« Home « Kết quả tìm kiếm

Truyền hình di động với công nghệ T-DMB


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Truyền hình di động với công nghệ T-DMB Tác giả luận văn: NGÔ TRÍ THẮNG Khóa Người hướng dẫn: TS.
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay dịch vụ truyền hình di động đã khá phổ biến trên thế giới kể cả ở Việt Nam.
- Dịch vụ cho phép các thiết bị cầm tay bao gồm điện thoại di động, máy chơi game, thiết bị gắn trên ô tô, thiết bị điện tử cá nhân… có thể xem truyền hình kể cả khi đang di chuyển.
- Với mong muốn đóng góp phần nhỏ của trí thức bản thân cho sự phát triển đa dạng của công nghệ truyền hình di động ở Việt Nam, được sự hướng dẫn tâm huyết của thầy giáo TS.
- Phạm Ngọc Nam, tác giả đã chọn đề tài “Truyền hình di động với công nghệ T-DMB” để tập trung nghiên cứu công nghệ T-DMB một công nghệ mới và đầy tiềm năng cho dịch vụ truyền hình di động.
- MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU a.
- Mục đích của đề tài Nghiên cứu tổng quan các công nghệ truyền hình di động đã và đang triển khai trên thế giới và những thử nghiệm tại Việt Nam, trong đó trọng tâm đi vào công nghệ T-DMB.
- Để từ đó đưa ra những kết luận, đề xuất làm căn cứ thực tiễn cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình và người sử dụng dịch vụ truyền hình lựa chọn công nghệ để phát triển trong tương lai.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Với mục đích tìm hiểu về công nghệ cho truyền hình di động để từ đó đưa ra một nền tảng để phát triển các dịch vụ gia tăng cho dịch vụ truyền hình di động.
- Luận văn tập trung vào việc giới thiệu tổng quan các công nghệ tiêu biểu cho truyền hình di động trong chương 1.
- Từ đó đi vào nghiên cứu công nghệ truyền hình T-DMB trong chương 2.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu trên, chương 3 đưa ra các mở rộng liên quan đến T-DMB để làm nền tảng cho việc phát triển các dịch vụ gia tăng.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Sử dụng các tài liệu về lý thuyết kinh điển làm cơ sở lý luận.
- Nghiên cứu tìm hiểu công nghệ quảng bá đa phương tiện T-DMB.
- Tiến hành khảo sát tình hình thử nghiệm của công nghệ T-DMB trên thế giới và tại Việt Nam để chứng minh lý thuyết, khẳng định tính khả thi và đi đến kết luận khách quan, chính xác.
- KẾT LUẬN Công nghệ truyền hình di động T-DMB có những ưu điểm nổi trội hơn so với các công nghệ truyền hình di động khác như: Băng thông, quy mô đầu tư triển khai dịch vụ, công suất máy phát, vùng phủ sóng, thời gian chuyển kênh chương trình.
- Vì vậy đối với các quốc gia bị cạn kiệt tần số, đối với các nhà khai thác quảng bá có nhu cầu triển khai dịch vụ truyền hình di động với quy mô vừa và nhỏ, số lượng kênh hạn chế thì T-DMB là một công nghệ hấp dẫn và thích hợp.
- Trong xu hướng phát triển của truyền thông trong tương lai gần và ngành công nghệ truyền hình.
- Truyền hình di động từ vài năm qua đã được xem là một hướng kinh doanh mới, nhưng công nghệ cho loại hình mới này chỉ đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển.
- Mặc dù có một số bày tỏ nghi ngờ liệu mọi người có thực sự muốn xem Ti vi trên thiết bị di động hay không, nhưng các hãng sản xuất điện thoại như: Nokia, Samsung, LG, Siemens…làm dịch vụ tin rằng nó sẽ ăn khách.
- Nên việc phát triển hệ thống truyền hình T- DMB trên quy mô lớn là một xu hướng tốt cho nghành viễn thông truyền hình Việt Nam.
- Đề xuất: Thị trường truyền hình di động sẽ là một thị trường sôi động và đầy tiềm năng, đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện loại bỏ truyền hình tương tự và chuyển sang truyền hình số.
- Từ những nghiên cứu công nghệ T-DMB và thông qua khảo sát thử nghệm công nghệ, tác giả mong rằng VTV sẽ tiếp tục đầu tư để mở rộng thị phần, đồng thời cũng mong muốn có thêm nhiều doanh nghiệp làm công nghệ truyền hình triển khai công nghệ T-DMB.
- Khi đó làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp làm công nghệ truyền hình di động, làm giảm phí hoà mạng và giảm phí thuê bao, giúp cho người sử dụng xem được các chương trình truyền hình ở khắp mọi nơi

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt