« Home « Kết quả tìm kiếm

Tính đặc thù của xã hội dân sự


Tóm tắt Xem thử

- Bài chuyên đề viết cho Đề tài nghiên cứu "Quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền với kinh tế thị trường và xã hội dân sự" (Chủ nhiệm : TS Bùi Nguyên Khánh .
- cơ quan chủ trì : Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) Chuyên đề Tính đặc thù của xã hội dân sự và các nhân tố ảnh hưởng, quyết định đến hình thái riêng biệt của xã hội dân sự Trần Hữu Quang TP.HCM, ngày 28-1-2012 Mục lục trang 1.
- Định nghĩa khái niệm xã hội dân sự.
- Tính đặc thù của xã hội dân sự.
- Các nhân tố mang tính chất ảnh hưởng quyết định đối với hình thái riêng biệt của xã hội dân sự.
- Cấu hình vận hành giữa định chế nhà nước với các định chế xã hội.
- Các tổ chức xã hội dân sự.
- 22 1 Khái niệm "xã hội dân sự" là một khái niệm tương đối mới mẻ và được bàn luận khá sôi nổi trên các văn đàn ở Việt Nam trong khoảng hơn một thập niên qua.
- Tuy nhiên, nhiều người lại dùng thuật ngữ này để chỉ xã hội tư sản, vì thế nó ít nhiều mang ý nghĩa tiêu cực.
- Lúc đầu, người ta sử dụng cụm từ shimin shakai (theo nghĩa đen là citizen society, tức "xã hội công dân.
- 2 nhận buộc phải chế tạo ra một cụm từ trung tính là shibiru sosaeti, cụm từ phiên âm ra tiếng Nhật từ cụm từ civil society trong tiếng Anh.2 Theo thiển ý chúng tôi, ở Việt Nam ngày nay, chúng ta nên thống nhất sử dụng cụm từ "xã hội dân sự" (vì cụm từ "xã hội công dân" có ý nghĩa khác, không trùng khớp với xã hội dân sự).
- Một cách khái quát, chúng ta cần hiểu rằng xã hội dân sự là khái niệm gắn liền với hình thái xã hội hiện đại trong trào lưu kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- "Sự đồng hóa của Hegel giữa xã hội 'dân sự' với xã hội 'tư sản' không phải là một sự ngẫu nhiên.
- Hiện tượng mà ông gọi tên là bürgerliche Gesellschaft là một hình thái xã hội đặc thù lịch sử.
- Mặc dù 'xã hội dân sự' này không chỉ nói đến các định chế thuần túy 'kinh tế.
- Trong quyển Từ điển xã hội học của Nguyễn Kiến Giang (do Nguyễn Khắc Viện làm chủ biên, 1994), tác giả không dùng cụm từ "xã hội dân sự" mà dùng thuật ngữ "xã hội công dân", và gắn khái niệm này đi đôi với khái niệm nhà nước pháp quyền.
- Có thể nói đây là một định nghĩa tương đối đầy đủ nhất về khái niệm xã hội dân sự lần đầu tiên xuất hiện trên văn đàn nghiên cứu bằng tiếng Việt.
- 4 Xem thêm Trần Hữu Quang, "Một số quan niệm cổ điển về xã hội dân sự", Tạp chí Khoa học xã hội, số tr.
- 3-16, và Trần Hữu Quang, "Một số quan niệm đương đại về xã hội dân sự", Tạp chí Khoa học xã hội, số tr.
- xu hướng thứ hai là quan niệm của Montesquieu cho rằng xã hội dân sự vừa nằm trong, vừa có thể ảnh hưởng tới các chính sách nhà nước (Taylor gọi là quan điểm M, "M-view.
- Theo Taylor, quan điểm L cho rằng xã hội dân sự nằm bên ngoài lĩnh vực chính trị, còn quan điểm M của Montesquieu thì cho rằng xã hội dân sự chính là sự hội nhập của xã hội vào các tổ chức chính trị bằng cách tham gia vào sự phân chia quyền lực.
- Khi giải thích tư tưởng của Hegel, Taylor cho rằng xã hội dân sự không hẳn là một lĩnh vực nằm bên ngoài quyền lực chính trị, mà thực ra nó thâm nhập sâu xa vào ngay bên trong quyền lực này.
- Những thành tố của xã hội dân sự thực sự mang tính chất "lưỡng cư" (amphibious).
- Taylor phân biệt ba ý nghĩa của xã hội dân sự : (a) bao gồm những hiệp hội tự nguyện không nằm dưới sự giám hộ của nhà nước .
- (b) đây là nơi mà xã hội tự cấu trúc chính mình và điều phối các hoạt động của mình thông qua các hiệp hội tự nguyện .
- Hegel và từ lý thuyết của Antonio Gramsci Nguyễn Khắc Viện (chủ biên), Từ điển xã hội học, Hà Nội, Nxb Thế giới, 1994, tr.
- 7 Lý thuyết của Gramsci về xã hội dân sự cũng đã được một số tác giả đương đại ít nhiều vận dụng trong các công trình nghiên cứu của mình, chẳng hạn như P.
- 4 (a) Xã hội dân sự là một khái niệm được dùng để chỉ không gian xã hội công cộng nằm ngoài nhà nước và ngoài lĩnh vực riêng tư của cá nhân và gia đình, bao gồm tổng thể các định chế tương đối độc lập với nhà nước và các hoạt động tự nguyện trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, truyền thông đại chúng, tôn giáo, xã hội.
- Như vậy, xã hội dân sự là một không gian trong đó diễn ra các hoạt động của những thành tố xã hội như nhà trường, bệnh viện, nhà hát, báo chí, các đài phát thanh và truyền hình, các hiệp hội, các tổ chức xã hội và các đảng phái chính trị, các giáo hội, các doanh nghiệp, công ty, ngân hàng.
- (b) Xã hội dân sự và nhà nước cấu thành hệ thống xã hội tổng thể của một nhà nước/quốc gia (tức nhà nước hiểu theo nghĩa rộng), trong đó nhà nước (hiểu theo nghĩa hẹp) là nơi thực hiện chức năng cưỡng chế (coercion), và xã hội dân sự là nơi thực hiện sự thống lãnh (hegemony) hay lãnh đạo (direction) về mặt văn hóa-tư tưởng của giai cấp thống trị bằng cách tạo ra sự đồng thuận (consensus) nơi các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội.
- Vì thế, xã hội dân sự có những mối quan hệ ít nhiều chặt chẽ và hữu cơ với nhà nước.
- (d) Hình thái xã hội dân sự chỉ xuất hiện khi ra đời hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa, trong khuôn khổ của hình thức nhà nước hiện đại tương ứng là nhà nước pháp quyền.
- Do đó, xã hội dân sự chỉ thực sự tồn tại khi xác lập được một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa và lành mạnh.9 Ramasamy, "Civil Society in Malaysia: An Arena of Contestations.
- 9 Xem thêm Trần Hữu Quang, "Hướng đến một khái niệm khoa học về xã hội dân sự", Tạp chí Khoa học xã hội, số tr.
- 5 Định nghĩa mà chúng tôi nêu ra trên đây coi xã hội dân sự như một khái niệm phân tích, tức là được dùng để phân tích mối quan hệ giữa xã hội với nhà nước.
- Cho dù quan niệm rằng xã hội dân sự bao hàm thị trường (tổng thể xã hội bao gồm : nhà nước và xã hội dân sự) hay không bao hàm thị trường (tổng thể xã hội bao gồm : nhà nước, thị trường, và xã hội dân sự), nhiều người thường cho rằng thị trường là một lĩnh vực hoàn toàn độc lập, nằm bên ngoài chính trị, chỉ tuân theo những qui luật kinh tế riêng của nó, được điều hành bởi "bàn tay vô hình", vì thế nhà nước nhất thiết không được can thiệp vào.
- Từ đó, ý niệm về một thị trường độc lập và tự điều tiết được trường phái tự do chuyển sang thành ý niệm về sự độc lập và khả năng tự điều tiết của xã hội dân sự đối với nhà nước.11 Trong lịch sử, quả là sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khởi phát từ quá trình hình thành thị trường.
- 11 Xem Cao Huy Thuần, "Xã hội dân sự.
- Cao Huy Thuần (2004) phân tích như sau : "Chủ nghĩa tư bản tràn vào câu hỏi đó [thế nào là công thế nào là tư, đâu là biên giới giữa công và tư] để tách biệt hoạt động kinh tế, hoạt động thương mại ra khỏi lĩnh vực công, lĩnh vực Nhà nước, và tuyên bố : lĩnh vực kinh tế không phải là lĩnh vực của Nhà nước, đó là lĩnh vực của tư nhân, do đó thị trường thuộc vào xã hội dân sự.
- xã hội dân sự là tốt, vì tự do.
- Đứng về mặt nhận thức khoa học, không có gì lầm lẫn cho bằng, bởi vì không thể vạch ra biên giới giữa Nhà nước và xã hội dân sự cũng như không thể vạch ra 13 Karl Polanyi, The Great Transformation.
- sau đó, với sự ra đời của xã hội tư bản chủ nghĩa, các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo.
- Vì không thể vạch ra được cái ranh giới ấy, nên việc định nghĩa xã hội dân sự như toàn bộ các mối quan hệ phi chính trị là một định nghĩa sai lầm về mặt khái niệm."16 Ngộ nhận thứ ba là cho rằng xã hội dân sự là một dạng tổ chức, một phương thức tổ chức xã hội nhất định, hay một mô hình xã hội nhất định.
- Nếu người ta biện minh rằng dù sao thì vẫn có thể sử dụng khái niệm xã hội dân sự như một "mô hình xã hội lý tưởng" để phê phán hiện thực xã hội, thì e rằng đây chỉ là một sự phê phán đặt nền tảng trên sự ước mơ (cho dù hết sức tốt đẹp.
- làm như thể "xã hội dân sự" là một khối người đồng dạng, đồng quan điểm, bình đẳng và phi giai cấp ! 15 Cao Huy Thuần, bài đã dẫn.
- và (c) nó tồn tại trong khuôn khổ nhà nước pháp quyền (rule of law).17 Chúng tôi muốn bổ sung thêm một đặc trưng thứ tư : đó là việc định nghĩa khái niệm xã hội dân sự nhất thiết không thể tách rời khỏi mối quan hệ với nhà nước.
- Xuất phát từ định nghĩa mà chúng tôi đã đề xướng trong mục trên, chúng tôi sẽ thử tìm hiểu về tính đặc thù của hình thái xã hội dân sự trong các quốc gia khác nhau.
- cũng như xét về mặt cấu hình xã hội nói chung.
- Nhìn một cách khái quát trên thế giới, Bertrand Badie và Pierre Birnbaum đã từng phân biệt hai loại hình xã hội dân sự tiêu biểu đối lập nhau : loại hình nhà nước cai quản xã hội dân sự (mô hình Pháp), và loại hình xã hội dân sự tự tổ chức, nơi mà nhà nước chỉ có mặt ở mức độ tối thiểu (mô hình Anh-Mỹ).18 Hay nhìn dưới một giác độ khác, chúng ta cũng có thể phân 17 Gordon Marshall (Ed.
- Grasset, 1979, dẫn lại theo Danièle Lochak, "La société civile : du concept au gadget", trong 9 biệt ít nhất hai hình thái xã hội dân sự tương ứng với hai loại hình nhà nước điển hình trên thế giới : nhà nước phúc lợi hay nhà nước xã hội ở Tây Âu, và nhà nước tân tự do (neo-liberal) ở Mỹ.
- Trong khuôn khổ giới hạn của bài chuyên đề này, chúng tôi sẽ chỉ thử điểm lại dưới đây ba hình thái xã hội dân sự đặc thù ở ba quốc gia Đông Á, đó là Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
- Hàn Quốc Theo nhận xét của Choe Hyondok (2009), trong bối cảnh chính quyền độc tài quân sự của Park Chung-Hee (Pắc Chung Hi) trong giai đoạn khi mà hai mục tiêu được đưa ra đồng thời là vừa phát triển kinh tế, vừa chống Cộng, thì "sự phát triển của xã hội dân sự với tư cách một lĩnh vực độc lập với nhà nước là hết sức khó khăn".
- Kể từ năm 1987 trở đi, với sự ra đời một chính quyền dân chủ hình thành qua cuộc bầu cử tự do, chấm dứt thời kỳ độc tài, thì lúc này mới bắt đầu mở ra giai đoạn dân chủ hóa và mở rộng dần dần phạm vi hoạt động của xã hội dân sự ở Hàn Quốc.
- Nhật Bản Theo Frank Schwartz (2003), tâm thức truyền thống chủ đạo trong xã hội Nhật Bản luôn luôn đề cao vai trò của nhà nước, và thường đồng hóa chiều kích xã hội vào chiều kích nhà nước.
- 19 Choe Hyondok, "Xã hội dân sự và kinh tế thị trường ở Hàn Quốc.
- Đây là cơ sở pháp lý căn bản cho xã hội công dân hình thành và phát triển.
- Việc phân quyền từ trung ương xuống địa phương và chuyển đổi chức năng của chính phủ cũng thúc đẩy xã hội công dân Trung Quốc hình thành và phát triển.
- Tới năm 1998 thì Điều lệ đăng ký và quản lý các tổ chức xã hội đã được ban hành.
- Nhưng đồng thời, nhiều người khác lại cho rằng ý niệm về xã hội dân sự ngày nay đã trở nên phổ quát và do vậy 28 Phùng Thị Huệ, Phạm Ngọc Thạch, bài đã dẫn, tr.
- Nhà nước pháp quyền Theo Frank Schwartz, "xã hội dân sự là kết quả của một quá trình lịch sử đặc thù".
- Nói như vậy có nghĩa là diện mạo của xã hội dân sự phụ thuộc vào chế độ chính trị, phụ thuộc vào hình thái cụ thể của nhà nước pháp quyền, cũng như không thoát ra khỏi sự ảnh hưởng chi phối ít nhiều mang tính chất quyết định của những điều kiện kinh tế-xã hội và văn hóa-xã hội nhất định.
- cũng như đặc trưng của những mối quan hệ giữa các định chế xã hội này với nhau.
- Thiết tưởng cũng cần nhấn mạnh rằng trong số các định chế xã hội nêu trên, định chế truyền thông đại chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác lập diện mạo tổng quát của một xã hội dân sự.
- Khi tìm hiểu về xã hội dân sự, các nhà nghiên cứu cũng thường đề cập tới những khái niệm như "vốn xã hội" (social capital) và "lòng tin trong xã hội" (social trust.
- vốn có thể trở thành những khái niệm hữu ích cho việc phân tích những đặc trưng của một xã hội dân sự tại một quốc gia nhất định nào đó.
- Ở châu Á cho đến nay, xã hội dân sự phần lớn thường được nhìn dưới quan điểm công cụ, nghĩa là được coi như là một lực lượng có khả năng đem lại hoặc cản trở những sự chuyển biến trong lĩnh vực chính trị hơn là một "đấu trường độc lập của sự tự quản".
- Theo tác giả trong quyển sách do Muthiah Alagappa (2006) làm chủ biên, không hề có mối quan hệ tất yếu giữa xã hội dân sự với sự thay đổi theo hướng dân chủ.
- Bởi lẽ vai trò đặc trưng của xã hội dân sự phụ thuộc vào những nhân tố như trình độ phát triển, vai trò của nhà nước, và các cơ hội chính trị mà nhà nước tạo ra.
- Edward Aspinall dẫn chứng trường hợp Indonesia để cho thấy rằng những cuộc xung đột trong nội bộ xã hội dân sự đã dẫn đến sự suy thoái của nền dân chủ tại quốc gia này trong những thập niên 1950 và 1960.
- Kết quả khảo sát ở Trung Quốc (xem Biểu đồ 1) cho thấy rằng các tổ chức xã hội dân sự ở Trung Quốc có tác động khá tích cực tới xã hội, với 1,6 điểm trên số điểm tổng cộng là ba điểm.
- Chỉ số xã hội công dân của Trung Quốc 2006 Nguồn : CIVICUS Civil Society Index Report China (Mainland): A Nascent Civil Society within a Transforming Environment, NGO Research Center, SPPM, Tsinghua University, tháng 4/2006.
- Dẫn lại theo Phùng Thị Huệ, Phạm Ngọc Thạch, "Xã hội công dân Trung Quốc : cơ sở hình thành và môi trường chính sách", Tạp chí Triết học, số 7 (194), tháng 7-2007, tr.
- Chỉ số xã hội dân sự của Việt Nam 2006 Nguồn : Irene Norlund (Ed.
- Tầng lớp trung lưu Một nhân tố mà chúng tôi cho là khá quan trọng quyết định trong việc định hình xã hội dân sự, đó là vai trò của các tầng lớp trung lưu.
- những từ mà San-Jin Han cho là đậm màu sắc Nho giáo của các xã hội Đông Á.
- Hay nói cách khác, chúng ta có thể hiểu joong-min ("trung dân") chính là các giai tầng trung lưu trong xã hội Hàn Quốc hiện đại.
- Vài dòng kết luận Theo chúng tôi, có thể nói rằng có ba nhân tố sau đây mang tính chất quyết định đối với diện mạo đặc thù của một xã hội dân sự.
- xã hội dân sự là một không gian phụ thuộc một cách quyết định vào hình thức của nhà nước pháp quyền .
- một nhà nước pháp quyền được tổ chức như thế nào, theo kiểu nào, vận hành dựa trên những nguyên tắc nào thì sẽ xuất hiện một diện mạo xã hội dân sự tương ứng.
- Ở đây, chúng ta thấy vai trò quan trọng của hệ thống luật pháp cũng như của đường lối và các chính sách nhà nước liên quan tới mô hình tổ chức xã hội.
- Quan niệm của xã hội và nhất là của nhà nước (hay nói chính xác hơn là của những nhà lãnh đạo nhà nước) về "thị trường" nói riêng và về xã hội nói chung.
- Ở đây, chúng ta thấy vai trò quan trọng của triết lý và quan điểm chính trị- xã hội chủ đạo trong xã hội.
- Truyền thống sinh hoạt chính trị của một xã hội : kinh nghiệm hoạt động dân sự và hoạt động công dân của người dân cũng như của các hiệp hội và các tổ chức xã hội .
- Ở đây, 38 Bùi Quang Dũng, "Xã hội dân sự : khái niệm và các vấn đề", Tạp chí Triết học, số 2 (189), tháng 2-2007.
- 18 chúng ta thấy vai trò quan trọng của nội lực xét từ phía người dân cũng như từ các tổ chức và đoàn thể dân sự trong xã hội.
- Nhìn dưới góc độ phát triển và tiến trình dân chủ hóa xã hội, hẳn nhiên là yêu cầu mở rộng không gian xã hội dân sự là một trong những điểm mấu chốt.
- những nhân tố cơ bản cho dân chủ và phát triển lại thường phát sinh gắn liền với xã hội dân sự.
- Dẫn lại theo Nguyễn Minh Phương, "Vai trò của xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Triết học, số .
- Chúng tôi cho rằng việc xây dựng và mở rộng không gian xã hội dân sự là một yêu cầu bức bách và cấp thiết ngay trong từng giai đoạn của tiến trình phát triển đất nước Việt Nam ngày nay.
- Lẽ tất nhiên, quá trình xây dựng một xã hội dân sự vững mạnh và trưởng thành không phải là một con đường thênh thang, thẳng tắp và tự động 41 Phạm Thị Ngọc Trầm, "Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự với vấn đề quyền và nghĩa vụ của công dân", Tạp chí Triết học, số .
- Bùi Quang Dũng, "Xã hội dân sự : khái niệm và các vấn đề", Tạp chí Triết học, số 2 (189), tháng 2-2007.
- CHOE Hyondok, "Xã hội dân sự và kinh tế thị trường ở Hàn Quốc.
- Nguyễn Khắc Viện (chủ biên), Từ điển xã hội học, Hà Nội, Nxb Thế giới, 1994.
- Nguyễn Minh Phương, "Vai trò của xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Triết học, số .
- Phạm Thị Ngọc Trầm, "Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự với vấn đề quyền và nghĩa vụ của công dân", Tạp chí Triết học, số .
- Phùng Thị Huệ, Phạm Ngọc Thạch, "Xã hội công dân Trung Quốc : cơ sở hình thành và môi trường chính sách", Tạp chí Triết học, số 7 (194), tháng 7- 2007, tr.
- Trần Hữu Quang, "Hướng đến một khái niệm xã hội học về xã hội dân sự", bài chuyên đề viết cho Đề tài nghiên cứu cấp bộ mang tên là "Tính phổ biến và tính đặc thù của xã hội dân sự" của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam do PGS.TSKH Bùi Quang Dũng làm chủ nhiệm, tháng 9-2008.
- Trần Hữu Quang, "Một số quan niệm cổ điển về xã hội dân sự", Tạp chí Khoa học xã hội, số tr.
- Trần Hữu Quang, "Một số quan niệm đương đại về xã hội dân sự", Tạp chí Khoa học xã hội, số tr.
- Trần Hữu Quang, "Hướng đến một khái niệm khoa học về xã hội dân sự", Tạp chí Khoa học xã hội, số tr