Academia.eduAcademia.edu
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LÊ THỊ THANH HƢƠNG NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN CÂY THUỐC ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 62420111 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI – 2015 Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Trung Thành 2. GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . vào hồi giờ ngày tháng năm 20... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm ở châu Á, được đánh giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú và đa dạng của sinh vật. Hệ thực vật Việt Nam cũng được biết đến rất đa dạng và phong phú. Theo ghi nhận của Phạm Hoàng Hộ (1999) có khoảng 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch và dự đoán có đến 12.000 loài; trong đó, số loài cây dùng làm thuốc chiếm khoảng 36%. Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu, Bộ Y tế đã xác định ở Việt Nam có 3.948 loài cây thuốc. Võ Văn Chi (2012) đã thống kê ở Việt Nam hiện có gần 4.700 loài thực vật làm thuốc. Đồng thời, Việt Nam còn là Quốc gia đa dạng về nền văn hóa với 54 dân tộc anh em sinh sống trên khắp lãnh thổ. Mỗi dân tộc ở các vùng miền khác nhau lại có những tri thức khác nhau về cách sử dụng cây cỏ để phục vụ cuộc sống của họ. Với mức độ đa dạng về hệ thực vật, về văn hóa như vậy, chúng ta đang được kế thừa một kho tàng tài nguyên cây thuốc quý giá của các dân tộc trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế. Việt Nam là một Quốc gia có 3/4 diện tích là rừng, nơi có sự đa dạng về nguồn tài nguyên cây thuốc và là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số Quốc gia. Chính sự đa dạng về tộc người cùng với sự khác biệt về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa trong từng cộng đồng dân tộc đã dẫn đến sự đa dạng những kinh nghiệm gia truyền trong việc chữa bệnh và cách sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm thuốc chữa bệnh. Việc sử dụng những kinh nghiệm dân gian và nghiên cứu thực vật học dân tộc ở Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng là rất cần thiết để góp phần phát triển nền kinh tế của đồng bào dân tộc. Tỉnh Thái Nguyên, một trung tâm chính trị, kinh tế của vùng trung du miền núi Đông Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, Thái Nguyên là nơi có hệ sinh thái đa dạng và có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như: Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao... Từ rất lâu đời, đồng bào các dân tộc ở Thái Nguyên đã có truyền thống chữa bệnh bằng cây thuốc, mỗi dân tộc lại có những kinh nghiệm riêng, đặc trưng cho dân tộc mình. Do đó, kho tàng tri thức sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc nơi đây rất phong phú. Nhưng tri thức bản địa về cây thuốc của mỗi dân tộc cho đến nay vẫn chưa được hệ thống một cách đầy đủ, toàn diện, chưa có một nghiên cứu tổng thể về nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài luận án:“Nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên nhằm bảo tồn và phát triển bền vững” được tiến hành thực hiện với những mục tiêu lớn sau: Đánh giá đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững. Kiểm chứng giá trị thực tiễn về khả năng ức chế tế bào ung thư dạ dày từ dịch chiết của cây Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.). Những điểm mới và đóng góp chính của luận án: - Lần đầu tiên đưa ra được bộ tư liệu tương đối đầy đủ về nguồn cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên. - Xây dựng được cơ sở dữ liệu về các loài cây thuốc cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên. - Bổ sung thêm dẫn liệu mới về khả năng điều trị ung thư dạ dày bằng loài Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.). Nội dung luận án được chia thành các phần và các chương như sau: Mở đầu (2 trang), Chương 1. Tổng quan tài liệu (34 trang), Chương 2. Nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu (12 trang), Chương 3. Điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu (11 trang), Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (90 trang), Kết luận và Kiến nghị (2 trang), Danh mục các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án (1 trang), Tài liệu tham khảo (18 trang), Phụ lục (104 trang). CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu và sử dụng tài nguyên cây thuốc trên thế giới Các kinh nghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của từng châu lục, từng quốc gia và từng dân tộc. Hầu hết các quốc gia đã biên soạn các chuyên khảo về cây thuốc trên quy mô toàn quốc hoặc vùng lãnh thổ. Nhiều công trình nghiên cứu cây thuốc của các nước được sử dụng rộng rãi và có giá trị khoa học thực tiễn lớn. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc dân tộc trên thế giới Những kiến thức truyền thống về cây thuốc và kinh nghiệm bản địa trong việc sử dụng cây thuốc không những góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa và đa dạng sinh học mà còn mở ra một triển vọng cho việc phát triển thuốc mới. Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng những kiến thức bản địa về cây cỏ làm thuốc của cộng đồng các dân tộc sẽ mang lại một tương lai đầy hứa hẹn cho việc chăm sóc sức khỏe của cộng đồng. 1.2. Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam 1.2.1. Lịch sử nghiên cứu và sử dụng tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam Việt Nam có một nền y học cổ truyền hết sức đa dạng, đặc sắc với bề dày lịch sử hàng nghìn năm và từ đó hình thành nên nền y học dân tộc không ngừng phát triển qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó, nhiều cây thuốc, bài thuốc được áp dụng chữa bệnh trong dân gian có hiệu quả cao. Các kinh nghiệm dân gian quý báu đó đã dần đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc dân tộc ở Việt Nam Nghiên cứu cây thuốc dân tộc không chỉ góp phần sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc của đất nước, làm phong phú thêm tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của cả dân tộc mà còn là cơ sở để sản xuất các loại dược phẩm mới để điều trị các căn bệnh hiểm nghèo. Đây thực sự là một hướng nghiên cứu có triển vọng lớn trong tương lai. Hiện nay, nhiều loài cây thuốc quý phân bố chủ yếu ở miền núi, đang có nguy cơ bị tàn phá dẫn đến tuyệt chủng do lạm dụng khai thác quá nhiều. Vì vậy cần phải có biện pháp tiến hành điều tra, tư liệu hoá thực trạng sử dụng cây thuốc của các dân tộc và tri thức bản địa về cây cỏ làm thuốc để xây dựng các giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 1.2.3. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống với những kinh nghiệm dân gian độc đáo trong việc sử dụng cây cỏ hoang dại để làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, những nghiên cứu về cây thuốc ở Thái Nguyên còn ít, chưa đi sâu tìm hiểu một cách đầy đủ và hệ thống về vốn tri thức bản địa của cộng đồng các dân tộc sinh sống trong tỉnh. Việc tiến hành điều tra, nghiên cứu tổng thể nguồn cây thuốc trên phạm vi toàn tỉnh sẽ góp phần bổ sung những tư liệu quý vào kho tàng y học cổ truyền Việt Nam và thế giới nhằm phục vụ công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học. 1.3. Bảo tồn tài nguyên cây thuốc 1.3.1. Bảo tồn tài nguyên cây thuốc trên thế giới Để phục vụ cho mục đích chăm sóc bảo vệ sức khỏe con người, cho sự phát triển của xã hội và để chống lại các bệnh nan y thì sự cần thiết phải kết hợp giữa Đông - Tây y, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền của các dân tộc là một vấn đề cấp thiết. Chính từ những kinh nghiệm của y học cổ truyền đã giúp cho nhân loại khám phá ra những loại thuốc có ích trong tương lai. Cho nên, việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây thuốc là điều hết sức quan trọng. Các nước trên thế giới đang hướng về thực hiện chương trình Quốc gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững cây thuốc. 1.3.2. Bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam Hình thức bảo tồn tri thức sử dụng cây thuốc cũng được thực hiện bằng cách điều tra, thu thập và tư liệu hóa vốn tri thức bản địa về sử dụng cây thuốc trong các nhóm cộng đồng dân tộc ở Việt Nam. Khuyến khích sử dụng bền vững, an toàn, hiệu quả tại cộng đồng thông qua các hoạt động đa dạng như đưa vào giáo dục tại các trường phổ thông, thêm nội dung y học dân gian trong các trường đại học y dược, xuất bản sách cây thuốc và y học của các dân tộc ở Việt Nam,... 1.3.3. Công nghệ GIS và ứng dụng trong nghiên cứu bảo tồn cây thuốc Nhìn chung GIS đã bắt đầu được ứng dụng khá nhiều trong bảo tồn đa dạng sinh học, tuy nhiên để ứng dụng vào việc quản lý dữ liệu loài, bản đồ mật độ phân bố loài,… còn rất hạn chế. Trong khi đó đây là công nghệ thích hợp có hiệu quả để giám sát loài và tổ chức quản lý bảo tồn. Chính vì vậy cần tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại giúp cho việc bảo tồn các loài một cách hiệu quả nhất, đặc biệt là những loài cây quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. 1.4. Vai trò của cây thuốc dân tộc trong nghiên cứu thuốc kháng ung thƣ Cùng với công tác điều tra, thống kê các loài cây có tác dụng làm thuốc, các nhà khoa học còn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu cơ chế và các hợp chất hóa học trong cây cỏ có tác dụng chữa bệnh. Việc nghiên cứu chiết xuất các chất có hoạt tính dược học từ thực vật đang trở thành trọng điểm trong nền y dược học hiện đại của nhiều quốc gia trên thế giới. Thực vật học dân tộc đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân. Giá trị y học của nó đã được ghi nhận qua hàng ngàn đời và những tri thức đó vẫn được lưu giữ cho tới ngày nay. Trong số rất nhiều bệnh có thể được điều trị bởi các cây cỏ theo phương pháp truyền thống có cả những căn bệnh hiểm hiểm nghèo như ung thư. Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, vật liệu và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Là những loài thực vật bậc cao có mạch được dùng làm thuốc và vốn tri thức bản địa trong việc dùng cây thuốc của một số cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên gồm: Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao. 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 2.1.2.1. Mẫu tiêu bản Vật liệu nghiên cứu là các mẫu tiêu bản tươi và khô của các loài cây thuốc thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Hiện tại có khoảng 1.000 tiêu bản thuộc khoảng 800 số hiệu được lưu trữ tại phòng thí nghiệm Sinh học, trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. Ngoài ra, vật liệu nghiên cứu còn bao gồm các tài liệu, hình ảnh, hình vẽ liên quan đến cây thuốc có ở Việt Nam hiện đang được lưu giữ tại các thư viện, phòng tiêu bản, bảo tàng thực vật, website trong và ngoài nước. 2.1.2.2. Mẫu vật và các dòng tế bào ung thư, môi trường nuôi cấy và sinh phẩm Mẫu vật: mẫu lá của cây Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) được thu thập tại tỉnh Thái Nguyên và được PGS. TS. Nguyễn Tập (Viện Dược liệu, Bộ Y tế) định danh. Sau đó, mẫu cây được cắt nhỏ, sấy khô ở 500C trong 72 giờ và đóng gói hút chân không và chuyển đến phòng thí nghiệm INSERM U853 Đại học Bordeaux, Pháp. 2.1.3. Trang thiết bị nghiên cứu Bao tải dứa, túi nilon, giấy báo, etyket, kéo cắt cây, bút chữ A, dây đay, dây dứa, cồn, sổ ghi chép, tủ sấy mẫu, máy ảnh, máy định vị Garmin GPS V – 37087960. Hệ thống máy móc dùng trong phân tích thực nghiệm: Kính hiển vi soi ngược Olympus; Kính hiển vi huỳnh quang ZOE; Máy đo quang phổ SPECTROstar Nano; Hệ thống phân tích dòng tế bào Flow cytometry; Tủ nuôi cấy tế bào CO2; Box nuôi cấy an toàn sinh học cấp 2. 2.1.4. Địa điểm và thời gian điều tra nghiên cứu Công tác điều tra được tiến hành ở 25 xã thuộc 7 huyện (Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Phổ Yên, Phú Bình) của tỉnh Thái Nguyên, nơi cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao cư trú. Các nghiên cứu thực địa và nghiên cứu tại Bảo tàng Thực vật học, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và phòng thí nghiệm Sinh học, khoa Khoa học Sự sống, trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên được tiến hành từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 3 năm 2013. Nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm Helicobacter và Ung thư – INSERM U853 thuộc Viện Y học Quốc gia, tại Đại học Bordeaux, Pháp từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Điều tra cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao ở tỉnh Thái Nguyên - Điều tra thu thập các cây thuốc, cùng với kinh nghiệm sử dụng theo cách truyền thống của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao tại một số vùng ở tỉnh Thái Nguyên. - Kết hợp trong quá trình điều tra khảo sát trên, tiến hành thu thập thêm thông tin về phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, sự phân bố dân cư và một số thông tin khác có liên quan đến vốn tri thức bản địa về cây thuốc của các cộng đồng dân tộc ở địa phương. - Bước đầu điều tra về những cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng khai thác và sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên. 2.2.2. Phân tích, tổng hợp, đánh giá sự phong phú của nguồn cây thuốc đã ghi nhận được ở tỉnh Thái Nguyên - Xác định tên khoa học và xây dựng Danh lục cây thuốc tỉnh Thái Nguyên, Danh lục những cây thuốc có tiềm năng khai thác sử dụng phổ biến trong các cộng đồng dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên và Danh lục các loài cây thuốc thuộc diện bảo tồn ở Việt Nam đã ghi nhận được, hiện có ở tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích, đánh giá tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích về sự phân bố và tình hình sử dụng các cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng khai thác và sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên. 2.2.3. Vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên - Đánh giá chung về sự phong phú trong vốn tri thức bản địa của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên. - Tìm hiểu vốn tri thức bản địa với phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, sự phân bố dân cư của từng dân tộc ở Thái Nguyên. - Ảnh hưởng của sự giao thoa giữa các dân tộc đến vốn tri thức bản địa trong việc dùng cây cỏ làm thuốc của các cộng đồng các dân tộc. 2.2.4. Kiểm chứng cơ sở khoa học về khả năng kháng tế bào ung thư dạ dày của cây Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) Đánh giá khả năng ức chế của dịch chiết Lá khôi (Ardisia gigantifolia) đến: (1) Sự phân chia tế bào; (2) Quá trình apoptosis; (3) Sự điều hòa chu kỳ của tế bào và (4) Các đặc tính của tế bào gốc ung thư dạ dày. 2.2.5. Vấn đề bảo tồn cây thuốc ở khu vực nghiên cứu - Vấn đề xói mòn, mai một vốn tri thức bản địa trong việc dùng cây cỏ làm thuốc của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh. - Vấn đề bảo tồn các cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng và hiện trạng của chúng. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp điều tra cộng đồng Điều tra nghiên cứu tri thức bản địa cây thuốc và các bài thuốc tại tỉnh Thái Nguyên được tiến hành theo các phương pháp nghiên cứu thực vật dân tộc học của [Gary J. Martin, 2002]. 2.3.2. Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu ngoài thực địa Sử dụng phương pháp thu mẫu thực địa theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2007): - Phương pháp thu mẫu: Mẫu vật được thu hái theo danh lục đã phỏng vấn và theo sự chỉ dẫn của các thầy thuốc bản địa. Các mẫu thu được có bộ phận dinh dưỡng và bộ phận sinh sản; trường hợp mẫu thu được không đủ đặc điểm phân loại (do không vào mùa hoa, quả) thì tiến hành thu và thay thế mẫu trong các đợt thu mẫu tiếp theo. Mỗi mẫu đều được gắn nhãn (etyket) ghi số hiệu mẫu, địa điểm và nơi lấy, các đặc điểm quan trọng: cây gỗ hay dây leo; màu sắc lá, hoa, quả; mùi vị đặc trưng (nếu có); có nhựa mủ hay không; môi trường sống... - Cách xử lý mẫu: Mẫu vật được xử lý ngay sau mỗi đợt thu mẫu, ép tạm thời bằng giấy báo, buộc chặt, cho vào túi nilon và tẩm cồn 70%. - Chụp ảnh: sử dụng máy ảnh để ghi lại hình ảnh của các loài cây thuốc, cách sơ chế, sử dụng và những hoạt động của tập thể trong quá trình nghiên cứu (Phụ lục 6 và Phụ lục 7). 2.3.3. Phương pháp xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm Sử dụng phương pháp xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007): - Ép mẫu: Mẫu được ép phẳng trên một tờ báo gập làm bốn, đảm bảo phiến lá được duỗi, không bị quăn; trên mẫu có lá sấp, lá ngửa để có thể quan sát dễ dàng cả hai mặt lá mà không phải lật mẫu. Đối với hoa thì dùng các mảnh báo nhỏ gói riêng; quả được cắt thành lát ngang và lắt dọc để tiện cho việc phân tích, ép và sấy mẫu. Sau đó xếp mẫu thành chồng và dùng bản ép gỗ ép chặt mẫu và bó lại. - Sấy mẫu: Sau khi ép mẫu thì tiến hành sấy ngay, mẫu được sấy trong tủ sấy ở điều kiện nhiệt độ 60 – 800C, trong khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày tùy thuộc vào lượng mẫu. 2.3.4. Phương pháp xác định tên khoa học Xác định tên khoa học của cây thuốc sử dụng phương pháp so sánh hình thái truyền thống kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia và một số tài liệu chuyên ngành như: Thực vật chí Đông Dương (Flore générale de l'Indo-Chine); Bộ Thực vật chí Việt Nam (The Flora of Vietnam); Cây cỏ Việt Nam;… Kiểm tra tên khoa học: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại các tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sai sót. Điều chỉnh tên họ, tên chi và tên loài theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” [Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập I – 2001], [Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), Tập II – 2003], [Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), Tập III – 2005]. Tiến hành lập Danh lục cây thuốc của một số dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên, bao gồm các thông tin: Tên khoa học, tên phổ thông, tên dân tộc, số hiệu mẫu, dạng cây, bộ phận sử dụng, công dụng chữa bệnh. 2.3.5. Phương pháp trình bày và bảo quản mẫu Sử dụng phương pháp trình bày mẫu và bảo quản mẫu theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Các tiêu bản mẫu khô cây thuốc được trình bày trên khổ giấy Duplex khổ 28 x 42 cm, dùng chỉ để khâu các bộ phận đính chặt lên bìa mẫu, rồi dùng băng dính giấy để dán các đường chỉ ở mặt lưng bìa tránh không bị vướng làm hỏng mẫu phía dưới. Mỗi tiêu bản mẫu được dán etyket bao gồm các thông tin như: tên khoa học, tên phổ thông, tên dân tộc, thuộc họ, nơi phân bố, công dụng chữa bệnh. 2.3.6. Phương pháp kế thừa Kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học đã xuất bản liên quan đến cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên; các kinh nghiệm sử dụng cây thuốc, bài thuốc của các ông lang, bà mế trong cộng đồng dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên, cũng như các tài liệu khác có liên quan đến đề tài trên nguyên tắc có chọn lọc và phê phán. 2.3.7. Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc Các chỉ tiêu đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được dựa trên phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2007), bao gồm: - Đa dạng về phân loại - Đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc Đánh giá đa dạng về phân loại: Dựa theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2007) tiến hành đánh giá tính đa dạng về thành phần của các taxon. Đánh giá đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc. 2.3.8. Phương pháp xác định những cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng khai thác, sử dụng Xác định những cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng khai thác, sử dụng dựa vào các tài liệu: “Danh mục thuốc thiết yếu Y học cổ truyền”, ban hành theo Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT [Bộ Y tế, 2005]; “40 loài cây thuốc trọng tâm khai thác và phát triển”, ban hành theo Quyết định số 15/2012/QĐ-BYT [Bộ Y tế, 2012]; “Dẫn liệu thống kê về dược liệu và thuốc từ dược liệu” [Cục Dược, Bộ Y tế, 2012]. Đồng thời, dựa vào việc khai thác thu mua cây thuốc đã ghi nhận được trong quá trình điều tra nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên. 2.3.9. Phương pháp xác định các loài cây thuốc thuộc diện bảo tồn Danh sách các cây thuốc nằm trong diện bảo tồn ở Việt Nam hiện có tại tỉnh Thái Nguyên được căn cứ trên 3 tài liệu chủ yếu sau: Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/03/2006; Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (Nguyễn Tập, 2007); Sách đỏ Việt Nam, phần II – Thực vật (2007). 2.3.10. Phương pháp xây dựng bản đồ phân bố điểm những cây thuốc nằm trong diện bảo tồn Căn cứ vào các điểm đã phát hiện được cây thuốc quý hiếm trong quá trình điều tra thực địa (bằng GPS), đánh dấu trên bản đồ, sử dụng phần mềm Mapinfo 10.0, xây dựng bản đồ cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở khu vực nghiên cứu. 2.3.11. Phương pháp xử lý số liệu thực địa Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2007 để xử lý số liệu thu được trong quá trình thực địa. 2.3.12. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm Bao gồm : Chuẩn bị dịch chiết cây Lá khôi (DCLK), Phương pháp nuôi cấy tế bào ung thư, Xác định tỷ lệ tế bào sống bằng phương pháp MTT, Phương pháp phân tích apoptosis và chu kỳ tế bào, Phương pháp nuôi cấy sphere từ tế bào ung thư, Phương pháp phân tích sự biểu hiện các marker tế bào gốc ung thư bằng hệ thống Flow cytometry, Phương pháp miễn dịch huỳnh quang và Phương pháp phân tích thống kê. Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế của vùng Trung du miền núi Đông Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 21019’ đến 22003’ vĩ độ Bắc và từ 105029’ đến 106012’ độ kinh Đông. Toàn tỉnh có 7 huyện (Đại Từ, Võ Nhai, Định Hóa, Phú Lương, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Bình), 1 thị xã và 1 thành phố. Có vị trí phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội; phía Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc. Với vị trí địa lý thuận lợi đã tạo điều kiện cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong thời kì hội nhập và phát triển (Địa chí Thái Nguyên, phần Địa lý, 2009). 3.1.2. Địa hình Ðịa hình tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200 – 300 m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1.592 m. Địa mạo được chia thành 3 vùng rõ rệt là: địa hình vùng núi; địa hình đồi cao, núi thấp; địa hình nhiều ruộng ít đồi. 3.1.3. Tài nguyên đất Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy đất đai của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi, chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự nhiên. Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình ở Thái Nguyên nên đã tạo ra nhiều loại đất có đặc điểm đặc trưng khác nhau. 3.1.4. Khí hậu, thời tiết Nhìn chung, khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng, thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp nói chung. 3.1.5. Chế độ thủy văn Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dày đặc và phân bố tương đối đều. Cần phải tăng cường biện pháp trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, nhằm hạn chế và phân tán tốc độ dòng chảy… góp phần vào việc bảo vệ đất, ổn định chế độ nước, đáp ứng được những yêu cầu đối với sản xuất và sinh hoạt của địa phương. 3.1.6. Tài nguyên rừng Thái Nguyên có hệ sinh thái đa dạng với nguồn tài nguyên thực vật dồi dào, phong phú đặc biệt là nguồn dược liệu. 3.2. Điều kiện xã hội 3.2.1. Dân cư Dân cư Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Dân cư tập trung đông đúc ở thành phố, thị xã, thị trấn và thưa thớt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng cao. 3.2.2. Dân tộc Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, trên địa bàn tỉnh có 46 trên tổng số 54 dân tộc sinh sống ở Việt Nam trong đó có 8 dân tộc sinh sống chủ yếu ở nơi đây bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao, H’mông, Sán Chay và Hoa. Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Nguồn tài nguyên cây thuốc đƣợc sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên 4.1.1. Sự đa dạng trong các bậc taxon 4.1.1.1. Đa dạng ở bậc ngành Kết quả nghiên cứu đến nay đã ghi nhận được 745 loài thực vật bậc cao có mạch, phân bố ở 5 ngành: ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta), thể hiện ở Bảng 4.1. Bảng 4.1. Sự phân bố các taxon trong các ngành Tên Việt Nam Thông đất Cỏ tháp bút Dương xỉ Thông Tên ngành Tên khoa học Lycopodiophyta Equisetophyta Polypodiophyta Pinophyta SL 2 1 11 2 Họ Tỉ lệ % 1,38 0,68 7,59 1,38 SL 2 1 13 2 Chi Tỉ lệ % 0,45 0,22 2,92 0,45 SL 3 2 16 4 Loài Tỉ lệ % 0,40 0,27 2,15 0,54 Mộc lan Magnoliophyta Tổng 129 88,97 427 95,96 720 96,64 145 100 445 100 745 100 4.1.1.2. Tỉ lệ hai lớp trong ngành Mộc lan Sự phân bố không đồng đều giữa các taxon còn được thể hiện qua sự chiếm ưu thế của các lớp trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta), kết quả ở Bảng 4.3. Bảng 4.3. Số lƣợng họ, chi, loài ở 2 lớp của ngành Mộc lan Bậc phân loại Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) Lớp Hành (Liliopsida) Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) Tỉ lệ lớp Mộc lan/lớp Hành Họ SL 102 27 129 Chi Tỉ lệ % 79,07 20,93 100 3,78 SL 353 74 427 Loài Tỉ lệ % 82,67 17,33 100 4,77 SL 603 117 720 Tỉ lệ % 83,75 16,25 100 5,15 4.1.1.3. Các họ đa dạng nhất Những nét đặc trưng của hệ thực vật thường được xem xét trên 10 họ đa dạng nhất, khi xét đến số họ cây thuốc thu được ở khu vực nghiên cứu thì dù chỉ chiếm 6,90% tổng số họ nhưng lại có tới 250 loài chiếm 33,55% tổng số loài và chiếm tới 139 chi tương ứng với 31,23% số chi của toàn khu vực. Bảng 4.5. Các họ đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tên họ Tên Việt Nam Tên khoa học Thầu dầu Euphorbiaceae Cúc Asteraceae Cà phê Rubiaceae Đậu Fabaceae Cam Rutaceae Cỏ roi ngựa Verbenaceae Ô rô Acanthaceae Đơn nem Myrsinaceae Hòa thảo Poaceae Thiên lý Asclepiadaceae 10 họ đa dạng nhất (6,90%) Số loài Số loài Tỷ lệ % 42 5,64 35 34 33 21 19 18 16 16 16 250 4,68 4,56 4,43 2,82 2,55 2,42 2,15 2,15 2,15 33,55 Số chi Số chi Tỷ lệ % 21 4,72 22 21 21 8 5 12 3 15 11 139 4,94 4,72 4,72 1,8 1,12 2,7 0,67 3,37 2,47 31,23 4.1.1.4. Các chi đa dạng nhất Nguồn cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên với 10 chi giàu loài chỉ chiếm 2,25% tổng số chi và với số loài là 65 loài tương đương với 8,73% tổng số loài của toàn hệ. Chi có số loài nhiều nhất là chi Ficus thuộc họ Moraceae với 9 loài. Tiếp theo là chi Ardisia (Myrsinaceae) và chi Piper (Piperaceae) đều có 8 loài; chi Solanum (Solanaceae) có 7 loài; 3 chi Dioscorea, Vernonia, Clausena có 6 loài; các chi còn lại Maesa, Melastoma, Smilax đều có 5 loài. Bảng 4.7. Các chi có nhiều loài cây thuốc ở KVNC TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tên chi Họ thực vật Ficus Moraceae Ardisia Myrsinaceae Piper Piperaceae Solanum Solanaceae Dioscorea Dioscoreaceae Vernonia Asteraceae Clausena Rutaceae Maesa Myrsinaceae Melastoma Melastomaceae Smilax Smilaceae 10 chi đa dạng nhất (2,25%) Tổng số loài Số loài 9 8 8 7 6 6 6 5 5 5 65 745 Tỉ lệ (%) 1,21 1,07 1,07 0,94 0,81 0,81 0,81 0,67 0,67 0,67 8,73 100 4.1.2. Đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc Các loại cây được đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên sử dụng làm thuốc có dạng cây rất đa dạng và phong phú. Phân tích tính đa dạng về dạng cây của cây thuốc có thể định hướng được việc gây trồng, bảo vệ cũng như khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc. Bảng 4.8. Sự đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc Dạng cây Số loài Tỷ lệ (%) Cây gỗ Cây bụi Cây thảo Cây leo Tổng 176 213 233 123 745 23,62 28,59 31,28 16,51 100 4.2. Tiềm năng khai thác và sử dụng cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên Căn cứ vào các tài liệu như: Danh sách “40 loài cây thuốc trọng tâm khai thác và phát triển”, ban hành theo Quyết định số 15/2012/QĐ-BYT, của Bộ trưởng Bộ Y tế, 04/01/2012; “Danh mục thuốc thiết yếu Y học cổ truyền”, ban hành theo Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT, v/v Ban hành danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam, lần thứ V, 01/07/2005) và “Dẫn liệu thống kê về dược liệu và thuốc từ dược liệu”, của Cục Dược, Bộ Y tế, năm 2012 (tài liệu nội bộ, Cục Dược, Bộ Y tế). Đồng thời, dựa vào việc khai thác thu mua cây thuốc đã ghi nhận được trong quá trình điều tra nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên. Kết quả thống kê được Danh sách các cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng khai thác, sử dụng (Bảng 4.9). 4.3. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã ghi nhận đƣợc ở tỉnh Thái Nguyên 4.3.1. Số loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên Căn cứ vào các tài liệu bảo tồn như Nghị định số 32/2006/NĐ – CP của Chính phủ ngày 30/3/2006; Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam trong Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam của Nguyễn Tập (2007) và Sách đỏ Việt Nam – Phần II Thực vật (2007), tiến hành xác định các loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn. Bảng 4.10. Các cây thuốc thuộc diện bảo tồn ghi nhận ở Thái Nguyên Tên Việt Nam TT - Tên khoa học Tình trạng Thuộc họ NĐ số SĐVN DLĐCT 32/2006 2007 2007 VU VU 1. Tắc kè đá - Drynaria bonii H. Christ Polypodiaceae 2. Tuế ba lăng sa - Cycas balansae Warb. Cycadaceae IIA VU Cycadaceae IIA VU 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. Tuế xẻ đôi - Cycas bifida (ThiseltonDyer) K. D. Hill Bổ béo đen - Goniothalamus vietnamensis Ban Mã đậu linh lá to - Aristolochia kaempferi Willd. Quảng phòng kỷ - Aristolochia westlandii Hemsl. Hoa tiên - Asarum glabrum Merr. Tế hoa petelot - Asarum petelotii O. C. Schmidt Nấm đất - Balanophora laxiflora Hemsl. in F. Forbrs & Hemsl. Bát giác liên - Podophyllum tonkinense Gagnep. Trám đen - Canarium tramdenum Dai ex Yakovl. Cát sâm - Callerya speciosa (Champ. ex Benth.) Schot Gù hương - Cinnamomum balansae Lecomte Vù hương - Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn. Annonaceae VU Aristolochiaceae VU Aristolochiaceae VU Aristolochiaceae IIA Aristolochiaceae IIA VU Berberidaceae EN EN Burseraceae VU Fabaceae VU Lauraceae IIA VU Lauraceae IIA CR Loganiaceae 16. Củ dòm - Stephania dielsiana C.Y. Wu Menispermaceae IIA Menispermaceae IIA kwangsiensis H. S. Lo EN EN Mã tiền láng - Strychnos nitida G. Don Bình vôi quảng tây - Stephania VU Balanophoraceae 15. 17. VU EN VU EN VU Tên Việt Nam TT 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. - Tên khoa học Hoàng đằng - Fibraurea tinctoria Lour. Củ gió - Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep. Lá khôi – Ardisia gigantifolia Stapf. Thiên lý hương - Embelia parviflora Wall. Rau sắng - Melientha suavis Pierre Hà thủ ô đỏ - Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson Thổ sâm - Talinum paniculatum (Jacq.) Gaertn. Ba kích - Morinda officinalis How Hồi nước - Limnophilla rugosa (Roth) Merr. Trầm - Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Hoàng tinh hoa trắng -Disporopsis longifolia Craib Kim tuyến tơ - Anoectochilus setaceus Blume Thanh thiên quỳ - Nervilia fordii (Hance) Schlechter Phá lủa - Tacca subflabellata P. P. Ling & C. T. Ting Trọng lâu hải nam - Paris hainanensis Merr. Tình trạng Thuộc họ Menispermaceae NĐ số SĐVN DLĐCT 32/2006 2007 2007 IIA Menispermaceae VU Myrsinaceae VU Myrsinaceae VU Opiliaceae VU Polygonaceae VU 4.3.2.1. Cơ sở dữ liệu thuộc tính EN Portulacaceae VU Rubiaceae EN Scrophulariaceae VU VU Thymelaeaceae EN EN EN Convallariaceae IIA VU Orchidaceae IA EN Orchidaceae IIA EN EN VU VU Taccaceae Trilliaceae 4.3.2. Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu về các loài cây thuốc cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên VU VU Dữ liệu thuộc tính giúp chúng ta nắm bắt rõ hơn đặc tính của đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu thuộc tính trong Mapinfor được lưu trữ dưới dạng bảng (Browser), gồm các trường dữ liệu: Ky_hieu, Ten_khoa_hoc, Ten_Viet_Nam, Thuoc_ho, Dia_diem_phan_bo, Tinh_trang, Cong_dung_chua_benh (Bảng 4.11). 4.3.2.2. Cơ sở dữ liệu không gian Qua quá trình điều tra nghiên cứu và tiến hành định vị các loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn và xây dựng bản đồ phân bố của 32 loài cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên nhằm tạo cơ sở cho việc tìm kiếm, khai thác, phân vùng trồng trọt các loài cây thuốc quý, từ đó, tạo cơ sở dữ liệu cho công tác bảo tồn và nghiên cứu về cây thuốc (Hình 4.3). 4.3.3. Thực trạng các loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên Xác định được 32 loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn. Nghị định 32/NĐ-CP (2006) có 12 loài, trong đó: 1 loài ở mức độ nghiêm cấm khai thác sử dụng (IA) và 11 loài hạn chế khai thác sử dụng (IIA). Sách đỏ Việt Nam (2007) có 23 loài: 1 loài ở mức độ rất nguy cấp (CR), 6 loài ở mức độ nguy cấp (EN) và 16 loài ở mức độ sắp nguy cấp (VU). Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2007) có 20 loài, trong đó: 8 loài ở mức độ nguy cấp (EN) và 12 loài ở mức độ sắp nguy cấp (VU). 4.4. Vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên 4.4.1. Một số kinh nghiệm của đồng bào dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên 4.4.1.1. Kinh nghiệm nhận biết, thu hái cây thuốc Mỗi dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao ở tỉnh Thái Nguyên đều có niềm tin, tri thức và kinh nghiệm trong việc sử dụng cây thuốc khác nhau, mang nhiều nét độc đáo và đặc trưng cho từng dân tộc. Những kinh nghiệm đó thể hiện trong cách gọi tên, nhận biết và thu hái cây thuốc của mỗi dân tộc. 4.4.1.2. Kinh nghiệm bài thuốc chữa bệnh của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên Bảng 4.12. Kết quả thu thập bài thuốc kinh nghiệm ở một số cộng đồng dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên Cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên Cộng đồng dân tộc Tày Cộng đồng dân tộc Nùng Cộng đồng dân tộc Sán Dìu Cộng đồng dân tộc Sán Chay (Sán Chí, Cao Lan) Cộng đồng dân tộc Dao Số lƣợng bài thuốc thu thập Số lƣợng Bài thuốc kinh nghiệm theo nhóm bệnh Bệnh đường tiêu hóa: 9; Bệnh đường tiết liệu: 6; Bệnh phụ nữ, sinh sản: 6; Bệnh ngoài da: 6; Bệnh thần kinh: 5; Bệnh xương – khớp: 5; Bệnh ở trẻ em: 5; Bệnh gan: 4; Bệnh 57 đường hô hấp: 2; Chữa ngộc độc: 2; Ung bướu: 2; Bệnh răng miệng: 2; Bệnh mắt: 1; Bệnh mũi: 1 bài; Chữa động vật cắn: 1. Bệnh xương – khớp: 6; Bệnh đường tiêu hóa: 3; Bệnh ngoài da: 2; Bệnh đường tiết liệu: 2; Bệnh gan: 2; Bệnh đường hô 21 hấp: 2; Thuốc bổ: 1; Cảm cúm: 1; Cầm máu: 1; Chữa động vật cắn: 1. Bệnh xương – khớp: 2; Bệnh đường tiêu hóa: 1; Bệnh 6 đường hô hấp: 1; Bệnh sỏi mật: 1; Bệnh ngoài da: 1. Bệnh ngoài da: 9; Bệnh ở trẻ em: 6; Bệnh đường tiêu hóa: 6; Bệnh đường tiết liệu: 6; Bệnh phụ nữ: 5; Bệnh đường hô hấp: 5; Bệnh xương – khớp: 3; Bệnh thần kinh: 3; Bệnh 43 gan: 3; Thuốc bổ: 2; Răng miệng: 2; Bệnh tim: 1; Bệnh mắt: 1; Chữa động vật cắn: 1. Bệnh xương – khớp: 7; Bệnh đường tiết liệu: 6; Bệnh phụ nữ: 5; Bệnh thần kinh: 4; Bệnh về gan: 3; Bệnh ở trẻ em: 3; Bệnh ngoài da: 2; Ung bướu: 2; Bệnh đường tiêu hóa: 2; 44 Thuốc bổ: 2; Cảm cúm, đậu lào: 2; Bệnh tim mạch: 2; Bệnh đường hô hấp: 1; Răng miệng: 1 bài; Bệnh về mắt: 1; Chữa động vật cắn: 1. 4.4.2. Ảnh hưởng của sự giao thoa giữa các dân tộc đến vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc Trải qua quá trình sinh sống lâu dài, cùng với lịch sử chinh phục thiên nhiên và phòng chống bệnh tật, mỗi cộng đồng dân tộc đều thể hiện sự sáng tạo của riêng mình. Mỗi dân tộc đã tìm ra những phương thức ứng xử khác nhau để vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên, trong đó có việc sử dụng nguồn tài nguyên cây cỏ có sẵn trong tự nhiên để chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Khai thác sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng là tập quán lâu đời của các dân tộc cư trú tại tỉnh Thái Nguyên. Kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây thuốc đã được tích lũy từ đời này qua đời khác, được lưu truyền trong các gia đình và cộng đồng của mỗi dân tộc. 4.4.3. Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên Kết quả thống kê về các bộ phận được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của người dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên được trình bày trong Bảng 4.16. Bảng 4.16. Sự đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của các dân tộc ở tỉnh Bộ phận làm thuốc Lá Thân R Cả cây Hoa Quả Hạt V Nhựa Tổng số loài SL 155 85 65 52 11 20 8 21 2 323 Tày Tỉ lệ % 48,0 26,3 20,1 16,1 3,40 6,20 2,50 6,50 0,60 Thái Nguyên Dân tộc Nùng Sán Dìu SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 31 27,9 70 54,7 37 33,3 56 43,8 30 27,0 34 26,6 26 23,4 20 15,6 2 1,80 0 0,00 1 0,90 8 6,30 2 1,80 1 0,80 4 3,60 2 1,60 1 0,90 1 0,80 111 128 Sán Chay SL Tỉ lệ % 154 49,4 162 51,9 62 19,9 53 17,0 2 0,60 5 1,60 5 1,60 14 4,50 1 0,30 312 SL 152 106 73 54 5 1 5 7 2 297 Dao Tỉ lệ % 51,2 35,7 24,6 18,2 1,70 0,30 1,70 2,40 0,70 4.4.4. Vấn đề truyền thụ kiến thức về cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên Tiến hành phỏng vấn, tư liệu hóa các số liệu liên quan đến vấn đề truyền thụ kiến thức trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên, kết quả đã chỉ ra người làm nghề thầy lang chủ yếu là nam giới và thuộc nhóm tuổi từ 50 – 70. 4.5. Kiểm chứng cơ sở khoa học về khả năng kháng tế bào ung thƣ dạ dày của cây Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) 4.5.1. Kết quả đánh giá khả năng ức chế của dịch chiết Lá khôi (Ardisia gigantifolia) đến sự phân chia của các dòng tế bào ung thư dạ dày Để đánh giá khả năng ức chế của DCLK bằng ethanol tuyệt đối lên sự phân chia của các tế bào ung thư dạ dày, tiến hành xử lý 3 dòng tế bào AGS, MKN45 và MKN74 ở nồng độ từ 10 – 500 µg/ml của dịch chiết trong 48 giờ (Phụ lục 11). Sau đó, mật độ tế bào sống được do bằng phương pháp MTT. Kết quả dịch chiết Lá khôi (Ardisia gigantifolia) có khả năng ức chế mạnh hơn so với một số loại dịch chiết bằng ethanol từ các thực vật khác lên sự sinh trưởng của các dòng tế bào ung thư dạ dày đã được báo cáo. AGS MKN45 MKN74 Đối chứng + 100 µg/ml DCLK Hình 4.43. Ảnh hƣởng của DCLK lên kiểu hình của tế bào ung thƣ dạ dày Đồng thời, kết quả phân tích hình ảnh trên kính hiển vi soi ngược (Hình 4.43) chỉ ra sự thay đổi kiểu hình của tế bào khi được xử lý ở nồng độ 100 µg/ml. Cụ thể là hầu hết các tế bào AGS và MKN45 đã thấy rõ sự tăng kích thước đáng kể so với các tế bào không được xử lý (đối chứng). Sự tăng kích thước tế bào được cho là một trong những đặc điểm của tế bào biệt hóa (differentiation) [Zouboulis et al., 1994], [Sankaran et al., 2012] hoặc tế bào bị già hóa (senescence) [Sherwood et al., 1988], [Pospelova et al., 2013]. Bên cạnh đó, sau khi xử lý bởi DCLK, tế bào MKN45 có dạng hình cầu và giảm rõ rệt khả năng bám dính lên bề mặt đĩa nuôi cấy. Mất khả năng bám dính có thể là nguyên nhân dẫn tới giảm khả năng phân chia của tế bào này. 4.5.2. Kết quả đánh giá tác động của dịch chiết Lá khôi (Ardisia gigantifolia) lên quá trình apoptosis của tế bào ung thư dạ dày Mức độ ảnh hưởng của dịch chiết Lá khôi lên apoptosis là khác nhau giữa 3 dòng tế bào. Trong đó, tỷ lệ apoptosis cao nhất được ghi nhận ở dòng AGS là 11,5 ± 5,2%, tiếp theo là dòng MKN45 với tỷ lệ 6,5 ± 0,5%; thấp nhất ở dòng MKN74 với tỷ lệ 3,3 ± 1,1% (Hình 4.44). Như vậy, mặc dù ở nồng độ 100 µg là một nồng độ có khả năng ức chế 70 – 80% khả năng sinh trưởng của tế bào nhưng khả năng cảm ứng apoptosis đối với cả 3 dòng tế bào chỉ đạt từ 3,3 – 11,5%; đây là một tỷ lệ rất thấp so với một số nghiên cứu khác. Kết quả này chỉ ra rằng dịch chiết Lá khôi là ít độc cho các tế bào và khả năng ức chế cao sự phân nhưng ít gây ra apoptosis, đó có thể là do một cơ chế sinh học khác như sự biệt hóa tế bào gốc (stem cell differentiation), sự già hóa (cell senesence). Hình 4.44. Khả năng cảm ứng apoptosis của DCLK đối với 3 dòng tế bào ung thƣ dạ dày: AGS, MKN45 và MKN74 (*p ˂ 0,05; n = 5) 4.5.3. Ảnh hưởng của dịch chiết Lá khôi (Ardisia gigantifolia) đến sự điều hòa chu kỳ của tế bào ung thư dạ dày Kết quả chỉ ra rằng 2 dòng tế bào KMN45 và MKN74 đều được quan sát thấy có sự tích lũy cao các tế bào tại phase G0/G1. Cụ thể là dòng tế bào ung thư dòng MNK45 sau khi được xử lý với DCLK đã giảm mạnh ở pha S và pha G2/M nhưng lại có tăng tỷ lệ các tế bào ở phase G0/G1 lên tới 71,2% so với đối chứng là 54%. Tương tự như vậy, ở dòng MKN74, các tế bào tích lũy tại pha G0/G1 với tỷ lệ 73,2% so với 62,3% của đối chứng, đồng thời điều hòa giảm số lượng tế bào ở các phase S và G2/M. Như vậy, sự ức chế phân chia tế bào của hai dòng tế bào này có thể được giải thích bởi sự dừng chu kỳ tế bào ở pha G0/G1 – pha nghỉ giữa hai lần phân chia tế bào. Một số báo cáo đã chỉ ra mối liên hệ giữa sự tích lũy tế bào ở pha nghỉ giữa hai lần phân chia tế bào với các tế bào có kiểu hình biệt hóa [Gunji et al., 1992], [Minami et al., 2003] hoặc già hóa của tế bào [Afshari & Barrett, 1994], [Terao et al., 2001]. Do đó có thể giả thuyết DCLK đã làm giảm khả năng phân chia và cảm ứng quá trình già hóa, biệt hóa tế bào gốc ung thư dạ dày. 4.5.4. Ảnh hưởng của dịch chiết Lá khôi (Ardisia gigantifolia) đến sự điều hòa giảm các đặc tính của tế bào gốc ung thư dạ dày dòng MKN45 Kết quả miễn dịch huỳnh quang (Hình 4.46a) chỉ ra rằng, các tế bào biểu hiện hoạt tính của enzyme ALDH (màu xanh) đã giảm mạnh sau khi được xử lý với DCLK so với đối chứng. Sự điều hòa giảm số lượng các tế bào biểu hiện marker CD44 (màu đỏ) là không rõ rệt so với trường hợp của marker ALDH, nhưng thấy rõ sự giảm về mức độ biểu hiện của marker này dựa vào cường độ phát huỳnh quang của CD44 trong mỗi tế bào. Hình 4.46. Ảnh hƣởng của DCLK lên các pha của chu kỳ tế bào dòng MKN45 (a) Sự biểu hiện của marker tế bào gốc ALDH (màu xanh lá cây) và CD44 (màu đỏ) được quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang. Nhân tế bào được nhuộm bởi Heostch (màu xanh da trời). (b) % tế bào gốc ung thư dạ dày biểu hiện marker ALDH được xác bằng Flow cytometry Tiếp theo đó, kết quả phân tích Flow cytometry (Hình 4.46b) một lần nữa khẳng định DCLK đã làm giảm rõ rệt tỷ lệ các tế bào gốc ung thư biểu hiện marker ALDH từ 22,6% (đối chứng) xuống 14,2% (mẫu xử lý với DCLK). Như vậy, trong môi trường nuôi cấy một lớp (2D), DCLK đã điều hòa giảm số lượng các các tế bào gốc ung thư dạ dày. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, DCLK làm dừng chu kỳ phân chia tế bào tại pha G0/G1 trên 3 dòng tế bào ung thư dạ dày khác nhau gồm AGS, MKN45 và MKN74. Điều nhấn mạnh ở đây là DCLK ít độc cho tế bào được thể hiện ở mức độ cảm ứng apoptosis thấp, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển những loại thuốc kháng ung thư với độc tính thấp so với các loại thuốc đang lưu hành hiện nay. Điều quan trọng nhất trong nghiên cứu này là chứng minh được khả năng ức chế tế bào ung thư dạ dày của DCLK là thông qua cơ chế điều hòa giảm số lượng và đặc tính của tế bào gốc ung thư. 4.6. Một số giải pháp về việc bảo tồn, phát triển bền vững nguồn cây thuốc và vốn tri thức bản địa của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên 4.6.1. Bảo tồn cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng, đi đôi với phát triển trồng thêm  Bảo tồn cây thuốc (i) Bảo tồn tại chỗ (in situ): Hiện tại ở tỉnh Thái Nguyên có khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa, Võ Nhai và vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo tại xã Quân Chu, huyện Đại Từ. Đây là những vùng rừng đặc dụng có chức năng bảo tồn nguyên trạng nguồn gen động, thực vật rừng hiện có, trong đó có cây thuốc. (ii) Bảo tồn chuyển chỗ (ex situ): Kết hợp trong việc xây dựng Vườn thuốc nam của các ông lang, bà mế và Vườn cây thuốc phục vụ cho yêu cầu giảng dạy ở các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Đại học Khoa học, Đại học Y Dược, Đại học Nông lâm thuộc Đại học Thái Nguyên; Cao đẳng Y tế tỉnh Thái Nguyên... Tiến hành đưa một số cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng về trồng, với mục đích bảo tồn chuyển chỗ (ex situ).  Phát triển trồng cây thuốc (i) Trồng thêm tại chỗ một số cây thuốc thuộc diện quý hiếm: Song song với hai hình thức bảo tồn trên, cần xúc tiến nghiên cứu đưa vào trồng thêm tại chỗ một số cây thuốc quý hiếm, hiện có nhu cầu sử dụng và kinh tế cao. (ii) Phát triển trồng một số cây thuốc đang có nhu cầu cao: Bên cạnh các cây thuốc quý hiếm trên, ở Thái Nguyên có thể phát triển trồng Sa nhân tím (Amomum longiligulare) (loài cây đã được trồng ở vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo), trên đất lâm nghiệp, để xuất khẩu. Các loài Đinh lăng (Polysciasfruticosa), Nghệ (Curcuma domestica) cũng là những cây thuốc có thị trường tiêu thụ lớn và hoàn toàn thích hợp để sản xuất ở nhiều địa phương trong tỉnh. 4.6.2. Khai thác hợp lý, chú ý đến bảo vệ tái sinh (i) Xây dựng Quy trình khai thác hợp lý: (ii) Hướng dẫn quy trình khai thác đến cộng đồng 4.6.3. Bảo tồn vốn tri thức bản địa của cộng đồng, nghiên cứu kế thừa và phát huy Cần có kế hoạch / chương trình riêng về điều tra vốn tri thức bản địa các dân tộc, ghi chép đầy đủ, chọn lọc xuất bản (được đồng thuận và theo đúng quy chế về sở hữu trí tuệ). Chọn lọc, nghiên cứu, đánh giá một số bài thuốc độc đáo, đưa ra ứng dụng rộng rãi (được đồng thuận và theo đúng quy chế về sở hữu trí tuệ). 4.6.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình điều tra nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên, kết quả thu được: 1. Xây dựng được danh lục gồm 745 loài cây thuốc thuộc 445 chi, 145 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch (ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta)). Trong đó, dân tộc Tày sử dụng 323 loài, dân tộc Nùng sử dụng 111 loài, dân tộc Sán Dìu sử dụng 128 loài, dân tộc Sán Chay (gồm Cao Lan và Sán Chí) sử dụng 312 loài và dân tộc Dao sử dụng 297 loài để chữa bệnh. 2. Kết quả đánh giá về đa dạng phân loại và đa dạng về dạng cây sử dụng làm thuốc của các cộng đồng dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên. 3. Xây dựng danh lục gồm 41 loài cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng khai thác, sử dụng ở tỉnh Thái Nguyên; với 22 loài có tiềm năng về trữ lượng và giá trị kinh tế. Trong đó có ghi chú những vùng mọc tập trung thuộc các huyện trong tỉnh để giới thiệu cho khai thác. 4. Xác định được 32 loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn. Nghị định 32/NĐ-CP (2006) có 12 loài, trong đó: 1 loài ở mức độ nghiêm cấm khai thác sử dụng (IA) và 11 loài hạn chế khai thác sử dụng (IIA). Sách đỏ Việt Nam (2007) có 23 loài: 1 loài ở mức độ rất nguy cấp (CR), 6 loài ở mức độ nguy cấp (EN) và 16 loài ở mức độ sắp nguy cấp (VU). Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2007) có 20 loài, trong đó: 8 loài ở mức độ nguy cấp (EN) và 12 loài ở mức độ sắp nguy cấp (VU). 5. Xây dựng Bản đồ phân bố điểm của 32 loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên, tỉ lệ 1: 350.000 phục vụ cho công tác bảo tồn. 6. Điều tra về vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên về kinh nghiệm nhận biết, thu hái cây thuốc; bộ phận sử dụng làm thuốc; tư liệu hóa các bài thuốc truyền thống. 7. Dịch chiết Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) bằng ethanol tuyệt đối làm dừng chu kỳ phân chia tế bào tại pha G0/G1 của 3 dòng tế bào ung thư dạ dày AGS, MKN45 và MKN74. Dịch chiết Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) ít độc cho tế bào được thể hiện ở mức độ cảm ứng apoptosis thấp. Chứng minh được khả năng ức chế tế bào ung thư dạ dày (gồm ức chế khả năng phân chia và dừng chu kỳ tế bào ở pha G0/G1) của dịch chiết Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) thông qua cơ chế điều hòa giảm số lượng và đặc tính của tế bào gốc ung thư. 8. Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển nguồn cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên bao gồm: Bảo tồn cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng, đi đôi với phát triển trồng thêm; Khai thác hợp lý, chú ý đến bảo vệ tái sinh; Bảo tồn vốn tri thức bản địa của cộng đồng, nghiên cứu kế thừa và phát huy; Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng. 2. Đề nghị 1. Để thực hiện được các yêu cầu cần khoanh vùng bảo vệ và khai thác lâu dài nguồn cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên. 2. Bảo tồn cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên cần song song với công tác nghiên cứu phát triển trồng thêm mới. 3. Triển khai việc ứng dụng các tri thức bản địa trong sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên trong việc phát triển thuốc mới phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Nghĩa Thìn (2012), “Điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Sán Chí ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Dược liệu – Viện Dược liệu, tập 17, số 1, tr 3-8. 2. Lê Thị Thanh Hương, Trần Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Nghĩa Thìn (2012), “Thực trạng các loài cây thuốc quý hiếm tại tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học – Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 28, tr 173-194. 3. Lê Thị Thanh Hương, Chu Thành Huy, Trần Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Nghĩa Thìn (2012), “Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu về cây thuốc thuộc diện cần bảo vệ tại tỉnh Thái Nguyên phục vụ công tác bảo tồn”, Tạp chí Dược liệu – Viện Dược liệu, tập 17, số 3, tr 131-137. 4. Lê Thị Thanh Hương, Dương Thị Ngọc Chi, Phạm Thị Lan Huệ, Hoàng Thị Tươi, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Nghĩa Thìn (2013), “Điều tra các bài thuốc tắm của đồng bào dân tộc Dao ở tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Dược liệu – Viện Dược liệu, tập 18, số 3, tr 127-132. 5. Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thị Ngọc Yến (2012), “Điều tra các loài cây thuốc và giá trị sử dụng của chúng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Nùng ở xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Viện Khoa học Việt Nam, tập 50, số 3E, tr 1226-1234. 6. Lê Thị Thanh Hương, Ngô Đức Phương, Hoàng Thị Tươi, Đinh Thế An, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Nghĩa Thìn (2014), “Điều tra cây thuốc và giá trị sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học – Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 30, số 3, tr. 14-23.