« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt đến độ chính xác gia công khi gia công vật liệu nhôm trên máy phay CNC


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt đến độ chính xác gia công khi gia công vật liệu nhôm trên máy phay CNC Tác giả luận văn: Trần Viết Hồi Khóa Người hướng dẫn: TS Phạm Văn Bổng Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Khả năng làm việc của chi tiết máy quyết định bởi chất lượng của sản phẩm, trong đó có các thông số về chất lượng bề mặt làm việc.
- Để giải quyết vấn đề đó thì ta phải tìm được mối quan hệ giữa các thông số chất lượng bề mặt (Ra) với các điều kiện gia công như chế độ cắt (V, S, t).
- Từ mối quan hệ đó điều khiển các thông số công nghệ để đảm bảo chất lượng bề mặt chi tiết máy từ đó tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm đồng thời tiến tới tối ưu hóa quá trình cắt gọt.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- +Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra mối quan hệ của chất lượng bề mặt chi tiết máy (Ra) với các thông số chế độ cắt (V, S, t) khi gia công hợp kim nhôm trên máy phay CNC.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Chất lượng bề mặt khi gia công hợp kim nhôm trên máy phay CNC.
- Ảnh hưởng của chế độ cắt đến độ nhám bề mặt gia công khi gia công hợp kim nhôm trên máy phay CNC.
- Ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến chất lượng bề mặt chi tiết máy gồm nhiều yếu tố như thông số chế độ cắt, thông số hình học của dao.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả + Nội dung gồm bốn chương cơ bản Chương 1: Tổng quan về gia công trên máy phay CNC, các ứng dụng và công nghệ CAD/CAM–CNC được sử dụng trên máy phay khi gia công chi tiết.
- Tổng quan về hệ thống máy phay CNC được sử dụng.
- Chương 2: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa chế độ cắt và chất lượng bề mặt.
- Mối quan hệ giữa chất lượng bề mặt khi gia công phay.
- Từ những phân tích đó tìm ra nội dung nghiên cứu phù hợp với khuôn khổ của luận văn thạc sĩ.
- Chương 3: Đề cập đến hợp kim nhôm, khái niệm, đặc điểm, tính gia công của hợp kim nhôm.
- Từ đó nghiên cứu xây dựng mô hình toán học biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố của chế độ cắt khi phay hợp kim nhôm.
- Chương 4: Điều khiển các thông số công nghệ để đảm bảo chất lượng bề mặt khi gia công các vật liệu hợp kim nhôm trên máy phay CNC, thí nghiệm, các kết quả thực nghiệm, xử lý kết quả để tìm ra quan hệ toán học giữa độ nhám bề mặt (Ra) và các thông số công nghệ (V, S, t).
- Dựa vào quan hệ đó đưa ra các kết luận về việc điều chỉnh máy sao cho gia công đạt năng suất cao mà vẫn đảm bảo chất lượng bề mặt.
- Đóng góp mới của tác giả Từ cơ sở lý thuyết kết hợp với thực nghiệm, luận văn đưa ra được hàm toán học mô tả mối quan hệ giữa độ nhám bề mặt và thông số chế độ cắt để làm cơ sở cho các nhà công nghệ chọn chế độ cắt sau đó điều khiển nó theo yêu cầu của mình và cũng làm cơ sở cho các quá trình nghiên cứu khác cũng như hỗ trợ thiết kế các phần mềm trợ giúp cho điều khiển chế độ cắt.
- d) Phương pháp nghiên cứu Thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về gia công trên máy phay CNC và các hiện tượng xảy ra trong quá trình cắt gọt.
- e) Kết luận Với ba yếu tố của chế độ cắt là (V, S, t), đưa ra các kết quả thí nghiệm cho thấy ảnh hưởng của chế độ cắt đến độ nhám bề mặt khi gia công hợp kim nhôm trên máy phay CNC.Từ cơ sở tổng hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm, đề tài đã xác lập được mối quan hệ giữa độ nhám bề mặt với các thông số công nghệ là: Ra = e6,1749.V-0,8758.S0,7151.t0,3025, kết quả này phù hợp với cơ sở nghiên cứu lý thuyết về mối quan hệ giữa chế độ cắt với độ nhám bề mặt.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt