Academia.eduAcademia.edu
Đại học Quốc gia TP.HCM Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa Văn học và Ngôn ngữ. Lớp cao học (2-2017) Xã hội học văn chương A. Mục tiêu : Mục tiêu của môn học này là trang bị cho học viên cao học một số kiến thức căn bản của môn xã hội học văn chương, bao gồm những lý thuyết xã hội học về văn chương, những lãnh vực nghiên cứu cũng như những phương pháp nghiên cứu và khảo sát của môn này. Số tín chỉ : 2 (30 tiết). B. Nội dung môn học : 1 2 3 4 Chương Những lý thuyết và những cách tiếp cận xã hội học về văn chương Hoàn cảnh xã hội của quá trình sản xuất ra tác phẩm Xã hội học về tác phẩm Xã hội học về quá trình tiếp nhận tác phẩm Mục 1a : - Một số khái niệm xã hội học - Sự kiện văn chương xét như một sự kiện xã hội : những xu hướng lý thuyết tiền xã hội học - Từ lý thuyết phản ánh đến lý thuyết cấu trúc luận sinh thành và lý thuyết cultural studies 1b : - Lý thuyết “trường” - Lý thuyết về định chế văn chương - Lý thuyết đa hệ thống - Lý thuyết tương tác biểu tượng - Lý thuyết mạng lưới xã hội - Văn chương trong xã hội và vai trò xã hội của nhà văn - Các định chế của thế giới văn chương - Mối quan hệ giữa các quan niệm và diễn ngôn trong xã hội với nội dung của tác phẩm văn chương - Nhãn giới “hậu thuộc địa” - Cách tiếp cận tiểu sử - Những cuộc cách mạng biểu tượng trong thế giới văn chương - Tư thế và chiến lược viết lách của nhà văn - Các định chế trung giới giữa nhà văn với công chúng (xuất bản, biên tập, dịch, nghiên cứu văn học và phê bình văn học, phát hành...) - Xã hội học về việc đọc và về độc giả Số tiết 5 5 5 5 5 5 C. Bài đọc của từng chương : 1. Những lý thuyết và những cách tiếp cận xã hội học về văn chương (Ghi chú : Về các bài đọc, xem chi tiết tên tài liệu và tác giả ghi ở phần Tài liệu học tập phía dưới) 1a : - Trần Hữu Quang, “Xã hội học là gì ?” (chương 1, Xã hội học nhập môn, 1998). - Trần Hữu Quang, “Xã hội và cá nhân. Quá trình xã hội hóa” (chương 2, Xã hội học nhập môn, 1998). 1 - Lộc Phương Thủy, Nguyễn Phương Ngọc, “Xã hội học văn học. Một số vấn đề” (trong Lộc Phương Thủy et al., 2014, tr. 12-28). - Huỳnh Như Phương, Về tính chất xã hội của văn học (trong Lý luận văn học, 2014, tr. 12-18). - Đoàn Văn Chúc, Về đối tượng của xã hội học văn hóa (trong Xã hội học văn hóa, 1997, tr. 27-54). - Bùi Quang Thắng, Về mối quan hệ giữa mỹ học nghệ thuật và xã hội học nghệ thuật (trong Xã hội học nghệ thuật, 1998, tr. 55-68). 1b : - Lộc Phương Thủy, “Xã hội học văn học trong các công trình nghiên cứu của Lucien Goldmann” (trong Lộc Phương Thủy et al., 2014, tr. 59-82). - Nguyễn Phương Ngọc, “Xã hội học văn học trong nghiên cứu của Robert Escarpit và trường phái Bordeaux” (trong Lộc Phương Thủy et al., 2014, tr. 83-107). - Nguyễn Phương Ngọc, “Xã hội học văn học của Pierre Bourdieu” (trong Lộc Phương Thủy et al., 2014, tr. 108-134). - Trần Hữu Quang, “Định chế xã hội” (chương 7, Xã hội học nhập môn, 1998). - Nguyễn Xuân Nghĩa, “Một số chủ đề cơ bản trong tư tưởng xã hội học của Erving Goffman : tương tác, căn tính và trật tự xã hội” (Tạp chí Khoa học xã hội (TP.HCM), số 1 (161), 2012, tr. 60-71). - Trần Hữu Quang : “Nhóm sơ cấp trong xã hội” và khái niệm mạng lưới xã hội (trong Bùi Quang Dũng, chủ biên, Xã hội học, 2013, tr. 105-142). 2. Hoàn cảnh xã hội của quá trình sản xuất ra tác phẩm - Phùng Ngọc Kiên, “Khác biệt và tương đồng : Nghiên cứu xã hội học văn học về trường hợp Trần Dẩn” (trong Lộc Phương Thủy et al., 2014, tr. 173-224) - Nguyễn Phương Ngọc, “Tìm hiểu khả năng ứng dụng lý thuyết ‘trường’ vào nghiên cứu đời sống văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” (trong Lộc Phương Thủy et al., 2014, tr. 135-157) - Trịnh Anh Tùng, “Pierre Bourdieu : thuật ngữ ‘habitus’ và khả năng ứng dụng để phân tích một vài vấn đề của xã hội Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Xã hội học, số 1 (105), 2009, tr. 87-93). - Nguyễn Xuân Nghĩa, “Pierre Bourdieu và Anthony Giddens về song đề cấu trúc/hành động” (Tạp chí Khoa học xã hội (TP.HCM), số 10 (170), 2012, tr. 71-82). - Đỗ Lai Thúy, “Tiếp cận văn học từ hệ thống văn hóa”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 305, tháng 11-2009. - Mai Anh Tuấn, “Nhân học trong nghiên cứu văn chương”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 840, tháng 3-2016. - Đỗ Lai Thúy, “Một cái nhìn vào ‘Thế hệ nhà văn sau 1975’”, trong Thế hệ nhà văn sau 1975, Hà Nội, Nxb Hội nhà văn, 2016. 3. Xã hội học về tác phẩm - Gisèle Sapiro, La sociologie de la littérature, Paris, La Découverte, 2014, chương 3 (THQ trình bầy). - Phùng Ngọc Kiên, “Một số hoạt động văn học giai đoạn hòa bình lập lại (1954-1958) xét từ lý thuyết ‘trường’ của P. Bourdieu” (trong Lộc Phương Thủy et al., 2014, tr. 158-172). - Trần Đình Sử, “Văn học và ý thức hệ xã hội”, Tạp chí Văn hóa Nghệ An (ngày 17-8-2012). - Đỗ Lai Thúy, “Bước chuyển hệ hình thơ Việt từ tiền hiện đại sang hiện đại”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 824, tháng 7-2015. 2 - Hồ Anh Thái, “Tự mình cách biệt” (Tiểu luận), Tạp chí Văn nghệ quân đội, (số 853, tháng 9-2016). 4. Xã hội học về quá trình tiếp nhận tác phẩm - Huỳnh Như Phương, Về người đọc và việc tiếp nhận văn học (trong Lý luận văn học, 2014, tr. 187-216). - Bùi Quang Thắng, Về xã hội học nghệ thuật ở Việt Nam (trong Xã hội học nghệ thuật, 1998, tr. 132-180). - Phùng Ngọc Kiên, “Khoảng cách thẩm mỹ tiểu thuyết dịch nhìn từ góc độ xã hội học qua trường hợp Bà Bovary ở Việt Nam” (trong Lộc Phương Thủy et al., 2014, tr. 225-256). - Bùi Quang Thắng, Về phương pháp nghiên cứu của bộ môn xã hội học nghệ thuật (trong Xã hội học nghệ thuật, 1998, tr. 69-131). D. Phương pháp học tập : Dự và nghe giảng, thuyết trình và thảo luận. Mỗi học viên sẽ tự mình chọn một hoặc hai chủ đề có liên quan để thuyết trình tại lớp. Các bài thuyết trình sẽ diễn ra xen kẽ với các bài giảng. E. Phương pháp đánh giá kết quả học tập : - Bài thuyết trình : trọng số điểm = 30%. - Bài tiểu luận cuối học kỳ (mỗi học viên làm một bài tiểu luận 7-10 trang theo chủ đề tự chọn) : trọng số điểm = 70%. F. Tài liệu học tập : 1. Bùi Quang Thắng (1998), Xã hội học nghệ thuật, Hà Nội, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa-Thông tin. 2. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học văn hóa, Hà Nội, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa-Thông tin. 3. Đỗ Lai Thúy, “Tiếp cận văn học từ hệ thống văn hóa”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 305, tháng 11-2009. http://vhnt.org.vn/tin-tuc/van-hoc-nhiep-anh/28449 /tiep-can-van-hoc-tu-he-thong-van-hoa (truy cập ngày 22-2-2017). 4. Đỗ Lai Thúy, “Bước chuyển hệ hình thơ Việt từ tiền hiện đại sang hiện đại”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 824, tháng 7-2015. http://vannghequandoi.com.vn/ Binh-luan-van-nghe/buoc-chuyen-he-hinhg-tho-viet-tu-tien-hien-dai-sang-hiendai-7661.html (truy cập ngày 22-2-2017). 5. Đỗ Lai Thúy, “Một cái nhìn vào ‘Thế hệ nhà văn sau 1975’”, trong Thế hệ nhà văn sau 1975 (kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức ngày 18-4-2016), Hà Nội, Nxb Hội nhà văn, 2016. Xem tại trang web của Hội Nhà văn Việt Nam : http://vanvn.net/tim-toi-the-nghiem/mot-cainhin-vao-the-he-nha-van-sau-1975/675 (truy cập ngày 22-2-2017). 6. Hall, John (1979), The Sociology of Literature, London and New York, Longman. 7. Hồ Anh Thái, “Tự mình cách biệt” (Tiểu luận), Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 853, tháng 9-2016. Có thể đọc bài này tại trang http://hoanhthai.vn/Tac-Pham/Tu -minh-cach-biet-271.html (truy cập ngày 22-2-2017). 8. Huỳnh Như Phương (2014), Lý luận văn học (Nhập môn), tái bản lần thứ nhất, TP.HCM, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM. 9. Lộc Phương Thủy, Nguyễn Phương Ngọc và Phùng Ngọc Kiên (2014), Xã hội học văn học, Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Mai Anh Tuấn, “Nhân học trong nghiên cứu văn chương”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 840, tháng 3-2016. http://vannghequandoi.com.vn/Binh-luan-van- 3 nghe/nhan-hoc-trong-nghien-cuu-van-chuong-8791.html (truy cập ngày 22-22017). 11. Nguyễn Xuân Nghĩa (2012), “Một số chủ đề cơ bản trong tư tưởng xã hội học của Erving Goffman : tương tác, căn tính và trật tự xã hội”, Tạp chí Khoa học xã hội (TP.HCM), số 1 (161), tr. 60-71. 12. Nguyễn Xuân Nghĩa (2012), “Pierre Bourdieu và Anthony Giddens về song đề cấu trúc/hành động”, Tạp chí Khoa học xã hội (TP.HCM), số 10 (170), tr. 71-82. 13. Sapiro, Gisèle (2014), La sociologie de la littérature, Paris, La Découverte, Coll. Repères. 14. Trần Đình Sử (2012), “Văn học và ý thức hệ xã hội”, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, ngày 17-8-2012, https://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-vanhoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/van-hoc-va-y-thuc-he-xa-hoi (truy cập ngày 22-22017) 15. Trần Hữu Quang (1998), Xã hội học nhập môn, Viện Đào tạo Mở rộng TP.HCM, Khoa Đông Nam Á học (1993), Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM (có bổ sung). 16. Trần Hữu Quang (2013), “Nhóm sơ cấp trong xã hội và mạng lưới xã hội”, bài đã in trong Xã hội học, Bùi Quang Dũng (chủ biên), giáo trình sau đại học, Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội, Chương IV, tr. 105-142. 17. Trịnh Anh Tùng (2009), “Pierre Bourdieu : thuật ngữ ‘habitus’ và khả năng ứng dụng để phân tích một vài vấn đề của xã hội Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, số 1 (105), tr. 87-93. G. Tài liệu đọc thêm : 1. Berger, Peter L., và Thomas Luckmann (2015), Sự kiến tạo xã hội về thực tại. Khảo luận về xã hội học nhận thức, Trần Hữu Quang chủ biên dịch thuật, giới thiệu và chú giải, Hà Nội, Nxb Tri thức, Tủ sách Tinh Hoa. 2. Bourdieu, Pierre (2014), “Quy tắc của nghệ thuật. Nhập đề”, Nguyễn Phương Ngọc dịch, trong Lộc Phương Thủy et al., tr. 412-432. 3. Bourdieu, Pierre (2014), “Quy tắc của nghệ thuật. Ba trạng thái của trường”, Phùng Ngọc Kiên dịch, trong Lộc Phương Thủy et al., tr. 433-499. 4. Bửu Nam (2016), Các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại và sự tiếp biến, vận dụng ở Việt Nam, Huế, Nxb Đại học Huế. 5. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên) (2004), Từ điển văn học, bộ mới, Hà Nội, Nxb Thế giới. 6. Escarpit, Robert (2014), “Xã hội học văn học”, Nguyễn Phương Ngọc dịch, trong Lộc Phương Thủy et al., tr. 323-373. 7. Escarpit, Robert (2014), “Văn học và xã hội”, Nguyễn Phương Ngọc dịch, trong Lộc Phương Thủy et al., tr. 374-411. 8. Goldmann, Lucien (2014), “Phương pháp cấu trúc phát sinh trong lịch sử văn học”, Lộc Phương Thủy dịch, trong Lộc Phương Thủy et al., tr. 260-275. 9. Goldmann, Lucien (2014), “Tiểu thuyết Mới và hiện thực”, Lộc Phương Thủy dịch, trong Lộc Phương Thủy et al., tr. 297-322. 10. Gros, Edmond (1989), “Sociologie de la littérature”, in Marc Angenot, Jean Bessière, Douwe Fokkema, Eva Kushner (Dir.), Théorie littéraire. Problèmes et perspectives, Paris, PUF, pp. 127-149. 11. Lộc Phương Thủy, Nguyễn Phương Ngọc và Phùng Ngọc Kiên (2014), Xã hội học văn học, Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Nguyễn Phương Ngọc (2010), “Nghiên cứu văn học nghệ thuật và lý thuyết ‘trường lực’ của Pierre Bourdieu”, trong Phương pháp nghiên cứu xã hội và lịch sử, Bùi Thế Cường (chủ biên), Hà Nội, Nxb Từ điển Bách khoa, tr. 249-268. 4 13. Trần Hữu Quang (2005), “Khái niệm hiện đại hóa”, Tạp chí Xã hội học, số 2 (90), tr. 103-107. 14. Trần Hữu Quang, Nguyễn Đức Lộc, Ngô Thị Ngân Bình (2013), Đi tìm ý tưởng cho đề tài nghiên cứu khoa học, TP.HCM, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM. 15. Trần Hữu Quang (2015), Xã hội học báo chí, tái bản lần thứ nhất, có bổ sung và cập nhật, TP.HCM, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM. 16. Trần Hữu Quang (2016), “Tìm hiểu khái niệm trí thức”, Tạp chí Khoa học xã hội (TP.HCM), số 1 (209), tr. 14-28. 17. Wacquant, Loïc (2006), “Pierre Bourdieu”, in Rob Stones (Ed.), Key Contemporary Thinkers, London and New York, Macmillan, new edition, Chapter 16, pp. 261-277. TP.HCM, ngày 24-2-2017 Trần Hữu Quang 5