« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu độ chính xác gia công trên máy tiện CNC khi gia công vật liệu có độ dẻo cao


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: “Nghiên cứu độ chính xác gia công trên máy tiện CNC khi gia công vật liệu có độ dẻo cao” Tác giả luận văn: Lê Thị Hoài Thu Khoá Người hướng dẫn: TS.Trương Hoành Sơn Nội dung tóm tắt: a.
- Lý do chọn đề tài Trong những năm trở lại đây ở Việt Nam có xu hướng sử dụng máy gia công CNC để nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.
- Thực tế cho thấy chất lượng sản phẩm đã được nâng cao, áp lực công việc của người thợ giảm, nhưng giá thành chưa giảm, thậm chí chi phí gia công còn cao hơn nhiều so với máy vạn năng.
- Do đó việc nghiên cứu để lựa chọn chế độ cắt tối ưu cho nhóm máy CNC là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các nhà ngiên cứu.
- Đề tài “Nghiên cứu độ chính xác gia công trên máy tiện CNC khi gia công vật liệu có độ dẻo cao” là một trong rất nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng về việc sử dụng hiệu quả máy CNC.
- Từ mối quan hệ giữa chất lượng bề mặt với các thông số công nghệ thì người làm công nghệ có thể chọn chế độ cắt tối ưu của máy và dao mà vẫn đảm bảo chất lượng, từ đó có thể tăng năng suất (khai thác tối đa năng suất của máy), giảm giá thành sản phẩm.
- Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu - Đưa ra những được những kiến thức cơ bản về: Tổng quan về CNC (đặc trưng cơ bản và vai trò của máy CNC, các phương pháp điều khiển trong máy CNC.
- Độ chính xác gia công và những nhân tố ảnh hưởng tới độ chính xác gia công.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu độ chính xác gia công khi gia công vật liệu có độ dẻo cao (đồng thau CuZn37Pb3) trên máy tiện CNC.
- Nội dung chính của đề tài bao gồm: Chương 1- Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến đề tài và giới hạn nghiên cứu của đề tài.
- Chương 2- Độ chính xác gia công và các yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác gia công.
- Chương 4- Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến Ra và Rz.
- Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về gia công CNC, nghiên cứu về độ chính xác gia công.
- Gia công cắt mẫu và đo độ nhám bề mặt.
- Phân tích kết quả: sử dụng phần mềm Sigmaplot 10.0 để vẽ đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của vận tốc cắt và lượng chạy dao tới độ nhám bề mặt Ra và Rz.
- Kết luận - Luận văn đã xây dựng được phương pháp thực nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của vận tốc cắt V(m/ph) và lượng tiến dao S(mm/vòng) đến độ nhám bề mặt khi tiện trụ ngoài vật liệu có độ dẻo cao trên máy tiện CNC.
- Khi tăng vận tốc cắt làm cải thiện độ nhẵn bóng bề mặt, tăng năng suất gia công.
- Do đó ngày này các máy công cụ CNC và máy gia công cao tốc ngày càng phát triển để có thể khai thác được vận tốc cắt tối đa có thể.
- Lượng chạy dao cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhẵn bóng bề mặt chi tiết gia công, nếu lượng chạy dao tăng làm tăng độ nhám bề mặt và ngược lại.
- Tuy nhiên, không thể giảm lượng chạy dao quá nhỏ vì sẽ làm cho năng suất gia công giảm.
- Lượng chạy dao nhỏ và chiều sâu cắt nhỏ kéo theo sẽ làm tăng độ nhám bề mặt bởi lúc này sẽ xảy ra hiện tượng trượt trong quá trình gia công.
- Vì vậy để có thể nâng cao được độ nhẵn bóng bề mặt cần phải đưa ra được các thông số công nghệ tối ưu khi gia công trên máy công cụ CNC.
- Việc đánh giá đồng thời sự ảnh hưởng của cả vận tốc cắt V và lượng chạy dao S đến độ nhám bề mặt có thể điều chỉnh được lượng chạy dao và vận tốc cắt hợp lý.
- Nếu đồng thời tăng vận tốc cắt V, giảm lượng chạy dao S và chọn được chiều sâu cắt hợp lý có thể nâng cao được độ nhẵn bóng bề mặt chi tiết gia công.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt