« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu ứng dụng hệ thống quản lý tòa nhà thông minh IBMS


Tóm tắt Xem thử

- Trang 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng hệ thống quản lý tòa nhà thông minh IBMS Tác giả luận văn: Nguyễn Văn Hoàn Khóa: Cao học khóa 2010-2012 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Khang 1.
- Với các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, các hệ thống kỹ thuật tự động gọi chung là tự động hóa tòa nhà đóng một vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả vận hành, khai thác cho tòa nhà và cải thiện điều kiện làm việc của con người.
- Một hệ thống tự động hóa hoàn chỉnh là hệ thống cung cấp các giải pháp điều khiển, quản lý điều kiện làm việc như nhiệt độ, độ ẩm, lưu thông không khí, các hệ thống chiếu sáng, hệ thống giám sát an ninh, báo cháy, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ, thân thiện hơn với môi trường.
- Ở Việt Nạm, trong những năm gần đây khái niệm tự động hóa toà nhà BA(Building Automation) và khái niệm hệ thống tòa nhà thông minh IBMS cũng không còn là điều gì mới mẻ.
- Tuy nhiên, mức độ áp dụng các hệ thống này nói chung còn giới hạn, chưa thực sự sâu và rộng.
- Nhưng một điều tất yếu là trong những năm tới đây, khi nhịp độ xây dựng các tòa nhà văn phòng cao cấp, các trung tâm thương mại ngày càng hiện đại sẽ không thể không áp dụng các hệ thống quản lý tòa nhà thông minh.
- Bởi các tính năng và hiệu quả kinh tế mà nó mang lại cho các tòa nhà đó là rất lớn.
- Đó chính là lý do tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này sau một thời gian học tập và nghiên cứu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Văn Khang 2.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Mục đích: Nghiên cứu ứng dụng hệ thống quản lý tòa nhà thông minh, các tiêu chí kỹ thuật và áp dụng tại Việt Nam Trang 2 - Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết về hệ thống quản lý tòa nhà thông minh, ứng dụng các hạ tầng mạng trong việc quản lý tòa nhà, áp dụng trong công trình xây dựng tòa nhà.
- Phạm vi nghiên cứu: Lý thuyết, và áp dụng cho công trình xây dựng tòa nhà.
- Các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Luận văn có bố cục gồm 4 chương: Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÒA NHÀ BMS Giới thiệu tổng quát về tòa nhà thông minh.
- Các giao thức sử dụng trong hệ thống IBMS.
- Mục đích nghiên cứu để làm cơ sở khoa học cho các ứng dụng của hệ thống BMS trong các chương tiếp theo.
- Chương 2: HỆ THỐNG THIẾT BỊ VÀ PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG BMS Hệ thống các thiết bị được sử dụng trong kiến trúc BMS.
- Phần mềm tích hợp hệ thống, ứng dụng các giao thức trong các cấp điều khiển của hệ thống BMS.
- Chương 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG BMS CHO TÒA NHÀ BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Từ những cơ sở lý thuyết trong việc ứng dụng vào hệ thống BMS nói chung.
- Chương 3 đã ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào công trình Trụ sở Bộ tài Nguyên và Môi trường, giải pháp và thuyết minh kỹ thuật cho công trình….
- Chương 4: TÍCH HỢP HỆ THỐNG Trình bày việc tích hợp các hệ thống riêng lẻ trong tòa nhà với hệ thống BMS.
- Giao diện và sự kết nối các hệ thống cho việc vận hành và quản lý tòa nhà BMS.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết cơ bản về giao thức truyền thông mạng, các thiết bị đầu cuối, cơ sở hạ tầng mạng cho các hệ thống tự động.
- Kết luận: Luận văn đã đi sâu nghiên cứu lý thuyết, các ứng dụng hệ thống BMS.
- Trong tương lai không xa, các công trình xây dựng với các tòa nhà văn phòng hiện đại sẽ được xây dựng ngày càng nhiều.
- Việc ứng dụng hệ thống BMS sẽ được áp dụng rộng rãi và trở thành tiêu chí cho việc đánh giá hiệu năng công trình.
- Trong thời kỳ mà các Trang 3 công trình, thiết bị, hệ thống công nghiệp ngày càng thể hiện tính tự động hóa thì việc ứng dụng BMS trong các công trình xây dựng đã thể hiện tính hiệu quả đặc biệt của nó.
- Do điều kiện thời gian có hạn nên tác giả mới dừng lại ở việc tìm hiểu lý thuyết, các mô hình quản lý, giao thức ứng dụng, tích hợp các hệ thống trong BMS.
- Ứng dụng và các giải pháp kỹ thuật cho một công trình cụ thể.
- Hướng phát triển của đề tài: Nghiên cứu và ứng dụng cho các công trình xây dựng có tính hiện đại hóa trong tương lai tại Việt Nam

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt