You are on page 1of 3

Thị trường Ấn Độ:

- Danone và gia đình Wadia mỗi bên cùng nắm giữ 25% cổ phần trong công ty liên doanh
Britannia Industries ở Ấn Độ. 50% còn lại của doanh nghiệp đó thuộc sở hữu công của Chính
phủ Ấn Độ

- Trong điều khoản thỏa thuận liên doanh với gia đình Wadia năm 1995 có đề cập đến việc bất
kỳ sản phẩm nào mới mà Danone muốn tung ra thị trường Ấn Độ đều phải được sự chấp thuận
của gia đình Wadia

-> Sửa đổi điều khoản thỏa thuận.

Bỏ “việc bất kỳ sản phẩm nào mới mà Danone muốn tung ra thị trường Ấn Độ đều phải được sự
chấp thuận của gia đình Wadia”. Vì điều khoản này gây ra sự phụ thuộc của Danone với gia đình
Wadia. Danane không thể tự quyết định được các chính sách kinh doanh sản phẩm mới, mà
Wadia mới là bên nắm quyền quyết định.

Sửa đổi thành “nếu muốn kinh doanh sản phẩm mới thì cần có sự đồng ý của hội đồng quản trị,
dựa theo tỷ lệ cổ phần của các cổ đông trong công ty. Nếu tổng tỷ lệ đồng ý của các cổ đông
chiếm trên 50% thì mới được chấp thuận.”

Như vậy sẽ công bằng cho đôi bên,quyền quyết định các chính sách kinh doanh của công ty sẽ
được biểu quyết theo sự quyết định của các cổ đông, tương ứng với vai trò, tầm quan trọng của
họ trong công ty.

Thị trường TQ:

- Trong hầu hết các công ty liên doanh với Wahana, Danone nắm giữ 51% vốn sở hữu còn
Wahaha chiếm giữ 49%.

-> Không sử dụng pháp lý để khẳng định hoặc kiểm soát liên doanh: trên pháp lý. Danone kiểm
soát 51% doanh nghiệp thông qua thủ thuật”, điều này rất phổ biển ở châu Âu và Hoa Kì nhưng
ở Trung Quốc thì rất hiếm, điều này đã làm cho Danone nhanh chóng trở thành kẻ thủ của
Wahaha

-> Đề suất một tỷ lệ an toàn hơn cho Danone là Danone nắm giữ 60% vốn sở hữu còn Wahaha
chiếm giữ 40%. Sở hữu 51% không có nghĩa là kiểm soát hoàn toàn: Liên doanh 51-49 ở Trung
Quốc nói chung là một sai lầm. Người Trung Quốc nhìn thấy một liên doanh 51-49 về cơ bản
không khác nhau so với 50-50 nên quyền kiểm soát dành cho chủ sở hữu 51% là không công
bằng. Do đó nếu muốn kiểm soát thì đó phải là liên doanh 60-40 hay 70-30...Bất kì nhà đầu tư
nước ngoài nảo sử dụng cấu trúc 51-49 được xem là chống lại cấu trúc của người Trung Quốc.
Những cáo buộc và vấn đề tranh chấp liên quan:

- Danone cáo buộc doanh nhân Zong Qinghou đã tự ý triển khai riêng các hoạt động kinh doanh
đồ uống có ga với doanh thu 1,46 tỷ USD không phù hợp với các thỏa thuận liên doanh mà hai
bên đã ký kết (ông có tự ý thiết lập và triển khai các công ty đồ uống có ga của riêng mình cùng
thời điểm vẫn đang liên doanh với Danone. Ông ta cho rằng mình buộc phải làm vậy để bảo vệ
quyền lợi của bản thân đối với nhãn hiệu nổi tiếng Wahaha). Danone cho rằng việc Zong
Qinghou đầu tư song song vào các doanh nghiệp khác cùng ngành không chỉ khiến ảnh hưởng
đến lợi nhuận của các công ty liên doanh mà còn khó xác định được xem liệu các sản phẩm do
các công ty đó bán cho khách hàng có hợp pháp hay không.

-> Cần có biện pháp cứng rắn hơn trong hợp đồng với Wahana như “Nếu Wahana tự ý có hoạt
động xây dựng thương hiệu riêng, lợi dụng thương hiệu vốn có của các doanh nghiệp liên doanh
với Wahana để kiếm lời trong khi liên doanh với Danone thì phải bồi thường 100% giá trị hợp
đồng, cũng như phải ngừng hoạt động các công ty riêng đó và chuyển nhượng 5% vốn sở hữu
hiện nắm giữ cho Danone”

- Không có động thái hỗ trợ nào từ phía chính phủ Trung Quốc trong việc bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của nhà đầu tư nước ngoài

-> Phải tìm hiểu về chính sách cũng như biên độ an toàn của các điều lệ kinh doanh từ phía
Chính phủ Trung Quốc để có những biện pháp đề phòng và có những phương án sửa đổi, bổ
sung vào hợp đồng, vừa tăng tính công bằng vừa đảm bảo quyền lợi, sự an toàn của đôi bên.

Liên doanh dựa trên khung pháp luật vững chắc: Cơ sở liên doanh Wahaha là việc chuyển giao
nhãn hiệu Wahaha. Cả Wahaha và Danone đều không tìm hiểu kỹ quy định về đăng kí bản quyền
thương hiệu.

- Doanh nhân Zong Qinghou cáo buộc Danone không đáng tin cậy khi cùng lúc còn đầu tư sang
một số công ty khác như công ty sữa Mengui và doanh nghiệp sản xuất nước hoa quả Hui Yuan,
khi đây là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các công ty liên doanh của Danone và
Hangzhou Wahaha.

-> Danone không nên tiến hành việc đầu tư song song vào các công ty khác như Mengui, Hui
Yuan vì đó là các công ty cạnh tranh với chính các công ty liên doanh của Danone và Hangzhou
Wahana. Thay vì đó là tập trung phát triển chính doanh nghiệp của mình, tăng sức cạnh tranh của
Wahana trong thị trường Trung Quốc để chiếm lĩnh thị trường.

Việc Danone đầu tư sang các doanh nghiệp cùng ngành khác để chiếm lĩnh thị trường được xem
là một hành động không khôn ngoan. Vì tăng hợp tác đầu tư với Mengui, Hui Yuan sẽ tăng lợi
nhuận của Donone ở các công ty này nhưng lại làm thu hẹp thị trường của Wahana, Wahan phải
đứng trước 2 vấn đề là duy trì doanh thu, giữ vững thương hiệu song song lại phải cạnh tranh với
Mengui, Hui Yuan. Suy cho cùng, tăng bên này mất bên kia, Donane sẽ chỉ thu về một lợi nhuận
gần như tương đương. Mặt khác, lại làm giảm độ tin cậy với Wahana, gây ra mâu thuẫn nội bộ.

- Doanh nhân Zong Qinghou cho rằng Danone đã không thực sự nhiệt tình và đẩy mạnh động tư
vào các công ty liên doanh như đã thỏa thuận

-> Bên nước ngoài phải chủ động giảm sát, quản lý .Việc liên doanh Danone không tham gia tích
cực trong quản lý liên doanh, họ để cho đối tác của mình toàn quyền quản lý điều này dẫn đến
hậu quả là: Wahaha cảm thấy rằng đã làm tất cả các công việc vì vậy họ có quyền hưởng những
lợi ích từ việc Danone không tham gia-công bằng theo suy nghĩ của Wahaha; thứ hai. Danone
không tích cực tham gia, Wahaha thao túng việc điều hành, chẳng hạn cho các nhà máy khác sử
dụng thương hiệu Wahaha. Nếu bên nước ngoài không tích cực tham gia quản lý, phía Trung
Quốc sẽ xem các đối tác nước ngoài như một người ngoài cuộc.

You might also like