« Home « Kết quả tìm kiếm

Thuật caching trong quản trị mạng lưu trữ


Tóm tắt Xem thử

- Lý do chọn đề tài Ngày nay các bộ vi xử lý ngày càng phát triển về tốc độ và độ phức tạp.
- Bộ nhớ cache là một phần không thể thiếu trong các bộ vi xử lý.
- Nếu nói một cách đơn giản thì cache giúp cho việc truy xuất dữ liệu nhiều lần trong một quá trình xử lý trở nên nhanh hơn.
- Ngày nay, gần như tất cả các thiết bị có khả năng lưu trữ hay truy xuất dữ liệu đều có bộ nhớ cache.
- Nhưng tuỳ theo công nghệ về khả năng xử lý mà nó quyết định chất lượng, chi phí và mục đích sử dụng của nó.
- Mỗi loại cache đều cải thiện tốc độ truy xuất và xử lý dữ liệu.
- Việc sử dụng bộ nhớ cache hiệu quả giúp hiệu suất xử lý của hệ thống tăng cao.
- Với sự phát triển nhanh về mặt công nghệ cũng như yêu cầu về xử lý dữ liệu với khối lượng lớn, yêu cầu xử lý nhanh như ngày nay thì việc sử dụng bộ nhớ cache như thế nào hiệu quả ra sao sẽ là một bài toán cần giải quyết.
- Các thuật toán cache cần có thời gian xử lý nhanh, xung đột dữ liệu hay tỉ lệ lỗi dữ liệu thấp (miss_rate) sẽ là yêu cầu tiên quyết.
- Càng nhiều dữ liệu được trao đổi với vùng đệm thì chương trình phải quyết định càng nhiều cách thức sử dụng tốt nhất không gian nhớ cho phép.
- Với các lý do nêu trên tác giả đã chọn luận văn của mình là “Thuật caching trong quản trị mạng lưu trữ” và nghiên cứu sâu về đánh giá hiệu năng của dữ liệu caching.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Tìm hiểu lý thuyết cache • Nghiên cứu một số thuật toán cache • Nghiên cứu việc ứng dụng thuật toán cache trong hệ thống lưu trữ.
- 2• Đánh giá hiệu năng của dữ liệu cache thông qua mô phỏng.
- Tóm tắt nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Tác giả đã thực hiện đầy đủ các nội dung nghiên cứu, có phần nghiên cứu tổng quan về cache, nghiên cứu một số thuật toán cache, nghiên cứu việc ứng dụng thuật toán cache trong hệ thống lưu trữ.
- Kết hợp với cơ sở lý thuyết, có phần mềm mô phỏng.
- Trên thế giới cũng có một số nghiên cứu về cache và so sánh giữa các thuật toán cache như LRU, FIFO,… Cũng có nghiên cứu về việc thay đổi về một trong các thông số associative hoặc thông số block size riêng lẻ tuy nhiên chưa có nghiên cứu sâu về sự ảnh hưởng của miss_rate khi thay đổi các thông số associative và block size.
- Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng phần mềm Simplescalar để mô phỏng và tự phát triển phần mềm trợ giúp trong quá trình mô phỏng và đánh giá kết quả mô phỏng.
- Qua kết quả mô phỏng cho thấy hiệu suất của dữ liệu cache thay đổi lớn khi thay đổi kích thước của block size và associative.
- Việc tăng số way sẽ làm giảm xung đột mis khi đưa dữ liệu vào các dòng cache, tuy nhiên số way càng lớn thì mức giảm không đáng kể so với mức way từ 4-16, với số way lớn sẽ rất khó để thiết kế do vậy chỉ cần thiết lập mức way từ 4-16 là đạt hiệu quả tốt nhất.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu lý thuyết - Mô phỏng thử nghiệm - Phân tích và đánh giá.
- Kết luận Luận văn nghiên cứu về lý thuyết caching, một số thuật toán caching, nghiên cứu thuật toán caching trong hệ thống lưu trữ.
- Kết hợp cơ sở lý thuyết với mô phỏng nghiên cứu sâu về đánh giá hiệu năng của dữ liệu caching.
- Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là cơ sở để cache hoạt động có hiệu quả cao và là cơ sở để nghiên cứu các thông số khác cũng như các khía cạnh khác của cache.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt