« Home « Kết quả tìm kiếm

Bình giảng bài thơ Con cò của thi sĩ Chế Lan Viên


Tóm tắt Xem thử

- Đề bài: Bình giảng bài thơ Con cò của thi sĩ Chế Lan Viên Bài làm:.
- Phạm Duy từng viết trong một bài thơ của mình câu thơ đặc sắc như sau: "Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng khi đi hết những lời mẹ ru".
- Cũng với những xúc cảm yêu thương sâu sắc của tình mẫu tử thiêng liêng ấy Chế Lan Viên đã thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế những cảm xúc ấy qua bài thơ Con cò.
- Một bài thơ để lại nhiều ấn tượng cho người đọc về những kỷ niệm thời thơ ấu, về lời ru tha thiết ngọt ngào, để lại những suy tư thật êm đềm về lòng mẹ đối với đứa con yêu dấu của mình..
- Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê gốc ở Quảng Trị, lớn lên ở Đình Định.
- Trước Cách mạng ông nổi lên với tập thơ Điêu tàn (1937), tập thơ đã đưa Chế Lan Viên trở thành một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào thơ mới.
- Thơ của Chế Lan Viên luôn giàu chất trí tuệ, có màu sắc suy tưởng, triết lý.
- Thơ ông còn có năng lực sáng tạo hình ảnh rất độc đáo, phong phú và tinh tế..
- Con cò được sáng tác năm 1962, in ở trong tập Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967).
- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, các câu ngắn dài đan xen một cách nhuần nhuyễn, cả bài thơ là âm điệu của những lời ru mà người mẹ dành cho con mình.
- Con cò khai thác hình tượng con cò trong những lời hát ru qua đó ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với mỗi con người.
- Bài thơ có sự vận dụng rất sáng tạo cấu tứ của ca dao, cùng thở thơ tự do, có những hình ảnh hết sức gần gũi thân thuộc vừa mang ý nghĩa biểu tượng vừa gợi âm hưởng lời ru êm đềm trong tiềm thức mỗi người..
- Trong khúc ru thứ nhất, hình ảnh con cò bắt đầu đến với tuổi thơ của đứa bé thật thong thả, ung dung..
- Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò Nhưng trong lời mẹ hát.
- Có cánh cò đang bay:.
- "Con cò bay la Con cò bay lả Con cò Cổng Phủ Con cò Đồng Đăng...".
- Hình ảnh con cò không chỉ xuất hiện ở nhan đề mà còn xuất hiện trở đi trở lại trong suốt bài thơ, sự lặp lại ấy nhằm tập trung triển khai nhan đề của tác phẩm, với nhiều ý nghĩa khác nhau trong suốt bài thơ.
- m hưởng của ca dao đã hiện lên ngay trong những dòng thơ mà tác giả tinh tế đặt trong ngoặc kép, là những cấu tư mà Chế Lan Viên đã tinh tế lược lấy để đưa vào thơ mình, nhằm thể hiện chân thực cái lời mẹ ru con.
- Người mẹ đã đưa vào tâm trí đứa con còn bế trên tay, bằng lời tâm tình, lời hát ru dịu dàng, cái khung cảnh quen thuộc nơi làng quê, thật yên bình, tươi đẹp, cho con say giấc êm đềm..
- Có thể thấy trong lời ru của mẹ, cánh cò luôn hiện diện, cũng như những tình cảm ấm áp trìu mến yêu thương mà người mẹ dành cho đứa con thơ.
- Lời ru của người mẹ vừa bộc lộ nỗi xót xa, ái ngại cho sự cô độc, lẻ loi của cánh cò nhỏ bé, người mẹ lại khẳng định sự che chở, nuôi dưỡng đùm bọc con, con khác với cò, con có sự chăm chút nuôi nấng cả mẹ, con có thể thoải mái chơi rồi ngủ.
- Hình ảnh cánh cò từ trong ca dao lại tiếp tục xuất hiện:.
- "Con cò ăn đêm Con cò xa tổ Cò gặp cành mềm Cò sợ xáo măng...".
- Khác với hình ảnh con cò trong ca dao ở bên trên, ở đây Chế Lan viên cũng dùng âm hưởng của ca dao, nhưng lại để miêu tả nỗi vất vả, khó nhọc của con cò.
- Qua đó ta cũng có thể nhận thấy đây dường như là một hình ảnh ẩn dụ, gửi gắm vào đó thân phận của người nông dân chân lấm tay bùn, chịu nhiều vất vả, đắng cay, đặc biệt là thân phận những người bà, người mẹ phải lặn lội kiếm sống từng ngày.
- "Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân.
- Con chưa biết con cò con vạc Con chưa biết những cành mềm mẹ hát Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân".
- Chế Lan Viên đi từ hình ảnh con cò ung dung, thanh thản bay từ cửa Phủ, bay từ Đồng Đăng đến con cò ăn đêm, con cò xa tổ.
- Tất cả đều là những nỗi lo lắng, trăn trở, những dự cảm sâu sắc của người mẹ về những bất trắc có thể xảy ra đối với đứa con bé bỏng của mình.
- Chính thể người mẹ đã thể hiện lòng bao dung che chở cho con bằng những lời ru thật ấm áp, ngọt ngào "thấm hơi xuân", bằng tình mẹ bao la khi "Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân".
- Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà.
- Và trong suốt chặng đường đó hình ảnh con cò vẫn luôn gắn bó với đứa trẻ, đã đi vào tiềm thức hết sức thân thuộc với mỗi người.
- Có thể thấy lời ru thiết tha, trìu mến của người mẹ đã đưa đứa con vào trong giấc ngủ say nồng.
- Trong những lời ru ấy cánh cò vẫn bay hoài không nghỉ, vẫn theo suốt trong từng hơi thở, trong từng giấc mơ của đứa trẻ.
- Dường như con cò từ trong ca dao đã thực sự sống dậy trong tâm hồn con người, vỗ cánh nâng đỡ cho con người trong suốt chặng đường đời..
- Chặng đầu tiên ấy là khi con còn ẵm ngửa, con còn ngủ trong nôi, cò đã đến cùng lời ru của mẹ, vào giấc ngủ thay mẹ vỗ về con ngủ.
- Khi con bắt đầu chập chững tới trường, cò lại theo con tới trường, có thể nói cánh cò chính là biểu tượng của người mẹ hằng ngày vẫn dõi theo con.
- Cò sẽ tìm con Cò mãi yêu con.
- Con cò được nhấn mạnh như là một hình tượng có ý nghĩa triết lý hơn cả.
- Hình tượng con cò chính là biểu tượng của lòng người mẹ yêu con tha thiết, sẽ luôn ở bên con suốt cả cuộc đời..
- Dù con có đi xa hay gần, lên rừng hay xuống biển, những cánh cò trong lời ru của mẹ sẽ mãi theo con, sống trong tiềm thức của con, thay cho mẹ theo con từng bước đi.
- "Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi".
- Và sau tất cả, Chế Lan Viên đã đúc kết lại ý nghĩa lời ru của mẹ.
- Đối với nhà thơ con cò không chỉ nằm trong ca dao, trong lời ru ngọt ngào của mẹ mà có còn có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
- Cánh cò bay là cả cuộc đời, với biết bao suy tư, bao thăng trầm của cuộc đời, từ cánh cò mẹ dạy con biết bao điều, gửi gắm.
- Mẹ yêu con nhiều đến thế, yêu từ những lời ru, những cánh cò cho con..
- Bài thơ đã ca ngợi cái tình cảm thắm thiết thiêng liêng của tình mẹ yêu con, qua đó Chế Lan Viên cũng ca ngợi ý nghĩa của mỗi lời ru đối với tâm hồn, cuộc đời mỗi con người.
- Nhà thơ đã vận dụng rất nhuần nhuyễn chất liệu ca dao, khai thác được hình ảnh con cò trong ca dao để nói về tình mẫu tử, ý nghĩa của lời ru