« Home « Kết quả tìm kiếm

Tôi bề mặt chi tiết bằng laser CO2


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Tôi bề mặt chi tiết bằng laser CO2 Tác giả luận văn: Nguyễn Thành Công Khóa Người hướng dẫn: Ts.
- Nguyễn Văn Vinh Hiện nay, trên thế giới các phương pháp gia công không truyền thống ngày càng được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là các phương pháp gia công bằng tia, trong đó tia laser được tập trung nghiên cứu phát triển và đã phát huy được hiệu quả ứng dụng to lớn trong các ngành công nghiệp.
- Lợi dụng khả năng sinh nhiệt của laser khi tương tác với vật liệu, người ta đã sử dụng laser để nhiệt luyện bề mặt.
- Khả năng tích hợp nguồn laser trên máy cơ sở CNC bổ sung cho phương pháp công nghệ lợi thế gia công tự động.
- Ưu điểm quan trọng nhất của nhiệt luyện bằng laser là khả năng tăng cứng các bề mặt tuyển chọn chịu mài mòn.
- Ngoài ra, nhiệt luyện bằng laser được cho là có các lợi thế.
- Khả năng nhiệt luyện chi tiết mỏng và siêu mỏng  Khả năng điều khiển quá trình nhiệt luyện  Không yêu cầu công đoạn làm nguội riêng biệt  Không cần xử lí sau nhiệt luyện.
- Chính vì các lý do nêu trên cùng với sự gợi ý của thầy giáo do đó tôi chọn luận văn:“ Tôi bề mặt chi tiết bằng laser CO2.
- Trong luận văn này tôi chỉ nghiên cứu lý thuyết về phương pháp tôi laser và đi sâu nghiên cứu, thực nghiệm đánh giá các thông số ảnh hưởng đến quá trình tôi laser và đưa ra vùng thông số nhiệt luyện trên thép C45 và SKD11để ứng dụng cho quá trình chế tạo khuôn đúc.
- Chương 2: Nhiệt luyện bằng laser Nghiên cứu tổng quan về nhiệt luyện nói chung, nhiệt luyện bằng tia laser nói riêng và tuyển chọn phương pháp tôi bề mặt để thực hiện nghiên cứu sâu thông qua các thí nghiệm trong khuôn khổ phòng thí nghiệm các công nghệ đặc biệt -Viện IMI.
- Chương 3: Thiết bị nhiệt luyện bằng laser CO2 điều khiển CNC Trình bày các linh kiện cấu thành của máy laser CO2, các thông số chính của máy laser CO2 LC 1000CNC công suất 1000W.
- Chương 4: Thực nghiệm nhiệt luyện bằng laser CO2 Nghiên cứu thực hiện xác định các tham số thích hợp cho nhiệt luyện tôi bề mặt thông qua nghiên cứu ảnh hưởng chất lượng nhiệt luyện bởi các tham số công nghệ như: vật liệu nhiệt luyện, công suất laser, tốc độ dịch chuyển tia, khoảng cách tia phân kỳ và các môi trường làm mát.
- Chương 5: Phân tích và đánh giá thực nghiệm Các tham số công nghệ có ảnh hưởng đến chất lượng nhiệt luyện, trong đó, mối quan hệ của độ cứng nhiệt luyện với công suất l aser là tỉ lệ thuận với tốc độ di tia, chiều cao phân kì tia là tỉ lệ nghịch.
- Điều này làm cho của công nghệ trở nên đơn giản hơn một bước Quét laser bề mặt có thể mở rộng vùng nhiệt luyện, tuy nhiên việc chèn vùng nhiệt luyện làm cho vùng này và các vùng lân cận lại được gia nhiệt khi chưa nguội hoàn 3 toàn, tạo trạng thái như thường hoá (nhiệt độ nung nóng kéo dài), làm cho độ cứng của vùng bề mặt giảm đi.
- Kết quả nhiệt luyện bề mặt quét chắc chắn sẽ cải thiện hơn nếu sử dụng thiết bị có tốc độ quét cao hoặc thiết bị có công suất đủ lớn, có thể tạo ra vết nhiệt luyện rộng, sao cho ảnh hưỏng nhiệt do tính cục bộ không đủ để ảnh hưởng vùng nhiệt luyện.
- Xây dựng được tương đối hoàn chỉnh về cơ sở lý thuyết của laser, xây dựng phương pháp thực nghiệm của laser CO2 vào nhiệt luyện và chương trình quét bề mặt chi tiết.
- Phần thực nghiệm, kết luận trên máy LC1000- CO2 CNC có thể sử dụng để nhiệt luyện được bề mặt các chi tiết 2D.
- Với đặc tính kỹ thuật của thiết bị có thể kết luận vùng tham số công nghệ P(800÷900W), v(50÷100mm/phút), H (40÷60mm) là thích hợp cho nguyên công tôi bề mặt.
- Việc nhanh chóng nung nóng bề mặt kim loại đến nhiệt độ của vùng austenit, tiếp theo nhiệt độ hạ rất nhanh khi nguồn nhiệt qua khỏi điểm vật chất làm cho bề mặt hình thành matenxit, có độ cứng rất cao (HRC 35-65), chịu mài mòn rất tốt.
- Việc ảnh hưởng nhiệt của các điểm tới có tác dụng ram phần vừa được làm nguội nên phương pháp nhiệt luyện này còn được gọi là tôi tự ram.
- Phương pháp thể hiện ưu thế nhiệt luyện vùng nhỏ, “cục bộ“ và tốc độ nhiệt luyện nhanh.
- Và cho dù còn nhược điểm là độ sâu thấm tôi không đều, nhưng nhiệt luyện bằng tia laser vẫn đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của nhiệt luyện bề mặt, đặc biệt rất phù hợp cho sản xuất loạt nhỏ.
- Thời gian tiếp theo tôi sẽ tập trung vào ứng dụng công nghệ cho một số sản phẩm (tôi bề mặt phân khuôn, các trục.
- và nghiên cứu tiếp theo hướng các chế độ nhiệt luyện theo phương pháp quét bề mặt nhằm thay thế phương pháp tôi bề mặt truyền thống cho sản xuất nhỏ.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt