« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng quy trình kiểm chuẩn cho thiết bị điều trị điện


Tóm tắt Xem thử

- Trần Quang Độ TRẦN QUANG ĐỘ XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM CHUẨN CHO THIẾT BỊ ĐIỀU TRỊ ĐIỆN KỸ THUẬT Y SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KỸ THUẬT Y SINH 2009 Hà Nội – Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- Họ và tên tác giả luận văn: Trần Quang Độ TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN: XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM CHUẨN CHO THIẾT BỊ ĐIỀU TRỊ ĐIỆN Chuyên ngành : Kỹ thuật y sinh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KỸ THUẬT Y SINH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- Nguyễn Phan Kiên Hà Nội – Năm 2011 SVTH: Trần Quang Độ GVHD: TS Nguyễn Phan Kiên 0LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Xây dựng quy trình kiểm chuẩn cho thiết bị điều trị điện” là công trình nghiên cứu riêng của tôi, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào.
- SVTH: Trần Quang Độ GVHD: TS Nguyễn Phan Kiên 1MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .
- Tổng quan về điều trị Vật lý trị liệu.
- Vai trò của Vật lý trị liệu trong điều trị Sự phát triển của Vật lý trị liệu .
- Vai trò của Vật lý trị liệu trong các phương pháp chữa bệnh .
- Tổng quan một số phương pháp điều trị trong Vật lý trị liệu .
- Điều trị bằng tác nhân điện.
- Điều trị bằng tác nhân từ .
- Điều trị bằng laser công suất thấp .
- Điều trị bằng siêu âm .
- Điều trị bằng cơ, nhiệt .
- Cơ trị liệu .
- Nhiệt trị liệu .
- Điều trị bằng tác nhân điện .
- Điều trị bằng dòng tần số thấp: từ 0 – 1000 Hz .
- Điều trị bằng dòng tần số trung bình: từ 1 kHz – 3 kHz .
- Giải pháp kỹ thuật để sử dụng dòng điện tần số trung bình trong điều trị .
- Điều trị bằng dòng tần số trung bình: từ 100 kHz – 300 MHz SVTH: Trần Quang Độ GVHD: TS Nguyễn Phan Kiên 2Chương II.
- Quy trình Quản lý, bảo dưỡng thiết bị y tế .
- Quản lý thiết bị y tế .
- Lắp đặt thiết bị .
- Chính sách quản lý bảo dưỡng thiết bị y tế Chương III: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị điều trị điện .
- Cấu tạo chung của thiết bị .
- Môt số dạng sóng được thiết kế Chương IV: Phần mềm quản lý kết quả kiểm chuẩn thiết bị .
- Yêu cầu về các chức năng của phần mềm .
- Yêu cầu chức năng .
- Mô tả tổng quát các chức năng chính của hệ thống .
- Thiết kế giao diện SVTH: Trần Quang Độ GVHD: TS Nguyễn Phan Kiên 34.5.
- Thiết kế cơ sở dữ liệu KẾT LUẬN Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt VLTL Vật lý trị liệu PHCN Phục hồi chức năng NKT Người khuyết tật ADN Acid Deoxyribo Nucleic Danh mục các bảng biểu Bảng 1.1 Ví dụ về chỉ định của Laser công suất thấp Bảng 1.2 Ba loại sóng được sử dụng trong Vật lý trị liệu thấp Danh mục các hình vẽ Hình 1.1 Kéo dãn đốt sống cổ ( nhìn thẳng và nhìn ngang Hình 1.2 Kéo dãn đốt sống lưng đồng thời có thể điều trị bằng những tác nhân vật lý khác nhau ( nhiệt, điện quang Hình 1.3.
- Phân biệt các dòng xung tần số thấp và dòng xoay chiều tần số trung bình Hình 1.6 Tác dụng kích thích của dòng MF Hình 1.7.
- Biên độ sóng giao thoa nằm trong đường bao trồi sụt theo tần số thấp Hình 1.10.
- Phương pháp biến điệu biên độ Hình 1.11.
- Sơ đồ khối nguồn Hình 3.3.: Sơ đồ khối tạo sóng Hình 3.4 : Sơ đồ khối công suất Hình 3.5.
- Dạng sóng một pha cố định Hình 3.10.
- Dạng sóng Faradism Hình 3.11.
- Dạng sóng dòng TENS 2 pha không đối xứng Hình 3.12.
- Dạng sóng dòng TENS 2 pha đối xứng Hình 3.13.
- Dạng sóng dòng TENS 2 pha đối xứng điều biên Hình 3.14.
- Dạng sóng dòng TENS 2 pha không đối xứng điều tần Hình 3.15.
- Dạng sóng dòng TENS 2 pha không đối xứng dạng chùm Hình 3.16.
- Dạng sóng tần số trung bình MF có điều chế biên độ Hình 3.17.
- Form chức năng của phần mềm Hình 4.2.
- Form cập nhật thiết bị Hình 4.4.
- Mẫu báo cáo kết quả SVTH: Trần Quang Độ GVHD: TS Nguyễn Phan Kiên 6PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Lý do chọn đề tài: Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua hệ thống y tế trong cả nước đã được đầu tư, nâng cấp trong đó thiết bị y tế chiếm tỷ trọng lớn cả về số lượng, giá trị và được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau như Ngân sách nhà nước, các dự án ODA, các dự án viện trợ.
- Tuy nhiên việc quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa và đặc biệt là kiểm chuẩn các trang thiết bị y tế đang là một vấn đề đặt ra đối với nghành y tế.
- Trong nhiều năm qua, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm tiêu chuẩn chất lượng Bộ khoa học Công nghệ xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn nghành và tiêu chuẩn Việt nam trong lĩnh vực Trang thiết bị y tế.
- Công tác kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị y tế cũng đã được triển khai tại nhiều cơ sở do Viện trang thiết bị và công trình y tế thực hiện dưới sự ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền của Bộ khoa học và công nghệ.
- Tuy nhiên công tác kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị y tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cả về phương tiện lẫn con người.
- Hiện nay tại các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh và một số bệnh viện tuyến Trung Ương nhân lực làm về kỹ thuật thiết bị y tế còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng vì vậy việc bảo dưỡng, chuẩn hóa thiết bị mang tính chất chủ động, định kỳ gần như chưa thực hiện được, chủ yếu vẫn là thụ động, khi nào máy hỏng, người sử dụng thấy kết quả bị sai thì mới tổ chức sửa chữa.
- Bản thân là một cán bộ làm việc trong nghành trang thiết bị y tế, quản lý khoảng gần 800 đầu máy tại một bệnh viện tuyến Trung ương, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để thiết bị của mình bền hơn, ít hỏng hóc hơn, hoạt động đúng chức năng hơn, đảm bảo kết quả chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân vì vậy dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Phan Kiên tôi đã lựa chọn đề tài Xây dựng quy trình kiểm chuẩn cho thiết bị điều trị điện với hy vọng xây dựng SVTH: Trần Quang Độ GVHD: TS Nguyễn Phan Kiên 7nên một quy trình kiểm chuẩn, chuẩn hóa một dòng thiết bị trong hệ thống các trang thiết bị y tế hiện nay.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Tìm hiểu về các ứng dụng của thiết bị vật lý trị liệu trong đó có thiết bị điều trị điện.
- Xây dựng một quy trình kể từ khi lắp đặt, bảo dưỡng định kỳ trong quá trình sử dụng và kiểm chuẩn thiết bị.
- Đối tượng: Thiết bị điều trị điện của Đại học Bách khoa Hà Nội sản xuất và một số các thiết bị cuả các hãng khác trên thế giới.
- Phạm vi nghiên cứu: Các thiết bị đang sử dụng tại khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện E.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài: Tại các nước tiên tiến trên thế giới, chất lượng điều trị bệnh nhân là một yếu tố hết sức quan trọng.
- Trong đó chất lượng của thiết bị đóng một vai trò không nhỏ cấu thành nên yếu tố này.
- Để thiết bị hoạt động đúng, đầy đủ các chức năng theo thiết kế yêu cầu đặt ra là phải kiểm định chất lượng các thiết bị đó.
- Sau khi có kết quả kiểm chuẩn các nhà quản lý sẽ nắm được tình trạng hoạt động của thiết bị này như thế nào, có được phép hoạt động nữa hay không.
- Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tiến hành đo kiểm một số thiết bị điều trị điện trong đó đã phát hiện máy điện phân BK-GALm sau 6 năm sử dụng hiện nay đã xuống cấp, các thông số đo không đảm bảo yêu cầu.
- Với nhiệm vụ quản lý phòng Vật tư Thiết bị y tế, là đơn vị giúp việc cho Ban Giám đốc bệnh viện về việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng các thiết bị trong bệnh viện, tôi đã tham mưu cho Ban lãnh đạo bệnh viện cho tạm dừng hoạt động, đưa đi bảo dưỡng, sửa chữa và lập kế hoạch bổ sung thay thế máy mới.
- SVTH: Trần Quang Độ GVHD: TS Nguyễn Phan Kiên 8Chương I.
- Vai trò của Vật lý trị liệu trong điều trị.
- 1.1 Sự phát triển của Vật lý trị liệu: Trong những năm gần đây, Vật lý trị liệu là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ của y học, một mặt được khuyến khích bởi những thành tựu của Vật lý kỹ thuật và mặt khác được cổ vũ bởi những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
- Sự gia tăng ý nghĩa của phương pháp chữa bệnh bằng các tác nhân vật lý có nhiều nguyên nhân.
- Nỗi e ngại của những hiệu ứng phụ khi dùng thuốc hay các phương pháp hóa trị liệu tất nhiên dẫn tới xu hướng sử dụng các biện pháp vật lý để trì hoãn hay tránh phẫu thuật.
- Chính với những bệnh này, phương pháp điều trị bằng Vật lý trị liệu đã tỏ rõ những ưu việt của mình.
- Tác dụng của nhiều phương pháp Vật lý trị liệu trong một liệu trình thích hợp có khả năng giúp cho cơ thể tự đạt tới khả năng thích nghi tối ưu trong điều kiện sống luôn biến đổi.
- Vai trò của Vật lý trị liệu trong các phương pháp chữa bệnh: Nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, điều trị và phục hồi chức năng là bốn yếu tố trong hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện nay.
- Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng (VLTL/PHCN) là một lĩnh vực non trẻ, được phát triển muộn nhất sau y học phòng bệnh, y học điều trị và được quan niệm là bước phát triển thứ ba của Y học.
- VLTL/PHCN có lịch sử từ lâu nhưng nó thực sự phát triển từ sau hai cuộc chiến tranh Thế giới thứ Nhất và thứ Hai khi có rất nhiều binh sĩ bị thương cần thiết phải được SVTH: Trần Quang Độ GVHD: TS Nguyễn Phan Kiên 9chăm sóc và phục hồi một cách toàn diện mà y học điều trị lúc đó không thể đáp ứng được nhu cầu của người bệnh và người tàn tật.
- Họ đòi hỏi không chỉ chăm sóc để nâng cao sức khỏe mà đi vượt ra ngoài điều trị y tế là giúp những người bị tổn thương và bệnh tật thích nghi đến mức tối đa tình trạng hiện tại của họ để hội nhập xã hội.
- VLTL/PHCN là một lĩnh vực phải đươc cả cộng đồng tham gia và cũng là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển cộng đồng.
- Tại Việt Nam, Trong khoảng 10 năm trở lại đây ngành VLTL/PHCN được xây dựng và phát triển.
- Hầu hết các bệnh viện Trung ương, các bệnh viện đa khoa các tỉnh, thành phố, các ngành, các viện điều dưỡng, Các viện chuyên khoa có giường bệnh đã thành lập được khoa PHCN hoặc khoa Vật lý trị liệu.
- Trong những năm qua, công tác VLTL/PHCN đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ.
- Hiện nay, thực trạng đội ngũ cán bộ chuyên môn VLTL/PHCN thiếu và yếu, trang thiết bị chuyên khoa nghèo nàn, lạc hậu nên công tác VLTL/PHCN vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều NKT nghèo vẫn chưa được tiếp cận với VLTL/PHCN nên cuộc sống vẫn phải SVTH: Trần Quang Độ GVHD: TS Nguyễn Phan Kiên 10nhờ vào người thân.
- công tác đào tạo cán bộ VLTL/PHCN chưa được quan tâm đúng mức.
- Sự ra đời của Bộ môn Vật lý trị liệu - Trường Trung học Kỹ thuật Y tế I - Bộ Y tế vào tháng 12/1978, nay là Bộ môn Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng của Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương là thực sự cần thiết để đào tạo nguồn nhân lực VLTL/PHCN cho đất nước, đặc biệt cho 29 tỉnh thành thuộc miền Bắc.
- Bộ môn kết hợp với các cơ sở điều trị khác để phát triển kỹ thuật chuyên ngành VLTL/PHCN.
- Tham gia khám, điều trị, phục hồi chức năng và phòng ngừa bệnh tật.
- Phát triển và áp dụng các kỹ thuật chuyên ngành VLTL/PHCN, như: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tư vấn tâm lý, kết hợp dinh dưỡng, sử dụng thuốc hợp lý cho người bệnh và người tàn tật.
- Và tại tuyến cộng đồng, Bộ môn tham gia chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo công tác VLTL/PHCN ở tuyến dưới để phát triển kỹ thuật và nâng cao chất lượng SVTH: Trần Quang Độ GVHD: TS Nguyễn Phan Kiên 11VLTL/PHCN.
- Hiện nay, đội ngũ giảng viên của Bộ môn hầu hết có trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ và cử nhân Vật lý trị liệu.
- Với các trang thiết bị tương đối hiện đại, đồng bộ, góp phần không nhỏ vào việc giữ vững và nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ thuật viên VLTL/PHCN.
- Đó là nguồn nhân lực vật lý trị liệu được đào tạo hướng về cộng đồng đã tăng lên không ngừng cả về số lượng và chất lượng, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Tổng quan một số phương pháp điều trị trong Vật lý trị liệu 2.1.
- Điện trị liệu bao gồm tất cả các phương pháp chữa bệnh trong đó tác nhân điện được sử dụng một cách trực tiếp.
- Đến cuối thế kỷ 19 dòng Galvanic được sử dụng trong điều trị một cách phổ biến (Galvanic: Tên nhà bác học người ý đã tìm ra cơ sở điện sinh lý cho việc chữa bệnh bằng dòng 1 chiều).
- Sau đó 1 SVTH: Trần Quang Độ GVHD: TS Nguyễn Phan Kiên 12khoảng thời gian khá dài điện trị liệu nói riêng và vật lý trị liệu nói chung đã bị lép vế trước các phương pháp chữa bệnh bằng phẫu thuật và bằng thuốc.
- Vào những năm cuối của năm 50 của thế kỷ 20 kỹ thuật điện trị liệu lại được phát triển bởi sự phối hợp của dòng Galvanic và dòng Faradic để điều trị các loại bệnh khác nhau.
- Nhìn chung điện trị liệu là một lĩnh vực rất rộng rãi và phong phú, tuy nhiên có thể tạm chia thành 3 dạng.
- Điều trị bằng dòng tần số thấp: Từ 0 – 1000 Hz.
- Điều trị bằng dòng tần số trung bình: Từ 1 kHz – 3 kHz.
- Điều trị bằng dòng cao tần: Từ 100 kHz – 300 MHz.
- Điều trị bằng tác nhân từ: Nam châm đã được sử dụng trong chữa bệnh hàng ngàn năm nay như để chống đau, lấy dị vật nhưng từ trị liệu chỉ được xem là một phương pháp vật lý trị liệu đủ cơ sở và thực tiến trong vòng 40 năm trở lại đây.
- SVTH: Trần Quang Độ GVHD: TS Nguyễn Phan Kiên 13 Từ trường cũng có tác dụng lên hệ tuần hoàn.
- Tác dụng của những tác nhân khác nhau thường bổ sung lẫn nhau và do đó tăng hiệu quả điều trị.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt