« Home « Kết quả tìm kiếm

Khảo sát và mô phỏng hiệu ứng phi tuyến trong hệ thống thông tin quang ghép kênh theo bước sóng (WDM)


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài:Khảo sát và mô phỏng hiệu ứng phi tuyến trong hệ thống thông tin quang ghép kênh theo bươc sóng (WDM) Tác giả luận văn: Hà Thị Thu Hương Khóa:2009 Người hướng dẫn:TS.Bùi Việt Khôi Nội dung tóm tắt: Xuất phát từ thực tiễn, thông tin quang đã dần trở thành phương tiện truyền dẫn chủ đạo trên mạng viễn thông của các quốc gia và xuyên quốc gia.
- Theo như các số liệu thống kê, hệ thống thông tin sợi quang đã truyền tải trên 85% nhu cầu dung lượng thông tin mà con người tạo ra.
- Mục tiêu nâng cao năng lực của thông tin quang đã thúc đẩy việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng nhiều công nghệ và kỹ thuật mới.
- Tuy nhiên khi kết hợp hai công nghệ này vào hệ thống thông tin sợi quang đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu của hệ thống thông tin sợi quang.
- Lúc này, ảnh hưởng của các hiệu ứng phi tuyến được đi sâu vào nghiên cứu để từ nâng cao hiệu quả truyền dẫn trong sợi quang.
- Đề tài này tập trung vào việc “ Khảo sát và mô phỏng hiệu ứng phi tuyến trong hệ thống thông tin quang ghép kênh theo bước sóng”.
- Trong đó chủ yếu đi sâu vào việc phân tích và tính toán những ảnh hưởng của phi tuyến đến dạng của tín hiệu mà cụ thể là gây ra hiện tưởng mở rộng phổ của tín hiệu.
- Cụ thể, nội dung luận văn trình bày gồm 3 chương : Chương 1 : Tổng quan về hệ thống truyền dẫn WDM : Trình bày khái quát hệ thống WDM cũng như nguyên lý cơ bản về WDM.
- Chương 2 : Hiệu ứng phi tuyến : Trình bày khái quát về hiệu ứng phi tuyến, phân tích ảnh hưởng của hiệu ứng phi tuyến từ đó đưa ra các phương pháp làm giảm ảnh hưởng của hiệu ứng phi tuyến trong hệ thống thông tin truyền dẫn.
- Trên cơ sở lý thuyết chương 1 và 2, chương 3 xây dựng các lưu đồ thuật toán để sử dụng Matlab mô phỏng ảnh hướng của hiệu ứng phi tuyến lên chất lượng tín hiệu 2 vào.
- Cụ thể ở đây chọn mô phỏng hiệu ứng tán xạ kích thích SRS vì ta thấy rõ được ảnh hưởng của tín hiệu này trong dải sóng dùng trong hệ thống WDM .
- Như vây, lhi công suất vào bằng với giá trị ngưỡng, công suất bơm chuyển thành công suất Stoke rất nhang chóng Hiệu ứng SRS liên quan đến nhiều đại lượng như đã trình trình ở chương 2 vì vậy cũng sử dụng các hàm sau để mô phỏng ảnh hưởng của nó - Poeff.
- hàm tính hệ số phi tuyến γ - beta.
- hàm tính hằng số truyền lan sóng β Thực hiện mô phỏng với các tín hiệu đưa vào dưới dạng xung Gaussian, thông qua các hàm trên ta biểu diễn được sự ảnh hưởng của SRS lên dạng tín hiệu trên miền thời gian và các bước rời rạc hoá, biến đổi FFT, FFTShift và chuẩn hóa để biễu diễn ảnh hưởng của SRS lên tín hiệu trên miền tần số.
- Kết quả mô phỏng được phân tính đánh giá và so sánh với kết quả thực nghiệm trình bày ở chương 2 để tìm hiểu kỹ hơn ảnh hưởng của chúng đến các dạng tín hiệu.
- Từ đó giúp cho việc tính toán kênh xuyên nhiễu, tổn hao công suất và BER trong các hệ thống thông tin tốc độ cao.
- Mức độ chính xác của việc mô phỏng nằm trong giới hạn của giả thuyết về dạng phân bố Gausian của tín hiệu ánh sáng, tính toán chiết suất theo c.ông thức Sellmeier và việc ước lượng gần đúng phổ chiết suất Raman

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt