Academia.eduAcademia.edu
Trái phiếu chuyển đổi là gì? Tìm hiểu trái phiếu chuyển đổi ở Việt Nam | Luận Văn 2S Trên thị trường tài chính, trái phiếu chuyển đổi là công cụ tài chính được các công ty trên trên thế giới sử dụng phổ biến. Ở nước ta, trái phiếu chuyển đổi cũng đang dần trở nên phổ biến khi các doanh nghiệp đã bắt đầu tiếp cận công cụ này để huy động vốn trên thị trường. Việc hiểu rõ về bản chất và vai trò của trái phiếu chuyển đổi giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn. Vậy trái phiếu chuyển đổi là gì? Trái phiếu chuyển đổi ở Việt Nam có đặc tính gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này. Trái phiếu chuyển đổi là gì? Khái niệm trái phiếu chuyển đổi là gì? Đúng như tên gọi của mình, trái phiếu chuyển đổi (Tiếng Anh: Convertible bond) là loại trái phiếu mà người sở hữu (trái chủ) có thể chuyển đổi chúng thành một chứng khoán khác (thường là cổ phiếu phổ thông) của doanh nghiệp phát hành với một mức giá (tỷ lệ) xác định trước và vào một thời điểm xác định trước. Khi được phát hành lần đầu, các trái phiếu chuyển đổi đóng vai trò như một loại trái phiếu doanh nghiệp thông thường (Xem thêm: Trái phiếu doanh nghiệp là gì?) nhưng có mức lãi suất thấp hơn một chút. Tuy nhiên loại trái phiếu này lại có tiềm năng tạo ra tổng lợi nhuận cao hơn nếu giá của cổ phiếu cơ sở tăng vì nó có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu nên người nắm giữ cũng sẽ hưởng lợi từ việc tăng giá của cổ phiếu được chuyển đổi nên các công ty thường đưa ra tỷ lệ lãi suất thấp với các trái phiếu này. Trái phiếu chuyển đổi là gì? Ví dụ về trái phiếu chuyển đổi ABC Limited phát hành 100 triệu trái phiếu chuyển đổi với lãi suất 3% mỗi năm. Trái phiếu có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông sau 5 năm với tỷ lệ 20 cổ phiếu cho mỗi 1.000 USD trái phiếu. Nếu cổ phiếu không được chọn chuyển đổi, công ty sẽ có quyền mua lại trái phiếu bằng mệnh giá ngay lập tức. Thay cho điều này, trái phiếu sẽ được mua lại sau mười năm. Công ty sẽ trả lãi cho trái phiếu chuyển đổi trong năm năm đầu tiên. Và sau năm năm đó, trái chủ phải quyết định có chuyển trái phiếu thành cổ phiếu hay không. Về cơ bản, các trái chủ sẽ thực hiện quyền của mình và chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu nếu họ quan sát thấy giá trị thị trường của 20 cổ phiếu cao hơn giá trị thị trường 1.000 USD của các cổ phiếu chuyển đổi. Phân loại trái phiếu chuyển đổi Theo như định nghĩa, trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu cho phép người sở hữu nắm giữ một quyền để chuyển đổi nó sang một số lượng cổ phiếu thường của tổ chức phát hành đã được xác định trước. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế, các tổ chức phát hành trái phiếu chuyển đổi có thể kèm thêm một số đặc tính mới khiến cho loại trái phiếu này trở nên đa dạng hơn. Một số loại trái phiếu chuyển đổi phổ biến là:     Trái phiếu chuyển đổi không lãi suất (Original Issue Discount): Còn được gọi là trái phiếu chuyển đổi có lãi suất 0%. Đúng như tên gọi, loại trái phiếu chuyển đổi này không được trả lãi định kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư lại được mua trái phiếu với mức giá được chiết khấu trên mệnh giá trái phiếu tại thời điểm đáo hạn. Hay nói cách khác, các nhà đầu tư sẽ được nhận khoản thu nhập từ khoản đầu tư ban đầu cộng với tiền lãi kiếm được khi đáo hạn. Trái phiếu chuyển đổi trả tiền mặt (Cash pay Bond): Giống như trái phiếu không được chuyển đổi có thu nhập cố định, thay vào đó, nhà đầu tư được trả lãi định kỳ nửa năm một lần. Trái phiếu chuyển đổi được ưu đãi (Preferred): Là loại trái phiếu chuyển đổi có thu nhập cố định mà nhà đầu tư có quyền chọn chuyển đổi sang một số lượng cổ phiếu phổ thông chắc chắn tại thời điểm đáo hạn Trái phiếu chuyển đổi bắt buộc (Mandatory): Loại trái phiếu chuyển đổi này bắt buộc nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu phải chuyển đổi sang cổ phiếu phổ thông tại bất kỳ thời gian nào trong kỳ đáo hạn của trái phiếu. Phân loại trái phiếu chuyển đổi Đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi là gì? Tỷ lệ chuyển đổi Để trái phiếu có thể chuyển đổi được cần phải quy định tỷ lệ chuyển đổi. Tỷ lệ này cho biết mỗi trái phiếu có thể chuyển đổi được ra bao nhiêu cổ phiếu. Tỷ lệ chuyển đổi được thể hiện dưới dạng tỷ số hoặc là mức giá chuyển đổi và được xác định rõ trong các hợp đồng mua trái phiếu đi kèm các điều kiện và điều khoản khác. Ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi của trái phiếu chuyển đổi là 45:1 tức là mỗi trái phiếu sẽ đổi được 45 cổ phiếu, hoặc nó được ấn định ở mức 50% tức là nếu một nhà đầu tư lựa chọn chuyển đổi cổ phiếu, họ sẽ phải mua cổ phiếu thường vào thời điểm phát hành với mức giá là 150%. Chuyển đổi bắt buộc Một nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi đó là doanh nghiệp phát hành trái phiếu có quyền thu hồi lại trái phiếu, nghĩa là họ có quyền yêu cầu chuyển đổi chúng. Trái phiếu chuyển đổi là một loại chứng khoán rất phức tạp vì chúng mang đặc điểm của cả cổ phiếu và trái phiếu khiến các nhà đầu tư dễ nhầm lẫn. Với trái phiếu chuyển đổi, các nhà đầu tư cần tập trung vào các nhân tố tác động đến cả hai loại chứng khoán trên như sự hòa trộn giữa những tác động của lãi suất và những thay đổi diễn ra trên thị trường của cổ phiếu. Trên thực tế, các công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi có thể thu hồi chúng với một mức giá nhất định để tránh sự tăng giá đột ngột của cổ phiếu. Các yếu tố này đều liên quan đến việc xác định mức giá chuyển đổi. Việc đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi rất phức tạp vì nó là dạng chứng khoán phát hành cho các nhà đầu tư mong muốn hưởng lợi từ một công ty mà họ chưa thực sự hiểu rõ. Bằng việc đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi, họ có thể hạn chế được các rủi ro khi giá cổ phiếu giảm nhưng họ sẽ gặp thiệt hại nếu giá cổ phiếu tăng cao. Nếu như bạn đang gặp khó khăn với bài luận văn về đề tài cổ phiếu, trái phiếu hay bất kỳ đề tài nào khác, hãy liên hệ với DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN của chúng tôi để được hỗ trợ ngay bây giờ nhé! Giá trị trái phiếu chuyển đổi Giá trị của trái phiếu chuyển đổi bằng tổng của giá trị trái phiếu cộng với giá trị của quyền chuyển đổi. Giá trị trái phiếu chính là giá trị hiện tại của các dòng tiền thanh toán gốc và lãi trái phiếu trong suốt kỳ hạn thông qua một lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu được tính dựa theo lãi suất chung trên thị trường và biên độ rủi ro tín dụng của các chủ thể phát hành và tài sản đảm bảo của trái phiếu nếu có. Nếu lãi suất thị trường hay biên độ rủi ro tín dụng tăng đều khiến tỷ lệ chiết khấu tăng và làm giảm giá trị của trái phiếu. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường hoặc biên độ rủi ro tín dụng giảm sẽ khiến tỷ lệ chiết khấu giảm và làm tăng giá trị của trái phiếu. Do đó, trên thị trường thứ cấp, giá trị của trái phiếu biến động theo các nhân tố này. Giá trị quyền mua cổ phiếu trước hết phụ thuộc vào giá cổ phiếu. Nếu giá cổ phiếu tăng thì quyền mua càng có giá trị và ngược lại. Phần chênh lệch giữa giá cổ phiếu hiện hành và giá chuyển đổi được gọi là giá trị nội tại của quyền mua. Nếu giá trị nội tại >0 thì quyền mua có lãi và nếu giá trị nội tại <0 thì quyền mua không có giá trị. Ngoài ra, giá trị quyền mua còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: thời hạn thực hiện quyền mua, mức độ biến động thường xuyên của giá cổ phiếu, lãi suất trên thị trường. Đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi là gì? Quyền mua lại và bán lại trái phiếu chuyển đổi Quyền mua lại trái phiếu chuyển đổi của nhà phát hành là gì? Theo Brealey, Myers, & Allen (2008), quyền mua lại được định nghĩa là khả năng của tổ chức phát hành có quyền mua lại trái phiếu chuyển đổi trước khi đáo hạn với mức giá và ngày xác định được công bố trước khi giá cổ phiếu vượt ra khỏi biên độ biến động giá của công ty dự tính trong hợp đồng trái phiếu chuyển đổi. Mục đích của việc làm này là nhằm bảo vệ quyền lợi của tổ chức phát hành trái phiếu, giảm áp lực đòn bẩy tài chính cho công ty hoặc có cơ hội tài chính hấp dẫn hơn việc phát hành trái phiếu chuyển đổi. Khi ấy những nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu chuyển đổi buộc phải chuyển đổi hoặc thanh lý trái phiếu tại thời điểm đó cho tổ chức phát hành trái phiếu với một mức giá đã được ấn định trước trong hợp đồng quyền chọn này. Khi tổ chức phát hành trái phiếu công bố mua lại thì trái chủ có quyền quyết định trong 30 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu trái phiếu chuyển đổi giảm thấp hơn mức giá thu hồi đã đưa ra thì công ty sẽ chịu thiệt và trái chủ sẽ được lợi do thực hiện quyền mua lại. Quyền bán lại trái phiếu chuyển đổi của trái chủ là gì? Cũng theo Brealey, Myers, & Allen (2008), quyền bán lại trái phiếu chuyển đổi của trái chủ là quyền chọn mà nhà đầu tư trái phiếu (người mua) được bán lại trái phiếu cho tổ chức phát hành vì vậy nó làm gia tăng giá trị của trái phiếu chuyển đổi. Nếu cả quyền bán lại và quyền mua lại trái phiếu chuyển đổi cùng xuất hiện đồng thời trong hợp đồng thì quyền ưu tiên sẽ được xác định dựa vào ngày thực hiện của mỗi quyền trong hợp đồng. Quyền mua lại và bán lại trái phiếu chuyển đổi là gì? Ưu - Nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi là gì? Đối với doanh nghiệp phát hành  Ưu điểm: Khi phát hành trái phiếu chuyển đổi, chi phí phát hành và lãi suất mà doanh nghiệp phải trả thấp hơn so với việc phát hành trái phiếu thông thường và so với lãi suất ngân hàng. Nhờ đó, công ty sẽ giảm thiểu các rủi ro liên quan Doanh nghiệp có thể tăng vốn cổ phần trong tương lai khi chuyển đổi trái phiếu nợ thành cổ phần. Nhờ tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường nên giá cổ phiếu thường không bị sụt giảm. Trước khi chuyển đổi, trái phiếu không ảnh hưởng và làm giảm thu nhập của các cổ động hiện hữu so với việc phát hành cổ phiếu. Doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn do đặc tính có thể chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu.  Nhược điểm: Các cổ đông có quyền tham gia vào việc quản lý công ty nên khi chuyển đổi có thể dẫn đến một số thay đổi trong việc kiểm soát và điều hành công ty. Khi chuyển đổi trái phiếu, vốn chủ sở hữu bị “pha loãng” do tăng số cổ phiếu lưu hành trên mỗi cổ phần nên quyền sở hữu trong công ty sẽ bị thấp hơn. Kết quả chuyển đổi sẽ khiến chi phí trả lãi giảm nghĩa là tăng thu nhập chịu thuế cho công ty vì công ty phải trả thuế nhiều hơn khi chuyển đổi. Đối với nhà đầu tư  Ưu điểm: Trái phiếu chuyển đổi có một số đặc điểm giống như các trái phiếu thường nghĩa là cũng được thanh toán tiền lãi với một mức lãi suất cố định và sẽ được mua lại với giá bằng mệnh giá lúc đáo hạn. Thu nhập từ lãi suất trái phiếu mang lại thường cao hơn và chắc chắn hơn thu nhập từ cổ tức trên cổ phiếu. Người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi được quyền ưu tiên thanh toán trước so với các cổ đông nắm giữ cổ phiếu khi công ty phá sản hoặc thanh lý. Trong thời kỳ thị trường sa sút, giá thị trường của trái phiếu chuyển đổi có xu hướng ổn định hơn so với giá của cổ phiếu bởi giá trị của chúng được hỗ trợ bởi các lãi suất hiện hành của các trái phiếu cạnh tranh khác. Vì có thể chuyển đổi thành cổ phiếu nên giá trị thị trường của chúng có chiều hướng tăng khi giá cổ phiếu tăng. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn chuyển đổi trái phiếu hay không để đảm bảo lợi ích cho mình. Điều này nghĩa là khi giá cổ phiếu sụt giảm xuống dưới giá chuyển đổi,họ sẽ không thực hiện quyền chuyển đổi nên sẽ không bị lỗ nặng và họ vẫn có lợi nếu giá cổ phiếu tăng mạnh khi họ thực hiện quyền chuyển đổi rồi bán cổ phiếu.  Nhược điểm: Trái phiếu chuyển đổi có mức lãi suất thấp hơn so với các loại trái phiếu khác trên thị trường. Thời gian chuyển đổi trái phiếu thường khá dài nên có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan. Trong trường hợp công ty phải ngừng hoạt động vì sáp nhập, hợp nhất hay giải thể thì người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi sẽ bị mất đặc quyền chuyển đổi. Tương tự như các công cụ tài chính khác như cổ phiếu, việc phát hành hay đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi luôn tiềm ẩn những rủi ro liên quan. Do đó, các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần cân nhắc để có thể đưa ra quyết định phù hợp. Hy vọng những chia sẻ về trái phiếu chuyển đổi là gì trong bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống.