Academia.eduAcademia.edu
Tấm gương người làm khoa học 321 Tấm gương người làm khoa học Nhà khoa học trẻ rạNg daNh đất Việt TS cao Đình hùng _________ Năm 2011, một sự kiện đã gây tiếng vang lớn trong giới khoa học trên toàn thế giới, đó là công trình luận án tiến sĩ “Sản xuất hạt giống cây gỗ bạch đàn và gụ để phục vụ công tác gây dựng và bảo vệ rừng ở hai nước Việt Nam và Úc” của một trí thức trẻ người Việt. Một công trình mang tính đột phá trong vòng 30 năm qua ở lĩnh vực nông nghiệp và môi trường, được Tiến sĩ Cao Đình Hùng giới khoa học Australia đánh giá là “một cuộc cách mạng trong nhân giống cây trồng”. Đây là công trình luận án TS của TS Cao Đình Hùng – hiện đang là giảng viên trường Đại học Đà Lạt. Người đến với nghiên cứu khoa học từ khá sớm và động lực đến với khoa học của ông chính từ quê hương, gia đình và đất nước Việt Nam yêu dấu. 322 Tấm gương người làm khoa học Kỷ niệm của tuổi thơ TS Cao Đình Hùng sinh ngày 05/11/1974 tại thôn hanh Chữ, xã Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh hừa hiên Huế. Nguyên quán gia đình ông ở huyện Quảng Điền, hừa hiên Huế, cũng là quê hương của hai nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nước nhà là Đại tướng Nguyễn Chí hanh và nhà thơ Tố Hữu. TS Cao Đình Hùng sinh ra và lớn lên trong một gia đình bần nông, gia giáo và trọng lễ nghĩa. Sinh ra tại một vùng quê nghèo với nghề chính của gia đình là nông nghiệp, tuổi thơ TS Cao Đình Hùng đã từng gắn liền với đồng ruộng, với những buổi chăn trâu, nhổ cỏ, cày cấy lúa hay trồng rau, củ, quả… TS Cao Đình Hùng vẫn còn nhớ như in rằng, suốt 12 năm học phổ thông ông không hề được ăn sáng vì gia đình nghèo, lại đông con (5 người con). Cứ mỗi buổi sáng đi học 5 tiết (khoảng hơn 11 giờ trưa mới học xong), vậy mà vừa về đến nhà, ông lại phải thay vội bộ quần áo lao động chạy nhanh lên cánh đồng để gánh lúa về nhà, lúc này cảm giác vừa mệt, vừa đói giữa trưa nắng hè chang chang, chân lại không mang dép, khiến Cao Đình Hùng nhiều lúc bị quỵ ngã và bất tỉnh giữa đường khi trên vai vẫn đang nặng trĩu gánh lúa (khoảng 50kg). Những ngày tháng của tuổi thơ ấy, chứa đựng không ít khó khăn vất vả, thế nhưng đó lại là những kỷ niệm đáng quý để qua đó, TS Cao Đình Hùng thấy được giá trị của sức lao động, của sự khó nhọc “Một nắng hai sương” của người dân trên quê hương, từ đó ông càng nuôi ý chí học tập thành tài, để góp phần làm giàu đẹp cho quê hương của mình. Ngoài thời gian đi học và làm những công việc đồng áng 323 Tấm gương người làm khoa học giúp đỡ gia đình, TS Cao Đình Hùng còn có một sở thích đó là làm từ thiện, giúp đỡ người già và trẻ em mồ côi có một cuộc sống vui hơn, hạnh phúc hơn. Những ngày tháng học tập tại quê nhà, TS Cao Đình Hùng thường đến chùa Từ Đàm ở Huế để tặng cho học sinh mồ côi và người tàn tật những đồ chơi do ông tự chế, hay những cuốn sách cũ, vở cũ (do ông cắt những trang vở chưa viết hết của những năm trước đóng lại thành quyển). hật cảm phục trước tấm lòng của một học trò nghèo xứ Huế, những việc làm ấy tuy nhỏ nhưng đối với 1 cậu bé nhỏ tuổi thì nó thật lớn, bởi những việc làm ấy đã góp phần mang lại niềm vui cho những con người bất hạnh trong cuộc sống. Có thể nói, tình yêu thương con người, yêu thương đồng loại, biết sẻ chia và quan tâm người khác đã sớm hình thành trong con người TS Cao Đình Hùng. Đối với TS Cao Đình Hùng, gia đình có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách trong con người ông. Gia đình ông là một gia đình gia giáo và trọng lễ nghĩa. Ngay từ nhỏ, bố mẹ ông đã hướng cho các con làm những việc tốt và tránh xa những việc xấu. Chính vì thế mà những tình cảm tốt đẹp đã sớm hình thành trong con người TS Cao Đình Hùng cũng như các anh chị em của ông. TS Cao Đình Hùng không chỉ có sở thích làm việc thiện, mà những lúc rảnh rỗi, ông còn thích đọc triết lí của Phật Giáo và Khổng Tử, như “Luật nhân quả”, thuyết “Tam cương ngũ thường”, “Đạo lí làm người”, “Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”…. Nghĩ lại những thành công đã đạt được ngày hôm nay, TS Cao Đình Hùng vô cùng biết ơn cha mẹ của mình, bởi nhờ có sự nuôi nấng chỉ bảo ân cần của đấng 324 Tấm gương người làm khoa học sinh thành, ông mới có được thành công như ngày hôm nay. Nặng lòng hai tiếng “quê hương” và công trình khoa học làm rạng danh nước Việt Có lẽ sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, hơn ai hết TS Cao Đình Hùng hiểu được nỗi vất vả “Một nắng hai sương” của người lao động trên quê hương miền Trung, chính vì thế, ông luôn dặn lòng mình phải cố gắng học tập thành tài, để góp phần làm giàu đẹp cho quê hương. Với suy nghĩ đó, TS Cao Đình Hùng luôn cố gắng học tập. Ông đã tốt nghiệp 2 trường đại học là Đại học Khoa học Huế ngành Sinh học (loại giỏi năm 1996) và Đại học Sư phạm Huế, ngành tiếng Anh (năm 1997). Sau khi tốt nghiệp đại học, ông làm nghiên cứu khoa học tại Viện Sinh học Tây Nguyên. Được Chính phủ Australia cấp học bổng du học năm 2004, ông đã hoàn tất chương trình thạc sĩ tại Đại học Công nghệ Sydney với đề tài “Nghiên cứu giá trị dược liệu trên cây wasabi có nguồn gốc từ Nhật Bản nhằm phục vụ cho công nghệ thực phẩm và chữa bệnh ung thư”. Công trình này cũng chính là luận văn thạc sĩ của ông được xếp hạng nhất tại Đại học Công nghệ Sydney năm 2007. Trước đó, ông đã hoàn tất một chương trình thạc sĩ khác ở trong nước với kết quả “đặc cách” (tức là bảng điểm thạc sĩ không có môn nào dưới 8). Sau đó, ông tiếp tục xin được học bổng để làm tiếp TS tại Australia mặc dù đã có hơn 10 trường đại học danh tiếng bậc nhất ở Anh gửi thư mời ông sang làm TS. háng 6 - 2011, ông đã hoàn thành chương trình TS tại Đại học Sunshine Coast (Australia) với 325 Tấm gương người làm khoa học Năm 2011, trường đại học Queensland cũng vui mừng với những thành tích xuất sắc mà TS. Cao Đình Hùng đã đạt được tại Australia. Đồng thời, trước đó Trung tâm Công nghiệp Chính về Giáo dục Khoa học của tiểu bang Queensland cũng đã phối hợp với đại học Sunshine Coast để tặng bằng khen cho ông về những đóng góp quan trọng của ông trong khoa học công trình được đánh giá tạo bước đột phá trong vòng 30 năm qua ở lĩnh vực nông nghiệp và môi trường. Với đề tài luận án TS “Sản xuất hạt giống nhân tạo cây gỗ bạch đàn và gụ để phục vụ công tác gây dựng và bảo vệ rừng ở hai nước Việt Nam và Úc”, Cao Đình Hùng đã nghiên cứu thành công phương pháp nhân bản vô tính cây bạch đàn bằng cách cắt đốt tại Đại học Sunshine Coast (Australia). Đã có hàng chục công trình khoa học về nhân bản vô tính các cây bạch đàn trên thế giới, nhưng nhân bản theo phương pháp cắt đốt là công trình đầu tiên trên thế giới để sản xuất giống cây bạch đàn một cách đơn giản nhất, giảm được chi phí sản xuất và giá thành của cây giống. 326 Tấm gương người làm khoa học Để thực hiện thành công đề tài này, TS Cao Đình Hùng đã trải qua rất nhiều khó khăn vất vả. “Có những lúc kết quả nghiên cứu không như mong đợi, đã rất nhiều lần lặp đi lặp lại thí nghiệm vẫn không thành công nhưng mình không bao giờ bỏ cuộc, bởi những lúc thất bại là lúc mình nghĩ về quê hương Việt Nam nghèo khó, nghĩ đến những người nông dân “một nắng hai sương”, những mảnh đời lam lũ và tinh thần bất khuất, lạc quan, không chùn bước trước mọi khó khăn của người Việt. Chính quê hương là nguồn động lực rất lớn giúp mình vượt qua được mọi chông gai và gian khổ trong suốt gần 6 năm sinh sống và học tập ở Australia”. Sau bao khó khăn vất vả, và dành “toàn tâm toàn ý” cho công trình, TS Cao Đình Hùng cũng đã bảo vệ thành công luận án TS vào tháng 6/2011. Đề tài luận án của ông được đánh giá là mang tính đột phá, gây tiếng vang to lớn trên thế giới, và được Australia đánh giá là “một cuộc cách mạng trong nhân giống cây trồng”. hành công vang dội ấy đã giúp Cao Đình Hùng chứng minh được một điều rằng: nước Việt Nam tuy nghèo nhưng không lạc hậu. hành công này cũng đã khiến cho bạn bè, đồng nghiệp và giới khoa học Úc cũng như quốc tế rất nể phục và tôn trọng người Việt Nam. Sau khi ông được vinh danh, rất nhiều bạn bè quốc tế đã gọi điện chúc mừng ông. Rất nhiều sinh viên quốc tế đã đến gặp trực tiếp ông để nói những câu như: “Tôi rất ngưỡng mộ bạn”, “Tôi yêu con người Việt Nam các bạn”… Đặc biệt, có nhiều sinh viên đã thần tượng hóa ông bằng cách thuyết trình báo cáo về ông như một “hình tượng 327 Tấm gương người làm khoa học Khi nghe tin Tiến sĩ Cao Đình Hùng đạt được bước đột phá trong khoa học, bạn bè và đồng nghiệp ở nước ngoài đã đến chúc mừng ông về thành quả to lớn này (TS Cao Đình Hùng ngồi ở vị trí thứ ba, bên trái) khoa học” để họ học tập và noi theo… Cũng sau thành công này, TS Cao Đình Hùng được đánh giá là một cầu nối quan trọng giữa hai chính phủ Việt Nam và Australia trong tương lai. Truyền hình, báo chí Úc cũng đã đưa tin về ông ngay lúc ông ra sân bay trở về nước sau khi hoàn thành chương trình TS tại Đại học Sunshine Coast. Sau khi bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ, TS Cao Đình Hùng đã được nhiều trường đại học uy tín trên thế giới mời giảng dạy chính thức, làm trưởng phòng thí nghiệm, làm đại sứ; làm trợ lý giám đốc cho các công ty lâm nghiệp ở nước ngoài... với mức lương rất hấp dẫn. Tuy nhiên, ông đã từ chối tất cả bởi lý do: “Nguyện vọng của tôi là muốn đóng góp một phần công 328 Tấm gương người làm khoa học sức nhỏ bé của mình để làm sao cho người dân nước mình, đặc biệt là miền Trung quê hương đỡ vất vả hơn. Tôi muốn sống và làm việc ở Việt Nam để có điều kiện cống hiến và thực hiện ước mơ của mình được nhiều hơn...”. hật cảm phục trước tấm lòng của một người con miền Trung xứ Huế, quê hương đất nước là nguồn cảm hứng để TS Cao Đình Hùng đến với khoa học, và cũng là động lực để ông khắc phục những khó khăn, đi đến thành công làm rạng danh cho nước nhà. Để rồi, nhà khoa học ấy đã từ chối những “vinh hoa phú quý” của chốn Phồn Hoa, trở về với quê hương yêu dấu, nguyện mang tài năng công sức của mình cống hiến cho nước nhà. Hướng nghiên cứu chính và những thành tựu nghiên cứu khác Ngay từ khi tốt nghiệp đại học, TS Cao Đình Hùng đã từ chối những chỗ làm tốt ở các công ty kinh doanh để đi theo con đường nghiên cứu khoa học của mình dù phải hưởng một mức lương “không đủ sống”. Để rồi những ngày tháng học tập ở nước ngoài, với đồng tiền quá ít ỏi so với mức sống cao cũng khiến ông phải trải qua không ít khó khăn vất vả, thế nhưng ông vẫn cố gắng vượt qua để theo đuổi niềm đam mê của mình. Và hiện nay, trong vai trò là giảng viên Đại học Đà Lạt, TS Cao Đình Hùng được mời làm nghiên cứu Sau tiến sĩ tại trường đại học Quốc gia Chonbuk ở Hàn Quốc cùng với các Giáo sư và Tiến sĩ nổi tiếng của nước sở tại nên ông càng có cơ hội phát huy năng lực, cống hiến vào sự nghiệp khoa học, giáo 329 Tấm gương người làm khoa học dục nước nhà. TS Cao Đình Hùng đã xác định cho mình những hướng nghiên cứu chính để theo đuổi, đó là: - Nghiên cứu sản xuất giống cây trồng rừng nhằm phục vụ công tác trồng rừng, chống xói mòn đất (vì ông muốn bảo vệ rừng cho Việt Nam mình, do rừng ở nước mình đang bị tàn phá nghiêm trọng, gây hậu qủa rất lớn, trong đó gây biến đổi khí hậu là mối quan tâm của toàn cầu), và cây dược liệu nhằm phục vụ trong lĩnh vực y học để giảm bệnh tật cho nhân dân ta và nhân loại; - Chọn cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt để ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu qủa kinh tế, đồng thời nghiên cứu phương pháp tạo giống mới có giá trị hơn giống cũ để phục vụ công tác trồng trọt và ứng dụng khác; - Nghiên cứu phương pháp và công nghệ để xuất khẩu giống cây trồng ra nước ngoài nhằm mang lại kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam. (Công nghệ hạt nhân tạo của ông đã cho phép làm được điều này và cho phép duy trì, bảo quản được nguồn gen cây giống quý hiếm trong ống nghiệm). Trong những năm qua, TS Cao Đình Hùng đã có nhiều bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong và ngoài nước; các báo cáo tham gia hội nghị quốc tế và hội nghị khoa học trong nước, trong đó có 11 bài được đăng trên các tạp chí nước ngoài, đã được xếp hạng ISI, có thể kể đến như: - McMahon TV, Hung CD, Trueman SJ. 2014. Clonal maturation of Corymbia torelliana × C. citriodora is delayed by minimal growth storage. Australian Forestry 77:9–14. 330 Tấm gương người làm khoa học Đoàn làm phim của VTV1 (Việt Nam) khi sang trường đại học Sunshine Coast, nơi Cao Đình Hùng đang làm Tiến sĩ, để phỏng vấn và quay phim về bước đột phá khoa học của ông (TS. Cao Đình Hùng đứng ở vị trí thứ ba, bên phải và Biên tập viên chương trình thời sự VTV1 Lê Quang Minh đứng ở vị trí thứ ba, bên trái) - McMahon TV, Hung CD, Trueman SJ. 2013. In vitro storage delays the maturation of the African mahogany (Khaya senegalensis) clones. Journal of Plant Sciences 8:31–38. - Hung CD, Trueman SJ. 2012. Preservation of encapsulated shoot tips and nodes of the tropical hardwoods Corymbia torelliana × C. citriodora and Khaya senegalensis. Plant Cell, Tissue and Organ Culture 109:341–352. - Hung CD, Trueman SJ. 2012. Cytokinin concentrations for optimal micropropagation of Corymbia torelliana × C. citriodora. Australian Forestry 75:233–237. 331 Tấm gương người làm khoa học - Hung CD, Trueman SJ. 2012. Alginate encapsulation of shoot tips and nodal segments for short- term storage and distribution of the eucalypt Corymbia torelliana × C. citriodora. Acta Physiologiae Plantarum 34:117–128. - Hung CD, Trueman SJ. 2011. Topophysic efects difer between node and organogenic cultures of the eucalypt Corymbia torelliana × C. citriodora. Plant Cell, Tissue and Organ Culture 104:69–77. - Hung CD, Trueman SJ. 2011. In vitro propagation of the African mahogany Khaya senegalensis. New Forests 42:117–130. - Hung CD, Trueman SJ. 2011. Encapsulation technology for short-term preservation and germplasm distribution of the African mahogany Khaya senegalensis. Plant Cell, Tissue and Organ Culture 107:397–405. - Hung CD, Trueman SJ. 2010. Nutrient responses difer between node and organogenic cultures of Corymbia torelliana × C. citriodora (Myrtaceae). Australian Journal of Botany 58:410–419. - Hung CD, Johnson K. 2008. Efects of ionizing radiation on the growth and allyl isothiocyanate accumulation of Wasabia japonica in vitro and ex vitro. In Vitro Cellular & Developmental Biology–Plants 44:51–58. - Hung CD, Johnson K, Torpy F. 2006. Liquid culture for eicient micropropagation of Wasabia Japonica (MIQ.) matsumura. In Vitro Cellular & Developmental Biology–Plants 42:548–552. 332 Tấm gương người làm khoa học TS. Cao Đình Hùng (bên trái) và BTV Lê Quang Minh (bên phải) đang ngồi uống cà phê tại Úc Ngoài ra, TS Cao Đình Hùng còn chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học khác, như: chủ trì 2 đề tài cấp Viện nghiên cứu khoa học Tây Nguyên mang tên: “Khảo sát sự tác động của Colchicine và Oryzalin lên sự sinh trưởng và biểu hiện hình thái in vitro của hoa cúc “Nút xanh” (Chrysanthemum spp)” và đề tài “Nghiên cứu sản xuất hạt nhân tạo cây hoa cúc Đóa vàng (Chrysanthemum morifolium Ramat)”. Các đề tài mà TS Cao Đình Hùng đã tham gia với tư cách là thành viên như: Đề tài cấp Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên “Bảo quản và phát triển một số nguồn gen thực vật quí hiếm tại Lâm Đồng bằng công nghệ nuôi cấy mô thực vật” (2003 – 2004); “Nghiên cứu quy trình nhân nhanh và nâng cao chất lượng cây giống Artichoke (Cynara scolymus L.) thông qua nuôi cấy 333 Tấm gương người làm khoa học lớp mỏng tế bào và nuôi cấy thoáng khí” (2004 – 2005); Đề tài cấp Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam “hu thập và nghiên cứu quy trình nhân nhanh cây lan Hồ Điệp (Phalaenopsis sp.) có giá trị kinh tế. Phát triển và bảo quản nguồn gen hiện có” (2005 – 2006); Đề tài cấp Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng “Sản xuất thử nghiệm giống dâu tây, salem và địa lan tại Đà Lạt bằng công nghệ nuôi cấy mô quang tự dưỡng” (2006 – 2008); Đề tài cấp Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên “Nghiên cứu xây dựng hệ thống sản xuất giống cây dâu tây (Fragaria × ananasa Duch.) theo hướng kiểm soát an toàn dịch bệnh ở giai đoạn ex vitro”… Hiện nay ngoài vai trò là giảng viên Đại học Đà Lạt (giảng dạy sinh viên, làm nghiên cứu khoa học trong phòng thí nghiệm, hướng dẫn học viên cao học), TS Cao Đình Hùng còn tham gia các tổ chức hiệp hội ngành nghề; thành viên Ban biên tập các tạp chí khoa học trong và ngoài nước; thành viên các hội đồng quốc gia, quốc tế;… Ông từng là Tư vấn viên của gói thầu LD/ CQS/R&D 11–2011 về “Xây dựng và chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác hoa Lily ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính tại Đà Lạt” (năm 2012 – 2013) thuộc dự án Cạnh tranh Nông nghiệp, với nguồn vốn được cấp từ Ngân hàng hế giới; hành viên của Hội đồng chấm luận án Cao học của trường Đại học Đà Lạt từ năm 2011 đến nay; Đặc biệt là ông đã tham gia thẩm định các công trình nghiên cứu khoa học (kể từ năm 2007) cho các tạp chí chuyên ngành quốc tế như: Plant Cell Reports; Plant Cell, Tissue and Organ Culture; Acta Physiologia Plantarum; Journal of Plant Physiology; In Vitro Cellular & Developmental 334 Tấm gương người làm khoa học Biology–Plants; Scientia Horticulturae; International Research Journal of Plant Science; African Journal of Plant Science; African Journal of Biotechnology… Với những thành tựu trong nghiên cứu khoa học, TS Cao Đình Hùng đã vinh dự nhận Bằng khen của Úc về nghiên cứu khoa học xuất sắc và có thành tích Trung tâm Tiểu sử Quốc tế Who’s Who đóng góp cho khoa học cấp giấy chứng nhận cho TS. Cao Đình năm 2011; Giấy khen Hùng ngay sau khi ông được liệt kê vào 1 trong 2000 nhà Khoa học và Tri thức về Nghiên cứu viên có xuất sắc của thế kỷ 21 thành tích trong nghiên cứu khoa học do Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên tặng năm 2012. Ngoài ra TS Cao Đình Hùng còn được Trung tâm Tiểu sử quốc tế “Who’s who” ở vương quốc Anh liệt vào danh sách 1 trong 2.000 nhà khoa học, đồng thời cũng là 1 trong 2.000 nhà trí thức xuất sắc của thế kỷ 21. Tài năng, nhân cách và tấm lòng của nhà khoa học trẻ ấy thật đáng khâm phục và ghi nhận. Đất nước Việt Nam đã và đang đổi thay từng ngày bởi một phần lớn trong sự cống hiến 335 Tấm gương người làm khoa học Tiến sĩ Cao Đình Hùng đang hướng dẫn cho các sinh viên người Úc tại một phòng thí nghiệm của trường đại học Sunshine Coast (Australia) không ngừng nghỉ của nền khoa học nước nhà. TS Cao Đình Hùng là một tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước, đam mê khoa học, nguyện đem tài năng, công sức cống hiến cho quê hương đất nước. Ông đã góp phần đưa khoa học Việt Nam vươn tầm thế giới, khẳng định tên tuổi người Việt đối với cộng đồng khoa học quốc tế. Chặng đường khoa học phía trước của ông chắc chắn còn dài, và với tài năng, tâm huyết và tình yêu với khoa học, TS Cao Đình Hùng sẽ còn làm được nhiều hơn thế nữa, cho quê hương đất nước, và cho sự nghiệp khoa học, giáo dục nước nhà. 336 Tấm gương người làm khoa học 337