« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu công nghệ dập thủy cơ để chế tạo hộp đựng bánh xe ô tô Ford Everest


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: "Nghiên cứu công nghệ dập thủy cơ để chế tạo hộp dựng bánh xe ô tô ford everest." Tác giả luận văn : Nguyễn Văn Quý.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Những năm gần đây, công nghệ dập thủy cơ có xu hướng thay thế dần các công nghệ dập tạo hình thông thường bằng chày cứng, cối cứng vì những ưu điểm vượt trội như: tiết kiệm nguyên công, tính chinh xác cao, dập được hình dạng phức tạp, có thể tích hợp với máy tính hiện đại.
- Tuy nhiên ở Việt Nam cho tới nay, công nghệ dập bằng chất lỏng mới ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu công nghệ, và đã có một số đề tài cấp thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là việc thiết kế công nghệ dập thủy cơ vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, việc tính toán vẫn chưa được nghiên cứu tổng quát.
- Do vậy, đề tài em chọn đề tài “ Nghiên cứu công nghệ dập thủy cơ để chế tạo vỏ đựng bánh xe ô tô Ford Everest ” có ý nghĩa thực tiễn cao trong giai đoạn nước ta đang phát triển ngành công nghiệp ô tô.
- Hơn nữa, đề tài sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về công nghệ và giải quyết được một số yếu tố kỹ thuật b.
- Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giải quyết các vấn đề sau: Ứng dụng công nghệ tạo hình bằng chất lỏng, trong đó đặc biệt là công nghệ dập thủy cơ vào việc thiết kế, chế tạo các chi tiết cơ khí từ kim loại tấm, có độ chính xác và chất lượng cao.
- Nghiên cứu đánh giá các đặc điểm và độ chính xác của công nghệ dập thủy cơ bằng bài toán mô phỏng số, để từ đó điều chỉnh hợp lý cho quá trình gia công thực tế..
- 2 * Đối tượng nghiên cứu Công nghệ gia công áp lực, trong đó đặc biệt là công nghệ dập bằng chất lỏng, cụ thể hơn là công nghệ dập thủy cơ.
- Máy thủy lực chuyên dùng và hệ thống thiết bị dập thủy cơ.
- Các phần mềm mô phỏng: Dynaform * Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu vào các vấn đề sau: Tổng quan về công nghệ gia công áp lực nói chung, công nghệ dập bằng chất lỏng nói riêng, đặc biệt là công nghệ dập thủy cơ.
- Cơ sở lý thuyết về công nghệ dập thủy cơ Thiết kế, chế tạo chi tiết “vỏ đựng bánh xe ô tô ford everest” bằng công nghệ dập thủy cơ Sơ bộ máy thủy lực và hệ thống thiết bị dập thủy cơ Mô phỏng số quá trình dập bằng phần mềm Dynaform b) Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả.
- Các nội dung chính:gồm 5 chương Chương 1: Tổng quan về dập thủy cơ: Chương 1 đã trình bày một cách tổng quan về phương pháp tạo hình có sử dụng chất lỏng thuỷ tĩnh cao áp và phương pháp dập thuỷ cơ.
- Phương pháp dập thuỷ cơ là một trong những công nghệ cơ bản của phương pháp tạo hình có sử dụng nguồn chất lỏng thuỷ tĩnh cao áp - phương pháp gia công thuỷ tĩnh.
- Dưới tác động của áp suất cao của chất lỏng công tác, kết hợp với phần cứng của chày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình biến dạng của phôi, đồng thời cho phép tạo được sự đồng đều về tính chất cơ lý trong sản phẩm dập mà phương pháp dập truyền thống không hoặc khó có thể đạt được.
- Chính vì vậy, phương pháp dập thuỷ cơ , ngày càng được ứng dụng hết sức rộng rãi trong công nghiệp, là giải pháp hữu hiệu nhất trong gia công chế tạo, nhất là các chi tiết có hình dáng phức tạp, có mức độ biến dạng lớn.
- Những nghiên cứu này đã cho 3thấy những triển vọng và khả năng của phương pháp gia công thuỷ tĩnh và phương pháp dập thuỷ cơ.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và xác định các thông số công nghệ chính trong quá trình dập thủy cơ Chương 2 đã nghiên cứu cơ sở lý thuyết của quá trình dập thủy cơ, qua đó xác định các thông số công nghệ cơ bản của quá trình này theo lý thuyết.
- Đề tài này đã tập trung nghiên cứu các trạng thái ứng suất, biến dạng khi dập thủy cơ.
- Phân tích cho thấy so với dập vuốt thường (chày cứng- cối cứng) thì dập thủy cơ đã tạo được trạng thái ứng suất biến dạng rất thuận lợi cho quá trình biến dạng của vật liệu.
- Những kết quả lý thuyết nghiên cứu ở chương 2 sẽ là cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu thực nghiệm phương pháp dập thủy cơ ở chương 4.
- Chương 3:Cơ sở tính toán biến dạng tạo hình ép thủy cơ bằng phần tử hữu hạn Tính toán biến dạng dập thủy cơ bằng phần tử hữu hạn là một phương pháp giải bài toán phương trình vi phân được sử dụng làm phương pháp số và lập trình giải trên máy tính.
- Để giải bài toán biến dạng tạo hình cần chia đối tượng thành hữu hạn phần tử sao cho các phần tử được liên hệ với nhau qua nút.
- Giải bài toán ứng suất và biến dạng của cả đối tượng cần thiết lập các mối quan hệ chuyển vị nút, chuyển vị phần tử, hàm dáng, độ cứng phần tử và độ cứng toàn thể.
- Phương pháp phần tử hữu hạn thiết lập được mối quan hệ giữa ứng suất và biến dạng thông qua các ma trận độ thuộc tính vật liệu, ma trận đạo hàm quan hệ giữa các phần tử trong kết cấu.
- Chương 4: Tính toán thiết kế hộp đựng bánh xe ô tô ford everest bằng phương pháp dập thủy cơ Khi tính toán, thiết kế chi tiết vỏ đựng bánh xe ô tô bằng phương pháp dập thủy cơ, ta thấy được tầm quan trọng của các vấn đề như chọn vật liệu, lực ép, chặn….Tất cả sẽ quyết định đến thành công của sản phẩm và nếu đạt thành công cùng với tối ưu được giá thành thì đây sẽ là 1 thành công bước đầu.
- Đây không chỉ là tính toán, thiết kế cho một loại thiết bị mà cũng là phương pháp chung để tạo ra các sản phẩm khác của ngành 4ô tô nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung.
- Chương 5: Sử dụng phần mềm mô phỏng để tối ưu hóa quá trình dập thủy cơ Qua quá trình tính toán bằng phần mềm mô phỏng số với các thông số đầu vào: Mô hình vật liệu, mô hình dụng cụ biến dạng, các điều kiện biên áp suất, ma sát nhiệt độ…gần giống với thực tế, ta thấy quá trình biến dạng và tạo hình của vật liệu rất tốt.
- Chương 6: Kết luận chung c) Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết về GCAL nói chung và về dập thủy cơ nói riêng.
- Thực hiện mô phỏng quá trình dập thủy cơ bằng phần mềm Dynaform

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt