« Home « Kết quả tìm kiếm

Chuỗi cung ứng VN


Tóm tắt Xem thử

- TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM: T heo Tổng cục thống kê, doanh thu của thị trường bán lẻ Việt Nam (VN) năm 2008 đạt 58 tỉ đô la Mỹ, tăng 31% so với năm 2007.
- Theo Công ty Nghiên cứu thị trường RNCOS, doanh thu của thị trường bán lẻ VN được dự báo sẽ tăng khoảng 13,6% trong giai đoạn từ năm .
- Kearney dựa trên chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI - Global Retail Development Index), VN đã trở thành thị trường đầu tư bán lẻ hấp dẫn nhất trong số 30 nước thuộc nhóm thị trường đang nổi lên của thế giới.
- Trong vòng 2 năm tới, các chuyên gia dự báo sẽ có khoảng 700 - 750 siêu thị, 150 TT thương mại và hàng chục ngàn các cửa hàng tiện lợi.
- Bức tranh thị trường bán lẻ tại VN rất sinh động khi có nhiều DN bán lẻ VN và nước ngoài tham gia.
- Các DN VN truyền thống hoạt động trong lĩnh vực này gồm Saigon Co.opmart, Satra, Citimart, Maximark, Hapromart, Fivimart, Vinatex mart….
- Trong khi đó, các DN nước ngoài đã hiện diện tại VN gồm Metro Cash & Carry (Đức), BigC (Pháp), Parkson (Malaysia), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza, Lotte (Hàn Quốc).Tỷ lệ hàng hóa bán qua hệ thống phân phối hiện đại (siêu thị, TT thương mại) đang gia tăng so với tỷ lệ hàng hóa bán qua hệ thống phân phối truyền thống.
- Chỉ riêng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã có khoảng 250 siêu thị với tốc độ tăng trưởng 25%/năm.
- Qua đó cho thấy sẽ có một sự cạnh tranh khốc liệt giữa các DN trong thị trường bán lẻ đầy tiềm năng này, đặc biệt đối với các DN bán lẻ VN.
- Cụ thể, sau khi chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), VN phải thực hiện một số cam kết WTO trong hoạt động phân phối (bao gồm bán lẻ) như: Từ 1/1/2008, cho phép liên doanh không hạn chế vốn góp từ phía nước ngoài, từ 1/1/2009, cho phép thành lập DN bán lẻ 100% vốn nước ngoài tại VN, từ 1/1/2010, các DN có vốn đầu tư nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ bán buôn, bán lẻ tất cả các mặt hàng sản xuất tại VN và nhập khẩu hợp pháp vào VN.
- Hiện nay, các DN bán lẻ nước ngoài đã có những bước đi nhất định để chuẩn bị và gia tăng sức ép trên thị trường như: Metro Cash & Carry đã có 9 TT phân phối ở TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng và Đồng Nai.
- Big C đã đưa vào hoạt động 5 siêu thị.
- tập đoàn Parkson cũng có kế hoạch triển khai hệ thống 10 TT thương mại (hiện đã đưa vào hoạt động 4 TT tại Hà Nội, Hải Phòng và TP.HCM).
- Công ty Lotte Shopping (Hàn Quốc) với mục tiêu đầu tư một chuỗi gồm 15 TT thương mại tổng hợp tại TPHCM, cũng chính thức tham gia vào thị trường bán lẻ của VN bằng việc liên doanh với đối tác trong nước mở siêu thị Lotte Mart Nam Sài Gòn, có tổng vốn đầu tư 70 triệu đô la Mỹ tại quận 7.
- Tập đoàn Dairy Farm (Hongkong) cũng chính thức khai trương chuỗi siêu thị Welcome tại TPHCM trên cơ sở mua lại chuỗi siêu thị của Citimart.
- Không dừng lại ở đó, các công ty bán lẻ lớn nhất thế giới như Wal-mart (Mỹ), Carefour (Pháp), Tesco (Anh) cũng đang chuẩn bị đầu tư vào thị trường VN.
- HIỆN TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG VÀ LOGISTIC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VN Hoạt động quản trị mua hàng và nhà cung cấp.
- Đây là hoạt động đầu vào của bất kỳ nhà bán lẻ nào và có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc chi phí của DN cũng như phản ảnh khả năng đáp ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng (NTD).
- Hầu hết các DN bán lẻ VN đều đã và đang xây dựng được mối liên hệ với các nhà cung cấp trong và ngoài nước với quan hệ ổn định và lâu dài.
- Một số DN bán lẻ như Saigon Co.opmart, Vissan, Vinatex mart,…cũng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với một số nhà cung cấp để tạo ra sản phẩm riêng của mình.
- Thông thường đó là các sản phẩm thực phẩm khô, đông lạnh và chế biến sẵn, tươi sống, sản phẩm may mặc hoặc có khả năng tham gia vào một số hoạt động hỗ trợ sản phẩm như đóng gói, dán nhãn, chế biến.
- Tuy nhiên, đối với những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, quan hệ mua hàng cũng chỉ là mối quan hệ đại lý phân phối nên nguồn cung cấp không mang Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hậu WTO.
- VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ LOGISTICS Để gia tăng khả năng cạnh tranh trước sức ép từ những đối thủ cạnh tranh nước ngoài, một trong những vấn đề sống còn là phải phát triển mạnh hệ thống bán lẻ.
- Kinh nghiệm cho thấy một số trường hợp thành công điển hình của các công ty bán lẻ hàng đầu trên thế giới như Wal-mart, Tesco, Metro Cash & Carry.
- có sự đóng góp to lớn của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng và logistics hiệu quả.
- Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả thông qua hoạt động bán lẻ ở kênh phân phối hiện đại để phân tích về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng và logistics trong lĩnh vực bán lẻ, hiện trạng các doanh nghiệp (DN) bán lẻ Việt Nam (VN) theo cách nhìn nhận về quản trị chuỗi cung ứng và logistics.
- Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh đối với các DN trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt sắp tới.
- Khoa học & Ứng dụng 14 Số 10 - 2009 tính ổn định và dễ dàng gặp rủi ro trong các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát thời gian giao hàng, tỷ lệ hao hụt, chất lượng sản phẩm.
- Bảng 1 cho thấy hầu hết các DN bán lẻ lớn của VN đều đã có hệ thống các nhà cung cấp chiến lược.
- Tuy nhiên, phần lớn là những nhà sản xuất trong nước hoặc chỉ là những công ty hay đại lý phân phối sản phẩm nước ngoài tại VN.
- Việc đảm bảo hàng hóa cho các nhà bán lẻ là một vấn đề hết sức quan trọng và mang tính sống còn.
- Số lượng mặt hàng trong 1 TT phân phối là hàng ngàn mặt hàng nhưng chỉ có vài đối tác chiến lược nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh và vị thế cạnh tranh của các nhà bán lẻ.
- Hơn nữa, phải làm việc với hàng trăm thậm chí hàng ngàn nhà cung cấp khác nhau, DN bán lẻ mất nhiều thời gian, chi phí và nhiều vấn đề khác phát sinh.
- Trên thực tế, nhiều nhà bán lẻ không thể kiểm soát hết chất lượng, nguồn gốc hàng hóa của các nhà cung cấp nên hàng hóa kém phẩm chất dễ dàng xâm nhập vào.Tồn kho cũng là một yếu tố gắn chặt với kế hoạch xây dựng nguồn cung của các nhà bán lẻ.
- Tuy nhiên, việc xây dựng lượng hàng tồn kho tối ưu làm sao để tối thiểu hóa chi phí trong khi đáp ứng được nhu cầu của NTD vẫn chưa được các DN bán lẻ VN thực hiện khoa học.
- Hầu hết, việc đặt hàng tồn kho được các DN dựa vào số liệu trong quá khứ và dự báo thủ công, trên hệ thống dữ liệu thô sơ và đơn giản.
- mô hình tối ưu hóa lượng hàng tồn kho trong hoạt động bán lẻ dựa vào hệ thống thông tin cao cấp chưa được ứng dụng.
- Quản trị hoạt động TT phân phối Ngoại trừ, một số ít các DN bán lẻ VN có quy mô lớn đã có một vài TT phân phối tập trung theo khu vực nhất định để xử lý lượng hàng từ nhà cung cấp đến các siêu thị hoặc TT thương mại, còn lại đa phần các DN bán lẻ chỉ hình thành nên những nhà kho nhỏ để chứa hàng và phân phối cho một số siêu thị lân cận.
- Sự bùng nổ và gia tăng liên tục mạng lưới các siêu thị, TT thương mại trải dài miền Bắc, Trung, Nam cũng tạo áp lực cho việc xây dựng các TT phân phối tương ứng để đáp ứng hoạt động phân phối hàng hóa đến các siêu thị và TT thương mại một cách nhanh chóng.
- Bảng 2 cho thấy số lượng siêu thị của từng DN chênh lệch giữa các khu vực ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xây dựng một số TT phân phối hiệu quả trong mạng lưới.Nhìn chung, ta thấy việc phân bổ mạng lưới siêu thị và TT thương mại như vậy là chưa hợp lý: tập trung nhiều ở TP.HCM, Hà Nội, các tỉnh thành còn lại có một, hai hoặc thậm chí không có.
- Nhưng xét về mặt đáp ứng nhu cầu mua sắm của xã hội thì hệ thống siêu thị và TT thương mại vẫn còn thiếu nhiều và phân bổ chưa hợp lý.
- Tên doanh nghiệpSố lượng năm 2009 Kế hoạch G7Mart Tổng số: 755Miền Bắc: 121Miền Trung: 157Miền Nam: 477Tổng số: 10.000 (năm 2010)Saigon CoopmartTổng số: 38Miền Bắc: 0Miền Trung: 7Miền Nam: 31Tổng số: 50 (năm 2010)VissanTổng số: 57 Tổng số: không có số liệuVinatex MartTổng số: 54Miền Bắc: 21Miền Trung: 12Miền Nam: 21Tổng số: 80 (năm 2010) Nguyễn KimTổng số: 3Miền Bắc: 1Miền Trung: 0 Miền Nam: 2Tổng số: 9 (năm 2010)FPT RetailTổng số: 8Miền Bắc: 3Miền Trung: 3 Miền Nam: 2Tổng số: chưa có kế hoạchHapromartTổng số: 28 (Miền Bắc)Tổng số: không có số liệuThế Giới Di ĐộngTổng số: 34Miền Bắc: 4Miền Trung: 3 Miền Nam: 27Tổng số: không có số liệu Tên doanh nghiệpĐối tácMặt hàng G7MartDầu Tường An, Ajinomoto, Café Trung Nguyên, CocaCola, Tribeco, P&G, Nutifood, Vinamilk, Dutch Lady VietnamDầu ăn, bột ngọt, café, nước giải khát, sữa, sản phẩm vệ sinh cá nhânSaigon CoopmartBibica, Vissan, PepsiCo, Dầu Tường An, Đồ Hộp Hạ Long, Vinamilk, Dutch Lady Vietnam, Lavie, Unilever, P&GBánh kẹo, thực phẩm tươi sống, nước giải khát, sữa, hàng tiêu dùng nhanh VissanCofidec, Inmexco, Safaco, Seprotimex, Cty rau củ quả TP.HCMRau quả, thủy hải sản Vinatex MartPhong Phú Corp., Dopimex, Doximex, TexgamexMay mặcNguyễn KimJVC, LG, Panasonic, Philips, Samsung, Sanyo, Toshiba, Sony, NokiaKim khí điện máy, điện tử, điện thoạiFPT RetailNokia, Samsung, Motorola, HP, Toshiba, Lenovo, NEC, Acer, AppleĐiện tử, điện thoạiHapromartHanoi Milk, Vang Thang Long, Hagrimex, Hanoi FoodSữa, rượu, thực phẩmThế Giới Di ĐộngNokia, Motorola, Samsung, Sony Ericksson, Lenovo, SiemensĐiện tử, điện thoạiBảng 1: Danh sách các đối tác cung cấp của một số doanh nghiệp bán lẻ VN.Bảng 2 - Số lượng siêu thị, TT thương mại của DN bán lẻ VN Khoa học & Ứng dụng 15 Số 10 - 2009 đối tác trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
- Gần như không có sự liên kết hệ thống thông tin giữa các đối tác chính là nhà cung cấp hàng hóa, DN bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ logistics.
- Mô hình kinh doanh mà các công ty bán lẻ trên thế giới đang ứng dụng là mô hình kéo (pull model) nghĩa là mô hình đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường và điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua ứng dụng hệ thống thông tin toàn bộ và phức tạp.
- Việc ứng dụng thương mại điện tử để gia tăng kênh bán hàng trực tuyến hoặc phục vụ cho hoạt động mua hàng chưa được các DN bán lẻ VN thực hiện.
- Khảo sát tất cả các website của các DN này cho thấy, tất cả đều là những website mang tính chất thông tin và không có bất kỳ một hoạt động giao dịch trực tuyến.
- Do đó, lợi ích của thương mại điện tử như giảm chi phí giao dịch, tốc độ giao dịch gia tăng, cơ hội tăng doanh thu,… không được các DN này nhận thức một cách nghiêm chỉnh.
- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG VÀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS Quản trị hiệu quả hoạt động mua hàng và nhà cung cấp Các DN bán lẻ VN cần phải xây dựng bộ phận mua hàng tập trung với sự tham gia của các bộ phận liên quan như TT phân phối, siêu thị, tài chính để tăng cường khả năng phối hợp, đàm phán với nhà cung cấp đảm bảo chuỗi cung ứng và logistics đạt sự tối ưu, hiệu quả nhất.
- Đối với sản phẩm nội địa chủ lực, các DN cần xây dựng chiến lược lựa chọn, nuôi dưỡng (hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và đào tạo) và phát triển nhà cung cấp nhất là những sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủ công truyền thống.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, các DN cần xem xét đàm phán trực tiếp, tránh qua trung gian để tăng mức độ kiểm soát hàng hóa và kiểm soát chi phí.
- cũng với mục đích như vậy, các DN nên ứng dụng mô hình cross-docking đối với loại hàng hóa này.
- Quản trị hiệu quả hoạt động trung tâm phân phối Để đảm bảo việc đáp ứng nhu cầu nhanh chóng của NTD cũng như giảm sự sai lệch trong dự báo hàng hóa cung cấp do hiệu ứng bullwhip (hiệu ứng phát sinh trong quá trình dự báo hàng hóa cung cấp từ nhà cung cấp đến nhà bán lẻ dẫn đến các sai lệch số lượng dự báo ở từng bên tham gia trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến lượng hàng tồn kho gia tăng, chi phí tồn kho cao) gây ra, các DN bán lẻ cần xem xét và đánh giá một số nhà cung cấp chiến lược để từ đó ứng dụng mô hình quản lý tồn kho bởi nhà cung cấp (mô hình VMI - Vendor Managed Inventory - nhà bán lẻ yêu cầu các nhà cung cấp phải chịu trách nhiệm đối với số lượng đơn hàng và thời gian hoàn thành đơn hàng, thông thường dựa vào dữ liệu tồn kho và dữ liệu tại các siêu thị).
- Đặc biệt, đối với những nhà cung cấp lớn về hàng tiêu dùng nhanh (FMCG - Fast Moving Consumer Goods) cần áp dụng mô hình tối ưu để xác định lượng dự trữ tồn kho phù hợp như giảm tồn kho, nhưng vẫn giữ vững khả năng đáp ứng đơn hàng.
- Tăng tỷ trọng hàng cross-dock qua TT phân phối.
- Để hỗ trợ việc thực hiện các ứng dụng này, TT phân phối cần phải được xây dựng theo tiêu chuẩn ngành như ứng dụng công nghệ mã vạch và sóng vô tuyến, phân vùng, cách xếp hàng, thời gian giao nhận hàng.
- Quản trị hiệu quả hoạt động vận tải Các DN cần nghiên cứu xây dựng hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả nhà cung cấp dịch vụ vận tải đảm bảo sự cải tiến liên tục.
- mở rộng hoạt động vận tải đến kênh sơ cấp (từ nhà cung cấp đến TT phân phối) để tối ưu hóa chi phí vận tải.
- xây dựng quy trình hoạch định dự báo liên tục giữa các bộ phận vận tải, TT phân phối, siêu thị và nhà cung cấp cho những trường hợp đặc biệt như khuyến mãi, tung sản phẩm mới để hoạt động vận tải đáp ứng tốt nhất.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, nên sử dụng những nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ ba có uy tín và chất lượng để đảm bảo thời gian vận chuyển đúng hạn cũng như kiểm soát tốt hơn hàng hóa nhập khẩu.
- Ứng dụng phù hợp công nghệ thông tin Đối với hoạt động mua hàng, các DN nên xâ y dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các nhà cung cấp từ đó dễ dàng cho việc thống kê và đánh giá, so sánh hoạt động của các đối tác.
- Từ đó có thể tận dụng được yếu tố lợi thế về qui mô từ việc kết hợp các nhà cung cấp lại với nhau và sử dụng nguồn cung một cách hiệu quả.
- Các DN VN nên chủ động tham gia vào một số mạng thương mại điện tử B2B chuyên biệt dành cho các nhà bán lẻ để mở rộng cơ hội tìm kiếm và hợp tác với các nhà cung cấp, như mạng WorldWide Retail Exchange (www.wwre.org) và mạng GlobalNetXchange (www.gnx.com).
- Đối với hoạt động của TT phân phối, các DN khi ứng dụng mô hình VMI thì điều quan trọng là phải xây dựng hệ thống thông tin chuyên biệt phục vụ cho hoạt động trao đổi thông tin với nhà cung cấp theo giao thức chuyển giao dữ liệu điện tử (Electronic Data Khoa học & Ứng dụng 17 Số 10 - 2009

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt