Academia.eduAcademia.edu
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8, pp. 107-116 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0202 PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KĨ THUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Văn Hồng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật của trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Tp. HCM được phát triển dựa trên kết quả khảo sát, đánh giá về nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội, chuẩn năng lực chuyên môn và chuẩn nghiệp vụ sư phạm của giáo viên kĩ thuật. Chuẩn đầu ra và nội dung chương trình được liên kết chặc chẽ với hồ sơ năng lực nghề nghiệp theo từng vị trí việc làm. Các học phần trong chương trình được tích hợp phù hợp với năng lực nghề nghiệp và hướng trọng tâm đến việc phát triển năng lực dạy học kĩ thuật và thực hành kĩ năng nghề. Cấu trúc chương trình khung đảm bảo được tính linh hoạt, thực tiễn và khoa học. Từ khóa: Phát triển chương trình đào tạo; Năng lực nghề nghiệp; Giáo viên kĩ thuật; Giáo viên dạy nghề. 1. Mở đầu Chương trình đào tạo là yếu tố cốt lõi, xương sống của quá trình đào tạo. Việc phát triển, cập nhật chương trình đào tạo (CTĐT) luôn được xem là vấn đề sống còn của các cơ sở đào tạo trong bối cảnh phát triển và hội nhập của đất nước, cũng như sự cạnh tranh khốc liệt trong đào tạo như hiện nay. Vì vậy, chương trình đào tạo phải được xây dựng tốt, nội dung đào tạo được lựa chọn phù hợp với nhu cầu xã hội, đặc điểm lĩnh vực đào tạo và nhu cầu học tập của người học sẽ quyết định chất lượng đào tạo và năng lực nghề nghiệp của người học. Điều này đặc biệt cần thiết đối với các CTĐT giáo viên, đào tạo người thầy cho xã hội. Dạy học theo năng lực là một trong những tiếp cận dạy học lấy người học làm trung tâm. Phương pháp này đặt trọng tâm cụ thể vào việc tiếp thu năng lực trong quá trình học tập bằng cách hướng người học vào các tình huống việc làm thực tế chuyên nghiệp, nhằm giúp họ có thể đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn về nghề nghiệp [1, tr 11], [2, tr 8]. Do đó, CTĐT theo định hướng năng lực giúp người học sau khi tốt nghiệp sẽ phát triển được năng lực của họ, đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp trong tương lai [2, tr 8]. Phương pháp dạy học theo định hướng nghề nghiệp đã được đề cập đến trong lĩnh vực đào tạo nghề ở nước ta trong những năm gần đây. Song, đối với việc phát triển và triển khai CTĐT giáo viên, thì phương pháp tiếp cận này vẫn còn là một vấn đề mới. Năm 2005, thông Dự án giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp Việt Nam – Hà Lan [1, tr 5], tám CTĐT được lựa chọn thực hiện thí điểm, trong đó có một số CTĐT giáo viên được triển Ngày nhận bài: 8/7/2016. Ngày nhận đăng: 21/10/2016. Liên hệ: Bùi Văn Hồng, e-mail: bvhonglg@yahoo.com 107 Bùi Văn Hồng khai tại một số trường Đại học Sư phạm ở nước ta. Các CTĐT được xây dựng từ kết quả điều tra thị trường lao động để xác định năng lực nghề nghiệp mà người học phải được trang bị. Quá trình xây dựng và triển khai CTĐT đều có sự tham gia trực tiếp của thị trường lao động. Kết quả đánh giá bước đầu thu được rất khả quan và thể hiện được tính ưu việt của hướng tiếp cận này trong việc xây dựng và triển khai CTĐT [1, tr 7]. Tuy nhiên, duy nhất chỉ có trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên là áp dụng CTĐT theo định hướng nghề nghiệp cho CTĐT giáo viên kĩ thuật (GVKT) và dạy nghề, các trường đại học còn lại tham gia dự án đều áp dụng cho CTĐT giáo viên phổ thông. Trong khi đó, trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSPKT TP. HCM), 12 CTĐT Sư phạm Kĩ thuật đều là đào tạo GVKT và dạy nghề. Đối tượng đào tạo này có những đặc điểm khác nhau so với chương trình đào tạo giáo viên phổ thông. Trong đó, đáng chú ý là sinh viên tốt nghiệp từ 12 CTĐT này có thể chọn làm giáo viên tại các cơ sở giáo dụng nghề nghiệp, cũng có thể chọn làm Kĩ sư Công nghệ tại các nhà máy xí nghiệp. Do đó, CTĐT nhất thiết phải được xây dựng theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu thực tế, phát triển kĩ năng dạy học kĩ thuật dựa trên năng lực chuyên môn đã được hoàn thiện, tăng cường thời gian phát triển kĩ năng dạy học chuyên ngành và kĩ năng thực hành nghề theo tiêu chuẩn quốc gia. Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát triển CTĐT GVKT theo định hướng năng lực nghề nghiệp tại trường ĐHSPKT TP. HCM là cần thiết và phù hợp với thực tiễn hiện nay. Với mục tiêu phát triển CTĐT GVKT phần nghiệp vụ sư phạm (NVSP), trường ĐHSPKT TP. HCM, đáp ứng yêu cầu đào tạo GVKT giỏi về năng lực dạy học kĩ thuật và thực hành kĩ năng nghề, bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về quy trình phát triển chương trình đào tạo theo định hướng năng lực nghề nghiệp và cấu trúc của chương trình đào tạo NVSP đã được phát triển. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Năng lực nghề nghiệp của GVKT 2.1.1. Năng lực nghề nghiệp - Năng lực có thể được hiểu là khả năng thực hiện hành vi nghề nghiệp phù hợp trong các tình huống nghề nghiệp thực tiễn. Hành vi này dựa trên sự tích hợp của kiến thức, các kĩ năng và thái độ, động cơ và tính cách của cá nhân [3, tr. 12]. - Khi vận dụng lí thuyết năng lực vào đào tạo, năng lực nghề nghiệp có thể được xem là sự tụ hợp của bốn lĩnh vực: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực bản ngã. Mối quan hệ của bốn thành tố năng lực này được minh họa như hình 1 [4, tr. 27], trong đó: - Năng lực chuyên môn gồm: kiến thức và hiểu biết trong lĩnh vực chuyên môn cũng như trong lĩnh vực khác có liên quan đến nó; sự ứng dụng các kiến thức trong các hành động trong cuộc sống. Năng lực chuyên môn mang đặc thù Hình 1. Bốn thành tố của năng lực nghề bộ môn: lĩnh hội các tri thức (các sự kiện quy luật, nghiệp [4, tr. 27] định luật, khái niệm); tri thức về các mối quan hệ; hiểu được các loại tài liệu, giải thích cũng như có khả năng nhận xét, đánh giá, chẳng hạn các giả thuyết, lí thuyết. 108 Phát triển chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật theo định hướng năng lực nghề nghiệp... - Năng lực phương pháp: khả năng và sự sẵn sàng sử dụng thành thạo các kĩ năng, thao tác, công cụ để hoàn thành hoạt động. - Năng lực xã hội: nhấn mạnh đến phạm vi giao tiếp và hoạt động của con người; khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội. - Năng lực bản ngã: chính là khả năng tự đánh giá bản thân của con người trong các quan hệ, với tư cách là chủ thể hoạt động và giao lưu. Trong mối quan hệ ở hình 1 cho thấy, năng lực nghề nghiệp chính là điểm chung, tích hợp tất cả 4 năng lực thành phần lại với nhau. Đây chính là kết quả của quá trình đào tạo. Vì vậy, chương trình đào tạo cần phải được xây dựng dựa vào tích hợp các lĩnh vực kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp với lĩnh vực nghề nghiệp, giúp người học rèn luyện và phát triển năng lực nghề nghiệp cá nhân đáp ứng nhu cầu xã hội. 2.1.2. Chuẩn năng lực NVSP của GVKT Năng lực NVSP của GVKT đã được tiêu chuẩn hóa thông qua các quy định ban hành bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với giảng viên, giáo viên tham gia giảng dạy cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) [5], [6] và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đối với giảng viên, giáo viên tham gia giảng dạy cao đẳng, trung cấp nghề [7], cụ thể như sau: Tiêu chuẩn NVSP của giáo viên TCCN Năng lực NVSP của giáo viên TCCN được quy định bởi các tiêu chuẩn sau [6]: a. Tiêu chuẩn 1: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, bao gồm: - Hiểu biết đối tượng giáo dục; - Hiểu biết môi trường giáo dục. b. Tiêu chuẩn 2: Năng lực dạy học, bao gồm: - Lập kế hoạch dạy học; - Lập kế hoạch bài dạy; - Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện dạy học; - Thực hiện kế hoạch dạy học; - Vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; - Sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học; - Xây dựng môi trường dạy học; - Đánh giá kết quả học tập của học sinh; - Quản lí hồ sơ dạy học. c. Tiêu chuẩn 3: Năng lực giáo dục, bao gồm: - Lập kế hoạch các hoạt động giáo dục; - Giáo dục qua các hoạt động dạy học; - Giáo dục qua công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động giáo dục khác; - Hỗ trợ, hướng dẫn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh; - Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh. d. Tiêu chuẩn 4: Năng lực hợp tác trong dạy học và giáo dục, bao gồm: - Hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp trong trường; - Hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp ngoài trường. e. Tiêu chuẩn 5: Năng lực phát triển nghiệp vụ sư phạm, bao gồm: 109 Bùi Văn Hồng - Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; - Đổi mới dạy học và giáo dục. Tiêu chuẩn năng lực Sư phạm dạy nghề (SPDN) đối với giảng viên, giáo viên dạy nghề Năng lực SPDN của giảng viên, giáo viên dạy nghề được quy định bởi các tiêu chuẩn sau [7]: - Trình độ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, thời gian tham gia giảng dạy; - Chuẩn bị hoạt động giảng dạy; - Thực hiện hoạt động giảng dạy; - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học; - Quản lí hồ sơ dạy học; - Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; - Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục; - Quản lí người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập; - Hoạt động xã hội. Đối với giảng viên, giáo viên dạy nghề, ngoài các tiêu chuẩn quy định về kiến thức chuyên môn, năng lực SPDN, còn có tiêu chuẩn quy định về kĩ năng nghề như sau [7]: - Có kĩ năng nghề tương đương trình độ trung cấp nghề hoặc bậc 3/7, bậc 2/6 hoặc là nghệ nhân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. - Có kĩ năng nghề tương đương trình độ cao đẳng nghề hoặc bậc 4/7, bậc 3/6 trở lên hoặc là nghệ nhân cấp quốc gia. - Có kĩ năng nghề tương đương trình độ cao đẳng nghề hoặc bậc 5/7, bậc 4/6 trở lên hoặc là nghệ nhân cấp quốc gia. Nhận xét: Các tiêu chuẩn NVSP và năng lực SPDN là một trong những căn cứ mang tính pháp lí để đánh giá năng lực nghề nghiệp của GVKT. Cả hai bộ tiêu chuẩn này đều dành nhiều tiêu chí quy định cho năng lực dạy học và năng lực giáo dục của giáo viên. Đặc biệt, năng lực thực hành kĩ năng nghề được quy định đối với giảng viên, giáo viên dạy nghề. Tiêu chuẩn NVSP và năng lực SPDN là cơ sở quan trọng để xây dựng hồ sơ nghề nghiệp, hồ sơ năng lực và chuẩn đầu ra trong quy trình phát triển chương trình đào tạo GVKT theo định hướng năng lực nghề nghiệp. 2.2. Quy trình phát triển chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật theo định hướng năng lực nghề nghiệp CTĐT được phát triển dựa trên khung trình độ quốc gia, trong đó, xác định rõ năng lực của người học có được sau khi kết thúc khoá học ở mỗi một trình độ đào tạo. Năng lực của người học được xác định dựa trên hồ sơ nghề nghiệp và năng lực của người lao động. Chương trình đào tạo được phát triển theo định hướng này đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động [4, tr. 142]. Nguyên lí cơ bản của CTĐT theo định hướng năng lực nghề nghiệp là chú trọng đào tạo cho người học đồng thời ba khía cạnh [4, tr. 144]: - Cung cấp kiến thức. - Phát triển năng lực, kĩ năng nghề nghiệp. - Rèn luyện thái độ đối với ngành/nghề mình theo học. Quy trình phát triển chương trình đào tạo được thực hiện theo các bước như hình 2, trong đó: (1) Khảo sát thị trường lao động: chương trình đào tạo được xây dựng bắt đầu từ việc khảo 110 Phát triển chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật theo định hướng năng lực nghề nghiệp... sát nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực đào tạo GVKT, bao gồm: - Khảo sát nhu cầu xã hội thông qua các dự báo, chiến lược phát triển đội ngũ GVKT của trung ương, địa phương và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Khảo sát nhu cầu GVKT về số lượng, chuẩn năng lực nghề nghiệp theo từng vị trí và nhiệm vụ làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động như: các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường phổ thông và doanh nghiệp. - Khảo sát nhu cầu học tập các CTĐT GVKT của học sinh và phụ huynh. Kết quả khảo sát thị trường lao động là các dữ liệu đầu vào quan trọng phục vụ cho việc xác định tính cấp thiết, quy mô đào tạo, vị trí việc làm và yêu cầu về năng lực nghề nghiệp đối với GVKT làm cơ sở cho việc xây dựng hồ sơ năng lực và chuẩn đầu ra phù hợp. Hình 2. Quy trình xây dựng CTĐT [4, tr. 150] (2) Mô tả vị trí việc làm: kết quả khảo sát thị trường lao động cho biết vị trí việc làm và yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của từng vị trí mà GVKT có thể đảm nhận được, từ đó, vị trí việc làm mà người học có khả năng phụ trách sau khi tốt nghiệp được mô tả trong CTĐT. (3) Xây dựng hồ sơ nghề nghiệp: môi trường làm việc, vai trò, nhiệm vụ và chuẩn năng lực nghề nghiệp đối với từng vị trí việc làm, mà người học CTĐT GVKT có thể tham gia sau khi tốt nghiệp, được xác định phù hợp với kết quả khảo sát nhu thị trường lao động và vị trí việc làm của GVKT ngoài xã hội. (4) Xây dựng hồ sơ năng lực (chuẩn đầu ra): mục tiêu giáo dục và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo GVKT được xác định thông qua việc chuyển đổi các chuẩn năng lực nghề nghiệp (chuẩn NVSP, năng lực SPN và nhu cầu nhân lực của đơn vị sử dụng lao động) theo từng vị trí đã được xác định. (5) Xác định danh mục mô đun kiến thức: nội dung CTĐT GVKT, bao gồm các học phần kiến thức, kĩ năng (mô đun/môn học), được lựa chọn phù hợp nhất với chuẩn đầu ra và điều kiện ban đầu để thực hiện chương trình như: sinh viên, giảng viên, nhà trường, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và khung pháp lí. (6) Xây dựng khung chương trình đào tạo: cấu trúc và sắp xếp các học phần kiến thức, kĩ năng đã được xác định phù hợp với định dạng mẫu của CTĐT theo quy định. 111 Bùi Văn Hồng 2.3. Phát triển chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1. Nhu cầu xã hội về GVKT - Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp: có nhu cầu cấp bách đối với đội ngũ giáo viên giỏi về năng lực dạy học kĩ thuật và thực hành nghề, phục vụ cho việc triển khai các CTĐT nghề chất lượng cao, nhất là tại các trường nghề trọng điểm quốc gia. - Đối với doanh nghiệp: nhu cầu cấp bách về cán bộ kĩ thuật vừa giỏi kiến thức chuyên môn, vừa giỏi năng lực thực hành nghề, nhằm khắc phụ tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn nước ngoài, họ có nhu cầu rất lớn về lực lượng lao động giỏi cả về chuyên môn kĩ thuật và NVSP để có thể vừa tham gia sản xuất, vừa thực hiện công tác đào tạo và bồi đưỡng nguồn nhân lực ngay tại doanh nghiệp. - Đối với người học: ngày càng có nhiều sinh viên đăng kí xét tuyển vào khối ngành đào tạo GVKT (khối ngành SPKT) do những chính sách ưu đãi của nhà nước đối với sinh viên các ngành sư phạm, sự linh hoạt về CTĐT và bằng cấp sau tốt nghiệp của trường. 2.3.2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Người GVKT tốt nghiệp từ trường ĐHSPKT TP. HCM có thể đảm nhận một trong các lĩnh vực nghề nghiệp sau: - Giảng viên, GVKT tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc. - Giáo viên công nghệ, hướng nghiệp và nghề phổ thông tại các trường THCS và THPT trên toàn quốc. - Cán bộ kĩ thuật và đào tạo tại các doanh nghiệp. - Cán bộ nghiên cứu về công nghệ, về giáo dục nghề nghiệp tại các trường học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp. 2.3.3. Năng lực nghề nghiệp CTĐT GVKT tập trung trang bị kiến thức, kĩ năng và thái độ để người học hình thành và phát triển các năng lực nghề nghiệp sau: - Năng lực làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. - Năng lực dạy học kĩ thuật. - Năng lực thực hành nghề theo tiêu chuẩn quốc gia. - Năng lực nghiên cứu phát triển kĩ thuật công nghệ và giáo dục nghề nghiệp. - Năng lực lãnh đạo, làm chủ, làm việc nhóm, phục vụ cộng đồng và phát triển cá nhân. 2.3.4. Chuẩn đầu ra NVSP của chương trình đào tạo GVKT Kết hợp năng lực nghề nghiệp với tiêu chuẩn NVSP [4] và tiêu chuẩn năng lực SPDN [5], chuẩn đầu ra của CTĐT GVKT được xây dựng theo tiếp cận CDIO, như sau: (1) Kiến thức và lập luận ngành SPKT 1. Có kiến thức cơ bản, toàn diện về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kĩ thuật công nghệ có liên quan đến giáo dục nghề nghiệp. 2. Mô tả quy trình thực hành công nghệ, thực hành kĩ năng nghề. 3. Phân tích nhu cầu học tập, trình độ đầu vào và đặc điểm nhận thức của người học. 4. Phân tích đặc điểm nội dung học tập và lĩnh vực ngành nghề của người học. 112 Phát triển chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật theo định hướng năng lực nghề nghiệp... 5. Có kiến thức về việc chuẩn bị và triển khai quá trình dạy học kĩ thuật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. (2) Kĩ năng và tố chất cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp thuộc lĩnh vực SPKT 1. Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động dạy học kĩ thuật đáp ứng chuẩn đầu ra, phù hợp đặc điểm nội dung và nhận thức của người học. 2. Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra. 3. Có năng lực thực hành nghề tương đương bậc 3/5 theo chuẩn Kĩ năng nghề quốc gia. 4. Có khả năng tích hợp các hoạt động giáo dục vào trong quá trình dạy học. 5. Vận dụng kĩ năng mềm (kĩ năng làm việc nhóm, tư duy hệ thống giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng thuyết trình) vào trong hoat động giáo dục nghề nghiệp. (3) Kĩ năng giao tiếp và hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp thuộc lĩnh vực SPKT 1. Hình thành phẩm chất trính trị và nhân cách nhà giáo. 2. Xác định đúng vị trí và năng lực nghề nghiệp của mình trong công việc. 3. Lãnh đạo và làm việc nhóm. 4. Giao tiếp hiệu quả dưới dạng văn bản, thư điện tử, đồ họa và thuyết trình. 5. Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. (4) Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và hoàn thiện hoạt động nghề nghiệp thuộc lĩnh vực SPKT 1. Thiết lập mục tiêu và thiết kế hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục. 2. Triển khai các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục theo kế hoạch. 3. Điều chỉnh và cải tiến hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục. 4. Tự học, tự nghiên cứu, đáp ứng được sự thay đổi của khoa học kĩ thuật công nghệ trong giáo dục nghề nghiệp. 5. Học tập nâng cao trình độ trong lĩnh vực chuyên môn và giáo dục nghề nghiệp. 6. Thực hiện nghiên cứu khoa học trong giáo dục nghề nghiệp. 7. Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường xã hội, môi trường giáo dục liên quan đến hoạt động kĩ thuật. 2.3.5. Danh mục học phần theo các chuẩn đầu ra Danh mục học phần NVSP trong CTĐT GVKT được xác định dựa vào các chuẩn đầu ra đã được trình bày ở mục 2.3.4 và tích hợp nội dung theo CDIO được minh họa như bảng 1, trong đó: - Các con số (1), (2), (3), (4) là các nhóm năng lực chính của chuẩn đầu ra; - Các con số 1, 2, 3,.., 7 là các năng lực thành phần tương ứng trong từng nhóm chuẩn đầu; - Dấu (x) là học phần đáp ứng các năng lực thành phần của chuẩn đầu ra. Bảng 1. Liên kết giữa các chuẩn đầu ra với các học phần NVSP Học phần Các học phần thuộc chương trình công nghệ Tâm lí học đại cương Tâm lí học nghề nghiệp Các chuẩn đầu ra (1) (2) (3) (4) 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 6 7 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 113 Bùi Văn Hồng Giao tiếp ứng xử sư phạm Giáo dục học nghề nghiệp QLHC nhà nước và quản lí ngành giáo dục và đào tạo Phương pháp NCKH giáo dục Ứng dụng CNTT trong dạy học Phương pháp dạy học kĩ thuật Thực hành Kĩ năng dạy học chuyên ngành Phát triển chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo nghề Thực hành Kĩ năng nghề Thực tập Sư phạm x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 2.3.6. Cấu trúc khung chương trình Bảng 2. Khung chương trình đào tạo NVSP Tên học phần 1. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC 1.1. Khối kiến thức GD đại cương Tâm lí học đại cương Giáo dục học nghề nghiệp QLHC nhà nước và quản lí ngành giáo dục đào tạo 1.2. Khối kiến thức GD chuyên ngành Tâm lí học nghề nghiệp Phương pháp dạy học kĩ thuật Thực hành Kĩ năng dạy học chuyên ngành 1.3. Thực tập Sư phạm 1.4. Thực hành Kĩ năng nghề 2. KHỐI KIẾN THỨC TỰ CHỌN (02 trong 04 môn) (1) Phương pháp NCKH giáo dục (2) Giao tiếp ứng xử sư phạm (3) Ứng dụng CNTT trong dạy học (4) Phát triển chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo nghề 114 x Số tín chỉ Tổng LT 24 7 7 2 2 3 3 2 2 8 5 2 2 3 3 3 0 3 0 6 0 4 2 2 2 2 2 2 2 2 TH 0 0 0 0 3 0 0 3 3 6 0 0 0 0 Phát triển chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật theo định hướng năng lực nghề nghiệp... CTĐT NVSP, phần danh mục các học phần, được xây dựng theo cấu trúc mẫu và số tín chỉ cho phép của khung chương trình; đặc điểm nội dung và mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của từng môn học, cụ thể như minh họa ở bảng 2. Nhận xét: CTĐT NVSP được trình bày ở bảng 2 có tổng thời lượng là 26 tín chỉ (TC), trong đó, 24 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn. Tổng thời lượng của chương trình này tương đương với tổng thời lượng 25 TC (21 TC bắt buộc và 04 TC tự chọn) của CTĐT NVSP cho GVKT thuộc trường Đại học Hưng Yên, một trong những trường tham gia Dự án giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp Việt Nam – Hà Lan [3, tr 50]. Tuy nhiên, hai CTĐT NVSP này có sự khác nhau về các học phần giảng dạy. Với mục tiêu: đào tạo ra GVKT có năng lực chuyên môn kĩ thuật, có năng lực thực hành nghề và năng lực dạy học chuyên ngành đáp ứng chuẩn NVSP của GVKT và dạy nghề, trong 26 TC của CTĐT có 6 TC thực hành Kĩ năng nghề và 03 TC thực hành Kĩ năng dạy học chuyên ngành, thuộc khối kiến thức bắt buộc. Hai học phần này giúp sinh viên vận dụng những kiến thức kĩ thuật và NVSP đã học vào việc rèn luyện và phát triển năng lực dạy học kĩ thuật (cả về dạy lí thuyết, thực hành và tích hợp), nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và vị trí việc làm khi ra trường theo định hướng của phương pháp phát triển CTĐT. Nội dung này chính là điểm mới của CTĐT NVSP được phát triển theo định hướng nghề nghiệp tại trường ĐHSPKT TP. HCM so với chương trình của trường trước đây và của các trường Đại học Sư phạm khác. 3. Kết luận Vận dụng lí thuyết năng lực vào phát triển chương trình đào tạo, với việc xác định rõ năng lực của từng vị trí việc làm, giúp cho chương trình đào tạo có tính linh hoạt, khoa học và thực tiễn cao. Chương trình đào tạo GVKT của trường ĐHSPKT TP. HCM được phát triển dựa trên kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu về đội ngũ GVKT của xã hội, chuẩn năng lực dạy học của giáo viên dạy nghề và chuẩn nghiệp vụ sư phạm của giáo viên kĩ thuật. Chuẩn đầu ra và nội dung chương trình được liên kết chặt chẽ với hồ sơ năng lực nghề nghiệp theo từng vị trí việc làm. Các học phần trong chương trình được tích hợp phù hợp với năng lực nghề nghiệp và hướng trọng tâm đến việc phát triền năng lực dạy học kĩ thuật và thực hành kĩ năng nghề. Với chương trình đào tạo này, sinh viên được tạo các điều kiện học tập thuận lợi nhất để hình thành và phát triển năng lực kĩ sư công nghệ, năng lực dạy học kĩ thuật, năng lực thực hành nghề theo tiêu chuẩn quốc gia và năng lực nghiên cứu phát triển thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Do đó, sinh viên hoàn toàn có khả năng đáp ứng ở mức cao đối với chuẩn năng lực nghề nghiệp theo từng vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án giáo dục đại học Việt Nam và Hà Lan, 2009. Sổ tay giảng viên POHE, Hà Nội tháng 11/2009. [2] Yvonne Osborne, 2010. Hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo dựa trên năng lực. Dự án nâng cao năng lực cho hoạt động giáo dục điều dưỡng tại Việt Nam, Trường Đại học Công nghệ Quensland, Brisbane Australia, 10/2010. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Phát triển chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật. Tài liệu tập huấn cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông về phát triển chương trình đào tạo. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Những vấn đề chung về phát triển chương trình đào tạo giáo viên. Tài liệu tập huấn cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông về phát triển chương trình đào tạo. 115 Bùi Văn Hồng [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ, 2014. Thông tư liên tịch Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Số: 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV, Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2014 . [6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012. Thông tư Quy định chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên TCCN. Số: 08/2012/TT-BGDĐT, Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2012. [7] Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2010. Thông tư quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề. Số: 30/2010/TT-BLĐTBXH, Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2010. [8] Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Tp. HCM, 2012. Chương trình giáo dục đại học: ngành Sư phạm Kĩ thuật, Quyết định số 559/QĐ-ĐHSPKT-ĐT, ngày 04 tháng 9 năm 2012. [9] Phan Long, 2015. Đào tạo giáo viên kĩ thuật tiếp cận theo chuẩn năng lực nghề nghiệp ASEAN. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol. 60, Số 8D, Tr. 124 – 129. ABSTRACT Developing the Curriculum of Technical Education oriented Professional Capacities at HCMUTEHo Chi Minh City University of Technology and Education – HCMUTE Bui Van Hong Ho Chi Minh City University of Technology and Education HCMUTE’s curriculums of technical education have been developed based on the results of surveying and assessing of social human resource needs, and technical teacher capacity standards. Outcomes and contents of the curriculums are linked closely with professional competence profiles for each job position. The learning subjects of curriculum are integrated in accordance with professional competence, and oriented development of technical teaching capabilities and vocational practice skills. The structure of curriculums ensures flexibility, practical and scientificity. Keywords: Developing curriculums; Professional competence; Teachnical teacher. 116