Academia.eduAcademia.edu
PHÂN BÓN CHO LAN Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với cây lan, nhất là đối với việc trồng qui mô lớn, khai thác hàng hoá. Khi cây lan đầy đủ dinh dưỡng, cây sinh trưởng và phát triển tốt, cây ra nhiều hoa, hoa to, bền. Khi cây thiếu dinh dưỡng thì còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Cây lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc nhóm đa, trung và vi lượng. Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl). Các triệu chứng biểu hiện của cây khi thừa, thiếu dinh dưỡng: Thiếu đạm: Cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển màu vàng theo qui luật lá già vàng trước, lá non sau. Rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cõi, cây khó ra hoa. Thừa đạm: Thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh hại, đầu rễ chuyển sang màu xám đen, cây khó ra hoa. Thiếu lân: Cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển sang xanh đậm, rễ không trắng sáng mà chuyển sang màu xám đen, cây không ra hoa. Thừa lân: Cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh sau khi ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu kẽm, sắt và Mangan. Thiếu Kali: Cây kém phát triển, lá già vàng dần từ 2 mép lá và chóp lá, sau đó lan dần vào trong; lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu sắc không tươi và dễ bị dập nát. Thừa Kali: Thân, lá không mỡ màng, lá nhỏ. Thừa Kali dễ dẫn đến thiếu Magiê và Canxi. Thiếu Lưu huỳnh: Lá non chuyển sang màu vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm. Thiếu Magiê: Thân, lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi 2 bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố tạo thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa. Thiếu Canxi: Cây kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây yếu, dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công. Thiếu Kẽm: Xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa. Thiếu Đồng: Xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu là chuyển trắng, số hoa hình thành ít, cây yếu, dễ bị nấm bệnh tấn công. Thiếu Sắt: Các lá non úa vàng sau đó chuyển sang trắng nhạt, cây còi cọc, ít hoa và dễ bị sâu bệnh tấn công. Thiếu Mangan: Uá vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng là sự xuất hiện của các đốm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuống lá non sau lan ra cả lá, cây còi cọc, chậm phát triển. Thiếu Bo: Lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc, số nụ ít, hoa dễ bị rụng, không thơm và nhanh tàn. Thiếu Molypden: Xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây kém phát triển. Thiếu Clo: Xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành, sau đó chuyển sang màu đồng thau, cây còi cọc, kém phát triển. Cây lan rất cần phân bón nhưng không cần nồng độ dinh dưỡng cao. Vì vậy, việc bón phân cho cây lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỉ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân, lá mạnh nên cần hàm lượng đạm cao; hạm lượng lân và kali thấp. Trước khi cây ra hoa cần hạm lượng lân và kali cao, đạm thấp; trong khi cây nở hoa cần Kali cao, đạm và lân thấp. Các loại phân bón thường sử dụng cho lan là Growmore, Miracrle, HVP, Phân bón đầu trâu, Dynamic, phân cá (Fish emulsion), … Bên cạnh đó, có thể sử dụng nguồn phân hữu cơ sẵn có để ngâm ủ rồi sử dụng như bánh dầu, phân chuồng, xác bã động vật (có bổ sung EM để mau phân hủy và ít có mùi hôi). 3 nguyên tắc khí hậu khi trồng lan Gió mà không gió, nắng mà không nắng, nước mà không nước Lan NGỌC ĐIẾM Tên khoa học: Rhynchostylis gigantean (họ Orchidaceae). Tên gọi khác: Lan Tai Trâu, Lan Đai Châu, Lan Lưỡi Bò, Lan Me, Nghinh Xuân, Đại Châu. Nhóm: đơn thân loại thân độc trụ vì thế giá thể phải thật thoáng, không giả hành nên không dự trữ dưỡng liệu vì thế cần cung cấp thêm phân bón, tăng trưởng theo chiều đứng, rất nhiều rễ trên không mọc thẳng từ thân Đặc điểm sinh trưởng: Nhiệt độ: chịu nóng, chịu hạn khá tốt, nhiệt độ thích hợp từ 26 – 30 oC. Độ ẩm: thích ẩm, ẩm độ càng cao, rễ càng mọc nhanh và phát triển rất tốt, ẩm độ lý tưởng 40 – 70%. Ánh sáng: ưa sáng 60%, ánh sáng trực tiếp dễ làm cây bị bỏng lá, cường độ ánh sáng thay đổi từ 15.000 – 20.000 lm/m2. Nếu trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt, bộ rễ phát triển kém, cây khó ra hoa. Tưới nước: 2 lần/ngày vào mùa mưa, 3 lần/ngày vào mùa khô, mùa nghỉ chỉ 1lần/ngày cho cây đủ sống. Ra hoa: không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả là do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì thế cây chỉ nở hoa vào dịp tết âm lịch, tức vào thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài. Thông thường từ khi nhú vòi hoa đến khi nở là khoảng 3 tháng vì thế cây nào vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch nhú cựa gà là vừa kịp tết. Nếu cây ra cựa gà sớm thì nên hãm hoa cho đúng tết bằng cách đưa cây vào chỗ mát, giảm nước tưới. Và ngược lại nếu cây nhú cựa gà trễ thì nên đưa cây ra nơi có nhiều nắng hơn, tăng nước tưới để cây nở hoa đúng tết. Hoa ngọc điểm có thể nở từ mùa Noel cho đến tháng 2 âm lịch, nên việc chọn được cây nở đúng vào ngày mùng một tết được coi là điềm may mắn cho gia chủ. Hoa ngọc điểm không bền lắm thông thường chỉ được khoảng 15 ngày. Bón phân: Có thể dùng phân hữu cơ như phân bò khô, phân cá, phân Dynamic Lifter... đối với phân hữu cơ chỉ nên tưới lên thân, rễ, không tưới vào lá và ngọn nhằm tránh sâu bệnh và thối ngọn, khi tưới phân hữu cơ nên tưới cách khoảng 15 ngày một lần và kết hợp với thuốc nấm để tránh nấm bệnh. Dùng phân bón lá vô cơ hòa tan nhằm kích ra rễ và lá: Growmore 30–10-10+Te và 20-20-20 xen kẽ. Xịt phân 30-10-10+Te 2 lần (mỗi tuần xịt 1 lần) rồi chuyển sang xịt phân 20-20-20 và pha thêm 1 chút B1 kích thích 1 lần. Lại tiếp tục như thế. Hoàn toàn không cung cấp dưỡng liệu cho cây vào tháng 12. Khi cây chớm nụ hoa ta thay phân 30-10-10 bằng phân 6-30-30, 10-20-20 nhằm tăng khả năng đậu hoa và vòi hoa dài hơn và một tuần lễ trước khi ra hoa nở cho đến khi hoa tàn ta lại thay phân có tỷ lệ Kali cao (10-20-30) để tạo cho cây có sức chống đỡ trong mùa nghỉ. Mùa nghỉ: nên bắt đầu sau khi cây tàn hoa và kéo dài cho đến khi rễ mới xuất hiện lúc mùa mưa bắt đầu. Thường kéo dài 3 tháng (đầu tháng 2 – cuối tháng 4). Sâu bệnh: lan ngọc điểm là loại lan rừng khá mạnh nhưng vẫn bị một số loại sâu bệnh như rệp sáp, nhện đỏ, thối lá thối ngọn vì thế cần phun thuốc nấm và thuốc trị sâu bệnh mỗi tháng một lần để cây luôn xanh tốt và khoẻ mạnh. Chú ý loài nhện đỏ tấn công rất nhanh vào mùa khô nhất là những cây ít được chăm sóc và tưới nước, nhện đỏ phát triển rất nhanh và hút nhựa khiến cây suy và có thể chết nếu không phát hiện kịp thời. Lan HẠC VỸ Tên khoa học: Dendrobium aphyllum (họ Orchidaceae). Tên gọi khác: Hoàng Thảo Hạc Vỹ, Đại Ý Thảo, Hoàng Thảo Thiên Cung, Hạc Vỹ Thiên Cung, … Nhóm: thân thòng, rụng lá vào mùa thu. Ở miền Nam, Hạc Vỹ thường có thân rất dài và rất mảnh, đường kính thân chỉ bằng 1/3 đến ½ thân giả hạc, lá cũng nhỏ và mỏng. Hoa chỉ mọc trên những đốt trụi lá, mỗi cụm hoa có từ 1 đến 3 hoa màu tím nhạt, cánh môi trắng có nhiều lông mịn, phía trong cánh môi có những đường gân ngang màu tím đậm. Đặc điểm sinh trưởng: Nhiệt độ: chịu nóng, chịu hạn khá tốt, nhiệt độ thích hợp từ 26 – 30 oC. Độ ẩm: thích ẩm, ẩm độ càng cao, rễ càng mọc nhanh và phát triển rất tốt, ẩm độ lý tưởng 40 – 70%. Ánh sáng: ưa nắng. Tưới nước: cần rất nhiều nước trong mùa phát triển. Ra hoa: vào tháng 4 – 8. Tái sinh bằng chồi và hạt. Bón phân: Có thể dùng phân hữu cơ như phân bò khô, phân cá, phân Dynamic Lifter... đối với phân hữu cơ chỉ nên tưới lên thân, rễ, không tưới vào lá và ngọn nhằm tránh sâu bệnh và thối ngọn, khi tưới phân hữu cơ nên tưới cách khoảng 15 ngày một lần và kết hợp với thuốc nấm để tránh nấm bệnh. Dùng phân bón lá vô cơ hòa tan nhằm kích ra rễ và lá: Growmore 30–10-10+Te và 20-20-20 xen kẽ. Xịt phân 30-10-10+Te 2 lần (mỗi tuần xịt 1 lần) rồi chuyển sang xịt phân 20-20-20 và pha thêm 1 chút B1 kích thích 1 lần. Lại tiếp tục như thế. Hoàn toàn không cung cấp dưỡng liệu cho cây vào tháng 12. Khi cây chớm nụ hoa ta thay phân 30-10-10 bằng phân 6-30-30, 10-20-20 nhằm tăng khả năng đậu hoa và vòi hoa dài hơn và một tuần lễ trước khi ra hoa nở cho đến khi hoa tàn ta lại thay phân có tỷ lệ Kali cao (10-20-30) để tạo cho cây có sức chống đỡ trong mùa nghỉ. Mùa nghỉ: nên bắt đầu sau khi cây tàn hoa và kéo dài cho đến khi rễ mới xuất hiện lúc mùa mưa bắt đầu. Thường kéo dài 3 tháng (đầu tháng 2 – cuối tháng 4). Sâu bệnh: lan ngọc điểm là loại lan rừng khá mạnh nhưng vẫn bị một số loại sâu bệnh như rệp sáp, nhện đỏ, thối lá thối ngọn vì thế cần phun thuốc nấm và thuốc trị sâu bệnh mỗi tháng một lần để cây luôn xanh tốt và khoẻ mạnh. Chú ý loài nhện đỏ tấn công rất nhanh vào mùa khô nhất là những cây ít được chăm sóc và tưới nước, nhện đỏ phát triển rất nhanh và hút nhựa khiến cây suy và có thể chết nếu không phát hiện kịp thời. Lan GIẢ HẠC Tên khoa học: Dendrobium anosmum (họ Orchidaceae). Tên gọi khác: Hoàng Thảo Hạc Vỹ, Đại Ý Thảo, Hoàng Thảo Thiên Cung, Hạc Vỹ Thiên Cung, … Nhóm: thân thòng. Đặc điểm sinh trưởng: Nhiệt độ: chịu nóng, chịu hạn khá tốt, nhiệt độ thích hợp từ 26 – 30 oC. Độ ẩm: thích ẩm, ẩm độ càng cao, rễ càng mọc nhanh và phát triển rất tốt, ẩm độ lý tưởng 40 – 70%. Ánh sáng: ưa sáng 60%, ánh sáng trực tiếp dễ làm cây bị bỏng lá, cường độ ánh sáng thay đổi từ 15.000 – 20.000 lm/m2. Nếu trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt, bộ rễ phát triển kém, cây khó ra hoa. Tưới nước: 2 lần/ngày vào mùa mưa, 3 lần/ngày vào mùa khô, mùa nghỉ chỉ 1lần/ngày cho cây đủ sống. Ra hoa: không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả là do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì thế cây chỉ nở hoa vào dịp tết âm lịch, tức vào thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài. Thời gian ra hoa tùy thuộc vào khí hậu thời tiết gần tết như thế nào. Vì loại lan này ưa nóng ẩm hơn nên nó sẽ ra hoa sớm khi trời nóng, nở hoa muộn hơn khi thời tiết lạnh nhiều. Thông thường từ khi nhú vòi hoa đến khi nở là khoảng 3 tháng ??? (có chỗ nói là 1 tháng – nghiên cứu thêm) vì thế cây nào vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch nhú cựa gà là vừa kịp tết. Nếu cây ra cựa gà sớm thì nên hãm hoa cho đúng tết bằng cách đưa cây vào chỗ mát, giảm nước tưới. Và ngược lại nếu cây nhú cựa gà trễ thì nên đưa cây ra nơi có nhiều nắng hơn, tăng nước tưới để cây nở hoa đúng tết. Hoa ngọc điểm có thể nở từ mùa Noel cho đến tháng 2 âm lịch, nên việc chọn được cây nở đúng vào ngày mùng một tết được coi là điềm may mắn cho gia chủ. Hoa ngọc điểm không bền lắm thông thường chỉ được khoảng 15 ngày. Bón phân: Có thể dùng phân hữu cơ như phân bò khô, phân cá, phân Dynamic Lifter... đối với phân hữu cơ chỉ nên tưới lên thân, rễ, không tưới vào lá và ngọn nhằm tránh sâu bệnh và thối ngọn, khi tưới phân hữu cơ nên tưới cách khoảng 15 ngày một lần và kết hợp với thuốc nấm để tránh nấm bệnh. Dùng phân bón lá vô cơ hòa tan nhằm kích ra rễ và lá: Growmore 30–10-10+Te và 20-20-20 xen kẽ. Xịt phân 30-10-10+Te 2 lần (mỗi tuần xịt 1 lần) rồi chuyển sang xịt phân 20-20-20 và pha thêm 1 chút B1 kích thích 1 lần. Lại tiếp tục như thế. Hoàn toàn không cung cấp dưỡng liệu cho cây vào tháng 12. Khi cây chớm nụ hoa ta thay phân 30-10-10 bằng phân 6-30-30, 10-20-20 nhằm tăng khả năng đậu hoa và vòi hoa dài hơn và một tuần lễ trước khi ra hoa nở cho đến khi hoa tàn ta lại thay phân có tỷ lệ Kali cao (10-20-30) để tạo cho cây có sức chống đỡ trong mùa nghỉ. Mùa nghỉ: nên bắt đầu sau khi cây tàn hoa và kéo dài cho đến khi rễ mới xuất hiện lúc mùa mưa bắt đầu. Thường kéo dài 3 tháng (đầu tháng 2 – cuối tháng 4). Sâu bệnh: lan ngọc điểm là loại lan rừng khá mạnh nhưng vẫn bị một số loại sâu bệnh như rệp sáp, nhện đỏ, thối lá thối ngọn vì thế cần phun thuốc nấm và thuốc trị sâu bệnh mỗi tháng một lần để cây luôn xanh tốt và khoẻ mạnh. Chú ý loài nhện đỏ tấn công rất nhanh vào mùa khô nhất là những cây ít được chăm sóc và tưới nước, nhện đỏ phát triển rất nhanh và hút nhựa khiến cây suy và có thể chết nếu không phát hiện kịp thời.