinh học.
- Phối trộn và đánh giá tính chất hóa lý của nhiên liệu xăng sinh học E10, E15, E20.
- Xây dựng quy trình đánh giá tương thích vật liệu - Nghiên cứu đánh giá khả năng tương thích vật liệu của các chi tiết trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng với nhiên liệu xăng sinh học E10, E15, E20.
- Kết luận và hướng phát triển của đề tài d) Phương pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành theo phương pháp thực nghiệm: tiến hành ngâm chi tiết trong nhiên liệu nghiên cứu trong thời gian 2000 giờ, tại các thời gian ngâm các chi tiết sẽ được kiểm tra để đánh giá.
- e) Kết luận Xét về ngoại quan, khối lượng, kích thước, độ cứng ta nhận thấy: sự tác động đến các chi tiết của hệ thống nhiên liệu trên xe ôtô với E10 không khác nhiều so với tác động của RON92.
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra những tiêu chuẩn thích hợp cho nhiên liệu xăng sinh học cũng như giải pháp tăng độ bền tuổi thọ hệ thống nhiên liệu của động cơ khi sử dụng nhiên liệu xăng sinh học

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt