You are on page 1of 171

KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

PRINCIPLES OF MACROECONOMICS 6E

UEH N.GREGORY MANKIW


KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

CHƯƠNG 10 ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA


Khi bạn hoàn thành việc học hành và bắt đầu tìm kiếm một công việc toàn thời gian, ở phạm vi
tổng quát thì kinh nghiệm tìm việc của bạn sẽ được định hình bởi những điều kiện kinh tế hiện hành.
Trong một số năm nào đó, các doanh nghiệp trên khắp nền kinh tế đang mở rộng hoạt động sản xuất
hàng hóa và dịch vụ, công ăn việc làm rất dễ kiếm. Trong những năm khác, các doanh nghiệp lại đang
cắt giảm sản xuất, công ăn việc làm đang sụt giảm, và việc tìm kiếm một công việc tốt mất rất nhiều thời
gian. Không có gì ngạc nhiên, bất kỳ sinh viên nào mới tốt nghiệp đại học cũng sẽ dễ gia nhập lực lượng
lao động vào năm mà nền kinh tế mở rộng hơn là vào năm mà nền kinh tế thu hẹp.
Bởi vì sức khỏe của nền kinh tế tổng thể ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả chúng ta, cho nên những
thay đổi về điều kiện kinh tế được đề cập rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Thật vậy, khi đọc
một tờ báo, lướt qua tin tức trên mạng, hay bật tivi lên thì khó mà không nhìn thấy những số liệu thống kê
mới nhất được báo cáo về nền kinh tế. Số liệu thống kê có thể đo lường tổng thu nhập của tất cả mọi
người trong nền kinh tế (tổng sản phẩm quốc nội, hay GDP), mức mà tại đó giá cả trung bình đang tăng
lên hay giảm xuống (lạm phát/giảm phát), phần trăm lực lượng lao động không có việc làm (thất nghiệp),
tổng chi tiêu tại các cửa hàng (doanh số bán lẻ), hay sự mất cân bằng thương mại giữa Hoa Kỳ và phần
còn lại của thế giới (thâm hụt thương mại). Tất cả những số liệu thống kê này là kinh tế vĩ mô. Thay vì nói
với chúng ta về một hộ gia đình, một doanh nghiệp, hay một thị trường cụ thể, chúng cho chúng ta biết
một số điều về tổng thể nền kinh tế.
Như bạn có thể nhớ lại từ Chương 2, kinh tế học được chia thành hai nhánh: kinh tế vĩ mô và
kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô là việc nghiên cứu cách thức ra quyết định của các hộ gia đình và các doanh
nghiệp và cách thức tương tác giữa họ trên các thị trường. Kinh tế vĩ mô là việc nghiên cứu nền kinh tế
tổng thể
1. Kinh tế vi mô: nghiên cứu cách thức ra quyết định của các hộ gia đình và các doanh
nghiệp và cách thức tương tác giữa họ trên các thị trường. 
2. Kinh tế vĩ mô: nghiên cứu các hiện tượng trên bình diện nền kinh tế, bao gồm lạm
phát, thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
Mục tiêu của kinh tế vĩ mô là nhằm giải thích những thay đổi kinh tế có ảnh hưởng đồng thời đến
nhiều hộ gia đình, nhiều doanh nghiệp và các thị trường. Các nhà kinh tế học vi mô trả lời những câu hỏi
khác nhau: Tại sao thu nhập bình quân là cao ở một số quốc gia trong khi lại thấp ở những cái giá cả đôi
khi tăng lên nhanh chóng trong khi ở một số thời đi ổn định hơn? Tại sao sản xuất và việc làm lại mở
rộng trong một số năm và thu hẹp vào những năm khác? Chính phủ có thể làm gì, bất cứ việc gì, để thúc
đẩy tăng trưởng thu nhập nhanh chóng, giữ lạm phát ở mức thấp và tăng làm ổn định? Những câu hỏi
này về bản chất đều là những vấn đề mộ bởi vì chúng quan tâm đến sự vận hành của toàn bộ nền kinh
tế. 
  Bởi vì nền kinh tế tổng thể là một tập hợp từ nhiều hộ gia đình và nhiều doanh nghiệp tương tác
với nhau trên nhiều thị trường, cho nên kinh tế vĩ mô và kiểu tế vĩ mô có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ví
dụ, các công cụ cơ bản về cung và cầu là trung tâm cho sự phân tích kinh tế vĩ mô giống như vai trò
trung tâm của chúng trong phân tích kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nền kinh tế trên bình diện
tổng thể đặt ra một số thách thức mới và hấp dẫn.
Trong chương này và chương tiếp theo, chúng ta thảo luận một số số liệu mà các nhà kinh tế và
các nhà hoạch định chính sách sử dụng để giám sát thành quả tổng thể của nền kinh tế. Những số liệu
này phản ánh những thay đổi kinh tế mà các nhà kinh tế vĩ mô cố gắng giải thích. Chương này xem xét
tổng sản phẩm quốc nội, đại lượng đo lường tổng thu nhập của một quốc gia. GDP là số liệu thống kế
kinh tế được theo dõi chặt chẽ nhất bởi vì nó được cho là thước đo tốt nhất về phúc lợi kinh tế của một
xã hội.
THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA NỀN KINH TẾ
Nếu bạn đánh giá một con người về phương diện kinh tế, thì trước hết bạn nhìn vào thu nhập
của họ. Một người với thu nhập cao có thể dễ dàng đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và xa xỉ của cuộc
sống hơn. Không có gì ngạc nhiên khi những người có thu nhập cao thụ hưởng mức sống cao hơn, như

June 1, 2021
1
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

là: nhà ở tiện nghi hơn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, những chiếc xe hơi sành điệu hơn, các kỳ
nghỉ sang trọng hơn, vv..  Lô gíc tương tự cũng áp dụng cho tổng thể nền kinh tế của một quốc gia. Khi
đánh giá hiệu một nền kinh tế đang vận hành tốt hay tồi, thì việc xem xét tổng thu nhập mà tất cả mọi
người trong nền kinh tế đang kiếm được là điều tự nhiên. Đó là nhiệm vụ của tổng sản phẩm quốc nội.
GDP đo lường đồng thời hai chỉ tiêu; tổng thu nhập của tất cả mọi người õ nền kinh tế và tổng
chi tiêu cho sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền KT GDP có thể đóng vai trò đo lường cả tổng thu
nhập và tổng chi tiêu bởi tiêu này thực sự là như nhau. Đối với tổng thể nền kinh tế, thu nhập phải bằng
chi tiêu.
Tại sao điều này lại đúng? Thu nhập của nền kinh tế thì cũng bằng chi tiêu chè nền kinh tế đó bởi
vì mỗi giao dịch đều có hai bên: người bán và người mua. Mỗi
đô la chi tiêu của người mua là một đô la thu nhập của người bán. Ví dụ, giả sử rằng Karen trả 100 USD
để Doug cắt cỏ cho cô ấy. Trong trường hợp này, Doug là người bán dịch vụ, và Karen là người mua.
Doug kiếm được 100 USD, và Karen chi tiêu 100 USD. Do đó, giao dịch này đóng góp như nhau vào thu
nhập và vào chi tiêu của nền kinh tế. GDP, dù được đo lường bằng tổng thu nhập hay tổng chi tiêu, đều
tăng 100 USD.
Một cách khác để thấy sự bằng nhau của thu nhập và chi tiêu là nhìn vào Sơ đó dòng chu
chuyển trong Hình 1. Như bạn có thể nhớ lại từ Chương 2, biểu đồ này mô tả tất cả các giao dịch giữa
các hộ gia đình và các doanh nghiệp trong một nền kinh tế đơn giản. Nó đơn giản hóa vấn đề bằng việc
giả định rằng toàn bộ các hàng hóa và dịch vụ được mua bởi các hộ gia đình và các hộ gia đình chi tiêu
toàn bộ thu nhập của họ. Trong nền kinh tế này, khi các hộ gia đình mua hàng hóa và dịch vụ từ các
doanh nghiệp, những khoản chi tiêu này luân chuyển qua thị trường hàng hóa và dịch vụ. Khi các doanh
nghiệp đến lượt dùng số tiền họ thu được từ việc bán hàng để trả lương cho người lao động, tiền thuế
cho chủ đất và lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp, thì thu nhập này luân chuyển qua thị trường các yếu tố
sản xuất. Dòng tiền liên tục luân chuyển từ các hộ gia đình đến các doanh nghiệp và sau đó quay trở lại
các hộ gia đình.
GDP đo lường dòng tiền này. Chúng ta có thể tính toán GDP cho nền kinh tế này theo một trong
hai cách: bằng việc cộng tổng chi tiêu của các hộ gia đình hoặc bằng việc cộng tổng thu nhập (tiền
lương, tiền thuê và lợi nhuận) được trả bởi các doanh nghiệp. Bởi vì tất cả các khoản chi tiêu trong nền
kinh tế rốt cuộc trở thành thu nhập của ai đó, cho nên GDP là bằng nhau bất kể chúng ta tính nó theo
cách nào.
Nền kinh tế trong thực tế dĩ nhiên là phức tạp hơn nền kinh tế - họa trong Hình 1. Các hộ gia
đình không chi tiêu tất cả thu nhận phải nộp một phần thu nhập dưới dạng thuế cho chính phủ, và ho ta
phần thu nhập để sử dụng trong tương lai. Hơn nữa, các hộ gia đình khác tất cả các hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất trong nền kinh tế: một hóa và dịch vụ được mua bởi chính phủ, và một số được mua bởi
những doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng chúng trong tương lai để sản xuất đầu ra của chiếc họ. Nhưng
nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên: Bất kể một hộ gia đình, chính phủ, hay doanh nghiệp mua một hàng
hóa hay dịch vụ, thì giao dịch đó đều có một người mua và người bán. Như vậy, đối với tổng thể nền kinh
tế, chi tiêu và thu nhập luôn bằng nhau.
ĐO LƯỜNG TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI
Sau khi đã thảo luận về ý nghĩa của tổng sản phẩm quốc nội theo ý nghĩa tổng quát, chúng ta tìm
hiểu cụ thể hơn về cách thức đo lường số liệu thống kê này. Đây là một định nghĩa về GDP mà tập trung
vào cách xem GDP như là một thước đo tổng chi tiêu:
• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia trong một
khoảng thời gian nhất định. Định nghĩa này có lẽ khá đơn giản. Nhưng trong thực tế, có nhiều vấn đề tinh
tế phát sinh khi tính toán GDP của một nền kinh tế. Vì thế, chúng ta hãy xem xét cẩn thận từng cụm từ
trong định nghĩa này.
“GDP là giá trị thị trường...”
Bạn có thể đã nghe câu châm ngôn, “Bạn không thể so sánh những quả táo với những quả cam.
Tuy nhiên, GDP lại làm đúng như vậy. GDP cộng nhiều loại sản phẩm khác nhau vào trong một thước đo

June 1, 2021
2
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

giá trị duy nhất của hoạt động kinh tế. Để làm việc này, nó sử dụng giá cả thị trường. Bởi vì giá cả thị
trường đo lường số tiền mà người ta sẵn lòng trả cho những hàng hóa khác nhau, cho nên chúng phản
ánh giá trị của những hàng hoá đó. Nếu giá của một quả táo gấp đôi gia của một quả cam, thì một quả
táo đóng góp nhiều gấp đôi vào GDP so với sự đồng góp của một quả cam.
1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.
"... của tất cả ...” 
GDP cố gắng bao hàm tất cả. Nó bao hàm tất cả. Nó bao gồm tất cả các mặt hàng được sản
xuất trong tinh tế và được bán hợp pháp trên các thị trường. GDP đo lường giá trị trường của không chỉ
những quả táo và quả cam mà cả những quả lê và quả bưởi, - báo và phim ảnh, dịch vụ cắt tóc và chăm
sóc sức khỏe, vv... 
 GDP cũng bao gồm giá trị thị trường của các dịch vụ nhà ở được cung cấp bởi nguồn cung nhà ở của
nền kinh tế. Đối với nhà ở cho thuê, giá trị này rất dễ tính toán - tiền thuế vừa bằng chi tiêu của người
thuê nhà và vừa bằng thu nhập của chủ nhà. Tuy nhiên, nhiều người sở hữu ngôi nhà mà họ đang ở và
vì thế không phải trả tiền thuê. Chính phủ tính dịch vụ nhà ở mà chủ sở hữu đang cư trú vào GDP bằng
cách ước tính giá trị cho thuế của nó. Trong thực tế, GDP được dựa trên giả định rằng chủ sở hữu đang
cho chính mình thuê nhà. Tiền thuế ước tính thì được tính vào cả trong chi tiêu của chủ nhà và trong thu
nhập của họ, vì thế nó được tính vào GDP. 
  Tuy nhiên, có một số sản phẩm mà GDP không tính vào bởi vì việc đo lường chúng là quá khó
khăn. GDP không bao gồm hầu hết các mặt hàng được sản xuất và bán một cách ngấm ngầm, chẳng
hạn như các loại thuốc phiện bất hợp pháp. Nó cũng không bao gồm hầu hết các mặt hàng được sản
xuất và tiêu dùng tại nhà và do đó không bao giờ được đưa ra thị trường. Rau quả bạn mua ở cửa hàng
tạp hóa là một phần của GDP; rau quả bạn trồng trong vườn nhà thì không được tính.
Những sự loại trừ này khỏi GDP có thể đôi khi dẫn đến những kết quả bất hợp lý. Ví dụ, khi
Karen trả tiền để Doug cắt cỏ cho cô ấy, giao dịch đó là một phần của GDP. Nếu Karen đã kết hôn với
Doug, thì tình huống sẽ thay đổi. Mặc dù Doug có thể tiếp tục cắt cỏ cho Karen, nhưng giá trị của việc cắt
cỏ bây giờ bị loại khỏi GDP bởi vì dịch vụ của Doug không còn được bán trên thị trường nữa. Vì vậy, khi
Karen và Doug kết hôn, GDP giảm xuống.
“... cuối cùng...” 
Khi International Paper sản xuất giấy, sau đó Hallmark sử dụng để sản xuất thiệp chúc mừng, thì
giấy được gọi là hàng hóa trung gian, và thiệp chúc mừng được gọi là hàng hóa cuối cùng. GDP chỉ bao
gồm giá trị của các hàng hóa cuối cùng. Điều này đúng bởi vì giá trị của những hàng hóa trung gian đã
được tính vào giá cả của Các hàng hóa cuối cùng. Việc cộng thêm giá trị thị trường của giấy vào giá trị
thị trường của thiệp chúc mừng sẽ là sự tính trùng. Tức là, GDP sẽ tính (không chính xác) giá trị của giấy
hai lần.
  Một ngoại lệ quan trọng của nguyên tắc này nảy sinh khi một hàng hóa trung gian được sản xuất
và thay vì được sử dụng, thì được đưa vào hàng tồn kho của một doanh nghiệp để sử dụng hoặc bán về
sau. Trong trường hợp này, hàng hóa trung gian được tính là “cuối cùng” tại thời điểm này, và giá trị của
nó như là khoản đầu tư vào hàng tồn kho được tính là một phần của GDP. Vì vậy, sự gia tăng của hàng
tồn kho được tính vào GDP, và khi hàng tồn kho được sử dụng hoặc được bán ra sau đó, thì lượng hàng
tồn kho giảm đi . trừ ra khỏi GDP.
“...hàng hóa và dịch vụ..”
  GDP bao gồm cả hàng hóa hữu hình (thực phẩm, quần áo, xe hơi) và các dịch . vô hình (cắt tóc,
lau dọn nhà cửa, khám sức khỏe). Khi bạn mua một đĩa CD ban nhạc yêu thích, thì bạn đang mua một
hàng hóa, và giá mua là một phần . GDP. Khi bạn trả tiền để nghe một buổi hòa nhạc cũng của ban nhạc
đó, thì bạn đang mua một dịch vụ, và giá vé cũng là một phần của GDP.
“... được sản xuất..” 
GDP bao gồm những hàng hóa và dịch vụ hiện đang được sản xuất. Nó không bao gồm các giao
dịch liên quan đến những hàng hóa được sản xuất trước đây. Khi Ford sản xuất và bán một chiếc xe

June 1, 2021
3
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

mới, giá trị của chiếc xe được tính vào GDP. Khi một người bán một chiếc xe đã sử dụng cho người
khác, giá trị của chiếc xe đã sử dụng đó không được tính vào GDP.
"...trong phạm vi một quốc gia …”
 GDP đo lường giá trị sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. Khi một công dân
Canada làm việc tạm thời tại Hoa Kỳ, sản lượng sản xuất của người đó là một phần GDP của Hoa Kỳ.
Khi một công dân Mỹ sở hữu một nhà máy ở Haiti, sản lượng sản xuất tại nhà máy đó không phải là một
phần GDP của Hoa Kỳ. (Nó là một phần GDP của Haiti). Do đó, những mặt hàng được tính vào GDP của
một quốc gia nếu chúng được sản xuất trong nước, không phân biệt quốc tịch của nhà sản xuất.
“...trong một khoảng thời gian nhất định...” 
GDP đo lường giá trị sản xuất diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể. Thông thường, khoảng
thời gian đó là một năm hoặc một quý (ba tháng). GDP đo lường dòng thu nhập và dòng chi tiêu của nền
kinh tế trong khoảng thời gian đó.
Khi chính phủ báo cáo GDP cho một quý, chính phủ thường thể hiện GDP “theo tỷ lệ hàng năm” Điều
này có nghĩa là con số được báo cáo của GDP theo quý là khoản thu nhập và chi tiêu trong quý nhân với
4. Chính phủ sử dụng quy ước này để các con số GDP hàng quý và hàng năm có thể so sánh được dễ
dàng hơn.
Ngoài ra, khi chính phủ báo cáo GDP theo quý, thì số liệu đó đã được điều chỉnh bởi một quy
trình thống kê được gọi là điều chỉnh yếu tố mùa vụ. Số liệu không được điều chỉnh cho thấy rõ ràng rằng
nền kinh tế sản xuất nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn ở một số khoảng thời gian trong năm so với những
khoảng thời gian khác. (Như bạn có thể đoán ra, mùa mua sắm vào kỳ nghỉ lễ tháng 12 là thời gian cao
điểm). Khi đánh giá điều kiện của nền kinh tế, các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách thường
muốn nhìn xa hơn những thay đổi thường lệ theo mùa vụ này. Do đó, những người làm công tác thống
kê của chính phủ điều chỉnh số liệu hàng quý để loại bỏ chu kỳ theo mùa. Số liệu GDP được báo cáo
trong các bản tin luôn được điều chỉnh theo mùa.
 Bây giờ chúng ta hãy nhắc lại định nghĩa GDP:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. 
Định nghĩa này tập trung vào việc xem GDP như là tổng chi tiêu trong nền kinh tế. Nhưng đừng
quên rằng mỗi đô la chi tiêu của người mua một hàng hóa hay dịch vụ trở thành một đô la thu nhập của
người bán của hàng hóa hay dịch vụ đó. Vì vậy, ngoài việc áp dụng định nghĩa này, chính phủ cũng xác
định được tổng thu nhập trong nền kinh tế. Hai cách tính GDP mang lại hầu như chính xác cùng một câu
trả lời. (Tại sao lại là “hầu như”? Mặc dù hai thước đo nên chính xác là như nhau, nhưng các nguồn số
liệu không phải là hoàn hảo. Sự chênh lệch giữa hai cách tính GDP được gọi là sai số thống kê.)
Rõ ràng GDP là một thước đo phức tạp về giá trị của hoạt động kinh tế. Trong các khóa học
nâng cao về kinh tế vĩ mô, bạn sẽ tìm hiểu thêm về những sự tinh tế phát sinh trong quá trình tính toán
nó. Nhưng ngay cả bây giờ bạn cũng có thể thấy rằng mỗi cụm từ trong định nghĩa này đều chứa đựng
một ý nghĩa.
CÁC THÀNH PHẦN CỦA GDP
  Chi tiêu trong nền kinh tế có nhiều hình thức. Bất cứ lúc nào, gia đình Smith có thể đang ăn trưa
tại Burger King; Ford có thể đang xây dựng một nhà máy sản xuất xe hơi; Bộ Hải quan có thể đang mua
một tàu ngầm; và British Airways có thể đang mua một chiếc máy bay từ Boeing. GDP bao gồm tất cả
các hình thức chỉ tiêu khác nhau này vào những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước.
  Để hiểu được nền kinh tế đang sử dụng các nguồn lực khan hiếm như thế nào, các nhà kinh tế
nghiên cứu những thành phần của GDP giữa các loại chi tiêu khác nhau. Để làm điều đó, GDP (mà
chúng ta ký hiệu là Y) được chia thành bốn thành phần: tiêu dùng (C), đầu tư (I), mua sắm của chính phủ
(G), và xuất khẩu ròng (NX):
Y=C+I+G + NX.
Phương trình này là một đồng nhất thức – một phương trình phải đúng vì cách thức xác định các
biến trong phương trình. Trong trường hợp này, bởi vì mỗi đô la chi tiêu được tính vào GDP được đặt

June 1, 2021
4
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

vào một trong bốn thành phần của GDP, cho nên tổng bốn thành phần phải bằng với GDP. Chúng ta hãy
xem xét từng thành phần này một cách cụ thể hơn.
THEO DÒNG THỜI SỰ
Những Thước Đo Thu Nhập
Khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ tính GDP hàng quý của quốc gia, họ cũng tính những thước đo khác
về thu nhập để có được một bức tranh đầy đủ hơn về những gì đang diễn ra trong nền kinh tế. Những
thước đo này khác với GDP bởi việc loại ra hay tính vào một số loại thu nhập nhất định. Sau đây là sự
mô tả ngắn gọn năm trong số những thước đo thu nhập này, được sắp xếp theo thứ tự từ lớn nhất đến
nhỏ nhất.
 • Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng thu nhập kiếm được bởi các cư dân thường trú của một quốc
gia (gọi là công dân). Nó khác với GDP bởi việc tính cả thu nhập của công dân kiếm được ở nước ngoài
và loại ra thu nhập mà người nước ngoài kiếm được trong nước. Ví dụ, khi một công dân Canada làm,
việc tạm thời ở Hoa Kỳ, sản phẩm mà người đó làm ra là một phần GDP của Hoa Kỳ, nhưng nó không
phải là một phần GNP của Hoa Kỳ (Nó là một phần GNP của Canada). Đối với hầu hết các quốc gia, kể
cả Hoa Kỳ, các công dân trong nước làm ra hầu hết tổng sản phẩm quốc nội, cho nên GDP và GNP khá
giống nhau. Sản phẩm quốc gia ròng (NNP) là tổng thu nhập của các cư dân một nước (GNP) trừ đi
phần mất đi do khấu hao, Khấu hao là sự hao mòn trữ lượng các nhà xưởng và thiết bị của nền kinh tế,
như là xe tải bị gỉ sét và máy tính bị lỗi thời. Trong tài khoản thu nhập quốc gia do Bộ Thương mại hoạch
toán, khấu hao được gọi là “tiêu dùng vốn cố định. 
• Thu nhập quốc dân là tổng thu nhập kiếm được bởi cư dân của một quốc gia trong quá trình sản xuất
hàng hóa và dịch vụ. Nó gần như giống hệt với sản phẩm quốc dân ròng. Hai thước đo này khác nhau do
sai số thống kê phát sinh từ những vấn đề trong
quá trình thu thập số liệu.
 • Thu nhập cá nhân là thu nhập mà các hộ gia đình và các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ nhận
được. Không giống như thu nhập quốc dân, nó không bao gồm các khoản thu nhập giữ lại, khoản | thu
nhập mà các công ty kiếm được nhưng đã không trả cho các chủ sở hữu, Nó cũng trừ đi các khoản thuế
kinh doanh gián tiếp (như là thuế bán hàng), các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, và các khoản đóng
bảo hiểm xã hội (hầu hết là các khoản thuế an sinh xã hội). Ngoài ra, thu nhập cá nhân bao gồm thu
nhập từ tiền lãi mà các hộ gia đình nhận được từ việc nắm giữ khoản nợ của chính phủ và thu nhập mà
các hộ gia đình nhận được từ những chương trình chuyển nhượng của chính phủ, như là phúc lợi và an
sinh xã hội. .
• Thu nhập cá nhân khả dụng là thu nhập mà các hộ gia đình và các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ
lẻ còn lại sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ đối với chính phủ. Nó bằng với thu nhập cá nhân trừ đi thuế
thu nhập cá nhân và những khoản chi trả ngoài thuế nhất định (như là phí phạt giao thông).
 Mặc dù những thước đo thu nhập khác nhau về chi tiết, nhưng chúng hầu như luôn kể cùng một
câu chuyên về các điều kiện kinh tế. Khi GDP đang tăng trưởng nhanh chóng, những thước đo thu nhập
khác cũng thường đang tăng trưởng nhanh chóng. Và khi GDP đang sụt giảm, những thước đo khác này
cũng thường đang sụt giảm. Để theo dõi sự dao động trong tổng thể nền kinh tế, việc chúng ta sử dụng
thước đo thu nhập nào không phải là vấn đề gì lớn.
Tiêu dùng
 Tiêu dùng là chi tiêu của các hộ gia đình cho các hàng hóa và dịch vụ, ngoại trừ việc mua nhà ở
mới. Các hàng hoá bao gồm chi tiêu của hộ gia đình cho những hàng hóa lâu bền, như là xe hơi và các
trang thiết bị, và hàng hóa không lâu bền, như là thực phẩm và quần áo. Các dịch vụ bao gồm các sản
phẩm vô hình như cắt tóc và chăm sóc y tế, Chỉ tiêu của hộ gia đình cho giáo dục cũng được tính vào
1.Tiêu dùng chi tiêu của các hộ gia đình cho các hàng hóa và dịch vụ, ngoại trừ mua nhà ở mới, tiêu
dùng các dịch vụ (mặc dù người ta có thể cho rằng nó nằm trong thành phần tiếp theo thì phù hợp hơn.)
Đầu tư Đầu tư là việc mua những hàng hóa mà sẽ được sử dụng trong tương lai để sản xuất
thêm các hàng hóa và dịch vụ. Nó là tổng các khoản mua sắm thiết bị sản xuất, hàng tồn kho và các
công trình xây dựng. Đầu tư vào các công trình xây dựng bao gồm cả chi tiêu cho nhà ở mới. Theo quy

June 1, 2021
5
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

ước, việc mua một ngôi nhà mới là một hình thức của chi tiêu hộ gia đình và được phân loại là đầu tư
thay vì tiêu dùng.

Như đã đề cập trước đây trong chương này, việc xếp loại tích lũy hàng tồn kho là đáng lưu ý. Khi
Dell sản xuất một máy tính và thêm nó vào hàng tồn kho của họ thay vì bán nó, thì Dell được cho là đã
“mua” máy tính đó cho chính họ. Tức là, kế toán thu nhập quốc gia xem cái máy tính đó như là một phần
trong chi tiều đầu tư của Dell. (Nếu sau đó Dell bán cái máy tính đó ra khỏi hàng tồn kho, thì đầu tư vào
hàng tồn kho của Dell khi đó sẽ giảm đi, bù trừ cho chi tiêu tăng lên của người mua). Hàng tồn kho được
đối xử theo cách này bởi vì một mục đích của GDP là nhằm đo lường giá trị sản xuất của nền kinh tế, và
hàng hóa được bổ sung vào hàng tồn kho là một phần của giá trị sản xuất trong thời gian đó.

Lưu ý rằng việc hoạch toán GDP sử dụng từ đầu tư khác với cách mà bạn có thể đã nghe về
thuật ngữ này trong trò chuyện hàng ngày. Khi bạn nghe từ đầu tư, bạn có thể nghĩ đến các khoản đầu
tư tài chính, chẳng hạn như là cổ phiếu, trái phiếu và các quỹ hỗ tương - những chủ đề mà chúng ta sẽ
nghiên cứu về sau trong cuốn sách này. Trái lại, bởi vì GDP đo lường chi tiêu cho các hàng hóa và dịch
vụ, ở đây từ đầu tư có nghĩa là việc mua hàng hóa (chẳng hạn như là thiết bị sản xuất, nhà xưởng và
hàng tồn kho) được sử dụng để sản xuất những hàng hóa khác.

Mua sắm của chính phủ 

Mua sắm của chính phủ bao gồm chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ bởi Chính quyền địa phương,
tiểu bang và liên bang. Nó bao gồm tiền lương của nhưng người làm việc khu vực chính phủ cũng như
chi tiêu cho các hoạt động Công. Gần đây, tài khoản thu nhập quốc gia của Hoa Kỳ đã chuyển sang sử
dụng Cái tên dài hơn là chi tiêu tiêu dùng và tổng đầu tư của chính phủ, nhưng trong vuon sách này,
chúng ta sẽ sử dụng thuật ngữ truyền thống và ngắn hơn là mua sắm của chính phủ.

1. Đầu tư: chi tiêu cho thiết bị sản xuất, hàng tồn kho và các công trình xây dựng, bao gồm cả mua nhà
ở mới của các hộ gia đình.
2. Mua sắm của chính phủ: chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ bởi chính quyền địa phương, tiểu bang và
liên bang.

Ý nghĩa từ sự mua sắm của chính phủ cần phải được làm rõ. Khi chính HL, trả lương cho một vị
tướng quân đội hay cho một giáo viên, thì tiền lương : là một phần mua sắm của chính phủ. Nhưng
khi chính phủ chi trợ cấp an ninh xã hội cho một người cao tuổi hoặc là bảo hiểm thất nghiệp cho một
người lao động mới bị mất việc gần đây, thì câu chuyện lại rất khác: những khoản chi này được gọi
là chi chuyển nhượng bởi vì chúng được chi không phải để đổi lấy một hàng hóa hay dịch vụ được
sản xuất hiện thời. Chi chuyển nhượng làm thay đổi thu nhập của hộ gia đình, nhưng nó không phản
ánh sự sản xuất của nền kinh tế. (Từ quan điểm kinh tế vĩ mô, chi chuyển nhượng giống như là một
loại thuế âm). Bởi vì GDP được dùng để đo lường thu nhập từ hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch
vụ và chi tiêu cho hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ, cho nên chi chuyển nhượng không được
tính là một phần mua sắm của chính phủ.
Xuất khẩu ròng Xuất khẩu ròng' bằng chi tiêu của người nước ngoài cho hàng hóa được sản xuất
trong nước (xuất khẩu) trừ đi chi tiêu của cư dân trong nước cho hàng hóa nước ngoài (nhập khẩu). Việc
bán hàng hóa của một doanh nghiệp trong nước cho một người mua ở nước khác, chẳng hạn như
Boeing bán một chiếc máy bay cho British Airways, thì làm tăng xuất khẩu ròng.
Chữ ròng trong từ xuất khẩu ròng liên quan đến thực tế là nhập khẩu được  trừ vào xuất khẩu. Phép
trừ này được thực hiện bởi vì những thành phần khác của GDP đã bao gồm cả nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ. Ví dụ, giả sử là một hộ gia đình mua một chiếc xe hơi trị giá 30.000 USD từ Volvo, nhà sản xuất
xe hơi Thụy Điển. Giao dịch đó làm chi tiêu tiêu dùng tăng thêm 30.000 USD bởi vì mua sắm xe hơi là
một phần trong chi tiêu tiêu dùng. Nó cũng làm xuất khẩu ròng giảm đi 30.000 USD bởi vì chiếc xe là một
hàng hóa nhập khẩu. Nói cách khác, xuất khẩu ròng bao gồm những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
ở nước ngoài (mang dấu trừ) bởi vì những hàng hóa và dịch vụ này được tính vào tiêu dùng, đầu tư và
mua sắm của chính phủ (mang dấu cộng). Do đó, khi một hộ gia đình, một doanh nghiệp, hoặc chính phủ
trong nước mua một hàng hóa hay dịch vụ từ nước ngoài, thì việc mua sắm làm giảm xuất khẩu ròng,

June 1, 2021
6
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

nhưng bởi vì nó cũng làm tăng tiêu dùng, đầu tư hoặc mua sắm của chính phủ, cho nên nó không ảnh
hưởng đến GDP.

June 1, 2021
7
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG 


Các Thành Phần Trong GDP của Hoa Kỳ
Bảng 1 cho thấy các thành phần trong GDP của Hoa Kỳ vào năm 2009. Trong năm này, GDP của Hoa
Kỳ là hơn 14 ngàn tỷ USD. Chia con số này cho dân số 04 - năm 2009 là 300 triệu người thì được GDP
theo đầu người (đôi khi được gọi là
1. Xuất khẩu ròng: chi tiêu của người nước ngoài cho hàng hóa được sản xuất trong nước (xuất khẩu)
trừ đi chi tiêu của cư dân trong nước cho hàng hóa nước ngoài (nhập khẩu).
GDP bình quân đầu người). Năm 2009, thu nhập và chi tiêu của người Mỹ trung bình là 46.372
USD. Tiêu dùng chiếm 71% GDP, hay 32.823 USD/người. Đầu tư là 5.278 USD/ Mua sắm của chính phủ
là 9,540 USD/người. Xuất khẩu ròng là -1.269 USD/người. Con số này âm bởi vì người Mỹ chi tiêu cho
hàng hóa nước ngoài nhiều hơn người nước ngoài chi tiêu cho hàng hóa Hoa Kỳ.
Những số liệu này lấy từ Cục Phân tích Kinh tế, một cơ quan thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ
chuyển hạch toán tài khoản thu nhập quốc gia. Bạn có thể tìm các số liệu gần đây hơn về GDP tại trang
web của họ, http://www.bea.gov.
GDP THỰC SO VỚI GDP DANH NGHĨA
Như chúng ta đã thấy, GDP đo lường tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ trên tất cả các thị
trường trong nền kinh tế. Nếu tổng chi tiêu tăng lên từ năm này sang năm tiếp theo, thì ít nhất một trong
hai điều sau đây phải đúng: (1) nền kinh tế đang sản xuất một sản lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn,
hoặc (2) hàng hóa và dịch vụ đang được bán với giá cao hơn. Khi nghiên cứu những sự thay đổi trong
nền kinh tế theo thời gian, các nhà kinh tế muốn tách bạch hai tác động này. Cụ thể là, họ muốn một
thước đo cho tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế đang sản xuất ra nhưng không bị ảnh
hưởng bởi những sự thay đổi về giá cả của các hàng hóa và dịch vụ đó.
 Để làm điều này, các nhà kinh tế sử dụng một thước đo được gọi là GDP thực. GDP thực trả lời
một câu hỏi giả thuyết: Giá trị của các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong năm nay sẽ là bao nhiêu
nếu chúng ta tính toán giá trị của những hàng hóa và dịch vụ này theo mức giá hiện hữu ở một năm cụ
thể nào đó trong quá khứ? Với việc đánh giá sản lượng hiện hành bằng cách sử dụng mức giá cố định
trong quá khứ, GDP thực cho biết sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế thay đổi như thế nào
theo thời gian. 
 Để biết cụ thể hơn GDP thực được tính toán như thế nào, chúng ta hãy xem xét một ví dụ.
Một ví dụ bằng số
 Bảng 2 trình bày số liệu của một nền kinh tế chỉ sản xuất hai hàng hóa: xúc xích và bánh mì kẹp thịt.
Bảng này cho thấy giá cả và số lượng được sản xuất của hai hàng hóa đó trong các năm 2010, 2011 và
2012.
Để tính toán tổng chi tiêu trong nền kinh tế này, chúng ta sẽ nhận số lượng xúc xích và bánh mì kẹp thịt
với giá của chúng. Trong năm 2010, 100 xúc xích được bán với giá 1 USD/cái, vì vậy chi tiêu cho xúc
xích là 100 USD. Trong cùng năm đó, 50 chiếc bánh mỳ kẹp thịt được bán với giá 2 USD/cái, do đó chi
tiêu cho bánh mì kẹp thịt cũng bằng 100 USD. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế – tổng của chi tiêu cho xúc
xích và chi tiêu cho bánh mì kẹp thịt - là 200 USD. Số tiền này, sản lượng hàng hóa và dịch vụ được định
giá theo mức giá hiện hành, được gọi là GDP danh nghĩa.
 Bảng này cho thấy cách tính GDP danh nghĩa cho ba năm đó. Tổng chi tiêu tăng từ 200 USD
vào năm 2010 lên 600 USD năm 2011 và sau đó lên 1.200 USD vào năm 2012. Một phần của sự gia
tăng này là do sự gia tăng số lượng xúc xích và bánh mì kẹp thịt, và một phần là do sự gia tăng giá cả
của xúc xích và bánh mì kẹp thịt. 
 Để có được một thước đo cho sản lượng được sản xuất mà không bị ảnh hưởng bởi những
thay đổi về giá cả, chúng ta sử dụng GDP thực, đó là sản lượng hàng hoá và dịch vụ được định giá theo
mức giá cố định. Chúng ta tính toán GDP thực bằng cách trước hết chọn một năm làm năm cơ sở. Sau
đó chúng ta sử dụng giá của xúc xích và bánh mì kẹp thịt trong năm cơ sở để tính toán giá trị của các
hàng hóa và dịch vụ trong tất cả các năm. Nói cách khác, giá cả trong năm cơ sở làm căn cứ cho việc so
sánh số lượng trong những năm khác nhau.

June 1, 2021
8
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

1. GDP thực: sản lượng hàng hóa và dịch vụ được định giá theo mức giá cố định.
Giả sử chúng ta chọn năm 2010 là năm cơ sở cho ví dụ này. Sau đó chúng ta có thể sử dụng giá
của xúc xích và bánh mì kẹp thịt trong năm 2010 để tính toán giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
trong các năm 2010, 2011 và 2012.Bảng 2 trình bày những pha ta sử dụng giá của xúc xích và số lượng
của xúc xích và bánh mì kẹp thịt trong năm 2010 (năm cơ sở) và số lượng của xúc xích và bánh mì kẹp
thịt được sản xuất trong năm 2010.  (Do đó, đối với năm cơ sở, GDP thực luôn bằng GDP danh nghĩa.). 
Để tính GDP thực cho 2011, chúng ta sử dụng giá của xúc xích và bánh mì kẹp thịt trong năm 2010 (năm
cơ sở) và số lượng của xúc xích và bánh mì kẹp thịt được sản xuất trong năm 2011. Tương tự, để tính
GDP thực cho năm 2012, chúng ta sử dụng giá trong năm 2010 và số lượng trong năm 2012. Khi chúng
ta thấy rằng GDP thực đã tăng từ 200 USD trong năm 2010 lên 350 USD vào năm 2011 và sau đó lên
500 USD trong năm 2012, chúng ta biết rằng sự gia tăng này là do sự gia tăng số lượng sản xuất bởi vì
giá cả đang được giữ cố định tại mức giá của năm cơ sở. . 
Tóm lại: GDP danh nghĩa sử dụng giá hiện hành để tính giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ
của nền kinh tế. GDP thực sử dụng giá cố định của năm cơ sở để tính giá trị sản lượng hàng hóa và dịch
vụ của nền kinh tế. Bởi vì GDP thực không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của giá cả, cho nên sự thay
đổi của GDP thực chỉ phản ánh sự thay đổi của số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất. Vì vậy,
GDP thực là thước đo sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế.
Mục tiêu của chúng ta khi tính toán GDP là nhằm đánh giá xem nền kinh tế tổng thể đang hoạt
động như thế nào. Bởi vì GDP thực đo lường sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế, cho nên nó
phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người dân. Vì thế,
GDP thực là thước đo phúc lợi kinh tế tốt hơn so với GDP danh nghĩa. Khi các nhà kinh tế nói về GDP
của nền kinh tế, họ thường đề cập đến GDP thực chứ không phải GDP danh nghĩa. Và khi họ nói về sự
tăng trưởng của nền kinh tế, họ đo lường sự tăng trưởng đó bằng sự thay đổi phần trăm của GDP thực
từ thời kỳ này sang thời kỳ khác.
Chỉ số giảm phát GDP
Như chúng ta vừa thấy, GDP danh nghĩa phản ánh cả số lượng hàng hóa và dịch vụ mà nền
kinh tế đang sản xuất và giá cả của những hàng hóa và dịch vụ đó. Ngược lại, bằng cách giữ giá cả cố
định tại mức giá của năm cơ sở, GDP thực chỉ phản ánh số lượng được sản xuất. Từ hai số liệu thống
kê này, chúng ta có thể tính toán số liệu thứ ba, được gọi là chỉ số giảm phát GDP, phản ánh giá cả của
hàng hóa và dịch vụ. Chỉ số giảm phát GDP được tính như sau:
 Chỉ số giảm phát GDP = (GDP danh nghĩa/GDP thực)*100%

1. Chỉ số giảm phát GDP: thước đo mức giá được tính toán bằng tỷ số của GDP danh nghĩa so với
GDP thực nhân với 100.
Bởi vì GDP danh nghĩa và GDP thực phải giống nhau ở năm cơ sở, cho nên chỉ số giảm phát
GDP của năm cơ sở luôn bằng 100. Chỉ số giảm phát GDP của những năm tiếp theo đo lường sự thay
đổi của GDP danh nghĩa so với năm cơ sở mà không thể quy về sự thay đổi của GDP thực.
Chỉ số giảm phát GDP đo lường mức giá hiện hành so với mức giá trong năm Cơ sở. Để biết vì
sao điều này lại đúng, hãy xem xét một vài ví dụ đơn giản. Đầu tiên, hãy hình dung rằng số lượng được
sản xuất trong nền kinh tế tăng lên theo thời gian nhưng giá cả vẫn như cũ. Trong trường hợp này, cả
GDP danh nghĩa và GDP thực đều tăng lên cùng nhau, vì thế chỉ số giảm phát GDP không thay đổi. Bây
giờ thay vào đó, giả sử rằng giá cả tăng lên theo thời gian nhưng số lượng được sản xuất lại vẫn như cũ.
Trong trường hợp thứ hai này, GDP danh nghĩa tăng lên nhưng GDP thực vẫn không thay đổi, do đó chỉ
số giảm phát GDP tăng lên. Lưu ý rằng, trong cả hai trường hợp, chỉ số giảm phát GDP phản ánh những
gì đang xảy ra với giá cả, chứ không phải với sản lượng. 
 Bây giờ chúng ta quay trở lại ví dụ bằng số trong Bảng 2. Chỉ số giảm phát GDP được tính ở
phía dưới bảng. Năm 2010, GDP danh nghĩa là 200 USD, và GDP thực là 200 USD, do đó chỉ số giảm
phát GDP là 100. (Chỉ số này luôn là 100 trong năm cơ sở). Năm 2011, GDP danh nghĩa là 600 USD, và
GDP thực là 350 USD, do đó chỉ số giảm phát GDP là 171.
Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ lạm phát để mô tả tình huống mà mức giá chung của nền
kinh tế đang gia tăng. Tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi trong thước đo mức giá từ giai đoạn này sang

June 1, 2021
9
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

giai đoạn kế tiếp. Sử dụng chỉ số giảm phát GDP, tỷ lệ lạm phát giữa hai năm liên tiếp được tính như
sau:
 Tỷ lệ lạm phát trong năm 2 =[ ( Chỉ số giảm phát năm 2 - Chỉ số giảm phát năm 1)/ Chỉ số giảm phát
năm 1]x100
Bởi vì chỉ số giảm phát GDP đã tăng từ 100 lên 171 trong năm 2011, cho nên tỷ lệ lạm phát là
100 x (171 - 100)/100, hay 71%. Năm 2012, chỉ số giảm phát GDP đã tăng lên 240 từ 171 vào năm
trước, do đó tỷ lệ lạm phát là 100 x (240 – 171)/171, hay 40%. 
  Chỉ số giảm phát GDP là một thước đo mà các nhà kinh tế sử dụng để theo dõi mức giá trung
bình của nền kinh tế và vì thế cũng theo dõi tỷ lệ lạm phát. Chỉ số giảm phát GDP có tên gọi như vậy bởi
vì nó có thể được sử dụng để tách lạm phát ra khỏi GDP danh nghĩa – tức là, để “giảm phát” GDP danh
nghĩa vì sự gia tăng do sự tăng lên của giá cả. Chúng ta xem xét một thước đo khác về mức giá của nền
kinh tế, được gọi là chỉ số giá tiêu dùng trong chương tiếp theo, tại đó chúng ta cũng sẽ mô tả sự khác
nhau giữa hai thước đo này.
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG GDP Thực Trong Lịch sử Gần Đây 
Bây giờ chúng ta đã biết làm thế nào để xác định và đo lường GDP thực, chúng ta hãy xem biển
số kinh tế vĩ mô này cho chúng ta biết điều gì về lịch sử gần đây của Hoa Kỳ. HÌnh 2 cho thấy số liệu
GDP thực theo quý của nền kinh tế Hoa Kỳ kể từ năm 1965.
  Đặc điểm rõ nét nhất của những số liệu này là GDP thực tăng lên theo thời gian của nền kinh tế
Hoa Kỳ vào năm 2009 là gần gấp bốn lần so với 1965. Nói cách khác, sản lượng hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất tại Hoa Kỳ đã tăng trung bình khoảng 3%/năm. Sự tăng trưởng liên tục của GDP thực cho
phép một người dân Mỹ điển hình thụ hưởng sự thịnh vượng kinh tế lớn hơn so với cha mẹ và ông bà
của họ.
Đặc điểm thứ hai của số liệu GDP là tăng trưởng không ổn định. Xu hướng tăng lên của GDP
thực thỉnh thoảng bị gián đoạn trong một số thời kỳ mà GDP cut giảm, gọi là thời kỳ suy thoái. Hình 2
đánh dấu những thời kỳ suy thoái với các thanh đứng đậm màu. (Không hề CÓ quy tắc cứng nhắc để khi
nào thì ủy ban xác định chu kỳ kinh tế chính thức sẽ tuyên bố rằng một thời kỳ suy thoái diễn ra, nhưng
một thông lệ chung là khi GDP thực sụt giảm trong hai quý liên tiếp thì được xem là suy thoái.) Suy thoái
không chỉ gắn liền với thu nhập thấp hơn mà còn đi cùng với những hình thức khác của tình trạng khốn
cùng kinh tế: thất nghiệp gia tăng, lợi nhuận sụt giảm, số vụ phá sản tăng lên, vv... 
 Phần lớn nội dung của kinh tế vĩ mô luôn nhằm vào mục đích giải thích sự tăng trưởng trong dài
hạn và sự dao động của GDP thực trong ngắn hạn. Như chúng ta sẽ thấy trong các chương tiếp theo,
chúng ta cần những mô hình khác nhau cho hai mục đích này. Bởi vì những dao động ngắn hạn thể hiện
sự chệch khói xu hướng dài hạn, cho nên trước hết chúng ta phân tích hành vi của các biến Số kinh tế vĩ
mô chính, bao gồm GDP thực, trong dài hạn. Rồi ở những chương Về sau, chúng ta dựa trên sự phân
tích này để giải thích những sự dao động trong ngắn hạn.
Phần trước trong chương này, GDP đã được gọi là thước đo tốt nhất về phúc lợi kinh tế của một
xã hội. Bây giờ chúng ta đã biết GDP là gì, vì vậy chúng ta có thg đánh giá nhận định đó.
Như chúng ta đã thấy, GDP đo lường cả tổng thu nhập và tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ
của nền kinh tế. Do đó, GDP bình quân đầu người cho chúng ta biết thu nhập và chi tiêu trung bình của
một người trong nền kinh tế. Bởi vì hâm hết mọi người sẽ thích nhận được thu nhập cao hơn và thụ
hưởng mức chi tiêu nhiều hơn, cho nên GDP bình quân đầu người dường như là thước đo tự nhiên, về
phúc lợi kinh tế trung bình của cá nhân,
Tuy nhiên, một số người bất đồng về tính hợp lý của GDP với tư cách là một thước đo phúc lợi.
Khi Thượng nghị sĩ Robert Kennedy vận động tranh cử tổng thống vào năm 1968, ông đã đưa ra một lời
bình phẩm xúc động về những thước đo kinh tế như vậy:
Tổng sản phẩm quốc nội] không tính đến sức khỏe của con cái chúng ta, chất lượng giáo dục mà
chúng nhận được, hay niềm vui của chúng khi vui chơi. Nó không bao gồm vẻ đẹp của thơ ca hay sự
bền vững của các cuộc hôn nhân, sự thông minh trong những cuộc tranh luận công khai hay sự liêm
chính của các quan chức. Nó không đo lường lòng can đảm và sự hiểu biết của chúng ta, mà cũng
không đo lường sự cống hiến của chúng ta cho đất nước. Nói một cách ngắn gọn, nó đo lường tất cả mọi
thứ, ngoại trừ những thứ làm cho cuộc sống đáng giá hơn, và nó có thể cho chúng ta biết tất cả mọi thứ

June 1, 2021
10
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

về nước Mỹ ngoại trừ lý do tại sao chúng ta lại tự hào rằng mình là người Mỹ. Phần lớn những gì Robert
Kennedy nói là chính xác. Vậy thì tại sao chúng ta lại quan tâm đến GDP?
Câu trả lời là trong thực tế, GDP lớn giúp chúng ta hướng đến một cuộc sống tốt đẹp. GDP
không đo lường sức khỏe của con cái chúng ta, nhưng các quốc gia có GDP lớn hơn có thể chăm sóc
sức khỏe cho chúng tốt hơn. GDP không đo lường chất lượng giáo dục mà chúng nhận được, nhưng các
quốc gia có GDP lớn hơn có thể cung cấp hệ thống giáo dục tốt hơn. GDP không đo lường vẻ đẹp của
thơ ca, nhưng các quốc gia có GDP lớn hơn có thể giảng dạy cho nhiều công dân của họ hơn về cách
đọc và thưởng thức thơ. GDP không tính đến trí thông minh, sự liêm chính, lòng can đảm, sự hiểu biết,
hay sự cống hiến của chúng ta cho đất nước, nhưng tất cả những phẩm chất đáng khen ngợi đó thì dễ
nuôi dưỡng hơn khi người ta ít phải bận tâm về việc cố gắng đảm bảo những nhu cầu vật chất thiết yếu
của cuộc sống. Nói ngắn gọn, GDP không trực tiếp đo lường những điều làm cho cuộc sống có giá trị,
nhưng nó đo lường khả năng của chúng ta để có được nhiều đầu vào phục vụ cho một cuộc sống tốt
đẹp.
Tuy nhiên, GDP không phải là một thước đo hoàn hảo về phúc lợi. Một số thứ góp phần tạo nên
một cuộc sống tốt đẹp lại bị loại ra khỏi GDP. Một là thời gian nghỉ ngơi. Ví dụ, giả sử tất cả mọi người
trong nền kinh tế đột nhiên làm việc tất cả các ngày trong tuần, thay vì tận thưởng thời gian nghỉ ngơi vào
cuối tuần.
Nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn sẽ được sản xuất, và GDP sẽ tăng lên. Nhưng mặc dù GDP tăng
lên, chúng ta không nên kết luận rằng tất cả mọi người sẽ có cuộc Sống tốt hơn. Sự thiệt hại do thời gian
nghỉ ngơi bị giảm bớt sẽ bù trừ đi lợi ích từ việc sản xuất và tiêu thụ số lượng hàng hóa và dịch vụ lớn
hơn.
Bởi vì GDP sử dụng giá thị trường để định giá hàng hóa và dịch vụ, cho nên nó không bao gồm
giá trị của hầu hết các hoạt động diễn ra bên ngoài thị trường. Cụ thể là, GDP bỏ sót giá trị của hàng hóa
và dịch vụ được sản xuất tại nhà. Khi một đầu bếp chuẩn bị một bữa ăn ngon và bán nó tại nhà hàng của
mình, thì giá trị của bữa ăn đó là một phần của GDP. Nhưng nếu đầu bếp này chuẩn bị bữa ăn như vậy
cho gia đình của mình, thì giá trị chế biến mà người đó đã thêm vào nguyên liệu lại không được tính vào
GDP. Tương tự như vậy, dịch vụ trông trẻ được cung cấp tại các trung tâm trông trẻ hằng ngày là một
phần của GDP, trong khi đó việc trông trẻ của cha mẹ ở nhà thì không phải. Những công việc tình
nguyện cũng đóng góp vào phúc lợi của người dân trong xã hội, nhưng GDP không phản ánh những
đóng góp này. . Một điều nữa mà GDP không bao gồm là chất lượng của môi trường. Hãy tưởng tượng
rằng chính phủ loại bỏ tất cả các quy định về môi trường. Khi đó các doanh nghiệp có thể sản xuất các
hàng hóa và dịch vụ mà không xem xét tình trạng ô nhiễm mà họ gây ra, và GDP có thể tăng lên. Tuy
nhiên, phúc lợi gần như chắc chắn sẽ giảm. Sự suy giảm chất lượng không khí và nước sẽ lớn hơn so
với sự bù đắp lợi ích từ việc sản xuất nhiều hơn.
GDP cũng không nói gì về sự phân phối thu nhập. Một xã hội mà 100 người có thu nhập hằng
năm là 50.000 USD thì có GDP là 5 triệu USD và không hề ngạc nhiên, GDP mỗi người là 50.000 USD.
Cũng xã hội đó mà 10 người kiếm được 500.000 USD và 90 người còn lại chẳng kiếm được gì cả thì
cũng có GDP như thế. Rất ít người sẽ xem hại tình huống đó là tương đương nhau. GDP bình quân đầu
người cho chúng ta biết điều gì xảy ra với một người trung bình, nhưng đằng sau một người trung bình
lại là những hoàn cảnh cá nhân rất khác nhau.
Cuối cùng, chúng ta có thể kết luận rằng GDP là một thước đo tốt về phúc lợi kinh tế cho hầu hết
– chứ không phải là tất cả – các mục đích. Điều quan trọng cần ghi nhớ là GDP bao gồm những gì và
những gì mà nó loại trừ ra.
NGHIÊN CỨU: Sự Khác Biệt Quốc Tế Về GDP TÌNH HUỐNG và Chất Lượng Cuộc Sống
Một cách để đánh giá tính hữu ích của GDP với tư cách một thước đo phúc lợi kinh tế là xem xét
số liệu quốc tế. Các nước giàu và các nước nghèo có những mức GDP bình quân đầu người rất khác
nhau. Nếu GDP lớn dẫn đến mức sống cao hơn, thì chúng ta sẽ thấy GDP có mối tương quan chặt chẽ
với các thước đo khác nhau về chất lượng cuộc sống. Và trong thực tế, chúng ta thấy như vậy.
 Bảng 3 cho thấy thứ tự xếp hạng theo GDP bình quân đầu người của mười hai quốc gia đông dân nhất
thế giới. Bảng này cũng cho thấy tuổi thọ trung bình (tuổi thọ kỳ vọng khi sinh), mức độ biết chữ (tỷ lệ
phần trăm dân số trưởng thành

June 1, 2021
11
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

 biết đọc), và việc sử dụng Internet (tỷ lệ phần trăm dân số thường xuyên sử dụng Internet). Những số
liệu này cho thấy một mẫu hình rõ ràng. Ở các nước giàu, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức,
người dân có thể sống đến khoảng 80 tuổi, hầu như toàn bộ dân số đều biết chữ, và từ một nửa đến hai
phần ba dân số sử dụng Internet. Ở những nước nghèo, chẳng hạn như Nigeria, Pakistan và
Bangladesh, người dân thường chết sớm hơn khoảng từ 10 đến 20 năm, một phần lớn dân số không biết
chữ, và việc sử dụng Internet là hiếm hoi.
 Số liệu về những khía cạnh khác của chất lượng cuộc sống kể một câu chuyện tương tự. Các
quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp có xu hướng nhiều trẻ em sinh ra với cân nặng thấp, tỷ lệ trẻ
em tử vong cao hơn, tỷ lệ phụ nữ mang thai tử vong cao hơn, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao hơn, và
sự tiếp cận nguồn nước uống an toàn là ít hơn. Ở các quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp, ít trẻ
em
Các nhà kinh tế nhìn chung đều đồng ý rằng Madness: Sex, Drugs and Cheap Labor in the
American nền kinh tế ngầm còn lớn hơn ở các nước đang phát Black Market, nhà văn điều tra Eric
Schlosser đã viện triển, nơi mà mạng lưới hành chính quan liêu và tham dẫn lý thuyết"bàn tay vô hình”
của Adam Smith rằng nhũng là hết sức nghiêm trọng. Ví dụ, [nhà kinh tế con người khi theo đuổi tư lợi sẽ
mang lại lợi ích cho Friedrich]Schneider vào năm 2003 đã công bố những xã hội. Bàn tay vô hình này đã
tạo ra một nền kinh tế ước tính về"nền kinh tế ngầm” (được định nghĩa rộng ngầm có quy mô khá lớn, và
chúng ta cũng không thể rãi là toàn bộ các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch hiểu được toàn bộ hệ
thống kinh tế nếu không hiểu vụ hợp pháp, trên cơ sở thị trường và được các cơ quan được chức năng
của nền kinh tế ngầm. “Nền kinh tế chính quyền che chắn có chủ đích) cho các quốc gia ngầm là một
thước đo tốt về sự tiến bộ và sức khỏe bao gồm: Zimbabwe, được ước tính lên đến 63,2% của các quốc
gia” Schlosser viết. “Khi nhiều hoạt động GDP, Thái Lan là 54,1%, và Bolivia là 68,3%. Trong là phi pháp,
thì nhiều hoạt động cần phải được che số các nước thuộc khối Xô-viết cũ, Georgia dẫn đầu giấu” Hàm ý
của Schlosser là nhiều hoạt động kinh tế với nền kinh tế ngâm chiếm 68% GDP, và tổng cộng ở Hoa Kỳ
là phi pháp. Nếu ông có quan điểm toàn cầu nền kinh tế ngầm của các nước đó chiếm trung bình hơn, thì
có lẽ ông đã nhận thấy rằng hoạt động bị che 40,1% GDP. Con số này trái ngược với mức trung bình
16,7% ở các quốc gia phương Tây. 
trong độ tuổi đi học được đến trường, và những em được đến trường thì phải học với số giáo viên ít hơn
tính bình quân trên mỗi học sinh. Các quốc gia này cũng thường có số tivi, số điện thoại, số con đường
được trải nhựa, và số hộ gia đình có điện ít hơn. Số liệu quốc tế xác nhận rằng GDP bình quân đầu
người của một quốc gia có mối tương quan chặt chẽ với mức sống người dân của quốc gia đó
KẾT LUẬN
  Chương này đã thảo luận về cách thức mà các nhà kinh tế đo lường tổng thu nhập của một quốc
gia. Dĩ nhiên, việc đo lường mới chỉ là điểm khởi đầu. Phần lớn nội dung của kinh tế vĩ mô là nhằm mục
đích tìm hiểu những nhân tố quyết định tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia trong ngắn hạn và dài
hạn. Ví dụ, tại sao GDP của Hoa Kỳ và Nhật Bản lại cao hơn GDP của Ấn Độ và Nigeria? Các chính phủ
của những quốc gia nghèo nhất có thể làm gì để thúc đẩy tăng trưởng GDP nhanh hơn? Tại sao GDP
của Hoa Kỳ tăng lên nhanh chóng trong một số năm và giảm xuống trong những năm khác? Những nhà
hoạch định chính sách của Hoa Kỳ có thể làm gì để giảm bớt mức độ nghiêm trọng trong những biến
động này của GDP? Đây là những câu hỏi mà chúng ta sẽ sớm trả lời. .
  Tại thời điểm này, điều quan trọng là phải nhận thức được tầm quan trọng của việc đo lường
GDP. Tất cả chúng ta đều cảm nhận được phần nào sự vận hành của nền kinh tế khi chúng ta lo toan
cuộc sống. Tuy nhiên, các nhà kinh tế là những người nghiên cứu về những thay đổi trong nền kinh tế và
các nhà hoạch định chính sách là những người xây dựng các chính sách kinh tế, cho nên họ cần nhiều
căn cứ hơn là cảm nhận mơ hồ này – họ cần những số liệu cụ thể để làm cơ sở cho các đánh giá. Do
đó, việc định lượng hành vi của nền kinh tế bằng những số liệu thống kê như GDP là bước đầu tiên để
phát triển khoa học kinh tế vĩ mô.
TÓM TẮT
 • Bởi vì mỗi giao dịch đều có một người mua và một người bán, cho nên tổng
chi tiêu trong nền kinh tế phải bằng tổng thu nhập trong nền kinh tế. 
• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đo lường tổng chi tiêu của một nền kinh tế vào những hàng hóa và dịch
vụ được sản xuất mới và tổng thu nhập nhận được từ việc sản xuất những hàng hóa và dịch vụ này.

June 1, 2021
12
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Chính xác hơn, GDP là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất
trong một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
 GDP được chia thành bốn thành phần của chi tiêu: tiêu dùng, đầu tư, mua sắm chính phủ và
xuất khẩu ròng. Tiêu dùng bao gồm chi tiêu của các hộ gia đình cho hàng hóa và dịch vụ, ngoại trừ việc
mua nhà ở mới. Đầu tư bao gồm chi tiêu cho thiết bị và các công trình nhà xưởng mới, kể cả khoản mua
nhà ở mới của các hộ gia đình. Mua sắm chính phủ bao gồm của chính quyền liên bang, tiểu bang và địa
phương cho hàng hóa và dịch vụ. Xuất khẩu ròng bằng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong
nước và bán ra nước ngoài (xuất khẩu) trừ đi giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài và
bán ở trong nước (nhập khẩu). 
GDP danh nghĩa sử dụng giá hiện hành để tính toán giá trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền
kinh tế. GDP thực sử dụng giá cố định của năm cơ sở để tính toán giá trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ
của nền kinh tế. Chỉ số giảm phát GDP – được tính bằng tỷ lệ GDP danh nghĩa trên GDP thực - đo
lường mức giá trong nền kinh tế.
 • GDP là một thước đo tốt về phúc lợi kinh tế bởi vì mọi người thích thu nhập cao hơn là thu nhập thấp.
Nhưng nó không phải là một thước đo hoàn hảo về phúc lợi. Ví dụ, GDP không bao gồm giá trị của sự
nghỉ ngơi và giá trị của môi trường trong lành.

June 1, 2021
13
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

CHƯƠNG 11 ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT.

Vào năm 1931, khi nền kinh tế Hoa Kỳ đang phải chịu đựng cuộc Đại Khủng hoảng; đội New
York Yankees đã trả cho cầu thủ bóng chày nổi tiếng Babe ph khoản lương 80.000 USD. Vào thời đó,
khoản lương này là cao bất thường ngay cả là trả cho những ngôi sao bóng chày. Theo một câu chuyện
được kể lại, một phóng viên đã hỏi Ruth liệu anh ấy có cho là hợp lý khi mà mình kiếm được nhiều tiền
hơn Tổng thống Herbert Hoover với tiền lương chỉ có 75.000 USD. Ruth đã trả lời rằng: “Tôi đã có một
năm làm việc tốt hơn?

Năm 2010, mức lương trung bình mà một cầu thủ đội New York Yankees kiếm được là 5,5 triệu
USD, và cầu thủ ghi được nhiều điểm nhất là Alex Rodriguez thì được trả đến 33 triệu USD. Mới đầu,
thực tế này có thể khiến bạn nghĩ rằng bóng chày đã trở nên sinh lợi hơn rất nhiều so với cách đây 8
thập niên. Nhưng như mọi người đều biết, giá cả hàng hóa và dịch vụ cũng đã tăng lên. Năm 1931, một
đồng 5 xu mua được một que kem, và 25 xu mua được một vé xem phim ở rạp địa phương. Bởi vì giá cả
vào thời của Babe Ruth thì thấp hơn rất nhiều so với ngày nay, cho nên chúng ta không biết được là
Ruth đã thụ hưởng mức sống cao hơn hay thấp hơn so với các cầu thủ ngày nay.

Trong chương trước, chúng ta đã tìm hiểu cách thức các nhà kinh tế sử dụng tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) để đo lường số lượng hàng hoá và dịch vụ mà nền kinh tế đang sản xuất. Chương này
xem xét cách thức các nhà kinh tế đo lường chi phí tổng thể của cuộc sống. Để so sánh mức lương
80.000 USD của Babe Ruth với những mức lương hiện tại, chúng ta cần phải tìm một số cách để biển số
tiền thành các thước đo sức mua có ý nghĩa. Đó chính là công việc của thống kê và được gọi là chỉ số
giá tiêu dùng. Sau khi đã biết được cách thức xây dựng chỉ số giá tiêu dùng, chúng ta thảo luận về cách
thức sử dụng chỉ số giá này để so sánh số tiền ở những thời điểm khác nhau.

Chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng để đánh giá những thay đổi của chi phí sinh hoạt qua thời
gian. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng lên, một gia đình điển hình phải chi nhiều tiền hơn để duy trì mức sống
như trước. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngủ lạm phát de mô tả một tình huống trong đó mức giá chung
của nền kinh te đang gia tăng. Tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi của mức giá so với kỳ trước. Chương
trước đã cho thấy cách thức mà các nhà kinh tế có thể đo lường lạm phát bằng việc sử dụng chỉ số giảm
phát GDP. Tuy nhiên tỉ lệ lạm phát mà bạn nghe thấy trong những bản tin mỗi tối thì không được tính
toán từ dữ liệu thống kê này. Bởi vì chỉ số giá tiêu dùng phản ánh tốt hơn những hàng hóa và dịch vụ mà
người tiêu dùng mua, cho nên nó là thước đo phổ biến hơn về lạm phát.

Như chúng ta sẽ thấy trong các chương tiếp theo, lạm phát là của thành tựu kinh tế vĩ mô mà
được theo dõi sát sao và là một hướng dẫn chính sách kinh tế vĩ mô. Chương này cung cấp nền tảng
cho sự phân tích đó bằng việc cho thấy cách thức mà các nhà kinh tế đo lường tỷ lệ lạm phát bằng cách
sử dụng chỉ số giá tiêu dùng và cách thức sử dụng con số thống kê này để so sánh số tiền ở những thời
điểm khác nhau.

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)' là một thước đo chi phí tổng quát của các hàng và dịch vụ được mua bởi một
người tiêu dùng điển hình. Hàng tháng. Con kê Lao động (BLS), cơ quan trực thuộc Bộ Lao động, tính
toán và báo cáo chi giá tiêu dùng. Trong phần này, chúng ta thảo luận về cách thức tính toán chỉ số giá
tiêu dùng và những vấn đề phát sinh trong quá trình đo lường. Chúng ta cũng soi sánh chỉ số này với chỉ
số giảm phát GDP, một thước đo khác về mức giá chung, mà chúng ta đã tìm hiểu trong chương trước.

Chỉ số giá tiêu dùng được tính toán như thế nào

Khi BLS tính toán chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ lạm phát, cơ quan này sử dụng số liệu về giá cả
của hàng ngàn hàng hóa và dịch vụ. Để biết chính xác cách xây dựng những số liệu thống kê này, chúng
ta hãy xem xét một nền kinh tế đơn giản trong đó người tiêu dùng chỉ mua hai hàng hóa: xúc xích và
bánh mì kẹp thịt. Bảng 1 cho thấy năm bước mà BLS tiến hành:

June 1, 2021
14
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

1. Cố định giỏ hàng hóa. Xác định giá cả của hàng hóa nào là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng
điển hình. Nếu người tiêu dùng điển hình mua nhiều xúc xích hơn bánh mì kẹp thịt, thì khi đó giá xúc xích
quan 98 hơn giá bánh mì kẹp thịt và vì thế, giá xúc xích nên có trong số 10 trong việc đo lường chi phí
sinh hoạt. BLS xác định các trong số này bằng cách khảo sát người tiêu dùng để tìm ra giỏ hàng hóa và
dịch vụ du bởi người tiêu dùng điển hình. Với ví dụ trong bảng, người tiêu dùng điển hình mua một giỏ
hàng gồm có 4 cây xúc xích và 2 chiếc bánh mì kẹp thịt

2. Xác định giá cả. Xác định giá cả của từng hàng hoá và dịch vụ trong giỏ hàng tại từng thời điểm. Bảng
này cho thấy giá của xúc xích và bánh mì kẹp thịt trong ba năm khác nhau.

1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): thước đo chi phí tổng quát của các hàng hóa được mua bởi một
người tiêu dùng điển hình.

3. Tính toán chi phí của giỏ hàng. Sử dụng số liệu về giá cả để tính toán chi phí của giỏ hàng hóa và dịch
vụ tại các thời điểm khác nhau. Bảng trên cho thấy cách tính toán này cho từng năm. Lưu ý rằng chỉ có
giá cả trong phép tính toán này là thay đổi. Bằng cách giữ nguyên giỏ hàng (4 cây xúc xích và 2 chiếc
bánh mì kẹp thịt), chúng ta tách ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả ra khỏi ảnh hưởng của bất kỳ sự thay
đổi số lượng nào mà có thể xảy ra cùng lúc.

4. Chọn năm gốc và tính toán chỉ số. Chỉ định một năm làm năm gốc hay năm cơ sở, mốc để dựa vào đó
để so sánh với các năm khác. (Việc lựa chọn năm gốc là tùy ý, bởi vì chỉ số này được sử dụng để đo
lường những thay đổi của chi phí sinh hoạt). Khi năm cơ sở đã được chọn, chỉ số này được tính như
sau:

Chỉ số giá tiêu dùng = (Giá của giỏ hàng hóa và dịch vụ trong năm hiện tại/ Giá của giỏ hàng hóa và dịch
vụ tại năm gốc)x100

Tức là, giá của giỏ hàng hóa và dịch vụ trong mỗi năm được chia cho giá của giỏ hàng trong năm gốc, và
sau đó tỷ lệ này được nhân với 100. Con số kết quả chính là chỉ số giá tiêu dùng.

Trong ví dụ ở bảng trên, năm 2010 là năm gốc. Trong năm này, giỏ xúc Xich và bánh mì kẹp thịt
có giá 8 USD. Do đó, giá của giỏ hàng trong tất cả các nam được chia cho 8 USD và nhân với 100. Chỉ
số giá tiêu dùng là 100 Long năm 2010. (Chỉ số luôn là 100 ở năm gốc). Chỉ số giá tiêu dùng là 1/5 Vào
năm 2011. Điều này có nghĩa rằng giá của giỏ hàng vào năm 2011 bằng 175% giá của cửa hàng đó
trong năm gốc. Nói cách khác, một giỏ hàng hóa có giá 100 USD ở năm gốc thì sẽ có giá 175 USD vào
năm 2011. Tương tự, chỉ số giá tiêu dùng là 250 vào năm 2012, cho biết rằng mức giá trong năm 2012
bằng 250% mức giá của năm gốc.

5. Tính toán tỷ lệ lạm phát. Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng để tính toán tỷ lệ lạm phát, đó là phần trăm thay
đổi của chỉ số giá so với kỳ trước. Tức là lạm phát giữa hai năm liên tiếp được tính như sau:

Tỷ lệ lạm phát trong năm 2 =(CPI của năm 2 - CPI của năm 1)/( CPI của năm 1)x100

Như được thể hiện ở cuối Bảng 1, tỷ lệ lạm phát trong ví dụ của chúng ta là 75% vào năm 2011 và 43%
vào năm 2012.

Mặc dù ví dụ này đơn giản hóa thế giới thực bằng cách chỉ tính đến 2 tháng hàng hóa, nhưng nó cho
thấy cách thức mà BLS tính toán chỉ số tiêu dùng và tỷ số giá lạm phát. BLS thu thập và xử lý số liệu về
giá cả của hàng hóa và dịch vụ hàng tháng và bằng cách đi theo năm bước nói trên, xác định chi phí sinh
hoạt của người tiêu dùng điển hình đang tăng lên nhanh như thế nào. Khi BLS công bố chỉ số giá tiêu
dùng hàng tháng, bạn thường có thể nghe về con số này trênn bản tin truyền hình buổi tối hoặc thấy nó
trên các tờ báo ngày hôm sau.

June 1, 2021
15
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Bên cạnh chỉ số giá tiêu dùng cho tổng thể nền kinh tế số chỉ số giá khác. BLS còn tính toán một
số chỉ số giá khác. Cơ quan quan này báo cáo chỉ số cho các khu vực cụ thể trong nước (ví dụ như
Boston, New York và Los Angeles) và cho một số loại hàng hóa và dịch vụ cụ thể (như thực phẩm sản
xuất (PPI), dùng để đo lường chi phí của một giỏ hàng hóa và dịch vụ được dùng mua bởi các doanh
nghiệp chứ không phải người tiêu dùng. Vì các doanh nghiệp rốt cuộc sẽ chuyển các chi phí cho người
tiêu dùng dưới dạng giá tiêu dùng cao hơn, cho nên những thay đổi của chỉ số giá sản xuất thường được
xem là hữu ích trong việc dự đoán sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng.

Các vấn đề trong đo lường chi phí sinh hoạt

Mục đích của chỉ số giá tiêu dùng là đo lường những thay đổi trong chi phí sinh. Nói cách khác, chỉ số giá
tiêu dùng cố gắng xác định mức thu nhập cần phải tăng lên bao nhiêu để duy trì cùng một mức sống. Tuy
nhiên, chỉ số giá tiêu dùng không phải là một thước đo hoàn hảo về chi phí sinh hoạt. Ba vấn đề nảy sinh
với chỉ số này được thừa nhận rộng rãi nhưng lại khó giải quyết.

Vấn đề đầu tiên được gọi là thiên vị thay thế. Khi giá cả thay đổi từ năm này sang năm khác,
chúng không thay đổi theo cùng tỷ lệ với nhau: giá của một số mặt hàng này tăng giá nhiều hơn những
mặt hàng khác. Người tiêu dùng phản ứng với những thay đổi giá cả khác nhau bằng cách mua ít đi
hàng hóa có giá tăng một lượng tương đối lớn và mua nhiều hàng hóa có giá tăng ít hoặc thậm chí có
thể đã giảm. Có nghĩa là người tiêu dùng thay thế bằng các loại hàng hóa đã trở nên tương đối ít tốn
kém hơn. Nếu một chỉ số giá được tính toán dựa trên giả định một giỏ hàng hoá cố định, thì cách này bỏ
qua khả năng thay thế của người tiêu dùng, và do đó nó phóng đại sự gia tăng chi phí sinh hoạt qua các
năm.

Chúng ta xem xét một ví dụ đơn giản. Hãy hình dung rằng trong năm gốc, táo rẻ hơn lê, nên
người tiêu dùng mua táo nhiều hơn lê. Khi BLS xây dựng giỏ hàng hóa, họ sẽ tính đến táo nhiều hơn lệ.
Giả sử rằng trong năm tiếp theo thì lê rẻ hơn táo. Người tiêu dùng tự nhiên sẽ phản ứng với những thay
đổi giá cả bằng cách mua nhiều lê và ít táo hơn. Tuy nhiên, khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng, BLS sử
dụng giỏ hàng cố định mà về bản chất là giả định rằng người tiêu dùng tiếp tục mua những quả táo đắt
đỏ bây giờ với số lượng giống như trước. Vì lý do này, chỉ SỐ sẽ đo lường sự gia tăng lớn hơn nhiều
trong chi phí sinh hoạt so với sự gia tăng mà người tiêu dùng thực tế trải qua.

Vấn đề thứ hai với chỉ số giá tiêu dùng là sự giới thiệu hàng hoá mới. Khi một hàng hóa mới được giới
thiệu, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, và điều này đến lượt lại làm giảm chi phí để duy trì mức
phúc lợi kinh tế như trước. Để này đến lượt lại làm giảm chi phí để duy trì mức phúc lợi kinh tế như
trước. Để

1. Chỉ số giá sản xuất: thước đo chi phí của giỏ hàng hóa và dịch vụ được mua bởi các doanh
nghiệp.

hiểu lý do tại sao, hãy xem xét một tình huống giả thuyết: Giả sử bạn có thể lựa chọn giữa một phiếu quà
tặng trị giá 100 USD ở một loại cửa hàng cung cấp nhiều loại hàng hóa và một phiếu quà tặng trị giá 100
USD ở một cửa hàng hóa nhỏ bán cùng mức giá nhưng lại có ít loại hàng hóa hơn. Bạn thích mua ở cửa
hàng nào hơn?

Hầu hết mọi người sẽ chọn cửa hàng có hàng hóa đa dạng hơn. Về bản chất, sự gia tăng trong tập hợp
các lựa chọn làm cho mỗi đô la có giá trị hơn. Điều này cũng đúng đối với sự phát triển của nền kinh tế
theo thời gian: Khi các hàng hóa mới được giới thiệu, người tiêu dùng có thêm lựa chọn, và mỗi đô la có
giá trị hơn. Tuy nhiên, do chỉ số giá tiêu dùng dựa trên một giỏ hàng và dịch vụ cố định, cho nên nó
không phản ánh sự gia tăng trong giá trị của mỗi đô la mà phát sinh từ sự giới thiệu các hàng hóa mới.

Một lần nữa, chúng ta hãy xem xét một ví dụ. Khi đầu thu video-casstte (VCR) xuất hiện vào cuối
những năm 1970, người tiêu dùng đã có thể xem những bộ phim yêu thích của họ tại nhà. Mặc dù không
phải là một sự thay thế hoàn hảo cho một phim được công chiếu trên màn ảnh rộng, nhưng một bộ phim

June 1, 2021
16
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

cũ trong căn phòng thoải mái của gia đình lại là một lựa chọn mới làm tăng tập hợp cơ hội của người
tiêu dùng. Đối với bất kỳ một số tiền nào cho trước sự ra đời của VCR làm cho cuộc sống con người tốt
hơn; ngược lại, việc đạt được mức phúc lợi kinh tế giống như trước đòi hỏi một số tiền nhỏ hơn. Một chỉ
số chi phí sinh hoạt hoàn hảo sẽ phản ánh sự ra đời của VCR cùng với sự giảm xuống của chi phí hoạt.
Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng đã không giảm để phản ứng lại với sự giới thiệu VCR. Cuối cùng thì BLS
đã sửa lại giỏ hàng hóa để bao gồm VCR, và sau đó chỉ số này đã phản ánh những thay đổi của giá cả
VCR. Nhưng sự giảm xuống cho chi phí sinh hoạt gắn liền với sự xuất hiện ban đầu của VCR thì đã
không bao giờ được thể hiện trong chỉ số này.

Vấn đề thứ ba với chỉ số giá tiêu dùng là sự thay đổi về mặt chất lượng mà không đo lường
được. Nếu chất lượng của một hàng hóa giảm xuống từ năm này sang năm kế tiếp trong khi giá của nó
vẫn giữ nguyên, thì giá trị của một đô la giảm xuống, bởi vì bạn đang nhận được một hàng hóa kém chất
lượng hơn từ cùng một số tiền. Tương tự, nếu chất lượng tăng từ năm này sang năm kế tiếp, thì giá trị
của một đô la tăng lên. BLS cố gắng hết sức để tính đến sự thay đổi chất lượng. Khi chất lượng của một
hàng hóa trong giỏ hàng thay đổi, ví dụ, khi một mẫu xe hơi có mã lực cao hơn hoặc tiết kiệm nhiên liệu
hơn từ năm này sang năm kế tiếp, thi Cục điều chỉnh giá của hàng hóa để tính đến sự thay đổi chất
lượng. Và bạn có họ đang cố gắng tính toán giá của một giỏ hàng hóa có chất lượng không do P kể
những nỗ lực này, sự thay đổi chất lượng vẫn là một vấn đề bởi vì rất khó để đo lường chất lượng.

Vấn đề còn nhiều tranh luận giữa các nhà kinh tế về mức độ nghiêm trọng của các vấn đề đo lường và
cách thức khắc phục các vấn đề đó. Một số nghiên cứu được viết trong những năm 1990 đã kết luận
rằng chỉ số giá tiêu phóng đại lạm phát khoảng 1 điểm % mỗi năm. Đáp lại sự chỉ trích này, BLS đã thực
hiện một số thay đổi có tính kỹ thuật để cải thiện tính chính xác của chỉ số CPI, và nhiều nhà kinh tế tin
rằng sự chênh lệch hiện nay chỉ còn khoảng một nửa so với trước đây. Vấn đề này là quan trọng bởi vì
nhiều chương trình của chính phủ sử dụng chỉ số giá tiêu dùng để điều chỉnh những thay đổi của mức
giá chung. Ví dụ, người nhận bảo hiểm an sinh xã hội được hưởng sự gia tăng hàng năm về lợi ích nếu
như lợi ích này gắn liền với chỉ số giá tiêu dùng. Một số nhà kinh tế đã đề nghị sửa chữa các vấn đề đo
lường bằng cách giảm bớt mức độ gia tăng lợi ích tự động.

Chỉ số giảm phát GDP so với chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Trong chương trước, chúng ta đã tìm hiểu một thước đo khác về mức giá chung của nền kinh - chỉ số
giảm phát GDP. Chỉ số giảm phát GDP là tỷ lệ của GDP danh nghĩa trên GDP thực. Bởi vì GDP danh
nghĩa là sản lượng hiện hành được tính theo giá hiện hành và GDP thực là sản lượng hiện hành được
tính theo giá của năm gốc, cho nên chỉ số giảm phát GDP phản ánh mức giá hiện hành so với mức giá
năm gốc.

Các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách theo dõi cả chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá tiêu
dùng để đánh giá xem giá cả đang tăng nhanh như thế nào. Thông thường, hai chỉ số thống kê này kể
cùng một câu chuyện. Tuy nhiên, có hai khác biệt quan trọng khiến cho chúng khác nhau.

Sự khác biệt đầu tiên là chỉ số giảm phát GDP phản ánh giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất trong nước, trong khi chỉ số giá tiêu dùng phản ánh giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ
được người tiêu dùng mua. Ví dụ, giả sử rằng giá của một chiếc máy bay do Boeing sản xuất và bán cho
Lực lượng Không quân tăng lên. Mặc dù chiếc máy bay này là một phần của GDP, nhưng nó không phải
là một phần trong giỏ hàng hóa và dịch vụ được mua bởi một người tiêu dùng điển hình. Vì vậy, sự tăng
giá này chỉ xuất hiện trong chỉ số giảm phát GDP nhưng không xuất hiện trong chỉ số giá tiêu dùng.

Một ví dụ khác, giả sử rằng Volvo tăng giá xe ô tô của họ. Vì Volvo được sản xuất tại Thụy Điển,
cho nên chiếc xe này không phải là một phần của GDP Hoa Kỳ. Nhưng người tiêu dùng Hoa Kỳ mua
Volvo, vì vậy chiếc xe này là một phần trong giỏ hàng của người tiêu dùng điển hình. Do đó, sự tăng giá
của một hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu, chẳng hạn như một chiếc Volvo, xuất hiện trong chỉ số giá
tiêu dùng nhưng không xuất hiện trong chỉ số giảm phát GDP.

June 1, 2021
17
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Sự khác biệt đầu tiên giữa chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giảm phát GDP là đặc biệt quan trọng
khi giá dầu thay đổi. Mặc dù Hoa Kỳ cũng sản xuất dầu, nhưng Phần lớn lượng dầu mà chúng ta sử
dụng thì được nhập khẩu. Kết quả là, dầu và các sản phẩm từ dầu như xăng và dầu sưởi ấm chiếm một
phần lớn hơn nhiều trong chi tiêu của người tiêu dùng so với phần trong GDP. Khi giá dầu tăng chi Số
giá tiêu dùng tăng nhiều hơn so với chỉ số giảm phát GDP.

Sự khác biệt thứ hai khó phát hiện hơn giữa chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá quan tâm đến
việc lấy trọng số cho các giá cả khác nhau để tính ra một mức giá chung duy nhất. Chỉ số giá tiêu dùng
so sánh giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định với giá của giỏ hàng đó trong năm gốc. Chỉ thỉnh
thoảng thi Cục Thống kê Lao động mới thay đổi giỏ hàng hóa. Trái lại, chỉ số giảm phát GDP so sánh giá
của các hàng hóa và dịch vụ hiện đang được sản xuất với giá của cùng các hàng hoá và dịch vụ đó trong
năm gốc. Vì thế, nhóm hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để tính toán chỉ số giảm phát GDP tự động
thay đổi theo thời gian. Sự khác biệt này thì không quan trọng khi tất cả các giá cả đang thay đổi tương
ứng Nhưng nếu giá cả của các hàng hóa và dịch vụ khác nhau thay đổi theo những mức khác nhau, thì
cách mà chúng ta gán trọng số cho các giá cả khác nhau đã tác động đến tỷ lệ lạm phát tổng thể.

Hình 2 cho thấy tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng cả chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá tiêu
dùng cho từng năm kể từ năm 1965. Bạn có thể thấy rằng đôi khi hai thước đo này khác nhau. Khi chúng
khác nhau, lý do đằng sau có thể giải thích sự khác nhau giữa hai con số này chính là hai sự khác biệt
mà chúng ta đã thảo luận. Ví dụ, vào năm 1979 và năm 1980, lạm phát tính theo CPI tăng vọt hơn lạm
phát tính theo chỉ số giảm phát GDP chủ yếu là do giá dầu tăng hơn gấp đôi trong hai năm này. Tuy
nhiên, sự khác nhau giữa hai thước đo này là ngoại lệ hơn là quy tắc. Trong những năm 1970, cả chỉ số
giảm phát GDP và chỉ số giá tiêu dùng đều cho thấy tỷ lệ lạm phát cao. Vào cuối những năm 1980, 1990
và thập niên đầu của những năm 2000, cả hai thước đo đều cho thấy tỷ lệ lạm phát thấp.

ĐIỀU CHỈNH CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ DO ẢNH HƯỞNG CỦA LAM PHI

HAT

Mục đích của việc đo lường mức giá chung trong nền kinh tế là cho phép chúng ta so sánh số tiền tại
những thời điểm khác nhau. Bây giờ chúng ta đã biết cách toán chỉ số giá, hãy xem làm thế nào chúng ta
có thể sử dụng một chỉ số như vậy để so sánh số tiền trong quá khứ với số tiền trong hiện tại.

Chuyển đổi số đô la từ những thời điểm khác nhau

Trước hết chúng ta quay trở lại vấn đề tiền lương của Babe Ruth. Mức lương của anh ta là 90 000 USD
vào năm 1931 thì cao hay thấp so với mức lương của các cầu thủ hiện nay?

Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta cần phải biết mức giá vào năm 1931 và mức giá hiện nay . Một phần
của sự gia tăng tiền lương là bù đắp cho các cầu thủ bóng chày vì giá cả ngày hôm nay thì cao hơn. Để
so sánh mức lương của Ruth với mức lương của các cầu thủ hiện nay, chúng ta cần phải chuyển đổi
mức lương của Ruth tính theo đô la của năm 1931 thành đô la của ngày hôm nay.

Công thức chuyển đổi số đô la trong năm T thành số đô la của ngày hôm nay là:

Số đô la ngày hôm nay = (Mức giá ngày hôm nay/ Mức giá trong năm T)x

Số đô la trong năm T

Một chỉ số giá như chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá và vì thế xác định mức độ điều chỉnh lạm phát.

Chúng ta hãy áp dụng công thức này cho mức lương của Ruth. Số liệu thống kê của chính phủ
cho thấy chỉ số giá tiêu dùng là 15,2 vào năm 1931 và 214,5 vào năm 2009. Do đó, mức giá chung đã

June 1, 2021
18
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

tăng lên 14,1 lần (bằng 214,5/15,2). Chúng ta có thể sử dụng những con số này để tính mức lương của
Ruth theo số đô la của năm 2009 như sau:

Mức lương theo số đôla năm 2009 = Mức lương theo số đôla năm 1931 x (Mức giá năm 2009 /Mức giá
năm 1931) = 80.000USDx 414,2 =1.128.947USD = 80.000USDX 15,2

Chúng ta thấy rằng mức lương của Babe Ruth vào năm 1931 là tương đương với mức lương
hơn 1 triệu USD hiện nay. Đó là một mức thu nhập tốt, nhưng nó ít hơn một phần tư mức lương trung
bình của Yankee ngày hôm nay và chỉ bằng 3% mức lương mà Yankees trả cho A-Rod. Nhiều yếu tố
khác nhau, bao gồm tăng trưởng kinh tế và thu nhập cổ phiếu tăng lên mà các siêu sao kiếm được, đã
làm tăng đáng kể mức sống của những vận động viên nổi tiếng nhất.

Chúng ta cũng hãy xem xét mức lương 75.000 USD của Tổng thống Hoover vào năm 1931. Để
chuyển con số này thành số đô la của năm 2009, chúng ta lại nhân với tỷ lệ mức giá trong hai năm.
Chúng ta thấy rằng mức lương của Hoover là tương đương với 75.000 USD X (214,5/15,2), bằng
1.058.388 USD vào năm 2009. Mức lương này thì cao hơn hẳn mức lương 400.000 USD của Tổng
thống Darack Obama. Xem ra Tổng thống Hoover rốt cuộc đã có một năm khá tốt.

Chỉ số hóa

Như chúng ta vừa thấy, các chỉ số giá được sử dụng để điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát khi so sánh
các con số đô la từ những thời điểm khác nhau. Loại điều chỉnh này xuất hiện ở nhiều nơi trong nền kinh
tế. Khi một số tiền được tự động điều chỉnh theo luật pháp hay theo hợp đồng trước những thay đổi trong
mức giá, thì số tiền đó đã được chỉ số hóa' theo lạm phát.

Ví dụ, nhiều hợp đồng dài hạn giữa các công ty và công đoàn bao gồm cả việc chỉ số hoá một
phần hoặc toàn bộ tiền lương theo chỉ số giá tiêu dùng. Một điều khoản như vậy được gọi là trợ cấp chi
phí sinh hoạt, hay COLA (cost of living allowance). Một COLA tự động tăng lương khi chỉ số giá tiêu dùng
tăng lên.

Chỉ số hoá cũng là một đặc điểm của nhiều luật. Ví dụ, các lợi ích an sinh xã hội được điều chỉnh
hàng năm để bù đắp cho người cao tuổi khi giá cả tăng lên. Khung thuế thu nhập liên bang ở mức thu
nhập mà tại đó thuế suất thay đổi - cũng được chỉ số hóa theo lạm phát. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp
mà hệ thống thuế không được chỉ số hóa theo lạm phát, ngay cả khi đó là việc nên làm. Chúng ta sẽ thảo
luận vấn đề này đầy đủ hơn khi bàn về chi phí của lạm phát trong phần sau của cuốn sách này.

Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực

Việc điều chỉnh các biến số kinh tế trước tác động của lạm phát là đặc biệt quan trọng, và có phần nào
đó rắc rối, khi chúng ta xem xét số liệu về lãi suất. Khái niệm về mỗi mức lãi suất nhất thiết phải bao gồm
cả việc so sánh số tiền tại những thời điểm khác nhau. Khi bạn gửi tiền tiết kiệm vào một tài khoản ngân
hàng, bạn đưa tiền cho ngân hàng lúc này, và ngân hàng sẽ trả lại cả gốc và lãi cho bạn trong tương lai.
Tương tự, khi bạn vay tiền từ ngân hàng, bạn nhận tiền lúc này, nhưng bạn sẽ phải trả khoản vay cùng
với tiền lãi trong tương lal.

1. Chỉ số hóa: Sự điều chỉnh tự động theo luật pháp hay hợp đồng cho một số tiền trước tác động
của lạm phát.

Trong cả hai trường hợp, để hiểu đầy đủ giao dịch giữa bạn và ngân hàng, điều cốt yếu là bạn phải hiểu
được giá trị đồng tiền trong tương lai khác với giá trị đồng tiền trong hiện tại. Điều đó có nghĩa là bạn
phải điều chỉnh tác động của lạm phát.

June 1, 2021
19
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Chúng ta hãy xem xét một ví dụ. Giả sử Sally gửi 1.000 USD vào một tài khoản ngân hàng và
hưởng lãi suất hàng năm là 10%. Một năm sau, Sally tích lũy được khoản tiền lãi là 100 USD, cô ấy rút
khoản tiền 1.100 USD ra khỏi tài khoản. Có phải Sally giàu thêm 100 USD so với lúc cô ấy gửi tiên một
năm trước ?

Câu trả lời phụ thuộc vào việc chúng ta hiểu từ giàu hơn là như thế nào. Sally quả thực có thêm
100 USD so với trước đây. Nói cách khác, số tiền mà cô ấy sở Em đã tăng 10%. Nhưng Sally không
quan tâm đến số lượng tiền. Cô ấy quan tâm đến việc có thể mua được những gì với số tiền đó. Nếu giá
cả đã tăng trong khi Hiện của cô ấy nằm trong ngân hàng, thì mỗi đô la bây giờ mua được ít hàng hóa
hơn so với một năm trước đây. Trong trường hợp này, sức mua của cô ấy – lượng hàng hóa và dịch vụ
mà cô ấy có thể mua – đã không tăng thêm 10%.

Để đơn giản hóa vấn đề, chúng ta giả sử rằng Sally là một người thích xem phim và chỉ mua các
đĩa DVD. Lúc Sally gửi tiền, một đĩa DVD tại cửa hàng địa phương có giá 10 USD. Khoản tiền gởi 1.000
USD của cô ấy tương đương với 100 đĩa DVD. Một năm sau, nhận 10% lãi, cô ấy có 1.100 USD. Bây giờ
cô ấy có thể mua bao nhiêu đĩa DVD? Điều này phụ thuộc vào việc giá của một đĩa DVD đã thay đổi như
thế nào. Sau đây là một số ví dụ:

• Lạm phát bằng zero: Nếu giá một đĩa DVD vẫn là 10 USD, thì số đĩa mà cô ấy có thể mua tăng
từ 100 lên 110. Con số 10% tăng lên của số đô la đồng nghĩa với 10% tăng lên của sức mua.

• Lạm phát là 6%: Nếu giá một đĩa DVD tăng từ 10 USD lên 10,6 USD, thì số đĩa DVD mà cô ấy
có thể mua đã tăng từ 100 lên gần 104. Sức mua của cô ấy đã tăng lên khoảng 4%.

• Lạm phát là 10%: Nếu giá một đĩa DVD tăng từ 10 USD lên 11 USD, thì cô ấy vẫn chỉ có thể
mua được 100 đĩa DVD. Mặc dù số tiền của Sally đã tăng lên, nhưng sức mua của cô ấy vẫn giống như
một năm trước đây.

• Lạm phát là 12%: Nếu giá một đĩa DVD tăng từ 10 USD lên 11,20 USD, thì số đĩa mà cô ấy có
thể mua giảm từ 100 xuống gần 98. Dù cho số tiền lớn hơn, sức mua của cô ấy đã giảm khoảng 2%.

Và nếu Sally đang sống trong một nền kinh tế có tình trạng giảm phát - giá cả giảm xuống - một khả
năng khác có thể xảy ra:

• Giảm phát 2%: Nếu giá một đĩa DVD giảm từ 10 USD xuống còn 9,8 USD, thì số đĩa DVD mà
cô ấy có thể mua được tăng từ 100 đến gần 112, Sức mua của cô ấy tăng khoảng 12%.

Những ví dụ này cho thấy rằng tỉ lệ lạm phát càng cao, thì sức mua của Sally tang càng ít. Nếu tỉ
lệ lạm phát cao hơn lãi suất, thì sức mua của cô ấy thực tế đã giảm xuống. Và nếu giảm phát xảy ra (tức
là tỷ lệ lạm phát âm), thì sức mua của cô ấy sẽ tăng nhiều hơn lãi suất.

Để hiểu một người kiếm được bao nhiêu từ tài khoản tiết kiệm, chúng xem xét cả lãi suất và sự
thay đổi giá cả. Lãi suất đo lường sự thay đổi số 1. tiên được gọi là lãi suất danh nghĩa', và lãi suất được
điều chỉnh theo lam được gọi là lãi suất thực. Lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và lạm phát liên quan với
nhau như sau:

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Lạm phát

Lãi suất thực là sự chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa cho biết số
tiền trong tài khoản của bạn tăng nhanh như thế nào qua thời gian, trong khi lãi suất thực cho biết sức
mua từ tài khoản ngân hàng của bạn tăng nhanh như thế nào qua thời gian.

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG

June 1, 2021
20
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Lãi Suất Trong Nền Kinh Tế Hoa Kỳ

Hình 3 cho thấy lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực của nền kinh tế Hoa Kỳ kể từ năm 1965. Lãi suất
danh nghĩa trong hình này là lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng (mặc dù số liệu về các lãi suất
khác cũng tương tự). Lãi suất thực dân tính bằng lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Đây chính
là tỷ lệ lạm P được đo lường theo phần trăm thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng.

- Một đặc trưng của hình này là lãi suất danh nghĩa hầu như luôn cao suất thực. Điều này phản ánh rằng
nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua thời N 5 tiêu dùng gia tăng trong hầu hết các năm thuộc thời kỳ này.
Ngược lộ " xem xét số liệu của nền kinh tế Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 19 hoặc của nền kinh tế

1. Lãi suất danh nghĩa: lãi suất thường được công bố mà không có sự điều chỉnh tác động của
lạm phát.

2. Lãi suất thực: lãi suất đã điều chỉnh tác động của lạm phát.

Nhật Bản trong các năm gần đây, bạn sẽ thấy những thời kì giảm phát. Trong thời kì giảm phát, lãi suất
thực cao hơn lãi suất danh nghĩa.

Hình trên cũng cho thấy a thực không luôn di chuyển còn danh nghĩa cao. Nhưng trong hầu hết những n
khoản tiết kiệm của người dân,

chim phát, lãi suất thực cao hơn lãi suất danh nghĩa

Gng cho thấy do lạm phát biến động, lãi suất danh nghĩa và lãi suất in di chuyển cùng nhau. Ví dụ, vào
cuối những năm 1970, lãi suất - Nong do lạm phát cũng rất cao nên lãi suất thực thấp. Quả thực, - Làng
năm 1970, lãi suất thực là âm, do lạm phát làm xói mòn các

,, người dân nhanh hơn các khoản tiền lãi danh nghĩa mang lại. Ai vào cuối những năm 1990, lãi suất
danh nghĩa thấp hơn lãi suất danh

..; thập kỷ trước đó. Nhưng bởi vì lạm phát thấp hơn nhiều, cho nên

cao hơn. Trong các chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu những nhân tố quyết định cả lãi suất thực và
lãi suất danh nghĩa

nghĩa trong hai thập kỷ trí lãi suất thực cao hơn.

KẾT LUẬN

“Một đồng bạc không đáng giá bao nhiêu”, cầu thủ bóng chày Yogi Berra từng nhận xét. Quả thực, trong
suốt lịch sử gần đây, giá trị thật đằng sau đồng 5 xu, đồng 10 xu và đồng đô la là không ổn định. Sự gia
tăng liên tục của mức giá chung đã trở thành thường lệ. Lạm phát như thế làm giảm sức mua của mỗi
đơn vị tiền tệ theo thời gian. Khi so sánh con số đô la từ những thời điểm khác nhau, thì điều quan trọng
cần phải nhớ là một đô la của ngày hôm nay không giống với một đô la của 20 năm về trước hay, gần
như chắc chắn, của 20 năm sau.

Chương này đã thảo luận về cách thức mà các nhà kinh tế đo lường mức giá chung của nền
kinh tế và cách thức mà họ sử dụng các chỉ số giá để điều chỉnh các biến số kinh tế trước tác động của
lạm phát. Các chỉ số giá cho phép chúng ta So sánh số tiền từ những thời điểm khác nhau và, do đó,
hiểu rõ hơn về sự thay đổi của nền kinh tế.

June 1, 2021
21
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Sự thảo luận về các chỉ số giá trong chương này, cùng với sự thảo luận về GDP Trong chương
trước, chỉ là bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu kinh tế vĩ I10. Chúng ta vẫn chưa xem xét những
nhân tố nào quyết định GDP của một 0 gia hoặc những nguyên nhân và tác động của lạm phát. Để làm
được điều Chúng ta cần phải đi xa hơn những vấn đề về đo lường. Quả thực, đó là mục tiêu kê tiếp của
chúng ta. Với việc giải thích cách thức mà các nhà kinh tế đo lường số lượng và giá cả ở tầm vĩ mô ở hai
chương vừa rồi, giờ đây chúng ta sẵn sàng để xây dựng những mô hình nhằm giải thích sự thay đổi của
các biến số này.

Đây là chiến lượt của chúng ta trong những chương sắp tới. Trước hết, hãy tìm ullg nhân tố dài hạn
quyết định GDP thực và các biến số liên quan, nhu Kiệm, đầu tư, lãi suất thực và thất nghiệp. Tiếp theo,
chúng ta xem xét

quyết định mức giá và các biến số liên quan, như là cung tiến, lạm phát và lãi suất danh nghĩa. Cuối
cùng, sau khi đã biết được những biến số này

được xác định như thế nào trong dài hạn, chúng ta nghiên cứu một câu hỏi Hà tạp hơn là điều gì gây nên
sự dao động trong ngắn hạn của GDP thực và mức 2 Trong tất cả những chương này, các vấn để đo
lường mà chúng ta vừa thảo luận cung cấp nền tảng cho sự phân tích này.

TÓM TẮT

Chỉ số giá tiêu dùng cho thấy chi phí của một giỏ hàng hóa và dịch vụ so với chi phí của cùng giỏ hàng
đó trong năm gốc. Chỉ số này được sử dụng để đo lường mức giá chung của nền kinh tế. Phần trăm thay
đổi của chỉ số giá tiêu dùng đo lường tỷ lệ lạm phát.

Chỉ số giá tiêu dùng là một thước đo không hoàn hảo về chi phí sinh hoạt vì ba lý do. Thứ nhất, nó không
tính đến khả năng là người tiêu dùng hướng đến việc thay thế bằng những hàng hóa mà ngày càng trở
nên rẻ hơn. Thứ hai, nó không tính đến sự gia tăng sức mua của đồng tiền do sự giới thiệu những hàng
hóa mới. Thứ ba, nó bị sai lệch bởi những thay đổi không đo lường được về chất lượng của hàng hóa và
dịch vụ. Vì những vấn đề đo lường này mà CPI phóng đại con số lạm phát thực tế.

Giống như chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giảm phát GDP đo lường mức giá chung của nền kinh tế. Hai chỉ
số giá thường di chuyển cùng nhau, nhưng có những khác biệt quan trọng. Chỉ số giảm phát GDP khác
với CPI bởi vì nó bao gồm các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất thay vì các hàng hóa và dịch vụ được
tiêu thụ. Do đó, hàng hóa nhập khẩu tác động đến chỉ số giá tiêu dùng nhưng không tác động đến chỉ số
giảm phát GDP. Ngoài ra, trong khi chỉ số giá tiêu dùng sử dụng giỏ hàng cố định, thì chỉ số giảm phát
GDP tự động thay đổi nhóm các hàng hóa và dịch vụ theo thời gian khi thành phần của GDP thay đổi.

• Số tiền từ những thời điểm khác nhau không thể hiện sự so sánh vững chắc về sức mua. Để so sánh
một đô la trong quá khứ với một đô la ngày nay, thì một đô la trong quá khứ nên được điều chỉnh bằng
cách sử dụng chỉ số giá.

Nhiều luật và hợp đồng cá nhân sử dụng chỉ số giá để điều chỉnh tác động của lạm phát. Tuy nhiên, luật
thuế chỉ được chỉ số hóa một phân theo lạm phát.

Sự điều chỉnh lạm phát là đặc biệt quan trọng khi xem xét số liệu lãi suất. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất
thường được công bố; nó là lãi suất mà tại do số tiền trong tài khoản tiết kiệm tăng lên theo thời gian.
Ngược lại, lãi suất thực tính đến sự thay đổi giá trị đồng tiền theo thời gian. Lãi suất thực bang lãi suất
danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát.

June 1, 2021
22
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

CHƯƠNG 12 SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG


Khi du lịch vòng quanh thế giới, bạn thấy có sự khác biệt đáng kể về mức sống.
Thu nhập bình quân ở nước giàu, như ở Hoa Kỳ, Nhật Bản hoặc Đức, gấp hơn 10 lần thu nhập
bình quân ở nước nghèo, như ở Ấn Độ, Indonesia hoặc Nigeria. Sự chênh lệch lớn về thu nhập này
được phản ánh trong sự khác biệt rất lớn của mức sống. Người dân sống ở đất nước giàu hơn có được
dinh dưỡng tốt hơn, nhà cửa an toàn hơn, chăm sóc sức khỏe tốt hơn và có tuổi thọ bình quân cao hơn
cũng như họ có ô tô, điện thoại và truyền hình nhiều hơn.
Ngay cả trong cùng một quốc gia, cũng có sự thay đổi lớn về mức sống theo thời gian. Ở Hoa Kỳ
trong một thế kỷ qua, thu nhập bình quân được đo lường bằng GDP thực bình quân đầu người đã tăng
khoảng 2 phần trăm mỗi năm. Mặc dù 2 phần trăm dường như là rất nhỏ, nhưng tỷ lệ tăng trưởng đó ngụ
ý là thu nhập bình quân tăng lên gấp đôi sau mỗi 35 năm. Nhờ sự tăng trưởng này, thu nhập bình quân
ngày nay gấp khoảng 8 lần so với thu nhập bình quân cách đây một thế kỷ trước. Kết quả là, người Hoa
Kỳ điển hình được hưởng sự thịnh vượng kinh tế lớn hơn nhiều so với cha mẹ, ông bà và tổ tiên của
mình.
Tốc độ tăng trưởng thay đổi đáng kể giữa các quốc gia. Trong lịch sử gần đây, các quốc gia
Đông Á như Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan, đã trải qua tăng trưởng kinh tế khoảng 7 phần trăm mỗi
năm; với tốc độ này, thu nhập bình quân tăng lên gấp đôi mỗi 10 năm. Trong vòng 2 thập kỷ trước, theo
một số ước tính, Trung Quốc thậm chí đã đạt đến tốc độ tăng trưởng còn cao hơn nữa - 12 phần trăm
mỗi năm. Một đất nước trải qua sự tăng trưởng nhanh chóng như vậy thì có thể chỉ trong một thế hệ sẽ
đi từ một trong những quốc gia nghèo nhất vươn lên trở thành một trong số những quốc gia giàu nhất.
Ngược lại, một số nước ở châu Phi, ví dụ như Chad, Gabon và Senegal, thu nhập bình quân đã bị trì trệ
trong nhiều năm.
Điều gì giải thích cho những trải nghiệm khác nhau này? Các quốc gia giàu có duy trì mức sống
cao của họ như thế nào? Các chính sách nào mà các quốc gia nghèo nên theo đuổi để thúc đẩy hơn nữa
tăng trưởng nhanh chóng và gia nhập vào thế giới phát triển? Đây là một trong số những câu hỏi quan
trọng nhất của kinh tế học vĩ mô. Nhà kinh tế đoạt giải Nobel - Robert Lucas đã nhấn mạnh: “Tầm quan
trọng về phúc lợi con người trong các câu hỏi như thế này đang gây ra sự bất ngờ thú vị: Một khi người
ta bắt đầu suy nghĩ về chúng, thì thật khó đi, nghĩ về bất cứ điều gì khác nữa”
Trong hai chương trước, chúng ta đã thảo luận các nhà kinh tế đo lường biến số về lượng và giá
trong kinh tế vĩ mô như thế nào. Bây giờ chúng ta có thg bắt đầu nghiên cứu về các lực lượng quyết định
các biến số này. Như chúng. đã biết, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia (GDP) đo lường cả phần
tổn thu nhập kiếm được của một quốc gia và cả phần tổng chi tiêu của một quả gia cho hàng hóa và dịch
vụ. Mức GDP thực là một chỉ báo tốt để đo lường thịnh vượng kinh tế, và sự tăng trưởng của GDP thực
là chỉ báo tốt cho sự tăng trưởng kinh tế. Trong chương này, chúng ta sẽ tập trung vào các nhân tố dài
hạn ảnh hưởng đến GDP và sự tăng trưởng của GDP thực. Phần sau của quyển sách. chúng ta sẽ
nghiên cứu về những dao động trong ngắn hạn của GDP thực xung quanh xu hướng tăng trưởng dài hạn
của chúng.
Chúng ta tiến hành theo ba bước. Đầu tiên là xem xét dữ liệu quốc tế về GDP thực bình quân
đầu người. Những dữ liệu này sẽ cho bạn thấy ý nghĩa của sự thay đổi trên toàn thế giới về mức độ và
sự tăng trưởng của mức sống. Thứ hai, chúng ta xem xét vai trò của năng suất – số lượng hàng hóa và
dịch vụ được sản xuất từ mỗi giờ lao động của mỗi công nhân. Đặc biệt, chúng ta thấy mức sống của
một quốc gia được quyết định bởi năng suất lao động của các công nhân trong quốc gia đó, và chúng ta
xem xét các yếu tố quyết định năng suất của một quốc gia. Thứ ba, chúng ta xem xét mối quan hệ giữa
năng suất và các chính sách kinh tế mà các quốc gia theo đuổi.
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Như là điểm khởi đầu cho nghiên cứu về tăng trưởng dài hạn, chúng ta nhìn vào kinh nghiệm
của một số nền kinh tế trên thế giới. Bảng 1 cho thấy số liệu GDP thực bình quân đầu người của 13 quốc
gia. Đối với mỗi quốc gia, số liệu bao gồm dữ liệu lịch sử trải dài hơn một thế kỷ. Cột thứ nhất và cột thứ
hai của bảng trình bày các quốc gia và các giai đoạn. (Các giai đoạn thời gian có khác nhau đôi chút giữa
các quốc gia bởi vì sự khác biệt của số liệu sẵn có). Cột thứ ba và thứ tư cho thấy các ước tính về GDP
thực bình quân đầu người từ khoảng hơn thế kỷ trước cho đến thời gian gần đây.

June 1, 2021
23
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Dữ liệu về GDP thực trên đầu người cho thấy mức sống khác nhau nhiều giữa các quốc gia. Ví
dụ, thu nhập đầu người ở Hoa Kỳ khoảng tảm lần thu nhập đầu người ở Trung Quốc và khoảng mười
sáu lần ở Ấn Độ. Các quốc gia ngheo nhất có mức thu nhập trung bình không thể tìm thấy trong thế giới
phat die trong nhiều thập kỷ. Một công dân điển hình ở Ấn Độ vào năm 2008 có mus thu nhập thực ít hơn
nhiều so với thu nhập thực của một công dân Anh điện hình vào năm 1870. Một công dân điển hình ở
Bangladesh năm 2008 có mức thu nhập thực bằng 2/3 mức thu nhập thực của một công dân điển hình ở
Hoa Kỳ một thế kỷ trước.
Cột cuối của bảng cho thấy tốc độ tăng trưởng của mỗi quốc gia. Tốc độ tăng trưởng đo lường
số phần trăm GDP thực đầu người tăng trong một năm. Ví dụ ở Hoa Kỳ, nơi mà GDP thực bình quân
đầu người là 4.000 USD vào năm 1870 và đạt 46.970 USD vào năm 2008, tốc độ tăng trưởng là 1,8
phần trăm một năm. Điều này có nghĩa là nếu GDP thực đầu người, bắt đầu là 4.000 USD, tăng 1,8 phần
trăm mỗi năm trong suốt 138 năm, thì nó sẽ đạt mốc là 46.970 USD. Dĩ nhiên, GDP thực bình quân đầu
người không thực sự tăng chính xác là 1,8 phần trăm mỗi năm: một số năm sẽ tăng trưởng cao hơn, các
năm khác tăng trưởng thấp hơn. Tốc độ tăng trưởng 1,8 phần trăm một năm đã bỏ qua những dao động
ngắn hạn xung quanh xu hướng dài hạn và được thể hiện bởi tốc độ trung bình của tăng trưởng GDP
thực bình quân đầu người trong nhiều năm
Các quốc gia trong Bảng 1 được xếp theo thứ tự tốc độ tăng trưởng từ cao xuống thấp. Nhật
Bản dẫn đầu danh sách, với tốc độ tăng trưởng là 2,71 phần trăm một năm. Một trăm năm trước Nhật
Bản không phải là một quốc gia giàu Có. Thu nhập bình quân của Nhật Bản chỉ cao hơn một chút so với
thu nhập bình quân của Mexico, và đứng sau thu nhập bình quân của Argentina. Chất lượng cuộc sống
của Nhật Bản vào năm 1890 là thấp hơn một nửa so với chất lượng cuộc sống của Ấn Độ ngày nay. Tuy
nhiên, vì sự tăng trưởng thần kỳ, Nhật Bản bây giờ trở thành một cường quốc kinh tế, với thu nhập bình
quân gấp hơn hai lần thu nhập bình quân của Mexico và Argentina, và thu nhập bình quân của Nhật Bản
tương đương với thu nhập bình quân của Đức, Canada và Anh. Cuối bảng danh sách là Pakistan và
Bangladesh, hai nước có tốc độ tăng trưởng nhỏ hơn 1,3 phần trăm một năm trong suốt một thế kỷ
trước. Kết quả là, công dân điển hình của các quốc gia này tiếp tục sống trong nghèo đói..
Vì sự khác biệt của tốc độ tăng trưởng, việc xếp hạng các quốc gia theo thu nhập thay đổi đáng
kể theo thời gian. Như chúng ta thấy, Nhật Bản là quốc gia nói lên tương đối so với các quốc gia khác.
Vào năm 1870, Nước Anh là nước giàu nhất trên thế giới, với thu nhập bình quân cao hơn khoảng 20
phần trăm so với thu nhập bình quân của Hoa Kỳ và cao hơn gấp hai lần so với thu nhập bình quân
BẠN CÓ BIẾT Một Bức Hình Đảng Giá Bằng
Một Nghìn Con Số Thống Kê
George Bernard Shaw từng nói: “Tín hiệu về sự thay đổi của một con người có học vấn thực sự
thì được thể hiện một cách đầy đủ qua các dữ liệu thống kê. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đang không thể
thấy được sự thay đổi sâu sắc này qua dữ liệu của GDP - cho đến khi chúng ta thấy được những con số
thống kê này thể hiện điều gì.
Ba hình ảnh trên trang này thể hiện các gia đình điển hình ở ba quốc gia - Anh Quốc, Mexico và
Mali. Mỗi gia đình được chụp ảnh bên ngoài ngôi nhà của họ, cùng với tất cả các đồ vật mà họ sở hữu.
Các quốc gia này có sự khác nhau rất nhiều về mức sống, được đánh giá bằng hình ảnh, GDP,
hoặc các con số thống kê khác.
• Anh Quốc là một nền kinh tế phát triển. Vào năm 2008, GDP đầu người là 36.130 USD. Một
phần không đáng kể của dân số sống trong nghèo đói cùng cực, được định nghĩa là thấp hơn 2 USD một
ngày. Trình độ học vấn cao. Trong số trẻ em độ tuổi học trung học, 91 phần trăm được đến trường. Cư
dân của Anh quốc có thể kì vọng cuộc thọ hơn: xác suất một người sống đến 65 tuổi là 85 phần trăm đối
với nó 91 phần trăm đối với nữ.
Mexico là một nước có thu nhập bình quân.
•Vào năm 2008, GDP đầu người là 14.270 USD .Khoảng 5 phần trăm dân số sống với mức ít
hơn 2 USD một ngày. Trong số trẻ em ở độ tuổi học trung học, 71 phần trăm được đến trường. Xác suất
một người sống đến 65 tuổi là 78 phần trăm đối với nam và 86 phần trăm đối với nữ.
Maili là một quốc gia nghèo. Vào năm 2008, GDP đầu người chỉ là 1.090 USD. Nghèo đói cùng
cực lên đến mức: Hơn ba phần tử dân số sống dưới 2 USD một ngày. Trình độ giáo dục ở Mail còn thấp:

June 1, 2021
24
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

trong số trẻ em ở độ tuổi học trung học, chỉ có 29 phần trăm đến trường. Và cuộc sống thường ngắn
ngủi: Xác suất một người sống đến 65 tuổi chỉ là 38 phần trăm đối với nam và 42 phần trăm đối với nữ.
Các nhà kinh tế nghiên cứu tăng trưởng kinh tế có gắng tìm hiểu các nguyên nhân của sự khác
biệt to lớn của mức sống này.
của Canada. Ngày nay, thu nhập bình quân của nước Anh thấp hơn 20 phần trăm so với thu nhập bình
quân của Hoa Kỳ và Canada. | Những dữ liệu này cho thấy các quốc gia giàu nhất trên thế giới không có
sự đảm bảo là quốc gia này sẽ tiếp tục là nước giàu nhất, và các quốc gia nghèo nhất trên thế giới không
cam chịu cảnh sẽ mãi là quốc gia nghèo đói. Tuy nhiên, điều gì giải thích những sự thay đổi này theo thời
gian? Tại sao một số quốc gia tiên lên
BẠN CÓ BIẾT Bạn Có Giàu Hơn Người Mỹ Giàu Nhất?
Tạp chí American Heritage một lần đã phát hành danh sách những người giàu nhất nước Mỹ mọi
thời đại. Số 1 thuộc về John D. Rockefeller, doanh nhân dầu mỏ sống từ năm 1839 đến 1937. Theo tính
toán của tạp chí này, tài sản của ông ta ngày nay tương đương 200 tỷ đô la, gấp bốn lần tài sản của Bill
Gates, doanh nhân phần mềm, là người giàu nhất nước Mỹ hiện nay.
Mặc dù thực sự giàu có, Rockefeller không tận hưởng được nhiều tiện nghi mà ngày hôm nay
chúng ta có được. Ông không thể xem tivi, chơi trò chơi điện tử, lướt web, hoặc gửi thư điện tử. Trong
suốt cái nóng của mùa hè, ông không thể làm mát ngôi nhà của mình bằng máy điều hòa. Hầu như suốt
cuộc đời, ông không thể di chuyển bằng xe hơi hay máy bay, và ông không thể sử dụng điện thoại để gọi
bạn bè hoặc gia đình. Nếu bệnh, ông cũng không sử dụng được nhiều loại thuốc, như thuốc kháng sinh,
mà các bác sĩ ngày nay thường sử dụng để kéo dài và nâng cao cuộc sống.
Bây giờ hãy thử xem xét: Bạn cần bao nhiêu tiền để chấp nhận từ bỏ phần còn lại của cuộc sống
hiện tại của bạn với tất cả tiện nghi hiện đại mà Rockefella, đã sống mà không có nó? Bạn sẽ làm điều đó
với giá 200 tỷ đô la? Có lẽ là không. Và nếu bạn không làm điều đó, sẽ công bằng để nói rằng bạn có
cuộc sống tốt hơn so với John D, Rockefeller, người được cho là giàu có nhất nước Mỹ?
Chương trước đã thảo luận về các chỉ số giá tiêu chuẩn, được sử dụng để so sánh số tiền tại
những thời điểm khác nhau. Các chỉ số này chưa tính đến sự xuất hiện của các hàng hóa mới trong nền
kinh tế. Kết quả là, tỷ lệ lạm phát bị ước tính quá mức. Phía ngược lại của quan sát này là tốc độ tăng
trưởng thực của nền kinh tế được đánh giá dưới mức. Cân nhắc cuộc sống của Rockefeller cho thấy vấn
đề này quan trọng như thế nào. Bởi vì sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, người Mỹ trung bình ngày nay
được cho rằng “giàu hơn" người giàu nhất nước Mỹ cách đây một thế kỷ, mặc dù sự thật này bị bỏ qua
trong các số liệu thống kề kinh tế tiêu chuẩn.
phía trước trong khi một số quốc gia khác lại tụt lại phía sau? Đây đích thực là các câu hỏi mà chúng ta
sẽ tìm hiểu tiếp theo.
NĂNG SUẤT: VAI TRÒ VÀ CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH
Giải thích về sự khác biệt lớn của mức sống trên toàn thế giới, theo một ý nghĩa nào đó, thì rất
đơn giản. Như chúng ta sẽ thấy, lời giải thích này có thể được tóm tắt trong một từ duy nhất - năng suất.
Nhưng theo một nghĩa khác, sự thay đổi quốc tế thì rất hóc búa. Để giải thích vì sao thu nhập cao hơn rất
nhiều ở một số quốc gia so với các quốc gia khác, chúng ta phải nhìn vào nhiều yếu tố quyết định năng
suất của một quốc gia.
Tại sao năng suất là rất quan trọng
Chúng ta bắt đầu nghiên cứu về năng suất và tăng trưởng kinh tế bằng cách phát triển một mô hình đơn
giản dựa trên tiểu thuyết nổi tiếng Robinson Crusoe của nhà văn Daniel Defoe về một thủy thủ bị mắc kẹt
trên một hoang đảo. Bởi vì nhà văn Daniel Defoe sống một mình, anh ta bắt cá, tự trồng rau, và tự may
quần áo cho mình. Chúng ta có thể suy nghĩ về các hoạt động của Crusoe - việc sản xuất và tiêu thụ và
quần áo của anh ta - được xem như là một nền kinh tế đơn giản. Thông việc xem xét nền kinh tế
của Crusoe, chúng ta rút ra một số bài học có thể được áp dụng vào các nền kinh tế thực tế và phức tạp
hơn.
Điều gì quyết định mức sống của Crusoe? Trong một từ, năng suất', số lượng Ang hóa và dịch
vụ được sản xuất từ mỗi đơn vị nhập lượng lao động. Nếu Cruse giỏi đánh cá, trồng rau và may quần áo,

June 1, 2021
25
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

anh ta sống tốt. Nếu anh ta không đi làm những điều này, anh ta sẽ sống trong nghèo đói. Vì Crusoe chi
tiêu dùng những gì mà anh ta sản xuất, mức sống của anh ta gắn liền với năng suất của chính mình.
Trong trường hợp nền kinh tế Crusoe, thật dễ dàng để thấy rằng năng suất là vếu tố quyết định
mức sống và tăng trưởng năng suất là yếu tố quyết định chủ yếu tăng trưởng của mức sống. Càng nhiều
cá mà Crusoe đánh bắt trong một giờ, thì anh ta ăn cá càng nhiều trong bữa ăn. Nếu Crusoe tìm thấy
được nơi tốt hơn để đánh cá, năng suất của anh ta tăng lên. Sự tăng trưởng trong năng suất dẫn đến
việc Crusoe phải đánh đổi: Anh ta có thể ăn cá nhiều hơn, hoặc là anh ta dành ít thời gian cho việc đánh
cá và dành nhiều thời gian sản xuất ra những hàng hóa khác mà anh ta cần.
Vai trò quan trọng của năng suất trong việc quyết định mức sống là đúng cho các quốc gia và
cũng đúng cho trường hợp những thủy thủ bị mắc kẹt. Nhớ lại rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của
nền kinh tế đo lường hai thứ cùng một lúc: tổng thu nhập được tạo ra bởi tất cả thành viên trong nền kinh
tế và tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của cả nền kinh tế. GDP có thể đo lường hai thứ đó cùng một
lúc vì cả hai số đo này phải bằng nhau trên bình diện tổng thể nền kinh tế. Một cách đơn giản, thu nhập
của cả nền kinh tế chính là sản lượng của nền kinh tế đó.
Giống như Crusoe, một quốc gia có thể hưởng thụ mức sống cao chỉ khi quốc gia đó có thể sản
xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ. Người dân Hoa Kỳ sống tốt hơn người dân Nigeria bởi vì công nhân ở
La Kỳ có năng suất cao hơn công nhân ở Nigeria. Người Nhật tận hưởng sự tăng trưởng nhanh chóng
hơn về mức sống so với người Argentina bởi vì công nhân Nhật có năng suất tăng nhanh hơn rất nhiều.
Thực vậy, một trong Mười Nguyên lý của Kinh tế học ở Chương 1 là mức Song của một quốc gia phụ
thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó.
Do đó, để hiểu được những sự khác biệt to lớn về mức sống, chúng ta quan Sát các quốc gia với
nhau hoặc các quốc gia theo thời gian, chúng ta tập trung vào việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Tuy
nhiên, thấy được mối quan hệ giữa mức sống và năng suất chỉ là bước đầu tiên. Tiếp theo bước đầu tiên
này sẽ là câu hỏi:
1. Năng suất: số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra từ mỗi đơn vị nhập lượng lao động.
Tại sao một số nền kinh tế lại sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn những nền kinh tế
khác:
Năng suất được quyết định như thế nào?
Mặc dù năng suất là yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống của Robinson Crusoe, có
nhiều yếu tố quyết định năng suất của Crusoe. Crusoe sẽ đánh bắt cá nhiều hơn, ví dụ, nếu anh ta có
nhiều cần câu hơn, hoặc nếu anh ta được đào tạo kỹ thuật đánh bắt tốt nhất, hoặc nếu hòn đảo của anh
ta có nguồn cá dồi dào, hoặc nếu anh ta phát minh ra dụng cụ để thu hút cá tốt hơn. Mỗi yếu tố trong
những yếu tố quyết định năng suất của Crusoe - mà chúng ta có thể gọi đó là vốn và chất, vốn nhân lực,
tài nguyên thiên nhiên và kiến thức công nghệ - có một phiên bản tương ứng trong các nền kinh tế phức
tạp và thực tế hơn. Chúng ta sẽ xem xét lần lượt từng yếu tố.
Vốn vật chất trên mỗi công nhân. Các công nhân có năng suất cao hơn nếu họ có công cụ để
làm việc. Trữ lượng máy móc thiết bị và cấu trúc cơ sở hạ tầng được sử dụng để sản xuất hàng hóa và
dịch vụ được gọi là vốn vật chất, hoặc chỉ là vốn. Ví dụ, khi người công nhân gỗ làm đồ nội thất, họ sử
dụng cưa, máy tiện và máy khoan. Nhiều máy móc hơn cho phép người công nhân tạo ra sản phẩm
nhanh hơn và chính xác hơn: Một người công nhân chỉ có công cụ bằng tay đơn giản thì làm ra ít sản
phẩm nội thất hơn trong một tuần so với người công nhân được trang bị máy móc thiết bị phức tạp và
chuyên dụng.
Nhắc lại, các yếu tố đầu vào sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ - lao động, vốn và các yếu
tố khác - được gọi là các yếu tố sản xuất. Đặc điểm quan trọng của vốn đó là nó chính là yếu tố sản xuất
được tạo ra từ quá trình sản xuất. Có nghĩa là, vốn là đầu vào của quá trình sản xuất mà trong quá khứ
nó là đầu ra từ một quá trình sản xuất. Người thợ mộc sử dụng máy tiện để làm ra chân của cái bàn.
Trước đó, bản thân của cái máy tiện là sản phẩm đầu ra của công ty sản xuất ra những chiếc máy tiện.
Nhà sản xuất ra máy tiện sử dụng các thiết bị khác để sản xuất ra sản phẩm của họ. Do đó, vốn là yếu tố
sản xuất được sử dụng để sản xuất ra tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ, trong đó có cả vốn.
Vốn nhân lực trên mỗi công nhân. Yếu tố thứ hai quyết định năng suất là von nhân lực. Vốn nhân lực
là thuật ngữ của nhà kinh tế để chỉ về kiến thức và các kỹ năng mà người công nhân có được thông qua

June 1, 2021
26
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm. Vốn nhân lực bao gồm các kỹ năng được tích lũy trong trường mẫu
giáo, trường tiểu học, trung học, đại học và các chương trình huấn luyện nghề nghiệp của lạ lượng lao
động.
Giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm có tính hữu hình ít hơn là máy tiện, máy ủi Và Các toà nhà, nhưng vôn
nhân lực giống vốn vật chất ở nhiều mặt. Vốn nhân lực nâng cao khả năng của quốc như vốn vật chất,
vốn nhà Sản xuất vốn nhân lực đòi h viện và thời gian của sinh viên. Thật vậy, sinh viên có thể được xem
như là “công nhân”- những người có công việc quan trọng là sản xuất ra vốn nhân lực mà sẽ được sử
dụng cho sản xuất tương lai.
1. Vốn vật chất: trữ lượng máy móc thiết bị và cấu trúc cơ sở hạ tầng được
để sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
2. Vôn nhân lực: kiến thức và các kỹ năng mà người công nhân có được
giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm.
Tài nguyên thiên nhiên trên môi công nhân. Yếu tố quyết định thứ ba của năng suất là tài
nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên là các yếu tố đầu vào của sản xuất được cung cấp bởi tự
nhiên như đất đai, sông ngòi và mỏ khoáng 5 nguyên thiên nhiên có hai dạng: dạng tái tạo được và dạng
không tái tạo được. Một khu rừng là một ví dụ của dạng tài nguyên tái tạo được. Khi một cây bị đốn đi
một cây khác có thể được trồng ở vị trí đó để thu hoạch trong tương lai. Dầu mỏ là ví dụ của dạng tài
nguyên không tái tạo được. Bởi vì dầu mỏ được tạo ra bởi tự nhiên qua hàng triệu năm, do đó nó là một
nguồn cung có hạn. Một khi nguồn cung của dầu mỏ bị cạn kiệt, nó không thể tái tạo lại.
Sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên giải thích một số khác biệt về mức sống trên thế giới. Sự
thành công trong lịch sử của Hoa Kỳ một phần là do nguồn cung cấp dồi dào đất đai thích hợp cho nông
nghiệp. Ngày nay, một số quốc gia ở Trung Đông như Kuwait và Ả Rập Saudi, giàu có đơn giản vì họ là
những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Mặc dù tài nguyên thiên nhiên là quan trọng, nhưng nó không phải là yếu tố cần thiết cho một
nền kinh tế đạt năng suất cao trong việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Nhật Bản chẳng hạn, là một trong
những nước giàu nhất thế giới, mặc dù là một nước rất ít tài nguyên thiên nhiên. Thương mại toàn cầu
làm nên sự thành công của Nhật Bản. Nhật Bản nhập khẩu nhiều tài nguyên thiên nhiên mà họ cần, như
dầu mỏ, và xuất khẩu hàng hóa của họ đến những nước giàu có tài nguyên thiên nhiên.
Kiến thức công nghệ. Yếu tố quyết định thứ tư của năng suất là kiến thức công nghệ - là sự
hiểu biết của xã hội về phương cách tốt nhất để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Một trăm năm trước, hầu
hết người Hoa Kỳ làm việc trên các cánh đồng bởi vì kỹ thuật nông nghiệp đòi hỏi đầu vào về sức lao
động rất nhiều để nuôi Song toàn bộ dân số. Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật nông nghiệp,
một tỷ phần rất nhỏ dân số có thể sản xuất đủ lương thực để nuôi sống toàn bộ nên kinh tế. Sự thay đổi
công nghệ tạo ra lao động sẵn có cho việc sản xuất hàng và dịch vụ khác. Kiến thức công nghệ có nhiều
hình thức. Một số công nghệ là kiến thức phổ biến - sau khi một người dùng nó, người khác cũng có thể
tiếp nhận nó. Ví dụ, một khi Henry Ford giới thiệu thành công dây chuyền sản xuất lắp ráp, những nhà
sản xuất ô tô khác nhanh chóng bắt chước. Một số công nghệ khác là độc quyền - nó chỉ được biết bởi
công ty khám phá ra nó. Ví dụ, Công ty
• Tài nguyên thiên nhiên: các yếu tố đầu vào của sản xuất được cung cấp bởi tự nhiên như đất đai, sông
ngòi và mỏ khoáng sản,
2. Kiến thức công nghệ: Sự hiểu biết của xã hội về phương cách tốt nhất để sản xuất, hàng hóa và dịch
vụ.
BẠN CÓ BIẾT Hàm Sản Xuất

XY = A F(XL, XK, XH, XN).


Các nhà kinh tế thường sử dụng hàm sản xuất đề mô tả mối quan hệ giữa số lượng đầu vào
được sử dụng Gấp đôi tất cả đầu vào được biểu thị bằng phương trong sản xuất và số lượng đầu ra từ
sản xuất. Ví dụ, giả sử Y biểu thị sản lượng đầu ra của sản xuất, L biểu thị lực lượng lao động, K biểu thị
lượng vốn vật chất, H biểu thị vốn nhân lực và N biểu thị tài nguyên thiên nhiên. Khi đó chúng ta viết:
Y=A F(L, KH, N),

June 1, 2021
27
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Trong đó F() là hàm biểu thị cách thức lượng đầu vào được kết hợp để sản xuất đầu ra. A là biến phản
ánh tính sẵn có công nghệ sản xuất.
Khi công nghệ cải thiên, A tăng, do đó nên kinh tế sản xuất nhiều sản lượng đầu ra từ bất kỳ kết hợp đầu
vào sẵn có.
Nhiều hàm sản xuất có đặc tính được gọi là sinh lợi không đổi theo quy mô. Nếu một hàm sản xuất có
sinh lợi không đổi theo quy mô, khi đó tăng gấp đôi tất cả đầu vào dẫn đến sản lượng đầu ra cũng tăng
gấp đôi. Theo toán học, chúng ta viết hàm sản xuất có sinh lợi không đổi theo quy mô, cho bất kỳ số
dương x,
xY=AF(Xl,Xk,Xh,Xn).
Gấp đôi tất cả đầu vào được biểu thị bằng phương trình x=2. Phía bên phải biểu thị số lượng đầu vào
tăng gấp đôi, và phía bên trái biểu thị số lượng tăng gấp đôi
Các hàm sản xuất có sinh lợi không đổi theo quy mô có ứng dụng hữu ích và thú vị. Để thấy hàm ý này,
đặt x=1/L. Khi đó phương trình trước đây trở thành:
Y/L = A F(1,K/L, H/L, N/L).
Chú ý là Y/L là sản lượng trên mỗi công nhân, là thước đo năng suất. Phương trình này nói rằng năng
suất lao động phụ thuộc vào vốn vật chất trên mỗi công nhân (K/L), vốn nhân lực trên mỗi công nhân
(H/L), và tài nguyên thiên nhiên trên mỗi công nhân (N/L). Năng suất cũng phụ thuộc vào tình trạng công
nghệ, được phản ánh bởi biến A. Do đó, phương trình này cung cấp bản tóm tắt toán học của bốn yếu tố
quyết định năng suất mà chúng ta vừa thảo luận.
Coca-Cola giữ công thức bí mật để làm nên loại nước uống có gas nổi tiếng. Các công nghệ
khác còn lại thì độc quyền trong một thời gian ngắn. Khi một công ty dược khám phá ra loại thuốc mới,
cơ quan cấp bằng sáng chế sẽ trao cho công ty đó quyền tạm thời để trở thành nhà sản xuất độc quyền.
Tuy nhiên, khi bằng phát minh hết hạn, các công ty khác được phép sản xuất ra loại thuốc đó. Tất cả
những hình thức này của kiến thức công nghệ có vai trò quan trọng cho quá trình sản xuất hàng hóa và
dịch vụ của cả nền kinh tế.
Cần có sự phân biệt giữa kiến thức công nghệ và vốn nhân lực. Mặc dù cả hai có mối liên hệ gần
gũi, nhưng chúng vẫn có những khác biệt quan trọng. Kiến thức công nghệ để cập đến sự hiểu biết của
xã hội đối với sự vận động của thế giới. Vốn nhân lực để cập đến nguồn lực được sử dụng để truyền đạt
sự hiểu biết đến người lao động. Có một ẩn dụ thích hợp ở đây, kiến thức là chất lượng nhưng quyển
sách giáo khoa của xã hội, trong khi vốn nhân lực là lượng thời gian mà nhân loại dùng để đọc nó. Năng
suất của lao động phụ thuộc vào cả 2 yếu tố này.
NGHIÊN CỨU Có Phải Tài Nguyên Thiên Nhiên TÌNH HUỐNG Là Giới Hạn Đối Với Tăng Trưởng?
Ngày nay, dân số của thế giới gần 7 tỷ người, gấp hơn bốn lấn dân số cách đây một thế kỷ trước. Đồng
thời, nhiều người đang hưởng thụ mức sống cao hơn rất nhiều so với ông bà của họ. Một cuộc tranh
luận lâu đời liên quan đến việc liêu ng dân số và cải thiện mức sống có thể tiếp tục trong tương lai.
Nhiều bình luận cho rằng tài nguyên thiên nhiên cuối cùng sẽ hạn chế mức tăng trưởng của các
nền kinh tế. Đầu tiên, lập luận này dường như khó bỏ qua được. Nếu như thế giới chỉ có nguồn cung cấp
cố định về tài nguyên không thể tái sinh, làm thế nào dân số, sản xuất và mức sống có thể tiếp tục tăng
trưởng thời gian? Các guồn cung cấp dầu mỏ và khoáng sản sau cùng rồi cũng sẽ đầu cạn kiệt có phải
không? Khi sự thiếu hụt này bắt đầu xảy ra, nó sẽ hạn chế g trưởng kinh tế và, có lẽ cũng làm giảm mức
sống có phải không?
Mặc cho sự hiện hữu rõ ràng của các lập luận như vậy, hầu hết các nhà kinh tế ít quan tâm về
giới hạn của sự tăng trưởng hơn là người ta dự đoán. Họ lập luận rằng tiến bộ công nghệ thường tạo ra
các cách để tránh những sự giới hạn này. Nếu chúng ta so sánh nền kinh tế ngày nay với nền nền kinh
tế trong quá thử, chúng ta thấy có rất nhiều cách làm cho việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên được cải
thiện. Những chiếc xe hơi hiện đại tiết kiệm nhiên liệu hơn. Những ngôi nhà mới có cách nhiệt tốt hơn và
đòi hỏi ít năng lượng hơn để sưởi ấm và làm mát chúng. Các giàn khoan dầu mỏ ít lãng phí dầu mỏ hơn
trong quá trình khai thác. Tái chế cho phép một số tài nguyên không thể tái sinh có thể được sử dụng lại.
Sự phát triển của các loại nhiên liệu thay thế, như ethanol, cho phép chúng ta thay thế các tài nguyên
không thể tái tạo bằng những tài nguyên có thể tái tạo.

June 1, 2021
28
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Sáu mươi năm trước, một số nhà bảo tồn lo ngại về việc sử dụng quá mức thiếc và đồng. Vào
thời điểm đó, đây là những loại hàng hóa thiết yếu: Thiếc được sử dụng để tạo ra hộp đựng thực phẩm,
và đồng được sử dụng để làm dây điện thoại. Một số người đã ủng hộ việc tái chế và phân bổ bắt buộc
các hàng hóa thiết yếu thiếc và đồng để tiết kiệm nguồn cung cho các thế hệ tương lai. Tuy nhiên, ngày
nay, nhựa đã thay thế thiếc như là loại vật liệu được dùng để tạo ra hộp đựng thực phẩm, và các cuộc
điện thoại được dẫn truyền nhờ các sợi cáp quang được tạo ra từ cát. Sự tiến bộ công nghệ làm cho các
loại tài nguyên thiết yếu trước đây trở nên ít cần thiết hơn.
Tuy nhiên, liệu tất cả những nỗ lực này là đủ để cho phép tiếp tục tăng trưởng kinh tế: Một cách
để trả lời câu hỏi này là nhìn vào giá cả của các loại tài nguyên thiên nhiên. Trong nền kinh tế thị trường,
sự khan hiếm được phản ánh vào giá thị trường. Nếu như thế giới sắp cạn kiệt một loại tài nguyên thiên
nhiên, giá của loại tài nguyên đó sẽ tăng lên theo thời gian. Nhưng thực tế là, lập luận về vấn đề ngược
lại thường là đúng hơn. Giá của tài nguyên thiên nhiên thường dao động Song ngắn hạn một cách đáng
kể, tuy nhiên trong thời gian dài, giá của của hầu hết tài nguyên thiên nhiên (đã được điều chỉnh theo lạm
phát) là ổn định hoặc 8am xuống. Điều đó nghĩa là khả năng bảo vệ nguồn tài nguyên của chúng ta vang
lên nhanh chóng hơn là nguồn cung của chúng đang giảm xuống. Giá thị trường không cho thấy lý do để
tin rằng tài nguyên thiên nhiên làm hạn chế tăng trưởng kinh tế.
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG.
Đến đây, chúng ta đã xác định rằng mức sống của một xã hội phụ thuộc vào , năng sản xuất
hàng hóa và dịch vụ, và năng suất của xã hội đó phụ thuộc vôn vật chất trên mỗi lao động, vốn nhân lực
trên môi lao động, tài nguyên th nhiên trên mỗi lao động, và kiến thức công nghệ. Bây giờ, hay chuyển
sang hỏi mà các nhà chính sách trên thế giới phải đối diện: Chính sách của chính có thể làm gì để tăng
năng suất và mức sống?
Tiết kiệm và đầu tư Bởi vì vốn là yếu tố được sản xuất từ quá trình sản xuất, một xã hội có thể th
đổi số lượng vốn mà mình có. Nếu ngày nay một nền kinh tế sản xuất số lưu lớn hàng hóa vốn mới, thì
ngày mai nền kinh tế đó sẽ có trữ lượng vốn lớn hơn có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn.
Do đó, một cách để nâng cao năng suất trong tương lai là đầu tư nhiều nguồn lực hiện tại hơn vào quá
trình sản xuất vốn.
Một trong Mười Nguyên lý của Kinh tế học được trình bày ở Chương 1 là mọi người đối diện với
sự đánh đổi. Nguyên lý này là đặc biệt quan trọng khi xem xét sự tích lũy vốn. Bởi vì nguồn lực là khan
hiếm, đem nhiều nguồn lực để tạo ra vốn yêu cầu phải giảm bớt nguồn lực để sản xuất hàng hóa và dịch
vụ cho tiêu dùng hiện tại. Có nghĩa là, đối với xã hội, để đầu tư nhiều vốn hơn, xã hội đó phải tiêu dùng ít
đi và tiết kiệm nhiều hơn từ khoản thu nhập hiện tại. Sự tăng trưởng bắt nguồn từ việc tích lũy vốn không
phải là điều dễ dàng: nó đòi hỏi xã hội đó phải hy sinh tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong hiện tại để có
thể thụ hưởng tiêu dùng cao hơn trong tương lai.
Chương tiếp theo chúng ta sẽ xem xét chi tiết cách thức thị trường tài chính của nền kinh tế phối
hợp tiết kiệm với đầu tư như thế nào. Ở chương tiếp theo này cũng nghiên cứu cách thức các chính sách
của chính phủ ảnh hưởng đến lượng tiết kiệm và đầu tư. Tại thời điểm này, điều quan trọng cần lưu ý đó
là khuyên khích tiết kiệm và đầu tư là một cách để chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng và trong dài
hạn giúp cải thiện mức sống của nền kinh tế.
Sinh lợi giảm dần và hiệu ứng đuổi kịp
Giả sử rằng nền kinh tế đang theo đuổi chính sách gia tăng tỷ lệ tiết kiệm quý gia – là phần trăm
của GDP dành cho tiết kiệm. Điều gì xảy ra? Với một quốc gia tiết kiệm nhiều hơn, cần ít nguồn lực hơn
để sản xuất hàng hóa tiêu dùng vé đó có nhiều nguồn lực hơn cho việc sản xuất hàng hóa vốn. Kết quả
là, trữ lượ5 vốn tăng lên, dẫn đến năng suất tăng lên và sự tăng trưởng GDP nhan nhiên, tốc độ tăng
trưởng cao hơn này kéo dài trong bao lâu? Giả định rằng tiết kiệm duy trì tại mức mới cao hơn, thì tốc độ
tăng GDP sẽ ở mức hạn định hay chỉ duy trì được trong một khoảng thời gian?
Quan điểm truyền thống về quá trình sản xuất thừa nhận rằng vốn chịu sự chi phối của sinh lợi
giảm dần': Khi trữ lượng vốn tăng lên, sản lượng tăng thêm (do tăng thêm một đơn vị vốn) sẽ giảm dần.
Nói cách khác, khi những người công nhân đã có đủ số lượng vốn để tạo ra hàng hóa và dịch vụ, thì việc
tăng thêm một đơn vị vốn làm gia tăng năng suất của họ chỉ thêm một ít. Điều này được minh họa qua
Hình 1, cho thấy số lượng vốn trên mỗi công nhận quyết định số lượng sản lượng trên mỗi công nhân
như thế nào, trong điều kiện các yếu tố khác quyết định sản lượng không đổi.

June 1, 2021
29
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Vì sinh lợi giảm dần, sự gia tăng của tỷ lệ tiết kiệm dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế cao hơn chỉ
trong một khoảng thời gian. Khi tỷ lệ tiết kiệm cao hơn cho phép nhiều vốn hơn được tích lũy, thì các lợi
ích từ vốn tăng thêm sẽ trở nên nhỏ hơn theo thời gian, và do đó tăng trưởng giảm xuống. Trong dài hạn,
tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn đến mức năng suất và thu nhập cao hơn nhưng không cao hơn tăng trưởng
của các biến này. Tuy nhiên, tiếp cận trong dài hạn có thể mất nhiều thời gian. Theo nghiên cứu của dữ
liệu quốc tế về tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm có thể dẫn đến tăng trưởng cao hơn đáng
kể trong khoảng thời gian vài thập kỷ.
Sinh lợi giảm dần của vốn có một hàm ý quan trọng khác: Khi các yếu tố khác Không đối, thì nó là yếu tố
tạo sự thuận lợi cho một quốc gia tăng trưởng nhanh Icu như quốc gia đó xuất phát tương đối nghèo,
Hiệu ứng của các điều kiện ban đầu lên sự tăng trưởng tiếp theo đôi khi còn được gọi là hiệu ứng đuổi
kịp. Ở nhung quốc gia nghèo, công nhân thậm chí còn thiếu những công cụ thô sơ nhất và, Kết quả là,
họ có năng suất thấp. Chỉ một khoản nhỏ đầu tư vốn sẽ làm gia tăng đáng kể năng suất của công nhân.
Ngược lại, công nhân ở các quốc gia già, trang bị lượng vốn lớn để làm việc, và điều này giải thích một
phần cho năn cao của họ. Tuy nhiên, với lượng vốn trên mỗi công nhân là đủ lớn thì việc đầu tư thêm
vốn sẽ có tác động tương đối nhỏ lên năng suất. Các nghiên cứu di quốc tế về tăng trưởng kinh tế xác
nhận đó là hiệu ứng đuổi kịp: giữ các khác không đổi, cùng tỷ lệ phần trăm của GDP dành cho đầu tư, thì
các quốc gia nghèo có xu hướng tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn các quốc gia giàu.
Hiệu ứng đuổi kịp này có thể giúp giải thích một số sự kiện khó giải thí khác. Đây là một ví dụ: Từ
năm 1960 đến 1990, Hoa Kỳ và Hàn Quốc dành tỷ lá phần trăm trên GDP là như nhau cho đầu tư. Tuy
nhiên, theo thời gian, Hoa K chỉ tăng trưởng trung bình ở mức 2 phần trăm, trong khi Hàn Quốc đạt được
tố, trưởng vượt bậc hơn 6 phần trăm mỗi năm. Điều này được giải thích bằng biên ứng đuổi kịp. Vào
năm 1960, Hàn Quốc có GDP bình quân đầu người nhỏ hơn một phần mười mức thu nhập của Hoa Kỳ,
một phần bởi vì đầu tư trước đây của Hàn Quốc là rất thấp. Với trữ lượng vốn ban đầu thấp, lợi ích từ
việc tích lũy vốn ở Hàn Quốc là rất lớn, và điều này làm cho Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng cao hơn ở
giai đoạn tiếp theo.
Hiệu ứng đuổi kịp cũng xuất hiện ở những khía cạnh khác của cuộc sống. Khi nhà trường trao
phần thưởng cuối năm cho học sinh “Tiến bộ Nhất”, đây thường sẽ là học sinh có học lực tương đối kém
vào đầu năm học. Những học sinh không học hành khi bắt đầu năm học dễ dàng đạt được sự tiến bộ
hơn những học sinh luôn học hành chăm chỉ. Lưu ý rằng điều đó là tốt để trở thành “Tiến bộ Nhất, với
một điểm xuất phát cho trước, tuy nhiên thậm chí sẽ là tốt hơn khi trở thành “Học sinh Giỏi Nhất”. Tương
tự như vậy, tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập kỷ trước đã nhanh hơn rất nhiều ở Hàn Quốc, nhưng
GDP đầu người ở Hoa Kỳ vẫn cao hơn.
Đầu tư từ nước ngoài
Đến đây, chúng ta đã thảo luận cách thức các chính sách nhắm đến việc gia tăng tỷ lệ tiết kiệm
quốc gia có thể làm gia tăng vốn và, do đó, tạo ra tăng trưởng kinh tế trong dài hạn như thế nào. Tuy
nhiên, tiết kiệm bởi cư dân trong nước không chỉ là cách duy nhất để quốc gia đầu tư vốn mới. Một cách
khác là đầu từ bởi người nước ngoài.
Đầu tư từ nước ngoài có nhiều hình thức Công ty ô tô Ford có thể xây dựng nhà máy xe hơi ở Mexico.
Khoản vốn đầu tư được sở hữu và điều hành hoạt động bởi tổ chức nước ngoài được gọi là đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Ngoài ra, một người dân Hoa Kỳ có thể mua cổ phiếu của một công ty cổ phần ở
Mexico (nghĩa là, mua một phần quyền sở hữu của công ty); công ty cổ phần ở Mexico này có thể sử
dụng tiền thu được từ việc bán cổ phiếu để xây dựng nhà máy mới. Khoản đầu tư được tài trợ bởi tiền ở
nước ngoài nhưng được điều hành bởi người trong nước được gọi là đầu tư gián tiếp. Trong cả hai
trường hợp, người Hoa Kỳ cung cấp các nguồn lực cần thiết để làm gia tăng trữ lượng vốn ở Mexico.
Điều này có nghĩa là, tiết kiệm của người Hoa Kỳ đang được sử dụng để tài trợ cho đầu tư ở Mexico.
Khi những người nước ngoài đầu tư vào một nước, họ thực hiện điều này bởi vì họ kỳ vọng kiếm được
lợi nhuận. Công ty sản xuất xe hơi của Ford gia tăng trữ lượng vốn của Mexico .Tuy nhiên, Ford lấy một
phần của thu nhập tăng thêm về lại Hoa Kỳ dưới hình thức lợi nhuận. Tương tự như vậy, khi nhà đầu tư
Hoa Kỳ mua cổ phiếu của Mexico, nhà đầu tư có quyền có được một phần lợi nhuận mà công ty Mexico
kiếm được.
Do vậy, đầu tư từ nước ngoài không có hước đo sự thịnh vượng của nền kinh tế. Nhớ lại rằng
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là thu nhập được tạo trong phạm vi lãnh thổ quốc gia bởi cả cư dân

June 1, 2021
30
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

trong A cư dân nước ngoài, trong khi đó tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là thu nhập được tạo ra bởi cư
dân của quốc gia đó ở trong phạm vi quốc gia mình và trên lãnh thổ nước ngoài. Khi Ford mở nhà máy
sản xuất xe hơi ở Mexico, một đi thu nhập của nhà máy tạo nên những khoản tích lũy cho những người
không sống ở Mexico. Kết quả là, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Mexio gia tăng thu nhập của người
Mexico (đo lường băng GNP) ít hơn là nó gia tăng sản xuất ở Mexico (đo lường bằng GDP). .
Tuy nhiên, đầu tư từ nước ngoài là một cách để cho một quốc gia phát triển. Mặc dù một số lợi
ích từ dòng vốn đầu tư này quay trở lại người chủ sở hữu nước ngoài, đầu tư này làm tăng trữ lượng
vốn của nền kinh tế, dẫn đến năng suất cao hơn và tiền công cao hơn. Hơn thế nữa, đầu tư nước ngoài
là một cách để các quốc gia nghèo học hỏi các công nghệ đã được phát triển và đang được sử dụng ở
các quốc gia giàu hơn. Vì những lý do này, nhiều nhà kinh tế khuyên các chính phủ ở các quốc gia kém
phát triển hơn ủng hộ các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Thông thường, điều này có nghĩa
là tháo bỏ những rào cản mà chính phủ áp đặt lên chủ sở hữu nước ngoài liên quan đến vốn trong nước.
Một tổ chức cố gắng khuyến khích dòng vốn chảy vào quốc gia nghèo là Ngân Hàng Thế giới.
Tổ chức quốc tế này có được nguồn tiền từ các nước giàu trên thế giới, như Hoa Kỳ, và sử dụng nguồn
vốn này để cho vay đến các quốc gia kém Phát triển nhằm đầu tư vào đường giao thông, hệ thống thoát
nước, trường học và những dạng đầu tư khác. Tổ chức này cũng cung cấp những lời khuyên cho các
nước về cách thức sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất. Ngân hàng thế giới, cùng với tổ chức anh em của
nó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, được thành lập sau chiến tranh Thế giới thứ II. Một bài học từ chiến tranh là sự
kiệt quệ của nền kinh tế thường dẫn đến bất ổn chính trị, căng thẳng quốc tế và xung đột quân sự. Do
đó, mỗi một quốc gia phải có sự quan tâm đến việc thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế trên toàn thế giới.
Ngân hàng Thế Giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế được thành lập để đạt đến mục tiêu chung.
Giáo dục
Giáo dục Giáo dục - đầu tư vào vốn nhân lực - ít nhất cũng quan trọng như đầu tư vào vốn vật chất cho
sự thành công kinh tế trong dài hạn của một quốc gia. Ở Hoa Kỳ, dữ liệu lịch sử cho thấy, mỗi năm học
ở trường làm tăng lương trung bình của mỗi người khoảng 10 phần trăm. Ở những nước kém phát triển,
nơi mà vốn nhân lực là đặc biệt khan hiếm, khoảng cách giữa tiền lương của công nhân có học thứ và
công nhân không có học thức thậm chí còn lớn hơn. Do đó, một trong nhữn cách chính phủ có thể nâng
cao mức sống là cung cấp những ngôi trường tốt khuyến khích người dân tận dụng lợi thế của họ.
Đầu tư vào vốn nhân lực, giống như đầu tư vào vốn vật chất, có chi phí cơ hội Khi những sinh
viên ở trường học, họ từ bỏ tiền lương mà họ có thể kiếm được khi họ tham gia lực lượng lao động. Ở
các quốc gia kém phát triển, trẻ em thường bỏ học khi còn nhỏ, mặc dù là lợi ích từ việc học tiếp là rất
lớn, đơn giản bởi vì sức lao động của những trẻ em này là cần thiết để giúp đỡ gia đình.
Một số nhà kinh tế lập luận rằng vốn nhân lực là đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế
bởi vì vốn nhân lực tạo nên các ngoại tác tích cực. Ngoại tác là ảnh hưởng của hành động của một
người lên lợi ích của người xung quanh. Một người có học thức, ví dụ, có thể tạo ra các sáng kiến mới về
cách thức tốt nhất để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ. Nếu những sáng kiến này được đưa vào trong
kiến thức chung của xã hội mà mọi người có thể sử dụng chúng, khi đó các ý tưởng này là các lợi ích
ngoại tác của giáo dục. Trong trường hợp này, sinh lợi của giáo dục đối với xã hội thậm chí còn lớn hơn
rất nhiều sinh lợi đối với cá nhân. Lập luận này sẽ biện hộ cho việc trợ cấp nhiều đối với đầu tư vốn nhân
lực mà chúng ta quan sát dưới hình thức giáo dục công.
Một vấn đề đang gặp phải ở một số nước nghèo là việc chảy máu chất xám - sự di cư của
những người lao động có trình độ học vấn cao nhất đến với các quốc gia giàu, nơi mà những người lao
động này có thể tận hưởng mức sống cao hơn. Nếu như vốn nhân lực có những ngoại tác tích cực, thì
chảy máy chất xám khiến cho những người này có động cơ rời bỏ và đất nước càng trở nên nghèo khổ
hơn. Vấn đề này đưa đến cho các nhà hoạch định chính sách tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một mặt, Hoa
Kỳ và các quốc gia giàu khác có hệ thống giáo dục đại học tốt, và có vẻ là tự nhiên khi các nước nghèo
gửi những sinh viên tốt nhất của họ ra nước ngoài để tìm kiếm bằng cấp cao hơn. Mặt khác, những sinh
viên này khi đi du học có thể lựa chọn ở lại hay quay về nước, và việc chảy máu chất xám này sẽ làm
giảm trữ lượng vốn của nước nghèo nhiều hơn nữa.
Sức khỏe và dinh dưỡng
Thuật ngữ vốn nhân lực thường để chỉ về giáo dục, tuy nhiên thuật ngữ này cũng được dùng để
mô tả một loại khác của đầu tư vốn vào nhân lực: các khoản chi tiêu để làm cho dân số khỏe mạnh hơn.

June 1, 2021
31
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Khi các yếu tố khác không đổi, những người công nhấn mạnh khỏe hơn sẽ có năng suất cao hơn. Việc
đầu tư đúng đắn vào sức khỏe của người dân cung cấp cách thức cho một quốc gia nâng cao năng suất
và mức sống.
Nhà sử học kinh tế Robert Fogel đã đề xuất rằng: yếu tố quan trọng cho tăng trưởng dài hạn của
nền kinh tế là sức khỏe được cải thiện nhờ vào dinh dưỡng tốt hơn. Ông ước tính rằng nước Anh vào
năm 1780, trong số mỗi năm người thì có một người là quá suy dinh dưỡng đến mức không có khả năng
lao động chân tay Trong số những người có thể làm việc, lượng calo không đủ đã làm giảm đáng kể khả
năng làm việc của họ. Khi dinh dưỡng được cải thiện, năng suất của người lao động cũng được cải thiện
Fogel nghiên cứu những xu hướng trong quá khứ bằng cách nhìn vào chiều ch, dân số, Vóc
dáng thấp bé có thể là một chỉ số của suy dinh dưỡng, đặc là trong thời kỳ mang thai và những năm đầu
đời. Fogel tìm thấy rằng khi các quốc gia phát triển kinh tế, người dân ăn nhiều hơn, và dân số cao hơn.
Từ năm 1775 đến 1975, lượng calo hấp thụ bình quân ở Anh đã tăng khoảng 26 phần văn và chiều cao
trung bình của đàn ông tăng thêm 3,6 inch. Tương tự, trong Quá trình phát triển kinh tế ngoạn mục ở
Hàn Quốc từ năm 1962 đến năm 1995, Lương calo tiêu thụ tăng lên 44 phần trăm, và chiều cao trung
bình của nam tăng thêm 2inch. Dĩ nhiên, chiều cao của một người được quyết định bởi sự kết hợp vếu tố
di truyền và môi trường. Tuy nhiên, bởi vì biến đổi gen của dân số là châm thay đổi, việc gia tăng chiều
cao trung bình có thể hầu như là do sự thay đổi của môi trường - và dinh dưỡng là sự giải thích rõ ràng.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã tìm thấy rằng chiều cao là chỉ số của năng suất. Nhìn vào số liệu
trên một lượng lớn công nhân tại một thời điểm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra là những công nhân
cao hơn có xu hướng kiếm tiền nhiều hơn. Bởi vì tiền lương phản ánh năng suất của công nhân, phát
hiện này cho thấy những công nhân cao hơn có năng suất cao hơn. Ảnh hưởng của chiều cao lên tiền
lương là rõ rệt đối với các quốc gia nghèo, nơi mà suy dinh dưỡng là một nguy cơ lớn hơn.
Fogel đoạt giải Nobel kinh tế vào năm 1993 cho cống hiến của ông trong lịch sử kinh tế, bao
gồm không chỉ các nghiên cứu về dinh dưỡng mà còn các nghiên cứu về chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ và vai
trò của đường sắt trong sự phát triển nền kinh tế của Hoa Kỳ. Trong bài phát biểu khi nhận giải thưởng,
ông đã khảo sát bằng chứng về sức khỏe và tăng trưởng kinh tế. Ông kết luận rằng “việc cải thiện dinh
dưỡng đã đóng góp khoảng 30 phần trăm vào tăng trưởng thu nhập đầu người ở Anh vào giữa năm
1790 và 1980”
Ngày nay, tình trạng suy dinh dưỡng thì hiếm có ở các quốc gia phát triển như Anh và Hoa Kỳ.
(Béo phì là vấn đề phổ biến hơn). Tuy nhiên, đối với nhân lực ở các quốc gia đang phát triển, sức khỏe
kém và dinh dưỡng không đầy đủ làm cản trở năng suất cao hơn và cải thiện mức sống. Liên Hợp Quốc
ước tính rằng khoảng một phần ba dân số ở vùng cận Sahara châu Phi bị suy dinh dưỡng.
Mối quan hệ nhân quả giữa sức khỏe và sự giàu có đi theo hai hướng. Các quốc gia nghèo một
phần bởi vì dân số của họ không khỏe mạnh, và dân số của họ không khỏe mạnh một phần là do họ
nghèo và không được chăm sóc y tế và dinh dưỡng đầy đủ. Đó là một vòng lẩn quẩn. Tuy nhiên, thực tế
này mở ra khả năng của vòng phát triển: các chính sách giúp tăng trưởng kinh tế nhanh hơn tất yếu sẽ
cải thiện sức khỏe, đến lượt nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Quyền sở hữu và ổn định chính trị
Một cách khác mà nhà chính sách có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là bảo vệ quyền sở hữu và
thúc đẩy sự ổn định chính trị. Vấn đề này là trung tâm của cách thức vận hành của nền kinh tế thị
trường..
Sản xuất ở các nền kinh tế thị trường phát sinh từ tương tác của hàng triệu các nhân và công ty.
Ví dụ, khi bạn mua một chiếc xe hơi, bạn đang phẩm của một đại lý xe, một nhà sản xuất xe, công ty
thép, cô quặng mỏ và còn nhiều nữa. Sự phân công sản xuất giữa các công tố các yếu tố sản xuất của
nền kinh tế được sử dụng một cách hiệu qu. thể. Để đạt được kết quả này, nền kinh tế phải phối hợp các
giao dịch giữ công ty này, cũng như giữa công ty và người tiêu dùng. Các nền kinh, trường đạt được sự
phối hợp này thông qua giá cả thị trường. Nghĩa là, gian thị trường là công cụ mà theo đó bàn tay vô hình
của thị trường làm cho và cầu cân bằng với nhau trong từng thị trường của hàng nghìn thị trường ta nên
nền kinh tế.
Điều kiện tiên quyết quan trọng cho hệ thống giá cả vận hành là sự tôn trọng của nền kinh tế đối
với quyền sở hữu. Quyền sở hữu đề cập đến khả năng của người dân thực hiện các quyền đối với các
nguồn lực mà họ sở hữu. Một công ty khai thác mỏ sẽ không nỗ lực khai thác quặng mỏ nếu như công ty

June 1, 2021
32
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

đó kỳ vọng là số quặng khai thác sẽ bị tước đoạt. Một công ty chỉ khai thác mỏ chỉ khi công ty tin rằng họ
có lợi ích từ việc bán quặng mỏ. Vì lý do này, tòa án đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thị
trường: Họ thực thi quyền sở hữu. Thông qua hệ thống tư pháp hình sự, các tòa án ngăn cản hành vi
trộm cắp trực tiếp. Ngoài ra, thông qua hệ thống tư pháp dân sự, các tòa án bảo đảm người mua và
người bán thực hiện những hợp đồng của họ.
Những người trong số chúng ta ở các nước phát triển xem quyền sở hữu là việc đương nhiên,
tuy nhiên những ai đang sống ở các quốc gia kém phát triển hơn hiểu rằng việc thiếu hụt các quyền sở
hữu có thể là vấn đề nghiêm trọng. Trong nhiều quốc gia, hệ thống tư pháp không vận hành tốt. Các hợp
đồng khó được thực thi, và gian lận không bị trừng phạt. Trong những trường hợp nặng hơn, chính phủ
không chỉ thất bại trong việc thực thi quyền sở hữu mà còn vi phạm quyền sở hữu. Để kinh doanh ở một
số quốc gia này, các công ty bị buộc phải hối lộ các quan chức chính phủ. Tham nhũng như vậy cản trở
sức mạnh phối hợp của thị trường. Nó cũng không khuyến khích tiết kiệm trong nước và đầu tư nước
ngoài.
Một mối đe dọa đến quyền sở hữu là bất ổn chính trị. Khi các cuộc cách mạng và đảo chính là
phổ biến, xuất hiện sự nghi ngờ liệu quyền sở hữu sẽ được tôn trọng ở tương lai. Nếu chính quyền tịch
thu vốn của một số doanh nghiệp, như thường thấy sau các cuộc cách mạng, những cư dân trong nước
sẽ có động cơ it hơn để tiết kiệm, đầu tư và khởi lập kinh doanh. Cùng lúc đó, người nước ngoài sẽ ít có
động cơ đầu tư vào quốc gia đó. Ngay cả một mối đe dọa cách mạng công có thể làm giảm mức sống
của quốc gia đó.
Do đó, sự thịnh vượng của nền kinh tế phụ thuộc một phần vào sự thịnh vượng chính trị. Một
quốc gia với một hệ thống tòa án hiệu quả, các quan chức chính phủ trung thực, và thể chế ổn định sẽ
tận hưởng được mức sống cao hơn so với quốc gia với hệ thống tòa án kém, chính phủ tham nhũng và
các cuộc cách mạng và đảo chính thường xuyên,
Thương mại tự do
Một số quốc gia nghèo nhất cố gắng đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh hơn đuổi các chính
sách hướng nội. Các chính sách này cố gắng tăng năng suất và mức sống của quốc gia bằng cách tránh
tương tác với phần còn lại của thế giới. Các công ty trong nước thường đưa ra lập luận ngành công
nghiệp non trẻ, đòi hỏi được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh nước ngoài để tồn tại và phát vi việc mất lòng tin
của người nước ngoài, lập luận này dẫn các cách ở các quốc gia kém phát triển áp đặt thuế và các hàng
rào ngoại thương khác.
Hầu hết các nhà kinh tế ngày nay tin rằng các quốc gia nghèo sẽ tốt hơn khi theo đuổi các chính
sách hướng ngoại giúp hội nhập các nền kinh tế này vào nền kinh tế toàn cầu. Thương mại quốc tế về
hàng hóa và dịch vụ có thể cải thiện phúc lợi kinh tế của người dân quốc gia đó. Thương mại, trong một
số phương cách, là một dạng của công nghệ. Khi một quốc gia xuất khẩu lúa mì và nhập khẩu hàng may
mặc, lợi ích của quốc gia tương tự như là việc quốc gia đó phát minh ra công nghệ chuyển lúa mì thành
hàng may mặc. Do đó, một quốc gia hủy bỏ các hàng rào thương mại sẽ trải qua một dạng tương tự của
tăng trưởng kinh tế như khi có tiến bộ công nghệ.
Tác động ngược của xu hướng hướng nội trở nên rõ ràng khi xem xét quy mô nhỏ của nhiều
quốc gia kém phát triển. Tổng GDP của Argentina, là một ví dụ, xấp xỉ GDP của Philadelphia. Tưởng
tượng điều gì sẽ xảy ra nếu Hội đồng Thành phố Philadelphia cấm các cư dân của thành phố giao dịch
với người dân sống bên ngoài thành phố. Không có lợi thế từ việc giao thương, Philadelphia sẽ cần phải
sản xuất tất cả hàng hóa mà nó tiêu dùng. Bao gồm cả việc sản xuất ra tất cả tư liệu sản xuất, thay cho
nhập khẩu máy móc tiên tiến từ các thành phố khác. Mức sống ở Philadelphia sẽ đi xuống ngay lập tức,
và vấn đề sẽ tiếp tục tệ hơn theo thời gian. Đó chính xác là những gì đã xảy ra đối với Argentina khi
nước này theo đuổi các chính sách hướng nội trong suốt thế kỷ thứ 20. Ngược lại, các quốc gia theo
đuổi các chính sách hướng ngoại, như Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, đạt được tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao.
Khối lượng mà một quốc gia giao thương với các quốc gia khác được quyết định không chỉ bởi
các chính sách của chính phủ mà còn là do địa lý. Các quốc và Cang biến tự nhiên thấy rằng việc ngoại
thương dễ dàng hơn so với các quốc gia không có nguồn tài nguyên này. Đây không phải là sự trùng
hợp ngẫu nhiên mà nhiều thành phố quan trọng trên thế giới, như New York, bàn PP10, Và Hồng Kông,
tọa lạc gần biển. Tương tự như vậy, vì các quốc gia nằm sâu trong đất liền thấy rằng việc ngoại thương

June 1, 2021
33
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

là khó khăn hơn, họ thường có mức thu nhập thấp hơn so với các quốc gia dễ dàng tiếp cận đường thủy
trên thế giới. Ví dụ, các quốc gia có hơn 80 phần trăm dân số sống trong phạm vi 100 km của đường bờ
biển có GDP bình quân đầu người cao hơn gấp bốn lần so với các quốc gia với ít hơn 20 phần trăm dân
số sống gần bờ biển. Tầm quan trọng của việc gần biển giúp giải thích tại sao lục địa châu Phi, với nhiều
quốc gia nằm sâu trong đất liền, là nghèo đói.
Nghiên cứu và phát triển
Lý do chính mà mức sống ngày này cao hơn so với cách đây một thức công nghệ đã tiến bộ.
Máy điện thoại, máy bán dẫn. đốt trong là một trong số hàng nghìn sự đổi mới giúp cải thiện khả , hàng
hóa và dịch vụ.
Hầu hết các tiến bộ công nghệ đến từ các nghiên cứu tư của cá các phát minh cá nhân, tuy
nhiên có một mối quan tâm chung trong việc thúc đẩy các nỗ lực này. Ở phạm vi rộng hơn, kiến thức là
hàng hóa, một khi một người khám phát ra một ý tưởng, ý tưởng đó được đưa thức chung của nhân loại
và những người khác được sử dụng miễn phi phủ có vai trò trong việc cung cấp hàng hóa công như
quốc phòng, và cũng như vậy Chính phủ cũng có vai trò trong việc khuyến khích nghiên cứu và phát triển
các công nghệ mới.
Chính phủ Hoa Kỳ từ lâu đã có vai trò trong việc sáng tạo ra và phổ biến kia. thức công nghệ.
Một thế kỷ trước, chính phủ tài trợ nghiên cứu về phương phản canh tác nông nghiệp và tư vấn cho
người nông dân cách thức sử dụng đất hiện quả nhất. Gần đây hơn, chính phủ Hoa Kỳ, thông qua lực
lượng không quân và NASA, đã hỗ trợ cho nghiên cứu hàng không vũ trụ; kết quả là, Hoa Kỳ là nhà sản
xuất hàng đầu tên lửa và máy bay. Chính phủ tiếp tục khuyến khích các tiến bộ về kiến thức với các
khoản tài trợ từ Quỹ Khoa học Quốc gia và Học viện Sức khỏe Quốc gia và cắt giảm thuế cho các công
ty tham gia vào nghiên cứu và phát triển.
Chưa hết, một cách khác mà chính sách chính phủ khuyến khích nghiên cứu là thông qua hệ
thống bằng phát minh. Khi một cá nhân hoặc một công ty phát minh ra sản phẩm mới, ví dụ như loại
thuốc mới, nhà phát minh có thể nộp đơn xin cấp bằng sáng chế. Nếu sản phẩm được xem là mới hoàn
toàn, thì chính phủ sẽ cấp bằng phát minh, trao cho người phát minh quyền được khai thác sản phẩm
trong khoảng thời gian nhất định. Về bản chất, bằng sáng chế trao cho người phát minh quyền sở hữu
đối với phát minh của mình, chuyển những ý tưởng của anh ta từ hàng hóa công sang hàng hóa tư.
Bằng việc cho phép những nhà phát minh có được lợi nhuận từ các phát minh của họ – dù chỉ là tạm thời
– hệ thống bằng phát minh đã làm tăng động cơ khuyến khích các cá nhân và công ty tham gia vào
nghiên cứu.
Tăng trưởng dân số
Các nhà kinh tế và các nhà khoa học xã hội khác đã từ lâu tranh luận về dân số ảnh hưởng đến
xã hội như thế nào. Tác động trực tiếp nhất là trên quy mô của lực lượng lao động: Dân số đông nghĩa là
có nhiều công nhân để sản xuất sản phẩm và dịch vụ. Quy mô to lớn của dân số Trung Quốc là một lý do
để Trung Quốc là nhân tố quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, dân số đông nghĩa là có nhiều người tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Do đó, trong khi
dân số đông nghĩa là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn, điều đó không nhất thiết là mức sống
cao hơn đối với một công dân điển hình. Thật vậy, cả quốc gia lớn và quốc gia bé đều được tìm thấy tồn
tại ở tất cả các mức độ của sự phát triển kinh tế
Ngoài những tác động rõ ràng của quy mô dân số, tăng trưởng dân số tương tác với các yếu tố
khác của sản xuất theo những cách tinh tế hơn và mở ra tranh luận.
Dàn trải tài nguyên thiên nhiên.
Thomas Robert Malthus (1766-1834), một vị bộ trưởng Anh và là nhà tư tưởng kinh tế sơ khai, rất nổi
tiếng với cuốn sách của ông với tựa đề Khảo luận về Nguyên lí dân số khi nó ảnh hưởng đến sự Cải
thiện tương lai của xã hội. Trong tác phẩm này, ông cung cấp những dự báo đáng sợ nhất trong lịch sử.
Malthus lập luận rằng sự gia tăng mãi mãi của dân số sẽ liên tục làm căng thẳng khả năng của xã hội
trong việc nuôi sống bản thân nó. Kết quả là, nhân loại chịu cảnh sống trong đói nghèo mãi mãi.
Tư suy của Malthus là đơn giản. Ông ta bắt đầu bằng cách ghi nhận rằng: “thực phẩm là cần
thiết cho sự tồn tại của loài người” và “niềm đam mê giữa hai giới là cần thiết và sẽ duy trì như tình trạng
hiện tại”. Ông kết luận rằng “sức mạnh , dân số là vô cùng lớn so với khả năng trái đất sản xuất đủ cho

June 1, 2021
34
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

con người tồn ai? Theo Malthus, chỉ cái việc kiểm tra gia tăng dân số là “đau khổ và xấu xa”. Ông lập
luận, các nỗ lực của các tổ chức từ thiện hoặc của chính phủ để xóa đói nghèo là không có tác dụng bởi
vì họ chỉ đơn thuần cho phép người nghèo có thêm nhiều con, đặt áp lực lớn hơn lên khả năng sản xuất
của xã hội.
Malthus có thể đã mô tả chính xác thế giới tại thời điểm ông ta sống, tuy nhiên may mắn thay, dự
báo kinh khủng của ông đã không xảy ra. Dân số thế giới đã tăng khoảng gấp sáu lần so với hai thế kỷ
trước đó, nhưng mức sống trên toàn thế giới là cao trên mức trung bình rất nhiều. Với kết quả của sự
tăng trưởng kinh tế, nạn đói và suy dinh dưỡng kinh niên đã ít phổ biến hơn thời của Malthus. Nạn đội
hiện nay xảy ra bất cứ lúc nào nhưng thường là kết quả của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
hoặc là bất ổn chính trị hơn là việc sản xuất lương thực không đủ.
Malthus đã sai ở đâu? Như chúng ta đã thảo luận tình huống này trước đó trong chương này,
tăng trưởng trong sự khéo léo của con người đã bù đắp tác động của dân số đông hơn. Thuốc trừ sâu,
phân bón, thiết bị nông nghiệp được cơ giới hóa, sự đa dạng của giống mới và các tiến bộ của công
nghệ khác mà Mathus dong bao giờ hình dung ra đã cho phép một người nông hơn bởi vì mỗi nông dân
có năng suất cao hơn rất nhiều.
Dàn mỏng trữ lượng vốn
Trong khi Malthus lo lắng về ảnh hưởng của dân số lên việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, một
số lý thuyết hiện đại của tang trưởng kinh tế nhấn mạnh các ảnh hưởng của chúng lên việc tích lũy vốn.
Theo như các lý thuyết này, tăng trưởng dân số cao làm giảm GDP đầu người bởi vì tăng trưởng nhanh
chónh số lượng công nhân làm cho trữ lượng vốn bị dàn trải mỏng hơn. Nói cách khác, khi tăng trưởng
dân số là nhanh chóng, mỗi công nhân được trang bị vốn ít hơn.
Khối lượng vốn trên mỗi công nhân thấp hơn dẫn đến năng suất thấp hơn và GDP đầu người thấp hơn.
Vấn đề này là rõ ràng nhất trong trường hợp vốn nhân lực tăng trưởng dân số cao hơn có số
lượng lớn trẻ em ở độ tuổi đi họ gánh nặng lên hệ thống giáo dục. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi th.
vấn có xu hướng thấp ở các quốc gia có tăng trưởng dân số cao.
Sự khác biệt trong tăng trưởng dân số trên toàn thế giới là rất lớn ở. gia phát triển, ví dụ như
Hoa Kỳ và các quốc gia ở châu Âu, dân số - khoảng 1 phần trăm mỗi năm trong vài thập kỷ gần đây và
được dự kiến là chậm hơn nữa trong tương lai. Ngược lại, ở các quốc gia nghèo châu Phi. tăng khoảng
3 phần trăm mỗi năm. Ở tỷ lệ này, dân số sẽ gấp đôi sau mỗi 23 năm. Tăng trưởng dân số nhanh chóng
này gây khó khăn cho việc cung kỹ năng cần thiết cho công nhân để họ đạt được năng suất cao hơn.
Tăng trưởng dân số nhanh chóng không phải là lý do chính mà các quốc kém phát triển nghèo
đói, nhưng một số nhà phân tích tin rằng việc giảm thi tăng dân số sẽ giúp các quốc gia này nâng cao
mức sống. Trong một số các quốc gia, mục tiêu này thực thi một cách trực tiếp với các luật lệ quản lý số
lượng trẻ em mà các gia đình sinh ra. Trung Quốc, là một ví dụ, chỉ cho phép sinh một con trên mỗi gia
đình; cặp vợ chồng nào vi phạm sẽ bị phạt tiền rất nặng. Trong các quốc gia có tự do nhiều hơn, mục
tiêu của việc giảm tăng trưởng dân số được thực hiện ít mang tính trực tiếp hơn bằng cách nâng cao
nhận thức của người dân về các kỹ thuật kiểm soát sinh sản.
Một cách khác mà các quốc gia có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng dân số là áp dụng một trong
Mười Nguyên lý của Kinh tế học: con người đáp lại với các động cơ khuyến khích. Nuôi một đứa trẻ,
giống như bất kỳ quyết định nào, cũng có chi phí cơ hội. Khi chi phí cơ hội tăng lên, con người sẽ lựa
chọn có gia đình nhỏ hơn. Cụ thể, phụ nữ có cơ hội tiếp cận giáo dục tốt và công việc mong đợi có
khuynh hướng muốn ít con hơn những phụ nữ ít có cơ hội giao tiếp bên ngoài. Do đó, các chính sách
thúc đẩy đối xử bình đẳng giới có thể là một cách để các quốc gia kém phát triển giảm tỷ lệ tăng dân số,
và có lẽ nâng mức sống của họ.
Thúc đẩy tiến bộ công nghệ. Tăng trưởng dân số nhanh chóng có thể làm suy giảm sự thịnh
vượng kinh tế thông qua giảm khối lượng vốn trên mỗi công nhân, tuy nhiên nó cũng có thể có những lợi
ích. Một số nhà kinh tế cho rằng tăng trường dân số thế giới là cỗ máy của tiến bộ công nghệ và sự phồn
thịnh kinh tế. Cơ chế rất đơn giản: Nếu như có nhiều người hơn, khi đó có nhiều nhà khoa học, nhiều
nhà phát minh, và nhiều kỹ sư cống hiến cho tiến bộ công nghệ, đem lại lợi ích cho tất cả mọi người.
Nhà kinh tế học Michael Kremer đã cung cấp một số lập luận hỗ trợ cho gia thuyết này trong tác
phẩm “Tăng trưởng Dân số và sự Thay đổi Công nghệ: Một triệu năm trước công nguyên đến năm 1990”

June 1, 2021
35
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

được xuất bản trong Tạp chí Kinh tế hàng Quý vào năm 1993. Kremer bắt đầu bằng việc ghi nhận rằng
trong một khoảng thời gian dài của lịch sử nhân loại, tốc độ tăng trưởng trên thế giới gia | Làng cùng với
dân số thế giới. Ví dụ, tăng trưởng thế giới nhanh hơn khi dân số thế giới là 1 tỷ (xảy ra vào khoảng năm
1800) hơn là khi dân số chỉ là 100 triệu (khoảng 500 năm trước công nguyên). Thực tế này là phù hợp
với giả thuyết dan số lớn thúc đẩy các tiến bộ công nghệ nhiều hơn.
Mẫu bằng chứng thứ hai của Kremer  đến từ việc so sánh các vùng trên thế giới.  Sự  tan chảy
của các tản băng  ở vùng cực vào cuối của Kỷ Nguyên Băng Hà  khoảng 10.000 năm trước Công
Nguyên đã  làm ngập lụt các cầu lục địa và chia tách thế giới ra thành nhiều phần riêng biệt không thể
liên lạc với nhau qua hàng nghìn năm.  Nếu tiến bộ công nghệ tăng lên nhanh chóng khi có nhiều người
hơn tham gia khám phá, những vùng rộng lớn hơn có thể trải qua tăng trưởng nhanh hơn.
  Theo Kemer, đó chính xác là những gì đang xảy ra. Vùng đất thành công nhất của thế giới vào
năm 1500 ( khi Columbus tái lập liên lạc công nghệ)bao gồm các nền văn minh “thế giới cũ” của khu vực
rộng Á- Âu châu Phi rộng lớn.  Tiếp theo trong sự tiến bộ công nghệ là các nền văn minh Aztec và Maya 
ở châu Mỹ,  tiếp theo là saưn bắt hái lượm ở  Úc, và sau đó là người nguyên thủy của Tasmania, những
người thậm chí còn không có công cụ đánh lửa và công cụ bằng đá và xương.
Vùng đất bị cô lập nhỏ nhất là đảo Flinder, một hòn đảo giữa Tasmania và Úc. Với dân số nhỏ
nhất, hòn đảo Flinder có rất ít cơ hội cho tiến bộ công nghệ, và thực tế là dường như thoái hóa. Khoảng
3000 năm trước công nguyên, xã hội loài người ở Flinder đã diệt vong hoàn toàn. Kremer kết luận, một
dân số lớn là điều kiện tiên quyết cho sự tiến bộ công nghệ.
KẾT LUẬN: TẦM QUAN TRỌNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TRONG BÀI HẠN
Trong chương này, chúng ta đã thảo luận điều gì quyết định mức sống của một quốc gia và cách
mà các nhà hoạch định chính sách có thể nỗ lực để nâng cao mức sống thông qua các chính sách thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Hầu hết trong chương này được tóm tắt trong một trong Mười Nguyên lý của
Kinh tế học: Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của quốc
gia đó. Các nhà hoạch định chính sách muốn thúc đẩy nâng cao mức sống Phải nhắm vào việc nâng cao
năng suất của quốc gia mình bằng việc khuyên khích tích lũy nhanh chóng các yếu tố sản xuất và đảm
bảo rằng các yếu tố này được sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Các nhà kinh tế có những quan điểm khác nhau về vai trò của chính phủ trong Việc thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Ít nhất, chính phủ có thể giúp đỡ bàn tay vô Ilinh bằng cách duy trì quyền sở hữu và
ổn định chính trị. Nhiều tranh cãi là liệu chính phủ có nên xác lập mục tiêu và tài trợ cho các ngành công
nghiệp cụ thể đặc biệt quan trọng cho sự tiến bộ công nghệ hay không. Không nghi ngờ gì nữa, đây là
các vấn đề quan trọng như nhà hoạch định chính sách trong việc học hỏi và lưu ý đến các bài học cơ bản
vể tăng trưởng kinh tế quyết định thế giới (giàu có hay nghèo khổ) mà thế hệ tiếp theo sẽ thừa hưởng.
TÓM TẮT
• Sự thịnh vượng kinh tế, được đo bởi GDP đầu người, thay đổi đáng kể trên toàn thế giới. Thu nhập
bình quân của các quốc gia giàu nhất trên thế giới là gấp hơn mười lần các quốc gia nghèo nhất. Bởi vì
tốc độ tăng trưởng của GDP thực có thể thay đổi đáng kể, vị trí tương đối của các quốc gia cũng thay đổi
đáng kể theo thời gian. Mức sống của một nền kinh tế phụ thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa và
dịch vụ của nền kinh tế đó. Năng suất, đến lượt nó, phụ thuộc vào vốn vật chất, vốn nhân lực, tài nguyên
thiên nhiên và công nghệ sản có trên mỗi công nhân.
• Các chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế theo nhiều cách:
khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, khuyến khích đầu tư nước ngoài, thúc đẩy giáo dục, tăng cường sức
khỏe tốt, duy trì quyền sở hữu và ổn định chính trị, cho phép tự do thương mại và thúc đẩy nghiên cứu
và phát triển công nghệ mới.
Sự tích lũy vốn chịu sự chi phối của sinh lợi giảm dần: càng nhiều vốn mà nền kinh tế có, càng ít
sản lượng tăng thêm khi nền kinh tế tăng thêm một đơn vị vốn. Kết quả là, trong khi tiết kiệm cao hơn
dẫn đến tăng trưởng cao hơn trong một khoảng thời gian, tăng trưởng cuối cùng sẽ chậm lại khi vốn,
năng suất và thu nhập tăng lên. Cũng vì sinh lợi giảm dần, sinh lợi từ vốn đặc biệt cao ở các quốc gia
nghèo. Các yếu tố khác không đổi, các quốc gia này có thể tăng trưởng nhanh hơn nhờ vào hiệu ứng
đuổi kịp.

June 1, 2021
36
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Tăng trưởng dân số có nhiều tác động khác nhau lên tăng trưởng kinh tế. Một mặt, tăng trưởng
dân số nhanh có thể làm giảm năng suất bởi sự dàn trải nguồn cung ứng tài nguyên và việc giảm khối
lượng tư bản sẵn có cho mỗi công nhân. Mặt khác, dân số đông hơn có thể thúc đẩy tiến bộ công nghệ
vì có nhiều nhà khoa học và kỹ sư hơn.
CHƯƠNG 13 TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Hãy tưởng tượng là bạn mới vừa tốt nghiệp đại học (dĩ nhiên là với tấm - kinh tế học) và bạn
quyết định bắt đầu công việc kinh doanh riêng của mình - thành lập một công ty dự báo về kinh tế. Trước
khi bạn kiếm được tiền từ xa bán những sản phẩm dự báo của mình, bạn phải chịu các khoản chi phí
đán để thành lập doanh nghiệp. Bạn phải mua máy tính để thực hiện các dự báo, mua sắm bàn làm việc,
ghế ngồi và tủ hồ sơ để trang bị cho văn phòng mới của mình. Từng khoản mục này là một dạng của vốn
mà công ty bạn sẽ sử dụng để sản xuất và bán các dịch vụ. 
 Làm thế nào bạn có được nguồn vốn để đầu tư vào những tư liệu sản xuất này? Có thể bạn trả
tiền cho những tư liệu sản xuất này từ nguồn tiền tiết kiệm trong quá khứ. Tuy nhiên, giống như hầu hết
các doanh nghiệp, nhiều khả năng bạn không có đủ tiền để tài trợ cho việc khởi lập doanh nghiệp của
mình. Kết quả là, bạn phải huy động tiền mà bạn cần từ những nguồn khác.. 
 Có rất nhiều cách thức khác nhau để tài trợ cho các hoạt động đầu tư này. Bạn có thể vay tiền
từ ngân hàng hoặc từ bạn bè hay từ bà con. Trong trường hợp này, bạn sẽ hứa không chỉ hoàn tiền lại
vào kỳ hạn sau này mà còn phải trả một khoản lãi cho việc sử dụng số tiền này. Ngoài ra, bạn có thể
thuyết phục người khác cũng cấp tiền mà bạn cần cho doanh nghiệp để đổi lấy một phần lợi nhuận
tương lai của bạn. Trong cả hai trường hợp, đầu tư của bạn vào máy tính và thiết bị văn phòng đang
được tài trợ bởi tiết kiệm của những người khác. 
 Hệ thống tài chính' bao gồm những định chế có thể giúp kết nối tiết kiệm của người này với đầu
tư của người khác. Như chúng ta đã thảo luận ở chương trước, tiết kiệm và đầu tư là những thành tố
quan trọng cho tăng trưởng kinh tế dài hạn:
Khi một quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao trên GDP, nhiều nguồn lực được sẵn sàng cho việc đầu tư vốn, và
vốn cao hơn nâng cao năng suất và mức sống của
1. Hệ thống tài chính: một nhóm các định chế trong nền kinh tế giúp kết nối tiết kiệm của người này
với đầu tư của người khác.

quốc gia đó. Tuy nhiên, ở chương trước không giải thích làm thế nào mà nền kinh tế kết hợp tiết kiệm và
đầu tư lại với nhau. Lúc nào cũng có một số người muốn tiết kiệm một phần từ thu nhập của họ cho
tương lai, và những người khác muốn vay tiền để tài trợ cho các khoản đầu tư nhằm tạo lập và phát triển
kinh doanh mới. Điều gì mang hai nhóm người này lại với nhau? Có gì đảm bảo là nguồn cung ứng vốn
từ những người muốn tiết kiệm cân bằng với nguồn cầu về vốn từ những người muốn đầu tư?
Chương này nghiên cứu hệ thống tài chính vận hành như thế nào. Đầu tiên, chúng ta thảo luận sự đa
dạng của những định chế tạo nên thị trường tài chính trong nền kinh tế. Thứ hai, chúng ta thảo luận mối
quan hệ giữa thị trường tài chính và một số biến số kinh tế vĩ mô quan trọng- nổi bật là tiết kiệm và đầu
tư. Thứ ba, chúng ta phát triển mô hình cung và cầu về vốn trong các thị trường tài chính. Trong mô hình
này, lãi suất là giá giúp điều chỉnh lượng cung và lượng cầu. Mô hình chỉ ra các chính sách của chính
phủ ảnh hưởng như thế nào lên lãi suất, và do đó ảnh hưởng đến sự phân bổ các nguồn lực khan hiếm
của xã hội.
CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ HOA KỲ 
Ở mức độ rộng lớn nhất, hệ thống tài chính di chuyển các nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế từ những
người tiết kiệm những người tiêu dùng ít hơn những gì họ kiếm được) đến những người đi vay (những
người tiêu dùng nhiều hơn những gì họ kiếm được). Người ta tiết kiệm vì nhiều lý do khác nhau – để cho
con học đại học trong nhiều năm hoặc để nghỉ hưu thoải mái trong nhiều thập kỷ. Tương tự như vậy,
người ta vay mượn cũng vì nhiều lý do – mua nhà để ở hoặc khởi lập doanh nghiệp. Những người tiết
kiệm cung cấp tiền của họ cho hệ thống tài chính với kỳ vọng rằng họ sẽ nhận lại cả vốn lẫn lãi ở kỳ hạn
sau đó. Những người đi vay cần tiền từ hệ thống tài chính với nhận thức rằng họ sẽ phải trả cả vốn lẫn
lãi kỳ hạn sau đó.

June 1, 2021
37
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Hệ thống tài chính được cấu thành từ các định chế tài chính khác nhau giúp phối hợp người tiết kiệm và
người đi vay với nhau. Như là khúc dạo đầu để phân tích các lực kinh tế điều khiển hệ thống tài chính,
hãy thảo luận những đặc tính quan trọng nhất của các định chế này. Các định chế tài chính có thể phân
thành hai loại: các thị trường tài chính và các trung gian tài chính. Chúng ta sẽ thảo luận lần lượt từng
loại.
Các thị trường tài chính
 Các thị trường tài chính' là các định chế mà thông qua đó một người tiết kiệm có thể cung cấp vốn trực
tiếp đến người khác muốn vay. Các thị trường tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế chúng ta là thị
trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu.
1. Các thị trường tài chính: các định chế tài chính mà thông qua đó người tiết kiệm có thể cung cấp
vốn trực tiếp đến người đi vay.

Thị trường trái phiếu. Khi Intel, một nhà sản xuất lớn về chip máy vi tính, muốn vay tiền để tài trợ cho việc
xây dựng nhà máy mới, Intel có thể vay trực công chúng. Intel làm điều này bằng cách bán ra các trái
phiếu. Trái phiếu chứng nhận nợ, xác định các nghĩa vụ của người vay đối với người nắm giữ trái phiếu.
Một cách đơn giản, trái phiếu là tờ giấy ghi nợ (tôi nợ bạn - IOU). Nó định thời gian khoản nợ sẽ được
hoàn trả, được gọi là ngày đáo hạn, và lãi suất sẽ được thanh toán định kỳ cho đến khi khoản vay đáo
hạn. Người mua trái phiếu đưa tiền của mình cho Intel để đổi lấy lời hứa của Intel về tiền lãi và khoản
hóa trả cuối cùng số tiền vay (gọi là vốn gốc). Người mua có thể nắm giữ trái phiếu đến kỳ đáo hạn hoặc
có thể bán trái phiếu sớm hơn cho người khác.
Có hàng triệu trái phiếu khác nhau trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Khi các công ty lớn, chính phủ liên bang,
hoặc tiểu bang và các chính quyền địa phương cần vay để tài trợ cho việc mua nhà máy mới, máy bay
chiến đấu mới, hoặc trường học mới, họ thường vay bằng cách phát hành trái phiếu. Nếu bạn nhìn vào
tờ tạp chí The Wall Street Journal hoặc mục kinh doanh của những tờ báo địa phương, bạn sẽ tìm thấy
một danh sách các mức giá và lãi suất của một vài trái phiếu quan trọng nhất. Các loại trái phiếu này
khác nhau dựa vào ba đặc điểm quan trọng.
Đặc điểm đầu tiên là kỳ hạn của trái phiếu – độ dài thời gian của trái phiếu đến khi trái phiếu đáo hạn.
Một số trái phiếu có kỳ hạn ngắn, ví dụ như một vài tháng, trong khi các trái phiếu khác có kỳ hạn dài là
ba mươi năm. (Chính phủ Anh đã từng phát hành loại trái phiếu không bao giờ đáo hạn, được gọi là trái
phiếu vĩnh viễn. Loại trái phiếu này trả lãi mãi mãi, tuy nhiên vốn gốc không bao giờ được hoàn lại). Lãi
suất của trái phiếu phụ thuộc một phần vào kỳ hạn của nó. Các trái phiếu kỳ hạn dài là rủi ro hơn các trái
phiếu kỳ hạn ngắn bởi vì người nắm giữ các trái phiếu kỳ hạn dài phải đợi khoảng thời gian lâu hơn để
được hoàn trả vốn gốc. Nếu người nắm giữ trái phiếu kỳ hạn dài cần tiền sớm hơn khoảng thời gian đáo
hạn, anh ta không có sự lựa chọn, tuy nhiên anh ta có thể bán trái phiếu cho người khác với mức giá
thấp hơn. Để bù đắp cho rủi ro này, các trái phiếu dài hạn thường có lãi suất cao hơn các trái phiếu ngắn
hạn.
Đặc điểm quan trọng thứ hai của trái phiếu là rủi ro tín dụng - khả năng mà người vay không thể hoàn trả
lãi hoặc vốn gốc. Sự thất bại trong việc trả nợ được gọi là vỡ nợ. Người vay có thể (hoặc đôi khi) không
trả nợ trên số tiền vay của mình bằng cách tuyên bố phá sản. Khi những người mua trái phiếu cảm nhận
rằng xác suất của vỡ nợ là cao, họ yêu cầu lãi suất cao hơn để bù đắp cho họ rủi ro này. Vì chính phủ
Hoa Kỳ được xem là an toàn về rủi ro tín dụng do đó, trái phiếu của chính phủ Hoa Kỳ thường được trả
với lãi suất thấp. Ngược lại, các tập đoàn tài chính có nguy cơ vỡ nợ cao quyên tiền bằng cách phát
hành các trái phiếu rác, các trái phiếu này được trả lãi suất rất cao. Người mua trái phiếu có thể đánh giá
rủi ro tín dụng bằng cách kiểm tra với các tổ chức tư nhân khác nhau như Standard&Poor – tổ chức đánh
giá rủi ro tín dụng của các loại trái phiếu khác nhau.
1. Trái phiếu: giấy chứng nhận nợ.
Đặc điểm quan trọng thứ ba của trái phiếu là xử lý thuế – cách mà các luật thuế áp dụng lên lãi
suất kiểm được từ trái phiếu. Tiền lãi từ hầu hết trái phiếu là thu nhập có thể bị đánh thuế; nghĩa là người
chủ trái phiếu phải trả một phần của tiền lãi cho thuế thu nhập. Ngược lại, khi chính phủ và các chính
quyền địa phương phát hành các trái phiếu đô thị, người chủ của trái phiếu không bị bắt buộc phải trả
thuế thu nhập liên bang trên phần thu nhập lãi. Nhờ lợi thế này mà các trải phiếu được phát hành bởi
chính phủ và các chính quyền địa phương thường được trả lãi suất thấp hơn các trái phiếu được phát
hành bởi các công ty hoặc chính quyền liên bang. 

June 1, 2021
38
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Thị trường cổ phiếu. Cách khác để Intel huy động vốn xây nhà máy là bán cổ phiếu của công ty.
Cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu trong một công ty, và do đó cổ phiếu là một quyền đối với lợi nhuận
mà công ty tạo ra. Ví dụ, nếu Intel bán tổng cộng 1.000.000 cổ phiếu, từng cổ phiếu này đại diện quyền
sở hữu 1/1.000.000 của doanh nghiệp.
Việc bán cổ phiếu để huy động vốn được gọi là tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, trong khi việc bán
trái phiếu được gọi tài trợ bằng vay nợ. Mặc dù các công ty sử dụng cả tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và
tài trợ bằng vay nợ để huy động tiền cho việc đầu tư mới, thì cổ phiếu và trái phiếu vẫn rất khác nhau.
Người chủ cổ phần của cổ phiếu Intel là chủ sở hữu một phần của Intel, còn người chủ trái phiếu của
Intel là chủ nợ của công ty. Nếu Intel có lãi rất nhiều, thì các cổ đông sẽ có lợi từ những khoản lợi nhuận
này, trong khi chủ sở hữu trái phiếu chỉ lấy phần lãi trên trái phiếu của họ. Và nếu như Intel gặp khó khăn
về tài chính, người chủ trái phiếu được thanh toán những gì họ được hưởng trước khi cổ đông nhận
được bất cứ thứ gì. So với trái phiếu, người nắm giữ cổ phiếu có rủi ro cao hơn và lợi nhuận tiềm năng
cao hơn. 
 Sau khi một công ty phát hành cổ phiếu bằng cách bán các cổ phiếu ra công chúng, thì những
cổ phiếu này được giao dịch giữa các cổ đông trên thị trường chứng khoán có tổ chức. Trong những giao
dịch này, bản thân các công ty không nhận được tiền khi cổ phiếu của họ được chuyển nhượng. Các sàn
giao dịch chứng khoán quan trọng nhất trong nền kinh tế Hoa Kỳ là Sàn Giao dịch Chứng khoán New
York (the New York Stock Exchange), Sàn Giao dịch Chứng khoán Mỹ (the American Stock Exchange),
và NASDAQ (National Association of Securities Dealers Automated Quotation System). Hầu hết các quốc
gia trên thế giới đều có sàn giao dịch của mình để cổ phiếu của các công ty địa phương được giao dịch.
 Các mức giá mà các cổ phiếu được giao dịch trên sàn chứng khoán được quyết định bởi nguồn
cung và nguồn cầu cổ phiếu của những công ty này. Bởi vì cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu ở công
ty, nguồn cầu về cổ phiếu (và do đó, mức giá của chúng phản ánh nhận thức của mọi người về lợi nhuận
tương lai của công ty. Khi mọi người trở nên lạc quan về tương lai của công ty, họ làm tăng cầu về cổ
phiếu đó và do đó, đẩy mức giá cổ phiếu lên. Ngược lại, khi mọi người đi đến dự đoán công ty ít lợi
nhuận hoặc thua lỗ, giá của cổ phiếu giảm.
1. Cổ phiếu: một quyền hay sự xác nhận sở hữu một phần doanh nghiệp.
 Có sẵn rất nhiều chỉ số chứng khoán khác nhau để theo dõi tổng thể giá cả các loại cổ phiếu.
Chỉ số chứng khoán được tính toán là số bình an, loại chứng khoán. Chỉ số chứng khoán nổi tiếng nhất
là chỉ số TP. nghiệp Dow Jones (Dow Jones Industrial Average), được tính toán thu kể từ năm 1896. Chỉ
số này dựa trên giá cổ phiếu của ba mươi công - của Hoa Kỳ, như General Electric, Microsoft, Coca-
Cola, Walt Disney IBM. Một chỉ số chứng khoán nổi tiếng khác là chỉ số Standard & Pose, số chứng
khoán này dựa trên giá cổ phiếu của 500 công ty hàng đầu B2: . cổ phiếu phản ánh lợi nhuận kỳ vọng,
các chỉ số chứng khoán này được v. giống như là các chỉ số về các điều kiện kinh tế tương lai.
Các trung gian tài chính
 Các trung gian tài chính' là các định chế tài chính mà thông qua đó người đi kiệm có thể gián
tiếp cung cấp tiền cho người đi vay. Thuật ngữ gián tiếp phản ánh. vai trò của định chế này là đứng giữa
người người tiết kiệm và người vay. Bây giờ chúng ta xem xét hai trong số những trung gian tài chính
quan trọng nhất: ngân. hàng và các quỹ tương hỗ.
 Ngân hàng. Nếu một chủ sở hữu của cửa hàng tạp hóa nhỏ muốn tài trợ cho việc mở rộng kinh
doanh của mình, ông ta có thể có chiến lược hoàn toàn khác so với chiến lược của Intel. Không giống
Intel, một chủ cửa hàng nhỏ sẽ khó khăn khi huy động vốn từ thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Hầu hết
những người mua cổ phiếu và trái phiếu thích mua chúng từ các công ty niêm yết là những công ty lớn,
quen thuộc hơn. Do đó, một cửa hàng tạp hóa nhỏ thường tài trợ cho việc mở rộng sản xuất bằng việc
vay nợ từ ngân hàng địa phương. 
Các ngân hàng là các trung gian tài chính mà mọi người cảm thấy quen thuộc nhất. Công việc cơ
bản của các ngân hàng là nhận tiền gởi từ người gửi tiết kiệm và sử dụng các khoản tiền gởi này để cho
vay đến với những người muốn vay. Các ngân hàng trả lại cho khoản tiền gởi và thu từ người đi vay với
lãi suất cao hơn một ít từ các khoản cho vay này. Sự khác biệt giữa những mức lãi suất này bao gồm chi
phí của ngân hàng và một phần lợi nhuận của chủ sở hữu ngân hàng.
Bên cạnh chức năng trung gian tài chính, các ngân hàng còn có chức năng quan trọng thứ hai:
các ngân hàng tạo điều kiện mua sắm hàng hóa và dịch vụ bằng việc cho phép người dân viết ngân

June 1, 2021
39
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

phiếu đối với các khoản tiền gởi của họ và truy cập vào các khoản tiền gởi này bằng các thẻ ghi nợ. Nói
cách khác, các ngân hàng giúp tạo lập tài sản đặc biệt mà mọi người có thể sử dụng như là trung gian
trao đổi. Trung gian trao đổi là thứ mà mọi người có thể sử dụng dễ dàng để tham gia vào các giao dịch.
Vai trò của ngân hàng trong việc cung cấp trung gian trao đổi phân biệt nó với những tổ chức tài chính
khác. Các cổ phiếu và trái phiếu, giống như các khoản tiền gởi ngân hàng, là dự trữ giá trị khả dĩ cho của
cải mà mọi người tích lũy được từ tiết kiệm quá khứ, nhưng tiếp cận của cái này là không dễ dàng,
không rẻ và không nhanh chóng như khi chỉ cần viết một ngân
1. Các trung gian tài chính: các định chế tài chính mà thông qua đó những người ta kiệm có
thể gián tiếp Cung cấp tiền cho những người đi vay.

BẠN CÓ BIẾT Những Con Số Quan Trọng Dành Cho


Những Nhà Phân Tích Cổ Phiếu
Khi theo dõi cổ phiếu của bất kỳ công ty nào, bạn nên để ý đến ba con số quan trọng. Các con số này
được báo cáo trên trang tài chính của một số tờ báo, và bạn có thể dễ dàng lấy được thông tin của
chúng từ các dịch vụ tin tức trên mạng: 
• Giá. Phần quan trọng nhất của thông tin về cổ phiếu là giá của cổ phiếu đó. Các dịch vụ tin tức thường
thể hiện nhiều loại giá. Giá cuối cùng” hay “giá đóng cửa” là mức giá của lần giao dịch sau cùng được
khớp lệnh trước khi sàn giao dịch chứng khoán đóng cửa trong ngày gần nhất của giao dịch. Dịch vụ tin
tức cũng có thể đưa giá “cao” và giá thấp” của ngày giao dịch trước đó và đôi khi giá của năm trước đó.
Nó cũng có thể báo cáo sự thay đổi từ giá đóng cửa của ngày trước đó. Cổ tức. Công ty cổ phần thanh
toán một số lợi nhuận của họ cho cổ đông, số tiền này được gọi là cổ tức. (Lợi nhuận không được trả
được gọi là lợi tức không chia và thường được công ty sử dụng cho đầu tư tăng thêm.) Các dịch vụ tin
tức thường báo cáo cổ tức chi trả so với năm trước cho mỗi cổ phần của cổ phiếu. Họ đôi khi báo cáo tỷ
lệ cổ tức, là lợi nhuận được chia trên giá cổ phiếu. Hệ số giá trên thu nhập. Thu nhập của một công ty,
hoặc lợi nhuận kế toán là số tiền từ dòng doanh thu bán sản phẩm của công ty trừ đi chi phí sản xuất
được xác lập bởi kế toán viên. Thu nhập trên mỗi cổ phần là tổng thu nhập của công ty chia cho số
lượng cổ phần đang lưu hành. Hệ số giá trên thu nhập, thường được gọi là tỷ số P/E, là giá cổ phiếu của
công ty chia cho thu nhập trên mỗi cổ phần mà công ty tạo ra trong một năm. Trong lịch sử, hệ số giá
trên thu nhập tiêu biểu là 15. Tỷ số P/E cao hơn nghĩa là cổ phiếu của công ty đó là đắc tương đối so với
thu nhập gần đây của nó, điều này có nghĩa là hoặc là mọi người kỳ vọng vào thu nhập tăng lên trong
tương lai hoặc cổ phiếu đó bị đánh giá cao. Ngược lại, tỷ số P/E thấp hơn nghĩa là cổ phiếu của công ty
đó rẻ tương đối so với thu nhập gần đây của nó, điều này có nghĩa là hoặc là mọi người kỳ vọng vào thu
nhập giảm đi trong tương lai hoặc cổ phiếu đó bị đánh giá thấp.
Tại sao các tin tức lại báo cáo những số liệu này? Có nhiều người đầu tư tiền tiết kiệm của họ vào cổ
phiếu theo những con số này khi quyết định nên mua hay bán cổ phiếu nào. Ngược lại, những cổ đông
khác theo dõi chiến lược mua và nắm giữ: Họ mua cổ phiếu của những công ty hoạt động tốt, nắm giữ
nó lâu dài và không phản ứng với những dao động hàng ngày.
phiếu hoặc sử dụng thẻ ghi nợ. Cho đến lúc này, chúng ta bỏ qua vai trò thứ hai của các ngân hàng,
nhưng chúng ta sẽ quay lại khi thảo luận về hệ thống tiền tệ ở phần sau của quyển sách.
Quỹ tương hỗ. Trung gian tài chính ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Hoa Kỳ là quỹ tương
hỗ. Quỹ tương hỗ' là định chế bán cổ phần ra công chúng và sử dụng số thu nhập này để mua quyền
chọn hoặc danh mục đầu tư của nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu khác nhau hoặc cả hai. Cổ đông của
quỹ tương hỗ chấp nhận tất cả các rủi ro và lợi nhuận liên quan đến danh mục đầu tư này. Nếu giá trị
của danh mục tăng lên, cổ đông thu được lợi, nếu giá trị của danh mục giảm đi, cổ đông chịu thua lỗ.
1. Quỹ tương hỗ: định chế bán cổ phần ra công chúng và sử dụng số thu nhập này để mua danh mục
các cổ phiếu và trái phiếu.

Ưu điểm chính của các quỹ tương hỗ là các quỹ này cho phép mọi người : số tiền ít ỏi có thể đa
dạng hóa các cổ phần của họ. Những người mua cổ phiếu, trái phiếu cũng nên chú ý đến câu châm
ngôn: Không đặt tất cả trứng vào trì cùng một rổ. Bởi vì giá của bất kỳ loại cổ phiếu hay trái phiếu đơn lẻ
nào cũ được gắn liền với vận mệnh của một công ty, do đó việc nắm giữ chỉ duy nhất mà loại cổ phiếu
hay trái phiếu là rất rủi ro. Ngược lại, người nắm giữ một danh mục đa dạng các trái phiếu và cổ phiếu
đối diện với ít rủi ro hơn vì họ chỉ có một phần nhỏ trong mỗi công ty. Các quỹ tương hỗ thực hiện việc đa

June 1, 2021
40
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

dạng hóa dễ dàng. Chỉ với vài trăm đô la, một người có thể mua cổ phần trong quỹ tương hỗ và một cách
gián tiếp anh ta trở thành chủ sở hữu một phần hoặc là chủ nợ của hàng trăm công ty lớn. Đối với dịch
vụ này, công ty điều hành quỹ tương hỗ thu phí các cổ đông, thường là khoảng 0,5 đến 2 phần trăm trên
khối tài sản mỗi năm.
Ưu điểm thứ hai của các công ty quỹ tương hỗ là phần vốn tương hỗ giúp những người bình
thường tiếp cận các kỹ năng của những người quản lý quỹ chuyên nghiệp. Các nhà quản lý của hầu hết
các quỹ tương hỗ quan tâm kỹ lưỡng đến sự phát triển và triển vọng của các công ty mà họ mua cổ
phiếu. Những nhà quản lý này mua cổ phiếu của các công ty mà họ thấy có lời trong tương lai và bán cổ
phiếu của các công ty có triển vọng kém hơn. Sự quản lý chuyên nghiệp có thể làm gia tăng thu lợi kiếm
được của quỹ tương hỗ từ khoản tiền tiết kiệm của cổ đông.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế học tài chính thường hoài nghi về lập luận thứ hai này. Với hàng ngàn
nhà quản lý chuyên nghiệp chú ý kỹ đến triển vọng của từng công ty, giá của cổ phiếu thường phản ánh
tốt giá trị thực của công ty. Kết quả là, rất khó để “đánh bại thị trường” bằng cách mua cổ phiếu tốt và
bán cổ phiếu xấu. Thực tế, các quỹ tương hồ được gọi là các quỹ chỉ số, các quỹ mà thực hiện mua tất
cả các cổ phiếu trong một chỉ số chứng khoán nhất định, thực hiện tốt hơn một chút trên mức trung bình
so với các quỹ tương hỗ tận dụng lợi thế về các nhà quản lý chuyên nghiệp với các giao dịch chủ động.
Giải thích cho sự thành quả vượt trội của các quỹ chỉ số là các quỹ này giữ các chi phí thấp bằng cách
giảm thiểu mua bán và không thuê mướn các nhà quản lý chuyên nghiệp.
TÓM TẮT.
 Nền kinh tế Hoa Kỳ có sự đa dạng lớn của các định chế tài chính. Ngoài thị trường trái phiếu, thị
trường cổ phiếu, các ngân hàng và các quỹ tương hỗ còn có các quỹ hưu trí, các công đoàn tín dụng,
các công ty bảo hiểm, và thậm chí là cho vay nặng lãi ở địa phương. Những định chế này khác nhau ở
nhiều cách thức. Tuy nhiên, khi phân tích vai trò vĩ mô của hệ thống tài chính, quan trọng là phải chú ý
đến sự tương đồng của các định chế này hơn là các khác biệt giữa chúng. Các định chế tài chính này, tất
cả phục vụ cho cùng mục tiêu: hướng các nguồn lực của người tiết kiệm đến tay những người vay.
BẠN CÓ BIẾT Khủng hoảng tài chính
Vào năm 2008 và 2009, nền kinh tế Hoa Kỳ và một số nền kinh tế lớn khác trên khắp thế giới trải
qua khủng hoảng tài chính và dẫn đến suy thoái sâu trong hoạt động kinh tế. Chúng ta sẽ xem xét các sự
kiện này chỉ tiết ở phần sau của quyển sách này, nhưng bây giờ chúng ta có thể liệt kê các yếu tố chính
của khủng hoảng tài chính.
Yếu tố đầu tiên của khủng hoảng tài chính là sự giảm giá sâu của một số tài sản. Trong năm
2008 và 2009, các tài sản này là bất động sản. Giá của nhà cửa, sau khi trải qua sự bùng nổ ở đầu thập
kỷ này, đã giảm giá khoảng 30 phần trăm chỉ trong vòng vài năm. Sự giảm giá lớn này của giá bất động
sản chưa từng xảy ra ở Hoa Kỳ kể từ năm 1930. - Yếu tố thứ hai của khủng hoảng tài chính là sự vĩ nợ
của các định chế tài chính. Vào năm 2008 và năm 2009, nhiều ngân hàng và các công ty tài chính khác
đã đánh cược vào giá của bất động sản bằng cách giữ tài sản thế chấp bằng chính bất động sản đó. Khi
giá nhà giảm, số lượng lớn các chủ nhà ngừng trả nợ. Những mặc định này đã đẩy nhiều định chế tài
chính tới phá sản.
Yếu tố thứ ba của khủng hoảng tài chính là sự tự tin của các định chế tài chính. Trong khi một số
tiền gởi trong ngân hàng được bảo hiểm bởi các chính sách của chính phủ, các tài sản khác không phải
như vậy. Khi hiện tượng vỡ nợ tăng lên, mỗi định chế tài chính trở thành ứng cử viên có thể cho việc phá
sản kể tiếp. Các cá nhân và doanh nghiệp với tiền gởi không được bảo hiểm trong các định chế này rút
tiền của họ ra. Các ngân hàng phải đối mặt với việc rút tiền hàng loạt, dẫn đến việc các ngân hàng bắt
đầu bán tháo tài sản (đôi khi tại các mức giá “bán tống bán tháo”), và họ cắt giảm việc cho vay mới.
Yếu tố thứ tư của khủng hoảng tài chính là khủng | hoảng tín dụng. Với nhiều định chế tài chính đối mặt
với các khó khăn, những người đi vay đối diện với khó khăn trong việc vay vốn, ngay cả khi họ có các dự
án đầu tư sinh lời. Về bản chất, hệ thống tài chính gặp vấn đề trong việc thực hiện chức năng bình
thường của mình là điều tiết nguồn lực của người tiết kiệm đến tay những người vay có cơ hội đầu tư tốt
nhất.
Yếu tố thứ năm của khủng hoảng tài chính là cuộc suy thoái kinh tế. Với những người không có khả năng
nhận tài trợ từ những dự án mới, tổng cầu về sản phẩm và dịch vụ giảm xuống. Kết quả là, vì những lý
do chúng ta sẽ thảo luận đầy đủ hơn sau này, thu

June 1, 2021
41
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

nhập quốc gia giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng. - Yếu tố thứ sáu và là yếu tố cuối cùng của khủng | hoảng
tài chính là vòng lẩn quẩn. Suy giảm kinh tế | làm giảm lợi nhuận của nhiều công ty và giá trị của nhiều tài
sản. Do đó, chúng ta trở lại bước một, và các hệ lụy trong hệ thống tài chính và khủng hoảng kinh tế
củng cố lẫn nhau. - Khủng hoảng tài chính, như những năm 2008 và 2009, gây ra những hậu quả nghiêm
trọng. Nhưng may thay, nó đã kết thúc. Các định chế tài chính cuối cùng cũng đi được trên đôi chân của
mình, có lẽ với sự giúp đỡ từ chính sách của chính phủ, và họ quay về chức năng bình thường của trung
gian tài chính.
TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ TRONG CÁC TÀI KHOẢN THU NHẬP QUỐC GIA
Các sự kiện xảy ra trong hệ thống tài chính là trung tâm của sự hiểu biết phát triển trong toàn bộ nền kinh
tế. Như chúng ta đã thấy, các định chế tạo ra hệ thống này – thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu,
các ngân hàng và các quỹ tương hỗ – có vai trò trong việc điều phối tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế.
Và như chúng ta đã thấy ở chương trước, tiết kiệm và đầu tư là các yếu tố quan trọng cho tăng trưởng
dài hạn của GDP và mức sống. Kết quả là, các nhà kinh tế vĩ mô cần hiểu các thị trường tài chính vận
hành như thế nào và các sự kiện khác nhau và các chính sách ảnh hưởng lên các thị trường tài chính
như thế nào,
 Như là một điểm khởi đầu cho một phân tích của các thị trường tài chín. chúng ta thảo luận
trong phần này các biến số vĩ mô quan trọng đo lường h. động của các thị trường này. Điểm tập trung
của chúng ta ở đây không phải là hành vi mà là kế toán. Kế toán để cập đến cách mà các con số được
xác định và tổng hợp. Một kế toán viên có thể giúp một cá nhân tổng hợp thu nhập và chi phí của người
này. Kế toán thu nhập quốc gia cũng làm công việc tương tự cho tổng thể nền kinh tế. Các tài khoản thu
nhập quốc gia bao gồm GDP và các số liệu thống kê có liên quan.
Các quy tắc của công tác kế toán hay hạch toán thu nhập quốc gia bao gồm rất nhiều đồng nhất
thức quan trọng. Nhắc lại đồng nhất thức là phương trình đúng theo cách mà các biến trong phương
trình được xác định. Ghi nhớ các đồng nhất thức là rất hữu ích và các đồng nhất thức làm rõ các biến số
khác nhau liên hệ với các biến số khác như thế nào. Bây giờ chúng ta xem xét một vài đồng nhất thức kế
toán để làm sáng tỏ vai trò vĩ mô của các thị trường tài chính.
Một vài đồng nhất thức quan trọng Nhớ lại rằng tổng sản phẩm quốc nội là tổng thu nhập của
toàn bộ nền kinh tế và cũng là tổng chi tiêu của cả nền kinh tế về hàng hóa và dịch vụ. GDP (ký hiệu là Y)
được chia làm bốn thành phần của chi tiêu: tiêu dùng (C), đầu tư (I), mua sắm của chính phủ (G), và xuất
khẩu ròng (NX). Chúng ta viết:
Y = C + I + G + NX.
 Phương trình này là đồng nhất thức bởi vì mỗi đô la của thu nhập xuất hiện phía bên trái cũng
xuất hiện ở một trong bốn thành phần chi tiêu ở phía bên phải. Do cách thức mà từng biến được định
nghĩa và đo lường, phương trình phải luôn cân bằng.
Trong chương này, chúng ta đơn giản hóa việc phân tích bằng cách giả định rằng nền kinh tế
đang xem xét là đóng. Nền kinh tế đóng là nền kinh tế không có tương tác với các nền kinh tế khác. Cụ
thể là, nền kinh tế đóng không tham gia giao thương quốc tế về hàng hóa và dịch vụ cũng như không
tham gia vào việc cho vay và đi vay quốc tế. Các nền kinh tế trong thực tế là các nền kinh tế mở – các
nền kinh tế có tương tác với các nền kinh tế khác trên toàn thế giới. Tuy nhiên, giả định nền kinh tế đóng
là sự đơn giản hóa hữu ích, theo đó chúng ta có thể học được một số bài học nhằm áp dụng cho tất cả
các nền kinh tế. Hơn nữa, giả định này áp dụng hoàn hảo cho các nền kinh tế trên thế giới (vì thương
mại giữa các hành tinh là chưa phổ biến).
Vì nền kinh tế đóng không tham gia thương mại quốc tế, nhập khẩu và xuất khẩu là bằng không.
Do đó, xuất khẩu ròng (NX) cũng bằng không. Trong trường hợp này, chúng ta có thể viết:
Y = C + I + G.
 Phương trình này cho rằng GDP là tổng của tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu chính phủ. Từng đơn vị
của sản lượng được bán trong nền kinh tế đóng được tiêu dùng đầu tư hoặc được mua sắm từ chính
phủ.
Để thấy được đồng nhất thức này có thể cho chúng ta biết điều gì về các thị trường tài chính,
hãy trừ C và G Ở cả hai vế của phương trình. Chúng ta có:

June 1, 2021
42
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Y-C-G=1.
 Phía bên trái của phương trình này (Y - C - G) là phần còn lại của tổng thu nhập của nền kinh tế
sau khi chi cho tiêu dùng và chi mua sắm của chính phủ. Tổng số này được gọi là tiết kiệm quốc gia ,
hoặc chỉ là tiết kiệm, và được ký hiệu là S. Thay thế S cho Y - C - G, chúng ta có thể viết phương trình
cuối cùng như sau:
S=1 
Phương trình này biểu thị tiết kiệm bằng với đầu tư.
Để hiểu ý nghĩa của tiết kiệm quốc gia, sẽ hữu ích khi chúng ta phân tích định nghĩa này nhiều
hơn một chút. Đặt T biểu thị số tiền mà chính phủ thu được từ các hộ gia đình dưới dạng thuế trừ đi số
tiền mà chính phủ trả lại cho các hộ gia đình dưới dạng chi chuyển nhượng (ví dụ như an sinh và phúc
lợi xã hội), chúng ta có thể viết tiết kiệm quốc gia dưới đây bằng một trong hai cách:
S=Y-C-G 
hoặc là
S = (Y - T-C) + (T - G).
 Hai phương trình này là như nhau bởi vì hai khoản T trong phương trình thứ hai triệt tiêu lẫn
nhau, nhưng mỗi phương trình tiết lộ cách thức khác nhau trong việc nhận biết về tiết kiệm quốc gia. Cụ
thể, phương trình thứ hai chia tiết kiệm quốc gia thành hai phần: tiết kiệm tư nhân (Y - T - C) và tiết kiệm
chính phủ (T-G).
 Thử xem xét từng loại tiết kiệm. Tiết kiệm tư nhân” là phần thu nhập còn lại của hộ gia đình sau
khi trả thuế và chi tiêu tiêu dùng. Cụ thể, vì các hộ gia đình nhận thu nhập Y, chi trả thuế T, và chi tiêu C,
tiết kiệm tư nhân bằng Y - T - C. Tiết kiệm chính phủ là phần còn lại của tổng thu thuế của chính phủ sau
khi chi trả cho các khoản mua sắm. Chính phủ nhận T là tổng thu thuế và chi tiêu G mua hàng hóa và
dịch vụ. Nếu vượt quá G, chính phủ thặng dư ngân sách và chính phủ thu nhiều hơn chi. Số thặng dư T
– G biểu thị cho tiết kiệm chính phủ. Nếu chính phủ chi tiêu nhiều hơn thu thuế, khi đó G lớn hơn T.
Trong trường hợp này, chính phủ thâm hụt ngân sách, và tiết kiệm chính phủ T - G là một số âm..
1. Tiết kiệm quốc gia (tiết kiệm): phần còn lại của tổng thu nhập của nền kinh tế sau khi chi cho tiêu
dùng và chi mua sắm của chính phủ. 
2.Tiết kiệm tư nhân: phần thu nhập còn lại của hộ gia đình sau khi trả thuế và chi tiêu tiêu dùng. 
3.Tiết kiệm chính phủ: phần còn lại của tổng thu thuế sau khi chi trả cho các khoản mua sắm của chính
phủ.
4. Thặng dư ngân sách: phần vượt của tổng thu thuế so với chi mua sắm của chính
phủ.
 5. Thâm hụt ngân sách: phần thiếu hụt của tổng thu thuế so với chi mua sắm của
chính phủ.
Bây giờ xem xét các đồng nhất thức kế toán này liên quan đến các thị trường tài chính như thế
nào. Phương trình S =Icho thấy một thực tế quan trong kinh tế là một tổng thể, tiết kiệm phải bằng với
đầu tư. Tuy nhiên, thực và lên một số câu hỏi quan trọng: Các cơ chế nào nắm đằng sau đồng nhất thế
Cái gì phối hợp những người quyết định tiết kiệm bao nhiêu với những quyết định đầu tư bao nhiêu? Câu
trả lời là hệ thống tài chính. Thị trư phiếu, thị trường cổ phiếu, các ngân hàng, các quỹ tương hỗ, và các
thị trường. chính khác và các trung gian đứng giữa hai bên của phương trình S = 1 C. tiếp nhận tiết kiệm
quốc gia và hướng nó đến với đầu tư quốc gia.
Ý nghĩa của tiết kiệm và đầu tư 
Thuật ngữ tiết kiệm và đầu tư đôi lúc có thể nhầm lẫn. Hầu hết mọi người sử dụng những thuật ngữ này
tình cờ và đôi khi thay thế cho nhau. Ngược lại, những nhà kinh tế học vĩ mô, người phối hợp các tài
khoản thu nhập quốc gia sử dụng các thuật ngữ này cẩn thận và rõ ràng.
 Thử xem một ví dụ. Giả sử Larry kiếm nhiều tiền hơn mức anh ta chi tiêu và ký gửi khoản thu
nhập không chi tiêu vào ngân hàng hoặc sử dụng nó để mua cổ phiếu hoặc trái phiếu từ các công ty.

June 1, 2021
43
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Larry có thể tự nghĩ rằng anh đang “đầu tư” tiền, nhưng các nhà kinh tế vĩ mô gọi hành động của Larry là
tiết kiệm chứ không phải đầu tư.
Trong ngôn ngữ của kinh tế vĩ mô, đầu tư biểu thị cho việc mua sắm vốn mới, như là máy móc
thiết bị hoặc các tòa nhà. Khi Moe vay tiền từ ngân hàng để tự anh ta xây nhà mới, anh ta góp thêm vào
đầu tư quốc gia. (Nhớ lại, việc mua sắm nhà ở mới là một dạng của chi tiêu gia đình nhưng được quy
ước là đầu tư chứ không phải tiêu dùng). Tương tự, khi công ty Curly bán một số cổ phiếu và sử dụng
phần thu được để xây dựng nhà xưởng mới, thì nó cũng cộng thêm vào đầu tư quốc gia. 
 Mặc dù đồng nhất thức kế toán S = I thể hiện rằng tiết kiệm và đầu tư là cân bằng cho nền kinh
tế nói chung, điều này không phải đúng cho từng hộ gia đình hoặc doanh nghiệp. Tiết kiệm của Larry có
thể lớn hơn đầu tư của anh ta, và anh ta có thể gửi phần dôi dư vào trong ngân hàng. Tiết kiệm của Moe
có thể nhỏ hơn đầu tư của anh ta, và anh ta có thể vay ngân hàng cho khoản thiếu hụt. Các ngân hàng
và các định chế tài chính khác thu xếp các sự khác biệt cá nhân này giữa tiết kiệm và đầu tư bằng cách
cho phép tiết kiệm của một người được dùng để tài trợ đầu tư của người khác.
THỊ TRƯỜNG VỐN VAY
Chúng ta đã thảo luận một vài định chế quan trọng trong nền kinh tế và vai trò vĩ mô của các định chế
này. Giờ đây, chúng ta sẵn sàng cho việc xây dựng mô hình
của các thị trường tài chính. Mục đích của việc xây dựng mô hình là để giải thích các thị trường trường
tài chính phối hợp với tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế như thế nào. Mô hình cũng cho chúng ta công
cụ để phân tích các chính sách khác nhau của chính phủ có ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư.
Để giữ mọi thứ đơn giản, chúng ta giả định nền kinh tế chỉ có một thị trường tài chính, được gọi
là thị trường vốn vay. Tất cả những người tiết kiệm đến thị trường này để gửi tiết kiệm, và tất cả người
vay đến thị trường này để vay vốn. Do đó, thuật ngữ vốn vay đề cập đến tất cả thu nhập mà mọi người
chọn để tiết kiệm và cho vay ra, hơn là sử dụng chúng cho tiêu dùng; vốn vay cũng là số tiền mà các nhà
đầu tư chọn vay để tài trợ cho những dự án đầu tư mới. Trong thị trường vốn vay, chỉ có một mức lãi
suất, vừa là sinh lợi từ tiết kiệm, vừa là chi phí của việc đi vay. 
 Giả định về một loại thị trường tài chính, dĩ nhiên là không thực tế. Như chúng ta đã biết, nền
kinh tế có rất nhiều loại định chế tài chính. Nhưng như đã thảo luận ở Chương 2, nghệ thuật trong việc
xây dựng mô hình kinh tế là đơn giản hóa thế giới để giải thích chúng. Với mục đích này, chúng ta có thể
bỏ qua sự đa dạng của các định chế tài chính và gia đình nền kinh tế chỉ có một thị trường tài chính duy
nhất.
Cung và cầu vốn vay 
Thị trường vốn vay, cũng giống như các thị trường khác trong nền kinh tế, bị chi phối bởi cung và
cầu. Do đó, để hiểu thị trường vốn vay hoạt động như thế nào, trước tiên chúng ta nhìn vào các lực cung
và cầu trong thị trường đó.
Nguồn cung vốn vay đến từ những người muốn có thu nhập tăng thêm khiến họ muốn tiết kiệm
và cho vay ra. Việc cho vay này có thể xảy ra trực tiếp, như là khi hộ gia đình mua trái phiếu công ty hoặc
có thể xảy ra một cách gián tiếp, ví dụ như khi một hộ gia đình gửi tiền vào ngân hàng, và ngân hàng sau
đó sử dụng các nguồn vốn này để cho vay. Trong cả hai trường hợp, tiết kiệm là nguồn cung vốn vay. 
 Cầu vốn vay đến từ các hộ gia đình và doanh nghiệp muốn vay để đầu tư. Nguồn cầu này bao
gồm những hộ gia đình vay thế chấp để mua nhà mới. Nó cũng bao gồm các doanh nghiệp vay để mua
thiết bị mới hoặc xây dựng nhà xưởng. Trong cả hai trường hợp, đầu tư là nguồn cầu vốn vay:
Mức lãi suất là giá của khoản vay. Nó biểu thị số tiền mà người đi vay phải trả cho khoản vay và
số tiền mà người cho vay nhận được từ khoản tiết kiệm của họ. Bởi vì mức lãi suất cao làm cho khoản
vay đắt đỏ hơn, lượng cầu vốn vay giảm khi lãi suất tăng. Tương tự như vậy, vì lãi suất cao làm tiết kiệm
trở nên hấp dẫn hơn, lượng cung vốn vay tăng lên khi lãi suất tăng. Nói cách khác, đường cầu về vấn
vay dốc xuống và đường cung vốn vay dốc lên.
1. Thị trường vốn vay: thị trường gồm những người tiết kiệm cung ứng nguồn vốn
vay và những người vay có nhu cầu vay vốn.

June 1, 2021
44
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Hình 1 chỉ ra mức lãi suất mà lượng công và lượng cầu vốn vay cân bằng Ở trạng thái cân bằng
trong hình, mức lãi suất là 5 phần trăm, và lương cá, .. và lượng cung vốn vay cân bằng ở 1.200 tỷ đô la. 
 Sự điều chỉnh của lãi suất đến mức cân bằng xảy ra vì những lý do thông thường. Nếu lãi suất
thấp hơn mức cân bằng, lượng cung vốn vay sẽ ít hơn lượng cầu vốn vay. Hậu quả thiếu hụt vốn vay sẽ
khuyến khích những người cho vay nâng lãi suất. Lãi suất cao hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm (do đó làm
giảm  lượng cầu vốn vay). Ngược lại, nếu lãi suất cao hơn mức cân bằng, lượng cung vốn vay sẽ vượt
quá lượng cầu vốn vay. Khi những người cho vay cạnh tranh vì khan hiếm những người vay, lãi suất sẽ
giảm xuống. Bằng cách này, lãi suất sẽ tiến đến mức lãi suất cân bằng mà tại đó lượng cung và lượng
cầu vốn vay chính xác bằng nhau.  
Cần nhắc lại rằng các nhà kinh tế phân biệt giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa. Lãi suất
danh nghĩa là lãi suất thường được báo cáo – tiền lãi của tiết kiệm và chi phí của việc đi vay. Lãi suất
thực là lãi suất danh nghĩa được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát, nó bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ
lạm phát. Bởi vì lạm phát làm xói mòn giá trị của tiền theo thời gian, lãi suất thực phản ánh chính xác tiền
lãi thực của tiết kiệm và chi phí thực của khoản vay. Do đó, cung và cầu vốn vay phụ thuộc vào lãi suất
thực (hơn là lãi suất danh nghĩa), và cân bằng trong Hình 1 nên được hiểu là xác định lãi suất thực của
nền kinh tế. Phần còn lại của chương này, khi chúng ta thấy thuật ngữ lãi suất, nên nhớ là chúng ta đang
nói về lãi suất thực.
Mô hình cung và cầu vốn vay chỉ ra rằng các thị trường tài chính hoạt động giống như các thị trường
khác trong nền kinh tế. Ví dụ, trong thị trường sữa, giá sữa điều chỉnh sao cho lượng cung sữa cân bằng
với lượng cầu về sữa. Bằng cách này, bàn tay vô hình phối hợp hành vi của những nhà chăn nuôi và
hành vi của người uống sữa. Một khi chúng ta nhận ra tiết kiệm đại diện cho nguồn cung vốn vay và nhà
đầu tư đại diện cho cầu vốn vay, chúng ta có thể thấy bàn tay vô hình phối hợp tiết kiệm và đầu tư như
thế nào. Khi lãi suất điều chỉnh để cân bằng cung và cầu trên thị trường vốn vay, lãi suất phối hợp hành
vi của những người muốn tiết kiệm (người cung cấp vốn) với hành vi của người muốn đầu tư (người cầu
vốn).

Bây giờ, chúng ta có thể sử dụng phân tích này của thị trường vốn vay để xem xét các chính
sách khác nhau của chính phủ ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế. Bởi vì mô hình này
đơn giản chỉ là cung và cầu trong một thị trường cụ thể, chúng ta phân tích bất cứ chính sách nào bằng
cách sử dụng ba bước đã được trình bày ở Chương 4. Đầu tiên, chúng ta quyết định xem chính sách
của chính phủ có dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu hay không. Thứ hai, các đường này dịch
chuyển sang phải hay sang trái. Thứ ba, chúng ta sử dụng sơ đồ cung - và - cầu để thấy cân bằng thay
đổi như thế nào.
Chính sách thứ 1: Các khuyến khích tiết kiệm 
Các gia đình người Mỹ dành một phần thu nhập cho tiết kiệm, tuy nhiên tỷ phần tiết kiệm này của
họ nhỏ hơn so với các gia đình ở những quốc gia khác, ví dụ như ở Nhật hay Đức. Mặc dù các lý do giải
thích cho sự khác biệt quốc tế này là không rõ ràng, nhiều nhà hoạch định chính sách ở Hoa Kỳ xem
mức tiết kiệm thấp ở Hoa kỳ là vấn đề quan trọng. Một trong Mười Nguyên lý của Kinh tế học ở Chương
1 là mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng sản xuất hoàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó.
Và như chúng ta đã thảo luận ở chương trước, tiết kiệm là yếu tố quan trọng quyết định năng suất quốc
gia trong dài hạn. Nếu Hoa Kỳ bằng cách nào đó có thể nâng tỷ lệ tiết kiệm lên mức hiện hành như ở các
quốc gia khác, tỷ lệ tăng trưởng GDP sẽ tăng lên, và theo thời gian, công dân Hoa Kỳ sẽ tận hưởng mức
sống cao hơn.
Một nguyên lý khác của Mười Nguyên lý của Kinh tế học là mọi người phản ứng trước các động
cơ khuyến khích. Các nhà kinh tế sử dụng nguyên lý này để chỉ ra rằng tỷ lệ tiết kiệm thấp ở Hoa Kỳ một
phần là do luật thuế không khuyến khích họ tiết kiệm. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ, cũng như là các chính
quyền  tiểu bang, có khoản thu từ việc đánh thuế thu nhập, bao gồm thu nhập từ tiền lãi và cổ tức. Để
thấy những ảnh hưởng của chính sách này, chúng ta thử xem một người 25 tuổi tiết kiệm 1.000 đô la và
mua trái phiếu kỳ hạn 30 năm với mức lãi suất là 9 phần trăm. Nếu không có thuế, 1.000 đô la sẽ tăng
lên thành 13.268 đô la khi người này 55 tuổi. Tuy nhiên, nếu như tiền lãi bị đánh thuế, ví dụ như ở mức
33 phần trăm, do đó lãi suất sau thuế chỉ còn 6 phần trăm. Trong trường hợp này, 1.000 đô la chỉ tăng
lên thành 5.743 đô la sau 30 năm. Thuế đánh trên thu nhập lãi làm giảm đáng kể số tiền chi trả trong
tương lai từ tiết kiệm hiện tại, và kết quả là làm giảm động cơ tiết kiệm của mọi người. 

June 1, 2021
45
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

 Để đối phó với vấn đề này, các nhà kinh tế và các nhà làm luật đề xuất cải cách luật thuế để
khuyến khích tiết kiệm nhiều hơn. Ví dụ, một đề nghị là mở rộng áp dụng cho các tài khoản đặc biệt, ví
dụ như các Tài khoản Hưu trí Cá nhân, cho phép mọi người không phải chịu thuế trên một số khoản tiết
kiệm của họ. Hãy xem ảnh hưởng của khuyến khích tiết kiệm trên thị trường vốn vay được minh họa ở
Hình 2. Chúng ta phân tích chính sách này theo ba bước.
Đầu tiên, chính sách này ảnh hưởng đến đường nào? Vì sự thay đổi thuế sẽ thay đổi động cơ
các hộ gia đình tiết kiệm tại bất kỳ mức lãi suất nào, nó sẽ ảnh hưởng lên lượng cung vốn vay tại mỗi
mức lãi suất. Do đó, cung vốn vay sẽ dịch
chuyển. Cầu vốn vay sẽ không thay đổi vì sự thay đổi thuế khác tiếp lên số tiền nhưng người vay muốn
vay tại bất kỳ mức lãi suất nào.
Thứ hai, đường cũng sẽ dịch chuyển theo hướng nào? Vì tiết kia. thuế nhẹ hơn theo luật thuế
hiện hành, các hộ gia đình sẽ tăng tiết kiệm bằng cách tiêu dùng ít hơn từ thu nhập của họ. Các hộ gia
đình sẽ sử dụng thêm để gia tăng khoản tiền gởi trong ngân hàng hoặc mua trái phiếu. Nguồn cung vốn
vay sẽ tăng lên, và đường cùng sẽ dịch chuyển sang phải S1 sang S2 như trong Hình 2.
Cuối cùng, chúng ta có thể so sánh cân bằng ban đầu và cân bằng máy T.. hình, cung vốn vay
tăng làm giảm lãi suất từ 5 phần trăm xuống còn 40 phần trăm. Lãi suất thấp hơn làm tăng lượng cầu vốn
vay từ 1.200 tỷ đô la lên 1.600 tỷ đô la, sự dịch chuyển đường cung làm di chuyển cân bằng thị trường
dọc th. đường cầu. Với chi phí đi vay thấp hơn, các hộ gia đình và doanh nghiệp có động cơ đi vay nhiều
hơn để tài trợ cho các khoản đầu tư lớn hơn. Do đó, nếu cải cách các luật thuế khuyến khích tiết kiệm
nhiều hơn, kết quả sẽ là mức lãi suất thấp hơn và đầu tư cao hơn.
Phân tích về ảnh hưởng của việc gia tăng tiết kiệm này được chấp nhận rộng rãi trong những
nhà kinh tế, tuy nhiên vẫn có ít sự đồng thuận về loại thuế nào nên được thay đổi. Nhiều nhà kinh tế ủng
hộ cải cách thuế nhằm gia tăng tiết kiệm để thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng. Tuy nhiên, những nhà kinh
tế khác hoài nghi về những thay đổi thuế này sẽ ảnh hưởng như thế nào, nhiều hay ít lên tiết kiệm quốc
gia. Những sự hoài nghi này cũng nghi ngờ tính công bằng của các cải cách được đề xuất. Họ lập luận
rằng, trong nhiều trường hợp, lợi ích của việc thay đổi thuế sẽ tích lũy chủ yếu cho người giàu, những
người ít cần giảm thuế nhất.
Chính sách thứ 2: Khuyến khích đầu tư 
Giả sử rằng Quốc hội thông qua cải cách thuế giúp làm cho đầu tư trở nên hấp dẫn hơn. Về thực
chất, đây là điều Quốc hội đã làm khi thông qua quy định hoàn thuế đầu tư, được áp dụng cho từng thời
kỳ. Quy định hoàn thuế đầu tư áp dụng
những ưu đãi về thuế cho các công ty xây dựng nhà máy mới hoặc mua máy móc thiết bị mới. Hãy xem
ảnh hưởng của cải cách thuế này lên thị trường vốn vay, được minh họa ở Hình 3. - 
Đầu tiên, luật này ảnh hưởng lên cung hoặc cầu? Vì quy định hoàn thuế đầu tư áp dụng cho các
công ty vay và đầu tư vào vốn mới, quy định này sẽ làm thay đổi đầu tư tại bất kỳ mức lãi suất nào do đó
làm thay đổi cầu về vốn vay. Ngược lại, vì quy định hoàn thuế đầu tư không ảnh hưởng đến lượng tiết
kiệm của các hộ gia đình tại bất kỳ mức lãi suất nào, nên không ảnh hưởng đến cung vốn vay.
Thứ hai, đường cầu sẽ thay đổi theo hướng nào? Vì các công ty có động cơ để tăng đầu tư tại
bất kỳ mức lãi suất nào, lượng cầu vốn vay sẽ tăng lên tại bất kỳ mức lãi suất nào cho trước. Do đó,
đường cầu vốn vay sẽ dịch chuyển sang phải, tức dịch chuyển đường D sang đường D trong hình vẽ.
 Thứ ba, xem xét cân bằng thay đổi như thế nào. Trong Hình 3, cầu vốn vay tăng làm tăng lãi
suất từ 5 phần trăm lên 6 phần trăm, và lãi suất cao hơn đến lượt nó gia tăng lượng cung vốn vay từ
1.200 tỷ đô la lên 1.400 tỷ đô la, khi các hộ gia đình phản ứng bằng cách tăng lượng tiết kiệm. Việc thay
đổi trong hành vi hộ gia đình được thể hiện ở đây là sự di chuyển dọc theo đường cung. Do đó, nếu cải
cách của luật thuế khuyến khích đầu tư nhiều hơn, kết quả là lãi suất sẽ tăng lên và lượng tiết kiệm sẽ
nhiều hơn.
Chính sách thứ 3: Thâm hụt và thặng dư ngân sách chính phủ 
Một chủ đề muôn thuở của tranh luận chính trị là tình trạng ngân sách của chính phủ. Nhớ lại
rằng thâm hụt ngân sách là chi tiêu chính phủ vượt mức tổng thu thuế. Chính phủ tài trợ cho thâm hụt
ngân sách bằng cách vay trên thị trường trái phiếu, và sự tích lũy các khoản vay của chính phủ trong quá

June 1, 2021
46
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

khứ được gọi là nợ chính phủ. Thặng dư ngân sách, mức vượt của tổng thu thuế so với chi tiêu chính
phủ, có thể được sử dụng để hoàn trả một số khoản nợ của chính phủ. Nếu chi tiêu chính phủ chính xác
bằng với tổng thu thuế, chính phủ có ngân sách cân bằng.
Thử tưởng tượng rằng chính phủ khởi đầu với ngân sách cân bằng, và sau đó, vì cắt giảm thuế
hoặc là chi tiêu gia tăng, bắt đầu dẫn đến thâm hụt ngân sách. Chúng ta có thể phân tích các ảnh hưởng
của thâm hụt ngân sách bằng hiện ba bước phân tích thị trường vốn vay được minh họa trong Hình 4 
 Đầu tiên, đường nào dịch chuyển khi chính phủ bắt đầu thâm hụt ng Nhớ lại rằng tiết kiệm quốc
gia - nguồn cung vốn vay – được cấu thành từ 4. kiệm tư nhân và tiết kiệm chính phủ. Sự thay đổi trong
cân bằng ngân sách chính phủ thể hiện sự thay đổi trong tiết kiệm chính phủ, do đó làm thay đổi trong
nguồn cung vốn vay. Vì thâm hụt ngân sách không ảnh hưởng đến lượng vốn mà hộ gia đình và doanh
nghiệp muốn vay để tài trợ cho đầu tư tại bất kỳ mức lãi suất cho trước nào, nó không làm thay đổi
đường cầu vốn vay.
 Thứ hai, đường cung dịch chuyển theo hướng nào? Khi chính phủ thâm hụt ngân sách, tiết kiệm
chính phủ là số âm, và điều này làm giảm tiết kiệm quốc gia. Nói cách khác, khi chính phủ vay mượn để
tài trợ cho thâm hụt của mình, nó làm giảm cung vốn vay sẵn có để tài trợ cho đầu tư bởi hộ gia đình và
doanh nghiệp. Do đó, thâm hụt ngân sách làm dịch chuyển đường cung vốn vay sang trái từ S1 sang Sa
như được thể hiện trong Hình 4.
Thứ ba, chúng ta có thể so sánh cân bằng ban đầu và cân bằng mới. Trong hình, khi thâm hụt
ngân sách làm giảm cung vốn vay, lãi suất tăng từ 5 phần trăm lên 6 phần trăm. Mức lãi suất cao này,
sau đó làm thay đổi hành vi của hộ gia đình và doanh nghiệp tham gia trên thị trường. Đặc biệt, cầu vốn
vay không được khuyến khích do lãi suất cao hơn. Ít hộ gia đình mua nhà mới, và ít doanh nghiệp xây
dựng nhà máy mới. Sự giảm sút đầu tư do chính phủ đi vay được gọi là hiện
tượng lấn át' và được thể hiện trong hình bằng sự di chuyển dọc theo đường cầu từ lượng cầu 1.200 tỷ
đô la vốn vay xuống còn 800 tỷ đô la. Có nghĩa là, khi chính phủ vay để tài trợ cho thâm hụt ngân sách,
chính phủ lấn át những người vay tư nhân đang cố gắng tài trợ cho đầu tư của họ.
Do đó, bài học cơ bản nhất về thâm hụt ngân sách rút ra được từ các ảnh hưởng của nó lên
cung và cầu vốn vay: Khi chính phủ làm giảm tiết kiệm quốc gia bởi thâm hụt ngân sách, lãi suất tăng và
đầu tư giảm. Vì đầu tư có vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, thâm hụt ngân sách
chính phủ làm giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế.
Chúng ta có thể hỏi: Tại sao thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến cung vốn vay, chứ không phải
là cầu vốn vay? Rốt cuộc, chính phủ sẽ phải tài trợ thâm hụt ngân sách bằng việc bán trái phiếu, do đó
tăng vay từ khu vực tư nhân. Tại sao tăng vay mượn từ chính phủ lại dịch chuyển đường cung, trong khi
tăng vay mượn từ những nhà đầu tư tư nhân lại dịch chuyển đường cầu? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta
cần phải xem xét chính xác hơn ý nghĩa của “vốn vay”. Trong mô hình được trình bày ở đây, thuật ngữ
“vốn vay” có nghĩa là dòng nguồn lực sẵn có để tài trợ cho đầu tư tư nhân, do đó, thâm hụt ngân sách
chính phủ làm giảm nguồn cung vốn vay. Nếu, thay vào đó, chúng ta định nghĩa thuật ngữ “vốn vay” có
nghĩa là dòng nguồn lực sẵn có từ tiết kiệm tư nhân, theo đó thâm hụt ngân sách chính phủ sẽ làm tăng
cầu chứ không phải giảm cung. Thay đổi trong việc giải thích thuật ngữ sẽ gây ra thay đổi ngữ nghĩa
trong cách chúng ta mô tả mô hình, tuy nhiên những mấu chốt từ phân tích là giống nhau: Trong cả hai
trường hợp, thâm hụt ngân sách làm tăng lãi suất, do đó lấn át những người vay tư nhân vốn dựa vào thị
trường tài chính để tài trợ cho các dự án đầu tư của họ.
Bây giờ khi đã hiểu tác động của thâm hụt ngân sách, chúng ta có thể quay trở lại phân tích và
thấy rằng thặng dư ngân sách chính phủ có các tác động ngược lại. Khi thu thuế nhiều hơn là chi tiêu,
chính phủ dùng khoản thặng dư để hoàn trả một số khoản nợ hiện có. Thặng dư ngân sách này hay còn
gọi là tiết kiệm chính phủ, đóng góp vào trong tiết kiệm quốc gia. Do đó, thặng dư ngân sách làm tăng
nguồn Cung vốn vay, giảm lãi suất và khuyến khích đầu tư. Đầu tư cao hơn, nghĩa là tích lũy vốn nhiều
hơn và tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG Lịch sử Nợ Của Chính Phủ Hoa Kỳ
Chính phủ Hoa Kỳ nợ bao nhiêu? Câu trả lời thay đổi đáng kể theo thời gian. Hinh 5 chỉ ra nợ
của chính quyền liên bang Hoa Kỳ được biểu thị bằng phần trăm GDP của Hoa Kỳ. Nó cho thấy nợ chính
phủ dao động từ 0 phần trăm ở năm 1836 lên đến 107 phần trăm của GDP vào năm 1945. 

June 1, 2021
47
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

 Tình trạng của tỷ lệ nợ/GDP là một trong những thước đo về những gì đang xảy ra với tài chính
của chính phủ. Bởi vì GDP là thước đo tương đối của cơ sở
1.Hiện tượng lấn át: Sự giảm sút của đầu tư do chính phủ đi vay.
tính thuế của chính phủ, tỷ lệ nợ/GDP giảm chỉ ra rằng nữ chính. hẹp so với khả năng tăng thu thuế của
chính phủ. Điều này cho trong một ngữ nghĩa nào đó, đang sống trong khả năng của mình. Ngược lại, tỷ
lệ nợ/GDP gia tăng nghĩa là nợ chính phủ đang tăng lên tương đối so với khi. tăng thu thuế. Nó thường
được hiểu theo nghĩa là chính sách tài khóa-chi tiêu chính phủ và thuế - không thể duy trì mãi ở mức
hiện tại.
Trong suốt lịch sử, nguyên nhân chính của các thay đổi trong nơ chính HL, , chiến tranh. Khi
chiến tranh xảy ra, chi tiêu cho quốc phòng tăng lên đáng 8 trả tiền lương cho những người lính và trang
thiết bị quân sự. Thuế đôi khi con tăng lên tuy nhiên thông thường tăng ít hơn phần tăng của chi tiêu. Kết
quả là thâm hụt ngân sách và gia tăng nợ chính phủ. Khi chiến tranh kết thúc, chi tiêu chính phủ giảm
xuống, và tỷ lệ nợ/GDP cũng bắt đầu giảm xuống.
Có hai lý do để tin tưởng rằng chính sách vay nợ để tài trợ cho chiến tranh là phù hợp. Thứ nhất,
nó cho phép chính phủ giữ thuế suất ổn định theo thời gian. Không có tài trợ bằng nợ, thuế suất sẽ phải
tăng lên nhanh chóng trong suốt chiến tranh, và do đó sẽ dẫn đến suy giảm đáng kể trong hiệu quả kinh
tế. Thứ hai, tài trợ cho chiến tranh bằng vay nợ giúp dịch chuyển một phần chi phí chiến tranh cho thế hệ
sau, những người sẽ phải trả nợ cho chính phủ. Điều này được cho là một phân phối gánh nặng công
bằng cho thế hệ tương lai, thế hệ thụ hưởng lợi ích có được từ một thế hệ phải chiến đấu để chống lại kẻ
xâm lược nước ngoài.
Một sự gia tăng lớn của nợ chính phủ mà không thể giải thích bằng chiến tranh là sự gia tăng
xảy ra bắt đầu vào khoảng năm 1980. Khi tổng thống Ronald Reagan nhậm chức năm 1981, ông đã cam
kết một chính phủ tinh gọn và thuế thấp hơn. Tuy nhiên, ông nhận thấy rằng việc cắt giảm chi tiêu chính
phủ gặp nhiều khó khăn chính trị hơn so với việc cắt giảm thuế. Chính điều này đã khởi đầu cho một thời
kỳ thâm hụt ngân sách lớn không chỉ kéo dài trong thời gian tại chức của Reagan mà còn kéo dài nhiều
năm sau đó. Kết quả là, nợ chính phủ tăng từ 26 phần trăm GDP vào năm 1980 lên 50 phần trăm GDP
vào năm 1993.
Như chúng ta đã phân tích trước đó, thâm hụt ngân sách chính phủ làm giảm tiết kiệm quốc gia,
giảm đầu tư và giảm tăng trưởng kinh tế dài hạn, và đó chính xác là lý do việc tăng nợ chính phủ trong
suốt những năm 1980 làm nhiều nhà kinh tế và các nhà chính sách lo lắng. Khi Bill Clinton chuyển đến
Phòng Bầu Dục vào năm 1993 thì việc giảm thâm hụt ngân sách là mục tiêu quan trọng đầu tiên. Tương
tự như vậy khi đảng Cộng Hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội vào năm 1995, việc giảm thâm hụt ngân
sách được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của họ. Cả hai nỗ lực này làm giảm đáng kể quy
mô của thâm hụt ngân sách chính phủ, và ngân sách cuối cùng đã chuyển thành thặng dư. Vào cuối
những năm 1990, tỷ lệ nợ/GDP đang giảm xuống.
Tỷ lệ nợ/GDP bắt đầu tăng trở lại trong suốt những năm đầu của tổng thống George W. Bush,
khi ngân sách từ thặng dư chuyển sang thâm hụt. Có ba lý do cho sự thay đổi này. Đầu tiên, tổng thống
Bush ký nhiều sắc lệnh cắt giảm một số loại thuế quan trọng mà ông ta đã hứa trong chiến dịch tranh cử
tổng thống vào năm 2000. Thứ hai, vào năm 2001, nền kinh tế trải qua giai đoạn suy thoái (việc giảm sút
trong hoạt động kinh tế), khiến tổng thu thuế giảm và chi tiêu chính phủ tăng. Thứ ba, việc chi tiêu cho an
ninh quốc gia sau cuộc tấn công ngày 11 tháng | 9 năm 2001 và hậu quả chiến tranh ở Iraq và
Afghanistan làm gia tăng chi tiêu chính phủ.
Việc tăng thật sự đáng kể của tỷ lệ nợ/GDP bắt đầu vào năm 2008, khi nền kinh tế trải qua khủng
hoảng tài chính và giảm sâu (chủ đề này sẽ được thảo luận đầy đủ trong những chương kế tiếp). Suy
thoái kinh tế tự động gia tăng thâm hụt ngân sách, và nhiều biện pháp chính sách được thông qua bởi
chính quyền Bush và Obama nhằm chống suy thoái kinh tế làm giảm tổng thu thuế và tăng chi tiêu chính
phủ nhiều hơn. Vào năm 2009 và 2010, thâm hụt ngân sách của chính phủ liên bang là khoảng 10 phần
trăm GDP, mức thâm hụt lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II. Vay mượn để tài trợ cho những thâm
hụt này dẫn đến gia tăng lớn trong tỷ lệ nợ/GDP được thể hiện trong hình. Việc đưa ngân sách liên bang
quay trở lại con đường bền vững hoặc giảm tỷ lệ nợ/GDP là một trong những thách thức to lớn về chính
sách mà những thế hệ làm chính sách tương lai phải đối mặt.

June 1, 2021
48
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Lãi suất được xác định bởi cung và cầu vốn vay. Cung vốn vay xuất phát từ các hộ gia đình muốn tiết
kiệm một phần thu nhập của họ để cho vay. Cầu vốn vay xuất phát từ các hộ gia đình và doanh nghiệp
muốn vay để đầu tư. Để phân tích bất kỳ chính sách hay sự kiện nào ảnh hưởng đến lãi suất, nhất thiết
phải xem xét nó ảnh hưởng đến cung và cầu vốn vay như thế nào. Tiết kiệm quốc gia bằng với tiết kiệm
tư nhân cộng với tiết kiệm chính phủ. Thâm hụt ngân sách thể hiện tiết kiệm chính phủ âm; do đó, làm
giảm tiết kiệm quốc gia và giảm cung vốn vay sẵn có để tài trợ đầu tư. Khi thâm hụt ngân sách chính phủ
lấn át đầu tư, nó làm giảm tăng trưởng năng suất và GDP.
CHƯƠNG 14 CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN CỦA TÀI CHÍNH
Đôi khi trong cuộc sống, bạn sẽ phải tương tác với hệ thống tài chính của nền Kinh tế. Bạn sẽ ký
gửi các khoản tiết kiệm của mình vào một tài khoản ngân hàng, hoặc là sẽ thế chấp tài sản để mua một
căn nhà. Sau khi kiếm được một công việc, bạn sẽ quyết định là có nên đầu tư số tiền trong tài khoản
hưu trí của mình vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ tài chính khác hay không. Nếu bạn cố gắng
tạo ra một danh mục đầu tư của riêng mình, bạn sẽ phải quyết định giữa việc mua cổ phiếu của các công
ty thành lập lâu đời như General Electric hay cổ phiếu của các công ty mới hơn như Google. Và bất cứ
lúc nào xem tin tức buổi tối, bạn sẽ nghe thông tin về việc thị trường chứng khoán tăng hay giảm cùng
với sự giải thích không rõ ràng vì sao thị trường diễn biến như vậy. 
 Nếu suy nghĩ kỹ về các quyết định tài chính trong suốt cuộc đời, bạn sẽ thấy có hai yếu tố liên
quan trong hầu hết các quyết định của mình là thời gian và rủi ro. Như chúng ta đã biết trong hai chương
trước, hệ thống tài chính phối hợp tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế, hai yếu tố quan trọng của tăng
trưởng kinh tế. Một cách cơ bản nhất, hệ thống tài chính liên quan đến các quyết định và hành động mà
chúng ta thực hiện ngày hôm nay và sẽ tác động đến cuộc sống của chúng ta trong tương lai. Nhưng
chúng ta không thể biết trước được tương lai khi một người quyết định phân bổ khoản tiết kiệm hoặc một
công ty quyết định thực hiện một khoản đầu tư thì các quyết định đó được dựa trên dự đoán về kết quả
có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, kết quả thực tế có thể sẽ khác xa so với những gì đã được kỳ vọng. 
 Chương này giới thiệu một số công cụ giúp chúng ta hiểu được các quyết định mà mọi người
đưa ra khi họ tham gia vào các thị trường tài chính. Lĩnh vực tài chính phát triển các công cụ rất chi tiết
và bạn có thể chọn các khóa học tập trung vào chủ đề này. Bởi vì hệ thống tài chính là rất quan trọng đối
với sự vận
1.Tài chính, lĩnh vực nghiên cứu cách thức đưa ra các quyết định liên quan đến việc phân bổ các
nguồn lực theo thời gian và xử lý rủi ro.
hành của nền kinh tế nên phần lớn các hiểu biết cơ bản về tài chính lại tập trung vào việc tìm hiểu nền
kinh tế hoạt động như thế nào. Các công cụ tài chính cung có thể giúp bạn suy nghĩ thông qua một số
quyết định mà bạn sẽ thực hiện cho chính cuộc sống của mình.
 Chương này gồm 3 chủ đề. Đầu tiên, chúng ta thảo luận làm thế nào để so sánh các khoản tiền
tại các thời điểm khác nhau. Thứ hai, chúng ta thảo luận làm thế nào để quản lý rủi ro. Thứ ba, chúng ta
xây dựng các phân tích về thời gian và rủi ro để xem xét cái gì quyết định giá trị của một tài sản, ví dụ
như là giá trị cổ phần của cổ phiếu chẳng hạn.
GIÁ TRỊ HIỆN TẠI: ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ CỦA TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN
Hãy tưởng tượng một ai đó đưa cho bạn 100 USD hôm nay hoặc 100 USD sau 10 năm. Bạn sẽ
chọn cái nào? Đây là một câu hỏi dễ. Nhận được 100 USD hôm nay là tốt hơn bởi vì bạn có thể gửi số
tiền đó vào ngân hàng, bạn vẫn có nó trong 10 năm và được hưởng lãi suất trên 100 USD suốt 10 năm
đó. Bài học là: Một đồng hiện tại có giá trị hơn một đồng ở tương lai. 
 Xem xét một câu hỏi khó hơn: tưởng tượng một người nào đó cho bạn 100 USD hôm nay hoặc
200 USD sau 10 năm. Bạn sẽ chọn cách nào? Để trả lời câu hỏi này, bạn cần một số cách để so sánh
các khoản tiền tại những thời điểm khác nhau. Các nhà kinh tế đưa ra một khái niệm gọi là giá trị hiện tại.
Giá trị hiện tại của bất kỳ một khoản tiền tương lai nào là số tiền cần có ở hiện tại để tạo ra số tiền tương
lai tương ứng ở mức lãi suất hiện tại.
Để hiểu cách sử dụng khái niệm về giá trị hiện tại, chúng ta cùng xem xét một số ví dụ đơn giản
sau:
Câu hỏi: Nếu bạn gửi 100 USD vào tài khoản ngân hàng ngày hôm nay thì nó sẽ có giá trị bao
nhiêu trong N năm? Nghĩa là, giá trị tương lai của 100 USD sẽ là bao nhiêu? 

June 1, 2021
49
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

 Trả lời: Dùng r để biểu thị mức lãi suất dưới dạng số thập phân (lãi suất 5% có nghĩa t = 0,05).
Giả sử lãi được trả hàng năm và số tiền lãi này được để lại trong tài khoản ngân hàng để sinh lãi – quá
trình này được gọi là ghi lãi kép. Như vậy, 100 USD sẽ trở thành:
1. Giá trị hiện tại: tổng số tiền hiện tại được quy đổi, sử dụng lãi suất phổ biến, từ
dòng tiền tương lai xác định trước.
 2. Giá trị tương lai: tổng số tiền trong tương lai mà khoản tiền hiện tại sẽ mang lại
ứng với mức lãi suất phổ biến cho trước. 
3. Ghi lãi kép: Sự tích lũy của tổng số tiền, ví dụ như là tiền trong một tài khoản ở ngân
hàng khi số tiền lãi có được lại tiếp tục để lại trong tài khoản để nhận lãi thêm trong tương lai.
(1 + r) x 100$ sau 1 năm
 (1 + r) x (1 + r) x 100$ = (1 + r)2 x 100$ sau 2 năm
(1 + r) x (1 + r) x (1 + r) x 100$ = (1 + r) x 100$ (1 + r)" x 100$ sau 3 năm
sau N năm
Ví dụ, nếu chúng ta đầu tư với lãi suất là 5% trong 10 năm thì giá trị tương lai của 100 USD sẽ là
(1,0521° x 100$ bằng 163 USD.
Câu hỏi: Bây giờ, giả sử bạn sẽ được trả 200 USD sau N năm. Giá trị hiện tại của khoản thanh
toán tương lai này là bao nhiêu? Có nghĩa là, ngay bây giờ bạn sẽ phải gửi bao nhiêu vào ngân hàng để
có được 200 USD sau N năm?
 Trả lời: Để trả lời câu hỏi này, chúng ta quay trở lại các câu trả lời trước. Trong câu hỏi trước,
chúng ta tính toán một giá trị tương lai từ một giá trị hiện tại bằng cách nhân với hệ số (1 +r) . Để tính giá
trị hiện tại của một giá trị tương lai chúng ta chia với hệ số (1 + ) . Do đó, giá trị hiện tại của 200 USD sau
N năm là 200 USD/(1 +r) . Nếu số tiền đó được gửi vào ngân hàng hôm nay thì sau N năm sẽ trở thành
(1 +r)*x [200 USD/(1 + y)N] là 200 USD. Ví dụ, nếu lãi suất là 5% thì giá trị hiện tại của 200 USD sau 10
năm là 200USD/(1,05) là 123USD. Điều này có nghĩa là 123 USD gửi vào một tài khoản ngân hàng ngày
hôm nay và nhận lãi suất 5% sẽ tạo thành 200 USD sau 10 năm.
Mô tả điều này theo công thức chung như sau:
 • Nếu r là lãi suất thì số tiền X được nhận sau N năm có giá trị hiện tại là
X/(1+r)^
Do khả năng tạo ra lãi suất làm giảm giá trị hiện tại xuống thấp hơn số tiền X, quá trình đi tìm giá trị hiện
tại của một khoản tiền tương lại được gọi là chiết khấu. Công thức này chỉ ra một cách chính xác bao
nhiêu tiền trong tương lai nên được chiết khấu.
Trở lại câu hỏi trước đó của chúng ta: Bạn nên chọn 100 USD hôm nay hoặc 200 USD sau 10
năm? Chúng ta có thể suy ra từ tính toán về giá trị hiện tại, nếu lãi suất 5% thì ta nên chọn 200 USD sau
10 năm. 200 USD trong tương lai có giá trị hiện tại là 123 USD, nghĩa là lớn hơn 100 USD. Trong trường
hợp này tốt hơn là bạn nên chờ để nhận khoản tiền trong tương lai.
Chú ý rằng câu trả lời cho câu hỏi của chúng ta phụ thuộc vào lãi suất. Nếu lãi suất là 8% thì 200
USD sau 10 năm sẽ có giá trị hiện tại là 200USD/(1.08010, tương ứng với 93 USD. Trong trường hợp
này bạn nên chọn 100 USD ngay hôm nay. Tại sao lãi suất lại là một vấn đề trong sự lựa chọn của bạn?
Câu trả lời là lãi suất càng cao thì bạn càng có thể kiếm được nhiều hơn bằng cách gửi tiền vào ngân
hàng, do đó việc nhận được 100 USD ngay hôm nay thì có lợi hơn.
Khái niệm về giá trị hiện tại hữu ích trong nhiều ứng dụng, bao gồm cả các quyết định mà công ty
phải đối mặt khi định giá các dự án đầu tư. Ví dụ General Motors đang cân nhắc về việc xây dựng một
nhà máy mới. Giả sử nhà máy có giá 100 triệu USD tại thời điểm hiện nay và sẽ mang lại cho công ty
200 triệu USD sau 10 năm. General Motors có nên thực hiện dự án này không? Bạn có thể thấy
BẠN CÓ BIẾT
Ma Thuật Của Tính Lãi Kép và Quy Tắc 70

June 1, 2021
50
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Giả sử bạn quan sát một quốc gia có tốc độ tăng 70/x năm. Trong nền kinh tế của Finn, thu nhập tài gò
trường trung bình 1% mỗi năm, trong khi quốc gia mức 1% mỗi năm, vì vậy phải mất khoảng 20 Tháng
khác có tốc độ tăng trưởng trung bình 3% mỗi năm, thu nhập tăng gấp đôi. Trong nền kinh tế của đá""
Thoạt nhìn thì điều này dường như không có vẻ gì là thu nhập tăng trưởng 3% mỗi năm, vì vậy phải là
một vấn đề lớn. Vậy thì 2% có thể tạo nên sự khác khoảng 70/3, hay 23 năm để thu nhập tăng gap doi.
biệt gì?
Quy tắc 70 không chỉ áp dụng cho một nền kinh Câu trả lời là: đó là sự khác biệt lớn. Tốc độ tăng tế đang
tăng trưởng mà còn áp dụng cho Chuột tài trường có vẻ nhỏ khi viết dưới dạng tỷ lệ phần trăm khoản tiết
kiệm đang tăng trưởng. Sau đây là một vị nhưng là lớn sau khi được kết hợp nhiều năm.
dụ: Năm 1791, Ben Franklin mất và để lại 5.000 USD Hãy xem xét một ví dụ. Giả sử Finn và Quinn là
như là một khoản đầu tư trong thời gian 200 năm để hai sinh viên tốt nghiệp đại học - cả hai có công việc
hỗ trợ sinh viên y khoa và nghiên cứu khoa học. Nếu đầu tiên ở tuổi 22 và có thu nhập 30.000 USD một
số tiền này tạo ra thu nhập 7% mỗi năm (điều đó, trên năm, Finn sống trong một nền kinh tế mà thu nhập
thực tế đã có thể thực hiện được), khoản đầu tư sẽ tăng trưởng ở mức 1% mỗi năm, trong khi Quinn
tăng gấp đôi về giá trị mỗi 10 năm. Hơn 200 năm, nó sống ở một nơi thu nhập tăng trưởng ở mức 3%
mỗi năm. Tính toán đơn giản cho thấy những gì diễn ra.
đã có thể tăng gấp 20 lần. Vào cuối của giai đoạn 200 Bốn mươi năm sau, khi cả hai đều 62 tuổi, Finn
kiếm năm theo lãi kép, khoản đầu tư sẽ có được giá trị 2x được 45.000 USD một năm, trong khi Quinn
kiếm.
5.000 USD, tương đương với khoảng 5 tỷ USD. (Trong được98.000 USD. Vị chênh lệch 2 điểm phần
trăm của thực tế thì 5.000 USD của Franklin chỉ tăng lên đến tốc độ tăng trưởng đó mà mức lương của
Quinn nhiều 2.000.000 USD sau hơn 200 năm bởi vì một số khoản hơn hai lần mức lương của Finn.
tiền đã được chi tiêu trong suốt thời gian đó.) Một quy tắc cũ, quy tắc ngón tay cái, được gọi là Các ví dụ
này cho thấy, tốc độ tăng trưởng và lãi quy tắc 70 rất hữu ích trong việc tìm hiểu tốc độ tăng | suất kép
qua các năm có thể dẫn đến những kết quả trưởng và tác động của phép tính lãi kép. Theo quy tắc
ngoạn mục. Đó có lẽ là lý do tại sao Albert Einstein 70, nếu một biến tăng trưởng với tỷ lệ x phần trăm đã
từng gọi lãi kép là “phát hiện toán học vĩ đại nhất mỗi năm thì biến đó sẽ tăng gấp đôi trong khoảng mọi
thời đại.
rằng quyết định này giống như một ví dụ mà chúng ta đã nghiên cứu. Để đưa ra quyết định, công
ty sẽ so sánh giá trị hiện tại của 200 triệu USD với chi phí 100 triệu USD.
Do vậy, quyết định của công ty sẽ phụ thuộc vào lãi suất. Nếu lãi suất là 5% thì giá trị hiện tại của
200 triệu USD thu được từ nhà máy là 123 triệu USD và công ty sẽ lựa chọn bỏ ra chi phí 100 triệu USD.
Ngược lại, nếu lãi suất là 8% , thì giá trị hiện tại của khoản tiền thu được chỉ là 93 triệu USD và công ty
sẽ quyết định từ bỏ dự án. Như vậy, khái niệm về giá trị hiện tại giúp giải thích lý do đầu tư và vì vậy
lượng cầu vốn vay sẽ giảm khi lãi suất tăng lên.
Sau đây là một ứng dụng khác của giá trị hiện tại: Giả sử bạn trúng số một triệu USD và có thể
lựa chọn giữa nhân 20.000 USD mỗi năm trong vòng 50 năm (tổng cộng 1.000.000 USD) hoặc nhận
khoản thanh toán ngay lập tức 400.000 USD. Bạn sẽ chọn cách nào? Để có lựa chọn đúng thì bạn cần
phải tính toán giá trị hiện tại của dòng tiền. Giả sử lãi suất là 7%. Sau khi thực hiện 50 phép tính tương tự
như trên (một tính toán cho mỗi lần thanh toán) và cộng các kết quả lại, bạn
sẽ tính được giá trị hiện tại của giải thưởng một triệu USD này với lãi suất 7% chỉ là 276.000USD. Tốt
hơn bạn nên chọn nhận ngay 400.000 USD. Một triệu USD có vẻ như nhiều tiền hơn, nhưng dòng tiền
tương lai một khi được chiết khấu về hiện tại lại có giá trị thấp hơn nhiều.
QUẢN LÝ RỦI RO
Cuộc sống đầy những tình huống may rủi. Khi trượt tuyết, bạn có thể gặp rủi ro gãy chân. Khi lái
xe đi làm, bạn có thể gặp rủi ro tai nạn xe hơi. Khi đầu tư các khoản tiết kiệm của mình vào thị trường
chứng khoán, bạn có thể gặp rủi ro giá chứng khoán rớt giá. Phản ứng một cách có lý trí đối với các rủi
ro này là không cần thiết phải tránh nó bằng mọi giá mà phải tính toán các rủi ro này vào trong các quyết
định của bạn. Hãy xem một người có thể thực hiện điều đó như thế nào.
Tính không thích rủi ro

June 1, 2021
51
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

 Hầu hết mọi người đều không thích rủi ro'. Điều này có nghĩa là nhiều người không thích những
điều xấu xảy ra với mình. Nghĩa là việc họ không thích những điều tồi tệ xảy ra thì nhiều hơn là thích
những điều tốt đẹp.
Ví dụ, một người bạn đề nghị với bạn một cơ hội như sau. Anh ta sẽ tung một đồng xu. Nếu đồng
xu ngửa, anh ta sẽ trả bạn 1.000 USD.
Nhưng nếu đồng xu sấp, bạn sẽ phải trả anh ta 1.000 USD. Bạn có chấp nhận mặc cả này
không? Bạn sẽ không chấp nhận nếu bạn sợ rủi ro. Đối với một người không thích rủi ro, nỗi đau mất
1.000 USD là lớn hơn nhiều so với niềm vui từ việc chiến thắng 1.000 USD. | Các nhà kinh tế đã phát
triển các mô hình về tính không thích rủi ro bằng việc sử dụng khái niệm về độ thỏa dụng, thang đo
lường sự chủ quan của một người về tính sẵn lòng hay độ thỏa mãn. Mỗi mức độ giá trị của cải quy định
một mức độ thỏa dụng tương ứng, như biểu đồ thể hiện hàm thỏa dụng ở Hình 1. Tuy nhiên, hàm thỏa
dụng có tính chất thỏa dụng biên giảm dần:
Của cải của một người càng nhiều thì độ thỏa dụng của anh ta nhận được từ việc có thêm một
USD sẽ ít đi. Do vậy, hàm thỏa dụng trong hình trở nên thoải hơn khi của cải tăng lên. Do độ thỏa dụng
biên giảm dần nên độ thỏa dụng khi bị mất đi 1.000 USD tiền cược lớn hơn độ thỏa dụng tăng thêm từ
việc thắng cược. Kết quả là mọi người không thích rủi ro.
Sợ rủi ro tạo điểm khởi đầu để giải thích những điều khác nhau mà chúng ta quan sát được trong
nền kinh tế. Hãy xem xét ba vấn đề sau: bảo hiểm, đa dạng hóa và việc đánh đổi giữa rủi ro-sinh lợi.
1. Tính không thích rủi ro: SỰ không ưa thích về tính không chắc chắn
Thị trường bảo hiểm Một cách để đối phó với rủi ro là mua bảo hiểm, Đặc tính chung của các
hợp đồng bảo hiểm là khi một người đối mặt với rủi ro thì họ phải trả một khoản phí cho một công ty bảo
hiểm để đổi lại là công ty bảo hiểm đồng ý chấp nhận tất cả hoặc một phần rủi ro của bạn. Có rất nhiều
loại bảo hiểm. Bảo hiểm xe hơi trong trường hợp rủi ro bạn gặp tai nạn ô tô, bảo hiểm hỏa hoạn bao gồm
rủi ro khi nhà bạn cháy nổ, bảo hiểm y tế bao gồm rủi ro trong trường hợp bạn cần điều trị y tế đắt tiền,
và bảo hiểm nhân thọ bao gồm rủi ro khi bạn có thể chết và mất nguồn thu nhập của gia đình. Ngoài ra,
còn có bảo hiểm chống lại rủi ro của cuộc sống quá dài: với một khoản phí thanh toán ngày hôm nay, một
công ty bảo hiểm sẽ trả cho bạn một khoảng tiền trợ cấp hằng năm, là một khoản thu nhập thường xuyên
hàng năm cho đến khi bạn qua đời. 
. Theo một nghĩa nào đó, mỗi hợp đồng bảo hiểm là một canh bạc. Có thể bạn sẽ không gặp một
tai nạn ô tô, ngôi nhà của bạn sẽ không bị cháy và bạn sẽ không cần điều trị y tế đắt tiền. Trong hầu hết
các năm, bạn sẽ phải trả phí bảo hiểm mà không nhận lại được gì ngoại trừ sự an tâm. Thật vậy, các
công ty bảo hiểm tính toán trên thực tế là hầu hết mọi người sẽ không yêu cầu việc bồi thường trên các
hợp đồng của họ; nếu không thì công ty bảo hiểm không thể thanh toán các khoản bồi hoàn lớn cho số ít
các rủi ro và tiếp tục việc kinh doanh của mình.
Theo quan điểm của nền kinh tế nói chung, vai trò của bảo hiểm không phải là để loại bỏ những
rủi ro vốn có trong cuộc sống mà để phân tán chúng một cách hiệu quả hơn.
Ví dụ xem xét bảo hiểm hỏa hoạn. Việc sở hữu bảo hiểm hỏa hoạn không làm giảm được nguy
cơ mất nhà của bạn trong một đám cháy. Nhưng nếu điều không may đó xảy ra thì các công ty bảo hiểm
sẽ đền bù cho bạn. Rủi ro được chia sẻ cho hàng nghìn cổ đông của công ty bảo hiểm vẫn tốt hơn là bạn
phải gánh chịu nó một mình. Bởi vì mọi người không thích rủi ro nên sẽ dễ dàng hơn cho 10.000 người
chịu 1/10.000 rủi ro hơn là một người phải chịu toàn bộ rủi ro của chính mình.
Thị trường bảo hiểm gặp phải hai vấn đề làm cản trở khả năng phân tán rủi ro của nó. Vấn đề
thứ nhất là lựa chọn ngược (adverse selection): Một người có rủi ro
cao thích mua bảo hiểm hơn người có rủi ro thấp bởi vì người rủi ro cao sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ
sự bảo đảm của bảo hiểm. Vấn đề thứ hai là rủi ro đạo đức (moral hazard): Sau khi mọi người mua bảo
hiểm thì họ có ít động cơ để cẩn thận cho hành vi rủi ro của họ bởi vì các công ty bảo hiểm sẽ bồi hoàn
phần lớn các tổn thất. Các công ty bảo hiểm nhận thức được những vấn đề này nhưng họ không thể làm
gì được. Một công ty bảo hiểm không thể phân biệt hoàn toàn giữa các khách hàng có rủi ro cao và
khách hàng có rủi ro thấp và họ cũng không thể giám sát tất cả các hành vi rủi ro của khách hàng. Giá
bảo hiểm phản ánh những rủi ro thực sự mà công ty bảo hiểm sẽ phải đối mặt sau khi bảo hiểm được
mua.

June 1, 2021
52
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Giá bảo hiểm cao là lý do tại sao một số người đặc biệt là những người tự nhận thức mình là rủi ro thấp
thì sẽ quyết định không mua nó và thay vào đó họ tự chịu một số bất ổn trong cuộc sống mình.
Đa dạng hóa rủi ro doanh nghiệp có tính đặc thù 
Năm 2002, Enron – một công ty lớn và một thời được kỳ vọng nhất bị phá sản, công ty này đã
thừa nhận các cáo buộc gian lận và không tuân thủ luật kế toán. Một số giám đốc điều hành hàng đầu
của công ty đã bị truy tố và bị bỏ tù. Tuy nhiên, phần buồn nhất của câu chuyện lại liên quan đến hàng
nghìn nhân viên cấp dưới. Họ không chỉ bị mất việc làm mà còn bị mất số tiền tiết kiệm của mình. Các
nhân viên này đã có khoảng hai phần ba các quỹ hưu trí của họ là cổ phiếu Enron, thứ đã trở nên không
còn giá trị.
Nếu có một lời khuyên thực tế mà tài chính đưa ra cho những người không thích rủi ro, thì lời
khuyên đó là: “Đừng để tất cả trứng của bạn vào cùng một giỏ”. Có thể bạn đã nghe điều này trước đây
nhưng tài chính đã biến trí tuệ dân gian này thành một khoa học với tên gọi là sự đa dạng hóa…
 Thị trường bảo hiểm là một ví dụ về sự đa dạng hóa. Hãy tưởng tượng một thị trấn với 10.000
chủ nhà, mỗi nhà phải đối mặt với nguy cơ một vụ cháy nhà. Nếu ai đó khởi đầu một công ty bảo hiểm và
mỗi người trong thị trấn trở thành vừa là một cổ động và đồng thời là người sở hữu hợp đồng bảo hiểm
của công ty, tất cả họ đều giảm rủi ro của mình thông qua sự đa dạng hóa. Mỗi người bây giờ phải đối
mặt với 1/10.000 rủi ro của 10.000 khả năng xảy ra cháy, chứ không phải là toàn bộ rủi ro của một đám
cháy duy nhất là cháy nhà của riêng mình. Trừ khi toàn bộ thị trấn bị cháy cùng một lúc thì rủi ro mà mỗi
người phải đối mặt là nhỏ hơn nhiều.
Khi mọi người sử dụng tiết kiệm của mình để mua các tài sản tài chính, họ cũng có thể làm giảm
rủi ro thông qua đa dạng hóa. Một người mua cổ phiếu của một công ty là đang đặt cược vào khả năng
sinh lời trong tương lai của công ty đó. Mà đặt cược thường là khá rủi ro vì tương lai của các công ty rất
khó dự đoán. Microsoft phát triển từ sự khởi đầu bởi một số thanh niên lập dị trở thành một trong những
công ty có giá trị nhất thế giới chỉ trong một vài năm, Enron đã đi từ một trong những công ty có uy tín
nhất trên thế giới thành một công ty gần như
1. Đa dạng hóa rủi ro: việc giảm rủi ro đạt được bằng cách thay thế một rủi ro đơn lẻ
bằng một số lượng lớn những rủi ro nhỏ hơn và không có liên quan với nhau.
không còn giá trị chỉ trong một vài tháng. May thay, một cổ đông không cần phải gắn chặt tài sản riêng
vào bất kỳ một công ty đơn lẻ nào. Rủi ro có thể được giảm bằng cách đặt một số lượng lớn cá cược
nhỏ, hơn là tập trung vào một số ít cá cược với giá trị lớn.
Hình 2 cho thấy rủi ro của một danh mục đầu tư phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu có trong danh
mục. Rủi ro ở đây được đo với một đại lượng thống kê gọi là độ lệch chuẩn, có thể bạn đã được học về
đại lượng này trong một lớp toán học hoặc thống kê. Độ lệch chuẩn đo lường mức độ biến động của một
biến - có nghĩa là đo lường khả năng biến động của biến đó là bao nhiêu. Độ lệch chuẩn sinh lợi của
danh mục đầu tư càng cao thì khả năng biến động sinh lợi của nó càng lớn, và sẽ rủi ro hơn với người
nắm giữ danh mục đầu tư này vì họ sẽ thất bại do không có được sinh lợi mà họ kỳ vọng.
Hình vẽ cho thấy rủi ro của tập danh mục cổ phiếu giảm đáng kể khi số lượng cổ phiếu tăng lên.
Đối với danh mục đầu tư chỉ với một cổ phiếu duy nhất thì độ lệch chuẩn là 49%. Đi từ 1 đến 10 cổ phiếu
loại bỏ khoảng một nửa rủi ro. Đi từ 10 đến 20 cổ phiếu cắt giảm rủi ro thêm 13%. Khi số lượng cổ phiếu
tiếp tục tăng thì rủi ro tiếp tục giảm mặc dù mức rủi ro giảm sau khi có 20 hoặc 30 cổ phiếu là nhỏ. 
 Lưu ý là không thể loại bỏ tất cả các rủi ro bằng cách tăng số lượng cổ phiếu trong danh mục
đầu tư. Đa dạng hóa có thể loại bỏ rủi ro doanh nghiệp có tính đặc thù' - rủi ro liên quan đến các công ty
cụ thể. Nhưng đa dạng hóa không thể loại bỏ rủi ro thị trường” – rủi ro liên quan đến toàn bộ nền kinh tế,
ảnh hưởng đến tất cả các công ty giao dịch trên thị trường chứng khoán. Ví dụ, khi nền kinh tế suy thoái
thì hầu hết các công ty giảm bán hàng, lợi nhuận giảm và sinh lợi cổ phiếu thấp. Đa dạng hóa làm giảm
rủi ro của việc sở hữu cổ phiếu nhưng không loại bỏ hẳn rủi ro đó.
1. Rủi ro doanh nghiệp có tính đặc thù: loại rủi ro mà nó chỉ tác động đến một công ty riêng lẻ. 
2. Rủi ro thị trường: loại rủi ro tác động đến tất cả các công ty trên thị trường chứng khoán.
Đánh đổi giữa rủi ro và sinh lợi

June 1, 2021
53
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

 Một trong Mười Nguyên lý của Kinh tế học ở Chương 1 là mọi người phải đối mặt với sự đánh
đổi. Khái niệm đánh đổi thích hợp nhất cho việc hiểu các quyết định tài chính đó là sự đánh đổi giữa rủi
ro và sinh lợi.
Như chúng ta đã thấy, có những rủi ro vốn có từ việc nắm giữ cổ phiếu, ngay cả trong một danh
mục đầu tư đã được đa dạng hóa. Tuy nhiên, những người không thích rủi ro vẫn sẵn sàng chấp nhận
sự không chắc chắn này vì họ được đến bù cho việc làm như vậy. Trong lịch sử, cổ phiếu đã được trả
mức sinh lợi cao hơn so với các tài sản tài chính thay thế khác, chẳng hạn như cổ phiếu được trả mức
sinh lợi cao hơn so với trái phiếu và các tài khoản tiết kiệm ngân hàng. Trong hai thế kỷ qua, cổ phiếu
được trả sinh lợi thực trung bình khoảng 8% mỗi năm trong khi trái phiếu chính phủ ngắn hạn trả sinh lợi
thực chỉ 3% mỗi năm.
 Khi quyết định cách thức phân bổ các khoản tiết kiệm, người ta phải quyết định rủi ro ở mức nào
mà họ sẵn sàng chấp nhận để kiếm được sinh lợi cao hơn. Ví dụ, hãy xem xét một người lựa chọn phân
bổ danh mục đầu tư của mình giữa hai loại tài sản như thế nào:
Loại tài sản đầu tiên là một nhóm các cổ phiếu rủi ro đã được đa dạng hóa với sinh lợi trung bình
8% và độ lệch chuẩn là 20%. (Bạn có thể nhớ lại từ một lớp toán hoặc thống kê rằng một biến ngẫu
nhiên bình thường chỉ nằm trong biên độ cộng trừ hai độ lệch chuẩn của nó trung bình khoảng 95%). Do
vậy, trong khi sinh lợi thực được tập trung ở mức khoảng 8% thì biên độ dao động sinh lợi của nhóm cổ
phiếu này lại thay đổi từ mức sinh lợi đến 48% hoặc lỗ đến 32%.) 
• Loại tài sản thứ hai là một loại tài sản thay thế an toàn với sinh lợi 3% và
độ lệch chuẩn là zero. Tài sản thay thế an toàn có thể là một tài khoản tiết kiệm ngân hàng hay một loại
trái phiếu chính phủ.
Hình 3 minh họa sự đánh đổi giữa rủi ro và sinh lợi. Mỗi điểm trong hình này đại diện cho một
phân bổ cụ thể của một tập danh mục đầu tư giữa các cổ phiếu rủi ro và các tài sản an toàn. Hình này
cho thấy rằng khi một cá nhân lựa chọn càng nhiều cổ phiếu thì mức độ rủi ro và sinh lợi của tập danh
mục càng tăng lên.
Nhận thức việc đánh đổi giữa rủi ro và sinh lợi tự bản thân chúng không mách bảo cho một
người nên làm thế nào. Việc lựa chọn một sự kết hợp cụ thể giữa rủi ro và sinh lợi phụ thuộc vào khả
năng chấp nhận rủi ro của một người, nó phản ánh sở thích riêng của người đó. Nhưng điều đó có ý
nghĩa quan trọng đối với các cổ đông để họ có thể nhận thấy rằng sinh lợi trung bình cao hơn mà họ
được hưởng đi kèm với cái giá rủi ro cũng cao hơn.
ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Bây giờ chúng ta đã phát triển một sự hiểu biết cơ bản về hai nền tảng của tài chính đó là thời
gian và rủi ro. Hãy áp dụng kiến thức này. Phần này xem xét một câu hỏi đơn giản: Điều gì quyết định giá
của một cổ phiếu? Giống như hầu hết các loại giá cả, câu trả lời cũng là cung và cầu. Nhưng đó không
phải là kết thúc của câu chuyện. Để hiểu giá cổ phiếu, chúng ta cần phải suy nghĩ sâu xa hơn về những
yếu tố quyết định sự sẵn lòng của một người để trả cho một cổ phiếu.
Phân tích cơ bản Tưởng tượng bạn đã quyết định đầu tư 60% các khoản tiết kiệm của bạn vào
cổ phiếu và để đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình bạn đã quyết định mua hai mươi loại cổ phiếu
khác nhau. Bạn mở báo và sẽ tìm thấy hàng ngàn cổ phiếu được niêm yết. Làm thế nào để bạn chọn
được hai mươi cổ phiếu cho danh mục đầu tư của mình?
Khi mua cổ phiếu, bạn đang mua cổ phần của một doanh nghiệp. Để quyết định doanh nghiệp
nào bạn muốn sở hữu, một cách tự nhiên là phải xem xét hai điều: giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp và
mức giá cả mà cổ phiếu đang được bán. Nếu giá bán thấp hơn giá trị, cổ phiếu được cho là bị định giá
thấp. Nếu giá bán cao hơn giá trị, cổ phiếu được cho là được định giá cao. Nếu giá cả và giá trị cổ phiếu
ngang bằng nhau, cổ phiếu được cho là được định giá thỏa đáng. Khi lựa chọn hai mươi cổ phiếu cho
danh mục đầu tư của mình, bạn nên chọn cổ phiếu bị định giá thấp. Trong những trường hợp này, bạn
đang nhận được một món hời bằng cách trả tiền ít hơn giá trị giao dịch của chúng. 
 Điều này nói có vẻ dễ hơn làm. Nghiên cứu về giá thì dễ: Bạn có thể xem nó trên báo chí. Định
giá giá trị của doanh nghiệp mới là phần khó. Thuật ngữ phân tích cơ bản đề cập đến các phân tích chi
tiết một công ty để ước tính giá trị của nó. Nhiều công ty ở Phố Wall thuê các nhà phân tích chứng khoán
tiến hành nhiều phân tích cơ bản và đưa ra lời khuyên những cổ phiếu nào nên mua.

June 1, 2021
54
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

1. Phân tích cơ bản: nghiên cứu các báo cáo kế toán của công ty và những triển vọng tương lai
để xác định giá trị công ty đó.
Giá trị của một cổ phiếu đối với một cổ đông là những gì anh ta có được từ việc sở hữu nó bao
gồm giá trị hiện tại của dòng cổ tức được trả và giá bán cuối cùng. Nhắc lại, cổ tức là các khoản thanh
toán bằng tiền mà một công ty chia cho các cổ đông. Khả năng chi trả cổ tức của một công ty và giá trị
của cổ phiếu khi cổ động bán cổ phần của mình phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty.
Khả năng sinh lợi của công ty lại phụ thuộc vào nhiều các yếu tố như: cầu về sản phẩm, công ty đang
phải đối mặt với bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, công ty có bao nhiêu vốn đầu tư, người lao động có tổ
chức công đoàn hay không, khách hàng trung thành như thế nào, những quy định của chính phủ và các
loại thuế đang phải đối mặt, v.1. Mục đích của phân tích cơ bản là tập hợp tất cả các yếu tố đó để xác
định giá trị cổ phiếu của một công ty là bao nhiêu.
Nếu bạn muốn dựa vào phân tích cơ bản để chọn một danh mục chứng khoán đầu tư thì có ba
cách để làm điều đó. Cách thứ nhất là thực hiện tất cả những nghiên cứu cần thiết cho mình, chẳng hạn
như đọc qua các báo cáo thường niên của công ty. Cách thứ hai là dựa vào lời khuyên của các nhà phân
tích Phố Wall. Cách thứ ba là mua một quỹ ủy thác đầu tư, trong đó có một người quản lý thực hiện các
phân tích cơ bản doanh nghiệp và đưa ra quyết định giùm cho bạn.
Giả thuyết thị trường hiệu quả Có một cách khác để lựa chọn hai mươi cổ phiếu cho danh mục
đầu tư của bạn: Chọn chúng một cách ngẫu nhiên, ví dụ bạn đặt các trang chứng khoán lên bảng thông
báo của mình và ném phi tiêu vào trang chứng khoán. Điều này nghe có vẻ điên rồ nhưng có lý do để tin
rằng nó sẽ không dẫn bạn lạc lối quá xa. Lý do đó được gọi là giả thuyết thị trường hiệu quả'. 
 Để hiểu lý thuyết này, điểm khởi đầu là phải hiểu rằng mỗi công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán lớn được theo dõi sát bởi nhiều nhà quản lý quỹ, chẳng hạn như các cá nhân là những
người điều hành các quỹ ủy thác đầu tư. Mỗi ngày, các nhà quản lý theo dõi tin tức và tiến hành các
phân tích cơ bản để cố gắng xác định giá trị của cổ phiếu. Công việc của họ là mua một cổ phiếu khi giá
của nó giảm xuống dưới giá trị cơ sở và bán nó khi giá của nó tăng lên trên giá trị cơ sở. 
 Phần thứ hai để các giả thuyết thị trường hiệu quả là sự cân bằng giữa cung và cầu thiết lập giá
thị trường. Có nghĩa là, tại mức giá thị trường, số lượng cổ phiếu được chào bán bằng đúng số lượng cổ
phiếu mà mọi người muốn mua. Nói cách khác, tại mức giá thị trường thì số người nghĩ cổ phiếu được
định giá cao bằng đúng số người nghĩ rằng nó bị đánh giá thấp. Vì tất cả các cổ phiếu được đánh giá bởi
một cá nhân điển hình trên thị trường nên chúng được định giá thỏa đáng tại mọi thời điểm.
1. Giả thuyết thị trường hiệu quả: lý thuyết cho rằng giá cả tài sản phản ánh tất cả các thông tin có
sẵn công khai về giá trị của tài sản đó. Theo lý thuyết này, thị trường chứng khoán thể hiện hiệu quả
của thông tin:

Nó phản ánh tất cả các thông tin sẵn có về giá trị của tài sản. Giá cổ phiếu thay đổi khi thông tin
thay đổi. Khi tin tức tốt về triển vọng của công ty được công bố, giá trị và giá cổ phiếu đều tăng. Khi triển
vọng của công ty xấu đi, cả giá trị và giá cổ phiếu đều giảm. Nhưng bất cứ lúc nào, giá thị trường là dự
đoán tốt nhất về giá trị công ty dựa trên thông tin sẵn có.
 Một hàm ý của giả thuyết thị trường hiệu quả là giá cổ phiếu nên theo bước ngẫu nhiên. Điều
này có nghĩa là các thay đổi của giá cổ phiếu là không thể dự đoán được từ các thông tin có sẵn. Nếu
căn cứ vào thông tin công bố sẵn có, một người có thể dự đoán rằng giá cổ phiếu sẽ tăng lên 10% vào
ngày mai, và thị trường chứng khoán đã không thể kết hợp thông tin đó trong ngày hôm nay. Theo lý
thuyết này, điều duy nhất có thể thay đổi giá cổ phiếu là tin tức làm thay đổi nhận thức của thị trường về
giá trị của công ty. Nhưng tin tức phải không thể dự báo trước - nếu không, nó sẽ không thực sự là tin
tức. Với cùng lý do này, sự thay đổi giá cổ phiếu cũng không thể dự báo trước được.
Nếu giả thuyết thị trường hiệu quả là chính xác, không có ý nghĩa gì cho việc tiêu tốn nhiều giờ
nghiên cứu các trang kinh doanh để quyết định hai mươi cổ phiếu nào bổ sung vào danh mục đầu tư của
bạn. Nếu giá cả phản ánh tất cả các thông tin có sẵn thì không có cổ phiếu nào mà chúng ta mua là tốt
hơn so với bất kỳ cổ phiếu khác. Điều tốt nhất bạn có thể làm là mua một danh mục đầu tư đa dạng.
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG. Bước Ngẫu Nhiên Và Các Quỹ Chỉ Số

June 1, 2021
55
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Giả thuyết thị trường hiệu quả là lý thuyết về phương thức vận hành các thị trường tài chính. Giả
thiết này có thể không hoàn toàn đúng: như chúng ta sẽ thảo luận trong phần tới, có nguyên nhân để
nghi ngờ về việc các cổ đông luôn duy lý và giá cổ phiếu là hiệu quả về mặt thông tin tại mọi thời điểm.
Tuy nhiên, giả thuyết thị trường hiệu quả như là một mô tả thế giới, nó có ý nghĩa hơn nhiều so với
những gì bạn có thể nghĩ đến.
Nhiều bằng chứng cho thấy giá cổ phiếu dù không chính xác là một bước ngẫu nhiên, nhưng lại
có mối quan hệ rất gần với bước ngẫu nhiên. Ví dụ, gần đây bạn có thể bị dụ dỗ mua các cổ phiếu có sự
tăng giá và tránh những cổ phiếu rớt giá (hoặc ngược lại). Nhưng các nghiên cứu thống kê đã cho thấy
cách theo đuổi xu hướng như vậy đã thất bại trong việc gặt hái thành quả tốt hơn trên thị trường. Sự
tương quan giữa mức độ tốt của một cổ phiếu trong một năm với mức độ tốt của nó năm tiếp theo gần
như bằng zero.
1. Tính hiệu quả thông tin: việc mô tả giá tài sản phản ánh một cách hợp lý từ tất cả các thông tin
hiện hữu. 
2. Bước ngẫu nhiên: đường đi của một biển số mà nó thay đổi không thể dự đoán
được.
Một vài trong số những bằng chứng tốt nhất có lợi cho giả thuyết thị trường hiệu quả đến từ
thành quả của các quỹ chỉ số. Quỹ chỉ số là một quỹ tương hỗ thực hiện mua tất cả các cổ phiếu của một
chỉ số chứng khoán nhất định. Thành quả của các quỹ đó có thể được so sánh với thành quả của các
quỹ tương hỗ được quản lý chủ động, nơi mà ở đó một nhà quản lý danh mục chuyên nghiệp lựa chọn
cổ phiếu dựa trên nghiên cứu bao quát và các kiến thức chuyên môn đã được khẳng định.
Thực chất, một quỹ chỉ số mua tất cả cổ phiếu, trong khi các quỹ hoạt động chỉ được phép mua
những cổ phiếu tốt nhất.
Trong thực tế, các nhà quản lý quỹ hoạt động thường thất bại trong việc đánh bại các quỹ chỉ số.
Ví dụ, trong 15 năm, kết thúc vào tháng 6 năm 2010, 75% các quỹ cổ phiếu hoạt động kém hơn quỹ chỉ
số cơ bản chung nắm giữ tất cả các cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Trong
khoảng thời gian đó, sinh lợi hàng năm bình quân trên các quỹ cổ phiếu rơi xuống thấp hơn sinh lợi của
quỹ chỉ số khoảng 1,25 điểm phần trăm. Hầu hết các nhà quản lý danh mục hoạt động đều thất bại trong
việc đánh bại thị trường bởi vì họ thực hiện giao dịch mua bán thường xuyên hơn, chịu nhiều chi phí
thương mại hơn và bởi vì họ tính phí cao hơn như sự bồi hoàn cho kiến thức chuyên môn đã được
khẳng định của họ.
Còn khoảng 25% các nhà quản lý đánh bại thị trường thì sao? Có lẽ họ thông minh hơn trung
bình hoặc có lẽ họ là những người may mắn. Nếu có 5.000 người, mỗi người tung đồng xu 10 lần, trung
bình khoảng 5 người từng được 10 lần đồng xu ngửa, 5 người đó có lẽ có một kỹ năng tung đồng xu
ngoại lệ nhưng họ vẫn gặp khó khăn trong việc lập lại thành công đó. Tương tự, các nghiên cứu đã cho
thấy các nhà quản lý quỹ tương hỗ với một lịch sử thành quả cao thường thất bại trong việc duy trì thành
quả đó ở các giai đoạn sau. .
Tờ Wall Street Journal đã đăng một ví dụ về hiện tượng này vào ngày 3 tháng 1 năm 2008. Bài
báo tường thuật rằng trong số hàng ngàn cổ phiếu của các quỹ tương hỗ bán ra công chúng trong mỗi
năm của 8 năm từ 1999 đến 2006 chỉ có 31 quỹ tương hỗ đánh bại được chỉ số 500 của Standard &
Poor. Những người hoài nghi về giả thuyết thị trường hiệu quả có lẽ nghĩ rằng các quỹ có thành quả cao
đó đề xuất một địa chỉ tốt hơn mức trung bình để đầu tư. Tuy nhiên, trong năm 2007 chỉ 14 trong số 31
quỹ tương hỗ này làm tốt hơn chỉ số – Đó là những gì được mong đợi từ những cơ hội tuyệt vời. Thành
quả ngoại lệ trong quá khứ không là lý do của thành công tương lai.
 Giả thuyết thị trường hiệu quả nói rằng không thể đánh bại thị trường. Đúc kết từ nhiều nghiên
cứu về thị trường tài chính đã khẳng định đánh bại thị trường là cực kỳ khó. Ngay cả nếu giả thuyết thị
trường hiệu quả, trong điều kiện tốt nhất, cũng không phải là một mô tả chính xác của thế giới, nó vẫn
chứa đựng vô vàn sự thật.
Tính phi lý của thị trường 
Giả thuyết thị trường hiệu quả giả định rằng người mua và bán cổ phiếu xử lý một cách hợp lý
các thông tin mà họ có về giá trị cơ bản của cổ phiếu. Nhưng thị

June 1, 2021
56
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

trường chứng khoán có thực sự hợp lý không? Hay giá cổ phiếu đôi khi đi chệch khỏi những kỳ vọng hợp
lý về giá trị thực sự của chúng?
 Truyền thống lâu đời cho thấy biến động của giá cổ phiếu một phần là do tâm lý. Trong những
năm 1930, nhà kinh tế học John Maynard Keynes cho rằng thị trường tài sản được thúc đẩy bởi “tâm lý
bầy đàn” của các nhà đầu tư, những làn sóng bất hợp lý về sự lạc quan và bi quan. Trong những năm
1990, khi thị trường chứng khoán tăng vọt lên tầm cao mới, Alan Greenspan – Chủ tịch Fed đã đặt câu
hỏi liệu có hay không việc bùng nổ này phản ánh sự thịnh vượng một cách bất hợp lý.” Cổ phiếu đã rớt
giá sau đó nhưng liệu sự thịnh vượng của những năm 1990 có là bất hợp lý với những thông tin có sẵn
tại thời điểm đó thì vẫn còn có thể tranh luận. Bất cứ khi nào giá của một tài sản tăng lên trên những gì
được xem là giá trị cơ bản của nó thì thị trường được cho là đang trải qua tình trạng bong bóng đầu cơ.
 Khả năng bong bóng đầu cơ trên thị trường chứng khoán phát sinh một phần vì giá trị của cổ
phiếu đối với cổ đông phụ thuộc không chỉ vào dòng các khoản thanh toán cổ tức mà còn phụ thuộc vào
giá bán cuối cùng. Như vậy, ngày hôm nay một người có thể sẵn sàng trả cao hơn giá trị của một cổ
phiếu nếu người đó mong đợi người khác trả cao hơn vào ngày mai. Khi bạn định giá một cổ phiếu, bạn
phải ước tính không chỉ giá trị của doanh nghiệp mà cả việc người khác nghĩ doanh nghiệp có giá trị như
thế nào trong tương lai.
 Có rất nhiều tranh cãi giữa các nhà kinh tế về tần suất và tầm quan trọng của xuất phát điểm từ
việc định giá hợp lý. Những người tin vào tính phi lý của thị trường chỉ ra một cách chính xác rằng thị
trường chứng khoán thường di chuyển theo những cách khó giải thích rằng tin tức có thể làm thay đổi
việc định giá hợp lý. Những người tin vào giả thuyết thị trường hiệu quả chỉ ra một cách chính xác rằng
không thể biết chính xác việc định giá hợp lý một công ty, vì vậy người ta không nên nhanh chóng đi đến
kết luận rằng bất kỳ định giá cụ thể nào là không hợp lý. Hơn nữa, nếu thị trường là bất hợp lý, một
người duy lý có thể tận dụng lợi thế của thực tế này, tuy nhiên, như các nghiên cứu trước đó đã thảo
luận, đánh bại thị trường là gần như không thể.
KẾT LUẬN
Chương này đã phát triển một số công cụ cơ bản mà mọi người nên (và thường) sử dụng khi
đưa ra các quyết định tài chính. Khái niệm về giá trị hiện tại nhắc chúng ta một đô la trong tương lai ít giá
trị hơn một đô la ngày hôm nay và cho chúng ta một cách để so sánh các khoản tiền tại các thời điểm
khác nhau. Lý thuyết về quản lý rủi ro nhắc chúng ta tương lai là không chắc chắn và những

người sợ rủi ro có thể phòng ngừa để bảo vệ chống lại sự không chắc chắn này. Nghiên cứu về định giá
tài sản cho chúng ta biết giá cổ phiếu của bất kỳ công ty nào cần phản ánh khả năng sinh lợi kỳ vọng
trong tương lai của công ty đó. 
 Mặc dù hầu hết các công cụ tài chính được thiết lập vững chắc, tuy nhiên vẫn có nhiều cuộc
tranh cãi về tính hợp lý của giả thuyết thị trường hiệu quả; và có hay không trong thực tế, giá cổ phiếu là
ước tính hợp lý giá trị thực sự của một công ty. Hợp lý hay không hợp lý, những chuyển biến lớn trong
giá cổ phiếu mà chúng ta quan sát có ý nghĩa kinh tế vĩ mô quan trọng. Những biến động của thị trường
chứng khoán thường đi cùng với những biến động rộng lớn hơn trong nền kinh tế. Chúng ta xem xét lại
thị trường chứng khoán khi chúng ta nghiên cứu những biến động kinh tế trong phần sau cuốn sách này.
TÓM TẮT
Vì tiết kiệm có thể được hưởng lãi, một lượng tiền ngày hôm nay có giá trị lớn hơn cùng số tiền
đó trong tương lai. Một người có thể so sánh lượng tiền tại các thời điểm khác nhau bằng cách sử dụng
khái niệm về giá trị hiện tại. Giá trị hiện tại của bất kỳ khoản tiền tương lai nào là số tiền cần có ngày hôm
nay để tạo ra được số tiền tương lai đó với mức lãi suất hiện hành. 
Vì độ thỏa dụng biên giảm dần nên hầu hết mọi người sợ rủi ro. Người sợ rủi ro có thể giảm
thiểu rủi ro bằng cách mua bảo hiểm, đa dạng hóa tài sản nắm giữ và lựa chọn một danh mục đầu tư với
rủi ro thấp hơn và sinh lợi thấp. Giá trị của một tài sản tương đương với giá trị hiện tại của dòng tiền mà
chủ sở hữu sẽ nhận được. Đối với một cổ phần, dòng tiền sẽ bao gồm các dòng cổ tức và giá bán cuối
cùng. 
Theo giả thuyết thị trường hiệu quả, thị trường tài chính xử lý thông tin sẵn có một cách hợp lý
do đó giá cổ phiếu luôn luôn bằng với ước tính tốt nhất về giá trị cơ bản của các doanh nghiệp. Tuy

June 1, 2021
57
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

nhiên, một số nhà kinh tế đặt câu hỏi về giả thuyết thị trường hiệu quả và tin rằng các yếu tố tâm lý không
hợp lý cũng tác động đến giá tài sản.

CHƯƠNG 15 THẤT NGHIỆP


Mất việc có thể là sự kiện kinh tế tồi tệ nhất trong cuộc đời một con người. Hầu như mọi người
đều dựa vào thu nhập từ sức lao động của mình để trang trải cuộc sống và nhiều người cũng cảm thấy
hài lòng về những thành quả cá nhân này. Mất việc dẫn đến giảm mức sống ở hiện tại, lo lắng hơn về
tương lai và giảm lòng tự trọng. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các chính trị gia vận động tranh cử
thường hay giải thích làm thế nào các chính sách của họ có thể tạo ra việc làm.
Trong các chương trước, chúng ta đã thấy một số yếu tố tác động đến quy mô và tăng trưởng
mức sống của một quốc gia. Ví dụ, một quốc gia tiết kiệm và đầu tư phần lớn thu nhập sẽ có mức tăng
trưởng trữ lượng vốn và GDP nhanh hơn một quốc gia tương tự nhưng tiết kiệm và đầu tư ít hơn. Yếu tố
tác động rõ hơn đến mức sống của một quốc gia là số lượng người thất nghiệp của quốc gia đó. Người
dân muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc sẽ không đóng góp vào quá trình sản xuất ra hàng
hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Mặc dù thất nghiệp là một vấn đề không thể tránh khỏi trong một nền kinh
tế phức hợp với hàng ngàn doanh nghiệp và hàng triệu người lao động, số lượng thất nghiệp lại thay đổi
đáng kể theo thời gian và ở các nước khác nhau. Khi càng cung cấp nhiều việc làm cho người lao động,
một quốc gia sẽ đạt mức GDP cao hơn so với khi quốc gia đó để cho nhiều người thất nghiệp
  Chúng ta sẽ bắt đầu nghiên cứu về thất nghiệp trong chương này. Vấn đề thất nghiệp thường
được chia thành 2 loại: vấn đề dài hạn và vấn đề ngắn hạn. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế nói
đến lượng thất nghiệp mà nền kinh tế đó thường trải qua. Thất nghiệp chu kỳ là lượng thất nghiệp biến
động hàng năm xung quanh tỷ lệ tự nhiên và có liên quan mật thiết với biến đổi trong ngắn hạn của các
hoạt động kinh tế. Thất nghiệp chu kỳ có cách giải thích riêng mà chúng ta sẽ thảo luận sau khi nghiên
cứu về biến động kinh tế ngắn hạn ở phần sau của cuốn sách này. Trong chương này, chúng ta thảo
luận các yếu tố tác động đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của một nền kinh tế. Như chúng ta sẽ thấy, chữ tự
nhiên sẽ không hàm ý tỷ lệ thất nghiệp là đáng mong đợi. Nó cũng không hàm ý rằng tỷ lệ thất nghiệp cố
định theo thời gian hay không liên quan gì đến chính sách
kinh tế. Nó chỉ có nghĩa rằng thất nghiệp này sẽ không biến động nhiều ngay cả trong dài hạn.
Chúng ta bắt đầu chương này bằng cách khảo sát một số sự kiện có liên ... đến thất nghiệp. Cụ
thể, chúng ta phân tích ba câu hỏi: Chính phủ đo lường thất nghiệp của nền kinh tế như thế nào? Vấn đề
gì nảy sinh khi giải thích số liệu thất nghiệp? Người thất nghiệp thường không có việc làm trong bao lâu?
Sau đó, chúng ta sẽ giải thích tại sao nền kinh tế thường phải trải qua tình trạng thất nghiệp và
các giải pháp mà các nhà hoạch định chính sách đưa ra để giúp người thất nghiệp. Chúng ta sẽ thảo
luận bốn cách giải thích cho thi lệ thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế: tìm việc, luật về lương tối thiểu,
công đoàn và mức lương hiệu quả. Chúng ta sẽ thấy, thất nghiệp trong dài hạn không xuất phát từ một
vấn đề riêng lẻ với một giải pháp riêng lẻ. Thay vào đó, thất nghiệp dài hạn phản ánh nhiều loại vấn đề
liên hệ với nhau. Kết quả là sẽ không có cách nào dễ dàng để các nhà hoạch định chính sách vừa giảm
tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế và đồng thời giảm sự khó khăn của người thất nghiệp.
NHẬN DẠNG THẤT NGHIỆP
Hãy bắt đầu bằng cách khảo sát thuật ngữ thất nghiệp nghĩa là gì một cách chính xác hơn.
Đo lường thất nghiệp như thế nào? Đo lường thất nghiệp là công việc của Cục Thống kê Lao
động (Bureau of Labor Statistics - BLS) thuộc Bộ Lao động. Hàng tháng, BLS thu thập số liệu thất nghiệp
và các số liệu khác của thị trường lao động như loại việc làm, thời gian lao động trung bình và thời gian
thất nghiệp. Các số liệu này là từ cuộc điều tra thường kỳ với 60.000 hộ gia đình, gọi là cuộc Điều tra
Dân số Hiện hành.
Dựa vào trả lời các câu hỏi khảo sát, BLS xếp người trưởng thành (từ 16 tuổi trở lên) trong mỗi
gia đình được khảo sát vào một trong ba nhóm:
Có việc làm: Nhóm này bao gồm những người làm việc được trả lương, tự kinh doanh hoặc làm việc
không lương trong doanh nghiệp gia đình. Cả làm việc toàn thời gian và bán thời gian đều được tính.

June 1, 2021
58
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Nhóm này bao gồm cả những người có việc làm nhưng không làm việc do tạm thời vắng mặt do bệnh
tật, nghỉ mát hoặc do thời tiết xấu. 
Thất nghiệp: Nhóm này bao gồm những người sẵn sàng làm việc, đã tìm việc nhưng không có việc làm
và đang cố gắng tìm việc suốt bốn tuần trước đó. Nhóm này bao gồm cả những người đang chờ được
gọi lại làm việc sau khi bị cho nghỉ việc. 
Không trong lực lượng lao động: Nhóm này bao gồm những người không thuộc trong hai nhóm trên,
chẳng hạn như sinh viên toàn thời gian, người nội trợ hay người nghỉ hưu.
Hình 1 trình bày các phân nhóm này cho năm 2009.
Một khi đã phân loại tất cả cá nhân trong cuộc điều tra, BLS tính toán các chỉ số thống kê khác nhau để
tổng hợp tình trạng thị trường lao động. BLS định nghĩa lực lượng lao động' là tổng số người có việc làm
và người thất nghiệp.
Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp 
 BLS định nghĩa tỷ lệ thất nghiệp” là phần trăm số người thất nghiệp trong lực lượng lao động:
Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp/Lực lượng lao động *100 

BLS tính toán tỷ lệ thất nghiệp cho toàn bộ dân số trưởng thành và cho các nhóm khác nhau như da đen,
da trắng, nam, nữ v,v. 
BLS còn sử dụng bộ điều tra này để tính toán số liệu về việc tham gia lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia
lực lượng lao động được tính bằng phần trăm lực lượng lao động trong tổng dân số tuổi trưởng thành tại
Hoa Kỳ:
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = Lực lượng lao động/Dân số tuổi trưởng thành*100
1. Lực lượng lao động: tổng số những người lao động, bao gồm những người có việc làm và người thất
nghiệp.
 2. Tỷ lệ thất nghiệp: phần trăm số người thất nghiệp trong lực lượng lao động. 
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: phần trăm lực lượng lao động trong tổng dân số tuổi trưởng
thành. Số liệu thống kê này cho chúng ta biết tỷ phần của dân số quyết định tham gia vào thị trường lao
động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, như tỷ lệ thất nghiệp, được tính cho toàn bộ dân số tuổi trưởng
thành và các nhóm cụ thể khác.

Để thấy được cách tính các số liệu thống kê này, chúng ta hãy xem xét số liệu năm 2009. Năm này có
139,9 triệu người có việc làm và 14,3 triệu người thất nghiệp. Lực lượng lao động là
Lực lượng lao động = 139,9+ 14,3 = 154,2 triệu
Tỷ lệ thất nghiệp là
Tỷ lệ thất nghiệp = (14,3/154,2) x 100 = 9,3% 
Vì dân số tuổi trưởng thành là 235,9 triệu người, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là:
 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động =(154,2/235,9) x 100 = 65,4%
Do đó, trong năm 2009 hầu như hai phần ba dân số tuổi trưởng thành của Hoa Kỳ thanh gia lực lượng
lao động và 9,3% số người tham gia thị trường lao động bị thất nghiệp. 
Bảng 1 trình bày thống kê về thất nghiệp và tham gia lực lượng lao động cho các nhóm khác nhau trong
dân số Hoa Kỳ. Có ba so sảnh rõ nhất. Thứ nhất, nữ tuổi từ 20 trở lên có tỷ lệ tham gia lực lượng lao
động thấp hơn nam giới, nhưng một khi đã tham gia lực lượng lao động, nữ giới có tỷ lệ thất nghiệp thấp
hơn nam giới một chút. Thứ hai, người da đen tuổi từ 20 trở lên có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
tương đương với người da trắng, nhưng lại có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nhiều. Thứ ba, người tuổi thanh
thiếu niên có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp hơn và có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nhiều so với
người lao động lớn tuổi hơn. Một cách tổng quát, các số liệu này cho thấy các chỉ số thị trường lao động
thay đổi lớn giữa các nhóm khác nhau trong nền kinh tế.

June 1, 2021
59
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Dữ liệu thị trường lao động của BLS cũng cho phép các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách
giám sát các thay đổi trong nền kinh tế theo thời gian Hình 2 minh họa tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ từ
năm 1960, Hình này cho thay nền kinh tế luôn có thất nghiệp và lượng thất nghiệp thay đổi từ năm này
sang
năm khác. Tỷ lệ thất nghiệp thông thường mà tỷ lệ thất nghiệp dao động quanh nó được gọi là tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên, và khoảng thất nghiệp biến động từ tỷ lệ tự nhiên được gọi là thất nghiệp chu kỳ”. Tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên trong hình là chuỗi tính toán do các nhà kinh tế tại Văn phòng Ngân sách Quốc hội
thực hiện. Trong năm 2009, họ tính toán tỷ lệ tự nhiên là 5,0%, thấp hơn mức thất nghiệp thực tế 9,3%
nhiều. Trong phần sau cuốn sách này, chúng ta sẽ thảo luận các biến động kinh tế trong ngắn hạn, bao
gồm cả biến động thất nghiệp xung quanh tỷ lệ tự nhiên. Tuy nhiên, trong phần còn lại của chương này,
chúng ta sẽ bỏ qua các biến động ngắn hạn và chỉ khảo sát tại sao luôn có thất nghiệp trong các nền kinh
tế thị trường.
NGHIÊN CỨU Tham Gia Thị Trường Lao Động Của Nam Và Nữ TÌNH HUỐNG Trong Nền Kinh Tế
Hoa Kỳ
Vai trò của phụ nữ trong xã hội Hoa Kỳ thay đổi đáng kể trong thế kỷ qua. Các nhà bình luận xã hội đã
chỉ ra nhiều nguyên nhân của sự thay đổi này. Một phần, công nghệ mới, chẳng hạn máy giặt, máy sấy,
tủ lạnh, tủ đông và máy rửa chén đĩa đã giúp giảm lượng thời gian cần thiết để hoàn tất các công việc gia
đình. Một phần, các biện pháp kiểm soát sinh sản cải tiến đã giúp giảm số lượng trẻ được sinh ra trong
một gia đình. Thay đổi vai trò của phụ nữ cũng một phần đến từ thay đổi trong thái độ chính trị và xã hội,
được củng cố bởi tiến bộ công nghệ và kiểm soát
1. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: tỷ lệ thất nghiệp thông thường mà tỷ lệ thất nghiệp dao động quanh nó. 
2, Thất nghiệp chu kỳ: khoảng thất nghiệp biến động từ tỷ lệ tự nhiên.
sinh sản. Các tiến bộ này đã cùng có những tác động sâu sắc đến xã hội nói chung và nền kinh tế nói
riêng.
Không có nơi nào tác động này rõ rệt hơn với dữ liệu về tham gia lực lượng lao động. Hình 3 minh họa tỷ
lệ nam và nữ tham gia lực lượng lao động tại Hoa Kỳ năm 1950. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, nam
và nữ có vai trò rất khác nhau, trong xã hội. Chỉ 33% phụ nữ làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm, so
với 876 với nam giới. Trong vài thập kỷ vừa qua, khoảng cách giữa tỷ lệ tham gia của nam. và nữ dần
dần thu hẹp lại, khi số phụ nữ tham gia lực lượng lao động tăng lên và một số nam giới rời bỏ lực lượng
này. Dữ liệu năm 2009 cho thấy 59% phụ nữ tham gia lực lượng lao động, so với 72% nam giới. Chỉ số
tham gia lực lượng lao động minh họa một thực tế là nam giới và nữ giới hiện nay có vai trò ngày càng
ngang nhau trong nền kinh tế.
Sự gia tăng nữ giới tham gia trong lực lượng lao động là dễ hiểu, nhưng lượng nam giới giảm thì khó
hiểu hơn. Có một số lý do giải thích sự suy giảm này. Thứ nhất, thời gian học của nam thanh niên ngày
nay dài hơn của cha, ông họ ngày trước. Thứ hai, nam giới lớn tuổi ngày nay về hưu sớm hơn và sống
lâu hơn. Thứ ba, với nhiều phụ nữ đi làm hơn, có nhiều người cha ở nhà để chăm sóc trẻ. Sinh viên đi
học toàn thời gian, người nghỉ hưu, và những người cha ở nhà chăm con đều được tính ngoài lực lượng
lao động...
Có phải tỷ lệ thất nghiệp đo lường được khái niệm thất nghiệp chúng ta muốn lượng hóa? 
Đo lường số lượng thất nghiệp trong nền kinh tế có vẻ là một việc rõ ràng, nhưng không phải vậy. Trong
khi khá dễ để phân biệt một người làm việc toàn thời gian
và một người không làm gì cả, sẽ khó khăn khi phân biệt một người thất nghiệp và một người không
thuộc lực lượng lao động. 
 Thực tế, di chuyển vào và ra khỏi lực lượng lao động là phổ biến. Hơn một phần ba số người thất nghiệp
là những người mới tham gia lực lượng lao động. Những người này bao gồm những công nhân trẻ lần
đầu tìm việc. Số đông hơn còn có những công nhân già hơn trước đây rời khỏi lực lượng lao động nhưng
nay quay trở lại để tìm việc. Hơn nữa, không phải tất cả những người thất nghiệp đều có kết cục là đi tìm
việc và tìm được cho mình một công việc. Gần như một nửa tất cả các đợt thất nghiệp kết thúc khi người
thất nghiệp với lực lượng lao động. 

June 1, 2021
60
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

 Vì số người dịch chuyển ra và vào lực lượng lao động khá thường xuyên, sẽ khó diễn giải các chỉ số
thống kê về thất nghiệp. Một mặt, có những người khai đang thất nghiệp nhưng đã không cố tìm kiếm
một công việc. Họ có thể tự cho mình là thất nghiệp vì muốn có tiêu chuẩn nhận hỗ trợ tài chính của
chính phủ cho người thất nghiệp hoặc có thể vì họ đang làm việc và được trả lương không chính thức
dưới bàn để tránh thuế thu nhập. Sẽ thực tế hơn nếu xem những người này nằm ngoài lực lượng lao
động hoặc, trong một số trường hợp có thể xem là có việc làm. Mặt khác, có những người khai nằm
ngoài lực lượng lao động nhưng lại muốn làm việc. Những người này có thể đã cố và cuối cùng từ bỏ
sau những nỗ lực tìm việc không thành. Những người này, gọi là những lao động nản chí, không hiện
diện trong thống kê thất nghiệp, mặc dù họ thực sự là những người lao động không có việc. 
 Vì những vấn đề trên và các vấn đề khác, BLS còn tính toán một số chỉ số sử dụng lao động không toàn
dụng khác bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp chính thức. Bảng 2 trình
1. Lao động nản chí: những người mong muốn có một công việc nhưng đã từ bỏ việc tìm kiếm việc
làm.

bày các chỉ số này. Rốt cuộc tốt nhất là nên xem tỷ lệ thất nghiệp chính thì một chỉ số đo lường tình trạng
không việc làm hữu ích nhưng không hoàn

Thất nghiệp kéo dài bao lâu?


 Để đánh giá vấn đề thất nghiệp nghiêm trọng như thế nào, có một câu hỏi 48. xét là thất nghiệp thực ra
là một tình trạng ngắn hạn hay dài hạn. Nếu là ngắn hạn, có thể kết luận thất nghiệp không phải là một
vấn đề lớn. Người lao động thể cần vài tuần để tìm công việc thích hợp nhất với sở thích và kỹ năng
của . Nhưng nếu thất nghiệp là dài hạn, có thể kết luận đây là vấn đề nghiêm trọng Người lao động thất
nghiệp trong nhiều tháng để có khả năng gặp khó khăn về tâm lý và kinh tế.
Vì thời gian thất nghiệp có thể tác động đến quan điểm của chúng ta về mức độ nghiêm trọng của vấn đề
thất nghiệp, các nhà kinh tế đã tốn nhiều nỗ lực để nghiên cứu dữ liệu về chiều dài của các đợt thất
nghiệp. Theo đó, các nhà kinh tế đã tìm ra một kết quả quan trọng, tinh tế và dường như mâu thuẫn: Hầu
như các đợt thất nghiệp đều ngăn, và hầu hết số lượng thất nghiệp quan sát tại bất kỳ thời điểm nào là
dài hạn. 
 Để thấy nhận định này đúng như thế nào, hãy xem xét một ví dụ sau. Giả sử bạn đến văn phòng thất
nghiệp của chính phủ hàng tuần trong suốt một năm để khảo sát tình trạng thất nghiệp. Mỗi tuần bạn
thấy có bốn người thất nghiệp. Ba người trong số này giữ nguyên trong cả năm trong khi người thứ tự
thay đổi hàng tuần. Dựa vào kinh nghiệm này bạn có thể nói thất nghiệp là ngắn hạn hay dài hạn?
 Một số tính toán đơn giản có thể giúp trả lời câu hỏi này. Trong ví dụ này, bạn gặp 55 người thất nghiệp
trong một năm; 52 người trong số họ thất nghiệp trong một tuần và 3 người thất nghiệp cả năm. Điều đó
có nghĩa là 52/55, hay 95%, các đợt thất nghiệp kết thúc trong vòng một tuần. Nhưng bất cứ khi nào vào
văn phòng thất nghiệp, có ba trong số bốn người bạn gặp thì bị thất nghiệp trong cả năm. Như vậy, mặc
dù 95% đợt thất nghiệp kết thúc trong vòng một tuần, 75% lượng thất nghiệp quan sát được vào bất cứ
thời điểm nào là từ những người thất nghiệp cả năm. Trong ví dụ này, cũng như trong thực tế, hầu hết
các đợt thất nghiệp là ngắn, và hầu hết thất nghiệp quan sát được tại bất cứ thời điểm nào là dài hạn.
Kết luận tinh tế này hàm ý rằng các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách phải cẩn thận khi diễn
giải số liệu thất nghiệp và khi thiết kế chính sách trợ giúp người thất nghiệp. Đa số mọi người khi thất
nghiệp sẽ sớm tìm được việc làm. Nhưng hầu hết vấn đề thất nghiệp của nền kinh tế xuất phát từ một số
tương đối ít những người không có việc làm trong thời gian dài.
Tại sao luôn có một số người thất nghiệp? Chúng ta đã thảo luận về việc chính phủ đo lường lượng thất
nghiệp như thế nào, các vấn đề xảy ra khi giải thích thống kê thất nghiệp và khoảng thời gian thất
nghiệp mà các nhà kinh tế lao động tính được. Chắc bạn đã hiểu rõ thất nghiệp là gì. 
 Tuy nhiên, thảo luận này không giải thích được tại sao các nền kinh tế lại có thất nghiệp. Ở đa số các thị
trường của một nền kinh tế, giá cả điều chỉnh để mang lại cân bằng lượng cung và lượng cầu. Trong một
thị trường lao động lý tưởng, tiền lương điều chỉnh để cân bằng lượng cung và cầu lao động. Sự điều
chỉnh tiền lương này sẽ đảm bảo tất cả người lao động có việc làm.

June 1, 2021
61
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Dĩ nhiên, thực tế không như điều lý tưởng này. Luôn luôn có người lao động không có việc làm, ngay cả
khi nền kinh tế đang hoạt động tốt. Nói cách khác, tỷ lệ thất nghiệp không bao giờ xuống đến zero; thay
vào đó nó biến động quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Để hiểu tỷ lệ tự nhiên này, phần còn lại của
chương này khảo sát các lý do thị trường lao động trong thực tế lại khác với trạng thái toàn dụng lao
động lý tưởng.
Kết luận sơ lược ban đầu là chúng ta sẽ tìm ra bốn cách giải thích thất nghiệp trong dài hạn. Giải thích
thứ nhất đó là sẽ tốn thời gian để người lao động tìm được việc làm phù hợp nhất với mình. Thất nghiệp
từ quá trình khớp nối giữa nhu cầu của người lao động và việc làm đôi khi được gọi là thất nghiệp cọ xát,
và nó thường được dùng để giải thích cho những đợt thất nghiệp tương đối ngắn.
Ba cách giải thích còn lại cho hiện tượng thất nghiệp cho rằng số việc làm có sẵn trong một số thị trường
lao động có thể không đủ cho tất cả những người tìm việc. Điều này xảy ra khi lượng cung lao động vượt
quá lượng cầu lao động. Thất nghiệp dạng này thường được gọi là thất nghiệp cơ cấu, và thường được
dùng để giải thích các đợt thất nghiệp dài hạn hơn. Như chúng ta sẽ thấy, loại thất nghiệp này xảy ra khi
tiền lương, vì một số lý do, được xác định bên trên mức cân bằng cung cầu thị trường. Chúng ta sẽ khảo
sát ba lý do có thể xảy ra làm cho mức lương cao hơn mức lương cân bằng này: luật lương tối thiểu,
công đoàn và tiền lương hiệu quả.
TÌM VIỆC
Một lý do mà các nền kinh tế luôn có thất nghiệp là quá trình tìm việc. Tìm việc là quá trình kết nối người
tìm việc với công việc thích hợp. Nếu số người lao động
1.Thất nghiệp cọ xát: thất nghiệp xảy ra vì người lao động tốn thời gian để tìm kiếm
công việc phù hợp với sở thích và khả năng của mình. 
2.Thất nghiệp cơ cấu: thất nghiệp xảy ra vì một số thị trường lao động không cung
cấp đủ việc làm cho tất cả những người tìm việc. 
3.Tìm việc: quá trình người lao động tìm công việc thích hợp với sở thích và khả năng
của mình.
BẠN CÓ BIẾT
Số Việc Làm
Khi công bố tỷ lệ thất nghiệp vào đầu mỗi tháng, Cục lý do khác là hai cuộc khảo sát khô, Thống kê Lao
động cũng công bố số việc làm được tạo lường cùng một thứ. Ví dụ, một người có ra hay mất đi. Là một
chỉ số thể hiện xu hướng kinh bán thời gian ở hai công ty khác nhau đã tế ngắn hạn, số việc làm cũng
thu hút sự chú ý nhiều là một người có việc làm trong cuộc khảo sát hộ ni, như tỷ lệ thất nghiệp.
Số liệu về số việc làm đến từ đâu? Bạn có thể đoán số liệu này cũng đến từ cuộc khảo sát 60.000 hộ gia
đình như số liệu thất nghiệp Và thật sự cuộc khảo sát hộ gia đình đã tạo ra bộ số liệu tổng việc làm. Tuy
nhiên, số liệu việc làm được chú ý nhất lại đến từ cuộc khảo sát riêng rẽ với 160.000 doanh nghiệp, nơi
đang trả lương cho khoảng 40 triệu người lao động. Kết quả từ đợt khảo sát doanh nghiệp này được
công bố cùng thời điểm với kết quả cuộc khảo sát hộ gia đình.
Cả hai cuộc khảo sát đều cung cấp thông tin về cấp được thông tin về tình trạng thất nghiệp. Để tính.
tổng số việc làm, nhưng kết quả không phải lúc nào số lượng thất nghiệp, chúng ta cần biết có bao nhiêu
cũng giống nhau. Một lý do là cuộc khảo sát doanh người không có việc đang tìm việc. Chỉ có cuộc khảo
nghiệp có số lượng mẫu lớn hơn, nên đáng tin hơn. sát hộ gia đình mới cung cấp được thông tin này.
và số công việc là như nhau đến mức tất cả người lao động đều phù hợp với tất cả công việc, tìm việc sẽ
không là vấn đề. Người lao động bị sa thải sẽ nhanh chóng tìm được công việc mới phù hợp với họ.
Nhưng trong thực tế, người lao động có sở thích và kỹ năng khác nhau, các công việc có đặc điểm khác
nhau, và thông tin ứng viên tìm việc và công việc cần người thì lại lan truyền chậm chạp giữa các doanh
nghiệp và các hộ gia đình trong nền kinh tế.
Tại sao không tránh khỏi việc có thất nghiệp cọ xát Thất nghiệp cọ xát thường là kết quả của thay đổi
trong cấu lao động của các doanh nghiệp. Khi người tiêu dùng quyết định họ thích máy tính Dell hơn
Apple, Công ty Dell sẽ tăng lao động và công ty Apple sẽ sa thải. Công nhân cũ của Apple sẽ phải tìm

June 1, 2021
62
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

công việc mới, và Dell phải quyết định tuyển dụng công nhân nào cho những vị trí mới. Kết quả của quá
trình chuyển dịch này là một giai đoạn thất nghiệp.
 Tương tự, các vùng khác nhau trong một quốc gia sản xuất các loại hàng hóa khác nhau, việc làm có
thể tăng ở vùng này và giảm ở vùng khác. Chẳng hạn xem xét trường hợp giá dầu thế giới giảm. Các
công ty khai thác dầu ở Alaska phản ứng với mức giá thấp hơn bằng cách cắt giảm sản lượng và lao
động. Cùng lúc đó, giá xăng dầu giảm lại làm tăng doanh số bán xe ô tô, do đó các công ty chế tạo 0 tô ở
Michigan sẽ tăng sản xuất và việc làm. Điều ngược lại xảy ra khi giá dầu the giới tăng. Thay đổi trong cấu
trúc cầu giữa các ngành công nghiệp hay địa phương được gọi là dịch chuyển khu vực. Vì sẽ tốn thời
gian để người lao động tìm việc trong khu vực mới, dịch chuyển khu vực tạm thời gây ra thất nghiệp.
Không tránh khỏi thất nghiệp cọ xát đơn giản bởi vì nền kinh tế luôn thay đổi. Một thế kỷ trước, bốn
ngành công nghiệp có số việc làm nhiều nhất ở Hoa Kỳ là hàng vải cotton, hàng vải len, quần áo đàn ông
và vật liệu gỗ. Ngày nay, bốn ngành Công nghiệp lớn nhất là công nghiệp xe hơi, máy bay, thông tin liên
lạc và thiết bị điện. Khi quá trình chuyển đổi diễn ra, việc làm được tạo ra ở các doanh nghiệp này và mất
đi ở các doanh nghiệp khác. Kết quả của quá trình này là năng suất và mức sống cao hơn. Nhưng trong
quá trình đó, người lao động trong các ngành công nghiệp suy giảm phải chịu mất việc và phải tìm công
việc mới.
Số liệu cho thấy ít nhất 10% việc làm trong các ngành công nghiệp chế tạo ở Hoa Kỳ bị mất hàng năm.
Ngoài ra, hơn 3% người lao động bỏ việc trong một tháng, đôi khi vì họ nhận thấy công việc không phù
hợp với sở thích và khả năng của mình. Nhiều người trong số này, đặc biệt là những người trẻ, tìm việc
mới có lương cao hơn. Sự thay đổi lực lượng lao động này là bình thường trong một nền kinh tế thị
trường hoạt động tốt và năng động, nhưng kết quả là tạo ra một lượng thất nghiệp cọ xát.
Chính sách công và tìm việc Ngay cả khi không tránh khỏi thất nghiệp cọ xát thì vẫn có cách giảm nó.
Thông tin về lượng công việc và lượng lao động có sẵn càng truyền nhanh thì nền kinh tế càng có thể
khớp nối nhanh giữa người lao động với các doanh nghiệp. Chẳng hạn internet có thể giúp tìm việc và
giảm thất nghiệp cọ xát. Ngoài ra, chính sách công cũng có vai trò nhất định. Nếu có thể làm giảm thời
gian người thất nghiệp tìm được việc mới, chính sách có thể giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của nền kinh
tế.
Các chương trình của chính phủ cố gắng tạo nhiều cách khác nhau giúp thúc đẩy quá trình tìm việc. Một
cách là thông qua các văn phòng việc làm của chính phủ đưa thông tin nhu cầu việc làm. Cách khác là
thông qua các chương trình | huấn luyện công cộng giúp người lao động chuyển từ ngành công nghiệp
suy giảm sang ngành công nghiệp đang phát triển một cách dễ dàng hơn cũng như giúp các nhóm nghèo
thoát nghèo. Những người ủng hộ tin rằng các chương trình này giúp nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn
bằng cách tạo cho lực lượng lao động nhiều việc làm hơn và giảm sự bất công cố hữu trong nền kinh tế
thị trường luôn thay đổi.
Những người chỉ trích các chương trình này thường hỏi liệu chính phủ có nên can thiệp vào quá trình tìm
việc. Họ tranh luận rằng sẽ tốt hơn khi để thị trường tư nhân kết hợp người lao động và công việc. Thực
tế thì hầu hết quá trình tìm việc trong nền kinh tế của chúng ta diễn ra mà không có sự can thiệp của
chính phủ. Quảng cáo trên báo chí, các địa chỉ tìm việc trên internet, văn phòng việc làm của trường đại
học, công ty săn đầu người và truyền miệng, tất cả đều giúp truyền tải thông tin về việc làm và ứng viên.
Tương tự, trình độ học vấn của đa số người lao động đều có được từ nỗ lực cá nhân, có thể hoặc từ
trường học hoặc từ tự đào tạo. Các chỉ trích này cho rằng chính phủ sẽ không làm tốt hơn, nếu không nói
đa số đều tối hơn, trong việc đưa thông tin đúng người đúng việc và quyết định loại
hình đào tạo nào là phù hợp nhất. Họ cho rằng tốt nhất là để người lao người sử dụng lao động tự đưa
ra các quyết định trên.
 Bảo hiểm thất nghiệp
Một chương trình của chính phủ làm tăng lượng thất nghiệp cọ xát, mặc dù không cố ý, là chương trình
bảo hiểm thất nghiệp'. Chương trình này được thiết kế bảo vệ người lao động phần nào khi họ bị mất
việc. Người thất nghiệp do , việc, bị sa thải có nguyên nhân hoặc mới tham gia lực lượng lao động thì
không đủ điều kiện tham gia chương trình này. Chương trình chi trả cho người thân nghiệp bị mất việc do
người sử dụng lao động không cần kỹ năng của họ nữa. Tuy các tiêu chuẩn của chương trình luôn biến
đổi theo thời gian và giữa các bảng nhưng một người lao động tiêu biểu trong chương trình bảo hiểm
thất nghiệp ở Hoa Kỳ nhận được 50% lương trước đây trong vòng 26 tuần.

June 1, 2021
63
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

 Cùng với việc làm giảm khó khăn khi thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp cũng làm tăng lượng thất nghiệp.
Giải thích việc này dựa trên một trong Mười Nguyên lý của Kinh tế học trong Chương 1: Con người phản
ứng với các động cơ khuyến khích. Vì khoản tiền nhận được khi thất nghiệp sẽ chấm dứt khi người lao
động tìm được việc làm mới, người thất nghiệp sẽ ít có nỗ lực kiếm việc hơn và có xu hướng không quan
tâm đến các công việc kém hấp dẫn. Ngoài ra, vì bảo hiểm thất nghiệp làm cho tình trạng thất nghiệp trở
nên không quá nặng nề, người lao động sẽ ít có khả năng tìm kiếm sự đảm bảo an toàn công việc khi
thương lượng với người sử dụng lao động về các điều khoản công việc. 
 Nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế lao động khảo sát các tác động khuyến khích của bảo hiểm thất
nghiệp. Có nghiên cứu khảo sát một thí nghiệm ở bang Illinois được thực hiện vào năm 1985. Khi người
lao động mất việc đăng ký nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp, chính quyền bang chọn ngẫu nhiên một số
người và phát cho mỗi người một khoản thưởng 500 đô la nếu họ tìm được việc mới trong vòng 11 tuần.
Nhóm này là để so sánh với nhóm kiểm soát không được tiền thưởng. Khoảng thời gian thất nghiệp
trung bình của nhóm được tiền thưởng ngắn hơn 7% so với nhóm kiểm soát không có tiền thưởng. Thí
nghiệm này cho thấy thiết kế hệ thống bảo hiểm thất nghiệp ảnh hưởng đến nỗ lực tìm việc của người
thất nghiệp. 
 Một số nghiên cứu khác khảo sát nỗ lực tìm việc bằng cách theo dõi một nhóm người lao động theo thời
gian. Lợi ích của bảo hiểm thất nghiệp, thay vì kéo dài mãi, sẽ thường chấm dứt sau 6 tháng hoặc một
năm. Các nghiên cứu này cho thấy khi người thất nghiệp không còn đủ tiêu chuẩn nhận tiền thất nghiệp,
xác suất họ tìm được việc mới tăng lên rõ rệt. Do đó, nhận được lợi ích bảo hiểm thất nghiệp thực sự
làm giảm nỗ lực tìm kiếm việc làm của người lao động.
Mặc dù bảo hiểm thất nghiệp làm giảm nỗ lực tìm việc và làm tăng thất nghiệp chúng ta không nên kết
luận chính sách này không tốt. Chương trình đạt được
1.Bảo hiểm thất nghiệp: chương trình của chính phủ góp phần duy trì một phần thu
nhập cho người lao động khi họ bị thất nghiệp.
mục tiêu căn bản là giảm tính không chắc chắn về thu nhập mà người lao động phải đối mặt. Ngoài ra,
khi từ chối các công việc không hấp dẫn, người lao động có cơ hội tìm kiếm những công việc phù hợp
với sở thích và khả năng của họ hơn. Một số nhà kinh tế cho rằng bảo hiểm thất nghiệp cải thiện khả
năng nền kinh tế khớp nối người lao động với công việc phù hợp nhất.
Nghiên cứu bảo hiểm thất nghiệp cho thấy tỷ lệ thất nghiệp không phải là một thước đo hoàn hảo thể
hiện phúc lợi kinh tế chung của quốc gia. Hầu hết các nhà kinh tế đồng ý rằng xóa bỏ bảo hiểm thất
nghiệp có thể làm giảm lượng thất nghiệp trong nền kinh tế. Nhưng các nhà kinh tế không thống nhất
được việc thay đổi chính sách này sẽ làm tăng hay giảm phúc lợi kinh tế của quốc gia.
LUẬT LƯƠNG TỐI THIỂU
Chúng ta đã biết được thất nghiệp cọ xát xuất phát từ quá trình khớp nối giữa người lao động và công
việc như thế nào, bây giờ hãy nghiên cứu xem loại hình thất nghiệp cơ cấu diễn ra như thế nào khi số
công việc không đủ đáp ứng số lượng người lao động.
Để hiểu thất nghiệp cơ cấu, chúng ta bắt đầu bằng cách xem xét luật lương tối thiểu có thể gây ra thất
nghiệp như thế nào. Mặc dù không phải là lý do chính dẫn đến thất nghiệp trong nền kinh tế chúng ta,
lương tối thiểu có tác động quan trọng lên những nhóm có tỷ lệ thất nghiệp cao. Hơn nữa, phân tích
lương tối thiểu từ đầu sẽ giúp chúng ta hiểu các nguyên nhân khác gây nên thất nghiệp cơ cấu. 
 Hình 4 cho thấy cơ sở kinh tế học của lương tối thiểu. Khi luật lương tối thiểu yêu cầu mức lương ở trên
mức cân bằng cung cầu, nó làm tăng lượng cung lao
BẠN CÓ BIẾT
Ai Nhận Lương Tối Thiểu
Trong năm 2010, Bộ Lao động công bố một nghiên cứu trong đó người lao động báo cáo tiền lương bằng
hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu của năm 2009, trong khi vào tháng 7, lương tối thiểu tăng từ 6,55
USD lên 7,25 USD một giờ (Lương dưới mức tối thiểu cũng có thể xảy ra vì một số công nhân không
trong phạm vi điều chỉnh của luật, vì luật không được thực thi tốt, và vì một số công nhân làm tròn số
xuống khi báo cáo mức lương của họ trong cuộc khảo sát). Sau đây là tóm tắt của nghiên cứu này:

June 1, 2021
64
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Với những người lao động lãnh lương theo giờ, khoảng 4% nam giới và 6% nữ giới cho biết mức lương
của họ bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu của bang. Người lao động lãnh lương tối thiểu thường
trẻ. Khoảng nửa số người lao động hưởng lương theo giờ lãnh lương tối thiểu trẻ hơn 25 tuổi, và khoảng
1/4 là từ 16 – 19 tuổi. 19% số thiếu niên làm việc nhận mức lương tối thiểu hoặc thấp hơn, so với 3%
người lao động có tuổi 25 trở lên. Người lao động lãnh lương tối thiểu thường có trình độ học vấn thấp.
Trong số người lãnh lương tối thiểu theo giờ tuổi từ 16 trở lên, khoảng 10%
không có bằng tốt nghiệp trung học hay thấp hơn, so với 4% có bằng tốt nghiệp trung học (nhưng không
học đại học) và khoảng 3% có bằng cao đẳng hoặc đại học. Người lao động lãnh lương tối thiểu thường
làm việc bán thời gian. Trong số những người làm việc bán thời gian (là những người thường làm việc ít
hơn 35 giờ một tuần), 11% nhận mức lương tối thiểu hay thấp hơn, so với 2% nhận lương tối thiểu làm
việc toàn thời gian. Ngành có tỷ lệ người lao động cao nhất lãnh lương theo giờ bằng hoặc thấp hơn mức
lương tối thiểu là công nghiệp giải trí và bệnh viện (21%). Khoảng một nửa số người lao động nhận
mức lương tối thiểu làm việc trong ngành này, chủ yếu là phục vụ ăn uống. Với nhiều người, tiền boà
nhận được sẽ bổ sung cho lương theo giờ. Tỷ lệ người lao động được trả lương theo giờ nhận được
lượng bằng hoặc thấp hơn mức tối thiểu của bang có xu hướng giảm từ năm 1979, khi việc thu thập số
liệu lần đầu tiên tiến hành định kỳ.
động và giảm lượng cầu lao động so với mức cân bằng. Như vậy có thặng dư lao động. Bởi vì có nhiều
người sẵn sàng làm việc hơn là số công việc, một số người lao động lâm vào tình trạng thất nghiệp. |
Trong khi luật lương tối thiểu là một trong những nguyên nhân tạo ra tình trạng thất nghiệp ở nền kinh tế
Hoa Kỳ, nó không tác động đến mọi người. Đa số lao động có mức lương trên mức tối thiểu quy định, do
đó luật này không ảnh hưởng đến việc lương điều chỉnh theo cân bằng cung cầu. Luật lương tối thiểu chỉ
tác động đến nhóm lao động ít kỹ năng và ít kinh nghiệm trong lực lượng lao động, chẳng hạn như nhóm
vị thành niên. Lương cân bằng của họ có xu hướng thấp và do đó thường dưới mức lương tối thiểu. Luật
lương tối thiểu chỉ giải thích tình trạng thất nghiệp trong nhóm lao động này.
Hình 4 cho thấy tác động của luật lương tối thiểu, nhưng cũng minh họa một bài học tổng quát hơn: Nếu
mức lương được giữ trên mức cân bằng vì bất cứ lý do gì, kết quả sẽ là thất nghiệp. Luật lương tối thiểu
chỉ là một lý do cho lương có thể “quá cao. Trong hai phần còn lại của chương này chúng ta sẽ xem xét
hai lý do khác làm lương ở trên mức cân bằng: công đoàn và lương hiệu quả. Kinh tế học cơ bản về thất
nghiệp trong trường hợp này cũng giống như trong Hình 4, nhưng
những cách giải thích thất nghiệp này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng lao động trong nền kinh tế
hơn.
Tuy nhiên, chúng ta nên dừng tại đây và chú ý một điểm quan trọng là thất nghiệp cơ cấu xuất phát từ
mức lương trên mức cân bằng khác với thất nghiệp cọ xát xuất phát từ quá trình tìm việc. Các mức
lương không thể cân bằng cung cầu lao động không phải là lý do tạo ra nhu cầu tìm việc. Công nhân tìm
công việc thích hợp nhất với khả năng và sở thích của họ, khi đó tìm việc có thể giải thích cho hiện tượng
thất nghiệp. Trái lại, khi tiền lương ở trên mức cân bằng, lượng cung lao động vượt quá lượng cầu lao
động, và công nhân thất nghiệp vì họ phải đợi công việc đến.
CÔNG ĐOÀN VÀ THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ Công đoàn' là tổ chức của người lao động nhằm thương
lượng với người sử dụng lao động về tiền lương, phúc lợi và điều kiện làm việc. Hiện tại, chỉ 12% số
công nhân Hoa Kỳ là thành viên công đoàn, nhưng công đoàn đóng vai trò lớn hơn trong thị trường lao
động ở Hoa Kỳ trong quá khứ. Trong những năm 1940 và 1950, khi lượng công đoàn viên lên cao nhất,
có khoảng 1/3 lực lượng lao động Hoa Kỳ tham gia công đoàn.
Ngoài ra, vì một số lý do lịch sử, công đoàn tiếp tục đóng vai trò quan trọng ở nhiều nước châu Âu. Ví dụ
ở Bỉ, Na Uy, Thụy Điển, hơn nữa lực lượng lao động là thành viên công đoàn. Ở Pháp và Đức, đa số
người lao động hưởng mức lương được định bởi thương lượng tập thể theo luật, mặc dù chỉ một số là
thành viên công đoàn. Trong những trường hợp này, lương không được quy định bởi cân bằng cung cầu
trong thị trường lao động cạnh tranh.
Kinh tế học công đoàn Công đoàn là một loại liên minh phía người bán theo kiểu cartel. Như bất cứ liên
minh cartel nào, công đoàn là một nhóm người bán hành động cùng nhau với hy vọng sử dụng được
quyền lực thị trường tập thể của họ. Đa số người lao động trong nền kinh tế Hoa Kỳ thương lượng mức
lương, phúc lợi và điều kiện làm việc với người sử dụng lao động dưới tư cách cá nhân. Trái lại, người

June 1, 2021
65
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

lao động trong công đoàn sẽ thương lượng dưới tư cách nhóm. Quá trình công đoàn và doanh nghiệp
đồng ý những điều khoản về việc làm gọi là thương lượng tập thể”.
1.Công đoàn: tổ chức của người lao động nhằm thương lượng với người sử dụng lao
động về tiền lương, phúc lợi và điều kiện làm việc. 
2.Thương lượng tập thể: quá trình công đoàn và doanh nghiệp đồng ý những điều khoản về việc làm.
Khi thương lượng với một doanh nghiệp, công đoàn đòi hỏi mức lương cao hơn, phúc lợi tốt và điều kiện
làm việc tốt hơn so với mức mà doanh nghiệp đề nghị khi không có công đoàn. Nếu công đoàn và doanh
nghiệp không được thỏa thuận, công đoàn có thể tổ chức ngưng lao động, gọi là đình công đình công
làm giảm sản lượng, doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp đối . lời đe dọa đình công thường đồng ý trả
lương cao hơn. Các nhà kinh tế nghi, cứu về tác động của công đoàn chỉ ra một kết quả điển hình là
công đoàn và nhận thu nhập cao hơn 10 đến 20% so với mức mà người lao động không thể gia công
đoàn nhận được.
Khi nâng mức lương trên mức cân bằng thị trường, công đoàn làm tăng lượng cung lao động và giảm
lượng cầu lao động và do đó tạo ra thất nghiệp. Những người lao động còn làm việc nhận mức lương
cao hơn được cải thiện phúc lợi. nhưng những người trước kia có việc làm và nay thất nghiệp thì bị giảm
phúc lợi. Thật vậy, công đoàn thường bị cho là nguyên nhân gây ra xung đột giữa những nhóm người lao
động khác nhau - giữa những người nội bộ nhận được lượng công đoàn cao và những người bên ngoài
không có việc làm.
 Những người bên ngoài có thể phản ứng lại tình trạng của họ theo một trong hai cách. Một số vẫn thất
nghiệp và chờ cơ hội trở thành người nội bộ và sẽ nhận được lượng công đoàn cao. Những người khác
chuyển qua làm việc cho những doanh nghiệp không có công đoàn. Do đó, khi công đoàn nâng mức
lương trong một bộ phận nền kinh tế, cung lao động sẽ tăng ở bộ phận khác của nền kinh tế. Tăng cung
lao động này đến lượt nó lại làm giảm mức lương ở những ngành không có công đoàn. Nói cách khác,
công đoàn viên hưởng lợi từ thương lượng tập thể trong khi người lao động không trong công đoàn thì
chịu chi phí. 
 Vai trò của công đoàn trong nền kinh tế phụ thuộc một phần vào những điều luật điều tiết hoạt động tổ
chức công đoàn và thương lượng tập thể. Thông thường, thỏa thuận chính thức giữa các thành viên một
cartel là vi phạm luật. Khi những doanh nghiệp bán những mặt hàng tương tự đồng ý tăng giá, thỏa
thuận này được xem là “âm mưu kìm hãm thương mại”, và chính phủ sẽ kiện các doanh nghiệp này ra
toà dân sự và hình sự vì vi phạm luật chống độc quyền. Trái lại công đoàn lại được miễn trừ khỏi các luật
này. Các nhà hoạch định chính sách khi soạn luật chống độc quyền tin rằng người lao động cần quyền
lực thị trường lớn hơn khi thương lượng với người sử dụng lao động. Thực tế đã có nhiều đạo luật ra đời
nhằm khuyến khích sự hình thành công đoàn. Cụ thể, Đạo luật Wagner năm 1935 ngăn cản người sử
dụng lao động can thiệp khi người lao động thành lập công đoàn và yêu cầu người sử dụng lao động có
thiện ý khi thương lượng với công đoàn. Uy ban Quan hệ Lao động Quốc gia (The National Labor
Relation: Board - NLRB) là một cơ quan chính phủ nhằm đảm bảo quyền lợi lập công đoàn của người lao
động.
 Tác động của luật lệ đến quyền lực thị trường của công đoàn là một chủ đề tranh luận chính trị kéo dài.
Các nhà làm luật bang thỉnh thoảng tranh cãi về luật quyền làm việc, nói về việc trao cho người lao động
trong doanh nghiệp có công
1. Đình công: việc ngưng làm việc ở một doanh nghiệp được tổ chức bởi công đoàn
đoàn quyền được gia nhập hay không gia nhập cộng đoàn. Không có luật như vậy, công đoàn có thể đòi
hỏi trong quá trình thương lượng tập thể rằng doanh nghiệp
phải đưa ra yêu cầu là thành viên công đoàn khi tuyển dụng lao động. Đôi khi các nhà làm luật ở
Washington tranh luận về một dự án luật ngăn cản doanh nghiệp thuê người thường trực thay thế các
công nhân đình công. Luật này có thể làm đình công trở thành gánh nặng chi phí với doanh nghiệp, do
đó tăng quyền lực thị trường của công đoàn. Các luật như thế này và các quyết định chính sách tương tự
sẽ giúp định hình tương lai 
Công đoàn là tốt hay xấu cho nền kinh tế? 

June 1, 2021
66
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Các nhà kinh tế không thống nhất được với nhau về việc công đoàn là tốt hay xấu cho nền kinh tế về
tổng thể. Hãy xem xét tranh luận từ cả hai phía.
Các nhà phê bình cho rằng công đoàn đơn thuần chỉ là một loại liên minh phía người bán cartel. Khi công
đoàn nâng mức lương lên trên mức lương cân bằng của các thị trường cạnh tranh, cầu lao động giảm,
làm cho một số người lao động mất việc và làm giảm lượng ở các khu vực khác trong nền kinh tế. Các
nhà phê bình chỉ ra rằng sự phân phối lại lao động là không hiệu quả và không công bằng. Không hiệu
quả vì mức lương cao làm giảm số việc làm trong các doanh nghiệp có công đoàn xuống dưới mức hiệu
quả và cạnh tranh. Không công bằng vì lợi ích của công nhân này chính là chi phí của các công nhân
khác.
Nhóm ủng hộ cho rằng công đoàn là liều thuốc giải độc cần thiết cho quyền lực thị trường của các doanh
nghiệp thuê mướn lao động. Trường hợp cực đoan của quyền lực thị trường là “thị trấn công ty” nơi mà
một công ty thuê hầu hết lao động trên một khu vực địa lý. Trong thị trấn công ty này, nếu công nhân
không chấp nhận mức lương và điều kiện làm việc của công ty, họ chỉ có ít cơ hội ngoại trừ việc phải đi
chỗ khác hoặc ngừng làm việc. Do đó, khi không có công đoàn công ty có thể sử dụng quyền lực thị
trường để trả mức lương thấp hơn và cung cấp điều kiện làm việc tệ hơn so với trường hợp cạnh tranh
với các công ty khác để thuê những lao động này. Trong trường hợp này, công đoàn có thể cân bằng
quyền lực thị trường của công ty và bảo vệ được công nhân khỏi sự o ép của người chủ công ty.
 Nhóm ủng hộ cũng cho là công đoàn quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp phản hồi có hiệu quả với
nhu cầu của công nhân. Bất cứ khi nào một công nhân nhận việc, công nhân và doanh nghiệp phải thống
nhất với nhau về nhiều đặc tính của công việc bên cạnh mức lương: số giờ làm việc, làm ngoài giờ, nghỉ
phép, nghỉ bệnh, phúc lợi y tế, kế hoạch tăng lương, đảm bảo công việc vv. Bằng cách đại diện công
nhân về các vấn đề này, công đoàn cho phép doanh nghiệp cung cấp các điều kiện công việc phù hợp.
Ngay cả khi tạo ra tác động bất lợi đẩy mức lương cao hơn mức cân bằng và tạo ra thất nghiệp, công
đoàn có ích khi giúp doanh nghiệp giữ chân một lực lượng lao động hạnh phúc và làm việc năng suất.
Cuối cùng, không có sự thống nhất giữa các nhà kinh tế về việc liệu công đoàn tốt hay xấu cho nền kinh
tế. Như nhiều tổ chức khác, công đoàn có thể có ích trong một số trường hợp và có hại trong các trường
hợp khác.
LÝ THUYẾT TIỀN LƯƠNG HIỆU QUẢ
Lý do thứ tự giải thích các nền kinh tế luôn trải qua thất nghiệp - bán việc, luật lương tối thiểu và công
đoàn - là từ lý thuyết tiền lương hiệu uy lý thuyết này, doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu
lượng cao - cân bằng thị trường. Do đó, có thể doanh nghiệp sẽ có lợi nếu giữ mức lực ngay cả khi có
thặng dư lao động.
Trong một số trường hợp, thất nghiệp từ tiền lương hiệu quả cũng tươi như thất nghiệp từ luật lương tối
thiểu và công đoàn. Trong cả ba trường hợp thất nghiệp đều là từ mức lương ở trên mức lương cân
bằng lượng cung và lực, cầu lao động. Nhưng cũng có một khác biệt quan trọng. Luật lương tối thiểu và
công đoàn ngăn cản các doanh nghiệp giảm lượng khi có thặng dư lao động. Lý thuyết tiền lương hiệu
quả tuyên bố rằng những ràng buộc như vậy đối với các doanh nghiệp là không cần thiết trong nhiều
trường hợp vì doanh nghiệp có thể có lợi nhiều hơn nếu giữ mức lương trên mức cân bằng.
Tại sao các doanh nghiệp muốn giữ mức lương cao? Thoạt nhìn quyết định này có vẻ kỳ lạ vì tiền lương
chiếm phần lớn chi phí của doanh nghiệp. Thông thường, chúng ta kỳ vọng doanh nghiệp tối đa hóa lợi
nhuận muốn giữ chi phí thấp - ở đây là tiền lương - ở mức có thể. Ý nghĩa sâu sắc của lý thuyết tiền
lương hiệu quả là trả lương cao có thể mang lại lợi nhuận vì có thể làm tăng năng suất lao động của
người lao động.
Có một vài nhánh lý thuyết tiền lương hiệu quả khác nhau. Mỗi nhánh lý thuyết giải thích khác nhau về lý
do doanh nghiệp muốn trả lương cao. Chúng ta sẽ xem xét 4 nhánh lý thuyết này.
Sức khỏe người lao động Nhánh lý thuyết tiền lương hiệu quả đầu tiên và đơn giản nhất nhấn mạnh mối
liên hệ giữa tiền lương và sức khỏe người lao động. Người lao động được trả lương tốt hơn sẽ ăn thực
phẩm dinh dưỡng hơn, sẽ có sức khỏe tốt hơn và do đó có năng suất tốt hơn. Một doanh nghiệp có thể
thu được nhiều lợi nhuận hơn khi trả mức lương cao và có được những người làm việc khỏe mạnh, năng
suất hơn là trả mức lương thấp và có đội ngũ làm việc kém khỏe mạnh, kém năng suất.

June 1, 2021
67
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Nhánh lý thuyết tiền lương hiệu quả này phù hợp để giải thích thất nghiệp các nước kém phát triển, nơi
không đủ dinh dưỡng là một vấn đề. Ở những nước này, doanh nghiệp có thể lo ngại việc cắt giảm
lượng có thể tác động xấu
1. Tiền lương hiệu quả: mức lương trên mức cân bằng mà doanh nghiệp trả để tăng
năng suất lao động.
lên sức khỏe và năng suất của người lao động. Nói cách khác, sự quan tâm về dinh dưỡng có thể giải
thích tại sao doanh nghiệp muốn duy trì mức lương trên mức cân bằng ngay cả khi có thặng dư lao động.
Quan tâm về sức khỏe người lao động sẽ ít phù hợp hơn ở những doanh nghiệp ở các nước giàu như
Hoa Kỳ, nơi mức lương cân bằng cho đa số người lao động đã ở trên mức cần thiết đáp ứng nhu cầu
thực phẩm. 
Người lao động bỏ việc 
Nhánh thứ hai của lý thuyết tiền lương hiệu quả nhấn mạnh mối liên hệ giữa tiền lương và sự bỏ việc của
người lao động. Có nhiều lý do người lao động bỏ việc: làm việc cho doanh nghiệp khác, chuyển sang
sống ở nơi khác, ra khỏi lực lượng lao động v,v. Tần suất bỏ việc phụ thuộc vào toàn bộ hệ thống khuyến
khích cho người lao động, bao gồm cả lợi ích của bỏ việc và lợi ích của tiếp tục làm việc. Doanh nghiệp
càng trả tiền lương cao, người lao động bỏ việc thường xuyên càng ít đi. Do vậy, doanh nghiệp có thể
giảm lượng người lao động bỏ việc bằng cách trả lương cao.
Tại sao doanh nghiệp quan tâm đến chuyện bỏ việc? Lý do là sẽ tốn chi phí cho doanh nghiệp thuê và
huấn luyện người lao động mới. Hơn nữa, ngay cả sau khi được huấn luyện, người lao động mới cũng
không làm việc năng suất bằng người lao động có kinh nghiệm. Do đó, doanh nghiệp có tỷ lệ bỏ việc cao
hơn có xu hướng có chi phí sản xuất cao hơn. Doanh nghiệp có thể có lợi nhiều hơn khi trả lương cao
hơn mức cân bằng để giảm lượng người lao động bỏ việc.
Chất lượng người lao động Nhánh thứ ba của lý thuyết tiền lương hiệu quả nhấn mạnh mối liên hệ giữa
tiền lương và chất lượng người lao động. Tất cả các doanh nghiệp đều muốn có người lao động thông
minh, và sẽ cố gắng chọn những hồ sơ tốt nhất cho vị trí cần tuyển. Nhưng vì doanh nghiệp không thể đo
chất lượng ứng viên một cách chính xác, do đó việc tuyển dụng cũng có nhiều yếu tố ngẫu nhiên. Khi trả
mức lương cao, doanh nghiệp sẽ thu hút người lao động tốt nộp đơn cho vị trí cần tuyển và do đó sẽ
nâng chất lượng đội ngũ lao động của mình. Nếu doanh nghiệp phản ứng lại sự thặng dư lao động bằng
cách giảm lượng, những ứng viên tốt nhất - những người có nhiều lựa chọn hơn những ứng viên kém –
có thể sẽ không nộp đơn xin việc. Nếu tác động của tiền lương lên chất lượng người lao động đủ cao,
doanh nghiệp có thể có lợi khi trả mức lương cao hơn mức cân bằng cung cầu.
Nỗ lực của người lao động Nhánh thứ tự và cuối cùng của lý thuyết tiền lương hiệu quả nhấn mạnh mối
liên hệ giữa tiền lương và nỗ lực của người lao động. Với nhiều công việc, người lao động có thể tùy ý
làm việc nhiều hay ít. Do đó, doanh nghiệp sẽ giám sát nỗ lực của người lao động và sẽ sa thải những ai
không hoàn thành trách nhiệm. Nhưng không phải những ai không hoàn thành trách nhiệm đều bị phát
hiện ngay vì hoạt động giám sát cũng tốn kém và không hoàn hảo. Một doanh nghiệp trong hoàn cảnh
như vậy sẽ luôn tìm kiếm giải pháp để ngăn chặn sự trốn việc này.
Một giải pháp là trả lương cao hơn mức cân bằng. Lương cao làm cho người lao động thiết tha hơn với
việc duy trì công việc và do đó cho họ động lực để thể hiện nỗ lực cao nhất. Nếu lương ở mức cân bằng
cu động sẽ có ít lý do để làm việc nhiệt tình vì nếu bị sa thải họ có chóng tìm được việc mới với mức
lương tương tự. Do vậy, doanh. lượng lên trên mức cân bằng, tạo ra động lực cho người lao động thi.
tránh trách nhiệm.
NGHIÊN CỨU, Henry Ford Và Mức Lương Rất Hào Phóng TÌNH HUỐNG 5 Đô La Một Ngày
Henry Ford là một nhà chiến lược công nghiệp. Là người sáng lập Công ty Eva. Motor, ông chịu trách
nhiệm giới thiệu các kỹ thuật sản xuất hiện đại. Thay vì sản xuất ô tô với một nhóm nhỏ các kỹ sư có kỹ
năng, Ford tạo ra ô tô bằng dây chuyền sản xuất trong đó lao động không có kỹ năng được huấn luyện
để thực hiện các công việc đơn giản lập đi lập lại. Sản phẩm của dây chuyền sản xuất này là Model T
Ford, một trong những mẫu xe nổi tiếng nhất trong thời kỳ đầu.
Năm 1914, Ford đã giới thiệu một phát kiến khác: mức lương 5 đô la một ngày. Ngày nay mức đó có vẻ
không nhiều nhưng tại thời điểm đó 5 đô la là gấp đôi tiền lương hiện hành. Nó cũng cao hơn rất nhiều
so với mức lương cân bằng thị trường. Khi công bố mức lương mới 5 đô la một ngày, có hàng dài người

June 1, 2021
68
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

xin việc xếp hàng bên ngoài các nhà máy Ford. Lượng công nhân muốn làm việc với mức lương này
vượt quá lượng công nhân Ford cần. 
 Chính sách lương cao của Ford có nhiều tác động như dự đoán của lý thuyết tiền lương hiệu quả. Số bỏ
việc giảm, vắng mặt giản và năng suất tăng. Công nhân làm việc hiệu quả đến nỗi chi phí sản xuất của
Ford thấp hơn mặc dù lương cao hơn. Do đó, trả lương cao hơn mức cân bằng là có lợi cho công ty. Một
nhà sử học viết về Công ty Ford Motor thời kỳ đầu như sau “Ford và cộng sự đã tuyên bố trong nhiều sự
kiện rằng chính sách lương cao là tốt cho doanh nghiệp. Họ cho rằng điều này đã cải thiện tính kỷ luật
của công nhân, làm công nhân trung thành hơn với tổ chức và gia tăng hiệu quả cá nhân. Henry Ford tự
gọi mức lương 5 độ là một ngày này là “một trong những biện pháp giảm chi phí tốt nhất chúng tôi từng
thực hiện”. - Tại sao Henry Ford lại giới thiệu mức lương hiệu quả này? Tại sao các công ty khác không
tận dụng chiến lược kinh doanh có vẻ hiệu quả này? Theo một S các nhà phân tích, quyết định của Ford
liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng để chuyền lắp ráp. Công nhân làm việc trong một dây chuyền lắp
ráp liên quan " nhau rất chặt chẽ. Nếu một công nhân vắng mặt hay làm việc chạm, các vi nhân khác khó
có thể hoàn thành công việc của họ. Do đó, trong khi g"P xuất hiệu quả hơn, dây chuyền lắp ráp cho thấy
sự quan trọng của mục 99. thấp, nỗ lực làm việc cao và chất lượng công nhân cao. Kết quả là tra Tuoi8"
quả là chiến lược tốt cho Công ty Ford Motor hơn những công ty Kids - điểm đó.
KẾT LUẬN 
Trong chương này, chúng ta đã thảo luận cách đo lường thất nghiệp và lý do các nền kinh tế luôn có một
lượng thất nghiệp nào đó. Chúng ta đã thấy tìm việc, luật lương tối thiểu, công đoàn và tiền lương hiệu
quả có thể giúp giải thích tại sao người lao động không có việc làm. Yếu tố nào trong bốn yếu tố này là
quan trọng nhất để giải thích tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên ở nền kinh tế Hoa Kỳ và các nền kinh tế khác trên
thế giới? Không may là không dễ để trả lời câu hỏi này. Các nhà kinh tế phân hóa trong việc nhìn nhận
tầm quan trọng của các yếu tố này khi giải thích thất nghiệp.
Phân tích của chương này đem lại một bài học quan trọng: Mặc dù nền kinh tế luôn có thất nghiệp, tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên luôn thay đổi theo thời gian. Nhiều sự kiện và chính sách có thể thay đổi số lượng
thất nghiệp trong nền kinh tế. Khi cách mạng thông tin thay đổi quá trình tìm việc, khi Quốc hội điều chỉnh
mức lương tối thiểu, khi người lao động gia nhập hay rời khỏi công đoàn, và khi các doanh nghiệp thay
đổi chính sách lương hiệu quả, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thay đổi. Thất nghiệp không phải là một vấn đề
đơn giản với một giải pháp đơn giản. Nhưng cách chúng ta chọn để tổ chức xã hội có thể có tác động
sâu sắc đến cách định hình một vấn đề.
TÓM TẮT
• Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm những người muốn làm việc mà không có
việc làm. Cục Thống kê Lao động tính toán chỉ số thống kê này hàng tháng dựa trên khảo sát hàng ngàn
hộ gia đình. 
Tỷ lệ thất nghiệp không phải là thước đo hoàn hảo sự mất việc. Một số người tự cho là thất nghiệp
nhưng thực sự lại không muốn làm việc, và một số người muốn làm việc lại phải rời khỏi lực lượng lao
động do không tìm việc thành công và do đó không được tính là người thất nghiệp. 
Trong nền kinh tế Hoa Kỳ, hầu hết người thất nghiệp có thể tìm lại được việc trong thời gian ngắn: Mặc
dù vậy, hầu hết số lượng thất nghiệp quan sát được tại bất kỳ thời điểm nào thường gắn với một số ít
người thất nghiệp dài hạn. 
Một lý do thất nghiệp là phải tốn thời gian để người lao động tìm được việc phù hợp với năng lực và sở
thích. Thất nghiệp cọ xát này tăng do bảo hiểm thất nghiệp, là chính sách chính phủ thiết kế để bảo vệ
thu nhập cho người lao động.
 • Lý do thứ hai mà nền kinh tế của chúng ta luôn có thất nghiệp là do luật lương tối thiểu. Bằng cách
tăng mức lương của những người lao động
không có kỹ năng và không kinh nghiệm lên trên mức cân bằng, luật lương tối thiểu làm tăng lượng cung
và giảm lượng cầu lao động. Lượng thặng dư lao động là lượng thất nghiệp.
 • Lý do thứ ba cho thất nghiệp là quyền lực thị trường của công đoàn. Khi
đẩy mức lương trong ngành công nghiệp có công đoàn lên trên mức cân bằng, công đoàn tạo ra thặng
dư lao động.

June 1, 2021
69
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

 Lý do thứ tự cho thất nghiệp là từ lý thuyết tiền lương hiệu quả. Theo lý thuyết này, các doanh nghiệp sẽ
có lợi khi trả lương trên mức cân bằng. lương cao có thể cải thiện sức khỏe người lao động, giảm lao
động bỏ việc, tăng chất lượng và nỗ lực của người lao động.
16 HỆ THỐNG TIỀN TỆ
Khi bạn bước vào nhà hàng để dùng bữa, bạn sẽ nhận được thứ gì đó có giá trị -đó là no bụng. Để thanh
toán cho bữa ăn này, bạn phải đưa cho nhà hàng một vài tờ giấy màu xanh cũ kỹ được trang trí bằng các
ký hiệu lạ mắt, các toà nhà của chính phủ và chân dung của những người Mỹ nổi tiếng quá cố. Hoặc bạn
phải đưa cho họ một mảnh giấy có tên của ngân hàng và chữ ký của bạn trên đó. Dù bạn thanh toán
bằng tiền mặt hay bằng séc, nhà hàng cũng rất vui vẻ thỏa mãn mong muốn thưởng thức ẩm thực để đổi
lại một vài mảnh giấy mà tự bản thân chúng là không có giá trị.
Đối với bất kỳ ai đã từng sống trong một nền kinh tế hiện đại, tập quán xã hội này không kỳ quặc chút
nào. Dù cho tiền giấy không có giá trị thực chất, nhà hàng vẫn tin chắc rằng sẽ có một người thứ ba nào
đó chấp nhận nó để đổi lấy một thứ gì đó có giá trị cho nhà hàng trong tương lai. Và người thứ ba này
cũng tin chắc rằng sẽ có người thứ tự nào đó chấp nhận tờ tiền này, với nhận thức rằng sẽ có người thứ
năm chấp nhận tờ tiền... và cứ thế tiếp diễn. Đối với nhà hàng và những người khác trong xã hội của
chúng ta, tiền hoặc séc của bạn đại diện cho quyền được yêu cầu hàng hoá và dịch vụ trong tương lai.
 Tập quán sử dụng tiền để trao đổi cực kỳ hữu ích trong một xã hội rộng lớn và phức hợp. Hãy tưởng
tượng xem, một lúc nào đó, không có một thứ gì được chấp nhận rộng rãi làm phương tiện trao đổi hàng
hoá và dịch vụ trong nền kinh tế. Con người sẽ phải dựa vào phương cách hàng đổi hàng (barter) – đổi
một hàng hóa hoặc dịch vụ này lấy hàng hoá và dịch vụ khác - để có được thứ họ cần. Ví dụ, để có được
bữa ăn ở nhà hàng, bạn sẽ phải đưa cho chủ nhà hàng một thứ gì đó có giá trị với họ ngay tức thời. Bạn
có thể đề nghị rửa chén bát, rửa xe hơi cho họ hoặc đưa cho họ công thức làm bánh mì thịt bí mật của
gia đình bạn. Một nền kinh tế dựa trên hàng đổi hàng sẽ gặp trục trặc trong việc phân bổ nguồn lực khan
hiếm một cách hiệu quả. Trong nền kinh tế như vậy, để có hoạt động thương mại cần phải có sự trùng
hợp về nhu cầu - gần như không xảy ra trường hợp hai người mà mỗi người có hàng hoá hoặc dịch vụ
chính xác mà người kia cần.
Sự tồn tại của tiền làm cho hoạt động thương mại trở nên dễ dàng hơn. Chủ nhà hàng không cần quan
tâm bạn có thể mang lại hàng hoá hay dịch vụ có giá trị gì cho họ. Họ vui vẻ nhận tiền của bạn, biết rằng
sẽ có người khác sẽ thực hiện
điều tương tự cho họ. Tập quán này cho phép hoạt động thương mại phát triển. Chủ nhà hàng nhận tiền
của bạn và sử dụng tiền đó trả công cho đầu bếp của mình, đầu bếp sử dụng tiến công nhận được để
đóng tiền học cho con; trường học lại dùng học phí này trả lương cho giáo viên; và giáo viên lại thuế bạn
cắt cỏ cho họ. Vì tiền luân chuyển từ người này sang người khác trong nền kinh tế, nó giúp phát triển
hoạt động sản xuất và thương mại, bằng cách cho phép con người chuyên môn hoá cái mà họ làm tốt
nhất và nâng cao mức sống cho mọi người.
Ở chương này, chúng ta bắt đầu xem xét vai trò của tiến trong nền kinh tế. Chúng ta sẽ thảo luận tiền là
gì, các hình thức khác nhau của tiền, cách thức hệ thống ngân hàng tạo ra tiền, và cách thức chính phủ
kiểm soát lượng tiền trong lưu thông. Bởi vì tiền đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, phần còn
lại của quyển sách này sẽ tìm hiểu tác động của sự thay đổi lượng tiền lên các biến số kinh tế khác nhau
như lạm phát, lãi suất, sản lượng và việc làm. Nhất quán với trọng tân dài hạn trong bốn chương trước,
trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét tác động dài hạn của thay đổi lượng tiền. Những tác động
của thay đổi lượng tiền trong ngắn hạn là một chủ đề phức tạp hơn, nên chúng ta sẽ đề cập đến phần
cuối của quyển sách này. Chương này sẽ đặt nền móng để thực hiện tất cả các phân tích đó.
Ý NGHĨA CỦA TIỀN
 Tiền là gì? Đây dường như là một câu hỏi kỳ cục. Khi bạn đọc tin thấy rằng tỷ phú Bill Gates có rất nhiều
tiền, bạn biết điều đó có nghĩa là gì: Ông ấy quá giàu đến nỗi ông có thể gần như mua bất cứ thứ gì ông
muốn. Theo nghĩa này, thuật ngữ tiền được dùng với hàm ý sự giàu có hay của cải..
Tuy nhiên, các nhà kinh tế học sử dụng từ này với một nghĩa cụ thể hơn: Tiền là một loại tài sản trong
nền kinh tế mà con người thường dùng để mua hàng hoá và dịch vụ từ người khác. Tiền mặt trong ví của
bạn là tiền bởi vì bạn có thể sử dụng nó để dùng bữa trong nhà hàng hoặc mua một chiếc áo trong cửa
hàng quần áo. Ngược lại, nếu bạn tình cờ sở hữu phần lớn cổ phần của Công ty Microsoft như Bill
Gates, bạn sẽ rất giàu có, nhưng số tài sản này không được xem là tiền. Bạn sẽ không thể ăn uống hoặc

June 1, 2021
70
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

mua quần áo bằng tài sản này nếu trước hết không chuyển nó thành tiền. Theo định nghĩa của các nhà
kinh tế học, tiền chỉ gồm một số ít loại của cải được người bán thường xuyên chấp nhận để đổi lấy hàng
hoá và dịch vụ.
Chức năng của tiền. 
Trong nền kinh tế, tiền có ba chức năng: đó là trung gian trao đổi, đơn vị tính toán và phương tiện lưu giữ
giá trị. Ba chức này giúp phân biệt tiền với các tài sản khác
1.Tiền: một loại tài sản trong nền kinh tế mà con người thường dùng để mua hàng hoá và dịch vụ từ
người khác.
trong nền kinh tế như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, nghệ thuật và thậm chí thẻ hội viên bóng chày.
Hãy lần lượt tìm hiểu từng chức năng này của tiền tệ:
Trung gian trao đổi" là thứ người mua đưa cho người bán khi họ mua hàng hoá và dịch vụ. Khi bạn mua
1 cái áo tại cửa hàng bán quần áo, cửa hàng đưa chiếc áo cho bạn và bạn đưa tiền cho cửa hàng. Hành
động chuyển tiền từ người mua sang người bán cho phép giao dịch diễn ra. Khi bạn bước vào cửa hàng,
bạn tin chắc rằng cửa hàng sẽ chấp nhận tiền của bạn để đổi lấy những hàng hoá nó bán bởi vì tiền là
trung gian trao đổi được chấp nhận một cách rộng rãi. 
 Đơn vị tính toán” là một thước đo con người sử dụng để niêm yết giá và ghi nhận nợ. Khi bạn đi mua
sắm, bạn quan sát thấy một cái áo sơ mi có giá 30 USD và một cái bánh hamburger có giá 3 USD. Mặc
dù nói rằng giá của áo sơ mi gấp 10 lần giá một cái bánh hamburger hay giá một hamburger bằng 1/10
giá một áo Sơ mi cũng đúng, nhưng giá cả không bao giờ được niêm yết theo cách như vậy. Tương tự,
nếu bạn vay ngân hàng một số tiền, độ lớn của khoản tiền vay bạn phải trả trong tương lai sẽ được đo
lường bằng đô la, không phải bằng lượng hàng hoá hay dịch vụ. Khi chúng ta muốn đo lường hoặc ghi
nhận giá trị kinh tế, chúng ta sử dụng tiền như là một đơn vị tính toán.
Phương tiện lưu giữ giá trị là thứ mà con người có thể dùng để chuyển sức mua từ hiện tại sang tương
lai. Khi người bạn nhận tiền bán hàng hoá hoặc dịch vụ ngày hôm nay, người bán có thể nắm giữ tiền và
trở thành người mua một hàng hoá hoặc dịch vụ khác ở một thời điểm khác. Tiền không phải là vật lưu
giữ giá trị duy nhất trong nền kinh tế: Một người có thể chuyển sức mua từ hiện tại sang tương lai bằng
cách nắm giữ các tài sản không phải là tiền như cổ phiếu và trái phiếu. Từ của cải được dùng để nói đến
tổng tất cả các phương tiện dự trữ giá trị, bao gồm cả tiền và các tài sản không phải là tiền. 
 Các nhà kinh tế học sử dụng thuật ngữ tính thanh khoản để mô tả sự dễ dàng chuyển đổi thành trung
gian trao đổi của nền kinh tế mà một tài sản có thể thực  hiện được. Bởi vì tiền là trung gian trao đổi của
nền kinh tế, nó là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Tính thanh khoản của các tài sản khác nhau rất
khác nhau. Hầu hết cổ phiếu và trái phiếu có thể dễ dàng bán được mà tốn rất ít chi phí, nên chúng là
những tài sản có thanh khoản cao. Ngược lại, bán một ngôi nhà, một bức tranh của Rembrandt, hoặc thẻ
hội viên bóng chày 1948 Joe DiMaggio mất nhiều thời gian và công sức hơn, vì thế chúng là những tài
sản kém thanh khoản.
Khi con người quyết định nắm giữ của cải dưới dạng nào, họ phải cân đối tính thanh khoản của từng loại
tài sản dựa trên sự hữu dụng của tài sản đó như là một phương tiện dự trữ giá trị. Tiền là tài sản thanh
khoản cao nhất, nhưng nó lại
1.Trung gian trao đổi: thứ người mua đưa cho người bán khi họ mua hàng hoá và dịch vụ.
 2.Đơn vị tính toán: thước đo con người sử dụng để yết giá và ghi nhận nợ.
3.Lưu giữ giá trị: thứ con người có thể dùng để chuyển sức mua từ hiện tại sang tương lai. 
4.Tính thanh khoản: Sự dễ dàng chuyển đổi thành trung gian trao đổi của nền kinh tế mà một tài
sản có thể thực hiện được
không phải là một phương tiện dự trữ giá trị hoàn hảo. Khi giá cả tăng lên giá trị của tiền giảm đi. Nói
cách khác, khi hàng hoá và dịch vụ trở nên đắt đỏ hơn, đô la trong ví của bạn sẽ mua được ít hàng hơn.
Mối liên hệ giữa mức giá và giá trị của tiền là mấu chốt để hiểu tiền tác động đến nền kinh tế như thế
nào, một chủ đề mà chúng ta sẽ khám phá ở chương sau.
Các loại tiền tệ 

June 1, 2021
71
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Khi tiền ở dưới dạng hàng hoá có giá trị thực chất, nó được gọi là tiền hàng hóa Thuật ngữ giá trị thực
chất hàm ý một thứ có giá trị ngay cả khi nó không được dùng làm tiền. Một điển hình về tiền hàng hoá là
vàng. Vàng có giá trị thực chất bởi vì nó được sử dụng trong công nghiệp và chế tác nữ trang. Mặc dù
ngày nay, chúng ta không còn dùng vàng làm tiền, nhưng ngày xưa, vàng là một dạng tiền tệ phổ biến
bởi vì nó dễ dàng cho mang vác, đo lường và kiểm tra tạp chất. Khi một nền kinh tế sử dụng vàng làm
tiền (hoặc sử dụng tiền giấy mà có thể chuyển đổi thành vàng khi có nhu cầu), nền kinh tế đó được cho
là đang vận hành theo chế độ bản vị vàng. 
 Một ví dụ khác về tiền hàng hoá là thuốc lá. Ở các trại tù binh trong suốt Thế Chiến thứ II, tù nhân trao
đổi hàng hoá và dịch vụ với người khác sử dụng thuốc lá như là một phương tiện dự trữ giá trị, đơn vị
tính toán và trung gian trao đổi. Tương tự, khi Liên Xô sụp đổ vào cuối thập niên 1980, thuốc lá bắt đầu
trở thành tiền tệ được ưa thích ở Moscow thay thế cho đồng rúp. Trong cả hai trường hợp trên, ngay cả
những người không hút thuốc lá cũng vui vẻ nhận thuốc lá khi trao đổi vì biết rằng họ có thể sử dụng
thuốc là này để mua các hàng hoá và dịch vụ khác.
Tiền mà không có giá trị thực chất được gọi là tiền pháp định”. Khái niệm pháp định là một pháp lệnh
hoặc nghị định, và tiền pháp định là loại tiền do chính phủ quy định. Ví dụ, hãy so sánh tờ tiền trong ví
của bạn (do chính phủ Hoa Kỳ phát hành) và tờ tiền trong trò chơi Độc quyền (do công ty trò chơi Parker
Brothers phát hành). Tại sao bạn có thể sử dụng tờ tiền thứ nhất để thanh toán cho hoá đơn của bạn ở
nhà hàng, trong khi những tờ tiền thứ hai thì không? Câu trả lời là chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành sắc
lệnh rằng tờ đô la đó có giá trị như tiền. Trên mỗi tờ đô la trong ví của bạn đều có dòng chữ: “this note is
legal tender for all debts, Public and private” (tờ giấy bạc này là phương tiện thanh toán hợp pháp cho
mọi khoản nợ, tư lẫn công).
Mặc dù chính phủ là cơ quan đóng vai trò trung tâm trong việc thiết lập và điều hành hệ thống tiền pháp
định (ví dụ truy tố những kẻ làm tiền giả), nhưng để hệ thống tiền tệ hoạt động thành công, cũng cần có
những nhân tố khác nữa. Nói rộng hơn, sự chấp nhận tiền pháp định cũng còn phụ thuộc vào những kỳ
vọng và tập quán xã hội cũng như phụ thuộc vào pháp lệnh của chính phủ. Trong những năm 1980,
chính phủ Liên Xô chưa bao giờ huỷ bỏ đồng rúp với tư cách
1.Tiến hàng hoá: tiền dưới dạng một hàng hóa có giá trị thực chất. 
2.Tiền pháp định: tiền không có giá trị thực chất, được sử dụng như tiên là do quy định của chính phủ.
BẠN CÓ BIẾT Tại Sao Thẻ Tín Dụng Không Phải Là Tiền
Có vẻ như hiển nhiên chúng ta sẽ coi thẻ tín dụng là phương tiện được dùng để rút tiền tự động từ tài bộ
phận của trữ lượng tiền trong nền kinh tế. Bởi vì khoản ở ngân hàng để trả cho hàng hoá đã mua. Thẻ
mọi người sử dụng thẻ tín dụng để mua nhiều thứ, ghi nợ không cho phép người sử dụng trì hoãn việc
Có phải vì thế mà thẻ tín dụng là phương tiện trao thanh toán cho hàng hoá đã mua, mà cho phép anh
đổi không?
ta sử dụng trực tiếp các khoản tiền gởi trong một tài Mới đầu, lập luận này có vẻ thuyết phục, nhưng
khoản ở ngân hàng. Hiểu theo nghĩa này, thẻ ghi nợ thẻ tín dụng bị loại ra khỏi mọi thước đo trữ lượng
giống một tấm séc hơn là thẻ tín dụng. Số dư trong tài tiến. Nguyên nhân ở đây là thẻ tín dụng thực ra
không | khoản làm cơ sở cho thẻ ghi nợ được tính đến trong phải là phương tiện thanh toán, mà là
phương tiện các chỉ tiêu đo lường trữ lượng tiền. thanh toán trả chậm. Khi mua một bữa ăn bằng thẻ .
Mặc dù thẻ tín dụng không được coi là một dạng tín dụng, ngân hàng phát hành thẻ sẽ trả tiền cho nhà
của tiền, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc hàng khi đến hạn thanh toán. Vào một ngày nào đó
phân tích hệ thống tiền tệ. Những người có thẻ tín trong tương lai, bạn phải hoàn trả lại cho ngân hàng
dụng có thể trả tiền cho nhiều lần mua hàng của (có thể gồm cả tiền lãi). Khi đến hạn thanh toán hoá.
mình một lúc vào cuối tháng, chứ không phải thanh đơn đã chi tiêu bằng thẻ, có thể bạn phải thực hiện
toán mỗi khi mua hàng. Kết quả là, những người sử điều đó bằng cách viết một tấm séc cho tài khoản
dụng thẻ tín dụng có lẽ nhìn chung nắm giữ ít tiền thanh toán của mình. Số dư trong tài khoản thanh mặt
hơn những người không có thẻ tín dụng. Cho toán này là bộ phận cấu thành trữ lượng tiền của nền nên,
việc áp dụng và tính phổ biến ngày càng tăng kinh tế.
của thẻ tín dụng có thể làm giảm lượng tiền mà mọi Lưu ý rằng thẻ tín dụng rất khác thẻ ghi nợ, một
người quyết định nắm giữ.

June 1, 2021
72
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

là đồng tiền chính thức. Nhưng người dân Moscow lại thích nhận thuốc lá (hoặc đô la Mỹ) để trao đổi
hàng hoá và dịch vụ hơn, bởi vì họ tin rằng loại tiền này sẽ được những người khác chấp nhận trong
tương lai.
Tiền trong nền kinh tế Hoa Kỳ 
Như chúng ta sẽ thấy, lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế – được gọi là trữ lượng tiền hay khối tiền –
có tác động mạnh đến nhiều biến số kinh tế. Nhưng trước khi xem xét tại sao điều đó lại đúng, chúng ta
cần đặt câu hỏi: lượng tiền là gì? Cụ thể, hãy tưởng tượng bạn được giao nhiệm vụ tính toán xem có bao
nhiêu tiền trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Bạn sẽ đưa những tài sản nào vào tính toán của mình?
Loại tài sản rõ ràng nhất cần tính đến là tiền mặt– bao gồm tiền giấy và tiền xu trong tay công chúng.
Tiền mặt rõ ràng là trung gian trao đổi được chấp nhận một cách rộng rãi nhất trong nền kinh tế của
chúng ta. Như vậy, hiển nhiên tiền mặt là một bộ phận của trữ lượng tiền.
Tuy nhiên, tiền mặt không phải là tài sản duy nhất mà bạn có thể sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ.
Có nhiều cửa hàng cũng chấp nhận séc cá nhân. Của cải mà bạn nắm giữ trong tài khoản thanh toán
cũng thuận tiện cho việc mua hàng
1. Tiền mặt tiền giấy hoặc tiền xu trong tay công chúng.
hoá và dịch vụ như những của cải mà bạn cất trong ví. Vì vậy để đo lường trữ lượng tiền, bạn phải tính
cả các khoản tiền gởi không kỳ hạn' - đó là số dư trong các tài khoản ngân hàng mà người gửi có thể sử
dụng theo nhu cầu, đơn giản bằng cách viết séc hoặc quẹt thẻ ghi nợ tại cửa hàng.
Một khi xem số dư tài khoản thanh toán như là một phần của trữ lượng tiền, bạn sẽ nghĩ đến việc xem
xét nhiều loại tài khoản khác mà người ta có tại các ngân hàng và các định chế tài chính. Người gửi tiền
tại các ngân hàng thường không thể viết séc từ số dư của tài khoản tiết kiệm, nhưng họ có thể dễ dàng
chuyển tiền từ khoản tiết kiệm sang tài khoản thanh toán. Ngoài ra, những người gửi tiền tại các quỹ
tương hỗ trên thị trường tiền tệ có thể viết séc từ số dư của họ. Do vậy, khi xác định trữ lượng tiền của
Hoa Kỳ, chúng ta phải tính đến các loại tài khoản này.
Trong nền kinh tế phức hợp như của chúng ta hiện nay, khó có thể phân định rõ ràng tài sản nào được
gọi là tiền và tài sản nào thì không. Tiền xu trong túi bạn rõ ràng là một phần của trữ lượng tiền và toà
nhà Empire State Building rõ ràng không phải là tiền, nhưng có rất nhiều tài sản nằm giữa hai thái cực
này mà chúng ta khó phân biệt một cách tách bạch. Do các nhà phân tích có các lý lẽ hợp lý khác nhau
về việc phân định tài sản nào là tiền và tài sản nào không phải là tiền, nên hiện có nhiều số đo khác nhau
về khối lượng tiền của nền kinh tế Hoa Kỳ. Hình 1 minh họa cho hai số đo thông dụng nhất, được ký hiệu
là M1 và M2, M2 bao gồm nhiều tài sản được tính là tiền hơn M1.
Trong cuốn sách này, chúng ta không cần quá chú trọng đến sự khác biệt giữa các số đo về tiền. Sẽ
không có thảo luận nào xoay quanh vấn đề sự khác biệt giữa M1 và M2. Điều quan trọng là trữ lượng
tiền trong nền kinh tế Hoa Kỳ không chỉ có tiền mặt, mà còn bao gồm tiền gởi ở ngân hàng và các định
chế tài chính khác mà người gửi dễ dàng sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ.
1. Tiền gởi không kỳ hạn: số dư trong tài khoản ngân hàng mà người gửi tiền có thể
sử dụng theo nhu cầu bằng cách viết séc.
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG
Tất Cả Tiền Mặt Nằm Ở Đâu?
Một câu đố về trữ lượng tiền của nền kinh tế Hoa Kỳ liên quan đến lượng tiền mặt. Cuối năm 2009, có
862 tỷ USD tiền mặt đang lưu hành. Để xem xét con số này một cách thận trọng, chúng ta có thể chia nó
cho 236 triệu người trưởng thành (tuổi từ 16 trở lên) ở Hoa Kỳ. Kết quả tính toán này ngụ ý rằng mỗi
người lớn trung bình nắm giữ 3.653 USD tiền mặt. Hầu hết mọi người đều bất ngờ khi biết rằng nền kinh
tế của chúng ta có nhiều tiền mặt đến như vậy, bởi vì số tiền họ để trong ví ít hơn rất nhiều.
Ai đang nắm giữ số tiền mặt này? Không ai biết chính xác, nhưng có hai cách lý giải dễ hiểu.
Cách lý giải thứ nhất là phần lớn tiền mặt được nắm giữ ở nước ngoài. Ở các nước không có hệ thống
tiền tệ ổn định, người dân thường thích nắm giữ đô la Mỹ hơn tài sản trong nước. Trên thực tế, không
phải là điều bất thường khi thấy đô la Mỹ thường được sử dụng làm phương tiện trao đổi, đơn vị tính
toán và phương tiện lưu giữ giá trị ở nhiều nước khác. 

June 1, 2021
73
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

 Cách lý giải thứ hai là một lượng lớn tiền mặt được những kẻ buôn ma tuý, trốn thuế và tội phạm khác
nắm giữ. Đối với hầu hết người dân trong nền kinh tế Hoa Kỳ, nắm giữ tiền mặt không phải là cách tốt
nhất để nắm giữ của cải. Lý do không chỉ vì tiền mặt có thể bị mất, bị đánh cắp mà còn không được
hưởng lãi, trong khi đó các khoản tiền gởi tại ngân hàng đem lại lãi. Cho nên hầu hết mọi người chỉ muốn
giữ một lượng nhỏ tiền mặt. Ngược lại, những kẻ tội phạm tránh gửi tiền vào ngân hàng, bởi vì tài khoản
tiền gởi ngân hàng cho phép cảnh sát dựa vào sổ sách để lần theo dấu vết của các hoạt động bất hợp
pháp của họ. Đối với bọn tội phạm, tiền mặt là một phương tiện cất giữ giá trị tốt nhất.
HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG 
 Bất cứ khi nào một nền kinh tế dựa vào hệ thống tiện pháp định như nền kinh tế Hoa Kỳ, thì phải có một
cơ quan nào đó chịu trách nhiệm điều hành hệ thống này. Ở Hoa Kỳ, cơ quan đó là Cục Dự trữ Liên
bang' (Federal Reserve), gọi tắt là Fed. Nếu nhìn lên phía trên của tờ đô la, bạn sẽ thấy tờ tiền này được
gọi là “giấy bạc của Cục Dự trữ Liên bang”. Fed là một dạng ngân hàng trung ương” – một định chế được
thành lập để giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng và điều tiết lượng tiền trong nền kinh tế. Các
ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới bao
1.Cục Dự trữ Liên bang (Fed): ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ 
2.Ngân hàng trung ương: một định chế được thành lập để giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng
và điều tiết lượng tiền trong nền kinh tế.
gồm Ngân hàng trung ương Anh (BOE), Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) và Ngân hàng trung
ương châu Âu (ECB).
Tổ chức của Fed Cục Dự trữ Liên bang được thành lập vào năm 1913, sau khi hàng loạt vụ đổ bể ngân
hàng vào năm 1907 đã làm cho Quốc hội Hoa Kỳ nhận ra rằng phải có một ngân hàng trung ương để
bảo đảm sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng trên toàn quốc. Hiện nay, Fed được điều hành bởi một
Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên được tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. Các thống
đốc có nhiệm kỳ 14 năm. Cũng giống như các thẩm phán liên bang được hưởng nhiệm kỳ suốt đời để
tách họ ra khỏi chính trị, các thống đốc của Fed có nhiệm kỳ dài để tránh cho họ chịu các áp lực chính trị
trong ngắn hạn khi họ hoạch định chính sách tiền tệ.
Trong số bảy thành viên của Hội đồng Thống đốc, người quan trọng nhất là chủ tịch Hội đồng. Chủ tịch
chỉ đạo nhân viên của Fed, chủ trì các cuộc họp của hội đồng và định kỳ giải trình về chính sách của Fed
trước các uỷ ban quốc hội. Tổng thống bổ nhiệm chủ tịch cho nhiệm kỳ 4 năm. Khi cuốn sách này đang
in, thì Chủ tịch của Fed là Ben Bernanke, người trước đây là giáo sư kinh tế học được Tổng thống
George W. Bush bổ nhiệm làm chủ tịch Fed vào năm 2005 và được Tổng thống Barack Obama tái bổ
nhiệm năm 2009. 
 Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang bao gồm Hội đồng Dự trữ Liên bang có trụ sở ở thủ đô Washington DC
và 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực có trụ sở tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Chủ tịch của
các ngân hàng khu vực do hội đồng quản trị của từng ngân hàng chọn lựa. Thành viên của hội đồng
quản trị này thường xuất thân từ cộng đồng doanh nghiệp và ngân hàng trong khu vực. | Fed có hai
nhiệm vụ gắn bó với nhau. Nhiệm vụ thứ nhất là điều hành các ngân hàng và đảm bảo sự lành mạnh cho
hệ thống ngân hàng. Nhiệm vụ này phần lớn thuộc trách nhiệm của các Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu
vực. Cụ thể, Fed giám sát tình hình tài chính của từng ngân hàng và tạo thuận lợi cho các giao dịch ngân
hàng thông qua séc thanh toán bù trừ. Fed cũng đóng vai trò là ngân hàng của các ngân hàng. Nghĩa là
Fed sẽ cho các ngân hàng vay tiền khi họ muốn vay. Khi các ngân hàng gặp khó khăn về tài chính như bị
thiếu hụt tiền mặt chẳng hạn, Fed sẽ đóng vai trò là người cho vay cuối cùng - tức là người cho vay đến
những người không thể vay ở nơi khác – để duy trì sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Nhiệm vụ thứ hai và là nhiệm vụ quan trọng hơn của Fed là kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế,
thường được gọi là cung tiền. Những quyết định do các nhà hoạch định chính sách đưa ra liên quan đến
cung tiền tạo thành chính sách tiền tệ? Tại Cục Dự trữ Liên bang, chính sách tiền tệ do Uỷ ban Thị
trường Mở
1. Cung tiền: lượng tiền trong nền kinh tế. 2. Chính sách tiền tệ: việc xác định công tiền được thực
hiện bởi các nhà hoạch định chính sách ở ngân hàng trung ương.
Liên bang (FOMC) ban hành. FOMC họp sáu tuần một lần tại thủ đô Washington DC để trao đổi về các
điều kiện của nền kinh tế và xem xét những thay đổi trong chính sách tiền tệ.

June 1, 2021
74
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang có 7 thành viên của Hội đồng Thống
đốc và 5 thành viên được chọn từ 12 chủ tịch ngân hàng khu vực. Tất cả 12 chủ tịch của ngân hàng khu
vực đều phải tham dự các cuộc họp của FOMC, nhưng chỉ có 5 người được quyền bỏ phiếu. Năm người
có quyền bỏ phiếu lần lượt được chọn xoay vòng từ 12 chủ tịch khu vực theo thời gian. Tuy nhiên, chủ
tịch của Fed New York luôn có một phiếu, bởi vì New York là trung tâm tài chính truyền thống của nền
kinh tế Hoa Kỳ và cũng bởi vì tất cả các giao dịch mua bán trái phiếu chính phủ của Fed đều được thực
hiện tại quầy giao dịch của Fed New York.
Thông qua các quyết định của FOMC, Fed có quyền tăng hoặc giảm số lượng đô la trong nền kinh tế.
Nói một cách đơn giản, bạn có thể tưởng tượng rằng Fed in ra những tờ đô la, sau đó dùng máy bay trực
thăng thả chúng xuống khắp Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, bạn cũng có thể hình dung ra việc Fed sử dụng
một chiếc
máy hút bụi khổng lồ để hút bớt các tờ đô la trong ví của mọi người. Mặc dù trên thực tế các phương
pháp mà Fed sử dụng để làm thay đổi cung tiền phức tạp và tinh tế hơn thế nhiều, nhưng máy bay - máy
hút bụi là một ví dụ tốt để hiểu ý nghĩa của chính sách tiền tệ.
Trong phần cuối chương này, chúng ta sẽ thảo luận cách thức Fed làm thay đổi cung tiền trong thực tế,
nhưng có lẽ ở đây chúng ta cũng nên biết rằng công cụ cơ bản của Fed là nghiệp vụ thị trường mở - việc
mua và bán trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ. (Hãy nhớ lại rằng trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ là một chứng chỉ
nợ của chính phủ liên bang). Nếu FOMC quyết định tăng cung tiền, Fed in tiền và sử dụng số tiền này để
mua trái phiếu chính phủ từ công chúng trên thị trường trái phiếu quốc gia. Sau khi Fed mua trái phiếu,
số tiền trên sẽ nằm trong tay công chúng và vì vậy việc mua trái phiếu trên thị trường mở của Fed sẽ làm
tăng cung tiền. Ngược lại, nếu FOMC quyết định giảm cung tiền, Fed sẽ bán trái phiếu chính phủ trong
danh mục của mình cho công chúng trên thị trường trái phiếu quốc gia. Sau khi bán, tiền thu được từ bán
trái phiếu được rút ra khỏi tay công chúng. Do vậy, việc bán trái phiếu trên thị trường mở của Fed sẽ làm
giảm cung tiền.
Các ngân hàng trung ương là những định chế quan trọng bởi vì sự thay đổi cung tiền có thể ảnh hưởng
mạnh mẽ đến nền kinh tế. Một trong Mười Nguyên lý của Kinh tế học ở Chương 1 là: giá cả sẽ tăng lên
khi chính phủ in quá nhiều tiền. Một nguyên lý khác trong Mười Nguyên lý của Kinh tế học là: xã hội phải
đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn. Sức mạnh của Fed nằm ở những
nguyên lý cơ bản này. Vì những lý do mà chúng ta sẽ thảo luận đầy đủ hơn trong những chương sau,
các quyết định chính sách của Fed có tác động hết sức quan trọng tới tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế
trong dài hạn, cũng như việc

làm và sản lượng trong ngắn hạn. Thật vậy, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang được xem là nhân vật có
quyền lực mạnh mẽ thứ hai ở Hoa Kỳ.
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ CUNG TIỀN 
Đến đây chúng ta đã biết khái niệm về “tiền” và cách thức Cục Dự trữ Liên bang kiểm soát cung tiền
thông qua việc mua và bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở. Mặc dù sự lý giải cung tiền này là
đúng, nhưng chưa đầy đủ. Cụ thể, nó chưa đề cập đến vai trò trọng tâm của các ngân hàng thương mại
trong hệ thống tiền tệ.
Hãy nhớ rằng số lượng tiền mà bạn nắm giữ bao gồm cả tiền mặt (tiền giấy trong ví bạn và tiền xu trong
túi bạn) và tiền gởi không kỳ hạn (số dư trong tài khoản thanh toán của bạn). Vì tiền gởi không kỳ hạn
nằm ở các ngân hàng thương mại nên hành động của các ngân hàng có thể ảnh hưởng đến lượng tiền
gởi không kỳ hạn trong nền kinh tế và do vậy ảnh hưởng đến cung tiền. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm
hiểu xem các ngân hàng thương mại ảnh hưởng như thế nào đến cung tiền và khi gây ảnh hưởng như
thế họ làm cho hoạt động kiểm soát cung tiền của Fed trở nên phức tạp như thế nào.
Tình huống đơn giản về hoạt động ngân hàng dự trữ 100%
 Để xem hoạt động ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến cung tiền như thế nào, đầu tiên chúng ta hãy
tưởng tượng rằng trên thế giới không tồn tại bất kỳ ngân hàng nào. Trong thế giới giản đơn này, tiền mặt
là hình thức duy nhất của tiền. Nói cụ thể, nếu tổng lượng tiền mặt là 100 USD, cung tiền cũng là 100
USD.

June 1, 2021
75
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Bây giờ chúng ta hãy giả định rằng người nào đó mở ra một ngân hàng, tạm gọi là Ngân Hàng Quốc Gia
Thứ Nhất. Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Nhất chỉ là định chế nhận tiền gởi – nghĩa là, nó chỉ nhận tiền gởi
mà không cho vay. Mục đích của hoạt động ngân hàng này là cung cấp nơi an toàn cho mọi người gửi
tiền. Mỗi khi nhận được tiền gởi, ngân hàng cất số tiền đó vào két sắt cho đến khi khách hàng đến rút
tiền ra, viết séc hoặc sử dụng thẻ ghi nợ trên số dư tài khoản của mình. Những khoản tiền gởi mà ngân
hàng nhận được, nhưng không cho vay ra ngoài được gọi là dự trữ'. Vì trong nền kinh tế tưởng tượng
này, tất cả các khoản tiền gởi được giữ lại như là khoản dự trữ, nên hệ thống này được gọi là ngân hàng
dự trữ 100%
Chúng ta có thể thể hiện vị thế tài chính của Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Nhất bằng tài khoản chữ T, một
báo cáo kế toán được đơn giản hoá cho thấy những thay đổi trong tài sản và nợ của ngân hàng. Dưới
đây là tài khoản chữ T của Ngân
1. Dự trữ: khoản tiền gởi mà ngân hàng nhận được nhưng không cho vay ra ngoài.
Hàng Quốc Gia Thứ Nhất nếu toàn bộ số tiền 100 USD của nền kinh tế được gửi vào ngân hàng này:
Bên trái của tài khoản chữ T là 100 USD tài sản của ngân hàng giá trị khoản dự trữ ngân hàng nắm giữ
trong két sắt của mình). Bên phải là 100 USD nợ của ngân hàng (số tiền ngân hàng nợ người gửi tiền).
Do tài sản và nợ của Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Nhất bằng nhau nên báo cáo kế toán này còn được gọi
là bảng cân đối kế toán.
Bây giờ hãy xem xét cung tiền trong nền kinh tế tưởng tượng này. Trước khi Ngân Hàng Quốc Gia Thứ
Nhất đi vào hoạt động, cung tiền là 100 USD tiền mặt do người dân nắm giữ. Sau khi khai trương ngân
hàng và người dân gửi tiền của mình, cung tiền là 100 USD tiền gởi không kỳ hạn. (Bây giờ tiền mặt
không còn nữa vì toàn bộ số tiền này đã nằm trong két sắt). Mỗi USD tiền gởi vào ngân hàng sẽ làm
giảm một USD tiền mặt và làm tăng tiền gởi không kỳ hạn một lượng đúng như thế, cho nên cung tiền
không thay đổi. Vì vậy, nếu các ngân hàng giữ toàn bộ khoản tiền gởi dưới dạng dự trữ, thì họ sẽ không
tác động tới cung tiền.
Quá trình tạo tiền của hoạt động ngân hàng dự trữ một phần 
Có thể các chủ ngân hàng tại Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Nhất bắt đầu suy nghĩ lại chính sách dự trữ
100% của họ. Việc để cho toàn bộ tiền nằm nhàn rỗi trong két sắt là không cần thiết. Tại sao lại không sử
dụng một phần số đó để cho vay và kiếm lời bằng cách tính lãi trên khoản vay? Các hộ gia đình cần tiền
mua nhà ở, các doanh nghiệp cần tiền xây nhà xưởng mới và sinh viên cần tiền trả học phí, tất cả đều
sẵn sàng trả lãi để vay tiền trong một thời gian. Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Nhất cũng phải giữ lại một
phần dưới dạng dự trữ để có sẵn tiền mặt khi người gửi đến rút tiền ra. Nhưng nếu các khoản tiền gởi
mới gần bằng số tiền rút ra, thì Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Nhất chỉ cần giữ một phần tiền gởi dưới dạng
dự trữ. Như vậy, hoạt động của hệ thống Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Nhất đã áp dụng hệ thống được gọi
là ngân hàng dự trữ một phần'. 
 Tỷ phần của tiền gởi mà ngân hàng giữ dưới dạng dự trữ được gọi là tỷ lệ dự trữ. Tỷ lệ này được xác
định dựa trên quy định của chính phủ và chính sách của ngân hàng. Như chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn
vào cuối chương này, Fed đặt ra tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng phải nắm giữ, gọi là dự trữ bắt
buộc. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại có thể nắm giữ lượng dự trữ lớn hơn mức dự trữ tối thiểu mà
luật pháp yêu cầu, gọi là dự trữ dư, để đảm bảo chắc chắn rằng họ không bị thiếu hụt tiền mặt. Để phục
vụ cho mục đích của phần này, chúng ta coi tỷ lệ dự
1. Ngân hàng dự trữ một phần: một hệ thống ngân hàng mà ở đó các ngân hàng chỉ
nắm giữ một tỷ phần nhỏ tiền gởi dưới dạng dự trữ.
trữ là cho trước và tìm hiểu hoạt động ngân hàng dự trữ một phần tác động đến cung tiền như thế nào.
 Giả sử Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Nhất có tỷ lệ dự trữ là 1/10, hay 10%. Nghĩa là, ngân hàng này giữ lại
10% tiền gởi dưới dạng dự trữ và cho vay hết phần còn lại. Bây giờ chúng ta hãy nhìn lại tài khoản chữ T
của ngân hàng:
Các khoản nợ của Ngân hàng quốc gia thứ nhất vẫn là 100 USD, vì việc cho vay không làm thay đổi
nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng đối với người gửi tiền. Nhưng giờ đây ngân hàng có hai loại tài sản: 10
USD dự trữ trong két sắt và nó đã cho vay 90 USD. (Các khoản cho vay này là khoản nợ của những

June 1, 2021
76
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

người đi vay, nhưng là tài sản của ngân hàng cho vay, bởi vì người đi vay sau này sẽ phải hoàn lại cho
ngân hàng). Tính tổng cộng, tài sản của Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Nhất vẫn bằng các khoản nợ của nó.
 Một lần nữa, chúng ta hãy xem xét cung tiền trong nền kinh tế. Trước khi Ngân Hàng Quốc Gia Thứ
Nhất cho vay, cung tiền bằng 100 USD dưới dạng tiền gởi vào ngân hàng. Tuy nhiên, khi Ngân Hàng
Quốc Gia Thứ Nhất cho vay, cung tiền đã tăng lên. Người gửi tiền vẫn có 100 USD tiền gởi không kỳ
hạn, nhưng giờ đây người vay tiền của ngân hàng nắm giữ 90 USD tiền mặt. Cung tiền (bằng tổng của
tiền mặt và tiền gởi không kỳ hạn) bằng 190 USD. Như vậy, khi các ngân hàng thương mại chỉ giữ một
phần tiền gởi dưới dạng dự trữ, họ đã tạo ra tiền. 
 Trước hết, quá trình tạo tiền này của hệ thống ngân hàng dự trữ một phần có vẻ quá tuyệt vời: Có vẻ
như ngân hàng tạo ra tiền từ không khí. Để làm cho quá trình tạo tiền này bớt vẻ thần diệu đi, chúng ta
hãy nhớ rằng khi Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Nhất cho vay một phần dự trữ và tạo ra tiền, nó không tạo ra
thêm bất kỳ của cải nào. Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Nhất đưa cho người đi vay một số tiền mặt và vì vậy
họ có khả năng mua hàng hoá và dịch vụ. Song người đi vay phải chịu những khoản nợ, vì vậy các
khoản vay này không làm cho họ giàu hơn chút nào cả. Nói cách khác, khi một ngân hàng tạo ra tài sản
là tiền, nó cũng tạo ra nghĩa vụ trả nợ tương ứng cho người đi vay khoản tiền được tạo ra này. Vào cuối
của quá trình tạo tiền này, nền kinh tế có khả năng thanh khoản cao hơn, hiểu theo nghĩa có nhiều
phương tiện trao đổi hơn, nhưng nền kinh tế không có nhiều của cải hơn trước kia.
Số nhận tiền 
Quá trình tạo tiền không dừng lại ở Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Nhất. Giả sử những người vay tiền từ
Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Nhất sử dụng 90 USD để mua một cái gì đó từ người nào đó và những người
này sau khi nhận được tiền lại
đây là tài khoản chữ T của Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Hai:
Sau khi có khoản tiền gởi, ngân hàng này có khoản nợ bằng 90 USD. Nếu Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Hai
cũng có tỷ lệ dự trữ là 10%, nó sẽ nắm giữ 9 USD tài sản dưới dạng dự trữ và cho vay 81 USD. Bằng
cách này, Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Hai tạo ra thêm lượng tiền 81 USD. Nếu 81 USD tiền mặt này sau
đó lại được huy động vào Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Ba và ngân hàng này cũng có tỷ lệ dự trữ là 10%,
nó sẽ giữ 8,1 USD dưới dạng dự trữ và cho vay 72,9 USD. Đây là tài khoản chữ T của Ngân Hàng Quốc
Gia Thứ Ba:
Quá trình này cứ thế tiếp diễn. Sau mỗi lần tiền mặt được gửi vào ngân hàng và ngân hàng tiến hành cho
vay, tiền lại được tạo thêm.
Vậy cuối cùng bao nhiêu tiền có thể được tạo ra trong nền kinh tế: Chúng ta hãy công chúng lại với
nhau: 
Tiền gởi ban đầu = 100 $
 Cho vay của Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Nhất = 90$ [= 0,9 x 100 $] Cho vay của Ngân Hàng Quốc Gia
Thứ Hai = 81$ [= 0,9 x 90 $] Cho vay của Ngân Hàng Quốc Gia Thứ Ba = 72,9$[ = 0,9 x 81 $]
Tổng cung tiền = 1.000,00$ 
Như vậy, mặc dù quá trình tạo tiền có thể tiếp diễn mãi mãi, nhưng nó không tạo ra lượng tiền vô hạn.
Nếu kiên nhẫn cộng chuỗi vô hạn các con số trong ví dụ trên lại với nhau, bạn sẽ thấy 100 USD dự trữ
tạo ra lượng tiền bằng 1.000 USD, Lượng tiền do hoạt động của hệ thống ngân hàng tạo ra từ mỗi đô la
dự trữ được gọi là số
nhân tiền. Trong nền kinh tế tưởng tượng của chúng ta, 100 USD dự trữ đã tạo ra lượng tiền bằng 1.000
USD và như vậy số nhân tiền bằng 10.
Yếu tố nào quyết định độ lớn của số nhân tiền? Câu trả lời thật đơn giản: số nhân tiền là nghịch đảo của
tỷ lệ dự trữ. Nếu R là tỷ lệ dự trữ của tất cả các ngân hàng trong nền kinh tế, thì cứ mỗi đô la dự trữ sẽ
tạo ra 1/R đô la. Trong ví dụ của chúng ta, R =1/10 và vì vậy số nhân tiền bằng 10. 
 Công thức nghịch đảo để tính số nhận tiền này là có ý nghĩa. Nếu một ngân hàng có 1.000 USD tiền gởi,
tỷ lệ dự trữ 1/10 (10%) hàm ý nó phải dự trữ 100 USD. Số nhận tiền chỉ đảo ngược ý tưởng này: nếu
toàn bộ hệ thống ngân hàng năm giữ tổng cộng 100 USD dự trữ, thì tổng lượng tiền gởi của hệ thống chỉ

June 1, 2021
77
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

là 1.000 USD. Nói cách khác, nếu R là tỷ lệ dự trữ trên tiền gởi (tức tỷ lệ dự trữ) tại mỗi ngân hàng, thì tỷ
lệ tiền gởi trên dự trữ trong hệ thống ngân hàng (tức số nhân tiền) phải bằng 1/R.
Công thức trên cho thấy lượng tiền mà các ngân hàng tạo ra phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ như thế nào. Nếu
tỷ lệ dự trữ chỉ bằng 1/20 (hay 5%), hệ thống ngân hàng sẽ có số tiền gởi lớn gấp 20 lần dự trữ và hàm ý
số nhân tiền bằng 20. Mỗi 1 đô la dự trữ tạo ra 20 đô la tiền. Tương tự, nếu tỷ lệ dự trữ bằng 1/4 (tức
25%) và lượng tiền gởi sẽ gấp 4 lần dự trữ, thì số nhân tiền sẽ bằng 4 và mỗi đô la dự trữ tạo ra 4 đô la
tiền. Do vậy, tỷ lệ dự trữ càng cao, lượng tiền mà các ngân hàng cho vay từ tiền gởi càng ít và số nhân
tiền càng nhỏ. Trong trường hợp đặc biệt với hoạt động ngân hàng dự trữ 100%, tỷ lệ dự trữ bằng 1 và
số nhân tiền bằng 1 và ngân hàng không cho vay và cũng không tạo ra tiền.
Vốn tự có của ngân hàng, đòn bẩy và cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 Trong các phần trước,
chúng ta đã tìm hiểu cách thức hoạt động của ngân hàng thông qua một ví dụ được đơn giản hoá. Tuy
nhiên, thực tế hoạt động ngân hàng hiện đại thì phức tạp hơn, và chính sự phức tạp này là nguyên nhân
chính của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và 2009. Trước khi xem xét cuộc khủng hoảng đó,
chúng ta cần tìm hiểu về việc ngân hàng thực sự hoạt động như thế nào. 
 Trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng mà bạn đã tìm hiểu đến nay, một ngân hàng nhận tiền gởi và
sử dụng tiền gởi đó để cho vay hoặc giữ lại làm dự trữ. Trong thực tế, ngân hàng nhận các nguồn lực tài
chính không chỉ là tiền gởi mà còn phát hành cổ phiếu và trái phiếu giống như các doanh nghiệp khác.
Các nguồn lực mà ngân hàng nhận được từ việc phát hành vốn cổ phần cho chủ sở hữu được gọi là vốn
tự có của ngân hàng. Một ngân hàng sử dụng những nguồn lực tài chính theo những cách khác nhau để
tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu của
mình. Ngân hàng không chỉ cho vay và dự trữ mà còn mua các tài sản tài chínhh như cổ phiếu và trái
phiếu.
1.Số nhân tiền: số tiền mà hệ thống ngân hàng tạo ra được từ mỗi đô la dự trữ. 2.Vốn tự có của ngân
hàng: các nguồn lực mà những người chủ sở hữu của một ngân hàng cùng góp vào định chế này.

Dưới đây là một ví dụ thực tế hơn về bảng cân đối kế toán của một ngân
hàng:
Bên phải của bảng cân đối kế toán này là nợ và vốn tự có (còn được gọi là vốn chủ sở hữu) của ngân
hàng. Ngân hàng này có 50 USD nguồn vốn từ các chủ sở hữu. Ngân hàng cũng nhận được 800 USD
tiền gởi và phát hành 150 USD nợ. Tổng cộng nguồn vốn 1.000 USD này được sử dụng vào 3 mục được
liệt kê ở bên trái của bảng cân đối kế toán, thể hiện tài sản của ngân hàng. Ngân hàng năm giữ 200 USD
dưới dạng dự trữ, cho vay 700 USD, và sử dụng 100 USD để mua tài sản tài chính, như trái phiếu công
ty hoặc trái phiếu chính phủ. Dựa trên rủi ro và khả năng sinh lợi của mình, cũng như các quy định (như
yêu cầu tỷ lệ dự trữ bắt buộc) chi phối lựa chọn của ngân hàng, ngân hàng sẽ quyết định phân bổ nguồn
lực của mình như thế nào giữa các loại tài sản khác nhau.
Theo các quy tắc kế toán, tổng giá trị của các hạng mục dự trữ, cho vay và chứng khoán bên trái của
bảng cân đối kế toán phải bằng tổng tiền gởi, nợ và vốn tự có ở bên phải của bảng cân đối kế toán.
Chẳng có phép thuật nào trong sự cân bằng này. Nó cân bằng bởi vì giá trị của vốn chủ sở hữu, theo
định nghĩa, bằng giá trị của tổng tài sản của ngân hàng (dự trữ, cho vay và chứng khoán trừ đi giá trị của
tổng nợ (tiền gởi và nợ vay). Do vậy, bên trái và bên phải của bảng cân đối kế toán luôn luôn phải có
tổng giá trị bằng nhau. 
 Nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế dựa vào đòn bẩy', sử dụng tiền đi vay để bổ sung cho dòng tiền
hiện hữu nhằm mục đích đầu tư. Thực ra, bất cứ khi nào ai đó sử dụng nợ để tài trợ một dự án đầu tư,
tức là anh ta đang sử dụng đòn bẩy. Tuy nhiên, đòn bẩy đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng, bởi vì đi
vay và cho vay là trọng tâm của hoạt động ngân hàng. Thế nên để hiểu đầy đủ về hoạt động ngân hàng,
cần thiết phải hiểu cơ chế hoạt động của đòn bảy.
 Tỷ số đòn bẩy” là tỷ số tổng tài sản trên vốn tự có của ngân hàng. Trong ví. dụ này, tỷ số đòn bẩy là
1.000 USD/50 USD, hay bằng 20. Tỷ số đòn bẩy bằng 20 có nghĩa là với mỗi đồng đô la chủ sở hữu
ngân hàng góp vào, ngân hàng có 20 USD tài sản. Trong số 20 USD tài sản đó, 19 USD được tài trợ từ
tiền đi vay - bằng cách nhận tiền gởi hoặc phát hành nợ.
1.Đòn bẩy: Sử dụng tiền vay để bổ sung cho các dòng tiền hiện hữu nhằm mục đích đầu tư. 

June 1, 2021
78
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

2Tỷ số đòn bẩy: tỷ số tổng tài sản trên vốn tự có của ngân hàng. .
Bạn có thể đã từng học ở một môn khoa học rằng một cái đòn bẩy có thể  khuếch đại một lực: bạn không
thể di chuyển một tảng đá bằng tay không nhưng có thể di chuyển nó dễ dàng nếu bạn sử dụng một cái
đòn bẩy. Đòn bẩy ngân hàng cũng có kết quả tương tự. Để hiểu cơ chế này, hãy tiếp tục sử dụng ví dụ
bằng số. Giả sử tài sản của ngân hàng tăng giá trị lên 5% bởi vì một vài chứng khoán ngân hàng đang
nắm giữ tăng giá. Như vậy 1.000 USD tài sản bây giờ có giá trị là 1.050 USD. Bởi vì ngân hàng vẫn chỉ
nợ người gửi tiền và chủ nợ 950 USD, nên vốn tự có của ngân hàng tăng từ 50 USD lên 100 USD. Do
vậy, khi tỷ lệ đòn bẩy là 20, thì chỉ cần 5% gia tăng giá trị tài sản sẽ làm vốn chủ sở hữu tăng 100%.
 Nguyên lý này cũng vẫn không đổi trong chiều ngược lại, nhưng với kết quả rất đáng buồn. Giả sử có
một người nào đó vay tiền của ngân hàng và không có khả năng trả nợ, làm giảm giá trị tài sản của ngân
hàng xuống 5%, còn 950 USD. Do người gửi tiền và chủ nợ có quyền được thanh toán trước chủ sở hữu
của ngân hàng, giá trị vốn chủ sở hữu giảm xuống bằng 0. Do vậy, khi tỷ số đòn bẩy là 20, 5% sụt giảm
giá trị tài sản sẽ dẫn đến 100% sụt giảm giá trị vốn tự có của ngân hàng. Nếu giá trị tài sản giảm nhiều
hơn 5%, tài sản của ngân hàng sẽ giảm xuống còn thấp hơn nợ của nó. Trong trường hợp này, ngân
hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và nó không thể thanh toán đầy đủ cho chủ nợ và
người gửi tiền.
Các cơ quan điều tiết hoạt động ngân hàng yêu cầu các ngân hàng phải nắm giữ một lượng vốn nhất
định. Mục đích của yêu cầu vốn tối thiểu' này là để đảm bảo rằng các ngân hàng có khả năng thanh toán
cho người gửi tiền (mà không phải sử dụng đến quỹ bảo hiểm tiền gởi do chính phủ cung cấp). Số vốn
yêu cầu phụ thuộc vào loại tài sản mà ngân hàng nắm giữ. Nếu ngân hàng nắm giữ các tài sản an toàn
như trái phiếu chính phủ, các cơ quan điều tiết yêu cầu ít vốn hơn so với việc nếu ngân hàng nắm giữ
các tài sản rủi ro như các khoản nợ cho những người đi vay có mức độ tín nhiệm đáng ngờ. 
 Vào năm 2008 và 2009, nhiều ngân hàng phát hiện ra mình có quá ít vốn sau khi họ phải gánh chịu
những khoản lỗ của một số tài sản - đặc biệt là các khoản vay cầm cố và các chứng khoán được đảm
bảo bằng các khoản vay cầm cố. Sự thiếu hụt vốn buộc ngân hàng giảm cho vay, một hiện tượng đôi khi
được gọi là thắt chặt tín dụng, mà đến lượt nó lại làm cho hoạt động kinh tế sụt giảm càng trầm trọng
hơn. (Sự kiện này sẽ được thảo luận đầy đủ hơn ở Chương 20). Để giải quyết vấn đề này, Bộ Tài chính
của Hoa Kỳ, cùng với Cục Dự trữ Liên bang, đã bơm nhiều tỷ đô la ngân sách chính phủ vào hệ thống
ngân hàng để tăng vốn tự có cho ngân hàng. Nhờ vậy mà tạm thời những người đóng thuế ở Hoa Kỳ trở
thành một trong số những chủ sở hữu của nhiều ngân hàng. Mục đích của chính sách bất thường này là
nhằm tái tạo vốn cho hệ thống ngân hàng để hoạt động cho vay của ngân hàng có thể quay lại mức bình
thường và chuyện này thực sự đã đạt được vào cuối năm 2009.
1.Yêu cầu vốn tối thiểu: quy định của chính phủ chỉ định cụ thể về tổng số vốn tối
thiểu của một ngân hàng.
CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT TIỀN TỆ CỦA FED A Linh
Như chúng ta đã thảo luận, Cục Dự trữ Liên bang Fed chịu trách nhiệm kiểm soát cung tiền trong nền
kinh tế. Bây giờ, sau khi đã hiểu ngân hàng hoạt động như thế nào, chúng ta có thể dễ dàng hiểu cách
thức Fed thực thi công việc của mình hơn. Bởi vì các ngân hàng tạo ra tiến trong một hệ thống ngân
hàng dự trữ một phần, nên sự kiểm soát cung tiền của Fed có tính chất gián tiếp. Khi quyết định thay đổi
cung tiền, Fed phải xem xét hành động của mình sẽ vận hành như thế nào thông qua hệ thống ngân
hàng.
Fed có nhiều công cụ kiểm soát cung tiền khác nhau. Chúng ta có thể nhóm những công cụ này thành 2
nhóm: Những công cụ tác động đến lượng dự trữ và những công cụ tác động đến tỷ lệ dự trữ và do vậy
mà tác động đến số nhân tiên.
Fed tác động đến lượng dự trữ như thế nào Cách thứ nhất mà Fed có thể thay đổi cung tiền là thay đổi
lượng dự trữ. Fed thay đổi lượng dự trữ trong nền kinh tế bằng cách mua hoặc bán trái phiếu thông qua
nghiệp vụ thị trường mở hay bằng cách cho các ngân hàng thương mại vay (hay kết hợp cả hai). Hãy lần
lượt tìm hiểu từng cách này. Nghiệp vụ thị trường mở. Như chúng ta đã đề cập trước đây, Fed thực hiện
nghiệp vụ thị trường mới khi nó mua hoặc bán trái phiếu chính phủ. Để làm tăng cung tiền, Fed chỉ thị
cho các nhà buôn trái phiếu của mình ở Fed New York mua trái phiếu từ công chúng trên thị trường trái
phiếu quốc gia. Số tiền mà Fed bỏ ra mua trái phiếu làm tăng lượng tiền của nền kinh tế. Một phần trong
số tiền mới này được giữ dưới dạng tiền mặt, phần còn lại được gửi vào các ngân hàng. Mỗi đô la mới

June 1, 2021
79
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

được giữ dưới dạng tiền mặt làm tăng cung tiền đúng 1 đô la. Mỗi đô la mới được gửi vào ngân hàng
làm tăng cung tiền nhiều hơn 1 đô la vì nó làm tăng dự trữ và nhờ đó tăng lượng tiền mà hệ thống ngân
hàng có thể tạo ra. 
Ngược lại, để cắt giảm cung tiền, Fed chỉ cần làm ngược lại: bán trái phiếu chính phủ cho công chúng
trên thị trường trái phiếu quốc gia. Công chúng dùng tiền mặt và tiền gởi ngân hàng mà họ đang nắm giữ
mua các trái phiếu này và vì vậy lượng tiền trong lưu thông giảm xuống một cách trực tiếp. Ngoài ra, khi
công chúng rút tiền ra khỏi các ngân hàng để mua trái phiếu của Fed, các ngân hàng nhận thấy lượng
tiền dự trữ của họ giảm. Để đáp lại sự sụt giảm dự trữ này, các ngân hàng giảm khối lượng cho vay và
quá trình tạo tiền sẽ diễn ra theo chiều hướng ngược lại.
Nghiệp vụ thị trường mở rất dễ thực hiện. Trên thực tế, việc mua bán trái phiếu chính phủ của Fed trên
thị trường trái phiếu quốc gia giống như các giao dịch mà bất kỳ cá nhân nào thực hiện cho danh mục
đầu tư của mình. (Tất nhiên khi một cá nhân mua hoặc bán trái phiếu, tiền chuyển từ người này sang
người khác, nhưng lượng tiền trong lưu thông vẫn không đổi). Ngoài ra, Fed có thể sử
1. Nghiệp Vụ thị trường mở: hoạt động mua và bán trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ do
Fed thực hiện.
dụng nghiệp vụ thị trường mở để thay đổi cung tiền trên quy mô nhỏ hoặc lớn vào bất kỳ ngày nào mà
không cần có những thay đổi lớn trong luật pháp hay các quy định về ngân hàng. Chính vì thế, nghiệp vụ
thị trường mở là công cụ của chính sách tiền tệ mà Fed sử dụng thường xuyên nhất.
 Fed cho các ngân hàng thương mại vay.
 Fed có thể cũng tăng lượng dự trữ trong nền kinh tế bằng cách cho các ngân hàng vay khoản dự trữ.
Các ngân hàng thương mại vay từ Fed khi họ cảm thấy họ không nắm đủ dự trữ để đáp ứng yêu cầu của
các cơ quan điều tiết ngân hàng, đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền, cho vay mới, hay vì một lý
do kinh doanh nào khác.
Có nhiều cách để ngân hàng có thể vay từ Fed. Thông thường, các ngân hàng thương mại vay từ cửa sổ
chiết khấu của Fed và trả lãi suất cho khoản vay đó được gọi là lãi suất chiết khấu. Khi Fed cho các ngân
hàng thương mại vay, hệ thống ngân hàng có nhiều dự trữ hơn và những khoản dự trữ tăng thêm này
cho phép hệ thống ngân hàng tạo thêm tiền.
Fed có thể thay đổi cung tiền bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu càng cao, các
ngân hàng càng ngại vay tiền của Fed để bù đắp dự trữ. Do vậy, gia tăng lãi suất chiết khấu sẽ làm giảm
dự trữ của hệ thống ngân hàng, dẫn đến cung tiền giảm. Ngược lại, giảm lãi suất chiết khấu sẽ khuyến
khích các ngân hàng vay tiền của Fed, dẫn tới lượng dự trữ tăng và cung tiền tăng.
Trong những năm gần đây, Cục Dự trữ Liên bang đã hình thành cơ chế mới cho các ngân hàng thương
mại vay tiền. Ví dụ, trong khuôn khổ Chương trình Đấu giá Khoản vay có kỳ hạn (Term Auction Facility),
Fed xác định lượng vốn nó muốn cho các ngân hàng thương mại vay và sau đó các ngân hàng đủ tư
cách sẽ đấu thầu để vay khoản vốn này. Các khoản vay sẽ dành cho các ngân hàng đủ tư cách tham gia
đấu thầu trả cao nhất – đó là các ngân hàng có thế chấp thỏa đáng và đưa ra mức lãi suất cao nhất.
Không giống với cửa sổ chiết khấu, nơi Fed xác định giá của khoản vay và ngân hàng quyết định số tiền
muốn vay, theo Chương trình Đấu giá Khoản vay có kỳ hạn, Fed xác định số tiền cho vay và các ngân
hàng thương mại đấu thầu cạnh tranh với nhau để xác định mức giá. Lượng vốn mà Fed dành cho
chương trình này và các chương trình tương tự càng nhiều thì lượng dự trữ càng cao và cung tiền càng
lớn.
Fed sử dụng cơ chế cho vay như vậy không chỉ để kiểm soát cung tiền mà còn nhằm giúp các định chế
tài chính khi họ gặp rắc rối. Ví dụ, khi thị trường cổ phiếu sụt giảm 22% vào ngày 19/10/1987, nhiều công
ty môi giới ở Wall Street thấy mình cần vốn tạm thời để mua một khối lượng cổ phiếu lớn. Sáng hôm sau,
trước khi thị trường cổ phiếu mở cửa, Chủ tịch Fed - Alan Greenspan đã thông báo “Fed sẵn sàng là một
nguồn thanh khoản hỗ trợ cho hệ thống kinh tế và tài chính”. Nhiều nhà kinh tế học tin rằng phản ứng của
Greenspan trước sự sụt giảm cổ phiếu là lý do quan trọng mà nền kinh tế đã gặp phải một vài sự cố sau
đó.
1. Lãi suất chiết khấu: lãi suất của các khoản vay mà Fed cho ngân hàng thương mại vay.

June 1, 2021
80
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Tương tự, vào năm 2008 và 2009, sự sụt giảm giá nhà trên toàn Hoa Kỳ đã đưa đến sự gia tăng mạnh
số lượng chủ nhà mất khả năng thanh toán các khoản vay cầm cố bất động sản của mình, và nhiều định
chế tài chính nắm giữ các khoản cám có gặp rắc rối. Với nỗ lực ngăn chặn những biến cố này có thể gây
ra hậu quả kinh tế lớn hơn, Fed đã bơm hàng tỷ đô la cho các định chế bị kiệt quệ vay.
Fed tác động đến tỷ lệ dự trữ như thế nào 
Ngoài việc tác động đến lượng dự trữ, Fed thay đổi cung tiền bằng cách tác động đến tỷ lệ dự trữ và qua
đó tác động đến số nhân tiền. Fed có thể tác động đến tỷ lệ dự trữ thông qua điều tiết lượng dự trữ các
ngân hàng phải nắm glu hoặc thông qua lãi suất mà Fed trả cho khoản dự trữ bắt buộc các ngân hàng
thương mại. Một lần nữa, chúng ta lần lượt xem xét từng công cụ của chính sách tiền tệ. 
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Fed cũng có thể tác động tới tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng cách thay đổi yêu cầu dự
trữ bắt buộc', là những quy định về mức dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng phải giữ lại từ các khoản tiền
gởi. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra từ mỗi đô la
dự trữ. Sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng phải dự trữ nhiều hơn, do đó cho vay ít
hơn từ mỗi đô la mà nó nhận được dưới dạng tiền gởi. Kết quả là, gia tăng yêu cầu dữ trữ sẽ làm tăng tỷ
lệ dự trữ, làm giảm số nhận tiền và giảm cung tiền. Ngược lại, giảm yêu cầu dự trữ sẽ hạ thấp tỷ lệ dự
trữ bắt buộc, làm tăng số nhân tiền và tăng cung tiền.
Fed rất ít khi thay đổi yêu cầu dự trữ bởi vì sự thay đổi thường xuyên có thể làm gián đoạn hoạt động
kinh doanh của ngành ngân hàng. Ví dụ, khi Fed tăng yêu cầu dự trữ bắt buộc, một số ngân hàng nhận
thấy họ bị thiếu hụt dự trữ, mặc dù họ không có bất kỳ sự biến động nào của tiền gởi. Trong trường hợp
như vậy, họ phải từ chối cho vay cho đến khi tạo ra được đủ mức dự trữ theo mức bắt buộc mới. Hơn
nữa, trong những năm gần đây, công cụ này đã trở nên ít hiệu quả bởi vì nhiều ngân hàng có dự trữ dư
(nghĩa là có nhiều dự trữ hơn mức yêu cầu). 
Trả lãi cho dự trữ. Theo truyền thống, các ngân hàng không được hưởng lãi suất trên khoản dự trữ mà
họ nắm giữ. Tuy nhiên, vào tháng 10/2008, Fed bắt đầu trả lãi cho dự trữ. Nghĩa là, khi một ngân hàng có
dự trữ gửi tại Fed, Fed sẽ trả lại cho ngân hàng trên khoản tiền gởi này. Thay đổi này tạo cho Fed một
công cụ khác để tác động đến nền kinh tế. Lãi suất trả cho dự trữ càng cao, các ngân hàng thương mại
càng dự trữ nhiều. Do vậy, gia tăng lãi suất trả cho dự trữ sẽ có xu hướng gia tăng tỷ lệ dự trữ, giảm số
nhân tiền và giảm cung tiền. Do Fed mới trả lãi cho dự trữ được một thời gian khá ngắn thôi nên chưa rõ
công cụ mới này có thực sự hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ không.
1. Yêu cầu dự trữ bắt buộc: các quy định về mức dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng thương mại phải giữ
lại từ các khoản tiền gởi.

Những vấn đề nảy sinh khi kiểm soát cung tiền

 Các công cụ của Fed – nghiệp vụ thị trường mở, cho ngân hàng thương mại vay, yêu cầu dự trữ bắt
buộc và trả lãi cho dự trữ - tác động mạnh đến cung tiến. Tuy nhien, Fed không thể kiểm soát cung tiển
một cách chính xác. Fed phải vật lộn Với hai vấn đề từng nảy sinh bởi vì phần lớn cung tiền là do hệ
thống ngân hàng dự trữ một phần tạo ra.

 Vấn đề thứ nhất là, Fed không kiểm soát được lượng tiền mà các hộ gia đình quyết định nắm giữ dưới
dạng tiền gởi tại các ngân hàng. Các hộ gia đình càng gửi nhiêu tiền vào ngân hàng, các ngân hàng càng
có nhiều dự trữ và hệ thống ngân hàng càng có thể tạo ra nhiều tiền. Và ngược lại, các hộ gia đình càng
gửi ít tiền vào ngân hàng, ngân hàng càng có ít dự trữ và hệ thống ngân hàng càng tạo ra ít tiền. Để thấy
rõ tại sao đây lại là một vấn đề, chúng ta hãy giả định rằng vào một ngày nào đó, mọi người bắt đầu mất
niềm tin vào hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì vậy họ quyết định rút tiền ra khỏi ngân hàng và giữ
dưới dạng tiền mặt nhiều hơn. Khi điều này xảy ra, hệ thống ngân hàng mất một phần dự trữ và tạo ra ít
tiền hơn. Cung tiền sẽ giảm, cho dù không có bất kỳ sự can thiệp nào của Fed.

Vấn đề thứ hai của việc kiểm soát cung tiền là, Fed không kiểm soát được lượng tiền mà các ngân hàng
cho vay. Khi tiền được gửi vào một ngân hàng, tiền chỉ được tạo ra nhiều hơn khi ngân hàng này cho
vay. Bởi vì các ngân hàng có thể quyết định dự trữ nhiều hơn cần thiết thay vì cho vay, nên Fed không
thể biết chắc về số tiền hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra. Ví dụ, giả sử vào một ngày nào đó các ngân hàng
trở nên thận trọng hơn trong kinh doanh do tình hình kinh tế không thuận lợi, vì vậy họ quyết định cho

June 1, 2021
81
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

vay ra ít hơn và giữ nhiều tiền dưới dạng dự trữ hơn. Trong tình huống này, hệ thống ngân hàng tạo ra ít
tiền hơn. Với quyết định này của các ngân hàng, cung tiền sẽ giảm. 

 Vì vậy, trong hệ thống ngân hàng dự trữ một phần, lượng tiền của nền kinh tế phụ thuộc một phần vào
hành vi của người gửi tiền và của các ngân hàng. Vì Fed không thể kiểm soát hay dự báo chính xác
hành vi này, nên nó không thể kiểm soát cung tiền một cách hoàn hảo. Song nếu Fed cẩn trọng thì
những vấn đề này không phải là lớn. Hàng tuần Fed đều thu thập số liệu về các khoản tiền gởi và dự trữ
của các ngân hàng, chính vì vậy Fed có thể nhanh chóng nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào trong hành vi
của người gửi tiền và các ngân hàng. Do đó, nó có thể phản ứng lại những thay đổi này và giữ cho cung
tiền sát với mức mà nó hoạch định.

NGHIÊN CỨU Tình Trạng Đổ Xô Đến Ngân Hàng TÌNH HUỐNG Rút Tiền Và Cung Tiền

Mặc dù có lẽ bạn chưa từng chứng kiến hiện tượng đổ xô đến ngân hàng rút tiền trong đời thực, nhưng
có thể bạn đã nhìn thấy cảnh đó trong những bộ phim như Mary Poppins hay Its a Wonderful Life. Tình
trạng đổ xô đến ngân hàng rút tiền xảy ra khi người gửi tiền nghĩ rằng ngân hàng có thể phá sản và bởi
vậy họ “đổ

 xô” đến rút tiền gởi của họ ra. Hoa Kỳ chưa chứng kiến một cuộc đổ xô đến ngân hàng rút tiền trong lịch
sử gần đây, nhưng nước Anh thì một ngân hàng có tên là Northern Rock đã trải qua vào năm 2007 và
kết quả là cuối cùng thì nó được mua lại bởi chính phủ.

Hiện tượng đổ xô đến ngân hàng rút tiền là một vấn đề cho tất cả các ngành hàng áp dụng nguyên tắc
dự trữ một phần. Vì ngân hàng chỉ giữ một phần tiền gởi của mình dưới dạng dự trữ, nên nó không thể
thoả mãn mọi yêu cầu rút tiền của tất cả người gửi tiền. Ngay cả khi các ngân hàng thực sự có khả năng
thanh toán (hiểu theo nghĩa họ có nhiều tài sản hơn nợ), thì họ cũng không có đủ tiền mặt để trả cho mọi
người muốn rút tiền ra ngay lập tức. Khi hiện tượng đổ xô đến ngân hàng rút tiền xảy ra, ngân hàng phải
đóng cửa cho đến khi thu lại được tiền đã cho vay hoặc khi người cho vay cứu cánh cuối cùng nào đó
(chẳng hạn như Fed) cung cấp đủ tiền mặt để thoả mãn nhu cầu của người gửi tiền.

 Hiện tượng đổ xô đến ngân hàng rút tiền làm cho việc kiểm soát cung tiền trở nên phức tạp. Một ví dụ
điển hình về vấn đề này xảy ra trong cuộc Đại Khủng hoảng vào đầu những năm 1930. Sau một làn sóng
đổ xô đến ngân hàng rút tiền và đóng cửa ngân hàng, các hộ gia đình và các chủ ngân hàng trở nên thận
trọng hơn. Các hộ gia đình rút tiền gởi của mình ra khỏi ngân hàng và nắm giữ tiền dưới dạng tiền mặt.
Quyết định này làm đảo ngược quá trình tạo tiến, khi các chủ ngân hàng đáp lại sự suy giảm dự trữ bằng
cách cắt giảm các khoản cho vay. Đồng thời, họ còn tăng tỷ lệ dự trữ để có đủ tiền trả cho người gửi
phòng khi có tình trạng đổ xô đến ngân hàng rút tiền trong tương lai. Tỷ lệ dự trữ cao hơn làm giảm số
nhân tiền và qua đó giảm cung tiền. Từ năm 1929 đến 1933, cung tiền giảm 28%, mặc dù Cục Dự trữ
Liên bang không thực hiện biện pháp thu hẹp tiền tệ nào. Nhiều nhà kinh tế cho rằng sự giảm mạnh của
cung tiền là nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp cao và giá cả giảm trong thời kỳ này (Trong các
chương sau, chúng ta sẽ tìm hiểu cơ chế tác động của cung tiến tới thất nghiệp và giá cả). 

Ngày nay, hiện tượng đổ xô đến ngân hàng rút tiền không phải vấn đề lớn đối với hệ thống ngân hàng
Hoa Kỳ hay Fed. Chính phủ liên bang hiện đã thực hiện chế độ bảo hiểm tiền gởi ở hầu hết các ngân
hàng, chủ yếu thông qua Công ty Bảo hiểm Tiền gởi Liên bang (FDIC). Người gửi tiền không đổ xô đến
ngân hàng rút tiền bởi vì họ tin rằng ngay cả nếu ngân hàng của họ phá sản, FDIC sẽ trả cho họ số tiền
tương ứng. Chính sách bảo hiểm tiền gởi của chính phủ cũng có giá của nó: các chủ ngân hàng có tiền
gởi được bảo hiểm thường có quá ít động cơ để phòng tránh rủi ro khi cho vay. Nhưng một cái lợi của
bảo hiểm tiền gởi là hệ thống ngân hàng ổn định hơn. Vì lý do này, nhiều người trong chúng ta chỉ nhìn
thấy cảnh đổ xô đến ngân hàng rút tiền chỉ có trên phim ảnh mà thôi.

 Lãi suất liên ngân hàng

June 1, 2021
82
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Nếu bạn đã đọc về chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ trên báo chí, bạn sẽ thấy có rất nhiều thảo luận về lãi
suất liên ngân hàng. Điều này đặt ra một số câu hỏi:

Hỏi (H): Lãi suất liên ngân hàng là gì?


 Đáp (Đ): Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất ngắn hạn mà các ngân hàng thương mại cho vay qua đêm
lẫn nhau. Nếu một ngân hàng thấy mình bị thiếu dự trữ trong khi ngân hàng khác lại thừa dự trữ, ngân
hàng thứ hai có thể cho ngân hàng thứ nhất vay một ít dự trữ. Khoản vay này mang tính tạm thời -
thường là qua đêm. Giá của khoản vay này là lãi suất liên ngân hàng.
H:  Lãi suất liên ngân hàng khác với lãi suất chiết khấu như thế nào? 
Đ: Lãi suất chiết khấu là lãi suất ngân hàng thương mại vay trực tiếp từ Cục Dự trữ Liên bang thông qua
cửa sổ chiết khấu. Vay dự trữ từ các ngân hàng thương mại trên thị trường liên ngân hàng là một cách
khác so với vay trực tiếp từ Fed. Ngân hàng bị thiếu hụt dự trữ sẽ chọn cách vay nào rẻ hơn. Trong thực
tế, lãi suất chiết khấu và lãi suất liên ngân hàng thường xấp xỉ nhau. 
H: Có phải lãi suất liên ngân hàng chỉ tác động đến các ngân hàng thương mai? 
Đ: Hoàn toàn không. Mặc dù chỉ có các ngân hàng thương mại mới trực tiếp vay từ thị trường liên ngân
hàng, nhưng tác động kinh tế của thị trường này lớn hơn rất nhiều. Do các bộ phận của hệ thống tài
chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, nên lãi suất của các khoản vay khác nhau tương quan chặt chẽ với
nhau. Vì thế, khi lãi suất liên ngân hàng tăng hay giảm, các lãi suất khác cũng thường biến động theo
cùng hướng. 
H: Cục Dự trữ Liên bang có phải tác động gì đến lãi suất liên ngân hàng
không? 
Đ: Trong những năm gần đây, Cục Dự trữ Liên bang đã định ra lãi suất liên ngân hàng mục tiêu. Khi Uỷ
ban Thị trường Mở Liên bang họp khoảng mỗi 6 tuần, Uỷ ban này sẽ quyết định tăng hay giảm lãi suất
mục tiêu.
 H: Fed có thể tác động để lãi suất liên ngân hàng đạt được mức mục tiêu mà nó xác định như thế nào?
 Đ: Mặc dù lãi suất liên ngân hàng thực tế do cung và cầu trên thị trường
vốn vay giữa các ngân hàng xác định, nhưng Fed có thể sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để tác động
lên thị trường đó. Ví dụ, khi Fed mua trái phiếu bằng nghiệp vụ thị trường mở, nó bơm dự trữ vào hệ
thống ngân hàng. Với nhiều dự trữ hơn trong hệ thống, càng có ít ngân hàng cần vay để đáp ứng nhu
cầu dự trữ bắt buộc hơn. Sự sụt giảm nhu cầu vay dự trữ sẽ giảm giá của các khoản vay, đó là lãi suất
liên ngân hàng. Ngược lại, khi Fed bán trái phiếu và rút tiền dự trữ khỏi hệ thống ngân hàng, nhiều ngân
hàng sẽ bị thiếu hụt dự trữ và họ đẩy giá vay dự trữ lên. Như vậy, nghiệp vụ mua trên thị trường mở sẽ
làm giảm lãi suất liên ngân hàng và nghiệp vụ bán trên thị trường mở sẽ làm tăng lãi suất liên ngân hàng.
1. Lãi suất liên ngân hàng: mức lãi suất mà các ngân hàng thương mại cho vay qua đêm lẫn nhau.

H:Nhưng những nghiệp vụ thị trường mở này không tác động đến cung tiền sao?

Đ: Chắc chắn có. Khi Fed công bố thay đổi lãi suất liên ngân hàng, nó tự cam kết sử dụng các nghiệp vụ
thị trường mở cần thiết để việc thay doi đó được thực thi, và những nghiệp vụ thị trường mở này sẽ làm
thay doi cung tiên. Các quyết định của FOMC thay đổi lãi suất mục tiêu doi voi lãi suất liên ngân hàng
cũng là những quyết định thay đổi cung tien. Đây là hai mặt của một vấn đề. Nếu những thứ khác không
đổi, giảm lãi suất liên ngân hàng mục tiêu hàm ý một sự gia tăng cung tiền và gia tăng lai suất liên ngân
hàng mục tiêu hàm ý thu hẹp cung tiền.

KẾT LUẬN

Vài năm trước, một cuốn sách bán chạy nhất có tựa đề là Những Bí mật của Ngôi đền: Cục Dự trữ Liên
bang Điều hành Đất nước như thế nào [Secrets of the Temple: How the Federal Reserve Runs the
country. Mặt dù, không có bất kỳ sự hoài nghi nào về sự phóng đại của cuốn sách, nhưng tựa đề của
quyển sách đã nêu bật vai trò quan trọng của hệ thống tiền tệ trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

June 1, 2021
83
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Môi khi mua hoặc bán một thứ gì đó, chúng ta đều phải dựa vào một công cụ quy ước cực kỳ hữu ích
của xã hội được gọi là “tiền”. Giờ đây, sau khi đã biết tiền là gì và điều gì quyết định cung tiền, chúng ta
có thể bàn đến vấn đề những thay đổi của cung tiền ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế. Chúng ta
sẽ đề cập đến vấn đề này ở chương tiếp theo.

TÓM TẮT

Thuật ngữ tiền là khái niệm để chỉ những tài sản mà mọi người thường sử dụng để mua hàng hoá và
dịch vụ. 

• Tiền có ba chức năng. Là phương tiện trao đổi, nó là vật được sử dụng

trong các giao dịch. Là đơn vị tính toán, nó tạo ra một cách để ghi giá và các giá trị kinh tế khác. Là
phương tiện lưu trữ giá trị, nó tạo ra một cách để chuyển sức mua từ hiện tại sang tương lai. 

Tiền hàng hoá, chẳng hạn vàng, là tiền có giá trị thực chất. Nó có giá trị ngay cả khi không được dùng
làm tiền. Tiền pháp định, chẳng hạn các tờ đô la, là tiền không có giá trị thực chất: nó không có giá trị nếu
không được dùng làm tiền. 

Trong nền kinh tế Hoa Kỳ, tiền dưới dạng tiền mặt và các loại tiền gởi khác nhau ở ngân hàng, chẳng
hạn tài khoản viết séc.

• Cục Dự trữ Liên bang - ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, có trách nhiệm quản lý hệ thống tiền tệ Hoa
Kỳ. Chủ tịch của Fed do tổng thống bổ nhiệm và được Quốc hội phê chuẩn cho nhiệm kỳ 4 năm. Chủ tịch
là người đứng đầu Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang. Uỷ ban này họp sáu tuần một lần nhằm xem xét
những thay đổi của chính sách tiền tệ. 

Người gửi tiền ngân hàng cung cấp nguồn cho các ngân hàng bằng cách gửi tiền của mình vào các tài
khoản ở ngân hàng. Những khoản tiền gởi này là nợ của ngân hàng. Chủ ngân hàng cũng tạo ra nguồn
cho ngân hàng (được gọi là vốn tự có của ngân hàng). Nhờ đòn bẩy (sử dụng vốn vay để đầu tư), một
thay đổi nhỏ trong giá trị tài sản của ngân hàng có thể tạo ra một sự thay đổi lớn trong giá trị vốn tự có
của ngân hàng. Để bảo vệ người gửi tiền, các cơ quan điều tiết hoạt động ngân hàng yêu cầu các ngân
hàng phải nắm giữ một lượng vốn tối thiểu nào đó.

 Fed kiểm soát cung tiền chủ yếu thông qua nghiệp vụ thị trường mở: mua trái phiếu chính phủ sẽ làm
tăng cung tiền, và bán trái phiếu chính phủ sẽ làm giảm cung tiền. Fed cũng có thể sử dụng các công cụ
kiểm soát cung tiền khác. Nó có thể tăng cung tiền bằng cách giảm lãi suất chiết khấu, tăng cho vay đến
các ngân hàng thương mại, giảm yêu cầu dự trữ bắt buộc, hay giảm lãi suất trả cho các khoản dự trữ. Nó
có thể thu hẹp cung tiền bằng cách tăng lãi suất chiết khấu, giảm cho vay đến các ngân hàng thương
mại, tăng yêu cầu dự trữ bắt buộc, hay tăng lãi suất trả cho các khoản dự trữ.

 Khi các cá nhân gửi tiền vào ngân hàng và ngân hàng cho vay một phần tiền gởi này, lượng tiền trong
nền kinh tế gia tăng. Do hệ thống ngân hàng tác động đến cung tiền theo cách như vậy nên sự kiểm soát
cung tiền của Fed không hoàn hảo.

Cục Dự trữ Liên bang trong những năm gần đây đã hình thành chính sách tiền tệ bằng cách xác định
mức mục tiêu cho lãi suất liên ngân hàng, một mức lãi suất ngắn hạn mà các ngân hàng thương mại cho
vay lẫn nhau. Khi Fed đạt được mục tiêu của mình, nó cũng điều chỉnh được cung tiền.

CHƯƠNG 17 TĂNG TRƯỞNG TIỀN VÀ LẠM PHÁT

Ngày nay, nếu bạn muốn mua một cây kem, bạn cần ít nhất vài đô la, nhưng  không phải chúng ta luôn
luôn lúc nào cũng cần đến vài đô la để mua một cây kem như vậy. Vào những năm 1930, bà tôi có một

June 1, 2021
84
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

cửa hàng bánh kẹo ở Trenton, New Jersey, nơi bà bán kem cây có 2 cỡ. Cây kem cỡ nhỏ có giá 3 xu.
Khách hàng muốn mua cây kem lớn giá 5 xu.

Bạn có thể không bất ngờ với sự tăng giá của kem. Trong nền kinh tế của chúng ta, hầu hết giá cả có xu
hướng tăng theo thời gian. Hiện tượng tăng mức giá chung này được gọi là lạm phát. Ở phần đầu quyển
sách này, chúng ta đã tìm hiểu cách thức các nhà kinh tế học sử dụng phần trăm thay đổi của chỉ số giá
tiêu dùng (CPI), chỉ số giảm phát GDP, hay một vài chỉ số đo lường mức giá chung khác để đo lường tỷ
lệ lạm phát. Những chỉ số giá này cho thấy rằng trong 70 năm qua, giá đã tăng trung bình khoảng 4%
một năm. Nếu tính dồn cho nhiều năm, thì tỷ lệ lạm phát 4% một năm sẽ dẫn đến mức giá tăng lên 16
lần.

Lạm phát dường như có tính tự nhiên và không thể né tránh đối với một người lớn lên ở Hoa Kỳ trong
những thập niên vừa qua, nhưng trong thực tế, điều này không phải hoàn toàn không thể né tránh. Có
những thời kỳ dài trong thế kỷ 19 khi đó hầu hết giá cả sụt giảm – một hiện tượng được gọi là giảm phát.
Mức giá trung bình của nền kinh tế Hoa Kỳ năm 1896 thấp hơn năm 1880 là 23%, và hiện tượng giảm
phát này là chủ đề chính trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1896. Nông dân, những người đang phải
gánh những khoản nợ lớn, đã bị thiệt hại khi nông sản giảm giá làm giảm thu nhập và do vậy giảm khả
năng thanh toán nợ của họ. Họ ủng hộ các chính sách của chính phủ để đảo ngược tình trạng giảm phát
này.

Mặc dù lạm phát trở thành một hiện tượng bình thường trong những năm gần đây, nhưng cũng đã có
những thay đổi đáng kể của tỷ lệ tăng giả. Trong suốt thập niên 1990, giá tăng trung bình khoảng 2% một
năm. Ngược lại, trong những năm 1970, giá tăng 7% một năm, có nghĩa là cứ sau một thập niên thì giá
tăng gấp đôi. Công chúng thường đánh giá tỷ lệ lạm phát cao như vậy là một trục trặc kinh tế nghiêm
trọng. Thực tế, khi Tổng thống Jimmy Carter vận động tái cử vào năm 1980, đối thủ Ronald Reagan đã
chỉ trích lạm phát cao là một trong những thất bại của chính sách kinh tế dưới thời Carter,

 Các dữ liệu về lạm phát trên thế giới cho thấy trong thực tế lạm phát có phạm vị biến động lớn hơn rất
nhiều. Năm 2009, trong khi tỷ lệ lạm phát ở Hoa Kỳ khoảng 2%, thì lạm phát ở Nhật là -1,7%, Nga là 9%
và ở Venezuela là 25%. Và thậm chí tỷ lệ lạm phát cao ở Nga và Venezuela cũng chỉ ở mức trung bình
nếu so với một vài chuẩn mực nào đó. Vào tháng 2 năm 2008, ngân hàng trung ương Zimbabwe đã
thông báo tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế này lên đến 24.000%; một vài tổ chức độc lập thậm chí còn ước
tính con số cao hơn. Tỷ lệ lạm phát cao bất thường như thế này được gọi là siêu lạm phát. .

 Nhân tố nào xác định liệu một nền kinh tế có đang trải qua lạm phát không, và nếu thế thì mức lạm phát
này là bao nhiêu? Chương này sẽ trả lời câu hỏi đó bằng cách phát triển thuyết số lượng tiền. Chương 1
đã tóm tắt lý thuyết này như là một trong Mười Nguyên lý của Kinh tế học: Giá tăng khi chính phủ in quá
nhiều tiền. Hàm ý sâu sắc này có một truyền thống lâu đời và đáng kính của những nhà kinh tế học.
Thuyết số lượng đã được thảo luận bởi nhà triết học và kinh tế học nổi tiếng ở thế kỷ 18 David Hume và
gần đây được ủng hộ bởi nhà kinh tế học xuất chúng Milton Friedman. Lý thuyết này có thể giải thích lạm
phát vừa phải như là những mức lạm phát mà chúng ta đã trải qua ở Hoa Kỳ, cũng như siêu lạm phát. 

 Sau khi phát triển lý thuyết về lạm phát, chúng ta quay lại câu hỏi: Tại sao lạm phát lại là một trục trặc?
Nhìn thoáng qua, câu trả lời cho câu hỏi này dường như hiển nhiên: Lạm phát là một trục trặc bởi vì mọi
người không thích lạm phát. Trong những năm 1970, khi Hoa Kỳ trải qua giai đoạn lạm phát khá cao, các
cuộc trưng cầu dân ý đã đặt lạm phát là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà quốc gia đang
phải đương đầu. Tổng thống Ford cũng thể hiện quan điểm này vào năm 1974 khi ông gọi lạm phát là “kẻ
thù số một của nhân dân”. Ford đã đeo một cái nút có chữ “WIN” trên ve áo của mình – đây là từ viết tắt
của Đánh bại Lạm phát Ngay (Whip Inflation Now).

Nhưng cái giá thực sự mà lạm phát gây ra cho xã hội là gì? Câu trả lời có thể làm bạn ngạc nhiên. Nhận
diện các chi phí của lạm phát không phải dễ dàng như ban đầu chúng ta tưởng. Kết quả là, mặc dù tất cả
các nhà kinh tế học đều chỉ trích siêu lạm phát, nhưng một số nhà kinh tế học tranh luận rằng chi phí của
lạm phát vừa phải không lớn như những gì công chúng nghĩ.

June 1, 2021
85
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ LẠM PHÁT

Chúng ta bắt đầu tìm hiểu về lạm phát bằng cách phát triển thuyết số lượng tiền. Lý thuyết này thường
được gọi là “cổ điển” vì nó được phát triển bởi một số nhà tư tưởng kinh tế đầu tiên. Hầu hết các nhà
kinh tế học ngày nay dựa vào lý thuyết này để giải thích các nhân tố tác động đến mức giá và tỷ lệ lạm
phát trong dài hạn.

Mức giá và giá trị của tiền

 Giả sử chúng ta quan sát thấy trong một giai đoạn nào đó giá một cây kem tăng từ 5 xu lên 1 đô la.
Chúng ta sẽ rút ra kết luận gì từ việc người ta sẵn lòng bỏ ra nhiều tiền hơn nhiều để đổi lấy 1 cây kem?
Có thể con người trở nên thích ăn kem hơn

(có lẽ do các chuyên gia hoá học đã chế tạo ra một mùi hương mới kỳ diệu). Tuy nhiên, điều đó chưa
hẳn đã đúng. Có vẻ như sở thích ăn kem của con người hầu như vẫn vậy, và theo thời gian, tiền dùng để
mua kem đã trở nên ít giá trị hơn. Thật ra, cái nhìn đầu tiên về lạm phát là lạm phát liên quan đến giá trị
của tiền hơn là giá trị của hàng hoá.

Cái nhìn này giúp chỉ ra con đường dẫn đến lý thuyết lạm phát. Khi chỉ số giá tiêu dùng và những số đo
khác về mức giá tăng lên, các nhà bình luận thường bị lôi cuốn sự chú ý vào nhiều loại giá riêng lẻ tạo
nên các chỉ số giá này: “CPI đã tăng 3% trong tháng vừa qua, do giá cà phê tăng 20% và giá dầu tăng
30%”. Mặc dù phương pháp này hàm chứa các thông tin thú vị về những gì đang diễn ra trong nền kinh
tế, nó cũng bỏ qua một điểm quan trọng: Trước tiên và quan trọng nhất, lạm phát là một hiện tượng của
cả nền kinh tế liên quan đến giá trị của phương tiện trao đổi của nền kinh tế.

Mức giá chung của cả nền kinh tế có thể được xem xét theo hai cách. Cho đến nay, chúng ta đã xem
mức giá là giá của một rổ hàng hoá và dịch vụ. Khi mức giá tăng lên, người ta phải trả tiền nhiều hơn để
mua cùng rổ hàng hoá và dịch vụ này. Ngoài ra, chúng ta có thể xem mức giá như là một số do giá trị
của tiền. Giá cả tăng lên đồng nghĩa với việc giá trị của tiền giảm đi bởi vì mỗi đô la trong ví bạn giờ đây
sẽ mua được một lượng hàng hoá và dịch vụ ít hơn.

 Cũng có thể dùng toán để diễn giải những ý tưởng này. Giả sử P là mức giá, ví dụ được đo lường bởi
chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giảm phát GDP. Như vậy, P đo số tiền cần thiết để mua một rổ hàng hoá
và dịch vụ. Hay nói cách khác: lượng hàng hoá và dịch vụ mà có thể mua được bằng 1 USD là 1/2. Mặt
khác, nếu P là giá hàng hoá và dịch vụ được đo lường bằng tiền, thì 1/P là giá trị của tiền được đo lường
bằng hàng hoá và dịch vụ.

Phép toán này là cách đơn giản nhất để hiểu trong một nền kinh tế sản xuất chỉ một loại hàng hoá duy
nhất, ví dụ cây kem. Trong trường hợp này, P sẽ là giá của một cây kem. Khi giá một cây kem (P) là 2
USD, thì giá trị của 1 đô la là (1/P) là nửa cây kem. Khi giá (P) tăng lên 3 USD, giá trị của 1 đô la (1/P)
giảm xuống chỉ còn 1/3 cây kem. Một nền kinh tế thực tế sản xuất ra hàng ngàn hàng hoá và dịch vụ, vì
thế chúng ta sử dụng chỉ số giá hơn là giá của một hàng hoá đơn lẻ. Tuy nhiên, lập luận vẫn không đổi:
Khi mức giá chung tăng lên, giá trị của tiền giảm xuống.

Cung tiền, cầu tiền và cân bằng tiền tệ Những nhân tố nào quyết định giá trị của tiền? Giống như nhiều
câu hỏi khác trong kinh tế học, câu trả lời cho câu hỏi này là cung và cầu. Như cung và cầu về chuối sẽ
quyết định giá chuối, cung và cầu tiền sẽ quyết định giá trị của tiến. Do vậy, bước tiếp theo trong quá
trình phát triển thuyết số lượng tiền là xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến cung tiền và cầu tiền.

Trước hết, hãy xem xét cung tiền. Trong chương trước, chúng ta đã thảo luận về cách thức Cục Dự trữ
Liên bang, cùng với hệ thống ngân hàng thương mại xác định cung tiền. Khi bán trái phiếu thông qua
nghiệp vụ thị trường mở, Fed nhận được tiền và thu hẹp cung tiền. Khi mua trái phiếu chính phủ, Fed trả
tiền và mở

June 1, 2021
86
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

rộng cùng tiền. Ngoài ra, nếu một phần hoặc toàn bộ số tiền này được gửi vào các ngân hàng thương
mại mà ở đó được giữ lại một phần làm dự trữ và cho vay phần. còn lại, số nhân tiền sẽ phát huy tác
dụng và những nghiệp vụ thị trường mở này thậm chí có thể có tác động lớn hơn đến cùng tiến. Với mục
đích của chương này chúng ta bỏ qua sự phức tạp mà hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra và đơn
giản tính lượng cung tiền như là một biến số chính sách do Fed kiểm soát. 

 Bây giờ hãy xem xét cầu tiền. Một cách cơ bản nhất, cầu tiền phản ánh giá trị của cải mà người dân
muốn nắm giữ dưới dạng thanh khoản là bao nhiêu. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tiến. Ví
dụ, số tiến mọi người muốn giữ trong ví của mình dựa trên mức độ phụ thuộc của họ đối với thẻ tín dụng
và khả năng họ có dễ tiếp cận máy trả tiền tự động không. Và như chúng ta sẽ nhấn mạnh ở Chương 21,
lượng cần tiền phụ thuộc vào lãi suất mà một người có thể kiếm được bằng cách sử dụng tiền để mua
trái phiếu được trả lãi hơn là để tiến trong ví hoặc để trong tài khoản thanh toán có lãi suất thấp. 

 Mặc dù có nhiều biến số tác động đến cầu tiến, một biên đặc biệt quan trọng: mức giá trung bình của
nền kinh tế. Con người nắm giữ tiền vì nó là phương tiện trung gian trao đổi. Không giống các tài sản
khác như trái phiếu hoặc cổ phiếu, người ta có thể sử dụng tiền để mua hàng hoá và dịch vụ họ cần. Họ
chọn nắm giữ bao nhiêu tiền cho mục đích mua sắm này phụ thuộc vào giá của những hàng hoá và dịch
vụ đó. Mức giá càng cao, họ càng cần nhiều tiền để thực hiện giao dịch, và mọi người sẽ chọn nắm giữ
trong ví và tài khoản thanh toán nhiều tiền hơn. Có nghĩa là, mức giá cao hơn giá trị của tiền thấp hơn sẽ
làm tăng lượng cầu tiền.

 Điều gì sẽ đảm bảo rằng lượng tiền mà Fed cung ra cân bằng với lượng tiền mà mọi người cần? Câu trả
lời hoá ra lại phụ thuộc vào khung thời gian xem xét là bao lâu. Ở phần sau của quyển sách này chúng ta
sẽ xem xét câu trả lời trong ngắn hạn và sẽ thấy rằng lãi suất đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên,
trong dài hạn câu trả lời rất khác biệt và dễ hơn rất nhiều. Trong dài hạn, mức giá chung sẽ điều chỉnh về
mức mà tại đó cầu tiền bằng cung tiền. Nếu mức giá cao hơn mức cân bằng, mọi người sẽ muốn nắm
giữ nhiều tiền hơn mức Fed tạo ra, vì thế mức giá sẽ giảm để cân bằng cung và cầu. Nếu mức giá thấp
hơn mức cân bằng, mọi người sẽ muốn nắm giữ ít tiền hơn mức Fed tạo ra, và mức giá phải tăng để cân
bằng cung và cầu. Tại mức giá cân bằng, lượng tiền mọi người muốn nắm giữ đúng bằng lượng tiền do
Fed cung cấp.

Hình 1 sẽ minh hoạ ý này. Trục hoành của đồ thị thể hiện lượng tiền. Trục tung bên trái thể hiện giá trị
của tiền 1/P, và trục tung bên phải thể hiện mức giá P. Lưu ý rằng trục mức giá bên phải là bị đảo ngược.
Mức giá thấp được thể hiện

gần đỉnh của trục này, và mức giá cao được thể hiện ở phía gần dưới đáy của trục. Trục nghịch đảo này
minh hoạ rằng khi giá trị của tiền cao (như được thể hiện gần đỉnh của trục bên trái), thì mức giá lại thấp
(như được thể hiện gần đỉnh của trục bên phải).

Hai đường vẽ trong hình này là đường cung và đường cầu tiền. Đường cung là đường dốc đứng vì Fed
đã cố định lượng tiền sẵn có. Đường cầu tiền là đường dốc xuống, cho thấy khi giá trị của tiền thấp (và
mức giá cao), con người cần lượng tiền lớn hơn để mua hàng hoá và dịch vụ. Tại điểm cân bằng, được
thể hiện trong

hình vẽ là điểm A, lượng cầu tiền bằng với lượng cung tiền. Điểm cân bằng của cung và cầu tiền này
quyết định giá trị của tiền và mức giá.

Tác động của việc bơm tiền

 Bây giờ chúng ta xem tác động của thay đổi chính sách tiền tệ. Để thực hiện điều này, hãy tưởng tượng
rằng nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng, và sau đó, bất thình lình, Fed tăng gấp đôi cung tiền bằng
cách in thêm tiền và dùng trực thăng thả xuống khắp đất nước. (Hoặc ít kịch tính và thực tế hơn, Fed có
thể bơm tiền vào nền kinh tế bằng cách mua trái phiếu chính phủ từ công chúng thông qua nghiệp vụ thị

June 1, 2021
87
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

trường mở). Chuyện gì sẽ xảy ra sau khi bơm tiền? Điểm cân bằng mới so với điểm cân bằng cũ như thế
nào? 

 Hình 2 thể hiện chuyện gì sẽ xảy ra. Việc bơm tiền sẽ dịch chuyển đường cung sang bên phải từ MSI
sang MS2, và điểm cân bằng chuyển từ điểm A sang điểm B. Kết quả là giá trị tiền tệ (thể hiện ở trục bên
trái) giảm từ % xuống còn 4, và mức giá cân bằng (thể hiện ở trục bên phải) tăng từ 2 lên 4. Nói cách
khác, việc gia tăng cung tiền sẽ tạo ra quá nhiều tiền, nên kết quả kéo theo là gia tăng mức giá và làm
cho mỗi đô la kém giá trị hơn.

 Lý giải này về cách thức xác định mức giá và tại sao mức giá có thể thay đổi theo thời gian được gọi là
thuyết số lượng tiền. Theo thuyết số lượng, lượng tiền có trong nền kinh tế sẽ xác định giá trị của tiền, và
sự tăng trưởng của lượng tiền là nguyên nhân chính gây nên lạm phát. Như nhà kinh tế học Milton
Friedman đã từng phát biểu “Lạm phát luôn là một hiện tượng tiền tệ có mặt ở mọi nơi”.

Sơ lược về quá trình điều chỉnh

 Cho đến đây, chúng ta đã so sánh điểm cân bằng cũ với điểm cân bằng mới sau khi bơm tiền. Nền kinh
tế chuyển từ điểm cân bằng cũ sang điểm cân bằng mới như thế nào? Để trả lời đầy đủ cho câu hỏi này
đòi hỏi một sự hiểu biết về những biến động ngắn hạn của nền kinh tế, mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở cuối
quyển sách này. Ở đây, chúng ta chỉ xem qua quá trình điều chỉnh diễn ra sau khi thay đổi cung tiền.

Tác động tức thời của việc bơm tiền là tạo ra sự dư cung tiền. Trước khi bơm tiền, nền kinh tế đang ở vị
thế cân bằng (điểm A trong Hình 2). Tại mức giá này, mọi người có chính xác số tiền họ muốn. Nhưng
sau khi máy bay trực thăng rải tiền mới và mọi người nhặt tiền này trên đường phố, trong ví họ bấy giờ
có nhiều tiền hơn là số họ cần. Ở mức giá hiện tại, lượng cung tiền giờ đã vượt quá lượng cầu.

Mọi người cố gắng thoát khỏi tình trạng dư cung tiền này bằng nhiều cách khác nhau. Họ có thể dùng
tiền mua hàng hoá và dịch vụ. Hay họ có thể sử dụng số tiền dư thừa này để cho người khác vay bằng
cách mua trái phiếu hay gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng. Những khoản vay này giúp cho những người
khác mua hàng hoá và dịch vụ. Trong bất cứ trường hợp nào, việc bơm tiền cũng làm tăng cầu hàng hoá
và dịch vụ.

Tuy nhiên, khả năng cung ứng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế không thay đổi. Như chúng ta đã thấy
ở chương sản xuất và tăng trưởng, sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế được xác định bởi lao
động, vốn vật chất, vốn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên và công nghệ. Việc bơm tiền không thể
thay thế được cho bất cứ thứ nào trong những thứ này.

 Do vậy, cầu hàng hoá và dịch vụ càng cao sẽ thúc đẩy giá hàng hoá và dịch vụ tăng lên. Sự gia tăng
mức giá này đến lượt nó lại làm tăng lượng cầu tiến bởi vì

mọi người đang sử dụng nhiều tiền hơn cho mỗi giao dịch. Cuối cùng, nền kinh tế đạt được cân bằng
mới (điểm B trong Hình 2), tại đó lượng cần tiền một lần nữa bằng lượng cung tiền. Theo cách này, mức
giá chung của hàng hoá và dịch vụ điều chỉnh để đưa cung tiền và cầu tiến trở về cân bằng.

Sự phân đôi cổ điển và tính trung lập của tiền Chúng ta đã thấy thay đổi cung tiền dẫn đến thay đổi mức
giá trung bình của hàng hoá và dịch vụ như thế nào. Thay đổi tiền tệ tác động đến các biến số kinh tế vĩ
mô khác, như sản lượng, việc làm, tiền lương thực và lãi suất thực như thế nào? Câu hỏi này đã thu hút
sự quan tâm trong một thời gian dài của nhiều nhà kinh tế học, bao gồm cả David Hume trong thế kỷ 18.

Hume và các chuyên gia đương thời cho rằng nên chia các biến số kinh tế thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất
gồm các biến danh nghĩa – các biến được đo lường bằng đơn vị tiền tệ. Nhóm thứ hai gồm các biến
thực” - các biến được đo lường bằng các đơn vị vật chất. Ví dụ, thu nhập của nông dân trồng bắp là một
biến danh nghĩa vì nó được đo lường bằng đô la, trong khi lượng bắp họ sản xuất ra là biến thực bởi vì

June 1, 2021
88
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

nó được đo lường bằng giọ. GDP danh nghĩa là một biến danh nghĩa vì nó đo lường giá trị sản lượng
hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế bằng đô la; GDP thực là một biến thực bởi vì nó đo lường tổng
lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra và nó không bị ảnh hưởng bởi mức giá hiện hành của
những hàng hoá và dịch vụ đó. Hiện nay việc phân chia thành các biến danh nghĩa và biến thực được gọi
là sự phản đối cổ điển. (Phân đôi là chia thành 2 nhóm, và cổ điển là nói đến các nhà tư tưởng kinh tế
học đầu tiên).

Áp dụng sự phản đối cổ điển là nan giải khi chúng ta đề cập đến giá. Hầu hết giá được yết bằng đơn vị
tiền tệ và do vậy đây là các biến danh nghĩa. Khi chúng ta nói rằng giá bắp là 2 USD một gia hoặc giá lúa
mì là 1 USD một gia, cả hai mức giá này đều là biến danh nghĩa. Nhưng còn mức giá tương đối thì sao?
- giá của một thứ này so với giá của thứ khác. Trong ví dụ này, chúng ta có thể nói rằng giá một gia bắp
bằng hai gia lúa mì. Mức giá tương đối này không được đo lường dưới dạng tiền tệ. Khi so sánh giá của
bất kỳ hai loại hàng hoá nào, ký hiệu tiền tệ bị triệt tiêu và con số đo lường bây giờ là đơn vị vật chất. Do
vậy, dù giá bằng đô la là biến danh nghĩa nhưng giá tương đối lại là biến thực.

Bài học này có nhiều ứng dụng. Ví dụ, tiền lương thực (tiền lương tính bằng đô la được điều chỉnh lạm
phát) là một biến thực vì nó đo lường mức tiền lương tại đó người ta trao đổi hàng hoá và dịch vụ để lấy
1 đơn vị lao động. Tương tự, lãi suất thực (lãi suất danh nghĩa điều chỉnh lạm phát) là một biến thực bởi
vì nó đo lường mức lãi suất tại đó người ta trao đổi hàng hoá và dịch vụ hôm nay để lấy hàng hoá và dịch
vụ trong tương lai.

1.Biển danh nghĩa: các biến được đo lường bằng đơn vị tiền tệ. 

2.Biển thực: các biến được đo lường bằng đơn vị vật chất 

3.Phân đôi cổ điển: Sự phân chia theo lý thuyết thành biển danh nghĩa và biến thực.

Tại sao lại chia các biến số thành hai nhóm? Sự phân đội cổ điển là hữu ích bởi vì có các lực lượng khác
nhau tác động đến các biến danh nghĩa và các biến thực. Theo phân tích cổ điển, các biến danh nghĩa bị
ảnh hưởng bởi những phát triển trong hệ thống tiền tệ của nền kinh tế, trong khi tiến hầu như rất không
phù hợp để giải thích các biến thực. 

 Tư tưởng này ẩn trong thảo luận của chúng ta về nền kinh tế thực trong dài hạn. Trong các chương
trước, chúng ta đã tìm hiểu GDP thực, tiết kiệm, đầu tư, lãi suất thực và thất nghiệp được xác định như
thế nào mà không đề cập đến sự hiện diện của tiền. Trong phân tích đó, sản xuất hàng hoá và dịch vụ
của nền kinh tế phụ thuộc vào năng suất và cung các yếu tố sản xuất, lãi suất thực cân bằng cung và cầu
vốn vay, tiền lương thực cân bằng cung và cầu lao động, và thất nghiệp này sinh khi tiền lương thực vì
một lý do nào đó bị giữ cao hơn mức cân bằng. Những kết luận này không liên quan gì đến lượng cung
tiền. 

 Thay đổi cung tiền, theo phân tích cổ điển, chỉ ảnh hưởng đến các biến danh nghĩa chứ không phải biến
thực. Khi ngân hàng trung ương tăng gấp đôi cung tiền, mức giá cũng tăng gấp đôi, tiền lương bằng tiền
tăng gấp đôi và tất cả các giá trị bằng tiền khác tăng gấp đôi. Các biến thực như sản lượng, việc làm, tiền
lương thực và lãi suất thực không đổi. Việc thay đổi tiền tệ không ảnh hưởng đến các biến thực được gọi
là tính trung lập của tiền' (hay tính trung tính của tiền). 

Sự tương đồng giúp giải thích tính trung lập của tiền. Với chức năng đơn vị tính toán, tiền là thước đo
chúng ta sử dụng để đo lường các giao dịch kinh tế. Khi ngân hàng trung ương tăng gấp đôi cung tiền,
giá cả cũng tăng gấp đôi, và giá trị của đơn vị tính toán giảm còn một nửa. Thay đổi tương tự cũng xảy ra
nếu chính phủ giảm độ dài của cây thước từ 36 inch xuống còn 18 inch: Với đơn vị đo lường mới, tất cả
khoảng cách được đo (các biến danh nghĩa) sẽ gấp đôi, nhưng khoảng cách thực sự (các biến thực) sẽ
vẫn như cũ. Đô la cũng giống như cái thước, đơn thuần chỉ là đơn vị đo lường, vì thế thay đổi giá trị của
nó sẽ không có các tác động thực.

June 1, 2021
89
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Tính trung lập của tiền có hiện thực không? Không hoàn toàn. Thay đổi độ dài của cái thước từ 36 inch
xuống 18 inch sẽ không quan trọng trong dài hạn nhưng lại là vấn đề lớn trong ngắn hạn, nó sẽ gây ra sự
lúng túng và sai lầm. Tương tự, ngày nay hầu hết các nhà kinh tế học tin rằng trong một thời kỳ ngắn –
trong vòng 1 hay 2 năm – thay đổi tiền tệ ảnh hưởng đến các biến thực. Bản thân Hume cũng nghi ngờ
tính trung lập của tiền được áp dụng trong ngắn hạn. (Chúng ta sẽ nghiên cứu tính không trung lập trong
ngắn hạn ở phần sau của quyển sách này, và chủ đề này sẽ giúp giải thích tại sao Fed thay đổi cung tiền
theo thời gian).

Tuy nhiên, phân tích cổ điển đúng đối với nền kinh tế trong dài hạn. Trong vòng một thập niên, thay đổi
tiền tệ có ảnh hưởng đáng kể lên các biến danh nghĩa (như mức giá) nhưng ảnh hưởng không đáng kể
lên các biến thực (như GDP thực). Khi nghiên cứu những thay đổi dài hạn trong nền kinh tế, tính trung
lập của tiền đưa ra một mô tả rõ ràng về cách thức thế giới này vận hành.

1. Tính trung lập của tiền: tuyên bố cho rằng việc thay đổi công tiền không tác động

đến các biến số thực.

Vòng quay của tiền và phương trình số lượng

 Chúng ta có thể có một cái nhìn khác về thuyết số lượng tiền bằng cách xem xét vấn đề sau: một tờ tiền
đô la điển hình được dùng để mua hàng hoá và dịch vụ mới được sản xuất là bao nhiêu lần một năm?
Một biến số được gọi là vòng quay của tiền sẽ trả lời câu hỏi này. Trong vật lý, thuật ngữ vòng quay nói
đến tốc độ mà một vật thể di chuyển. Trong kinh tế học, vòng quay của tiền nói đến tốc độ mà một tờ tiền
đô la điển hình di chuyển quay vòng trong nền kinh tế từ ví người này sang vì người khác.

Để tính vòng quay tiền, chúng ta chia giá trị sản lượng danh nghĩa (GDP danh nghĩa) cho số lượng tiền.
Nếu gọi Là mức giá (chỉ số giảm phát GDP), Y là lượng sản lượng (GDP thực), và M là lượng tiền thì
vòng quay của tiền là:

V = (P x Y)/M

Để thấy tại sao công thức này có nghĩa, hãy tưởng tượng một nền kinh tế đơn giản sản xuất một sản
phẩm duy nhất là bánh pizza. Giả sử rằng nền kinh tế tạo ra 100 pizza một năm, và 1 chiếc pizza có giá
là 10 USD, và lượng tiền trong nền kinh tế là 50 USD. Thì vòng quay của tiền là:

V = (10$ x 100)/50$ = 20.

Trong nền kinh tế này, người ta chi tiêu tổng cộng 1.000 USD một năm để mua pizza. Thực ra giá trị
1.000 USD này được tạo ra chỉ bởi số tiền là 50 USD, mỗi tờ đô la phải chuyển từ tay người này sang
tay người khác trung bình 20 lần một năm. 

 Bằng một phép tính đại số đơn giản, phương trình này có thể viết lại như sau:

Mx V = PxY

Phương trình này phát biểu rằng lượng tiền (M) nhân với vòng quay của tiền (V) bằng với giá của sản
lượng (P) nhân với lượng sản lượng (Y). Phương trình này được gọi là phương trình số lượng bởi vì nó
gắn lượng tiền (M) với giá trị danh  nghĩa của sản lượng (PxY). Phương trình số lượng cho thấy rằng một
sự gia tăng lượng tiền trong nền kinh tế phải được phản ánh trong một trong 3 biến số: mức giá phải
tăng, lượng sản lượng phải tăng, hay vòng quay tiền phải giảm.

Trong nhiều trường hợp, vòng quay của tiền hoá ra lại khá ổn định. Ví dụ, Hình 3 thể hiện GDP danh
nghĩa, lượng tiền (được đo lường bởi M2), và vòng quay của tiên ở Hoa Kỳ kể từ năm 1960. Trong giai

June 1, 2021
90
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

đoạn này, cả cung tiền và GDP danh nghĩa đều tăng hơn 20 lần. Ngược lại, vòng quay của tiền, mặc dù
không

1.Vòng quay của tiền: số lần tiền được thanh toán chuyển từ người này sang người

khác. 

2.Phương trình số lượng: phương trình MxV = PxY, liên quan đến lượng tiền, vòng quay tiền và giá trị
bằng tiền của sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế.

hoàn toàn không đổi, nhưng đã không thay đổi nhiều. Do vậy, do một số mục đích nghiên cứu nhất định
nào đó, việc giả định vòng quay tiền cố định có thể là một giả định hữu ích.
Bây giờ chúng ta đã có tất cả các yếu tố cần thiết để giải thích mức giá cân bằng và tỷ lệ lạm phát như
sau:
1. Vòng quay của tiền là khá ổn định theo thời gian 
2. Bởi vì vòng quay tiền khá ổn định, khi ngân hàng trung ương thay đổi
lượng tiền (M), nó tạo ra sự thay đổi cùng tỷ lệ trong giá trị sản lượng danh  nghĩa (Px Y).
3. Sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế (Y) trước hết được quyết định bởi cung yếu tố sản
xuất (lao động, vốn vật chất, vốn nhân lực và nguồn lực tự nhiên) và công nghệ sản xuất hiện hữu. Đặc
biệt bởi vì tiền có tính trung lập, tiền không tác động đến sản lượng. 
4. Do (Y) được xác định bởi cung yếu tố sản xuất và công nghệ, khi ngân hàng trung ương thay đổi cung
tiền (M) và tạo ra thay đổi tương ứng trong giá trị sản lượng danh nghĩa (PxY), những thay đổi này được
phản ánh trong thay đổi của mức giá (P). 
5. Do vậy, nếu ngân hàng trung ương tăng cung tiền một cách nhanh chóng thì sẽ gây ra tỷ lệ lạm phát
cao. Năm bước này là bản chất của thuyết số lượng tiền.

NGHIÊN CỨU Tiền Và Giá Trong Bến Trường Hợp TÌNH HUỐNG Siêu Lạm Phát

Mặc dù các cơn động đất có thể tàn phá xã hội, nhưng chúng cũng mang lại sản phẩm phụ có lợi là cung
cấp nhiều dữ liệu hữu ích cho các nhà nghiên cứu địa chấn. Những dữ liệu này làm sáng tỏ những lý
thuyết khác nhau và nhờ đó giúp xã hội dự báo và ứng phó với các mối đe dọa trong tương lai. Tương
tự, những lần xảy ra siêu lạm phát mang lại cho các nhà kinh tế học tiền tệ những thực nghiệm tự nhiên
giúp họ có thể sử dụng để nghiên cứu tác động của tiền đến nền kinh tế. 

 Siêu lạm phát là một vấn đề lý thú một phần bởi vì thay đổi cung tiền và mức giá là rất lớn. Thật ra, siêu
lạm phát thường được định nghĩa là mức lạm phát vượt quá 50 phần trăm một tháng. Điều này nghĩa là
mức giá tăng hơn 100 lần trong một năm. 

 Dữ liệu về siêu lạm phát cho thấy mối quan hệ rõ ràng giữa lượng tiền và mức giá. Hình 4 vẽ đồ thị từ
dữ liệu của bốn cuộc siêu lạm phát cổ điển xảy ra trong thập niên 1920 ở Áo, Hungary, Đức và Ba lan.
Mỗi đồ thị thể hiện lượng tiền trong nền kinh tế và chỉ số của mức giá. Độ dốc của đường tiền thể hiện tỷ
lệ tăng trưởng tiền, và độ dốc của đường giá thể hiện tỷ lệ lạm phát. Các đường này càng dốc, tỷ lệ tăng
trưởng tiền và lạm phát càng cao.

BẠN CÓ BIẾT

Siêu Lạm Phát Ở Zimbabwe

Trong những năm của thập niên 2000, quốc gia Zimbabwe đã chứng kiến một trong những trường hợp
siêu lạm phát cực lớn trong lịch sử. Dù được kể theo nhiều cách khác nhau, nhưng câu chuyện có điểm
chung như sau: Chính phủ bị thâm hụt ngân sách trầm trọng nên đã tạo ra một lượng tiền lớn và gây ra

June 1, 2021
91
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

tỷ lệ lạm phát cao. Tình trạng siêu lạm phát chấm dứt vào tháng 4/2009 khi ngân hàng trung ương
Zimbabwe ngừng in đô la Zimbabwe và nước này bắt đầu sử dụng các ngoại tệ như đô la của Hoa Kỳ và
đồng trang của Nam Phi làm phương tiện trao đổi.

Có nhiều ước tính khác nhau về tỷ lệ lạm phát của Zimbabwe cao đến mức nào, nhưng mức độ trầm
trọng của trục trặc này được dẫn chứng rõ ràng bởi tài liệu do ngân hàng trung ương nước này phát
hành. Trước khi tình trạng siêu lạm phát diễn ra, độ la Zimbabwe có giá cao hơn đô la Hoa Kỳ một chút,
vì thế mệnh giá của đồng tiền này cũng tương tự như những đồng tiền ở Hoa Kỳ. Ví dụ, một người có
thể mang tờ 10 đô la trong ví của mình. Tuy nhiên, vào tháng 1/2008, sau nhiều năm lạm phát cao, Ngân
hàng Dự trữ của Zimbabwe đã phát hành tờ tiền có

mệnh giá 10 triệu đô la Zimbabwe, nhưng có giá trị chỉ tương đương khoảng 4 đô la Hoa Kỳ. Nhưng tờ
tiền này cũng chưa phải là lớn nhất. Một năm sau, ngân hàng trung ương nước này đã công bố phát
hành các tờ tiền có mệnh giá 10 ngàn tỷ đô la Zimbabwe, khi đó chỉ có giá trị tương đương 3 đô la Hoa
Kỳ.

Vì giá cả tăng lên, và ngân hàng trung ương đã in các tờ tiền có mệnh giá rất lớn nên các tờ tiền cũ có
mệnh giá nhỏ bị mất giá và trở thành vô giá trị. Một ví dụ minh hoạ của hiện tượng này có thể thấy trong
biển báo tại một nhà vệ sinh công cộng ở Zimbabwe:

TOILET PAPER ONLY TO BE USED IN THIS TOILET NO CARDBOARD

NO CLOTH NO ZIM DOLLARS NO NEWSPAPER

Lưu ý rằng trong mỗi hình, lượng tiền và mức giá gần như đi song song với nhau. Trong từng trường
hợp, ban đầu tăng trưởng lượng tiền ở mức vừa phải và lạm phát cũng vậy. Nhưng sau đó, lượng tiền
trong nền kinh tế tăng trưởng ngày càng nhanh và lạm phát cũng bắt đầu tăng gần như đồng thời. Sau
đó, khi lượng tiền ổn định lại, mức giá cũng ổn định theo. Những tình tiết này minh hoạ rất rõ cho một
trong Mười Nguyên lý của Kinh tế học: Giá tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền. 

Thuế lạm phát Nếu hiện tượng lạm phát được lý giải quá dễ dàng thì tại sao các quốc gia lại bị siêu lạm
phát? Có nghĩa là tại sao ngân hàng trung ương của những nước này chọn in quá nhiều tiên đến nỗi giá
trị của tiền sụt giảm nhanh chóng theo thời gian?

Câu trả lời là chính phủ của những nước này sử dụng việc tạo ra tiền như cách để thanh toán cho các
khoản chi tiêu của họ. Khi chính phủ muốn xây đường sá, trả lương cho quân đội, hay trợ cấp cho người
nghèo hoặc người già, trước tiên họ cần phải huy động đủ tiền cần thiết. Thông thường, chính phủ làm
việc này bằng cách đánh thuế, như thuế thu nhập, thuế bán hàng và bằng cách vay từ công chúng thông
qua bán trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, chính phủ cũng có thể thanh toán cho các khoản chi tiêu đơn
giản bằng cách in thêm số tiền mà mình cần.

Khi chính phủ tăng nguồn thu bằng cách in tiền, thì người ta gọi là chính phủ inh một loại thuế lạm phát.
Tuy nhiên, thuế lạm phát không hoàn toàn giống các loại thuế khác bởi vì không ai sẽ nhận được hoá
đơn yêu cầu phải nộp loại thuế này. Thay vào đó, chính phủ in tiền, mức giá tăng, và tiền trong ví bạn trở
người nắm giữ tiền. nên ít giá trị hơn. Do vậy, thuế lạm phát giống như một loại thuế đánh vào những

Tầm quan trọng của thuế lạm phát ở các nước khác nhau và các giai đoạn khác nhau thì khác nhau. Ở
Hoa Kỳ trong những năm gần đây, thuế lạm phát là một nguồn thu không đáng kể: nó chỉ chiếm không
đến 3% nguồn thu của chính phủ. Tuy nhiên, trong thập niên 1770, Quốc hội Lục Địa (Continental
Congress) của đất nước Hoa Kỳ non trẻ chủ yếu dựa trên thuế lạm phát để thanh toán cho chi tiêu quốc
phòng. Bởi vì chính phủ mới bị hạn chế trong việc huy động vốn từ các loại thuế thông thường hoặc đi
vay, cho nên in tiền trở thành cách dễ nhất để chi trả cho quân đội Hoa Kỳ. Như thuyết số lượng tiền dự
báo, kết quả là tỷ lệ lạm phát cao: Giá được đo bằng đô la lục địa tăng hơn 100 lần chỉ trong vòng vài
năm.

June 1, 2021
92
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Hầu hết tất cả các tình trạng siêu lạm phát đều theo một mẫu hình như siêu lạm phát trong cuộc Cách
Mạng ở Hoa Kỳ. Chính phủ có chi tiêu cao, nguồn thu thuế không đủ, và khả năng đi vay bị hạn chế. Do
vậy, chính phủ phải chuyển sang in tiền ồ ạt để thanh toán chi tiêu. Việc gia tăng lượng tiền lớn này gây
ra lạm phát cao. Lạm phát chỉ chấm dứt khi chính phủ thực hiện cuộc cải cách chi tiêu ngân sách – như
cắt giảm chi tiêu chính phủ – nhờ đó chấm dứt nhu cầu thuế lạm phát.

Hiệu ứng Fisher. Theo nguyên lý tính trung lập của tiền, một sự gia tăng tốc độ tăng trưởng tiền sẽ làm
tăng tỷ lệ lạm phát nhưng không ảnh hưởng đến bất cứ biến số thực nào. Ứng dụng quan trọng của
nguyên lý này liên quan tới tác động của tiền đến lãi suất. Lãi suất là một biến số quan trọng đối với các
nhà kinh tế học vĩ mô bởi vì chúng liên kết nền kinh tế hiện tại và nền kinh tế tương lai thông qua tác
động của tiết kiệm và đầu tư.

Để hiểu mối quan hệ giữa tiền, lạm phát và lãi suất, hãy nhớ lại sự phân biệt giữa lãi suất danh nghĩa và
lãi suất thực. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất bạn nhìn thấy tại ngân hàng của bạn. Ví dụ, nếu bạn có một
tài khoản tiết kiệm, lãi suất danh nghĩa cho bạn biết số tiền trong tài khoản của bạn tăng nhanh theo thời
gian như thế nào. Lãi suất thực điều chỉnh lãi suất danh nghĩa với tác động của lạm phát sẽ cho bạn biết
sức mua của khoản tiền tiết kiệm của bạn tăng theo thời gian nhanh ra sao. Lãi suất thực là lãi suất danh
nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát:

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

Ví dụ, nếu ngân hàng niêm yết lãi suất danh nghĩa là 7% một năm và tỷ lệ lạm phát là 3% một năm thì giá
trị thực của các khoản tiền gởi tăng 4% một năm.

1. Thuế lạm phát: nguồn thu chính phủ có được từ việc tạo ra tiền.

Chúng ta có thể viết lại phương trình này để thể hiện lãi suất danh nghĩa bằng tổng lãi suất thực và tỷ lệ
lạm phát:

 Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát 

Cách viết này xem xét lãi suất danh nghĩa hữu ích hơn bởi vì các lực lượng kinh tế khác nhau xác định
từng thành phần của vế phải trong phương trình này. Như chúng ta đã thảo luận ở phần đầu quyển sách,
cung và cầu vốn vay xác định lãi suất thực. Và theo thuyết số lượng tiền, tăng trưởng cùng tiện quyết
định tỷ lệ lạm phát.

Bây giờ hãy xem xét tăng trưởng cung tiền tác động đến lãi suất như thế nào. Tiền có tính trung lập trong
dài hạn nên một sự thay đổi trong tăng trưởng tiền sẽ không tác động đến lãi suất thực. Hơn hết, lãi suất
thực là một biến số thực. Vì lãi suất thực không bị ảnh hưởng, nên lãi suất danh nghĩa phải điều chỉnh
theo tỷ lệ một – một với thay đổi của tỷ lệ lạm phát. Do vậy, khi Fed tăng tỷ lệ tăng trưởng tiền thì cả tỷ lệ
lạm phát và lãi suất danh nghĩa cùng tăng trong dài hạn. Điều chỉnh này của lãi suất danh nghĩa theo tỷ lệ
lạm phát được gọi là Hiệu ứng Fisher', lấy tên của nhà kinh tế học Irving Fisher (1867 – 1947), người đầu
tiên đã nghiên cứu ra mối quan hệ này.

Hãy nhớ rằng phân tích hiệu ứng Fisher của chúng ta được áp dụng trong dài hạn. Hiệu ứng Fisher
không nhất thiết phải đúng trong ngắn hạn bởi vì lạm phát có thể là không biết trước. Lãi suất danh nghĩa
là lãi suất chi trả cho một khoản nợ vay, và thường được xác định ngay khi khoản cho vay này được thực
hiện. Nếu sự gia tăng lạm phát làm cả người đi vay lẫn người cho vay bất

1.Hiệu ứng Fisher: Sự điều chỉnh theo tỷ lệ 1:1 của lãi suất danh nghĩa theo tỷ lệ lạm

phát.

June 1, 2021
93
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

ngờ, lãi suất danh nghĩa mà họ đã thỏa thuận trên hợp đồng sẽ không phản ánh được tình trạng lạm
phát cao này. Nhưng nếu lạm phát tiếp tục cao, cuối cùng thì mọi người cũng sẽ kỳ vọng về điều này và
sẽ đưa vào hợp đồng nợ vay sự kỳ vọng này. Do vậy, để chính xác, hiệu ứng Fisher phát biểu rằng lãi
suất danh nghĩa điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát kỳ vọng. Lạm phát kỳ vọng biến động theo lạm phát thực
tế trong dài hạn, nhưng không nhất thiết đúng trong ngắn hạn.

Hiệu ứng Fisher có vai trò quan trọng giúp chúng ta hiểu được những thay đổi của lãi suất danh nghĩa
theo thời gian. Hình 5 cho thấy lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế Hoa Kỳ kể từ năm
1960. Sự tương quan chặt chẽ giữa hai biến số này là rất rõ ràng. Lãi suất danh nghĩa tăng từ đầu thập
niên 1960 đến thập niên 1970 bởi vì lạm phát cũng tăng trong suốt giai đoạn này. Tương tự, lãi suất danh
nghĩa giảm từ đầu thập niên 1980 đến thập niên 1990 bởi vì Fed da kiểm soát được lạm phát.

CHI PHÍ CỦA LẠM PHÁT Trong cuối thập niên 1970, khi tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ lên đến khoảng 10%
một năm, lạm phát là chủ đề chính của các cuộc tranh luận về chính sách kinh tế. Và mặc dù lạm phát ở
mức thấp trong suốt thập niên vừa qua, nó vẫn là một biến số kinh tế vĩ mô được giám sát chặt chẽ. Một
nghiên cứu phát hiện ra rằng lạm phát là một thuật ngữ kinh tế được đề cập đến thường xuyên nhất trên
các tờ báo của  Hoa Kỳ (vượt xa từ về đích thứ nhì là thất nghiệp và từ thứ ba là năng suất).

 Lạm phát được giám sát chặt chẽ và thảo luận rộng rãi bởi vì nó được cho là vấn đề kinh tế quan trọng.
Nhưng liệu điều đó có đúng không? Và nếu đúng, thì tại sao?

Sụt giảm sức mua? Nhận thức sai lầm về lạm phát Nếu bạn hỏi một người bình thường tại sao lạm phát
lại xấu, anh ta sẽ nói cho bạn rằng câu trả lời rất hiển nhiên: lạm phát cướp mất của anh ấy sức mua của
những đô la mà anh khó nhọc mới kiếm được. Khi giá tăng, mỗi đô la thu nhập mua được ít hàng hoá và
dịch vụ hơn. Do vậy, dường như lạm phát đã trực tiếp làm giảm mức sống. 

 Tuy nhiên nếu suy nghĩ kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy nhận thức sai lầm trong câu trả lời này. Khi giá tăng,
người mua hàng hoá và dịch vụ phải trả nhiều tiền hơn để mua những thứ họ cần. Nhưng đồng thời
người bán hàng hoá và dịch vụ nhận được nhiều tiền hơn cho những gì họ bán. Bởi vì hầu hết mọi người
tạo thu nhập bằng cách bán dịch vụ của mình, như sức lao động của họ, sự gia tăng thu nhập

chuyển từ tay này sang tay khác khi giá tăng. Do vậy, lạm phát tự bản thân nó không lài giảm sức mua
thực của con người.

Mọi người tin vào nhận thức sai lầm này về lạm phát vì họ không hiểu rõ giá trị của nguyên tắc tính trung
lập của tiền. Một công nhân, người nhận tiền lương tăng 10% một năm có xu hướng cho rằng sự gia
tăng này là sự khen thưởng cho tài năng và nỗ lực của cô ta. Khi tỷ lệ lạm phát là 6% làm giảm giá trị
thực của khoản tăng lương này chỉ còn 4%, công nhân này có thể cảm thấy mình bị lừa về những gì
đáng lý thuộc về cô. Thật ra, như chúng ta đã thảo luận trong chương về sản xuất và tăng trưởng, thu
nhập thực được xác định bởi các biến thực, như vốn vật chất, vốn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên
nhiên và công nghệ sản xuất hiện hữu. Thu nhập danh nghĩa được xác định bởi những nhân tố này và
mức giá chung nữa. Nếu Fed hạ thấp tỷ lệ lạm phát từ 6% xuống 0, khoản tăng lương cho công nhân sẽ
giảm từ 10% xuống còn 4%. Cô ấy có thể sẽ cảm thấy ít bị cướp đi bởi lạm phát, nhưng thu nhập thực
của cô sẽ không tăng nhanh hơn. 

 Nếu thu nhập danh nghĩa có xu hướng bắt kịp nhịp tăng của giá cả, thì tại sao lạm phát lại là một vấn đề
quan trọng? Thật ra không có một câu trả lời duy nhất cho câu hỏi này. Thay vào đó, các nhà kinh tế học
đã xác định một vài chi phí của lạm phát. Mỗi loại chi phí này cho thấy bằng một cách nào đó nếu cung
tiền tăng trưởng liên tục, thực ra, cũng sẽ có một vài tác động lên các biến số thực.

Chi phí mòn giày Như chúng ta đã thảo luận, lạm phát giống như một loại thuế đánh vào người nắm giữ
tiền. Thuế tự bản thân nó không phải là chi phí đối với xã hội: Nó chỉ đơn thuần chuyển nguồn lực từ các
hộ gia đình sang chính phủ. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuế tạo cho con người động cơ thay đổi hành vi
của mình để né tránh nộp thuế, và sự bóp méo của những động cơ này tạo ra các thiệt hại vô ích cho xã

June 1, 2021
94
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

hội nói chung. Giống như các loại thuế khác, thuế lạm phát cũng gây ra những tổn thất vô ích bởi vì con
người phí phạm nguồn tài nguyên khan hiếm cố gắng né tránh nó.

Một người có thể né thuế lạm phát bằng cách nào? Bởi vì lạm phát xói mòn giá trị thực của tiền trong ví
bạn, nên có thể né tránh thuế lạm phát bằng cách nắm giữ ít tiền hơn. Một cách để làm điều đó là đi
ngân hàng thường xuyên hơn. Ví dụ, thay vì cứ mỗi bốn tuần bạn rút 200 USD, bây giờ bạn phải rút 50
USD mỗi tuần

một lần. Nhờ thường xuyên đến ngân hàng hơn, bạn có thể để của cải của mình trong tài khoản tiết kiệm
có trả lãi nhiều hơn, và giữ ít tiền mặt trong ví của mình - nơi mà lạm phát làm xói mòn giá trị.

Chi phí của việc giảm nắm giữ tiền mặt của bạn gọi là chi phí mòn giày của lạm phát bởi vì việc bạn phải
đến ngân hàng thường xuyên hơn làm cho giày của bạn mòn đi nhanh hơn. Dĩ nhiên, thuật ngữ này
không phải dùng theo nghĩa đen: chi phí thực sự của việc giảm nắm giữ tiền mặt không phải là sự mòn
và rách giày

1. Chi phí mòn giày: nguồn lực bị lãng phí khi lạm phát khuyến khích người ta giảm

việc nắm giữ tiền của họ.

của bạn mà là thời gian và sự thuận tiện bạn phải hy sinh để nắm giữ ít tiền mặt hơn so với nếu không có
lạm phát.

Chi phí mòn giày của lạm phát dường như không quan trọng. Và thực ra điều này đúng ở nền kinh tế
Hoa Kỳ, nơi mà trong những năm qua tỷ lệ lạm phát

mức vừa phải. Nhưng các chi phí này lại lớn hơn rất nhiều ở những nước có tình trạng siêu lạm phát.
Đoạn văn sau đây nói về kinh nghiệm của một người ở Bolivia trong thời kỳ siêu lạm phát (như được viết
trong tờ The Wall Street Journal vào 13/8/1985): | Khi Edgar Miranda nhận 25 triệu peso tiền lương giáo
viên hàng tháng của mình, ông không để mất một giây phút nào. Mỗi giờ trôi qua, peso bị mất giá. Do
vậy, trong khi vợ ông chạy vội ra chợ để mua gạo và mi cho cả tháng, ông đổi toàn bộ số peso còn lại
sang đô la ở thị trường chợ đen. 

 Ông Miranda đang thực hành Quy tắc Sống Còn Đầu tiên giữa tình trạng lạm phát không thể kiểm soát
lớn nhất thế giới ngày nay. Bolivia là một trường hợp điển hình về việc lạm phát phi mã xói mòn xã hội
như thế nào. Giá tăng quá cao đến nỗi tạo nên các con số không thể hiểu nổi. Ví dụ, chỉ trong vòng sáu
tháng, giá tăng vọt lên với tỷ lệ 38.000% một năm. Tuy nhiên, theo ghi nhận chính thức, tỷ lệ lạm phát
năm qua lên đến 2.000%, và năm nay kỳ vọng sẽ lên đến 8.000% – mặc dù các con số ước tính khác
cao hơn nhiều lần. Như vậy, tỷ lệ lạm phát của Bolivia làm cho con số 370% của Irael và 1.100% của
Argentina – hai trường hợp có lạm phát nghiêm trọng khác này trở nên nhỏ bé.

Rất dễ để hiểu rằng chuyện tiền lương của ông giáo Miranda 38 tuổi sẽ ra sao nếu ông không nhanh
chóng chuyển sang đô la. Ngày ông nhận 25 triệu peso tiền lương, 1 CSD có giá 500.000 peso. Vì thế
tương ứng ông nhận được 50 USD. Vài ngày sau, với tỷ giá là 900.000 peso, tiền lương của ông chỉ còn
lại 27 USD.

Khi câu chuyện này được kể, các chi phí mòn giày của lạm phát có thể là khá lớn. Với tỷ lệ lạm phát cao,
Ông Miranda không có sự xa hoa để nắm giữ tiền bản địa như là phương tiện dự trữ giá trị. Thay vào đó,
ông buộc phải chuyển những peso của mình nhanh chóng sang hàng hoá hay đô la Hoa Kỳ, đó là những
phương tiện dự trữ giá trị ổn định hơn. Thời gian và nỗ lực mà Ong Miranda dùng để giảm việc nắm giữ
tiền chính là sự lãng phí nguồn lực. Nếu các cơ quan tiền tệ theo đuổi một chính sách lạm phát thấp, Ong
Miranda sẽ rất vui vẻ nắm giữ peso, và ông có thể sử dụng thời gian,và công sức của mình hiệu quả

June 1, 2021
95
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

hơn. Thật ra, ngay sau khi bài báo được in, nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt, tỷ lệ lạm phát của Bolivia đã
giảm mạnh.

Chi phí thực đơn Hầu hết doanh nghiệp không thay đổi giá sản phẩm của họ mỗi ngày. Thay vào đó, các
doanh nghiệp thường thông báo giá và giữ giá không đổi hàng tuần, hàng tháng, hoặc thậm chí hàng
năm. Một cuộc khảo sát cho thấy rằng doanh nghiệp Hoa Kỳ thường thay đổi giá mỗi năm một lần.

Các doanh nghiệp không thường xuyên thay đổi giá vì tốn kém chi phí. Chi; phí điều chỉnh giá được gọi
là chi phí thực đơn, một thuật ngữ được lấy từ chi; phí in thực đơn mới của một nhà hàng. Chi phí thực
đơn bao gồm chi phí quyết định giá mới, chi phí in danh sách và catalog giá mới, chi phí gửi danh sách
giá và catalog mới này cho khách hàng và các nhà buôn, chi phí thông báo giá mới. và thậm chí cả chi
phí thương thảo với các khách hàng rắc rối về việc thay đổi giá.

 Lạm phát làm tăng chi phí thực đơn mà các doanh nghiệp phải gánh chịu. Trong nền kinh tế Hoa Kỳ hiện
nay, với mức lạm phát thấp, điều chỉnh giá hàng năm là một chiến lược kinh doanh phù hợp đối với nhiều
công ty. Nhưng khi làm phát cao làm cho chi phí của các công ty tăng nhanh chóng, điều chỉnh giá hàng
năm là không thực tế. Ví dụ, trong thời kỳ siêu lạm phát, các doanh nghiệp phải thay đổi giá hàng ngày,
thậm chí việc thay đổi giá thường xuyên hơn chỉ để bắt kịp các mức giá khác trong nền kinh tế.

Sự biến động giá tương đối và phân bổ sai nguồn lực Giả sử nhà hàng Eatabit Eatery in một thực đơn
mới với giá mới vào mỗi tháng Giêng và sau đó giữ nguyên mức giá đó cho cả năm. Nếu không có lạm
phát, giá tương đối của Etabit – tức giá các bữa ăn của nhà hàng so với các mức giá khác trong nền kinh
tế – sẽ cố định trong vòng một năm. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát là 12% một năm, giá tương đối của
Etabit sẽ tự động giảm 1% mỗi tháng. Giá tương đối của nhà hàng sẽ cao trong những tháng đầu của
nằm ngay sau khi thực đơn mới được in, và thấp trong những tháng cuối. Và tỷ lệ lạm phát càng cao,
mức độ biến động tự động này càng lớn. Do vậy, do giá thay đổi một lần trong một khoảng thời gian dài
nên lạm phát làm cho giá tương đối biến động nhiều hơn. 

 Tại sao vấn đề này lại quan trọng? Lý do là các nền kinh tế thị trường dựa trên giá tương đối để phân bổ
nguồn lực khan hiếm. Người tiêu dùng quyết định mua cái gì bằng cách so sánh chất lượng và giá cả
của các hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Thông qua những quyết định này, họ xác định cách thức phân bị
các nhân tố sản xuất khan khiếm giữa các ngành và các doanh nghiệp. Khi lạm phát bóp méo giá tương
đối, các quyết định của người tiêu dùng cũng bị bóp méo, và thị trường ít có khả năng phân bổ nguồn lực
để sử dụng hiệu quả nhất. Các bóp méo thuế do lạm phát gây ra

Hầu hết tất cả các loại thuế bóp méo các động cơ khuyến khích, làm cho an người thay đổi hành vi của
mình và đưa tới việc phân bổ lai ! lực kinh tế kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhiều loại thuế thậm chí còn
trở nên trục trặc khi có lạm phát Lý do đó là những người ban hànổi luật thường không tính đến lạm phát
khi soạn thảo luật thuế. Các nhà kinh tế học, những người đã nghiên cứu luật thuế kết luận rằng lạm phát
có xu hướng làm gia tăng gánh nặng thuế đánh vào thu nhập từ tiết kiệm.

1. Chi phí thực đơn: chi phí do thay đổi giá cả.

 Một ví dụ về việc lạm phát làm giảm tiết kiệm là đánh thuế lợi vốn - lợi nhuận kiếm được bằng cách bản
một tài sản cao hơn giá mua. Giả sử trong năm 1980, bạn sử dụng tiền tiết kiệm của mình để mua cổ
phiếu của Công ty Microsoft với giá 10 USD và vào năm 2010 bạn bán cổ phiếu với giá 50 USD. Theo
luật thuế, bạn kiếm được 40 USD lợi vốn, mà bạn phải cộng vào thu nhập khi tính thuế thu nhập phải
nộp. Nhưng giả sử rằng mức giá chung đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến 2010.
Trong trường hợp này, 10 USD mà bạn đầu tư vào năm 1980 tương đương (theo sức mua) với 20 USD
năm 2010. Khi bạn bán cổ phiếu với giá 50 USD, bạn có lãi thực (một sự gia tăng sức mua) chỉ là 30
USD. Dẫu vậy, luật thuế không tính đến lạm phát và đánh thuế vào bạn căn cứ trên khoản lợi vốn 40
USD. Như thế, lạm phát đã thổi phồng độ lớn của khoản lợi vốn và vô tình làm tăng gánh nặng thuế lên
loại thu nhập này.

June 1, 2021
96
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Một ví dụ khác là thuế đánh trên thu nhập từ lãi. Loại thuế thu nhập này xem tiền lãi danh nghĩa kiếm
được từ tiền gởi tiết kiệm là thu nhập, ngay cả khi một phần của lãi suất danh nghĩa đơn thuần là bù đắp
cho lạm phát. Để thấy ảnh hưởng của chính sách này, hãy xem một ví dụ bằng số trong Bảng 1. Bảng
này so sánh hai nền kinh tế, cả hai đều đánh thuế thu nhập từ lãi ở mức 25%. Trong nền kinh tế A lạm
phát bằng 0, và lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực đều bằng 4%. Trong trường hợp này, thuế thu nhập
từ lãi 25% sẽ làm giảm lãi suất thực từ 4% xuống còn 3%. Trong nền kinh tế B, lãi suất thực cũng là 4%,
nhưng tỷ lệ lạm phát là 8%. Theo hiệu ứng Fisher, lãi suất danh nghĩa là 12%. Do thuế thu nhập xem
toàn bộ khoản lãi 12% là thu nhập, chính phủ sẽ đánh thuế 25% giá trị của nó, để lại lãi suất danh nghĩa
sau thuế chỉ còn 9% và lãi suất thực sau thuế chỉ còn lại 1%. Trong trường hợp này, thuế thu nhập từ lãi
25% làm giảm lãi suất thực từ 4% xuống còn 1%. Bởi vì lãi suất thực sau thuế là động cơ để tiết kiệm,
nên tiết kiệm trở nên ít hấp dẫn hơn trong nền kinh tế có lạm phát (Nền Kinh tế B) so với nền kinh tế có
mức giá ổn định (Nền Kinh tế A).

Thuế đánh vào lợi vốn danh nghĩa và thu nhập từ lãi danh nghĩa là hai ví dụ về việc luật thuế tương tác
với lạm phát như thế nào. Còn nhiều ví dụ khác nữa. Vì những thay đổi thuế do lạm phát gây ra này, lạm
phát càng cao sẽ có xu hướng ngăn cản mọi người tiết kiệm. Nhớ lại rằng tiết kiệm của nền kinh tế cung
cấp nguồn lực cho đầu tư, đến lượt mình đầu tư lại là thành phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế dài
hạn. Do vậy, khi lạm phát làm gia tăng gánh nặng thuế lên tiết

 kiệm, nó có xu hướng làm suy giảm tốc độ tăng trưởng dài hạn. Tuy nhiên, khi có sự đồng thuận giữa
các nhà kinh tế về quy mô của ảnh hưởng này.
 Một giải pháp cho vấn đề này, ngoài việc đẩy lùi lạm phát, đó là chỉ số hóa thông thuế theo lạm phát. Có
nghĩa là, luật thuế có thể cần biên soạn lại đó . đến tác động của lạm phát. Ví dụ, trong trường hợp lại
vốn, luật thuế có thể dụng chỉ số giá để điều chỉnh giá mua và chỉ đánh thuế trên lãi thực. Trong trư hợp
thu nhập từ lãi, chính phủ có thể chỉ đánh thuế trên thu nhập từ lãi thực bố, cách loại trừ phần thu nhập
từ lãi mà đơn thuần chỉ bù đắp cho lạm phát. Tro một chừng mực nào đó, luật thuế đã chuyển theo
hướng chỉ số hoá. Ví dụ, c mức thu nhập mà tại đó thay đổi suất thuế thu nhập được điều chỉnh một cách
tự động hàng năm căn cứ vào thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên, nhiên, khía cạnh khác của
luật thuế – như đánh thuế lợi vốn và thu nhập từ lãi – chưa được chỉ số hoá, 
 Trong một thế giới lý tưởng, luật thuế nên được biên soạn để lạm phát không làm thay đổi nghĩa vụ thuế
thực của bất kỳ ai. Tuy nhiên, trong thế giới mà chúng ta đang sống, luật thuế còn lâu mới hoàn hảo.
Việc chỉ số hoá toàn diện hơn có lẽ là đáng ao ước, nhưng nó sẽ làm cho bộ luật thuế trở nên phức tạp
hơn trong khi nhiều người hiện nay cho rằng nó đã quá phức tạp rồi.

Nhầm lẫn và bất tiện


 Hãy tưởng tượng rằng chúng ta thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý và hỏi mọi người câu hỏi sau: “Năm
nay, một thước Anh là 36 inches. Bạn nghĩ năm sau nó sẽ là bao nhiêu”? Giả định rằng họ biết chúng ta
hỏi một cách nghiêm túc, họ sẽ trả lời chúng ta rằng thước Anh sẽ vẫn dài như thế - 36 inches. Bất cứ
điều gì khác cũng chỉ làm phức tạp cuộc sống không cần thiết.
Phát hiện này yêu cầu chúng ta phải làm gì với lạm phát? Hãy nhớ lại rằng tiền, như một đơn vị tính toán
của nền kinh tế, là những gì chúng ta sử dụng để yết giá và ghi nợ. Nói cách khác, tiền là thước đo mà
chúng ta dùng để đo lường các giao dịch kinh tế. Công việc của Cục Dự trữ Liên bang hơi giống công
việc của Cục Tiêu chuẩn (Bureau of Standards)- đảm bảo độ tin cậy của đơn vị đo lường thường được
sử dụng. Khi Fed tăng cung tiền và gây ra lạm phát, nó làm xói mòn giá trị thực của đơn vị tính toán.
Khó mà đánh giá chi phí nhầm lẫn và sự bất tiện do lạm phát gây ra. Ngay từ đầu, chúng ta đã thảo luận
về việc bộ luật thuế đo lường không chính xác thu nhập thực khi có lạm phát như thế nào. Tương tự, các
chuyên gia kế toán đo lường không chính xác lợi nhuận của doanh nghiệp khi giá cả gia tăng theo thời
gian. Bởi vì lạm phát làm cho tiền ở các thời điểm khác nhau có giá trị thực khác nhau, nên việc tính toán
lợi nhuận của doanh nghiệp – sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí - trở nên phức tạp hơn trong một
nền kinh tế có lạm phát. Do đó, một mức độ nào đó, lạm phát làm cho các nhà đầu tư ít phân loại được
doanh nghiệp thành công với doanh nghiệp không thành công, từ đó có thể gây trở ngại cho thị trường
tài chính với vai trò phân bổ tiết kiệm của nền kinh tế cho các loại đầu tư khác nhau.

June 1, 2021
97
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Chi phí đặc biệt của lạm phát ngoài dự kiến: Tái phân phối lại của cải 

Đến đây, những chi phí của lạm phát mà chúng ta đã thảo luận xảy ra ngay cả khi lạm phát ổn định và có
thể dự báo được. Tuy nhiên, lạm phát làm phát sinh thêm một khoản chi phí khi nó xuất hiện bất ngờ.
Lạm phát ngoài dự kiến phân phối lại của cải của dân chúng theo cách không phải để tưởng thưởng
hoặc do sự cần thiết. Sự phân phối lại này xảy ra bởi vì nhiều khoản vay trong nền kinh tế được quy định
về đơn vị tính toán - đó là tiền.

Hãy xem một ví dụ. Giả sử rằng Sinh viên Sam đi vay 20.000 USD với lãi suất 7% từ Bigbank để học đại
học. Trong 10 năm, khoản vay sẽ đến hạn thanh toán. Sau khi khoản nợ đã ghép lại với lãi suất 7% cho
10 năm, Sam sẽ nợ Bigbank 40.000 USD. Giá trị thực của khoản nợ này sẽ phụ thuộc vào tình trạng lạm
phát của thập niên đó. Nếu Sam may mắn, nền kinh tế bị siêu lạm phát. Trong trường hợp này, tiền
lương và giá sẽ tăng rất cao để Sam có thể trả khoản nợ 40.000 USD từ túi của mình. Ngược lại, nếu
nền kinh tế rơi vào thời kỳ giảm phát trầm trọng, thì tiền lương và giá sẽ giảm và Sam sẽ thấy khoản nợ
40.000 USD trở thành gánh nặng lớn hơn anh dự đoán. 

 Ví dụ này cho thấy rằng mức giá thay đổi ngoài dự kiến sẽ tái phân phối của cải giữa chủ nợ và người đi
vay. Tình trạng siêu lạm phát làm giàu cho Sam với cái giá phải trả của Bigbank bởi vì nó làm giảm giá trị
thực của khoản nợ; Sam có thể hoàn trả khoản vay bằng số tiền có giá trị thấp hơn so với anh dự tính.
Giảm phát làm giàu cho Bigbank với cái giá phải trả của Sam bởi vì nó làm gia tăng giá trị thực của nợ;
trong trường hợp này, Sam phải hoàn trả khoản vay bằng số tiền có giá trị cao hơn dự tính của mình.
Nếu lạm phát có thể dự báo được, thì Bigbank và Sam có thể tính đến lạm phát khi xác định lãi suất danh
nghĩa. (Hãy nhớ lại hiệu ứng Fisher). Nhưng nếu lạm phát khó dự báo, nó gây rủi ro cho Sam và
Bigbank, vấn đề mà cả hai đều muốn né tránh.

 Chi phí lạm phát ngoài dự kiến này là quan trọng khi xem xét cùng với các sự kiện khác: Lạm phát đặc
biệt dễ biến động và không chắc chắn khi tỷ lệ lạm phát trung bình ở mức cao. Việc này có thể dễ dàng
thấy được bằng cách kiểm tra kinh nghiệm của các nước khác nhau. Các nước có tỷ lệ lạm phát trung
bình thấp, như Đức ở cuối thế kỷ 20, có xu hướng lạm phát ổn định. Các nước có tỷ lệ lạm phát trung
bình cao, như nhiều nước châu Mỹ La tinh, có xu hướng lạm phát không ổn định. Không có ví dụ về các
nền kinh tế được biết đến với lạm phát cao và ổn định. Mối quan hệ giữa mức độ và sự bất ổn của lạm
phát này cho thấy một loại chi phí khác của lạm phát. Nếu một quốc gia theo đuổi một chính sách tiền tệ
lạm phát cao, nó sẽ phải chịu không chỉ chi phí của lạm phát kỳ vọng cao mà còn chi phí tự phân bổ lại
tài sản do lạm phát ngoài dự kiến gây ra.

Lạm phát là xấu nhưng giảm phát còn xấu hơn 

Trong lịch sử Hoa Kỳ gần đây, lạm phát ở trạng thái bình thường. Nhưng mức giá cũng có lúc giảm, như
trong cuối thế kỷ 19 và đầu những năm 1930, Ngoài ra, Nhật đã trải qua tình trạng sụt giảm mức giá
chung trong những năm gần đây. Vì

thể chúng ta sẽ kết thúc thảo luận về chi phí của lạm phát, và sẽ thảo luận ngắn gọn về chi phí của giảm
phát.

Một số nhà kinh tế học cũng cho rằng một tỷ lệ giảm phát nhỏ và có thể dự | bảo được là đáng mong đợi.
Milton Friedman chỉ ra rằng giảm phát sẽ làm giảm lãi suất danh nghĩa (hãy nhớ lại hiệu ứng Fisher) và
mức lãi suất danh nghĩa thấp hơn sẽ làm giảm chi phí nắm giữ tiền. Ông tranh luận, chi phí mòn giày của
việc nắm giữ tiền sẽ được giảm thiểu bởi mức lãi suất danh nghĩa gần bằng 0, mà đến. lượt nó đòi hỏi tỷ
lệ giảm phát bằng với lãi suất thực. Đơn thuốc này đối với giảm phát vừa phải được gọi là quy tắc
Friedman.

Tuy nhiên, cũng có chi phí của giảm phát. Một vài chi phí này phản ánh như chi phí của lạm phát. Ví dụ,
giống như mức giá tăng gây ra chi phí thực đơn và sự biến động giá tương đối, thì mức giá giảm cũng
thế. Trong thực tế, giảm phát hiếm khi không đổi và có thể dự báo như Friedman đề nghị. Hơn nữa, nó

June 1, 2021
98
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

thường xuất hiện bất ngờ, tạo ra sự phân phối lại của cải theo hướng có lợi cho chủ nợ và lấy bớt tài sản
của con nợ. Bởi vì người đi vay thường là người nghèo hơn, nên sự phân phối lại của cải này đặc biệt
độc ác. 

Có lẽ điều quan trọng nhất đó là giảm phát thường phát sinh do các trục trặc kinh tế vĩ mô trên bình diện
rộng hơn. Như chúng ta sẽ thấy trong các chương sau, giá giảm, trong trường hợp nào đó, như thu hẹp
chính sách tiền tệ, sẽ làm giảm nhu cầu hàng hoá và dịch vụ nói chung của nền kinh tế. Sự sụt giảm tổng
cầu này có thể dẫn đến giảm thu nhập và tăng thất nghiệp. Nói cách khác, giảm phát thường là triệu
chứng của các trục trặc kinh tế nghiêm trọng hơn.

| NGHIÊN CỨU Phù Thủy Xứ Oz Và Cuộc Tranh luận TÌNH HUỐNG Về Đồng Bạc Tự Do

Khi còn bé, có lẽ bạn đã xem bộ phim Phù thủy xứ Oz (Wizard of Oz), dựa trên quyển sách thiếu nhi
được viết vào năm 1900. Bộ phim và cuốn sách nói về câu chuyện của một bé gái tên là Dorothy, bị lạc
vào một vùng đất lạ rất xa xôi. Tuy nhiên, có lẽ bạn không biết rằng câu chuyện này thực sự là một câu
chuyện ngụ ngôn về chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 19. 

 Từ năm 1880 tới năm 1896, mức giá của nền kinh tế Hoa Kỳ giảm 23%. Do sự kiện này không tiên đoán
được, nó đã dẫn đến một sự phân phối lại của cải lớn. Hầu hết nông dân ở phía tây của cả nước là con
nợ. Chủ nợ của họ là các ngân hàng ở phía đông. Khi mức giá giảm, nó làm cho giá trị thực của những
khoản nợ này gia tăng, làm giàu cho ngân hàng trong khi nông dân phải trả giá.

Theo các chính trị gia Đảng Nhân dân của thời đó, giải pháp cho vấn đề của nông dân là đúc đồng tiền
bạc tự do. Trong suốt thời kỳ này, Hoa Kỳ vận hành theo bản vị vàng. Lượng vàng xác định cung tiền và
qua đó xác định mức giá. Những người ủng hộ đồng bạc tự do muốn bạc cũng như vàng được sử dụng
để làm tiền. Nếu được vận dụng, đề xuất này sẽ làm tăng cung tiền, đẩy mức giá gia tăng, và giảm gánh
nặng nợ cho nông dân.

Cuộc tranh luận về đồng tiền bạc này rất gay gắt và là tâm điểm chính trị của Lip niên 1990. Câu slogan
chung cho cuộc bầu cử của Đảng Nhân dân là “Chúng tôi bị thế chấp. Tất cả mọi thứ trừ Phiếu bầu của
Chúng tôi.” Một người nổi bật ủng hộ đồng tiền bạc tự do là William Jennings Bryan, ứng cử viên tổng
thống của Đảng Dân chủ trong năm 1896.Ông được nhờ tới một phần nhờ bài diễn văn tại hội nghị để cử
của Đảng Dân chủ trong đó ông nói. “Các bạn không nên ăn cái vương miện đầy gai này lên trán của
người lao động. Các bạn không nên đóng định nhân loại trên thập tự giá của vàng. Kể từ đó, rất hiếm khi
các chính trị gia trở nên quá mơ mộng về các giải pháp cho chính sách tiền tệ Tuy nhiên, Bryan đã thất
bại trước ứng cử viên Đảng Cộng hòa William McKinley, và Hoa Kỳ vấn theo đuổi bản vị vàng.

LFrank Baum, tác giả quyển truyện Phù thuỷ xứ Oz tuyệt vời, là một phóng viên phương tây. Khi ông bắt
đầu viết truyện cho thiếu nhi, ông dựng lên các đặc tính đại diện cho các nhân vật chính trong cuộc chiến
chính trị lớn thời bấy giờ. Đây là cách thức sử gia kinh tế học Huge Rockoff, viết trong tử Tạp chí Kinh tế
Chính trị vào năm 1990, diễn giải câu chuyện:

DOROTHY: Các giá trị truyền thống của Hoa Kỳ 

TOTO: Đăng của những người cấm bán rượu, còn được gọi là Những người bài rượu 

SCARECROW: Nông dân 

TNWOODSMLAN Công nhân

 COWARDLY LION: William Jennings Bryan

MUNCHKINS: Công dân của phía Đông 

June 1, 2021
99
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

MỤ PHÙ THUỶ ĐỘC ÁC CỦA PHÍA ĐÔNG: Grover Cleverland 

MẪU PHÙ THUỶ ĐỘC ÁC CỦA PHÍA TÂY: William McKinley

 THẦY PHÙ THUỶ: Marcus Alonzo Hanna, Chủ tịch Đảng Cộng hoà

Oz: Viết tắt của một ao-xơ vàng 

CON ĐƯỜNG LÁT GẠCH MÀU VÀNG: Bản vì vàng

Vào cuối câu chuyện của Baum, Dorothy tìm thấy đường về nhà, nhưng không phải chỉ đi theo con
đường lát gạch màu vàng. Sau một hành trình dài và đầy nguy hiểm, có học được rằng phù thuỷ không
có khả năng giúp cô và các bạn của cô. Thay vào đó, Dorothy cuối cùng phát hiện rằng sức mạnh thần
kỳ của đôi dép bằng bạc của mình. (Khi quyển sách được chuyển thành phim vào năm 1939, các đôi dép
của Dorothy được đổi từ bạc thành cao su. Các nhà làm phim Hollywood thích gây ấn tượng bằng công
nghệ mới làm phim màu hơn là kể một câu chuyện về chính sách tiền tệ thế kỷ 19).

Những người theo Đảng Nhân dân đã thua trong cuộc tranh cử về đúc động tiền bạc tự do, nhưng cuối
cùng họ cũng có được chính sách tiền tệ và lạm phát mà họ mong muốn. Vào năm 1898, những nhà
thăm dò đã tìm ra vàng ở gần Sông Klondike ở Yukon, Canada. Sự gia tăng cung vàng cũng đến từ các
mỏ vàng

ở Nam Phi. Kết quả là cung tiền và mức giá đã bắt đầu tăng ở Hoa Kỳ và ở những nước hoạt động theo
bản vị vàng. Trong vòng 15 năm, giá cả ở Hoa Kỳ đã trở lại mức gi phổ biến của thập niên 1880, và nông
dân xử lý nợ của mình một cách dễ dàng hơn nhiều. 

KẾT LUẬN 

Chương này đã bàn luận về các nguyên nhân và chi phí của lạm phát. Nguyên nhân đầu tiên gây lạm
phát đơn giản là tăng trưởng của lượng tiền. Khi ngân hàng trung ương tạo ra tiền với số lượng lớn, giá
trị của tiền giảm đi nhanh chóng. Để duy trì mức giá ổn định, ngân hàng trung ương phải liên tục kiểm
soát cung tiền.

Chi phí của lạm phát thì khó tả hơn. Chúng bao gồm chi phí mòn giày, chi phí thực đơn, sự gia tăng biến
động của mức giá tương đối, những thay đổi không dự tính trước đối với nghĩa vụ thuế, sự nhầm lẫn và
bất tiện và phân phối lại của cải tuỳ ý. Tổng các chi phí này là cao hay thấp? Tất cả các nhà kinh tế đồng
ý rằng các chi phí này trở nên rất lớn trong thời kỳ siêu lạm phát. Nhưng độ lớn của chúng khi lạm phát ở
mức trung bình – khi mà giá tăng ít hơn 10% một năm – vẫn còn nhiều tranh cãi.

Mặc dù chương này đưa ra nhiều bài học quan trọng nhất về lạm phát, việc thảo luận này vẫn chưa đầy
đủ. Theo thuyết số lượng, khi ngân hàng trung ương giảm tốc độ tăng trưởng tiền, giá tăng bớt nhanh đi.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế chuyển sang tỷ lệ lạm phát thấp hơn này, thay đổi chính sách tiền tệ sẽ có tác
động tàn phá đối với sản lượng và việc làm. Có nghĩa là, mặc dù chính sách tiền tệ có tính trung lập
trong dài hạn, nhưng nó có ảnh hưởng sâu sắc đến các biến số thực trong ngắn hạn. Phần sau của
quyển sách này sẽ tìm hiểu các nguyên nhân về tính không trung lập của tiền tệ trong ngắn hạn để giúp
chúng ta hiểu rõ hơn nguyên nhân và chi phí của lạm phát.

TÓM TẮT

Mức giá chung trong một nền kinh tế điều chỉnh để đưa cung tiền cần bằng với cầu tiền. Khi ngân hàng
trung ương tăng cung tiền, nó làm mức giá tăng. Sự tăng trưởng dai dẳng của lượng cung tiền dẫn tới
lạm phát không ngừng. Nguyên tắc tính trung lập của tiền khẳng định rằng thay đổi lượng tiền sẽ ảnh

June 1, 2021
100
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

hưởng đến các biến số danh nghĩa chứ không phải các biến thực. Hầu hết các nhà kinh tế học tin rằng
tính trung lập của tiền mô tả gần đúng hành vi của nền kinh tế trong dài hạn.

• Một chính phủ có thể trang trải cho các khoản chi tiêu của mình đơn giản bằng cách in tiền. Khi các
quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào loại “thuế lạm phát” này, kết quả sẽ là tình trạng siêu lạm phát. 

Một ứng dụng của nguyên lý tính trung lập của tiền là hiệu ứng Fisher. Theo hiệu ứng Fisher, khi tỷ lệ
lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa cũng tăng tương ứng để lãi suất thực vẫn không đổi. 

Nhiều người nghĩ rằng lạm phát làm họ nghèo hơn vì nó làm tăng chi phí của những gì họ mua. Tuy
nhiên, quan điểm này là sai lầm bởi vì lạm phát cũng làm tăng thu nhập danh nghĩa. 

Các nhà kinh tế học đã xác định sáu loại chi phí của lạm phát: chi phí mòn giày do giảm nắm giữ tiền, chi
phí thực đơn do thường phải thay đổi giá hơn, sự gia tăng biến động của mức giá tương đối, những thay
đổi không dự tính trước của nghĩa vụ thuế do không chỉ số hoá bộ luật thuế, sự nhầm lẫn và bất tiện do
thay đổi đơn vị tính toán gây ra, và phân phối lại của cải tuỳ ý giữa chủ nợ và người đi vay. Một số trong
các chi phí này là lớn trong giai đoạn siêu lạm phát, nhưng quy mô của các chi phí này đối với lạm phát
trung bình vẫn chưa rõ ràng.

CHƯƠNG 18 KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Khi quyết định mua một chiếc xe hơi, bạn có thể so sánh các đời xe mới nhất

được chào mời bởi các hãng Ford và Toyota. Khi lên kế hoạch cho kỳ nghỉ sắp tới, bạn có thể xem xét
việc chọn bãi biển ở Florida hay ở Mexico. Khi bắt đầu tiết kiệm cho thời kỳ về hưu của mình, bạn có thể
chọn giữa một quỹ tương hỗ mua cổ phiếu của các công ty Hoa Kỳ hay một quỹ đầu tư vào cổ phiếu của
các công ty nước ngoài. Trong tất cả các tình huống này, bạn không chỉ đang tham gia vào nền kinh tế
Hoa Kỳ mà còn vào nhiều nền kinh tế khắp nơi trên thế giới.

Việc mở cửa đối với thương mại quốc tế rõ ràng mang lại nhiều lợi ích: ngoại thương cho phép con
người sản xuất những thứ mà họ làm tốt nhất và tiêu dùng nhiều hàng hóa và dịch vụ đa dạng và chất
lượng được sản xuất trên toàn thế giới. Thật vậy, một trong Mười Nguyên lý của Kinh tế học được nhấn
mạnh ở Chương 1 đó là thương mại có thể làm tăng phúc lợi cho tất cả mọi người. Thương mại quốc tế
có thể làm tăng chất lượng cuộc sống ở tất cả các quốc gia thông qua việc cho phép mỗi quốc gia
chuyên môn hóa vào việc sản xuất những hàng hóa và dịch vụ mà họ có lợi thế so sánh. 

 Cho đến chương này, sự phát triển kinh tế học vĩ mô của chúng ta hầu hết đã bỏ qua sự tương tác giữa
một nền kinh tế với các nền kinh tế khác của thế giới xung quanh. Đối với hầu hết các câu hỏi trong kinh
tế học vĩ mô, các vấn đề quốc tế có tính phụ trợ. Ví dụ, khi chúng ta thảo luận về tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên và nguyên nhân lạm phát, các tác động của thương mại quốc tế đã bị bỏ qua. Thật vậy, nhằm giữ
cho các mô hình thật đơn giản, kinh tế học vi mô thường giả định nền kinh tế đóng' - một nền kinh tế
không có tương tác với các nền kinh tế khác.

1. Nền kinh tế đóng: nền kinh tế không có tương tác với các nền kinh tế khác trên thế

giới.

Tuy nhiên, những vấn đề kinh tế học vĩ mô mới thường nổi lên ở nền kinh tế mở' - một nền kinh tế tương
tác tự do với nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới. Vì vậy, chương này và chương tiếp theo cung cấp
những điều cơ bản về kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở. Chúng ta bắt đầu chương này bằng việc
thảo luận các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng mô tả sự tương tác của một nền kinh tế mở với các thị
trường thế giới. Các bạn có thể chú ý đến các biến số như xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại và
tỷ giá hối đoái khi đọc tin tức hay xem tin trên ti vi hàng đêm. Công việc trước tiên của chúng ta là hiểu

June 1, 2021
101
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

các thông tin dữ liệu này có nghĩa là gì. Ở chương tiếp theo, chúng ta sẽ phát triển một mô hình để giải
thích các biến số này được xác định như thế nào và cách thức chúng chịu tác động bởi sự thay đổi chính
sách chính phủ ra sao.

CÁC DÒNG HÀNG HÓA VÀ DÒNG VỐN QUỐC TẾ

Một nền kinh tế mở tương tác với các nền kinh tế khác theo hai cách: nó mua và bán hàng hóa và dịch
vụ với các thị trường hàng hóa thế giới, và nó mua và bán các tài sản vốn như cổ phiếu và trái phiếu trên
các thị trường tài chính quốc tế. Ở đây, chúng ta thảo luận hai hoạt động này trong mối quan hệ mật thiết
giữa chúng với nhau.

Dòng hàng hóa: Xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu ròng Xuất khẩu” là những hàng hóa và dịch vụ sản
xuất trong nước và được bán ra nước ngoài, và nhập khẩu” là những hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở
nước ngoài và được bán trong nước. Khi Boeing, hãng sản xuất máy bay Hoa Kỳ, chế tạo ra một chiếc
máy bay và bán cho hãng hàng không Pháp, việc buôn bán này gọi là xuất khẩu của Hoa Kỳ và nhập
khẩu của Pháp. Khi Volvo, hãng chế tạo xe hơi Thụy Điển, sản xuất ra một chiếc xe hơi và bán cho một
cư dân Hoa Kỳ, việc buôn bán này là nhập khẩu của Hoa Kỳ và xuất khẩu của Thụy Điển.

Xuất khẩu ròng của bất kỳ quốc gia nào là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của quốc
gia đó.

Xuất khẩu ròng = Giá trị xuất khẩu của quốc gia - Giá trị nhập khẩu của quốc gia.

 Việc bán hàng hóa của Boeing làm tăng xuất khẩu ròng của Hoa Kỳ, và Volvo bán hàng thì làm giảm
xuất khẩu ròng của Hoa Kỳ. Nhìn vào con số tổng quát, vì xuất

1. Nền kinh tế mở: nền kinh tế tương tác tự do với nhiều quốc gia khác trên toàn thế

giới.

2. Xuất khẩu: những hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước và được bán ra nước

ngoài. 

3. Nhập khẩu: những hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài và được bán trong

nước. 

4. Xuất khẩu ròng: giá trị xuất khẩu trừ giá trị nhập khẩu của một quốc gia, còn gọi là

cán cân thương mại.

khẩu ròng cho chúng ta biết hoặc là một quốc gia là nước bán ròng hay nước mua ròng hàng hóa và dịch
vụ trên thị trường thế giới, nên xuất khẩu ròng còn được gọi là cán cân thương mại'. Nếu xuất khẩu ròng
là con số dương, xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, cho thấy nước này bán hàng hóa và dịch vụ ra nước
ngoài nhiều hơn là nó mua hàng hóa và dịch vụ từ các nước khác. Trường hợp này, người ta gọi quốc
gia này có thặng dư thương mại. Nếu xuất khẩu ròng là con số âm, xuất khẩu ít hơn nhập khẩu, tức là
quốc gia này bán hàng hóa và dịch vụ ra bên ngoài ít hơn là nó mua hàng hóa và dịch vụ từ các nước
khác. Trường hợp này quốc gia đang có thâm hụt thương mại. Nếu xuất khẩu ròng là zero, xuất khẩu
chính xác bằng nhập khẩu, người ta gọi đây là quốc gia có thương mại cân bằng.

June 1, 2021
102
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ phát triển một lý thuyết giải thích cán cân thương mại của một nền
kinh tế, nhưng ngay cả trong phần này, chúng ta cũng dễ dàng suy nghĩ về những nhân tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu ròng của một quốc gia. Các nhân tố đó bao gồm: 

• Sở thích của người tiêu dùng về các hàng hóa trong nước và hàng hóa nước

ngoài 

Giá cả của hàng hóa tại nước nhà và nước ngoài

 Tỷ giá hối đoái mà theo đó người ta có thể sử dụng nội tệ để mua ngoại tệ 

Thu nhập của người tiêu dùng tại nước nhà và bên ngoài

 Chi phí vận chuyển hàng hóa từ nước này đến nước khác

Các chính sách của chính phủ hướng đến thương mại quốc tế 

Khi các biến số này thay đổi thì tổng giá trị thương mại quốc tế cũng thay đổi theo.

NGHIÊN CỨU Mức Độ Mở Cửa Ngày Càng Gia Tăng TÌNH HUỐNG Của Nền Kinh Tế Hoa Kỳ

Sự thay đổi toàn diện của nền kinh tế Hoa Kỳ trong suốt sáu thập niên qua được thể hiện ở tầm quan
trọng ngày càng gia tăng của thương mại và tài chính toàn cầu. Qua Hình 1, sự thay đổi này cho thấy
tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu đến các nước khác và nhập khẩu từ các nước khác được biểu
diễn theo tỷ lệ

% so với GDP. Trong thập niên 1950, nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thường duy trì ở mức
4 đến 5% GDP. Những năm qua, tỷ lệ này đã nhiều hơn gấp đôi. Các bạn hàng thương mại của Hoa Kỳ
bao gồm một nhóm các quốc gia rất đa dạng. Như ở năm 2009, bạn hàng thương mại lớn nhất, đo lường
bởi tổng

1. Cán cân thương mại: giá trị xuất khẩu trừ giá trị nhập khẩu của một quốc gia, còn gọi là xuất
khẩu ròng

 2. Thặng dư thương mại: giá trị xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. 

3. Thâm hụt thương mại giá trị nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.

 4. Thương mại cân bằng: tình huống xuất khẩu bằng với nhập khẩu.

kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu, là Canada, tiếp theo là Trung Quốc, Mexico, Nhật, Đức và Anh.

Sự gia tăng thương mại quốc tế trong những thập niên vừa qua một phần là do sự cải thiện của lĩnh vực
giao thông vận tải. Năm 1950, mỗi chiếc tàu buôn trung bình có thể chở nặng ít hơn 10.000 tấn hàng
hóa; ngày nay, nhiều chiếc tàu có thể chở nhiều hơn 100.000 tấn. Máy bay đường dài được giới thiệu
vào năm 1958, rồi đến máy bay tải trọng lớn năm 1967, đã góp phần làm cho việc vận chuyển bằng
đường hàng không rẻ hơn nhiều so với trước đây. Nhờ vào những sự phát triển này, hàng hóa mà trước
kia chỉ sản xuất ở nội địa giờ đây có thể được mua bán khắp nơi trên thế giới. Các loại hoa được trồng ở
Israel được vận chuyển bằng đường hàng không sang bán ở Hoa Kỳ. Những loại trái cây và rau quả tươi
mà chỉ có thể trồng được vào mùa hè giờ đây cũng có thể được tiêu dùng ở mùa đông bởi vì chúng có
thể được chở đến Hoa Kỳ từ các quốc gia ở Nam Bán cầu.

June 1, 2021
103
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Gia tăng thương mại toàn cầu cũng có ảnh hưởng bởi sự tiến bộ của thông tin viễn thông vì nó cho phép
các cơ sở kinh doanh có thể liên lạc với các khách hàng nước ngoài dễ dàng hơn. Ví dụ, đường dây cáp
điện thoại xuyên Đại Tây Dương vẫn chưa được lắp đặt mãi đến năm 1956. Vào năm 1966, công nghệ
chỉ cho phép 138 cuộc gọi đồng thời giữa Bắc Mỹ và châu Âu. Ngày nay, các vệ tinh viễn thông cho phép
nhiều hơn một triệu cuộc gọi diễn ra cùng một lúc.

Sự tiến bộ công nghệ cũng tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế bằng cách thay đổi các loại hàng hóa
mà các nền kinh tế sản xuất. Khi các nguyên liệu thô kềnh càng (như thép) và các hàng hóa dễ hư hỏng
(như thực phẩm) chiếm phần lớn sản lượng đầu ra của thế giới, các hàng hóa vận chuyển này thường
tốn kém chi phí và đôi khi là không thể vận chuyển được. Ngược lại, hàng hóa được sản xuất với công
nghệ hiện đại thì thường nhẹ và dễ vận chuyển. Ví dụ, sản phẩm điện tử tiêu dùng có trọng lượng nhẹ
ứng với mỗi đô la giá trị, cho phép chúng dễ dàng được sản xuất ở nước này và bán ở một nước khác.
Ngay cả một ví dụ cực đoan hơn là công nghiệp phim ảnh. Một khi phim trường ở Hollywood sản xuất ra
một bộ phim mới, nó có thể gửi các bản sao của bộ phim này đến khắp nơi trên

thế  giới với chi phí gần như bằng zero. Thực vậy, phim ảnh là ngành xuất khẩu chính của Hoa Kỳ.
Các chính sách thương mại của chính phủ cũng là nhân tố góp phần gia tăng Thương mại quốc tế. Như
chúng ta đã thảo luận trong quyển sách này, các nhà kinh tế học tin tưởng lâu dài rằng thương mại tự do
giữa các quốc gia mang lại lợi ích đa phương. Theo thời gian, hầu hết các nhà hoạch định chính sách
khắp nơi trên thế giới đều nhất trí với những kết luận này. Các hiệp ước quốc tế, như là Hiệp Ước
Thương Mại Tự Do Bắc Mỹ (NAFTA) và Hiệp Ước Chung về Thuế Quan và Thương Mại (GATT), hạ
thấp dần thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu và các rào cản thương mại khác. Mô thức gia tăng thương
mại được mô tả trong Hình 1 là một hiện tượng mà hầu hết các nhà kinh tế học và các nhà chính sách
xác nhận và thúc đẩy mà hầu hết các nhà kinh tế học và các nhà chính sách xác nhận và thúc đẩy Lưu
chuyển các nguồn lực tài chính: Dòng vốn ra ròng
 Đến đây, chúng ta đang thảo luận cách thức cư dân của một nền kinh tế mở tham gia vào các thị trường
hàng hóa và dịch vụ thế giới. Ngoài ra, cư dân của một nền kinh tế mở còn tham gia vào các thị trường
tài chính thế giới. Một cư dân Hoa Kỳ với 20.000 đô la có thể sử dụng số tiền này mua một chiếc xe hơi
Toyota, hay thay vào đó anh ta cũng có thể sử dụng số tiền này để mua cổ phiếu của Công ty Toyota.
Giao dịch thứ nhất thể hiện ở dòng lưu chuyển hàng hóa, trong khi giao dịch thứ hai thể hiện qua dòng
lưu chuyển vốn.
Cụm từ dòng vốn ra ròng đề cập đến sự chênh lệch giữa mua sắm tài sản nước ngoài của cư dân trong
nước và mua sắm tài sản trong nước bởi người nước ngoài: 
Dòng vốn ra ròng = Mua tài sản nước ngoài của cư dân trong nước -Mua tài sản trong nước của người
nước ngoài
Khi một cư dân Hoa Kỳ mua cổ phiếu của Telmex, một công ty viễn thông của Mexico, hoạt động mua
này làm gia tăng số hạng thứ nhất của vế bên phải của phương trình này và vì vậy nó làm gia tăng dòng
vốn ra ròng của Hoa Kỳ. Khi một cư dân Nhật mua một trái phiếu của chính phủ Hoa Kỳ phát hành, việc
mua này làm tăng số hạng thứ hai của vế bên phải của phương trình này và vì vậy làm giảm dòng vốn ra
ròng của Hoa Kỳ.
 Dòng lưu chuyển vốn giữa nền kinh tế Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới được thực hiện dưới hai hình
thức. Nếu McDonald khai trương một cửa hàng thức ăn nhanh ở Nga, đây là một ví dụ về đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Một lựa chọn khác, nếu một người Mỹ mua cổ phiếu của một công ty ở Nga, đây là một
ví dụ về đầu tư gián tiếp nước ngoài. Trong trường hợp thứ nhất, người chủ sở hữu Hoa Kỳ (Công ty
McDonald) quản lý một cách chủ động việc đầu tư, trong khi trường hợp thứ hai, người chủ sở hữu Hoa
Kỳ (người nắm giữ cổ phiếu) có vai
1. Dòng vốn ra ròng: mua sắm tài sản nước ngoài của cư dân trong nước trừ đi mua sắm tài sản trong
nước bởi người nước ngoài.

trò thụ động hơn. Trong cả hai trường hợp, các cư dân Hoa Kỳ đang mua tài sản tọa lạc trên một quốc
gia khác, vì vậy mà cả hai hoạt động mua này làm tăng dòng vốn ra ròng của Hoa Kỳ. | Dòng vốn ra ròng
(đôi lúc còn được gọi là đầu tư nước ngoài ròng) có thể có giá trị dương hoặc âm. Khi có giá trị dương,
cư dân nội địa mua nhiều tài sản nước ngoài hơn là người nước ngoài mua tài sản nội địa. Vốn trong

June 1, 2021
104
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

trường hợp này được gọi là đang đi ra khỏi quốc gia. Khi dòng vốn ra rằng có giá trị âm, cư dân nội địa
mua ít tài sản nước ngoài hơn là người nước ngoài mua tài sản nội địa. Vốn trong trường hợp này được
gọi là đang đi vào quốc gia. Có nghĩa là, khi dòng vốn ra ròng âm, quốc gia đang có dòng vốn vào.

Chúng ta sẽ phát triển một lý thuyết để giải thích dòng vốn ra ròng ở chương tiếp theo. Ở đây, chúng ta
hãy xem xét một cách ngắn gọn một số các biến số quan trọng hơn mà chúng có ảnh hưởng đến dòng
vốn ra rằng:

• Lãi suất thực được trả cho tài sản nước ngoài

 • Lãi suất thực được trả cho tài sản trong nước

Các rủi ro nhận biết được về kinh tế và chính trị của việc nắm giữ tài sản nước ngoài Các chính sách
chính phủ tác động đến quyền sở hữu tài sản trong nước của người nước ngoài 

Ví dụ, hãy xem xét việc các nhà đầu tư Hoa Kỳ quyết định hoặc là mua trái phiếu của chính phủ Mexico
hay mua trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ. (Nhớ lại rằng một tờ trái phiếu, về hiệu lực, là một giấy nợ (IOU)
của người phát hành). Để thực hiện quyết định này, những nhà đầu tư Hoa Kỳ so sánh lãi suất thực
được chào bởi hai trái phiếu. Lãi suất thực của trái phiếu nào cao hơn thì trái phiếu đó hấp dẫn hơn. Tuy
nhiên, trong khi thực hiện so sánh này, các nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng phải tính đến rủi ro mà một trong hai
chính phủ này có thể mất khả năng chi trả cho các khoản nợ của mình (có nghĩa là không trả lãi hay vốn
gốc khi trái phiếu đến hạn thanh toán), cũng như bất kỳ những hạn chế mà chính phủ Mexico ban hành,
hay có thể sẽ ban hành trong tương lai, đối với những nhà đầu tư nước ngoài ở Mexico.

Sự ngang bằng giữa xuất khẩu ròng và dòng vốn ra ròng Chúng ta thấy rằng một nền kinh tế mở tương
tác với phần còn lại của thế giới theo hai con đường - các thị trường hàng hóa và dịch vụ và các thị
trường tài chính quốc tế. Xuất khẩu ròng và dòng vốn ra rằng, mỗi khái niệm đo lường một loại mất cân
bằng trên các thị trường này. Xuất khẩu ròng đo lường sự mất cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu
của một quốc gia. Dòng vốn ra ròng đo lường sự mất cân bằng giữa tổng số tài sản nước ngoài mà cư
dân trong nước mua và tổng số tài sản trong nước được mua bởi những người nước ngoài.

Đối với một nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, dữ liệu thực tế về hạch toán chứng minh rằng dòng vốn ra
ròng (NCO) phải luôn luôn bằng với xuất khẩu ròng (NK):

Phương trình này luôn duy trì bởi vì mỗi giao dịch tác động đến một phía của phương trình này thì cũng
tác động đến phía bên kia một lượng chính xác như nhau. Phương trình này được gọi là một đồng nhất
thức – một phương trình phải đúng bởi vì cách các biến số trong phương trình được định nghĩa và được
đo lường. 

 Để thấy được tại sao đồng nhất thức hạch toán này là đúng và luôn được duy trì, chúng ta hãy xem xét
một ví dụ. Tưởng tượng rằng bạn là một người viết chương trình máy vi tính đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
Một ngày nọ, bạn viết một số phần mềm và bán cho người tiêu dùng Nhật với giá 10.000 yên. Doanh số
bán này là hoạt động xuất khẩu của Hoa Kỳ, vì vậy làm gia tăng xuất khẩu ròng. Điều gì khác sẽ xảy ra
để bảo đảm đồng nhất thức này được diễn ra? Câu trả lời phụ thuộc vào bạn làm gì với 10.000 yên nhận
được.

Trước tiên, chúng ta giả định rằng bạn chỉ đơn giản để số yên bên dưới tấm đệm của mình (có thể xem
bạn đang đối yên lấy yên). Trong trường hợp này, bạn đang sử dụng phần thu nhập của mình đầu tư vào
nền kinh tế Nhật. Có nghĩa là một cư dân nội địa (bạn) thu được một tài sản nước ngoài (tiền của Nhật).
Sự gia tăng xuất khẩu ròng Hoa Kỳ khớp với dòng vốn ra ròng tăng lên ở Hoa Kỳ. 

 Tuy nhiên, một cách thực tế hơn, nếu bạn muốn đầu tư vào nền kinh tế Nhật, bạn sẽ không nắm giữ tiền
tệ của Nhật. Có lẽ bạn sẽ dùng 10.000 yên để mua cổ phiếu của một công ty Nhật, hay bạn có thể mua

June 1, 2021
105
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

trái phiếu chính phủ Nhật. Dù sao thì kết quả của quyết định của bạn cũng như nhau: một cư dân nội địa
cuối cùng cũng nắm giữ một tài sản nước ngoài. Dòng vốn ra ròng của Hoa Kỳ tăng lên (mua cổ phiếu
hay trái phiếu Nhật) chính xác bằng với xuất khẩu ròng tăng lên của Hoa Kỳ (doanh số bán phần mềm). 

 Bây giờ, hãy thay đổi ví dụ của mình. Giả sử rằng thay vì sử dụng 10.000 yên để mua một tài sản Nhật,
bạn sử dụng số tiền này mua hàng hóa do Nhật sản xuất, như là đĩa phần mềm trò chơi Wii chẳng hạn.
Do mua Wii nên nhập khẩu Hoa Kỳ tăng. Xuất khẩu phần mềm do bạn viết và nhập khẩu Wii thể hiện
thương mại cân bằng. Vì xuất khẩu và nhập khẩu tăng lên như nhau, xuất khẩu rằng không đổi. Trong
trường hợp này, không có người Mỹ nào kết thúc với việc nắm giữ tài sản nước ngoài và không người
nước ngoài nào kết thúc với việc nắm giữ tài sản của Hoa Kỳ, vì vậy mà cũng không tác động đến dòng
vốn ra ròng của Hoa Kỳ.

Một khả năng cuối cùng đó là bạn đến một ngân hàng trong nước để đổi 10.000 yên lấy đô la. Nhưng
điều này không làm thay đổi tình huống bởi vì ngân

hàng giờ đây phải thực hiện một số việc với 10.000 yên này. Ngân hàng có thể mua tài sản Nhật (dòng
vốn ra ròng của Hoa Kỳ); ngân hàng có thể mua một hàng hóa của Nhật (nhập khẩu của Hoa Kỳ); hay
ngân hàng có thể bán yên cho một người Mỹ khác khi người này cần yên để thực hiện một giao dịch nào
đó. Cuối cùng, xuất khẩu ròng của Hoa Kỳ phải bằng với dòng vốn ra ròng của Hoa Kỳ.

 Ví dụ này bắt đầu khi mà một người viết chương trình phần mềm Hoa Kỳ bản sản phẩm ra nước ngoài,
nhưng câu chuyện thì y hệt như vậy khi những người Mỹ mua hàng hóa và dịch vụ từ các nước khác. Ví
dụ, nếu Walmart mua 50 triệu

đô la quần áo từ Trung Quốc và bán lại cho người tiêu dùng Mỹ, nhiều hoạt động sẽ diễn ra với 50 triệu
đô la đó, Một khả năng là Trung Quốc có thể sử dụng : triệu đô la để đầu tư vào nền kinh tế Hoa Kỳ.
Dòng vốn vào này từ Trung Quốc, thể dưới dạng người Trung Quốc mua trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ.
Trong trường hợp này, doanh số mua quần áo làm giảm xuất khẩu rộng của Hoa Kỳ và doanh số trái
phiếu làm giảm động vốn ra ròng của Hoa Kỳ, Một lựa chọn khác. Trong Quốc có thể sử dụng 50 triệu đô
la để mua một chiếc máy bay Boeing, nhà sản xuất máy bay Hoa Kỳ. Trường hợp này, nhập khẩu quần
áo Hoa Kỳ cân bằng với xuất khẩu máy bay của Hoa Kỳ, vì vậy xuất khẩu rang và động vốn ra rằng cả
hai đều không đổi. Trong tất cả các trường hợp, các giao dịch có tác động tương tự như nhau đối với
xuất khẩu ròng và dòng vốn ra ròng.

Chúng ta có thể tóm tắt tất cả các kết luận này cho nền kinh tế dưới góc độ. tổng thể.

 • Khi một quốc gia đang có thặng dư thương mại (NX > 0), quốc gia này đang bán hàng hóa và dịch vụ
cho nước ngoài nhiều hơn là mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài. Quốc gia này đang làm gì với số
ngoại tệ thu được từ việc bán ròng hàng hóa và dịch vụ ra bên ngoài? Nước này phải đang sử dụng số
tiền này để mua tài sản nước ngoài. Vốn đang chảy ra khỏi quốc gia (NCO > 0). 

Khi một quốc gia đang có thâm hụt thương mại (NX < 0), quốc gia này đang mua nhiều hàng hóa và dịch
vụ từ nước ngoài hơn là bán ra nước ngoài. Việc mua ròng hàng hóa và dịch vụ này được tài trợ như thế
nào trên thị trường thế giới? Đất nước này phải đang bán tài sản ra nước ngoài. Vốn đang đi vào quốc
gia này (NCO < 0). 

Dòng hàng hóa và dịch vụ quốc tế và dòng vốn quốc tế là hai mặt của cùng một đồng xu.

Tiết kiệm, đầu tư và mối quan hệ với các dòng vốn quốc tế Tiết kiệm và đầu tư của một quốc gia có vai
trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Như chúng ta đã thấy trước đây trong quyển
sách này, tiết kiệm và đầu tư bằng nhau trong một nền kinh tế đóng. Nhưng những vấn đề này không
đơn giản trong một nền kinh tế mở. Chúng ta hãy xem xét tiết kiệm và đầu tư có liên quan với các dòng
hàng hóa và vốn quốc tế như thế nào khi được đo lường bởi xuất khẩu ròng và dòng vốn ra ròng.

June 1, 2021
106
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Các bạn có thể nhớ lại thuật ngữ xuất khẩu ròng được đề cập trước đây trong quyển sách này khi chúng
ta thảo luận về các thành phần cấu thành của tổng sản phẩm quốc nội. Tổng sản phẩm quốc nội GDP
của một quốc gia () được chia thành bốn thành phần: tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu mua sắm của
chính phủ (G) và xuất khẩu ròng (NX). Chúng ta viết lại như sau:

Y = C + I + G + NX.

Tổng chi tiêu vào sản lượng hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế là tổng của chi tiêu vào tiêu dùng,
đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng. Vì Mỗi đô la

chi tiêu được đưa vào một trong bốn thành phần này, phương trình này là một đồng nhất thức hạch toán.
Điều này luôn đúng do cách chúng ta định nghĩa và đo lường các biến số.

Nhớ lại tiết kiệm quốc gia là thu nhập của một quốc gia còn lại sau khi chi trả cho tiêu dùng hiện tại và chi
tiêu chính phủ. Tiết kiệm quốc gia (S) bằng Y - C - G. Nếu sắp xếp lại phương trình nhằm thể hiện kết
quả này, chúng ta có được:

Y-C-G = I + NX

S = I + NX 

Vì xuất khẩu ròng (NX) cũng bằng với dòng vốn ra ròng (NCO), chúng ta có thể viết phương trình này
như sau:

S = I + NCO

Tiết kiệm = Đầu tư nội địa + Dòng vốn ra ròng.

 Phương trình này chỉ ra rằng tiết kiệm của một quốc gia phải bằng với đầu tư nội địa cộng với dòng vốn
ra ròng của quốc gia đó. Nói cách khác, khi công dân Hoa Kỳ tiết kiệm một đô la từ thu nhập của họ cho
tương lai, đô la đó có thể được sử dụng để tài trợ tích lũy vốn nội địa hay có thể sử dụng để tài trợ cho
việc mua vốn nước ngoài. - 

Phương trình này xem ra có vẻ khá quen thuộc. Trước đây, cũng trong quyển sách này khi chúng ta
phân tích vai trò của hệ thống tài chính, chúng ta đã xem đồng nhất thức này trong trường hợp đặc biệt
của một nền kinh tế đóng. Trong nền kinh tế đóng, dòng vốn ra ròng là zero (NCO = 0), vì vậy tiết kiệm
bằng với đầu tư (S =I ). Trái lại, một nền kinh tế mở có hai cách sử dụng tiết kiệm của quốc gia: đầu tư
nội địa và dòng vốn ra ròng.

Cũng như trước đây, chúng ta có thể xem hệ thống tài chính nằm ở giữa hai phía của đồng nhất thức
này. Ví dụ, giả sử gia đình Smith quyết định tiết kiệm một phần thu nhập của mình cho lúc về hưu. Quyết
định này đóng góp vào tiết kiệm quốc gia, về bên trái của đồng nhất thức. Nếu Smith gửi số tiền tiết kiệm
này vào một quỹ tương hỗ , quỹ này có thể sử dụng một phần số tiền gởi này để mua cổ phiếu phát hành
bởi General Motors, General Motors lại sử dụng số tiền này để xây dựng một nhà máy ở Ohio. Ngoài ra,
quỹ tương hỗ này có thể sử dụng một phần tiền gởi của Smith để mua cổ phiếu phát hành bởi Toyota,
Toyota lại sử dụng số tiền thu được để xây dựng nhà máy ở Osaka. Tất cả các giao dịch này thể hiện về
bên phải của phương trình. Từ quan điểm hạch toán của Hoa Kỳ, chi tiêu của General Motors vào một
nhà máy mới chính là đầu tư nội địa, và việc mua cổ phiếu Toyota của một cư dân Hoa Kỳ là dòng vốn ra
ròng. Vì vậy, tất cả tiết kiệm trong nền kinh tế Hoa Kỳ thể hiện như khoản đầu tư trong nền kinh tế Hoa
Kỳ hay như dòng vốn ra ròng của Hoa Kỳ. . 

Tóm lại là tiết kiệm, đầu tư và các dòng vốn quốc tế có liên kết chặt chẽ với nhau. Khi tiết kiệm của một
quốc gia vượt quá đầu tư, dòng vốn ra ròng của quốc gia đó là con số dương, nghĩa là quốc gia này

June 1, 2021
107
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

đang sử dụng một phần tiết kiệm của mình để mua tài sản nước ngoài. Khi đầu tư lớn hơn tiết kiệm của
một quốc

gia, dòng vốn ra ròng của nước này là con số âm, nghĩa là người nước ngoài đang tài trợ một phần đầu
tư nước này bằng cách mua tài sản nội địa của nước này.

Tóm tắt 

Bảng 1 tóm tắt nhiều ý tưởng đã được trình bày cho đến bây giờ này. Nó mô tả ba khả năng có thể xảy
ra của một nền kinh tế mà với thâm hụt thương mại, một quốc gia với thương mại cân bằng và mà với
thặng dư thương mại.

Trước tiên, chúng ta xem xét một quốc gia với cán cân thương Theo định nghĩa, cán cân thương mại
thặng dư có nghĩa là giá trị xuất hơn giá trị nhập khẩu. Vì xuất khẩu ròng bằng xuất khẩu trừ nhập khẩu
ròng NX lớn hơn zero. Do đó, thu nhập Y = C +I+ G + NX phải lớn hơn chi tiêu nội địa C +I+ G. Nhưng
nếu thu nhập Y lớn hơn chi tiêu C+I + G thì tiết kiệm S=Y-C-G phải lớn hơn đầu tư I. Vì quốc gia đang có
tiết kiệm lớn hơn đầu tư, quốc gia này phải đang gửi một phần tiết kiệm của mình ra bên ngoài c. nghĩa
là, dòng vốn ra rằng phải lớn hơn zero.

Lô gíc ngược lại áp dụng đối với một quốc gia với cán cân thương mại thân. hụt (như nền kinh tế Hoa Kỳ
những năm qua). Theo định nghĩa, thâm hụt thương mại có nghĩa là giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị nhập
khẩu. Vì xuất khẩu ròng bằng xuất khẩu trừ nhập khẩu, xuất khẩu ròng NX là số âm. Vì vậy mà thu nhập
Y =C + I+ G + NX phải nhỏ hơn chi tiêu nội địa C +I+G. Nhưng nếu thu nhập Y nhỏ hơn chi tiêu C +I + G,
thì tiết kiệm S = Y - C - G phải nhỏ hơn đầu tư I. Vì quốc gia đang đầu tư nhiều hơn tiết kiệm, quốc gia
này phải đang tài trợ một phần đầu tư nội địa của mình bằng cách bán tài sản ra bên ngoài. Có nghĩa là
dòng vốn ra ròng phải là con số âm.

 Một quốc gia với cán cân thương mại cân bằng nằm ở giữa hai trường hợp này. Xuất khẩu bằng với
nhập khẩu, vì vậy xuất khẩu ròng bằng zero. Thu nhập bằng chi tiêu nội địa, và tiết kiệm bằng đầu tư.
Dòng vốn ra ròng bằng zero.

NGHIÊN CỨU Thâm Hụt Cán Cân Thương Mại Hoa Kỳ TÌNH HUỐNG Có Là Một Vấn Đề Của Quốc Gia
Này?

Các bạn có thể nghe thấy báo chí gọi Hoa Kỳ là “quốc gia vay nợ lớn nhất thế giới”. Đất nước này được
mô tả như vậy vì vay mượn quá nhiều trên thị LCD tài chính quốc tế suốt ba thập niên qua để tài trợ cho
các khoản thâm hụt thương

mại lớn của mình. Tại sao Hoa Kỳ làm như vậy và đất nước này có phải lo lắng về vấn đề này không? 

Để trả lời các câu hỏi trên, chúng ta hãy nhìn vào những gì mà các đồng nhất thức hạch toán kinh tế vĩ
mô cho chúng ta biết về nền kinh tế Hoa Kỳ. Hình 2(a) chỉ ra tiết kiệm quốc gia và đầu tư nội địa tính theo
phần trăm của GDP từ năm 1960. Hình 2(b) chỉ dòng vốn ra ròng (có nghĩa là cán cân thương mại) tính
theo phần trăm của GDP. Lưu ý rằng, như các đồng nhất thức yêu cầu, dòng vốn ra ròng luôn luôn bằng
với tiết kiệm quốc gia trừ đi đầu tư nội địa.

Hình này cho thấy có một sự thay đổi đáng kể bắt đầu vào đầu những năm 1980. Trước năm 1980, tiết
kiệm quốc gia và đầu tư nội địa khá cân bằng với nhau, và vì vậy mà dòng vốn ra ròng nhỏ. Nhưng sau
năm 1980, tiết kiệm quốc gia giảm thấp hơn đầu tư một cách đáng kể, và dòng vốn ra ròng trở thành số
âm lớn. Có nghĩa là đã có dòng vốn vào: người nước ngoài đang mua nhiều tài sản vốn của Hoa Kỳ hơn
là người Mỹ đang mua tài sản nước ngoài, Hoa Kỳ đang vay nợ.

June 1, 2021
108
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Lịch sử cho thấy các thay đổi của dòng vốn này tăng lên đôi lúc do thay đổi củ. tiết kiệm và đôi lúc do
thay đổi của đầu tư. Từ năm 1980 đến 1987, dòng vốn vào Hoa Kỳ từ 0,5% đến 3,1% GDP. Thay đổi 2,6
điểm phần trăm có thể quy kết cu, yếu từ sự sụt giảm tiết kiệm 3,2 điểm phần trăm. Đến lượt mình, sự
sụt giảm tốc kiệm quốc gia thường được giải thích bởi sự giảm đi của tiết kiệm chính phủ - nghĩa là sự
gia tăng thâm hụt ngân sách chính phủ.

Một câu chuyện khác giải thích các sự kiện này trong thập niên tiếp theo. T năm 1991 đến 2000, dòng
vốn vào Hoa Kỳ thay đổi từ 0,5% đến 3,9% GDP Sư thay đổi 3,4 điểm phần trăm này không có nguyên
nhân từ sụt giảm tiết kiệm: thực tế, tiết kiệm đã tăng lên theo thời gian, khi ngân sách chính phủ chuyển
từ thâm hụt sang thặng dư. Nhưng đầu tư chuyển từ 13,4% thành 17,7% GDP do nền kinh tế tận hưởng
sự bùng nổ của công nghệ thông tin và nhiều doanh nghiệp đã háo hức thực hiện đầu tư vào công nghệ
cao. | Từ năm 2000 đến 2006, dòng vốn vào Hoa Kỳ gia tăng nhiều hơn, đạt đến mức kỷ lục 5,7% GDP.
Sự bùng nổ đầu tư giảm bớt sau năm 2000, nhưng một lần nữa, chính phủ liên bang bắt đầu có thâm hụt
ngân sách, và tiết kiệm quốc gia giảm đến mức khác thường so với xu hướng lịch sử. | Xu hướng này
vẫn duy trì ở mức độ nào đó trong những năm gần đây. Từ năm 2007 đến 2009, thâm hụt thương mại đã
thu hẹp lại khi nền kinh tế trải qua sự sụt giảm đáng kể của giá nhà đất và rơi vào suy thoái sâu, cả hai
trục trặc này đã kéo theo sự giảm sút đầu tư thảm hại.

Những trạng thái thâm hụt thương mại này có phải là trục trặc đối với nền kinh tế Hoa Kỳ không? Để trả
lời câu hỏi này, điều quan trọng là hãy để mắt đến tiết kiệm và đầu tư của đất nước này.

Trước hết, chúng ta hãy xem xét thâm hụt thương mại gây ra bởi một sự sụt giảm của tiết kiệm, khi hiện
tượng này xảy ra suốt thập niên 1980 và đầu thập niên 2000. Tiết kiệm thấp hơn có nghĩa là nước này
đang dành dụm ít hơn phần thu nhập của mình để cung cấp cho tương lai của nó. Tuy nhiên, một khi tiết
kiệm quốc gia giảm, không có lý do gì để phàn nàn về kết quả thâm hụt thương mại đang diễn ra. Nếu
tiết kiệm quốc gia giảm mà không quy kết cho thâm hụt thương mại, đầu tư ở Hoa Kỳ phải giảm. Đến
lượt mình, đầu tư giảm sẽ có tác động ngược đối với tăng trưởng trữ lượng vốn, năng suất lao động, và
tiền lương thực. Nói cách khác, với mức sụt giảm tiết kiệm của Hoa Kỳ cho trước, cách tốt nhất là có
người nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế Hoa Kỳ hơn là không có ai làm gì cả. 

 Bây giờ, hãy xem một kết quả thâm hụt thương mại được quy kết từ sự bùng nổ đầu tư, ví dụ như thâm
hụt thương mại vào thập niên 1990. Trong trường hợp này, nền kinh tế đang vay từ bên ngoài để mua
hàng hóa vốn mới. Nếu phần vốn thêm vào này cung cấp sinh lợi tốt dưới hình thức sản xuất ra hàng
hóa và dịch vụ nhiều hơn, thì nền kinh tế sẽ có khả năng giải quyết các khoản nợ đang được tích lũy.
Mặc khác, nếu các dự án đầu tư thất bại trong việc thu được sinh lợi kỳ vọng, nợ nần sẽ trở nên không
như ý muốn, do các khoản thu lợi quá kém cỏi không như mong đợi.

Không có câu trả lời chính xác và đơn giản cho câu hỏi được đặt tên đề tựa của tình huống nghiên cứu
này. Chỉ khi một cá nhân rơi vào tình trạng nợ nần trong

hoàn cảnh khôn ngoan hay phung phí thì mới thấy được, quốc gia cũng vậy. Thâm hụt thương mại bản
thân nó không phải là vấn đề, nhưng đôi lúc nó có thể là một triệu chứng của vấn đề.

GIÁ CỦA CÁC GIAO DỊCH QUỐC TẾ: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI DANH NGHĨA VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC
Đến đây, chúng ta đã thảo luận các đo lường về dòng hàng hóa và dịch vụ và dòng vốn xuyên biên giới
của một quốc gia. Bên cạnh các biến số số lượng này, kinh tế học vĩ mô cũng nghiên cứu các biến số đo
lường giá cả theo đó các giao dịch quốc tế này thực hiện với nhau. Giống như giá của bất kỳ thị trường
nào đều đóng một vai trò quan trọng để kết nối giữa những người mua và những người bán trên thị
trường, các mức giá quốc tế giúp phối hợp quyết định giữa những người tiêu dùng và những người sản
xuất khi họ tương tác trên các thị trường thế giới. Ở đây, chúng ta thảo luận hai loại giá quốc tế quan
trọng: tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa Tỷ giá hối đoái danh nghĩa' là mức mà ở đó một người có thể mua bán một
loại tiền tệ của một quốc gia với tiền tệ của quốc gia khác. Ví dụ, nếu bạn đi đến một ngân hàng, bạn có

June 1, 2021
109
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

thể nhìn thấy tỷ giá hối đoái được chào là 80 yên một đô la. Nếu bạn đưa cho ngân hàng một đô la Mỹ,
ngân hàng sẽ chuyển cho bạn 80 yên Nhật; và nếu bạn đưa cho ngân hàng 80 yên Nhật, bạn sẽ nhận
được một đô la Mỹ. (Thực tế, ngân hàng sẽ chào giá bán và giá mua đồng yên khác nhau chút ít. Sự
chênh lệch này mang lại một ít lợi nhuận cho ngân hàng từ việc cung cấp dịch vụ này. Vì những mục tiêu
phân tích ở đây, chúng ta có thể bỏ qua sự khác biệt này).

 Một tỷ giá hối đoái có thể luôn được thể hiện theo hai cách. Nếu tỷ giá hối đoái là 80 yên một đô la, thì
còn có thể chào là 1/80 (= 0,0125) đô la đổi lấy một yên. Suốt quyển sách này, chúng tôi luôn thể hiện tỷ
giá hối đoái danh nghĩa dưới dạng số đơn vị ngoại tệ đổi lấy một đô la Mỹ, ví dụ 80 yên một đô la.

Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi theo hướng một đô la mua được nhiều đơn vị ngoại tệ hơn, sự thay đổi này
được gọi là sự lên giáo của đô la. Nếu tỷ giá hối đoái

1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: mức mà một người có thể mua bản một loại tiền tệ của một quốc gia
với tiền tệ của quốc gia khác. 

2. Sự lên giá: Sự gia tăng giá trị của một đồng tiền đo bằng số ngoại tệ mà nó có thể

mua được.

BẠN CÓ BIẾT
Đồng Euro
Bạn có thể đã từng một lần nghe, thậm chí là đã thấy những loại tiền tệ như là franc Pháp, mark Đức,
hay lisa Ý. Các loại tiền này không còn tồn tại nữa. Suốt thập niên 1990, nhiều quốc gia châu Âu đã
quyết định từ bỏ đồng tiền quốc gia của mình và sử dụng một đồng tiền chung được gọi là euro. Đồng
euro đã bắt đầu được đưa vào lưu thông từ ngày 1 tháng giêng năm 2002. Chính sách tiền tệ cho khu
vực euro giờ đây được hoạch định bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), với các đại diện đến từ
tất cả các nước thành viên, ECB phát hành đồng euro và kiểm soát cung tiền này, cũng như Fed kiểm
soát cung đô la ở nền kinh tế Hoa Kỳ. 
 Tại sao các quốc gia này đã chọn một đồng tiền chung? Một lợi ích của đồng tiền chung là nó làm cho
ngoại thương dễ dàng hơn. Hãy tưởng tượng rằng mỗi tiểu bang trong 50 tiểu bang của Hoa Kỳ có một
đồng tiền khác nhau. Mỗi lần mà bạn đi qua biên giới của một bang, bạn sẽ cần phải đổi tiền của bạn và
thực hiện một phép tính tỷ giá hối đoái đã được thảo luận trong bài. Việc này sẽ không thuận lợi chút nào
và nó có thể cản trở bạn trong việc mua hàng hóa và dịch vụ bên ngoài bang của mình. Các quốc gia
châu Âu đã quyết định điều đó khi mà các nền kinh tế của họ trở nên hội nhập nhiều hơn, việc sử dụng
chung một đồng tiền sẽ tốt hơn để ngăn chặn sự không thuận lợi này.
Trong một số phạm vi nào đó, việc đi theo một đồng tiền chung ở châu Âu là một quyết định chính trị dựa
trên những mối quan tâm vượt ra khỏi khuôn khổ kinh tế tiêu chuẩn. Một số những người ủng hộ đồng
euro đã muốn giảm cảm giác về chủ nghĩa dân tóc và làm cho người châu Âu hiểu đầy đủ hơn giá trị về
lịch sử và vận mệnh chung của họ. Họ lập luận rằng một đồng tiền duy nhất cho toàn châu lục sẽ giúp
đạt được mục tiêu này.
Tuy nhiên, có nhiều chi phí cho việc chọn một | đồng tiền chung. Nếu các quốc gia ở châu Âu chỉ có một
đồng tiền, họ có thể chỉ có một chính sách tiền tệ. Nếu họ đồng ý về những gì mà chính sách tiền tệ là tốt
nhất, họ sẽ phải đạt được một số các thỏa thuận thay vì mỗi nước đi theo con đường riêng của mình. Bởi
vì đi theo một đồng tiền duy nhất thì có cả lợi ích và chi phí, nên đã nảy sinh tranh luận giữa các nhà kinh
tế về việc liệu rằng sự chọn lựa của châu Âu về đồng euro có phải là một quyết định đúng không.
Năm 2010, câu hỏi về đồng euro đã nóng lên khi mà các quốc gia khu vực Euro đối mặt với những khó
khăn kinh tế. Cụ thể là Hy Lạp đã tích lũy một lượng nợ chính phủ lớn và tự nhận ra mình có khả năng
vỡ nợ. Do vậy, đất nước này đã phải tăng thuế và cắt giảm đáng kể chi tiêu chính phủ. Một số các nhà
quan sát đã đề nghị rằng giải quyết các vấn đề này sẽ dễ dàng hơn nếu chính phủ có được thêm công cụ
- đó là chính sách tiền tệ. Khả năng rời bỏ khu vực đồng euro của Hy Lạp và tái lập lại đồng tiền của

June 1, 2021
110
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

chính mình ngay cả cũng đã được thảo luận đến. Tuy nhiên, khi quyển sách này sắp xuất bản thì kết cục
này có vẻ như chưa xảy ra.
thay đổi theo hướng một đô la mua ít đơn vị ngoại tệ hơn, sự thay đổi này được gọi là sự mất giá' của đô
la. 
 Ví dụ, khi tỷ giá hối đoái tăng từ 80 lên 90 yên một đô la, chúng ta nói đô la đang lên giá. Cùng lúc đó, vì
yên Nhật giờ đây mua được ít tiền của Hoa Kỳ hơn, ta gọi yên Nhật đang giảm giá. Khi tỷ giá hối đoái
giảm từ 80 xuống còn 70 yên một đô la, ta nói đô la giảm giá và yên Nhật lên giá.
Thỉnh thoảng, bạn có thể nghe thấy truyền thống thông báo đô la hoặc là đang “mạnh lên” hay “yếu đi”.
Những mô tả này thường đề cập đến những thay đổi vừa xảy ra của tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Khi một
đồng tiền lên giá, nó được cho là
1. Sự mất giá: Sự giảm giá trị của một đồng tiền đo bằng số ngoại tệ mà nó có thể mua được.

mạnh lên vì nó có thể mua được nhiều ngoại tệ hơn. Tương tự như vậy, khi một đồng tiền giảm giá, nó
được gọi là yếu đi.

Đối với bất kỳ quốc gia nào, có nhiều mức tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Đô la Mỹ có thể sử dụng mua yên
Nhật, bảng Anh, peso Mexico, ... Khi các nhà kinh tế học nghiên cứu sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, họ
thường sử dụng các chỉ số trung bình của nhiều tỷ giá hối đoái này. Tương tự như chỉ số giá tiêu dùng
chuyển đổi nhiều mức giá của nền kinh tế thành một số đo riêng lẻ về mức giá chung, một chỉ số tỷ giá
hối đoái cũng chuyển từ nhiều tỷ giá hối đoái này thành một số đo đơn về giá trị quốc tế của một loại tiền
tệ. Vì vậy, khi các nhà kinh tế học nói về đô la đang lên giá hay giảm giá, thường là họ đang đề cập đến
một chỉ số tỷ giá hối đoái mà nó tính đến nhiều tỷ giá hối đoái riêng lẻ.

Tỷ giá hối đoái thực 

Tỷ giá hối đoái thực là mức mà ở đó một người có thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một nước với
hàng hóa và dịch vụ của nước khác. Ví dụ, nếu bạn đi mua sắm và thấy một cán phô mai Thụy Sĩ đắt đỏ
gấp đôi một cân phô mai Hoa Kỳ, tỷ giá hối đoái thực là 2 cân phô mai Thụy Sĩ cho mỗi cân phô mai Hoa
Kỳ. Lưu ý rằng, cũng giống như tỷ giá hối đoái danh nghĩa, chúng ta biểu diễn tỷ giá hối đoái thực dưới
dạng số đơn vị món hàng nước ngoài trên mỗi đơn vị món hàng nội địa. Nhưng trong ví dụ này, món
hàng là một hàng hóa thay vì là một loại tiền tệ. 

 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực có liên quan rất mật thiết với nhau. Để thấy điều này
diễn ra như thế nào, chúng ta hãy xem xét một ví dụ. Giả sử một gia gạo Mỹ bán với giá 100 đô la, và
một gia gạo Nhật bán với giá 16.000 yên. Tỷ giá hối đoái thực giữa gạo Mỹ và gạo Nhật là bao nhiêu? Để
trả lời câu hỏi này, đầu tiên chúng ta phải sử dụng tỷ giá hối đoái danh nghĩa để chuyển đổi các mức giá
này theo một loại tiền tệ phổ biến. Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 80 yên một đô la, thì giá gạo của Mỹ
100 đô la mỗi gia tương đương 8.000 yên mỗi gia. Giá gạo Mỹ chỉ mắc bằng một nửa giá gạo Nhật. Tỷ
giá hối đoái thực là 2 gia gạo Nhật cho mỗi gia gạo Mỹ.

Chúng ta có thể tóm tắt việc tính toán này cho tỷ giá hối đoái thực với những công thức sau đây:

Tỷ giá hối đoái thực =( Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Mức giá nội địa)/Mức giá nước ngoài

Sử dụng số liệu trong ví dụ của chúng ta, áp dụng công thức trên như sau: Tỷ giá hối đoái thực = (80
yên/đô la) x (100 đô la/1 giạ gạo Hoa Kỳ)/16.000 yên/1 giạ gạo Nhật

= 8.000 yên/1 giá gạo Hoa Kỳ /16.000 yên/1 gia gạo Nhật

=½ giạ gạo Nhật/1 giá gạo Hoa Kỳ

June 1, 2021
111
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Như vậy, tỷ giá hối đoái thực phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa và vào giá hàng hóa của hai quốc
gia được đo lường dưới dạng tiền tệ của quốc gia đó,

Tại sao tỷ giá hối đoái thực lại quan trọng? Như các bạn có thể đoán ra, tỷ giá   hối đoái thực là nhân tố
quan trọng xác định một quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu bao nhiêu. Ví dụ, khi công ty của anh Ben
quyết định mua gạo Nhật hay gạo Mỹ để đóng gói, công ty này sẽ hỏi là gạo của nước nào rẻ hơn. Tỷ giá
hối đoái thực cung cấp câu trả lời. Một ví dụ khác, tưởng tượng rằng nếu bạn đang quyết định kỳ nghỉ
của mình ở bờ biển Miami, Florida, hay ở Cancun, Mexico. Bạn có thể hỏi đại lý du lịch về giá phòng
khách sạn ở Miami (tính theo đô la), và giá phòng khách sạn ở Cancun (tính theo peso), và tỷ giá hối
đoái giữa peso và đô la. Nếu bạn quyết định nơi nghỉ của mình bằng cách so sánh chi phí, bạn đang đưa
ra quyết định căn cứ vào tỷ giá hối đoái thực. 

 Khi nghiên cứu một nền kinh tế ở góc độ tổng thể, các nhà kinh tế học vĩ mô căn cứ vào các mức giá
tổng quát hơn là giá cả của các món hàng cụ thể. Có nghĩa là, để đo lường tỷ giá hối đoái thực, họ sử
dụng các chỉ số giá, ví dụ như chỉ số giá tiêu dùng, đo lường giá một rổ hàng hóa và dịch vụ. Thông qua
việc sử dụng chỉ số giá của một rổ hàng Hoa Kỳ (P), và chỉ số giá của một rổ hàng nước ngoài (P*), và tỷ
giá hối đoái danh nghĩa giữa đô la Mỹ và các ngoại tệ (e), chúng ta có thể tính được tỷ giá hối đoái thực
tổng quát giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác như sau:

 Tỷ giá hối đoái thực = (e x P)/P*

Tỷ giá hối đoái thực này đo lường giá của một rổ hàng hóa và dịch vụ sẵn có trong nước so với một rổ
hàng hóa và dịch vụ sẵn có ở nước ngoài.

Như chúng ta sẽ xem xét đầy đủ hơn ở chương tiếp theo, tỷ giá hối đoái thực của một quốc gia là nhân
tố quan trọng xác định xuất khẩu ròng của quốc gia đó. Một sự giảm giá (giảm) tỷ giá hối đoái thực của
Hoa Kỳ có nghĩa là hàng hóa của Hoa Kỳ trở nên rẻ hơn so với hàng hóa nước ngoài. Sự thay đổi này
khuyến khích người tiêu dùng ở cả nước nhà và nước ngoài mua nhiều hàng hóa của Hoa Kỳ và mua ít
hàng hóa của các nước khác. Kết quả là, xuất khẩu Hoa Kỳ tăng, và nhập khẩu Hoa Kỳ giảm; cả hai thay
đổi này làm tăng xuất khẩu ròng của Hoa Kỳ. Ngược lại, một sự lên giá (tăng) tỷ giá hối đoái thực của
Hoa Kỳ có nghĩa là hàng hóa Hoa Kỳ trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hóa nước ngoài, vì vậy xuất khẩu
ròng của Hoa Kỳ giảm.

LÝ THUYẾT ĐẦU TIÊN VỀ XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI: NGANG BẰNG SỨC MUA.

Tỷ giá hối đoái thay đổi đáng kể theo thời gian. Năm 1970, một đô la Mỹ có thể mua 3,65 mark Đức hay
627 lira Ý. Năm 1998, khi mà cả Đức và Ý đang chuẩn bị

tiếp nhận euro như một đồng tiền chung, một đô la Mỹ mua được 1,76 mark Đức hay 1737 lira Ý. Nói
cách khác, trải qua giai đoạn này, giá trị đô la đã giảm hơn một nửa so mark Đức, trong khi lại tăng gấp
đôi so với lira Ý.
Điều gì giải thích những thay đổi lớn và nghịch chiều này? Các nhà kinh tế học đã phát triển nhiều mô
hình để giải thích tỷ giá hối đoái được xác định như thế nào, mỗi mô hình nhấn mạnh đến chỉ một số
trong nhiều lực tác động. Ở đây, chúng ta phát triển một mô hình đơn giản nhất về tỷ giá hối đoái được
gọi là ngang bằng sức mua'. Lý thuyết này tuyên bố rằng mỗi một đơn vị của bất kỳ loại tiền tệ cho trước
nào sẽ có thể mua được cùng một số lượng hàng hóa ở tất cả các quốc gia. Nhiều nhà kinh tế học tin
tưởng rằng ngang bằng sức mua mô tả các lực tác động mà chúng xác định tỷ giá hối đoái trong dài hạn.
Bây giờ, chúng ta xem xét lô gíc theo đó lý thuyết tỷ giá dài hạn này căn cứ vào, cũng như xem xét các
hàm ý và các giới hạn của lý thuyết này.
Lô gíc cơ bản của ngang bằng sức mua 
 Lý thuyết ngang bằng sức mua căn cứ vào nguyên lý được gọi là quy luật một giá. Quy luật này khẳng
định rằng một hàng hóa phải được bán với cùng một

June 1, 2021
112
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

mức giá ở tất cả các địa điểm. Nói một cách khác, sẽ có cơ hội cho lợi nhuận còn lại chưa được khai
thác hết. Ví dụ, giả sử hạt cà phê bán ở Seattle với giá rẻ hơn ở Boston. Một người có thể mua cà phê ở
Seattle với giá ví dụ là 4 đô la một cân rồi đem bán lại ở Boston giá 5 đô la một cân, thu được lợi nhuận 1
đô la mỗi cân từ chênh lệch giá này. Tiến trình tận dụng lợi thế về sự chênh lệch giá cho cùng một món
hàng giữa các thị trường khác nhau được gọi là kinh doanh chênh lệch giá (hay mua thấp bán cao).
Trong ví dụ của chúng ta, khi người ta tận dụng cơ hội kinh doanh chênh lệch giá này, họ sẽ làm tăng
cầu cà phê ở Seattle và tăng cung
Boston. Giá cà phê sẽ tăng lên ở Seattle (đáp lại cầu lớn hơn) và giảm ở Boston (đáp lại cung lớn hơn).
Tiến trình này sẽ tiếp tục cho đến khi cuối cùng giá cả ngang nhau ở cả hai thị trường. | Bây giờ, hãy xem
xét quy luật một giá được áp dụng như thế nào trên thị trường thế giới. Nếu một đô la (hay bất kỳ tiền tệ
nào khác) có thể mua nhiều cà phê hơn ở Hoa Kỳ so với ở Nhật, các nhà buôn có thể tạo ra lợi nhuận
bằng cách mua cà phê ở Hoa Kỳ và bán lại ở Nhật. Việc xuất khẩu cà phê này từ Hoa Kỳ đến Nhật sẽ
làm tăng giá cà phê ở Hoa Kỳ và giảm giá cà phê ở Nhật. Ngược lại, nếu một đô la có thể mua nhiều cà
phê ở Nhật so với ở Hoa Kỳ, các nhà buôn sẽ mua cà phê ở Nhật và bán lại ở Hoa kỳ. Việc nhập khẩu
cà phê từ Nhật vào Hoa Kỳ sẽ làm giảm giá cà phê ở Hoa Kỳ và tăng giá cà phê ở Nhật. Sau cùng, quy
luật một giá chỉ cho chúng ta biết rằng một đô la phải mua được cùng một lượng cà phê ở tất cả các
quốc gia.
 Lô gíc này đưa chúng ta đến lý thuyết ngang bằng sức mua. Theo lý thuyết này, một loại tiền tệ phải có
cùng sức mua ở tất cả các quốc gia. Có nghĩa là một đô
1. Ngang bằng sức mua: lý thuyết về tỷ giá hối đoái theo đó một đơn vị của bất kỳ loại
tiền tệ cho trước nào sẽ có thể mua được cùng một số lượng hàng hóa ở tất cả các quốc gia.

la Mỹ phải mua được cùng một lượng hàng hóa ở Hoa Kỳ và ở Nhật, và một bên Nhật phải mua được
cùng một lượng hàng hóa ở Nhật và ở Hoa Kỳ. Thật vậy, tên gọi của lý thuyết này cũng mô tả được
chính điều này. Ngang bằng có nghĩa là bình đẳng, và sức mua đề cập đến giá trị của tiền dưới hình thức
lượng hàng hóa mà nó có thể mua được. Ngang bằng sức mua tuyên bố rằng một đơn vị tiền tệ phải có
cùng giá trị thực ở mỗi quốc gia.
Hàm ý của ngang bằng sức mua Lý thuyết ngang bằng sức mua nói gì về tỷ giá hối đoái? Lý thuyết này
cho chúng ta biết tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa các đồng tiền của hai quốc gia phụ thuộc vào mức giá
của các quốc gia này. Nếu một đô la mua được cùng một lượng hàng hóa ở Hoa Kỳ (nơi giá cả được đo
lường theo đô la) cũng như ở Nhật (nơi giá cả được đo lường theo yên), thì số lượng yên trên mỗi đô la
phải phản ánh giá cả của hàng hóa ở Hoa Kỳ và ở Nhật. Ví dụ, nếu một cán cà phê có giá 500 yên ở
Nhật và 5 đô la ở Hoa Kỳ, thì tỷ giá hối đoái danh nghĩa phải là 100 yên đổi lấy một đô la (500 yên/5 đô la
= 100 yên mỗi đô la). Nếu không thì, ngang bằng sức mua của đô la sẽ không giống nhau giữa hai quốc
gia. 
 Sẽ hữu ích nếu chúng ta sử dụng một ít toán học để thấy đầy đủ hơn điều này vận hành như thế nào.
Giả sử P là giá của một rổ hàng hóa ở Hoa Kỳ (tính theo đó la), P* là giá của rổ hàng hóa ở Nhật (tính
theo yên), và e là tỷ giá hối đoái danh nghĩa (số lượng yên mà mỗi đô la có thể mua được). Bây giờ hãy
xem xét lượng hàng mà một đô la có thể mua được ở nước nhà và ở nước ngoài. Tại nước nhà, mức giá
là P, vì vậy mà ngang bằng sức mua của 1 đô la ở nước nhà là 1/P. Có nghĩa là, một đô la có thể mua
được 1/P lượng hàng hóa. Ở nước ngoài, một đô la có thể đổi thành e đơn vị ngoại tệ, mà nó có sức
mua e/P*. Để ngang bằng sức mua của một đô la trở nên như nhau ở hai quốc gia, nó phải thỏa điều
kiện
1/P= e/P*
Bằng cách tái sắp xếp lại, phương trình này trở thành
1 = eP/P*
Lưu ý rằng về bên trái của phương trình này là một hằng số, và về bên phải là tỷ giá hối đoái thực. Do
vậy, nếu ngang bằng sức mua của một đô la là luôn luôn như nhau ở nước nhà và nước ngoài, thì tỷ giá
hối đoái thực - giá tương đối của hàng hóa nội địa và nước ngoài – không thể thay đổi.
Để thấy được hàm ý của phân tích này đối với tỷ giá hối đoái danh nghĩa, chúng ta có thể tái sắp xếp
phương trình cuối cùng và giải tìm ra tỷ giá hối đoái danh nghĩa:

June 1, 2021
113
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

e =P* /P.
Có nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa bằng tỷ số giữa mức giá nước ngoài (đo lường theo đơn vị ngoại
tệ) với mức giá trong nước (đo theo đơn vị nội tệ). Theo
lý thuyết ngang bằng sức mua, tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa các đồng tiền của hai quốc gia phải thể
hiện các mức giá ở các quốc gia này.
Hàm ý quan trọng của lý thuyết này đó là tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi khi các mức giá thay đổi.
Như chúng ta đã thấy ở chương trước, mức giá ở bất kỳ quốc gia nào đều điều chỉnh để cân bằng lượng
cũng tiến và lượng cầu tiến. Vì tỷ giá hối đoái danh nghĩa phụ thuộc vào các mức giá, nó cũng phụ thuộc
vào cung tiền và cầu tiền ở mỗi quốc gia. Khi ngân hàng trung ương của bất kỳ quốc gia nào tăng cung
tiền và làm cho mức giá tăng lên, điều này cũng là nguyên nhân làm cho đồng tiền của quốc gia đó mất
giá so với các đồng tiền khác trên thế giới. Nói cách khác, khi ngân hàng trung ương in ra một số lượng
lớn tiền tệ, số tiền đó bị mất giá dưới hình thức hàng hóa và dịch vụ mà số tiền này có thể mua được và
dưới hình thức số lượng các loại tiền tệ khác mà nó có thể trao đổi. . Giờ đây, chúng ta có thể trả lời câu
hỏi lúc bắt đầu phần này: Tại sao đô la Hoa Kỳ mất giá so với mark Đức và tăng giá so với lira Ý? Câu trả
lời là nước Đức đã theo đuổi chính sách tiền tệ lạm phát thấp hơn so với Hoa Kỳ, và Y đã theo đuổi
chính sách tiền tệ lạm phát cao hơn của Hoa kỳ. Từ năm 1970 đến 1998, lạm phát ở Hoa Kỳ là 5,3% mỗi
năm. Trái lại, lạm phát là 3,5% ở Đức và 9,6% ở Y. Khi giá cả ở Hoa Kỳ tăng so với giá cả ở Đức, giá trị
đô la đã giảm so với mark Đức. Tương tự, khi giá cả ở Hoa Kỳ giảm so với giá cả ở Ý, giá trị đồng đô la
đã tăng lên so với lira.
Hiện tại thì Đức và Ý có đồng tiền chung - euro. Có nghĩa là cả hai quốc gia chia sẻ cùng một chính sách
tiền tệ duy nhất và tỷ lệ lạm phát ở hai quốc gia sẽ có sự nối kết chặt chẽ với nhau. Nhưng các bài học
lịch sử của lira và mark cũng sẽ áp dụng với euro. Đô la Hoa Kỳ có mua được nhiều hơn hay ít hơn euro
trong hai mươi năm nữa kể từ bây giờ so với tỷ lệ trao đổi giữa chúng hôm nay phụ thuộc vào Ngân
hàng Trung ương châu Âu có tạo ra lạm phát cao hơn hay thấp hơn ở châu Âu so với Cục Dự trữ Liên
bang làm điều này ở Hoa Kỳ.
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG
Tỷ Giá Hối Đoái Danh Nghĩa Suốt Thời Kỳ Siêu Lạm Phát
Các nhà kinh tế học vi mô chỉ có thể tạo ra các thực nghiệm được kiểm soát một cách hiếm hoi. Hầu hết
trường hợp thường là họ phải lượm lặt những gì có thể từ những thực nghiệm tự nhiên mà lịch sử cung
cấp cho họ. Một thực nghiệm tự nhiên là siêu lạm phát – một dạng lạm phát cao gia tăng liên tục khi
chính phủ chuyển sang in số lượng lớn tiền để chi trả cho các khoản chi tiêu của mình. Vì những trường
hợp siêu lạm phát có tính chất quá cực đoan, chúng ta hãy minh họa một số các nguyên lý kinh tế học cơ
bản để làm sáng tỏ vấn đề này.
 Hãy xem xét siêu lạm phát ở Đức vào đầu thập niên 1920. Hình 3 cho thấy cung tiền, mức giá và tỷ giá
hối đoái danh nghĩa ở Đức (đo bằng số cent tiền Hoa Kỳ cho mỗi mark Đức) trong giai đoạn đó, lưu ý
rằng các chuỗi dữ liệu này di chuyển rất khớp với nhau. Khi cung tiền bắt đầu tăng lên nhanh chóng,
mức giá
cũng tăng tốc, và mark Đức giảm giá. Khi cung tiền ổn định, thì giá cả và tỷ giá cũng ổn định theo.
Mô thức được chỉ ra trong hình này luôn xuất hiện mỗi lần xảy ra siêu lạm phát. Không có gì đáng nghi
ngờ là có một mối liên kết căn cơ giữa tiền, giá và tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Thuyết số lượng tiền thảo
luận ở chương trước giải thích cung tiền tác động như thế nào đến mức giá. Lý thuyết ngang bằng sức
mua thảo luận ở chương này giải thích mức giá tác động như thế nào đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa. 
Những hạn chế của ngang bằng sức mua 
Ngang bằng sức mua cung cấp một mô hình đơn giản về tỷ giá hối đoái được xác định như thế nào. Lý
thuyết này thực sự hữu ích và giúp chúng ta hiểu được nhiều hiện tượng kinh tế. Cụ thể, lý thuyết này có
thể giải thích nhiều xu hướng dài hạn, như là sự giảm giá của đô la Hoa Kỳ so với mark Đức và sự lên
giá của đô la Hoa Kỳ so với lira Ý. Nó cũng có thể giải thích những thay đổi chủ yếu của tỷ giá hối đoái
trong suốt những thời kỳ siêu lạm phát.

June 1, 2021
114
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Nhưng lý thuyết ngang bằng sức mua không hoàn toàn chính xác. Có nghĩa là tỷ giá hối đoái không phải
luôn luôn thay đổi để bảo đảm rằng một đô la có cùng giá trị thực ở tất cả các quốc gia và ở mọi lúc. Có
hai lý do mà lý thuyết ngang bằng sức mua không luôn luôn đúng trong thực tế.
Lý do thứ nhất là có nhiều hàng hóa không được trao đổi ngoại thương một cách dễ dàng. Ví dụ, hãy
tưởng tượng rằng cắt tóc rất đắt đỏ ở Paris so với ở
New York. Những du khách quốc tế có thể không cắt tóc ở Paris, và một số thợ cắt tóc có thể di chuyển
từ New York sang Paris. Nhưng những hoạt động như vậy sẽ Ni giới hạn do vậy không thể loại trừ hoàn
toàn sự khác biệt giá cả này. Vì vậy, độ lệch từ ngang bằng sức mua có thể tồn tại, và một đô la (hay
euro) sẽ tiếp tục mua được ít hơn một lần cắt tóc ở Paris so với ở New York.
Lý do thứ hai làm cho ngang bằng sức mua không luôn luôn đúng vì ngay cả khi mà các hàng hóa có thể
ngoại thương được sản xuất ở những quốc gia khác nhau thì chúng cũng không thể thay thế hoàn toàn
cho nhau. Ví dụ, một số người tiêu dùng thích xe hơi Đức và những người khác thích xe hơi Hoa Kỳ. Tuy
nhiên, thị hiếu người tiêu dùng có thể thay đổi theo thời gian. Nếu xe hơi Đức bất ngờ trở nên phổ biến
hơn, tăng cầu sẽ làm cho giá xe hơi Đức tăng lên so với xe hơi Hoa Kỳ. Bất kể sự chênh lệch về giá ở
hai thị trường, có lẽ sẽ không có cơ hội cho kinh doanh chênh lệch giá tạo ra lợi nhuận bởi vì những
người tiêu dùng không xem hai loại xe này tương đương với nhau.
Do vậy, cả hai lý do đó là bởi vì một số hàng hóa không thể ngoại thương và bởi vì hàng hóa có thể
ngoại thương không thay thế hoàn toàn cho nhau ngay cả với những hàng hóa giống hệt như chúng ở
nước ngoài, ngang bằng sức mua không phải là lý thuyết hoàn hảo để xác định tỷ giá hối đoái. Vì những
lý do này, tỷ giá hối đoái thực biến đổi theo thời gian. Tuy nhiên, lý thuyết ngang bằng sức mua cung cấp
bước đầu hữu ích để hiểu về tỷ giá hối đoái. Lô gíc cơ bản có tính thuyết phục: Khi tỷ giá hối đoái thực
tách ra khỏi mức được dự đoán bởi ngang bằng sức mua, người ta có động cơ lớn hơn để di chuyển
hàng hóa xuyên biên giới quốc gia. Ngay cả nếu như các lực tác động của ngang bằng sức mua không
hoàn toàn ấn định lại tỷ giá hối đoái thực, chúng cũng cung cấp một lý do để kỳ vọng rằng những thay đổi
tách ra khỏi mức dự đoán của tỷ giá hối đoái thực hầu hết thường là nhỏ và có tính tạm thời. Do đó,
những biến động lớn và có tính bền bỉ của tỷ giá hối đoái danh nghĩa phản ánh một cách cơ bản những
thay đổi của mức giá cả ở nước nhà và nước ngoài,
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG
Tiêu Chuẩn Hamburger
Khi các nhà kinh tế học áp dụng lý thuyết ngang bằng sức mua để giải thích tỷ giá hối đoái, họ cần dữ
liệu về giá cả của một rổ hàng hóa có sẵn ở các quốc gia khác nhau. Một phân tích dạng này được
hướng dẫn bởi tờ The Economist, một tạp chí tin tức quốc tế Tạp chí này thỉnh thoảng thu thập dữ liệu
của một rổ hàng hóa bao gồm “hai lát toàn thịt bò, sốt đặc biệt, xà lách, phô mai, nước giấm, hành tây,
bánh mì hạt vừng kẹp”. Người ta gọi loại bánh này với cái tên là “Big Mac” và được | bán bởi McDonald
trên toàn thế giới.
Một khi có giá của các cái bánh Big Mac ở hai quốc gia niêm yết theo tiếng địa phương, chúng ta có thể
tính tỷ giá hối đoái được dự đoán bởi lý thuyết ngang bằng sức mua. Tỷ giá hối đoái dự đoán là tỷ giá mà
nó làm cho chi phí của Big Mac trở nên ngang nhau giữa hai quốc gia. Ví dụ, nếu giá của Big Mac là 3 đô
la ở
Hoa Kỳ và 300 yên ở Nhật, ngang bằng sức mua sẽ dự đoán tỷ giá hối đoái là 100 yên một đô la.
Ngang bằng sức mua phản ánh đúng thực tế như thế nào khi nó được áp dụng bằng cách sử dụng giá
cả của Big Mac? Đây là một vài ví dụ từ tháng Bảy năm 2009, khi giá của một cái Big Mac là 3,57 đô la ở
Hoa Kỳ.
Các bạn có thể nhìn thấy tỷ giá hối đoái được dự đoán và tỷ giá hối đoái thực tế không chính xác bằng
nhau. Thực ra, việc kinh doanh chênh lệch giá quốc tế về bánh Big Mac thì không dễ dàng. Nhưng mà cả
hai tỷ giá này thường được đặt bên cạnh nhau. Ngang bằng sức mua không phải là lý thuyết chính xác
về tỷ giá hối đoái. Nhưng nó thường cung cấp một kết quả xấp xỉ ban đầu có tính hợp lý. 
KẾT LUẬN
 Mục đích của chương này là nhằm phát triển một số khái niệm cơ bản mà các nhà kinh tế học vĩ mô sử
dụng để nghiên cứu về các nền kinh tế mở. Bây giờ các bạn đã có thể hiểu được cán cân thương mại

June 1, 2021
115
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

của một quốc gia có liên quan như thế nào với dòng vốn quốc tế, và tiết kiệm quốc gia khác gì với đầu tư
nội địa trong một nền kinh tế mở. Bạn đã có thể hiểu khi một quốc gia đang có thặng dư thương mại,
quốc gia này phải đang gửi vốn ra bên ngoài, và khi một quốc gia đang trải qua thâm hụt thương mại,
quốc gia này phải đang có dòng vốn chảy vào. Các bạn cũng đã hiểu ý nghĩa của tỷ giá hối đoái danh
nghĩa và tỷ giá hối đoái thực, cũng như những hàm ý và các hạn chế của ngang bằng sức mua như là
một lý thuyết về tỷ giá hối đoái được xác định như thế nào.
Các biến số kinh tế học vĩ mô được định nghĩa ở đây cung cấp điểm khởi đầu cho việc phân tích những
tương tác của một nền kinh tế mở với phần còn lại của thế giới. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ
phát triển một mô hình từ đó có thể giải thích đầu là nhân tố xác định những biến số này. Sau đó, chúng
ta
có thể thảo luận các sự kiện và các chính sách thay đổi sẽ tác động như thế nào đến cán cân thương
mại của một quốc gia và mức tỷ giá mà theo đó các nước thực hiện trao đổi trên các thị trường thế giới.
TÓM TẮT
. Xuất khẩu ròng là giá trị của hàng hóa và dịch vụ trong nước được bán ra nước ngoài (xuất khẩu) trừ đi
giá trị hàng hóa và dịch vụ nước ngoài bán ở trong nước (nhập khẩu). Dòng vốn ra ròng là giá trị tài sản
nước ngoài mà cư dân trong nước mua (dòng vốn ra) trừ đi giá trị tài sản trong nước mà người nước
ngoài mua (dòng vốn vào). Bởi vì mỗi giao dịch quốc tế liên quan đến sự trao đổi của một tài sản với một
hàng hóa hay dịch vụ, dòng vốn ra ròng của một nền kinh tế luôn luôn bằng với xuất khẩu ròng. 
 Tiết kiệm của một nền kinh tế có thể được sử dụng hoặc là để tài trợ cho đầu tư ở nước nhà hay để
mua tài sản nước ngoài. Do vậy, tiết kiệm quốc gia bằng với đầu tư nội địa cộng với dòng vốn ra ròng.. 
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đối của đồng tiền của hai quốc gia, và tỷ giá hối đoái thực là giá
tương đối của hàng hóa và dịch vụ ở hai nước. Khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi và nếu mà mỗi đô
la mua được nhiều tiền nước ngoài hơn, đô la được xem là lên giá hay mạnh lên. Khi tỷ giá hối đoái danh
nghĩa thay đổi và nếu mà mỗi đô la mua được ít tiền nước
ngoài hơn, đô la được xem là giảm giá hay yếu đi. 
• Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, một đô la (hay một đơn vị của bất kỳ
loại tiền tệ nào) có thể mua được một số lượng hàng hóa và dịch vụ như nhau ở tất cả các quốc gia. Lý
thuyết này hàm ý rằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa các đồng tiền của hai quốc gia nên phản ánh mức
giá ở các quốc gia này. Vì vậy, các quốc gia có lạm phát cao một cách tương đối nên để đồng tiền của
mình giảm giá, và các quốc gia có lạm phát thấp một cách tương đối nên để đồng tiền lên giá.
CHƯƠNG 19 LÝ THUYẾT KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
Ba thập niên qua, Hoa Kỳ đã liên tục nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn xuất khẩu. Có nghĩa là
xuất khẩu ròng của Hoa Kỳ bị âm. Trong khi các nhà kinh tế tranh luận liệu rằng tình trạng thâm hụt
thương mại này có trở thành vấn đề lớn đối với nền kinh tế Hoa Kỳ hay không thì cộng đồng kinh doanh
của quốc gia này lại có quan điểm rất mạnh mẽ. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng thâm hụt thương
mại phản ánh hiện tượng cạnh tranh không công bằng: các doanh nghiệp nước ngoài được cho phép
bán hàng hóa của họ trên thị trường Hoa Kỳ trong khi chính phủ các nước lại ngăn cản các doanh nghiệp
Hoa Kỳ bán hàng hóa trên đất nước của họ.
Hãy tưởng tượng rằng bạn là tổng thống và bạn muốn chấm dứt tình trạng thâm hụt thương mại này.
Bạn sẽ nên làm gì? Bạn có nên hạn chế nhập khẩu, có thể bằng cách ban hành hạn ngạch đối với hàng
dệt may của Trung Quốc hay xe hơi từ Nhật Bản? Hay bạn có nên cố gắng tạo ra các ảnh hưởng đến
thâm hụt cán cân thương mại của quốc gia theo những cách thức nào khác không?
Để hiểu về các nhân tố xác định cán cân thương mại của một quốc gia và cách thức mà các chính sách
của chính phủ có thể tác động đến nó, chúng ta cần một lý thuyết kinh tế vĩ mô giải thích một nền kinh tế
mở vận hành như thế nào. Chương trước đã giới thiệu một số những biến số kinh tế vĩ mô quan trọng
mô tả mối quan hệ của một nền kinh tế với các nền kinh tế khác, bao gồm xuất khẩu ròng, dòng vốn ra
rằng, và tỷ giá hối đoái thực và danh nghĩa. Chương này sẽ phát triển một mô hình nhằm tìm ra các nhân
tố giúp xác định các biến số này và chỉ ra cách thức các biến số này liên quan với nhau như thế nào.
Chúng ta xây dựng mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở này dựa trên phân tích trước đây theo hai
phương diện. Thứ nhất, mô hình giả định giá trị GDP của nền kinh tế được xác định trước. Chúng ta giả

June 1, 2021
116
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

định rằng sản lượng hàng hóa và dịch vụ, đo lường theo giá trị GDP thực, được xác định bởi cung các
yếu tố sản xuất và trạng thái công nghệ cho trước giúp chuyển các nhập lượng này thành sản lượng đầu
ra. Thứ hai, mô hình lấy mức giá chung của nền kinh tế cũng được
xác định trước. Chúng ta giả định rằng mức giá chung điều chỉnh để đưa cung và cầu tiền về trạng thái
cân bằng. Nói cách khác, chương này lấy điểm khởi đầu cũng như những bài học đã học ở các chương
trước về cách thức xác định sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế.
Mục tiêu của mô hình ở chương này là nhằm nhấn mạnh các nhân tố xác định cán cân thương mại và tỷ
giá hối đoái của nền kinh tế. Theo nghĩa này, mô hình mà ta xây dựng ở đây có tính đơn giản: nó áp
dụng các công cụ về cung và cầu trong một nền kinh tế mở. Tuy nhiên, mô hình này cũng phức tạp hơn
các mô hình trước đây mà chúng ta đã từng thấy bởi vì nó bao gồm việc xem xét đồng thời cả hai thị
trường: thị trường vốn vay và thị trường ngoại hối. Sau khi phát triển mô hình nền kinh tế mở, chúng ta
sử dụng mô hình này để xem xét các sự kiện và các chính sách khác nhau tác động như thế nào đến cán
cân thương mại và tỷ giá hối đoái của một quốc gia. Chúng ta cũng sẽ có thể xác định được các chính
sách chính phủ giúp đảo chiều tình trạng thâm hụt cán cân thương mại mà nền kinh tế Hoa Kỳ vốn dĩ đã
trải qua suốt ba thập niên vừa rồi.
CUNG VÀ CẦU VỐN VAY VÀ CUNG VÀ CẦU NGOẠI HỐI
 Để hiểu những lực tác động này vận hành như thế nào trong một nền kinh tế mở, chúng ta tập trung vào
cung và cầu ở hai thị trường. Đầu tiên là thị trường vốn vay, nơi kết nối giữa tiết kiệm và đầu tư của nền
kinh tế và dòng vốn vay từ nước ngoài (gọi là dòng vốn ra ròng). Thứ hai là thị trường ngoại hối, nơi kết
nối những người muốn trao đổi nội tệ với đồng tiền của các nước khác. Trong phần này, chúng ta thảo
luận về cung và cầu trên mỗi thị trường. Ở phần tiếp theo, chúng ta đặt các thị trường này lại với nhau để
giải thích cân bằng tổng quát của một nền kinh tế mở.
Thị trường vốn vay
 Khi lần đầu tiên phân tích về vai trò của hệ thống tài chính ở Chương 13, chúng ta đã đưa ra một giả
định đơn giản rằng hệ thống tài chính chỉ bao gồm một thị trường, còn được gọi là thị trường vốn vay.
Tất cả những người tiết kiệm đến thị trường này để ký gửi số tiền tiết kiệm của họ, và tất cả những người
đi vay đến thị trường này để vay nợ. Trên thị trường này có một mức lãi suất mà nó đồng thời là sinh lợi
của tiết kiệm và chi phí của việc đi vay.
Để hiểu được thị trường vốn vay trong một nền kinh tế mở, điểm bắt đầu là một đồng nhất thức đã được
thảo luận ở chương trước:
S =I + NCO 
 Tiết kiệm = Đầu tư nội địa + Dòng vốn ra ròng.
Bất cứ khi nào một quốc gia tiết kiệm một đô la từ thu nhập của mình, quốc gia này có thể sử dụng đô la
đó để tài trợ cho việc mua sắm vốn nội địa hay để tài trợ cho việc mua sắm một tài sản ở nước ngoài.
Hai vế của đồng nhất thức này thể
hiện hai mặt của thị trường vốn vay. Cung vốn vay đến từ tiết kiệm quốc gia (S), và cầu vến đến từ đầu
tư nội địa (I) và dòng vốn ra ròng (NCO).
Vốn vay nên được diễn giải như là lưu lượng nguồn lực sẵn có được hình thành trong nước dùng cho
việc tích lũy vốn. Việc mua tài sản vốn cộng thêm vào cấu vốn vay, bất kể tài sản này đặt tại nước nhà (I)
hay nước ngoài (NCO). Bởi vì dòng vốn ra rằng có thể là dương hay âm, nó có thể hoặc là được cộng
vào hay trừ ra từ cầu vốn vay hình thành từ đầu tư nội địa. Khi NCO > 0, quốc gia đang có dòng vốn ra
ròng; mua vốn nước ngoài ròng cộng thêm vào cầu vốn vay hình thành trong nước. Khi NCO < 0, quốc
gia đang trải qua dòng vốn vào ròng; nguồn lực vốn đến từ nước ngoài làm giảm cầu vốn vay được tạo
ra trong nước.
Như chúng ta đã học được từ thảo luận về thị trường vốn vay trước đây, lượng cung vốn và lượng cầu
vốn vay phụ thuộc vào lãi suất thực. Một mức lãi suất thực cao hơn khuyến khích người ta tiết kiệm và vì
vậy làm tăng lượng cung vốn vay. Mức lãi suất cao hơn cũng làm cho việc vay vốn để tài trợ cho các dự
án đầu tư vốn trở nên đắt đỏ hơn, cho nên nó không khuyến khích đầu tư và làm giảm lượng cầu vốn
vay.

June 1, 2021
117
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Bên cạnh tác động đến tiết kiệm quốc gia và đầu tư nội địa, lãi suất thực của một quốc gia còn tác động
đến dòng vốn ra ròng của quốc gia đó. Để trả lời câu hỏi tại sao, chúng ta hãy xem xét hai quỹ tương hỗ
– một ở Hoa Kỳ và một ở Đức – hai quỹ này đang quyết định hoặc là mua trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ
hay mua trái phiếu chính phủ Đức. Người quản lý quỹ tương hỗ sẽ thực hiện quyết định này một phần
bằng cách so sánh lãi suất thực ở Hoa Kỳ và ở Đức. Khi lãi suất thực ở Hoa kỳ tăng lên, trái phiếu Hoa
Kỳ trở nên hấp dẫn hơn đối với cả hai quỹ. Do vậy, lãi suất thực Hoa Kỳ gia tăng sẽ không khuyến khích
người Mỹ mua tài sản nước ngoài và khuyến khích người nước ngoài mua tài sản của Hoa Kỳ. Vì cả hai
lý do này, mức lãi suất thực cao ở Hoa Kỳ làm giảm dòng vốn ra ròng ở quốc gia này.
Chúng ta thể hiện thị trường vốn vay trên đồ thị cung và cầu quen thuộc ở Hình 1. Như phân tích của
chúng ta trước đây về hệ thống tài chính, đường cung
dốc lên bởi vì một mức lãi suất cao hơn làm tăng lượng cũng vốn vay, và đường sống vì lãi suất càng
cao hơn thì càng làm giảm lượng cầu vốn vay. Tuy nhiên giống như thảo luận trước đây, giờ đây phía
cầu của thị trường thể hiện hành vi của cả đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng. Có nghĩa là trong một nền
kinh tế mở, cầu vốn vay không chỉ đến từ những người muốn có được vốn để mua hàng hóa văn nội địa
mà còn đến từ những người muốn có vốn để mua tài sản nước ngoài.
Lãi suất điều chỉnh để đưa cung và cầu vốn vay đến trạng thái cân bằng. Nếu lãi suất ở mức thấp hơn
mức cân bằng, lượng cung vốn vay sẽ ít hơn lượng cầu vốn vay. Kết quả thiếu hụt nguồn vốn sẽ đẩy
mức lãi suất tăng lên. Ngược lại, nếu lãi suất cao hơn mức lãi suất cân bằng, lượng cung vốn vượt lượng
cầu vốn. Sự dư thừa vốn sẽ đưa lãi suất giảm xuống. Tại mức lãi suất cân bằng, lượng cung vốn vay
chính xác bằng với lượng cầu. Có nghĩa là, tại mức lãi suất cân bằng, tổng số cung vốn mà những người
muốn tiết kiệm cân bằng một cách chính xác với lượng cầu vốn cho đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng
mong muốn.
Thị trường ngoại hối Thị trường thứ hai trong mô hình của chúng ta về nền kinh tế mở là thị trường ngoại
hối. Những tác nhân tham gia trong thị trường này trao đổi đô la Mỹ với tiền tệ của các nước khác. Để
hiểu được thị trường ngoại hối, chúng ta bắt đầu với một đồng nhất thức khác ở chương trước:
NCO = NX
Dòng vốn ra ròng = Xuất khẩu ròng. Đồng nhất thức này tuyên bố rằng khoảng mất cân bằng giữa mua
và bán tài sản vốn nước ngoài (NCO) bằng với khoảng mất cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ (NX). Ví dụ, khi nền kinh tế Hoa Kỳ đang có thặng dư thương mại (NX > 0), người nước
ngoài đang mua nhiều hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ hơn là người Mỹ đang mua hàng hóa và dịch vụ
nước ngoài. Người Mỹ làm gì với lượng ngoại tệ mà họ có được từ việc bán ròng hàng hóa và dịch vụ ra
nước ngoài? Họ nhất định đang mua tài sản nước ngoài, vì vậy vốn của Hoa Kỳ đang chảy ra bên ngoài
(NCO > 0). Ngược lại, nếu Hoa Kỳ đang thâm hụt thương mại (NX < 0), người Mỹ đang chi tiêu cho hàng
hóa và dịch vụ của nước ngoài nhiều hơn là những gì họ đang nhận được từ việc bán hàng hóa và dịch
vụ ra bên ngoài. Một phần của khoản chi tiêu này phải được tài trợ bởi việc bán tài sản của người Mỹ ra
bên ngoài, vì vậy vốn nước ngoài đang chảy vào Hoa Kỳ (NCO < 0).
 Mô hình nền kinh tế mở của chúng ta xử lý hai vế của đồng nhất thức này tương tự như hai mặt của thị
trường ngoại hối. Dòng vốn ra ròng đại diện cho lượng cung đô la cho mục đích mua tài sản nước ngoài.
Ví dụ, khi một quỹ tương hỗ Hoa Kỳ muốn mua trái phiếu chính phủ Nhật, quỹ này cần đổi đô la ra yên,
do vậy nó cung đô la trên thị trường ngoại hối. Xuất khẩu ròng thể hiện lượng cầu đô la cho mục đích
mua xuất khẩu ròng hàng hóa và dịch vụ của Hoa  Kỳ. Ví dụ, khi một hãng hàng không Nhật muốn mua
một chiếc máy bay của
Boeing, hãng này cần chuyển yên thành đô la, vì vậy mà nó cầu đô la trên thị trường ngoại hối. 
 Mức giá cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường ngoại hối là gì? Câu trả lời là tỷ giá hối đoái thực.
Như chúng ta đã thấy ở chương trước, tỷ giá hối đoái thực là giá tương đối giữa hàng hóa trong nước và
hàng hóa nước ngoài, và vì vậy nó chính là nhân tố quan trọng xác định xuất khẩu ròng. Khi tỷ giá hối
đoái thực của Hoa Kỳ lên giá, hàng hóa Hoa Kỳ trở nên mắc hơn so với hàng hóa nước ngoài, làm cho
hàng hóa Hoa Kỳ ít hấp dẫn hơn đối với cả người tiêu dùng trong và ngoài nước. Kết quả là xuất khẩu từ
Hoa Kỳ giảm, và nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng lên. Vì cả hai lý do này, xuất khẩu ròng giảm. Vì vậy, tỷ giá
hối đoái thực lên giá làm giảm lượng cầu đô la trên thị trường ngoại hối. 
 Hình 2 chỉ ra quan hệ cung và cầu trên thị trường ngoại hối. Đường cầu dốc xuống vì lý do mà chúng ta
mới vừa thảo luận: tỷ giá hối đoái thực cao hơn làm hàng hóa Hoa Kỳ trở nên mắc hơn và giảm lượng

June 1, 2021
118
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

cầu đô la dùng để mua các hàng hóa này. Đường cung dốc đứng vì lượng cung đô la cho dòng vốn ra
rằng không phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái thực. (Như đã thảo luận trước đây, dòng vốn ra ròng phụ thuộc
vào lãi suất thực. Khi thảo luận về thị trường ngoại hối, chúng ta cho lãi suất thực và dòng vốn ra ròng là
cho trước). 
 Lúc đầu có vẻ như khá lạ lẫm khi cho rằng dòng vốn ra rằng không phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái. Rốt
cuộc thi ứng với một giá trị trao đổi của đô la cao hơn không chỉ làm cho hàng hóa nước ngoài rẻ hơn đối
với người mua Hoa Kỳ mà còn làm cho tài sản nước ngoài ít đắt đỏ hơn. Người ta có thể đoán rằng tài
sản nước ngoài sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng nên nhớ rằng một nhà đầu tư Hoa Kỳ cuối cùng sẽ
mong muốn chuyển tài sản nước ngoài cũng như lợi nhuận thu được từ các tài sản này sang đô la. Ví
dụ, đô la có giá trị cao thì người Mỹ

BẠN CÓ BIẾT Ngang Bằng Sức Mua Như Là


Một Trường Hợp Đặc Biệt
Một bạn đọc nghiên cứu cẩn thận về quyển sách này giá biến mất. Nói cách khác, lý thuyết ngang bằng
có thể đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta lại phát triển lý sức mua giả định rằng xuất khẩu ròng có độ nhạy cao
thuyết về tỷ giá hối ở đây? Tại sao chúng ta đã không trước những thay đổi nhỏ của tỷ giá hối đoái thực.
thực hiện điều này ở chương trước?
Như các bạn có thể nhớ lại, chương trước đã phát triển lý thuyết về tỷ giá hối đoái được gọi là ngang
bằng sức mua . Lý thuyết này xác nhận rằng một đô la xem như một trường hợp đặc biệt của mô hình
được (hay bất kỳ một đồng tiền nào khác) phải mua được xem xét ở đây. Trong trường hợp đặc biệt đó,
đường cùng số lượng hàng hóa và dịch vụ ở mỗi quốc gia. Do cầu ngoại hối, thay vì có độ dốc hướng
xuống, thì lại vậy, tỷ giá hối đoái thực là cố định, và tất cả những nằm ngang tại mức tỷ giá hối đoái thực
mà nó bảo thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai đông đảm ngang bằng sức mua giữa nước
nhà và nước tiến phản ánh sự thay đổi mức giá ở hai quốc gia đó. 
 Mô hình tỷ giá hối đoái được phát triển ở đây có liên quan đến lý thuyết ngang bằng sức mua. Theo lí
thuyết này, thương mại quốc tế phản ứng một cách nhanh chóng trước sự chênh lệch giá cả quốc tế.
Nếu hàng hóa rẻ hơn ở một quốc gia này so với quốc gia khác,  chúng sẽ được xuất khẩu từ quốc gia
thứ nhất sang quốc gia thứ hai cho đến khi nào sự khác biệt giá biến mất. Nói cách khác, lý thuyết ngang
bằng sức mua giả định rằng xuất khẩu ròng có độ nhạy cao trước những thay đổi nhỏ của tỷ giá hối đoái
thực. Nếu xuất khẩu ròng trong thực tế quá nhạy, đường cầu trong hình 2 sẽ nằm ngang.
Vì thế, lý thuyết ngang bằng sức mua có thể được xem như một trường hợp đặc biệt của mô hình được
xem xét ở đây. Trong trường hợp đặc biệt đó, đường cầu ngoại hối, thay vì có độ dốc hướng xuống, thì
lại nằm ngang tại mức tỷ giá hối đoái thực mà nó bảo đảm ngang bằng sức mua của nước nhà và nhà
ngoài. Trường hợp đặc biệt đó là điểm tốt khi nghiên cứu tỷ giá hối đoái, nhưng nó vẫn chưa kết thúc câu
chuyện này.
Do vậy, chương này tập trung vào trường hợp nhanh chóng trước sự chênh lệch giá cả quốc tế.. Điều
này cho phép khả năng tỷ giá hối đoái thực thay khác, đổi theo thời gian, như trong thực tế nó đang xảy
ra sang quốc gia thứ hai cho đó khi nào sự khác biệt trong thế giới thực của chúng ta.
mua được cổ phiếu rẻ hơn từ một công ty Nhật, nhưng khi cổ phiếu được trả cổ tức, thì những khoản thu
nhập cổ tức này lại dưới dạng yên. Khi các khoản thu nhập dạng yên Nhật được chuyển sang đô la, giá
trị đô la cao có nghĩa là khoản cổ tức bên này sẽ mua được ít đô la hơn. Do vậy, thay đổi tỷ giá hối đoái
ảnh hưởng đến cả chi phí mua tài sản nước ngoài và nguồn thu lợi nhận được từ chúng, và cả hai tác
động này bù trừ lẫn nhau. Vì tất cả những lý do này, mô hình nền kinh tế mở của chúng ta thừa nhận
rằng dòng vốn ra rằng không phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái thực, như đã được thể hiện bởi đường cung
dốc đứng trong Hình 2.
  Tỷ giá hối đoái thực thay đổi nhằm bảo đảm cân bằng trên thị trường này. Có nghĩa là tỷ giá hối đoái
thực điều chỉnh để cân bằng cung và cầu đô la cũng tương tự như giá của bất kỳ hàng hóa nào điều
chỉnh để cân bằng cung và cầu hàng hóa đó. Nếu tỷ giá hối đoái thực thấp hơn mức cân bằng, lượng
cung đô la sẽ ít hơn lượng cầu đô la. Kết quả là sự thiếu hụt đô la sẽ đẩy giá trị đô la tăng lên. Ngược lại,
nếu tỷ giá hối đoái thực cao hơn mức cân bằng, lượng cung đô la vượt lượng cầu đô la. Dư thừa đô la sẽ
làm giá trị đô la giảm xuống. Tại mức tỷ giá hối đoái thực cân bằng, cầu đô la bởi người nước ngoài xuất

June 1, 2021
119
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

phát từ xuất khẩu ròng hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ cân bằng chính xác với cung đô la của người Mỹ
từ dòng vốn ra ròng của Hoa Kỳ.
CÂN BẰNG CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
Đến đây, chúng ta đã thảo luận về cung và cầu trên cả hai thị trường: thị trường vốn vay và thị trường
ngoại hối. Bây giờ, hãy xem xét các thị trường này có quan hệ với nhau như thế nào.
Dòng vốn ra ròng: Mối liên kết giữa hai thị trường
Hãy bắt đầu bằng cách tóm tắt những gì đã học được cho đến bây giờ trong chương này. Chúng ta đang
thảo luận cách thức một nền kinh tế phối hợp bốn biến số kinh tế vĩ mô quan trọng: tiết kiệm quốc gia (S),
đầu tư nội địa (I), dòng vốn ra ròng (NCO) và xuất khẩu ròng (NX). Hãy ghi nhớ đồng nhất thức sau đây:
S = I +NCO Và
NCO = NX
Trên thị trường vốn vay, cung đến từ tiết kiệm quốc gia (S), cầu đến từ đầu tư nội địa (I) và dòng vốn ra
ròng (NCO), và lãi suất thực giúp cân bằng cung và cầu. Trên thị trường ngoại hối, cung đến từ dòng vốn
ra ròng (NCO), cầu đến từ xuất khẩu ròng (NX), và tỷ giá hối đoái thực cân bằng giữa cung và cầu..
Dòng vốn ra ròng là biến số nối kết giữa hai thị trường. Trên thị trường vốn vay, dòng vốn ra ròng là một
phần của cầu. Một người muốn mua một tài sản nước ngoài phải tài trợ khoản mua này bằng cách tìm
được nguồn trên thị trường vốn vay. Trên thị trường ngoại hối, dòng vốn ra ròng là nguồn cung. Một
người muốn mua một tài sản của nước khác phải cùng đô la để đổi lấy loại tiền tệ của đất nước đó.
Nhân tố xác định quan trọng của dòng vốn ra rằng, như chúng ta đã thảo luận, là lãi suất thực. Khi lãi
suất ở Hoa Kỳ cao, việc sở hữu tài sản Hoa Kỳ trở nên hấp dẫn hơn, và dòng vốn ra ròng của Hoa Kỳ
thấp. Hình 3 chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất và dòng vốn ra ròng. Đường biểu diễn dòng vốn
ra ròng này là sự nối kết giữa thị trường vốn vay và thị trường ngoại hối.
Cân bằng đồng thời cả hai thị trường
Giờ đây, chúng ta đặt tất cả các mảnh ghép của mô hình lại với nhau trong Hình 4. Hình này chỉ ra cách
thức thị trường vốn vay và thị trường ngoại hối cùng nhau xác định các biển số kinh tế vĩ mô quan trọng
của một nền kinh tế mở.
Hình 4(a) của hình mô tả thị trường vốn vay (lấy từ Hình 1). Cũng như trước đó, tiết kiệm quốc gia là
nguồn cung vốn. Đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng là  nguồn cầu vốn. Mức lãi suất thực cân bằng (rl) là
mức lãi suất tại đó lượng cung vốn ngang bằng với lượng cầu vốn. .
Hình 4(b) trong hình thể hiện dòng vốn ra ròng (lấy từ Hình 3). Phần hình này chỉ ra cách thức lãi suất từ
Hình 4(a) xác định dòng vốn ra ròng. Một mức lãi suất càng cao tại nước nhà sẽ làm cho tài sản nội địa
trở nên hấp dẫn hơn và điều này đến lượt nó làm giảm dòng vốn ra ròng. Do vậy, đường dòng vốn ra
ròng ở Hình 4(b) dốc xuống.
Hình 4(c) của hình mô tả thị trường ngoại hối (lấy từ Hình 2). Bởi vì tài sản nước ngoài phải được mua
bởi tiền tệ nước ngoài, lượng vốn ra ròng ở Hình 4(b) xác định cung đô la cần thiết để đổi lấy tiền tệ
nước ngoài. Tỷ giá hối đoái thực
BẠN CÓ BIẾT Thoát Ra Khỏi Sự Rối Rắm Giữa Cung Và Câu
Giả sử người chủ vườn táo quyết định mua một số tảo của chính mình. Quyết định này thể hiện sự tăng
lên bên phía cầu táo hay giảm đi của phía cung táo? Trả lời theo cách nào cũng có thể bào chữa được,
và chúng ta càng cẩn thận trong các phân tích tiếp theo, sẽ không có gì quan trọng có thể làm ảnh
hưởng đến câu trả lời được chọn. Đôi khi cách thức chúng ta phân chia giữa cung và cầu có tính độc
đoán.
Trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở được phát triển ở chương này, sự phân chia các giao
dịch giữa “cung” và “cầu” cũng mang một chút sự độc đoán. Điều này đúng đối với cả thị trường vốn vay
và thị trường ngoại hối.
Trước tiên, hãy xem xét thị trường vốn vay. Mô hình xem dòng vốn ra ròng như là một phần của cầu vốn
vay. Nhưng thay vì viết S=I+ NCO, chúng ta có hề dễ dàng viết là S - NCO =I. Khi phương trình được viết
lại theo cách này, một dòng vốn ra rằng có vẻ giống như một sự sụt giảm cung vốn vay. Cả hai cách đều

June 1, 2021
120
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

vận hành có ý nghĩa, Diễn dịch thứ nhất (S = I + NO) nhấn mạnh quỹ vốn tạo ra trong nước được sử
dụng hoặc là trong nước hay nước ngoài. Cách diễn dịch thứ hai (S – NGO=I) nhấn mạnh quỹ vốn vay
sản có cho đầu tư nội địa được tạo ra từ trong nước hay từ nước ngoài. Sự khác nhau này có tính ngữ
nghĩa hơn là thực tế tồn tại của hiện tượng.
Tương tự, hãy xem xét thị trường ngoại hối. Trong mô hình của chúng ta, xuất khẩu ròng là nguồn cấu
đô la, và dòng vốn ra ròng là nguồn cung. Vì thế, khi
một cư dân Hoa Kỳ nhập một chiếc xe hơi sản xuất ở Nhật, mô hình chúng ta xem giao dịch đó như một
sự sụt giảm của lượng cầu đô la (bởi vì xuất khẩu | ròng giảm) hơn là một sự gia tăng của lượng cung đô
la. Tương tự, khi một công dân Nhật mua một trái phiếu của chính phủ Hoa Kỳ, mô hình chúng ta xem
giao dịch này như là một sự sụt giảm lượng cũng đô la (bởi vì dòng vốn ra ròng giảm) hơn là một sự gia
tăng lượng cầu đô la. Trước tiên, định nghĩa của những thuật ngữ này có vẻ đôi chút không tự nhiên,
nhưng nó sẽ chứng minh sự hữu ích khi phân tích các tác động của những chính sách khác nhau.
không tác động đến dòng vốn ra ròng, vì vậy mà đường cung dốc đứng. Cầu đô  la đến từ xuất khẩu
ròng. Bởi vì tỷ giá hối đoái thực giảm giá làm tăng xuất khẩu ròng, đường cầu ngoại hối dốc xuống. Mức
tỷ giá hối đoái thực cân bằng (E) giúp cân bằng giữa lượng cung và lượng cầu đô la trên thị trường ngoại
hối. .
Hai thị trường được chỉ ra trong Hình 4 xác định hai mức giá có liên quan với nhau: lãi suất thực và tỷ giá
hối đoái thực. Lãi suất thực được xác định ở Hình 4(a) là mức giá của hàng hóa và dịch vụ hiện tại có
liên quan với giá hàng hóa và dịch vụ trong tương lai. Tỷ giá hối đoái thực được xác định ở Hình 4(c) là
mức giá của hàng hóa và dịch vụ trong nước liên quan với giá hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Cả hai
mức giá có liên quan với nhau này (lãi suất thực và tỷ giá hối đoái thực) điều chỉnh đồng thời để cân
bằng giữa cung và cầu trên cả hai thị trường. Vì cả hai mức giá này vận hành theo cơ chế như vậy nên
chúng xác định tiết kiệm quốc gia, đầu tư nội địa, dòng vốn ra ròng và xuất khẩu ròng. Ngay sau đây,
chúng ta sẽ sử dụng mô hình này để xem tất cả các biến số trên sẽ thay đổi như thế nào khi có một vài
chính sách hay sự kiện xảy ra làm dịch chuyển một trong các đường biểu diễn này.
CÁCH THỨC CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CÁC SỰ KIỆN TÁC ĐỘNG ĐẾN MỘT NỀN KINH TẾ MỞ 
Mô hình giúp giải thích các biển số kinh tế vĩ mô được xác định như thế nào trong một nền kinh tế mở đã
được phát triển, bây giờ chúng ta có thể sử dụng mô hình này để phân tích sự thay đổi của chính sách
và các sự kiện khác tác động đến cân bằng của nền kinh tế như thế nào. Để tiếp tục, hãy nhớ rằng mô
hình của chúng ta chỉ đề cập đến cung và cầu trên cả hai thị trường: thị trường vốn vay và thị trường
ngoại hối. Khi sử dụng mô hình này để phân tích bất kỳ sự kiện gì, chúng ta có thể áp dụng ba bước
được liệt kê ở Chương 4. Đầu tiên, chúng ta xác định sự kiện này tác động đến đường cung và đường
cầu nào. Thứ hai, chúng ta xác định các đường này dịch chuyển theo hướng nào. Thứ ba, chúng ta sử
dụng sơ đồ cung và cầu để xác định những dịch chuyển này làm thay đổi sự cân bằng của nền kinh tế
như thế nào.
Thâm hụt ngân sách của chính phủ Trước đây, khi lần đầu tiên thảo luận về cung và cầu trên thị trường
vốn vay trong quyển sách này, chúng ta đã xác định những tác động của thâm hụt ngân sách của chính
phủ xảy ra khi chi tiêu vượt quá thu nhập của chính phủ. Bởi vì thâm hụt ngân sách chính phủ thể hiện
tiết kiệm chính phủ là con số âm, nó làm giảm tiết kiệm quốc gia (tổng tiết kiệm của tư nhân và chính
phủ). Vì thế, thâm hụt ngân sách chính phủ làm giảm cung vốn vay, tăng lãi suất và lấn át đầu tư.
 Bây giờ, hãy xem xét tác động của thâm hụt ngân sách đối với một nền kinh tế mở. Trước tiên, đường
nào của mô hình dịch chuyển? Theo như trong một nền kinh tế đóng, tác động ban đầu của thâm hụt
ngân sách là vào tiết kiệm quốc gia và do vậy nó tác động đến đường cung vốn vay. Thứ hai, đường
cung này dịch chuyển theo hướng nào? Một lần nữa như trong một nền kinh tế đóng, thâm hụt ngân
sách thể hiện tiết kiệm chính phủ âm, vì vậy nó làm giảm tiết kiệm quốc gia và dịch chuyển đường cung
vốn vay sang trái. Điều này được chỉ ra trong Hình 5(a) dịch chuyển từ S1 sang S2
Bước thứ ba và cũng là bước cuối cùng là so sánh giữa những điểm cân bằng cũ và mới. Hình 5(a) cho
thấy tác động của thâm hụt ngân sách đối với thị trường vốn vay của Hoa Kỳ. Ứng với mức vốn cho vay
có sẵn đến người đi vay ít hơn trên thị trường tài chính Hoa Kỳ, lãi suất tăng từ đi sang ra để cân bằng
giữa cung và cầu. Đối mặt với mức lãi suất cao hơn, những người đi vay trên thị trường vốn vay sẽ chọn
vay ít hơn. Sự thay đổi này thể hiện trong hình là sự di chuyển từ điển A sang điểm B dọc theo đường

June 1, 2021
121
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

cầu vốn vay. Đặc biệt là các hộ gia đình và các doanh nghiệp giảm mua sắm hàng hóa vốn. Như trong
một nền kinh tế đóng, thâm hụt ngân sách lấn át đầu tư nội địa. .
Tuy nhiên, trong một nền kinh tế mở, cung vốn vay giảm có thêm tác động khác. Hình 5(b) chỉ ra rằng sự
gia tăng lãi suất từ ri sang ra làm giảm dòng vốn ra ròng. [Dòng vốn ra ròng giảm đi này cũng là một phần
của lượng cầu vốn vay giảm thể hiện bởi sự di chuyển từ điểm A sang điểm B trong Hình 5(a)]. Bởi vì
tiết kiệm được để lại nước nhà giờ đây nhận được sinh lợi cao hơn, việc đầu tư ra nước ngoài trở nên
kém hấp dẫn hơn, và những cư dân trong nước mua ít tài sản nước ngoài hơn. Mức lãi suất cao hơn
cũng hấp dẫn những nhà đầu tư nước ngoài, những người muốn nhận được sinh lợi cao hơn từ tài sản
của Hoa Kỳ. Vì vậy, khi thâm hụt ngân sách làm tăng lãi suất, cả hành vi trong và ngoài nước đều gây
nên sự giảm sút của dòng vốn ra ròng của Hoa Kỳ.
Hình 5(c) thể hiện tác động của thâm hụt ngân sách đối với thị trường ngoại hối như thế nào. Bởi vì dòng
vốn ra ròng giảm, người ta cần ít ngoại tệ hơn để mua tài sản nước ngoài, và vì vậy mà cung đô la ít hơn
trên thị trường ngoại hối. Đường cung đô la dịch chuyển sang trái từ S sang S2. Cung đô la giảm làm cho
tỷ giá hối đoái thực lên giá từ E, lên Ea. Có nghĩa là đô la trở nên có giá hơn so với các đồng tiền nước
ngoài. Đến lượt nó, sự lên giá này làm cho hàng hóa Hoa Kỳ mắc hơn so với hàng hóa nước ngoài. Bởi
vì cả người trong và ngoài nước đều dịch chuyển việc mua sắm của họ ra khỏi các hàng hóa đắt đỏ hơn
của Hoa Kỳ, xuất khẩu từ Hoa Kỳ giảm, và nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng lên. Vì cả hai nguyên nhân này,
xuất khẩu ròng của Hoa Kỳ giảm xuống. Do vậy, trong một nền kinh tế
mở, thâm hụt ngân sách chính phủ làm tăng lãi suất thực, lấn át đầu tư trong nước, gây nên sự lên giá
nội tệ, và đẩy cán cân thương mại vào trạng thái thâm hụt. 
Một ví dụ quan trọng của bài học này đã xảy ra với Hoa Kỳ vào thập niên 1980, sau khi Ronald Reagan
trứng cử tổng thống vào năm 1980, chính sách ngân của chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã thay đổi toàn
diện. Tổng thống và Quốc Ai đã ban hành việc cắt giảm lớn về thuế, nhưng họ lại không giảm nhiều chỉ
tiêu chính phủ một cách tương ứng, do vậy mà thâm hụt ngân sách xảy ra trầm trọng. Mô hình của chúng
ta về nền kinh tế mở dự đoán rằng với một chính sách như vậy sẽ kéo theo thâm hụt cán cân thương
mại, và thực tế điều đó đã xảy ra, như chúng ta đã thấy trong tình huống ở chương trước. Bởi vì thâm
hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại suốt thời kỳ này đã có liên quan rất gần với cả lý thuyết
và thực tiễn, nên chúng đã được đặt cho một cái tên riêng là thâm hụt kép. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không
xem trạng thái kép này như một sự đồng nhất, vì có nhiều nhân tố bên ngoài chính sách tài khóa có thể
có ảnh hưởng đến thâm hụt
thương mại.
Chính sách thương mại Chính sách thương mại là một chính sách của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp
đến số lượng hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia xuất khẩu hay nhập khẩu. Chính sách thương mại có
nhiều hình thức khác nhau, thường là nhằm mục đích hỗ trợ một ngành công nghiệp nội địa cụ thể nào
đó. Một chính sách thương mại phổ biến đó là thuế quan, một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu.
Một dạng khác là hạn ngạch nhập khẩu, một giới hạn số lượng hàng hóa sản xuất ở nước ngoài có thể
được bán trong nước. Các chính sách thương mại rất phổ biến trên toàn thế giới, mặc dù đôi lúc chúng
được ngụy trang dưới dạng này hay dạng khác. Ví dụ, chính phủ Hoa Kỳ thỉnh thoảng gây áp lực đối với
các nhà sản xuất xe hơi Nhật nhằm giảm số lượng xe hơi bán ra trên nước Mỹ. Những chính sách có
dạng dưới tên gọi là hạn chế xuất khẩu tự nguyện thì thực chất không phải là tự nguyện, và bản chất
chính là hình thức hạn ngạch nhập khẩu.
Hãy xem xét tác động kinh tế vĩ mô của một chính sách thương mại. Giả sử ngành ô tô Hoa Kỳ đang
quan ngại về cạnh tranh với các nhà sản xuất xe hơi Nhật, họ thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ ban hành
hạn ngạch đánh vào số lượng xe hơi có thể nhập khẩu từ Nhật. Để thực hiện điều này, những người vận
động hành lang của ngành công nghiệp ô tô quả quyết rằng hạn chế thương mại sẽ giảm bớt quy mô
thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ. Họ có đúng không? Mô hình của chúng ta được mô tả ở Hình 6 sẽ
cung cấp câu trả lời. .
Bước đầu tiên trong phân tích chính sách thương mại là xác định sự dịch chuyển của các đường biểu
diễn cùng và cầu. Không có gì ngạc nhiên, tác động ban đầu của hạn chế nhập khẩu là vào nhập khẩu.
Bởi vì xuất khẩu ròng bằng với xuất khẩu trừ nhập khẩu, chính sách này cũng tác động đến xuất khẩu
ròng. Và
1. Chính sách thương mại; chính sách của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến số

June 1, 2021
122
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

lượng hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia xuất khẩu hay nhập khẩu,
bởi vì xuất khẩu ròng là nguồn cầu đô la trên thị trường ngoại hối, nên chính sách này tác động đến
đường cầu trên thị trường này.
Bước thứ hai là xác định đường cầu này dịch chuyển theo hướng nào. Bởi vì hạn ngạch hạn chế số
lượng xe hơi Nhật được bán trên nước Mỹ, điều này làm giảm nhập khẩu ứng với bất kỳ mức tỷ giá hối
đoái thực cho trước nào. Xuất khẩu ròng, bằng xuất khẩu trừ nhập khẩu, vì vậy sẽ tăng lên ứng với mọi
mức tỷ giá hối đoái thực cho trước. Vì người nước ngoài cần đô la để mua xuất khẩu ròng của Hoa Kỳ,
nên xuất hiện sự gia tăng cầu đô la trên thị trường ngoại hối. Việc tăng cầu đô la này được thể hiện ở
Hình 6(c) bởi sự dịch chuyển từ D1 sang D2
Bước thứ ba là so sánh những điểm cân bằng cũ và mới. Như chúng ta có thể thấy ở Hình 6(c), tăng cầu
đô la gây nên sự lên giá của tỷ giá hối đoái thực từ E, sang Ep. Bởi vì không có chuyện gì xảy ra ở thị
trường vốn vay trong Hình 6(a), nên không có thay đổi của lãi suất thực. Do lãi suất thực không đổi, nên
dòng vốn ra ròng cũng không thay đổi, điều này được thể hiện ở Hình 6(b). Và bởi vì dòng vốn ra rằng
không đổi, nên có thể sẽ không có gì thay đổi trong xuất khẩu ròng, ngay cả khi bạn ngạch nhập khẩu
làm giảm nhập khẩu.
Điều này có vẻ làm chúng ta khá bối rối vì xuất khẩu rằng không đội trong khi nhập khẩu lại giảm. Vấn để
gây nên sự bối rối này sẽ được giải quyết bằng sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thực: Khi đô la tăng giá trị
trên thị trường ngoại hối, hàng hóa nội địa trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hóa nước ngoài. Sự lên giá
này khuyến khích nhập khẩu và gây bất lợi cho xuất khẩu, và cả hai thay đổi này vận hành để bù trừ sự
gia tăng trực tiếp của xuất khẩu ròng do hạn ngạch nhập khẩu. Cuối cùng, hạn ngạch nhập khẩu làm
giảm cả nhập khẩu và xuất khẩu, nhưng xuất khẩu ròng (xuất khẩu trừ nhập khẩu) không thay đổi.
 Vì vậy mà chúng ta rút ra một hàm ý khá ngạc nhiên: Chính sách thương mại không tác động đến cán
cân thương mại. Có nghĩa là các chính sách tác động trực tiếp đến xuất khẩu và nhập khẩu không làm
thay đổi xuất khẩu ròng. Kết luận này dường như ít gây ngạc nhiên hơn nếu chúng ta nhớ lại đồng nhất
thức hạch toán:
NX = NCO = S-1
Xuất khẩu ròng bằng với dòng vốn ra ròng, và cũng bằng với tiết kiệm quốc gia trừ đầu tư nội địa. Các
chính sách thương mại không làm thay đổi cán cân thương mại bởi vì chúng không làm thay đổi tiết kiệm
quốc gia hay đầu tư nội địa. Ứng với mức tiết kiệm quốc gia và đầu tư nội địa cho trước, tỷ giá hối đoái
thực điều chỉnh để giữ cho cán cân thương mại không đổi, bất kể các chính sách thương mại của chính
phủ được thực thi.
Mặc dù các chính sách thương mại không tác động đến cán cân thương mại tổng quát của quốc gia, các
chính sách này tác động đến một số doanh nghiệp, các ngành công nghiệp và một số quốc gia đặc thù.
Khi chính phủ Hoa Kỳ ban hành hạn ngạch nhập khẩu vào xe hơi Nhật, hãng General Motors gặp ít cạnh
tranh hơn từ bên ngoài và sẽ bán được nhiều xe hơi hơn. Cùng lúc đó, bởi vì đô la tăng giá, Boeing,
hãng sản xuất máy bay Hoa Kỳ sẽ đối mặt với cạnh tranh mạnh hơn từ Airbus, hãng sản xuất máy bay
châu Âu. Xuất khẩu máy bay Hoa Kỳ sẽ giảm và nhập khẩu máy bay của Hoa Kỳ sẽ tăng. Trong trường
hợp này, hạn ngạch nhập khẩu đối với xe hơi Nhật sẽ làm tăng xuất khẩu ròng xe hơi và giảm xuất khẩu
ròng máy bay. Thêm nữa, chính sách này sẽ làm tăng xuất ròng từ Hoa Kỳ vào Nhật và giảm xuất khẩu
ròng từ Hoa Kỳ vào châu Âu. Tuy nhiên, cán cân thương mại tổng quát của nền kinh tế Hoa Kỳ duy trì
như cũ.
Do vậy mà tác động của các chính sách thương mại thể hiện ở góc độ kinh tế vi mô hơn là kinh tế vĩ mô.
Mặc dù các cuộc tranh luận về chính sách thương mại đôi lúc đi đến kết luận (một cách không chính xác)
rằng các chính sách này có thể làm thay đổi cán cân thương mại của một quốc gia, chúng thường xuất
phát từ những quan tâm đến các doanh nghiệp hay các ngành công nghiệp cụ thể. Ví dụ, chúng ta sẽ
không lấy gì làm ngạc nhiên khi nghe một nhà điều hành của General Motors tranh luận về hạn ngạch
nhập khẩu đối với xe hơi Nhật. Các nhà kinh tế học thường phản đối trước các chính sách thương mại
như vậy. Thương mại tự do cho phép các nền kinh tế chuyên môn hóa vào việc sản xuất ra những gì tốt
nhất họ có thể làm ra, làm cho cư dân ở tất cả quốc gia đều hưởng lợi. Các hạn chế thương mại làm
thiệt hại các lợi ích này từ ngoại thương và vì vậy mà chúng làm giảm phúc lợi kinh tế nói chung.
Bất ổn chính trị và sự tháo chạy vốn 

June 1, 2021
123
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Năm 1994, bất ổn chính trị ở Mexico, bao gồm cả việc ám sát một nhà lãnh đạo chính trị lỗi lạc, đã làm
cho thị trường tài chính thế giới căng thẳng. Người dân. bắt đầu nhìn Mexico như một quốc gia ít ổn định
hơn nhiều so với những gì mà họ đã suy nghĩ về đất nước này trước đây. Họ đã quyết định rút một số tài
sản của họ ra khỏi Mexico và di chuyển dòng tiền này sang Hoa Kỳ và “những nơi trú ẩn an toàn” khác.
Sự di chuyển của các dòng tiền lớn và bất ngờ như vậy ra khỏi một quốc gia được gọi là sự tháo chạy
vốn'. Để thấy được hàm ý của sự tháo chạy vốn đối với nền kinh tế Mexico, một lần nữa chúng ta làm
theo ba bước phân tích sự thay đổi trạng thái cân bằng, nhưng lần này, chúng ta áp dụng mô hình nền
kinh tế mở dưới góc độ Mexico thay vì Hoa Kỳ. 
 Đầu tiên, hãy xem đường nào trong mô hình của chúng ta bị tác động bởi vốn. tháo chạy. Khi các nhà
đầu tư trên thế giới quan sát thấy những trục trặc chính trị ở Mexico, họ quyết định bán một số tài sản ở
Mexico của họ và sử dụng dòng tiền này mua tài sản Hoa Kỳ. Hành động này làm tăng dòng vốn ra ròng
ở Mexico và vì vậy mà nó tác động đến cả hai thị trường trong mô hình của chúng ta. Rõ nhất là nó tác
động đến đường dòng vốn ra ròng, và đến lượt điều này xảy ra sẽ ảnh hưởng đến đường cung peso trên
thị trường ngoại hối. Ngoài ra, bởi vì cầu vốn vay đến từ cả đầu tư nội địa và dòng vốn ra r, vốn tháo
chạy tác động đến đường cầu thị trường vốn vay. 
 Bây giờ, chúng ta xem xét các đường này dịch chuyển như thế nào. Khi dòng vốn ra ròng gia tăng, cầu
vốn vay lớn hơn để tài trợ cho việc mua sắm tài sản vốn nước ngoài. Do vậy, đường cầu vốn vay dịch
chuyển sang phải từ D1 sang D2 như được chỉ ra trong Hình 7(a). Ngoài ra, vì dòng vốn ra ròng cao hơn
ứng với mọi mức lãi suất, đường dòng vốn ra ròng cũng dịch chuyển sang phải từ NCO, sang NCO, như
trong Hình 7(b).
Để thấy được những tác động của vốn tháo chạy đối với nền kinh tế Mexico, chúng ta so sánh điểm cân
bằng cũ và mới. Hình 7(a) chỉ rõ cầu vốn vay tăng lên làm cho lãi suất ở Mexico tăng từ ri sang ta. Hình
7(b) cho thấy dòng vốn ra ròng Mexico tăng lên. (Mặc dù lãi suất tăng này không làm cho tài sản Mexico
trở nên hấp dẫn hơn, điều này chỉ phần nào bù trừ tác động của vốn tháo chạy đối với dòng vốn ra ròng).
Hình 7(c) thể hiện dòng vốn ra ròng gia tăng làm tăng cung peso trên thị trường ngoại hối từ S, sang Sa.
Có nghĩa là khi người dân cố gắng từ bỏ tài sản Mexico, sẽ có một lượng lớn cung peso để chuyển đổi
sang đô la. Sự gia tăng cung peso này làm cho peso mất giá từ Eị đến Ep. Vì vậy, vốn tháo chạy khỏi
Mexico làm tăng lãi suất và giảm giá trị peso Mexico trên thị trường ngoại hối. Điều này chính xác là
những gì mà chúng ta đã quan sát thấy ở năm 1994. Từ tháng 11/1994 đến tháng 3/1995, lãi suất ngắn
hạn của trái phiếu chính phủ Mexico tăng từ 14% lên 70%, và peso giảm giá từ 29 thành 15 cent mỗi
peso. | Những thay đổi về giá có nguồn gốc từ vốn tháo chạy này đã ảnh hưởng đến những biến số kinh
tế vĩ mô quan trọng. Giảm giá nội tệ làm cho xuất khẩu rẻ hơn
1. Tháo chạy vốn: SỰ SỤt giảm lớn và bất ngờ của cầu tài sản ở một quốc gia.
và nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, hưởng cán cân thương mại đến thặng dư. Cùng lúc đó, lãi suất tăng
làm giảm đầu tư nội địa, kéo theo làm chậm tích lũy vốn và làm chậm tăng trưởng kinh tế. 
 Vốn tháo chạy không chỉ có tác động lớn đối với quốc gia nơi mà vốn đang chạy trốn, mà nó còn tác
động đến các quốc gia khác. Ví dụ, khi dòng vốn ra khỏi Mexico đi vào Hoa Kỳ, nó gây nên hiệu ứng
ngược đối với nền kinh tế Hoa Kỳ tương tự như nó gây nên đối với nền kinh tế Mexico. Cụ thể, dòng vốn
ra ròng tăng lên ở Mexico trùng với dòng vốn ra ròng giảm đi ở Hoa Kỳ. Khi peso giảm giá và lãi suất ở
Mexico tăng lên, đô la tăng giá và lãi suất Hoa Kỳ giảm. Tuy nhiên, quy mô của tác động này đối với nền
kinh tế Hoa Kỳ là nhỏ vì nền kinh tế Hoa Kỳ quá lớn so với Mexico. 
 Những sự kiện mà chúng ta đang mô tả ở Mexico cũng có thể sẽ xảy ra ở bất kỳ nền kinh tế nào trên thế
giới, và thực tế là chúng xảy lúc này hay lúc khác. Năm 1997, thế giới đã chứng kiến hệ thống tài chính
của một số các nền kinh tế Asian, bao gồm Thái Lan, Hàn Quốc và Indonesia, rơi vào trạng thái phá sản
hay gần
như phá sản, và tin tức này gây nên sự tháo chạy của vốn ra khỏi các nước này. Năm 1998, chính phủ
Nga rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ do các nhà đầu tư quốc tế đã gom tất cả dòng tiền mà họ có
thể thu được và tháo chạy. Một chuỗi các sự kiện (nhưng phức tạp hơn nhiều) đã diễn ra ở Argentina
năm 2002. Trong môi trường hợp của vốn tháo chạy này, kết cục hầu hết đều giống như những gì mà
mô hình của chúng ta dự đoán: tăng lãi suất và giảm giá nội tệ.
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG 1 Các Dòng Vốn Từ Trung Quốc

June 1, 2021
124
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Theo phân tích của chúng ta về vốn tháo chạy, một nước trải qua dòng vốn đi ra sẽ thấy nội tệ suy yếu
trên thị trường ngoại hối, và sự giảm giá này đến lượt nó sẽ làm tăng xuất khẩu ròng của đất nước. Một
quốc gia có dòng vốn đang đổ vào thì sẽ có nội tệ mạnh lên và sự lên giá này đẩy cán cân thương mại
rơi vào thâm hụt. 
 Ghi nhớ những bài học này, hãy xem xét câu hỏi sau đây: Giả sử chính phủ của một quốc gia, về mặt
chính sách, khuyến khích dòng vốn đến một nước khác, có thể là đầu tư ra nước ngoài. Chính sách này
sẽ có những tác động như thế nào? Câu trả lời gần như giống nhau: Những yếu tố khác không đổi, chính
sách như vậy làm cho nội tệ yếu đi và thặng dư thương mại đối với quốc gia khuyến khích dòng vốn ra
và nội tệ mạnh lên đi cùng thâm hụt thương mại xảy ra ở các nước nhận dòng vốn này.
Do vậy mà phân tích này làm sáng tỏ một trong những tranh cãi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong
những năm vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã cố gắng kìm nén giá trị đồng tiền của mình - nhân dân tệ
- trên thị trường ngoại hối để thúc đẩy các ngành công nghiệp xuất khẩu của mình. Họ thực hiện điều này
bằng cách tích lũy tài sản nước ngoài, bao gồm mua số lượng đáng kể trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ. Đến
cuối năm 2009, tổng dự trữ tài sản nước ngoài của Trung Quốc vào khoảng 2,4 ngàn tỷ đô la.
Chính phủ Hoa Kỳ đã nhiều lần phản bác sự can thiệp vào thị trường ngoại hối của Trung Quốc. Bằng
cách giữ giá trị nhân dân tệ thấp, chính sách này làm cho hàng hóa Trung Quốc ít đắt đỏ hơn, theo đó nó
góp phần tác động làm cán cân thương mại Hoa Kỳ thâm hụt và gây tổn thất đối với các nhà sản xuất
Hoa Kỳ những người sản xuất hàng hóa cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Do những
tác động này, chính phủ Hoa Kỳ khuyến nghị Trung Quốc ngừng việc can thiệp vào giá trị trao đổi của nội
tệ của họ với dòng vốn được tài trợ bởi chính phủ. Một số các thành viên Quốc hội ngay cả đã tiến xa
hơn với việc tán thành áp dụng thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trừ phi Trung Quốc
ngừng cuộc chơi “mánh khóe tiền tệ
Tác động chính sách của Trung Quốc đối với nền kinh tế Hoa Kỳ không phải tất cả đều xấu. Người tiêu
dùng Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc được hưởng lợi do giá rẻ hơn. Ngoài ra, dòng vốn
vào từ Trung Quốc làm lãi suất
Hoa Kỳ thấp hơn, kéo theo tăng đầu tư ở nền kinh tế Hoa Kỳ. Xét ở khía cạnh nào đó, chính phủ Trung
Quốc đang tài trợ cho sự tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ. Chính sách của Trung Quốc về việc đầu tư vào
nền kinh tế Hoa Kỳ tạo ra kẻ thắng
người bại trong số những người Mỹ. Đem tất cả những điều này xem xét cùng nhau, tác động ròng đối
với nền kinh tế Hoa Kỳ có lẽ vẫn còn nhỏ.
Câu hỏi khó hơn đề cập đến những động cơ đằng sau chính sách: Tại sao các nhà lãnh đạo Trung Quốc
quan tâm đến việc sản xuất xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài hơn là sản xuất cho tiêu dùng nội địa và
đầu tư ở nước nhà? Không có câu trả lời rõ ràng. Một khả năng là Trung Quốc muốn tích lũy dự trữ tài
sản nước ngoài mà dựa vào đó họ có thể dùng đến trong những lúc khẩn cấp-một loại “quỹ đề phòng bị
cực” của quốc gia. Khả năng khác đơn giản là chính sách đang bị sai đường.
KẾT LUẬN 
Kinh tế học quốc tế là một chủ đề đóng vai trò ngày càng quan trọng. Người dân Mỹ đang mua ngày
càng nhiều hàng hóa sản xuất từ nước ngoài và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cũng nhiều hơn.
Thông qua các quỹ tương hỗ và các định chế tài chính khác, họ vay và cho vay trên các thị trường tài
chính quốc tế. Do đó, việc phân tích đầy đủ về nền kinh tế Hoa Kỳ đòi hỏi một sự hiểu biết về cách thức
nền kinh tế này tương tác với các nền kinh tế khác trên thế giới như thế nào. Chương này cung cấp một
mô hình cơ bản để suy nghĩ về kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở.
Nghiên cứu kinh tế học quốc tế thật đáng giá, nhưng chúng ta cần cẩn thận để không thổi phồng tầm
quan trọng của nó. Các nhà chính sách và nhà bình luận thường nhanh chóng đổ lỗi cho những người
nước ngoài về vấn đề mà Hoa Kỳ đang đối mặt. Ngược lại, các nhà kinh tế thường xem xét các vấn đề
này từ những nhà sản xuất trong nước hơn. Ví dụ, các nhà chính sách thường thảo luận về cạnh tranh
nước ngoài như là một mối đe dọa với mức sống của người Mỹ, trong khi các nhà kinh tế thường cho
rằng điều đó rất có thể là do mức tiết kiệm quốc gia thấp. Tiết kiệm thấp ngăn cản tăng trưởng vốn, năng
suất và mức sống, bất kể là nền kinh tế mở cửa hay đóng cửa. Người nước ngoài là mục tiêu dễ dàng
cho các nhà chính trị đổ lỗi và là một cách để họ thoái thác trách nhiệm mà không bị cử tri lăng mạ. Vì
vậy, bất cứ khi nào chúng ta nghe về những cuộc thảo luận phổ biến về thương mại và tài chính quốc tế,

June 1, 2021
125
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

điều quan trọng đặc biệt là hãy cố gắng phân biệt giữa giai thoại và thực tế. Các công cụ mà các bạn học
được từ hai chương vừa qua sẽ hữu ích cho nỗ lực đó.
TOM TAT
•Hai thị trường đóng vai trò trung tâm của kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở: thị trường vốn vay và thị
trường ngoại hối. Trên thị trường vốn vay, lãi suất thực điều chỉnh để cân bằng cung vốn vay (từ tiết kiệm
quốc gia) và cầu vốn vay (từ đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng). Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá hối
đoái thực điều chỉnh để cân bằng cung đô la (từ dòng vốn ra ròng) và cầu đô la (từ xuất khẩu ròng). Bởi
vì dòng vốn ra ròng là một phần của cầu vốn vay và bởi vì nó cung cấp nguồn cung đô la cho thị trường
ngoại hối, đây là biển số kết nối giữa hai thị trường này. 

Một chính sách làm giảm tiết kiệm quốc gia, ví dụ như chính sách thâm hụt ngân sách của chính phủ,
làm giảm cung vốn vay và tăng lãi suất. Mức lãi suất cao hơn làm giảm dòng vốn ra rằng, từ đó làm giảm
cung đô la trên thị trường ngoại hối. Đô la lên giá và xuất khẩu ròng giảm. 
Mặc dù các chính sách hạn chế ngoại thương , như thuế quan hay hạn ngạch đánh vào nhập khẩu đôi
lúc được biện hộ như là phương cách bóp méo cán cân thương mại, chúng không nhất thiết có tác động
như vậy. Một chính sách hạn chế thương mại làm tăng xuất khẩu ròng ứng với bất kỳ mức tỷ giá hối đoái
cho trước nào, và vì vậy mà nó làm tăng cầu đố la trên thị trường ngoại hối. Từ đó làm cho đô la tăng giá
trị, gây nên sự đắt đỏ một cách tương đối của hàng hóa trong nước so với hàng hóa nước ngoài. Sự lên
giả này bù trừ tác động ban đầu của chính sách hạn chế ngoại thương đối với xuất khẩu ròng. 
Khi các nhà đầu tư thay đổi hành vi của họ về việc nắm giữ tài sản của một quốc gia, sự rối loạn của nền
kinh tế trở nên trầm trọng. Đặc biệt là bất ổn chính trị có thể dẫn đến hiện tượng tháo chạy của vốn, từ đó
có xu hướng làm tăng lãi suất và gây nên mất giá tiền tệ.
CHƯƠNG 20 TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG
Hoạt động kinh tế biến động từ năm này sang năm khác. Sản lượng hàng hóa và dịch vụ ở hầu hết các
năm đều tăng lên. Do có sự gia tăng của lực lượng lao động, tăng trữ lượng vốn và tiến bộ của trình độ
công nghệ, nền kinh tế có thể sản xuất nhiều hơn theo thời gian. Sự tăng trưởng này cho phép mọi
người tận hưởng mức sống cao hơn. Bình quân trong hơn nửa thế kỷ qua, sản lượng của nền kinh tế
Hoa Kỳ tính theo GDP thực đã tăng khoảng 3% một năm.
Tuy nhiên, nền kinh tế Hoa Kỳ cũng trải qua một số năm thu hẹp thay vì tăng trưởng. Doanh nghiệp
không thể bán hàng hóa và dịch vụ ra thị trường, do đó phải cắt giảm sản xuất. Người lao động bị sa thải,
thất nghiệp tăng và các nhà máy ngưng hoạt động. Khi nền kinh tế sản xuất ít hàng hóa và dịch vụ hơn,
GDP thực và các thước đo thu nhập khác giảm. Giai đoạn có thu nhập giảm trong khi thất nghiệp tăng,
nếu tương đối nhẹ, được gọi là suy thoái' (recession), và trì trệ (depression) nếu nghiêm trọng hơn.
Ví dụ về tình trạng suy giảm như trên đã xảy ra vào năm 2008 và 2009. Từ quý từ năm 2007 đến quý hai
năm 2009, GDP thực của nền kinh tế Hoa Kỳ đã giảm 4%. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 4,4% vào tháng
5/2007 lên 10,1% vào tháng 10/2009, đây là mức cao nhất trong hơn một phần tư thế kỷ. Thật dễ hiểu
khi sinh viên tốt nghiệp ra trường trong giai đoạn này khó tìm được việc làm như mong muốn.
Điều gì gây ra những biến động ngắn hạn của hoạt động kinh tế: Chính sách công có thể làm được gì để
ngăn chặn những giai đoạn mà thu nhập giảm sút và thất nghiệp tăng lên? Khi suy thoái và trì trệ xảy ra,
các nhà hoạch định chính sách sẽ làm như thế nào để giảm độ dài cũng như mức độ nghiêm trọng của
nó? Ngay sau đây, chúng ta sẽ giải đáp những câu hỏi này.
Các biến số mà chúng ta xem xét phần lớn sẽ là những biến số mà chúng ta đã thấy trong các chương
trước. Đó là GDP thất nghiệp, lãi suất và mức giá. Ngoài ra, còn có những công cụ chính sách quen
thuộc như chi tiêu chính phủ, thuế và cung tiền. Điểm khác so với các phân tích trước chính là khung thời
gian. 
1. Suy thoái: giai đoạn mà thu nhập thực giảm và thất nghiệp tăng.
 2. Trì trệ: Suy thoái nghiêm trọng.
đến nay, mục tiêu của chúng ta là lý giải hành vi của những biến số này trong dài hạn. Mục tiêu lúc này là
giải thích sự chệch hướng ngắn hạn của các biến số này khỏi xu hưởng dài hạn. Nói cách khác, thay vì

June 1, 2021
126
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

tập trung vào những động lực giúp lý giải tăng trưởng kinh tế từ thế hệ này sang thế hệ khác, chúng ta
chuyển sự quan tâm sang những động lực giúp lý giải sự biến động kinh tế từ năm này sang năm khác.
Các nhà kinh tế hiện vẫn tranh luận về cách tốt nhất để phân tích các biến động ngắn hạn, nhưng đa số
họ đều sử dụng mô hình tổng cầu và tổng cung. Do đó, nhiệm vụ trước mắt là học cách sử dụng mô hình
này để phân tích các tác động ngắn hạn của nhiều biến cố và chính sách. Chương này sẽ giới thiệu hai
phần của mô hình này: đường tổng cầu và đường tổng cung. Tuy nhiên, trước khi đi vào mô hình chúng
ta hãy xem xét một số dữ kiện quan trọng mô tả sự thăng trầm của nền kinh tế.
BA DỮ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ BIẾN ĐỘNG KINH TẾ
Những biến động ngắn hạn của hoạt động kinh tế diễn ra ở tất cả các nước trong suốt chiều dài lịch sử.
Để bắt đầu tìm hiểu về những biến động qua từng năm này, chúng ta sẽ thảo luận về một số đặc tính
quan trọng nhất của chúng.
Dữ kiện 1: Biến động kinh tế là bất thường và không thể dự báo Những biến động của nền kinh tế
thường được gọi là chu kỳ kinh tế (business cycle). Theo ngữ nghĩa của cụm từ này, những biến động
kinh tế sẽ ứng với những thay đổi trong điều kiện kinh doanh. Khi GDP thực tăng lên nhanh chóng, thì
hoạt động kinh doanh thuận lợi. Trong những giai đoạn mở rộng kinh tế này, phần lớn doanh nghiệp đều
nhận thấy nguồn khách hàng là dồi dào và lợi nhuận gia tăng. Khi GDP thực giảm trong thời kỳ suy thoái,
thì hoạt động kinh doanh ế ẩm. Trong thời kỳ hoạt động kinh tế thu hẹp này, đa số doanh nghiệp đều bị
giảm doanh số và lợi nhuận tụt dốc.
Thuật ngữ chu kỳ kinh tế dễ gây nhầm lẫn vì nó gợi ý rằng những biến động kinh tế đi theo một mô thức
thường xuyên và có thể dự báo được. Thực tế, biến động kinh tế không hề có tính thường xuyên, và hầu
như không thể dự báo trước một cách chính xác. Hình 1(a) cho thấy GDP thực của nền kinh tế Hoa Kỳ
kể từ năm 1965. Vùng tô đậm thể hiện thời kỳ suy thoái. Theo đồ thị này, suy thoái không xảy ra với
khoảng cách đều đặn. Đôi khi suy thoái xảy ra liên tục gần nhau, như các đợt suy thoái vào năm 1980 và
1982, Đôi khi nền kinh tế trải qua nhiều năm mà không bị suy thoái. Giai đoạn kéo dài nhất trong lịch sử
mà nền kinh tế Hoa Kỳ không bị suy thoái là thời kỳ phát triển kinh tế từ năm 1991 đến 2001.
Dữ kiện 2: Đa số các đại lượng kinh tế vĩ mô cùng biến động GDP thực là biến số được sử dụng phổ
biến nhất để theo dõi những thay đổi ngắn hạn của nền kinh tế vì đây là thước đo hoạt động kinh tế toàn
diện nhất. GDP thực đo lường giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra
trong một giai đoạn xác định. Nó cũng đo lường tổng thu nhập (được điều chỉnh theo lạm phát) của tất cả
mọi người trong nền kinh tế đó.
Tuy nhiên, trong thực tế để theo dõi những biến động kinh tế ngắn hạn, thì việc chúng ta xét thước đo
hoạt động kinh tế nào là không thật sự quan trọng. Đa số các biến số kinh tế vĩ mô dùng để đo lường các
loại thu nhập, chi tiêu hay sản xuất, đều biến động cùng với nhau. Khi GDP thực giảm vì có suy thoái, thì
thu nhập cá nhân, lợi nhuận doanh nghiệp, chi tiêu tiêu dùng, chi đầu tư, sản lượng công nghiệp, doanh
thu bán lẻ, doanh thu bán nhà ở, doanh thu ô tô, vv... cũng
giảm. Vì suy thoái là một hiện tượng xảy ra trên toàn bộ nền kinh tế, nên nó cũng đồng thời xuất hiện
trong nhiều nguồn dữ liệu kinh tế vĩ mô.
Mặc dù nhiều biến số kinh tế vĩ mô cùng biến động, mức độ biến động của chúng là khác nhau. Cụ thể
như trong Hình 1(b), chi đầu tư thay đổi rất lớn trong suốt chu kỳ kinh tế. Mặc dù đầu tư bình quân chiếm
khoảng một phần bảy của GDP những đợt giảm sút đầu tư chiếm đến hai phần ba mức suy giảm GDP
trong thời kỳ suy thoái. Nói cách khác, khi điều kiện kinh tế đi xuống, phần lớn sự giảm sút có thể quy
cho những cắt giảm của chi tiêu vào nhà máy mới, nhà ở mới và hàng tồn kho.
 Dữ kiện 3: Khi sản lượng giảm thì thất nghiệp tăng Những thay đổi trong sản lượng hàng hóa và dịch vụ
của nền kinh tế có tương quan mạnh đến những thay đổi về mức độ sử dụng lực lượng lao động của nền
kinh tế đó. Nói cách khác, khi GDP thực giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Thực tế này không có gì ngạc
nhiên: Khi các doanh nghiệp quyết định sản xuất hàng | hóa và dịch vụ với số lượng ít đi thì họ sẽ sa thải
bớt công nhân, làm tăng thêm số người thất nghiệp.
Hình 1(c) cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Hoa Kỳ kể từ năm 1965. Một lần nữa, vùng tô đậm
trong hình cho thấy các giai đoạn suy thoái. Hình này nêu rõ tác động của suy thoái lên thất nghiệp.
Trong mỗi đợt suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp đều gia tăng đáng kể. Khi suy thoái chấm dứt và GDP thực bắt

June 1, 2021
127
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

đầu mở rộng, thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ dần giảm đi. Tỷ lệ thất nghiệp không bao giờ tiến đến zero; thay vào
đó, nó biến động xung quanh tỷ lệ tự nhiên vào khoảng 5-6%.
GIẢI THÍCH BIẾN ĐỘNG KINH TẾ NGẮN HẠN
Việc mô tả điều gì xảy ra khi các nền kinh tế biến động theo thời gian là dễ dàng. Nhưng lý giải được
nguyên nhân gây ra những biến động này thì khó hơn. Thật vậy, so với các chủ đề mà chúng ta đã
nghiên cứu trong các chương trước, lý thuyết biến động kinh tế vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Trong
chương này và hai chương tiếp theo, chúng ta sẽ hình thành mô hình mà đa số các nhà kinh tế đều sử
dụng để giải thích các biến động ngắn hạn của hoạt động kinh tế.
Những giả định của kinh tế học cổ điển Trong các chương trước, chúng ta đã phát triển các lý thuyết để
giải thích điều gì quyết định các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng nhất trong dài hạn. Chương 12 đã giải
thích mức và tăng trưởng sản xuất và GDP thực. Chương 13 và 14 giải thích một hệ thống tài chính vận
hành như thế nào và cách thức lãi suất thực điều chỉnh để cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư. Chương 15
giải thích tại sao luôn có tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế. Chương 16 và 17 lý giải về hệ thống tiền
tế và thay đổi cung tiền tác động đến mức giá, tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa như thế nào. Chương
18 và 19 mở rộng phân tích này cho các nền kinh tế mở để giải thích về cán cân thương mại và tỷ giá hối
đoái. | Tất cả các phân tích trước đây này đều căn cứ vào hai ý tưởng có liên quan với nhau: sự phân đôi
cổ điển và tính trung lập của tiền. Nhớ lại tính phản đối cổ điển là sự tách rời giữa các biến số thực
(những biến số đo lường số lượng hay giá tương đối) và các biến danh nghĩa (các biến số đo lường dưới
hình thức tiền). Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển, những thay đổi của cung tiền tác động đến các biến
danh nghĩa chứ không tác động đến các biến số thực. Do kết quả của tính trung lập của tiền này, xuyên
suốt các chương từ 12 đến 15 đã xem xét các nhân tố xác định các biến số thực (GDP thực, lãi suất thực
và thất nghiệp) mà không phải giới thiệu các biến danh nghĩa (cung tiền và mức giá).
Về mặt nào đó, tiền không quan trọng trong thế giới cổ điển. Nếu lượng tiền trong nền kinh tế tăng lên
gấp đôi, giá mọi thứ sẽ tăng lên gấp đôi và thu nhập của tất cả mọi người cũng sẽ tăng gấp đôi. Nhưng
điều gì thực sự xảy ra? Thay đổi sẽ là danh nghĩa (theo nghĩa tiêu chuẩn của nó là “gần như không quan
trọng”). Những thứ mà người ta thực sự quan tâm – như là liệu rằng họ có việc làm không, hàng hóa và
dịch vụ mà họ có thể mua được là nhiều hay ít, V.V... - sẽ không thay đổi. 
 Quan điểm cổ điển này đôi lúc được mô tả theo cách nói, “Tiền như là bức màn che bề ngoài". Có nghĩa
là các biến danh nghĩa là những thứ mà chúng ta nhìn thấy trước tiên khi chúng ta quan sát một nền kinh
tế bởi vì các biến số kinh tế thường được diễn tả dưới dạng đơn vị tiền tệ. Nhưng những gì quan trọng
chính là các biến số thực và các lực lượng kinh tế xác định chúng. Theo lý thuyết cổ điển, để hiểu các
biến số thực này, chúng ta cần xem xét phía sau của bức màn che này.
Thực tiễn của những biến động ngắn hạn
Những giả định của lý thuyết kinh tế học vi mô cổ điển trên có áp dụng được cho thế giới mà chúng ta
đang sống hay không? Câu trả lời sẽ có tầm quan trọng quyết định để giúp chúng ta hiểu được cách thức
hoạt động của nền kinh tế. Đa số các nhà kinh tế tin rằng lý thuyết cổ điển mô tả thế giới trong dài hạn
chứ không phải trong ngắn hạn.
Hãy nhìn lại tác động của tiến lên nền kinh tế. Đa số các nhà kinh tế tin rằng, vượt qua khỏi một giai đoạn
nhiều năm, thì những thay đổi của cung tiền sẽ tác động lên giá cả và các biến số danh nghĩa khác trừ
GDP thực, thất nghiệp, hay các biến số thực khác, như lý thuyết cổ điển đã nói. Tuy vậy, khi nghiên cứu
những thay đổi qua từng năm trong nền kinh tế, giả định về sự trung tính tiền tệ là không còn phù hợp.
Trong ngắn hạn, các biến số thực và danh nghĩa đan xen chặt chẽ với nhau, và những thay đổi của cung
tiền có thể tạm thời đẩy GDP thực chệch khỏi xu hướng dài hạn của nó.
Ngay bản thân các nhà kinh tế cổ điển, như David Hume, cũng nhận thấy rằng lý thuyết kinh tế cổ điển
không đúng trong ngắn hạn. Từ quan điểm của mình ở nước Anh vào thế kỷ 18, Hume quan sát thấy khi
cung tiền mở rộng sau những
lần phát hiện ra vàng, thì phải một thời gian sau giá cả mới tăng, và trong lúc đó, nền kinh tế tận hưởng
việc làm gia tăng và sản lượng cao hơn.
Để hiểu nền kinh tế vận hành như thế nào trong ngắn hạn, chúng ta cần một mô hình mới. Có thể thiết
lập mô hình này bằng nhiều công cụ mà chúng ta đã hình thành trong các chương trước, nhưng mô hình
phải bỏ đi sự phản đối cổ điển và tính trung lập của tiền. Chúng ta có thể không còn tách rời phân tích

June 1, 2021
128
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

các biển số thực như sản lượng và việc làm khỏi phân tích các biến số danh nghĩa như tiền và mức giá.
Mô hình mới sẽ tập trung xem xét các biến số thực và danh nghĩa tương tác với nhau như thế nào.
Mô hình tổng cầu và tổng cung Mô hình biển động kinh tế trong ngắn hạn của chúng ta tập trung vào
hành vi của hai biển số. Thứ nhất là sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế, được đo lường bằng
GDP thực. Thứ hai là mức giá bình quân, đo bằng CPI hay chỉ số giảm phát GDP. Nhớ rằng sản lượng là
biển số thực, trong khi mức giá là biến số danh nghĩa. Bằng cách tập trung vào mối quan hệ giữa hai
biến số này, chúng ta đang tách khỏi giả định cổ điển cho rằng các biến số thực và danh nghĩa có thể
được nghiên cứu tách bạch.
Chúng ta phân tích những biến động của nền kinh tế trên bình diện tổng thể với mô hình tổng cầu và
tổng cũng như minh họa trong Hình 2. Trên trục tung là mức giá chung của nền kinh tế. Trục hoành là
tổng lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Đường tổng cầu thể hiện lượng
hàng hóa và dịch vụ mà hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và người tiêu
1. Mô hình tổng cầu và tổng Cung: mô hình được đa số các nhà kinh tế sử dụng
để giải thích những biến động ngắn hạn của hoạt động kinh tế quanh Xu hướng
dài hạn. 
2.Đường tổng cầu: đường biểu diễn lượng hàng hóa và dịch vụ mà hộ gia đình,
doanh nghiệp, chính phủ và người tiêu dùng nước ngoài muốn mua ở mỗi mức giá.
dùng nước ngoài muốn mua ở mỗi mức giá. Đường tổng cung' cho thấy lượng A3ng hóa và dịch vụ mà
doanh nghiệp sản xuất và bán ra ở mỗi mức giá. Theo mô hình này, mức giá và sản lượng sẽ điều chỉnh
để đưa tổng cầu và tổng cung đến trạng thái cân bằng.
Ta có xu hướng xem mô hình tổng cầu và tổng cũng thật ra là phiên bản lớn của mô hình cầu và cùng thị
trường như đã được giới thiệu trong Chương 4. Thật ra, mô hình này là khác. Khi chúng ta xem xét cầu
và cung trong một thị trường cụ thể, ví dụ thị trường kem, thì hành vi của người mua và người bán phụ
thuộc vào khả năng nguồn lực chuyển dịch từ thị trường này sang thị trường khác. Khi giá kem tăng
lượng cầu giảm vì người mua sẽ dùng thu nhập để mua sản phẩm khác không phải kem.
 Tương tự, giá kem cao hơn sẽ làm tăng lượng cũng vì doanh nghiệp sản xuất kem có thể tăng sản
lượng bằng cách thuê thêm lao động từ khu vực khác của nền kinh tế. Sự thay thế mang tính kinh tế vĩ
mô từ thị trường này sang thị trường khác không thể xảy ra khi xét tổng thể nền kinh tế. Suy cho cùng,
đại lượng mà mô hình của chúng ta đang cố gắng giải thích – GDP thực – lại đo lường tổng hàng hóa và
dịch vụ do tất cả doanh nghiệp sản xuất ra trên tất cả các thị trường. Để hiểu tại sao đường tổng cầu dốc
xuống và đường tổng cung dốc lên chúng ta cần một lý thuyết kinh tế vĩ mô để giải thích tổng lượng cầu
hàng hóa và dịch vụ cũng như tổng lượng cung hàng hóa và dịch vụ. Công việc tiếp theo của chúng ta là
phát triển lý thuyết này.
ĐƯỜNG TỔNG CẦU
Đường tổng cầu cho chúng ta biết lượng cầu hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế ở một mức giá bất
kỳ. Như minh họa trong Hình 3, đường tổng cầu có dạng dốc xuống, có nghĩa là khi các yếu tố khác
không đổi, mức giá chung của nền kinh tế giảm (ví dụ từ P1 xuống Ph) thì sẽ làm tăng lượng cầu hàng
hóa và dịch vụ (từ Y1 lên Y2). Ngược lại, mức giá tăng sẽ làm giảm lượng cầu hàng hóa và dịch vụ.
Tại sao đường tổng cầu dốc xuống Tại sao một sự thay đổi của mức giá sẽ làm dịch chuyển lượng cầu
hàng hóa và dịch vụ theo hướng ngược lại? Để trả lời câu hỏi này, cần nhớ lại rằng GDP của một nền
kinh tế (chúng ta ký hiệu là Y) là tổng gộp các biển số tiêu dùng (C), đầu tư (1), mua sắm của chính phủ
(G) và xuất khẩu ròng (NX):
Y = C+I+G+NX.
1. Đường tổng công: đường biểu diễn lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp
quyết định sản xuất và bán ở mỗi mức giả.
Mỗi trong bốn thành phần này cùng đóng góp vào tổng cầu hàng hóa và dịch vụ. Lúc này, chúng ta giả
định rằng chi tiêu của chính phủ được cố định bằng chính sách. Ba thành phần chi tiêu còn lại - tiêu
dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng - phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và đặc biệt là vào mức giá. Do đó, để

June 1, 2021
129
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

hiểu được độ dốc âm hoặc đi xuống của đường tổng cầu, chúng ta phải xem xét mức giá tác động như
thế nào lên lượng cầu hàng hóa và dịch vụ đối với tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng. Mức giá và tiêu
dùng: Hiệu ứng của cải. Hãy nghĩ về số tiền bạn có trong túi và trong tài khoản ngân hàng. Giá trị danh
nghĩa của số tiền này là cố định: một độ la luôn luôn là một đô la. Tuy nhiên, giá trị thực của đồng tiền là
không cố định. Nếu giá của một cây keo là một đô la, thì một đô la đáng giá một cây kẹo. Nếu giá kẹo
giảm xuống còn 50 xu một cây, thì một đô la đáng giá hai cây kẹo. Do đó, khi
mức giá giảm số tiền bạn đang có sẽ tăng thêm giá trị, nó làm tăng số của cải thực và khả năng mua
hàng hóa và dịch vụ của bạn. 
 Lô gic này cho chúng ta lý do thứ nhất tại sao đường tổng cầu dốc xuống. Mức giá giảm làm tăng giá trị
thực của đồng tiền và làm cho người tiêu dùng giàu có hơn, do đó khuyến khích họ chi tiểu nhiều hơn.
Sự gia tăng chi tiêu tiêu dùng có nghĩa là lương cầu hàng hóa và dịch vụ cao hơn. Ngược lại, mức giá
tăng sẽ làm giảm giá trị thực của đồng tiền và làm cho người tiêu dùng nghèo đi, do đó làm giảm mức chi
tiêu tiêu dùng và lượng cầu hàng hóa và dịch vụ.
Mức giá và đầu tư: Hiệu ứng lãi suất. Mức giá là một yếu tố quyết định lượng cầu tiền. Khi mức giá thấp
hơn, hộ gia đình không cần giữ nhiều tiền để mua hàng hóa và dịch vụ cần thiết. Do đó, khi mức giá
giảm, hộ gia đình sẽ cố gắng giảm bớt số tiền nắm giữ bằng cách cho vay bớt đi. Ví dụ, các hộ gia đình
có thể dùng số tiền dôi dư để mua các trái phiếu sinh lời. Hoặc có thể gửi số tiền dư này vào một tài
khoản tiết kiệm có lãi, và ngân hàng sẽ sử dụng số vốn này để cho vay nhiều hơn. Dù trong trường hợp
nào thì khi hộ gia đình cố gắng chuyển một phần tiên của họ thành các tài sản sinh lời, thì họ tạo áp lực
khiến lãi suất giảm xuống (chương sau sẽ phân tích chi tiết tiến trình này).
 theo lãi suất sẽ tác động lên việc chi tiêu hàng hóa và dịch vụ. Vì lãi suất thấp hơn làm cho việc đi vay ít
tốn kém hơn, khuyến khích doanh nghiệp vay B, hơn để đầu tư vào nhà máy và thiết bị mới, và nó cũng
khuyến khích hộ gia đình vay nhiều hơn để đầu tư vào nhà mới (lãi suất thấp hơn cũng có thể khuyến
Khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn, đặc biệt chi tiêu cho những hàng hóa lâu bền có giá trị lớn như
ô tô, thường là mua trả góp). Do đó, lãi suất thấp hơn làm tăng lượng cầu hàng hóa và dịch vụ. 
 Lô gíc này cho chúng ta lý do thứ hai tại sao đường tổng cầu dốc xuống. Mức giá giảm làm giảm lãi
suất, khuyến khích chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa đầu tư, và do đó làm tăng lượng cầu hàng hóa và
dịch vụ. Ngược lại, mức giá cao hơn làm tăng lãi suất, không khuyến khích chi tiêu đầu tư và làm giảm
lượng cẩu hàng hóa và dịch vụ. Mức giá và xuất khẩu ròng: Hiệu ứng tỷ giá hối đoái. Như chúng ta vừa
thảo luận ở trên, một mức giá thấp hơn ở Hoa Kỳ sẽ làm giảm lãi suất ở Hoa Kỳ. Phản ứng trước lãi suất
thấp hơn, một số nhà đầu tư Hoa Kỳ sẽ đi tìm lợi tức cao hơn bằng cách đầu tư ra nước ngoài. Chẳng
hạn, khi lãi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ giảm, các quỹ đầu tư tưởng hồ có thể bán trái phiếu chính
phủ Hoa Kỳ. ể mua trái phiếu chính phủ Đức. Khi quỹ này chuyển đô la thành euro để mua trái phiếu
Đức, thì họ làm tăng cung đô la trên thị trường ngoại hối.
Cung đô la tăng lên để chuyển thành euro sẽ làm cho đô la giảm giá so với euro, dẫn đến một sự thay
đổi của tỷ giá hối đoái thực, đây là giá tương đối giữa hàng hóa nội địa và hàng hóa nước ngoài. Vì mỗi
đô la lúc này mua được ít đơn vị ngoại tệ hơn nên hàng hóa nước ngoài trở nên đắt hơn so với hàng hóa
trong nước. 
 Sự thay đổi giá tương đối sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu, cả trong nước lẫn nước ngoài. Vì hàng hóa nước
ngoài giờ đây trở nên đắt hơn, nên người Mỹ sẽ mua hàng nước ngoài ít đi, khiến cho hàng hóa và dịch
vụ nhập khẩu vào Hoa Kỳ giảm. Đồng thời, do hàng hóa của Hoa Kỳ lúc này rẻ hơn, nên người nước
ngoài sẽ mua nhiều hơn từ Hoa Kỳ, làm cho hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ tăng lên. Xuất khẩu ròng bằng
xuất khẩu trừ nhập khẩu, nên cả hai thay đổi này làm cho xuất khẩu ròng của Hoa Kỳ tăng lên. Do đó, sự
sụt giảm của giá trị trao đổi thực của đô la dẫn đến sự gia tăng lượng cầu hàng hóa và dịch vụ. 
 Lô gíc này giải thích lý do thứ ba tại sao đường tổng cầu dốc xuống. Khi mức giá của Hoa Kỳ giảm
xuống làm cho lãi suất của Hoa Kỳ giảm, giá trị thực của đô la trên thị trường ngoại hối cũng giảm. Sự
giảm giá này kích thích xuất khẩu ròng và do đó làm tăng lượng cầu hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ.
Ngược lại, khi mức giá của Hoa Kỳ tăng, và làm cho lãi suất Hoa Kỳ tăng, thì giá trị thực của đô la tăng,
sự tăng giá này làm cho xuất khẩu ròng của Hoa Kỳ giảm cùng với lượng của hàng hóa và dịch vụ.. Tóm
lại. Có ba lý do rõ rệt nhưng liên quan đến việc mức giá giảm sẽ làm tăng lượng cầu hàng hóa và dịch
vụ:

June 1, 2021
130
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

1. Người tiêu dùng khấm khá hơn, kích thích cầu hàng hóa tiêu dùng. 2. Lãi suất giảm, kích thích cầu
hàng hóa đầu tư.
3. Đồng tiền giảm giá, kích thích cẩu xuất khẩu ròng. Ba tác động này cũng diễn ra theo chiều ngược lại:
khi mức giá tăng, của cải gian đi kìm hãm chi tiêu của người tiêu dùng, lãi suất cao hơn kìm hãm chi tiêu
đầu tư và đồng tiền tăng giá kìm hãm xuất khẩu ròng.
Sau đây là thí nghiệm tư duy để mài dũa trực quan của bạn đọc về những tác động này.
 Hãy hình dung một ngày nọ, bạn thức dậy và nhận thấy rằng vì một lý do bí ẩn nào đó giá cả của tất cả
hàng hóa và dịch vụ đều giảm đi một nửa, nhờ đó số tiền bạn nắm trong tay có giá trị tăng gấp đôi. Xét
theo giá trị thực thì bạn có gấp đôi số tiền mà bạn có trong túi vào đêm hôm trước. Bạn sẽ làm gì với số
tiền có thêm này? Bạn có thể ăn xài ở những nhà hàng ưa thích, tăng chi tiêu tiêu dùng. Bạn có thể cho
vay mua trái phiếu hoặc gửi ngân hàng), làm giảm lãi suất và tăng chi tiêu đầu tư. Hoặc bạn có thể đầu
tư số tiền này ra nước ngoài (mua cổ phiếu trong một quỹ đầu tư quốc tế), làm giảm giá trị trao đổi thực
của đô la và tăng xuất khẩu ròng. Bất kể bạn chọn cách nào trong số ba phản ứng này, thì mức giá giảm
vẫn làm tăng lượng cầu hàng hóa và dịch vụ. Đây chính là điều được thể hiện qua độ dốc đi xuống của
đường tổng cầu.
 Điều quan trọng cần nhớ là đường tổng cầu (giống như mọi đường cầu) được vẽ ra trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi”. Cụ thể, ba lý giải về độ dốc đi xuống của đường tổng cầu đều giả định cung tiền
là cố định. Nghĩa là, chúng ta đã và đang xem xét một sự thay đổi của mức giá tác động như thế nào đến
cầu hàng hóa và dịch vụ, trong điều kiện lượng tiền trong nền kinh tế là không đổi. Như chúng ta sẽ thấy,
cung tiền thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu. Vào lúc này, chỉ cần nhớ rằng đường tổng cầu
được vẽ dựa trên lượng cung tiền cho trước.
Tại sao đường tổng cầu có thể dịch chuyển
Độ dốc đi xuống của đường tổng cầu cho thấy mức giá giảm làm tăng tổng lượng cầu hàng hóa và dịch
vụ. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác tác động lên lượng cầu hàng hóa dịch vụ ở một mức giá cho trước.
Khi một trong những yếu tố này thay đổi, lượng cầu hàng hóa và dịch vụ ở mỗi mức giá sẽ thay đổi, và
đường tổng cầu dịch chuyển. 
 Hãy xem một số ví dụ làm đường tổng cầu dịch chuyển. Chúng ta có thể phân loại ví dụ theo từng thành
phần chi tiêu chịu tác động trực tiếp nhiều nhất.
Những dịch chuyển xuất phát từ thay đổi của tiêu dùng. Giả sử người dân Hoa Kỳ trở nên quan tâm
nhiều hơn về tiết kiệm cho lúc về hưu, do đó họ giảm mức tiêu dùng hiện tại của mình. Vì lượng cầu
hàng hóa và dịch vụ ở mức giá bất kỳ lúc này sẽ thấp hơn, nên đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
Ngược lại, hãy hình dung một sự bùng phát trên thị trường chứng khoán khiến mọi người giàu có hơn và
ít lo lắng về tiết kiệm. Kết quả là chi tiêu tiêu dùng tăng thêm và lượng cầu hàng hóa và dịch vụ lớn hơn ở
bất kỳ mức giá nào, do đó đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
Như vậy bất kỳ một biến cố nào làm thay đổi mức tiêu dùng của người dân tại một mức giá cho trước
đều làm dịch chuyển đường tổng cầu. Có một biến số chính sách có tác động này, đó là mức thuế khóa.
Khi chính phủ giảm thuế, sẽ khuyến khích người dẫn chi tiêu nhiều hơn, do đó đường tổng cầu dịch
chuyển sang phải. Khi chính phủ tăng thuế, người dân cắt giảm chi tiêu và đường tổng cầu dịch sang
trái.
Những dịch chuyển xuất phát từ thay đổi của đầu tư. Bất kỳ biến cố nào làm thay đổi mức độ đầu tư của
doanh nghiệp ở một mức giá cho trước đều làm dịch chuyển đường tổng cầu. Ví dụ, hãy hình dung
ngành công nghiệp máy tính tung ra dòng máy tính nhanh hơn, và nhiều doanh nghiệp quyết định đầu tư
vào hệ thống máy tính mới này. Vì ở bất kỳ mức giá nào thì lượng cầu hàng hóa và dịch vụ lúc này đã
cao hơn trước, nên đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. Ngược lại, nếu doanh nghiệp bị quan về
triển vọng kinh doanh trong tương lai, thì họ sẽ cắt giảm chi tiêu đầu tư, làm đường tổng cầu dịch chuyển
sang trái.
Chính sách thuế cũng ảnh hưởng đến tổng cầu thông qua đầu tư. Ví dụ, quy định hoàn thuế đầu tư
(khoản thuế được hoàn trả gắn liền với chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp) làm tăng lượng hàng hóa đầu
tư mà doanh nghiệp cần có ở mức lãi suất cho trước và do đó làm dịch chuyển đường tổng cầu sang
phải. Ngược lại, việc bỏ chính sách hoàn thuế đầu tư sẽ làm giảm đầu tư và dịch chuyển đường tổng cầu
sang trái.

June 1, 2021
131
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Một biến số chính sách khác có thể ảnh hưởng đầu tư và tổng cầu là cung tiền. Vấn đề này sẽ được thảo
luận đầy đủ hơn trong chương sau, sự gia tăng cung tiền làm giảm lãi suất trong ngắn hạn. Lãi suất giảm
giúp chi phí vay ít tốn kém, do đó kích thích chi tiêu đầu tư và dịch chuyển đường tổng cầu sang phải.
Ngược lại, cung tiền giảm làm tăng lãi suất, giảm chi tiêu đầu tư và do đó dịch chuyển đường tổng cầu
sang trái. Nhiều nhà kinh tế tin rằng trong suốt lịch sử Hoa Kỳ, những thay đổi của chính sách tiền tệ vẫn
luôn là nguồn gốc quan trọng gây ra sự chuyển dịch của tổng cầu.
Những dịch chuyển xuất phát từ thay đổi chi tiêu mua sắm của chính phủ. Cách trực tiếp để các nhà
hoạch định chính sách dịch chuyển đường tổng cầu là thông qua hoạt động mua sắm của chính phủ. Ví
dụ, giả sử Quốc hội Hoa Kỳ quyết định giảm ngân sách mua sắm hệ thống vũ khí mới, với bất kỳ mức giá
nào thì lượng cầu hàng hóa và dịch vụ lúc này đã thấp hơn, nên đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
Ngược lại, nếu chính quyền các bang bắt đầu xây dựng nhiều xa lộ hơn, thì kết quả là lượng cầu hàng
hóa và dịch vụ cao hơn ở mức giá bất kỳ, do đó đường tổng cầu dịch sang phải.
Những dịch chuyển xuất phát từ thay đổi của xuất khẩu ròng. Bất kỳ sự kiện nào làm thay đổi xuất khẩu
ròng ở mức giá cho trước đều làm dịch chuyển tổng cầu. Ví dụ, khi châu Âu lâm vào tình trạng suy thoái,
khu vực này mua ít hàng hóa từ Hoa Kỳ hơn. Điều đó làm giảm xuất khẩu ròng của Hoa Kỳ ở mức giá
bất kỳ và dịch chuyển đường tổng cầu của nền kinh tế Hoa Kỳ sang trái. Khi châu Âu hồi phục, họ bắt
đầu mua hàng hóa của Hoa Kỳ trở lại, và đường tổng cầu dịch sang phải.
Xuất khẩu ròng có thể thay đổi vì các nhà đầu cơ quốc tế khuấy động tỷ giá | hối đoái. Chẳng hạn, các
nhà đầu cơ này mất niềm tin vào các nền kinh tế nước ngoài và muốn chuyển dịch một số tài sản của họ
vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Khi làm. như vậy, họ đã đẩy giá trị đô la Hoa Kỳ tăng lên trên thị trường ngoại
hối. Sự tăng giảm của đô la khiến cho hàng hóa của Hoa Kỳ trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hóa nước
ngoài, từ đó kìm hãm xuất khẩu ròng và dịch chuyển đường tổng cầu sang trái. Ngược lại, hoạt động đầu
cơ làm đô la giảm giá sẽ kích hoạt xuất khẩu ròng và dịch chuyển đường tổng cầu sang phải.
Tóm tắt: Ở chương tiếp theo, chúng ta sẽ phân tích chi tiết đường tổng cầu. Chúng ta sẽ thấy chính xác
những công cụ chính sách tiền tệ và tài khóa có thể dịch chuyển đường tổng cầu như thế nào và liệu các
nhà hoạch định chính sách có nên sử dụng những công cụ này cho mục tiêu đó hay không. Tuy nhiên, ở
chương này bạn đọc chỉ cần có một số ý tưởng tại sao đường tổng cầu dốc xuống và những biến cố và
loại chính sách nào có thể dịch chuyển đường này. Bảng 1 tóm tắt những gì chúng ta vừa học được.
ĐƯỜNG TỔNG CUNG
Đường tổng cung cho chúng ta biết tổng lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất và bán
ra ở một mức giá bất kỳ. Khác với đường tổng cầu luôn có độ dốc đi xuống, đường tổng cũng thể hiện
mối quan hệ phụ thuộc hoàn toàn vào khung thời gian xem xét. Trong dài hạn, đường tổng cung có dạng
dốc đứng, nhưng trong ngắn hạn, đường tổng cung dốc lên. Để hiểu những biến động kinh tế trong ngắn
hạn, và động thái ngắn hạn của nền kinh tế chệch khỏi xu hướng dài hạn như thế nào, chúng ta cần xem
xét đường tổng cung cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.
Tại sao đường tổng cung dốc đứng trong dài hạn
Điều gì quyết định số lượng hàng hóa và dịch vụ được cung ứng trong dài hạn? Chúng ta đã ngầm trả lời
câu hỏi này ở phần đầu cuốn sách khi phân tích tiến trình tăng trưởng kinh tế,
Trong dài hạn, sản lượng hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế (GDP thực) phụ thuộc vào nguồn
cung lao động, vốn và tài nguyên thiên nhiên, và vào công nghệ sẵn có để chuyển hóa những yếu tố sản
xuất này thành hàng hóa và dịch vụ.
- Khi phân tích những động lực quyết định tăng trưởng dài hạn, chúng ta không cần phải tham chiếu đến
mức giá chung. Mức giá sẽ được xem xét trong một chương riêng biệt, ở đó ta sẽ thấy rằng nó sẽ được
xác định bởi lượng tiền. Chúng ta biết rằng nếu hai nền kinh tế là đồng nhất và một nền kinh tế có gấp
đôi lượng tiền lưu thông so với nền kinh tế kia, thì mức giá sẽ cao gấp đôi ở nền kinh tế có nhiều tiền
hơn. Nhưng vì lượng tiền không ảnh hưởng đến công nghệ hoặc nguồn cung lao động, vốn và tài
nguyên thiên nhiên, nên sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong hai nền kinh tế sẽ như nhau.
Vì mức giá không ảnh hưởng lên các yếu tố dài hạn quyết định GDP thực, nên đường tổng cung dài hạn
sẽ dốc đứng, như trong Hình 4. Nói cách khác, trong dài hạn, lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên và
công nghệ của nền kinh tế sẽ quyết định tổng lượng hàng hóa và dịch vụ cung ứng, và lượng cung này là
như nhau bất kể mức giá là bao nhiêu.

June 1, 2021
132
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Đường tổng cung dài hạn thẳng đứng là cách thể hiện về mặt đồ họa tính phân đôi cổ điển và tính trung
lập của tiền. Như chúng ta đã thảo luận, lý thuyết kinh tế học cổ điển được dựa trên giả định cho rằng
các biến số thực không phụ
thuộc vào các biến số danh nghĩa. Đường tổng cung dài hạn là nhất quán với ý tưởng này vì nó hàm ý
rằng sản lượng đầu ra (biến số thực) không phụ thuộc vào mức giá (biến số danh nghĩa). Như đã ghi chú
ban đầu, đa số các nhà kinh tế tin nguyên tắc này phát huy tốt khi nghiên cứu nền kinh tế trong giai đoạn
nhiều năm nhưng không có tác dụng khi nghiên cứu những thay đổi qua từng năm. Do đó, đường tổng
cung chỉ dốc đứng trong dài hạn.
Tại sao đường tổng cung dài hạn dịch chuyển Vì lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển dự báo lượng hàng hóa
và dịch vụ được sản xuất ra trong một nền kinh tế trong dài hạn nên nó cũng giải thích vị trí của đường
tổng cung dài hạn.
Mức sản lượng dài hạn đôi khi gọi là sản lượng tiềm năng potential output) hay sản lượng toàn dụng (full-
employment output). Nói một cách chính xác, chúng ta gọi đó là mức sản lượng tự nhiên vì nó cho thấy
những gì nền kinh tế sản xuất ra khi thất nghiệp đạt mức tự nhiên hay mức thông thường. Mức sản lượng
tự nhiên là mức sản lượng mà nền kinh tế sẽ hướng đến đạt được trong dài hạn.
Bất kỳ sự thay đổi nào của nền kinh tế làm thay đổi mức sản lượng tự nhiên đều sẽ làm dịch chuyển
đường tổng cung dài hạn. Vì sản lượng trong mô hình cổ điển phụ thuộc vào lao động, vốn, tài nguyên
thiên nhiên và trình độ công nghệ, ta có thể phân loại những chuyển dịch của đường tổng cung dài hạn
xuất phát từ bốn nguồn này. Những dịch chuyển xuất phát từ thay đổi của lao động. Hãy hình dung một
nền kinh tế vừa trải qua đợt gia tăng nhập cư. Vì sẽ có rất nhiều lao động tăng thêm nên lượng cung
hàng hóa và dịch vụ sẽ phải tăng. Kết quả là đường tổng cung dài hạn sẽ dịch chuyển sang phải. Ngược
lại, nếu nhiều lao động rời bỏ nền kinh tế và ra nước ngoài, đường tổng cung dài hạn sẽ dịch chuyển
sang trái.
Vị trí của đường tổng cung dài hạn cũng phụ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, do đó bất kỳ thay đổi
nào của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên đều dịch chuyển đường tổng cung dài hạn. Ví dụ, nếu Quốc hội muốn
tăng mức lương tối thiểu một lượng đáng kể, thì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ tăng, và nền kinh tế sẽ sản
xuất ra lượng hàng hóa và dịch vụ nhỏ hơn. Kết quả, đường tổng cung dài hạn sẽ dịch chuyển sang trái.
Ngược lại, nếu cải cách hệ thống bảo hiểm thất nghiệp nhằm khuyến khích lao động thất nghiệp tích cực
tìm việc hơn, thì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ giảm, và đường tổng cung dài hạn sẽ dịch chuyển sang
phải.
Những dịch chuyển xuất phát từ thay đổi của vốn. Một sự gia tăng trong tổng trữ lượng vốn của nền kinh
tế sẽ làm tăng năng suất và theo đó là tăng lượng cung hàng hóa và dịch vụ. Kết quả, đường tổng cung
dài hạn dịch sang phải. Ngược lại, trữ lượng vốn của nền kinh tế giảm sẽ làm giảm năng suất và lượng
cung hàng hóa và dịch vụ, đẩy đường tổng cung dài hạn sang trái.
1. Mức sản lượng tự nhiên: sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế đạt được trong dài hạn khi
thất nghiệp ở tỷ lệ thông thường.
Nhớ rằng lập luận tương tự vẫn áp dụng bất kể chúng ta đang nói về vốn vật chất như máy móc, nhà
xưởng hay vốn nhân lực như bằng đại học. Bất kể loại vốn nào gia tăng cũng đều tăng khả năng sản
xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế, và do đó đẩy đường tổng cung dài hạn sang phải.
Những dịch chuyển xuất phát từ thay đổi của tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động sản xuất của nền kinh tế
phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên như đất, khoáng sản và khí hậu. Việc khám phá trữ lượng khoáng
sản mới sẽ dịch chuyển đường tổng cung dài hạn sang phải. Những biến đổi về thời tiết gây khó khăn
cho nông nghiệp sẽ đẩy đường tổng cung dài hạn sang trái.
Ở nhiều nước, những tài nguyên thiên nhiên quan trọng đều được nhập khẩu. Một sự thay đổi về lượng
tài nguyên sẵn có cũng có thể dịch chuyển đường tổng cung. Như chúng ta sẽ thảo luận ở cuối chương
này, các sự kiện xảy ra trên thị trường đầu thế giới từ trước đến nay vẫn luôn là nguồn gốc quan trọng
làm dịch chuyển tổng cung ở Hoa Kỳ và các nước nhập khẩu dầu khác.
Những dịch chuyển xuất phát từ thay đổi của trình độ công nghệ. Có lẽ lý do quan trọng nhất khiến nền
kinh tế ngày nay sản xuất nhiều hơn so với một thế hệ trước đây chính là trình độ công nghệ của chúng
ta đã tiên tiến hơn. Ví dụ, việc phát minh ra máy tính đã cho phép chúng ta sản xuất nhiều hàng hóa và

June 1, 2021
133
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

dịch vụ hơn từ lượng lao động, vốn và tài nguyên thiên nhiên cho trước. Khi việc sử dụng máy tính trở
nên phổ biến khắp nền kinh tế thì đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải.
Mặc dù không hẳn là công nghệ, nhưng nhiều sự kiện khác cũng diễn ra như những thay đổi trong công
nghệ. Ví dụ, việc mở cửa thương mại quốc tế có những tác động tương tự như phát minh ra quy trình
sản xuất mới vì nó cho phép một quốc gia chuyên môn hóa vào những ngành có năng suất cao hơn; do
đó, nó cũng dịch chuyển đường tổng cung dài hạn sang phải. Ngược lại, nếu chính quyền thông qua
những quy định mới ngăn chặn doanh nghiệp sử dụng một số phương pháp sản xuất nào đó, chẳng hạn
để giải quyết vấn đề an toàn lao động hay quan ngại môi trường, thì kết quả sẽ là sự chuyển dịch sang
trái của đường tổng cung dài hạn.
Tóm tắt: Vì đường tổng cung dài hạn phản ánh mô hình cổ điển của nền kinh tế mà chúng ta đã triển khai
trong các chương trước, nó giúp chúng ta mô tả phân tích ban đầu theo một cách mới. Bất kỳ chính sách
hay sự kiện nào làm tăng GDP thực trong các chương trước thì bây giờ đều có thể được mô tả như làm
tăng lượng cung hàng hóa và dịch vụ.và đẩy đường tổng cung dài hạn sang phải. Bất kỳ chính sách hay
sự kiện nào làm giảm GDP thực trong các chương trước thì bây giờ đều có thể được mô tả như làm
giảm lượng cung hàng hóa và dịch vụ và đẩy đường tổng cung dài hạn sang trái.
Sử dụng tổng cầu và tổng cung để minh họa tăng trưởng dài hạn và lạm phát
Sau khi giới thiệu về đường tổng cầu và đường tổng cung dài hạn của nền kinh tế, bây giờ chúng ta đã
có cách thức mới để mô tả các xu hướng dài hạn của nền kinh tế. Hình 5 minh họa những thay đổi xảy ra
trong một nền kinh tế qua mỗi thập niên. Nhớ rằng cả hai đường đều dịch chuyển. Mặc dù có nhiều lực
lượng tác động lên nền kinh tế trong dài hạn và về lý thuyết có thể gây ra những chuyển dịch này, thực tế
có hai lực quan trọng nhất đó là công nghệ và chính sách tiền tệ Tiến bộ công nghệ nâng cao khả năng
nền kinh tế sản xuất hàng hóa và dịch vụ, và kết quả gia tăng sản lượng được phản ảnh trong những
chuyển dịch liên tục của đường tổng cung dài hạn sang phải. Đồng thời, do Fed tăng cung tiền theo thời
gian, đường tổng cầu cũng dịch chuyển sang phải. Như trong đô thị minh họa, kết quả là sản lượng tăng
trưởng liên tục (thể hiện thông qua sự gia tăng Y) và lạm phát liên tục (thể hiện bởi sự gia tăng P). Đây là
cách thể hiện khác đối với phân tích cổ điển về tăng trưởng và lạm phát mà chúng ta đã thực hiện trong
các chương trước.
Tuy nhiên, mục tiêu của việc hình thành mô hình tổng cầu và tổng cũng thật ra không phải để khoác một
chiếc áo mới lên những kết luận dài hạn trước đây của chúng ta. Thay vào đó, nó giúp tạo ra khung phân
tích ngắn hạn, như chúng ta sẽ thấy ngay sau đây. Khi hình thành mô hình ngắn hạn, chúng ta giữ cho
phân tích đơn giản bằng cách không thể hiện tăng trưởng và lạm phát liên tục thông qua những chuyển
dịch như trong Hinh 5. Luôn nhớ rằng, các xu hướng dài hạn là phông nền và trên đó những biến động
ngắn hạn sẽ diễn ra. Những biến động ngắn hạn của sản lượng và mức giá phải được xem như su
chệch hướng khỏi xu thế dài hạn của tăng trưởng sản lượng và lạm phát.
Tại sao đường tổng cung có độ dốc hướng lên trong ngắn hạn
 Khác biệt quan trọng của nền kinh tế trong ngắn hạn so với dài hạn là động thái của tổng cung. Đường
tổng cung dài hạn dốc đứng vì trong dài hạn mức giá chung không tác động lên khả năng sản xuất hàng
hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Ngược lại, trong ngắn hạn, mức giá có tác động lên sản lượng nền kinh
tế. 
 Nghĩa là, trong giai đoạn một hoặc hai năm, một sự gia tăng mức giá chung của nền kinh tế có xu hướng
làm tăng lượng cung hàng hóa và dịch vụ, và mức giá giảm sẽ làm giảm lượng cung hàng hóa và dịch
vụ. Kết quả là đường tổng cung ngắn hạn dốc lên như trong Hình 6. 
 Tại sao mức giá thay đổi lại tác động lên sản lượng trong ngắn hạn? Các nhà kinh tế vĩ mô đã đề xuất
ba lý thuyết cho độ dốc dương của đường tổng cung ngắn hạn. Trong mỗi lý thuyết này, sự không hoàn
hảo của một thị trường cụ thể sẽ khiến cho phía cung của nền kinh tế hành xử khác đi trong ngắn hạn so
với động thái dài hạn. Những lý thuyết sau đây khác nhau về chi tiết, nhưng có cùng chủ thuyết: Lượng
cung sản lượng chệch khỏi mức dài hạn hay mức tự nhiên khi mức giá thực tế trong nền kinh tế chệch
khỏi mức giá mà người dân kỳ vọng sẽ diễn ra. Khi mức giá tăng cao hơn mức kỳ vọng của người dân,
thì sản lượng tăng cao hơn mức tự nhiên, và khi mức giá giảm thấp hơn mức kỳ vọng, thì sản lượng
giảm thấp hơn mức tự nhiên.
Lý thuyết tiền lương kết dính (The Sticky-Wage Theory). Lý giải đầu tiên về độ dốc dương của đường
tổng cung ngắn hạn là lý thuyết tiền lương kết dính . Lý thuyết này là đơn giản nhất trong số ba cách tiếp

June 1, 2021
134
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

cận về tổng cung, và một số nhà kinh tế tin rằng nó nêu bật lý do quan trọng nhất cho thấy tại sao nền
kinh tế trong ngắn hạn khác với nền kinh tế trong dài hạn. Do đó, chúng tôi luôn nhấn mạnh lý thuyết tổng
cung ngắn hạn trong cuốn sách này.
Theo lý thuyết này, đường tổng cung ngắn hạn dốc lên vì tiền lương danh nghĩa chậm điều chỉnh theo
những điều kiện kinh tế đang thay đổi. Nói cách khác, tiền lương “kết dính” (hay chậm thay đổi) trong
ngắn hạn. Trong chừng mực nào đó, sự điều chỉnh chậm của tiền lương danh nghĩa được quy cho
những hợp đồng dài hạn giữa người lao động và doanh nghiệp trong đó hợp đồng thường cố định lương
danh nghĩa, đôi khi kéo dài đến 3 năm. Ngoài ra, sự điều chỉnh kéo dài này có thể quỷ cho sự thay đổi
chậm chạp của những quy phạm hay quan điểm xã hội và sự công bằng vốn có tác động lên việc ấn định
tiền lương.
Ta cần một ví dụ để giải thích tại sao lương danh nghĩa kết dính có thể dẫn đến độ dốc đi lên của đường
tổng cung ngắn hạn. Giả sử năm ngoái có một doanh nghiệp kỳ vọng mức giá năm nay sẽ là 100, và
theo kỳ vọng này doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động thống nhất mức lương là 20 đô la một
giờ. Thực tế, mức giá P chỉ có 95. Vì mức giá giảm thấp hơn kỳ vọng, doanh nghiệp này mất 5%. cho
mỗi đơn vị sản phẩm bán ra. Chi phí lao động sử dụng để làm ra sản phẩm thì vẫn chốt ở mức 20 đô la
một giờ. Sản xuất lúc này ít có lợi nhuận hơn, do đó doanh nghiệp thuê ít lao động hơn và giảm lượng
sản phẩm cung ứng. Theo thời gian, hợp đồng lao động sẽ hết hiệu lực, và doanh nghiệp có thể tái đàm
phán với người lao động về mức lương thấp hơn (người lao động có thể chấp nhận vì giá cả giờ đã thấp
hơn), nhưng trong lúc này, việc làm và sản lượng sẽ vẫn thấp hơn mức dài hạn của chúng.
Lập luận tương tự cũng diễn ra theo hướng ngược lại. Giả sử mức giá thực tế là 105, và tiền lương vẫn
ở mức 20 đô la. Doanh nghiệp nhận thấy số tiền được trả cho mỗi đơn vị sản phẩm bán ra tăng 5%,
trong khi chi phí lao động thì không đổi. Do đó, họ thuê nhiều lao động hơn và tăng lượng cung ứng. Cuối
cùng, người lao động sẽ đòi hỏi lương danh nghĩa cao hơn để bù đắp cho mức giá cao hơn, nhưng vẫn
có một giai đoạn mà doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội thu lợi bằng cách tăng việc làm và sản lượng
cung ứng cao hơn mức dài hạn của hai chỉ báo này.
Tóm lại, theo lý thuyết tiền lương kết dính, đường tổng cung ngắn hạn là dốc lên vì lương danh nghĩa
được dựa vào giá cả kỳ vọng và không phản ứng ngay khi mức giá thực tế trở nên khác với những gì kỳ
vọng. Tính kết dính này của tiền lương giúp doanh nghiệp có động cơ giảm sản lượng khi mức giá thực
tế thấp hơn kỳ vọng và tăng sản lượng khi mức giá thực tế cao hơn kỳ vọng.
Lý thuyết giá cả kết dính (The Sticky-Price Theory). Một số nhà kinh tế cổ súy cho cách tiếp cận khác
nhằm giải thích độ dốc dương của đường tổng cung ngắn hạn, gọi là lý thuyết giá cả kết dính. Như ta
vừa thảo luận, lý thuyết tiền lương kết dính nhấn mạnh rằng lương danh nghĩa điều chỉnh chậm theo thời
gian. Lý thuyết giá cả kết dính cho rằng giá cả của một số hàng hóa và dịch vụ cũng điều chỉnh rất chậm
trước những điều kiện kinh tế đang thay đổi. Sự điều chỉnh chậm chạp này của giá cả xảy ra một phần vì
có phát sinh chi phí khi điều chỉnh giá, gọi là chi phí thực đơn. Chi phí thực đơn bao gồm phí tổn in ấn và
phân phối tài liệu sản phẩm và cần thời gian để thay đổi giá niêm yết. Do hệ quả của những chi phí này,
giá cả và lương có thể trở nên kết dính trong ngắn hạn.
Để thấy giá cả kết dính giải thích độ dốc dương của đường tổng cung như thế nào, ta hình dung mỗi
doanh nghiệp trong nền kinh tế đều công bố trước giá cả của họ dựa vào điều kiện kinh tế mà họ kỳ vọng
sẽ diễn ra trong năm tới. Giả định thêm rằng sau khi công bố giá cả, nền kinh tế trải qua thời kỳ thu hẹp
cung tiền ngoài dự kiến, với kết quả (như chúng ta đã biết) sẽ làm giảm mức giá chung trong dài hạn.
Mặc dù một số doanh nghiệp có thể giảm giá ngay trước sự thay  đổi điều kiện kinh tế ngoài dự liệu này,
những doanh nghiệp khác có thể không muốn tốn thêm chi phí thực đơn. Kết quả là họ có thể tạm thời đi
chậm hơn trong việc điều chỉnh giá. Vì những doanh nghiệp đi sau này vẫn có giá quá cao, nên bị giảm
doanh số, Doanh số giảm khiến họ cắt giảm sản xuất và giảm lao động. Nói cách khác, vì không phải giá
cả nào cũng điều chỉnh nhanh chóng theo điều kiện kinh tế đang thay đổi, nên khi mức giá sụt giảm ngoài
dự kiến sẽ làm lộ ra một số doanh nghiệp có giá cao hơn mong đợi, các mức giá cao hơn mong muốn
này gây sức ép lên doanh số và buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm lượng hàng hóa và dịch vụ mà họ
sản xuất.
 Lập luận tương tự khi cung tiền và mức giá trở nên cao hơn kỳ vọng của doanh nghiệp lúc họ ấn định
giá của mình. Trong khi một số doanh nghiệp tăng giá ngay trước môi trường kinh tế mới, những doanh
nghiệp khác lại có độ trễ, vẫn giữ giá ở mức thấp hơn mong muốn. Mức giá thấp này sẽ thu hút khách
hàng, khiến doanh nghiệp phải tăng thêm lao động và sản xuất. Do đó, trong thời gian những doanh

June 1, 2021
135
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

nghiệp điều chỉnh chậm này vận hành với mức giá lỗi thời, có một sự đồng hành tích cực giữa mức giá
chung và sản lượng đầu ra. Sự đồng hành tích cực này được thể hiện bằng độ dốc hướng lên của
đường tổng cung ngắn hạn.
Lý thuyết về sự ngộ nhận (The Misperceptions Theory). Cách tiếp cận thứ ba nhằm giải thích độ dốc
dương của đường tổng cung ngắn hạn là lý thuyết về sự ngộ nhận. Theo lý thuyết này, những thay đổi
của mức giá chung có thể tạm thời gây ngộ nhận cho nhà cung ứng về điều gì đang xảy ra trong từng thị
trường mà họ tiêu thụ sản phẩm. Kết quả của những ngộ nhận ngắn hạn này là các nhà cung cấp phản
ứng trước thay đổi thông qua mức giá, và phản ứng này làm cho độ dốc của đường tổng cung đi lên.
Để xem điều này diễn ra như thế nào, ta giả định mức giá chung giảm thấp hơn mức kỳ vọng của nhà
cung ứng. Khi nhà cung ứng thấy giá cả sản phẩm của mình giảm đi, họ sẽ tin một cách sai lầm là giá
tương đối của hàng hóa giảm; nghĩa là họ có thể tin rằng giá của họ đã giảm so với giá cả khác trong nền
kinh tế. Ví dụ, nông dân trồng lúa mì có thể chú ý giá lúa mì giảm trước khi họ nhận thấy giá cả của
những mặt hàng khác mà họ tiêu dùng cũng giảm. Họ có thể suy ra từ quan sát này rằng nguồn lợi từ
sản xuất lúa mì lúc này là thấp. Do đó, họ có thể phản ứng bằng cách giảm sản lượng cung ứng. Tương
tự, người lao động có thể nhận thấy tiền lương danh nghĩa của mình giảm trước khi họ biết giá cả hàng
hóa mà họ tiêu dùng cũng đang giảm. Họ có thể suy ra rằng phần thưởng cho sức lao động lúc này đang
thấp và phản ứng bằng cách giảm lượng cung lao động. Trong cả hai trường hợp, mức giá thấp hơn gây
ra những ngộ nhận về giá tương đối, và những ngộ nhận này khiến các nhà cung ứng phản ứng trước
mức giá thấp hơn bằng cách giảm lượng cung hàng hóa và dịch vụ.
Những ngộ nhận tương tự cũng xảy ra khi mức giá cao hơn kỳ vọng. Các nhà cung ứng hàng hóa và
dịch vụ nhận thấy giá đầu ra của mình đang tăng, và suy luận một cách sai lầm rằng giá tương đối của
họ đang gia tăng. Họ sẽ kết luận rằng thời điểm này thuận lợi cho sản xuất. Cho đến khi những ngộ nhận
của họ được điều chỉnh, họ vẫn tiếp tục phản ứng trước mức giá cao hơn bằng cách gia tăng
lượng cung ứng hàng hóa và dịch vụ. Hành vi này dẫn đến kết quả đường tổng cung ngắn hạn dốc lên. 
Tóm tắt: Có ba cách lý giải khác nhau cho độ dốc hướng lên của đường tổng cung ngắn hạn: (1) tiền
lương kết dính, (2) giá cả kết dính, và (3) ngộ nhận và giá tương đối. Các nhà kinh tế vẫn tranh luận lý
thuyết nào là đúng, và rất có khả năng mỗi lý thuyết đều hàm chứa một phần sự thật. Theo mục tiêu của
cuốn sách. này, những điểm tương đồng của các lý thuyết này quan trọng hơn là sự khác biệt. Cả ba lý
thuyết đều gợi ý rằng sản lượng đi chệch hướng trong ngắn hạn khỏi xu hướng dài hạn (mức tự nhiên)
khi mức giá thực tế chệch khỏi mức giá mà người dân kỳ vọng sẽ diễn ra. Về mặt toán học, khái niệm
này được thể hiện như sau:
Sản lượng cung ứng = Mức sản lượng tự nhiên + a x (Mức giá thực tế – Mức giá kỳ vọng) 
Trong đó a là số hạng quyết định mức phản ứng của sản lượng là bao nhiêu trước sự thay đổi ngoài dự
kiến của mức giá. 
 Nhớ rằng cả ba lý thuyết về đường tổng cung ngắn hạn này đều chú trọng đến một vấn đề có tính tạm
thời. Bất kể độ dốc hướng lên của đường tổng cung được quy cho tiền lương kết dính, giá cả kết dính
hay những ngộ nhận, thì những điều kiện này cũng không tồn tại mãi mãi. Theo thời gian, lương danh
nghĩa sẽ trở nên linh hoạt, giá cả cũng trở nên linh hoạt, và những ngộ nhận về giá tương đối sẽ được
điều chỉnh. Trong dài hạn, hoàn toàn hợp lý khi cho rằng giá cả và tiền lương trở nên linh hoạt hơn là
cứng nhắc, và người dân không nhầm lẫn về giá tương đối. Do đó, mặc dù vẫn có nhiều lý thuyết hay để
giải thích tại sao đường tổng cung ngắn hạn dốc lên, tất cả lý thuyết này đều nhất quán với đường tổng
cung dài hạn có độ dốc thẳng đứng.
Tại sao đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển 
Đường tổng cung ngắn hạn cho chúng ta biết lượng cung hàng hóa và dịch vụ trong ngắn hạn ứng bất kỳ
mức giá xác định nào. Đường này tương tự như đường tổng cung dài hạn, nhưng có độ dốc dương thay
vì dốc đứng hoàn toàn do giá cả kết dính, tiền lương kết dính và những ngộ nhận. Do đó, khi nói về
nguyên nhân gây dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn, chúng ta phải cân nhắc tất cả biến số làm dịch
chuyển đường tổng cung dài hạn cộng thêm một biến số mới, đó là mức giá kỳ vọng vốn tác động lên
tiền lương đang bị kết dính, giá cả đang cứng nhắc và những nhận thức không chính xác về giá tương
đối. 

June 1, 2021
136
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

 Chúng ta hãy bắt đầu bằng những gì đã biết về đường tổng cung dài hạn. Như đã thảo luận lúc đầu, sự
dịch chuyển của đường tổng cung dài hạn thường xuất phát từ những thay đổi về lao động, vốn và tài
nguyên thiên nhiên, hay trình độ công nghệ. Những biến số này cũng làm dịch chuyển đường tổng cung
ngắn hạn. Ví dụ, khi sự gia tăng của tổng trữ lượng vốn của nền kinh tế làm tăng năng suất, nền kinh tế
có thể sản xuất nhiều sản lượng đầu ra hơn, do đó cả đường tổng cung dài hạn và ngắn hạn đều dịch
chuyển sang phải. Khi sự gia tăng lương tối thiểu làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, thì nền kinh tế có ít
lao động có việc làm hơn,
và do đó sản xuất ra ít sản lượng đầu ra hơn, kết quả là cả đường tổng cung dài hạn và ngắn hạn đều
dịch sang trái. 
 Biến số mới quan trọng tác động lên vị trí của đường tổng cung ngắn hạn là mức giá mà người dân kỳ
vọng sẽ diễn ra. Như đã thảo luận, lượng cung hàng hóa và dịch vụ trong ngắn hạn phụ thuộc vào giá cả
kết dính, tiền lương kết dính và những ngộ nhận. Tuy nhiên, tiền lương, giá cả và nhận thức được ấn
định dựa trên mức giá kỳ vọng. Do đó, khi người dân thay đổi kỳ vọng về mức giá, thì đường tổng cung
ngắn hạn dịch chuyển. 
 Để cụ thể hóa ý tưởng này, hãy xem xét một lý thuyết tổng cung cụ thể, đó là lý thuyết tiền lương kết
dính. Theo lý thuyết này, khi người lao động và doanh nghiệp kỳ vọng mức giá sẽ cao, họ có khuynh
hướng đàm phán với mức lương danh nghĩa cao. Lương cao làm tăng chi phí của doanh nghiệp, và với
bất kỳ mức giá thực tế nào, chi phí cao hơn sẽ làm giảm lượng cung hàng hóa và dịch vụ. Do đó, khi
mức giá kỳ vọng tăng, tiền lương cao hơn, chi phí tăng, và doanh nghiệp sản xuất ít hàng hóa và dịch vụ
hơn ứng với bất kỳ mức giá thực tế nào, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái. Ngược lại,
khi mức giá kỳ vọng giảm, tiền lương thấp hơn, chi phí giảm, doanh nghiệp tăng sản lượng ứng với bất
kỳ mức giá thực tế nào, và đường tổng cung ngắn hạn dịch sang phải. 
 Lập luận tương tự áp dụng cho mỗi lý thuyết về tổng cung. Bài học khái quát là như sau: Mức giá kỳ
vọng tăng sẽ làm giảm lượng cung hàng hóa và dịch vụ và đầy đường tổng cung ngắn hạn sang trái.
Mức giá kỳ vọng giảm sẽ làm tăng lượng cung hàng hóa và dịch vụ và đẩy đường tổng cung ngắn hạn
sang phải, Như chúng ta sẽ thấy trong phần tiếp theo, ảnh hưởng của kỳ vọng lên vị trí của đường tổng
cung ngắn hạn đóng vai trò then chốt trong việc lý giải nền kinh tế chuyển tiếp như thế nào từ ngắn hạn
sang dài hạn. Trong ngắn hạn, kỳ vọng đã được ấn định, và nền kinh tế nằm ngay giao điểm của đường
tổng cầu với đường tổng cung ngắn
hạn. Trong dài hạn, nếu người dân quan sát thấy mức giá khác với những gì họ kỳ vọng, thì họ sẽ điều
chỉnh kỳ vọng của mình và đường tổng cung ngắn hạn dịch. chuyển. Sự dịch chuyển này đảm bảo rằng
nền kinh tế cuối cùng sẽ nằm tại giao điểm của đường tổng cầu và đường tổng cung dài hạn.

Giờ đây ta đã hiểu sơ nét lý do tại sao đường tổng cung ngắn hạn dốc lên và những biến cố và chính
sách nào làm dịch chuyển đường này. Bảng 2 sẽ tóm tắt phần thảo luận của chúng ta.

HAI NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG KINH TẾ

Giờ đây, mô hình tổng cầu và tổng cung đã được giới thiệu, chúng ta đã có những công cụ cơ bản để
phân tích các biến động của hoạt động kinh tế. Cụ thể, chúng ta có thể vận dụng những gì vừa biết về
tổng cầu và tổng cung để xem xét hai nguyên nhân cơ bản gây ra các biến động ngắn hạn: đó là những
chuyển dịch của tổng cầu và tổng cung. 

 Để đơn giản, chúng ta giả định nền kinh tế bắt đầu ở trạng thái cân bằng dài hạn, như trong Hình 7. Mức
sản lượng và mức giá được xác định trong dài hạn bởi giao điểm giữa đường tổng cầu với đường tổng
cung dài hạn, là điểm A trong hình. Tại điểm này, sản lượng đạt mức tự nhiên. Vì nền kinh tế luôn trong
trạng thái cân bằng ngắn hạn, nên đường tổng cung ngắn hạn cũng cắt qua điểm này, điều đó cho thấy
mức giá kỳ vọng đã điều chỉnh theo xu hướng cân bằng dài hạn trên. Nghĩa là, khi nền kinh tế đạt cân
bằng dài hạn, mức giá kỳ vọng phải bằng với mức giá thực tế sao cho giao điểm giữa tổng cầu và tổng
cung ngắn hạn là trùng với giao điểm giữa tổng cầu và tổng cung dài hạn.

Những tác động của sự dịch chuyển tổng cầu 

June 1, 2021
137
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Giả sử một làn sóng bị quan bỗng nhiên bao trùm nền kinh tế. Nguyên nhân có thể là một vụ bê bối ở
Nhà Trắng, một vụ sụp đổ trên thị trường chứng khoán hoặc nổ ra chiến tranh ở nước ngoài. Vì biến cố
này, nhiều người mất lòng tin vào tương lai và thay đổi kế hoạch của họ. Hộ gia đình cắt giảm chi tiêu và
trì hoãn mua sắm, còn doanh nghiệp thì trì hoãn đầu tư thiết bị mới. 

 Tác động kinh tế vĩ mô của làn sóng bị quan này là gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể làm theo
ba bước đã áp dụng trong Chương 4 khi phân tích cung và cầu trong các thị trường cụ thể. Thứ nhất,
chúng ta xác định liệu biến cố trên có ảnh hưởng đến tổng cầu hay tổng cung hay không. Thứ hai, chúng
ta xác định hướng chuyển dịch của các đường cung và cầu. Thứ ba, chúng ta sử dụng biểu đồ tổng cầu
và tổng cung để so sánh trạng thái cân bằng ban đầu và cân bằng mới. Thách thức mới là chúng ta phải
bổ sung thêm bước thứ tư: phải theo dõi trạng thái cân bằng ngắn hạn mới, cân bằng dài hạn mới và sự
chuyển tiếp giữa hai điểm cân bằng này. Bảng 3 tóm tắt bốn bước phân tích biến động kinh tế. 

 Hai bước đầu là đơn giản. Thứ nhất, do làn sóng bị quan tác động lên kế hoạch chi tiêu, nó ảnh hưởng
đến đường tổng cầu. Thứ hai, do các hộ gia đình và doanh nghiệp lúc này muốn mua hàng hóa và dịch
vụ với số lượng nhỏ hơn ở mức giá bất kỳ, biến cố này làm giảm tổng cầu. Như trong Hình 8, đường
tổng cầu dịch sang trái từ ADN sang AD.

Với biểu đồ này, chúng ta có thể thực hiện bước thứ ba: bằng cách so sánh điểm cân bằng ban đầu và
điểm cân bằng mới, chúng ta có thể thấy tác động từ sự sụt giảm tổng cầu. Trong ngắn hạn, nền kinh tế
di chuyển dọc theo đường tổng cung ngắn hạn ban đầu AS1, đi từ điểm A sang điểm B. Khi nền kinh tế
di chuyển giữa hai điểm này, sản lượng giảm từ Yi xuống Ya và mức giá giảm từ P1 xuống P. Mức sản
lượng giảm đi cho thấy nền kinh tế đang trong suy thoái. Mặc dù không được thể hiện trên đồ thị, doanh
nghiệp phản ứng trước doanh số và sản lượng giảm bằng cách cắt giảm việc làm. Do đó, sự bị quan làm
chuyển dịch đường tổng cầu, ở một mức độ nào đó, tự nó kéo theo hệ quả hiện thực: sự bị quan về
tương lại dẫn đến thu nhập giảm và thất nghiệp tăng.

Bây giờ là bước thứ 4, sự chuyển tiếp từ cân bằng ngắn hạn sang cân bằng dài hạn. Vì tổng cầu giảm đi,
nên mức giá ban đầu cũng giảm từ P xuống P2. Do đó, mức giá thấp hơn mức mà người dân đang kỳ
vọng (P1) trước khi tổng cầu bất chợt co cụm. Người dân có thể bị bất ngờ trong ngắn hạn, nhưng họ sẽ
không ngạc nhiên lâu. Theo thời gian, kỳ vọng sẽ bắt kịp với thực tiễn mới này, và mức

giá kỳ vọng cũng sẽ giảm. Mức giá kỳ vọng giảm làm thay đổi tiền lương, giá cả và nhận thức, đến lượt
các yếu tố này tác động lên vị trí của đường tổng cung nó. hạn. Ví dụ, theo lý thuyết tiền lương kết dính,
một khi người lao động và doanh nghiệp bắt đầu kỳ vọng mức giá thấp hơn, họ sẽ tham gia đàm phán
mức lương danh nghĩa thấp hơn; chi phí lao động giảm khuyến khích doanh nghiệp thuế nhiều nhân
công hơn và mở rộng sản xuất ở mọi mức giá cho trước. Do đó, một sự giảm sút trong mức giá kỳ vọng
sẽ dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang phải từ AS sang AS, như trong Hình 8. Sự dịch chuyển
này cho phép nền kinh tế tiến tới điểm C, nơi đường tổng cầu mới (AD)) cắt đường tổng cung dài hạn. 

 Ở trạng thái cân bằng dài hạn mới, điểm C, sản lượng trở lại mức tự nhiên. Nền kinh tế đã tự điều chỉnh:
mức sụt giảm sản lượng được bù đắp trong dài hạn ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách không có
hành động gì. Mặc dù làn sóng bị quan đã làm giảm tổng cầu, mức giá cũng giảm đáng kể (xuống Ph) để
bù trừ cho sự dịch chuyển của đường tổng cầu, và người dân cũng bắt đầu kỳ vọng về mức giá mới thấp
hơn này. Do đó, trong dài hạn, sự dịch chuyển của đường tổng cầu được phản ánh hoàn toàn vào mức
giá nhưng không phản ánh trong mức sản lượng. Nói cách khác, tác động dài hạn của sự dịch chuyển
tổng cầu là một sự thay đổi danh nghĩa (mức giá thấp hơn) nhưng không có thay đổi thực (sản lượng
như cũ).

Các nhà hoạch định chính sách nên làm gì trước sự sụt giảm bất ngờ của tổng cầu? Trong phần phân
tích này, chúng ta giả định họ không làm gì cả. Một khả năng khác là, ngay khi nền kinh tế hướng đến
suy thoái (đi từ điểm A sang điểm B), các nhà hoạch định chính sách có thể hành động để tăng tổng cầu.
Như chúng ta đã ghi chú ở trên, một sự gia tăng chi tiêu của chính phủ hoặc tăng cung tiền sẽ làm tăng
lượng cầu hàng hóa và dịch vụ ở mức giá bất kỳ, và do đó sẽ dịch chuyển đường tổng cầu sang phải.

June 1, 2021
138
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Nếu các nhà hoạch định chính sách hành động đủ nhanh và chính xác, họ có thể bù trừ sự chuyển dịch
ban đầu của tổng cầu, đưa đường tổng cầu trở lại AD, và nền kinh tế trở lại điểm A. Nếu chính sách
thành

BẠN CÓ BIẾT. Nhắc Lại Tính Trung Lập Của Tiền

Theo lý thuyết kinh tế học cổ điển, tiền có tính trung tính. Nghĩa là, những thay đổi lượng tiền sẽ ảnh
hưởng các biển số danh nghĩa như mức giá nhưng không tác động tới các biến số thực như sản lượng.
Ở đầu chương, chúng ta ghi chú rằng đa số các nhà kinh tế chấp nhận kết luận này như là sự mô tả
cách thức nền kinh tế hoạt động trong dài hạn, nhưng không. phải trong ngắn hạn. Với mô hình tổng cầu
và tổng cung, chúng ta có thể minh họa kết luận này và giải thích đầy đủ hơn.

Giả sử Cục Dự trữ Liên bang (Fed) giảm lượng tiến trong nền kinh tế. Sự thay đổi này có tác động gì?
Như ta đã thảo luận, cung tiền là một yếu tố quyết định tổng cầu. Việc giảm cung tiền sẽ đẩy đường tổng
cầu sang trái.

Cách phân tích giống như trong Hình 8. Mặc dù nguyên nhân gây chuyển dịch đường tổng cầu là khác,
chúng ta vẫn quan sát được tác động tương tự lên sản lượng và mức giá. Trong ngắn hạn, cả sản lượng
và mức giá đều giảm. Nền kinh tế trải qua suy thoái. Nhưng theo thời gian, mức giá kỳ vọng cũng sẽ
giảm, doanh nghiệp và người lao động phản ứng trước kỳ vọng mới bằng cách đồng ý với mức lương
danh nghĩa thấp hơn chẳng hạn. Khi họ làm như vậy, đường tổng công ngắn hạn sẽ dịch sang phải. Cuối
cùng, nền kinh tế quay trở lại đường tổng cung dài han 

 Hình 8 cho thấy khi nào tiền là quan trọng với biến số thực và khi nào không. Trong dài hạn, tiền có tính
trung tính, như được minh họa bởi sự di chuyển của nền kinh tế từ điểm A đến điểm C. Nhưng trong
ngắn hạn, một thay đổi trong cung tiến sẽ có tác động thực, như biểu hiện qua sự di chuyển của nền kinh
tế từ điểm A sang điểm B, Một câu nói xưa tóm tắt chính xác phân tích này:"Tiền chỉ là bức màn che,
nhưng khi bức màn lay động mạnh, sản lượng thực cũng phải hắt hơi” 

công, giai đoạn đau đớn do sản lượng và việc làm bị kìm hãm có thể được rút ngắn và giảm mức độ
nghiêm trọng. Chương tiếp theo sẽ thảo luận chi tiết cách thức chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
tác động lên tổng cầu, cùng những khó khăn thực tế khi sử dụng các công cụ này.

Tóm tại, câu chuyện về những chuyển dịch của tổng cầu có ba bài học quan trọng:

Trong ngắn hạn, những chuyển dịch của tổng cầu gây ra biến động sản lượng hàng hóa và dịch vụ của
nền kinh tế. Trong dài hạn, những chuyển dịch của tổng cầu tác động lên mức giá chung nhưng không
ảnh hưởng đến sản lượng.

 • Các nhà hoạch định chính sách tạo ảnh hưởng lên tổng cầu có thể có khả năng giảm thiểu mức độ
nghiêm trọng của các biến động kinh tế.

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG

Hai Đợt Chuyển Dịch Lớn Của Tổng Cầu: Đại Khủng Hoàng Và Thế Chiến Thứ II

Ở đầu chương này, chúng ta đã thiết lập ba dữ kiện về những biến động kinh tế khi xem xét dữ liệu từ
năm 1965. Bây giờ hãy nhìn vào lịch sử kinh tế Hoa Kỳ lâu hơn. Hình 9 cho thấy số liệu từ năm 1900 về
phần trăm thay đổi GDP thực của ba năm trước. Trong một giai đoạn bình quân 3 năm, GDP thực tăng
trưởng khoảng

10 phần trăm, hay hơn 3 phần trăm một năm. Tuy nhiên, chu kỳ kinh tế gây ra những bất ổn quanh mức
trung bình này, có hai thời kỳ quan trọng nổi lên: GDP thực giảm mạnh vào đầu thập niên 1930 và GDP

June 1, 2021
139
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

thực tăng mạnh vào đầu thập niên 1940. Cả hai sự kiện này đều được quy cho những chuyển dịch của
đường tổng cầu.

Thảm họa kinh tế đầu những năm 1930 được gọi là Đại Khủng hoảng, và cho đến nay vẫn là sự sụt giảm
kinh tế lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. GDP thực giảm 27% từ 1929 đến 1933, và thất nghiệp tăng từ 3%
lên 25%. Đồng thời, mức giá giảm 22% trong 4 năm đó. Nhiều nước khác cũng bị sụt giảm sản lượng và
giá cả tương tự trong giai đoạn này. 

 Các nhà lịch sử kinh tế vẫn tiếp tục tranh luận về nguyên nhân của Đại Khủng hoảng, nhưng đa số các
lý giải đều tập trung vào sự sụt giảm mạnh của tổng cầu. Điều gì đã khiến cho tổng cầu thu hẹp như vậy?
Và sự bất đồng phát sinh từ đây.

Nhiều nhà kinh tế chủ yếu quy nguyên nhân là do cung tiền giảm: từ 1929 đến 1933, cung tiền giảm 28%.
Các bạn có thể nhớ lại phần thảo luận về hệ thống tiền tệ, sự sụt giảm cung tiền này là do những trục
trặc trong hệ thống ngân hàng. Khi các hộ gia đình rút tiền khỏi những ngân hàng yếu kém về mặt tài
chính, thì các chủ ngân hàng càng trở nên thận trọng và bắt đầu tăng dự trữ nhiều hơn, tiến trình tạo ra
tiền trong hoạt động ngân hàng theo tỷ lệ dự trữ (fractional-reserve banking) hoàn toàn bị đảo ngược.
Trong khi đó Fed lại không thể bù trừ sự sụt giảm của số nhân tiền tệ thông qua đẩy mạnh hoạt động thị
trường mở. Kết quả là cung tiền giảm. Nhiều nhà kinh tế cho rằng chính sự thất bại hành động này của
Fed đã dẫn đến sự nghiêm trọng của Đại Khủng hoảng.

Các nhà kinh tế khác thì gợi ra những lý do khác cho sự sụp đổ của tổng cầu. Ví dụ, giá cổ phiếu giảm
khoảng 90% trong thời kỳ này, làm kiệt quệ của cải của các hộ gia đình và theo đó là giảm chi tiêu tiêu
dùng. Hơn nữa, những trục trặc của ngân hàng có lẽ đã cản trở một số doanh nghiệp tiếp cận được
nguồn tài

chính cần thiết cho các dự án đầu tư, và điều này cũng đã kìm hãm chi tiêu đầu tư. Có khả năng tất cả
những động lực này đã cùng diễn ra khiến tổng cầu Có cụm trong giai đoạn Đại Khủng hoảng.

Diễn biến quan trọng thứ hai trong Hình 9, đó là giai đoạn bùng nổ kinh tế đầu thập niên 1940, thì dễ lý
giải hơn. Nguyên nhân rõ nhất của sự kiện này chính là Thế Chiến thứ II. Khi Hoa Kỳ tham chiến ở hải
ngoại, chính phủ liên bang phải đầu tư nhiều nguồn lực cho quân đội hơn. Hoạt động mua sắm hàng hóa
và dịch vụ của chính phủ tăng gần 5 lần từ năm 1939 đến 1944. Sự mở rộng tổng cầu khổng lồ này đã
tăng sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế lên gấp đôi và đẩy mức giá tăng lên 20% (bất kể các
biện pháp kiểm soát giá đại trà của chính phủ nhằm hạn chế sự gia tăng giá cả). Thất nghiệp giảm từ
17% năm 1939 xuống 1% năm 1944, là mức thấp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

NGHIÊN CỨU | | TÌNH HUỐNG

Đợt Suy Thoái 2008-2009

Năm 2008 và 2009, nền kinh tế Hoa Kỳ trải qua khủng hoảng tài chính và giảm sút nghiêm trọng hoạt
động kinh tế. Xét ở nhiều khía cạnh thì đây là biến cố kinh tế vĩ mô tệ hại nhất trong hơn nửa thế kỷ qua. 

 Câu chuyện đổ vỡ này bắt đầu từ vài năm trước đó với sự bùng nổ trên thị trường nhà ở. Sự bùng nổ
này một phần là do lãi suất thấp châm ngòi. Trong giai đoạn sau suy thoái vào năm 2001, Fed đã liên tục
hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục. Lãi suất thấp giúp nền kinh tế phục hồi, nhưng khi làm cho việc vay
thế chấp mua nhà ít tốn kém hơn, thì cũng đồng thời góp phần làm tăng giá nhà. 

 Ngoài lãi suất thấp, nhiều diễn biến khác trên thị trường vay thế chấp đã giúp cho người đi vay dưới
chuẩn (subprime borrowers) dễ dàng vay tiền mua nhà, đây là nhóm khách hàng đi vay có rủi ro không
trả được nợ cao hơn dựa theo thu nhập và lịch sử tín dụng của họ. Một trong số diễn tiến đó là chứng
khoán hóa (securitization), đây là quy trình mà một tổ chức tài chính (cụ thể là tổ chức cho vay cầm cố

June 1, 2021
140
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

đầu tiên) cho vay và sau đó (với sự hỗ trợ của ngân hàng đầu tư) gom góp các khoản nợ này lại thành
những công cụ tài chính gọi là chứng khoán đảm bảo bằng nợ thế chấp bất động sản (mortgage-backed
securities). Số chứng khoán này được bán cho các tổ chức khác (như ngân hàng và công ty bảo hiểm)
trong khi các tổ chức đi mua lại không hiểu hết những rủi ro bao hàm trong các chứng khoán này. 

 Một số nhà kinh tế cho rằng nguyên nhân hoạt động cho vay rủi ro cao là do quy định thiếu chặt chẽ. Số
khác thì quy cho chính sách sai lệch của chính phủ; một số chính sách đã khuyến khích hoạt động cho
vay rủi ro cao để giúp mục tiêu sở hữu nhà của các gia đình có thu nhập thấp khả thi hơn. Kết hợp lại,
những động lực này đẩy cầu nhà ở và giá nhà lên cao. Từ năm 1995 đến 2006, giá nhà trung bình ở Hoa
Kỳ tăng hơn gấp đôi.

 Tuy nhiên, giá nhà cao thực tế không bền vững. Từ năm 2006 đến 2009, giá nhà trên cả nước đã giảm
khoảng 30%. Những biến động giá như vậy lẽ ra không có vấn đề gì trong nền kinh tế thị trường. Suy
cho cùng, chuyển động giá cả là

cách thức thị trường cân bằng giữa cung và cầu. Tuy nhiên, trong trường hợp này sự sụt giảm đã có hai
hệ lụy liên quan đến nhau dẫn đến tổng cầu giảm mạnh quy mô lớn. 

 Hệ lụy thứ nhất là số vụ vỡ nợ thế chấp và ngân hàng siết nợ lấy nhà tăng mạnh. Trong giai đoạn bùng
nổ nhà ở, nhiều người sở hữu nhà mua nhà chỉ yếu bằng tiền vay và khoản tiền đặt cọc ban đầu tối
thiểu. Khi giá nhà rơi xuống những chủ sở hữu nhà này ngập trong nợ (họ nợ tiền thế chấp nhiều hơn là
giá trị căn nhà). Nhiều người trong số này ngưng trả nợ. Các ngân hàng cho vay thế chấp phản ứng
trước tình trạng vỡ nợ bằng cách tịch thu căn nhà theo quy trình siết nợ và bán đi. Mục tiêu của ngân
hàng là gom góp những gì còn có thể từ các khoản nợ xấu này. Như bạn đọc có thể dự báo từ những
hiểu biết về cung và cầu, số lượng nhà bán ra gia tăng đã đẩy vòng xoáy rớt giá nhanh hơn nữa. Khi giá
nhà giảm, chi tiêu xây dựng nhà ở cũng rơi theo. 

 Hệ lụy thứ hai là nhiều tổ chức tài chính khác nhau sở hữu chứng khoán bất động sản phải chịu tổn thất
lớn. Thực chất, do vậy số tiền lớn để mua những khoản nợ cầm cố rủi ro cao này, các công ty này đã
đánh cược rằng giá nhà sẽ tiếp tục tăng; khi vụ đặt cược này đổ vỡ, họ mới phát hiện ra là đang ở bờ
vực phá sản hoặc đã phá sản. Chính vì những tổn thất to lớn này, nhiều tổ chức tài chính đã không có
nguồn quỹ để cho vay, và khả năng hệ thống tài chính điều chuyển nguồn lực cho những ai có thể sử
dụng tốt nhất đã bị thui chột. Ngay cả những khách hàng có uy tín tín dụng tốt cũng không thể đi vay để
tài trợ cho hoạt động đầu tư.

Kết quả của tất cả những sự kiện này là nền kinh tế nếm trải sự chuyển dịch. thụt lùi lớn của tổng cầu.
Cả GDP thực và việc làm đều giảm mạnh. GDP thực giảm gần 4% giữa quý tư của năm 2007 và quý hai
của năm 2009. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 4,4% tháng 5/2007 lên 10,1% tháng 10/2009. 

 Khi cuộc khủng hoảng nổ ra, chính phủ Hoa Kỳ đã phản ứng theo nhiều cách. Có ba hành động chính
sách là đáng chú ý nhất, và tất cả đều một phần nhằm vào mục tiêu đưa tổng cầu trở về mức ban đầu.
Thứ nhất, Fed cắt giảm mục tiêu lãi suất vốn vay liên bang từ 5,25% tháng 9/2007 xuống còn zero vào
tháng 12/2008. Cục Dự trữ Liên bang cũng bắt đầu mua chứng khoán bất động sản và những khoản vốn
vay tư nhân khác thông qua hoạt động thị trường mở. Bằng cách mua những công cụ này từ hệ thống
ngân hàng, Fed cung cấp cho các ngân hàng nguồn vốn bổ sung với hy vọng rằng họ sẽ nhanh chóng
chuyển thành vốn cho vay.

Thứ hai, trong một động thái bất thường hơn vào tháng 10/2008, Quốc hội đã phê duyệt 700 tỷ đô la cho
Bộ Tài chính sử dụng để giải cứu hệ thống tài chính. Mục tiêu là chặn đứng cuộc khủng hoảng tài chính
ở Wall Street và giúp vốn vay dễ tiếp cận hơn. Phần lớn số tiền này được dùng để bơm vốn cho các
ngân hàng. Nghĩa là Bộ Tài chính bỏ vốn vào hệ thống ngân hàng, các ngân hàng có thể sử dụng số vốn
này để cho vay; đổi lại chính phủ Hoa Kỳ trở thành chủ sở hữu một phần những ngân hàng này, ít nhất là
trong tạm thời.

June 1, 2021
141
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Cuối cùng, khi Barack Obama trở thành tổng thống vào tháng 1/2009, sáng kiến lớn đầu tiên của ông là
tăng mạnh chi tiêu của chính phủ. Sau đợt tranh luận

tương đối ngắn ở Quốc hội về khuôn khổ lập pháp cho sáng kiến này, tổng thống mới ký đạo luật kích
cầu 787 tỷ đô la vào ngày 17/2/2009. Động thái chính sách này sẽ được thảo luận đầy đủ hơn trong
chương tiếp theo khi chúng ta xem xét tác động của chính sách tài khóa lên tổng cầu.

 Khi cuốn sách này được in, thì nền kinh tế đang bắt đầu phục hồi khỏi sự xuống dốc. GDP thực tăng trở
lại, và thất nghiệp đã giảm xuống 9,5% Vào tháng 6/2010. Vậy thì nước đi chính sách nào, nếu có, là
quan trọng nhất trong việc thúc đẩy sự phục hồi kinh tế? Đây chắc chắn là câu hỏi mà các nhà sử học
kinh tế vĩ mô sẽ tranh luận trong những năm sắp tới.

Những tác động của sự dịch chuyển tổng cung Hãy hình dung lại về một nền kinh tế đang ở trạng thái
cân bằng dài hạn. Bây giờ giả sử một số doanh nghiệp bỗng nhiên phát sinh chi phí sản xuất. Ví dụ, thời
tiết xấu ở một số nước nông nghiệp gây mất mùa, đẩy chi phí sản xuất lương thực thực phẩm tăng lên.
Hoặc có chiến tranh ở Trung Đông làm cản trở tuyến vận tải dầu thô, đẩy chi phí sản xuất sản phẩm dầu
tăng lên.

Để phân tích tác động kinh tế vĩ mô của sự gia tăng chi phí sản xuất, chúng ta thực hiện theo bốn bước
như vẫn làm. Thứ nhất, đường nào bị ảnh hưởng? Do chi phí sản xuất tác động lên doanh nghiệp cung
ứng hàng hóa và dịch vụ, những thay đổi chi phí sản xuất sẽ làm thay đổi vị trí của đường tổng cung.
Thứ hai, đường này sẽ dịch chuyển theo hướng nào? Vì chi phí sản xuất cao hơn làm cho hàng hóa và
dịch vụ bán ra ít có lời, doanh nghiệp sẽ cung ứng lượng hàng hóa ít hơn ở mức giá cho trước bất kỳ. Do
đó, như trong hình 10, đường tổng cung ngắn hạn dịch sang trái từ AS1 sang AS2. (Tùy vào biến cố,
đường tổng cung dài hạn cũng có thể sẽ dịch chuyển. Tuy nhiên, để đơn giản chúng ta sẽ giả định nó
không dịch chuyển). - Hình này cho phép chúng ta thực hiện bước thứ ba, so sánh điểm cân bằng ban
đầu và điểm cân bằng mới. Trong ngắn hạn, nền kinh tế đi từ điểm A sang

điểm B, chạy dọc theo đường tổng cầu hiện hữu. Sản lượng của nền kinh tế giản từ Y xuống Yi, và mức
giá tăng từ P lên Pa. Vì nền kinh tế đang bị đình trệ (sản lượng giảm) lẫn lạm phát (giá cả tăng), biến cố
này đôi khi được gọi là đình lạm (đình trệ kèm lạm phát - Stagflation). 
 Tiếp theo cân nhắc bước thứ tư: sự chuyển tiếp từ cân bằng ngắn hạn sang cân bằng dài hạn. Theo lý
thuyết tiền lương kết dính, vấn đề then chốt hiện tại là đình. trệ kèm lạm phát ảnh hưởng đến lương danh
nghĩa như thế nào. Doanh nghiệp và người lao động ban đầu có thể phản ứng trước mức giá cao hơn
bằng cách nâng kỳ vọng về mức giá và ấn định lượng danh nghĩa cao hơn. Trong trường hợp này, chi
phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên một lần nữa, và đường tổng cung ngắn hạn sẽ dịch chuyển sang trái xa
hơn, khiến cho tình trạng đình trệ kèm lạm phát thêm nghiêm trọng. Hiện tượng giá cả cao hơn dẫn đến
lương cao hơn, sau đó lại đẩy giá cao hơn nữa, đôi khi được gọi là vòng xoáy giá và lương (wage-price
spiral). 
. Đến một lúc nào đó, vòng xoáy giá và lương tăng liên tục này sẽ chậm lại. Mức sản lượng và việc làm
thấp sẽ tạo áp lực làm giảm tiền lương của người lao động vì họ có ít quyền lực đàm phán hơn khi thất
nghiệp đang ở mức cao. Khi lương danh nghĩa giảm, sản xuất hàng hóa và dịch vụ trở nên có lợi hơn, và
đường tổng cung ngắn hạn dịch sang phải. Khi nó dịch chuyển dần trở về AS1, thì mức giá giảm, và sản
lượng sẽ tiến dần đến mức tự nhiên. Trong dài hạn, nền kinh tế trở lại điểm A, nơi đường tổng cầu cắt
đường tổng cung dài hạn.
Tuy nhiên, sự chuyển tiếp trở về trạng thái cân bằng ban đầu giả định rằng tông cầu không thay đổi
xuyên suốt quá trình này. Thực tế có thể không như vậy. Các nhà hoạch định chính sách kiểm soát chính
sách tiền tệ và tài khóa có thể cố gắng bù trừ một số tác động từ sự chuyển dịch này của đường tổng
cung ngắn hạn bằng cách dịch chuyển đường tổng cầu. Khả năng này được thể hiện trong Hình 11,
trong đó những thay đổi chính sách làm dịch chuyển đường tổng cầu sang
1.Định lạm; giai đoạn sản lượng giảm và giá cả tăng.

June 1, 2021
142
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

đi từ AD1 sang AD2), vừa đủ để ngăn chặn tác động dịch chuyển của đường tổng tung lên sản lượng.
Nền kinh tế chuyển dịch trực tiếp từ điểm A sang điểm C. Sản lương được duy trì ở mức tự nhiên, và
mức giá tăng từ P1 lên P3. Trong trường hợp này, các nhà hoạch định chính sách được cho là đã thích
ứng với sự chuyển dịch của tổng cung. Chính sách thích ứng này phải chấp nhận mức giá cao hơn để
duy trì mức sản lượng và việc làm cao hơn.

Tóm lại, câu chuyện dịch chuyển tổng cung có hai bài học quan trọng: 

• Những chuyển dịch của tổng cũng có thể gây nên tình trạng đình lạm, là

hiện tượng kết hợp giữa suy thoái (sản lượng giảm) và lạm phát (giá cả tăng).

 Các nhà hoạch định chính sách có khả năng tác động lên tổng cầu có thể giảm thiểu tác động bất lợi này
lên sản lượng nhưng với cái giá là đẩy lạm phát cao hơn.

| NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG. Dâu Và Nền Kinh Tế

Một số những biến động kinh tế lớn nhất ở Hoa Kỳ từ năm 1970 đều xuất phát từ những mỏ dầu ở Trung
Đông. Dầu thô là nhập lượng sản xuất quan trọng của nhiều hàng hóa và dịch vụ, và phần lớn dầu thô
trên thế giới đều xuất phát từ Saudi Arabia, Kuwait và các nước Trung Đông khác. Khi một số sự kiện
(thường có nguồn gốc chính trị) làm giảm nguồn cung dầu thô từ khu vực này, giá dầu sẽ tăng trên khắp
thế giới. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ sản xuất xăng, lốp xe và nhiều sản phẩm khác sẽ bị tăng chi phí, hoạt
động cung ứng sản lượng hàng hóa và dịch vụ của họ sẽ ít lợi nhuận hơn ở bất kỳ mức giá nào. Kết quả
là sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cung dẫn đến tình trạng đình lạm.

 Biến cố đầu tiên có nguồn gốc ở trên xảy ra vào giữa thập niên 1970. Các nước có trữ lượng dầu thô
lớn tập hợp lại trở thành thành viên khối OPEC, hay Tổ chức Các Quốc gia Xuất khẩu Dầu lửa. OPEC là
một dạng liên minh bên bán nhằm loại bỏ cạnh tranh và giảm sản lượng để tăng giá. Thật vậy, giá dầu đã
tăng mạnh. Từ 1973 đến 1975, giá dầu gần như tăng gấp đôi. Các nước nhập khẩu dầu trên thế giới đều
phải nếm trải lạm phát đồng thời với suy thoái. Tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ tính theo CPI vượt hơn 10%
lần đầu tiên trong nhiều thập niên. Thất nghiệp tăng từ 4,9% năm 1973 lên 8,5% năm 1975.

 Chỉ vài năm sau điều tương tự lại xảy ra. Vào cuối thập niên 1970, các nước OPEC lại giới hạn cung
dầu thô để tăng giá. Từ năm 1978 đến 1981, giá dầu tăng hơn gấp đôi. Một lần nữa, kết quả lại là suy
thoái kèm lạm phát.

Lạm phát vốn đã giảm đi phần nào sau sự kiện OPEC thứ nhất, giờ lại trỗi dậy tăng lên hơn 10% một
năm. Nhưng do Fed không muốn thích ứng với mức tăng lạm phát lớn như vậy, nên đợt suy thoái đã
sớm theo sau. Thất nghiệp từ 6% năm 1978 và 1979 tăng lên 10% vài năm sau đó.

 Thị trường đầu thế giới cũng có thể là nguồn gốc gây ra sự chuyển dịch tích cực của tổng cung. Năm
1986, bất đồng nổ ra giữa các thành viên OPEC. Các

BẠN CÓ BIẾT Nguồn Gốc Mô Hình Tổng Cầu Và Tổng Cung


Giờ đây chúng ta đã hiểu sơ lược về mô hình tổng cầu và tổng cung, đã đến lúc cần thoát ra khỏi mô
hình này và nhìn lại lịch sử của nó. Mô hình những biến động kinh tế ngắn hạn này đã được hình thành
như thế nào? Câu trả lời là mô hình này tựu trung là một sản phẩm phụ của thời kỳ Đại Khủng hoảng vào
những năm 1930. Các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách lúc đó không rõ nguyên nhân gây ra
thảm hoạ này là gì và cũng không biết phải đối phó với nó như thế nào.
Năm 1936, nhà kinh tế John Maynard Keynes xuất bản cuốn sách nhan đề Lý thuyết tổng quát về Việc
Làm, Tiền Lãi và Tiền tệ, trong đó cố gắng lý giải những biến động kinh tế ngắn hạn nói chung và cụ thể
là giai đoạn Đại Khủng hoảng này. Thông điệp chủ yếu của Keynes là suy thoái và trì trệ có thể xảy ra vì
tổng cầu hàng hóa và dịch vụ không đủ.

June 1, 2021
143
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Keynes từ lâu đã chỉ trích lý thuyết kinh tế cổ điển, đó là lý thuyết mà chúng ta đã xem xét ở đầu cuốn
sách này, vì nó chỉ lí giải được tác động dài hạn của chính sách. Vài năm trước khi đưa ra cuốn Lý thuyết
Tổng quát, Keynes đã viết về kinh tế học cổ điển như sau: Dài hạn là một định hướng lệch lạc đối với
những diễn biến thực tại. Trong dài hạn tất cả chúng ta đều chết. Các nhà kinh tế đã đặt ra cho mình một
nhiệm vụ quá dễ dãi, và quá vô ích khi vào mùa giông bão thì họ chỉ có thể nói với chúng ta rằng bão tan
thì biển lặng.
Thông điệp của Keynes nhắm đến các nhà hoạch định chính sách cũng như nhà kinh tế. Khi nền kinh tế
thế giới gánh chịu thất nghiệp cao, Keynes cố suy cho các nhà chính sách làm tăng tổng cầu, bao gồm
chi tiêu của chính phủ cho các công trình công cộng.
Ở chương tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét chi tiết các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng công cụ
chính sách tiền tệ và tài khoá như thế nào để tác động lên tổng cầu. Phân tích ở chương sau và chương
này dựa rất nhiều vào di sản của John Maynard Keynes.
nước thành viên phá vỡ thỏa thuận giới hạn sản lượng dầu. Trên thị trường dầu thô thế giới, giá dầu
giảm một nửa. Giá dầu giảm làm giảm chi phí cho doanh nghiệp Hoa Kỳ, nhờ đó họ thu được lợi nhuận
nhiều hơn khi cung ứng hàng hóa và dịch vụ ở mức giá bất kỳ. Kết quả, đường tổng cung dịch sang phải.
Nền kinh tế Hoa Kỳ trải qua thời kỳ trái ngược với đình trệ và lạm phát: sản lượng tăng mạnh, thất nghiệp
giảm và tỷ lệ lạm phát đạt mức thấp nhất trong nhiều năm.
Trong những năm gần đây, thị trường đầu thế giới đã không còn là nguồn gốc gây biến động kinh tế. Một
phần là do những nỗ lực bảo tồn và thay đổi công nghệ đã giảm mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Hoa
Kỳ vào dầu. Lượng dầu sử dụng để tạo ra một đơn vị GDP thực đã giảm khoảng 40% kể từ những cú
sốc OPEC trong thập niên 1970. Kết quả là ngày nay tác động kinh tế của bất kỳ sự thay đổi nào của giá
dầu đều nhỏ hơn so với quá khứ.
KẾT LUẬN
Chương này đạt được hai mục tiêu. Thứ nhất, chúng ta đã thảo luận một số dữ kiện quan trọng về
những biến động ngắn hạn của hoạt động kinh tế. Thứ hai, chúng ta đã giới thiệu mô hình cơ bản để giải
thích những biến động này, đó là
mô hình tổng cầu và tổng cung. Chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu mô hình này trong chương tiếp theo để
hiểu đầy đủ hơn điều gì gây ra những biến động trong nền kinh tế và các nhà hoạch định chính sách
phản ứng như thế nào trước những biến động này.
TÓM TẮT
Mọi xã hội đều trải qua những biến động kinh tế ngắn hạn quanh xu hướng dài hạn. Những biến động
này là bất thường và hầu như không thể dự báo. Khi suy thoái xảy ra, GDP thực và các thước đo về thu
nhập, chi tiêu và sản lượng đều giảm, và thất nghiệp tăng lên. 
Lý thuyết kinh tế cổ điển dựa trên giả định cho rằng các biến số danh nghĩa như cung tiền và mức giá
không ảnh hưởng đến các biến số thực như sản lượng và việc làm. Đa số các nhà kinh tế tin rằng giả
định này là chính xác trong dài hạn, nhưng không phải trong ngắn hạn. Các nhà kinh tế phân tích những
biến động kinh tế ngắn hạn sử dụng mô hình tổng cầu và tổng cung. Theo mô hình này, sản lượng hàng
hóa và dịch vụ và mức giá chung điều chỉnh để cân bằng tổng cầu và tổng cung.
Đường tổng cầu dốc xuống vì ba lý do. Thứ nhất là hiệu ứng của cải: mức giá thấp hơn làm tăng giá trị
thực của số tiền hộ gia đình nắm giữ, kích thích chi tiêu mua sắm. Thứ hai là hiệu ứng lãi suất: mức giá
thấp hơn sẽ làm giảm lượng cầu tiền hộ gia đình nắm giữ; khi họ cố gắng chuyển tiền thành những tài
sản sinh lời, thì lãi suất giảm, kích thích chi tiêu đầu tư. Thứ ba là hiệu ứng tỷ giá hối đoái: khi mức giá
thấp hơn làm giảm lãi suất, đồng tiền sẽ mất giá trên thị trường ngoại hối, kích thích xuất khẩu ròng. 
Bất kỳ sự kiện hay chính sách nào làm tăng tiêu dùng, đầu tư, mua sắm của chính phủ, hay xuất khẩu
ròng ở mức giá cho trước đều làm tăng tổng cầu. Bất kỳ sự kiện hay chính sách nào làm giảm tiêu dùng,
đầu tư, mua sắm của chính phủ, hay xuất khẩu ròng ở mức giá cho trước đều làm giảm tổng cầu. 
Đường tổng cung dài hạn có dạng dốc đứng. Trong dài hạn, lượng cung hàng hóa và dịch vụ phụ thuộc
vào lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ của nền kinh tế nhưng không phụ thuộc vào mức
giá chung. 

June 1, 2021
144
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Có ba lý thuyết được đề xuất để lý giải độ dốc hướng lên của đường tổng cung ngắn hạn. Theo lý thuyết
tiền lương kết dính, một sự sụt giảm mức giá ngoài dự kiến sẽ tạm thời làm tăng tiền lương thực, dẫn
đến việc doanh nghiệp cắt giảm việc làm và sản xuất. Theo lý thuyết giá cả kết dính, một sự sụt giảm
mức giá ngoài dự kiến sẽ làm cho một số doanh nghiệp có giá cả tạm thời quá cao, nên doanh số bán
của họ bị giảm và buộc họ phải cắt giảm sản xuất. Theo lý thuyết về sự ngộ nhận, một sự sụt giảm mức
giá ngoài dự kiến sẽ khiến cho các nhà cung ứng ngộ nhận rằng mức giá tương
đổi của họ đã giảm, nên họ cắt giảm sản xuất. Cả ba lý thuyết đều đều ngụ ý rằng sản lượng biến động
khỏi mức tự nhiên khi mức giá thực tế cho khỏi mức giá mà mọi người kỳ vọng.
 Những sự kiện làm thay đổi khả năng sản xuất ra sản lượng của nền kinh tế như thay đổi về lao động,
vốn, tài nguyên thiên nhiên, hay công nghi sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn (và có thể dịch
chuyển nhà đường tổng cung dài hạn). Ngoài ra, vị trí của đường tổng cung ngắn hạn còn phụ thuộc vào
mức giá kỳ vọng. 
Một nguyên nhân khả dĩ gây biến động kinh tế là dịch chuyển của tổng cầu Khi đường tổng cầu dịch
sang trái, thì sản lượng và giá cả giảm đi trong ngắn hạn. Theo thời gian, khi thay đổi của mức giá kỳ
vọng làm cho tiền lượng, giá cả và nhận thức điều chỉnh theo, thì đường tổng cung ngắn hạn dịch sang
phải. Sự dịch chuyển này đưa nền kinh tế trở về mức sản lượng tự nhiên nhưng ở mức giá mới thấp
hơn. 
Một nguyên nhân khả dĩ thứ hai gây biến động kinh tế là sự chuyển dịch của tổng cung. Khi đường tổng
cung ngắn hạn dịch sang trái, tác động là sản lượng giảm và gia tăng lên – kết hợp này gọi là đình trệ
kèm lạm phát hay tình trạng đình lạm. Theo thời gian, khi tiền lương, giá cả và nhận thức điều chỉnh,
đường tổng cung ngắn hạn dịch sang phải trở lại, đưa mức giá và sản lượng tương ứng về mức ban
đầu.
CHƯƠNG 21 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA LÊN TỔNG CẦU
Hãy hình dung bạn là thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang, đây là nhóm hoạch định chính
sách tiền tệ thuộc Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Bạn nhận định rằng tổng thống và Quốc hội đã thống nhất
tăng thuế. Fed sẽ phản ứng như thế nào trước thay đổi chính sách tài khóa này? Liệu có nên mở rộng
cung tiền, thu hẹp cung tiền hay giữ cung tiền không đổi?
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần xem xét tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đối với
nền kinh tế. Ở chương trước, chúng ta đã sử dụng mô hình tổng cầu và tổng cung để giải thích các biến
động kinh tế trong ngắn hạn. Chúng ta thấy những chuyển dịch của đường tổng cầu hay đường tổng
cung sẽ gây ra biến động tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ và mức giá chung của nền kinh tế. Như đã
ghi chú ở chương trước, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đều có thể ảnh hưởng đến tổng cầu.
Do đó, sự thay đổi của một trong hai chính sách này có thể dẫn đến những biến động ngắn hạn của sản
lượng và giá cả. Các nhà hoạch định chính sách luôn mong muốn dự báo tác động này, có lẽ nhằm để
phản ứng bằng cách điều chỉnh chính sách còn lại.
Trong chương này, chúng ta xem xét chi tiết những công cụ chính sách của chính phủ tác động như thế
nào lên vị trí của đường tổng cầu. Những công cụ này bao gồm chính sách tiền tệ (cung tiền do ngân
hàng trung ương ấn định) và chính sách tài khóa (mức chi tiêu và thuế khóa của chính phủ do tổng thống
và Quốc hội ban hành). Chúng ta đã thảo luận tác động dài hạn của những chính sách này. Trong các
Chương 12 và 13, chúng ta cũng đã thấy chính sách tài khóa tác động lên tiết kiệm, đầu tư và tăng
trưởng kinh tế dài hạn như thế nào. Chương 16 và 17 giúp chúng ta hiểu tác động của chính sách tiền tệ
lên mức giá trong dài hạn ra sao. Giờ đây chúng ta sẽ xem xét các công cụ chính sách này có thể
chuyển dịch đường tổng cầu như thế nào và qua đó tác động lên các biến số kinh tế vĩ mô ra sao trong
ngắn hạn.
Như chúng ta đã biết, có nhiều yếu tố tác động lên tổng cầu ngoài chính sách tiền tệ và tài khóa. Cụ thể
là, mức chi tiêu mong muốn của hộ gia đình và doanh
nghiệp sẽ quyết định tổng mức cẩu hàng hóa và dịch vụ. Khi mức chi tiêu mong muốn thay đổi, tổng cầu
sẽ dịch chuyển. Nếu các nhà hoạch định chính sách không có phản ứng, thì những chuyển dịch của tổng
cầu sẽ gây ra biến động ngủ hạn của sản lượng và việc làm. Kết quả là, các nhà hoạch định chính sách
tiền tệ và tài khóa đôi khi sử dụng công cụ chính sách khi có thể để cố gắng bù trừ những chuyển dịch
tổng cầu và qua đó ổn định nền kinh tế. Bây giờ, chúng ta sẽ thảo luận lý thuyết đằng sau các hành động
chính sách này và một số khó khăn xuất phát từ việc sử dụng lý thuyết này trên thực tế.

June 1, 2021
145
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TÁC ĐỘNG LÊN TỔNG CẦU NHƯ THẾ NÀO
Đường tổng cầu cho thấy tổng lượng cầu hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế ở mức giá bất kỳ. Chương
trước thảo luận ba lý do tạo ra độ dốc hướng xuống của đường tổng cầu: 
• Hiệu ứng của cải: Mức giá thấp hơn làm tăng giá trị thực của số tiền hộ gia
đình nắm giữ, và đó là một phần của cải của họ. Của cải thực cao hơn kích thích chi tiêu tiêu dùng và do
đó gia tăng lượng cầu hàng hóa và dịch vụ.
 Hiệu ứng lãi suất: Mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền mà người dân muốn nắm giữ. Khi họ cố gắng
cho vay số tiền dôi dư này, lãi suất sẽ giảm. Lãi suất thấp hơn kích thích chi tiêu đầu tư và do đó làm
tăng lượng cầu hàng hóa và dịch vụ. 
Hiệu ứng tỷ giá hối đoái: Mức giá thấp hơn làm giảm lãi suất, các nhà đầu tư chuyển một phần vốn ra hải
ngoại để tìm nguồn lợi tức cao hơn. Sự chuyển dịch vốn này làm cho giá trị thực của nội tệ giảm trên thị
trường ngoại hối. Hàng hóa nội địa trở nên rẻ hơn so với hàng nước ngoài. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái
thực kích thích chi tiêu cho xuất khẩu ròng và do đó làm tăng lượng cầu hàng hóa và dịch vụ.
Ba tác động này xảy ra đồng thời và làm tăng lượng cầu hàng hóa và dịch vụ khi mức giá giảm và làm
giảm lượng cầu khi mức giá tăng.
 Mặc dù cả ba tác động này cùng diễn ra để lý giải cho độ dốc hướng xuống của đường tổng cầu, tầm
mức quan trọng của chúng không giống nhau. Vì số tiền nắm giữ chỉ là một phần nhỏ trong của cải của
hộ gia đình, nên hiệu ứng của cải là ít quan trọng nhất trong cả ba. Hơn nữa, do xuất khẩu và nhập khẩu
chỉ đại diện một phần nhỏ trong GDP của Hoa Kỳ nên hiệu ứng tỷ giá hối đoái cũng không lớn đối với
nền kinh tế Hoa Kỳ. (Hiệu ứng này sẽ quan trọng hơn đối với các nước nhỏ, trong đó xuất nhập khẩu
thường chiếm tỷ lệ cao hơn trong GDP). Đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, lý do quan trọng nhất cho độ dốc
hướng xuống của đường tổng cầu là hiệu ứng lãi suất.
Để hiểu rõ hơn về tổng cầu, chúng ta cùng xem xét chi tiết hơn việc xác định lãi suất trong ngắn hạn. Ở
đây, chúng ta sẽ hình thành lý thuyết sở thích thanh
khoản (liquidity preference). Lý thuyết xác định lãi suất này sẽ giúp lý giải độ dốc hướng xuống của
đường tổng cầu cũng như việc chính sách tiền tệ và tài khóa có thể làm dịch chuyển đường này như thế
nào. Nhờ làm sáng tỏ hơn đường tổng cầu, lý thuyết sở thích thanh khoản sẽ giúp ta hiểu rộng hơn
những nguyên nhân gây ra biến động kinh tế ngắn hạn và các nhà hoạch định chính sách có thể làm gì
để đối phó với những biến động này.
Lý thuyết sở thích thanh khoản 
Trong cuốn sách kinh điển Lý thuyết Tổng quát về Việc làm, Tiền lãi và Tiền tệ, John Maynard Keynes đề
ra lý thuyết sở thích thanh khoản để giải thích các yếu tố quyết định lãi suất của một nền kinh tế. Về bản
chất, lý thuyết này là một ứng dụng của cung và cầu. Theo Keynes, lãi suất điều chỉnh để cân bằng giữa
cung và cầu tiền.
Ta có thể nhớ lại rằng các nhà kinh tế phân biệt giữa hai loại lãi suất: lãi suất danh nghĩa là lãi suất
thường được báo cáo, và lãi suất thực là lãi suất đã được điều chỉnh các tác động của lạm phát. Khi
không có lạm phát, hai mức lãi suất này là một. Nhưng khi những người đi vay và những người cho vay
kỳ vọng giá cả sẽ tăng trong vòng đời khoản vay, thì họ sẽ thống nhất một mức lãi suất danh nghĩa cao
hơn lãi suất thực một khoản bằng với tỷ lệ lạm phát kỳ vọng. Lãi suất danh nghĩa cao hơn để bù lại niềm
tin của họ rằng khoản vay sẽ được hoàn trả bằng số tiền ít có giá trị hơn.
Loại lãi suất nào sẽ được sử dụng để giải thích cùng với lý thuyết sở thích thanh khoản? Câu trả lời là cả
hai. Trong phần phân tích sau đây, chúng ta giữ cho tỷ lệ lạm phát kỳ vọng không đổi. Giả định này là
hợp lý để nghiên cứu nền kinh tế trong ngắn hạn, vì lạm phát kỳ vọng thường ổn định trong các giai đoạn
ngắn. Trong trường hợp này, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực khác nhau bằng một hằng số. Khi lãi
suất danh nghĩa tăng hay giảm, lãi suất thực mà người dân kỳ vọng thu được cũng sẽ tăng hay giảm.
Trong phần còn lại của chương, khi chúng ta đề cập đến những thay đổi của lãi suất, bạn đọc nên hình
dung lãi suất danh nghĩa và thực sẽ chuyển dịch cùng hướng.
Bây giờ ta hãy cùng thiết lập lý thuyết sở thích thanh khoản thông qua xem xét cung và cầu tiền và mỗi
khái niệm này phụ thuộc vào lãi suất như thế nào.

June 1, 2021
146
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

 Cung tiền. Phần thứ nhất của lý thuyết sở thích thanh khoản là cung tiền. Như chúng ta đã thảo luận lần
đầu ở Chương 16, cung tiền ở nền kinh tế Hoa Kỳ là do Cục Dự trữ Liên bang kiểm soát. Fed thay đổi
cung tiền chủ yếu bằng cách thay đổi lượng dự trữ trong hệ thống ngân hàng thông qua việc mua và bán
trái phiếu chính phủ thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Khi Fed mua trái phiếu chính phủ, số tiền chính
phủ trả cho trái phiếu thường được ký gởi trong các ngân hàng, và số tiền này được bổ sung vào dự trữ
ngân hàng. Khi Fed bán trái phiếu chính phủ, số tiền họ nhận được sẽ được rút khỏi hệ thống ngân hàng,
và dự trữ ngân hàng
1. Lý thuyết sở thích thanh khoản: lý thuyết của Keynes cho rằng lãi suất điều chỉnh để đưa công
tiền và cầu tiền về trạng thái cân bằng.

giảm. Đến lượt những thay đổi trong dự trữ ngân hàng dẫn đến thay đổi khả năng cho vay và tạo ra tiền
của các ngân hàng. Do đó, bằng cách mua và bán trái phiếu thông qua nghiệp vụ thị trường mở, Fed sẽ
thay đổi lượng tiền của nền kinh tế. 
 Ngoài hoạt động thị trường mở, Fed có thể tác động lên cung tiền bằng cách sử dụng một số công cụ
khác. Một chọn lựa là Fed có thể thay đổi mức cho vay đến các ngân hàng. Ví dụ, giảm lãi suất chiết
khấu (là lãi suất áp dụng cho các ngân hàng khi đi vay dự trữ từ Fed) sẽ khuyến khích nhiều ngân hàng
vay hơn, làm tăng dự trữ ngân hàng và qua đó tăng cung tiền. Ngược lại, lãi suất chiết khấu tăng không
khuyến khích ngân hàng đi vay, làm giảm dự trữ ngân hàng và cung tiền. Fed cũng thay đổi cung tiền
bằng cách thay đổi yêu cầu dự trữ bắt buộc (là lượng dự trữ các ngân hàng phải nắm giữ ứng với lượng
tiền gởi) và bằng cách thay đổi lãi suất mà Fed sẽ trả cho lượng dự trữ mà các ngân hàng đang nắm giữ.
Những chi tiết kiểm soát tiền tệ có vai trò quan trọng đối với việc triển khai chính sách của Fed, nhưng
không quan trọng đối với phân tích trong chương này. Mục tiêu của chúng ta lúc này là xem xét những
thay đổi cung tiền tác động như thế nào lên tổng cầu hàng hóa và dịch vụ. Với mục đích này, chúng ta có
thể bỏ qua những chi tiết về cách thức chính sách của Fed được thực hiện và giả định rằng Fed kiểm
soát cung tiền một cách trực tiếp. Nói cách khác, lượng cung tiền trong nền kinh tế là cố định theo quyết
định của Fed ở bất kỳ mức nào.
 Vi lượng cung tiền được cố định theo chính sách của Fed, nó không phụ thuộc vào những biến số kinh
tế khác. Cụ thể, nó không phụ thuộc vào lãi suất. Một khi Fed đã đưa ra quyết định chính sách, thì lượng
cung tiền giữ nguyên, bất kể lãi suất hiện hành là bao nhiêu. Chúng ta thể hiện cung tiền cố định bằng
đường cung thẳng đứng như trong Hình 1.
Cầu tiền. Phần thứ hai của lý thuyết sở thích thanh khoản là cầu tiến. Để bắt đầu tìm hiểu về cầu tiến,
hãy nhớ rằng tính thanh khoản của bất kỳ tài sản nào là nói đến mức độ dễ dàng trong việc chuyển đổi
tài sản đó thành phương tiện trung gian trao đổi của nền kinh tế. Chính vì tiền là phương tiện trung gian
trao đổi của nền kinh tế nên theo định nghĩa tiền là thứ tài sản có tính thanh khoản cao nhất hiện nay.
Tính thanh khoản của tiền giải thích cầu tiền: người dân chọn cách giữ tiền thay vì những tài sản khác có
suất sinh lợi cao hơn vì tiền có thể được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ.
Mặc dù có nhiều yếu tố xác định lượng cầu tiền, yếu tố được lý thuyết sở thích thanh khoản chú trọng
chính là lãi suất. Lý do là vì lãi suất là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Nghĩa là, khi bạn giữ của cải dưới
dạng tiền mặt trong túi, thay vì trái phiếu sinh lời, thì bạn sẽ đánh mất phần lãi mà mình có thể có. Lãi
suất tăng sẽ làm tăng chi phí nắm giữ tiền và kết quả là làm giảm lượng cầu tiền. Lãi suất giảm sẽ làm
giảm chi phí nắm giữ tiền và tăng lượng cầu tiền. Do vậy, như trong Hình 1, đường cầu tiền dốc xuống.
Cân bằng trên thị trường tiền tệ. Theo lý thuyết sở thích thanh khoản, lãi suất sẽ điều chỉnh để cân bằng
cung và cầu tiền. Chỉ có một mức được gọi là lãi suất cân bằng, tại đó lượng cầu tiên chính xác bằng với
lượng cung tiền. Nếu lãi suất ở bất kỳ mức nào khác, thì người dân sẽ có điều chỉnh danh mục đầu tư tài
sản của họ và kết quả là đẩy lãi suất quay trở lại mức cân bằng.
Ví dụ, giả sử lãi suất cao hơn mức cân bằng, như ở mức r1 trong Hình 1. Lúc này, lượng tiền mà người
dân muốn nắm giữ, Md1, là thấp hơn lượng tiền mà Fed đã cung ứng. Những người đang có số tiền dôi
dư này sẽ cố gắng giảm bớt bằng cách mua trái phiếu sinh lời hoặc gởi vào một tài khoản sinh lời ở ngân
hàng. Vì các tổ chức phát hành trái phiếu và ngân hàng thích trả lãi suất thấp hơn, nên họ phản ứng
trước lượng tiền dư thừa này bằng cách hạ lãi suất của mình. Khi lãi suất giảm, người dân lại muốn
chuyển qua giữ tiền cho đến khi lãi suất đạt mức cân bằng thì họ sẽ hài lòng nắm giữ đúng số tiền mà
Fed cung ứng.

June 1, 2021
147
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Ngược lại, khi lãi suất thấp hơn mức cân bằng, nhưng trong Hình 1. Lượng tiền mà người dân muốn
nắm giữ, M42, là cao hơn lượng tiền mà Fed đã cung ứng. Do đó, người dân sẽ cố gắng tăng lượng tiền
nắm giữ bằng cách giảm số trái phiếu có trong tay và các tài sản sinh lời khác. Khi người dân giảm đầu
tư trái phiếu, các tổ chức phát hành trái phiếu thấy cần phải mời chào lãi suất cao hơn để thu hút người
mua. Kết quả là, lãi suất sẽ tăng và tiến dẫn đến mức cân bằng.
Độ dốc đi xuống của đường tổng cầu. 
Sau khi tìm hiểu lý thuyết sở thích thanh khoản giải thích lãi suất cân bằng của nền kinh tế như thế nào,
chúng ta chuyển sang xem xét hàm ý của lý thuyết này đối với tổng cầu hàng hóa và dịch vụ. Chúng ta
bắt đầu bằng bài tập khởi động, sử dụng lý thuyết này để xem xét lại một chủ đề đã biết, đó là hiệu ứng
lãi suất và độ dốc hướng xuống của đường tổng cầu. Cụ thể, giả sử mức giá chung của nền kinh tế tăng
lên. Điều gì xảy ra với mức lãi suất cân bằng cung và cầu tiến và thay đổi này tác động như thế nào đến
lượng cầu hàng hóa và dịch vụ?
BẠN CÓ BIẾT Lãi Suất Trong Dài Hạn Và Ngắn Han

Ở chương trước, chúng ta nói rằng lãi suất sẽ điều chỉnh để cân bằng cung vốn vay (tiết kiệm quốc gia ).
Và cầu vốn vay ( đầu tư mong đợi) .Trong chương này, Chúng ta chỉ nói rằng lãi suất sẽ điều chỉnh để
cân bằng cung và cầu tiền. Có thể ráp nối hai lý thuyết này lại hay không ?

  Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần tập trung vào ba biến số kinh tế vĩ mô: Sản lượng hàng hoá và dịch
vụ của nền kinh tế, lãi suất và mức giá. Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển mà chúng ta phát triển ở đầu
cuốn sách, những biến số này được xác định như sau:

1. Sản lượng được xác định bởi nguồn cung vốn lao động và công nghệ sản xuất hiện có để chuyển
hoá vốn lao động thành sản lượng. ( Chúng ta gọi đây là mức sản lượng tự nhiên).
2. Đối với bất kỳ sản lượng nào, lãi suất sẽ điều chỉnh cân đối giữa cung và cầu nguồn vốn có thể
cho vay.
3. Với sản lượng và lãi suất cho trước, mức giá sẽ điều chỉnh để cung đối cung và cầu tiền. Những
thay đổi của cung tiền dẫn đến những thay đổi tương ứng của mức giá.

Đây là ba định đề then chốt của lý thuyết kinh tế cổ điển. Đa số các nhà kinh tế cho rằng những định đề
này làm tốt công việc mô tả cách thức nền kinh tế hoạt động trong dài hạn.

Tuy nhiên, những định đề này không có giá trị trong ngắn hạn. Như trong thảo luận ở chương trước,
nhiều loại giá cả chậm điều chỉnh theo những thay đổi của cung tiền; Thực tế này được phản ánh bằng
đường tổng cung ngắn hạn có độ dốc đi lên thay vì thẳng đứng. Kết quả là trong ngắn hạn bản thân mức
giá chung không thể dịch chuyển để cân bằng cung và cầu tiền. Sự kết dính này của mức giá đòi hỏi lãi
suất phải chuyển dịch để đưa thị trường tiền tệ về trạng thái cân bằng. Đến lượt những thay đổi của lãi
suất sẽ tác động lên tổng cầu hàng hoá và dịch vụ. Khi tổng cầu biến động, sản lượng hàng hoá và dịch
vụ của nền kinh tế di chuyển ra khỏi mức xác định bởi nguồn cung yếu tố sản xuất và công nghệ. 

  Để tư duy về hoạt động của nền kinh tế trong ngắn hạn ( hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý),
ta cần nhớ lập luận sau:

1. Mức giá thường được chốt hay kết dính ở một mức nào đó ( dựa vào những kỳ vọng hình thành
trước đó) và tương đối ít phản ứng trước điều kiện kinh tế đang thay đổi trong ngắn hạn.
2. Với một mức giá bất kỳ cho trước,( chốt hay kết dính), lãi suất sẽ điều chỉnh để cân bằng cung và
cầu tiền.
3. Mức lãi suất tạo cân bằng trên thị trường tiền tệ tác động lên lượng cầu hàng hoá và dịch vụ và
do đó cũng tác động lên mức sản lượng.

Nhớ rằng lập luận trên hoàn toàn đảo ngược trật tự phân tích được dùng để nghiên cứu nền kinh tế trong
dài hạn.

June 1, 2021
148
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Hai lý thuyết khác nhau về lãi suất đều có ích cho những mục tiêu khác nhau. Khi nói về các yếu tố quyết
định lãi suất trong dài hạn cần nhớ rõ lý thuyết nguồn vốn cho vay. Trong đó, nêu rõ tầm quan trọng của
xu hướng tiết kiệm và cơ hội đầu tư của nền kinh tế. Ngược lại, khi nói về các yếu tố quyết định lãi suất
trong ngắn hạn, cần nhớ rõ lý thuyết sở thích thanh khoản trong đó nêu rõ tầm quan trọng của chính
sách tiền tệ.

Như đã thảo luận trong Chương 17, mức giá là một yếu tố quyết định lượng cầu tiền. Ở mức giá cao
hơn, số tiền trao đổi qua lại khi mua bán hàng hóa hay dịch vụ là nhiều hơn. Kết quả, người dân sẽ chọn
nắm giữ lượng tiền lớn hơn. Nghĩa là, mức giá cao hơn làm tăng lượng cần tiền ở mức lãi suất bất kỳ.
Do đó, một sự gia tăng mức giá từ P lên P2 sẽ dịch chuyển đường cầu tiền sang phải từ MD sang MD2,
như trong Hình 2(a). 

 Hãy lưu ý sự dịch chuyển cầu tiền ảnh hưởng thế nào đến mức cân bằng trên thị trường tiền tệ. Khi
cung tiền cố định, lãi suất phải tăng để cân bằng cung và cầu tiền. Vì mức giá cao hơn làm tăng lượng
tiền người dân muốn nắm giữ, nên

nó làm dịch chuyển đường cần tiền sang phải. Tuy nhiên, do lượng cung tiền không đổi, lãi suất phải
tăng từ 1 lên ra để giảm mức cầu tăng thêm.
 Sự gia tăng lãi suất này có hệ lụy không chỉ đối với thị trường tiền tệ mà còn đối với lượng cầu hàng hóa
và dịch vụ như trong Hình 2(b). Ở mức lãi suất cao hơn, chi phí đi vay và lãi tiết kiệm sẽ lớn hơn. Ít hộ
gia đình chọn hướng đi vay để mua nhà mới, và những người cần mua thì chỉ mua nhà nhỏ hơn, do đó
cầu đầu tư nhà ở giảm. Ít có doanh nghiệp đi vay để xây dựng nhà xưởng hay mua trang thiết bị mới, do
đó đầu tư kinh doanh giảm. Do vậy, khi mức giá tăng từ P lên P2, làm tăng cầu tiền từ MD lên MD2, và
tăng lãi suất từ r, lên ra, thì lượng cầu hàng hóa và dịch vụ giảm từ Y xuống Y.
Phân tích về hiệu ứng lãi suất này có thể được tóm tắt thành ba bước: (1) Mức giá cao hơn làm tăng cầu
tiến. (2) Cầu tiên cao hơn dẫn đến lãi suất cao hơn. (3) Lãi suất cao hơn làm giảm lượng cầu hàng hóa
và dịch vụ. Lập luận tương tự diễn ra theo chiều ngược lại: Mức giá thấp hơn làm giảm cầu tiến, dẫn đến
lãi suất giản, từ đó làm tăng lượng cầu hàng hóa và dịch vụ. Kết quả của phân tích này là mối quan hệ
nghịch biến giữa mức giá và lượng cầu hàng hóa và dịch vụ, như thể hiện qua độ dốc hướng xuống của
đường tổng cầu.
Thay đổi cung tiền
 Cho đến đây, chúng ta đã sử dụng lý thuyết sở thích thanh khoản để giải thích đầy đủ hơn tổng lượng
cầu hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế thay đổi như thế nào khi mức giá thay đổi. Nghĩa là, chúng ta đã
xem xét những chuyển động dọc theo đường tổng cầu dốc xuống. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng làm
sáng tỏ một số sự kiện khác làm thay đổi lượng cầu hàng hóa và dịch vụ. Mỗi khi lượng cầu hàng hóa và
dịch vụ thay đổi tại một mức giá bất kỳ, đường tổng cầu dịch chuyển.
Một biến số quan trọng làm chuyển dịch đường tổng cầu là chính sách tiền tệ. Để thấy chính sách tiền tệ
tác động lên nền kinh tế như thế nào trong ngắn hạn, ta giả định Fed tăng cung tiền bằng cách mua trái
phiếu chính phủ thông qua nghiệp vụ thị trường mở. (Tại sao Fed muốn làm điều này sẽ được giải thích
ở phần sau, sau khi chúng ta hiểu rõ tác động của hành động này). Hãy cùng xem chính sách bơm tiền
tác động lên lãi suất cân bằng như thế nào ứng với một mức giá cho trước, điều này sẽ cho chúng ta
thấy động thái bơm tiền có tác động gì đến vị trí của đường tổng cầu. . 
Như trong Hình 3(a), cung tiền tăng làm dịch chuyển đường cung tiền sang phải từ MS sang MS2. Vì
đường cầu tiền vẫn không thay đổi, nên lãi suất giảm từ rị xuống ra để cân bằng cung và cầu tiền. Nghĩa
là, lãi suất phải giảm để hướng người dân giữ thêm số tiền mà Fed đã tạo ra, từ đó khôi phục trạng thái
cân bằng trên thị trường tiền tệ.
Một lần nữa, lãi suất tác động lên lượng cầu hàng hóa và dịch vụ, như trong Hình 3(b). Lãi suất thấp hơn
làm giảm chi phí đi vay và lãi tiết kiệm. Hộ gia đình sẽ mua nhà nhiều hơn và nhà lớn hơn, kích thích cầu
đầu tư nhà ở. Doanh nghiệp chi tiêu nhiều hơn cho nhà xưởng và trang thiết bị mới, kích hoạt đầu tư
kinh doanh. Kết quả, lượng cầu hàng hóa và dịch vụ ở mức giá P bất kỳ tăng từ Ý lên Y. Dĩ nhiên, không
có gì đặc biệt về P: việc bơm tiền làm tăng lượng cầu hàng hóa và dịch vụ ở mỗi mức giá. Do đó, toàn bộ
đường tổng cầu dịch sang phải.

June 1, 2021
149
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Tóm lại: Khi Fed tăng cung tiền, họ làm giảm lãi suất và tăng lượng cầu hàng hóa và dịch vụ ở bất kỳ
mức giá cho trước, làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải. Ngược lại, khi Fed giảm cung tiền, họ
làm tăng lãi suất và giảm lượng cầu hàng hóa và dịch vụ ở bất kỳ mức giá cho trước, và dịch chuyển
đường tổng cầu sang trái.
Vai trò của mục tiêu lãi suất trong chính sách của Fed
Cục Dự trữ Liên bang tác động lên nền kinh tế như thế nào? Trong phần thảo luận trước đây và hiện tại
trong quyển sách này, chúng ta vẫn xem cung tiền như là công cụ chính sách của Fed. Khi Fed mua trái
phiếu chính phủ thông qua nghiệp vụ thị trường mở, họ làm tăng cung tiền và mở rộng tổng cầu. Khi Fed
bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở, họ làm giảm cung tiền và thu hẹp tổng cầu.
Các thảo luận về chính sách của Fed thường xem lãi suất thay vì cung tiền như là công cụ chính sách.
Thật vậy, trong những năm gần đây, Fed đã thực hiện chính sách bằng cách ấn định mục tiêu cho lãi
suất quỹ liên bang, là lãi suất mà các ngân hàng sẽ tính toán cho việc vay ngắn hạn lẫn nhau. Mục tiêu
này được đánh giá lại sáu tuần một lần trong các cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang
(FOMC). FOMC đã chọn cách ấn định mục tiêu cho lãi suất quỹ liên bang thay vì cho cung tiền, như đã
từng làm trong quá khứ.
Có nhiều lý do liên quan đến quyết định này của Fed khi sử dụng lãi suất quỹ liên bang làm mục tiêu. Một
lý do đó là khó đo lường chính xác cung tiền. Lý do khác là cầu tiền biến động theo thời gian. Với bất kỳ
lượng cung tiền nào, những biến động cầu tiền sẽ đưa đến biến động lãi suất, tổng cầu và sản lượng.
Ngược lại, khi Fed tuyên bố mục tiêu cho lãi suất quỹ liên bang, họ thực chất thích nghi với những
chuyển dịch hàng ngày của cầu tiền bằng cách điều chỉnh cung tiền.
Quyết định của Fed về việc định ra mục tiêu lãi suất về cơ bản không làm thay đổi phân tích của chúng ta
về chính sách tiền tệ. Lý thuyết sở thích thanh khoản minh họa một nguyên lý quan trọng: chính sách tiền
tệ có thể được mô tả theo cung tiền hoặc theo lãi suất. Khi FOMC đặt ra mục tiêu cho lãi suất quỹ liên
bang, ví dụ là 6%, các chuyên gia giao dịch trái phiếu của Fed được báo rằng: “Hãy thực hiện bất kỳ
nghiệp vụ thị trường mở cần thiết để đảm bảo rằng lãi suất cân bằng phải là 6%” Nói cách khác, khi Fed
ấn định mục tiêu cho lãi suất, họ tự cam kết điều chỉnh cung tiền để làm cho cân bằng trên thị trường tiền
tệ đạt đúng mục tiêu đó. | Kết quả là, những thay đổi của chính sách tiền tệ có thể được xem xét theo sự
thay đổi của lãi suất hoặc theo sự thay đổi của cung tiền. Khi ta đọc trên báo thông tin “Fed đã hạ lãi suất
quỹ liên bang từ 6 xuống 5%” thì cần hiểu rằng điều này xảy ra là nhờ các nhà giao dịch trái phiếu của
Fed đang thực hiện những gì cần thiết để nó xảy ra. Để hạ lãi suất quỹ liên bang, các nhà giao dịch trái
phiếu của Fed sẽ mua vào trái phiếu chính phủ, hành động này làm tăng cung tiền và hạ lãi suất cân
bằng (như trong Hình 3). Tương tự, khi FOMC nâng mục tiêu cho lãi suất quỹ liên bang, các nhà giao
dịch trái phiếu sẽ bán trái phiếu chính phủ, hành động này làm giảm cung tiền và tăng lãi suất cân bằng.
Phân tích trên cho ta bài học khá đơn giản: Những thay đổi của chính sách tiền tệ nhắm đến việc mở
rộng tổng cầu có thể được mô tả như là tăng cung tiền hoặc như hạ lãi suất. Những thay đổi của chính
sách tiền tệ nhắm đến thu hẹp tổng cầu có thể được mô tả như là giảm cung tiền hoặc nâng lãi suất.
NGHIÊN CỨU Tại Sao Fed Phải Để Mắt Đến TÌNH HUỐNG Thị Trường Chứng Khoán (Và Ngược
Lại).
“Thị trường chứng khoán đã dự báo chín trong số năm đợt suy thoái đã xảy ra vừa qua”. Nhà kinh tế và
tác giả nổi tiếng Paul Samuelson nói đùa. Chắc chắn Samuelson đúng khi cho rằng thị trường chứng
khoán biến động cao và có thể phát ra những tín hiệu sai lầm về nền kinh tế. Nhưng những biến động giá
cổ phiếu thường là dấu hiệu về những diễn biến kinh tế rộng hơn. Sự bùng nổ kinh tế thập niên 1990
chẳng hạn, xuất hiện không chỉ qua tăng trưởng GDP nhanh chóng, thất nghiệp giảm mà còn là giá cổ
phiếu tăng cao khoảng bốn lần trong thập niên này. Tương tự, thời kỳ suy thoái sấu 2008 và 2009 được
phản ánh qua giá cổ phiếu rớt mạnh: từ 11/2007 đến 3/2009, thị trường cổ phiếu mất nửa giá trị.
 Fed nên phản ứng như thế nào trước biến động thị trường chứng khoán? Bản thân Fed không có lý do
phải quan tâm đến giá cổ phiếu, nhưng Fed có nhiệm vụ theo dõi và phản ứng trước những diễn biến
trong nền kinh tế nói chung, và thị trường chứng khoán là một mẩu của bức tranh ghép đó. Khi thị trường
chứng
khoán bùng nổ, hộ gia đình trở nên giàu có hơn, và số của cải gia tăng này kích thích chi tiêu tiêu dùng.
Ngoài ra, giá cổ phiếu tăng thu hút các doanh nghiệp bán thêm cổ phiếu mới, và điều này kích thích chi

June 1, 2021
150
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

tiêu đầu tư. Vì cả hai lý do này, thị trường chứng khoán bùng nổ sẽ mở rộng tổng cầu hàng hóa và dịch
vụ.
Như sẽ thảo luận đầy đủ vào cuối chương, một trong những mục tiêu của Fed là bình ổn tổng cầu, vì sự
ổn định lớn hơn của tổng cầu cũng đồng nghĩa với sự ổn định lớn hơn về sản lượng và mức giá. Để thúc
đẩy sự ổn định, Fed có thể phản ứng trước sự bùng nổ của thị trường chứng khoán bằng cách giữ cung
tiền thấp hơn và lãi suất cao hơn mức thường lệ. Tác động thu hẹp do lãi suất cao hơn sẽ bù trừ cho tác
động mở rộng của giá cổ phiếu cao hơn. Thực tế, phân tích này mô tả động thái của Fed: lãi suất thực
được giữ ở mức cao xét theo chuẩn lịch sử trong thời kỳ bùng nổ chứng khoán vào cuối thập niên 1990.
Điều ngược lại xảy ra khi thị trường chứng khoán sụt giảm. Chi tiêu tiêu dùng và đầu tư có khuynh
hướng giảm, làm suy yếu tổng cầu và đẩy nền kinh tế đi vào suy thoái. Để ổn định tổng cầu, Fed sẽ tăng
cung tiền và hạ lãi suất. Thật vậy, đó là cách họ thường làm. Ví dụ, ngày 19/10/1987, thị trường cổ phiếu
giảm 22,6%, đây là mức giảm trong ngày lớn nhất trong lịch sử. Fed phản ứng trước sự sụp đổ thị
trường bằng cách tăng cung tiền và hạ lãi suất. Lãi suất quỹ liên bang giảm từ 7,7% vào đầu tháng 10
xuống 6,6% vào cuối tháng. Một phần nhờ hành động nhanh chóng của Fed mà nền kinh tế đã tránh
được suy thoái. Tương tự, như chúng ta đã thảo luận trong tình huống nghiên cứu ở chương trước, Fed
cũng giảm lãi suất trong thời kỳ suy giảm kinh tế và thị trường chứng khoán năm 2008 và 2009, nhưng
lần này chính sách tiền tệ không đủ để xoay chuyển đợt suy thoái sau.
 Trong khi Fed dè chừng thị trường chứng khoán, thì giới đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng để
mắt tới Fed. Vì Fed có thể tác động đến lãi suất và hoạt động kinh tế, điều này có thể làm xoay chuyển
giá trị cổ phiếu. Ví dụ, khi Fed nâng lãi suất bằng cách giảm cung tiền, hành động này làm cho việc sở
hữu cổ phiếu trở nên kém hấp dẫn vì hai lý do: Thứ nhất, lãi suất cao hơn có nghĩa là trái phiếu, chọn lựa
thay thế cổ phiếu, sẽ có lợi tức cao hơn. Thứ hai, việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ làm giảm cầu
hàng hóa và dịch vụ, khiến lợi nhuận giảm. Kết quả là giá cổ phiếu thường giảm khi Fed nâng lãi suất.
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TÁC ĐỘNG LÊN TỔNG CẦU NHƯ THẾ NÀO Chính phủ có thể tác động lên
hành vi của nền kinh tế không chỉ bằng chính sách tiền tệ mà còn với chính sách tài khóa. Chính sách tài
khóa' nói đến những chọn
1.Chính sách tài khóa: công việc ổn định mức chi tiết và thuế khóa của chính phủ của các nhà hoạch
định chính sách.

lựa của chính phủ liên quan đến tổng mức mua mua sắm và thuế khóa. Ở đầu cuốn sách, chúng ta đã
xem xét chính sách tài khóa tác động lên tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng trong dài hạn như thế nào. Tuy
nhiên, trong ngắn hạn tác động hàng đầu của chính sách tài khóa là nhắm đến tổng cầu hàng hoá và
dịch vụ.
Thay đổi trong hoạt động mua sắm của chính phủ 
Khi các nhà hoạch định chính sách thay đổi cung tiền hoặc mức thuế, họ gián tiếp dịch chuyển đường
tổng cầu bằng cách tác động lên quyết định chi tiêu của doanh nghiệp hoặc hộ gia đình. Ngược lại, khi
chính phủ điều chỉnh hoạt động mua sắm hàng hóa và dịch vụ, thì sẽ trực tiếp chuyển dịch đường tăng
cau.
 Ví dụ, giả sử Bộ Quốc phòng đặt đơn hàng 20 tỷ đô la mua máy bay chiến đầu từ hãng sản xuất máy
bay Boeing. Đơn hàng này làm tăng cấu sản lượng do Boeing làm ra, giúp công ty thuê nhiều lao động
và tăng sản lượng. Do Boeing là một phần của nền kinh tế, nhu cầu máy bay Boeing tăng lên có nghĩa là
một sự gia tăng tổng lượng cầu hàng hóa và dịch vụ ở mỗi mức giá. Kết quả, đường tổng cầu dịch sang
phải.
Đơn hàng 20 tỷ này từ chính phủ dịch chuyển đường tổng cầu bao xa? Thoạt tiên, ta có thể đoán là
đường tổng cầu dịch chuyển một đoạn tương đương 20 tỷ đô la. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Có
hai tác động kinh tế vĩ mô khiến cho quy mô dịch chuyển của đường tổng cầu khác với quy mô thay đổi
hoạt động mua sắm của chính phủ. Thứ nhất là tác động số nhân (multiplier effect), theo đó sự chuyển
dịch tổng cầu có thể lớn hơn 20 tỷ đô la. Thứ hai là tác động lấn át (crowding out effect), cho rằng sự
chuyển dịch tổng cầu có thể nhỏ hơn 20 tỷ đô la. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét hai tác động này.
Tác động số nhân Khi chính phủ mua 20 tỷ đô la hàng hóa từ Boeing, đơn hàng đó có âm hưởng lan
truyền. Tác động tức thời của nhu cầu cao hơn từ chính phủ là tăng việc làm và | lợi nhuận cho Boeing.
Sau đó, khi người lao động có lương cao hơn và chủ doanh

June 1, 2021
151
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

nghiệp có lợi nhuận cao hơn, họ sẽ phản ứng trước sự gia tăng thu nhập này bằng cách tăng chi tiêu của
mình cho hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, việc chính phủ mua hàng từ Boeing làm tăng cầu sản phẩm của
nhiều doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Vì mỗi đô la được chính phủ chi ra có thể làm tăng tổng cầu
hàng hóa và dịch vụ hơn một đô la, nên hoạt động mua sắm của chính phủ được cho là có tác động số
nhân' lên tổng cầu. 
 Tác động số nhân này tiếp tục ngay cả sau vòng ảnh hưởng ban đầu. Khi chi tiêu tiêu dùng tăng, doanh
nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng sẽ thuê thêm người và thu được lợi nhuận cao hơn. Thu nhập và lợi
nhuận cao hơn lại kích thích chi tiêu tiêu dùng, và cứ như vậy tiếp diễn. Do đó, có sự phản hồi tích cực
1. Tác động số nhân: những chuyển dịch thêm của đường tổng cầu Xuất phát từ việc chính sách tài khóa
mở rộng làm tăng thu nhập và theo đó làm tăng chi tiêu tiêu dùng.

khi cầu cao hơn dẫn đến thu nhập cao hơn, từ đó lại đẩy cầu cao hơn. Một khi tất cả những tác động này
gộp lại thì tổng tác động lên lượng cầu hàng hóa và dịch vụ có thể lớn hơn nhiều so với cú hích ban đầu
từ chi tiêu của chính phủ.
 Hình 4 minh họa tác động số nhân. Việc chính phủ tăng mua sắm 20 tỷ đô la ban đầu đẩy đường tổng
cầu sang phải từ ADN sang AD2, chính xác bằng 20 tỷ. Nhưng khi người tiêu dùng phản ứng bằng cách
tăng chi tiêu của mình, thì đường tổng cầu dịch xa hơn nữa sang AD.
Tác động số nhân xuất phát từ phản ứng chi tiêu của người tiêu dùng có thể được củng cố hơn nữa
bằng phản ứng của đầu tư trước mức cầu cao hơn. Ví dụ, Boeing có thể phản ứng trước nhu cầu máy
bay cao hơn bằng quyết định mua nhiều thiết bị hoặc xây dựng thêm nhà máy mới. Trong trường hợp
này, cầu của chính phủ cao hơn thúc đẩy cầu đầu tư tư liệu sản xuất cao hơn. Phản ứng tích cực này từ
phía cầu đầu tư đôi khi được gọi là hệ số gia tốc đầu tư (investment accelerator).
Công thức số nhân chi tiêu
 Một số phép tính đại số đơn giản sẽ cho phép chúng ta rút ra công thức tính quy mô tác động số nhân
xuất phát từ việc chính phủ tăng mua sắm, dẫn đến tăng chi tiêu tiêu dùng. Một số hạng quan trọng trong
công thức này là khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC - marginal propensity to consume), là tỷ phần của
số thu nhập tăng thêm mà hộ gia đình chi tiêu tiêu dùng thay vì tiết kiệm. Ví dụ, giả sử khuynh hướng tiêu
dùng biên là A. Có nghĩa là cứ mỗi đô la hộ gia đình kiếm được thêm, thì họ chi tiêu 0,75 đô la (hay 4 của
đồng đô la đó), và tiết kiệm 0,25 đô la. Với MPC là 1, khi người lao động và chủ doanh nghiệp Boeing
kiếm được 20 tỷ đô la từ hợp đồng với chính phủ, họ sẽ tăng chi tiêu tiêu dùng của mình lên 4 x 20 tỷ đô
la, hay 15 tỷ đô la. 
 Để đo lường tác động thay đổi chi tiêu của chính phủ lên tổng cầu, chúng ta theo dõi tác động này từng
bước. Quy trình bắt đầu khi chính phủ chỉ ra 20 tỷ đô la, có nghĩa là thu nhập quốc dân (lương và lợi
nhuận) cũng tăng lên cùng con số
này. Khoản thu nhập tăng này đến lượt nó kéo theo chi tiêu tiêu dùng tăng một lượng bằng MPC x 20 tỷ,
sau đó làm tăng thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp sản xuất ra hàng tiêu dùng. Đợt tăng
thu '' den lang chi tiêu tiêu dùng, lần này bằng với MPCX (MPCX 20 tỷ). Tác động phản hồi này cứ thế
diễn ra.
Để tìm ra tổng tác động lên cầu hàng hóa và dịch vụ, chúng ta cộng dồn những tác động này: Thay đổi
trong mua sắm của chính phủ = S20 tỷ 
Thay đổi đợt 1 trong tiêu dùng = MPC x $20 tỷ 
Thay đổi đợt 2 trong tiêu dùng = MPC x S20 tỷ 
Thay đổi đợt 3 trong tiêu dùng = MPC x $20 tý
Tổng thay đổi cầu = (1 + MPC + MPC + MPC +...) x S20 tỷ
Dấu ba chấm “...” ở đây thể hiện chuỗi vô định các đại lượng tương tự. Do đó, chúng ta có thể viết số
nhân như sau:
Số nhân = 1 + MPC + MPC + MPC + ....
Số nhân này cho chúng ta biết mức cầu hàng hóa và dịch vụ mà mỗi đô la được chính phủ chi mua hàng
sẽ tạo ra.

June 1, 2021
152
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Để đơn giản hóa phương trình hệ số nhân này, nhớ lại kiến thức toán học và đây là dạng cấp số nhân vô
hạn. Vì x sẽ nằm đâu đó giữa 1 và +1,
1 + x + x2 + x3 + ... = 1/(1 - x).
Trường hợp này, x = MPC. Do đó,
Số nhân = 1/(1 - MPC).
Ví dụ, nếu MPC là 3/4 , thì số nhân là 1/(1 - 3/4), hay bằng 4. Trường hợp này số tiền 20 tỷ mà chính phủ
chi tiêu tạo ra 80 tỷ đô la cầu hàng hóa và dịch vụ.
Công thức hệ số nhân này cho thấy kết luận quan trọng: quy mô của số nhân phụ thuộc vào khuynh
hướng tiêu dùng biên. Trong khi MPC = 3/4 dẫn đến hệ số nhân là 4, thì MPC bằng 1/2 chỉ mang lại số
nhân bằng 2. Do đó, MPC càng lớn thì số nhân càng lớn. Để hiểu tại sao, hãy nhớ rằng số nhân xuất
hiện và thu nhập cao hơn dẫn đến chi tiêu cho tiêu dùng nhiều hơn. Với MPC lớn hơn thì tiêu dùng phản
ứng mạnh hơn trước một sự thay đổi trong thu nhập, và do đó số nhân sẽ lớn hơn.
Những ứng dụng khác của tác động số nhân
 Nhờ có tác động số nhân, một đô la chính phủ chi mua hàng có thể tạo ra hơn một đô la cho tổng cầu.
Tuy nhiên, lý luận của tác động số nhân không bị bó hẹp
ở những thay đổi trong mua sắm của chính phủ. Thay vào đó, nó nói đến bất kỳ sự kiện nào làm thay đổi
chi tiêu trong bất kỳ thành phần nào của GDP, như tiêu dùng, đầu tư, mua sắm của chính phủ hay xuất
khẩu ròng.
Ví dụ, giả sử một đợt suy thoái ở hải ngoại làm giảm cầu đối với xuất khẩu ròng nh, Hoa Kỳ 10 tỷ đô la.
Chỉ tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ giảm này làm giảm thu nhập quốc gia của Hoa Kỳ, kéo theo
giảm chi tiêu của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Nêu khuynh hướng tiêu dùng biển là 4 và số nhân là 4 thì 10
tỷ đô là giảm đi từ xuất khẩu ròng có nghĩa là tổng cầu thu hẹp 40 tỷ đô la.
Một ví dụ khác, giả sử thị trường cổ phiếu bùng nổ làm tăng của cải của họ gia đình và kích thích chi tiêu
cho hàng hóa và dịch vụ lên 20 tỷ đô la. Lượng chi tiêu tiêu dùng tăng thêm này làm tăng thu nhập quốc
dân, từ đó kích thích tiêu dùng nhiều hơn nữa. Nếu khuynh hướng tiêu dùng biển là 1 và số nhân là 4, thì
tác động ban đầu của 20 tỷ đô la tiêu dùng tăng thêm sẽ chuyển thành 80 tỷ đô la gia tăng trong tổng
cầu. 
 Số nhân là khái niệm quan trọng trong kinh tế học vi mô vì nó cho thấy cách thức nền kinh tế có thể
khuếch đại tác động của những thay đổi trong chi tiêu, Một thay đổi nhỏ ban đầu về tiêu dùng, đầu tư,
mua sắm của chính phủ, hay xuất khẩu ròng có thể kết thúc với hiệu ứng lớn lên của tổng cầu và theo đó
là sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế
Tác động lấn át Tác động số nhân dường như cho rằng khi chính phủ chỉ 20 tỷ đô la mua máy bay của
Boeing, thì hệ quả mở rộng tổng cầu phải nhất thiết lớn hơn 20 tỷ Tuy nhiên, có một tác động khác lại
diễn ra theo hướng ngược lại. Trong khi sự gia tăng mua sắm của chính phủ kích thích tổng cầu hàng
hóa và dịch vụ, nó cũng làm cho làn suất tăng lên, làm giảm chi tiêu đầu tư và tạo áp lực đẩy tổng cầu đi
xuống. Sự sụt giảm tổng cầu hình thành khi việc mở rộng tài khóa làm tăng lãi suất được gọi là tác động
lấn át
Để hiểu tại sao sự lấn át xảy ra, chúng ta xem điều gì xảy ra trên thị trường tiền tệ khi chính phủ mua
máy bay của Boeing. Như đã thảo luận, sự gia tăng câu này làm tăng thu nhập của người lao động và
chủ doanh nghiệp Boeing (và của những doanh nghiệp khác nhờ tác động số nhân). Khi thu nhập tăng,
hộ gia đình dự kiến mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, kết quả là họ chọn nắm giữ nhiều tài sản có tính
thanh khoản cao hơn. Nghĩa là, sự gia tăng thu nhập do mở rộng tài khóa sẽ làm tăng cầu tiền. | Tác
động gia tăng cầu tiền được minh họa trong Hình 5(a). Vì Fed vẫn không thay đổi cung tiền, nên đường
cung thẳng đứng không thay đổi. Khi mức thu nhập cao hơn dịch chuyển đường cần tiền sang phải từ
MD sang MD, lãi suất phải tăng từ 1 lên ra để giữ cho cung và cầu cân bằng.
1. Tác động lấn át: phần bù trừ trong tổng cầu xảy ra khi chính sách tài khóa mở rộng
làm tăng lãi suất và do đó làm giảm chi tiêu đầu tư.
Đến lượt lãi suất tăng sẽ làm giảm lượng cầu hàng hóa và dịch vụ. Cụ thể, do chi phí vay trở nên tốn
kém hơn, cầu đầu tư nhà ở và đầu tư kinh doanh giảm. Nghĩa là sự gia tăng mua sắm của chính phủ sẽ

June 1, 2021
153
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

làm tăng cầu hàng hóa và dịch vụ. và cũng có thể lấn át cả đầu tư. Tác động lấn át đầu tư này phần nào
bù trừ cho tác động mua sắm của chính phủ lên tổng cầu, như minh hoạt trong Hình 5(b). Sự gia tăng
mua sắm của chính phủ ban đầu đẩy đường tổng cầu từ AD sang AD,. nhưng một khi sự lấn át xảy ra,
đường tổng cầu dịch trở về AD. 
 Tóm tắt: Khi chính phủ tăng mua sắm 20 tỷ đô la, tổng cầu hàng hóa và dịch vụ có thể tăng ít hay nhiều
hơn 20 tỷ tùy vào quy mô số nhân và tác động lấn át. Riêng tác động số nhân làm cho sự dịch chuyển
của tổng cầu lớn hơn 20 tỷ. Tác động lấn át sẽ đẩy đường tổng cầu theo hướng ngược lại, nếu đủ lớn nó
có thể khiến cho sự dịch chuyển của tổng cầu là ít hơn 20 tỷ.
Thay đổi thuế Công cụ quan trọng khác của chính sách tài khóa bên cạnh mức chi tiêu của chính phủ là
mức thuế khóa. Ví dụ như khi chính phủ cắt giảm thuế thu nhập cá nhân, tiền lương nhận về nhà của hộ
gia đình sẽ tăng lên. Họ sẽ tiết kiệm một phần thu nhập tăng thêm này, nhưng họ cũng sẽ chi tiêu một
phần trong số đó vào hàng hóa tiêu dùng. Vì giảm thuế làm tăng tiêu dùng, nên giảm thuế cũng làm dịch
chuyển đường tổng cầu sang phải. Tương tự, thuế tăng làm giảm tiêu dùng và đẩy đường tổng cầu sang
trái.
Độ lớn dịch chuyển của tổng cầu xuất phát từ thay đổi thuế cũng bị ảnh hưởng bởi các tác động số nhân
và lấn át. Khi chính phủ giảm thuế và kích thích tiêu dùng, thu nhập và lợi nhuận tăng, và từ đó tiếp tục
làm tăng tiêu dùng hơn nữa.
BẠN CÓ BIẾT. Chính Sách Tài Khóa Có Thể Tác Động Lên
Tổng Cung Như Thế Nào
Cho đến lúc này, phần thảo luận của chúng ta về này, ảnh hưởng sẽ lớn đến mức một đợt giảm thuế
chính sách tài khóa văn chú trọng vào tác động của suất sẽ kích thích hoạt động sản xuất và thu nhập bổ
những thay đổi trong mua sắm của chính phủ và thay sung đủ để làm tăng số thu thuế. Đây chắc chắn là
đồi thuế lên lượng cầu hàng hóa và dịch vụ như thế nào. Đa số các nhà kinh tế tin rằng những tác động
kinh tế vĩ mô ngắn hạn của chính sách tài khóa diễn ra chủ yếu thông qua tổng cầu. Tuy nhiên, chính
sách tài khóa vẫn có khả năng tác động lên lượng cung hàng hóa và dịch vụ.
Ví dụ, hãy xem tác động của thay đổi thuế lên tổng cung. Một trong Mười Nguyên lý Kinh tế học ở
Chương 1 cho rằng người dân phản ứng với những động cơ khuyến khích. Khi các nhà hoạch định chính
sách chính phủ giảm thuế suất, người lao động được giữ lại nhiều tiền hơn từ mỗi đô la họ kiếm được,
dohọ có động cơ lớn hơn để làm việc và sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Nếu họ phản ứng với sự
khuyến doanh nghiệp này, lượng cung hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ hơn mức giá bất kỳ, và đường tổng
cung sẽ dịch chuyển sang phải.
Một số nhà kinh tế, được gọi là chuyên gia phía cung, cho rằng ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế lên
tổng cũng là lớn. Theo những chuyên gia phía cung này, ảnh hưởng sẽ lớn đến mức một đợt giảm thuế
sẽ kích thích hoạt động sản xuất và thu nhập bổ sung đủ để làm tăng số thu thuế. Đây chắc chắn là một
khả năng lý thuyết, nhưng đa số các nhà kinh tế không xem đây là trường hợp bình thường. Mặc dù tác
động phía cung của thuế là quan trọng để xem xét, các tác động này thường là không đủ lớn để làm tăng
số thu thuế khi thuế suất giảm
 Giống như những thay đổi thuế, thay đổi trong mua sắm của chính phủ cũng có tiềm năng tác động lên
tổng cung. Giả sử chính phủ tăng chi tiêu dưới hình thức cấp vốn ngân sách để xây đường bộ chẳng
hạn. Đường bộ sẽ được khu vực tư nhân sử dụng để vận chuyển tới hàng hoá khách hàng; chất lượng
đường bộ tăng lên sẽ làm tăng năng suất của những doanh nghiệp này. Do đó, khi chính phủ chi tiêu
nhiều hơn cho đường bộ, họ sẽ giúp tăng lượng cung hàng hoá và dịch vụ ở mức giá bất kì và do đó
dịch chuyển đường cung sang phải. Tác động này lên tổng cung có lẽ quan trọng hơn dài hạn so với
ngắn hạn, vì phải mất một thời gian để chính phủ xây đường mới và đưa vào sử dụng.
Đó chính là tác động số nhân. Đồng thời, thu nhập cao hơn dẫn đến cầu tiền cao hơn, có khuynh hướng
làm tăng lãi suất. Lãi suất cao hơn làm cho việc đi vay thêm tốn kém, nên chi tiêu đầu tư giảm đi. Đây
chính là tác động lấn át. Tùy vào quy mô tác động số nhân và lấn át, sự dịch chuyển tổng cầu có thể lớn
hơn hoặc nhỏ hơn sự thay đổi thuế gây ra nó.
Ngoài tác động số nhân và tác động lấn át, còn có một yếu tố quan trọng khác quyết định quy mô dịch
chuyển của tổng cầu do thuế thay đổi: nhận định của hộ gia đình về việc thuế thay đổi là vĩnh viễn hay
tạm thời. Ví dụ, giả sử chính phủ tuyên bố giảm thuế 1.000 đô la cho mỗi hộ gia đình. Để quyết định sẽ

June 1, 2021
154
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

chi tiêu bao nhiêu từ số tiền thuế được giảm này, hộ gia đình phải cân nhắc liệu phần thu nhập tăng thêm
này sẽ kéo dài được bao lâu. Nếu hộ gia đình cho rằng việc giảm thuế là lâu dài, thì họ sẽ xem đây như
là phần bổ sung đáng kể vào nguồn lực tài chính của mình và do đó sẽ tăng chi tiêu một khoản lớn.
Trong trường hợp này, việc cắt giảm thuế sẽ có tác động lớn lên tổng cầu. Ngược lại, nếu hộ gia đình
cho rằng việc giảm thuế chỉ là tạm thời, họ sẽ xem đó là phần bổ sung không đáng kể vào nguồn tài
chính của mình, và chỉ tăng chi tiêu một ít trong số đó mà thôi. Trong trường hợp này, giảm thuế chỉ có
tác động nhỏ lên tổng cầu.
 Một ví dụ mang tính cực đoan về cắt giảm thuế có tính tạm thời đã xảy ra vào năm 1992. Trong năm đó,
Tổng thống George H. W. Bush đứng trước nguy cơ suy thoái và chiến dịch tái tranh cử sắp diễn ra. Ông
phản ứng trước tình hình này bằng cách tuyên bố cắt giảm một khoản thuế thu nhập mà chính phủ liên
bang khấu trừ từ quỹ lương của người lao động. Tuy nhiên, do thuế suất theo luật định là không đổi, nên
mỗi đồng đô la được giảm khấu trừ năm 1992 là tương đương một đô la thuế tăng thêm phải nộp vào
ngày 15/4/1993, khi khoản hoàn thuế thu nhập cho năm 1992 được kê khai. Do đó, khoản giảm thuế này
thật ra là khoản cho vay ngắn hạn từ chính phủ, nên không có gì ngạc nhiên khi tác động của chính sách
này lên tiêu dùng và tổng cầu là tương đối nhỏ.
SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỂ BÌNH ỔN NỀN KINH TẾ
Chúng ta đã thấy chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa tác động ra sao lên tổng cầu hàng hóa và dịch
vụ của nền kinh tế. Những nhận định lý thuyết này làm bật ra một số câu hỏi quan trọng: Các nhà hoạch
định chính sách có nên sử dụng những công cụ này để kiểm soát tổng cầu và bình ổn nền kinh tế hay
không? Nếu có thì khi nào? Nếu không thì tại sao?
Trường hợp chính sách bình ổn chủ động Hãy trở lại câu hỏi nêu ở đầu chương: khi tổng thống và Quốc
hội tăng thuế, Fed nên phản ứng thế nào? Như chúng ta đã thấy, mức đánh thuế là một yếu tố quyết định
vị trí của đường tổng cầu. Khi chính phủ tăng thuế, tổng cầu sẽ giảm, làm giảm sản xuất và việc làm
trong ngắn hạn. Nếu Fed muốn ngăn chặn tác động bất lợi này của chính sách tài khóa, họ có thể mở
rộng tổng cầu bằng cách tăng cung tiền. Việc mở rộng tiền tệ sẽ làm giảm lãi suất, kích thích chi tiêu đầu
tư và mở rộng tổng cầu. Nếu chính sách tiền tệ phản ứng một cách phù hợp, thì những thay đổi kết hợp
giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa có thể giữ cho tổng cầu hàng hóa và dịch vụ không bị ảnh
hưởng.
Phân tích này chính xác là cách mà các thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang theo đuổi. Họ biết
rằng chính sách tiền tệ là yếu tố quyết định quan trọng của tổng cầu. Họ cũng biết rằng còn có những
yếu tố quyết định quan trọng khác bao gồm chính sách tài khóa do tổng thống và Quốc hội ban hành. Kết
quả là Ủy ban Thị trường Mở Liên bang sẽ theo dõi sát sao những tranh luận quanh chính sách tài khóa.
Phản ứng của chính sách tiền tệ này trước thay đổi của chính sách tài khóa là ví dụ của một hiện tượng
khái quát hơn: sử dụng các công cụ chính sách để bình ổn tổng cầu và kết quả là bình ổn sản xuất và
việc làm. Ổn định hóa kinh tế vẫn luôn là mục tiêu cụ thể của chính sách ở Hoa Kỳ kể từ Đạo luật Việc
làm ra đời vào
năm 1946. Đạo luận này ghi của chính quyền liên bang là ... thúc đẩy vi chất, chính phủ đã quyết định
chiu vĩ mô ngắn hạn.
Đạo luật Việt Nam có hai hàm ý. Hàm ý thứ nhất, ở mức độ khiêm tốn hơn, là chính phủ nên tránh việc
trở thành nguyên nhân gây biến động kinh tế. Do đó, đa số các nhà kinh tế đều tư vấn nên tránh những
thay đổi lớn và bất ngờ trong chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá, vì những thay đổi này có khả
năng gây ra biến động tổng cầu. Hơn nữa, khi những thay đổi lớn xảy ra, quan trọng là các nhà hoạch
định chính sách tiền tệ và tài khoá phải nắm bắt và phản ứng trước các hành động của mỗi bên.
Thứ Hai, hàm ý tham vọng hơn của Đạo luật Việc làm là chính phủ nên phản ứng trước những thay đổi
của nền kinh tế tư nhân để ổn định tổng cầu. Đạo luật này được ban hành không lâu sau khi cuốn Lý
thuyết Tổng quát về Việc làm, Tiền lãi và Tiền tệ của Keynes được xuất bản, đây là một trong những
cuốn sách kinh tế học có ảnh hưởng nhất từng được viết. Trong đó, Keynes nhấn mạnh vai trò then chốt
của tổng cầu trong việc giải thích biến động kinh tế ngắn hạn. Keynes cho rằng chính phủ nên tích cực
kích thích tổng cầu khi tổng cầu tỏ ra không đủ để duy trì sản xuất ở mức toàn dụng lao động. 
 Keynes (và những người theo ông) lập luận rằng tổng cầu biến động chủ yếu do những làn sóng bi quan
và lạc quan không có cơ sở. Ông sử dụng thuật từ “tính bầy đàn” để nói đến những thay đổi thái độ tùy
tiện này. Khi tâm lý bị quan xuất hiện, hộ gia đình sẽ giảm chi tiêu tiêu dùng, và doanh nghiệp giảm chi

June 1, 2021
155
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

tiêu đầu tự. Kết quả là tổng cầu giảm, sản lượng thấp hơn và thất nghiệp cao hơn. Ngược lại, khi tâm lý
lạc quan xuất hiện, hộ gia đình và doanh nghiệp tăng chi tiêu. Kết quả là tổng cầu tăng, sản lượng cao
hơn và kéo theo áp lực lạm phát. Nhớ rằng một số thay đổi về thái độ này trong chừng mực nhất định tự
chúng sẽ trở thành hiện thực.
Về nguyên tắc, chính phủ có thể điều chỉnh chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để phản ứng trước
những làn sóng bi quan và lạc quan này và từ đó ổn định nền kinh tế. Ví dụ, khi người dân quá bi quan,
Fed có thể mở rộng cung tiền để hạ lãi suất và mở rộng tổng cầu. Khi họ quá lạc quan, Fed có thể thu
hẹp cung tiền để tăng lãi suất và thu hẹp tổng cầu. Cựu chủ tịch Fed là William McChesney Martin từng
mô tả quan điểm về chính sách tiền tệ này một cách rất đơn giản: “Công việc của Fed là tịch thu bình
rượu khi buổi tiệc bắt đầu”.
NGHIEN CUU TÌNH HUỐNG
Đồ Đệ Của Keynes Trong Nhà Trắng.
Năm 1961, khi một phóng viên hỏi Tổng thống John F Kennedy tại sao ông cổ súy cho việc cắt giảm
thuế, Kennedy trả lời “Để kích thích nền kinh tế. Anh không nhớ bài học kinh tế căn bản à?” Thực tế
chính sách của Kennedy dựa vào phân tích chính sách tài khóa mà chúng ta đã triển khai trong chương
này, Mục tiêu của
ông là ban hành giảm thuế, để làm tăng tiêu dùng, mở rộng tổng cầu và tăng sản lượng và việc làm của
nền kinh tế.
Khi chọn chính sách này, Kennedy đang dựa vào nhóm cố vấn kinh tế của mình. Nhóm này bao gồm các
nhà kinh tế lỗi lạc như James Tobin và Robert Solow, hai người này về sau đoạt giải Nobel vì những
đóng góp cho ngành kinh tế học. Khi còn là sinh viên vào thập niên 1940, các nhà kinh tế này đã nghiên
cứu kỹ cuốn Lý thuyết Tổng quát của John Maynard Keynes, lúc đó vừa xuất bản được vài năm. Khi các
cố vấn của Kennedy đề xuất giảm thuế, họ đang biến ý tưởng của Keynes thành hiện thực.
Mặc dù thay đổi thuế có thể có ảnh hưởng mạnh lên tổng cầu, chúng cũng có tác động khác. Cụ thể, khi
thay đổi những động cơ mà người dân đang có, thuế có thể thay đổi tổng cung hàng hóa và dịch vụ. Một
phần để xuất của Kennedy là hoàn thuế đầu tư, nghĩa là miễn thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào tư liệu
sản xuất mới. Đầu tư cao hơn sẽ không chỉ lập tức kích thích tổng cầu mà còn làm tăng năng lực sản
xuất của nền kinh tế theo thời gian. Do đó, mục tiêu ngắn hạn của việc tăng sản xuất thông qua tổng cầu
cao hơn được đi kèm với mục tiêu tăng sản lượng dài hạn thông qua tổng cung cao hơn. Thật vậy, khi
chính sách cắt giảm thuế do Kennedy để xuất cuối cùng được thực hiện năm 1964, nó đã kích hoạt một
giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. 
 Kể từ đợt giảm thuế 1964, thỉnh thoảng các nhà hoạch định chính sách vẫn sử dụng chính sách tài khóa
như là công cụ kiểm soát tổng cầu. Ví dụ, khi Tổng thống Obama tiếp quản Phòng Bầu dục năm 2009,
ông đối mặt với nền kinh tế đang ở giữa thời kỳ suy thoái. Một trong những sáng kiến chính sách đầu tiên
của ông là khoản chi ngân sách kích cầu bao gồm nhiều hoạt động chi tiêu lớn của chính phủ. Mục tin
báo chí sẽ đề cập một số tranh luận xoay quanh sáng kiến chính sách này. E
Trường hợp không ủng hộ chính sách bình ổn chủ động Một số nhà kinh tế lập luận rằng chính phủ nên
tránh chủ động sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để cố gắng bình ổn nền kinh tế. Họ cho
rằng những công cụ chính sách này nên được ấn định để đạt được những mục tiêu dài hạn, như tăng
trưởng kinh tế nhanh và lạm phát thấp, và phải để nền kinh tế tự xoay xở với những biến động ngắn hạn.
Các nhà kinh tế này thừa nhận chính sách tiền tệ và tài khóa có thể bình ổn nền kinh tế trên lý thuyết,
nhưng họ nghi ngờ nó thật sự có tác dụng trên thực tế. 
 Lập luận chủ yếu không ủng hộ chính sách tiền tệ và tài khóa chủ động cho rằng các chính sách này tác
động lên nền kinh tế với độ trễ kéo dài. Như ta đã thấy, chính sách tiền tệ hoạt động thông qua thay đổi
lãi suất, từ đó tác động lên chỉ tiêu đầu tư. Nhưng nhiều doanh nghiệp có thể đã có kế hoạch đầu tư từ
trước. Do đó, đa số các nhà kinh tế tin rằng phải mất ít nhất 6 tháng để những thay đổi trong chính sách
tiền tệ có tác động đầy đủ lên sản lượng và việc làm. Hơn nữa, một khi những tác động này xảy ra,
chúng có thể tồn tại trong nhiều năm. Những người chỉ trích chính sách bình ổn lập luận rằng vì độ trễ
này, Fed không nên cố gắng tinh chỉnh nền kinh tế. Họ cho rằng Fed thường xuyên phản

June 1, 2021
156
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

ứng quá chậm trước những điều kiện kinh tế đang thay đổi và kết quả là trở thành nguyên nhân chứ
không phải là giải pháp khắc phục biến động kinh tế. Những chỉ trích cổ súy chính sách tiền tệ thụ động,
như tăng trưởng cung tiền chậm và đều.
Chính sách tài khóa cũng hoạt động với độ trễ, nhưng khác với độ trễ trong chính sách tiền tệ, độ trễ của
chính sách tài khóa chủ yếu do quy trình chính trị gây ra. Ở Hoa Kỳ, đa số thay đổi của chi tiêu chính phủ
và thuế khóa phải được Cháng qua các ủy ban thuộc quốc hội ở lưỡng viện, và được cả hai cơ quan lập
pháp này thông qua, sau đó tổng thống ký ban hành luật. Việc hoàn tất quy trình này có thể mất hàng
tháng hoặc trong một số trường hợp, hàng năm. Đến lúc sự thay đổi trong chính sách tài khóa được
thông qua và sẵn sàng cho triển khai thì điều kiện kinh tế có thể đã hoàn toàn khác.
Các độ trễ trong chính sách tiền tệ và tài khóa cũng rắc rối một phần vì hoạt động dự báo kinh tế quá
kém. Nếu các nhà dự báo có thể tiên liệu chính xác điều kiện nền kinh tế trước một năm, thì các nhà
hoạch định chính sách tiền tệ và tài khóa có thể nhìn về tương lai khi ban hành chính sách. Trong trường
hợp này, các nhà hoạch định chính sách có thể bình ổn nền kinh tế bất kể sẽ có độ trễ. Tuy nhiên, trên
thực tế nhiều đợt suy thoái và trì trệ nghiêm trọng xảy ra mà không có nhiều cảnh báo trước. Điều tốt
nhất mà các nhà hoạch định chính sách có thể làm vào bất kỳ lúc nào là phản ứng ngay khi có thay đổi
kinh tế.
Các nhân tố bình ổn tự động
 Tất cả các nhà kinh tế – bao gồm cả những người cổ súy hay chỉ trích chính sách bình ổn - đều nhất trí
rằng độ trễ trong triển khai đã làm cho chính sách trở thành công cụ bình ổn ngắn hạn kém hiệu quả. Do
đó, nền kinh tế sẽ ổn định hơn nếu các nhà hoạch định chính sách có thể tìm cách tránh được một số độ
trễ này. Thực tế, họ có cách. Các nhân tố bình ổn tự động là những thay đổi trong chính sách tài khóa để
kích thích tổng cầu khi nền kinh tế đi vào suy thoái mà các nhà hoạch định chính sách không cần phải có
hành động chủ đích nào,
Nhân tố bình ổn tự động quan trọng nhất là hệ thống thuế. Khi nền kinh tế đi vào suy thoái, lượng thuế
thu được của chính phủ tự động giảm đi vì hầu hết các loại thuế đều gắn liền với hoạt động kinh tế. Thuế
thu nhập cá nhân phụ thuộc vào thu nhập của hộ gia đình, thuế lương phụ thuộc vào tiền lương của
người lao động, và thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì thu nhập,
lương và lợi nhuận tất cả đều giảm khi có suy thoái, số thu thuế của chính phủ sẽ giảm theo. Sự cắt giảm
thuế tự động này kích thích tổng cầu và do đó làm giảm độ lớn của những biến động kinh tế.
Chi tiêu của chính phủ cũng hoạt động như là một nhân tố bình ổn tự động. Cụ thể, khi nền kinh tế đi vào
suy thoái, người lao động bị sa thải, nhiều người
1. Các nhân tố bình ổn tự động: những thay đổi trong chính sách tài khóa kích thích   tổng cầu khi nền
kinh tế đi vào suy thoái mà không cần đến hành động có chủ đích của các nhà hoạch định chính sách.
nộp đơn xin hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, hưởng phúc lợi và các hình thức hỗ trợ thu nhập khác.
Sự gia tăng chi tiêu của chính phủ tự động này kích thích tổng cầu vào đúng thời điểm tổng cầu không đủ
mạnh để duy trì toàn dụng lao động. Thật vậy, khi hệ thống bảo hiểm thất nghiệp lần đầu tiên được triển
khai trong thập niên 1930, các nhà kinh tế vận động cho chính sách này một phần cũng chính vì sức
mạnh bình ổn tự động của nó.
Các nhân tố bình ổn tự động ở nền kinh tế Hoa Kỳ là không đủ mạnh để ngăn chặn hoàn toàn các đợt
suy thoái. Tuy nhiên, không có các nhân tố bình ổn tự động này, sản lượng và việc làm sẽ biến động
mạnh hơn thực tế. Vì lý do đó, nhiều nhà kinh tế phản đối việc sửa đổi hiến pháp trong đó yêu cầu chính
phủ liên bang luôn phải duy trì ngân sách cân đối, theo đề xuất của các chính trị gia. Khi nền kinh tế bị
suy thoái, tiền thuế giảm, chi tiêu của chính phủ tăng và ngân sách chính phủ hướng đến thâm hụt. Nếu
chính phủ đứng trước quy tắc khắt khe phải cân đối ngân sách, họ buộc phải tìm cách tăng thuế và cắt
giảm chi tiêu trong suy thoái. Nói cách khác, quy tắc cân đối ngân sách khắc khe sẽ loại bỏ các nhân tố
bình ổn tự động vốn có trong hệ thống thuế và chi tiêu của chính phủ hiện hữu.
KẾT LUẬN
Trước khi các nhà hoạch định chính sách đưa ra bất kỳ thay đổi chính sách nào, họ cần cân nhắc tất cả
các tác động từ những quyết định của mình. Ở phần đầu của quyển sách này, chúng ta đã xem xét các
mô hình kinh tế cổ điển, mô tả những tác động dài hạn của chính sách tiền tệ và tài khóa. Ở đó, chúng ta

June 1, 2021
157
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

thấy được chính sách tài khóa tác động lên tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng dài hạn như thế nào, cũng
như chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến mức giá và tỷ lệ lạm phát ra sao.
Trong chương này, chúng ta xem xét các tác động ngắn hạn của chính sách tiền tệ và tài khóa. Chúng ta
đã thấy những công cụ chính sách này có thể thay đổi tổng cầu hàng hóa và dịch vụ như thế nào và thay
đổi cả hoạt động sản xuất và việc làm của nền kinh tế trong ngắn hạn ra sao. Khi Quốc hội giảm chi tiêu
của chính phủ để cân đối ngân sách, họ cần phải cân nhắc cả các tác động dài hạn lên tiết kiệm và tăng
trưởng lẫn các tác động ngắn hạn lên tổng cầu và việc làm. Khi Fed giảm tốc độ tăng trưởng cung tiền,
họ phải tính đến tác động dài hạn lên lạm phát cũng như tác động ngắn hạn lên sản lượng. Các nhà
hoạch định chính sách trong tất cả các cơ quan của chính phủ luôn phải duy trì những mục tiêu dài hạn
lẫn ngắn hạn.
THEO DÒNG THỜI SỰ
Những Chỉ Báo Lỗi Nhịp
Ví chính sách tiền tệ và tài khóa diễn ra với độ trễ kéo dài, các nhà hoạch định chính sách phải liên tục
tìm kiếm dấu vết để biết nền kinh tế đang hướng đến đi, Bài báo này được viết khi cuộc suy thoái 2001
vừa mới chấm dứt, trong đó Mô tả những cách thức khác thường mà các nhà kinh tế vận dụng để theo
dõi điều kiện kinh tế vĩ mô.
CÁC SỐ LIỆU KINH TẾ RỐI RẮM NGAY CẢ VỚI NGƯỜI GIỎI NHẤT
GEORGE HAGER
Các nhà kinh tế nghiền ngẫm vô vàn số liệu mỗi tuần, cố gắng cảm nhận được khi nào suy thoái chấm
dứt. Nhưng những chỉ bảo có tính giễu cợt và có bản năng kỳ lạ có thể rất hữu ích, thậm chí còn hơn
thế. 
Có phải nha sĩ của bạn đang bận rộn? Các nha cho rằng người dân hoãn hẹn khám khi thời buổi khó
khăn, sau đó tại hẹn khi kinh tế cải thiện.
Bạn phải đậu xe xa đến đâu khi vào các khu mua sắm? Càng ít người mua sắm càng có nhiều chỗ đậu
xe.
Nếu bạn lái xe đi làm, thì thời gian đi lại của bạn đã ngắn hơn hay dài hơn chưa?
Nhà kinh tế Michael Evans kể về một đồng nghiệp hiểu rất rõ về ngành thu dọn rác khẳng định hoàn toàn
tin tưởng vào Chỉ số Thu gom rác ở quê hương Chicago của mình. Hoạt động thu gom rác giảm mạnh
sau vụ tấn công khủng bố 9/11, sôi nổi trở lại vào tháng 10 nhưng sau đó lại yên ắng vào giữa tháng 11.
“Rác là chỉ báo khá tốt về loại hàng hóa mà người dân đang mua sắm, Evans, nhà kinh tế của hãng
Evans Carrol & Associates nói. “Vì họ phải bỏ
Richmon tháng rồi là “người dân đã quyết định mua giấy gói hàng đi...”
Điều gì đang thật sự xảy ra thì chỉ sáng tỏ sau này khi ta điểm lại. Đó là lý do tại sao Cơ quan Nghiên
cứu Kinh tế Quốc gia chờ cho đến tháng 11 đề tuyên bố rằng suy thoái đã bắt đầu từ tháng 3 năm ngoái,
và cũng là lý do tại sao mãi đến tháng 12/1992 họ mới công bố rằng đợt suy thoái lần trước đã kết thúc
hơn một năm trước đó, vào tháng 3 năm 1991.
 “Số liệu có thể đánh lừa bạn", Allen Sinai, nhà kinh tế trưởng của hãng tư vấn Decision Economics nói.
Sinai lưu ý rằng nếu các con số có vẻ như tăng lên (hoặc giảm xuống), tốt nhất là chờ xem điều gì sẽ xảy
ra trong hai hoặc ba tháng trước khi rút ra kết luận, đây là điều màu thị trường tài chính nhạy cảm không
thường làm..
 • "Chúng ta đã có rất nhiều dự báo sai về sự phục hồi từ thị trường ( chứng khoán) mà thực tế không thể
xảy ra”, ông nói.
 Như nhiều nhà kinh tế khác Sinai thêm thắt vào các con số bằng những quan sát không chính thức.
Những ngày này, ông ta đặc biệt chú ý đến những gì mà các nhà quản lý doanh nghiệp nói ở các cuộc
họp và các buổi tiệc rượu vì tâm trạng của họ và kế hoạch đầu tư hay thuê mướn của họ là chỉ báo quan
trọng về sự phục hồi.
 Ngay cả Cục Dự Trữ Liên bang, với hơn 200 nhà kinh tế theo dõi hầu như mọi ngóc ngách có thể đo
lường được của nền kinh tế, cũng để ý đến các chuyện vặt. Hai tuần trước mỗi cuộc họp chính sách FED

June 1, 2021
158
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

đều công bố cuốn ‘’ sách màu be’’ , tên gọi khảo sát ghi nhận những mẫu đối thoại không chính thức
giữa các cơ quan ở 12 ngân hàng vùng của fed và doanh nghiệp địa phương.
 Báo cáo này được thêm mắm muối với những trích dẫn từ giới kinh doanh không được nêu tên ( chẳng
hạn , có người nói với ngân hàng fed ở Richmon tháng rồi là “ người dân đã quyết định mua sắm trở lại ”
và thỉnh thoảng có chi tiết kì lạ  cho thấy các nhà điều tra của fed đôi khi đi sâu tìm hiểu vấn đề đến mức
nào. Tháng ba vừa rồi, ngân hàng fed ở dallas báo cáo “doanh số bán những con đười ươi nhồi bông
biết hát cho ngày lễ tình nhân khá tốt ” 
TÓM TẮT
Khi hình thành lý thuyết biến động kinh tế ngắn hạn, Keynes đã đề xuất lý thuyết sở thích thanh khoản để
giải thích các yếu tố quyết định lãi suất. Theo lý thuyết này, lãi suất phải điều chỉnh để cân bằng cung và
cầu tiến. 
Mức giá tăng sẽ làm tăng cầu tiền và tăng lãi suất, đưa thị trường tiền tệ vào trạng thái cân bằng. Do lãi
suất đại diện cho chi phí đi vay, lãi suất cao hơn sẽ làm giảm đầu tư và qua đó làm giảm lượng cẩu hàng
hóa và dịch vụ. Đường tổng cầu dốc xuống thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa mức giá và  lượng
cầu. 
Các nhà hoạch định chính sách có thể tác động đến tổng cầu bằng chính sách tiền tệ. Một sự gia tăng
của công tiền sẽ làm giảm lãi suất cân bằng ở mức giá bất kỳ. Do lãi suất thấp hơn kích thích chi tiêu đầu
tư, đường tổng cầu dịch sang phải. Ngược lại, cùng tiền giảm sẽ đẩy lãi suất cân bằng lên cao ở mức giá
bất kỳ và dịch đường tổng cầu sang trái. 
Các nhà hoạch định chính sách có thể tác động đến tổng cầu bằng chính sách tài khóa. Một sự gia tăng
mua sắm của chính phủ hoặc một khoản cắt giảm thuế sẽ đẩy đường tổng cầu dịch sang phải. Chính
phủ giảm mua sắm hoặc tăng thuế sẽ đẩy đường tổng cầu sang trái. 
Khi chính phủ thay đổi chi tiêu hoặc thuế, kết quả dịch chuyển đường tổng cầu có thể lớn hơn hoặc nhỏ
hơn mức thay đổi tài khóa này. Tác động số nhân thường sẽ khuếch đại ảnh hưởng của chính sách tài
khóa lên tổng cầu. Tác động lấn át có xu hướng làm giảm tác động của chính sách tài khóa lên tổng cầu.
 Vì chính sách tiền tệ và tài khóa có thể ảnh hưởng đến tổng cầu, đôi khi Chính phủ sẽ sử dụng những
công cụ chính sách này trong nỗ lực bình ổn nền kinh tế. Các nhà kinh tế không thống nhất về việc chính
phủ nên chủ động như thế nào với nỗ lực này. Theo những người cổ súy chính sách Định ăn chủ động,
thì những thay đổi về thái độ của hộ gia đình và doanh Thiệp sẽ dịch chuyển tổng cầu; nếu chính phủ
không phản ứng, kết quả sẽ là những biến động không cần thiết và không được mong đợi sẽ diễn ra đối
với sản lượng và việc làm. Theo những người chỉ trích chính sách bình Côn chủ động, chính sách tiền tệ
và tài khóa diễn ra với độ trễ kéo dài khiến cho những nỗ lực bình ổn trở thành tác nhân gây bất ổn cho
nền kinh tế.
CHƯƠNG 22 SỰ ĐÁNH ĐỔI NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
Có hai chỉ báo kết quả kinh tế được theo dõi sát sao là lạm phát và thất nghiệp.
Khi Tổng cục Thống kê Lao động công bố số liệu về những biến số này mỗi tháng, chúng luôn được các
nhà hoạch định chính sách trông chờ. Một số nhà bình luận đã kết hợp cả hai tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất
nghiệp để tạo ra chỉ số khốn khổ (misery index) nhằm hỗ trợ đo lường sức khỏe của nền kinh tế.
Hai thước đo thành quả kinh tế trên liên quan với nhau như thế nào? Ở đầu cuốn sách, chúng ta đã thảo
luận về các yếu tố quyết định thất nghiệp dài hạn và các yếu tố quyết định lạm phát dài hạn. Chúng ta đã
thấy tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào nhiều đặc tính trên thị trường lao động, như quy định tiền
lương tối thiểu, sức mạnh thị trường của nghiệp đoàn, vai trò tiền lương hiệu dụng và hiệu quả tìm việc.
Ngược lại, tỷ lệ lạm phát phụ thuộc chủ yếu vào tăng trưởng cung tiền do ngân hàng trung ương của một
quốc gia kiểm soát. Do đó, trong dài hạn lạm phát và thất nghiệp là hai vấn đề hầu như không liên quan
đến nhau.
Trong ngắn hạn thì ngược lại. Một trong Mười Nguyên lý của Kinh tế học được thảo luận ở Chương 1
cho rằng xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Nếu các nhà hoạch
định chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng tổng cầu và đẩy nền kinh tế đi lên dọc theo đường tổng cung
ngắn hạn, thì họ có thể mở rộng sản lượng và hạ thấp thất nghiệp trong một thời gian, nhưng với cái giá
phải trả là mức giá sẽ tăng nhanh hơn. Nếu các nhà hoạch định chính sách thu hẹp tổng cầu và đẩy nền

June 1, 2021
159
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

kinh tế đi xuống dọc theo đường tổng cung ngắn hạn, thì họ có thể hạ thấp lạm phát nhưng cái giá phải
trả là sản lượng tạm thời thấp hơn và thất nghiệp cao hơn. - 
Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét chi tiết sự đánh đổi giữa lạm phát – thất nghiệp. Mối quan hệ
giữa lạm phát và thất nghiệp đã thu hút sự chú ý của một số nhà kinh tế có tầm ảnh hưởng quan trọng
nhất vào nửa cuối thế kỷ qua. Cách tốt nhất để hiểu mối quan hệ này là xem những tư duy về nó đã thay
đổi như thế nào. Như chúng ta sẽ thấy trong phần trình bày tiếp theo, lịch sử tư duy về lạm
phát và thất nghiệp kể từ thập niên 1950 liên quan mật thiết đến lịch của Hoa Kỳ. Hai câu chuyện lịch sử
này sẽ giải thích tại sao sự đánh đổi : phát và thất nghiệp lại đúng trong ngắn hạn, tại sao nó không đúng
trong 1 và sự đánh đổi này nêu lên những vấn đề gì mà các nhà hoạch định chính. cần quan tâm.
ĐƯỜNG PHILLIPS
“Có lẽ mối quan hệ kinh tế vĩ mô quan trọng duy nhất chính là đường Philling » Đây là lập luận của nhà
kinh tế George Akerlof từ bài giảng mà ông thực hiện khi được trao giải thưởng Nobel năm 2001, Đường
Phillips' là mối quan hệ ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Chúng ta bắt đầu câu chuyện của mình
bằng sự khám phá và du nhập của đường Phillips vào Hoa Kỳ.
Nguồn gốc của đường Phillips
 Năm 1958, nhà kinh tế A. W. Phillips đăng tải bài báo trên tạp chí Economica của Anh và nổi tiếng từ đó.
Bài báo nhan đề “Mối Quan hệ giữa Thất nghiệp và Tỷ lệ Thay đổi Tiền lương ở Anh Quốc giai đoạn
1861-1957” Trong đó, Phillips chỉ ra mối tương quan nghịch biến giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát.
Nghĩa là, ông nêu rõ các năm có thất nghiệp thấp thường đi kèm với lạm phát cao, và những năm có thất
nghiệp cao lại đi kèm với lạm phát thấp. (Phillips xem xét lạm phát theo tiền lương danh nghĩa không
phải lạm phát giá cả, nhưng với mục tiêu tìm hiểu của chúng ta, sự phân biệt này không quan trọng. Hai
thước đo lạm phát này thường đi đôi với nhau). Phillips kết luận rằng hai biến số kinh tế vĩ mô quan
trọng, lạm phát và thất nghiệp gắn kết với nhau theo cách mà các nhà kinh tế chưa từng thấu hiểu. .
Mặc dù khám phá của Phillips là dựa trên số liệu của Anh, các nhà nghiên cứu nhanh chóng mở rộng
phát hiện của ông sang các nước khác. Hai năm sau khi Phillips cho đăng bài báo trên, các nhà kinh tế
Paul Samuelson và Robert Solow công bố bài viết trên tờ American Economic Review nhan đề “Thống kê
Chính sách chống Lạm phát” trong đó họ chỉ ra mối tương quan nghịch biến tương tự giữa lạm phát và
thất nghiệp với số liệu của Hoa Kỳ. Họ lập luận rằng sự tương quan này nổi lên vì thất nghiệp thấp đi
kèm với tổng cầu cao, tạo áp lực đẩy giá cả và tiền lương tăng cao trên khắp nền kinh tế. Samuelson và
Solow gọi mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và thất nghiệp là đường Phillips. Hình 1 cho ta ví dụ về
đường Phillips đúng như Samuelson và Solow phát hiện. .
Theo như tựa đề nghiên cứu, Samuelson và Solow quan tâm đến đường Philips vì họ tin rằng nó nắm
giữ một số bài học quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách. Cụ thể, họ gợi ý rằng đường Phillips
mang lại cho các nhà hoạch định chính sách danh mục các kết quả kinh tế khả dĩ. Bằng cách thay đổi
chính sách
1. Đường Phillips: đường biểu diễn sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất
nghiệp.
tiền tệ và tài khóa nhằm tác động lên tổng cầu, các nhà hoạch định chính sách có thể chọn bất kỳ điểm
nào trên đường này. Điểm A với thất nghiệp cao và lạm phát thấp. Điểm B có thất nghiệp thấp và lạm
phát cao. Các nhà hoạch định chính sách có thể muốn lạm phát thấp và thất nghiệp thấp, nhưng số liệu
lịch sử đúc kết qua đường Phillips cho thấy kết hợp này là không khả thi. Theo Samuelson và Solow, các
nhà hoạch định chính sách luôn đứng trước sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, và đường Phillips
minh họa rõ nét sự đánh đổi này.
Tổng cầu, tổng cung và đường Philips 
Mô hình tổng cầu và tổng cung cho ta cách lý giải dễ dàng về danh mục các kết quả khả dĩ mà đường
Phillips mô tả. Đường Phillips thể hiện những kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp xuất hiện trong ngắn
hạn khi sự chuyển dịch của đường tổng cầu đẩy nền kinh tế dọc theo đường tổng cung ngắn hạn. Như
chúng ta đã thấy
hai chương trước, một sự gia tăng tổng cầu hàng hóa và dịch vụ trong ngắn hạn sẽ dẫn đến sản lượng
hàng hóa và dịch vụ lớn hơn và mức giá cao hơn. Sản lượng lớn hơn có nghĩa là việc làm nhiều hơn và

June 1, 2021
160
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

do đó, tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn. Ngoài ra, mức giá cao hơn chuyển thành tỷ lệ lạm phát cao hơn. Do đó,
những chuyển dịch tổng cầu sẽ đẩy lạm phát và thất nghiệp theo các hướng ngược nhau trong ngắn hạn
– một mối quan hệ mà đường Phillips đã minh họa. 
 Nhằm hiểu đầy đủ hơn mối quan hệ này diễn ra như thế nào, hãy xem xét một ví dụ. Để đơn giản, ta giả
sử mức giá (chẳng hạn tính bằng chỉ số giá tiêu dùng) bằng 100 vào năm 2020. Hình 2 cho thấy hai khả
năng xảy ra vào năm 2021 tùy vào sức mạnh của tổng cầu. Khả năng thứ nhất xảy ra nếu tổng cầu cao,
và khả năng thứ hai xảy ra khi tổng cầu thấp. Hình 2(a) cho thấy hai kết cục này qua mô hình tổng cầu và
tổng cung. Hình 2(b) minh họa hai kết cục tương tự sử dụng đường Phillips.
Hình 2(a) cho thấy điều gì xảy ra với sản lượng và mức giá trong năm 2021. Nếu tổng cầu hàng hóa và
dịch vụ là thấp, nền kinh tế sẽ nếm trải kết cục A. Nền kinh tế sản xuất ra 15.000 đơn vị sản lượng, và
mức giá là 102. Ngược lại, nếu tổng cầu cao, thì nền kinh tế sẽ có kết cục B. Sản lượng là 16.000 và
mức giá là 106. Đây chỉ là ví dụ của một kết luận quen thuộc: tổng cầu cao hơn đẩy nền kinh tế đến trạng
thái cân bằng tại đó sản lượng và mức giá đều cao hơn.
Hình 2(b) cho thấy hai kết cục khả dĩ này có ý nghĩa gì đối với thất nghiệp và lạm phát. Vì doanh nghiệp
cần nhiều lao động khi họ sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, nên thất nghiệp sẽ thấp hơn ở kết
cục B so với kết cục A. Trong ví dụ này, khi sản lượng tăng từ 15.000 đến 16.000, thất nghiệp giảm từ
7% xuống 4%. Hơn nữa, do mức giá ở kết cục B là cao hơn kết cục A, nên tỷ lệ lạm phát (phần trăm thay
đổi mức giá so với năm trước) cũng sẽ cao hơn. Cụ thể, vì mức giá là 100 vào năm 2020, kết cục A có tỷ
lệ lạm phát là 2%, và kết cục B có tỷ lệ lạm phát là 6%. Hai kết quả khả dĩ đối với nền kinh tế có thể được
so sánh theo sản lượng và mức giá (sử dụng mô hình tổng cầu và tổng cung) hoặc theo thất nghiệp và
lạm phát (sử dụng đường Phillips).
 Vì chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa có thể dịch chuyển đường tổng cầu, chúng cũng làm dịch
chuyển nền kinh tế dọc theo đường Phillips. Những đợt tăng cung tiền, tăng chi tiêu của chính phủ hoặc
giảm thuế sẽ mở rộng tổng cầu và đẩy nền kinh tế đến một điểm trên đường Phillips tại đó thất nghiệp
thấp hơn và lạm phát cao hơn. Những đợt giảm cung tiền, cắt giảm chi tiêu của chính phủ hoặc tăng thuế
sẽ thu hẹp tổng cầu và đẩy nền kinh tế đến một điểm trên đường Phillips tại đó thất nghiệp cao hơn và
lạm phát thấp hơn. Theo nghĩa này thì đường Phillips cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách danh
mục phối hợp giữa lạm phát và thất nghiệp.
SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA ĐƯỜNG PHILLIPS:VAI TRÒ CỦA KỲ VỌNG
Đường Phillips dường như mang lại cho các nhà hoạch chính sách tập hợp kết quả thất nghiệp-lạm phát
khả dĩ. Nhưng tập hợp những chọn lựa này cố định theo thời gian hay không? Liệu đường Phillips dốc
xuống này có phải là mối quan hệ ổn định mà các nhà hoạch định chính sách có thể tin tưởng? Các nhà
kinh tế đã xem xét những câu hỏi này vào cuối thập niên 1960, ngay sau khi uelson và Solow đưa đường
Phillips vào tranh luận chính sách kinh tế vĩ mô.
Đường Phillips dài hạn 
Năm 1968, nhà kinh tế Milton Friedman đăng bài nghiên cứu trên tạp chí American Economic Review
dựa vào bài phát biểu mà ông đưa ra với tư cách là chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳ. Bài viết nhan đề
“Vai trò của chính sách tiền tệ”, trong đó có các đề mục “Chính sách tiền tệ có thể làm gì” và “Chính sách
tiền tệ không thể làm gì”. Friedman lập luận rằng có một điều mà chính sách tiền tệ không thể làm, chỉ trừ
một thời gian ngắn, đó là hạ thấp thất nghiệp bằng cách tăng lạm phát. Cũng trong thời gian đó, một nhà
kinh tế khác là Edmund Phelps cũng đăng tải một bài viết phủ nhận sự đánh đổi dài hạn giữa lạm phát và
thất nghiệp. .
 Friedman và Phelps dựa vào các nguyên lý kinh tế học vi mô cổ điển để đưa ra kết luận này. Lý thuyết
cổ điển cho rằng tăng trưởng cung tiền là yếu tố hàng đầu quyết định lạm phát. Nhưng lý thuyết cổ điển
cũng ghi nhận tăng trưởng tiền tệ không tác động lên các biến số thực như là sản lượng và việc làm; nó
chỉ đơn thuần thay đổi tất cả giá cả và thu nhập danh nghĩa theo tỷ lệ tương ứng mà thôi. Cụ thể, tăng
trưởng tiền tệ không tác động lên các yếu tố quyết định tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế, như sức mạnh
thị trường của nghiệp đoàn, vai trò của tiền lương hiệu dụng, hoặc tiến trình tìm việc làm. Friedman và
Phelps kết luận rằng không có lý do để cho rằng tỷ lệ lạm phát sẽ liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp trong dài
hạn.
Dưới đây là đoạn trích quan điểm của Friedman về việc Cục Dự trữ Liên bang có thể hy vọng hoàn thành
điều gì cho nền kinh tế trong dài hạn, theo đúng ngôn từ của ông:

June 1, 2021
161
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Cơ quan tiền tệ trực tiếp kiểm soát lượng tiền danh nghĩa, lượng nợ của mình (tiền lưu thông cộng với
dự trữ ngân hàng). Về nguyên tắc, họ có thể sử dụng quyền kiểm soát này để cố định các đại lượng
danh nghĩa – như tỷ giá hối đoái, mức giá, mức thu nhập quốc dân danh nghĩa, lượng tiền theo định
nghĩa này hay định nghĩa khác - hoặc để cố định sự thay đổi của một đại lượng danh nghĩa – như tỷ lệ
lạm phát hay giảm phát, tốc độ tăng trưởng hoặc giảm thu nhập quốc dân danh nghĩa, tốc độ tăng trưởng
lượng tiền. Họ không thể sử dụng quyền kiểm soát của mình đối với những đại lượng danh nghĩa để cố
định các đại lượng thực – như lãi suất thực, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập quốc dân thực, lượng tiền thực,
tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân thực, hoặc tốc độ tăng trưởng lượng tiền thực.
Những quan điểm này có nhiều hàm ý quan trọng cho đường Phillips. Cụ thể, chúng hàm ý rằng các nhà
hoạch định chính sách tiền tệ đối mặt với một đường Phillips thẳng đứng như trong Hình 3. Nếu Fed tăng
cung tiền chậm, tỷ lệ lạm phát sẽ thấp, và nền kinh tế dừng ở điểm A. Nếu Fed tăng cung tiền nhanh, tỷ
lệ lạm phát sẽ cao, và nền kinh tế dừng ở điểm B. Trong bất kỳ tình huống nào, thì tỷ lệ thất nghiệp cũng
có khuynh hướng tiến đến mức thông thường của nó, được gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (natural rate
of unemployment). Đường Phillips dài hạn dốc đứng minh họa kết luận cho rằng thất nghiệp không phụ
thuộc vào tăng trưởng tiền và lạm phát trong dài hạn.
 Về bản chất, đường Phillips dốc đứng là cách thể hiện ý tưởng cổ điển về sự trung tính của tiền tệ. Ở
các chương trước, chúng ta đã mô tả sự trung tính tiền tệ bằng đường tổng cung dài hạn dốc đứng. Hình
4 cho thấy đường Phillips dài hạn dốc đứng và đường tổng cung dài hạn dốc đứng là hai mặt của một
vấn đề. Theo Hình 4(a) trong hình này, tăng cung tiền sẽ đẩy đường tổng cầu sang phải từ AD1 sang
AD2. Kết quả của sự dịch chuyển này là trạng thái cân bằng dài hạn sẽ chuyển từ điểm A sang điểm B.
Mức giá tăng từ P lên Pa nhưng vì đường tổng cung dốc đứng, nên sản lượng vẫn không đổi. Trong
Hình 4(b), tăng trưởng cung tiền nhanh hơn sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát bằng cách dịch chuyển nền kinh tế
từ điểm A sang điểm B. Nhưng do đường Phillips dốc đứng nên tỷ lệ thất nghiệp là như nhau giữa hai
điểm này. Do đó, đường tổng cung dài hạn dốc đứng và đường Phillips dài hạn dốc đứng cùng ngụ ý
rằng chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến các biến số danh nghĩa (mức giá và tỷ lệ lạm phát) chứ không tác
động đến các biến số thực (sản lượng và thất nghiệp).
 Bất kể Fed theo đuổi chính sách tiền tệ nào, sản lượng và thất nghiệp đều ở mức tự nhiên của chúng
trong dài hạn.
Ý nghĩa của từ “tự nhiên” 
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có gì mà “tự nhiên”? Friedman và Phelps sử dụng tính từ này để mô tả tỷ lệ
thất nghiệp mà nền kinh tế sẽ hướng đến trong dài hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên không nhất
thiết là tỷ lệ thất nghiệp mong đợi về mặt xã hội, và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cũng không bất biến theo
thời gian.
Ví dụ, giả sử nghiệp đoàn mới thành lập sử dụng quyền lực thị trường của mình để tăng tiền lương thực
cao hơn mức cân bằng cho một số công nhân. Kết quả là cung lao động trở nên dư thừa, dẫn đến tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên cao hơn. Mức thất nghiệp này là tự nhiên không phải vì nó tốt mà vì nó nằm ngoài
phạm vi ảnh hưởng của chính sách tiền tệ. Tăng trưởng tiền nhanh hơn không thể làm giảm quyền lực
thị trường của nghiệp đoàn hay mức thất nghiệp; nó chỉ dẫn đến lạm phát cao hơn mà thôi. .
 Mặc dù chính sách tiền tệ không tác động lên tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, các loại chính sách khác thì có
thể. Để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, các nhà hoạch định chính sách cần sử dụng các chính sách giúp
cải thiện chức năng của thị trường lao động. Ở đầu cuốn sách này, chúng ta đã thảo luận các chính sách
về thị trường lao động như quy định tiền lương tối thiểu, quy định đàm phán tập thể, bảo hiểm thất
nghiệp, và các chương trình đào tạo nghề, có tác động đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên như thế nào. Một
thay đổi chính sách làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ đẩy đường Phillips dài hạn sang trái. Ngoài ra,
do thất nghiệp thấp hơn có nghĩa là nhiều lao động đang sản xuất hàng hóa và dịch vụ hơn, lượng cung
hàng hóa và dịch vụ sẽ lớn hơn ở mức giá bất kỳ và đường tổng cung dài hạn sẽ dịch sang phải. Nền
kinh tế đạt được thất nghiệp thấp hơn và sản lượng cao hơn ở tốc độ tăng trưởng tiền và lạm phát bất
kỳ.
Khớp lý thuyết với bằng chứng 
Ban đầu, kết luận của Friedman và Phelps cho rằng không có sự đánh đổi dài hạn giữa lạm phát và thất
nghiệp tỏ ra không thuyết phục. Lập luận của họ dựa vào ảnh hưởng trên lý thuyết, cụ thể là dự báo sự

June 1, 2021
162
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

trung tính của tiền tệ từ lý thuyết cổ điển. Ngược lại, mối tương quan nghịch biến giữa lạm phát và thất
nghiệp thể
hiện trong đường Phillips, và được Samuelson và Solow đúc kết là dựa và. chứng từ thế giới thực. Tại
sao ta lại tin là các nhà hoạch định chính sách đố. với đường Phillips dốc đứng trong khi thế giới có vẻ
như cho ta một đường xuống? Phải chăng những phát hiện của đường Phillips của Samuelson và S..
khiến chúng ta bác bỏ sự trung tính của tiền tệ?
Friedman và Phelps biết rõ những câu hỏi này, họ đề ra cách hòa hợp lý thư. kinh tế vĩ mô cổ điển với
phát hiện của đường Phillips dốc xuống dựa vào số liệu từ Anh và Hoa Kỳ. Họ cho rằng mối quan hệ
nghịch biến giữa lạm phát và thư nghiệp tồn tại trong ngắn hạn nhưng các nhà hoạch định chính sách
không nên xem đây là danh mục các kết quả kinh tế trong dài hạn. Các nhà hoạch định chính sách có thể
theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng để đạt được thất nghiệp thấp hơn trong một thời gian, nhưng cuối
cùng, thất nghiệp cũng quay trở lại mức tự nhiên của nó, và chính sách tiền tệ mở rộng chỉ dẫn đến lạm
phát cao hơn.
 Công trình của Friedman và Phelps chính là nền tảng cho phần thảo luận của chúng ta về sự khác biệt
giữa đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn ở Chương 20. Nhở rằng đường tổng cung dài hạn là dốc
đứng, cho thấy mức giá không tác động đến lượng cung trong dài hạn. Nhưng đường tổng cung ngắn
hạn là dốc lên, cho thấy mức giá gia tăng sẽ làm tăng lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp cung
ứng. Theo lý thuyết tổng cung tiền lương kết dính, lương danh nghĩa được ấn định trước dựa vào mức
giá mà người lao động và doanh nghiệp kỳ vọng sẽ phổ biến. Khi giá cả thực tế cao hơn kỳ vọng, doanh
nghiệp có động cơ tăng sản lượng và việc làm; khi giá cả thấp hơn kỳ vọng, doanh nghiệp giảm sản xuất
và việc làm. Tuy nhiên, do mức giá kỳ vọng và lương danh nghĩa cuối cùng sẽ điều chỉnh, mối quan hệ
đồng biến giữa mức giá thực tế và lượng cũng chỉ tồn tại trong ngắn hạn.
Friedman và Phelps ứng dụng cùng lô-gíc này vào đường Phillips. Do đường tổng cung chỉ dốc lên trong
ngắn hạn, sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Và khi đường tổng cung
dài hạn dốc đứng, đường Phillips dài hạn cũng sẽ dốc đứng. Một lần nữa, sự kỳ vọng là chìa khóa để ta
hiểu được ngắn hạn và dài hạn liên quan với nhau như thế nào.
Friedman và Phelps đưa một biến số mới vào phân tích về sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp: đó
là lạm phát kỳ vọng. Lạm phát kỳ vọng đo sự kỳ vọng về mức giá chung sẽ thay đổi bao nhiêu của người
dân. Vì mức giá kỳ vọng tác động lên lương danh nghĩa, nên lạm phát kỳ vọng là một yếu tố quyết định vị
trí của đường tổng cung ngắn hạn. Trong ngắn hạn, Fed có thể xem lạm phát kỳ vọng (và theo đó là
đường tổng cung ngắn hạn) như đã xác định. Khi cung tiền thay đổi thì đường tổng cầu dịch chuyển, và
nền kinh tế chạy dọc trên đường tổng cung ngắn hạn cho trước. Do đó, trong ngắn hạn, những thay đổi
tiền tệ sẽ dẫn đến biến động ngoài dự kiến của sản lượng, giá cả, thất nghiệp và lạm phát. Theo cách
này, Friedman và Phelps lý giải được đường Phillips dốc xuống mà Phillips, Samuelson và Solow đã đúc
kết trước đó.
Khả năng của Fed trong việc tạo ra lạm phát ngoài dự kiến bằng cách tăng cung tiền chỉ tồn tại trong
ngắn hạn. Trong dài hạn, người dân sẽ dần suy đoán bất kỳ tỷ lệ lạm phát nào mà Fed chọn để tạo ra, và
lương danh nghĩa sẽ điều chỉnh để
bắt kịp với lạm phát. Kết quả là đường tổng cung dài hạn là dốc đứng. Những thay đổi của tổng cầu, giả
dụ như do thay đổi cung tiền tạo ra, sẽ không tác động đến sản lượng hàng hóa và dịch vụ hoặc số
lượng lao động mà doanh nghiệp cần thuê mướn để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế.
Friedman và Phelps kết luận rằng thất nghiệp sẽ trở lại mức tự nhiên trong dài hạn.
Đường Phillips ngắn hạn
 Có thể tóm tắt phân tích của Friedman và Phelps bằng phương trình sau:
 Tỷ lệ thất nghiệp = Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên – a x (lạm phát thực tế – lạm phát kỳ vọng )
Phương trình này (về bản chất, là cách thể hiện khác của phương trình tổng cung mà chúng ta đã thấy
trước đây) liên hệ tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, lạm phát thực tế và lạm phát kỳ vọng.
Trong ngắn hạn, lạm phát kỳ vọng là cho trước, do đó lạm phát thực tế cao hơn sẽ đi kèm với thất nghiệp
thấp hơn. (Biến a là tham số đo lường mức độ phản ứng của thất nghiệp trước lạm phát ngoài dự kiến).
Trong dài hạn, người dân sẽ dần kỳ vọng bất kỳ tỷ lệ lạm phát nào mà Fed tạo ra, do đó lạm phát thực tế
sẽ bằng với lạm phát kỳ vọng, và thất nghiệp đạt mức tự nhiên.

June 1, 2021
163
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

 Phương trình này hàm ý rằng không có đường Phillips ngắn hạn ổn định. Mỗi đường Phillips ngắn hạn
phản ánh một tỷ lệ lạm phát kỳ vọng nhất định. (Nói một cách chính xác, nếu bạn thể hiện phương trình
trên đồ thị, bạn sẽ thấy đường Phillips ngắn hạn dốc xuống cắt đường Phillips dài hạn thẳng đứng tại tỷ
lệ lạm phát kỳ vọng). Khi lạm phát kỳ vọng thay đổi, đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển. 
 Theo Friedman và Phelps, việc xem đường Phillips là danh mục các chọn lựa sẵn có đối với các nhà
hoạch định chính sách là rất nguy hiểm. Để hiểu tại sao, hãy hình dung một nền kinh tế bắt đầu bằng lạm
phát thấp, và tỷ lệ lạm phát kỳ vọng cũng thấp tương tự, còn thất nghiệp thì ở mức tự nhiên. Trong Hình
5, nên
kinh tế này đang ở điểm A. Bây giờ, giả sử các nhà hoạch định chính sách muốn tận dụng sự đánh đổi
giữa lạm phát và thất nghiệp bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ hoặc tài khóa để gia tăng tổng cầu.
Trong ngắn hạn, khi lạm phát kỳ vọng được xác định, nền kinh tế sẽ đi từ điểm A sang B. Thất nghiệp
giảm dưới mức tự nhiên, và tỷ lệ lạm phát thực tế tăng cao hơn lạm phát kỳ vọng. Khi nền kinh tế đi từ
điểm A sang B, các nhà hoạch định chính sách có thể cho rằng họ đã đạt được mức thất nghiệp thấp
hơn vĩnh viễn, với cái giả là lạm phát cao hơn, đây là sự trao đổi – nếu có thể – là đáng để thực hiện,
Tuy nhiên, tình huống này sẽ không duy trì lâu. Theo thời gian, người dân sẽ quen với tỷ lệ lạm phát cao
hơn và họ nâng dần kỳ vọng của mình về lạm phát lên. Khi lạm phát kỳ vọng tăng, doanh nghiệp và
người lao động bắt đầu tính đến yếu tố lạm phát cao khi xác định tiền lương và giá cả. Đường Phillips
ngắn hạn lúc đó dịch sang phải, như trong hình. Nền kinh tế kết thúc ở điểm C, với lạm phát cao hơn ở
điểm A nhưng mức thất nghiệp thì tương đương. Do đó, Friedman và Phelps kết luận rằng các nhà
hoạch định chính sách chỉ đứng trước sự đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp. Trong dài hạn,
việc mở rộng tổng cầu nhanh hơn sẽ đưa đến lạm phát cao hơn nhưng không làm giảm thất nghiệp.
Thí nghiệm tự nhiên về giả thuyết tỷ lệ tự nhiên Friedman và Phelps đưa ra dự báo thẳng thừng vào năm
1968: nếu các nhà hoạch định chính sách cố tận dụng đường Phillips bằng cách chọn lạm phát cao hơn
để giảm thất nghiệp, họ sẽ chỉ thành công có tính tạm thời. Quan điểm cho rằng thất nghiệp sau cùng rồi
cũng sẽ trở về mức tự nhiên của nó, bất kể tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu, được gọi là giả thuyết tỷ lệ tự
nhiên. Một vài năm sau khi Friedman và Phelps đưa ra giả thuyết này, các nhà hoạch định chính sách
tiền tệ và tài khóa
Giả thuyết tỷ lệ tự nhiên: quan điểm cho rằng thất nghiệp sau cùng rồi cũng sẽ trở về mức thông thường,
hoặc tự nhiên của nó, bất kể tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu.
đã vô tình thực hiện một cuộc thí nghiệm tự nhiên để kiểm định nó. Phòng thí nghiệm của họ chính là nền
kinh tế Hoa Kỳ. 
Tuy nhiên trước khi biết kết quả của kiểm định này, chúng ta hãy nhìn vào số liệu mà Friedman và
Phelps có được khi họ đưa ra dự báo vào năm 1968. Hình 6 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát giai
đoạn từ năm 1961 đến 1968. Các số liệu này trải ra thành đường Phillips hoàn hảo. Khi lạm phát tăng
trong 8 năm này, thất nghiệp giảm. Số liệu kinh tế thời kỳ này dường như xác nhận rằng các nhà hoạch
định chính sách từng đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
 Thành công rõ nét của đường Phillips trong thập niên 1960 khiến cho dự báo của Friedman và Phelps
càng xác thực hơn. Năm 1958, Phillips đưa ra ý tưởng sự đồng hành nghịch nhau giữa lạm phát và thất
nghiệp. Năm 1960, Samuelson và Solow chứng minh có sự đồng hành này trong số liệu Hoa Kỳ. Một
thập niên của bộ số liệu khác cũng xác nhận mối quan hệ này. Đối với một số nhà kinh tế vào thời kỳ đó,
quan điểm cho rằng đường Phillips được chứng minh bằng lịch sử sẽ bắt đầu chuyển dịch một khi các
nhà hoạch định chính sách cố gắng tận dụng nó, là điều khôi hài.
Thực tế, đó chính là điều đã xảy ra. Bắt đầu vào cuối thập niên 60, chính phủ theo đuổi các chính sách
mở rộng tổng cầu hàng hóa và dịch vụ. Một phần sự mở rộng này là do chính sách tài khóa: chi tiêu của
chính phủ tăng mạnh khi chiến tranh Việt Nam leo thang. Một phần là do chính sách tiền tệ: vì Fed đang
cố gắng kìm hãm lãi suất trước chính sách tài khóa mở rộng, cung tiền (tính bằng M2) tăng khoảng 13%
mỗi năm trong giai đoạn từ năm 1970 đến 1972 so với 7% mỗi năm trong những năm đầu thập niên
1960, Kết quả là lạm phát duy trì ở mức cao (khoảng 5-6% một năm vào cuối thập niên 1960 và đầu thập
niên 1970, so với 1-2% một năm vào đầu thập niên 1960). Nhưng như Friedman và Phelps đã dự báo,
thất nghiệp không duy trì ở mức thấp.
Hình 7 trình bày lịch sử lạm phát và thất nghiệp từ năm 1961 đến 1973. Nó cho thấy mối quan hệ nghịch
biến đơn giản giữa hai biến số này bắt đầu tan vỡ vào khoảng năm 1970. Cụ thể, khi lạm phát vẫn cao

June 1, 2021
164
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

vào đầu thập niên 1970, kỳ vọng lạm phát của người dân bắt kịp với thực tế, và tỷ lệ thất nghiệp quay trở
lại
mức 5 đến 6% vốn dĩ đã tồn tại vào đầu thập niên 1960. Chủ ý rằng lịch sử được minh họa trong Hình 7
trông giống như lý thuyết về đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển như đã được minh họa trong Hình 5.
Đến năm 1973, các nhà hoạch định chính sách mới hiểu được rằng Friedman và Phelps đã đúng: không
có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn.
SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA ĐƯỜNG PHILIPS VAI TRÒ CỦA CÁC CÚ SỐC CUNG
Năm 1968, Friedman và Phelps gợi ý rằng những thay đổi lạm phát kỳ vọng sẽ dịch chuyển đường
Phillips ngắn hạn, và trải nghiệm của những năm đầu thập niên 1970 đã thuyết phục được đa số các nhà
kinh tế rằng Friedman và Phelps đúng. Tuy nhiên, trong vòng vài năm sau, ngành kinh tế học đã chuyển
sự chú ý vào nguồn gốc khác gây ra sự chuyển dịch của đường Phillips ngắn hạn: đó là các cú sốc tổng
cung.
Lần này, trọng tâm thay đổi không phải xuất phát từ hai giáo sư kinh tế học Hoa Kỳ mà từ một nhóm các
quốc vương Ả Rập. Năm 1974, Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) bắt đầu thể hiện sức
mạnh thị trường của mình như là một liên minh trên thị trường dầu lửa thế giới nhằm tăng lợi nhuận của
các nước thành viên. Các quốc gia OPEC như Ả Rập Saudi, Kuwait và Iraq, giới hạn số lượng dầu thô
mà họ bơm lên và bán cho thị trường thế giới. Chỉ
trong vòng vài năm sự cắt giảm nguồn cung này đã làm tăng giá dầu thế giới gần như gấp đôi.
Giá dầu thế giới tăng mạnh là ví dụ của cú sốc cung. Cú sốc cũng là sự kiện vec tiếp tác động lên chi phí
sản xuất và mức giá bán ra của doanh nghiệp; nó làm dịch chuyển đường tổng cung của nền kinh tế và
theo đó là đường Phillips. Ví dụ, khi giá dầu tăng làm tăng chi phí sản xuất xăng, dầu đốt, lốp xe và nhiều
sản phẩm khác, nó làm giảm lượng cung hàng hóa và dịch vụ ở mức giá bất kỳ. Như trong Hình 8(a), sự
cắt giảm cũng được thể hiện bằng sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cung từ AS1 sang AS2. Sản
lượng giảm từ Yi xuống Ya và mức giá tăng từ P lên PC. Kết hợp sản lượng giảm (đình trệ-stagnation)
và giá cả tăng (lạm phát-inflation) được gọi là hiện tượng đình lạm (stagflation). 
 Sự dịch chuyển này của tổng cung đi kèm với sự dịch chuyển tương tự của đường Phillips ngắn hạn,
như minh họa trong hình 8(b). Vì doanh nghiệp cần ít lao động hơn để sản xuất lượng hàng hóa thấp
hơn, nên số việc làm giảm và thất nghiệp tăng. Do mức giá sẽ cao hơn, tỷ lệ lạm phát hay phần trăm
thay đổi mức giá so với năm trước, cũng cao hơn.
Do vậy, sự dịch chuyển của tổng cung dẫn đến thất nghiệp và lạm phát cao hơn. Đánh đổi ngắn hạn giữa
lạm phát và thất nghiệp sẽ dịch chuyển sang phải từ PC1 sang PC2.
Trước sự dịch chuyển bất lợi của tổng cung, các nhà hoạch định chính sách đứng trước chọn lựa khó
khăn giữa việc chống lạm phát và chống thất nghiệp. Nếu họ thu hẹp tổng cầu để chống lạm phát, họ sẽ
làm tăng thất nghiệp hơn nữa. Nếu họ mở rộng tổng cầu để chống thất nghiệp, họ sẽ đẩy lạm phát cao
hơn. Nói cách khác, các nhà hoạch định chính sách đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp
bất lợi hơn so với trước khi có sự dịch chuyển tổng cung: họ phải chấp nhận tỷ lệ lạm phát cao hơn đối
với tỷ lệ thất nghiệp cho trước, hoặc tỷ lệ thất nghiệp cao hơn ứng với tỷ lệ lạm phát cho trước, hoặc một
số kết hợp vừa thất nghiệp cao hơn lẫn lạm phát cao hơn.
Trước sự chuyển dịch bất lợi của đường Phillips, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải tự hỏi rằng liệu
sự chuyển dịch này là tạm thời hay vĩnh viễn. Câu trả lời phụ thuộc vào việc người dân sẽ điều chỉnh kỳ
vọng về lạm phát như thế nào. Nếu họ xem sự gia tăng lạm phát là do cú sốc cung và là tình huống tạm
thời, thì lạm phát kỳ vọng sẽ không đổi, và đường Phillips sẽ sớm quay trở lại vị trí ban đầu của nó.
Nhưng nếu người dân tin rằng cú sốc này sẽ dẫn đến một kỷ nguyên mới với lạm phát cao hơn, thì lạm
phát kỳ vọng sẽ tăng và đường Phillips sẽ vẫn ở vị trí mới, ít được mong đợi.
Ở Hoa Kỳ trong suốt thập niên 1970, lạm phát kỳ vọng đã tăng đáng kể. Sự gia tăng này một phần có thể
quy cho quyết định của Fed nhằm thích ứng với cú sốc cung bằng việc tăng cung tiền cao hơn. (Nhớ
rằng các nhà hoạch định chính sách được cho là thích ứng với cú sốc cung bất lợi khi họ phản ứng với
nó bằng
1. Cú sốc Cung: Sự kiện trực tiếp làm thay đổi chi phí và giá cả của doanh nghiệp, làm dịch chuyển
đường tổng công của nền kinh tế và đường Philips.

June 1, 2021
165
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

cách tăng tổng cầu để ngăn chặn sản lượng giảm). Nhờ quyết định chính sách này, đợt suy thoái do cú
sốc cũng gây ra sẽ bớt nghiêm trọng hơn so với khi không có chính sách, nhưng nền kinh tế Hoa Kỳ đã
đối mặt với sự đánh đổi không thuận lợi giữa lạm phát và thất nghiệp trong nhiều năm. Vấn đề này tích tụ
thêm vào năm 1979 khi OPEC một lần nữa thể hiện sức mạnh thị trường của mình, tăng giá dầu hơn gấp
đôi. Hình 9 cho thấy lạm phát và thất nghiệp của nền kinh tế Hoa Kỳ trong giai đoạn này.
- Năm 1980, sau hai cú sốc cũng gây ra bởi OPEC, nền kinh tế Hoa Kỳ có tỷ lệ lạm phát cao hơn 9% và
tỷ lệ thất nghiệp khoảng 7%. Kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp này không hề gần với sự đánh đổi có
khả năng xảy ra hồi thập niên 1960 (trong thập niên 1960, đường Phillips chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp 7%
có thể đi kèm với tỷ lệ lạm phát chỉ 1%. Lạm phát hơn 9% là điều không thể tưởng). Khi chỉ số khốn khổ
năm 1980 gần như đạt mức cao lịch sử, người dân trở nên bất mãn với kết quả của nền kinh tế. Chính vì
sự bất mãn này mà Tổng thống Jimmy Carter thất bại trong đợt tái tranh cử tháng 11/1980 và bị Ronald
Reagan thay thế. Phải làm điều gì đó và nó sẽ phải sớm xảy ra.
CÁI GIÁ CỦA VIỆC GIẢM LẠM PHÁT
Tháng 10 năm 1979, khi OPEC đang áp đặt cú sốc cung bất lợi lên các nền kinh tế thế giới lần thứ hai
trong vòng một thập niên, chủ tịch Fed là Paul Volcker quyết định đã đến lúc phải có hành động. Volcker
được tổng thống Carter chỉ định làm chủ tịch Fed chỉ mới hai tháng trước và ông nhậm chức với nhận
thức rằng lạm phát đã lên đến mức không thể chấp nhận được. Là vệ sĩ của hệ thống tiền tệ quốc gia,
ông biết mình có ít chọn lựa trừ việc theo đuổi chính sách giảm lạm phát.
Giảm lạm phát (disinflation) là giảm tốc độ của lạm phát, không nên nhàm làn với khái niệm giảm phát
(deflation), là sự sụt giảm mức giá. Hình dung sự chuyển động của ô tô, giảm lạm phát giống như giảm
tốc độ, còn giảm phát giống như lui xe. Chủ tịch Volcker cùng với nhiều người dân Hoa Kỳ khác muốn
mức giá đang tăng của nền kinh tế phải chậm lại.
 Volcker tin rằng Fed có thể giảm lạm phát thông qua khả năng kiểm soát lượng tiền. Nhưng cái giá ngắn
hạn của việc giảm lạm phát là gì? Câu trả lời không được rõ ràng cho lắm.
Tỷ lệ hy sinh 
Để giảm tỷ lệ lạm phát, Fed phải theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt. Hình 10 cho thấy một số tác động
của quyết định này. Khi Fed làm chậm tốc độ đang tăng trưởng của cung tiền, họ sẽ thu hẹp tổng cầu.
Tổng cầu giảm làm giảm lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra, và sản lượng giảm dẫn đến
thất nghiệp tăng. Nền kinh tế bắt đầu tại điểm A trong hình và di chuyển dọc theo đường Phillips ngắn
hạn sang điểm B, ở đó lạm phát thấp hơn và thất nghiệp cao hơn. Theo thời gian, khi người dân dần hiểu
ra giá cả đang tăng chậm đi, lạm phát kỳ vọng sẽ giảm, và đường Phillips ngắn hạn sẽ dịch chuyển
xuống dưới. Nền kinh tế đi từ điểm B sang điểm C. Lạm phát lúc này thấp hơn mức ban đầu ở điểm A và
thất nghiệp trở lại mức tự nhiên.
Do đó, nếu một quốc gia muốn giảm lạm phát, họ phải chấp nhận giai đoạn thất nghiệp cao và sản lượng
thấp. Trong Hình 10, cái giá phải trả được thể hiện bằng sự dịch chuyển của nền kinh tế thông qua điểm
B trong quá trình đi từ A sang C. Quy mô của chi phí này phụ thuộc vào độ dốc của đường Philips và kỳ
vọng lạm phát điều chỉnh nhanh đến mức nào trước chính sách tiền tệ mới.
Nhiều nghiên cứu đã xem xét số liệu lạm phát và thất nghiệp để ước tính chi phí của việc giảm lạm phát.
Phát hiện của các nghiên cứu này thường được tóm
tắt vào một con số hệ thống kê gọi là tỷ lệ hy sinh' (sacrifice ratio). Tỷ lệ hy sinh là số điểm phần trăm tổn
thất sản lượng hàng năm trong quá trình cắt giảm : phần trăm lạm phát. Ước lượng tiêu biểu của tỷ lệ hy
sinh là 5. Nghĩa là, có . điểm phần trăm lạm phát giảm đi, thì phải hy sinh 5 phần trăm sản lượng quá
trình chuyển tiếp.
Những ước lượng này chắc chắn khiến cho Paul Volcker lo lắng khi ông , mặt với nhiệm vụ cắt giảm lạm
phát. Lạm phát lúc đó đang gần 10% một năm đạt được lạm phát ôn hòa ở mức 4% một năm chẳng hạn,
đòi hỏi phải giảm đá. 6 điểm phần trăm. Nếu mỗi điểm phần trăm phải trả giá bằng 5% sản lượng hàng
năm của nền kinh tế, thì việc giảm lạm phát 6 điểm phần trăm sẽ đòi hỏi hy sinh 30% sản lượng hàng
năm.
Theo các nghiên cứu về đường Phillips và chi phí giảm lạm phát, sự hy sinh. này có thể được trả theo
nhiều cách. Chủ trương cắt giảm ngay lạm phát có thể làm giảm sản lượng 30% trong một năm, nhưng
kết cục này là quá khắc nghiệt ngay cả với một kẻ săn lùng lạm phát như Paul Volcker. Nhiều ý kiến cho

June 1, 2021
166
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

rằng sẽ tốt hơn nếu có thể dàn trải chi phí này ra nhiều năm. Nếu việc giảm lạm phát diễn ra trong 5 năm
chẳng hạn, thì sản lượng sẽ nằm trong xu hướng giảm bình. quân 6% trong suốt giai đoạn này và đạt tỷ
lệ hy sinh tổng cộng 30%. Cách tiếp cận dàn trải hơn nữa sẽ giúp giảm lạm phát từng bước trong vòng
10 năm sao cho sản lượng chỉ thấp hơn xu hướng 3%. Tuy nhiên, bất kể hướng đi nào được chọn, thì
việc cắt giảm lạm phát cũng không hề dễ dàng.
Kỳ vọng hợp lý và khả năng giảm lạm phát không phải trả giá
 Khi Paul Volcker đang cân nhắc cái giá của chính sách giảm lạm phát là bao nhiêu, thì một nhóm giáo
sư kinh tế đang dẫn đầu một cuộc cách mạng tri thức, thách thức sự hiểu biết thông thường về tỷ lệ hy
sinh. Nhóm này gồm những nhà kinh tế lỗi lạc như Robert Lucas, Thomas Sargent và Robert Barro. Cuộc
cách mạng của họ dựa trên cách tiếp cận lý thuyết và chính sách kinh tế mới gọi là những kỳ vọng hợp
lý? (rational expectations). Theo lý thuyết kỳ vọng hợp lý, người dân sử dụng một cách tối ưu thông tin họ
có được, kể cả thông tin về chính sách của chính phủ, khi dự báo về tương lai.
Cách tiếp cận mới này có hàm ý sâu sắc đối với nhiều địa hạt thuộc kinh tế học vĩ mô, nhưng không có
hàm ý nào quan trọng bằng ứng dụng của nó vào sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Khi
Friedman và Phelps nhấn mạnh ngay từ đầu rằng, lạm phát kỳ vọng là một biến số quan trọng lý giải tại
sao có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn chứ không phải dài hạn. Sự đánh đổi
ngắn hạn biến mất nhanh đến mức nào tùy thuộc vào việc người dân điều chỉnh kỳ vọng lạm phát nhanh
đến đâu. Những người ủng hộ thuyết kỳ vọng hợp lý dựa trên phân tích của Friedman-Phelps để lập luận
rằng khi chính sách kinh
1. Tỷ lệ hy sinh: số điểm phần trăm tổn thất sản lượng hàng năm trong quá trình giảm lạm phát 1 điểm
phần trăm.
 2, Kỳ vọng hợp lý: lý thuyết cho rằng người dân sử dụng một cách tối ưu thông tin họ có được để dự
báo về tương lai, bao gồm thông tin về chính sách của chính phủ.

Khi chính sách kinh tế thay đổi, người dân điều chỉnh kỳ vọng lạm phát tương ứng. Các nghiên cứu về
lạm phát và thất nghiệp cố gắng ước tính tỷ lệ hy sinh đã không xét đến tác động trực tiếp của cơ chế
chính sách lên kỳ vọng. Kết quả là, các ước tính tỷ lệ hy sinh theo các lý thuyết gia về kỳ vọng hợp lý là
định hướng không đáng tin cậy cho chính sách.
Trong bài viết năm 1981 nhan đề “Chấm dứt Bốn Thời kỳ Lạm phát Lớn” (The End of Four Big Inflations),
Thomas Sargent mô tả quan điểm mới này như sau:
Quan điểm “kỳ vọng hợp lý” thay thế đã bác bỏ suy nghĩ cho rằng luôn tồn tại lực quán tính trong tiến
trình lạm phát hiện nay. Quan điểm này cho rằng doanh nghiệp và người lao động lúc này bắt đầu kỳ
vọng tỷ lệ lạm phát cao trong tương lai và họ thực hiện những đàm phán mang tính lạm phát theo kỳ
vọng này. Tuy nhiên, nó cho rằng người dân kỳ vọng tỷ lệ lạm phát cao trong tương lai chính là do các
chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa hiện tại và dự định của chính phủ đảm bảo sẽ dẫn đến kỳ vọng
này … Hàm ý của quan điểm này đó là lạm phát có thể được chấm dứt nhanh hơn những gì mà phe ủng
hộ quan điểm “lực quán tính” chỉ ra, và các ước tính của họ về độ dài thời gian và chi phí của việc chấm
dứt lạm phát xét theo sản lượng mất đi là sai lầm...Chưa nói đến việc loại bỏ lạm phát là điều dễ dàng.
Trái lại, vài hành động tiền tệ và tài khóa hạn hẹp tạm thời là chưa đủ và cần phải có nhiều hành động
hơn. Cần phải có thay đổi trong cơ chế chính sách...Cái giá của bước đi này là bao nhiêu xét theo nghĩa
sản lượng bị mất đi và phải mất bao lâu để chính sách này có tác dụng sẽ phụ thuộc một phần vào sự
kiên quyết và bằng chứng từ cam kết của chính phủ như thế nào.
Theo Sargent, tỷ lệ hy sinh có thể nhỏ hơn nhiều so với những gì mà các ước tính trước đây đề cập.
Thật vậy, trong trường hợp cực đoan nhất, nó có thể là zero: Nếu chính phủ đưa ra cam kết đáng tin cậy
về chính sách lạm phát thấp, người dân sẽ đủ lý trí để hạ thấp kỳ vọng lạm phát của mình ngay lập tức.
Đường Phillips ngắn hạn sẽ dịch chuyển xuống dưới và nền kinh tế sẽ đạt mức lạm phát thấp nhanh
chóng mà không phải trả cái giá thất nghiệp cao và sản lượng thấp một cách tạm thời.
Chính sách giảm lạm phát của Volcker 
Như chúng ta đã thấy, khi Paul Volcker đối mặt với triển vọng giảm lạm phát khỏi đỉnh điểm 10%, thì
ngành kinh tế học đã đưa ra hai dự báo ngược nhau. Một nhóm các nhà kinh tế đưa ra ước tính tỷ lệ hy
sinh và kết luận rằng giảm lạm phát sẽ trả giá cao về sản lượng mất đi và thất nghiệp cao. Nhóm khác

June 1, 2021
167
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

đưa ra lý thuyết về kỳ vọng hợp lý và kết luận rằng chính sách giảm lạm phát có thể ít tốn kém và có lẽ
không mất mát gì. Ai đã đúng?
Hình 11 cho thấy lạm phát và thất nghiệp từ năm 1979 đến 1987. Như các bạn có thể thấy, Volcker đã
thành công trong việc giảm lạm phát. Lạm phát giảm từ gần 10% năm 1981 và 1982 xuống còn 4% năm
1983 và 1984. Công trạng làm giảm lạm phát hoàn toàn thuộc về chính sách tiền tệ. Chính sách tài khóa
lúc đó diễn ra theo hướng ngược lại: những đợt tăng thâm hụt ngân sách dưới thời Reagan đã mở rộng
tổng cầu, có xu hướng tăng lạm phát. Lạm phát giảm đi từ
năm 1981 đến 1984 là nhờ các chính sách chống lạm phát cứng rắn của Chủ tịch. Fed Paul Volcker. 
 Hình này cho thấy chính sách giảm lạm phát của Volcker thực tế trả giá bằng thất nghiệp cao. Năm 1982
và 1983, tỷ lệ thất nghiệp là khoảng 10%, cao hơn khoảng 4 điểm phần trăm so với lúc Paul Volcker
được chỉ định làm chủ tịch. Fed. Lúc đó, sản lượng hàng hóa và dịch vụ tính theo GDP thực là thấp hơn
hẳn. mức xu hướng. Chính sách giảm lạm phát của Volcker đã tạo ra một đợt suy thoái, lúc bấy giờ
được xem là sâu nhất ở Hoa Kỳ từ thời Đại Khủng hoảng vào những năm 1930.
 Liệu diễn biến này có bác bỏ khả năng giảm lạm phát mà không phải trả giá như các nhà lý thuyết kỳ
vọng hợp lý đưa ra hay không? Một số nhà kinh tế cho rằng câu trả lời là sự khẳng định: có. Thật vậy,
mô thức giảm lạm phát như thể hiện trong Hình 11 là tương tự như mô thức dự báo trong Hình 10. Để
thực hiện sự chuyển tiếp từ lạm phát cao (điểm A trong cả hai hình) sang lạm phát thấp (điểm C), nền
kinh tế phải trải qua giai đoạn thất nghiệp cao đau đớn (điểm B). 
 Tuy nhiên, có hai lý do khiến ta không thể nhanh chóng bác bỏ kết luận của các nhà lý thuyết kỳ vọng
hợp lý. Thứ nhất, mặc dù chính sách giảm lạm phát của Volcker có cái giá là thất nghiệp cao tạm thời,
cái giá này không lớn như nhiều nhà kinh tế đã dự báo. Đa số những ước tính về tỷ lệ hy sinh dựa vào
chính sách giảm lạm phát của Volcker đều nhỏ hơn các ước tính có được từ những số liệu trước đây. Có
lẽ quan điểm cứng rắn của Volcker về lạm phát đã có một số tác động trực tiếp lên kỳ vọng, như phê lý
thuyết kỳ vọng hợp lý khẳng định. 
 Thứ hai và quan trọng hơn, mặc dù Volcker tuyên bố rằng ông sẽ nhắm chính sách tiền tệ vào việc giảm
lạm phát, phần lớn dân chúng không tin ông. Vì ít có ai tin rằng Volker sẽ giảm lạm phát nhanh như ông
làm được, do đó lạm phát kỳ vọng không giảm, và đường Phillips ngắn hạn không dịch chuyển xuống
nhanh như lẽ ra nó có thể. Một số bằng chứng cho giả thuyết này xuất phát từ những dự báo của các
công ty dự báo thương mại: dự báo lạm phát của họ giảm chậm hơn trong thập niên 1980 so với lạm
phát thực tế. Do đó, chính sách giảm lạm phát của Volcker không nhất thiết bác bỏ quan điểm kỳ vọng
hợp lý cho rằng chính sách
giảm lạm phát đáng tin cậy có thể không tốn kém. Tuy nhiên, điều này cho thấy các nhà hoạch định chính
sách không thể kỳ vọng rằng người dân sẽ lập tức tin họ khi họ công bố một chính sách giảm lạm phát.
Kỷ nguyên Greenspan 
Kể từ thời kỳ lạm phát OPEC vào những năm 1970, và chính sách giảm lạm phát của Volcker thập niên
1980, nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua những biến động lạm phát và thất nghiệp tương đối nhẹ. Hình 12
cho thấy lạm phát và thất nghiệp từ năm 1984 đến 2005. Giai đoạn này được gọi là kỷ nguyên
Greenspan, đặt theo tên Alan Greenspan người kế nhiệm Paul Volcker làm chủ tịch Fed năm 1987.
Giai đoạn này bắt đầu với cú sốc cung thuận lợi. Năm 1986 xảy ra bất đồng giữa các thành viên OPEC
về mức sản lượng, và thỏa thuận hạn chế nguồn cung lâu dài của họ bắt đầu đổ vỡ. Giá dầu giảm
khoảng một nửa. Như thể hiện trong hình, cú sốc cung thuận lợi này làm cho lạm phát và thất nghiệp
giảm đi từ năm 1984 đến 1986.
Kể từ đó, Fed tỏ ra thận trọng nhằm tránh lặp lại sai lầm chính sách của những năm 1960, khi tổng cầu
dôi dư đẩy thất nghiệp xuống mức thấp hơn tỷ lệ tự nhiên và làm tăng lạm phát. Khi thất nghiệp giảm và
lạm phát tăng năm 1989 và 1990, Fed đã nâng lãi suất và thu hẹp tổng cầu, dẫn đến đợt suy thoái nhỏ
năm 1991 và 1992. Thất nghiệp sau đó tăng cao hơn phần lớn những ước tính tỷ lệ tự nhiên, và lạm phát
một lần nữa giảm xuống.
Những năm còn lại của thập niên 1990 chứng kiến giai đoạn kinh tế thịnh vượng. Lạm phát dần đi xuống,
tiệm cận zero vào cuối thập niên. Thất nghiệp cũng dần đi xuống, khiến nhiều nhà quan sát tin rằng tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên đã giảm. Một phần kết quả kinh tế tốt đẹp này có thể quy cho công lao của Alan
Greenspan và các đồng nghiệp ở Cục Dự trữ Liên bang, vì lạm phát thấp chỉ có thể đạt được bằng chính

June 1, 2021
168
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

sách tiền tệ cẩn trọng. Nhưng theo như nghiên cứu tình huống sau đây, vận may dưới dạng cú sốc cung
thuận lợi cũng là một phần của câu chuyện này.
Tuy nhiên, nền kinh tế lại gặp trục trặc vào năm 2001. Hiện tượng bong bóng. thị trường chứng khoán
dot.com đổ vỡ, vụ tấn công khủng bố 11/9 và các vị bối kế toán doanh nghiệp cùng nhau triệt tiêu tổng
cầu. Thất nghiệp tăng khi nền kinh tế lần đầu tiên nếm trải suy thoái trong vòng 10 năm. Nhưng kết hợp
chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã giúp chấm dứt sự suy giảm này, và đến đồ, năm 2005, thất
nghiệp ở mức tương đương hầu hết các ước tính về tỷ lệ tự nhiên,
Năm 2005, Tổng thống Bush chỉ định Ben Bernanke kế nhiệm Alan Greenspan làm chủ tịch Fed.
Bernanke tuyên thệ nhậm chức ngày 1/2/2006. Năm 2009, Bernanke lại được tổng thống Obama tái bổ
nhiệm. Vào thời điểm được bổ nhiệm lần đầu, Bernanke đã nói: “Ưu tiên thứ nhất của tôi sẽ là duy trì sự
liên tục của những chính sách và chiến lược chính sách đã được thiết lập thời Greenspan”
Đường Phillips trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính 
Ben Bernanke có thể đã hy vọng tiếp tục các chính sách của kỷ nguyên Greenspan và tận hưởng sự
bình yên tương đối của những năm tháng này, nhưng mong ước của ông không được hoàn thành. Trong
vài năm đầu nhậm chức, vị chủ tịch mới của Fed đối mặt với một số thách thức kinh tế lớn và dai dẳng.
Như chúng ta đã thấy trong các chương trước, thách thức chính nổi lên từ những vấn đề thuộc về thị
trường nhà ở và hệ thống tài chính. Từ năm 1995 đến 2006, thị trường nhà ở bùng phát, và giá nhà bình
quân ở Hoa Kỳ tăng hơn gấp đôi. Nhưng sự bùng nổ này thực tế không bền vững, và từ năm 2006 đến
2009 giá nhà giảm khoảng một phần ba. Sự sụt giảm to lớn này làm tiêu hao của cải của hộ gia đình và
dẫn đến hàng loạt khó khăn cho các tổ chức tài chính từng đánh cược với suy nghĩ giá nhà sẽ tiếp tục
tăng (thông qua đầu tư vào các loại chứng khoán bất động sản). Cuộc khủng hoảng tài chính sau đó
khiến tổng cầu giảm mạnh và thất nghiệp tăng vọt.
 Chúng ta đã xem xét câu chuyện về cuộc khủng hoảng này cùng với những phản ứng chính sách trong
các chương trước, nhưng Hình 13 minh họa hàm ý của những biến cố này đối với lạm phát và thất
nghiệp. Khi tổng cầu giảm làm
tăng thất nghiệp, nó cũng làm giảm lạm phát. Thực chất, nền kinh tế trượt theo đường Phillips đi xuống.
Các nhà hoạch định chính sách sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài , và rộng để cố gắng đảo
chiều sự chuyển dịch này. Mục tiêu là cố gắng làm Hồng cầu, theo đó đẩy nền kinh tế tăng ngược trở lại
dọc theo đường Phillips điểm có thất nghiệp thấp hơn và lạm phát phần nào cao hơn. Một trong - câu hỏi
mà các nhà hoạch định chính sách đối mặt là họ nên nhắm đến mức tăng lạm phát bao nhiêu, tranh luận
này được minh họa trong phần Tin tức Tin chí. Khi cuốn sách này được biên soạn, người ta vẫn không rõ
nền kinh tế sẽ --hồi nhanh trong vòng bao lâu từ đợt khủng hoảng này và liệu lạm phát sẽ cao hơn, thấp
hơn hoặc có khả năng xảy ra giảm phát hay không.
KẾT LUẬN
Chương này xem xét tư duy về lạm phát và thất nghiệp của các nhà kinh tế đã chuyển biến như thế nào.
Chúng ta đã thảo luận các ý tưởng của nhiều nhà kinh tế giỏi nhất thế kỷ 20: từ đường Phillips của
Phillips, Samuelson và Solow, đến giả thuyết tỷ lệ tự nhiên của Friedman và Phelps, rồi đến lý thuyết kỳ
vọng hợp lý của Lucas, Sargent và Barro. Năm người trong số này đã đoạt giải thưởng Nobel cho các
công trình kinh tế học của họ, và sẽ có nhiều người được tôn vinh trong những năm sắp tới.
Mặc dù sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp đã tạo ra nhiều phiền toái về mặt tri thức trong nửa thế
kỷ qua, một số nguyên lý nhất định đã định hình và đến nay đã đạt được sự đồng thuận. Sau đây là cách
Milton Friedman nói về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp năm 1968:
Luôn có sự đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp; không có sự đánh đổi vĩnh viễn. Đánh đổi
tạm thời không xuất phát từ phía lạm phát, mà từ lạm phát ngoài dự kiến, nói chung có nghĩa là từ tỷ lệ
lạm phát đang gia tăng. Quan niệm phổ biến cho rằng có sự đánh đổi vĩnh viễn chính là phiên bản phức
tạp của sự nhầm lẫn giữa “cao” và “đang tăng” mà chúng ta đều nhận biết dưới những dạng thức đơn
giản hơn. Tỷ lệ lạm phát đang tăng có thể làm giảm thất nghiệp, còn tỷ lệ lạm phát cao thì không. Nhưng
bao lâu thì ta cho là “tạm thời”?... Tôi chỉ có thể mạo hiểm đưa ra nhận định cá nhân dựa vào một số
nghiên cứu bằng chứng lịch sử, rằng những tác động ban đầu của tỷ lệ lạm phát cao hơn và ngoài dự
kiến sẽ kéo dài trong vòng hai đến năm năm.

June 1, 2021
169
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Ngày nay, gần nửa thế kỷ sau, phát biểu này vẫn tóm tắt đầy đủ quan điểm của hầu hết nhà kinh tế vĩ
mô.
TOM TAT
• Đường Phillips mô tả mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và thất nghiệp
Bằng cách mở rộng tổng cầu, các nhà hoạch định chính sách có thể cho một điểm trên đường Phillips
với lạm phát cao hơn và thất nghiệp th. hơn. Bằng cách thu hẹp tổng cầu, các nhà hoạch định chính sách
có thg chọn một điểm trên đường Phillips với lạm phát thấp hơn và thất nghiệp cao hơn.
Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp được mô tả qua đường Phillips chỉ đúng trong ngắn hạn. Trong
dài hạn, lạm phát kỳ vọng điều chỉnh theo những thay đổi của lạm phát thực tế, và đường Phillips ngắn
hạn dịch chuyển. Kết quả, đường Phillips dài hạn có dạng dốc đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
 Đường Phillips ngắn hạn cũng dịch chuyển vì các cú sốc đối với tổng cung. Đối với một cú sốc cung bất
lợi, chẳng hạn giá dầu thế giới gia tăng, khi đó các nhà hoạch định chính sách sẽ đứng trước sự đánh
đổi kém thuận lợi giữa lạm phát và thất nghiệp. Nghĩa là, sau một cú sốc cung bất lợi, các nhà hoạch
định chính sách phải chấp nhận tỷ lệ lạm phát cao hơn đối với bất kỳ tỷ lệ thất nghiệp nào, hoặc tỷ lệ thất
nghiệp cao hơn với bất kỳ tỷ lệ lạm phát nào.
Khi Fed thu hẹp tăng trưởng cung tiền để giảm lạm phát, họ đẩy nền kinh tế di chuyển dọc theo đường
Phillips ngắn hạn, với kết quả là thất nghiệp cao tạm thời. Chi phí làm giảm lạm phát sẽ tùy thuộc vào kỳ
vọng lạm phát sẽ giảm nhanh đến đâu. Một số nhà kinh tế lập luận rằng cam kết đạt lạm phát thấp đáng
tin cậy có thể làm giảm chi phí cắt giảm lạm phát bằng cách khuyến khích kỳ vọng điều chỉnh nhanh hơn.

June 1, 2021
170

You might also like