« Home « Kết quả tìm kiếm

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CHẤT ĐỘC DA CAM Ở VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CHẤT ĐỘC DA CAM Ở VIỆT NAM Lisa C.
- TÓM TẮT Bài viết này tìm hiểu tranh chấp giữa Mỹ và Việt Nam về những thiệt hại mà người dân Việt Nam phải gánh chịu do hậu quả của việc sử dụng hoá chất diệt cỏ, Chất độc màu da cam trong cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam.
- Bài viết sẽ chỉ ra những vấn đề pháp lý của tranh chấp giữa các bên và không tán thành việc quá tập trung vào quá trình tố tụng, đồng thời cho rằng các hình thức giải quyết tranh chấp quốc tế khác sẽ tạo ra một cơ chế hữu hiệu hơn cho việc giải quyết tranh chấp.
- Trước đây bà đã từng làm việc với tư cách là luật sư nước ngoài tại Việt Nam và đã từng phục vụ cho một số tổ chức và các uỷ ban quốc tế về luật nhân đạo.
- Bồi thường thiệt hại do chất độc màu da cam tại Việt Nam Lisa C.
- Giới thiệu Trong cuộc chiến tranh được nhiều người biết tới với cái tên cuộc chiến tranh Việt Nam hay cuộc chiến tranh chống Mỹ, quân đội Hoa Kỳ đã rải 72 triệu lít thuốc diệt cỏ trên diện tích khoảng 4,5 triệu hec ta ở miền Nam Việt Nam, chủ yếu là loại hoá chất được biết tới với cái tên “Chất độc màu da cam”.
- Mặc dù loại hoá chất này được rải chủ yếu ở Việt Nam song một số vùng của Campuchia và Lào cũng đã là mục tiêu do tuyến đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua hai nước này.[1] Bảy năm sau khi Chất độc màu da cam được sử dụng lần đầu trong cuộc chiến, quân đội Hoa Kỳ đã ngừng sử dụng hoá chất này khi có những tài liệu được công bố cho thấy trong điều kiện phòng thí nghiệm, việc tiếp xúc chất độc này có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh.[2] Các nghiên cứu tiếp sau đó cũng đưa ra các bằng chứng thuyết phục rằng các thành phần trong Chất độc màu da cam cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh ung thư khác cũng như các bệnh như rối loạn chuyển hoá gây tử vong, tổn thương hệ thần kinh và rối lọan chức năng da.[3] Hiện nay, phần lớn sự quan tâm cả về mặt chính trị và khoa học đều tập trung vào những thương tổn mà các cựu chiến binh Mỹ và Úc, ở một mức độ nhỏ hơn, phải gánh chịu.[4] Tranh chấp xung quanh vấn đề trách nhiệm của Chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất Chất độc da cam đã được các cựu chiến binh Mỹ khởi xướng, những người thông qua các hành động cá nhân cũng như tập thể, đã đòi bồi thường cho những thiệt hại mà họ gánh chịu (“the US Class Action”)[5].
- Tuy nhiên, vào năm 2002, các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện một bộ phận dân số Việt Nam những người đã chịu đựng việc tiếp xúc nhiều với loại hóa chất này có hàm lượng dioxin cao hơn mức trung bình 33 lần và cao gấp 206 lần đối với một số cá nhân.[6] Tại một số làng, cứ mười đứa trẻ em thì có một bị dị tật bẩm sinh, bao gồm cả chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ, mất hoặc biến dạng chi, hoặc gặp phải các bệnh khác như là gai đôi cột sống và bại não.[7] Ngoài ra có rất nhiều giai thoại về hậu quả của Chất độc màu da cam và bất kỳ một ai đến Việt Nam đều có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng dị tật bẩm sinh ở trẻ em rất cao, nhất là ở miền Trung và các tỉnh phía Nam Việt Nam.
- Rõ ràng cả về mặt vật chất và chính trị, di sản của cuộc chiến tranh vẫn như một bóng ma tiếp tục ám ảnh người dân Việt Nam.
- Kể từ khi kết thúc chiến sự, Việt Nam đã nhiều lần tính đến khả năng đòi Chính phủ Mỹ bồi thường, nhưng đến tận năm 2004, đòi hỏi chính thức mới được đưa ra.
- Một hành động tập thể (“the Vietnamese Class Action”) được một nhóm các nguyên đơn Việt Nam tiến hành trên đất Mỹ nhằm kiện các nhà sản xuất chất độc da cam của Mỹ song nó đã bị bác bỏ ngay trong năm tiếp theo.
- Phần cuối của bài viết gợi ý rằng thay vào đó, cần tính đến một vài giải pháp không mang tính xét xử cho vấn đề bồi thường thiệt hại.
- Bài viết cho rằng việc chỉ tập trung vào một giải pháp dựa trên quá trình tố tụng là sai lầm vì các vấn đề pháp lý mấu chốt của tranh chấp là hết sức phức tạp và không một diễn đàn duy nhất nào có thể giải thích rõ ràng nguyên nhân hành động trong khi có thể đưa ra được phương thức giải quyết mà các nạn nhân mong muốn.
- Bài viết kết luận rằng các nỗ lực đang được thực hiện trong việc theo đuổi việc đòi bồi thường thiệt hại và giải quyết vấn đề hiện nay phải hướng tới một hình thức 2 giải quyết tranh chấp quốc tế mà bao gồm cả các yếu tố mang tính tư vấn và hỗ trợ.
- Phần thứ nhất – Diễn biến của tranh chấp bồi thường thiệt hại do chất độc màu da cam 1.1 Việc sử dụng chất độc da cam ở khu vực Đông Nam Á và tác hại của nó tới sức khoẻ con người Các nguyên nhân và hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam đều đã được đông đảo mọi người biết tới mặc dù những sự kiện chính xác dẫn tới việc leo thang chiến tranh vẫn còn hoàn toàn không rõ ràng.[8] Chiến tranh chưa hề được tuyên bố trong suốt thời gian chiến sự.
- hơn thế nữa, phía Mỹ dựa vào các thoả thuận điều ước với chính quyền Nam Việt Nam để “leo thang” một cách đơn thuần mức độ dính liú của Mỹ, tăng cường số quân đồn trú tới mức chưa từng có ở đây theo Hiệp định về hỗ trợ quân sự chung ở Đông Dương năm 1950.
- Còn có các vấn đề khác nảy sinh như quy chế của miền Bắc và miền Nam Việt Nam với tư cách quốc gia có chủ quyền và quy chế của du kích và các lực lượng kháng chiến khác theo luật nhân đạo quốc tế.
- Bộ Các vấn đề cựu chiến binh của Mỹ đã đưa ra một danh sách các bệnh, nếu các cựu binh Mỹ đã tham chiến ở Việt Nam (dù trong thời gian ngắn) mắc phải, được cho là có nguyên nhân từ việc tiếp xúc với Chất độc màu da cam.[18] Những bệnh này nhìn chung đều ứng với những “bằng chứng đầy đủ về mối liên hệ” và ‘những bằng chứng còn hạn chế hoặc mang tính gợi ý về mối liên hệ” như Viện Y học Mỹ đã đưa ra.
- Mặt khác, các nghiên cứu về tác hại của dioxin ở Đông Nam Á lại khá hạn chế, các nghiên cứu của Việt Nam thường bị chỉ trích là không có giá trị hay không chính xác theo tiêu chuẩn nghiên cứu của phương tây.
- Theo Portier, “phần nhiều các nghiên cứu của Việt Nam đều không được công bố và chúng tôi chỉ nghe về các nghiên cưú này ở dạng sơ thảo hoặc từng phần”.[19] Vẫn chưa có một nghiên cứu toàn diện nào về những thiệt hại do dioxin gây ra đối với sức khoẻ và môi trường ở Việt Nam.
- Có một vài lý do của việc này: song 4 quan trọng nhất là chi phí cho một nghiên cứu và phân tích toàn diện hoàn toàn nằm ngoài khả năng tài chính của một nước đang phát triển với tổng thu nhập quốc nội hàng năm là 420 đô la Mỹ/đầu người.[20] Ngoài ra, tính nhạy cảm chính trị đối với vấn đề dioxin rất cao, nhất là người ta lo ngại nếu thế giới quá quan tâm đến vấn đề này ở Việt Nam thì sẽ ảnh hưởng xấu đến quan hệ song phương vẫn còn mong manh với Mỹ, tác động đến du lịch và cũng như đe doạ đến việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nếu như các thiệt hại về môi trường được công bố sẽ tác động xấu đến các sản phẩm xuất khẩu như thủy sản.[21] Lào và Campuchia có ít cơ sở hạ tầng y tế công cộng hơn Việt Nam, và cũng dễ bị tổn thương với các yêu cầu chính trị không kém.[22] Nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế cho thấy chất độc màu da cam thực sự đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ đối với người dân Việt Nam.
- Vào đầu năm 2002, dân cư ở các khu vực đã phải tiếp xúc nhiều với loại hóa chất này cho thấy có hàm lượng dioxin cao gấp 33 lần trung bình, và một số trường hợp cá thể cao hơn gấp 206 lần.[23] Tại một số làng, cứ mười đứa trẻ em thì có một bị dị tật bẩm sinh, bao gồm cả chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ, mất hoặc biến dạng chi, hoặc các bệnh khác như là gai đôi cột sống và bại não.[24] Một nghiên cứu thực địa năm 1995 do một chuyên gia Mỹ, tiến sĩ Arnold Schecter, đã so sánh giữa các làng không bị ảnh hưởng của Chất độc màu da cam ở miền Bắc và các làng chịu ảnh hưởng ở miền Nam và cho thấy tại các làng chịu ảnh hưởng, lượng dioxin trong máu của người dân cao khoảng từ 25 đến 170 lần so với các làng ở phía Bắc.[25] Nghiên cứu thực địa tại Lào và Campuchia cũng đã bắt đầu được thực hiện nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của dioxin đến sức khoẻ người dân.[26] 1.2 Diễn biến của việc kiện tụng Tranh chấp xung quanh vấn đề bồi thươờng thiệt hại diễn ra khá chậm chạp và chỉ bắt đầu sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ vào thập kỷ 90.
- Trước thời điểm này, Chính phủ Việt Nam chỉ chủ yếu tập trung vào đánh giá mức độ thiệt hại mà người dân Việt Nam phải gánh chịu chứ chưa phải để đòi đền bù.
- Ví dụ, Uỷ ban liên bộ 10-80[27] của Việt Nam đã được thành lập năm 1980 để điều tra tác động của các loại hoá chất như Chất độc màu da cam đối với người dân, nhưng rõ ràng là không phải để nhằm giải quyết về trách nhiệm hay đòi bồi thường thiệt hại.
- Vào tháng 3/2002, Việt Nam và Mỹ đã ký bản ghi nhớ về thiết lập khuôn khổ nghiên cứu chung về tác động của Chất độc màu da cam và các chất làm rụng lá khác, mặc dù việc tiến hành nghiên cứu chủ yếu về mặt khoa học chứ không mang tính chính trị.[29] 5 Trong suốt quá trình ‘bình thường hoá’ quan hệ ngoại giao và thương mại với Việt Nam, Mỹ đã đưa ra một danh sách khá toàn diện các yêu cầu[30] nhưng lại từ chối giải quyết vấn đề bồi thường cho các nạn nhân chiến tranh của Việt Nam.[31] Trên thực tế, bình luận của người phát ngôn của Đại Sứ quán Mỹ tại Hà Nội ám chỉ rõ ràng việc Mỹ xem xét bình thường hoá quan hệ thương mại với Việt Nam là để đổi lại việc Việt Nam từ bỏ đòi hỏi về vấn Chất độc màu da cam: “Quan hệ Mỹ-Việt Nam đã được bình thường hoá năm 1995 sau khi Việt Nam đã từ bỏ yêu cầu đòi giải quyết/bồi thường chiến tranh”.
- “Vào thời điểm bình thường hoá quan hệ, cả việc bồi thường hay giải quyết hậu quả chiến tranh đều đã không được xét đến hay chấp nhận xem xét trong tương lai”… [Và khi được hỏi liệu quan điểm này có thay đổi nếu có kết quả của việc nghiên cứu] “Tôi nghĩ bản thân lời tuyên bố đã nói lên tất cả”.[32] Tuy nhiên, tiếp theo việc ký Hiệp định thương mại song phương giữa 2 nước năm 2001, việc theo đuổi đòi bồi thường thiệt hại thông qua quá trình tố tụng đã ngày càng các được các giới chính trị và luật gia Việt Nam nói tới.[33] Phần thứ II- Hành động tập thể Việt Nam và các biện pháp không mang tính tố tụng khác 2.1 Hành động tập thể Việt Nam Cuối cùng, vào tháng 1/2004, Đơn kiện tập thể theo Luật đòi bồi thường thiệt hại cho người nước ngoài (Alien Tort Claims Act) đã được đệ trình lên Toà án Liên bang Mỹ, Quận Tây Niu Oóc.
- một cựu chiến binh miền Bắc Việt Nam và những người con của anh ta, những người đang bị ung thư và bị dị dạng bẩm sinh.
- Đơn kiện đã đề xuất việc hợp thành nhóm tuỳ theo mức độ bị ảnh hưởng và dự tính một nhóm có khoảng trên 3 triệu dân Việt Nam.
- Tuy nhiên, Hành động tập thể của Việt Nam đã không tồn tại được lâu do Weinstein J đã ủng hộ yêu cầu của các bị đơn bác bỏ đơn 6 kiện.[35] Dựa vào phán quyết năm 2004 trong vụ Sosa v.
- Các vấn đề lớn nảy sinh đối với các bị đơn trong vụ kiện này là việc chứng minh các vấn đề cần phải được giải quyết để đạt được một kết quả như mong muốn thông qua quá trình tố tụng.
- Đó là: thứ nhất, khởi kiện các công ty hoá chất của Mỹ tại toà án Việt Nam.
- 7 thứ hai là hành động của chính phủ Việt Nam khiếu nại chính phủ Mỹ tại một diễn đàn quốc tế.
- Cũng được xem xét trong phần này là một số vấn đề khác mà có thể làm phức tạp thêm Hành động của phía Việt Nam nếu như họ vẫn tiếp tục theo kiện chứ không bỏ kiện.
- Có những cản trở lớn đối với việc tiến hành vụ kiện ở các toà án Việt Nam.
- Trước hết là theo các nguyên tắc quốc tế kể cả học thuyết về sự lịch thiệp, một toà án ở Việt Nam sẽ không có quyền tài phán để nghe vụ việc chống lại phía Mỹ.
- Thêm vào đó, mặc dù Công ty Hoá chất Dow International và Monsanto đều có văn phòng ở thành phố Hồ Chí Minh, bất kể phán quyết nào đều có thể đòi hỏi phải được thi hành ở Mỹ và không có khả năng một phán quyết của Việt Nam được toà án của Mỹ chấp nhận là có hiệu lực và có thể được thi hành.
- Tương tự, thực tế việc Mỹ không còn chấp nhận quyền tài phán bắt buộc của Toà án quốc tế[43] sẽ đòi hỏi (khó có thể) bước đi từ phía Mỹ tự nguyện chấp nhận quyền tài phán của Tòa án quốc tế để có thể đưa vụ việc tranh chấp giữa Mỹ và Việt Nam ra một diễn đàn quốc tế.
- Hành động tập thể của Mỹ và hành động tập thể của Việt Nam đều một phần dựa vào một loạt các yêu cầu về bồi thường thiệt hại do việc làm thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy định về việc cảnh báo, hành vi gây thiệt hại có chủ định và vấn đề giới hạn trách nhiệm.
- Hành động tập thể Việt Nam thực tế phức tạp hơn nhiều Hành động tập thể của Mỹ vì các lý do sẽ được trình bày dưới đây, và thêm vào đó cũng cần nhớ là Hành động tập thể của Mỹ đã được giải quyết ngay trước phiên toà và do đó vụ việc đã không bao giờ được xem xét trên thực tế của nó.
- Cơ sở thứ hai trong Khiếu kiện của Việt Nam dựa trên cơ sở vi phạm luật pháp quốc tế.
- Mặc dù nội dung của Công ước về Vũ khí sinh học năm 1972 và Công ước về Vũ khí Hoá học năm 1992 không được toà án chấp nhận trong Hành động tập thể của Việt Nam song có thể tranh luận một cách chắc chắn rằng, chúng là biểu hiện của các quy phạm quốc tế chống lại việc sử dụng vũ khí hóa học trong chiến tranh[44].
- Cũng có nhiều bằng chứng khác cho thấy, thậm chí ngay vào thời điểm chiến sự, các nguyên tắc quốc tế lâu đời cũng đã cấm sử dụng các chất như Chất độc màu da cam trong chiến tranh.[45] Tương tự như vậy, hậu quả của chiến tranh Việt Nam đã khiến cộng đồng quốc tế phải đưa thêm Điều 35 và 55 vào Nghị định thư Bổ sung lần thứ nhất đối với các Công ước Giơnevơ năm 1977.[46] Cũng tương tự như vậy, Công ước về việc cấm sử dụng các công nghệ làm biến đổi môi trường trong các cuộc xung đột quân sự và 8 các xung đột vũ trang khác được mở ký năm 1997 cũng cấm sử dụng chiến tranh môi trường, với việc các quốc gia nhất trí không được “tham gia vào các hoạt động quân sự hay các hoạt động thù địch khác sử dụng kỹ thuật biến đổi môi trường tác hại trên diện rộng, lâu dài và nghiêm trọng như các biện pháp hủy diệt, tàn phá hay gây thương tích”.
- Tất cả các nguyên nhân hành động như đã nói trên đòi hỏi, ở những mức độ khác nhau, việc xác định quy chế pháp lý của cuộc chiến tranh Việt Nam – Hoa Kỳ.
- Những điều này phức tạp hơn trong hành động của Việt Nam khi mà các nguyên đơn khác nhau được cho là đã phải gánh chịu những mức độ thiệt hại khác nhau do các lý do khác nhau.
- Những nguyên đơn này gồm có: thành viên của Quân đội miền bắc Việt Nam trước đây và Việt Cộng (đối với những người này có thể đưa ra lập luận rằng luật về phòng vệ áp dụng[47.
- các nhân viên Việt Nam làm việc cho chính phủ Mỹ tham gia vào việc chuyển chất độc da cam trong Chiến dịch Operation Ranch Hand (như vậy khiếu kiện của những người này giống với các cựu chiến binh Mỹ), binh lính miền Nam Việt Nam những người đã thực hiện lệnh của Mỹ, thường dân của các nước không phải là đồng minh tình cờ bị tổn thương do việc trôi dạt của các đám mây chất diệt cỏ, hay những người có đất bị rải chất độc phá huỷ mùa màng, và rất nhiều các ‘nhóm” có thể được nhận diện khác, và các thế hệ hậu duệ (cả thế hệ thứ 2 và thứ 3) của mỗi nhóm nói trên.
- Trong khi hầu hết các nhóm nguyên đơn đều có mặt trong Hành động tập thể Việt Nam ở một mức độ nào đó, đề xuất của các nguyên là nhằm tổ chức thành một hành động tập thể không phải dựa vào quy chế pháp lý của nguyên đơn trong chiến tranh mà theo mức độ thương tổn họ phải chịu đựng.
- Nhận diện đúng bị đơn là một yếu tố quan trọng nhưng cuối cùng việc này đã không bao giờ được kiểm chứng tại phiên toà do việc giải quyết vấn đề Hành động tập thể của Mỹ.
- Tính không chắc chắn liên quan đến nhân thân của các bị đơn đã được thừa nhận trong đơn khiếu nại đã được sửa đổi trong Hành động tập thể Việt Nam bằng việc chỉ ra một số các bị đơn giả tưởng là Công ty hoá chất ABC 1-100 mà theo đơn kiện đã được sửa đổi đại diện “ tên thật và số lượng …các thực thể….mà các nguyên đơn không biết tới… sản xuất và cung cấp chất diệt cỏ để sử dụng trong chiến tranh Việt Nam từ 1961 đến 1975, hoặc là 9 những công ty kế thừa quyền lợi của họ trong vấn đề trách nhiệm”.[48] Trong Hành động tập thể Việt Nam, toà án đã không giải quyết đơn kiện cá nhân cho rằng không có mối liên hệ với việc sử dụng thuốc diệt cỏ do vụ án đã bị bác bỏ, và bất kỳ quá trình tố tụng nào trong tương lai đều có thể gặp khó khăn trong vấn đề này, nhất là khi liên quan đến việc phân bổ trách nhiệm.
- Còn có những phức tạp khác xung quanh vấn đề quy chế pháp lý của cuộc chiến.
- Như Hành động tập thể của Việt Nam đã chỉ rõ, các hành động gây thiệt hại đã được loại bỏ nhằm chống lại các công ty sản xuất Chất độc màu da cam do điều khoản bảo vệ nhà thầu của Chính phủ.
- Giờ đây mọi người đã hiểu hành động được cho là đã dẫn đến Nghị Quyết về Vịnh Bắc bộ của Mỹ không phải là ‘hành động xâm lược trên vùng biển quốc tế’ và thực thế là điều đó hoặc đã không xảy ra hoặc là hành động trả đũa của Bắc Việt Nam nhằm đáp lại một loạt các chiến dịch bí mật và việc xâm phạm liên tục của Mỹ và chính quyền Nam Việt Nam vào lãnh thổ Bắc Việt, điều này cho thấy lịch sử phương tây coi Bắc Việt là kẻ xâm lược là không chính xác.[49] Sự có mặt của quân đội Mỹ ở Việt Nam được biện minh là hỗ trợ cho quân đội pháp theo Hiệp định về hỗ trợ quân sự chung ở Đông Dương năm 1950.[50] Các bên ký kết Hiệp định này [51] đã, ngoại trừ những điều khác, nhất trí “tiếp nhận trong phạm vi lãnh thổ của mình các nhân viên quân sự Mỹ trong trường hợp được yêu cầu và nhằm mục đích của Hiệp định này, dành cho các nhân viên quân sự đó mọi sự thuận lợi để họ có thể thực hiện các trách nhiệm đã được giao của họ một cách tự do và đầy đủ nhất.[52] Chính phủ Mỹ đã coi Hiệp định này là “văn kiện điều chỉnh vấn đề quy chế pháp lý của các nhân viên và cơ sở quân sự của Mỹ ở Việt Nam”.[53] Các hành động của Mỹ có thể được xếp là ‘hành động sen đầm’ với việc Nam Việt Nam tuyên bố tình trạnh khẩn cấp năm 1964 và chiến tranh năm 1965.
- Bắc Việt Nam đã cho rằng cuộc xung đột đơn thuần là xung đột trong nước, trong khi Mỹ lại giữ lập trường Bắc Việt Nam là kẻ xâm lược trong một cuộc xung đột vũ trang quốc tế.
- Giải quyết vấn đề này không những phức tạp về mặt pháp lý mà còn hết sức nhạy cảm về mặt chính trị, nhưng có khả năng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các quyền pháp lý của các nguyên đơn trong vụ kiện chính phủ Mỹ.
- 10 Tóm lại rõ ràng là sự phức tạp của các vấn đề pháp lý, thực tế là nhiều vấn đề không được kiểm chứng về mặt pháp luật và chi phí khổng lồ cho việc khiếu kiện là những nhân tố làm cho vụ kiện này không phù hợp nếu giải quyết thông qua các hình thức xét xử mặc dù có khả năng hoặc thành công khi kháng cáo, hoặc có một quyết định của toà án có lợi ở Việt Nam hay Mỹ, hoặc thậm chí có một hình thức giải quyết trước cả khi ra toà có thể đạt được.
- Tuy vậy, Khiếu kiện tập thể của Việt Nam đã nêu ra vấn đề trách nhiệm, và đã tạo ra nền tảng cho cả hai chính phủ tìm ra các phương thức xác định khác nhau và giải quyết tranh chấp.
- Phần III- Xem xét các biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế khác Phần này sẽ tìm hiểu cách giải thích một số vấn đề liên quan đến các thực thể được gọi là ‘các bên tranh chấp’ cũng như nêu lên một số cá lợi ích then chốt, nhu cầu và quan điểm có thể tác động đến các biện pháp giải quyết tranh chấp.
- Mặc dù bài viết nói đến các bên liên quan là ‘Việt Nam’ và ‘Mỹ’ nhưng không hề có ý ám chỉ các thực thể đều thuộc một nhóm hay không thể thay đổi.
- Điều này cho thấy sự cần thiết có một biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế khác.
- Những vấn đề tưởng như xa lạ với tranh chấp thực tế và những 11 người tranh chấp sẽ tác động đến thành công của bất kỳ một quá trình tìm kiếm giải pháp nào, phần do những người không chấp đóng vai trò, và giải pháp cho tranh chấp.[56] Quá trình giải quyết tranh chấp không dựa trên hoạt động tố tụng có thể được lựa chọn nhằm tận dụng sự ủng hộ và hỗ trợ cho Việt Nam của một số nhóm người ở Mỹ.
- Các nhóm vận động hành lang đã hoạt động tích cực ở Mỹ, với các tổ chức như Hội cựu chiến binh Việt Nam của Mỹ đã có vai trò mang tính công cụ trong việc thúc đẩy các hội nghị khoa học chung và ủng hộ việc: Chính phủ Mỹ và các công ty hoá chất đã bán hóa chất [Chất độc màu da cam] phải có trách nhiệm đạo đức đền bù cho những người Việt Nam đã phải chịu đựng do việc tiếp xúc với chất làm rụng lá trong chiến tranh Việt Nam.[57] Hành động tập thể Việt Nam cũng đã không tính đến thực tế là Việt Nam không phải là nước duy nhất bị thiệt hại do Chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam-Mỹ khi mà một lượng lớn chất độc cũng được rải ở Lào và Campuchia.
- Việc này cũng có thể làm cho Mỹ có thêm động cơ để giải quyết tranh chấp thông qua việc tạo cơ hội cho các yêu sách nảy sinh từ cuộc chiến tranh Mỹ- Việt Nam được giải quyết một cách đồng thời.
- Những đau thương trong lịch sử có thể tác động đến mối quan hệ giữa các nước này là “tranh chấp lãnh thổ đã có nguồn gốc lịch sử và dân tộc lâu đời, dai dẳng” giữa Việt Nam và Campuchia.
- Điều này đứng độc lập với những tính toán ngắn hạn dưới những cái tên như lợi ích, nhu cầu hay cùng ý thức hệ.[58] Vấn đề danh dự và ‘thể diện’ quốc tế cũng là những động lực quan trọng cho cả Việt Nam và Mỹ.
- Theo Farrell khẳng định “danh tiếng là một nhân tố xuất phát từ mong muốn của Việt Nam là nhằm tạo ra một bản sắc dân tộc và nhằm có được sự công nhận và thừa nhận về vị thế đã thay đổi của họ [là một thực thể đã lớn mạnh và độc lập]”[59].
- Không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của việc này.” [60] Có thể thấy một mức độ thực dụng cao trong kiện cáo của Việt Nam về chất độc da cam.
- Thay vì xem xét khả năng trừng phạt hay đòi hỏi công lý như các nhà hoạt động nhân quyền phương Tây như Tatchell 12 cổ vũ,[61] Việt Nam chủ yếu tập trung vào vấn đề đền bù.
- Theo Việt Nam lập luận, cái giá của việc khôi phục công lý quá cao khi mà các gia đình nạn nhân đều không có nguồn tài chính để chi trả cho các nhu cầu y tế cơ bản của các nạn nhân.
- Các tính toán tài chính là hết sức quan trọng đối với Việt Nam.
- Khiếu kiện tập thể của Mỹ đã đưa ra mức chi phí có thể đạt được – phí trước phiên toà lên đến 40 triệu đôla, khoản này bằng với 0,12% GDP hàng năm của cả Việt Nam.[62] Người Việt Nam coi khoản tiền đó là không biện minh được, và chi phí cho kiểm tra khoa học không nằm trong tính toán của họ.
- Có hai khả năng cho việc đàm phán ad hoc: một là các bên đàm phán thực chất nhằm giải quyết vấn đề.
- Trong trường hợp Việt Nam và Mỹ, phần lớn việc đàm phán về bồi thường thiệt hại do Chất độc màu da cam đã diễn ra thông qua các kênh ngoại giao và khi nào cũng vậy, vấn đề này chỉ được thảo luận trong một nhóm các vấn đề chính trị khác như cựu binh Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA), 13 nhân quyền, hỗ trợ kinh tế và cơ cấu lại các khoản nợ.
- Để bảo đảm việc có tiến bộ trong đàm phán giả quyết tranh chấp, Việt Nam cần phải đảm bảo rằng đàm phán ngoại giao chỉ gói gọn trong vấn đề giải quyết hậu quả chất độc da cam.
- Điều này có thể dẫn tới việc tránh đi chứ không giải quyết những lĩnh vực tranh chấp quan trọng.
- Đây là vấn đề thực sự được quan tâm trong 14 trường hợp quan hệ Việt Nam-Mỹ, trong đó các kênh ngoại giao đều khá mới nhưng đã có một lượng lớn các vấn đề ngoại giao đòi hỏi phải thảo luận.[66] Mặc dù đàm phán với tư cách là phương thức duy nhất giải quyết tranh chấp nhưng dường như không hoàn toàn phù hợp cho tranh chấp này nhưng đàm phán có thể tiếp tục giải quyết các vấn đề thủ tục nhằm xác định hình thức một cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính tổ chức.
- Tuy nhiên, vẫn có cơ hội cho tranh chấp như vấn đề bồi thường thiệt hại do Chất độc màu da cam được đưa ra tòa trọng tài trên cơ sở sự nhất trí của các bên.
- Trọng tài là một biện pháp giải quyết tranh chấp phổ biển và dễ hiểu đối với cả Mỹ và Việt Nam và cho phép các bên quyết định phạm vi điều tra, các kết quả giải quyết tranh chấp có thể có và tính chất của trọng tài.
- Trong khi điều này tránh được các vấn đề hành động tập thể đi cùng với các hành động riêng trong nước Mỹ, một vấn đề tồn tại là địa điểm cho trọng tài và các chi phí đi cùng với việc tham dự và đại diện của các bên Việt Nam.
- Điều đó đã được xử lý khi Hội đồng bỏ qua những vấn đề chưa được giải quyết này và đề xuất một giải pháp tổng thể có tính đến những vấn đề không rõ ràng về mặt pháp lý.[72] Có rất nhiều điểm giống nhau giữa vụ tranh chấp Bỉ- Đan Mạch và vụ tranh chấp giữa Mỹ- Việt Nam và vụ việc cho thấy khả năng sử dụng thủ tục hội đồng hòa giải.
- Như đã được nêu ở phần đầu của phần này, tập trung chính của Việt Nam chủ yếu là trên vấn đề bồi thường thiệt hại, do việc công lý được phục hồi về thực chất được xem là một việc làm quá tốn kém.
- Tác giả bài viết cho rằng một Uỷ ban điều tra là hình thức hoàn toàn thích hợp cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do Chất độc màu da cam giữa Việt Nam-Hoa Kỳ.
- Điều này là có lợi cho cả hai bên vì nếu xét từ quan điểm của Việt Nam, các tranh cãi pháp lý tốn kém và những hành động tạm thời có thể tránh được, còn đối với phía Mỹ, vấn đề trách nhiệm sẽ không được thảo luận.
- Kết hợp giữa điều tra – đàm phán: thủ tục này có lợi thế là tránh được vấn đề trách nhiệm hoặc việc áp đặt một giải pháp thông qua xét xử đối với các bên.
- Sử dụng Uỷ ban điều tra có thể tuyên bố về các vấn đề thiệt hại chính và các bên sau đó có thể tự đàm phán về một thoả thuận giữa họ.
- Kết hợp giữa điều tra – trọng tài: như đã được trình bày ở trên, thủ tục này cũng như các thủ tục khác có lợi thế trong việc tránh đề cập vấn đề trách nhiệm.
- 20 KẾT LUẬN Thiệt hại do chất độc màu da cam chỉ là một trong nhiều loại thiệt hại mà cuộc chiến tranh Việt Nam gây ra cho con người, môi trường cũng như quan hệ giữa các quốc gia.
- Trong khi rất nhiều các vết thương tình cảm cần thời gian để hàn gắn một cách đầy đủ, cơ hội nắm bắt vấn đề thiệt hại đối với con người và môi trường ở Việt Nam không nên bị bỏ qua hoặc phải chờ đợi bởi các tính toán chính trị không cần thiết.
- Hành động tập thể Việt Nam có thể có thế mạnh khi kháng cáo, tuy nhiên mục đích của bài viết này cho rằng việc chỉ tập trung vào kháng cáo có thể là sai lầm.
- Có các bằng chứng hết sức thuyết phục và mạnh mẽ về các thiệt hại ở Việt Nam là do Chất độc màu da cam gây ra bất kể chúng có được coi là thích hợp cho quá trình tố tụng hay không.
- Nói một cách đơn giản, hàng triệu đô la để chứng minh và phản lại các chứng minh về nguyên nhân thiệt hại ở Việt Nam có thể được sử dụng một cách hữu hiệu và dễ dàng hơn ở Việt Nam để giảm nhẹ các nỗi đau mà người dân ở đây phải gánh chịu và phần nào đó có thể bù đắp cho những thiệt hại về môi trường.
- Phần thứ III của bài viết này giới thiệu một loạt các cơ chế khá tiết kiệm mà có khả năng giải quyết vấn đề theo cách thích hợp cả về mặt chính trị và pháp lý.
- Việc lựa chọn thận trọng trong số các biện pháp này sẽ không những thoả mãn các nhu cầu và lợi ích thiết yếu của các bên mà còn cho phép giả quyết tranh chấp và các vấn đề cơ bản của cuộc chiến tranh đồng thời tạo động lực cho việc phát triển hơn nữa quan hệ Việt – Mỹ.
- Các vấn đề liên quan tới một hành động tập thể của 3 nước sẽ được giời thiệu tóm tắt ở phần sau.
- Questions in a Village (1999), US News and World Report Có một quan điểm được thừa nhận chung về các sự kiện cho thấy một cuộc xung đột do miền Bắc Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ, mặc dù sau đó Tổng Thống Johnson được cho là đã bình luận “ với tất cả những gì tôi biết thì hải quân chúng ta đã bắn vào các con cá heo ở đó”.
- Những lo ngại là hoàn toàn có cơ sở: nông nghiệp đóng góp ¼ tổng thu nhập của Việt Nam và sử dụng một lượng lớn dân số.
- [27] Uỷ ban này được biết tới với cái tên Uỷ ban điều tra hậu quả chất độc màu da cam ở Việt Nam.
- [31] Ghi nhận rằng không chỉ bao gồm các nạn nhân Chất độc màu da cam, mà còn cả các nạn nhân do mìn và các gia đình người Việt Nam có thân nhân mất tích trong chiến tranh.
- [38] Như trên, trang 141 [39] Như trên, trang Như trên, trang 129 [41] Như trên, trang Như trên, trang 180 [43] Do vụ Nicaragua, Mỹ đã không còn chấp nhận quyền tài phán bắt buộc của Tòa án Quốc tế [44] Thực tế, cuộc chiến tranh Việt Nam đã là một động lực cho đàm phán những công ước này, đặc biệt là Công ước về vũ khí hóa học mà việc đàm phán công ước này đã được bắt đầu vào năm 1969.
- [47] Tuy nhiên một vấn đề cấp thiết hơn là tỷ lệ dung Chất độc màu da cam chống lại Việt Nam- Trong Vụ Nicaragua, Tòa án Quốc tế đã tuyên bố “có một nguyên tắc cụ thể theo đó việc phòng vệ chỉ có thể biện hộ cho các biện pháp tương xứng với việc tấn công bằng vũ khí và cần thiết để đáp trả nó, một nguyên tắc đã được thừa nhận trong luật quốc tế [48] In re Agent Orange Product Liability Litigation, Amended Class Action, filed September 10, 2004, at 2.
- [70] Thỏa thuận này có thể đạt được bằng cách hoặc là thông qua đàm phán, hòa giải hoặc các biện pháp mang tính quyết định khác, tạo ra một cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính kết hợp