« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu phương pháp bắt đồng bộ mã cho tín hiệu MC - CDMA


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu phương pháp bắt đồng bộ mã cho tín hiệu MC – CDMA Tác giả luận văn: Hoàng Minh Khang Khóa: 2010 Người hướng dẫn: PGS.
- Một giới hạn cơ bản của các hệ thống thông tin trải phổ là thời gian đồng bộ.
- Thời gian đồng bộ là thời gian cần thiết để tiến hành đồng bộ mã giả ngẫu nhiên được tạo tại bộ thu với tín hiệu trải phổ nhận được.
- Một trong các chức năng cơ bản của bộ thu hệ thống trải phổ là phải giải trải mã giả ngẫu nhiên thu được.
- Điều này thực hiện được bằng cách tạo ra một bản sao mã PN tại bộ thu, sau đó đồng bộ hoá mã PN với tín hiệu thu được.
- Việc nhân hoặc điều chế lại tín hiệu nhận được với bản sao mã PN nội bộ đã được đồng bộ sẽ tạo ra quá trình giải trải phổ yêu cầu.
- Bắt đồng bộ tín hiệu trải phổ là một vấn đề lớn trong việc thiết kế hệ thống thông tin trải phổ.
- Bắt đồng bộ có thể thực hiện bằng các phương pháp tích cực, thụ động hoặc kết hợp.
- Hệ thống dựa vào nguyên tắc kết hợp CDMA và ghép kênh tín hiệu phân chia theo tần số trực giao (OFDM), gọi là hệ thống CDMA đa sóng mang (MC-CDMA) được đề xuất đã gây nên sự chú ý lớn vì có thể thu phát dễ dàng tín hiệu nhờ sử dụng thuật toán biến đổi Fourier nhanh mà không làm tăng đáng kể mức độ phức tạp của các thiết bị đầu cuối.
- Trong luận văn này, em sẽ tìm hiểu về hệ thống MC – CDMA, các phương pháp bắt đồng bộ, bám đồng bộ mã ngẫu nhiên (mã PN) cho tín hiệu MC – CDMA và kiểm chứng lại bằng kết quả mô phỏng trên Matlab.
- 2 b) Mục đích nghiên cứu của luận văn: Giới thiệu và trình bày chi tiết về hệ thống MC – CDMA, trong đó tập trung vào phân tích cấu trúc tín hiệu MC – CDMA và các phương pháp bắt đồng bộ, bám đồng bộ mã ngẫu nhiên cho tín hiệu này.
- Trình bày lý thuyết về hệ thống MC - CDMA, trong đó nêu rõ cấu trúc tín hiệu MC - CDMA.
- o Chương 3: Các phương pháp bắt mã PN.
- Trình bày các thuật toán bắt đồng bộ mã PN, qua đó lựa chọn thuật toán phù hợp.
- Giới thiệu chương trình mô phỏng bắt đồng bộ mã PN tại bộ thu được viết bằng Matlab, đưa ra các kết quả mô phỏng và phân tích các kết quả thu được.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu lý thuyết về hệ thống MC – CDMA và các phương pháp bắt đồng bộ mã ngẫu nhiên cho tín hiệu MC – CDMA.
- Mô phỏng phương pháp bắt đồng bộ mã bằng MATLAB.
- Rút ra kết luận, đánh giá hiệu năng, ưu nhược điểm của phương pháp, đánh giá khả năng ứng dụng của hệ thống trong thực tiễn.
- e) Kết luận - Đồ án đã tập trung nghiên cứu về hệ thống MC – CDMA, chứng minh được ưư điểm vượt trội của nó so với các hệ thống khác.
- Ngoài ra đã tiến hành nghiên cứu, so sánh các phương pháp bắt đồng bộ mã cho tín hiệu MC – CDMA.
- Đồng bộ sơ bộ là một vấn đề rất quan trọng trong việc thiết kế các hệ thống thông tin trải phổ.
- Hướng phát triển của đề tài: Tiếp tục nghiên cứu về hệ thống MC – CDMA, mở rộng hướng nghiên cứu sang vấn đề bám đồng bộ mã giả ngẫu nhiên (mã PN) trong các bộ thu trải phổ.
- mô phỏng thuật toán bắt đồng bộ và bám đồng bộ mã giả ngẫu nhiên cho tín hiệu MC – CDMA

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt