« Home « Kết quả tìm kiếm

Phương pháp công nghiệp để thiết kế theo hướng đối tượng phần điều khiển cho các hệ thống động lực lai


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Phương pháp công nghiệp để thiết kế theo hướng đối tượng phần điều khiển cho các hệ thống động lực lai”.
- Nội dung tóm tắt: Ngày nay, phát triển các ứng dụng điều khiển công nghiệp đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống.
- Trong sự phát triển của ngành điểu khiển công nghiệp, các phương pháp phát triển theo mô hình hóa hướng đối tượng đã cho phép tạo ra các bản thiết kế trực quan và có khả năng đáp ứng được các yêu cầu thay đổi của các hệ thống và tái sử dụng các thành phần đã phát triển dùng cho ứng dụng khác.
- Cũng theo thông tin mà OMG cung cấp thì đến nay nhiều tổ chức lớn trên thế giới đã ứng dụng thành công mô hình hóa hướng đối tượng như: I-Logix, Telelogic, công ty hàng không Lockheed Martin của Mỹ v.v… Luận văn này được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu và phát triển phương pháp công nghiệp để thiết kế theo hướng đối tượng phần điều khiển cho các hệ thống động lực lai và minh họa việc áp dụng lý thuyết nghiên cứu vào việc phát triển một hệ thống điều khiển công nghiệp thực tế.
- Luận văn gồm 4 chương: Chương 1- Giới thiệu chung về hệ thống động lực lai.
- Chương 2- Tổng quan về mô hình hóa, mô phỏng và thực thi các hệ thống động lực lai.
- Chương 3- Quy trình phân tích và thiết kế HDS với Real Time UML.
- Chương 4- Áp dụng phân tích thiết kế hệ thống điều tốc điện tử - thủy lực với Real Time UML.
- 2 Hệ thống điều khiển hiện tại và cơ cấu chấp hành có xét tới các mô hình với dữ kiện rời rạc và mô hình ứng xử liên tục, được gọi là hệ thống động lực lai.
- Những mô hình ứng xử được phân bổ trong mô hình hoạt động khác nhau, với sự kết nối với quá trình thay đổi tính tương tác với các trường hợp sử dụng, ứng xử của hệ thống này là dạng phức tạp.
- Khi xét trên phương diện tính công nghiệp thì người thiết kế và người lập trình phải chú ý đến giá thành, hình thức và ngôn ngữ.
- Từ những nhận xét trên, chúng ta đưa ra trong luận văn này một phương pháp công nghiệp để thiết kế hướng đối tượng phần điều khiển hệ thống sử dụng automate lai.
- Ngôn ngữ mô hình hóa ứng xử được sử dụng trong giai đoạn phân tích và thiết kế là automate lai và Real Time UML.
- Nó là ngôn ngữ mô hình chung dùng trong ngành công nghệ phần mềm và tự động hóa, nó đem lại rất thiết thực đối với chúng ta.
- Chúng ta đã phát triển thêm các giả thuyết và dựa trên các đại lượng bất biến (invariant) và điều kiện (guards) của automate lai.
- nó cho phép hệ thống tránh những trường hợp không mong muốn (ví dụ: tính an toàn trong hoạt động phải tuyệt đối luôn luôn được theo dõi, báo cáo và đưa ra các xử lý kịp thời) của khối mô hình automate kinh điển.
- Để xác định một mô hình chức năng, chúng ta sử dụng mô hình các trường hợp sử dụng (use cases) để mô tả các sự kiện và sử dụng sơ đồ khối chức năng mở rộng để mô tả quá trình liên tục có kèm theo các điều kiện ràng buộc trong công nghiệp.
- Để lựa chọn ngôn ngữ nhằm thực hiện toàn bộ từ sự phân tích tới thiết kế, mô phỏng và thực thi HDS công nghiệp, chúng ta chọn Real-Time UML.
- phiên bản bao gồm các ký hiệu mô hình như là: các gói, cổng và giao thức, để đặc tả mô hình phân tích thiết kế cho hệ thống điều khiển công nghiệp với automate lai.
- Cuối cùng, chúng ta đã minh họa phương pháp này bởi việc áp dụng cho hệ thống “Điều tốc Điện tử - Thủy lực”, để ổn định tần số đầu ra cho nhà máy thủy điện.
- Mô hình mô phỏng hệ thống chúng ta sử dụng Matlab & Simulink.
- Trong luận văn này, chúng ta đã đưa ra phương pháp luận mang tính lý thuyết nhằm mô hình hóa, phân tích , thiết kế hướng đối tượng và mô phỏng automate lai cho các hệ thống động lực lai công nghiệp và tái sử dụng các thành phần đã phát triển.
- Chúng ta đã minh họa áp dụng nó cho một phần chức năng điều khiển chính của một hệ thống công nghiệp cụ thể : “Điều tốc Điện tử - Thủy lực”.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt