« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu, đánh giá tình trạng của bộ truyền động bánh răng bằng phương pháp phân tích tần số dao động


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu, đánh giá tình trạng của bộ truyền động bánh răng bằng phương pháp phân tích tần số dao động.
- Trần Văn Địch Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Trong quá trình hoạt động, hầu hết các vấn đề hỏng hóc trên máy và thiết bị công nghiệp khi sắp xảy ra đều phát ra các tín hiệu báo động rất sớm dưới dạng dao động.
- Các dao động này có tính chất lặp lại tại một dải tần số nào đó được xác định từ đặc tính hình học của các chi tiết máy và các dao động này có thể được vẽ thành các đồ thị mô tả độ lớn của dao động tại từng giá trị tần số cụ thể, đồ thị này được gọi là phổ tần số của dao động.
- Có nhiều nhân tố có thể gây ra dao động cho máy và thiết bị công nghiệp, trong đó dao động do bộ truyền động bánh răng tạo ra thường ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc của máy và gây ồn cho môi trường.
- Tần số ăn khớp răng, đó chính là âm thanh do bánh răng phát ra và có thể chứa đựng một khối lượng thông tin về chất lượng, tình trạng thực của bánh răng đó.
- Dựa trên các cơ sở đã phân tích, tôi quyết định chọn nội dung này làm cơ sở, hướng nghiên cứu cho đề tài luận văn của mình.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về dao động, phương pháp phân tích dao động.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích phổ tần số dao động của bộ truyền động bánh răng qua đó đánh giá tình trạng của nó.
- Thực nghiệm trên mô hình thí nghiệm phân tích rung động tại trường ĐHSP kỹ thuật Hưng Yên với các thiết bị đo và phần mền phân tích dao động.
- Tổng quan về bộ truyền động bánh răng.
- Giới thiệu chung về bộ truyền động bánh răng, các dạng hỏng thường gặp và vai trò của việc phân tích, giám sát rung động trong công nghiệp.
- Cơ sở lý thuyết về dao động.
- Các tham số dao động, đơn vị, mô hình hóa nghiên cứu, phân tích dao động của máy, phương pháp phân tích dao động.
- Phân tích tần số dao động.
- Phương pháp phân tích và chẩn đoán tình trạng của một số bộ phận trong máy và thiết bị bằng phương pháp phân tích phổ tần số dao động.
- Nghiên cứu thực nghiệm và phân tích dao động của bộ truyền động bánh răng.
- Các loại đầu dò (cảm biến), thiết bị đo dao động.
- Mô hình nghiên cứu thực nghiệm.
- Tiến hành thực nghiệm trên thiết bị thí nghiệm tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng.
- Phân tích, đánh giá tình trạng của bộ truyền động bánh răng thông qua phổ tần số thu được từ thiết bị đo rung động.
- Khẳng định một số luận điểm nghiên cứu và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Nguyên cứu cơ sở luyết thuyết về dao động.
- Nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình “Phân tích rung động” tại Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên.
- Thứ nhất: Hầu hết các vấn đề hỏng hóc trên máy và thiết bị công nghiệp khi sắp xảy ra đều phát ra các tín hiệu báo động rất sớm dưới dạng dao động và tín hiệu này có thể nhận dạng được tại các tần số đặc biệt.
- Thứ hai: Dao động chính là chìa khoá để mở cửa chứng kiến tình trạng bên trong của máy móc.
- Bằng phương pháp phân tích phổ tần số dao động, cho phép chúng ta nhận biết và phân biệt được các nguồn phát sinh dao động, có thể cho biết bộ phận nào của máy đang hoặc sẽ có vấn đề, tại sao và khi nào thì cần phải tiến hành sửa chữa, thay thế.
- Thứ ba: Phân tích phổ tần số dao động có thể đánh giá được tình trạng thực của bộ truyền động bánh răng trên máy và thiết bị công nghiệp, tương tự như vậy cũng có thể áp dụng cho các bộ truyền động khác với kết quả tốt.
- Thứ tư: Có thể ứng dụng kỹ thuật phân tích phổ tần số dao động là nền tảng cho kỹ thuật giám sát tình trạng của máy móc, thiết bị công nghiệp và làm cơ sở vững chắc cho công tác “Bảo trì dự đoán’’.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt