« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LÊ THỊ THANH HƢƠNG NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN CÂY THUỐC ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


Tóm tắt Xem thử

- Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu, Bộ Y tế đã xác định ở Việt Nam có 3.948 loài cây thuốc.
- Với mức độ đa dạng về hệ thực vật, về văn hóa như vậy, chúng ta đang được kế thừa một kho tàng tài nguyên cây thuốc quý giá của các dân tộc trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế.
- Việt Nam là một Quốc gia có 3/4 diện tích là rừng, nơi có sự đa dạng về nguồn tài nguyên cây thuốc và là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số Quốc gia.
- Do đó, kho tàng tri thức sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc nơi đây rất phong phú.
- Nhưng tri thức bản địa về cây thuốc của mỗi dân tộc cho đến nay vẫn chưa được hệ thống một cách đầy đủ, toàn diện, chưa có một nghiên cứu tổng thể về nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài luận án:“Nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên nhằm bảo tồn và phát triển bền vững” được tiến hành thực hiện với những mục tiêu lớn sau: Đánh giá đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững.
- Lần đầu tiên đưa ra được bộ tư liệu tương đối đầy đủ về nguồn cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên.
- Xây dựng được cơ sở dữ liệu về các loài cây thuốc cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên.
- Tài nguyên cây thuốc trên thế giới 1.1.1.
- Lịch sử nghiên cứu và sử dụng tài nguyên cây thuốc trên thế giới Các kinh nghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của từng châu lục, từng quốc gia và từng dân tộc.
- Hầu hết các quốc gia đã biên soạn các chuyên khảo về cây thuốc trên quy mô toàn quốc hoặc vùng lãnh thổ.
- Nhiều công trình nghiên cứu cây thuốc của các nước được sử dụng rộng rãi và có giá trị khoa học thực tiễn lớn.
- Tình hình nghiên cứu cây thuốc dân tộc trên thế giới Những kiến thức truyền thống về cây thuốc và kinh nghiệm bản địa trong việc sử dụng cây thuốc không những góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa và đa dạng sinh học mà còn mở ra một triển vọng cho việc phát triển thuốc mới.
- Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam 1.2.1.
- Lịch sử nghiên cứu và sử dụng tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam Việt Nam có một nền y học cổ truyền hết sức đa dạng, đặc sắc với bề dày lịch sử hàng nghìn năm và từ đó hình thành nên nền y học dân tộc không ngừng phát triển qua các thời kỳ lịch sử.
- Tình hình nghiên cứu cây thuốc dân tộc ở Việt Nam Nghiên cứu cây thuốc dân tộc không chỉ góp phần sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc của đất nước, làm phong phú thêm tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của cả dân tộc mà còn là cơ sở để sản xuất các loại dược phẩm mới để điều trị các căn bệnh hiểm nghèo.
- Hiện nay, nhiều loài cây thuốc quý phân bố chủ yếu ở miền núi, đang có nguy cơ bị tàn phá dẫn đến tuyệt chủng do lạm dụng khai thác quá nhiều.
- Vì vậy cần phải có biện pháp tiến hành điều tra, tư liệu hoá thực trạng sử dụng cây thuốc của các dân tộc và tri thức bản địa về cây cỏ làm thuốc để xây dựng các giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống với những kinh nghiệm dân gian độc đáo trong việc sử dụng cây cỏ hoang dại để làm thuốc chữa bệnh.
- Tuy nhiên, những nghiên cứu về cây thuốc ở Thái Nguyên còn ít, chưa đi sâu tìm hiểu một cách đầy đủ và hệ thống về vốn tri thức bản địa của cộng đồng các dân tộc sinh sống trong tỉnh.
- Việc tiến hành điều tra, nghiên cứu tổng thể nguồn cây thuốc trên phạm vi toàn tỉnh sẽ góp phần bổ sung những tư liệu quý vào kho tàng y học cổ truyền Việt Nam và thế giới nhằm phục vụ công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học.
- Bảo tồn tài nguyên cây thuốc 1.3.1.
- Bảo tồn tài nguyên cây thuốc trên thế giới Để phục vụ cho mục đích chăm sóc bảo vệ sức khỏe con người, cho sự phát triển của xã hội và để chống lại các bệnh nan y thì sự cần thiết phải kết hợp giữa Đông - Tây y, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền của các dân tộc là một vấn đề cấp thiết.
- Cho nên, việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây thuốc là điều hết sức quan trọng.
- Các nước trên thế giới đang hướng về thực hiện chương trình Quốc gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững cây thuốc.
- Bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam Hình thức bảo tồn tri thức sử dụng cây thuốc cũng được thực hiện bằng cách điều tra, thu thập và tư liệu hóa vốn tri thức bản địa về sử dụng cây thuốc trong các nhóm cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.
- Khuyến khích sử dụng bền vững, an toàn, hiệu quả tại cộng đồng thông qua các hoạt động đa dạng như đưa vào giáo dục tại các trường phổ thông, thêm nội dung y học dân gian trong các trường đại học y dược, xuất bản sách cây thuốc và y học của các dân tộc ở Việt Nam.
- Công nghệ GIS và ứng dụng trong nghiên cứu bảo tồn cây thuốc Nhìn chung GIS đã bắt đầu được ứng dụng khá nhiều trong bảo tồn đa dạng sinh học, tuy nhiên để ứng dụng vào việc quản lý dữ liệu loài, bản đồ mật độ phân bố loài,… còn rất hạn chế.
- Vai trò của cây thuốc dân tộc trong nghiên cứu thuốc kháng ung thƣ Cùng với công tác điều tra, thống kê các loài cây có tác dụng làm thuốc, các nhà khoa học còn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu cơ chế và các hợp chất hóa học trong cây cỏ có tác dụng chữa bệnh.
- Đối tượng nghiên cứu Là những loài thực vật bậc cao có mạch được dùng làm thuốc và vốn tri thức bản địa trong việc dùng cây thuốc của một số cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên gồm: Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao.
- Mẫu tiêu bản Vật liệu nghiên cứu là các mẫu tiêu bản tươi và khô của các loài cây thuốc thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
- Ngoài ra, vật liệu nghiên cứu còn bao gồm các tài liệu, hình ảnh, hình vẽ liên quan đến cây thuốc có ở Việt Nam hiện đang được lưu giữ tại các thư viện, phòng tiêu bản, bảo tàng thực vật, website trong và ngoài nước.
- Điều tra cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao ở tỉnh Thái Nguyên - Điều tra thu thập các cây thuốc, cùng với kinh nghiệm sử dụng theo cách truyền thống của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao tại một số vùng ở tỉnh Thái Nguyên.
- Kết hợp trong quá trình điều tra khảo sát trên, tiến hành thu thập thêm thông tin về phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, sự phân bố dân cư và một số thông tin khác có liên quan đến vốn tri thức bản địa về cây thuốc của các cộng đồng dân tộc ở địa phương.
- Bước đầu điều tra về những cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng khai thác và sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá sự phong phú của nguồn cây thuốc đã ghi nhận được ở tỉnh Thái Nguyên - Xác định tên khoa học và xây dựng Danh lục cây thuốc tỉnh Thái Nguyên, Danh lục những cây thuốc có tiềm năng khai thác sử dụng phổ biến trong các cộng đồng dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên và Danh lục các loài cây thuốc thuộc diện bảo tồn ở Việt Nam đã ghi nhận được, hiện có ở tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích, đánh giá tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích về sự phân bố và tình hình sử dụng các cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng khai thác và sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên.
- Vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên - Đánh giá chung về sự phong phú trong vốn tri thức bản địa của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên.
- Vấn đề bảo tồn cây thuốc ở khu vực nghiên cứu - Vấn đề xói mòn, mai một vốn tri thức bản địa trong việc dùng cây cỏ làm thuốc của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh.
- Vấn đề bảo tồn các cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng và hiện trạng của chúng.
- Phương pháp điều tra cộng đồng Điều tra nghiên cứu tri thức bản địa cây thuốc và các bài thuốc tại tỉnh Thái Nguyên được tiến hành theo các phương pháp nghiên cứu thực vật dân tộc học của [Gary J.
- Phương pháp xác định tên khoa học Xác định tên khoa học của cây thuốc sử dụng phương pháp so sánh hình thái truyền thống kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia và một số tài liệu chuyên ngành như: Thực vật chí Đông Dương (Flore générale de l'Indo-Chine).
- Tiến hành lập Danh lục cây thuốc của một số dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên, bao gồm các thông tin: Tên khoa học, tên phổ thông, tên dân tộc, số hiệu mẫu, dạng cây, bộ phận sử dụng, công dụng chữa bệnh.
- Phương pháp kế thừa Kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học đã xuất bản liên quan đến cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc Các chỉ tiêu đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được dựa trên phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn bao gồm.
- Đa dạng về phân loại - Đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc Đánh giá đa dạng về phân loại: Dựa theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn tiến hành đánh giá tính đa dạng về thành phần của các taxon.
- Đánh giá đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc.
- Phương pháp xác định những cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng khai thác, sử dụng Xác định những cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng khai thác, sử dụng dựa vào các tài liệu: “Danh mục thuốc thiết yếu Y học cổ truyền”, ban hành theo Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT [Bộ Y tế, 2005].
- “40 loài cây thuốc trọng tâm khai thác và phát triển”, ban hành theo Quyết định số 15/2012/QĐ-BYT [Bộ Y tế, 2012].
- Đồng thời, dựa vào việc khai thác thu mua cây thuốc đã ghi nhận được trong quá trình điều tra nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp xác định các loài cây thuốc thuộc diện bảo tồn Danh sách các cây thuốc nằm trong diện bảo tồn ở Việt Nam hiện có tại tỉnh Thái Nguyên được căn cứ trên 3 tài liệu chủ yếu sau: Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/03/2006.
- Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (Nguyễn Tập, 2007).
- Phương pháp xây dựng bản đồ phân bố điểm những cây thuốc nằm trong diện bảo tồn Căn cứ vào các điểm đã phát hiện được cây thuốc quý hiếm trong quá trình điều tra thực địa (bằng GPS), đánh dấu trên bản đồ, sử dụng phần mềm Mapinfo 10.0, xây dựng bản đồ cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở khu vực nghiên cứu.
- Nguồn tài nguyên cây thuốc đƣợc sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên 4.1.1.
- Các họ đa dạng nhất Những nét đặc trưng của hệ thực vật thường được xem xét trên 10 họ đa dạng nhất, khi xét đến số họ cây thuốc thu được ở khu vực nghiên cứu thì dù chỉ chiếm 6,90% tổng số họ nhưng lại có tới 250 loài chiếm 33,55% tổng số loài và chiếm tới 139 chi tương ứng với 31,23% số chi của toàn khu vực.
- Các chi đa dạng nhất Nguồn cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên với 10 chi giàu loài chỉ chiếm 2,25% tổng số chi và với số loài là 65 loài tương đương với 8,73% tổng số loài của toàn hệ.
- Các chi có nhiều loài cây thuốc ở KVNC TT Tên chi Họ thực vật Số loài Tỉ lệ.
- Đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc Các loại cây được đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên sử dụng làm thuốc có dạng cây rất đa dạng và phong phú.
- Phân tích tính đa dạng về dạng cây của cây thuốc có thể định hướng được việc gây trồng, bảo vệ cũng như khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc.
- Sự đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc Dạng cây Cây gỗ Cây bụi Cây thảo Cây leo Tổng Số loài Tỷ lệ.
- Tiềm năng khai thác và sử dụng cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên Căn cứ vào các tài liệu như: Danh sách “40 loài cây thuốc trọng tâm khai thác và phát triển”, ban hành theo Quyết định số 15/2012/QĐ-BYT, của Bộ trưởng Bộ Y tế .
- Kết quả thống kê được Danh sách các cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng khai thác, sử dụng (Bảng 4.9).
- Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã ghi nhận đƣợc ở tỉnh Thái Nguyên 4.3.1.
- Số loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên Căn cứ vào các tài liệu bảo tồn như Nghị định số 32/2006/NĐ – CP của Chính phủ ngày 30/3/2006.
- Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam trong Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam của Nguyễn Tập (2007) và Sách đỏ Việt Nam – Phần II Thực vật (2007), tiến hành xác định các loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn.
- Các cây thuốc thuộc diện bảo tồn ghi nhận ở Thái Nguyên Tình trạng Tên Việt Nam TT Thuộc họ NĐ số SĐVN DLĐCT - Tên khoa học .
- Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu về các loài cây thuốc cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên 4.3.2.1.
- Cơ sở dữ liệu không gian Qua quá trình điều tra nghiên cứu và tiến hành định vị các loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn và xây dựng bản đồ phân bố của 32 loài cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên nhằm tạo cơ sở cho việc tìm kiếm, khai thác, phân vùng trồng trọt các loài cây thuốc quý, từ đó, tạo cơ sở dữ liệu cho công tác bảo tồn và nghiên cứu về cây thuốc (Hình 4.3).
- Thực trạng các loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên Xác định được 32 loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn.
- Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2007) có 20 loài, trong đó: 8 loài ở mức độ nguy cấp (EN) và 12 loài ở mức độ sắp nguy cấp (VU).
- Vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên 4.4.1.
- Kinh nghiệm nhận biết, thu hái cây thuốc Mỗi dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao ở tỉnh Thái Nguyên đều có niềm tin, tri thức và kinh nghiệm trong việc sử dụng cây thuốc khác nhau, mang nhiều nét độc đáo và đặc trưng cho từng dân tộc.
- Những kinh nghiệm đó thể hiện trong cách gọi tên, nhận biết và thu hái cây thuốc của mỗi dân tộc.
- Ảnh hưởng của sự giao thoa giữa các dân tộc đến vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc Trải qua quá trình sinh sống lâu dài, cùng với lịch sử chinh phục thiên nhiên và phòng chống bệnh tật, mỗi cộng đồng dân tộc đều thể hiện sự sáng tạo của riêng mình.
- Khai thác sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng là tập quán lâu đời của các dân tộc cư trú tại tỉnh Thái Nguyên.
- Kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây thuốc đã được tích lũy từ đời này qua đời khác, được lưu truyền trong các gia đình và cộng đồng của mỗi dân tộc.
- Vấn đề truyền thụ kiến thức về cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên Tiến hành phỏng vấn, tư liệu hóa các số liệu liên quan đến vấn đề truyền thụ kiến thức trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên, kết quả đã chỉ ra người làm nghề thầy lang chủ yếu là nam giới và thuộc nhóm tuổi từ 50 – 70.
- Một số giải pháp về việc bảo tồn, phát triển bền vững nguồn cây thuốc và vốn tri thức bản địa của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên 4.6.1.
- Bảo tồn cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng, đi đôi với phát triển trồng thêm  Bảo tồn cây thuốc (i) Bảo tồn tại chỗ (in situ): Hiện tại ở tỉnh Thái Nguyên có khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa, Võ Nhai và vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo tại xã Quân Chu, huyện Đại Từ.
- Đây là những vùng rừng đặc dụng có chức năng bảo tồn nguyên trạng nguồn gen động, thực vật rừng hiện có, trong đó có cây thuốc.
- (ii) Bảo tồn chuyển chỗ (ex situ): Kết hợp trong việc xây dựng Vườn thuốc nam của các ông lang, bà mế và Vườn cây thuốc phục vụ cho yêu cầu giảng dạy ở các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Đại học Khoa học, Đại học Y Dược, Đại học Nông lâm thuộc Đại học Thái Nguyên.
- Tiến hành đưa một số cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng về trồng, với mục đích bảo tồn chuyển chỗ (ex situ.
- Phát triển trồng cây thuốc (i) Trồng thêm tại chỗ một số cây thuốc thuộc diện quý hiếm: Song song với hai hình thức bảo tồn trên, cần xúc tiến nghiên cứu đưa vào trồng thêm tại chỗ một số cây thuốc quý hiếm, hiện có nhu cầu sử dụng và kinh tế cao.
- Các loài Đinh lăng (Polysciasfruticosa), Nghệ (Curcuma domestica) cũng là những cây thuốc có thị trường tiêu thụ lớn và hoàn toàn thích hợp để sản xuất ở nhiều địa phương trong tỉnh.
- Kết luận Qua quá trình điều tra nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên, kết quả thu được: 1.
- Xây dựng được danh lục gồm 745 loài cây thuốc thuộc 445 chi, 145 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch (ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta.
- Xây dựng danh lục gồm 41 loài cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng khai thác, sử dụng ở tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định được 32 loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn.
- Xây dựng Bản đồ phân bố điểm của 32 loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên, tỉ lệ phục vụ cho công tác bảo tồn.
- Điều tra về vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên về kinh nghiệm nhận biết, thu hái cây thuốc.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển nguồn cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên bao gồm: Bảo tồn cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng, đi đôi với phát triển trồng thêm.
- Để thực hiện được các yêu cầu cần khoanh vùng bảo vệ và khai thác lâu dài nguồn cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên.
- Bảo tồn cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên cần song song với công tác nghiên cứu phát triển trồng thêm mới.
- Triển khai việc ứng dụng các tri thức bản địa trong sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên trong việc phát triển thuốc mới phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Nghĩa Thìn (2012), “Điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Sán Chí ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Dược liệu – Viện Dược liệu, tập 17, số 1, tr 3-8.
- Lê Thị Thanh Hương, Trần Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Nghĩa Thìn (2012), “Thực trạng các loài cây thuốc quý hiếm tại tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học – Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 28, tr 173-194.
- Lê Thị Thanh Hương, Chu Thành Huy, Trần Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Nghĩa Thìn (2012), “Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu về cây thuốc thuộc diện cần bảo vệ tại tỉnh Thái Nguyên phục vụ công tác bảo tồn”, Tạp chí Dược liệu – Viện Dược liệu, tập 17, số 3, tr 131-137.
- Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thị Ngọc Yến (2012), “Điều tra các loài cây thuốc và giá trị sử dụng của chúng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Nùng ở xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Viện Khoa học Việt Nam, tập 50, số 3E, tr 1226-1234.
- Lê Thị Thanh Hương, Ngô Đức Phương, Hoàng Thị Tươi, Đinh Thế An, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Nghĩa Thìn (2014), “Điều tra cây thuốc và giá trị sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học – Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 30, số 3, tr