« Home « Kết quả tìm kiếm

Bất ổn an ninh chính trị -xã hội tại Thái Lan. 1


Tóm tắt Xem thử

- Bất ổn an ninh chính trị - xã hội tại Thái Lan.
- 1 Nguyễn Hồng Bắc Từ năm 2006 đến nay, Thái Lan chìm trong một giai đoạn đầy bất ổn chính trị - xã hội.
- Các cuộc đảo chính, và bạo loạn liên tiếp xảy ra trong hơn 10 năm qua do mâu thuẫn trong phân tầng xã hội với sự cạnh tranh quyền lợi gay gắt trong lòng xã hội (giữa chủ thể mới và cũ (giai cấp thượng lưu, quân đội và hoàng gia).
- Cuộc khủng hoảng tại Thái Lan là cuộc khủng hoảng của nền dân chủ và chế độ hoàng gia trong lòng xã hội.
- Một nền dân chủ chưa trưởng thành trong một hệ thống chính trị quân chủ lập hiến đã khiến Thái Lan chìm trong bất ổn.
- Từ khóa: bất ổn chính trị, chính sách dân túy, Thái Lan Since 2006, Thailand has deeply sank into an insecurity socio-political period.
- Những hiện tượng này đã xuất hiện tại Thái Lan cách nay hơn một thập niên với sự chiến thắng của Thaksin trong cuộc bầu cử 2001.
- Sự kiện này đã làm thay đổi chính trường Thái Lan và đẩy đất nước này vào trong bất ổn.
- Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố gây bất ổn an ninh chính trị xã hội tại Thái Lan và những biểu hiện của nó.
- Các yếu tố gây bất ổn an ninh chính trị xã hội Các yếu tố gây bất ổn an ninh chính trị - xã hội tại Thái Lan bao gồm thể chế chính trị lai.
- 1.1.Thể chế chính trị lai: 1Bài viết thuộc đề tài cấp Bộ “Bất ổn an ninh, chính trị, xã hội ở một số nước/ khu vực trên thế giới hiện nay: Nghiên cứu so sánh và một số hàm ý chính sách”.
- Thái Lan là nước quân chủ lập hiến, được điều hành dưới ảnh hưởng của nhà vua Thái Lan.
- Theo hiến pháp Thái Lan, nhà vua không tham gia hoạt động chính trị nhưng trên thực tế lại có ảnh hưởng lớn xã hội Thái Lan.
- Chính vì vậy tại Thái Lan tồn tại một hiện tượng cầm quyền song song giữa một bên là chính quyền hiện hành và bên kia là hoàng gia và hội đồng cơ mật.
- Tại Thái Lan, thể chế chính trị lai được vận hành một cách đặc biệt mang đặc điểm riêng có của Thái Lan.
- Như vậy, cơ chế bầu cử (dân cử) tại Thái Lan tồn tại song song cùng với văn hóa tôn thờ nhà vua, người đứng trên cả chính trị, và thậm chí trên cả luật pháp.
- 1.2.Năng lực quản trị của nhà nước Các cuộc đảo chính liên tục diễn ra cho thấy một chính quyền yếu tại Thái Lan.
- Tham nhũng là tệ nạn tồn tại dai dẳng trong xã hội.
- Năm 2015, Thái Lan đứng thứ 76 trên 168 nước được đánh giá trên thế giới, tăng bậc từ mức 85 trên 175 nước năm 2014, nhưng vẫn giữ nguyên mức điểm 38/100 trong chỉ số nhận thức tham nhũng cho thấy tình hình tham nhũng tại Thái Lan vẫn ở mức nghiêm trọng.2 Bảng 1 cho thấy trách nhiệm giải trình của chính quyền và tiếng nói của người dân tại Thái Lan rất thấp và ngày càng đi xuống.
- Tinh thần thượng tôn pháp luật của Thái Lan chỉ ở mức trung bình.3 Bảng 1: Một số các chỉ số quản trị nhà nước của Thái Lan giai đoạn Chỉ số Trách nhiệm giải trình và tiếng nói người dân Ổn định chính trị Hiệu quả nhà nước Chất lượng ban hành quy định Thượng tôn pháp luật Kiểm soát tham nhũng Nguồn: World Bank Governance Indicators 2 Chỉ số nhận thức tham nhũng được đánh giá theo thang điểm từ 0-100 trong đó 100 là không có tham nhũng và 0 là tham nhũng cao nhất.
- Thái Lan vẫn được xếp hạng tốt hơn về chỉ số nhận thức tham nhũng so với Trung Quốc 83th/168 (37 điểm), và 100th/175 (36 điểm).
- 3 Dự thảo hiến pháp 2016 là hiến pháp thứ 21 từ khi Thái Lan thành lập chế độ quân chủ lập hiến năm 1932 đến nay.
- Năng lực cầm quyền yếu kém của chính phủ khiến cho bất bình đẳng thu nhập tại Thái Lan vẫn liên tục tăng trong giai đoạn 1960-90s, Thái Lan nằm trong nhóm nước có tốc độ gia tăng bất bình đẳng thu nhập cao.4 Bảng 2: So sánh hê ê số GINI của mô êt số quốc gia Đông Nam A Hê ê số Gini 1990s 2000s Tốc đô ê tăng trửng hàng năm.
- Campuchia Indonesia Lào Malaysia Philippines Thái Lan Viê êt Nam Nguồn : Joseph Purugganan (2013).
- Theo Kelly Bird (2011), t̉ lê ê đói ngh̀o ở Thái Lan giảm từ 33,8% năm 1988 xuống c̀n 9% năm 2008.
- 5 Dù vậy, hệ số Gini không phản ánh đầy đủ mức độ bất bình đẳng thu nhập tại Thái Lan.
- 6 Trong đó, nhóm 50 người giàu nhất Thái Lan, gọi là Teflon Tycoons, đã có tổng tài sản r̀ng hơn 100 t̉ USD (3.355 nghìn t̉ Baht), chiếm khoảng ¼ tổng GDP của Thái Lan vào năm 2015.
- 7 1.3.Chia sẻ quyền lực chính trị Từ 1932, quyền lực chính trị tại Thái Lan chủ yếu do quân đội nắm (đứng sau các chính quyền dân cử và ra mặt điều hành sau 2014).
- Nhà vua chỉ đóng vai tr̀ biểu tượng, tầng lớp tinh hoa có ảnh hưởng yếu và dựa vào quân đội và hoàng gia để tìm kiếm lợi ích.
- Thái Lan là nước quân chủ lập hiến, được kiểm soát một cách dân chủ dưới ảnh hưởng của nhà vua Thái Lan.8 Dù vậy, theo hiến pháp Thái Lan, nhà vua chỉ trị vì chứ không tham gia vào đời sống chính trị.
- Có thể thấy rằng từ khi tiếp quản ngai vàng đến nay, vua Bhumibol Adulyadej đã thực hiện đúng chức năng mà hiến pháp đã quy định trong thể chế chính trị tại nước này.
- Một đặc điểm riêng có tại Thái Lan là ảnh hưởng của Hoàng gia trong hoạt động chính trị xã hội.
- Là một đất nước liên tục xảy ra các cuộc đảo chính thì nhà vua là biểu tượng cho sự ổn định tại Thái Lan.9 4 Giovanni Andrea Cornia and Sampsa Kiiski (2001).
- Vì thế, trong các thập k nhà vua đã có quyền lực theo Hiến pháp và ngoài Hiến pháp để can dự vào các biến cố Về nguyên tắc, quân đô êi Thái Lan được có vai tr̀ trung lâ êp và đứng sau hoàng gia.
- Nhưng quân đội có ảnh hưởng chính trị lớn mỗi khi xảy ra biến cố.
- Liên minh giữa phe quân đội và hoàng gia bắt đầu từ cuộc đảo chính 1957-1958.
- Lực lượng quân đội tự cho mình có trách nhiệm đưa các chính phủ vào trật tự, duy trì ổn định xã hội.
- Quyền lực chính trị được chia sẻ với tầng lớp lao động lần đầu tiên khi ông Thaksin thắng trong 2 lần bầu cử nhờ chính sách dân túy.
- Vai tr̀ của quân đội từ sau lần lật đổ chính quyền của bà Yingluck có sự thay đổi.
- Quân đội từ vai tr̀ trung gian trong quá trình chuyển đổi chính quyền mà đã chính thức can dự vào hoạt động cầm quyền trái luật pháp của Thái Lan.
- Như vậy bất ổn chính trị tại Thái Lan hiện nay phản ánh mâu thuẫn giữa cấu trúc thể chế chính trị lập hiến với hệ thống điều hành chia sẻ quyền lực theo kiểu quân chủ.
- Liên tục xảy ra đảo chính Thái Lan đã liên tục thay đổi chính quyền (quân sự - dân sự) từ năm 1932.
- 10 Cuộc đảo chính quân sự năm 1932 là một bước ngoặt trong lịch sử Thái Lan.
- Thái Lan bước sang chế độ quân chủ lập hiến, kéo theo sự hình thành của hiến pháp và mở đường cho cải cách chính trị xã hội.
- Năm 1933, quân đội cũng đảo chính phế truất thủ tướng đầu tiên của Thái Lan, Phraya Manopakorn Nititada khi ông này giải tán Quốc hội.
- Năm 1947, quân đội cũng can thiệp vào chính trường Thái Lan khi họ đưa Khuang Aphaiwong, một nhà sáng lập của đảng Dân chủ lên nắm quyền thay cho chính trị bằng các chỉ dụ trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Vai tr̀ của vua Thái nhiều khi đóng vai tr̀ quyết định trong việc thay đổi cấu trúc quyền lực trong chính trị xã hội Thái Lan.
- Trong cuộc khủng hoảng chính trị năm 1992 cựu Thủ tướng Krapayoon Suchinda và nhà chính trị đối lập Srimuang Chamlong đã được nhà vua h̀a giải chấm dứt khủng hoảng chính trị tại Thái Lan.
- Từ đó, Thái Lan có được giai đoạn dân chủ dài nhất cho tới 2006.
- Cuộc đảo chính năm 1951, quân đội đã giải tán Quốc hội và phục hồi Hiến pháp năm 1932 và Thống chế Phibunsongkhram trở thành thủ tướng Thái Lan.
- Những năm sau đó là một số cuộc đảo chính của giới quân đội như .
- Tháng 3/1976, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Thái Lan đàn áp cuộc biểu tình do sinh viên phát động.
- Tám tháng sau đó, quân đội tổ chức đảo chính lật đổ Thủ tướng Seni Pramoj.
- Năm 1993, nhà vua đã h̀a giải những xung đột chính trị của quân đội và phe đối lập.
- Tháng 5/2014, quân đội lần thứ 12 can thiệp vào chính trường Thái Lan lật đổ chính quyền của bà Jingluck.
- Khủng hoảng quyền lực giữa các lực lượng chính trị xã hội tại Thái Lan cho thấy sự mâu thuẫn lợi ích giữa một bên là phe nhóm của Thaksin và bên kia là quân đội đứng sau Hoàng gia và tầng lớp tinh hoa, cũng như những xung đột giữa giá trị văn hóa và dân chủ tại Thái Lan.
- Đằng sau cuộc khủng hoảng là nỗ lực duy trì quyền lực của lực lượng quân đội.
- 2.2.Khủng hoảng dân chủ Các cuộc đảo chính liên tục diễn ra tại Thái Lan cho thấy sự yếu kém của các tổ chức XHDS.
- Thái Lan được đánh giá là nền dân chủ tự do cho tới tháng 5/2014, nhưng có nền dân chủ không ổn định.
- 12 Những gì hiện ra bề ngoài tại Thái Lan chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, hệ thống chính quyền không có cơ chế kiểm soát quyền lực nên việc thực thi không hiệu quả.
- Hơn nữa, những yếu tố lịch sử, xã hội và văn hóa tại Thái Lan đã khiến cho quá trình dân chủ hóa tại Thái Lan trở nên khó khăn.
- Mạng xã hội đã có tác động lớn trong việc dân chủ hóa cách tiếp cận thông tin và nó đã cung cấp cho mọi người nơi để bày tỏ quan điểm và niềm tin đối với 11 Politics on Southeast Asia (2002).
- xã hội, lịch sử, chính trị và văn hóa.
- Truyền thông là lĩnh vực mà quân đội kiểm soát chặt chẽ trong thời gian đảo chính.
- Sau cuộc đảo chính ngày khi quân đội Thái Lan tuyên bố thiết quân luật, một trong những quy định của nó là hạn chế những người biểu tình biểu tình, hạn chế những gì truyền hình và đài phát thanh đài truyền hình có thể phát sóng và những gì có thể được đăng tải trên phương tiện truyền thông xã hội.
- Chỉ trong 1 tuần kể từ khi quân đội công bố thiết quân luật tại Thái Lan, quân đội Thái Lan đã buộc 14 kênh truyền hình quốc gia và hơn 3.000 kênh radio ngừng phát sóng.
- Thái Lan đã thông qua Đạo luật tội phạm máy tính năm 2007, 13 và nó đã bị chỉ trích mạnh mẽ đối với các tác động tiêu cực của nó đối với tự do ngôn luận trên internet kể từ khi nó được đưa vào bộ luật trong tháng 7/2007.
- Năm 2011, Bộ Thông tin và Công nghệ Thái Lan đã đề xuất một khoản kinh phí khẩn lên đến 50 triệu baht (khoảng 1 triệu euro) để kiểm soát và phong tỏa không gian mạng Internet.14 Từ 2014, Tổ chức Nhà báo không biên giới xếp Thái Lan vào nhóm các nước "chịu sự kiểm duyệt Internet hà khắc".
- Bảng 3: Bảng xếp hạng tự do báo chí Thái Lan qua các năm của Tổ chức Nhà báo không Biên giới (RWB) và Freedom House Năm Xếp hạng chỉ số tự do báo chí Điểm tự do báo chí của của RWB Freedom House Nguồn: Reporters Without Borders và Freedom House các năm.
- 14 Lúc đó mỗi ngày Thái Lan chặn thêm hơn 150 nguồn cung cấp tin có nội dung chống lại chế độ Quân chủ Thái Lan.
- Hàng ngàn các trang web đã bị chặn ở Thái Lan.
- Mạng xã hội tại Thái Lan đã trở thành công cụ thay thế cho việc chống lại việc kiểm duyệt của chính phủ, cung cấp thông tin thay thế cho các phương tiện truyền thông chính thống bởi nhà nước cung cấp, là không gian cho các cuộc tranh luận chính trị để thể hiện quan điểm, chia sẻ ý kiến chính trị của mình.
- Theo BIT 2016, hệ thống đảng phái của Thái Lan được nhận diện là “chưa được thể chế hóa, nhỏ lẻ và phân cực cao ” (BIT 2016, tr.12) 15.
- Giá trị dân chủ chưa được nhận thức sâu sắc, đầy đủ và rộng lớn trong xã hội - Tuổi đời của hầu hết các đảng chính trị ở Thái Lan chưa cao, họ dễ bị kiểm soát bởi phe nhóm, chú trọng tìm kiếm quyền lực và lợi ích vật chất, kiến tạo quốc gia chưa được đầu tư đúng tầm, cấu trúc hệ thống các chính đảng mang tính vùng miền.
- 16 - Tình trạng bất ổn chính trị và xáo trộn xã hội triền miên tại quốc gia mang danh dân chủ bắt nguồn từ việc bất tuân pháp luật của chính những bên cầm quyền hoặc có ảnh hưởng đến quyền lực nhà nước.
- Đó là bản chất của nền chính trị đa nguyên chưa trưởng thành.
- Bất ổn chính trị xã hội tại Thái Lan cho thấy một cuộc khủng hoảng trong nền dân chủ tự do.
- Cùng với các yếu tố văn hóa đặc trưng của Thái Lan, các giá trị dân chủ chưa thực sự bắt rễ tại Thái Lan, nền dân chủ Thái Lan chưa đạt đến độ trưởng thành.
- Trường phái quân vương chủ yếu của Đại học Chulalongkorn, nơi chống lại ông mạnh mẽ nhất, phê phán gay gắt việc ông thực thi chủ nghĩa dân túy, mua chuộc nông dân vùng Đông Bắc bằng tiền thuế của quốc gia, mưu cầu lợi ích và tìm kiếm lực lượng xã hội ủng hộ cho mình, mà không tính đến hậu quả kinh tế, tham vọng kinh tế chính trị của ông đi ngược lại chỉ dụ của Đức Vua…Cho nên, Thacksin cần bị thanh trừng ra khỏi đời sống chính trị quốc gia.
- 17 Mỹ thực hiện chính sách “can dự nhưng không hoan nghênh” với Thái Lan.
- Bằng chứng cụ thể nhất là việc Mỹ vẫn quyết định tham gia, có chừng mực cuộc tập trận hàng năm Hổ Mang Vàng (Cobra Gold) lần thứ 35.19 Thái Lan hiện nay theo đuổi chính sách quan hệ cân bằng với các nước trong khi duy trì chủ quyền quốc gia, phát triển liên kết với các nước lớn được gọi là “siêu cường thay thế” 20 như Trung Quốc và Nga trong khi vẫn duy trì quan hệ với Mỹ và tìm kiếm một ghế tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 21.
- Quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Thái Lan đã được củng cố và phát triển.
- Từ năm 2014, Trung Quốc đang trở thành nước bảo trợ quân sự mới cho Thái Lan.22 Thái Lan tăng cường quan hệ với Trung Quốc qua việc đàm phán các dự án như hệ thống đường xe lửa cao tốc Vân Nam-Lào-Bangkok-Singapore với tổng trị giá lên tới 10,9 t̉ euro,23 và kênh đào Kra.
- Sakkarin, nhà nghiên cứu của trường đại học Mahidol trong nghiên cứu mới của mình về làn sóng di cư thứ tư của người Trung Quốc đã nhận định rằng làn sóng mới này người Trung Quốc đi tìm một cơ hội kinh tế tốt hơn chứ không phải đi tìm kế sinh nhai như trong những lần di cư trước.24 Làn sóng di dân lần thứ 4 tới Thái Lan để học tập, đầu tư, thậm chí để dưỡng già như là một trạm dừng chân để tới một bến bờ tốt hơn tại những nước như Mỹ, Úc, Anh và các nước châu Âu.
- Theo số liệu của Bộ Di trú Thái Lan thì số người Trung Quốc định cư tại Thái Lan là 91272 người.
- Truyền thông Thái Lan cũng đã đưa tin về một trang trại chuối tại Chiang Rai của người Trung Quốc đứng tên người Thái.
- 25 Thái Lan cũng đã bị chỉ trích từ Mỹ, Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Âu và các tổ chức nhân quyền khi trục xuất 109 người Duy Ngô Nhĩ trở về Trung Quốc vào tháng 7/2015, và 2 nhà hoạt động xã hội Trung Quốc vào tháng 10 cùng năm.
- Sự can dự của Trung Quốc và Mỹ vào nội bộ chính trị Thái Lan là không thể 19 Năm 2016, Cuộc tập trận thường niên Hổ mang Vàng (Golden Cobra) với Thái Lan hạ xuống cấp tập dượt sứ mệnh nhân đạo.
- Trung Quốc và Thái Lan đã tổ chức tập trận không quân Blue Sky 2016 vào 21/05/2016.
- Trung Quốc đã được phía chính quyền Thái cho phép tham gia hiện đại hóa căn cứ hải quân Santtaship thuộc vịnh Thái Lan như là một hành động tái “cân bằng quyền lực quân sự” của Mỹ trên đất Thái.
- 23 Đầu năm 2016, Thái Lan đã từ chối dự án Xe lửa Cao tốc với Trung Quốc và đã tự mình xây dựng các dự án lẻ trong dự án này.
- Thái Lan nhấn mạnh rằng nước này không thể chấp nhận đ̀i hỏi của Trung Quốc về độc quyền phát triển đất đai theo đường cao tốc.
- Nó sẽ tác động đến thái độ ứng xử của chính quyền, đến chính sách kinh tế và chính trị đối ngoại của Thái Lan.
- Kết luận: Khủng hoảng quyền lực giữa các lực lượng chính trị xã hội tại Thái Lan cho thấy một cuộc khủng hoảng dân chủ và khủng hoảng hoàng gia đang diễn ra trong l̀ng xã hội Thái Lan.
- Những gì Thái Lan cần là một sự thỏa hiệp và chung sống lẫn nhau giữa hai hệ giá trị.
- Một nền dân chủ chưa trưởng thành trong một hệ thống chính trị quân chủ lập hiến đã khiến Thái Lan chìm trong bất ổn với các cuộc đảo chính liên tiếp diễn ra từ sự xuất hiện của phong trào dân túy trong một chính quyền bị chia sẻ quyền lực.
- Thái Lan cũng thuộc nhóm Cảnh báo và có điểm và xếp hạng theo bậc là 78,8 đứng thứ 74.
- Như vậy, Việt Nam vẫn được xếp hạng ít bất ổn hơn so với Thái Lan.
- Xã hội dân sự ở Malaysia và Thái Lan.
- Nhà xuất bản khoa học xã hội