Academia.eduAcademia.edu
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN XÃ HỘI HỌC Đỗ Thiên Kính Bất bình đẳng mức sống ở nông thôn qua sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình Hà Nội - 2017 1 Bảng chữ viết tắt Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trg CB-CC-viên chức HGĐ DTTS ĐBSCL ĐBSH ĐNB KT-XH NN N.th SXKD SXNN TB TcTc TCTK Tr.du-M.núi phía Bắc VLSS/VHLSS Bắc trung bộ duyên hải miền Trung Cán bộ, công chức, viên chức Hộ gia đình Dân tộc thiểu số Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Đông Nam Bộ Kinh tế - xã hội Nông nghiệp Nông thôn Sản xuất kinh doanh Sản xuất nông nghiệp Trung bình Tự cung, tự cấp Tổng cục Thống kê Trung du miền núi phía Bắc Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam Mục lục MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 4 1. Vài lời giới thiệu về cuốn sách ................................................................................ 4 2. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu .............................................................. 4 Chương I. THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ MỨC SỐNG GIÀU NGHÈO ...... 6 1.1. Bất bình đẳng về thu nhập ...................................................................................... 6 1.2. Bất bình đẳng về chi tiêu ngoài ăn uống .................................................................. 8 1.3. Bất bình đẳng về chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe ............................................. 11 1.4. 1.5. 1.6. Bất bình đẳng về trị giá chỗ ở ............................................................................... 12 Tóm tắt: Cái nhìn tổng quát về bất bình đẳng mức sống ........................................ 14 Bản chất của sự phân cực về mức sống ................................................................. 19 Chương II. THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP............................. 22 2.1. Hộ gia đình không đất nông nghiệp ...................................................................... 22 2.2. 2.3. 2.4. Diện tích và sự phân bố quy mô đất nông nghiệp của các hộ gia đình ................... 23 Kết quả thu nhập từ đất nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn ............................ 29 Tóm tắt: Cái nhìn tổng quát về sử dụng đất nông nghiệp ....................................... 35 Chương III. SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HỘ GIÀU NGHÈO ............ 38 3.1. Hộ gia đình không đất nông nghiệp trở nên nghèo hơn hay là giàu hơn? ............... 38 3.2. 3.3. 3.4. 3.5. 3.6. Diện tích và sự phân bố quy mô đất nông nghiệp ở các hộ giàu nghèo .................. 40 Hiệu quả thu nhập từ đất nông nghiệp ở các hộ giàu nghèo ................................... 44 Những nhân tố tác động đến bất bình đẳng giàu nghèo ......................................... 48 Mô hình về những nhân tố tác động đến nghèo đói và giàu có .............................. 58 Một số nhân tố tác động đến nâng cao mức sống cho hộ gia đình nông thôn ......... 68 Tóm tắt: Cái nhìn tổng quát về bất bình đẳng mức sống qua sử dụng đất nông nghiệp .................................................................................................................. 72 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 76 1. Thực trạng bất bình đẳng về mức sống.................................................................. 76 2. Thực trạng về sử dụng đất nông nghiệp ................................................................ 76 3.7. 3. Bất bình đẳng về mức sống ở nông thôn qua sử dụng đất nông nghiệp .................. 77 KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................................. 79 Phục lục .............................................................................................................................. 84 Tài liệu trích dẫn ................................................................................................................ 85 1 Các bảng Bảng 1. 1. Hệ số Gini về chi tiêu/thu nhập ............................................................................. 6 Bảng 1. 2. Chênh lệch về chi tiêu/thu nhập bình quân đầu người giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo ............................................................................................................. 7 Bảng 1. 3. Tiêu chuẩn “40%” và hệ số Gini về chi tiêu ngoài ăn uống .................................... 8 Bảng 1. 4. Tỉ trọng chi tiêu ngoài ăn uống trong chi tiêu cho đời sống giữa các nhóm hộ giàu nghèo ................................................................................................................ 10 Bảng 1. 5. Tiêu chuẩn “40%” và hệ số Gini về chi tiêu y tế .................................................. 11 Bảng 1. 6. Tiêu chuẩn “40%” và hệ số Gini về trị giá chỗ ở chính ........................................ 12 Bảng 1. 7. Tỉ lệ hộ có các loại nhà ở và có mảnh đất ở (hoặc nhà ở khác) chia theo các nhóm hộ giàu nghèo (2012) ........................................................................................ 14 Bảng 1. 8. Tiêu chuẩn “40%” và hệ số Gini về một số chỉ báo mức sống ............................. 15 Bảng 1. 9. Tổng thu nhập và trị giá chỗ ở của hai nhóm hộ giàu nghèo chiếm bao nhiêu % trong tổng số của cộng đồng? ............................................................................ 17 Bảng 2. 1. Tỉ lệ % các hộ không đất nông nghiệp chia theo vùng KT-XH............................. 22 Bảng 2. 2. Diện tích đất nông nghiệp và đất SXNN của hộ chia theo vùng KT-XH .............. 23 Bảng 2. 3. Diện tích đất lâm nghiệp và đất thủy sản của hộ chia theo vùng KT-XH .............. 25 Bảng 2. 4. Sự phân bố quy mô đất SXNN của các hộ ở nông thôn ........................................ 26 Bảng 2. 5. Hệ số Gini diện tích đất SXNN (m2/người) của dân cư ở nông thôn..................... 29 Bảng 2. 6. Kết quả thu nhập từ đất SXNN của hộ chia theo vùng KT-XH ............................ 31 Bảng 2. 7. Kết quả thu nhập từ đất lâm nghiệp, thủy sản của hộ ở các vùng KT-XH............. 33 Bảng 2. 8. Cơ cấu và tỉ trọng trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích giữa đất lâm nghiệp, thuỷ sản so với đất SXNN của hộ ở các vùng KT-XH ............................................... 34 Bảng 3. 1. Tỉ lệ % hộ không đất nông nghiệp chia theo 5 nhóm hộ giàu nghèo ..................... 38 Bảng 3. 2. Tỉ lệ % hộ không đất nông nghiệp ở 4 vùng KT-XH chia theo 5 nhóm hộ giàu nghèo ................................................................................................................ 39 Bảng 3. 3. Diện tích đất SXNN chia theo các nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn ................... 40 Bảng 3. 4. Diện tích đất lâm nghiệp và đất thủy sản chia theo các hộ giàu nghèo .................. 43 Bảng 3. 5. Sự phân bố quy mô đất SXNN của các hộ giàu nghèo ở nông thôn ...................... 44 Bảng 3. 6. Thu nhập từ đất SXNN của các nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn ....................... 45 Bảng 3. 7. Thu nhập từ đất SXNN của các hộ giàu nghèo ở ĐBSH và ĐBSCL .................... 46 Bảng 3. 8. Thu nhập từ đất lâm nghiệp, thủy sản của các hộ giàu nghèo nông thôn............... 47 Bảng 3. 9. Đặc điểm cá nhân chủ hộ gia đình ....................................................................... 49 Bảng 3. 10. Đặc điểm hộ gia đình......................................................................................... 52 Bảng 3. 11. Đặc điểm cộng đồng làng/xã ............................................................................. 55 Bảng 3. 12. Đặc điểm vùng/miền của hộ gia đình ................................................................. 57 Bảng 3. 13. Mô hình hồi quy Logistic bậc ba (3 chủng loại): Ai thuộc hộ nghèo và hộ giàu ở nông thôn? (2012) ............................................................................................. 60 Bảng 3. 14. Ví dụ thay đổi xác suất tình trạng giàu nghèo của hộ dựa trên mô hình hồi quy Logistic bậc ba (2012) ...................................................................................... 61 Bảng 3. 15. Mô hình hồi quy Logistic bậc ba: Ai thuộc hộ nghèo và hộ giàu ở nông thôn? (1992/93~2012) ................................................................................................ 67 Bảng 3. 16. Mô hình hồi quy Logistic bậc ba: Ai thuộc hộ nghèo và hộ giàu ở nông thôn? (2004~2012) ..................................................................................................... 67 Bảng 3. 17. Ước lượng mô hình hồi quy chuẩn về thu nhập bình quân người/tháng (2012)... 69 Bảng 3. 18. Tỉ lệ % thu nhập từ đất SXNN trong tổng thu nhập của hộ ở nông thôn ............. 71 Bảng 3. 19. Ước lượng mô hình hồi quy chuẩn về chi tiêu/thu nhập bình quân đầu người (1992/93~2012) ................................................................................................ 72 2 Các hình Hình 1. 1. Đồ thị về bất bình đẳng tăng lên ở Việt Nam qua 20 năm đổi mới .......................... 7 Hình 1. 2. Đồ thị về chênh lệch thu nhập giữa các nhóm hộ giàu nghèo.................................. 8 Hình 1. 3. Đồ thị về chênh lệch chi tiêu ngoài ăn uống giữa các nhóm hộ giàu nghèo ............. 9 Hình 1. 4. Đồ thị về chênh lệch chi tiêu y tế giữa các nhóm hộ giàu nghèo ........................... 12 Hình 1. 5. Đồ thị về chênh lệch trị giá chỗ ở chính giữa các nhóm hộ giàu nghèo ................. 13 Hình 1. 6. Đồ thị về bất bình đẳng tăng lên ở Việt Nam qua 20 năm đổi mới ........................ 16 Hình 1. 7. Chiếc bánh thu nhập và tài sản về nhà ở ............................................................... 17 Hình 1. 8. Chênh lệch mức sống giữa các nhóm hộ giàu nghèo ............................................ 18 Hình 1. 9. Hệ thống phân tầng xã hội hình “kim tự tháp” ở Việt Nam .................................. 20 Hình 2. 1. Diện tích đất nông nghiệp và đất SXNN của các hộ gia đình ................................ 24 Hình 2. 2. Sự phân bố quy mô đất SXNN của các hộ ở nông thôn ........................................ 27 Hình 2. 3. Kết quả thu nhập từ đất SXNN của hộ chia theo vùng KT-XH ............................. 31 Hình 3. 1. Diện tích đất SXNN chia theo các nhóm hộ giàu nghèo và vùng KT-XH ............. 40 Hình 3. 2. So sánh diện tích đất SXNN ở các hộ giàu nghèo giữa ĐBSH và ĐBSCL ............ 41 Hình 3. 3. Diện tích đất lâm nghiệp và đất thủy sản chia theo các hộ giàu nghèo .................. 43 Hình 3. 4. Khoảng cách thu nhập từ đất SXNN của các nhóm hộ giàu nghèo ....................... 45 Hình 3. 5. Khoảng cách thu nhập từ đất SXNN của các hộ giàu nghèo ở ĐBSH và ĐBSCL . 46 Hình 3. 6. Khoảng cách thu nhập từ đất lâm nghiệp, thủy sản của các hộ giàu nghèo............ 47 Hình 3. 7. Phân bố các nhóm hộ giàu nghèo theo 6 vùng KT-XH ......................................... 58 3 MỞ ĐẦU 1. Vài lời giới thiệu về cuốn sách Công trình này là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Bộ (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) năm 2015-2016. Tên đề tài là: “Bất bình đẳng mức sống ở nông thôn Việt Nam qua sử dụng và quản lý đất đai hiện nay” do tác giả làm chủ nhiệm, Viện Xã hội học là cơ quan chủ trì. Do vậy, cuốn sách phản ánh những kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề tài. Tuy nhiên, nếu độc giả quan tâm đến những bảng biểu số liệu trong cuốn sách được chi tiết hơn nữa, thì có thể tìm đọc trong Báo cáo tổng hợp nghiên cứu của đề tài (được lưu trữ ở thư viện Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Nói chung, công trình này nghiên cứu bất bình đẳng về mức sống giàu nghèo ở nông thôn qua sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình trong thời kỳ đổi mới. Cụ thể hơn, nội dung cuốn sách nhằm trả lời hai câu hỏi chủ yếu: Thực trạng và xu hướng biến đổi bất bình đẳng về mức sống giàu nghèo ở khu vực nông thôn qua 20 năm (1992-2012) như thế nào? Khai thác và sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình có mối liên hệ, ảnh hưởng đến mức sống và bất bình đẳng về mức sống giữa các nhóm hộ giàu nghèo như thế nào? Hai câu hỏi này được trả lời qua ba chương chủ yếu của cuốn sách. Chương I trả lời câu hỏi thứ nhất, Chương II và Chương III trả lời câu hỏi thứ hai. Nếu bạn đọc dừng lại ở Chương I và Chương II, thì sẽ thấy nội dung trình bày ở Chương I hoàn toàn độc lập và chưa thể hiện mối liên quan đến Chương II. Vì thế, Chương III giữ vai trò là “cầu nối” giữa Chương I và Chương II với nhau. Cụ thể, các nhóm giàu nghèo (ở Chương I) đã sử dụng đất nông nghiệp (ở Chương II) như thế nào sẽ được trình bày ở Chương III. Do vậy, sau khi đọc xong cả ba chương, bạn đọc sẽ nhận thấy chúng được kết nối với nhau tạo thành một khối thống nhất. Trong đó, Chương III có vai trò “kết dính” với Chương II và Chương II để tạo thành khối thống nhất đó. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, tác giả xin chân thành cám ơn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Xã hội học đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu nói trên và xuất bản cuốn sách này. 2. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu Công trình này đã xử lý và phân tích 8 cuộc Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (mẫu thu nhập và chi tiêu): VLSS 1992-93, 1997-98, VHLSS 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 và 2012. Đối tượng khảo sát trong Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (VLSS/VHLSS) bao gồm các hộ gia đình, các thành viên trong hộ và các xã có các hộ gia đình được khảo sát. Đơn vị khảo sát bao gồm hộ gia đình và xã được chọn khảo sát. Những thông tin cụ thể hơn được thu thập trong bảng hỏi VLSS/VHLSS như trình bày dưới đây. Đối với hộ gia đình, thu nhập các thông tin phản ánh mức sống của hộ như sau: “- Thu nhập của hộ, gồm: mức thu nhập, thu nhập phân theo nguồn thu (tiền công, tiền lương; hoạt động sản xuất tự làm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; hoạt động ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của hộ; thu khác). - Chi tiêu của hộ: mức chi tiêu, chi tiêu phân theo mục đích chi và khoản chi 4 (chi cho ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế, văn hoá, v.v… và chi khác). - Một số thông tin khác của hộ và các thành viên trong hộ để phân tích nguyên nhân và sự khác biệt của mức sống, gồm: những đặc điểm chính về nhân khẩu học (tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân); trình độ học vấn; tình trạng ốm đau, bệnh tật và sử dụng các dịch vụ y tế; việc làm; đồ dùng, điện, nước, điều kiện vệ sinh; tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo; tác động của di cư đến mức sống của hộ.” (Tổng cục Thống kê, 2012:4). “Đối với xã, thu thập các thông tin phản ánh điều kiện sống trong phạm vi xã ảnh hưởng đến mức sống của hộ dân cư, gồm: - Một số tình hình chung về nhân khẩu, dân tộc. - Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu, gồm: hiện trạng điện, đường, trường học, trạm y tế, chợ, bưu điện, nguồn nước. - Tình trạng kinh tế, gồm: tình hình sản xuất nông nghiệp (đất đai, xu hướng và nguyên nhân tăng giảm sản lượng các cây trồng chính, các điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất như tưới tiêu, khuyến nông); cơ hội việc làm phi nông nghiệp. - Một số thông tin cơ bản về trật tự an toàn xã hội, môi trường, tín dụng và tiết kiệm.” (Tổng cục Thống kê, 2012:5). Phương pháp chọn mẫu 8 cuộc điều tra VLSS/VHLSS do Tổng cục Thống kê thực hiện có quy mô chọn mẫu đại diện cho cả nước (mẫu thu nhập và chi tiêu) lần lượt là: 4.800 hộ, 6.000 hộ, 29.530 hộ, 9.189 hộ, 9.189 hộ, 9.189 hộ, 9.399 hộ và 9.399 hộ. Phạm vi chọn mẫu VLSS/VHLSS được phân bố đều ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước (trừ các hải đảo) và phân bố đồng đều theo các vùng địa lý- kinh tế xã hội. Đồng thời, mẫu được chọn độc lập cho 2 khu vực thành thị và nông thôn. Do vậy, số liệu đảm bảo đại diện cho cả nước, 2 khu vực nông thôn, đô thị và 6 vùng KT-XH trong mỗi năm khảo sát. Mẫu thu nhập và chi tiêu ở VLSS/VHLSS không đại diện tới cấp tỉnh. Mặt khác, bảng hỏi hộ gia đình ở VHLSS có nhiều câu hỏi tương tự nhau đã đảm bảo kết quả điều tra có thể so sánh được với nhau theo xu hướng biến đổi 20 năm (1992/93~2012). Phương pháp thu thập số liệu VLSS/VHLSS: Các cuộc khảo sát VLSS/VHLSS áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên đến hộ, gặp chủ hộ và những thành viên trong hộ có liên quan để phỏng vấn và ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn hộ gia đình. Đội trưởng đội khảo sát phỏng vấn lãnh đạo xã và các cán bộ địa phương có liên quan và ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn xã. Để bảo đảm chất lượng thông tin thu thập, cuộc khảo sát không chấp nhận phương pháp khảo sát gián tiếp hoặc sao chép các thông tin từ các nguồn có sẵn khác vào phiếu phỏng vấn (Tổng cục Thống kê, 2012:7). Phạm vi xử lý số liệu VLSS/VHLSS trong công trình nghiên cứu này: Đất nông nghiệp là nguồn lực được thể hiện chủ yếu ở khu vực nông thôn, chứ không phải ở đô thị. Do vậy, công trình nghiên cứu này sẽ tập trung vào các loại đất trồng cây hàng năm, lâu năm, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản (bao gồm cả các loại đất đi thuê, cho thuê trong 12 tháng qua) và vườn/ao liền kề đất thổ cư, được tính toán cho khu vực nông thôn thì sẽ có ý nghĩa hơn. Do vậy, quá trình phân tích số liệu 8 cuộc điều tra VLSS/VHLSS trong công trình nghiên cứu này được xử lý riêng cho khu vực nông thôn cả nước. 5 Chương I. THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ MỨC SỐNG GIÀU NGHÈO Chương này có 4 mục chủ yếu (trong tổng số 6 mục) tương ứng với 4 chỉ báo đo lường mức sống. Đo là các chỉ báo tổng thu nhập (hoặc tổng chi tiêu), chi tiêu ngoài ăn uống, chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe và trị giá chỗ ở chính. Những chỉ báo này có đơn vị đo lường bằng tiền. Còn bất bình đẳng được đo lường qua: (1) Hệ số Gini có giá trị từ 0 đến 1 (bằng 0 là bình đẳng tuyệt đối và bằng 1 là bất bình đẳng tuyệt đối); (2) Tiêu chuẩn “40%”: “Tiêu chuẩn “40%’’ của Ngân hàng Thế giới đưa ra nhằm đánh giá phân bố thu nhập của dân cư. Tiêu chuẩn này xét tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư. Tỷ trọng này nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao về thu nhập, nằm trong khoảng từ 12%-17% là có sự bất bình đẳng vừa và lớn hơn 17% là có sự tương đối bình đẳng.” (Tổng cục Thống kê, 2014:22); (3) Chênh lệch giữa các nhóm hộ, đặc biệt là giữa nhóm hộ giàu so với nhóm hộ nghèo 1 (còn gọi là khoảng cách chênh lệch – tính bằng số lần). 1.1. Bất bình đẳng về thu nhập Đây là chỉ báo đầu tiên trình bày về mức sống trong nghiên cứu này. Hệ số Gini ở Bảng 1.1 được đo lường qua chi tiêu (VLSS 1992/93~1997/98) và thu nhập (VHLSS 2002~2012). Dựa trên nguồn số liệu thống kê qua 20 năm đổi mới (1992~2012), ta thấy bất bình đẳng ở Việt Nam đã ngày càng tăng lên (trong cả nước, hệ số Gini từ 0,33 năm 1992/93 tăng lên 0,424 năm 2012). Trong đó, bất bình đẳng ở khu vực đô thị luôn cao hơn nông thôn từ năm 1992/93 đến 2010. Đến năm 2012, bất bình đẳng ở đô thị có xu hướng thấp hơn nông thôn (Bảng 1.1). Bảng 1. 1. Hệ số Gini về chi tiêu/thu nhập Cả nước Đô thị Nông thôn 1992/93 1997/98 0,330 0,354 0,340 0,348 0,278 0,275 2002 0,420 0,410 0,360 2004 0,420 0,410 0,370 2006 0,424 0,393 0,378 2008 0,434 0,404 0,385 2010 0,433 0,402 0,395 2012 0,424 0,385 0,399 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2000:272; TCTK, 2011:431; TCTK, 2014:504 Hoặc là, chênh lệch thu nhập và phân hóa giàu nghèo trong dân cư còn được nhận biết qua tiêu chuẩn “40%”: “Tỷ trọng này ở nước ta tính theo số hộ là 17,98% năm 2002, 17,4% năm 2004, 17,4% năm 2006, 16,4% năm 2008, 15% năm 2010, 14,9% năm 2012. Theo tiêu chuẩn này thì Việt Nam có phân bố thu nhập trong dân cư ở mức tương đối bình đẳng nhưng đang có xu hướng tăng lên mức bất bình đẳng vừa.” (Tổng cục Thống kê, 2014:22). Nhận định ở câu thứ hai trong trích dẫn này là không chính xác. Bởi vì đối chiếu số liệu trong đoạn trích dẫn với tiêu chuẩn “40%”, thì Việt Năm nhóm hộ từ nghèo đến giàu (giàu nghèo tương đối): Trong cách phân tổ thành 5 nhóm có dân số bằng nhau (ngũ phân vị) theo chi tiêu/thu nhập, nhóm 1 có mức chi tiêu/thu nhập thấp nhất gọi là nhóm nghèo, và nhóm 5 có mức chi tiêu/thu nhập cao nhất gọi là nhóm giàu. Từ các nhóm giàu nghèo theo cá nhân, ta có thể quy về các nhóm hộ giàu nghèo. Nhóm hộ giàu là có tất cả các cá nhân đều thuộc nhóm giàu, còn nhóm hộ nghèo là có tất cả các cá nhân đều thuộc nhóm nghèo. Áp dụng khái niệm này vào xử lý số liệu VLSS/VHLSS, 5 nhóm từ nghèo đến giàu được phân tổ độc lập và riêng rẽ đối với cả nước, khu vực nông thôn và nông thôn 6 vùng KTXH. Tức là có 3 quy trình phân tổ độc lập, riêng rẽ khác nhau cho cả nước, cho riêng khu vực nông thôn và nông thôn 6 vùng KT-XH. 1 6 Nam đã ở mức bất bình đẳng vừa từ năm 2008 đến nay (2012), chứ không phải là “tương đối bình đẳng” như ở câu trích dẫn. Hơn nữa, kết quả khảo sát từ VHLSS 2010, Tổng cục Thống kê cũng đã đánh giá nước ta ở mức bất bình đẳng vừa: “Theo tiêu chuẩn [“40%”] này thì Việt Nam đã có phân bố thu nhập trong dân cư ở mức bất bình đẳng vừa và đang có xu hướng tăng mức bất bình đẳng.” (Tổng cục Thống kê, 2011:22). Như thế, dựa trên số liệu VHLSS của Tổng cục Thống kê đã công bố, ta có thể kết luận rằng phân bố thu nhập trong dân cư Việt Nam ở mức bất bình đẳng vừa và đang có xu hướng tăng mức bất bình đẳng. Xem xét dưới góc độ khác, chênh lệch về chi tiêu/thu nhập giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo ta cũng thấy bất bình đẳng tăng lên qua 20 năm đổi mới. Ở Bảng 1.2, cũng thể hiện xu hướng tương tự như Bảng 1.1. Tức là, chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam đã ngày càng tăng lên (trong cả nước, khoảng cách chênh lệch từ 4,9 lần năm 1992/93 tăng lên 9,4 lần năm 2012). Trong đó, chênh lệch giàu nghèo ở khu vực đô thị luôn cao hơn nông thôn từ năm 1992/93 đến 2010. Đến năm 2012, chênh lệch này ở đô thị có xu hướng thấp hơn nông thôn (Bảng 1.2). Bảng 1. 2. Chênh lệch về chi tiêu/thu nhập bình quân đầu người giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo Cả nước Đô thị Nông thôn 1992/93 1997/98 4,9 5,3 5,1 5,5 4,4 3,8 2002 8,1 8,0 6,0 2004 8,3 8,1 6,4 2006 8,4 8,2 6,5 2008 8,9 8,3 6,9 Đơn vị tính: lần 2010 9,2 7,9 7,5 2012 9,4 7,1 8,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 1994:186; TCTK, 2011:260; TCTK, 2014:300 và Kết quả xử lý VLSS 1997/98 10 Hệ số Gini (1993-2012) 0.45 Khoảng cách hộ giàu hộ nghèo (1993-2012) 0.4 8 7 0.35 6 Cả nước 5 Đô thị 0.3 Chênh lệch (lần) 9 Cả nước Nông thôn Đô thị 4 Nông thôn 0.25 1992 3 1994 1996 1998 2000 2002 (a) 2004 2006 2008 2010 2012 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 (b) Hình 1. 1. Đồ thị về bất bình đẳng tăng lên ở Việt Nam qua 20 năm đổi mới Kết hợp cả hai Bảng 1.1 và Bảng 1.2 biểu diễn trên đồ thị Hình 1.1 (a) và (b) ta có cái nhìn trực quan hơn về sự bất bình đẳng tăng lên là rõ ràng. Đường đồ thị của cả nước luôn ở trên cùng cao nhất, tiếp đó là khu vực đô thị và cuối cùng là nông thôn. Nhưng xu hướng chung là bất bình đẳng ở nông thôn luôn luôn tăng lên từ năm 1992/93 đến 2012. Trong khi đó, bất bình đẳng ở đô thị có xu hướng giảm từ năm 2008 đến năm 2012. Vào năm 2012, bất bình đẳng ở đô thị đã thấp hơn nông thôn. Điều này khiến cho vị trí đồ thị ở đô thị thấp hơn nông thôn vào năm 2012 và hai đường đồ thị đã cắt nhau. 7 Số liệu ở Bảng 1.2 và đồ thị minh họa cho nó ở Hình 1.1 (b) đã cung cấp cho ta cái nhìn tổng thể về bất bình đẳng tăng lên ở Việt Nam và hai khu vực đô thị, nông thôn. Từ cái nhìn tổng thể này, ta có thể phân tách cụ thể hơn thành chênh lệch giữa các nhóm hộ từ giàu đến nghèo ở Hình 1.2. (a) (b) Hình 1. 2. Đồ thị về chênh lệch thu nhập giữa các nhóm hộ giàu nghèo Hình 1.2 thể hiện sự phân cực giàu nghèo giữa 5 nhóm hộ rõ ràng và trực quan. Hình dạng đồ thị trong cả nước nói chung (Hình 1.2a) và nông thôn nói riêng (Hình 1.2b) đều có nhóm ở trên đỉnh nổi lên cao nhất và cách xa các nhóm phía dưới (đường màu hồng nổi lên ở trên cùng). Đối chiếu với khái niệm phân cực2, ta thấy xuất hiện sự phân cực trong quá trình bất bình đẳng tăng lên ở Việt Nam cũng như khu vực nông thôn. Một cực là nhóm giàu, cực kia là các nhóm còn lại (trong đó nhóm nghèo là thấp nhất). Như vậy, ta có thể kết luận rằng sự phân hóa giàu nghèo hiện nay ở Việt Nam nói chung và khu vực nông thôn nói riêng có xu hướng phân hóa thành hai cực. 1.2. Bất bình đẳng về chi tiêu ngoài ăn uống Đây là chỉ báo thứ hai trình bày về mức sống trong nghiên cứu này. Trước tiên ta hãy xem xét hệ số Gini và tiêu chuẩn “40%” đối với chỉ báo chi tiêu ngoài ăn uống như thế nào. So sánh với chỉ báo thu nhập trình bày ở mục 1.1 trên đây, hệ số Gini và tiêu chuẩn “40%” đối với chi tiêu ngoài ăn uống đều cao hơn. Điều này có nghĩa rằng nó thể hiện sự bất bình đẳng ở Việt Nam và nông thôn là cao hơn. Bảng 1. 3. Tiêu chuẩn “40%” và hệ số Gini về chi tiêu ngoài ăn uống “40%” (cả nước) “40%” (nông thôn) Gini (cả nước) Gini (nông thôn) 1992/93 12,5 15,2 0,487 0,421 1997/98 13,8 17,9 0,469 0,373 2002 2004 2006 2008 2010 2012 12,9 13,0 13,0 13,4 12,8 14,5 15,8 15,5 15,4 15,8 14,7 15,9 0,486 0,473 0,469 0,469 0,486 0,438 0,426 0,419 0,417 0,408 0,440 0,409 Nguồn: Kết quả xử lý VLSS 1992/93~VHLSS 2012 Ở Bảng 1.3 cho thấy, tổng số chi tiêu ngoài ăn uống của 40% dân số có chi tiêu khoản này thấp nhất trong cả nước chỉ chiếm khoảng 12,5% đến 14,5% trên tổng số Theo cuốn sách “Từ điển xã hội học Oxford”, thì: “Phân cực là xu hướng tập trung vào hai cực đối lập. […] Nhưng dù sao, phát biểu một cách chặt chẽ, thuật ngữ phân cực nhằm nói đến sự phân rẽ và đối lập của hai nhóm bất bình đẳng nhau ở hai đầu mút của sự phân bố các nguồn lực” (Scott, J., 2009:570). Tức là sự phân bố các nguồn lực, nguồn lợi xã hội có xu hướng phân rẽ và tập trung vào hai cực đối lập (tương phản) bất bình đẳng nhau. Phân cực giàu nghèo trong nghiên cứu này bao gồm một cực là nhóm giàu, cực kia là các nhóm còn lại và ở đầu cực là nhóm nghèo. 2 8 chi tiêu ngoài ăn uống trong cả nước trong vòng 20 năm. Ở khu vực nông thôn, tỉ trọng này chiếm khoảng 14,7% đến 17,9%. Đối chiếu với tiêu chuẩn “40%” thì sự phân bố về chi tiêu ngoài ăn uống trong cả nước là ở mức độ bất bình đẳng vừa từ năm 1992/93 đến nay (2012). Trong khi đó, đến tận năm 2008 thì Việt Nam mới ở mức bất bình đẳng vừa về sự phân bố thu nhập. Ở khu vực nông thôn có mức độ bất bình đẳng về chi tiêu ngoài ăn uống thấp hơn trong cả nước (điều này cũng tương tự như phân bố thu nhập). Đối với hệ số Gini về chi tiêu ngoài ăn uống trong Bảng 1.3 cũng cao hơn hệ số Gini về thu nhập. Cụ thể là, hệ số Gini chi tiêu ngoài ăn uống trong cả nước là từ 0,438 đến 0,487. Tương tự, ở khu vực nông thôn là từ 0,373 đến 0,440 (thấp hơn cả nước). Tóm lại, so sánh tổng thể về phân bố của chi tiêu ngoài ăn uống là ở mức độ bất bình đẳng cao hơn so với phân bố về thu nhập. Từ cái nhìn tổng thể này, ta có thể phân tách cụ thể hơn thành chênh lệch giữa các nhóm hộ từ giàu đến nghèo ở Hình 1.3. Chênh lệch giữa các nhóm hộ về chi tiêu ngoài ăn uống trong cả nước (so với nhóm hộ nghèo = 1 lần) 14 10 8 6 Giàu (5) 6 4 4 4 3 2 2 0 1992 1994 Chênh lệch giữa các nhóm hộ về chi tiêu ngoài ăn uống ở nông thôn (so với nhóm hộ nghèo = 1 lần) 8 Chênh lệch (lần) 12 10 Nghèo (1) 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 (a) 2010 2012 Chênh lệch (lần) 16 Giàu (5) 4 3 2 2 Nghèo (1) 0 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 (b) Hình 1. 3. Đồ thị về chênh lệch chi tiêu ngoài ăn uống giữa các nhóm hộ giàu nghèo Hình 1.3 thể hiện sự phân cực giàu nghèo giữa 5 nhóm hộ về chi tiêu ngoài ăn uống được rõ ràng và trực quan. Hình dạng đồ thị trong cả nước nói chung (Hình 1.3a) và nông thôn nói riêng (Hình 1.3b) đều có nhóm ở trên đỉnh nổi lên cao nhất và cách xa các nhóm phía dưới (đường màu hồng nổi lên ở trên cùng). Điều đó cũng tương tự như bất bình đẳng về thu nhập - có nghĩa là xuất hiện sự phân cực trong quá trình bất bình đẳng về chi tiêu ngoài ăn uống ở Việt Nam cũng như khu vực nông thôn. Một cực là nhóm giàu, cực kia là các nhóm còn lại (trong đó nhóm nghèo là thấp nhất). Như vậy, ta có thể kết luận bổ sung rằng sự phân hóa giàu nghèo hiện nay về chi tiêu ngoài ăn uống ở Việt Nam nói chung và khu vực nông thôn nói riêng cũng có xu hướng phân hóa thành hai cực. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm hộ giàu nghèo về chi tiêu ngoài ăn uống (Hình 1.3) lại không tăng lên như khoảng cách giàu nghèo về thu nhập (Hình 1.2), mà có xu hướng thu hẹp lại. Sở dĩ như vậy, bởi vì nhu cầu về chi tiêu nói chung và chi tiêu ngoài ăn uống nói riêng của dân cư là có giới hạn. Đến mức độ nào đó, người ta cũng dễ dàng “tạm dừng” và “thỏa mãn” nhu cầu chi tiêu của mình đã khiến cho khoảng cách này thu hẹp lại giữa các nhóm dân cư. Trong khi đó, nhu cầu về thu nhập chắc là sẽ vô hạn đã khiến cho khoảng cách chênh lệch tăng lên? Như vậy, xu hướng vận động của 2 loại nhu cầu (thu nhập và chi tiêu) là khác nhau. Nhu cầu về thu nhập luôn luôn tăng (tức là không biết thế nào là đủ), còn nhu cầu về chi tiêu là có giới hạn (tức là con người tiêu dùng đến mức độ nào đó là có thể tạm thỏa mãn). Phải chăng mức độ thỏa mãn hai nhu cầu khác nhau này về thu nhập và chi tiêu là cơ sở để 9 ta giải thích 2 xu hướng vận động cũng khác nhau (tăng lên và giảm đi) về khoảng cách giàu nghèo giữa Hình 1.2 so với Hình 1.3? Tiếp theo, ta hãy xem xét tỉ trọng chi tiêu ngoài ăn uống trong chi tiêu cho đời sống của dân cư nông thôn (và cả nước nói chung) như thế nào? Tức là, trong tổng số 100% chi tiêu cho đời sống được phân tách thành 2 phần. Phần chi tiêu cho nhu cầu ăn uống chiếm bao nhiêu %, phần còn lại là chi tiêu cho nhu cầu ngoài ăn uống. Tỉ trọng chênh lệch (khác nhau) giữa 2 phần chi tiêu này là một chỉ tiêu đánh giá mức sống cao hay thấp. Nếu tỉ trọng chi tiêu cho nhu cầu ngoài ăn uống càng cao (và cao hơn cho ăn uống) thì mức sống của dân cư cũng càng cao và ngược lại (Tổng cục Thống kê, 2011, 2014:16). Việt Nam là một nước nghèo, do vậy tỉ trọng chi tiêu cho ăn uống (trong quỹ chi tiêu cho đời sống hộ gia đình) còn cao và đương nhiên phần chi tiêu cho nhu cầu ngoài ăn uống còn thấp (Bảng 1.4). Bảng 1. 4. Tỉ trọng chi tiêu ngoài ăn uống trong chi tiêu cho đời sống giữa các nhóm hộ giàu nghèo Cả nước 1992/93 Nhóm hộ nghèo (1) 27,8 (2) 32,3 (3) 36,4 (4) 41,6 Nhóm hộ giàu (5) 51,3 Chung 38,4 Nông thôn Nhóm hộ nghèo (1) 27,1 (2) 30,9 (3) 34,3 (4) 38,6 Nhóm hộ giàu (5) 46,0 Chung 35,9 2002 32,8 37,0 39,7 43,0 48,4 40,6 2004 35,5 39,6 42,9 46,7 51,5 43,6 2006 36,4 40,3 43,4 47,6 52,1 44,4 2008 35,5 40,1 44,2 46,5 51,1 43,8 32,2 35,8 38,1 41,0 45,0 38,8 34,5 39,0 41,2 44,1 47,9 41,7 35,6 39,4 41,4 44,8 49,1 42,4 34,5 39,1 41,8 45,1 48,2 42,0 Đơn vị tính: % 2010 36,6 40,8 43,1 45,9 51,1 43,9 2012 35,8 40,9 42,8 44,6 48,3 42,7 35,6 39,5 41,8 44,0 48,2 42,2 34,7 39,8 41,7 43,1 46,4 41,3 Nguồn: Kết quả xử lý VLSS 1992/93~VHLSS 2012 Ở Bảng 1.4 ta thấy, qua 20 năm đổi mới thể hiện mức sống dân cư tăng lên. Điều này được thể hiện qua xu hướng tăng tỉ trọng phần chi tiêu ngoài ăn uống trong cả nước nói chung (tăng từ 38,4% năm 1992/93 lên 42,7% năm 2012) và nông thôn nói riêng (tăng từ 35,9% năm 1992/93 lên 41,3% năm 2012). Nhưng ở nông thôn, tỉ trọng này còn thấp hơn cả nước. Điều đó thể hiện mức sống ở nông thôn cũng thấp hơn. Khi phân chia theo các nhóm hộ giàu nghèo, ta thấy nhóm hộ nghèo có tỉ trọng chi tiêu ngoài ăng uống là ít hơn nhiều so với nhóm hộ giàu (cả nước nói chung và nông thôn nói riêng). Cụ thể là nhóm hộ giàu có tỉ trọng chi tiêu giữa ăn uống và ngoài ăn uống khoảng chừng 50/50 (%), trong khi đó nhóm hộ nghèo phải tiêu dùng tới khoảng 2/3 tổng chi đời sống dành cho nhu cầu ăn uống, còn lại khoảng 1/3 dùng để chi tiêu ngoài ăn uống. Đối với nhóm hộ nghèo ở nông thôn, nhu cầu chi tiêu dành cho ăn uống là chủ yếu, phần còn lại mới dành cho nhu cầu ngoài ăn uống. Điều này rõ ràng đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống về giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe của họ. Trái lại, nhóm hộ giàu có điều kiện hơn trong việc nâng cao chất lượng sống. 10 1.3. Bất bình đẳng về chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe Đây là chỉ báo thứ ba trình bày về mức sống trong nghiên cứu này. Chi tiêu về y tế và chăm sóc sức khỏe là khoản chi thuộc về nhu cầu ngoài ăn uống (phi lương thực, thực phẩm) của hộ gia đình. Như đã trình bày ở mục 1.2 trên đây cho thấy, mức sống dân cư Việt Nam còn nghèo, cho nên người dân đã dành phần lớn hơn (quá nửa) quỹ chi tiêu cho nhu cầu ăn uống. Ngay cả đến nhóm hộ giàu cũng vẫn có tỉ trọng chi tiêu giữa ăn uống và ngoài ăn uống khoảng chừng 50/50 (%), trong khi đó nhóm hộ nghèo phải tiêu dùng tới khoảng 2/3 tổng chi đời sống dành cho nhu cầu ăn uống, còn lại khoảng 1/3 dùng để chi tiêu ngoài ăn uống. Trong đó, khoản chi tiêu về y tế và chăm sóc sức khỏe chiếm khoảng 5,4%~5,2% trong tổng quỹ chi tiêu dành cho đời sống năm 2010, 2012 (Tổng cục Thống kê: 2011, 2014:13, 398). Mặc dù chiếm tỉ trọng thấp trong chi tiêu cho đời sống, nhưng khoản chi tiêu cho y tế có sự phân bố bất bình đẳng cao trong dân cư Việt Nam và cả khu vực nông thôn (Bảng 1.5). Bảng 1. 5. Tiêu chuẩn “40%” và hệ số Gini về chi tiêu y tế “40%” (cả nước) “40%” (nông thôn) Gini (cả nước) Gini (nông thôn) 1992/93 6,2 6,0 0,609 0,613 1997/98 6,3 6,6 0,642 0,625 2002 5,4 5,7 0,686 0,673 2004 4,4 4,6 0,704 0,700 2006 4,3 4,4 0,704 0,700 2008 4,9 5,0 0,695 0,683 2010 4,5 4,3 0,693 0,702 2012 4,5 4,3 0,700 0,701 Nguồn: Kết quả xử lý VLSS 1992/93~VHLSS 2012 Trong Bảng 1.5, ta hãy xem xét hệ số Gini và tiêu chuẩn “40%” đối với chỉ báo chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe. So sánh với chỉ báo thu nhập (mục 1.1) và chỉ báo chi tiêu ngoài ăn uống (mục 1.2) trình bày trên đây, hệ số Gini và tiêu chuẩn “40%” đối với chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe đều thể hiện sự bất bình đẳng cao hơn cả. Điều này có nghĩa rằng nó thể hiện sự bất bình đẳng ở Việt Nam và nông thôn là cao hơn. Ở Bảng 1.5 cho thấy, tổng số chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe của 40% dân số có chi tiêu khoản này thấp nhất trong cả nước chỉ chiếm trong khoảng 4,3% đến 6,3% trên tổng số chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe trong cả nước trong vòng 20 năm. Ở khu vực nông thôn, tỉ trọng này cũng chiếm trong khoảng 4,3% đến 6,6%. Đối chiếu với tiêu chuẩn “40%” thì sự phân bố về chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe trong cả nước là ở mức độ bất bình đẳng cao từ năm 1992/93 đến nay (2012). Trong khi đó, đến tận năm 2008 thì Việt Nam mới ở mức bất bình đẳng vừa về sự phân bố thu nhập, còn chi tiêu ngoài ăn uống ở mức bất bình đẳng vừa từ năm 1992/93 đến nay (2012). Đối với hệ số Gini về chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe trong Bảng 1.5 cũng cao hơn hệ số Gini về thu nhập (Bảng 1.1) và chi tiêu ngoài ăn uống (Bảng 1.3). Cụ thể là, hệ số Gini chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe trong cả nước là từ 0,609 đến 0,700. Tương tự, ở khu vực nông thôn là từ 0,613 đến 0,701. Tóm lại, so sánh tổng thể về phân bố của chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe là ở mức độ bất bình đẳng cao từ năm 1992/93 đến nay (2012) và đều cao hơn so với phân bố về thu nhập và chi tiêu ngoài ăn uống. Từ cái nhìn tổng thể này, ta có thể phân tách cụ thể hơn thành chênh lệch giữa các nhóm hộ từ giàu đến nghèo ở Hình 1.4. Hình 1.4 thể hiện sự phân cực giàu nghèo giữa 5 nhóm hộ về chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe được rõ ràng và trực quan. Hình 1.4 (a, b) đều có nhóm ở trên đỉnh 11 nổi lên cao hơn và cách xa hơn chút ít các nhóm phía dưới (đường màu hồng nổi lên ở trên cùng). Điều đó cũng tương tự như bất bình đẳng về thu nhập và bất bình đẳng về chi tiêu ngoài ăn uống - có nghĩa là cũng xuất hiện sự phân cực trong quá trình bất bình đẳng về chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam cũng như khu vực nông thôn. Một cực là nhóm giàu, cực kia là các nhóm còn lại (trong đó nhóm nghèo là thấp nhất). Nhưng sự phân cực này không rõ ràng bằng sự phân cực ở thu nhập và chi tiêu ngoài ăn uống. Như vậy, ta có thể kết luận bổ sung tiếp tục rằng sự phân hóa giàu nghèo hiện nay về chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam nói chung và khu vực nông thôn nói riêng cũng có xu hướng phân hóa thành hai cực. Chênh lệch giữa các nhóm hộ về chi tiêu y tế ở nông thôn (so với nhóm hộ nghèo = 1 lần) 6 Giàu (5) 4 4 Chênh lệch (lần) 4 Chênh lệch giữa các nhóm hộ về chi tiêu y tế trong cả nước (so với nhóm hộ nghèo = 1 lần) Chênh lệch (lần) 6 Giàu (5) 4 3 3 2 2 Nghèo (1) 0 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2 2 Nghè o (1) 0 1992 1994 1996 1998 2000 (a) 2002 2004 2006 2008 2010 2012 (b) Hình 1. 4. Đồ thị về chênh lệch chi tiêu y tế giữa các nhóm hộ giàu nghèo 1.4. Bất bình đẳng về trị giá chỗ ở Đây là chỉ báo thứ tư trình bày về mức sống trong nghiên cứu này. Trong bảng hỏi các cuộc điều tra VHLSS có câu hỏi thu thập số liệu về trị giá chỗ ở chính (1000 đồng): “Nếu mua toàn bộ chỗ ở này bây giờ, theo ông/bà khoảng bao nhiêu tiền?” Trước tiên ta hãy xem xét hệ số Gini và tiêu chuẩn “40%” đối với chỉ báo trị giá chỗ chính của hộ gia đình được ước lượng thành tiền theo thời giá thị trường. Bảng 1. 6. Tiêu chuẩn “40%” và hệ số Gini về trị giá chỗ ở chính “40%” (cả nước) “40%” (nông thôn) Gini (cả nước) Gini (nông thôn) 1992/93 4,3 7,6 0,717 0,572 1997/98 6,8 12,0 0,674 0,516 2002 4,2 8,6 0,754 0,604 2004 4,0 7,1 0,726 0,650 2006 4,6 8,0 0,701 0,606 2008 4,7 7,7 0,695 0,618 2010 4,0 6,4 0,716 0,651 2012 5,7 7,7 0,651 0,601 Nguồn: Kết quả xử lý VLSS 1992/93~VHLSS 2012 Trong Bảng 1.6, so sánh với chỉ báo thu nhập (mục 1.1) và chỉ báo chi tiêu ngoài ăn uống (mục 1.2) trình bày trên đây, hệ số Gini và tiêu chuẩn “40%” đối với trị giá chỗ ở chính đều thể hiện sự bất bình đẳng cao hơn cả (và cao tương đương với chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe ở mục 1.3). Điều này có nghĩa rằng nó thể hiện sự bất bình đẳng ở Việt Nam và nông thôn là cao hơn. Ở Bảng 1.6 cho thấy, 40% dân số có trị giá chỗ ở chính ở mức thấp nhất trong cả nước chỉ chiếm trong khoảng 4,0% đến 6,8% trên tổng số trị giá chỗ ở chính trong cả nước trong vòng 20 năm. Ở khu vực nông thôn, tỉ trọng này cũng chiếm trong khoảng 6,4% đến 12,0%. Đối chiếu với tiêu chuẩn “40%” thì sự phân bố về trị giá chỗ ở chính trong cả nước là ở mức độ bất bình đẳng cao từ năm 1992/93 đến nay (2012). Trong khi đó, đến tận năm 2008 thì Việt Nam mới ở mức bất bình đẳng vừa về sự phân bố thu nhập, còn chi tiêu ngoài ăn uống 12 ở mức bất bình đẳng vừa từ năm 1992/93 đến nay (2012). Đối với hệ số Gini về trị giá chỗ ở chính trong Bảng 1.6 cũng cao hơn hệ số Gini về thu nhập (Bảng 1.1) và chi tiêu ngoài ăn uống (Bảng 1.3). Nó cao tương đương với hệ số Gini về y tế và chăm sóc sức khỏe (Bảng 1.5). Cụ thể là, hệ số Gini về trị giá chỗ ở chính trong cả nước là từ 0,651 đến 0,754. Tương tự, ở khu vực nông thôn là từ 0,516 đến 0,651. Tóm lại, so sánh tổng thể về phân bố của trị giá chỗ ở chính là ở mức độ bất bình đẳng cao từ năm 1992/93 đến nay (2012) và đều cao hơn so với phân bố về thu nhập và chi tiêu ngoài ăn uống. Nó cao tương đương với phân bố về chi tiêu cho y tế và chăm sóc sức khỏe. Từ cái nhìn tổng thể này, ta có thể phân tách cụ thể hơn thành chênh lệch giữa các nhóm hộ từ giàu đến nghèo ở Hình 1.5. Hình 1.5 thể hiện sự phân cực giàu nghèo giữa 5 nhóm hộ về trị giá chỗ ở chính được rõ ràng và trực quan. Hình 1.5 (a, b) đều có nhóm ở trên đỉnh nổi lên cao hơn và cách xa hơn chút ít các nhóm phía dưới (đường màu hồng nổi lên ở trên cùng). Điều đó cũng tương tự như bất bình đẳng về thu nhập, chi tiêu ngoài ăn uống và y tế, chăm sóc sức khỏe - có nghĩa là cũng xuất hiện sự phân cực trong quá trình bất bình đẳng về trị giá chỗ ở chính ở Việt Nam cũng như khu vực nông thôn. Một cực là nhóm giàu, cực kia là các nhóm còn lại (trong đó nhóm nghèo là thấp nhất). Như vậy, ta có thể kết luận bổ sung tiếp tục rằng sự phân hóa giàu nghèo hiện nay về trị giá chỗ ở chính ở Việt Nam nói chung và khu vực nông thôn nói riêng cũng có xu hướng phân hóa thành hai cực. 14 12 12 10 8 6 10 Chênh lệch giữa các nhóm hộ về giá trị chỗ ở trong cả nước (so với nhóm nghèo = 1 lần) Giàu (5) 8 4 6 3 4 2 2 Chênh lệch giữa các nhóm hộ về giá trị chỗ ở nông thôn (so với nhóm nghèo = 1 lần) Chênh lệch (lần) 16 14 Chênh lệch (lần) 16 Giàu (5) 4 4 3 2 2 Nghèo (1) Nghèo (1) 0 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 (a) 2006 2008 2010 2012 0 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 (b) Hình 1. 5. Đồ thị về chênh lệch trị giá chỗ ở chính giữa các nhóm hộ giàu nghèo Tiếp theo, ta hãy xem xét từng kiểu loại nhà ở cụ thể và tìm hiểu thực trạng các hộ gia đình có thêm mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác (ngoài nơi ở chính) như thế nào. Tất cả đều được phân tích tương quan theo các nhóm hộ giàu nghèo khác nhau (Bảng 1.7). Sự phân tích tương quan này sẽ giúp ta xem xét vấn đề bất bình đẳng về nhà ở được cụ thể hơn. Trong Bảng 1.7 ta thấy, vào năm 2012 tỉ lệ hộ giàu sống trong những ngôi nhà kiểu biệt thự là nhiều hơn so với hộ nghèo: 1,7% (cả nước) và 0,9% (nông thôn) so với con số tương ứng đều là 0,1%. Tiếp theo là có tới 40,8% hộ giàu trong cả nước sống trong ngôi nhà kiên cố khép kín. Trong khi đó chỉ có 3,0% hộ nghèo sống trong ngôi nhà loại này, còn lại hộ nghèo có tới 67,9 % hộ sống trong ngôi nhà bán kiên cố. Đối với nhà tạm và khác, có 19,9% hộ nghèo trong cả nước sống trong đó. Trái lại, chỉ có 1,8% hộ giàu cả nước sống trong đó. Đối với tài sản mảnh đất ở (hoặc nhà ở khác), lên tới 15,4% hộ giàu có tài sản loại này, và chỉ có 2,0% hộ nghèo có tài sản đó. Chênh lệch giàu nghèo về mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác là gấp 7,7 lần. 13 Bảng 1. 7. Tỉ lệ hộ có các loại nhà ở và có mảnh đất ở (hoặc nhà ở khác) chia theo các nhóm hộ giàu nghèo (2012) Cả nước Nhóm hộ nghèo (1) (2) (3) (4) Nhóm hộ giàu (5) Chung Nông thôn Nhóm hộ nghèo (1) (2) (3) (4) Nhóm hộ giàu (5) Chung Ngôi nhà chính thuộc loại nào? Biệt Kiên cố Kiên cố không Bán Tạm và thự khép kín khép kín kiên cố khác 0,1 3,0 9,1 67,9 19,9 0,3 5,4 13,6 68,0 12,7 0,7 14,0 15,8 63,2 6,4 0,8 23,4 14,2 57,5 4,0 1,7 40,8 9,5 46,3 1,8 0,7 18,2 12,4 60,1 8,6 0,1 0,3 0,4 0,5 0,9 0,5 2,5 4,5 6,8 12,1 18,8 9,3 8,1 13,7 16,8 17,6 16,4 14,6 67,7 67,6 65,9 63,4 60,2 64,8 21,6 13,8 10,1 6,5 3,7 10,8 Đơn vị tính: % Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Có mảnh đất ở, nhà ở khác 2,0 3,1 7,1 8,2 15,4 7,4 1,6 2,8 6,1 7,7 13,5 6,6 Nguồn: Kết quả xử lý VHLSS 2012 Ở khu vực nông thôn (Bảng 1.7) cũng thể hiện xu hướng tương tự như cả nước. Cụ thể là hộ nghèo có tỉ lệ ít hơn sống trong nhà biệt thự (0,1%), kiên cố khép kín (2,5%) và kiên cố không khép kín (8,1%). Trong khi đó, hộ giàu có tỉ lệ nhiều hơn sống trong những ngôi nhà thuộc loại này: nhà biệt thự (0,9%), kiên cố khép kín (18,8%) và kiên cố không khép kín (16,4%). Đối với nhà tạm và khác, có 21,6% hộ nghèo ở nông thôn sống trong đó. Trái lại, chỉ có 3,7% hộ giàu nông thôn sống trong đó. Nhưng dù sao cũng có tới trên 60% (60,2%~67,7%) tất cả các nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn sống trong những ngôi nhà bán kiên cố. Điều này nó thể hiện sự bất bình đẳng về nhà ở khu vực nông thôn chưa phân hóa rõ rệt như ở đô thị. Đối với tài sản mảnh đất ở (hoặc nhà ở khác), lên tới 13,5% hộ giàu có tài sản loại này, và chỉ có 1,6% hộ nghèo có tài sản đó. Chênh lệch giàu nghèo về mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác là gấp 8,4 lần. Như vậy, mặc dù trị giá chỗ ở chính (Hình 1.5) dễ gây ra sự hoài nghi về thu thập số liệu, còn kiểu loại ngôi nhà (Bảng 1.7) thì ai cũng nhìn thấy. Cả hai Hình 1.5 và Bảng 1.7 đều phù hợp với khái niệm phân cực. 1.5. Tóm tắt: Cái nhìn tổng quát về bất bình đẳng mức sống Sau khi trình bày chi tiết từng chỉ báo cụ thể trên đây, mục này sẽ tóm tắt và trình bày tổng quát, khái quát về bất bình đẳng mức sống trong cả nước và khu vực nông thôn. Do vậy, một số bảng biểu số liệu và đồ thị sẽ được trình bày lại chọn lọc ở mục này. Nhưng sự trình bày lại hình dạng đồ thị sẽ được thống nhất theo cùng “kích thước và độ dài đơn vị thang đo” (scale) để có thể dễ dàng so sánh với nhau. Đồng thời, cũng có một vài số liệu được trình bày mới. (a)- Trước tiên, ta hãy nhìn lại tổng quan về sự bất bình đẳng theo tiêu chuẩn “40%” và hệ số Gini qua 20 năm đổi mới (1992/93~2012) ở Bảng 1.8. 14 Bảng 1. 8. Tiêu chuẩn “40%” và hệ số Gini về một số chỉ báo mức sống Cả nước 40% thu nhập3 40% chi đời sống 40% chi ngoài ăn 40% chi y tế 40% trị giá chỗ ở Gini chi/thu nhập Gini chi ngoài ăn Gini chi y tế Gini trị giá chỗ ở Nông thôn 40% chi đời sống 40% chi ngoài ăn 40% chi y tế 40% trị giá chỗ ở Gini chi/thu nhập Gini chi ngoài ăn Gini chi y tế Gini trị giá chỗ ở 1993 … 19,7 12,5 6,2 4,3 0,330 0,487 0,609 0,717 1998 … 19,9 13,8 6,3 6,8 0,354 0,469 0,642 0,674 2002 18,0 19,3 12,9 5,4 4,2 0,420 0,486 0,686 0,754 2004 17,4 19,1 13,0 4,4 4,0 0,420 0,473 0,704 0,726 2006 17,4 18,8 13,0 4,3 4,6 0,424 0,469 0,704 0,701 2008 16,4 19,4 13,4 4,9 4,7 0,434 0,469 0,695 0,695 2010 15,0 18,0 12,8 4,5 4,0 0,433 0,486 0,693 0,716 2012 14,9 19,3 14,5 4,5 5,7 0,424 0,438 0,700 0,651 Bất BĐ Vừa Thấp Vừa Cao Cao Vừa Vừa Cao Cao 22,7 15,2 6,0 7,6 0,278 0,421 0,613 0,572 24,0 17,9 6,6 12,0 0,275 0,373 0,625 0,516 23,0 15,8 5,7 8,6 0,360 0,426 0,673 0,604 22,5 15,5 4,6 7,1 0,370 0,419 0,700 0,650 22,0 15,4 4,4 8,0 0,378 0,417 0,700 0,606 22,7 15,8 5,0 7,7 0,385 0,408 0,683 0,618 20,5 14,7 4,3 6,4 0,395 0,440 0,702 0,651 21,1 15,9 4,3 7,7 0,399 0,409 0,701 0,601 Thấp Vừa Cao Cao Thấp Vừa Cao Cao Nguồn: Kết quả xử lý VLSS 1992/93~VHLSS 2012 Bảng 1.8 như là sự “thu gom” các bảng trình bày trước đó (Bảng 1.1, 1.3, 1.5, 1.6). Trong đó, hàng số liệu “40% chi đời sống” và cột cuối cùng đánh giá mức độ “bất bình đẳng” được trình bày mới, mà các mục trước đó chưa trình bày. Những phân tích và nhận xét chi tiết về mỗi hàng trong Bảng 1.8 đã được trình bày ở các mục trước. Mục này sẽ trình bày ở mức độ khái quát hơn khi các chỉ báo đo lường được đặt cạnh nhau. Điều đáng chú ý trong Bảng 1.8 là cột cuối cùng đánh giá mức độ bất bình đẳng. Tùy theo mỗi tiêu chuẩn đo lường (chỉ báo) mà ta có thể đưa ra những đánh giá mức độ bất bình đẳng một cách khác nhau. Ví dụ, khi đo lường qua tiêu chuẩn “40%” của thu nhập đã dẫn đến kết luận rằng bất bình đẳng về thu nhập ở Việt Nam đã tăng lên mức bất bình đẳng vừa từ năm 2008 đến này (2012). Nhưng khi đo lường qua tiêu chuẩn “40%” về chi tiêu cho đời sống, thì bất bình đẳng ở Việt Nam và cả khu vực nông thôn đều ở mức bất bình đẳng thấp trong vòng 20 năm qua. Hoặc là, khi đo lường qua tiêu chuẩn “40%” và hệ số Gini về trị giá chỗ ở chính thì tất cả đều chứng tỏ bất bình đẳng ở cả Việt Nam và nông thôn đều thuộc mức độ bất bình đẳng cao ngay từ những năm đầu (1992/93) cách đây 20 năm cho đến tận ngày nay (2012). Vậy, khi đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn đo lường về mức sống thì Việt Nam và nông thôn sẽ thuộc mức độ bất bình đẳng như thế nào? Trong số những tiêu chuẩn đo lường ở Bảng 1.8, chỉ báo thu nhập đóng vai trò quan trọng như là “đầu vào” để quyết định các “đầu ra” về chi tiêu (chi đời sống, ngoài ăn uống, y tế, chăm sóc sức khỏe) và trị giá chỗ ở. Do vậy, chỉ báo thu nhập sẽ có “trọng số/vai trò” cao hơn. Đồ thị về hệ số Gini và chênh lệch giàu nghèo được thể hiện ở đồ thị Hình 1.6 cho thấy xu hướng chung về bất bình đẳng tăng lên ở Việt Nam và khu vực nông thôn trong 20 năm đổi mới. Đặc biệt là khu vực nông thôn có sự tăng 3 Riêng chỉ tiêu này là trích từ nguồn (Tổng cục Thống kê, 2014:22). 15 bất bình đẳng lớn hơn thể hiện qua hình dạng đường đồ thị có độ dốc cao hơn (và cao nhất so với cả nước và so với khu vực đô thị). Trên cơ sở chỉ báo thu nhập và kết hợp với các chỉ báo khác (đặc biệt là trị giá chỗ ở chính), ta có thể kết luận khái quát ở đây rằng bất bình đẳng mức sống ở Việt Nam nói chung ít nhất đã thuộc loại mức độ bất bình đẳng vừa từ năm 2008 đến nay (2012), còn chi tiêu cho ngoài ăn uống đều thuộc loại mức độ bất bình đẳng vừa trong cả 20 năm đổi mới. Đồng thời, một số mặt khác của mức sống (chi tiêu cho y tế và trị giá chỗ ở) đã ở mức độ bất bình đẳng cao từ những năm đầu 1992/93 cho đến tận ngày nay (2012). Đối với khu vực nông thôn, mức độ bất bình đẳng về mức sống đều thấp hơn cả nước. Cụ thể là, bất bình đẳng về thu nhập (qua hàng hệ số Gini ở Bảng 1.8) ở mức độ tương đối bình đẳng (thấp), nhưng có xu hướng luôn tăng lên từ năm 1992/93 đến tận ngày nay (2012), còn chi tiêu cho ngoài ăn uống đều thuộc loại mức độ bất bình đẳng vừa trong cả 20 năm đổi mới. Đồng thời, một số mặt khác của mức sống (chi tiêu cho y tế và trị giá chỗ ở) đã ở mức độ bất bình đẳng cao từ những năm đầu 1992/93 cho đến tận ngày nay (2012). Những mặt này về mức sống, thì mức độ bất bình đẳng ở nông thôn cũng cao như cả nước. 10 Hệ số Gini (1993-2012) 0.45 Khoảng cách hộ giàu hộ nghèo (1993-2012) 0.4 8 7 0.35 6 Cả nước 5 Đô thị 0.3 Chênh lệch (lần) 9 Cả nước Nông thôn Đô thị 4 Nông thôn 0.25 1992 3 1994 1996 1998 2000 2002 (a) 2004 2006 2008 2010 2012 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 (b) Hình 1. 6. Đồ thị về bất bình đẳng tăng lên ở Việt Nam qua 20 năm đổi mới (b)- Tiếp theo, là sự trình bày hai nhóm giàu nghèo “chiếm hữu” miếng bánh thu nhập và nguồn tài sản về trị giá chỗ ở chính như thế nào? Bảng 1.9 được trình bày mới mà các mục trước đó không có. Những con số % trong bảng này thể hiện mỗi nhóm hộ giàu nghèo có tổng thu nhập/chi tiêu và trị giá chỗ ở chính chiếm bao nhiêu % trong tổng số của toàn thể cộng đồng (cả nước, hoặc nông thôn). Đồ thị Hình 1.7 là sự minh họa cho Bảng 1.9 về con số trung bình trong nhiều năm (in đậm) trong cả nước và khu vực nông thôn. Trong cả nước 10 năm (2002~2012), đối với nhóm hộ nghèo có tổng thu nhập chỉ chiếm khoảng 3,8%~5,3% (trung bình là 4,7%) trong tổng số của cả nước (toàn xã hội). Trong khi đó, ở cực kia là nhóm hộ giàu có miếng bánh thu nhập chiếm phần to hơn rất nhiều (50,8%~65,4% - trung bình là 54,4%). Đối với nguồn tài sản là trị giá chỗ ở chính thì sự bất bình đẳng giàu nghèo còn lớn hơn nữa. Trong thời kỳ đổi mới 20 năm (1992/93~2012), trị giá nhà ở của nhóm hộ nghèo chỉ chiếm khoảng 2,9%~4,5% (trung bình là 3,7%) trong tổng số của toàn xã hội. Trong khi đó, ở cực kia là nhóm hộ giàu có trị giá chỗ ở chiếm phần to hơn rất nhiều (50,5%~66,8% - trung bình là 61,0%), mặc dù mỗi nhóm hộ giàu nghèo đều có 20% dân số bằng nhau. 16 Bảng 1. 9. Tổng thu nhập4 và trị giá chỗ ở của hai nhóm hộ giàu nghèo chiếm bao nhiêu % trong tổng số của cộng đồng? Cả nước Thu nhập hộ giàu Thu nhập hộ nghèo Trị giá chỗ ở hộ giàu Trị giá chỗ ở hộ nghèo Nông thôn Thu nhập hộ giàu Thu nhập hộ nghèo Trị giá chỗ ở hộ giàu Trị giá chỗ ở hộ nghèo Đơn vị tính: % 1993 1998 2002 2004 2006 2008 2010 2012 45,6 47,6 65,4 51,2 50,8 53,8 54,5 50,8 7,2 6,3 3,8 5,2 5,3 4,8 4,5 4,8 64,5 65,7 66,8 61,5 61,9 59,7 57,6 50,5 4,2 2,9 4,0 3,3 3,4 4,2 3,4 4,5 27,6 5,5 16,5 3,2 23,9 4,5 15,3 1,9 24,7 2,6 14,8 1,9 26,6 3,5 13,6 2,1 26,8 3,5 13,9 2,1 27,1 3,2 14,6 2,4 27,0 2,8 14,6 1,9 26,2 2,9 16,9 2,7 TB 54,4 4,7 61,0 3,7 26,4 3,1 15,0 2,3 Nguồn: Kết quả xử lý VLSS 1992/93~VHLSS 2012 Chiếc bánh thu nhập (TB/khẩu) cả nước (2002~2012) Chiếc bánh thu nhập (TB/khẩu) nông thôn (2002~2012) 3 nhóm giữa 70.5% Hộ giàu 54.4% 3 nhóm giữa 40.9% Nhóm giàu 26.4% Nhóm nghèo 3.1% Hộ nghèo 4.7% Giá trị tài sản nhà ở (TB/khẩu) cả nước (1992/93~2012) Giá trị tài sản nhà ở (TB/khẩu) nông thôn (1992/93~2012) 3 nhóm giữa 35.3% Nhóm giàu 61.0% 3 nhóm giữa 82.7% Nhóm nghèo 3.7% Nhóm nghèo 2.3% Nhóm giàu 15.0% Hình 1. 7. Chiếc bánh thu nhập và tài sản về nhà ở Ở khu vực nông thôn (Bảng 1.9), sự bất bình đẳng giàu nghèo về miếng bánh thu nhập và trị giá chỗ ở chính là thấp hơn trong cả nước. Trong khoảng 10 năm (2002~2012), đối với nhóm hộ nghèo ở nông thôn có tổng thu nhập chỉ chiếm khoảng 2,6%~3,5% (trung bình là 3,1%) trong tổng số của toàn cộng đồng nông thôn. Trong khi đó, ở cực kia là nhóm hộ giàu có miếng bánh thu nhập chiếm phần to hơn nhiều (24,7%~27,1% - trung bình là 26,4%). Đối với nguồn tài sản là trị giá chỗ ở chính thì sự bất bình đẳng giàu nghèo còn lớn hơn nữa. Trong thời kỳ đổi mới 20 năm (1992/93~2012), trị giá nhà ở của nhóm hộ nghèo chỉ chiếm khoảng 1,9%~3,2% (trung bình là 2,3%) trong tổng số của toàn cộng đồng. Trong khi đó, ở cực kia là nhóm hộ giàu có trị giá chỗ ở chiếm phần to hơn nhiều (13,6%~16,9% - trung bình là 15,0%). 4 Riêng hai cuộc khảo sát VLSS 1992/93 và 1997/98 chỉ báo thu nhập được thay thế bằng chỉ báo chi tiêu dùng. 17 16 14 12 Chênh lệch thu nhập giữa các nhóm hộ cả nước (so với nhóm nghèo = 1 lần) Gấp số lần 10 8 6 Giàu (5) 4 4 3 2 2 Nghèo (1) 0 2002 2004 2006 2008 2010 2012 (a) (b) Chênh lệch giữa các nhóm hộ về chi tiêu ngoài ăn uống trong cả nước (so với nhóm hộ nghèo = 1 lần) 16 14 16 Chênh lệch (lần) 14 10 8 Chênh lệch giữa các nhóm hộ về chi tiêu ngoài ăn uống ở nông thôn (so với nhóm hộ nghèo = 1 lần) 12 10 8 Giàu (5) 6 4 6 Chênh lệch (lần) 12 Giàu (5) 4 4 3 4 3 2 2 2 2 0 1992 1994 Nghèo (1) 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 0 1992 1994 Nghèo (1) 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 (c) (d) 16 10 8 Chênh lệch (lần) 12 Chênh lệch giữa các nhóm hộ về chi tiêu y tế trong cả nước (so với nhóm hộ nghèo = 1 lần) 12 10 8 Giàu (5) 6 4 4 Chênh lệch giữa các nhóm hộ về chi tiêu y tế ở nông thôn (so với nhóm hộ nghèo = 1 lần) 14 Chênh lệch (lần) 16 14 2010 2012 Giàu (5) 4 6 3 4 2 2 Nghèo (1) 3 2 2 0 1992 Nghèo (1) 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 0 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 (e) 12 6 2012 Chênh lệch giữa các nhóm hộ về giá trị chỗ ở trong cả nước (so với nhóm nghèo = 1 lần) 10 Giàu (5) 8 4 6 3 4 Chênh lệch giữa các nhóm hộ về giá trị chỗ ở nông thôn (so với nhóm nghèo = 1 lần) Chênh lệch (lần) 14 12 Chênh lệch (lần) 16 14 8 2010 (f) 16 10 2006 2008 2012 Giàu (5) 4 4 3 2 2 2 2 Nghèo (1) Nghèo (1) 0 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 0 1992 1994 1996 1998 2000 2002 (g) 2004 2006 2008 2010 2012 (h) Hình 1. 8. Chênh lệch mức sống giữa các nhóm hộ giàu nghèo (c)- Cuối cùng, là sự trình bày sự phân hóa thành hai cực về mức sống. Đồ thị Hình 1.8 là sự “thu gom” các Hình 1.2, Hình 1.3, Hình 1.4, Hình 1.5 ở các mục trước được đặt cạnh nhau ở đây theo cùng “kích thước và độ dài đơn vị thang đo” (scale) để có thể dễ dàng so sánh với nhau. Trong số 4 chỉ báo đo lường mức sống (thu nhập, chi ngoài ăn uống, chi y tế và trị giá chỗ ở), thì tất cả 4 cặp hình nhỏ (đại diện cho cả nước và nông thôn) ở Hình 1.8 đều thể hiện sự phân hóa thành hai cực. Một cực là nhóm giàu, cực kia là các nhóm còn lại (trong đó nhóm nghèo là thấp nhất). Trong đó, hai cặp hình về thu nhập và trị 18 giá chỗ ở chính (a, b và g, h) thể hiện sự phân cực giữa các nhóm hộ giàu nghèo rõ ràng nhất. Hai cực này được thể hiện qua hình dạng đồ thị của nhóm giàu ở trên đỉnh nổi lên cao nhất và cách xa các nhóm phía dưới (đường màu hồng nổi lên ở trên cùng). Điều đó có nghĩa là xuất hiện sự phân cực trong quá trình bất bình đẳng tăng lên ở Việt Nam cũng như khu vực nông thôn. Như vậy, ta có thể kết luận rằng sự phân hóa giàu nghèo hiện nay ở Việt Nam nói chung và khu vực nông thôn nói riêng có xu hướng phân hóa thành hai cực (Hình 1.8). Đây là nhận định mới (phát hiện mới) và tổng kết khái quát về xu hướng bất bình đẳng ở Việt Nam (và khu vực nông thôn) trong thời kỳ đổi mới. 1.6. Bản chất của sự phân cực về mức sống Cách nhìn phân cực giữa các nhóm hộ giàu nghèo trên đây đã xóa nhòa sự khác biệt về mặt xã hội giữa những cá nhân với nhau. Sở dĩ như vậy, bởi vì cùng một nhóm giàu (hoặc nghèo) có thể bao gồm những thành viên của nhiều nhóm xã hội khác nhau (giới tính, học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, vùng/miền . . . ) hợp thành. Từ đây, câu hỏi đặt ra là: Người giàu là ai? Người nghèo là ai? Đồng thời, câu hỏi cơ bản hơn cả là bản chất của bất bình đẳng giàu nghèo nằm ở đâu? Những câu hỏi này dẫn dắt đến việc so sánh giữa hai cách nhìn bất bình đẳng theo phân hóa, phân cực giàu nghèo và bất bình đẳng theo hệ thống phân tầng xã hội. Khi so sánh theo hai cách nhìn, ta thấy giữa chúng có sự tương đồng với nhau và phân tầng xã hội quyết định phân cực giàu nghèo:  Cả hai góc nhìn phân tầng xã hội và phân cực giàu nghèo đều cho thấy sự phân cực xã hội. Đó là mô hình phân tầng hai cực (Đỗ Thiên Kính, 2017) và xu hướng phân cực giàu nghèo hiện nay.  Bằng chứng quan trọng (mặc dù là gián tiếp) cho thấy rằng phân tầng xã hội có tác động chủ yếu đến phân cực giàu nghèo. Đó là những nhân tố thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung và chiến lược dịch chuyển từ hộ nông nghiệp sang hộ phi nông nghiệp có tác động đến giảm nghèo và tăng giàu đóng vai trò quan trọng (Bảng 3.13). Theo cơ sở lý luận, đây chính là nguyên nhân cơ bản thứ hai – phân công lao động xã hội – quyết định bất bình đẳng xã hội (Kerbo, 2000:11)5, mà phân tầng xã hội và phân cực giàu nghèo là sự biểu hiện cụ thể của mối quan hệ nhân quả này. Từ hai điểm so sánh trên đây, ta có thể nhận định rằng cấu trúc phân tầng xã hội chia thành hai cực đã làm cho bất bình đẳng ngày càng tăng lên và trở thành phân cực giàu nghèo. Như vậy, bản chất của bất bình đẳng về mức sống là do cấu trúc phân tầng xã hội quy định, mà biểu hiện của nó trong đời sống xã hội là hiện tượng phân hóa, phân cực giữa các nhóm hộ giàu nghèo. Mặt khác, từ mô hình phân tầng xã hội Sở dĩ tồn tại bất bình đẳng xã hội là do hai nguyên nhân cơ bản (Kerbo, 2000:11): (1) Thứ nhất, những đặc tính tự nhiên và năng lực (thể chất, trí tuệ) là khác nhau giữa mọi người đã tạo ra cho con người những khả năng khác nhau để chiếm giữ và tiếp cận những nguồn lợi và vị trí khác nhau trong xã hội. Ví dụ, người có sức mạnh cơ bắp trong xã hội nguyên thủy sẽ thu lượm được sản phẩm nhiều hơn. Kết quả là xã hội kính trọng/đánh giá người khỏe hơn người yếu. Bất bình đẳng theo nguyên nhân này là cố hữu và tất yếu trong xã hội. Nếu chỉ giới hạn theo nguyên nhân này, thì bất bình đẳng thể hiện trong mọi xã hội con người. (2) Thứ hai, quan trọng hơn, là do sự phân công lao động xã hội đã sắp đặt mỗi người vào những vị trí KT-XH khác nhau. Từ những vị trí khác nhau này mà người ta có thể tiếp cận/kiểm soát không ngang nhau các loại nguồn lực, nguồn lợi, tài sản, dịch vụ và những cơ hội. Người ở vị trí cao sẽ có nguồn lợi nhiều hơn và xã hội đánh giá họ cao hơn. Bất bình đẳng theo nguyên nhân này thuộc về cấu trúc xã hội – gọi là bất bình đẳng cấu trúc và dẫn đến phân tầng xã hội. 5 19 chia thành hai cực ta có thể nhận diện được hai cực này họ là ai với những tên gọi cụ thể theo các tầng lớp xã hội (Hình 1.9). Họ cũng chủ yếu là các nhóm giàu nghèo và đã trả lời cho câu hỏi đặt ra ở trên là: Người giàu là ai? Người nghèo là ai? Từ đây, ta thấy rằng cách nhìn bất bình đẳng trong hệ thống phân tầng xã hội là căn bản hơn cách nhìn bất bình đẳng giàu nghèo. Sở dĩ như vậy, bởi vì bất bình đẳng trong hệ thống phân tầng xã hội thuộc về cấu trúc xã hội, nó nằm ở tầng bên dưới quy định hiện tượng phân hóa giàu nghèo trên bề mặt cuộc sống. Cách nhìn bất bình đẳng như thế mới là căn bản. Khoảng cách bất bình đẳng doãng ra đã làm cho những người vốn trước kia có thu nhập ở một mức độ nào đó, thì hiện nay họ cảm thấy rằng cũng với mức thu nhập ấy nhưng lại ít hơn so với người khác ở trên họ rất nhiều. Đó là chưa kể trạng thái tâm lý của người lao động chân chính khi so sánh về thu nhập của họ với khối tài sản của người tham nhũng. Khoảng cách bất bình đẳng doãng ra cũng làm cho nhiều người ở nửa dưới của tháp phân tầng cảm thấy mình bị “tước đoạt” một cách tương đối. Điều này được biểu hiện trong thực tế cuộc sống thông qua những hiện tượng gọi là “bất an xã hội”: vi phạm trật tự và quy tắc xã hội, bạo lực và gây rối, những cuộc khởi kiện đông người, đặc biệt là những cuộc khiếu kiện của những người nông dân. Tất cả những hiện tượng này đều thể hiện sự lỏng lẻo của gắn kết xã hội. Nói cách khác, bất bình đẳng tăng lên sẽ làm yếu đi sự gắn kết xã hội. Nếu bất bình đẳng ngày càng tăng lên nhiều, có thể dẫn tới sự đấu tranh giữa tầng lớp thấp với tầng lớp cao nhằm phân chia lại nguồn lực của xã hội sao cho công bằng hơn. Đó là mâu thuẫn và đấu tranh nội tại do cấu trúc phân tầng xã hội hình kim tự tháp quy định. Điều này có thể sẽ là hậu quả xảy ra và nó thể hiện bản chất sự phân cực về mức sống giữa các nhóm hộ giàu nghèo. Lãnh đạo 1 Doanh nhân 2 Chuyên môn cao 3 Nhân viên 4 Thợ công nhân 5 B.bán-D.vụ 6 Tiểu thủ CN 7 L.động g.đơn 8 Nông dân 9 Tầng lớp cao (thượng lưu) Trung lưu bậc trên Trung lưu bậc dưới Tầng lớp thấp (hạ lưu) Hình 1. 9. Hệ thống phân tầng xã hội hình “kim tự tháp” ở Việt Nam Do hệ thống phân tầng xã hội hình “kim tự tháp” ở Việt Nam (Hình 1.9), cho nên sự bất bình đẳng ở nước ta hiện nay là sự bất bình đẳng mang tính cấu trúc, tức là nó thuộc về hệ thống phân tầng quy định. Như vậy, muốn thay đổi sự bất bình đẳng (giảm bất bình đẳng) thì phải thay đổi lại hình dạng hệ thống phân tầng. Tức là dịch chuyển từ mô hình “kim tự tháp” sang mô hình “quả trám” với tầng lớp trung lưu đông đảo ở giữa. Những xã hội hai cực (ví dụ các nước Mỹ La tinh có cư dân giai cấp trung 20 lưu nhỏ) thường tạo ra rất ít hy vọng và cơ hội để tầng lớp đáy di động đi lên nhằm cải thiện cuộc sống của họ (Persell, 1987:214). Xã hội hai cực thường tạo ra những điều kiện gọi là “kìm hãm” xã hội. Tức là, trong những xã hội đó thiếu vắng tầng lớp trung lưu như là những khoảng không gian về địa vị KT-XH để người ta chuyển dịch đi lên. Tầng lớp đáy không thể di động “bỏ qua/vượt qua” để vươn lên đỉnh tháp phân tầng được. Hơn nữa, tầng lớp ở đỉnh tháp thường có sự “khép kín xã hội” không cho tầng lớp dưới xâm nhập vào “lãnh địa” của họ; còn tầng lớp ở dưới đáy cũng buộc phải chịu đựng sự “khép kín xã hội” không thể di động đi lên được (Bilton et al., 1993:94-95). Hai sự “khép kín xã hội” theo hướng trái chiều nhau ở mô hình hai cực sẽ tạo ra cái gọi là sự “kìm hãm” xã hội theo nghĩa như vậy. Những điều kiện như thế không phải là những điều kiện cho một xã hội dân chủ và rộng mở. Chỉ khi nào tầng lớp trung lưu được phát triển và mở ra rộng rãi, thì sự “khép kín” và “kìm hãm” xã hội mới được khai thông và trạng thái hai cực của xã hội sẽ dần dần biến mất. 21 Chương II. THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Chương này trình bày một số nội dung về sử dụng nguồn lực đất nông nghiệp 6 (NN) ở khu vực nông thôn: (a) Tình trạng không đất nông nghiệp của hộ gia đình; (b) Diện tích và sự phân bố quy mô đất nông nghiệp của các hộ gia đình. Hệ số Gini về đất sản xuất nông nghiệp (SXNN); (c) Kết quả thu nhập từ đất nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn; (d) Cái nhìn tổng quát về sử dụng nguồn lực đất nông nghiệp ở nông thôn. 2.1. Hộ gia đình không đất nông nghiệp Mục này xem xét tỉ lệ các hộ gia đình không đất nông nghiệp ở nông thôn trong 20 năm đổi mới (1992/93~2012) như thế nào? Hộ gia đình không đất cư trú tập trung ở vùng/miền nào? Bảng 2. 1. Tỉ lệ % các hộ không đất nông nghiệp chia theo vùng KT-XH Nông thôn 1993 1998 2002 2004 2006 2008 2010 2012 TB (02~12) Đồng bằng sông Hồng 3,1 3,1 11,0 6,3 5,8 7,1 11,0 12,4 8,9 Tr.du-M.núi phía Bắc … … 4,0 3,2 2,9 3,7 4,8 4,2 3,8 Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trg 6,5 8,6 14,2 10,8 12,4 13,4 13,7 12,3 12,8 Tây Nguyên 3,9 9,6 4,2 3,8 5,6 4,9 9,7 10,1 6,4 Đông Nam Bộ 19,7 27,1 43,8 38,8 40,4 46,4 55,8 53,6 46,5 ĐBSCL 14,9 20,7 27,8 25,1 22,0 19,7 28,8 29,8 25,5 Chung (không đất NN) 7,4 10,0 16,7 13,5 13,4 14,1 19,0 19,0 16,0 Trong đó: Không đất SXNN 7,6 10,2 18,1 14,8 14,8 15,4 20,1 20,0 17,2 Không đất Lâm nghiệp 89,4 90,1 91,1 93,6 93,0 93,1 90,0 89,7 91,8 Không đất Thủy sản 76,7 85,2 83,3 93,3 93,0 93,2 90,5 92,1 90,9 Số hộ quan sát tuyệt đối (N) không đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn trong mẫu VHLSS: Tổng (N) 285 467 3.686 888 878 882 1.204 1.172 Nguồn: Kết quả xử lý VLSS 1992/93~VHLSS 2012 Ở Bảng 2.1 ta thấy, tỉ lệ các hộ gia đình không đất nông nghiệp ở nông thôn có xu hướng tăng lên trong quá trình đổi mới 20 năm. Cụ thể là, ở khu vực nông thôn cả nước tỉ lệ hộ không đất nông nghiệp tăng lên (qua 3 mốc thời gian đại diện cách nhau 10 năm) như sau: 7,4% (1992/93) → 16,7% (2002) → 19,0% (2012). Trong đó, nông thôn các tỉnh miền Nam có tỉ lệ hộ không đất nông nghiệp nhiều hơn các tỉnh miền Bắc. Trung bình trong 10 năm về sau (2002~2012), tỉ lệ hộ không đất nông nghiệp tăng dần từ bắc vào nam như sau: 8,9% (ĐBSH) → 12,8% (Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung) → 46,5% & 25,5% (Đông Nam Bộ & ĐBSCL). Ví dụ cụ thể hơn, như ở nông thôn ĐBSH có tỉ lệ hộ không đất nông nghiệp trong 2 năm gần đây là 11.0% (2010) và 12,4% (2012). Trong khi đó, con số tương ứng cho nông thôn Đông Nam Bộ (ĐNB) là 55,8% (2010) và 53,6% (2012), còn nông thôn ĐBSCL là 28,8% (2010) và 29,8% (2012). Cũng trong Bảng 2.1, khi chia tách tỉ lệ không đất nông nghiệp thành 3 loại đất cụ thể hơn, thì tỉ lệ hộ gia đình không đất sản xuất nông nghiệp (SXNN) cao Theo Tổng cục Thống kê (2012:68-70), khái niệm đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (đất SXNN: đất trồng cây hàng năm, lâu năm, đồng cỏ chăn nuôi, vườn/ao liền kề với đất thổ cư), đất lâm nghiệp (đất rừng), đất thủy sản (đất có mặt nước: ao, hồ, đầm). 6 22 hơn chút ít (khoảng 1%) so với không đất nông nghiệp nói chung. Đối với đất lâm nghiệp và đất thủy sản, thì phần lớn các hộ gia đình đều không có 2 loại đất này. Ví dụ như vùng nông thôn Trung du và Miền núi phía Bắc là nơi tập trung nhiều đất rừng, nhưng cũng có tới 63,2% (2010) và 62,1% (2012) số hộ gia đình ở vùng này không đất lâm nghiệp. Còn vùng nông thôn sông nước ĐBSCL cũng có tới 85,5% (2010) và 87,8% (2012) số hộ gia đình ở vùng này không đất thủy sản. Tỉ lệ các hộ gia đình không đất nông nghiệp có xu hướng tăng lên chứng tỏ đất đai sẽ được tích tụ, tập trung vào những hộ gia đình khác. Trong đó, sự tích tụ, tập trung đất nông nghiệp ở các tỉnh miền Nam diễn ra nhanh hơn ở miền Bắc (mặc dù diễn ra còn chậm chạp ở cả 2 miền, kể cả ở các tỉnh miền Nam). 2.2. Diện tích và sự phân bố quy mô đất nông nghiệp của các hộ gia đình Mục này trình bày về những nội dung như sau: (a) Tổng diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất SXNN nói riêng; (b) Diện tích đất lâm nghiệp (đất rừng) và thủy sản (ao, hồ, đầm); (c) Xu hướng phân bố quy mô đất SXNN; (d) Hệ số Gini về diện tích đất SXNN của dân cư ở nông thôn. Số liệu được tính toán trung bình cho tất cả các hộ có (hoặc không có) đối với mỗi loại đất tương ứng. 2.2.1. Tổng diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất SXNN Bảng 2. 2. Diện tích đất nông nghiệp và đất SXNN của hộ chia theo vùng KT-XH7 Nông thôn 1992/93 1997/98 2002 (a)-Đất nông nghiệp (m2/khẩu): Đồng bằng sông Hồng 641 1.3748 661 Tr.du-M.núi phía Bắc 1.525 1.820 2.275 Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trg 760 1.025 1.091 Tây Nguyên 1.819 2.357 2.838 Đông Nam Bộ 1.465 2.091 1.664 ĐBSCL 1.711 1.768 1.741 Chung 1.120 1.503 1.411 (b)-Đất SXNN (m2/khẩu): Đồng bằng sông Hồng 608 677 560 Tr.du-M.núi phía Bắc 1.238 1.073 1.232 Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trg 707 744 773 Tây Nguyên 1.817 2.269 2.559 Đông Nam Bộ 1.384 1.998 1.604 ĐBSCL 1.661 1.729 1.473 Chung 1.041 1.118 1.085 Số khẩu trung bình/hộ 4,97 4,80 4,49 Số hộ trong mẫu (N ) 3.839 4.269 22.621 2004 2006 2008 2010 2012 682 2.230 1.285 2.768 1.953 1.847 1.503 768 2.418 1.202 3.277 2.013 2.012 1.613 765 2.488 1.284 3.364 1.672 2.417 1.709 743 2.770 1.485 2.965 1.883 1.839 1.682 652 2.710 1.827 3.063 1.789 1.840 1.738 609 1.310 989 2.706 1.868 1.548 1.205 4,39 6.938 615 1.375 952 3.005 1.970 1.709 1.278 4,25 6.882 624 1.403 966 3.051 1.669 1.969 1.325 4,14 6.837 606 1.286 1.015 2.850 1.767 1.458 1.222 3,92 6.750 574 1.340 1.140 2.970 1.762 1.471 1.266 3,87 6.696 Nguồn: Kết quả xử lý VLSS 1992/93~VHLSS 2012 Tổng diện tích đất nông nghiệp trong Bảng 2.2 bao gồm hầu như tất cả các loại đất theo khái niệm và định nghĩa đất nông nghiệp của Tổng cục Thống kê (trừ đất làm muối và đất nông nghiệp khác). Cụ thể, đất nông nghiệp trong Bảng 2.2 bao gồm đất Tính toán cho tất cả các hộ gia đình ở nông thôn có (hoặc không có) loại đất này. Số liệu ở ô này cao vọt hẳn lên trong 20 năm là do có 1 hộ ở Sơn Tây (Hà Tây) đã đấu thầu trên 3 triệu m2 diện tích mặt hồ để nuôi cá (Tổng cục Thống kê, 2000: 207, 212). Chính vì vậy, số liệu này đã làm cho đường đồ thị của vùng ĐBSH (Hình 2.1a) vọt cao hẳn lên ở năm 1997/98. Khi tách riêng đất lâm nghiệp và thủy sản ra (trong đó có hộ này), thì đường đồ thị đất SXNN ở vùng ĐBSH (Hình 2.1b) đã trở lại trạng thái bình thường. 7 8 23 trồng cây hàng năm, lâu năm, đồng cỏ chăn nuôi, vườn/ao liền kề với đất thổ cư, đất lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trong đất nông nghiệp (Bảng 2.2a), phần lớn là do đất sản xuất nông nghiệp tạo thành (Bảng 2.2b), phần còn lại là đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản (Bảng 2.3). Đồ thị Hình 2.1 thể hiện số liệu về diện tích các loại đất nông nghiệp trong Bảng 2.2. Diện tích đất SXNN TB m2/người ở nông thôn Diện tích đất Nông nghiệp TB m2/người ở nông thôn 3,500 3,500 3,000 3,000 ĐB SH Tr.du-núi B ắc 2,000 M iền Trung 1,500 Tây Nguyên ĐNB 1,000 2,500 TB m2/người TB m2/người 2,500 ĐB SH 2,000 Tr.du-núi B ắc M iền Trung 1,500 Tây Nguyên ĐNB 1,000 ĐB SCL ĐB SCL 500 500 0 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 (a) 0 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 (b) Hình 2. 1. Diện tích đất nông nghiệp và đất SXNN của các hộ gia đình Nhìn vào đồ thị Hình 2.1 ta thấy: + Đối với 2 vùng ĐBSH và Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung luôn có quỹ đất nông nghiệp nói chung, hoặc đất SXNN là ít nhất. Điều này được thể hiện qua 2 đường đồ thị màu đỏ nét liền (ĐBSH) và màu xanh lam nét liền (Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung) luôn ở vị trí thấp nhất trong Hình 2.1. Điều này là đúng với câu nói dân gian đã khái quát cho vùng ĐBSH là nơi “đất chật, người đông”. + Đối với vùng Tây Nguyên luôn có quỹ đất nông nghiệp nói chung, hoặc đất SXNN là nhiều nhất. Điều này được thể hiện qua đường đồ thị màu đỏ nét rời luôn ở vị trí cao nhất trong Hình 2.1. Điều này cũng đúng với câu nói dân gian đã khái quát cho vùng Tây Nguyên là nơi “đất rộng, người thưa”. + Đối với vùng Tr.du-M.núi phía Bắc có quỹ đất nông nghiệp nói chung cao thứ hai (sau Tây Nguyên). Điều này được thể hiện qua đường đồ thị màu xanh lục nét rời ở vị trí cao thứ hai trong Hình 2.1(a). Sở dĩ vùng Tr.du-M.núi phía Bắc có quỹ đất nông nghiệp cao thứ hai, bởi vì vùng này là nơi có nhiều đất lâm nghiệp (Bảng 2.3). Nhưng khi tách riêng quỹ đất lâm nghiệp và thủy sản ra, thì quỹ đất còn lại là đất SXNN ở vùng Tr.du-M.núi phía Bắc đã tụt hẳn xuống hàng thứ tư (đứng sau Tây Nguyên, ĐNB và ĐBSCL), chỉ cao hơn vùng Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung và ĐBSH (Hình 2.1b) + Đối với 2 vùng còn lại (ĐNB và ĐBSCL) có quỹ đất nông nghiệp ở mức giữa (thấp hơn Tây Nguyên và Tr.du-M.núi phía Bắc, cao hơn ĐBSH và Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung). Điều này được thể hiện qua 2 đường đồ thị màu xám nét rời (ĐNB) và màu xanh lục nét liền (ĐBSCL) ở vị trí giữa trong Hình 2.1. Nhưng 2 vùng này lại có quỹ đất SXNN cao thứ hai (sau Tây Nguyên). So sánh chung giữa 6 vùng KT-XH ta thấy, vùng Tây Nguyên luôn có quỹ đất nông nghiệp, hoặc đất SXNN bình quân đầu người (hoặc bình quân hộ gia đình) cao nhất trong cả nước. Có lẽ đây là một trong lý do mà dân cư các tỉnh miền Bắc và miền Trung di cư đông vào Tây Nguyên từ trước đến nay. Lý do “đất rộng, người thưa” ở 24 Tây Nguyên là một trong những “lực hút” để dân cư các nơi khác di cư đến. Trong khi đó, đất SXNN ở miền Bắc (ĐBSH và Tr.du-M.núi phía Bắc), kể cả miền Trung (Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung) là thấp nhất trong cả nước. Điều này cũng là một trong những “lực đẩy” để dân cư ở các vùng này chuyển đi nơi khác (trong đó có Tây Nguyên). Đối với 2 vùng còn lại (ĐNB và ĐBSCL) cũng là nơi có quỹ đất SXNN nhiều đứng sau Tây Nguyên. Đồng thời, 2 vùng này còn là 2 vùng KT-XH có sự phát triển công nghiệp nhanh hơn, cho nên mức sống của dân cư 2 vùng này cũng cao hơn. 2.2.2. Diện tích đất lâm nghiệp và thủy sản Bảng 2. 3. Diện tích đất lâm nghiệp và đất thủy sản của hộ chia theo vùng KT-XH9 Nông thôn 1992/93 1997/98 2 (a)-Đất lâm nghiệp (m /khẩu): Đồng bằng sông Hồng 8 144 Tr.du-M.núi phía Bắc 259 724 Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trg 46 273 Tây Nguyên … 85 Đông Nam Bộ 79 89 ĐBSCL 11 24 Chung 57 207 (b)-Đất thủy sản (m2/khẩu): Đồng bằng sông Hồng 26 553 Tr.du-M.núi phía Bắc 28 23 Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trg 6 7 Tây Nguyên 2 3 Đông Nam Bộ 2 4 ĐBSCL 39 15 Chung 21 178 2002 2004 2006 2008 2010 2012 68 997 282 262 40 72 256 45 905 273 56 77 61 229 111 1.026 236 263 16 51 261 113 1.059 286 304 1 36 274 93 1.458 452 96 35 29 358 40 1.255 651 86 20 52 370 34 46 36 16 20 195 70 28 14 23 7 7 238 69 41 17 14 9 27 251 74 28 27 32 9 2 413 110 43 26 18 19 81 353 102 39 115 36 7 6 317 102 Nguồn: Kết quả xử lý VLSS 1992/93~VHLSS 2012 Trong Bảng 2.3a, quỹ đất lâm nghiệp được thể hiện rõ ở 2 vùng nông thôn Tr.du-M.núi phía Bắc và Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung. Đây là 2 vùng có số hộ gia đình sử dụng và quản lý quỹ đất lâm nghiệp nhiều hơn cả. Do vậy, số liệu đất lâm nghiệp bình quân m2/khẩu cũng phản ánh sát thực tế hơn so với các vùng KT-XH còn lại. Trong đó, ở vùng nông thôn Tr.du-M.núi phía Bắc có quỹ đất lâm nghiệp bình quân m2/khẩu lớn nhất so với cả nước. Chính vì vậy, sau khi tách riêng đất lâm nghiệp đã làm cho phần còn lại là quỹ đất SXNN ở vùng này tụt xuống hàng thứ tư so với các vùng khác như đã trình bày trên đây (Hình 2.1b). Đối với vùng Tây Nguyên, trước đây đã được dân gian khái quát là nơi “Rừng thiêng, nước độc”. Nhưng hiện nay, quỹ đất lâm nghiệp ở vùng này còn rất ít, thấp nhất và thấp hơn rất nhiều so với 2 vùng có địa hình đồi núi là vùng Tr.du-M.núi phía Bắc và Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung. Sự suy giảm diện tích đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên phải chăng là hậu quả của việc tàn phá rừng? Tàn phá rừng để chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang đất trồng cây lâu năm (ví dụ như cây cà phê). Chính vì vậy mà quỹ đất SXNN ở Tây Nguyên vẫn là cao nhất trong 6 vùng KT-XH sau khi tách riêng đất rừng khỏi đất nông nghiệp. Thực trạng này khác hẳn so với vùng Tr.du-M.núi phía Bắc như đã trình bày trên đây. 9 Tính toán cho tất cả các hộ gia đình ở nông thôn có (hoặc không có) loại đất này. 25 Về quỹ đất nuôi trồng thủy sản trong Bảng 2.3b được thể hiện rõ ở 3 vùng nông thôn ĐBSH, Tr.du-M.núi phía Bắc và ĐBSCL. Đây là 3 vùng có số hộ gia đình sử dụng và quản lý quỹ đất nuôi trồng thủy sản nhiều hơn cả. Do vậy, số liệu đất thủy sản bình quân m2/khẩu cũng phản ánh sát thực tế hơn so với các vùng KT-XH còn lại. Trong đó, vùng nông thôn ĐBSCL được gọi là vùng “sông nước ĐBSCL” cũng thể hiện có quỹ đất thủy sản bình quân m2/khẩu lớn nhất so với cả nước. Điều này cũng khác hẳn so với đất nuôi trồng thủy sản ở miền Bắc (ĐBSH và Tr.du-M.núi phía Bắc). 2.2.3. Xu hướng phân bố quy mô đất SXNN Các tiểu mục trình bày trên đây (mục 2.3.1 và mục 2.3.2) đã cho biết diện tích đất nông nghiệp và đất SXNN trung bình m2/người. Nhưng sự phân bố quy mô đất đai giữa các hộ gia đình như thế nào thì chưa rõ. Tức là, con số diện tích đất đai trung bình là như vậy, nhưng các hộ gia đình khác nhau sẽ có quy mô diện tích đất đai cũng khác nhau. Từ đây, câu hỏi đặt ra là phần lớn các hộ gia đình có quy mô đất đai như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, ta phân tổ quy mô đất SXNN trung bình m2/người theo các nhóm cách đều nhau 1000 m2 ở Bảng 2.4 (đối với đất nông nghiệp cũng tương tự, do vậy mục này chỉ đề cập đến đất SXNN – đại diện cho cả đất nông nghiệp nói chung). Đồ thị phân bố tần suất Hình 2.2 thể hiện số liệu cho Bảng 2.4. Sự phân tích tiếp theo dưới đây sẽ dựa chủ yếu vào đồ thị Hình 2.2 để có cái nhìn “trực quan” hơn là dựa vào nhiều con số “dày đặc” ở trong Bảng 2.4. Bảng 2. 4. Sự phân bố quy mô đất SXNN của các hộ ở nông thôn TB m /người/hộ 2 1992/93 1997/98 0 m (không đất) 7,6 10,2 > 0~1000 61,5 59,1 > 1000~2000 19,8 18,1 > 2000~3000 5,6 6,2 > 3000~4000 2,6 2,9 > 4000~5000 1,4 1,1 2 > 5000 m 1,6 2,5 Tổng % 100 100 2 Nông thôn (2012) Đồng bằng sông Hồng Tr.du-M.núi phía Bắc Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trg Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐBSCL Chung 2002 18,1 53,1 15,7 5,6 3,1 1,8 2,6 100 2004 14,8 52,5 18,0 6,2 3,2 1,8 3,5 100 2006 14,8 50,5 19,0 5,9 3,6 2,2 4,0 100 Quy mô đất SXNN (m2/khẩu) 2 0m 12,5 4,4 12,5 10,1 53,9 34,0 20,0 2008 15,4 50,1 17,8 7,1 3,0 2,3 4,4 100 Đơn vị: % hộ 2010 20,1 48,4 16,4 5,9 3,3 1,7 4,3 100 >0 >1000 >2000 >3000 >4000 >5000 ~1000 ~2000 ~3000 ~4000 ~5000 m2 72,5 13,3 1,2 0,2 0,2 0,1 52,7 23,9 9,5 4,6 2,0 2,9 54,8 19,2 6,9 2,5 0,9 3,3 18,6 20,0 16,8 10,2 8,5 15,8 13,8 8,6 5,9 5,0 2,3 10,6 28,8 14,5 7,7 5,9 2,4 6,6 47,1 16,4 6,5 3,7 1,8 4,6 2012 20,0 47,1 16,4 6,5 3,7 1,8 4,6 100 Tổng % 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Kết quả xử lý VLSS 1992/93~VHLSS 2012 26 Sự phân bố quy mô đất SXNN ở nông thôn (1993~2012) 60 % hộ gia đình 50 40 0 m2/ng/hộ (a) >0~1000 30 >1000~2000 >2000~3000 20 >3000~4000 >4000~5000 10 >5000 m2/ng/hộ 0 1993 1998 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Sự phân bố quy mô đất SXNN ở nông thôn theo các vùng KT-XH (2012) 70 60 ĐBSH 50 % hộ gia đình Tr.du-núi Bắc 40 Miền Trung (b) Tây Nguyên 30 ĐNB ĐBSCL 20 10 0 0 m2 >0-1000 >10002000 >20003000 >30004000 >40005000 >5000 m2 Hình 2. 2. Sự phân bố quy mô đất SXNN của các hộ ở nông thôn Nhìn vào đồ thị phân bố tần suất Hình 2.2(a) ta thấy, nói chung đồ thị nghiêng về bên phải với độ dốc cao ở từng năm 1992/93~2012. Các hộ gia đình ở nông thôn trong cả nước có quy mô đất SXNN nhỏ bé (>0 m2~1000 m2/người) chiếm tỉ lệ cao nhất trong mỗi năm. Do vậy, cột đất này vọt lên cao nhất. Cụ thể hơn nữa được trình bày dưới đây : - Cột đồ thị đầu tiên của nhóm hộ không đất SXNN (0 m2) thể hiện xu hướng cao dần lên qua 20 năm. Nó phản ánh xu hướng tỉ lệ các hộ gia đình không đất ngày càng tăng. Điều này cũng đã được phân tích ở Mục 2.1 trước đây. - Cột đồ thị thứ hai (>0~1000 m2/người) là cao nhất. Các hộ gia đình ở nông thôn có quy mô đất SXNN ở vào khoảng này chiếm tỉ lệ cao nhất trong mỗi năm. Sau đó, các cột đồ thị có quy mô đất lớn hơn cứ giảm thấp dần. Trong đó, đặc biệt là nhóm cột đồ thị thứ hai (>0~1000 m2/người) có xu hướng thấp dần xuống rất rõ ràng (nhưng từ từ/chậm chạp) qua 20 năm. Đồng thời, nhóm cột đồ thị thứ ba (>1000~2000 m2/người) cũng thể hiện xu hướng thấp dần xuống như vậy (nhưng còn chậm chạp hơn nữa). - Các cột đồ thị còn lại thể hiện xu hướng cao dần lên (ngược trở lại với cột đồ thị thứ hai và thứ ba ở trên). Trong đó, đặc biệt là cột đồ thị thứ bảy cuối cùng của nhóm hộ có > 5000 m2/người là cao dần lên rõ ràng nhất. Tổng hợp lại các xu hướng thay đổi cột đồ thị phân bố tần suất đất SXNN ta thấy: 27 - Tỉ lệ các hộ gia đình không đất (0 m2) tăng lên. Đồng thời, 2 nhóm hộ có quy mô diện tích đất nhỏ bé (>0~2000 m2/người) cũng giảm dần. - Đất SXNN vốn thuộc về 3 nhóm hộ trên đây đã tập trung vào những nhóm hộ còn lại, để tạo nên các nhóm hộ có quy mô diện tích lớn hơn, đặc biệt là nhóm hộ thứ bảy cuối cùng (> 5000 m2/người) ngày càng tăng lên rõ ràng nhất. - Hai xu hướng trên đây đã thể hiện quá trình tập trung, tích tụ đất SXNN đang diễn ra ở nông thôn Việt Nam, nhưng còn rất từ từ và chậm chạp. Điều này cũng phù hợp (và minh họa) với xu hướng tập trung, tích tụ ruộng đất đã được đặt ra ở Mục 2.1 trước đây. Nửa trên Bảng 2.4 (và đồ thị Hình 2.2a về sự phân bố tần suất cho nửa trên bảng này) đã thể hiện sự phân bố quy mô đất SXNN của các hộ gia đình ở nông thôn qua 20 năm. Câu hỏi đặt ra là đối với các vùng KT-XH khác nhau thì sự phân bố tần suất đất đai đó như thế nào? Có sự khác nhau giữa 2 miền Nam, Bắc hay không? Để trả lời câu hỏi này, ta hãy tiếp tục tìm hiểu sự phân bố quy mô đất SXNN theo các vùng KT-XH ở nông thôn (2012) qua nửa dưới Bảng 2.4. Đồ thị Hình 2.2b về sự phân bố tần suất đất SXNN thể hiện số liệu cho nửa dưới Bảng 2.4. Sự phân tích tiếp theo dưới đây sẽ dựa chủ yếu vào đồ thị Hình 2.2b để có cái nhìn “trực quan” hơn. Đồ thị Hình 2.2b là sự “phóng to” cho Hình 2.2a đối với riêng năm 2012 và có độ dốc tương tự như hình ảnh một sườn núi. Trong đó, tỉ lệ các hộ gia đình không đất SXNN (0 m2) tăng dần từ các vùng KT-XH ở miền Bắc (ít hơn) vào miền Nam (nhiều hơn). Điều này đã được phân tích ở Mục 2.1. Đối với các hộ nông thôn trong 6 vùng KT-XH có quy mô đất SXNN nhỏ bé (>0~1000 m2/người) luôn chiếm tỉ lệ cao nhất (tạo nên đỉnh núi). Đồng thời, khi so sánh giữa 6 vùng KT-XH ta thấy, tỉ lệ hộ gia đình có quy mô đất đai nhỏ bé này ở miền Bắc (ĐBSH và Tr.du-M.núi phía Bắc) nhiều gấp khoảng hơn 2 lần so với miền Nam (ĐNB và ĐBSCL) – cột đồ thị Hình 2.2b cho nhóm đất >0~1000 m2 cao khoảng gấp đôi giữa miền Bắc so với miền Nam. Các nhóm hộ còn lại có quy mô diện tích đất đai lớn hơn (>1000~5000 m2) thể hiện xu hướng giảm dần (độ dốc các cột đồ thị đi xuống như hình ảnh một sườn núi). Đến nhóm hộ cuối cùng (>5000 m2), các cột đồ thị lại có xu hướng cao lên so với nhóm hộ ngay trước đó. Ta có thể ví von một cách hình ảnh trực quan rằng, ruộng đất đang được tập trung, tích tụ và dịch chuyển từ “đỉnh núi” chảy xuống “chân núi” để tạo nên nhóm hộ gia đình có quy mô đất đai nhiều hơn (>5000 m2/người) ở Hình 2.2b. 2.2.4. Hệ số Gini về đất SXNN Ở Mục 2.1 đã trình bày về tỉ lệ các hộ gia đình không đất nông nghiệp có xu hướng tăng lên qua 20 năm. Đồng thời, ở Mục 2.3.3 cũng trình bày về các nhóm hộ có quy mô diện tích đất SXNN nhỏ bé (>0~2000 m2/người) đã giảm dần. Như vậy, đất SXNN vốn thuộc về các nhóm hộ này (hộ không đất và ít đất) đã tập trung vào những nhóm hộ còn lại, để tạo nên các nhóm hộ có quy mô diện tích lớn hơn (>5000 m2/người) ngày càng tăng lên rõ ràng. Điều này chứng tỏ rằng, có một quá trình tích tụ, tập trung đất SXNN đang diễn ra ở nông thôn Việt Nam, nhưng còn rất từ từ và chậm chạp. Trong quá trình trên đây, sự tích tụ, tập trung đất nông nghiệp ở các tỉnh miền Nam diễn ra nhanh hơn ở miền Bắc (mặc dù diễn ra còn chậm chạp ở cả 2 miền, kể cả ở các tỉnh miền Nam). Điều này được thể hiện ở nông thôn các tỉnh miền Nam có tỉ lệ hộ không đất nông nghiệp nhiều hơn các tỉnh miền Bắc. Đồng thời, quy mô diện tích 28 đất nông nghiệp và đất SXNN (m2/người) của các hộ gia đình ở miền Nam cũng nhiều hơn miền Bắc (gấp khoảng 3 lần). Vậy, câu hỏi đặt ra là sự phân bố ruộng đất khác nhau giữa 2 miền Nam, Bắc như thế này liệu có dẫn đến sự tích tụ, tập trung về đất SXNN cũng khác nhau giữa 2 miền Nam, Bắc hay không? Để trả lời câu hỏi này, ta hãy tính toán hệ số Gini10 về đất SXNN ở Bảng 2.5. Bảng 2. 5. Hệ số Gini diện tích đất SXNN (m2/người) của dân cư ở nông thôn11 Nông thôn 1992/93 1997/98 Đồng bằng sông Hồng 0,267 0,274 Tr.du-M.núi phía Bắc 0,348 0,345 Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trg 0,396 0,425 Tây Nguyên 0,448 0,474 Đông Nam Bộ 0,568 0,675 ĐBSCL 0,499 0,553 Chung 0,480 0,529 2002 0,381 0,453 0,516 0,408 0,720 0,644 0,594 2004 0,347 0,460 0,570 0,422 0,743 0,635 0,597 2006 0,374 0,467 0,535 0,458 0,720 0,641 0,601 2008 0,409 0,492 0,548 0,474 0,787 0,668 0,629 2010 0,455 0,511 0,580 0,486 0,814 0,691 0,646 2012 0,458 0,501 0,590 0,489 0,788 0,700 0,652 Nguồn: Kết quả xử lý VLSS 1992/93~VHLSS 2012 Nhìn vào Bảng 2.5 ta thấy, hệ số Gini về đất SXNN có xu hướng tăng lên chậm chạp qua 20 năm: 0,480 → 0,529 → 0,594 → 0,597 → 0,601 → 0,629 → 0,646 → 0,652. Đồng thời, hệ số Gini về đất SXNN ở miền Nam (ĐNB và ĐBSCL) luôn cao hơn miền Bắc (ĐBSH và Tr.du-M.núi phía Bắc). Điều này đã thể hiện 2 xu hướng: (1) Sự tích tụ, tập trung đất SXNN đang diễn ra trong phạm vi nông thôn cả nước, nhưng chậm chạp; (2) Đồng thời, sự tích tụ, tập trung đất SXNN ở miền Nam diễn ra nhanh hơn ở miền Bắc. Sự phân bố đất SXNN khác nhau giữa 2 miền Nam, Bắc là kết quả của việc phân chia đất SXNN bình quân từ thời kỳ quan liêu, bao cấp ở miền Bắc. Trong khi đó ở miền Nam thì không như vậy (do đất SXNN ở miền Nam thuộc sở hữu tư nhân nhiều hơn, do cha mẹ để lại và mua lại). Kết quả này đại diện cho nông thôn cả nước và kéo dài trong nhiều năm thời kỳ đổi mới. Như vậy, qua góc nhìn theo sự biến đổi của hệ số Gini về đất SXNN đã phản ánh sự tập trung, tích tụ đất đai đang diễn ra chậm chạp. Điều này đã bổ sung và cũng phù hợp với góc nhìn về xu hướng tỉ lệ hộ gia đình không đất tăng lên. Đồng thời, nó cũng phù hợp với góc nhìn về xu hướng phân bố quy mô đất SXNN giữa các vùng KT-XH trong nông thôn cả nước trong 20 năm qua. Kết quả điều tra xã hội học ở 8 xã (thuộc 4 huyện của 4 tỉnh Hải Dương, Thái Bình, An Giang và Hậu Giang) cũng thể hiện xu hướng tích tụ và tập trung ruộng đất vẫn đang tiếp tục diễn ra (Bùi Quang Dũng và Đặng Thị Việt Phương, 2011:19. Bùi Minh et al., 2012:29). 2.3. Kết quả thu nhập từ đất nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn Các mục trình bày trên đây như là bức tranh miêu tả về sự phân bố đất nông nghiệp trong phạm vi nông thôn cả nước. Nó cung cấp cho ta những thông tin về tỉ lệ các hộ gia đình không đất nông nghiệp, diện tích bình quân và sự phân bố quy mô đất Hệ số Gini đo lường sự khác nhau về phân bố của cải, nguồn lực, nguồn lợi, thu nhập, chi tiêu dùng . . . trong một cộng đồng xác định. Hệ số Gini có giá trị từ 0 đến 1 (bằng 0 là sự phân bố đồng đều tuyệt đối và bằng 1 là phân bố rất không đồng đều tuyệt đối). Trên thực tế, người ta thường sử dụng hệ số Gini để đo lường bất bình đẳng về thu nhập (gọi tắt là Gini thu nhập), nhưng cũng có thể dùng để đo lường bất bình đẳng về đất đai (Ngân hàng Thế giới, 2004:24, 25). Trong bài viết này, áp dụng hệ số Gini để đo lường sự phân bố diện tích đất SXNN (gọi tắt là Gini về đất đai). 11 Tính toán cho tất cả các hộ gia đình ở nông thôn có (hoặc không có) loại đất này. 10 29 SXNN của các hộ gia đình. Đồng thời, hệ số Gini về đất SXNN đã phản ánh sự tập trung, tích tụ đất đai đang diễn ra chậm chạp. Vậy còn kết quả thu nhập12 từ đất nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn thì sao? Đây mới chính là mục đích cuối cùng của việc quản lý và sử dụng nguồn lực đất nông nghiệp của các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam. Để trả lời câu hỏi này, tôi trình bày tóm tắt nội dung một số khái niệm thu nhập từ đất nông nghiệp được xác định dựa trên bảng hỏi hộ gia đình từ 5 cuộc khảo sát VHLSS 2004, 2006, 2008, 2010, 2012: + Thu nhập từ đất SXNN bao gồm 2 khoản thu từ trồng trọt và chăn nuôi từ đất SXNN. Hai khoản thu này được tính toán bằng cách lấy tổng thu hoạch của tất cả các cây, con (kể cả sản phẩm phụ, tận thu) từ đất SXNN trừ đi chi phí sản xuất cho trồng trọt và chăn nuôi. Hai khoản thu từ trồng trọt và chăn nuôi có bao gồm cả thu nhập từ việc cho thuê đất SXNN, nhưng không bao gồm săn bắt, thuần dưỡng chim, thú và hoạt động dịch vụ nông nghiệp. Con số thu nhập trung bình của các nhóm phân tổ được tính toán cho những hộ gia đình ở nông thôn có loại đất này. + Thu nhập từ đất lâm nghiệp (hoặc gọi là thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp) bao gồm khoản thu từ trồng trọt trên đất rừng. Khoản thu nhập này được tính toán bằng cách lấy tổng thu hoạch của tất cả các loại cây trồng và sản phẩm thu nhặt từ rừng trừ đi chi phí sản xuất cho hoạt động lâm nghiệp. Khoản thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp có bao gồm cả thu nhập từ việc cho thuê đất rừng, nhưng không bao gồm dịch vụ lâm nghiệp. Con số thu nhập trung bình của các nhóm phân tổ được tính toán cho những hộ gia đình ở nông thôn có loại đất này. + Thu nhập từ đất (mặt nước) nuôi trồng thuỷ sản bao gồm khoản thu từ nuôi trồng trên đất thuỷ sản (ao, hồ, đầm). Khoản thu nhập này được tính toán bằng cách lấy tổng thu hoạch của tất cả các loại thuỷ sản được nuôi trồng từ ao, hồ, đầm trừ đi chi phí sản xuất cho nuôi trồng thuỷ sản. Khoản thu nhập từ nuôi trồng thuỷ sản có bao gồm cả thu nhập từ việc cho thuê đất thuỷ sản, nhưng không bao gồm đánh bắt thuỷ sản và dịch vụ thuỷ sản. Con số thu nhập trung bình của các nhóm phân tổ được tính toán cho những hộ gia đình ở nông thôn có loại đất này. Các loại thu nhập trên đây chỉ có thể tách bạch được rạch ròi từ 5 cuộc khảo sát VHLSS 2004, 2006, 2008, 2010, 2012. Còn 3 cuộc khảo sát trước đó (VLSS 92/93, 97/98, 2002), không thể tách bạch được các loại thu nhập riêng rẽ như vậy. Vì thế, ta có kết quả nghiên cứu qua xử lý số liệu của 5 cuộc điều tra VHLSS 2004~2012 như trình bày tiếp tục dưới đây. 2.3.1. Thu nhập từ đất SXNN Tiểu mục này sẽ trình bày trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích (1000 đồng/sào/năm) và thu nhập trung bình (1000 đồng/người/năm) từ đất SXNN ở các vùng KT-XH khác nhau (Bảng 2.6 và Hình 2.3). Hình 2.3 thể hiện cho số liệu ở Bảng 2.6. Kết quả thu nhập từ đất đai (thể hiện hiệu quả sử dụng đất) được xác định là: “Thu nhập thuần túy trên một đơn vị diện tích: Thu nhập thuần túy là bộ phận của giá trị tổng sản lượng trừ đi chi phí sản xuất, phản ánh kết quả cuối cùng của việc sử dụng đất.” (Lâm Quang Huyên, 2007:268). Nội dung khái niệm này cũng phù hợp với cách đo lường của Tổng cục Thống kê: (https://gso.gov.vn/danhmuc/HTCT_tinh.aspx?ma_nhom=T080208). 12 30 Bảng 2. 6. Kết quả thu nhập từ đất SXNN của hộ chia theo vùng KT-XH13 Nông thôn 2004 2006 2008 2010 2012 1.130 736 729 448 1.074 686 843 1.349 895 884 608 973 668 966 2.176 1.445 1.364 796 1.506 1.103 1.528 2.286 1.938 1.507 1.117 6.92314 1.500 2.079 3.093 2.239 1.930 1.741 3.199 2.025 2.377 1.727 1.799 1.451 2.918 2.953 2.758 1.985 5.948 2.074 2.136 1.802 3.909 4.937 3.389 2.523 5.900 3.221 3.235 2.829 5.255 7.127 5.507 3.900 5.859 (a)- Đơn vị: 1000 đồng/sào/năm/hộ gia đình (giá hiện hành) Đồng bằng sông Hồng Tr.du-M.núi phía Bắc Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trg Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐBSCL Chung (b)- Đơn vị: 1000 đồng/người/năm/hộ gia đình (giá hiện hành) Đồng bằng sông Hồng Tr.du-M.núi phía Bắc Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trg Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐBSCL Chung Số hộ có đất SXNN (N) 3.556 3.984 3.396 7.390 22.060 6.371 5.359 5.469 4.763 5.384 4.794 12.669 20.432 8.575 6.968 5.449 Nguồn: Kết quả xử lý VHLSS 2004~2012 Thu nhập bình quân/người từ đất SXNN chia theo các vùng KT-XH Giá trị thu nhập trên đất SXNN chia theo các vùng KT-XH 3,500 20,000 18,000 3,000 1000 đ/sào/năm ĐB SH Tr.du-núi B ắc 2,000 M iền Trung 1,500 Tây Nguyên ĐNB 1,000 ĐB SCL 500 1000 đ/người/năm 16,000 2,500 14,000 ĐB SH 12,000 Tr.du-núi B ắc M iền Trung 10,000 Tây Nguyên 8,000 ĐNB 6,000 ĐB SCL 4,000 2,000 0 0 2004 2006 2008 2010 (a) 2012 2004 2006 2008 2010 2012 (b) Hình 2. 3. Kết quả thu nhập từ đất SXNN của hộ chia theo vùng KT-XH Hình 2.3a về trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích (1000 đ/sào/năm) đất SXNN của vùng ĐBSH nằm trên cao nhất, vùng ĐNB ở vị trí thứ hai và vùng Tây Nguyên ở dưới đáy. Tức là, đất SXNN ở vùng nông thôn ĐBSH và ĐNB mang lại giá trị kinh tế cao nhất và thấp nhất là Tây Nguyên. Điều này chắc hẳn là phụ thuộc vào độ màu mỡ Chỉ tính toán cho những hộ gia đình ở nông thôn có loại đất này. Con số này trong bảng lớn hơn rất nhiều so với “mặt bằng” chung các vùng KT-XH nông thôn cả nước năm 2010. Tìm hiểu sâu hơn, ta thấy rằng có 3 hộ ở vùng ĐNB thể hiện thu nhập từ đất SXNN (1000đ/sào/năm) cao bất thường (130.968.000 đ, 132.930.000 đ và 876.312.000 đ) so với các hộ khác trong vùng. Ta có thể dự đoán và giải thích số liệu thu nhập TB/sào/năm cao bất thường ở đây có thể là do 3 hộ này nuôi trồng cây con đặc sản có giá trị cao (ví dụ như cây cảnh), hoặc do hoạt động nông nghiệp nào khác ta không rõ. Tuy nhiên, nếu loại trừ 3 hộ này không đưa vào tính toán, thì số liệu trung bình cho ô này ở vùng nông thôn ĐNB còn lại là 1.751.000 đ/sào/năm (2010). Do vậy, con số chung cho nông thôn cả nước cũng giảm xuống còn 1.789.000 đ/sào/năm (2010) thay thế cho con số 2.079.000 đ/sào/năm trong bảng. Tương tự như vậy, khi loại trừ 3 hộ có thu nhập từ đất SXNN (1000đ/người/năm) cao bất thường (83.194.000 đ, 101.977.000 đ, 2.812.445.000 đ) thì con số cách ô này 7 hàng về phía dưới bảng sẽ còn lại là 9.671.000 đ/người/năm (thay thế cho con số 22.060.000 đ/người/năm trong bảng). Đồng thời, con số cách ô này 9 hàng về phía dưới bảng sẽ còn lại là 4.660.000 đ/người/năm (thay thế cho con số 5.359.000 đ/người/năm trong bảng). 13 14 31 của đất đai và trình độ canh tác của con người vùng đó. Hình 2.3b về thu nhập bình quân (1000 đồng/người/năm) từ đất SXNN thì đường đồ thị của vùng ĐBSH lại tụt xuống nhóm thấp nhất (cùng với Tr.du-M.núi phía Bắc và miền Trung). Vùng ĐNB vươn lên cao nhất, vùng Tây Nguyên cao thứ hai và ĐBSCL cao thứ ba. Như vậy, mặc dù vùng ĐBSH có trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích đất SXNN là cao nhất, nhưng thu nhập bình quân đầu người từ đất SXNN lại thuộc nhóm thấp nhất, bởi vì vùng ĐBSH là nơi “đất chật, người đông” có diện tích đất SXNN bình quân đầu người vào loại thấp nhất (Bảng 2.2 và Hình 2.1). Do đó, dù cho hiệu quả đem lại từ đơn vị diện tích đất SXNN có cao hơn nhiều các vùng khác, nhưng thu nhập bình quân đầu người từ nguồn lực đất SXNN ở ĐBSH không thể cao tương ứng được (mà lại là thấp nhất). Trong khi đó, vùng Tây Nguyên thì ngược lại hoàn toàn. Mặc dù vùng này có trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích đất SXNN là thấp nhất, nhưng vùng Tây Nguyên là nơi “đất rộng, người thưa” có diện tích đất SXNN bình quân đầu người cao nhất (Bảng 2.2 và Hình 2.1), cho nên thu nhập bình quân đầu người từ đất SXNN đã vươn lên cao thứ hai (sau ĐNB). Như vậy, điều kiện quan trọng để làm tăng thu nhập bình quân đầu người từ đất SXNN (cũng tức là làm tăng kết quả, hiệu quả thu nhập từ nguồn lực đất SXNN) là phải có nhiều nguồn lực đất SXNN (bằng cách tập trung, tích tụ đất SXNN để tăng diện tích). Trong thực tế hiện nay, điều này quan trọng hơn là bằng cách tăng trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích đất SXNN. 2.3.2. Thu nhập từ đất lâm nghiệp và thủy sản Tiểu mục này sẽ trình bày trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích (1000 đồng/sào/năm) từ đất lâm nghiệp và thủy sản ở các vùng KT-XH khác nhau (Bảng 2.7). Đối với các hộ gia đình, phần thu nhập từ đất lâm nghiệp và thuỷ sản là không nhiều (trung bình chiếm 4,9% và 4,6% đối với mỗi loại đất trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2012 - Bảng 2.8, chỉ số 3) và lại tập trung ở một vài vùng KT-XH. Như thế, sự phân tích số liệu trong tiểu mục này sẽ tập trung nhiều hơn vào một số vùng KT-XH có 2 loại đất này nhiều hơn và nội dung phân tích trong tiểu mục này cũng giới hạn hơn. Nhìn vào Bảng 2.7a (và Bảng 2.3a trước đây), đất lâm nghiệp tập trung nhiều hơn ở 2 vùng Tr.du-M.núi phía Bắc và Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung. Chính vì vậy, cơ cấu thu nhập trong hộ gia đình từ đất lâm nghiệp ở 2 vùng này chiếm tới 12,0% và 7,4% (cao nhất cả nước) trên tổng số thu nhập từ đất nông nghiệp, trong khi đó con số trung bình cho cả 6 vùng KT-XH chỉ là 4,9% (trung bình trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2012 - Bảng 2.8, chỉ số 3). Như vậy, phần thu nhập từ đất lâm nghiệp cũng là đáng kể đối với vùng Tr.du-M.núi phía Bắc và Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung. Đồng thời, tỉ trọng trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích (1000 đồng/sào/năm) từ đất lâm nghiệp so với đất SXNN ở 2 vùng Tr.du-M.núi phía Bắc và Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung là 22,0% và 34,5%, trong khi đó con số trung bình cho cả 6 vùng KT-XH là 23,6% (trung bình trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2012 - Bảng 2.8, chỉ số 1). Điều này có nghĩa rằng, tỉ trọng trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích (1000 đồng/sào/năm) từ đất lâm nghiệp là thấp hơn nhiều so với từ đất SXNN ở 2 vùng Tr.du-M.núi phía Bắc và Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao mà mức sống của người DTTS ở miền núi sống dựa vào đất rừng thường thấp hơn 32 người Kinh ở miền xuôi sống dựa vào đất SXNN. Bảng 2. 7. Kết quả thu nhập từ đất lâm nghiệp, thủy sản của hộ ở các vùng KT-XH15 (a)- Đất lâm nghiệp (1000 đ/sào/năm): 2004 Đồng bằng sông Hồng 102 Tr.du-M.núi phía Bắc 167 Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trg 653 Tây Nguyên 233 Đông Nam Bộ 84 ĐBSCL 151 Chung 278 Số hộ có đất rừng (N) 539 (b)- Đất thủy sản (1000 đ/sào/năm – giá hiện hành): Đồng bằng sông Hồng 581 Tr.du-M.núi phía Bắc 925 Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trg 947 Tây Nguyên 633 Đông Nam Bộ 1.060 ĐBSCL 1.121 Chung 870 Số hộ có đất thủy sản (N) 497 2006 213 266 227 160 850 826 308 586 2008 160 239 287 80 55 200 242 577 2010 262 401 299 339 300 647 371 815 2012 2.070 454 312 1.055 620 440 466 831 803 973 1.612 733 1.576 2.064 1.330 516 1.411 1.278 2.186 1.099 3.498 1.796 1.607 523 1.566 1.561 1.653 1.882 5.135 3.787 2.335 682 2.571 1.953 2.431 1.023 8.497 4.504 3.027 568 Nguồn: Kết quả xử lý VHLSS 2004~2012 Đối với đất thủy sản (ao, hồ, đầm) thì tập trung ở 3 vùng ĐBSH, Tr.du-M.núi phía Bắc và đặc biệt là ở vùng ĐBSCL nhiều hơn (Bảng 2.7b và Bảng 2.3b trước đây). Chính vì vậy, cơ cấu thu nhập trong hộ gia đình từ đất thủy sản ở vùng ĐBSCL chiếm tới 13,9% (cao nhất cả nước) trên tổng số thu nhập từ đất nông nghiệp, trong khi đó con số trung bình cho cả 6 vùng KT-XH chỉ là 4,6% (trung bình trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2012 - Bảng 2.8, chỉ số 3). Như vậy, phần thu nhập từ đất thủy sản cũng là đáng kể đối với vùng ĐBSCL. Đồng thời, tỉ trọng trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích (1000 đồng/sào/năm) từ đất thủy sản so với từ đất SXNN ở vùng ĐBSCL là 222,0% (cao nhất cả nước), trong khi đó con số trung bình cho cả 6 vùng KT-XH là 117,1% (trung bình trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2012 - Bảng 2.8, chỉ số 2). Điều này có nghĩa rằng, tỉ trọng trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích (1000 đồng/sào/năm) từ đất thủy sản là cao hơn nhiều so với từ đất SXNN ở vùng ĐBSCL. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân góp phần giải thích vì sao mà mức sống của người dân ở miền Nam cao hơn mức sống của người dân ở miền Bắc. Chỉ tính toán cho những hộ gia đình ở nông thôn có loại đất này. Ta có thể so sánh hiệu quả thu nhập của hộ gia đình từ đất rừng trong bảng này với hiệu quả đất nông lâm trường do nhà nước quản lý trong 10 năm (2004~2014) đã nộp ngân sách hàng năm để thấy sự tương phản: “Quản lý nhà nước đối với đất nông lâm trường được coi là “kém hiệu quả”. Tình trạng thất thoát, lãng phí trong sử dụng đất nông lâm trường đang trở nên khó kiểm soát. Trong 10 năm, hàng triệu ha đất nông lâm trường chỉ nộp ngân sách được 1.800 tỉ đồng. Tính ra mỗi ha chỉ có 90.000 đồng, tức là khoảng 10kg gạo (tương đương 3.240 đồng/sào – Đỗ Thiên Kính thêm vào). Đó là hiệu quả đáng chua xót mà nguồn lực đất đai đang mang lại cho ngân sách. Lợi ích thật của nó đang chảy vào túi ai?” (Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, ngày 12/11/2015). 15 33 Bảng 2. 8. Cơ cấu và tỉ trọng trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích giữa đất lâm nghiệp, thuỷ sản so với đất SXNN của hộ ở các vùng KT-XH Nông thôn 2004 2006 2008 2010 2012 TB (04~12) Chỉ số 1: Tỉ trọng % trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích (1000 đồng/sào/năm) từ đất lâm nghiệp so với đất SXNN (số liệu được tính toán dựa trên Bảng 2.7 so với Bảng 2.6). Đồng bằng sông Hồng 9,0 15,8 7,4 11,5 66,9 22,1 Tr.du-M.núi phía Bắc 22,7 29,7 16,5 20,7 20,3 22,0 Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trg 89,6 25,7 21,0 19,8 16,2 34,5 Tây Nguyên 52,0 26,3 10,1 30,3 60,6 35,9 Đông Nam Bộ 7,8 87,4 3,7 4,3 19,4 24,5 ĐBSCL 22,0 123,7 18,1 43,1 21,7 45,7 Chung 33,0 31,9 15,8 17,8 19,6 23,6 Chỉ số 2: Tỉ trọng % trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích (1000 đồng/sào/năm) từ đất thuỷ sản so với đất SXNN (số liệu được tính toán dựa trên Bảng 2.7 so với Bảng 2.6). Đồng bằng sông Hồng 51,4 59,5 64,8 68,5 83,1 65,5 Tr.du-M.núi phía Bắc 125,7 108,7 88,4 80,5 87,2 98,1 Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trg 129,9 182,4 160,3 109,7 126,0 141,6 Tây Nguyên 141,3 120,6 138,1 168,5 58,8 125,4 Đông Nam Bộ 98,7 162,0 232,3 74,2 265,6 166,5 ĐBSCL 163,4 309,0 162,8 252,5 222,4 222,0 Chung 103,2 137,7 105,2 112,3 127,3 117,1 Chỉ số 3: Cơ cấu thu nhập trong hộ gia đình từ đất SXNN, đất lâm nghiệp và đất thuỷ sản ở các vùng KT-XH16 (số liệu trung bình các năm 2004~2012). Đồng bằng sông Hồng Tr.du-M.núi phía Bắc Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trg Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐBSCL Chung Tổng 100 100 100 100 100 100 100 Đất SXNN (%) Đất lâm nghiệp (%) 95,9 0,5 86,1 12,0 90,8 7,4 94,4 4,8 95,7 2,4 83,7 2,4 90,5 4,9 Đất thủy sản (%) 3,6 2,0 1,8 0,8 1,9 13,9 4,6 Nguồn: Kết quả xử lý VHLSS 2004~2012 Chỉ tính toán cho những hộ gia đình ở nông thôn có đất nông nghiệp (bao gồm đất SXNN + đất lâm nghiệp + đất thuỷ sản). 16 34 2.4. Tóm tắt: Cái nhìn tổng quát về sử dụng đất nông nghiệp 2.4.1. Sự khác nhau về đất nông nghiệp theo 6 vùng KT-XH So sánh giữa 6 vùng KT-XH ta thấy, vùng Tây Nguyên có quỹ đất nông nghiệp, hoặc đất SXNN bình quân đầu người (hoặc hộ gia đình) cao nhất trong cả nước. Tình trạng “đất rộng, người thưa” ở Tây Nguyên là một trong những “lực hút” để dân cư các nơi khác di cư đến vùng KT-XH này. Trong khi đó, đất SXNN ở miền Bắc (ĐBSH và Tr.du-M.núi phía Bắc), kể cả miền Trung (Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung) là thấp nhất trong cả nước. Đây là một trong những “lực đẩy” để dân cư ở các vùng này chuyển đi nơi khác (trong đó có Tây Nguyên). Đối với 2 vùng còn lại (ĐNB và ĐBSCL) là nơi có nguồn lực đất SXNN nhiều đứng sau Tây Nguyên. Đồng thời, 2 vùng này có sự phát triển công nghiệp nhanh hơn, cho nên đã thu hút lao động từ các nơi khác đến. 2.4.2. Đất rừng đang suy giảm ở Tây Nguyên và đất thủy sản ở ĐBSCL Về đất lâm nghiệp chủ yếu tập trung ở 2 vùng nông thôn Tr.du-M.núi phía Bắc và Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung. Đây là 2 vùng có số hộ gia đình sử dụng và quản lý nguồn lực đất lâm nghiệp nhiều hơn cả. Trong đó, ở vùng nông thôn Tr.du-M.núi phía Bắc có đất lâm nghiệp bình quân m2/hộ (hoặc m2/khẩu) lớn nhất so với cả nước. Đối với vùng Tây Nguyên, trước đây đã được dân gian khái quát là nơi “rừng thiêng, nước độc”. Nhưng hiện nay, quỹ đất lâm nghiệp ở vùng này còn rất ít, thấp nhất và thấp hơn rất nhiều so với 2 vùng có địa hình đồi núi là vùng Tr.du-M.núi phía Bắc và Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung. Sự suy giảm diện tích đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên phải chăng là hậu quả của việc tàn phá rừng để chuyển đổi mục đích sử dụng đất? Về đất nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung ở 3 vùng nông thôn ĐBSH, Tr.du-M.núi phía Bắc và ĐBSCL. Trong đó, vùng nông thôn ĐBSCL được gọi là vùng “sông nước ĐBSCL” có quỹ đất thủy sản bình quân m2/hộ (hoặc m2/khẩu) lớn nhất so với cả nước. Như vậy, khi xem xét nguồn lực đất lâm nghiệp và đất thủy sản ta cũng thấy sự khác nhau giữa các vùng KT-XH. 2.4.3. Quá trình tập trung, tích tụ đất đai đang diễn ra chậm chạp (a). Tỉ lệ hộ gia đình không đất nông nghiệp tăng lên Tỉ lệ các hộ gia đình không đất nông nghiệp ở nông thôn có xu hướng tăng lên trong quá trình đổi mới 20 năm. Trong đó, nông thôn các tỉnh miền Nam có tỉ lệ hộ không đất nông nghiệp nhiều hơn các tỉnh miền Bắc. Tỉ lệ các hộ gia đình không đất nông nghiệp có xu hướng tăng lên chứng tỏ đất đai sẽ được tích tụ, tập trung vào những hộ gia đình khác. Trong đó, sự tích tụ, tập trung đất nông nghiệp ở các tỉnh miền Nam diễn ra nhanh hơn ở miền Bắc (mặc dù diễn ra còn chậm chạp ở cả 2 miền, kể cả ở các tỉnh miền Nam). Như vậy, có thể nhận định rằng có một quá trình tích tụ đất đai đang diễn ra chậm chạp ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. (b). Xu hướng phân bố diện tích đất SXNN Nhìn vào đồ thị về sự phân bố tần suất đất SXNN ở từng năm 1992/93~2012 ta thấy, các hộ gia đình nông thôn có quy mô diện tích đất SXNN nhỏ bé (>0 m2~1000 m2/người) chiếm tỉ lệ cao nhất trong mỗi năm. Do vậy, cột đất đai này vọt lên cao nhất. Tổng hợp lại các xu hướng thay đổi cột đồ thị phân bố tần suất đất SXNN ta thấy 35 rằng: - Xu hướng thứ nhất: Tỉ lệ các hộ gia đình không đất (0 m2) tăng lên. Đồng thời, 2 nhóm hộ có quy mô diện tích đất SXNN nhỏ bé (>0~2000 m2/người) cũng giảm dần. - Như vậy, đất SXNN vốn thuộc về 3 nhóm hộ trên đây đã tập trung vào những nhóm hộ còn lại, để tạo nên các nhóm hộ có quy mô diện tích lớn hơn, đặc biệt là nhóm hộ cuối cùng (> 5000 m2/người) ngày càng tăng lên rõ ràng nhất. Đây là xu hướng thứ hai. - Hai xu hướng trên đây đã thể hiện (minh họa bằng đồ thị) quá trình tập trung, tích tụ đất SXNN đang diễn ra ở nông thôn Việt Nam, nhưng còn rất chậm chạp. Sự phân bố quy mô đất SXNN ở nông thôn (1993~2012) 60 % hộ gia đình 50 40 0 m2/ng/hộ >0~1000 30 >1000~2000 >2000~3000 20 >3000~4000 >4000~5000 10 >5000 m2/ng/hộ 0 1993 1998 2002 2004 2006 2008 2010 2012 (c). Sự tích tụ, tập trung đất SXNN thể hiện qua hệ số Gini Nhìn dưới góc độ khác, quá trình tích tụ đất SXNN cũng được thể hiện qua kết quả tính toán hệ số Gini về đất SXNN có xu hướng tăng lên chậm chạp qua 20 năm ở nông thôn (1992/93~2012): 0,480 → 0,529 → 0,594 → 0,597 → 0,601 → 0,629 → 0,646 → 0,652. Xu hướng tăng lên chậm chạp của hệ số Gini cũng chứng tỏ rằng sự tích tụ, tập trung đất SXNN đang diễn ra trong phạm vi nông thôn cả nước. Kết quả tính toán hệ số Gini về đất SXNN cho thấy ở miền Nam (ĐNB và ĐBSCL: 0,788 và 0,700) luôn cao hơn miền Bắc (ĐBSH và Tr.du-M.núi phía Bắc: 0,458 và 0,501). Điều này cũng đã thể hiện xu hướng tích tụ, tập trung đất SXNN ở miền Nam diễn ra nhanh hơn ở miền Bắc. Qua góc nhìn theo sự biến đổi của hệ số Gini về đất SXNN cũng đã phản ánh sự tập trung, tích tụ đất SXNN đang diễn ra chậm chạp. Điều này đã bổ sung và cũng phù hợp với góc nhìn về xu hướng tỉ lệ hộ gia đình không đất nông nghiệp tăng lên. 2.4.4. Kết quả thu nhập từ đất nông nghiệp của hộ gia đình (a). Thu nhập từ đất SXNN ở 6 vùng KT-XH Kết quả nghiên cứu ở các mục trước đã cho thấy, thu nhập bình quân (1000 đồng/người/năm) từ đất SXNN ở vùng ĐNB là cao nhất, vùng Tây Nguyên cao thứ hai và ĐBSCL cao thứ ba, vùng ĐBSH thuộc nhóm thấp nhất (cùng với Tr.du-M.núi phía Bắc và miền Trung). Như vậy, mặc dù vùng ĐBSH có trị giá thu nhập trên đơn 36 vị diện tích đất SXNN là cao nhất, nhưng thu nhập bình quân đầu người từ đất SXNN lại thuộc nhóm thấp nhất, bởi vì vùng ĐBSH là nơi “đất chật, người đông” có diện tích đất SXNN bình quân đầu người vào loại thấp nhất. Do vậy, dù cho hiệu quả đem lại từ đơn vị diện tích đất SXNN ở vùng ĐBSH có cao hơn nhiều các vùng khác, nhưng thu nhập bình quân đầu người từ nguồn lực đất SXNN ở ĐBSH không thể cao tương ứng được (mà lại là thấp nhất). Trong khi đó, vùng Tây Nguyên thì ngược lại hoàn toàn. Mặc dù vùng này có trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích đất SXNN là thấp nhất, nhưng vùng Tây Nguyên là nơi “đất rộng, người thưa” có diện tích đất SXNN bình quân đầu người cao nhất, cho nên thu nhập bình quân đầu người từ đất SXNN đã vươn lên cao thứ hai (sau ĐNB). Đối với 2 vùng ở miền Nam (ĐNB và ĐBSCL) vừa có diện tích đất SXNN bình quân/người cao khoảng gấp 3 lần ĐBSH, lại vừa có trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích đất SXNN vào loại cao, cho nên thu nhập bình quân đầu người từ đất SXNN vẫn giữ ở vị trí cao nhất (ĐNB), hoặc cao thứ hai (ĐBSCL). Ngoài ra, 2 vùng ĐNB và ĐBSCL còn là nơi có sự tích tụ, tập trung đất SXNN diễn ra nhanh hơn các vùng khác trong cả nước. Điều này càng góp phần làm tăng quỹ đất SXNN của các hộ gia đình và làm tăng thu nhập bình quân đầu người từ đất SXNN ở 2 vùng này. Như vậy, điều kiện quan trọng để làm tăng thu nhập bình quân đầu người từ đất SXNN (cũng tức là làm tăng kết quả, hiệu quả thu nhập từ nguồn lực đất SXNN) là phải có nhiều nguồn lực đất SXNN (bằng cách tập trung, tích tụ đất SXNN để tăng diện tích). Trong thực tế hiện nay, điều này quan trọng hơn là bằng cách tăng trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích đất SXNN. (b). Thu nhập từ đất lâm nghiệp và thủy sản Đất lâm nghiệp (đất rừng) tập trung nhiều hơn ở 2 vùng Tr.du-M.núi phía Bắc và Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung. Chính vì vậy, ở 2 vùng này cơ cấu thu nhập trong hộ gia đình từ đất lâm nghiệp trên tổng số thu nhập từ đất nông nghiệp là cao nhất cả nước. Như vậy, phần thu nhập từ đất lâm nghiệp cũng là đáng kể đối với vùng Tr.du-M.núi phía Bắc và Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung. Nhưng mặt khác, tỉ trọng trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích (1000 đồng/sào/năm) từ đất lâm nghiệp là thấp hơn nhiều so với từ đất SXNN ở 2 vùng này. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao mà mức sống của người DTTS ở miền núi sống dựa vào đất rừng thường thấp hơn người Kinh ở miền xuôi sống dựa vào đất SXNN. Đối với đất thủy sản (ao, hồ, đầm) tập trung ở 3 vùng ĐBSH, Tr.du-M.núi phía Bắc và đặc biệt là ở vùng ĐBSCL nhiều hơn. Chính vì vậy, ở vùng ĐBSCL cơ cấu thu nhập trong hộ gia đình từ đất thủy sản trên tổng số thu nhập từ đất nông nghiệp là cao nhất cả nước. Như vậy, phần thu nhập từ đất thủy sản cũng là đáng kể đối với vùng ĐBSCL. Đồng thời, tỉ trọng trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích (1000 đồng/sào/năm) từ đất thủy sản là cao hơn nhiều so với từ đất SXNN ở vùng ĐBSCL (cao nhất cả nước). Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân góp phần giải thích vì sao mà mức sống của người dân ở miền Nam cao hơn mức sống của người dân ở miền Bắc. Tóm lại, khi so sánh kết quả thu nhập từ đất nông nghiệp của hộ gia đình theo góc độ trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích (1000 đồng/sào/năm), ta thấy đất thủy sản cho giá trị cao nhất, tiếp theo là đất SXNN cao thứ hai và thấp nhất là đất lâm nghiệp. 37 Chương III. SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HỘ GIÀU NGHÈO Những nội dung đã trình bày ở Chương I hoàn toàn độc lập và chưa thể hiện mối liên quan đến Chương II. Vì thế, Chương III này sẽ làm “cầu nối” giữa Chương I và Chương II với nhau. Do vậy, các nhóm giàu nghèo (ở Chương I) đã sử dụng đất nông nghiệp (ở Chương II) như thế nào sẽ được trình bày ở đây. Cụ thể, chương này sẽ trình bày một số nội dung về bất bình đẳng mức sống qua sử dụng nguồn lực đất đai ở khu vực nông thôn như sau: (a) Hộ gia đình không đất nông nghiệp có trở nên nghèo hơn hay là giàu hơn? (b) Diện tích đất nông nghiệp ở các nhóm hộ giàu nghèo; (c) Hiệu quả thu nhập từ đất nông nghiệp ở các nhóm hộ giàu nghèo; (d) Những nhân tố tác động đến bất bình đẳng giàu nghèo; (e) Mô hình về những nhân tố tác động đến nghèo đói và giàu có; (f) Một số nhân tố tác động đến nâng cao mức sống cho hộ gia đình nông thôn; (g) Cái nhìn tổng quát về bất bình đẳng mức sống qua sử dụng nguồn lực đất nông nghiệp. 3.1. Hộ gia đình không đất nông nghiệp trở nên nghèo hơn hay là giàu hơn? Mục 2.1 (Chương II) đã xem xét tỉ lệ các hộ gia đình không đất nông nghiệp ở nông thôn có xu hướng tăng lên qua 20 năm đổi mới. Điều đó chứng tỏ đất đai đang được tích tụ, tập trung vào những hộ gia đình khác. Vậy, câu hỏi đặt ra là đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung vào những hộ gia đình nào? Những hộ gia đình không đất nông nghiệp là ai? Họ là hộ giàu hay hộ nghèo? Để trả lời những câu hỏi đặt ra, ta hãy tiếp tục xem xét hai Bảng 3.1 và Bảng 3.2 dưới đây. Bảng 3. 1. Tỉ lệ % hộ không đất nông nghiệp chia theo 5 nhóm hộ giàu nghèo Nông thôn 1993 Nhóm hộ nghèo 1 5,3 2 5,3 3 4,8 4 6,1 Nhóm hộ giàu 5 14,5 Chung 7,4 Nông thôn (2012) Hộ không đất nông nghiệp Hộ có đất nông nghiệp Chung 1998 2002 2004 2006 2008 2010 2012 TB (02~12) 9,9 10,1 8,3 8,6 10,2 10,7 13,1 10,2 7,6 11,4 11,5 9,5 11,5 11,9 15,2 11,8 8,0 13,6 13,1 13,1 11,8 16,9 16,4 14,2 8,9 18,5 14,0 14,5 14,5 19,6 20,8 17,0 14,5 27,6 19,3 20,0 21,5 32,7 27,9 24,8 10,0 16,7 13,5 13,4 14,1 19,0 19,0 16,0 Chung Nghèo 2 3 4 Giàu Thu nhập Tr.bình 100,0 13,0 15,5 17,0 21,9 32,6 2.131.424 100,0 20,1 20,3 20,3 19,6 19,7 1.681.667 100,0 18,8 19,3 19,7 20,1 22,2 (đ/khẩu/tháng) Nguồn: Kết quả xử lý VLSS 1992/93~VHLSS 2012 Nhìn vào Bảng 3.1 ta thấy, các nhóm hộ có mức sống tăng dần từ nghèo lên giàu thì tỉ lệ hộ gia đình không đất nông nghiệp cũng tăng lên tương ứng. Trung bình trong 10 năm (2002~2012), tỉ lệ hộ không đất nông nghiệp tăng dần như sau: 10,2% (ở nhóm nghèo) → 11,8% → 14,2% → 17,0% → 24,8% (ở nhóm giàu). Trong đó, nhóm hộ giàu có tỉ lệ không đất nông nghiệp là cao nhất (24,8%), còn nhóm hộ nghèo có tỉ lệ không đất nông nghiệp thấp nhất (10,2%). Hoặc là nhìn theo cách khác, khi phân tách riêng cho năm 2012 (Bảng 3.1) ta thấy, nhóm hộ không đất nông nghiệp chỉ có 13,0% là hộ nghèo và tăng dần lên tới 32,6% là hộ giàu (gấp 2,5 lần). Như vậy, hộ không đất nông nghiệp có tỉ lệ càng trở nên giàu nhiều hơn. Trong khi đó, nhóm hộ có đất nông nghiệp lên tới 20,1% là hộ nghèo và chỉ có 19,7% là hộ giàu (tương đương nhau). Đồng thời, nhóm hộ không đất có thu nhập bình quân (2.131.424 đ/khẩu/tháng) là cao 38 hơn so với nhóm hộ có đất (1.681.667 đ/khẩu/tháng). Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu trước đây của Martin Ravallion và Dominique van de Walle (Ravallion, 2008:60)17, nhưng khác hẳn với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Sửu (2010:162)18. Trên thực tế, qua các cuộc khảo sát VHLSS (Bảng 3.1) đã phủ nhận kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Sửu. Tiếp tục, khi phân tách theo các vùng KT-XH cho 3 năm đại diện sau cùng (2008, 2010, 2012), ta thấy bức tranh về tỉ lệ hộ không đất nông nghiệp ở vùng ĐBSCL và ĐBSH là khác hẳn nhau (Bảng 3.2). Bảng 3. 2. Tỉ lệ % hộ không đất nông nghiệp ở 4 vùng KT-XH chia theo 5 nhóm hộ giàu nghèo Hộ nông 2008 thôn ĐBSH M.trung ĐNB Nghèo 1 3,2 12,7 38,9 2 4,5 9,6 47,2 3 4,0 11,9 49,7 4 9,5 11,7 50,6 Hộ giàu 5 13,9 19,9 45,4 Chung 7,1 13,4 46,4 2010 ĐBSCL ĐBSH M.trung 32,5 22,8 22,9 10,8 11,2 19,7 5,0 5,3 4,7 15,9 23,2 11,0 5,3 7,9 10,3 17,5 24,5 13,7 ĐNB 40,9 49,9 53,0 68,2 62,3 55,8 2012 ĐBSCL ĐBSH M.trung 34,8 31,9 29,3 23,8 25,4 28,8 7,5 7,3 8,1 16,1 22,8 12,4 6,5 8,8 9,1 14,7 20,8 12,3 ĐNB 49,7 57,0 54,6 54,3 52,8 53,6 ĐBSCL 41,1 34,2 24,5 26,1 23,6 29,8 Nguồn: Kết quả xử lý VHLSS 2008~2012 Ở vùng nông thôn ĐBSH (Bảng 3.2), tỉ lệ hộ không đất nông nghiệp ở nhóm hộ giàu là nhiều hơn ở nhóm hộ nghèo như xu hướng chung nông thôn cả nước trong cả 3 năm 2008, 2010, 2012. Vùng nông thôn miền Trung cũng có xu hướng tương tự như ĐBSH. Nhưng ở nông thôn ĐBSCL thì ngược lại. Tức là tỉ lệ hộ không đất nông nghiệp ở nhóm hộ nghèo lại nhiều hơn ở nhóm hộ giàu. Kết quả này cũng giống với nghiên cứu trước đây: “Tại khu vực Đồng bằng sông Hồng, tỉ lệ hộ gia đình không có đất nông nghiệp tăng lên cùng với tiêu dùng trong khi xu hướng này lại hoàn toàn trái ngược ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” (Ravallion, 2008:150). Như vậy, phải chăng đất nông nghiệp không tích tụ, tập trung vào nhóm hộ càng giàu ở ĐBSH, nhưng nó lại được tích tụ, tập trung vào nhóm hộ càng giàu ở ĐBSCL? Từ câu hỏi đặt ra này, thể hiện một điều rằng tình trạng sử dụng nguồn lực đất nông nghiệp là khác nhau giữa ĐBSH và ĐBSCL. Như vậy, đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung từ các nhóm hộ càng nghèo vào các nhóm hộ càng giàu ở ĐBSCL. Nói cách khác, có một dòng dịch chuyển (tích tụ, tập trung) đất nông nghiệp theo hướng từ hộ nghèo đến hộ giàu ở ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu trước đây của Martin Ravallion và Dominique van de Walle như sau: “Kết quả của bốn cuộc khảo sát (VLSS/VHLSS 1993, 1998, 2002, 2004 – Đỗ Thiên Kính thêm vào) cho thấy tỉ lệ nghèo trong nhóm hộ có đất lớn hơn nhóm hộ không đất. Tương tự, hộ không đất có mức tiêu dùng bình quân cao hơn hộ có đất (Ravallion, 2008:60).” 18 Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Sửu như sau: “Trong thực tế, ở khu vực nông thôn kể từ sau đổi mới, các tài liệu đã trình bày cho thấy tình trạng chung trong cả nước là đa số những hộ nông dân không có đất lại là những gia đình nghèo, chứ không phải là những hộ gia đình làm ăn khá giả, nên đã bán hoặc chuyển nhượng đất canh tác cho các hộ gia đình khác (Nguyễn Văn Sửu, 2010:162).” 17 39 3.2. Diện tích và sự phân bố quy mô đất nông nghiệp ở các hộ giàu nghèo Mục 2.2 (Chương II) trước đây đã xem xét diện tích và sự phân bố quy mô đất nông nghiệp của các hộ ở 6 vùng KT-XH. Mục này sẽ tiếp tục xem xét chúng theo các nhóm hộ giàu nghèo như thế nào. Điều này nhằm tìm hiểu xem mối tuơng quan giữa diện tích các loại đất nông nghiệp với các nhóm hộ giàu nghèo khác nhau. Tức là, nhằm trả lời cho câu hỏi: Các nhóm hộ giàu nghèo khác nhau sẽ có số lượng diện tích các loại đất nông nghiệp như thế nào? Kết quả trả lời câu hỏi này sẽ gợi ý cho ta về số lượng diện tích đất nông nghiệp rất có thể sẽ là nhân tố tác động đến bất bình đẳng giàu nghèo và mức sống của dân cư nông thôn. Để trả lời câu hỏi đặt ra ở đây, mục này trình bày về những nội dung như sau: (a) Diện tích đất SXNN ở các nhóm hộ giàu nghèo; (b) Diện tích đất lâm nghiệp (đất rừng) và thủy sản (ao, hồ, đầm) ở các nhóm hộ giàu nghèo khác nhau; (c) Xu hướng phân bố quy mô đất SXNN ở các nhóm hộ giàu nghèo; Số liệu được tính toán trung bình cho tất cả các hộ có (hoặc không có) đối với mỗi loại đất tương ứng. 3.2.1. Diện tích đất SXNN ở các hộ giàu nghèo Số liệu trong Bảng 3.3 cho thấy, các nhóm hộ có mức sống càng cao (từ nghèo đến giàu) thì càng có nhiều diện tích đất SXNN. Điều này thể hiện qua cả 8 cuộc điều tra VLSS/VHLSS (1992/93~2012). Bảng 3. 3. Diện tích đất SXNN chia theo các nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn19 Đơn vị: m2/người Nhóm hộ 1992/93 1997/98 2002 2004 2006 Nhóm 1 (nghèo) 762 664 835 868 933 Nhóm 2 791 873 875 906 1.042 Nhóm 3 909 1.032 939 1.013 1.054 Nhóm 4 1.100 1.147 1.049 1.233 1.244 Nhóm 5 (giàu) 1.541 1.680 1.624 1.872 1.998 Chung 1.041 1.118 1.085 1.205 1.278 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VLSS/VHLSS từ 1992/93 đến 2012 Diện tích đất SXNN: TB m2/người (5 nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn) 3000 2012 1.010 1.004 1.112 1.201 1.905 1.266 3000 Giàu (5) 4 1500 2000 TB m2/người 4000 TB m2/người 2000 2010 942 1.105 1.077 1.158 1.725 1.222 Diện tích đất SXNN ở 5 nhóm hộ giàu nghèo nông thôn (chia theo các vùng KT-XH) 5000 2500 2008 978 1.006 1.060 1.214 2.232 1.325 Nghèo 1 2 3 2 1000 3 1000 4 Nghèo (1) Giàu 5 2012 2008 (a) 2010 ĐBSCL 2010 đông NB 2008 ĐBSH 2006 M.trung 2004 ĐBSCL 2002 đông NB 2000 ĐBSH 1998 M.trung 1996 ĐBSCL 1994 M.trung 1992 đông NB 500 ĐBSH 0 2012 (b) Hình 3. 1. Diện tích đất SXNN chia theo các nhóm hộ giàu nghèo và vùng KT-XH Hình 3.1(a) biểu diễn số liệu ở Bảng 3.3, cho thấy nhóm hộ giàu luôn có diện tích đất SXNN là cao nhất. Đường đồ thị màu đỏ/hồng của nhóm này ở trên cùng cao 19 Tính toán cho tất cả các hộ gia đình ở nông thôn có (hoặc không có) loại đất này. 40 nhất và cách xa so với các nhóm còn lại (trong đó nhóm hộ nghèo là thấp nhất). Theo khái niệm phân cực, hình ảnh 5 đường đồ thị như Hình 3.1(a) thể hiện sự phân bố về đất SXNN của 5 nhóm hộ từ nghèo đến giàu đã phân thành hai cực tương tự như sự phân cực về mức sống đã trình bày ở Chương I. Như vậy, hộ giàu có nhiều nguồn lực đất SXNN hơn hộ nghèo. Điều này thể hiện nguồn lực đất nông nghiệp có mối quan hệ với bất bình đẳng giàu nghèo ở nông thôn. Rất có thể đây sẽ là nhân tố tác động đến bất bình đẳng giàu nghèo và mức sống của dân cư nông thôn (sẽ được trình bày ở Mục 3.5 và Mục 3.6). Như trình bày ở Bảng 3.3 và Hình 3.1(a), diện tích đất SXNN có xu hướng tăng dần theo các nhóm hộ từ nghèo đến giàu trong phạm vi nông thôn cả nước. Khi phân tách diện tích đất SXNN của các nhóm hộ giàu nghèo theo các vùng KT-XH, liệu có còn thể hiện xu hướng đó nữa hay không? Đồ thị Hình 3.1(b) sẽ trả lời cho câu hỏi đặt ra ở đây. Bảng số liệu cho đồ thị Hình 3.1(b) không được trình bày ở đây. Trong Hình 3.1(b), diện tích đất SXNN của 2 nhóm hộ khá và giàu (cột màu xanh đậm và đỏ/hồng) là cao hơn so với các nhóm nghèo và cận nghèo. Đồng thời, chúng thể hiện xu hướng tăng dần từ miền Bắc (ĐBSH) vào miền Nam (ĐNB và ĐBSCL). Tức là, cột màu xanh đậm và đỏ/hồng cao dần lên từ Bắc vào Nam (trong cả 3 năm 2008, 2010, 2012). Điều này có nghĩa rằng, mối tương quan giữa diện tích đất SXNN với các nhóm hộ giàu nghèo được thể hiện ở ĐNB và ĐBSCL là rõ hơn ở ĐBSH. Nhằm minh họa cho sự so sánh này, ta hãy xem đồ thị Hình 3.2. Đồ thị Hình 3.2 minh họa cho sự sánh giữa ĐBSH và ĐBSCL về mối tương quan giữa diện tích đất SXNN với các nhóm hộ giàu nghèo (bảng số liệu cho đồ thị Hình 3.2 không được trình bày ở đây). Ở vùng nông thôn ĐBSH, diện tích đất SXNN không có sự phân cực rõ ràng giữa hộ giàu với các nhóm hộ còn lại như nông thôn cả nước ở Hình 3.1(a). Trong khi đó, ở vùng nông thôn ĐBSCL thì ngược lại với ĐBSH và tương tự như nông thôn cả nước. Sự tương phản này giữa hai vùng được thể hiện trong tất cả các năm từ 2004 đến 2012. Như vậy, trong phạm vi nông thôn cả nước, xu hướng chung thể hiện nhóm hộ giàu có nhiều đất SXNN hơn nhóm hộ nghèo. Nhưng, xu hướng phân cực này biểu hiện ở các vùng KT-XH là khác nhau (đặc biệt giữa ĐBSH và ĐBSCL). Diện tích đất SXNN: TB m2/người (5 nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn ĐBSH) 2500 3500 2500 TB m2/người 3500 Diện tích đất SXNN: TB m2/người (5 nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn ĐBSCL) 4500 TB m2/người 4500 Giàu (5) Giàu (5) 4 3 1500 4 1500 3 2 2 Nghèo (1) Nghèo (1) 500 500 2004 2006 2008 2010 (a) 2012 2004 2006 2008 2010 2012 (b) Hình 3. 2. So sánh diện tích đất SXNN ở các hộ giàu nghèo giữa ĐBSH và ĐBSCL Nhận xét: Trong mấy năm đầu đổi mới (chính sách Khoán 10 – năm 1988), sự phân chia đất nông nghiệp là tương đối công bằng giữa các hộ ở nông thôn. Sau đó, 41 theo sự diễn biến của thị trường đất đai qua những năm đổi mới, nhóm hộ giàu đã có nhiều diện tích đất SXNN hơn các nhóm hộ còn lại. Trong đó, nhóm hộ nghèo có diện tích đất SXNN là ít nhất. Như vậy, đất SXNN đã tích tụ và tập trung vào những hộ giàu. Mặt khác, tỉ lệ hộ không đất nông nghiệp ở nhóm hộ càng giàu là nhiều hơn ở nhóm hộ càng nghèo. Nhưng điều này được thể hiện khác nhau giữa ĐBSH và ĐBSCL. Cụ thể là, đất nông nghiệp không tích tụ, tập trung vào nhóm hộ càng giàu ở ĐBSH, nhưng nó lại được tích tụ, tập trung vào nhóm hộ càng giàu ở ĐBSCL. Như vậy, đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung từ các nhóm hộ ở cực nghèo vào các nhóm hộ ở cực giàu ở ĐBSCL. Nói cách khác, có một dòng dịch chuyển (tích tụ, tập trung) đất nông nghiệp theo hướng từ hộ nghèo đến hộ giàu ở ĐBSCL. Từ đây, câu hỏi đặt ra là phải chăng những hộ giàu biết khai thác đất SXNN đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, cho nên họ đã tập trung đất SXNN về mình? Trả lời câu hỏi này sẽ được trình bày ở Mục 3.3 trong công trình nghiên cứu này. 3.2.2. Diện tích đất lâm nghiệp và thủy sản ở các hộ giàu nghèo Đối với đất lâm nghiệp, nhóm hộ giàu lại ít đất hơn nhóm hộ nghèo (Bảng 3.4a và đồ thị minh họa của nó là Hình 3.3a). Điều này ngược hẳn lại với đất SXNN. Sở dĩ như vậy, bởi vì đất rừng sinh lợi không cao (xem trở lại Bảng 2.8) cho nên các hộ giàu đã ít sử dụng nguồn lực đất đai này. Trong khi đó thì hộ nghèo buộc phải gắn bó với đất rừng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây của Ngân hàng Thế giới. Đó là, đối với đất rừng không sinh lời cao thì những hộ nghèo có sử dụng đất rừng nhiều hơn những hộ giàu. Sở dĩ như vậy, bởi vì đất rừng thường ở miền núi và là nơi người dân tộc thiểu số sinh sống. Đồng thời họ cũng là nhóm nghèo trong nông thôn cả nước. Các hộ dân tộc thiểu số thường không có khả năng sử dụng đất rừng hiệu quả, bởi vì do đất rừng thường dốc, dễ bị sói lở và việc đảm bảo quyền sử dụng đất rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số còn kém (Ngân hàng Thế giới và các tác giả khác, 2003:39). Có lẽ đây cũng là nguyên nhân quan trọng để giải thích tình trạng mức sống của người miền núi thấp hơn miền xuôi là do cuộc sống của họ phải nhờ dựa nhiều vào đất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất thủy sản được trình bày ở Bảng 3.4b và đồ thị minh họa cho nó là Hình 3.3b. Số liệu ở Bảng 3.4b thể hiện nhóm hộ giàu nhiều đất thủy sản hơn nhóm hộ nghèo. Đường đồ thị của nhóm hộ giàu ở trên cùng cao nhất (Hình 3.3b). Điều này ngược hẳn lại với đất lâm nghiệp ở trên (và giống với đất SXNN). Sở dĩ như vậy, bởi vì đất thủy sản sinh lợi cao (xem trở lại Bảng 2.8) cho nên các hộ giàu đã sử dụng nhiều hơn nguồn lực đất đai này so với hộ nghèo. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây của Ngân hàng Thế giới: “Ao cá ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. […] Mặc dù cả hộ giàu và hộ nghèo đều có ao cá, nhưng ao cá của hộ giàu thường lớn hơn nhiều, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long và ở Bắc Trung bộ” (Ngân hàng Thế giới và các tác giả khác, 2003:39). Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản (ao, hồ, đầm) là nguồn tài sản sinh lời cao, cho nên trong nền sản xuất truyền thống của nông dân Việt Nam từ xa xưa đã tổng kết: “Thứ nhất ao cá, thứ nhì gá bạc” – hàm ý đánh giá cao giá trị kinh tế của loại đất có mặt nước này. 42 Bảng 3. 4. Diện tích đất lâm nghiệp và đất thủy sản chia theo các hộ giàu nghèo20 Nông thôn 1992/93 1997/98 (a)-Đất lâm nghiệp (m2/khẩu): Nghèo (1) 47 170 2 51 263 3 69 325 4 69 146 Giàu (5) 50 147 Chung 57 207 2 (b)-Đất thủy sản (m /khẩu): Nghèo (1) 6 10 2 13 13 3 19 75 4 22 70921 Giàu (5) 42 25 Chung 21 178 2002 2004 2006 2008 2010 2012 356 317 199 171 255 256 398 242 202 150 181 229 348 216 255 169 317 261 317 473 236 191 170 274 713 455 351 201 145 358 620 418 347 291 209 370 22 44 38 48 179 70 23 31 54 59 162 69 26 23 36 71 195 74 24 74 94 105 233 110 43 42 64 122 212 102 44 66 116 80 190 102 Nguồn: Kết quả xử lý VLSS 1992/93~VHLSS 2012 1000 Diện tích đất Thủy sản: TB m2/người (5 nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn) Diện tích đất Lâm nghiệp: TB m2/người (5 nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn) 800 600 TB m2/người 800 Nghèo (1) 600 2 3 400 TB m2/người 1000 Giàu (5) 4 3 400 2 Nghèo(1) 4 Giàu (5) 200 0 1992 200 0 1994 1996 1998 2000 2002 2004 (a) 2006 2008 2010 2012 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 (b) Hình 3. 3. Diện tích đất lâm nghiệp và đất thủy sản chia theo các hộ giàu nghèo Tóm lại, qua những trình bày trên đây ta thấy rằng, trong ba loại đất SXNN, đất lâm nghiệp và đất thủy sản thì nhóm hộ giàu quản lý và sử dụng nhiều hơn nguồn lực đất đai có khả năng sinh lời cao (đất SXNN và đất thủy sản), còn nhóm hộ nghèo sử dụng nguồn lực đất lâm nghiệp sinh lời thấp hơn. Như vậy, đất có khả năng sinh lời cao (đất SXNN và đất thủy sản) thường tập trung ở hộ giàu nhiều hơn hộ nghèo, còn đất rừng sinh lời ít hơn thì lại tập trung ở hộ nghèo nhiều hơn. Ở đây có sự phân bố khác nhau về nguồn lực đất nông nghiệp giữa hộ giàu và hộ nghèo. Điều này đã thể hiện mối liên hệ giữa nguồn lực đất nông nghiệp với các nhóm hộ từ giàu đến nghèo như thế nào. Kết quả này là đại diện cho nông thôn cả nước trong nhiều năm thời kỳ đổi mới. Tính toán cho tất cả các hộ gia đình ở nông thôn có (hoặc không có) loại đất này. Số liệu ở ô này cao vọt hẳn lên trong 20 năm là do có 1 hộ ở Sơn Tây (Hà Tây) đã đấu thầu trên 3 triệu m2 diện tích mặt hồ để nuôi cá (Tổng cục Thống kê, 2000: 207, 212). Chính vì vậy, số liệu này đã làm cho đường đồ thị của nhóm quintile 4 (Hình 3.3b) vọt cao hẳn lên ở năm 1997/98. Khi tách 1 hộ thuê 3 triệu m2 diện tích mặt hồ để nuôi cá này ra khỏi mẫu khảo sát, thì số liệu trung bình cho ô này giảm từ 709 m2 xuống còn 32 m2. Đồng thời, con số trung bình cho toàn mẫu cũng giảm từ 178 m2 xuống còn 31,9 m2. Do đó, hình dạng đồ thị của nhóm quintile 4 (Hình 3.3b) vọt cao hẳn lên ở năm 1997/98 cũng thay đổi theo và hạ thấp hẳn xuống (gần như đoạn thẳng nối từ năm 1992/93 đến 2002 trên đường đồ thị của nhóm quintile 4). 20 21 43 3.2.3. Xu hướng phân bố quy mô đất SXNN ở các hộ giàu nghèo Như phân tích ở mục 3.2.1 đã chứng tỏ rằng, trong phạm vi nông thôn cả nước thì xu hướng chung thể hiện nhóm hộ giàu có nhiều đất SXNN hơn nhóm hộ nghèo. Câu hỏi tiếp theo đặt ra là: Hộ giàu nhiều đất SXNN như vậy thì quy mô đất SXNN của họ ra sao? So sánh với quy mô đất SXNN của nhóm hộ nghèo thì như thế nào? Nhìn vào Bảng 3.5 (năm 2012 đại diện, các năm khác cũng tương tự) ta thấy rằng, ở một cực, với quy mô đất SXNN nhỏ bé (dưới 1000 m2), tỉ lệ hộ nghèo có diện tích đất trong khoảng này là nhiều hơn so với nhóm hộ giàu (52,7% so với 35,5%). Còn ở cực kia, có quy mô đất SXNN lớn nhất (trên 5000 m2) thì ngược lại (với tỉ lệ tương ứng là 1,0% so với 11,7%). Như vậy, chẳng những hộ giàu vừa có nhiều đất SXNN hơn hộ nghèo, mà còn tỉ lệ hộ giàu có quy mô đất SXNN to lớn cũng nhiều hơn hộ nghèo. Bảng 3. 5. Sự phân bố quy mô đất SXNN của các hộ giàu nghèo ở nông thôn Đơn vị: % hộ Nông thôn (2012) Nghèo (1) 2 3 4 Giàu (5) Chung 0 m2 13,8 15,8 17,9 22,0 28,8 20,0 Quy mô đất SXNN (m2/khẩu) >0 >1000 >2000 >3000 >4000 >5000 ~1000 ~2000 ~3000 ~4000 ~5000 m2 52,7 20,1 7,6 3,4 1,5 1,0 52,6 19,3 6,3 2,8 1,3 2,0 50,9 16,2 6,9 3,4 1,5 3,2 45,7 14,1 6,7 5,5 1,9 4,1 35,5 13,1 5,1 3,2 2,6 11,7 47,1 16,4 6,5 3,7 1,8 4,6 Tổng % 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Kết quả xử lý VHLSS 2012 3.3. Hiệu quả thu nhập từ đất nông nghiệp ở các hộ giàu nghèo Các khái niệm thu nhập từ đất nông nghiệp trong mục này đã được trình bày ở Mục 2.3 (Chương II): Thu nhập từ đất SXNN, thu nhập từ đất lâm nghiệp, thu nhập từ đất (mặt nước) nuôi trồng thuỷ sản. Mục này sẽ trình bày mối tương quan giữa các nhóm hộ giàu nghèo với thu nhập từ đất SXNN, đất lâm nghiệp và đất thuỷ sản như thế nào. Con số thu nhập trung bình của các nhóm giàu nghèo được tính toán cho những hộ gia đình ở nông thôn có loại đất này. Các loại thu nhập trên đây chỉ có thể tách bạch được rạch ròi từ 5 cuộc khảo sát VHLSS 2004, 2006, 2008, 2010, 2012. Còn 3 cuộc khảo sát trước đó (VLSS 92/93, 97/98, 2002) thì không thể tách bạch được các loại thu nhập riêng rẽ như vậy. Vì thế, ta có kết quả nghiên cứu qua xử lý số liệu của 5 cuộc điều tra VHLSS 2004~2012 như trình bày tiếp tục dưới đây. 3.3.1. Thu nhập từ đất SXNN ở các hộ giàu nghèo Đồ thị Hình 3.4 thể hiện khoảng cách chênh lệch cho số liệu ở Bảng 3.6. Lưu ý rằng, số liệu ở Bảng 3.6 là giá hiện hành, do vậy không thể so sánh con số tuyệt đối giữa các năm với nhau. Do đó, đồ thị Hình 3.4 chuyển sang so sánh tương đối về khoảng cách chênh lệch thu nhập từ đất SXNN ở Bảng 3.6 giữa các năm với nhau (của 5 nhóm hộ giàu nghèo). Cụ thể ở Hình 3.4 (a), hộ giàu tạo ra trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích (1000 đ/sào/năm) là cao nhất. Điều đó được thể hiện ở đường đồ thị màu đỏ/hồng nét liền của hộ giàu (5) nằm trên cùng cao nhất ở tất cả các năm 2004~2012 và khoảng cách so với hộ nghèo có xu hướng doãng ra. Tiếp theo là đường đồ thị của 44 các nhóm khá giả (4), trung bình (3), cận nghèo (2) và thấp nhất là nhóm hộ nghèo (1). Tức là, nhóm hộ giàu canh tác trên đất SXNN đã đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên đơn vị diện tích, còn nhóm hộ nghèo là thấp nhất. Đồng thời, nhóm hộ giàu lại có diện tích đất SXNN nhiều nhất (Mục 3.2.1). Điều này đã dẫn tới kết quả cuối cùng là hộ giàu có thu nhập bình quân (1000 đ/người/năm) cao nhất, còn nhóm hộ nghèo là thấp nhất (Hình 3.4b). Khoảng cách giàu nghèo ở Hình 3.4b có xu hướng mở rộng hơn so với Hình 3.4a. Đồng thời, Hình 3.4b thể hiện sự phân cực về thu nhập từ đất SXNN giữa các nhóm hộ giàu nghèo cũng tương tự như phân cực về mức sống đã trình bày ở Chương I. Như vậy, khi xem xét theo cả 2 chiều cạnh (hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất và thu nhập bình quân người/năm từ đất SXNN) ta thấy nguồn lực đất nông nghiệp rất có thể sẽ là nhân tố tác động đến bất bình đẳng giàu nghèo và mức sống của dân cư nông thôn (sẽ được trình bày ở Mục 3.5 và Mục 3.6). Bảng 3. 6. Thu nhập từ đất SXNN của các nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn22 Nông thôn 2004 2006 2008 2010 2012 Nghèo (1) 2 3 4 Giàu (5) Chung 616 709 759 854 1.253 843 672 817 901 992 1.432 966 897 1.203 1.606 1.673 2.234 1.528 1.157 1.442 1.605 1.984 4.367 2.079 1.323 1.879 2.153 2.619 3.959 2.377 Nghèo (1) 2 3 4 Giàu (5) Chung Số hộ có đất SXNN (N) 950 1.391 1.680 2.112 3.698 1.985 5.948 1.196 1.748 2.067 2.592 4.952 2.523 5.900 1.683 2.420 2.955 3.962 8.393 3.900 5.859 2.109 3.224 3.741 4.817 13.465 5.359 5.469 2.736 4.068 5.292 6.817 16.164 6.968 5.449 (a)- Đơn vị: 1000 đồng/sào/năm/hộ gia đình (giá hiện hành) (b)- Đơn vị: 1000 đồng/người/năm/hộ gia đình (giá hiện hành) Nguồn: Kết quả xử lý VHLSS 2004~2012 7 7 Chênh lệch thu nhập (1000đ/sào/năm) từ đất SXNN (so với nhóm hộ nghèo = 1 lần) 6 5 4 Giàu (5) 3 4 2 3 Chênh lệch (lần) 3 5 Chênh lệch (lần) 4 Chênh lệch thu nhập (1000đ/người/năm) từ đất SXNN (so với nhóm hộ nghèo = 1 lần) 6 Giàu (5) 4 2 3 2 2 Nghèo (1) 1 Nghèo (1) 1 0 2004 2006 2008 2010 2012 0 2004 (a) 2006 2008 2010 2012 (b) Hình 3. 4. Khoảng cách thu nhập từ đất SXNN của các nhóm hộ giàu nghèo Trên đây là bức tranh thu nhập từ đất SXNN ở các nhóm hộ giàu nghèo trong phạm vi nông thôn cả nước. Vậy, khi phân tích theo vùng thì sao? Liệu chúng có thể hiện xu hướng tương tự như ở nông thôn cả nước hay không? Ta sẽ tiếp tục trả lời câu 22 Chỉ tính toán cho những hộ gia đình ở nông thôn có loại đất này. 45 hỏi này qua 2 vùng đại diện là ĐBSH và ĐBSCL. Đồ thị Hình 3.5 thể hiện khoảng cách chênh lệch cho số liệu ở Bảng 3.7. Lưu ý rằng, số liệu ở Bảng 3.7 là giá hiện hành, do vậy không thể so sánh con số tuyệt đối giữa các năm với nhau. Do đó, đồ thị Hình 3.5 chuyển sang so sánh tương đối về khoảng cách chênh lệch thu nhập từ đất SXNN ở Bảng 3.7 giữa các năm với nhau (của 5 nhóm hộ giàu nghèo ở 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL). Cả 2 vùng đều thể hiện hộ giàu có thu nhập bình quân (1000 đ/người/năm) cao nhất. Điều đó được thể hiện ở đường đồ thị màu đỏ/hồng nét liền của hộ giàu (5) nằm trên cùng cao nhất ở tất cả các năm 2004~2012. Tiếp theo là đường đồ thị của các nhóm khá giả (4), trung bình (3), cận nghèo (2) và thấp nhất là nhóm hộ nghèo (1). Thứ bậc cao thấp này cũng tương tự như trong phạm vi nông thôn cả nước. Tức là hình dạng và thứ bậc cao thấp giữa các nhóm hộ giàu nghèo ở Hình 3.5 (ĐBSH và ĐBSCL) cũng tương tự như Hình 3.4 (cho nông thôn cả nước). Như vậy, đến đây ta đã trả lời cho câu hỏi đặt ra ở trên. Bảng 3. 7. Thu nhập từ đất SXNN của các hộ giàu nghèo ở ĐBSH và ĐBSCL23 Nông thôn ĐBSH Nghèo (1) 2 3 4 Giàu (5) Chung Số hộ có đất SXNN (N) Nông thôn ĐBSCL Nghèo (1) 2 3 4 Giàu (5) Chung Số hộ có đất SXNN (N) 2004 1.018 1.332 1.631 1.786 2.875 1.727 1.501 2006 1.372 1.710 1.868 2.068 3.324 2.074 1.502 2008 1.744 2.314 2.786 3.349 6.131 3.221 1.473 2010 2.232 3.014 3.113 3.825 6.031 3.556 1.290 2012 3.010 3.817 4.288 4.942 8.465 4.763 1.266 952 1.462 2.102 3.061 5.426 2.758 1.043 959 1.852 2.698 3.732 6.922 3.389 1.060 1.443 2.494 3.401 4.969 12.425 5.507 1.106 1.710 3.555 4.280 6.778 13.325 6.371 973 2.574 4.083 6.305 8.970 18.219 8.575 957 Đơn vị: 1000 đồng/người/năm/hộ gia đình (giá hiện hành) Nguồn: Kết quả xử lý VHLSS 2004~2012 9 9 Chênh lệch thu nhập (1000đ/người/năm) từ đất SXNN (ở nông thôn ĐBSH: So với nhóm hộ nghèo = 1 lần) 8 7 6 6 5 4 3 Chênh lệch (lần) 7 5 4 Giàu (5) 3 Chênh lệch thu nhập (1000đ/người/năm) từ đất SXNN (ở nông thôn ĐBSCL: So với nhóm hộ nghèo = 1 lần) Chênh lệch (lần) 8 Giàu (5) 4 3 4 2 3 2 1 Nghèo (1) 2 2 1 Nghèo (1) 0 0 2004 2006 2008 2010 2012 2004 (a) 2006 2008 2010 2012 (b) Hình 3. 5. Khoảng cách thu nhập từ đất SXNN của các hộ giàu nghèo ở ĐBSH và ĐBSCL 23 Chỉ tính toán cho những hộ gia đình ở nông thôn có loại đất này. 46 3.3.2. Thu nhập từ đất lâm nghiệp và thủy sản ở các hộ giàu nghèo Mục trên đây đã trình bày thu nhập của các nhóm hộ giàu nghèo từ đất SXNN. Đối với thu nhập từ đất lâm nghiệp (đất rừng) và thủy sản (ao, hồ, đầm) sẽ được trình bày tiếp tục dưới đây. Bảng 3. 8. Thu nhập từ đất lâm nghiệp, thủy sản của các hộ giàu nghèo nông thôn24 (a)- Đất lâm nghiệp Nghèo (1) 2 3 4 Giàu (5) Chung Số hộ có đất rừng (N) (b)- Đất thủy sản Nghèo (1) 2 3 4 Giàu (5) Chung Số hộ có đất thủy sản (N) 2004 326 392 354 426 739 424 539 2006 394 445 541 689 1.242 584 586 2008 440 766 829 798 1.004 711 577 2010 679 913 697 886 1.702 861 815 2012 994 1.083 1.123 1.404 5.782 1.531 831 61 332 730 1.306 4.054 1.603 497 -30 414 832 1.296 6.926 2.322 516 -12 909 1.346 2.646 6.683 2.782 523 445 839 1.601 2.816 6.440 2.602 682 811 1.643 2.853 3.927 11.804 4.498 568 Đơn vị: 1000 đồng/người/năm/hộ gia đình (giá hiện hành) Nguồn: Kết quả xử lý VHLSS 2004~2012 7 Chênh lệch thu nhập (1000đ/người/năm) từ đất lâm nghiệp (so với nhóm hộ nghèo = 1 lần) 12000 5 3 Chênh lệch (lần) 4 10000 8000 Giàu (5) 6000 4 3 2 2 1000 đ/người/năm 6 Thu nhập từ đất thủy sản (5 nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn) Giàu (5) 4 3 4000 2 Nghèo (1) 2000 Nghèo(1) 1 0 2004 0 2004 2006 2008 2010 2006 2008 2010 2012 2012 (a) (b) Hình 3. 6. Khoảng cách thu nhập từ đất lâm nghiệp, thủy sản của các hộ giàu nghèo Đồ thị Hình 3.6a thể hiện khoảng cách chênh lệch cho số liệu ở Bảng 3.8a. Lưu ý rằng, số liệu ở Bảng 3.8a là giá hiện hành, do vậy không thể so sánh con số tuyệt đối giữa các năm với nhau. Do đó, đồ thị Hình 3.6a chuyển sang so sánh tương đối về khoảng cách chênh lệch thu nhập từ đất lâm nghiệp ở Bảng 3.8a giữa các năm với nhau (của 5 nhóm hộ giàu nghèo). Hình 3.6a thể hiện nhóm hộ giàu có thu nhập bình quân (1000 đ/người/năm) cao nhất, còn nhóm hộ nghèo (1) là thấp nhất ở tất cả các năm 2004~2012. Điều này cũng tương tự như tình trạng thu nhập của các nhóm hộ giàu nghèo từ đất SXNN đã trình bày trước đây. Còn đối với đất thủy sản thì sao? Ta hãy tiếp tục xem xét ở Bảng 3.8b và đồ thị 24 Chỉ tính toán cho những hộ gia đình ở nông thôn có loại đất này. 47 minh họa ở Hình 3.6b. Lưu ý rằng, nhóm nghèo ở Bảng 3.8b có thu nhập âm (lỗ vốn) từ đất thủy sản trong 2 năm 2006, 2008. Do vậy, đồ thị Hình 3.6b không thể hiện khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm hộ giàu nghèo, mà là thể hiện số liệu thực tế (giá hiện hành) ở Bảng 3.8b. Vì thế, Hình 3.6b chỉ so sánh tương đối về hiệu quả cao thấp của thu nhập từ đất thủy sản giữa 5 nhóm hộ giàu nghèo với nhau. Hình 3.6b thể hiện hộ giàu có thu nhập bình quân (1000 đ/người/năm) cao nhất. Điều đó được thể hiện ở đường đồ thị màu đỏ/hồng nét liền của hộ giàu (5) nằm trên cùng cao nhất ở tất cả các năm 2004~2012. Tiếp theo là đường đồ thị của các nhóm khá giả (4), trung bình (3), cận nghèo (2) và thấp nhất là nhóm hộ nghèo (1). Thứ bậc cao thấp này cũng tương tự như trong phạm vi nông thôn cả nước đối với đất SXNN (Hình 3.4). Điều này đã bổ sung cho nhận định rằng nguồn lực đất nông nghiệp rất có thể sẽ là nhân tố tác động đến bất bình đẳng giàu nghèo và mức sống của dân cư nông thôn (sẽ được trình bày ở Mục 3.5 và Mục 3.6). 3.4. Những nhân tố tác động đến bất bình đẳng giàu nghèo Các mục 3.1~3.3 trên đây đã trình bày mối liên hệ, tương quan giữa nguồn lực đất nông nghiệp với các nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn. Do vậy, nhân tố đất nông nghiệp sẽ không trình bày trong mục này nữa. Những nhân tố (ngoài đất nông nghiệp) có khả năng tác động đến bất bình đẳng giàu nghèo được trình bày trong mục này như sau: (a) Những nhân tố thuộc về đặc điểm cá nhân; (b) Những đặc trưng của hộ gia đình; (c) Những nhân tố thuộc về cộng đồng làng/xã; và (d) Cấp độ vùng/miền. Những nhân tố này được trình bày ở 3 thời điểm đại diện cách nhau 10 năm (VLSS 1992/93, VHLSS 2002, VHLSS 2012). Những năm còn lại ở giữa (VLSS 1998, VHLSS 2004, 2006, 2008, 2010) cũng thể hiện xu hướng tương tự. Tuy nhiên, do 3 thời điểm cách nhau 10 năm không có thông tin như nhau về các nhân tố tác động, cho nên đến lúc ấy sẽ thay thế bằng số liệu ở năm khác sao cho mỗi nhân tố tác động được trình bày đầy đủ ở cả 3 thời điểm. Từ đó, sẽ thể hiện rõ hơn xu hướng vận động của các nhân tố. 3.4.1. Các đặc điểm cá nhân Trong Chương I đã trình bày thực trạng về bất bình đẳng giữa các nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn trong thời kỳ 20 năm đổi mới. Xu hướng bất bình đẳng đó được biểu hiện cụ thể qua sự phân thành hai cực giàu nghèo về mức sống. Những hộ giàu có mức sống cao hơn nhiều so với hộ nghèo. Vậy, chúng ta cần tiếp tục xác định những điều gì, hoặc các nhân tố nào gây ảnh hưởng đến cả hộ nghèo và hộ giàu ở nông thôn? Bảng 3.9 sẽ cung cấp số liệu trả lời một phần cho câu hỏi này. Các nhân tố trong Bảng 3.9 là những thông tin cơ bản về cá nhân có liên quan đến bất bình đẳng giữa các nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn. Đặc điểm cá nhân trong bảng này là thuộc về chủ hộ gia đình. Bảng 3.9 đại diện chủ yếu cho 3 thời điểm cách nhau 10 năm (1992/93, 2002, 2012). Tuy nhiên, đối với bằng cấp cao nhất về Tiểu học, THCS, THPT không đủ thông tin để phân tách ở các năm 1992/93, 1997/98 và 2002. Do vậy, chúng được thay thế bằng số liệu năm 2004 và 2008. Ta hãy phân tích lần lượt từng nhân tố trong Bảng 3.9 có liên quan đến các nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn như thế nào. Trong khoảng thời gian 10 năm từ 1992/93 đến 2002 (và đến cả năm 2010), 48 những hộ có chủ hộ là nữ dường như thuộc nhóm giàu nhiều hơn những hộ có chủ hộ là nam thuộc nhóm giàu. Nhưng đến năm 2012 thì ngược lại. Cụ thể, những hộ có chủ hộ là nữ thuộc nhóm giàu (21,1%) lại ít hơn so với những hộ có chủ hộ là nam thuộc nhóm giàu (22,5%). Còn ở phía cực kia, những hộ có chủ hộ là nữ rơi vào nhóm nghèo (19,9%) là nhiều hơn so với những hộ có chủ hộ là nam rơi vào nhóm nghèo (18,4%). Tại sao lại có tình trạng “trái ngược” nhau như vậy? Kết quả này khó giải thích và chúng ta sẽ xem xét ở Mục 3.5 tiếp theo sau liệu rằng nhân tố giới của chủ hộ có liên quan/tác động đến tình trạng giàu nghèo của hộ gia đình nông thôn hay không? Bảng 3. 9. Đặc điểm cá nhân chủ hộ gia đình Đặc điểm cá nhân chủ hộ Chung Giới tính chủ hộ (%):Nam (1993) (2002) (2012) Nữ (1993) (2002) (2012) Tuổi chủ hộ (TB): (1992/93) (2002) (2012) Dân tộc chủ hộ (%): Khác (1993) (2002) (2012) Kinh-Hoa (1992/93) (2002) (2012) Số năm đi học của chủ hộ:(1993) (2002) (2012) Bằng cấp của chủ hộ (%): Không bằng cấp (1992/93) (2002) (2012) Tốt nghiệp Tiểu học (2012) (2008) (2004) Tốt nghiệp THCS (2012) (2008) (2004) Tốt nghiệp THPT (2012) (2008) (2004) Bằng Tiểu học đến THPT (2012) (2002) (1992/93) Tốt nghiệp Cao đẳng trởlên 1993 (2002) (2012) 100 100 100 100 100 100 44,9 47,6 49,9 100 100 100 100 100 100 5,8 6,4 6,9 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 5 nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn Nghèo (1) (2) (3) (4) Giàu (5) 18,3 19,4 20,7 20,5 21,1 18,2 19,5 20,4 20,6 21,2 18,4 19,2 19,9 20,0 22,5 17,4 19,1 15,8 20,4 27,3 15,8 16,7 18,4 22,0 27,1 19,9 20,0 18,9 20,2 21,1 42,3 42,8 43,8 45,8 48,6 45,8 46,9 47,4 48,7 48,6 48,8 50,1 50,4 50,5 49,6 37,6 24,2 17,6 13,8 6,8 42,5 25,1 14,9 9,9 7,6 50,5 23,6 13,7 7,5 4,7 14,9 18,5 19,9 21,6 25,1 14,1 18,1 20,8 22,5 24,6 12,4 18,5 20,9 22,6 25,7 4,9 5,8 6,0 6,0 6,1 5,4 6,1 6,5 6,6 7,3 5,1 6,2 6,8 7,7 8,4 22,2 22,7 31,2 18,5 20,0 18,7 13,5 13,0 14,4 8,0 5,7 7,0 14,5 15,4 15,7 8,6 1,5 0,0 17,9 20,0 22,8 21,3 20,0 19,5 18,1 18,9 17,8 13,5 14,7 14,7 18,6 18,7 20,4 2,9 1,7 0,6 18,2 19,0 19,1 20,9 20,0 20,1 20,4 22,6 21,4 19,0 20,5 19,1 20,3 20,9 20,7 5,7 6,3 5,8 19,5 19,7 15,5 17,7 20,4 20,5 23,6 23,0 21,8 24,0 21,2 25,3 21,4 21,5 21,1 25,7 24,9 34,2 22,2 18,6 11,4 21,5 19,7 21,2 24,4 22,6 24,6 35,6 38,0 33,9 25,2 23,5 22,2 57,1 65,6 59,4 Nguồn: Kết quả xử lý VLSS 1992/93, VHLSS 2002, 2004, 2008, 2012 49 Về tuổi trung bình của chủ hộ cũng tăng dần qua 20 năm: 44,9 tuổi (1992/93) → 47,6 tuổi (2002) → 49,9 tuổi (2012). Mặt khác, tuổi của chủ hộ giàu (49,6 tuổi) cũng thường nhiều hơn chủ hộ nghèo (48,8 tuổi) đối với năm 2012. Các năm khác cũng có kết quả tương tự. Đặc biệt là dân tộc của chủ hộ có mối liên quan rõ ràng đến tình trạng giàu nghèo của hộ gia đình nông thôn. Cụ thể đối với năm 2012, những hộ có chủ hộ là người dân tộc thiểu số (DTTS) rơi vào nhóm nghèo (50,5%) là nhiều hơn so với những hộ có chủ hộ là người Kinh và Hoa rơi vào nhóm nghèo (12,4%). Còn ở phía cực kia, những hộ có chủ hộ là người DTTS thuộc nhóm giàu (4,7%) lại ít hơn nhiều so với những hộ có chủ hộ là người Kinh-Hoa thuộc nhóm giàu (25,7%). Xét theo chiều mức sống tăng dần từ nghèo đến giàu năm 2012, nhóm hộ DTTS có tỉ lệ giảm dần ở từng mức sống cao hơn: 50,5% (nghèo) → 23,6% → 13,7% → 7,5% → 4,7% (giàu). Ngược lại, nhóm hộ Kinh-Hoa có tỉ lệ tăng dần ở từng mức sống cao hơn: 12,4% (nghèo) → 18,5% → 20,9% → 22,6% → 25,7% (giàu). Các năm khác cũng có kết quả tương tự. Về số năm đi học trung bình của chủ hộ cũng tăng dần qua 20 năm: 5,8 năm (1992/93) → 6,4 năm (2002) → 6,9 năm (2012). Mặt khác, số năm đi học của chủ hộ giàu (8,4 năm) cũng nhiều hơn chủ hộ nghèo (5,1 năm) đối với năm 2012. Xét theo chiều mức sống tăng dần từ nghèo đến giàu năm 2012, chủ hộ có số năm đi học cũng tăng lên tương ứng: 5,1 năm (nghèo) → 6,2 năm → 6,8 năm → 7,7 năm → 8,4 năm (giàu). Các năm khác cũng có kết quả tương tự. Điều này cho thấy học vấn càng cao thì càng có cơ hội nhiều hơn để vươn lên mức sống giàu khá. Khi xem xét theo bằng cấp cao nhất của chủ hộ về giáo dục phổ thông và cao đẳng trở lên (không kể bằng cấp đào tạo nghề) ta có kết quả được trình bày tiếp tục sau đây. Cụ thể năm 2012, những chủ hộ chưa từng đi học, hoặc không bằng cấp có tỉ lệ rơi vào nhóm hộ nghèo nhiều nhất (31,2%). Khi chủ hộ có bằng cấp cao hơn thì cơ hội thoát nghèo lớn hơn và tỉ lệ rơi vào nhóm hộ nghèo ở họ giảm đi rõ rệt (2012): Không bằng cấp (có tỉ lệ hộ nghèo là 31,2%) → Tốt nghiệp Tiểu học (18,5%) → Tốt nghiệp THCS (13,5%) → Tốt nghiệp THPT (8,0%) → Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên (0,0% hộ nghèo). Hoặc là so sánh tại 3 thời điểm 1992/93, 2002, 2012 ta thấy, những chủ hộ không bằng cấp có tỉ lệ rơi vào nhóm hộ nghèo ngày càng tăng lên: 22,2% (1992/93) → 22,7% (2002) → 31,2% (2012). Trái lại, những chủ hộ có bằng cấp (đặc biệt là tốt nghiệp Cao đẳng trở lên) có tỉ lệ rơi vào nhóm hộ nghèo ngày càng giảm đi: 15,7% (1992/93) → 15,4% (2002) → 14,5% (2012) đối với bằng cấp Tiểu học đến THPT và 8,6% (1992/93) → 1,5% (2002) → 0,0% (2012) đối với bằng cấp từ Cao đẳng trở lên. Mặt khác, ở cực kia là nhóm hộ giàu thể hiện xu hướng ngược lại. Cụ thể năm 2012, những chủ hộ chưa từng đi học, hoặc không bằng cấp có tỉ lệ thuộc nhóm hộ giàu là ít nhất (11,4%). Khi chủ hộ có bằng cấp cao hơn thì cơ hội vươn lên giàu khá lớn hơn và tỉ lệ hộ giàu ở họ tăng lên rõ rệt (2012): Không bằng cấp (có tỉ lệ hộ giàu là 11,4%) → Tốt nghiệp Tiểu học (21,5%) → Tốt nghiệp THCS (24,4%) → Tốt nghiệp THPT (35,6%) → Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên (57,1% hộ giàu). Xét theo chiều mức sống tăng dần từ nghèo đến giàu năm 2012, ta thấy những chủ hộ nông thôn không bằng cấp có tỉ lệ vươn lên từng bậc mức sống cao hơn ngày càng ít đi: 31,2% (nghèo) → 22,8% → 19,1% → 15,5% → 11,4% (giàu). Trái lại, những chủ hộ có bằng cấp từ Tiểu học đến THPT có tỉ lệ vươn lên từng bậc mức sống cao hơn ngày càng nhiều lên: 50 14,5% (nghèo) → 18,6% → 20,3% → 21,4% → 25,2% (giàu), và 0,0% (nghèo) → 0,6% → 5,8% → 34,2% → 59,4% (giàu) đối với bằng cấp từ Cao đẳng trở lên. Số liệu năm 2002 (10 năm trở về trước) cũng cho thấy xu hướng tương tự. Những phân tích trên đây cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ có mối liên quan rõ ràng đến tình trạng giàu nghèo của hộ gia đình nông thôn. Điều này sẽ được khẳng định chắc chắn hơn ở Mục 3.5 tiếp theo về sau. 3.4.2. Những đặc trưng của hộ gia đình Các nhân tố trong Bảng 3.10 là những thông tin cơ bản về đặc điểm hộ gia đình có liên quan đến bất bình đẳng giữa các nhóm hộ giàu nghèo. Thông tin về nghề nghiệp hộ gia đình được xác định bởi 5 nhóm hộ theo nghề nghiệp của lao động (gọi tắt là hộ nghề nghiệp): (1) Hộ nông nghiệp giản đơn và/hoặc tự cung tự cấp; (2) Hộ nông nghiệp có kỹ năng và/hoặc định hướng thị trường; (3) Hộ hỗn hợp nông nghiệp với phi nông nghiệp; (4) Hộ phi nông nghiệp hoàn toàn; (5) Hộ không có lao động. Trong đó, hai nhóm hộ số (1) + (2) đều thuộc về hộ nông nghiệp25. Đây là hai nhóm hộ đều có quá nửa số lao động từ 15 tuổi trở lên làm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Riêng nhóm hộ số 1 có quá nửa đều là lao động giản đơn và/hoặc tự cung tự cấp (mã nghề nghiệp của lao động trong bảng hỏi VHLSS là 92, hoặc 63); còn nhóm hộ số 2 có ít nhất 1 lao động (trong số quá nửa lao động nông, lâm, thủy sản) có kỹ năng và/hoặc định hướng thị trường (mã nghề nghiệp của lao động trong bảng hỏi VHLSS là 61, hoặc 62). Nhóm hộ hỗn hợp số (3) ở giữa có tổng lao động phi nông nghiệp ≥ lao động nông nghiệp. Nhóm hộ phi nông nghiệp hoàn toàn số (4) có tổng lao động trong hộ đều làm nghề phi nông nghiệp. Nhóm hộ số (5) cuối cùng không có lao động nào. Bảng 3.10 đại diện chủ yếu cho 3 thời điểm cách nhau 10 năm (1992/93, 2002, 2012). Tuy nhiên, đối với số người là cán bộ (CB), công chức (CC), viên chức trong hộ gia đình không được thu thập thông tin ở các năm 1992/93, 1997/98 và 2002. Do vậy, chúng được thay thế bằng số liệu năm 2004 và 2008. Đồng thời, thông tin về hộ nông nghiệp (NN) được phân tách thành 2 loại = Hộ NN thị trường + Hộ NN giản đơn, tự cung tự cấp (TcTc) cũng được thu thập từ năm 2002 trở đi. Do vậy, năm 1992/93 không có thông tin 2 loại hộ này và chúng được thay thế bằng số liệu năm 2008. Ta hãy phân tích lần lượt từng nhân tố trong Bảng 3.10 có liên quan đến các nhóm hộ giàu nghèo như thế nào. Trong Bảng 3.10 thể hiện số nhân khẩu trong hộ gia đình nông thôn giảm xuống qua 20 năm: 5.0 khẩu (1992/93) → 4,5 khẩu (2002) → 3,9 khẩu (2012). Điều này là phù hợp với quá trình giảm mức sinh ở Việt Nam. Trong đó, hộ nghèo có số nhân khẩu đông hơn hộ giàu ở cả 3 thời điểm 1992/93, 2002, 2012. Cụ thể năm 2012, hộ gia đình càng trở nên giàu khá thì có số nhân khẩu trong hộ càng giảm đi: 4,1 (nghèo) → 4,0 → 3,9 → 3,9 → 3,5 (giàu). Các năm trước đó (2002, 1992/93) cũng thể hiện xu hướng tương tự. Điều này thể hiện mối liên quan giữa số nhân khẩu trong hộ gia đình với tình trạng mức sống giàu nghèo ở họ. Hộ càng đông người thì có nguy cơ 25 Hộ nông nghiệp trong nghiên cứu này được xác định theo tiêu chí của Tổng cục Thống kê: “Nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp (chỉ bao gồm trồng rừng, tu bổ, cải tạo rừng và khai thác lâm sản). Hộ nông nghiệp: Là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động tham gia sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp). Nguồn sống chính của các thành viên trong hộ dựa vào kết quả sản xuất nông nghiệp.” (Tổng cục Thống kê, 2000: 207). 51 rơi vào nghèo đói nhiều hơn. Trái lại, hộ ít khẩu hơn thì có cơ hội vươn lên giàu khá nhiều hơn. Bảng 3. 10. Đặc điểm hộ gia đình Đặc điểm hộ gia đình Số nhân khẩu trong HGĐ (1992/93) (2002) (2012) Số trẻ em và người già HGĐ (1992/93) (2002) (2012) Số L.động tự làm NN cho HGĐ (1993) (2002) (2012) Số LĐ phi NN, có lương/công (1993) (2002) (2012) Số người là CB-CC-viên chức (2004) (2008) (2012) Nghề nghiệp hộ gia đình (%): Hộ NN g.đơn TcTc (2012) (2008) (2002) Hộ NN thị trường (2012) (2008) (2002) Hộ NN = TcTc + Thị trường (2012) (2002) (1992/93) Hộ hỗn hợp (1992/93) (2002) (2012) Hộ phi NN (1992/93) (2002) (2012) Hộ không L.động (1992/93) (2002) (2012) Chung 5,0 4,5 3,9 1,6 1,0 1,3 2,2 1,9 1,5 1,2 1,3 1,3 0,10 0,10 0,10 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 5 nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn Nghèo (1) (2) (3) (4) Giàu (5) 5,5 5,2 5,1 4,8 4,4 5,1 4,7 4,5 4,3 4,0 4,1 4,0 3,9 3,9 3,5 1,8 1,6 1,6 1,5 1,4 1,2 1,1 1,0 0,9 0,8 1,8 1,5 1,3 1,2 0,9 2,3 2,3 2,4 2,3 1,9 2,2 2,0 1,9 1,7 1,4 1,9 1,7 1,5 1,4 1,2 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 0,9 1,2 1,3 1,5 1,5 0,9 1,2 1,4 1,6 1,5 0,01 0,02 0,06 0,13 0,24 0,01 0,03 0,06 0,11 0,27 0,00 0,04 0,06 0,17 0,20 33,5 27,3 25,6 15,7 13,0 14,5 30,1 24,7 20,9 6,9 8,4 7,8 8,9 4,3 5,8 28,6 20,0 27,4 23,9 24,3 23,0 20,8 12,3 16,2 23,3 22,4 21,2 13,6 16,5 17,6 11,6 9,9 13,5 14,3 14,5 18,6 17,0 19,5 20,7 21,1 18,2 19,6 17,8 20,6 20,6 18,0 21,8 26,0 12,8 16,1 18,4 14,3 16,0 14,6 13,5 15,9 16,9 18,1 25,4 21,3 14,4 17,2 19,9 25,5 27,3 26,2 19,6 25,6 25,7 14,3 23,7 16,7 12,1 13,1 13,9 24,4 31,1 28,4 14,5 15,1 17,5 36,0 26,1 22,5 47,1 44,1 36,6 28,6 25,8 22,8 Nguồn: Kết quả xử lý VLSS 1992/93, VHLSS 2002, 2004, 2008, 2012 Tương ứng với số nhân khẩu trong hộ gia đình nông thôn, số trẻ em (dưới 15 tuổi) và người già (trên 60 tuổi) cũng thể hiện xu hướng biến đổi tương tự. Tức là, hộ nghèo có số trẻ em và người già (hoặc gọi là người ăn theo/phụ thuộc) đông hơn hộ giàu ở cả 3 thời điểm 1992/93, 2002, 2012. Cụ thể năm 2012, hộ gia đình càng trở nên giàu khá thì có số trẻ em và người già trong hộ càng giảm đi: 1,8 (nghèo) → 1,5 → 1,3 → 1,2 → 0,9 (giàu). Các năm trước đó (2002, 1992/93) cũng thể hiện xu hướng tương tự. Điều này thể hiện mối liên quan giữa số trẻ em và người già trong hộ gia đình với tình trạng mức sống giàu nghèo ở họ. Hộ càng đông trẻ em và người già thì có nguy cơ 52 rơi vào nghèo đói nhiều hơn. Trái lại, hộ ít trẻ em và người già hơn thì có cơ hội vươn lên giàu khá nhiều hơn. Về số lao động tự làm nông nghiệp cho hộ gia đình cũng thể hiện xu hướng tương tự như nhân tố nhân khẩu, trẻ em và người già trong hộ. Tức là, hộ nghèo ở nông thôn có số lao động tự làm nông nghiệp nhiều hơn hộ giàu ở cả 3 thời điểm 1992/93, 2002, 2012. Cụ thể năm 2012, hộ gia đình càng trở nên giàu khá thì có số lao động tự làm nông nghiệp trong hộ càng giảm đi: 1,9 (nghèo) → 1,7 → 1,5 → 1,4 → 1,2 (giàu). Các năm trước đó (2002, 1992/93) cũng thể hiện xu hướng tương tự. Điều này thể hiện mối liên quan giữa số lao động tự làm nông nghiệp trong hộ gia đình với tình trạng mức sống giàu nghèo ở họ. Số lao động trong hộ phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp thì hộ đó có nguy cơ rơi vào nghèo đói nhiều hơn. Trái lại, hộ có lao động càng ít phụ thuộc vào nông nghiệp thì hộ đó có cơ hội vươn lên giàu khá nhiều hơn. Về số lao động tự làm phi nông nghiệp cho hộ gia đình và/hoặc đi làm ngoài hộ để nhận tiền lương, tiền công thể hiện xu hướng ngược lại với số lao động tự làm nông nghiệp cho hộ gia đình. Tức là, hộ nghèo nông thôn có số lao động phi nông nghiệp, đi làm ngoài nhận lương/công là ít hơn hộ giàu ở cả 3 thời điểm 1992/93, 2002, 2012. Cụ thể năm 2012, hộ gia đình nông thôn càng trở nên giàu khá thì có số lao động phi nông nghiệp, đi làm ngoài nhận lương/công trong hộ tăng lên: 0,9 (nghèo) → 1,2 → 1,4 → 1,6 → 1,5 (giàu). Các năm trước đó (2002, 1992/93) cũng thể hiện xu hướng tương tự. Điều này thể hiện mối liên quan giữa số lao động phi nông nghiệp, đi làm ngoài nhận lương/công trong hộ gia đình với tình trạng mức sống giàu nghèo ở họ. Hộ có nhiều lao động phi nông nghiệp, đi làm ngoài nhận lương/công thì hộ đó có cơ hội vươn lên giàu khá nhiều hơn. Trái lại, thì hộ gia đình sẽ có nguy cơ rơi vào nghèo đói nhiều hơn. Về số người là cán bộ (CB), công chức (CC), viên chức trong hộ gia đình nông thôn đương nhiên họ thuộc vào số lao động phi nông nghiệp, đi làm ngoài nhận lương/công của hộ. Do vậy, xu hướng của nhân tố này đã thuộc về xu hướng trình bày ở trên. Tuy nhiên, việc tách riêng nhân tố này để thấy rõ rằng nhóm hộ gia đình nông thôn càng trở nên giàu khá thì có số CB, CC, viên chức càng nhiều hơn (2012): 0,0 (nghèo) → 0,4 → 0,6 → 0,17 → 0,20 (giàu). Các năm trước đó (2008, 2004) cũng thể hiện xu hướng tương tự. Điều này thể hiện hàm ý rằng những hộ gia đình nông thôn giàu khá có sự “gắn kết” với khu vực nhà nước nhiều hơn những hộ khác. Về nghề nghiệp của hộ gia đình thể hiện xu hướng hộ nông nghiệp có tỉ lệ rơi vào nhóm nghèo nhiều hơn. Mức độ thoát khỏi nông nghiệp càng nhiều (hộ hỗn hợp và hộ phi nông) thì khả năng rơi vào hộ nghèo càng ít đi. Ở cực kia thì ngược lại, tức là hộ nông nghiệp có tỉ lệ trở thành nhóm giàu ít nhất. Trong khi đó, hộ hỗn hợp và hộ phi nông có khả năng vươn lên nhóm hộ giàu nhiều hơn. Cụ thể năm 2012, các nhóm hộ nghề nghiệp thể hiện xu hướng giảm dần tỉ lệ hộ nghèo như sau: 30,1% nghèo (ở nhóm hộ nông nghiệp) → 7,8% nghèo (ở nhóm hộ hỗn hợp) → 5,8% nghèo (ở nhóm hộ phi nông). Mặt khác, các nhóm hộ nghề nghiệp thể hiện xu hướng tăng dần tỉ lệ hộ giàu như sau (2012): 14,5% giàu (ở nhóm hộ nông nghiệp) → 22,5% giàu (ở nhóm hộ hỗn hợp) → 36,6% giàu (ở nhóm hộ phi nông). Các năm trước đó (2002, 1992/93) cũng thể hiện xu hướng tương tự. 53 Trong nhóm hộ nông nghiệp, thì nhóm hộ nông nghiệp sản xuất có kỹ năng, kỹ thuật và theo định hướng thị trường (gọi tắt là hộ nông nghiệp thị trường) có tỉ lệ rơi vào nghèo đói (15,7% - năm 2012) là ít hơn hộ nông nghiệp giản đơn, tự cung tự cấp (33,5% - năm 2012). Mặt khác, nhóm hộ nông nghiệp thị trường có tỉ lệ hộ giàu (24,4% - năm 2012) là nhiều hơn hộ nông nghiệp giản đơn, tự cung tự cấp (12,1% năm 2012). Xét theo chiều mức sống tăng dần từ nghèo đến giàu năm 2012, ta thấy nhóm hộ nông nghiệp giản đơn, tự cung tự cấp có tỉ lệ vươn lên từng bậc mức sống cao hơn ngày càng ít đi: 33,5% (nghèo) → 23,9% → 17,0% → 13,5% → 12,1% (giàu). Trái lại, nhóm hộ nông nghiệp thị trường có tỉ lệ vươn lên từng bậc mức sống cao hơn ngày càng nhiều lên: 15,7% (nghèo) → 20,8% → 21,1% → 18,1% → 24,4% (giàu). Số liệu năm 2008 và 2002 cũng cho thấy xu hướng tương tự. Những phân tích trên đây cho thấy nghề nghiệp của hộ có mối liên quan rõ ràng đến tình trạng giàu nghèo của hộ gia đình nông thôn. Điều này sẽ được khẳng định chắc chắn hơn ở Mục 3.5 tiếp theo về sau. 3.4.3. Cấp độ cộng đồng làng/xã Các nhân tố trong Bảng 3.11 là những thông tin cơ bản về đặc điểm cộng đồng làng/xã có liên quan đến bất bình đẳng giữa các nhóm hộ giàu nghèo. Bảng 3.11 đại diện chủ yếu cho 3 thời điểm cách nhau khoảng 5~10 năm (1992-93/1997-98, 2002, 2012). Tuy nhiên, đối với số đợt/vụ thiên tai, hỏa hoạn, bệnh dịch xảy ra trong 3 năm qua ở cộng đồng làng/xã không được thu thập thông tin ở các năm 1992/93, 1997/98 và 2002. Do vậy, chúng được thay thế bằng số liệu năm 2004 và 2008. Ta hãy phân tích lần lượt từng nhân tố trong Bảng 3.11 có liên quan đến các nhóm hộ giàu nghèo như thế nào. Trong Bảng 3.11 thể hiện nhóm hộ nghèo thường sống trong những xã có số đợt/vụ thiên tai, hỏa hoạn, bệnh dịch xảy ra trong 3 năm qua là nhiều hơn so với hộ giàu. Cụ thể năm 2012, nhóm hộ nghèo thường sống trong những xã có 1,6 đợt/vụ thiên/nhân tai xảy ra trong vòng 3 năm qua, còn nhóm hộ giàu thường sống trong những xã có 1,1 đợt/vụ như vậy. Các năm 2008, 2004 cũng thể hiện xu hướng tương tự. Khi xem xét theo chiều mức sống tăng dần từ hộ nghèo đến hộ giàu, thì số đợt/vụ thiên/nhân tai xảy ra ở các xã mà hộ gia đình sinh sống cũng giảm theo tương ứng (2012): 1,6% (nghèo) → 1,4% → 1,3% → 1,3% → 1,1% (giàu). Số liệu năm 2008 và 2004 cũng cho thấy xu hướng tương tự. Như vậy, các nhóm hộ có mức sống thấp hơn thường sinh sống trong những xã có số đợt/vụ thiên tai, hỏa hoạn, bệnh dịch xảy ra trong 3 năm qua là nhiều hơn so với các nhóm hộ có mức sống cao hơn. Điều đó cho thấy thiên tai, hỏa hoạn, bệnh dịch xảy ra trong cộng đồng làng/xã có thể có liên quan đến mức sống giàu nghèo của các hộ gia đình nông thôn. Tuy nhiên, điều này có được khẳng định chắc chắn hay không là còn tùy thuộc vào biến số vùng/miền tác động đến bất bình đẳng giữa các nhóm hộ giàu nghèo như thế nào. Sở dĩ như vậy, bởi vì có thể các xã ở vùng KT-XH khó khăn sẽ có số đợt/vụ thiên tai, hỏa hoạn, bệnh dịch xảy ra trong 3 năm qua là nhiều hơn so với vùng KT-XH khác. Khi ấy, biến số vùng/miền sẽ làm “lu mờ/lấn át” sự ảnh hưởng của các biến số khác. Điều này sẽ được phân tích rõ hơn ở Mục 3.5 tiếp theo về sau. 54 Bảng 3. 11. Đặc điểm cộng đồng làng/xã Đặc điểm cộng đồng làng/xã Chung 5 nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn Nghèo (1) (2) (3) (4) Giàu (5) Số đợt/vụ thiên tai, hỏa hoạn, bệnh 1,2 1,3 1,3 1,3 1,2 1,2 dịch xảy ra trong 3 năm qua (2004) (2008) 1,5 1,7 1,6 1,6 1,5 1,3 (2012) 1,3 1,6 1,4 1,3 1,3 1,1 Có cơ sở SXKD/dịch vụ, làng nghề ở gần xã (đi làm & về nhà trong ngày) (%) hay không? Không (1992/93) 100 24,3 22,8 20,5 18,1 14,3 (2002) 100 25,3 21,8 19,0 18,7 15,3 (2012) 100 34,6 19,4 17,0 15,2 13,8 Có (1992/93) 100 15,6 17,9 19,2 21,5 25,9 (2002) 100 13,8 17,5 20,7 22,0 26,0 (2012) 100 14,6 19,3 20,3 21,3 24,5 Có cơ sở SXKD/dịch vụ, làng nghề nói trên thu hút LĐ trong xã (%) hay không? Không (1997/98) 100 22,1 20,1 20,1 18,6 19,0 (2002) 100 22,9 21,2 19,5 19,5 16,9 (2012) 100 31,3 20,0 17,3 15,7 15,8 Có (1997/98) 100 8,2 16,1 19,7 26,2 29,9 (2002) 100 12,8 16,9 20,7 22,2 27,4 (2012) 100 13,5 19,0 20,6 21,9 25,0 Có trạm khuyến nông ở xã (%) hay không? Không (1992/93) 100 18,8 19,0 20,1 20,6 21,6 (2002) 100 18,8 19,7 19,8 20,5 21,2 (2012) 100 18,9 19,4 19,7 20,1 21,9 Có (1992/93) 100 16,3 20,2 18,0 20,3 25,2 (2002) 100 15,8 18,1 21,4 21,9 22,7 (2012) 100 16,2 18,3 17,2 18,8 29,5 Có đường ôtô/thủy đi qua thôn/ấp của HGĐ (%) hay không? Không (1997/98) 100 36,3 21,9 14,2 17,2 10,4 (2002) 100 25,0 19,1 19,6 16,9 19,5 (2012) 100 36,6 17,7 18,3 11,9 15,6 Có (1997/98) 100 16,0 18,4 20,1 21,8 23,8 (2002) 100 17,2 19,0 20,2 21,2 22,5 (2012) 100 17,9 19,4 19,7 20,4 22,6 Có tuyến xe/tàu/thuyền chở khách đi qua thôn/ấp của HGĐ (%) hay không? Không (1997/98) 100 18,2 19,3 21,0 22,6 19,0 (2002) 100 20,9 20,5 19,8 19,6 19,2 (2012) 100 22,6 18,7 19,3 18,9 20,5 Có (1997/98) 100 15,3 17,9 19,1 20,9 26,9 (2002) 100 13,1 16,8 20,5 22,7 26,9 (2012) 100 14,1 20,0 20,0 21,4 24,5 Nguồn: Kết quả xử lý VLSS 1992/93, 1997/98, VHLSS 2002, 2004, 2008, 2012 Về cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD)/dịch vụ, làng nghề có ở xã/gần xã hay không (mà người dân có thể tới đó làm & về nhà trong ngày) cũng thể hiện mối liên quan đến mức sống giàu nghèo của các hộ gia đình trong xã đó. Cụ thể năm 2012, những xã không có/không ở gần cơ sở SXKD/dịch vụ, làng nghề thì nhóm hộ nghèo ở xã đó (34,6%) là nhiều hơn so với xã có/ở gần cơ sở SXKD/dịch vụ, làng nghề 55 (14,6%). Đồng thời, nhóm hộ giàu ở xã có/ở gần cơ sở SXKD/dịch vụ, làng nghề (24,5%) cũng nhiều hơn so với xã không có/không ở gần cơ sở SXKD/dịch vụ, làng nghề (13,8%). Các năm trước đó (2002, 1992/93) cũng thể hiện xu hướng tương tự. Tương tự như trên, về cơ sở SXKD/dịch vụ, làng nghề ở xã/gần xã có thu hút lao động xã đó hay không cũng thể hiện mối liên quan đến mức sống giàu nghèo của các hộ gia đình trong xã. Cụ thể năm 2012, những xã nào mà cơ sở SXKD/dịch vụ, làng nghề không thu hút lao động trong xã thì nhóm hộ nghèo ở xã đó (31,3%) là nhiều hơn so với xã có thu hút lao động (13,5%). Đồng thời, nhóm hộ giàu (25,0%) ở xã mà cơ sở SXKD/dịch vụ, làng nghề có thu hút lao động cũng nhiều hơn so với xã không thu hút lao động (15,8%). Các năm trước đó (2002, 1992/93) cũng thể hiện xu hướng tương tự. Về cơ sở/trạm khuyến nông có ở xã hay không cũng thể hiện mối liên quan đến mức sống giàu nghèo của các hộ gia đình trong xã tương tự như trên. Cụ thể năm 2012, những xã nào mà không có cơ sở/trạm khuyến nông thì nhóm hộ nghèo ở xã đó (18,9%) là nhiều hơn so với xã có cơ sở/trạm khuyến nông (16,2%). Đồng thời, nhóm hộ giàu (29,5%) ở xã có cơ sở/trạm khuyến nông cũng nhiều hơn so với xã không có cơ sở/trạm khuyến nông (21,9%). Các năm trước đó (2002, 1992/93) cũng thể hiện xu hướng tương tự. Về đường ôtô/thủy có đi qua thôn/ấp của hộ hay không cũng thể hiện mối liên quan đến mức sống giàu nghèo của các hộ gia đình trong xã. Cụ thể năm 2012, những thôn ấp nào mà không có đường ôtô/thủy đi qua thì nhóm hộ nghèo ở thôn ấp đó (36,6%) là nhiều hơn so với thôn ấp có đường ôtô/thủy đi qua (17,9%). Đồng thời, nhóm hộ giàu (22,6%) ở thôn ấp có đường ôtô/thủy đi qua cũng nhiều hơn so với thôn ấp không có đường ôtô/thủy đi qua (15,6%). Các năm trước đó (2002, 1992/93) cũng thể hiện xu hướng tương tự. Song hành với thôn ấp có đường ôtô/thủy đi qua là kéo theo tuyến xe/tàu/thuyền chở khách có đi qua trên đó hay không. Cụ thể năm 2012, những thôn ấp nào mà không có tuyến xe/tàu/thuyền chở khách đi qua thì nhóm hộ nghèo ở thôn ấp đó (22,6%) là nhiều hơn so với thôn ấp có tuyến xe/tàu/thuyền chở khách đi qua (14,1%). Đồng thời, nhóm hộ giàu (24,5%) ở thôn ấp có tuyến xe/tàu/thuyền chở khách đi qua cũng nhiều hơn so với thôn ấp không có tuyến xe/tàu/thuyền chở khách đi qua (20,5%). Các năm trước đó (2002, 1992/93) cũng thể hiện xu hướng tương tự. Tuy nhiên, những biến số trên đây ở cấp độ cộng đồng làng/xã có sự liên quan, ảnh hưởng hay không đến bất bình đẳng giữa các nhóm hộ giàu nghèo là còn tùy thuộc vào sự tác động của biến số vùng/miền. Điều này sẽ được phân tích rõ hơn ở Mục 3.5 tiếp theo về sau. 3.4.4. Cấp độ vùng/miền Hai loại nhân tố trong Bảng 3.12 là những thông tin cơ bản về đặc điểm vùng/miền chia theo 5 vùng địa lý và/hoặc 6 vùng KT-XH. Những đặc điểm vùng/miền đều có liên quan đến bất bình đẳng giữa các nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn. Bảng 3.12 đại diện cho 3 thời điểm cách nhau khoảng 5~10 năm (1992-93/199798, 2002, 2012). Ta hãy phân tích các vùng/miền trong Bảng 3.12 có liên quan đến các nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn như thế nào. 56 Bảng 3. 12. Đặc điểm vùng/miền của hộ gia đình Đặc điểm vùng/miền Chung HGĐ thuộc 5 vùng địa lý nào (%)? Ven biển (1997/98) 100 (2002) 100 (2012) 100 Đồng bằng (1997/98) 100 (2002) 100 (2012) 100 Trung du/bán sơn địa (1997/98) 100 (2002) 100 (2012) 100 Miền núi thấp (1997/98) 100 (2002) 100 (2012) 100 Miền núi cao (1997/98) 100 (2002) 100 (2012) 100 HGĐ thuộc 6 vùng KT-XH nào (%)? Đồng bằng sông Hồng (1992/93) 100 (2002) 100 (2012) 100 Tr.du-M.núi phía Bắc (1992/93) 100 (2002) 100 (2012) 100 Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trg (1992/93) 100 (2002) 100 (2012) 100 Tây Nguyên (1992/93) 100 (2002) 100 (2012) 100 Đông Nam Bộ (1992/93) 100 (2002) 100 (2012) 100 ĐBSCL (1992/93) 100 (2002) 100 (2012) 100 5 nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn Nghèo (1) (2) (3) (4) Giàu (5) 11,1 15,8 14,1 10,2 12,2 12,2 16,8 18,9 8,5 24,2 24,2 20,5 33,5 38,7 45,9 21,8 16,9 22,5 17,2 18,2 18,7 13,5 18,0 14,7 21,0 19,5 21,5 20,7 24,5 19,2 22,6 21,8 20,3 19,9 20,4 21,7 14,9 20,9 22,1 21,7 21,1 19,9 18,0 15,9 10,7 23,2 22,9 23,2 24,7 22,7 22,0 21,2 21,3 17,1 18,4 19,4 19,7 13,8 12,1 13,6 21,4 22,6 19,9 28,1 26,6 25,4 33,6 21,0 37,6 14,8 15,8 18,5 13,9 8,9 10,5 16,0 14,2 11,2 32,2 30,0 35,9 20,7 24,6 23,0 25,8 28,3 25,7 10,3 4,4 3,5 11,0 9,1 16,4 23,0 18,2 17,0 26,8 22,5 20,8 19,2 24,3 23,0 14,1 24,0 19,3 11,6 6,9 8,9 13,4 14,7 22,1 21,9 22,6 19,4 20,5 18,6 16,4 20,4 20,4 21,4 18,8 20,8 12,0 15,0 15,2 20,4 16,6 18,8 22,0 21,9 22,9 23,8 14,3 18,3 13,9 19,8 17,8 19,4 18,0 15,2 22,5 22,5 25,7 21,3 23,0 23,2 19,6 17,2 22,1 28,6 6,3 10,6 13,1 19,9 12,9 13,1 23,4 11,7 20,6 40,6 47,9 45,8 36,0 34,3 19,9 Nguồn: Kết quả xử lý VLSS 1992/93, 1997/98, VHLSS 2002, 2012 Trước hết là về 5 vùng địa lý: Bảng 3.12 thể hiện xu hướng các hộ gia đình nông thôn sinh sống ở vùng đồng bằng và ven biển có tỉ lệ rơi vào nhóm nghèo ít nhất và có tỉ lệ thuộc nhóm hộ giàu lớn nhất. Càng lên vùng cao miền núi thì khả năng rơi vào hộ nghèo càng lớn và có tỉ lệ thuộc nhóm hộ giàu giảm đi rõ rệt. Cụ thể năm 2012, tỉ lệ hộ nghèo tăng lên từ đồng bằng lên miền núi như sau: 12,2% (đồng bằng) → 20,5% (miền núi thấp) → 45,9% (miền núi cao). Ở cực kia, tỉ lệ hộ giàu lại giảm đi tương ứng: 25,4% (đồng bằng) → 18,5% (miền núi thấp) → 10,5% (miền núi cao). Các năm trước đó (2002, 1997/98) cũng thể hiện xu hướng tương tự. Tiếp theo là 6 vùng KT-XH: Hình 3.7 (số liệu ở Bảng 3.12) thể hiện nơi cư trú 57 của các hộ gia đình nông thôn sinh sống ở vùng ĐBSH, Đông Nam Bộ và ĐBSCL có tỉ lệ rơi vào nhóm nghèo ít nhất và có tỉ lệ thuộc nhóm hộ giàu lớn nhất. Các cột đồ thị màu đỏ/hồng (hộ giàu) ở 3 vùng này là cao nhất và các cột đồ thị màu trắng (hộ nghèo) là thấp nhất. Các vùng KT-XH còn lại (Tr.du-M.núi phía Bắc, Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung và Tây Nguyên) có tỉ lệ hộ nghèo lớn hơn và hộ giàu ít nhất. Các cột đồ thị màu đỏ/hồng (hộ giàu) ở 3 vùng còn lại này là thấp nhất và các cột đồ thị màu trắng (hộ nghèo) là cao nhất. Như vậy, qua phân tích theo 5 vùng địa lý và 6 vùng KT-XH ta thấy rằng các nhóm hộ giàu nghèo có sự phân bố theo mô hình địa lý KT-XH rõ ràng. Điều này thể hiện đặc điểm vùng/miền có liên quan chặt chẽ đến tình trạng giàu nghèo của hộ gia đình nông thôn. Nó sẽ được khẳng định chắc chắn hơn ở Mục 3.5 tiếp theo. Phân bố các nhóm hộ giàu nghèo theo 6 vùng KT-XH 50 Tỉ lệ (%) 40 30 20 Nghèo (1) -2 10 -3 -4 Giàu (5) ĐBSH Tr.du-M.núi phía Bắc Tr.bộ-D.hải Bắc M.Trg Tây Nguyên Đông Nam Bộ 2012 2002 1992/93 2012 2002 1992/93 2012 2002 1992/93 2012 2002 1992/93 2012 2002 1992/93 2012 2002 1992/93 0 ĐBSCL Hình 3. 7. Phân bố các nhóm hộ giàu nghèo theo 6 vùng KT-XH ♣ Tóm lại, từ sự phân tích số liệu trên đây cho thấy nhóm hộ nghèo thường có một số đặc điểm là người dân tộc thiểu số, trình độ học vấn thấp, đông nhân khẩu và nhiều người sống phụ thuộc (ăn theo), có nhiều lao động làm nông nghiệp, sinh sống ở vùng KT-XH khó khăn… Trái lại, nhóm hộ giàu thường có một số đặc điểm là người Kinh và Hoa, trình độ học vấn cao hơn, ít nhân khẩu và ít người sống phụ thuộc, có nhiều lao động làm nghề phi nông nghiệp, sinh sống ở vùng KT-XH thuận lợi hơn… Tất cả những đặc điểm này đều có thể sẽ là những nhân tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng giàu nghèo. Điều này sẽ được phân tích tiếp tục trong mô hình hồi quy ở mục dưới đây. 3.5. Mô hình về những nhân tố tác động đến nghèo đói và giàu có Mặc dù chúng ta đã xem xét mối tương quan của từng nhân tố với nghèo khổ và giàu có ở các Mục 3.1~3.4 trên đây. Nhưng cách tiếp cận đó vẫn gặp phải một trở ngại quan trọng. Ví dụ, các hộ gia đình ở nông thôn thường có trình độ giáo dục thấp. Sau đó ta lại phát hiện ra một tỉ lệ lớn người nghèo sống ở nông thôn. Vậy, điều này phải 58 chăng là do họ sống ở nông thôn? Hay là do họ có trình độ giáo dục thấp? Ta có thể giải quyết vấn đề này bằng cách xem xét đồng thời các biến số độc lập trong cùng mô hình hồi quy. Nó cho phép đo lường sự tác động trực tiếp của từng biến số với điều kiện giữ nguyên các ảnh hưởng của những biến số khác ở mức không đổi. Sau quá trình ước lượng và chọn lựa trong số các mô hình, ta có mô hình hồi quy logistic đa bậc (Multinomial Logistic Regression) tốt nhất về hai nhóm hộ giàu nghèo được thể hiện trong Bảng 3.13 (năm 2012). Trong mô hình, biến số phụ thuộc là các hộ gia đình được xác định vào một trong ba nhóm xã hội26: Nhóm hộ nghèo (có giá trị bằng 1), các Tôi viết chú thích này nhằm mục đích để nêu rõ hơn sự khác nhau giữa “hồi quy logistic” và “hồi quy logistic đa bậc” và tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc giữa hai thể loại hồi quy này, thông qua việc minh họa bằng một câu chuyện khoa học tiếp theo đây. Ngày 13 tháng 12 năm 2016, tại buổi nghiệm thu cấp Bộ của đề tài "Bất bình đẳng mức sống ở nông thôn Việt Nam qua sử dụng và quản lý đất đai hiện nay" do tôi làm chủ nhiệm, một thành viên trong Hội đồng nghiệm thu đã nhận xét rằng: Chủ nhiệm đề tài phân tích “hồi quy logistic” (logistic regression) trong báo cáo nghiên cứu với biến số phụ thuộc có ba giá trị (thể hiện cho ba nhóm xã hội) là không đúng. Ông nói tiếp: điều này đã góp ý với chủ nhiệm đề tài ở hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở mà vẫn không sửa chữa. Ông giải thích thêm: khi áp dụng “hồi quy logistic” thì biến số phụ thuộc chỉ có hai giá trị thôi. Ông nhấn mạnh tiếp: cứ nói đến hồi quy mà có liên quan đến chữ “logistic” thì biến số phụ thuộc chỉ có hai giá trị (tức biến nhị phân). Đến cuối buổi nghiệm thu, tôi trả lời Hội đồng rằng tôi không sử dụng “hồi quy logistic” đơn giản, mà là “hồi quy logistic đa bậc” (multinomial logistic regression) phức tạp hơn. Tôi đặc biệt nhấn mạnh đến từ “multinomial” được gắn thêm vào thuật ngữ “logistic regression” để trở thành “multinomial logistic regression”. Bởi vì có thêm từ “multinomial”, cho nên tôi đã phân tích “hồi quy logistic đa bậc” với biến số phụ thuộc có ba giá trị (thể hiện cho ba nhóm xã hội: nhóm hộ giàu, nhóm hộ nghèo và nhóm đối chứng ở giữa giàu và nghèo) trong báo cáo nghiên cứu là đúng. Ngay sau khi Hội đồng nghiệm thu giải tán, tôi đã trao đổi chân tình với ông và tôi nói rằng có lẽ anh chưa biết về phân tích “multinomial logistic regression”. Sau khi tôi phân tích sự khác biệt ở từ “multinomial”, ông trả lời rằng: “Vậy thì anh phải viết rõ trong báo cáo nghiên cứu”. Thực ra tôi đã viết rõ thuật ngữ Việt – Anh “hồi quy logistic đa bậc” (multinomial logistic regression) và những nội dung phân tích về thể loại hồi quy này trong báo cáo nghiên cứu, nhưng chắc là ông không chú ý(?), hay đọc lướt qua(?). Nay tôi phân tích rõ hơn để độc giả không bị nhầm lẫn giữa “hồi quy logistic” và “hồi quy logistic đa bậc” như trình bày tiếp tục dưới đây. Tôi dịch thuật ngữ tiếng Anh “multinomial logistic regression” là “hồi quy logistic đa bậc”, nhưng có tài liệu dịch là “hồi quy logistic bội”, hoặc có đồng nghiệp dịch là “hồi quy logistic đa thức”. Theo cuốn sách “Từ điển xã hội học Oxford”, thì “logistic (or logit) regression” là “một hình thức phân tích hồi quy vốn đặc biệt thích hợp với trạng thái trong đó biến số phụ thuộc mang tính lưỡng phân (dichotomous), hoặc nhị phân (binary). [...] Tuy nhiên, ngày càng phổ biến cái gọi là multinomial logistic regression – tức là phép phân tích trong đó người ta đánh giá tác động mang tính nhân quả có thể có của các biến số độc lập đối với một biến phụ thuộc rời rạc (tức biến số không liên tục – Đỗ Thiên Kính thêm vào) có ba nhóm (hiếm khi nhiều hơn ba) thông qua việc so sánh một loạt các nhóm nhị phân […]” (Scott, J., 2009:422). Đoạn văn trích dẫn trên đây cho thấy sự phân biệt rõ ràng giữa “logistic regression” và “multinomial logistic regression”. Về nội dung, thì phân biệt rõ ràng ở chỗ biến phụ thuộc của “logistic regression” là biến nhị phân. Trong khi đó, biến phụ thuộc của “multinomial logistic regression” là biến rời rạc/không liên tục thường có ba nhóm (thuật ngữ tiếng Anh là trinomial logistic regression – dịch là hồi quy logistic bậc ba). Về hình thức, các thuật ngữ “logistic regression” và “multinomial logistic regression” khác nhau rất quan trọng ở chính từ “multinomial”. Chi tiết về kỹ thuật phân tích “logistic regression” và “multinomial logistic regression”, quý độc giả quan tâm có thể tham khảo tài liệu song ngữ Anh – Việt (Haughton et al., 1999a:262-266; Haughton và những người khác, 1999:250-254), hoặc các tài liệu thống kê khác. Như đoạn trích dẫn “Từ điển xã hội học Oxford” ở trên đã nêu rõ, trước đây người ta sử dụng “logistic regression” trong trường hợp biến số phụ thuộc là biến nhị phân (lưỡng phân). Nhưng gần đây, ngày càng trở nên phổ biến cái gọi là “multinomial logistic regression” khi biến số phụ thuộc là biến rời rạc (không liên tục) thường có ba nhóm. Như vậy, vị thành viên Hội đồng nghiệm thu kể trên đã không nắm bắt được sự thay đổi này và không cập nhật được những phát triển mới trong phân tích hồi quy logistic. Hơn nữa, ông lại nhầm lẫn khi cho rằng “logistic regression” và “multinomial logistic regression” là như nhau. Cụ thể, ông nhầm lẫn tới mức cho rằng cứ có từ “logistic” trong thuật ngữ “logistic regression”, hoặc “multinomial logistic regression” thì biến số phụ thuộc đều có hai giá trị lưỡng phân (tức biến nhị phân). Đáng lẽ ra, nếu phân biệt về thuật ngữ thì phải chú ý đến từ “multinomial” để chỉ rõ sự khác nhau giữa “logistic regression” và “multinomial logistic regression”, chứ không phải chú ý đến từ “logistic”. Tình trạng không thấu hiểu được như vậy đã dẫn đến sự nhầm lẫn và ngộ nhận rằng hai thuật ngữ là đồng nhất với nhau. Vậy là, từ sự nhầm lẫn về hình thức thuật ngữ đã dẫn đến sự nhầm lẫn về nội dung khái niệm ở trên. 26 59 nhóm hộ ở giữa giàu và nghèo (giá trị = 2) dùng để so sánh đối chứng và nhóm hộ giàu (giá trị = 3). Các biến số độc lập của mô hình đều được lựa chọn trong số các nhân tố đã xem xét ở các Mục 3.1~3.4 trên đây. Bảng 3. 13. Mô hình hồi quy Logistic bậc ba (3 chủng loại): Ai thuộc hộ nghèo và hộ giàu ở nông thôn? (2012) Biến phụ thuộc: Hộ nghèo (1), ba nhóm hộ ở giữa để so Hộ nghèo Hộ giàu sánh (2), hộ giàu (3) Hệ số G.trị P Hệ số G.trị P Các biến độc lập: Biến số liên quan đến cá nhân: Giới tính chủ hộ (nữ = 1) 0,212 0,061 0,055 0,572 Tuổi chủ hộ (đ.v = 5 tuổi) -0,072 0,000 0,041 0,018 Dân tộc chủ hộ (Kinh&Hoa = 1) -1,225 0,000 1,095 0,000 Học vấn chủ hộ (đ.v = 3 năm đi học) -0,271 0,000 0,359 0,000 Biến số liên quan đến hộ gia đình: Số trẻ em & người già trong hộ 0,330 0,000 -0,359 0,000 Số lao động phi NN, có lương/công -0,507 0,000 0,100 0,013 Số người là CB-CC-viên chức -2,971 0,008 0,324 0,001 Nghề nghiệp của hộ (hộ nông nghiệp = 1) 1,106 0,000 -0,665 0,000 Biến số liên quan đến đất nông nghiệp của hộ: Diện tích (S) đất hàng năm (đ.v = 100 m2/ng) -0,044 0,000 0,023 0,000 2 Diện tích đất lâu năm (đ.v = 100 m /ng) -0,056 0,000 0,024 0,000 Diện tích đất vườn, ao (đ.v = 100 m2/ng) -0,090 0,008 0,055 0,001 Diện tích đất mặt nước (đ.v = 100 m2/ng) -0,031 0,002 0,016 0,000 Trị giá thu nhập từ đất SXNN (đ.v = 100.000 đ/sào/năm) -0,022 0,007 0,005 0,005 G.trị thu nhập từ ao, hồ, đầm (đ.v = 100.000 đ/sào/năm) -0,006 0,113 0,002 0,096 Biến số liên quan đến cộng đồng làng/xã: Có cơ sở SXKD, dịch vụ ở gần xã (có = 1) -0,389 0,000 0,226 0,070 Biến số ảnh hưởng vùng/miền: Nông thôn (N.th) ĐBSH -0,168 0,199 0,477 0,000 N.th Tr.du-M.núi phía Bắc N.th Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung Vùng so sánh Vùng so sánh N.th Tây Nguyên N.th Đông Nam Bộ -1,610 0,000 1,335 0,000 N.th ĐBSCL -0,309 0,010 0,334 0,002 Hằng số 1,715 0,000 -3,941 0,000 Số quan sát = 6621 (ước tính suy rộng cho 16.066.206 hộ ở nông thôn cả nước) Giá trị F (36, 2109) = 34,79 Giá trị P cho F (Prob. > F) = 0,0000 Nguồn: Kết quả xử lý VHLSS 2012 Trong mô hình hồi quy ở Bảng 3.13, có một số nhận xét chung như sau: - Hầu hết các biến số độc lập đều có ý nghĩa thống kê (giá trị P  10%). Do vậy, các biến số này đều thể hiện sự tác động đến biến phụ thuộc. Các hệ số mang dấu âm thể hiện sự tác động ngược chiều (so với nhóm ở giữa), còn dấu dương thể hiện sự tác động thuận chiều (so với nhóm ở giữa). Cụ thể, hầu hết các nhân tố trong Bảng 3.13 đều có tác động làm giảm xác suất rơi vào nghèo đói (nhận biết qua dấu âm của hệ số) và làm tăng xác suất vươn lên giàu khá (nhận biết qua dấu dương của hệ số) cho các hộ gia đình. Riêng hai nhân tố là hộ nông 60 nghiệp và số trẻ em cùng với người già là có tác động làm tăng nghèo và giảm giàu (nhận biết qua dấu dương, âm của hệ số). Khi xem xét tác động của mỗi biến độc lập lên biến phụ thuộc thì phải giới hạn với điều kiện các biến độc lập khác được giữ nguyên không đổi. - Để hiểu cụ thể hơn về giá trị các hệ số, ta có thể xem xét những ví dụ minh họa bằng con số % ở Bảng 3.14. Những con số này là kết quả tính toán dựa trên cơ sở các hệ số của các biến độc lập ở Bảng 3.13. Khi xem xét những con số này, cần nhớ rằng nếu chúng ta chọn ngẫu nhiên một hộ thì sẽ có xác suất là 19% để hộ đó là nghèo, hoặc 22% là giàu (nhóm hộ so sánh chiếm 59%). Bảng 3.14 thể hiện những con số được tính toán về xác suất để một hộ là nghèo (hoặc giàu) khi biến độc lập thay đổi 1 đơn vị, còn các biến khác được giữ nguyên chưa thay đổi. Phân tích các biến số trong mô hình hồi quy qua ví dụ ở Bảng 3.14 được trình bày tiếp tục dưới đây. Bảng 3. 14. Ví dụ thay đổi xác suất tình trạng giàu nghèo27 của hộ dựa trên mô hình hồi quy Logistic bậc ba (2012) Với xác suất ban đầu của nhóm hộ nghèo là 19% và hộ giàu là 22%, ước tính thay đổi xác suất tình trạng giàu nghèo (khi 1 biến độc lập thay đổi 1 đơn vị, các biến còn lại không đổi) sẽ là: Hộ nghèo Hộ giàu Giới tính chủ hộ là nữ (so với chủ hộ là nam) 22,2 Tuổi chủ hộ tăng 5 tuổi 17,8 23,0 Dân tộc Kinh&Hoa của chủ hộ (so với dân tộc ít người) 4,3 50,5 Học vấn chủ hộ tăng 3 năm đi học 13,8 30,0 Số trẻ em & người già trong hộ tăng 1 người 26,2 15,2 Số L.động phi NN, có lương/công tăng 1 lao động 12,1 25,7 Số người là CB-CC-viên chức tăng 1 người 1,1 33,7 Hộ nông nghiệp (so với hộ còn lại) 45,0 8,9 2 Diện tích đất hàng năm tăng 100 m /ng 18,2 22,6 Diện tích đất lâu năm tăng 100 m2/ng 18,1 22,6 2 Diện tích đất vườn, ao tăng 100 m /ng 17,4 23,3 Diện tích đất mặt nước tăng 100 m2/ng 18,5 22,4 Trị giá thu nhập từ đất SXNN tăng 100.000 đ/sào/năm 18,6 22,2 G.trị thu nhập từ ao, hồ, đầm tăng 100.000 đ/sào/năm 22,1 Hộ ở gần cơ sở SXKD, dịch vụ (so với hộ không ở gần) 12,9 27,7 Hộ sống ở nông thôn ĐBSH 32,1 Hộ sống ở nông thôn Đông Nam Bộ 2,6 57,1 Hộ sống ở nông thôn ĐBSCL 13,5 29,6 (Các vùng N.th so sánh: Tr.du-M.núi phía Bắc, Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung và Tây Nguyên) Ghi chú: Những ô trống là do hệ số không có ý nghĩa thống kê ở mức giá trị P >10% Nguồn: Dựa trên kết quả hồi quy ở Bảng 3.28 Trong Bảng 3.13, những biến số thể hiện đặc điểm cá nhân được lựa chọn hầu hết trong số các nhân tố đã xem xét ở tiểu mục 3.4.1 (Bảng 3.9). Ở Bảng 3.9, mỗi nhân tố riêng rẽ đều thể hiện mối liên hệ/tương quan với mức sống giàu nghèo của các hộ gia đình. Nhưng đến Bảng 3.13, các nhân tố này (trừ biến số giới tính) đều thể hiện sự 27 Công thức tính toán các con số % trong bảng này được trình bày trong Phụ lục. 61 tác động đồng thời đến mức sống giàu nghèo (nhận biết qua giá trị P ≤ 5% là có ý nghĩa thống kê ở mức cao). Các nhân tố này đều có tác động làm giảm xác suất rơi vào nghèo đói (nhận biết qua dấu âm của hệ số) và làm tăng xác suất vươn lên giàu khá (nhận biết qua dấu dương của hệ số) cho các hộ gia đình. Cụ thể đối với đặc điểm học vấn, lựa chọn biến số “năm đi học” để ước lượng trong mô hình hồi quy. Biến số học vấn và tuổi chủ hộ là biến liên tục thay đổi theo mỗi đơn vị đo lường là “3 năm đi học” (tương đương 1 cấp học) và “5 tuổi”. Theo đó, ví dụ ở Bảng 3.14 khi tăng thêm 3 năm đi học thì sẽ có tác động làm giảm xác suất rơi vào nghèo đói của hộ từ 19% xuống còn 13,8% (tức là giảm 5,2%) và làm tăng xác suất vươn lên nhóm giàu từ 22% tới 30% (tức là tăng 8%). Ví dụ này giúp chúng ta hiểu rõ hơn rằng tại sao nhu cầu về giáo dục lại rất lớn ở Việt Nam. Trong Bảng 3.14, khi chủ hộ tăng 5 tuổi thì sẽ có tác động làm giảm xác suất rơi vào nghèo đói của hộ từ 19% xuống còn 17,8% (tức là giảm 1,2%) và làm tăng xác suất vươn lên nhóm giàu từ 22% tới 23% (tức là tăng 1%). Biến số dân tộc là biến giả (có giá trị = 1 nếu chủ hộ là người Kinh&Hoa, và giá trị = 0 trong trường hợp ngược lại). Trong ví dụ ở Bảng 3.14, nhân tố dân tộc có ảnh hưởng lớn đến nghèo đói. Cụ thể, so với hộ tương tự ở nhóm dân tộc thiểu số, nếu hộ gia đình thuộc nhóm dân tộc Kinh, hoặc Hoa thì sẽ có xác suất vươn lên nhóm giàu từ 22% tới 50,5% (tức là tăng 28,5%). Hoặc là, xác suất để hộ đó rơi vào nghèo đói sẽ giảm từ 19% xuống còn 4,3% (tức là giảm 14,7%), với điều kiện các biến số độc lập khác được giữ nguyên chưa thay đổi. Đối với biến số giới tính của chủ hộ chưa được giải thích và còn bỏ ngỏ ở tiểu mục 3.4.1. Đến mô hình hồi quy này cho năm 2012 (Bảng 3.13) và mô hình hồi quy cho các năm từ 1992/93 đến 2012 (Bảng 3.15) lại thể hiện không có ý nghĩa thống kê của biến giới tính (ở mức giá trị P > 10%) trong một số năm. Do vậy, biến số giới tính của chủ hộ không được phân tích tiếp tục. Nhưng dù sao, việc giữ lại biến số giới tính trong mô hình hồi quy cũng có nghĩa về xã hội. Tiếp theo, những biến số thể hiện đặc trưng hộ gia đình (Bảng 3.13) cũng được lựa chọn hầu hết trong số các nhân tố đã xem xét ở tiểu mục 3.4.2 (Bảng 3.10). Ở Bảng 3.10, mỗi nhân tố riêng rẽ đều thể hiện mối liên hệ/tương quan với mức sống giàu nghèo của các hộ gia đình. Nhưng đến Bảng 3.13, các nhân tố được lựa chọn để đưa vào trong mô hình đều thể hiện sự tác động đồng thời đến mức sống giàu nghèo (nhận biết qua giá trị P ≤ 5% là có ý nghĩa thống kê ở mức cao). Cụ thể đối với những hộ gia đình có đông nhân khẩu cũng thường có số người ăn theo (trẻ em và người già) nhiều hơn. Do vậy, biến số trẻ em cùng với người già được lựa chọn đại diện đưa vào mô hình hồi quy thay vì đưa cả 2 biến số nhân khẩu và trẻ em cùng với người già. Tương tự, biến số lao động tự làm phi nông nghiệp cho hộ gia đình, và/hoặc đi làm bên ngoài hộ để nhận tiền lương, tiền công cũng được lựa chọn đại diện đưa vào mô hình hồi quy thay vì đưa cả 2 biến số này và biến số lao động tự làm nông nghiệp. Sở dĩ như thế, bởi vì trong cùng một hộ nếu giảm số lao động tự làm nông nghiệp thì sẽ tăng số lao động khác không phải như vậy. Ba biến số trẻ em cùng với người già, số lao động phi nông nghiệp và số người là CB-CC-viên chức đều là biến liên tục. Riêng biến số nghề nghiệp của hộ là biến giả (có giá trị = 1 nếu đó là hộ nông nghiệp và giá trị = 0 trong trường hợp ngược lại). Trong nhóm 4 biến số này có 2 cặp biến thể hiện tác động trái chiều nhau đến việc giảm nghèo và tăng giàu (tùy thuộc dấu âm hay 62 dương của hệ số). Ví dụ cụ thể trong Bảng 3.14, khi tăng thêm 1 lao động tự làm phi nông nghiệp cho hộ (hoặc là đi làm ngoài hộ để nhận tiền lương, tiền công), hoặc là tăng thêm 1 lao động là CB-CC-viên chức thì sẽ có tác động làm giảm xác suất rơi vào nghèo đói của hộ từ 19% xuống còn 12,1% (hoặc còn 1,1%) và làm tăng xác suất vươn lên nhóm giàu từ 22% tới 25,7% (hoặc tới 33,7%). Ví dụ này giúp chúng ta hiểu rõ hơn rằng tại sao chuyển dịch cơ cấu lao động (và chạy việc vào cơ quan nhà nước) có tác động đến giảm nghèo và tăng giàu lại đóng vai trò quan trọng đến như vậy. Tiếp tục ví dụ trong bảng 3.14, đối với số trẻ em và người già tăng thêm 1 người, hoặc là hộ nông nghiệp lại có tác động làm tăng xác suất rơi vào nghèo đói của hộ từ 19% lên 26,2% (hoặc lên 45,0%) và làm giảm xác suất vươn lên nhóm giàu từ 22% xuống còn 15,2% (hoặc xuống 8,9%). Ví dụ này là sự phản ánh phù hợp với thực trạng các hộ nghèo ở nông thôn Việt Nam phần lớn gắn liền với nông nghiệp (tức là hộ nông nghiệp). Như vậy, chiến lược dịch chuyển từ hộ nông nghiệp sang hộ phi nông nghiệp là rất căn bản để giảm nghèo và tăng giàu, sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp. Tiếp theo, những biến số liên quan đến đất nông nghiệp của hộ gia đình (Bảng 3.13) được lựa chọn trong quá trình nghiên cứu từ các Mục 3.1 đến Mục 3.3. Ở các Mục 3.1~3.3, nguồn lực đất nông nghiệp đã thể hiện mối liên hệ/tương quan với mức sống giàu nghèo của các hộ gia đình. Nhưng đến Bảng 3.13, nguồn lực này đều thể hiện sự tác động cụ thể hơn đến mức sống giàu nghèo (nhận biết qua giá trị P ≤ 1% là có ý nghĩa thống kê ở mức rất cao, trừ 1 biến trị giá thu nhập từ ao, hồ, đầm là không có ý nghĩa thống kê ở mức giá trị P > 10% đối với nhóm hộ nghèo). Nguồn lực đất nông nghiệp đều có tác động làm giảm xác suất rơi vào nghèo đói (nhận biết qua dấu âm của hệ số) và làm tăng xác suất vươn lên giàu khá (nhận biết qua dấu dương của hệ số) cho các hộ gia đình. Cụ thể, các biến số liên quan đến đất nông nghiệp đều là biến liên tục thay đổi theo mỗi đơn vị đo lường về diện tích là “100 m2/người” và trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích là “100.000 đ/sào/năm”. Theo đó, ví dụ ở Bảng 3.14 cho thấy khi tăng thêm 100 m2/người (tương đương khoảng 1 sào/hộ) đất trồng cây hàng năm (hoặc đất trồng cây lâu năm, vườn ao liền kề với đất thổ cư, hoặc đất có mặt nước) thì sẽ có tác động làm giảm xác suất rơi vào nghèo đói của hộ từ 19% xuống còn 18,2% (hoặc còn 18,1%, hoặc 17,4%, hoặc còn 18,5%) và làm tăng xác suất vươn lên nhóm giàu từ 22% tới 22,6% (hoặc tới 22,6%, hoặc 23,3%, hoặc tới 22,4%). Ví dụ này chứng tỏ rằng gia tăng diện tích đất nông nghiệp cho hộ gia đình (tăng thêm khoảng 1 sào/hộ) thì có tác động đến giảm nghèo và tăng giàu nhưng không nhiều. Hơn nữa, giả sử hộ nào cũng được tăng thêm đất nông nghiệp khoảng 1 sào/hộ là phi thực tế (vì quỹ đất có hạn). Do vậy, muốn tăng thêm diện tích thì chỉ còn cách đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp và sẽ dẫn đến tình trạng những hộ gia đình không có đất. Đó là thực tế khách quan trong quá trình phát triển ở nông thôn. Tiếp tục ví dụ trong bảng 3.14, đối với sự tăng thêm trị giá thu nhập từ đất SXNN khoảng 100.000 đ/sào/năm thì sẽ có tác động làm giảm xác suất rơi vào nghèo đói của hộ từ 19% xuống còn 18,6% (tức là giảm được 0,4%) và làm tăng xác suất vươn lên nhóm giàu từ 22% tới 22,2% (tức là tăng được 0,2%). Ví dụ này cũng chứng tỏ rằng gia tăng trị giá thu nhập từ đất SXNN cho hộ gia đình thì cũng có tác động đến giảm nghèo và tăng giàu nhưng cũng không nhiều như tăng diện tích đất nông nghiệp vậy. 63 Nhằm minh họa cụ thể hơn, ta đưa ra ví dụ tính toán tác động của biến số đất nông nghiệp so sánh với biến số lao động tự làm phi nông nghiệp cho hộ gia đình (và/hoặc đi làm bên ngoài hộ để nhận tiền lương, tiền công). Sau khi tính toán cho thấy, muốn có kết quả tác động giảm nghèo của biến số đất trồng cây lâu năm cũng tương tự như biến số lao động tự làm phi nông nghiệp (tức là cả 2 biến số đều làm giảm xác suất rơi vào hộ nghèo từ 19% cùng xuống 12,1%) thì phải tăng thêm diện tích đất trồng cây lâu năm lên 910 m2/người (thay vì 100 m2/người ở Bảng 3.14 – tăng gấp 9,1 lần). Nghĩa là, khi diện tích đất lâu năm tăng thêm 910 m2/người thì tác động giảm nghèo của biến số này cũng tương tự như việc tăng thêm 1 lao động tự làm phi nông nghiệp. Ví dụ so sánh này cho thấy rằng để giảm nghèo thì hộ gia đình sẽ chọn phương án dịch chuyển 1 lao động sang làm nghề phi nông nghiệp (và/hoặc đi làm bên ngoài hộ để nhận tiền lương, tiền công) hơn là làm thế nào để tăng thêm đất trồng cây lâu năm lên 910 m2/người (gần 1 mẫu/hộ). Việc tăng thêm diện tích đất lâu năm như thế là phi thực tế, còn việc dịch chuyển lao động là hoàn toàn khả thi nếu nhà nước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đây cũng là cơ sở để đưa ra khuyến nghị ở cuối báo cáo này. Ví dụ so sánh khác, muốn có kết quả tác động tăng hộ giàu của biến số đất trồng cây lâu năm cũng tương tự như biến số lao động tự làm phi nông nghiệp (tức là cả 2 biến đều làm tăng xác suất vươn lên hộ giàu từ 22% cùng tới 25,7%) thì phải tăng thêm diện tích đất trồng cây lâu năm lên 410 m2/người (thay vì 100 m2/người ở Bảng 3.14 – tăng gấp 4,1 lần). Tức là, khi diện tích đất lâu năm tăng thêm 410 m2/người (4,4 sào/hộ) thì tác động tăng giàu của biến số này cũng sẽ như việc tăng thêm 1 lao động tự làm phi nông nghiệp. Tóm lại, đối với sự tăng thêm diện tích đất nông nghiệp, hay tăng thêm trị giá thu nhập từ đất SXNN thì đều có tác động làm giảm nghèo và tăng giàu nhưng không nhiều. Theo phương pháp tính toán tương tự (dựa trên cơ sở quy đổi đơn vị đo/thang đo các biến số sao cho chúng cùng thể hiện giá trị các hệ số bằng nhau trong mô hình hồi quy), ta có thể so sánh được sự tác động giữa các biến số độc lập khác nhau đến biến số phụ thuộc trong cùng mô hình hồi quy ở Bảng 3.13 (qua ví dụ ở Bảng 3.14). Tiếp theo, biến số liên quan đến cộng đồng làng/xã (Bảng 3.13) cũng được lựa chọn trong số các nhân tố đã xem xét ở tiểu mục 3.4.3 (Bảng 3.11). Ở Bảng 3.11, mỗi nhân tố riêng rẽ đều thể hiện mối liên hệ/tương quan với mức sống giàu nghèo của các hộ gia đình. Nhưng đến Bảng 3.13, chỉ còn nhân tố cơ sở SXKD, dịch vụ ở gần xã (mà người dân có thể đến đó lao động và trở về trong ngày) được lựa chọn để đưa vào mô hình hồi quy. Nhân tố này cũng thể hiện sự tác động đồng thời đến mức sống giàu nghèo (nhận biết qua giá trị P ≤ 10% là có ý nghĩa thống kê). Các nhân tố khác còn lại ở Bảng 3.11 đều không có nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy, cho nên đã bị loại bỏ. Nhân tố cơ sở SXKD, dịch vụ ở gần xã có tác động làm giảm xác suất rơi vào nghèo đói (nhận biết qua dấu âm của hệ số) và làm tăng xác suất vươn lên giàu khá (nhận biết qua dấu dương của hệ số) cho các hộ gia đình. Biến số này là biến giả (có giá trị = 1 nếu có cơ sở SXKD, dịch vụ ở gần xã và giá trị = 0 trong trường hợp ngược lại). Trong ví dụ ở Bảng 3.14, nhân tố cơ sở SXKD, dịch vụ ở gần xã có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng giàu nghèo. Cụ thể, nếu hộ gia đình sống trong xã mà xã đó ở gần cơ sở SXKD, dịch vụ, thì sẽ có xác suất vươn lên nhóm giàu từ 22% tới 27,7% (tức là tăng 5,7%) so với hộ tương tự không ở gần. Hoặc là, xác suất để hộ đó cách xa 64 nghèo đói sẽ giảm từ 19% xuống còn 12,9% (tức là giảm 6,1%), với điều kiện các biến số độc lập khác được giữ nguyên chưa thay đổi. Ví dụ cụ thể này có hàm ý rằng việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế sao cho phát triển được nhiều cơ sở SXKD, dịch vụ ở nông thôn thì sẽ có tác động đáng kể đến giảm nghèo và tăng giàu. Có như vậy thì chiến lược dịch chuyển từ hộ nông nghiệp sang hộ phi nông nghiệp (qua phân tích biến số hộ nông nghiệp ở trên) mới có tính khả thi để sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp. Cuối cùng, những liên quan đến ảnh hưởng vùng/miền (Bảng 3.13) cũng được lựa chọn trong số các nhân tố đã xem xét ở tiểu mục 3.4.4 (Bảng 3.12). Bởi vì hai loại vùng/miền (theo 5 vùng địa lý và 6 vùng KT-XH) có sự chồng lấn lên nhau, do vậy 5 vùng địa lý bị loại bỏ để tránh sự chồng lấn giữa các biến độc lập và tránh làm cho các biến vùng/miền không còn độc lập với nhau nữa. Trong 6 vùng KT-XH, lựa chọn 3 vùng phát triển hơn cả (ĐBSH, Đông Nam Bộ và ĐBSCL) để đưa vào mô hình hồi quy, 3 vùng còn lại kém phát triển hơn làm vùng so sánh (tham chiếu). Các biến số vùng cũng là biến giả và chúng đều thể hiện sự tác động đồng thời đến mức sống giàu nghèo (nhận biết qua giá trị P ≤ 5% là có ý nghĩa thống kê ở mức cao) – trừ vùng nông thôn ĐBSH là không có nghĩa thống kê ở mức giá trị P > 10% khi ước lượng tác động đến nhóm hộ nghèo. Nhân tố vùng/miền có tác động làm giảm xác suất rơi vào nghèo đói (nhận biết qua dấu âm của hệ số) và làm tăng xác suất vươn lên giàu khá (nhận biết qua dấu dương của hệ số) cho các hộ gia đình. Trong ví dụ ở Bảng 3.14, hai vùng nông thôn Đông Nam Bộ và ĐBSCL có ảnh hưởng lớn và đáng kể đến tình trạng giàu nghèo. Cụ thể, nếu hộ gia đình sống ở vùng nông thôn Đông Nam Bộ (hoặc ĐBSCL) thì sẽ có xác suất vươn lên nhóm giàu từ 22% tới 57,1% (hoặc 29,6%) so với hộ giàu tương tự ở vùng so sánh. Hoặc là, xác suất để hộ nghèo tương tự cách xa nghèo đói sẽ giảm từ 19% xuống còn 2,6% (hoặc 13,5%), với điều kiện các biến số độc lập khác được giữ nguyên chưa thay đổi. Ví dụ cụ thể này có hàm ý rằng chính sách phát triển KT-XH quốc gia cần phải thể hiện đặc điểm vùng/miền, hoặc là phải có những đầu tư phát triển vùng/miền khác nhau. Tóm tắt chung, nhân tố đất nông nghiệp (bao gồm cả gia tăng diện tích các loại đất và trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích – tức hiệu quả sản xuất) có tác động làm giảm hộ nghèo và tăng hộ giàu nhưng không nhiều28 so với các nhân tố khác (ngoài đất nông nghiệp). Trong khi đó, các nhân tố là dân tộc nào, số người trong hộ làm việc ở cơ quan nhà nước, có là hộ nông nghiệp hay không, có ở gần cơ sở SXKD/dịch vụ hay không và có sống ở vùng nông thôn Đông Nam Bộ, ĐBSCL hay không đều thể hiện sự tác động nhiều hơn cả (so với tác động của đất nông nghiệp). Đây sẽ là cơ sở để đưa ra khuyến nghị ở cuối sách này. ♣ Kết quả này khác với kết quả đã nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Sửu cho rằng, sự gia tăng phân hóa, bất bình đẳng trong tiếp cận quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình nông dân đã, đang và sẽ tiếp tục là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình phân hóa giàu nghèo và dẫn tới phân hóa xã hội ở nông thôn Việt Nam chừng nào người nông dân không còn coi đây là nguồn sinh kế và tài sản quan trọng (Nguyễn Văn Sửu, 2010: 157, 163, 164). Tức là, tác giả Nguyễn Văn Sửu cho rằng nhân tố đất nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình phân hóa giàu nghèo ở nông thôn. Còn kết quả của công trình nghiên cứu này là ngược lại: Nhân tố đất nông nghiệp có tác động không nhiều (không lớn, không quan trọng) đến sự bất bình đẳng giàu nghèo ở nông thôn. 28 65 Trên đây là sự trình bày mô hình đầy đủ nhất (năm 2012) về các nhân tố tác động đến nghèo đói và giàu có. Khi so sánh 8 mô hình thể loại này qua 20 năm (1992/93~2012) thì các nhân tố tác động ít hơn (Bảng 3.15 và Bảng 3.16). Các nhân tố ở Bảng 3.15 là thể hiện sự tác động “ổn định” trong suốt 20 năm. Do vậy, chúng được giữ lại trong 8 mô hình so sánh. Một số nhân tố bị loại bỏ là do không có ý nghĩa thống kê đầy đủ ở tất cả 20 năm, hoặc là do chúng chỉ xuất hiện về sau này. Ví dụ như số người trong hộ làm việc ở cơ quan nhà nước, hoặc trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích chỉ có thể tính toán so sánh được từ VHLSS 2004 đến 2012, vì thế Bảng 3.16 chỉ so sánh được 5 mô hình mà trong đó có biến số trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích. Trong số những nhân tố thể hiện sự tác động “ổn định” trong suốt 20 năm (Bảng 3.15), nhân tố đất SXNN vẫn có tác động làm giảm hộ nghèo và tăng hộ giàu nhưng không nhiều so với các nhân tố khác. Trong khi đó, các nhân tố là dân tộc nào, có là hộ nông nghiệp hay không, và có sống ở vùng nông thôn Đông Nam Bộ, ĐBSCL hay không đều thể hiện sự tác động nhiều hơn cả (so với tác động của đất SXNN). Qua 20 năm, sự tác động “ổn định” của các nhân tố như thế này qua 8 mô hình so sánh (ở Bảng 3.15) vẫn tương tự như mô hình đầy đủ nhất cho năm 2012 (Bảng 2.13). Đó là nhận xét chung nhất khi so sánh 8 mô hình hồi quy qua 20 năm. Phân tích cụ thể hơn các Bảng 3.15 và Bảng 3.16 thì vẫn áp dụng phương pháp phân tích tương tự như đối với Bảng 3.13 (qua ví dụ Bảng 3.14). 66 Bảng 3. 15. Mô hình hồi quy Logistic bậc ba: Ai thuộc hộ nghèo và hộ giàu ở nông thôn? (1992/93~2012) Biến phụ thuộc: Hộ nghèo(1), 3 Các hệ số của hộ nghèo nhóm giữa so sánh(2), hộ giàu(3) 1992/93 1998 2002 2004 2006 2008 2010 Các biến số độc lập: Giới tính chủ hộ (nữ = 1) … … … 0,212 0,226 0,324 0,224 Tuổi chủ hộ (đ.v = 5 tuổi) -0,118 -0,174 -0,113 -0,087 -0,058 -0,031* -0,045 Dân tộc chủ hộ (Kinh&Hoa = 1) -0,888 -0,965 -0,941 -0,980 -0,934 -1,096 -1,010 Học vấn ch.hộ (đ.v = 3 năm đi học) -0,377 -0,365 -0,357 -0,414 -0,372 -0,399 -0,330 Số trẻ em & người già trong hộ 0,146 0,274 0,199 0,313 0,380 0,317 0,320 Nghề nghiệp của hộ (hộ NN = 1) 0,785 0,981 1,243 1,132 1,131 0,821 1,291 S đất hàng năm (đ.v = 100 m2/ng) -0,054 -0,083 -0,045 -0,038 -0,040 -0,030 -0,035 S đất lâu năm (đ.v = 100 m2/ng) -0,110 -0,100 -0,051 -0,077 -0,043 -0,043 -0,038 N.th Đông Nam Bộ -0,337** -1,639 -1,298 -1,564 -2,178 -1,824 -0,906 N.th ĐBSCL -0,567 -0,676 -1,058 -0,907 -0,891 -0,618 -0,462 (Các vùng nông thôn so sánh: ĐBSH, Tr.du-M.núi phía Bắc, Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung và Tây Nguyên) Hằng số 0,899 1,275 0,792 0,534 … … … Số quan sát = 3.839 4.269 22.621 6.938 6.882 6.837 6.750 1993 là R2 giả, còn lại là Giá trị F = 0,14 28,05 86,06 61,24 62,50 61,40 67,28 Giá trị P cho F (Prob. > F) = 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 Ký hiệu: (*) là 1%  P ≤ 5%, (**) là 5%  P ≤ 10% và (…) là P >10% (hệ số bị lược bỏ). Không có dấu sao Nguồn: Kết quả xử lý VLSS 1992/93 ~ VHLSS 2012 2012 1992/93 1998 0,346 -0,051 -1,259 -0,349 0,335 1,267 -0,031 -0,050 -1,513 -0,406 0,335 0,176 1,055 0,391 -0,167 -1,188 0,048 0,034 0,959 0,857 0,240* 0,155 0,889 0,411 -0,400 -0,910 0,023 0,038 1,629 0,363 Các hệ số của hộ giàu 2002 2004 2006 2008 0,331 0,125 0,476 0,444 -0,376 -0,996 0,028 0,030 1,426 1,148 0,326 0,083 0,644 0,446 -0,346 -0,730 0,023 0,023 1,353 0,751 Nguồn: Kết quả xử lý VHLSS (2004~2012) 0,220 0,088 0,705 0,480 -0,353 -0,821 0,026 0,026 1,531 0,754 2012 0,234 0,056 0,670 0,487 -0,337 -0,873 0,014 0,019 1,335 0,666 … 0,044 1,175 0,404 -0,351 -0,707 0,020 0,021 1,046 0,157* … -4,194 -3,666 -3,671 -3,401 -3,673 -3,801 -3,238 -3,335 6.696 3.839 4.269 22.621 6.938 6.882 6.837 6.750 6.696 59,97 0,14 28,05 86,06 61,24 62,50 61,40 67,28 59,97 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 là giá trị P ≤ 1% (có ý nghĩa thống kê ở mức rất cao). Bảng 3. 16. Mô hình hồi quy Logistic bậc ba: Ai thuộc hộ nghèo và hộ giàu ở nông thôn? (2004~2012) Biến số phụ thuộc: Hộ nghèo (1), ba nhóm giữa so sánh (2), hộ Các hệ số của hộ nghèo giàu (3) 2004 2006 2008 2010 Các biến số độc lập: Giới tính chủ hộ (nữ = 1) 0,193* 0,201 0,290 0,182* Tuổi chủ hộ (đ.v = 5 tuổi) -0,086 -0,058 -0,032 -0,042 Dân tộc chủ hộ (Kinh&Hoa = 1) -0,929 -0,827 -0,937 -0,961 Học vấn ch.hộ (đ.v = 3 năm đi học) -0,388 -0,330 -0,343 -0,304 Số trẻ em & người già trong hộ 0,315 0,382 0,317 0,316 Nghề nghiệp của hộ (hộ NN = 1) 1,194 1,302 1,046 1,433 S đất hàng năm (đ.v = 100 m2/ng) -0,041 -0,047 -0,035 -0,039 S đất lâu năm (đ.v = 100 m2/ng) -0,080 -0,049 -0,050 -0,041 Trị giá thu nhập từ đất SXNN (đ.v = 100.000 đ/sào/năm) … -0,060 -0,051 -0,024 N.th Đông Nam Bộ -1,664 -2,406 -2,092 -1,076 N.th ĐBSCL -1,014 -1,116 -0,853 -0,602 (Các vùng nông thôn so sánh: ĐBSH, Tr.du-M.núi phía Bắc, Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung và Tây Nguyên) Hằng số 0,639 … 0,500 … Số quan sát = 6.938 6.882 6.837 6.750 Giá trị F = 55,75 55,82 57,76 61,5 Giá trị P cho F (Prob. > F) = 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 Ký hiệu: (*) là 1%  P ≤ 5%, (**) là 5%  P ≤ 10% và (…) là P >10% (hệ số bị lược bỏ). Không có dấu sao 0,219 0,088 0,802 0,461 -0,327 -0,795 0,020 0,030 1,503 0,740 2010 2012 2004 0,284 -0,048 -1,174 -0,315 0,334 1,427 -0,034 -0,050 -0,022 -1,759 -0,549 0,349 0,086 0,614 0,448 -0,350 -0,765 0,024 0,025 0,013* 1,404 0,796 Các hệ số của hộ giàu 2006 2008 2010 0,258 0,092 0,741 0,461 -0,330 -0,865 0,021 0,031 0,018 1,600 0,833 0,232 0,091 0,690 0,487 -0,354 -0,832 0,027 0,026 0,003* 1,562 0,779 0,280 0,057 0,625 0,487 -0,342 -0,955 0,015 0,020 0,009 1,407 0,723 2012 … 0,049 1,115 0,413 -0,363 -0,806 0,021 0,022 0,005 1,105 0,209 … -3,516 -3,831 -3,889 -3,354 -3,456 6.696 6.938 6.882 6.837 6.750 6.696 54,23 55,75 55,82 57,76 61,5 54,23 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 là giá trị P ≤ 1% (có ý nghĩa thống kê ở mức rất cao). 67 3.6. Một số nhân tố tác động đến nâng cao mức sống cho hộ gia đình nông thôn Ở mục 3.5, ta đã tìm hiểu mô hình về những nhân tố tác động đến hộ nghèo và hộ giàu. Từ đó làm cơ sở khoa học đề xuất những khuyến nghị giảm nghèo và tăng giàu – cũng có nghĩa là nâng cao mức sống của người dân. Do vậy, trong mục này ta hãy tiếp tục xem xét những nhân tố đó tác động đến nâng cao mức sống (đo lường qua thu nhập) cho hộ gia đình nói chung (chứ không chỉ là hộ nghèo và hộ giàu) ở nông thôn như thế nào. Như thế, ta sẽ ước lượng mô hình hồi quy chuẩn (tuyến tính) về những nhân tố tác động đến nâng cao mức sống cho hộ gia đình nói chung. Các nhân tố tác động (biến độc lập) được giữ nguyên hầu hết như trong mô hình ở Bảng 3.13, còn biến phụ thuộc đo lường mức sống là thu nhập bình quân đầu người trong hộ gia đình (Bảng 3.17). Đồ thị về phân phối của thu nhập bình quân đầu người rất lệch (điều này là thường gặp). Do vậy, cần chuyển thu nhập trung bình/người của hộ sang dạng lôgarit (với cơ số e) sẽ ít lệch hơn, bởi vì độ lệch sẽ làm cho một số giả thiết cơ bản của mô hình hồi quy không còn đúng nữa. Như thế, biến phụ thuộc sẽ trở thành lôgarit của thu nhập bình quân đầu người. Đây là yêu cầu kỹ thuật đối với phân tích định lượng. Muốn ước lượng mức thu nhập bình quân đầu người thực tế (khi biến độc lập thay đổi), phải thực hiện phép tính ngược trở lại của lôgarit – đối lôgarit/antilog (tức là số e lũy thừa/mũ hệ số của biến độc lập) để cho thể hiện đúng thực tế. Trong mô hình hồi quy ở Bảng 3.17, có nhận xét chung là tất cả các biến số độc lập đều có ý nghĩa thống kê ở mức rất cao (giá trị P  1%), trừ biến số giới tính là không có ý nghĩa thống kê ở mức giá trị P  10%. Như vậy, biến số giới tính không có ý nghĩa thống kê là nhất quán ở những trình bày từ trước cho đến đây. Do vậy, ta không phân tích được gì về biến số giới tính trong việc nâng cao thu nhập. Nhưng dù sao, việc giữ lại biến số giới tính trong mô hình hồi quy cũng có nghĩa về xã hội. Tất cả các biến số còn lại đều thể hiện sự tác động đến biến phụ thuộc. Hai hệ số mang dấu âm (hộ nông nghiệp và số trẻ em, người già trong hộ) thể hiện sự tác động làm giảm thu nhập, còn dấu dương thì làm tăng thu nhập. Khi xem xét tác động của mỗi biến độc lập lên biến phụ thuộc thì phải giới hạn với điều kiện các biến độc lập khác được giữ nguyên không đổi. Điều quan trọng chủ yếu trong việc giải thích ý nghĩa các hệ số là khi biến độc lập thay đổi 1 đơn vị (các biến số khác được giữ nguyên) thì lượng thay đổi của biến phụ thuộc sẽ xấp xỉ, hoặc bằng hệ số (chỉ đúng cho các hệ số nhỏ). Khi hệ số mang giá trị âm thì lượng thay đổi của biến phụ thuộc bị giảm đi. Do vậy, chỉ căn cứ vào các hệ số chúng ta cũng biết sự thay đổi của biến phụ thuộc là nhiều hay ít, tăng lên hay giảm đi. Phân tích ý nghĩa các hệ số của mô hình hồi quy trong Bảng 3.17 được trình bày qua một số ví dụ các biến số đại diện dưới đây (các biến còn lại được hiểu là phân tích tương tự). Sở dĩ như vậy, bởi vì mô hình hồi quy ở Bảng 3.17 là sự bổ sung thêm cho mô hình hồi quy ở Bảng 3.13 là chủ yếu. Đồng thời, phương pháp phân tích các biến số trong 2 mô hình cũng có phần tương tự nhau (bởi vì đều cùng dựa trên cơ sở là phương trình hồi quy). Tất nhiên, nội dung phản ánh thực tiễn của 2 mô hình là khác nhau (hồi quy logistic đa bậc về các nhóm hộ giàu nghèo và hồi quy chuẩn về nâng cao thu nhập). Hơn nữa, cả 2 mô hình đều có các biến số độc lập tương tự nhau. Do vậy, việc phân tích tất cả các biến độc lập ở mô hình Bảng 3.17 cũng chi tiết như mô hình ở Bảng 3.13 là dài dòng không cần thiết. Ta sẽ phân tích một số biến 68 đại diện ở mô hình Bảng 3.17 và đưa ra nhận xét tổng hợp cũng sẽ tương tự như đã nhận xét chung (tóm tắt chung) ở mô hình Bảng 3.13. Bảng 3. 17. Ước lượng mô hình hồi quy chuẩn về thu nhập bình quân người/tháng (2012) Biến số phụ thuộc: Logarit thu nhập bình quân đầu người/tháng Các biến độc lập: Hệ số Gía trị P Biến số liên quan đến cá nhân: Giới tính chủ hộ (nữ = 1) -0,014 0,502 Tuổi chủ hộ (đ.v = 5 tuổi) 0,013 0,000 Dân tộc chủ hộ (Kinh&Hoa = 1) 0,367 0,000 Học vấn chủ hộ (đ.v = 3 năm đi học) 0,114 0,000 Biến số liên quan đến hộ gia đình: Số trẻ em & người già trong hộ -0,110 0,000 Số lao động phi NN, có lương/công 0,077 0,000 Số người là CB-CC-viên chức 0,143 0,000 Nghề nghiệp của hộ (hộ nông nghiệp = 1) -0,261 0,000 Biến số liên quan đến đất nông nghiệp của hộ: Diện tích (S) đất hàng năm (đ.v = 100 m2/ng) 0,008 0,000 Diện tích đất lâu năm (đ.v = 100 m2/ng) 0,008 0,000 2 Diện tích đất vườn, ao (đ.v = 100 m /ng) 0,017 0,000 Diện tích đất mặt nước (đ.v = 100 m2/ng) 0,004 0,002 Trị giá thu nhập từ đất SXNN (đ.v = 100.000 đ/sào/năm) 0,002 0,000 Biến số liên quan đến cộng đồng làng/xã: Có cơ sở SXKD, dịch vụ ở gần xã (có = 1) 0,085 0,000 Biến số ảnh hưởng vùng/miền: Nông thôn (N.th) ĐBSH 0,118 0,000 N.th Tr.du-M.núi phía Bắc N.th Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung Các vùng so sánh N.th Tây Nguyên N.th Đông Nam Bộ 0,442 0,000 N.th ĐBSCL 0,107 0,000 Hằng số 6,376 0,000 Số quan sát = 6621 (ước tính suy rộng cho 16.066.206 hộ ở nông thôn cả nước) Giá trị P cho F (Prob. > F) = 0,0000 R2 = 0,40 Nguồn: Kết quả xử lý VHLSS 2012 Trong Bảng 3.17, ví dụ tăng diện tích đất trồng cây lâu năm 100 m2/người cho hộ gia đình (các biến khác giữ ở mức không đổi), thì lôgarit thu nhập bình quân đầu người của hộ ước tính sẽ tăng một lượng bằng hệ số của biến này là 0,008 (= 0,8%). Để có được mức tăng thu nhập bình quân đầu người thực tế, phải thực hiện phép tính ngược trở lại của lôgarit (cơ số e). Do vậy, thu nhập TB/ng ước tính sẽ được nhân với e0,008 = 1,008. Nghĩa là, khi tăng thêm đất trồng cây lâu năm 100 m2/người thì thu nhập TB/ng sẽ thay đổi 1,008 lần so với mức ban đầu (tức là tăng 0,8% = hệ số là 0,008). Tương tự, ta có thể tính toán được sự tăng thêm diện tích các loại đất nông nghiệp khác cũng sẽ dẫn tới sự tăng thêm thu nhập TB/người ở các hộ gia đình, nhưng không nhiều. Sở dĩ như vậy, bởi vì các hệ số của đất nông nghiệp đều nhỏ đã dẫn tới sự tăng thêm thu nhập là ít. Điều này cũng tương tự như đất nông nghiệp có tác động đến giảm 69 nghèo và tăng giàu ở mục 3.5 trên đây (mô hình Bảng 3.13), nhưng không nhiều. Ví dụ khác, khi tăng thêm 1 lao động tự làm phi nông nghiệp (và/hoặc đi làm bên ngoài hộ để nhận tiền lương, tiền công) cho hộ gia đình (các biến khác giữ ở mức không đổi), thì lôgarit thu nhập bình quân đầu người của hộ ước tính sẽ tăng một lượng bằng hệ số của biến này là 0,077 (= 7,7%). Để có được mức tăng thu nhập bình quân đầu người thực tế, phải thực hiện phép tính ngược trở lại của lôgarit (cơ số e). Do vậy, thu nhập TB/ng ước tính sẽ được nhân với e0,077 = 1,080. Nghĩa là, khi tăng thêm 1 lao động như vậy thì thu nhập TB/ng sẽ thay đổi 1,080 lần so với mức ban đầu (tức là tăng 8%  hệ số là 0,077). Tương tự, ta có thể tính toán được sự tăng/giảm thêm thu nhập TB/người khi các biến số liên tục khác thay đổi 1 đơn vị (như tuổi chủ hộ, học vấn chủ hộ, số trẻ em & người già trong hộ, số người là CB-CC-viên chức). Qua 2 ví dụ trên, ta thấy chúng đều có tác động làm tăng thu nhập cho hộ gia đình. Ta có thể minh họa cụ thể hơn để tính toán tác động của biến số đất nông nghiệp so sánh với biến số lao động tự làm phi nông nghiệp cho hộ gia đình (và/hoặc đi làm bên ngoài hộ để nhận tiền lương, tiền công). Sau khi tính toán cho thấy, muốn có kết quả tác động nâng cao thu nhập của biến số đất trồng cây lâu năm cũng tương tự như biến số lao động tự làm phi nông nghiệp (tức là cả 2 biến số đều làm tăng thêm thu nhập lên 1,080 lần) thì phải tăng thêm diện tích đất trồng cây lâu năm lên 940 m2/người (thay vì 100 m2/người ở Bảng 3.17 – tăng gấp 9,4 lần). Nghĩa là, khi diện tích đất lâu năm tăng thêm 940 m2/người thì tác động nâng cao thu nhập của biến số này cũng tương tự như việc tăng thêm 1 lao động tự làm phi nông nghiệp. Ví dụ so sánh này cũng tương tự như ở mục 3.5 (mô hình Bảng 3.13) và cho thấy rằng để tăng thu nhập thì hộ gia đình sẽ chọn phương án dịch chuyển 1 lao động sang làm nghề phi nông nghiệp (và/hoặc đi làm bên ngoài hộ để nhận tiền lương, tiền công) hơn là làm thế nào để tăng thêm đất trồng cây lâu năm lên 940 m2/người (gần 1 mẫu/hộ). Việc tăng thêm diện tích đất lâu năm như thế là phi thực tế, còn việc dịch chuyển lao động là hoàn toàn khả thi. Tiếp theo là ví dụ khác về biến số nghề nghiệp của hộ. Xem xét hai hộ gia đình giống hệt nhau, nhưng một hộ là nông nghiệp còn hộ kia là phi nông nghiệp. Khi đó, ước tính thu nhập bình quân/người của hộ nông nghiệp bằng e-0,261 = 0,77 (lần) so với hộ phi nông nghiệp. Nói cách khác, thu nhập TB/ng của hộ nông nghiệp thấp hơn 23% so với hộ phi nông nghiệp (thấp hơn hệ số hộ nông nghiệp là -0,261). Ví dụ này là sự phản ánh phù hợp với thực tế thu nhập của các hộ nông nghiệp thường thấp hơn hộ phi nông nghiệp. Như vậy, chiến lược dịch chuyển từ hộ nông nghiệp sang hộ phi nông nghiệp là rất căn bản để nâng cao mức sống cho hộ gia đình ở nông thôn. Điều này cũng căn bản tương tự như hộ nông nghiệp có tác động đến giảm nghèo và tăng giàu ở mục 3.5 trên đây (mô hình Bảng 3.13). Tương tự, ta có thể tính toán được sự tăng/giảm thêm thu nhập TB/người đối với các biến số giả (dummy variable) khác (như dân tộc chủ hộ, có cơ sở SXKD/dịch vụ ở gần xã). Đối với biến giả vùng/miền, ước tính thu nhập bình quân/người của hộ sống ở vùng nông thôn Đông Nam Bộ cao gấp e0,442 = 1,556 (lần) so với hộ tương tự ở vùng so sánh. Nói cách khác, thu nhập TB/ng của hộ này cao hơn 55,6% so với hộ tương tự ở vùng so sánh (cao hơn hệ số của biến này là 0,442). Các hộ gia đình sống ở vùng nông thôn ĐBSH và ĐBSCL cũng được phân tích tương tự. Hệ số trong mô hình hồi quy đối với các hộ gia đình ở 3 vùng 70 này thể hiện tác động tích cực theo chiều dương (cao hơn) so với các vùng so sánh. Đó là sự phản ánh phù hợp với thực tế thu nhập của các hộ ở 3 vùng KT-XH phát triển cao hơn trong cả nước. Điều này cũng tương tự như biến số vùng/miền có tác động đến giảm nghèo và tăng giàu ở mục 3.5 trên đây (mô hình Bảng 3.13). Tóm tắt chung: Dựa trên cơ sở các trị giá hệ số trong mô hình hồi quy (Bảng 3.17) và một số ví dụ đại diện được phân tích, nhân tố đất nông nghiệp có tác động làm tăng thu nhập của hộ gia đình nhưng không nhiều so với các nhân tố khác (ngoài đất nông nghiệp). Trong khi đó, các nhân tố là dân tộc nào, số người trong hộ làm việc ở cơ quan nhà nước, có là hộ nông nghiệp hay không và có sống ở vùng nông thôn ĐBSH, Đông Nam Bộ, ĐBSCL hay không đều thể hiện sự tác động nhiều hơn cả so với các nhân tố khác. Đây sẽ là cơ sở để đưa ra khuyến nghị ở cuối sách này. Điều này cũng tương tự như các nhân tố có tác động đến giảm nghèo và tăng giàu ở mục 3.5 trên đây (mô hình Bảng 3.13). Điều đáng chú ý là kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu trước đây: “Như vậy, những kết luận nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên của chúng tôi đã chỉ ra rằng trong khía cạnh này, phân bổ đất đai có thể có vai trò ít quan trọng hơn so với mức sống như chúng tôi vẫn hằng tưởng tượng.” (Ravallion, 2008:92). Hoặc là, nó đặc biệt đúng đối với nông thôn ĐBSH: “Đất đai không phải là cơ sở kinh tế chủ yếu của cư dân hai tỉnh ĐBSH. Nói cách khác, cư dân ở đây không làm giàu từ hoạt động canh tác nông nghiệp” (Bùi Minh et al., 2012:27). Để minh họa cho tóm tắt chung ở đây về nhân tố đất nông nghiệp có tác động làm tăng thu nhập không nhiều, ta hãy xem Bảng 3.18 thể hiện thu nhập từ đất SXNN chiếm tỉ lệ trung bình khoảng bao nhiêu % trong tổng thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn (2004~2012). Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.18 cho thấy thu nhập từ đất SXNN chiếm tỉ lệ % càng ngày càng nhỏ trong tổng thu nhập của hộ. Bảng 3. 18. Tỉ lệ % thu nhập từ đất SXNN trong tổng thu nhập của hộ ở nông thôn29 Tỉ lệ thu nhập từ đất SXNN/ Tổng thu nhập Trong đó: Hộ nghèo (1) (2) (3) (4) Hộ giàu (5) 2004 2006 2008 2010 2012 TB (04~12) 37,1 48,3 42,4 36,7 35,8 48,9 41,4 34,6 36,6 47,8 41,1 35,9 30,7 43,1 37,8 29,3 29,1 40,4 31,7 27,3 33,9 45,7 38,9 32,8 33,3 27,6 30,3 26,5 32,6 27,6 25,4 21,3 23,3 24,2 29,0 25,5 Nguồn: Kết quả xử lý VHLSS 2004~2012 * * * Trên đây là sự trình bày mô hình đầy đủ nhất (năm 2012) về các nhân tố tác động đến thu nhập nhằm nâng cao mức sống cho các hộ gia đình. Khi so sánh 8 mô hình thể loại này qua 20 năm (1992/93~2012) thì các nhân tố tác động ít hơn (Bảng 3.19). Các nhân tố ở Bảng 3.19 là thể hiện sự tác động “ổn định” trong suốt 20 năm. Do vậy, chúng được giữ lại trong 8 mô hình so sánh. Một số nhân tố bị loại bỏ là do 29 Tính toán cho tất cả các hộ gia đình ở nông thôn có (hoặc không có) loại đất này. 71 không có ý nghĩa thống kê đầy đủ ở tất cả 20 năm, hoặc là do chúng chỉ xuất hiện về sau này (ví dụ như số người trong hộ làm việc ở cơ quan nhà nước, hoặc trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích chỉ có thể tính toán so sánh được từ VHLSS 2004 đến 2012). Như vậy, các biến số/nhân tố tác động trong 8 mô hình so sánh ở Bảng 3.19 cũng tương tự như 8 mô hình so sánh ở Bảng 3.15. Tương tự như kết quả của mô hình đầy đủ nhất cho năm 2012 (Bảng 3.17) và dựa trên cơ sở các trị giá hệ số, ta thấy rằng trong số những nhân tố thể hiện sự tác động “ổn định” trong suốt 20 năm qua 8 mô hình so sánh (Bảng 3.19), nhân tố đất SXNN vẫn có tác động làm tăng thu nhập cho hộ gia đình nhưng không nhiều so với các nhân tố khác. Trong khi đó, các nhân tố là dân tộc nào, có là hộ nông nghiệp hay không, và có sống ở vùng nông thôn Đông Nam Bộ, ĐBSCL hay không đều thể hiện sự tác động nhiều hơn cả (so với tác động của đất SXNN). Qua 20 năm, sự tác động “ổn định” của các nhân tố như thế này qua 8 mô hình so sánh (ở Bảng 3.19) vẫn tương tự như mô hình đầy đủ nhất cho năm 2012 (Bảng 3.17). Đó là nhận xét chung nhất khi so sánh 8 mô hình hồi quy qua 20 năm. Điều này cũng tương tự như các nhân tố có tác động đến giảm nghèo và tăng giàu qua 20 năm ở mục 3.5 trên đây (mô hình Bảng 3.15). Phân tích cụ thể hơn Bảng 3.19 thì vẫn áp dụng phương pháp phân tích tương tự như đối với Bảng 3.17. Bảng 3. 19. Ước lượng mô hình hồi quy chuẩn về chi tiêu/thu nhập bình quân đầu người (1992/93~2012) Biến phụ thuộc: Logarit chi tiêu/ Các hệ số thu nhập bình quân đầu người 1992/93 1997/98 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Các biến số độc lập: Giới tính chủ hộ (nữ = 1) 0,058 0,036* 0,055 … … … … -0,040* Tuổi chủ hộ (đ.v = 5 tuổi) 0,038 0,038 0,037 0,029 0,021 0,016 0,016 0,011 Dân tộc chủ hộ (Kinh&Hoa = 1) 0,230 0,205 0,186 0,238 0,198 0,250 0,238 0,391 Học vấn ch.hộ (đ.v = 3 năm đi học) 0,105 0,092 0,120 0,130 0,131 0,146 0,145 0,131 Số trẻ em & người già trong hộ -0,039 -0,073 -0,090 -0,107 -0,111 -0,116 -0,106 -0,114 Nghề nghiệp của hộ (hộ NN = 1) -0,267 -0,214 -0,339 -0,294 -0,282 -0,242 -0,331 -0,328 S đất hàng năm (đ.v = 100 m2/ng) 0,010 0,006 0,008 0,008 0,007 0,006 0,006 0,007 S đất lâu năm (đ.v = 100 m2/ng) 0,012 0,006 0,008 0,005 0,007 0,004 0,004 0,008 S đất mặt nước (đ.v = 100 m2/ng) 0,013 0,000 0,011 0,011 0,010 0,004 0,004 0,003 Cơ sở SXKD-DV ở gần xã (có = 1) 0,092 0,076 0,096 0,046 0,091 0,092 0,146 0,108 N.th Đông Nam Bộ 0,227 0,402 0,511 0,435 0,473 0,551 0,443 0,405 N.th ĐBSCL 0,220 0,107 0,322 0,233 0,236 0,260 0,169 0,071 (Các vùng nông thôn so sánh: ĐBSH, Tr.du-M.núi phía Bắc, Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung và Tây Nguyên) Hằng số 6,213 7,040 4,824 5,195 5,558 5,790 6,209 6,571 Số quan sát = 3.839 4.269 22.074 6.712 6.827 6.575 6.591 6.621 Giá trị P cho F (Prob. > F) = 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 R2 = 0,31 0,34 0,29 0,31 0,36 0,33 0,37 0,36 Chú thích: Năm 1993~1998 ước tính cho Logarit chi tiêu TB/ng/năm, 2002~2012 ước tính cho Logarit thu nhập TB/ng/tháng. Ký hiệu: (*) là 1%  P ≤ 5% và (…) là P >10% (hệ số bị lược bỏ). Không có dấu sao là giá trị P ≤ 1% (có ý nghĩa thống kê ở mức rất cao). Nguồn: Kết quả xử lý VLSS/VHLSS (1992/93~2012) 3.7. Tóm tắt: Cái nhìn tổng quát về bất bình đẳng mức sống qua sử dụng đất nông nghiệp 3.7.1. Sự tích tụ đất nông nghiệp từ hộ nghèo vào hộ giàu ở ĐBSCL Mục 2.1 (Chương II) trước đây đã xem xét tỉ lệ các hộ gia đình không đất nông nghiệp ở nông thôn có xu hướng tăng lên trong 20 năm đổi mới. Điều đó chứng tỏ đất đai đang được tích tụ, tập trung vào những hộ gia đình khác. Ở mục 3.1 (Chương III) này lại cho thấy cụ thể hơn trong phạm vi nông thôn cả nước, các nhóm hộ có mức sống tăng dần từ nghèo lên giàu thì tỉ lệ hộ gia đình không đất nông nghiệp cũng tăng 72 lên tương ứng. Tức là, tỉ lệ hộ không đất nông nghiệp ở nhóm hộ càng giàu là nhiều hơn ở nhóm hộ càng nghèo. Nhưng điều này được thể hiện khác nhau giữa ĐBSH với ĐBSCL: - Nhiều hộ gia đình không đất nông nghiệp trở nên nghèo hơn ở ĐBSCL, nhưng lại trở nên giàu hơn ở ĐBSH. - Đất nông nghiệp không tích tụ, tập trung vào nhóm hộ càng giàu ở ĐBSH, nhưng nó lại được tích tụ, tập trung vào nhóm hộ càng giàu ở ĐBSCL. Như vậy, đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung từ các nhóm hộ càng nghèo vào các nhóm hộ càng giàu ở ĐBSCL. Nói cách khác, có một dòng dịch chuyển (tích tụ, tập trung) đất nông nghiệp theo hướng từ hộ nghèo đến hộ giàu ở ĐBSCL. 3.7.2. Sự khác nhau về diện tích đất SXNN, lâm nghiệp và thủy sản ở các hộ giàu nghèo (a) Hộ giàu có nhiều đất SXNN hơn hộ nghèo Mục 2.2 (Chương II) trước đây đã xem xét diện tích đất SXNN của các hộ nông thôn trong 6 vùng KT-XH. Ở mục 3.2 (Chương III) này lại cho thấy cụ thể hơn rằng, các nhóm hộ có mức sống tăng dần từ nghèo lên giàu thì diện tích đất SXNN của hộ cũng tăng lên tương ứng. Đồ thị hình (a) cho thấy trong phạm vi nông thôn cả nước, nhóm hộ giàu luôn có diện tích đất SXNN là cao nhất. Đường đồ thị màu đỏ/hồng của nhóm này ở trên cùng cao nhất và cách xa so với các nhóm còn lại (trong đó nhóm hộ nghèo là thấp nhất). Điều này thể hiện sự phân bố đất SXNN đã phân thành hai cực tương tự như sự phân cực về mức sống đã trình bày trước đây (Chương I). Như vậy, hộ giàu có nhiều đất SXNN hơn hộ nghèo. 2500 2500 Diện tích đất SXNN: TB m2/người (5 nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn) Diện tích đất Lâm nghiệp: TB m2/người (5 nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn) Giàu (5) 4 1500 3 1500 2 Nghèo (1) 1000 TB m2/người 2000 2000 Nghèo (1) 1000 500 0 TB m2/người 2 1992 3 500 4 Giàu (5) 0 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 1992 1994 (a) 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 (b) (b) Hộ nghèo có nhiều đất rừng hơn hộ giàu Đồ thị hình (b) cho thấy, đối với đất lâm nghiệp thì nhóm hộ giàu lại ít đất rừng hơn nhóm hộ nghèo. Điều này ngược hẳn lại với đất SXNN. Sở dĩ như vậy, bởi vì đất rừng sinh lợi không cao cho nên các hộ giàu đã ít sử dụng nguồn lực đất đai này. Trong khi đó thì hộ nghèo buộc phải gắn bó với đất rừng. Có lẽ đây cũng là nguyên nhân quan trọng để giải thích tình trạng mức sống của người miền núi thấp hơn miền xuôi là do cuộc sống của họ phải nhờ dựa nhiều vào đất lâm nghiệp. 73 2500 TB m2/người 2000 1500 (c) Hộ giàu có nhiều ao, hồ, đầm hơn hộ nghèo Đồ thị hình (c) cho thấy, nhóm hộ giàu có Diện tích đất Thủy sản: TB m2/người (5 nhóm hộ giàu nghèo ở nông thôn) nhiều đất thủy sản hơn nhóm hộ nghèo. Đường đồ thị của nhóm hộ giàu ở trên cùng cao nhất. Điều này ngược hẳn lại với đất rừng ở trên (và giống với đất SXNN). Sở dĩ như vậy, bởi vì đất thủy sản sinh lợi cao cho nên các hộ giàu đã sử dụng nhiều hơn nguồn lực đất đai này so với hộ nghèo. Giàu (5) 4 3 1000 2 Nghèo(1) 500 0 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 ♣ (c) Tóm lại, trong ba loại đất SXNN, đất lâm nghiệp và đất thủy sản thì nhóm hộ giàu quản lý và sử dụng nhiều hơn nguồn lực đất đai có khả năng sinh lời cao (đất SXNN và đất thủy sản), còn nhóm hộ nghèo sử dụng nguồn lực đất lâm nghiệp sinh lời thấp hơn. Như vậy, đất có khả năng sinh lời cao (đất SXNN và đất thủy sản) thường tập trung ở hộ giàu nhiều hơn hộ nghèo, còn đất rừng sinh lời ít hơn thì lại tập trung ở hộ nghèo nhiều hơn. Ở đây có sự phân bố khác nhau về nguồn lực đất nông nghiệp giữa hộ giàu và hộ nghèo. 3.7.3. Hiệu quả thu nhập từ đất nông nghiệp ở các hộ giàu nghèo Đối với đất SXNN: Đồ thị hình (d) cho thấy trong phạm vi nông thôn cả nước, nhóm hộ giàu tạo ra trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích (1000 đ/sào/năm) là cao nhất và khoảng cách so với hộ nghèo có xu hướng doãng ra. Tức là, nhóm hộ giàu canh tác trên đất SXNN đã đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên đơn vị diện tích, còn nhóm hộ nghèo là thấp nhất. Đồng thời, nhóm hộ giàu lại có diện tích đất SXNN nhiều nhất. Điều này đã dẫn tới kết quả cuối cùng ở hình (e) là hộ giàu có thu nhập bình quân (1000 đ/người/năm) cao nhất, còn nhóm hộ nghèo là thấp nhất. Khoảng cách giàu nghèo ở hình (e) có xu hướng mở rộng hơn so với hình (d). Hình (e) thể hiện sự phân cực giữa các nhóm hộ giàu nghèo về thu nhập từ đất SXNN cũng tương tự như phân cực về mức sống đã trình bày ở Chương I. 7 7 Chênh lệch thu nhập (1000đ/sào/năm) từ đất SXNN (so với nhóm hộ nghèo = 1 lần) 6 6 5 4 Giàu (5) 3 4 2 3 Chênh lệch (lần) 3 5 Chênh lệch (lần) 4 Chênh lệch thu nhập (1000đ/người/năm) từ đất SXNN (so với nhóm hộ nghèo = 1 lần) Giàu (5) 4 2 3 2 2 Nghèo (1) 1 Nghèo (1) 1 0 2004 2006 2008 (d) 2010 2012 0 2004 2006 2008 2010 2012 (e) Đối với đất rừng và đất thủy sản: Những số liệu về hiệu quả thu nhập từ đất rừng và ao, hồ, đầm đều thể hiện nhóm hộ giàu có thu nhập bình quân đầu người từ 2 loại đất này là cao nhất, còn nhóm hộ nghèo là thấp nhất trong suốt thời kỳ đổi mới. Điều này cũng tương tự như hiệu quả thu nhập của 5 nhóm hộ giàu nghèo từ đất SXNN đã trình bày trên đây. 74 3.7.4. Đất nông nghiệp (cùng với các nhân tố khác) tác động đến giảm nghèo, tăng giàu và nâng cao mức sống cho hộ nông thôn Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm hộ nghèo thường có một số đặc điểm là người dân tộc thiểu số, trình độ học vấn thấp, đông nhân khẩu và nhiều người sống phụ thuộc (ăn theo), có nhiều lao động làm nông nghiệp, sinh sống ở vùng KT-XH khó khăn. Trái lại, nhóm hộ giàu thường có một số đặc điểm là người Kinh và Hoa, trình độ học vấn cao hơn, ít nhân khẩu và ít người phụ thuộc, có nhiều lao động làm nghề phi nông nghiệp, sinh sống ở vùng KT-XH thuận lợi hơn. Những đặc điểm này chính là các nhân tố tác động làm giảm hộ nghèo và tăng hộ giàu, và nâng cao mức sống cho hộ gia đình nông thôn. Đồng thời, nhân tố đất nông nghiệp (đặc biệt là đất SXNN và đất thủy sản, bao gồm cả gia tăng diện tích các loại đất và trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích – tức hiệu quả sản xuất) cũng có tác động làm giảm hộ nghèo và tăng hộ giàu, và nâng cao mức sống cho hộ gia đình nông thôn nhưng không nhiều so với các nhân tố khác ngoài đất nông nghiệp. Trong khi đó, các nhân tố là dân tộc nào, số người trong hộ làm việc ở cơ quan nhà nước, có là hộ nông nghiệp hay không, có ở gần cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ hay không và có sống ở vùng KT-XH thuận lợi hơn hay không đều thể hiện sự tác động nhiều hơn cả (so với tác động của đất nông nghiệp). Cụ thể, gia tăng diện tích đất SXNN và đất thủy sản cho hộ (ví dụ, tăng thêm khoảng 1 sào/hộ) có tác động đến giảm nghèo và tăng giàu, và nâng cao mức sống cho hộ gia đình nông thôn nhưng không nhiều so với những nhân tố tác động khác nói trên. Hơn nữa, giả sử hộ nào cũng được tăng thêm đất nông nghiệp khoảng 1 sào/hộ là phi thực tế (vì quỹ đất SXNN và đất thủy sản có hạn). Do vậy, muốn tăng thêm diện tích, chỉ còn cách đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp và sẽ dẫn đến tình trạng những hộ không có đất. Đó là thực tế khách quan trong quá trình phát triển ở nông thôn. Mặt khác, gia tăng trị giá thu nhập từ đất SXNN và đất thủy sản cho hộ cũng có tác động đến giảm nghèo và tăng giàu, và nâng cao mức sống cho hộ gia đình nông thôn nhưng cũng không nhiều như tăng diện tích đất nông nghiệp vậy. Nhìn theo cả giai đoạn 20 năm (1992~2012), nhân tố đất SXNN luôn có tác động làm giảm hộ nghèo và tăng hộ giàu, và nâng cao mức sống cho hộ gia đình nông thôn nhưng không nhiều so với các nhân tố ngoài đất nông nghiệp. Để minh họa cho tác động này, kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập từ đất SXNN chiếm tỉ lệ trung bình là 33,9% trên tổng thu nhập của hộ ở nông thôn (giai đoạn 2004~2012) và tỉ lệ này ngày càng nhỏ dần theo thời gian. Trong đó, thu nhập từ đất SXNN của nhóm hộ nghèo chiếm tỉ lệ 45,7% trên tổng thu nhập và nhóm hộ giàu với con số tương ứng là 25,5%. Trong khi đó, các nhân tố ngoài đất nông nghiệp thể hiện sự tác động nhiều hơn cả (so với tác động của đất SXNN). 75 KẾT LUẬN 1. Thực trạng bất bình đẳng về mức sống 1.1. Xu hướng biến đổi bất bình đẳng mức sống trong cả nước, nông thôn và đô thị Kết quả nghiên cứu cho thấy, bất bình đẳng trong phạm vi cả nước ngày càng tăng lên và ở mức cao nhất, tiếp đó là khu vực đô thị, cuối cùng là nông thôn. Nhưng xu hướng chung là bất bình đẳng ở nông thôn luôn luôn tăng lên trong cả thời kỳ 1992~2012 (ở đô thị, bất bình đẳng giảm đi ở cuối thời kỳ). Nhận định khái quát về bất bình đẳng mức sống ở Việt Nam nói chung ít nhất đã thuộc loại mức độ bất bình đẳng vừa từ năm 2008 đến nay. Đồng thời, một số mặt khác của mức sống đã ở mức độ bất bình đẳng vừa và cao trong cả 20 năm đổi mới. Quá trình bất bình đẳng tăng lên ở Việt Nam (cũng như khu vực nông thôn) đã thể hiện thành sự phân cực xã hội. Một cực là nhóm giàu có mức sống cao nhất, cực kia là các nhóm còn lại (trong đó nhóm nghèo là thấp nhất). Như vậy, có thể nhận định rằng sự bất bình đẳng hiện nay ở Việt Nam có xu hướng phân hóa thành hai cực (tương phản) giàu nghèo về mức sống (sự phân cực về mức sống). Đây là nhận định mới và tổng kết khái quát về xu hướng bất bình đẳng mức sống ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. 1.2. Bản chất của sự phân cực về mức sống Bản chất của bất bình đẳng về mức sống là do mô hình phân tầng xã hội quy định, mà biểu hiện của nó trong đời sống xã hội là hiện tượng phân hóa, phân cực giữa các nhóm hộ giàu nghèo. Sở dĩ như vậy, bởi vì bất bình đẳng trong hệ thống phân tầng xã hội thuộc về cấu trúc xã hội, nó nằm ở tầng bên dưới quy định hiện tượng phân hóa, phân cực giàu nghèo trên bề mặt cuộc sống. 2. Thực trạng về sử dụng đất nông nghiệp Xu hướng phân bố diện tích đất nông nghiệp rất không đều giữa 2 miền Nam, Bắc: Quy mô diện tích trung bình đất nông nghiệp và đất SXNN (m2/người) của các hộ gia đình nông thôn ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc (gấp khoảng 3 lần). Đặc biệt là nhóm hộ có quy mô diện tích >5000 m2/người ở miền Nam chiếm tỉ lệ nhiều hơn ở miền Bắc. Trong cả nước, các hộ gia đình có quy mô đất nông nghiệp nhỏ bé (>0~1000 m2/người) chiếm tỉ lệ cao nhất. Tỉ lệ hộ gia đình loại này ở miền Bắc nhiều gấp khoảng hơn 2 lần so với miền Nam. Kết quả thu nhập từ đất SXNN: Vùng ĐBSH có trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích đất SXNN là cao nhất, nhưng thu nhập bình quân đầu người từ đất SXNN lại thuộc nhóm thấp nhất, bởi vì ĐBSH là nơi “đất chật, người đông”. Trong khi đó, vùng Tây Nguyên có trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích đất SXNN là thấp nhất, nhưng Tây Nguyên là nơi “đất rộng, người thưa”, cho nên thu nhập bình quân đầu người từ đất SXNN đã vươn lên cao thứ hai (sau ĐNB). Đối với 2 vùng ở miền Nam (ĐNB và ĐBSCL) vừa có diện tích đất SXNN bình quân/người cao khoảng gấp 3 lần ĐBSH, lại vừa có trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích đất SXNN vào loại cao, cho nên thu nhập bình quân đầu người từ đất SXNN vẫn giữ ở vị trí cao nhất (ĐNB), hoặc cao thứ hai (ĐBSCL). Như vậy, điều kiện quan trọng để làm tăng thu nhập bình quân đầu người từ đất SXNN (cũng tức là làm tăng kết quả, hiệu quả thu nhập từ nguồn lực đất SXNN) là phải có nhiều nguồn lực đất SXNN. Trong thực tế hiện nay, điều này quan trọng 76 hơn là bằng cách tăng trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích đất SXNN. Kết quả thu nhập từ đất lâm nghiệp và thủy sản: Đất lâm nghiệp (đất rừng) tập trung nhiều hơn ở 2 vùng Tr.du-M.núi phía Bắc và Bắc Tr.bộ-D.hải M.Trung. Chính vì vậy, ở 2 vùng này cơ cấu thu nhập trong hộ gia đình từ đất lâm nghiệp trên tổng số thu nhập từ đất nông nghiệp là cao nhất cả nước. Nhưng mặt khác, tỉ trọng trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích (1000 đồng/sào/năm) từ đất lâm nghiệp là thấp hơn nhiều so với từ đất SXNN ở 2 vùng này. Đất thủy sản (ao, hồ, đầm) tập trung ở 3 vùng ĐBSH, Tr.du-M.núi phía Bắc và đặc biệt là ở vùng ĐBSCL nhiều hơn. Chính vì vậy, ở vùng ĐBSCL cơ cấu thu nhập trong hộ gia đình từ đất thủy sản trên tổng số thu nhập từ đất nông nghiệp là cao nhất cả nước. Đồng thời, tỉ trọng trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích (1000 đồng/sào/năm) từ đất thủy sản là cao hơn nhiều so với từ đất SXNN ở vùng ĐBSCL (cao nhất cả nước). Tóm lại, khi so sánh kết quả thu nhập từ đất nông nghiệp của hộ gia đình theo góc độ trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích (1000 đồng/sào/năm), ta thấy đất thủy sản cho giá trị cao nhất, tiếp theo là đất SXNN cao thứ hai và thấp nhất là đất lâm nghiệp. 3. Bất bình đẳng về mức sống ở nông thôn qua sử dụng đất nông nghiệp 3.1. Quá trình tích tụ, tập trung đất đai vào nhóm hộ giàu đang diễn ra chậm chạp ở nông thôn (miền Nam nhanh hơn miền Bắc) và những hộ không đất nông nghiệp tăng lên Từ mấy năm đầu đổi mới (chính sách Khoán 10 năm 1988), sự phân chia đất đai là tương đối công bằng trong các hộ gia đình ở nông thôn. Sau đó, theo sự diễn biến của thị trường đất đai qua 20 năm (1992~2012) đã xuất hiện nhóm hộ giàu có nhiều diện tích đất SXNN hơn các nhóm hộ còn lại. Trong đó, nhóm hộ nghèo có diện tích đất SXNN là ít nhất. Như vậy, đất SXNN từ các nhóm hộ khác nhau đã tích tụ và tập trung vào những hộ giàu. Nói cách khác, có một dòng dịch chuyển đất SXNN được tích tụ vào những hộ giàu ở nông thôn Việt Nam (đặc biệt là vùng ĐBSCL). Đồng thời, tỉ lệ các hộ gia đình không đất nông nghiệp ở nông thôn có xu hướng tăng lên trong quá trình đổi mới 20 năm. Trong đó, nông thôn các tỉnh miền Nam có tỉ lệ hộ không đất nông nghiệp nhiều hơn các tỉnh miền Bắc. Mặt khác, nhóm hộ không đất nông nghiệp có tỉ lệ trở nên giàu nhiều hơn và có thu nhập bình quân cao hơn so với nhóm hộ có đất (trừ vùng ĐBSCL là ngoại lệ). Tỉ lệ các hộ gia đình không đất nông nghiệp có xu hướng tăng lên chứng tỏ đất đai sẽ được tích tụ, tập trung vào những hộ gia đình khác. Trong đó, sự tích tụ và tập trung đất nông nghiệp ở các tỉnh miền Nam diễn ra nhanh hơn ở miền Bắc (mặc dù diễn ra còn chậm chạp ở cả 2 miền, kể cả ở các tỉnh miền Nam). Như vậy, có thể nhận định rằng có một quá trình tích tụ đất đai đang diễn ra chậm chạp ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. 3.2. Sự phân bố khác nhau về diện tích đất nông nghiệp giữa hộ giàu (có nhiều đất) và hộ nghèo (có ít đất). Đồng thời, nhóm hộ giàu sử dụng đất SXNN đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, còn nhóm hộ nghèo là thấp nhất Trong ba loại đất SXNN, đất lâm nghiệp và đất thủy sản thì nhóm hộ giàu quản lý và sử dụng nhiều hơn nguồn lực đất đai có khả năng sinh lời cao (đất SXNN và đất thủy sản), còn nhóm hộ nghèo sử dụng nguồn lực đất lâm nghiệp sinh lời thấp hơn. 77 Như vậy, đất có khả năng sinh lời cao (đất SXNN và đất thủy sản) thường tập trung ở hộ giàu nhiều hơn hộ nghèo, còn đất rừng sinh lời ít hơn thì lại tập trung ở hộ nghèo nhiều hơn. Ở đây có sự phân bố khác nhau về nguồn lực đất nông nghiệp giữa hộ giàu và hộ nghèo. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nhóm hộ giàu đã sử dụng và khai thác đất SXNN đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, còn nhóm hộ nghèo là thấp nhất. Từ đây dẫn đến kết luận rằng, có sự quản lý và sử dụng khác nhau về nguồn lực đất nông nghiệp giữa hộ giàu và hộ nghèo. Kết quả này là đại diện cho nông thôn cả nước trong nhiều năm thời kỳ đổi mới. 3.3. Đất nông nghiệp (cùng với các nhân tố khác) tác động đến giảm nghèo, tăng giàu và nâng cao mức sống cho hộ nông thôn Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm hộ nghèo thường có một số đặc điểm là người dân tộc thiểu số, trình độ học vấn thấp, đông nhân khẩu và nhiều người sống phụ thuộc (ăn theo), có nhiều lao động làm nông nghiệp, sinh sống ở vùng KT-XH khó khăn. Trái lại, nhóm hộ giàu thường có một số đặc điểm là người Kinh và Hoa, trình độ học vấn cao hơn, ít nhân khẩu và ít người phụ thuộc, có nhiều lao động làm nghề phi nông nghiệp, sinh sống ở vùng KT-XH thuận lợi hơn. Những đặc điểm này chính là các nhân tố tác động làm giảm hộ nghèo và tăng hộ giàu, và nâng cao mức sống cho hộ gia đình nông thôn. Đồng thời, nhân tố đất nông nghiệp (đặc biệt là đất SXNN và đất thủy sản, bao gồm cả gia tăng diện tích các loại đất và trị giá thu nhập trên đơn vị diện tích – tức hiệu quả sản xuất) cũng có tác động làm giảm hộ nghèo và tăng hộ giàu, và nâng cao mức sống cho hộ gia đình nông thôn nhưng không nhiều so với các nhân tố khác ngoài đất nông nghiệp. Trong khi đó, các nhân tố là dân tộc nào, số người trong hộ làm việc ở cơ quan nhà nước, có là hộ nông nghiệp hay không, có ở gần cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ hay không và có sống ở vùng KT-XH thuận lợi hơn hay không đều thể hiện sự tác động nhiều hơn cả (so với tác động của đất nông nghiệp). Đó là thực tế khách quan trong quá trình phát triển ở nông thôn. Nhìn theo cả giai đoạn 20 năm (1992~2012), nhân tố đất SXNN luôn có tác động làm giảm hộ nghèo và tăng hộ giàu, và nâng cao mức sống cho hộ gia đình nông thôn nhưng không nhiều so với các nhân tố ngoài đất nông nghiệp. Trong khi đó, các nhân tố ngoài đất nông nghiệp thể hiện sự tác động nhiều hơn cả (so với tác động của đất SXNN). 78 KHUYẾN NGHỊ 1. Xây dựng mô hình xã hội trung lưu Trên cơ sở trình bày ở Chương I cho thấy thực trạng bất bình đẳng mức sống trong cả nước nói chung và khu vực nông thôn nói riêng có xu hướng phân hóa thành hai cực. Bản chất của thực trạng này là do mô hình phân tầng hai cực hình kim tự tháp quy định (Mục 1.6, Chương I), mà biểu hiện của nó trong đời sống xã hội là hiện tượng phân cực giữa các nhóm hộ giàu nghèo. Như vậy, tất cả đều thuộc về mô hình phân tầng hai cực hình “kim tự tháp” quy định. Đây là cơ sở để dẫn tới khuyến nghị rằng, cần phải xây dựng mô hình có các tầng lớp xã hội ở giữa (phần thân tháp – tầng lớp trung lưu) phình ra to nhất, hoặc gọi là mô hình xã hội trung lưu có hình dạng “quả trám”. Phần thân tháp này sẽ bao gồm các tầng lớp của xã hội công nghiệp. Mô hình xã hội trung lưu có dạng “quả trám” sẽ thay thế cho mô hình phân tầng xã hội hình “kim tự tháp” hiện nay. Đây cũng là xu hướng vận động của các xã hội đang trong quá trình công nghiệp hóa: “Theo hầu hết những quan sát, giai cấp trung lưu hiện nay bao gồm phần lớn dân số nước Anh và hầu hết các nước đã công nghiệp hóa khác” (Giddens, 2001:293). Sở dĩ như vậy, bởi vì khi một quốc gia nào đó trở thành nước công nghiệp, thì các tầng lớp đặc trưng cho xã hội công nghiệp và hiện đại phải thể hiện rõ và chiếm tỉ lệ đông đảo, còn các tầng lớp của xã hội truyền thống (đặc biệt là nông dân) ngày càng nhỏ bé. Mô hình xã hội có tầng lớp trung lưu đông đảo sẽ ít phân cực hơn. Sự tăng lên của tầng lớp trung lưu có tác dụng làm giảm đi sự xung đột xã hội. Tầng lớp trung lưu như là một “khâu trung gian”, như là chiếc “van an toàn” có tác dụng “điều hòa” sự xung đột xã hội, làm giảm đi sự xung đột giữa các tầng lớp ở hai cực: “Sự tồn tại một giai cấp trung lưu đông đảo đáp ứng như là cái giảm xóc về chính trị và kinh tế, và nhen nhóm lên hy vọng di động xã hội của con người và trách nhiệm của họ đối với trật tự xã hội, kinh tế và chính trị” (Persell, 1987:214). Tầng lớp xã hội trung lưu sẽ đảm bảo cho sự phát triển ổn định, hài hòa và bền vững của một cấu trúc xã hội hiện đại. Khi mô hình xã hội trung lưu có dạng “quả trám” trở thành hiện thực, thì nó sẽ thay thế cho mô hình “kim tự tháp” hiện nay ở Việt Nam. Đến khi ấy, xã hội Việt Nam mới thực sự trở thành một nước công nghiệp. Với mô hình xã hội trung lưu có dạng “quả trám”, sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp sẽ được giải quyết một cách căn bản. Còn hiện nay, dù cho mọi cố gắng làm hạn chế sự phân cực giàu nghèo và nâng cao mức sống cho người dân (đặc biệt tầng lớp nông dân) là rất cần thiết, nhưng cố gắng đó vẫn bị giới hạn trong khuôn khổ của hệ thống phân tầng xã hội hình “kim tự tháp” – một mô hình từ trong bản chất có sự bất bình đẳng vào loại cao (Đỗ Thiên Kính, 2011:129-130). Đồng thời, người nông dân có mức sống vào loại thấp nhất trong các tầng lớp xã hội. Theo cách nhìn nghèo đói từ hệ thống phân tầng xã hội hình “kim tự tháp” cho thấy tầng đáy chiếm hữu và kiểm soát nguồn lực ít nhất trong xã hội. Do vậy tầng này cũng tập trung nghèo đói cao nhất – là nơi chủ yếu chứa đựng tình trạng nghèo đói của toàn xã hội. Như thế, một cách nhìn khác căn bản hơn về nguyên nhân nghèo đói là nằm ở trong bản thân hệ thống phân tầng xã hội hình “kim tự tháp” quy định. Khi đáy tháp còn lớn (tức là tầng lớp nông dân còn đông) thì tình trạng nghèo đói ở đáy tháp còn nhiều. Do vậy, giải 79 pháp căn bản để xóa đói giảm nghèo là phải làm biến đổi mô hình “kim tự tháp” trở thành mô hình “quả trám”. Theo đó, tầng lớp nông dân cũng giảm đi tương ứng để các thành viên của tầng lớp này di động lấp đầy những vị trí ở các tầng lớp bên trên sẽ được mở ra rộng rãi. Sự giảm nghèo như thế mới là căn bản. 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế tư nhân Từ mục 1.1 trên đây, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xây dựng mô hình xã hội trung lưu? Để trả lời câu hỏi này, cần tìm hiểu ở tầng sâu hơn là phải quy về nền tảng kinh tế mà trên đó xây dựng nên mô hình xã hội trung lưu. Nền tảng kinh tế ở đây, tức là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp sao cho để tạo ra và mở rộng các vị trí lao động, việc làm ở khu vực dành cho tầng lớp trung lưu. Theo cách diễn đạt của kinh tế học, đó chính là quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp do cơ cấu kinh tế quy định. Như vậy, sự thay đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa sẽ quy định chủ yếu sự biến đổi về hệ thống các tầng lớp xã hội. Khi cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng công nghiệp sẽ dẫn tới kết quả là giảm tỉ lệ những tầng lớp của xã hội truyền thống và kéo theo sự tăng dần các tầng lớp đặc trưng cho xã hội công nghiệp. Nhưng, cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay chưa thay đổi mạnh để tạo ra và mở rộng các vị trí lao động, việc làm ở khu vực dành cho tầng lớp trung lưu để người nông dân di chuyển đi lên vào những vị trí đó. Nếu không có sự thay đổi ở đường lối chiến lược thuộc về cơ cấu kinh tế, thì tầng lớp nông dân đông đảo hiện nay (kể cả thế hệ tương lai) giảm đi còn chậm chạp. Điều này đòi hỏi phải phát triển ưu tiên/chủ đạo mạnh mẽ kinh tế tư nhân (dựa trên sở hữu tư nhân, bao gồm các thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) thì sẽ tạo ra việc làm, nghề nghiệp mới nhiều hơn, so với việc làm được tạo ra từ kinh tế nhà nước (dựa trên sở hữu nhà nước/công hữu). Từ đây, đến lượt nó đòi hỏi phải chăng nên xem xét lại quan điểm chiến lược coi kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo? Phải chăng nên thay đổi quan điểm này bằng chiến lược coi kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo? Kinh tế nhà nước chiếm dụng chủ yếu các nguồn lực của quốc gia, nhưng lại tạo ra số lượng của cải không tương xứng – đóng góp được khoảng 1/3 GDP cả nước, làm ăn kém hiệu quả và tạo ra tỉ lệ việc làm ít ỏi (khoảng 10% – Tổng cục Thống kê, 2015:114). Trong khi đó, kinh tế ngoài nhà nước thì không như vậy. Khuyến nghị trên đây không phải là mới. Điểm mới là ở chỗ nó dựa trên cơ sở tiếp cận xã hội học, và cùng với cách tiếp cận kinh tế học nhằm xem xét hiện thực theo hai phương diện kinh tế và xã hội. Do vậy, cả hai cách tiếp cận này cùng đưa ra cái nhìn căn bản về cấu trúc kinh tế - xã hội. Về khuyến nghị này, cũng đã được nhiều chuyên gia (trong nước và nước ngoài) làm việc ở Việt Nam đưa ra. 3. Thực hiện đa hình thức sở hữu về đất đai để tích tụ, tập trung đất SXNN Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, quá trình tích tụ và tập trung đất nông nghiệp (trong đó chủ yếu là đất SXNN) đang diễn ra chậm chạp ở nông thôn Việt Nam. Đây cũng là xu hướng chung của các nước đã và đang công nghiệp hóa trên thế giới. Chính vì vậy, đường lối Đại hội lần thứ XII của Đảng đã đưa ra là: “Có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp.” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016:93). Từ đây, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tích tụ và tập trung đất SXNN đang diễn ra còn chậm chạp ở nông thôn? Để trả lời câu 80 hỏi này, tôi đề xuất khuyến nghị có tiêu đề như trên và được trình bày chi tiết dưới đây. Muốn tích tụ và tập trung ruộng đất, phải thực hiện cơ chế thị trường đầy đủ đối với đất nông nghiệp. Cơ chế thị trường sẽ điều tiết giá trị đất nông nghiệp một cách linh hoạt và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đất nông nghiệp là hàng hóa trong cơ chế thị trường. Từ đây, quyền sở hữu tư nhân đối với hàng hóa đất nông nghiệp phải được bảo đảm thì thị trường đất nông nghiệp mới hoạt động đầy đủ và hoàn hảo (thuận mua, vừa bán). Quyền sở hữu tư nhân đối với ruộng đất đã làm tăng hiệu quả sử dụng của nó ở các nước trên thế giới30. Thực tế trong lịch sử đã tồn tại sở hữu tư nhân về ruộng đất ở Việt Nam. Đặc biệt, lịch sử chế độ sở hữu ruộng đất ở Nam Bộ (Việt Nam) cũng là như vậy. “Đó là chế độ tư hữu ruộng đất chiếm địa vị thống soái trong phần lớn lịch sử phát triển của vùng đất [Nam Bộ] này. [...] Nếu vào thuở ban đầu ruộng đất chủ yếu là do nông dân khai khẩn thì ngày nay ruộng đất của các thế hệ con cháu phần lớn đều do ông bà cha mẹ để lại và/hoặc do mua bán mà tạo lập được.” (Trần Hữu Quang, 2014:20). Hoặc là, hiện tượng “phụ canh” 31 ở Nam Bộ đã chứng tỏ ruộng đất không lệ thuộc và không bị định đoạt bởi làng xã, bởi vì nó là tài sản tư nhân của nông hộ. Bởi vì ruộng đất là tài sản tư nhân ở vùng này, cho nên người dân coi đất đai là hàng hóa trong thị trường mua bán ruộng đất ở Nam Bộ. Đồng thời, thị trường ruộng đất đã vượt khỏi ranh giới hành chính làng xã để tạo nên hiện tượng “phụ canh” ở trên. (Trần Hữu Quang, 2014:20, 22, 24). Ở Việt Nam, chế độ công hữu về đất nông nghiệp đã gây ra sự lãng phí nguồn lực quan trọng này và đem lại hiệu quả kinh tế thấp32. Bởi vì thu Ở nhiều quốc gia, sở hữu nhà nước về đất đai là không hiệu quả và có thể gây hại đến sự phát triển của khu vực tư nhân. Chẳng hạn ở Gana, nhà nước sở hữu tới 40% diện tích đất đô thị và vùng ngoại thành. Hầu hết 40% diện tích này đều chưa được sử dụng hiệu quả. Giả sử nếu những diện tích đất đó được chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất cho khu vực tư nhân, thì chẳng những có thể cải thiện việc sử dụng đất mà còn làm tăng nguồn thu cho chính phủ và xóa bỏ một nguồn tiềm năng gây ra tham nhũng. Hoặc là trong thập niên 70, nhằm mục đích thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội, nhiều chính phủ ở châu Phi đã thực hiện chế độ sở hữu nhà nước (hoặc độc quyền nhà nước) trong việc phân bổ đất đai, thậm chí nhiều nơi còn quốc hữu hóa đất đai. Điều này thường gây ra những sai lầm trong quản lý và tham nhũng ở mức cao. Một thí dụ khác về những sai lầm và kém hiệu quả của việc nhà nước sở hữu đất đai đã dẫn đến quá trình tư nhân hóa đất của doanh nghiệp và các nông trường quốc doanh ở Đông Âu và Cộng đồng các Quốc gia độc lập (CIS). Do vậy, trao lại đất thuộc sở hữu nhà nước chuyển sang cho sở hữu tư nhân sẽ cải thiện được tình hình sử dụng đất và khuyến khích đầu tư.” (Ngân hàng Thế giới, 2004:228, 229, 231). 31 Tức là, ngoài việc những nông hộ có ruộng đất ở làng xã thường trú của mình, thì họ cũng còn có ruộng đất canh tác ở xã khác, huyện khác và thậm chí cả tỉnh khác nữa. 32 Ví dụ thứ nhất minh họa cho tình trạng này có thể dẫn chứng ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ quan liêu bao cấp – thời kỳ kinh tế tập thể hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Trong thời kỳ này ở khu vực nông thôn, thu nhập từ kinh tế tập thể hợp tác xã được sản xuất ở 95% diện tích đất nông nghiệp thuộc chế độ công hữu với phần lớn thời gian lao động, chỉ đem lại khoảng 30~40% thu nhập cho hộ gia đình. Khoảng 60~70% thu nhập còn lại của hộ lại được sản xuất ở 5% diện tích ruộng đất tư hữu dành để làm kinh tế phụ gia đình với lao động tranh thủ ngoài giờ (Pham Xuan Nam, 2001:87). Đây là một nghịch lý trong thời kỳ này. Nghịch lý này do chế độ tập thể hóa nông nghiệp, đặc biệt là chế độ công hữu đối với ruộng đất theo cơ chế quan liêu bao cấp tạo ra. Ví dụ thứ hai ở Việt Nam, tình trạng sử dụng đất nông lâm trường quốc doanh hiện nay đang gây ra tình trạng lãng phí và sử dụng kém hiệu quả nguồn lực đất đai này. Cụ thể, ngày 10-11-2015, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về Báo cáo giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004-2014. Báo cáo Kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: “Các nông, lâm trường hiện nay được Nhà nước giao quản lý với diện tích đất đai khá lớn (hơn 7,9 triệu ha, trong đó có hơn 2,4 triệu ha rừng sản xuất; 638.985 ha đất sản xuất nông nghiệp và 236.619 ha đất chưa sử dụng). Tuy nhiên, cho đến nay các nông, lâm trường đều quản lý, sử dụng đất kém hiệu quả, giao khoán sử dụng sai mục đích, sai đối tượng khá nhiều dẫn đến thất thoát, lãng phí tài nguyên đất đai còn khá phổ biến.” 30 81 nhập ít ỏi từ đất nông nghiệp đã dẫn tới tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng, trả lại ruộng đất hiện nay ở miền Bắc 33. Tình trạng nông dân bỏ ruộng ở miền Bắc hiện nay có thể là biểu hiện sự gắn kết lỏng lẻo của người dân với đối với đất nông nghiệp. Còn ở miền Nam không có tình trạng nông dân bỏ ruộng. Điều đó phải chăng là do đất SXNN ở miền Nam thuộc về tư hữu ngầm ẩn, cho nên đã gắn kết người dân với ruộng đất? Từ đây, nên trao quyền sở hữu tư nhân đất SXNN (tức là thực hiện đa hình thức sở hữu các loại đất nói chung) cho người dân thì sẽ càng làm tăng giá trị của nguồn lực tài sản này, bởi vì đất SXNN là tư liệu sản xuất của người dân. Thực hiện điều này sẽ đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất ở nông thôn Việt Nam. Điều đó sẽ dẫn tới làm tăng hiệu quả và tăng sự đóng góp của sử dụng ruộng đất đến mức sống hộ gia đình. Quá trình tư nhân hóa đất SXNN để tích tụ và tập trung ruộng đất trong hàm ý chính sách này cũng là xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới. Như vậy, sở hữu tư nhân đất SXNN (hoặc đa hình thức sở hữu các loại đất nói chung) là điều kiện cơ bản nhất để tích tụ và tập trung đất nông nghiệp nói chung và đất SXNN nói riêng. Về sở hữu đất đai, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Công Tạn đã “đề nghị thừa nhận chế độ đa sở hữu đất đai ở nước ta” (Nhân Dân điện tử, ngày 10/11/2015). Trong cuộc họp, có đại biểu Quốc hội còn nêu lên vấn đề mâu thuẫn, xung đột đất đai giữa người dân và các công ty nông lâm nghiệp đang xảy ra thường xuyên. Nguyên nhân là do người dân thiếu đất sản xuất, các công ty nông lâm nghiệp lại để đất hoang hóa nhiều. Và mâu thuẫn này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân và làm giảm cơ hội sản xuất kinh doanh của họ. Ví dụ thứ ba về hiệu quả đất nông lâm trường do nhà nước quản lý trong 10 năm (2004~2014) đã nộp ngân sách hàng năm như sau: “Quản lý nhà nước đối với đất nông lâm trường được coi là “kém hiệu quả”. Tình trạng thất thoát, lãng phí trong sử dụng đất nông lâm trường đang trở nên khó kiểm soát. Trong 10 năm, hàng triệu ha đất nông lâm trường chỉ nộp ngân sách được 1.800 tỉ đồng. Tính ra mỗi ha chỉ có 90.000 đồng, tức là khoảng 10kg gạo (tương đương 3.240 đồng/sào – Đỗ Thiên Kính thêm vào). Đó là hiệu quả đáng chua xót mà nguồn lực đất đai đang mang lại cho ngân sách. Lợi ích thật của nó đang chảy vào túi ai?” (Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, ngày 12/11/2015). “Hiệu quả đáng chua xót” này của đất nông lâm trường do nhà nước quản lý đã ngược hẳn lại với hiệu quả thu nhập từ đất rừng do hộ gia đình quản lý và sử dụng trong Bảng 2.7 (Chương II). 33 Minh họa cho tình trạng này có thể dẫn chứng “Ở nhiều nơi tại ĐBSH, nông dân đã bỏ đất, không đầu tư thâm canh sản xuất vì thu nhập từ trồng trọt không đáng kể, trong khi đó, thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất không hoạt động, người không sản xuất vẫn giữ đất, bỏ phí trong khi nhiều người sản xuất giỏi có thể trở thành các chủ trại tương lai lại không thể tập trung đất đai.” (Đặng Kim Sơn, 2008:48). Về sự đóng góp ít ỏi vào thu nhập từ làm ruộng cũng đã được phản ánh khá chi tiết trên các phương tiện truyền thông rộng rãi. Chiều ngày 31/10/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, ông Nguyễn Quốc Cường – Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – đã phát biểu ở Hội trường về tình hình KT-XH cho biết tình trạng nông dân bỏ ruộng không làm ngày càng nhiều ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Đây là điều bất bình thường. Nguyên nhân chính của tình trạng này là sản xuất nông nghiệp có hiệu quả thấp (thu nhập thấp), đặc biệt là trồng lúa (mỗi sào ruộng có lãi khoảng 200.000 đồng/vụ mà kéo dài trong thời gian 3-4 tháng). Thu nhập thấp thế mà người nông dân không bỏ ruộng mới là điều không bình thường (Công Minh, 2013; Thanh Xuân – Minh Huệ, 2014). Tình trạng nông dân bỏ ruộng cho đến hiện nay (2015) vẫn ngày một tăng. Ngày 27/11/2015, tại “Hội thảo quốc gia về Đất Việt Nam: hiện trạng sử dụng và thách thức” do Hội Khoa học Đất Việt Nam tổ chức, các chuyên gia đánh giá tình trạng “nông dân bỏ ruộng” là “vấn đề lớn chứ không còn nhỏ nữa”. Nông dân “chê” ruộng vì “làm không đủ ăn” (Minh Nhật, 2015). Theo thống kê (2013) của Bộ NN&PTNT cho thấy, trong năm 2012-2013 cả nước đã có 42.785 hộ (thuộc 25 tỉnh trên cả nước) bỏ không đất canh tác với trên 6.882 ha. Trong đó, có trên 3.407 hộ trả ruộng (trả quyền sử dụng đất). Năm 2014-2015, tình trạng này có xu hướng tăng lên. Năm 2012 trở về trước, việc bỏ hoang ruộng đất mới xảy ra ở các tỉnh miền Bắc. Đến nay (2013), xuất hiện ở các tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định) ngày càng có nhiều hộ nông dân bỏ ruộng (bình quân mỗi tỉnh có khoảng 7% hộ). Riêng miền Nam (2013) chưa xuất hiện tình trạng nông dân bỏ ruộng. Có thể chia ra thành 3 loại/dạng bỏ ruộng: Thứ nhất là bỏ ruộng 1 vụ, làm 1 vụ; thứ hai là bỏ ruộng để cho ruộng “nghỉ” nhằm tăng độ màu của đất; thứ ba là bỏ ruộng vì sản xuất không hiệu quả. Hai dạng bỏ ruộng đầu tiên là bình thường, nhưng nông dân Việt Nam chưa nghĩ tới việc cho đất “nghỉ”. Trong khi đó, chính sách nhà nước cũng đang khuyến khích tăng vụ, cho nên bỏ ruộng chắc chắn là do thu nhập thấp. Đây mới là chuyện đáng suy nghĩ. (Thanh Xuân – Minh Huệ, 2014; Nguyễn Thế Tràm, 2015; Minh Nhật, 2015). 82 (Nguyễn Công Tạn, 2013). Quá trình tư nhân hóa đất đai để tích tụ và tập trung ruộng đất trong hàm ý chính sách này cũng là xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới. Cùng quan điểm này, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn Đặng Kim Sơn cũng chia sẻ: “Đa số quốc gia trên thế giới áp dụng hình thức đa sở hữu trong phạm trù sử dụng đối với đất đai. Ngay ở nước ta, chế độ sở hữu đa hình thức được ghi nhận đến Hiến pháp năm 1960. Hiến Pháp năm 1980 tuyên bố chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai nhưng trên thực tế, quan hệ liên quan tới đất đai không thay đổi đáng kể cho đến khi sửa đổi Luật Đất đai năm 2001 và năm 2003 phân cấp quản lý rộng hơn cho chính quyền địa phương và xuất hiện các vụ việc thu hồi đất quy mô lớn thì vấn đề này mới trở thành đề tài có nhiều thảo luận” (Mai Thanh, 2016). Như vậy, sở hữu tư nhân đất đai (đa hình thức sở hữu) là điều kiện cơ bản nhất để tích tụ và tập trung đất sản xuất nông nghiệp: “Vẫn còn thiếu quyền sở hữu tư nhân đối với ruộng đất – cái cơ bản nhất của quá trình tập trung ruộng đất vào tay một số ít người” (Vũ Tuấn Anh, 1990:10). Điều này đòi hỏi tiếp tục phải xóa bỏ hạn điền và xóa bỏ thời hạn giao đất, hoặc là giao đất vô thời hạn (Đặng Hùng Võ, 2012). Tức là tiếp tục phải sửa đổi Luật Đất đai và những luật khác có liên quan (Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, 2015 – Thùy Liên thực hiện). 83 Phục lục Công thức tính toán34 các ví dụ về sự thay đổi xác suất tình trạng giàu nghèo trong mô hình hồi quy logistic bậc ba (3 chủng loại) về 2 nhóm giàu, nghèo. Xác suất giàu, nghèo ước tính khi 1 biến số Biến số phụ thuộc: Y (1) = nhóm nghèo (giá trị = 1) độc lập thay đổi (các biến còn lại không đổi) Y (2) = nhóm so sánh (giá trị = 2) và xác suất ban đầu là Pnghèo và Pgiàu (%): Y (3) = nhóm giàu (giá trị = 3) Nhóm nghèo (%) Nhóm giàu (%) Biến số Hệ số của phương Hệ số của phương độc lập: trình Y (1) trình Y (3) Pnghèo Pgiàu X1 a1 b1 Pnghèo(1) Pgiàu(1) X2 a2 b2 Pnghèo(2) Pgiàu(2) ... ... ... ... ... xn an bn Pnghèo(n) Pgiàu(n) e an  Pngheon   1  Pngheo  Pgiau    bn  an Pgiau Pngheo     1 e   e     1  Pngheo  Pgiau   1  Pngheo  Pgiau   e bn  Pgiaun   Pngheo Pgiau 1  Pngheo  Pgiau  an   bn  Pgiau Pngheo     1 e   e     1  Pngheo  Pgiau   1  Pngheo  Pgiau   - Pnghèo và Pgiàu là xác suất ban đầu của 2 nhóm giàu nghèo. - Pnghèo(n) và Pgiàu(n) là xác suất ước tính khi biến độc lập x n thay đổi. - an và bn là hệ số của phương trình hồi quy logistic bậc ba (3 chủng loại) cho nhóm nghèo và nhóm giàu. Công thức tính được tôi biên tập lại từ tài liệu song ngữ Anh – Việt (Haughton et al., 1999a:262-266; Haughton và những người khác, 1999:250-254). 34 84 Tài liệu trích dẫn Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, ngày 12/11/2015: http://vov.vn/chinh-tri/quochoi/that-thoat-lang-phi-dat-nong-lam-truongkhong-the-do-loi-cho-lich-su448829.vov Bilton, Tony et al.. 1993. Nhập môn xã hội học (bản dịch tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Anh, 1987). Hà Nội: Nxb. Khoa học xã hội. Bùi Minh, Bế Quỳnh Nga, Đặng Thị Việt Phương. 2012. Ruộng đất, nông dân và mấy vấn đề phát triển nông thôn. Tạp chí Xã hội học. Số 3 (119)-2012: 26~34. Bùi Quang Dũng, Đặng Thị Việt Phương. 2011. Một số vấn đề ruộng đất qua cuộc điều tra nông dân 2009-2010. Tạp chí Khoa học xã hội. Số 9 (157)-2011: 12~23. Công Minh (ghi chép). 2013. “Khi nông dân làm đơn xin… trả ruộng (?!)” http://www.baomoi.com/Khi-nong-dan-lam-don-xin-traruong/144/12422926.epi (ngày 15-11-2013) Đảng Cộng sản Việt Nam. 2016. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội. Đặng Hùng Võ. 2012. Thời hạn và hạn điền - những thúc giục từ thực tế (http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/20120210/thoi-han-va-han-dien---nhungthuc-giuc-tu-thuc-te/476864.html) - Báo Tuổi trẻ online (ngày 10/2/2012). Đặng Kim Sơn. 2008. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia. Đỗ Thiên Kính. 2017. Mô hình phân tầng hai cực ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Xã hội học. Số 3, hoặc Số 4-2017 (sắp xuất bản). Đỗ Thiên Kính. 2011. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ 2009-2010: “Một số vấn đề cơ bản về biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam giai đoạn 20112020” (Tài liệu lưu trữ tại thư viện Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam). Giddens, Anthony. 2001. Sociology - 4th edition. Polity Press. UK. Haughton, Dominique and Jonathan Haughton. 1999a. Statistical Techniques for the Analysis of Household Data (Haughton, Dominique et al. 1999. Health and Wealth in Vietnam: An Analysis of Household Living Standards. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies). Haughton, Dominique và Jonathan Haughton. 1999b. Kỹ thuật thống kê phân tích số liệu về hộ gia đình (Trong sách: Haughton, Dominique và những người khác. 1999. Hộ gia đình Việt Nam nhìn qua phân tích định lượng. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia). Kerbo, Harold R. 2000. Social Stratification and Inequality: Class Conflict in Historical, Comparative, and Global Perspective – 4th edition. New York: The McGraw-Hill. 85 Lâm Quang Huyên. 2007. Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Khoa học xã hội. Mai Thanh. 2016. “Phá” ba rào cản vĩ mô trong tích tụ ruộng đất (http://enternews.vn/pha-ba-rao-can-vi-mo-trong-tich-tu-ruong-dat.html - Báo Diễn đàn Doanh nghiệp điện tử của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam). Minh Nhật. 2015. “Đảm bảo an ninh lương thực: Phải “níu” nông dân ở lại với ruộng đồng” - http://www.phapluatplus.vn/dam-bao-an-ninh-luong-thucphai-niunong-dan-o-lai-voi-ruong-dong-d1549.html (Báo Pháp luật Plus Việt Nam, ngày 01-12-2015). Ngân hàng Thế giới. 2004. Chính sách Đất đai cho Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo. Hà Nội: Nxb. Văn hóa - Thông tin. Ngân hàng Thế giới và các tác giả khác. 2003. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004: Nghèo. Nguyễn Công Tạn (Bộ trưởng). 2013. Vài ý kiến về chính sách đất đai đối với nông nghiệp và nông dân (http://truyenthong.omard.gov.vn/index.php/vai-y-kien-vechinh-sach-dat-dai-doi-voi-nong-nghiep-va-nong-dan/ - Website của Văn phòng Bộ NN&PTNT). Nguyễn Thế Tràm. 2015. “Làm gì trước tình trạng người nông dân bỏ ruộng?” http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1192-lam-gi-truoc-tinhtrang-nguoi-nong-dan-bo-ruong?.html (Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 1-2015). Nguyễn Văn Sửu. 2010. Đổi mới chính sách đất đai ở Việt Nam – từ lý thuyết đến thực tiễn. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia. Nhân Dân điện tử, ngày 10/11/2015: http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_chinhtri/_mobile_tintucsukien/ite m/27939002.html. Persell, Caroline Hodges. 1987. Understanding society. An introduction to sociology. New York: Happer and Row Publisher. Tham khảo bản dịch tiếng Việt: Caroline Hodges Persell. 1992. Chương 9, 10: Phân tầng xã hội, giai cấp xã hội và sự nghèo khổ (tài liệu lưu trữ tại thư viện Viện Xã hội học, mã xếp giá TL 2021). Pham Xuan Nam (ed.). 2001. Rural Development in Vietnam. Ha Noi: Social Scientific Publishing House. Ravallion, Martin và Dominique van de Walle. 2008. Đất đai trong thời kỳ chuyển đổi: Cải cách và Nghèo đói ở Nông thôn Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Văn hóa Thông tin. Scott, J. et al. 2009. A Dictionary of Sociology - Third Edition Revised. New York: Oxford University Press. Thanh Xuân – Minh Huệ. 2014. “Bài cuối: Cần 2 cuộc cách mạng chống tình trạng 86 nông dân bỏ ruộng” - http://danviet.vn/event/nong-dan-bo-ruong-313.html (Báo điện tử của báo Nông thôn Ngày nay, ngày 22-02-2014). Thùy Liên. 2015. “Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Đất đai là điểm nghẽn lớn nhất” http://baodautu.vn/thu-hut-dau-tu-vao-nong-nghiep-dat-dai-la-diem-nghen-lonnhat-d34931.html (Báo Đầu tư điện tử - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 03-112015). Tổng cục Thống kê. 2015. Niên giám thống kê 2014. Hà Nội: Nxb. Thống kê (văn bản điện tử). Tổng cục Thống kê. 2014. Kết quả Khảo sát Mức sống Dân cư năm 2012. Hà Nội: Nxb. Thống kê. Tổng cục Thống kê. 2012. Sổ tay khảo sát mức sống dân cư năm 2012. Hà Nội. Tổng cục Thống kê. 2011. Kết quả Khảo sát Mức sống Dân cư năm 2010. Hà Nội: Nxb. Thống kê. Tổng cục Thống kê. 2000. Điều tra Mức sống Dân cư Việt Nam 1997-1998. Hà Nội: Nxb. Thống kê. Tổng cục Thống kê. 1994. Khảo sát Mức sống Dân cư Việt Nam 1992-1993. Hà Nội: Nxb. Thống kê. Trần Hữu Quang. 2014. “Nông dân và ruộng đất ở Nam Bộ: Những đặc trưng và bài toán phát triển”. Tạp chí Xã hội học. Số 3 (127)/2014: 19-34. Hà Nội. Vũ Tuấn Anh. 1990. Về sự chuyển biến cơ cấu xã hội và định hướng giá trị ở nông thôn trong quá trình đổi mới kinh tế. Tạp chí Xã hội học. Số 4 (32)/1990: 9~11. Hà Nội. 87