« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu công nghệ gia công chi tiết trên máy tiện CNC


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu công nghệ gia công chi tiết trên máy tiện CNC Tác giả luận văn: Lê Ngọc Kính Khóa Người hướng dẫn 1: TS.
- Để thực hiện được mục tiêu “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước” thì việc phát triển khoa học công nghệ nói chung và khoa học công nghệ trong cơ khí nói riêng càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
- Các doanh nghiệp trong nước sử dụng máy CNC thì việc lập trình gia công do người lập trình thực hiện.
- Chế độ công nghệ (v, s, t) được xác định bằng cách tra sổ tay công nghệ như khi thực hiện gia công trên máy truyền thống hoặc bằng cách lấy theo kinh nghiệm.
- Chính vì lẽ đó, chế độ công nghệ gia công trên máy chưa thể khẳng định là hợp lý.
- Đề tài “Nghiên cứu công nghệ gia công chi tiết trên máy tiện CNC” là đề tài nghiên cứu chế độ công nghệ như (v, s, t) khi gia công trên máy tiện CNC cho một số loại vật liệu được hợp lý.
- Chính bởi lẽ đó đề tài đó nghiên cứu chế độ cắt tối ưu cho một loại vật liệu cụ thể đó là.
- Nghiên cứu công nghệ và xác định chế độ cắt hợp lý khi gia công chi tiết trục thép 40X mặt trụ ngoài trên máy tiện CNC” để đạt được chất lượng bề mặt tốt, năng suất cao.
- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Xuất phát từ đề tài nghiên cứu, luận văn gồm có 4 chương sau: Chương 1.
- Tổng quan về công nghệ gia công CNC và tiện CNC.
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là tìm hiểu sự ảnh hưởng của chế độ công nghệ như (v, s, t) đối với quá trình cắt.
- Việc nghiên cứu được tiến hành với các điều kiện sau.
- Vật liệu gia công là thép 40X.
- Vật liệu làm dao là mảnh hợp kim cứng: DNMG 110408E-M - Đối tượng gia công là mặt trụ ngoài.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dùng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với nghiên cứu thực nghiệm.
- Nghiên cứu lý thuyết để tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố chế độ cắt (v, s, t) với độ nhám bề mặt gia công.
- Còn một số yếu tố khác như tuổi bền dụng cụ cắt, lực cắt coi như nằm trong giới hạn cho phép.
- Thực nghiệm cắt thử để kiểm chứng cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa chế độ cắt với yếu tố độ nhám bề mặt gia công.
- Thực nghiệm trên máy để xây dựng các hàm toán học biểu diễn mối quan hệ giữa chế độ cắt với yếu tố độ nhám bề mặt.
- Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu còn trao đổi với Giáo viên hướng dẫn và các Nhà khoa học chuyên ngành.
- KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU 5.1.
- Kết luận: Qua quá trình nghiên cứu luận văn đã đạt được một số kết quả sau.
- Đã phân tích, tổng hợp cơ sở lý thuyết để làm rõ mối quan hệ giữa chế độ cắt với một số yếu tố xảy ra trong quá trình cắt như: Độ nhám bề mặt, thời gian gia công để làm cơ sở cho việc thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa chế độ cắt và các yếu tố còn lại như: lực cắt, tuổi bền dụng cụ được nghiên cứu ở giới hạn cho phép.
- Bằng nghiên cứu thực nghiệm đã xây dựng được công thức toán học biểu diễn mối quan hệ giữa chế độ cắt với độ nhám bề mặt để làm cơ sở cho việc lựa chọn chế độ cắt hợp lý và tiến tới tối ưu hoá chế độ cắt.
- Đã tổng quát kiến thức về hàm mục tiêu và đưa ra hàm mục tiêu là thời gian gia công nhỏ nhất cho quá trình cắt trên máy tiện CNC AC-1840.
- Phương hướng nghiên cứu tiếp theo Năng suất gia công cũng như chất lượng sản phẩm sau gia công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
- Vì vậy hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn là giải quyết một số vấn đề sau: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố như: Vật liệu gia công, góc độ dao, độ cứng vững của hệ thống công nghệ, phương pháp gia công đến quá trình cắt để đi đến tối ưu hóa quá trình cắt gọt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng bề mặt và giải các công thức toán học biểu diễn mối quan hệ giữa chế độ cắt với lực cắt, độ nhám bề mặt, tuổi bền dụng cụ.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt