« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích bài thơ Đường đi khó của Lý Bạch


Tóm tắt Xem thử

- Đề bài: Phân tích bài thơ Đường đi khó của Lý Bạch Hướng dẫn.
- Lý Bạch là một trong những nhà thơ lớn nhất đời Đường.
- Ba năm sau, Lý Bạch chủ động xin rời khỏi kinh đô, tiếp tục ngao du sơn thủy..
- Lý Bạch làm bài thơ “Đường đi khó” (Hành lộ nan) vào năm 744 ngay sau lúc rời khỏi cung đình và trước lúc giã biệt Trường An.
- Chùm thơ "Hành lộ nan ” gồm có 3 bài, đây là bài thơ thứ nhất, bài có giá trị tư tưởng lành mạnh nhất, tích cực nhất.
- Bài thơ của Lý Bạch được viết bằng bút pháp lãng mạn, thể hiện cái hùng tâm và tráng chí của một thi nhân kiếm khách..
- Bài thơ viết theo thể “hành”, gồm có 12 câu, được chia làm 3 phần, mỗi phần nói lên một thứ khó khăn trên đường đời.
- Mỗi phần có 4 câu, cấu trúc giống nhau: 2 câu trên nói về khó khăn trắc trở trên đường đời, hai câu dưới nói về thái độ ứng xử của kẻ sĩ..
- Lý Bạch đã tạo nên một vần thơ với 4 hình ảnh tượng trưng đầy ý nghĩa:.
- Hai câu thơ song hành, thủ pháp thậm xưng cực tả cái cao sang: rượu ngon một đấu giá hàng vạn, nhắm quý giá mười ngàn.
- là thái độ phủ định quyết liệt của kẻ sĩ chân chính: “phú quý bất năng dâm”.Câu thơ cho thấy một nhân cách cao đẹp: coi thường danh lợi, xa lánh bọn quyền quý giàu sang.
- Năm 744, Lý Bạch từ giã lầu son gác tía, nơi cung đình mang thanh kiếm hiệp khách lên đường cho thỏa chí 4 phương nói lên nhân cách cao đẹp của ông.
- Các động từ trong hai câu thơ thứ 3, 4 này nói lên nhân cách và sức mạnh tinh thần của Lý Bạch để vượt qua một thứ “khó”, một mê lực đường đời: “dừng.
- Trong một bài thơ khác, ông cũng nói lên cái “chí".
- (Câu thơ dịch nghĩa) Bốn câu thơ tiếp theo nói lên một cái “khó".
- Đó là những khó khăn khách quan, những gian khổ, chồng chất to lớn:.
- Hoàng Hà, Thái Hàng là sông rộng núi cao, những trở lực, những khó khăn đâu dễ vượt qua.
- Khó khăn càng nhân lên nhiều lần đáng sợ, để thử thách chí khí con người: sống đã đóng băng, núi đã phơi đầy tuyết.
- Cấu trúc 2 câu thơ song hành, hình tượng kì vĩ mang tính chất tượng trưng đặc sắc..
- Trước cái "khó” này, Lý Bạch đã có một cách ứng xử tích cực:.
- Đây là hai câu thơ đẹp và hay.
- Có khó khăn quá lớn, trước mắt chưa khắc phục được, chưa vượt qua được thì phải kiên nhẫn, chờ thời cơ.
- Hình tượng thơ tráng lệ nói lên tâm hồn lãng mạn và khí phách hào hùng của Thi tiên Lý Bạch..
- Tóm lại, bốn câu thơ trong phần 2, Lý Bạch chí rõ phải sáng suốt và kiên nhẫn đón chờ thời cơ, phải giữ vững mục tiêu đi tới trên đường đời, đó là hướng.
- Bốn câu thơ cuối, giọng thơ vang lên dồn dập, mạnh mẽ.
- Cấu trúc câu thơ biến hóa: có điệp cú, điệp khúc, có câu cảm thán, câu hỏi tu từ.
- Cách ngắt nhịp 3/3 trong câu thơ chữ Hán cũng như trong câu thơ dịch có tác dụng gợi tả những chặng đường khó khăn trùng điệp nối tiếp hiện ra và thể hiện quyết tâm của người đi đường đầy hùng tâm, tráng chí:.
- Cái khó khăn này thật ghê gớm! Và chí có thể:.
- Tóm lại, bài thơ ‘Đường đi khổ ” của Lý Bạch có giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc, độc đáo.
- Có khó khăn xã hội làm cho con người bị biến chất, thoái hóa.
- Có khó khăn thiên nhiên dễ làm cho ta nản chí, an phận thủ thường.
- Hình ảnh một con người giàu nhân cách, vô cùng sáng suốt, có bản lĩnh và niềm tin mãnh liệt dám đương đầu với mọi thử thách, dũng mãnh vượt qua mọi khó khăn trên đường đời để thực hiện ước mơ, lí tưởng cao đẹp của mình – là một hình ảnh tuyệt đẹp.
- Lý Bạch đã lựa chọn một hệ thống hình tượng kì vĩ, mang ý nghĩa tượng trưng và giọng thơ hùng mạnh để làm nổi bật chủ đề “đường đi khó” và nêu lên cách vượt khó..
- Tư tưởng bài thơ sâu sắc, tích cực.
- Lý Bạch đã nêu lên cho mọi người một bài học mà lúc nào ta cũng cảm thấy mới mẻ