« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu cấu trúc và tính chất huỳnh quang của vật liệu nano ZNO:ER3+ ứng dụng trong việc phát ánh sáng màu đỏ


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT HUỲNH QUANG CỦA VẬT LIỆU NANÔ ZnO: Eu3+ ỨNG DỤNG TRONG VIỆC PHÁT ÁNH SÁNG MÀU ĐỎ.
- Trần Ngọc Khiêm Nội dung tóm tắt: Việc nghiên cứu về lĩnh vực quang điện tử nói chung và vật liệu phát quang nói riêng đang thu hút được sự quan của nhiều nhóm nghiên cứu trong nước và quốc tế.
- Các nhà khoa học không chỉ tập trung việc tạo ra các vật liệu phát quang mới mà còn chú trọng đến việc cải thiện khả năng phát quang của các loại vật liệu phát quang đã biết.
- Vật liệu ZnO là vật liệu bán dẫn có vùng cấm rộng và được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực quang điện tử, đặc biệt là trong các linh kiện điện huỳnh quang.
- Một số kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, vật liệu ZnO pha tạp Eu3+ khi phân tán trong một số mạng nền như silica sẽ cải thiện đáng kể khả năng phát xạ của ion Eu3+.
- Chính vì lí do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chế tạo và tính chất huỳnh quang của vật liệu nano ZnO: Eu3+ Kết quả thu được như sau: ¾ Đã chế tạo thành công vật liệu ZnO và ZnO: Eu3+ và ZnO: Eu3+ phân tán trong mạng nền silica, màng ZnO: Eu3+: SiO2 với quy trình chế tạo vật liệu ổn định.
- ¾ Kết quả phổ nhiễu xạ tia X cho thấy nano tinh thể ZnO: Eu3+ phân tán trong tốt trong mạng nền silica khi xử lý mẫu ở nhiệt độ thích hợp.
- ¾ Khi pha tạp ZnO: Eu3+ không quan sát được rõ các đỉnh phát quang.
- ¾ Đã cải thiện được khả năng phát xạ huỳnh quang của vật liệu ZnO: Eu3+ khi phân tán vào mạng nền silica SiO2.
- ¾ Kết quả phân tích phổ huỳnh quang cho thấy vật liệu ZnO: Eu3+ phân tán trong mạng nền silica phát quang mạnh ở vùng bước sóng 590 nm và 615 nm tương ứng với dịch chuyển các mức năng lượng 5Do → 7F1 và 5Do → 7F2 của ion Eu3+.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt