« Home « Kết quả tìm kiếm

Chữ ký điện tử và ứng dụng.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Chữ ký điện tử và ứng dụng Tác giả luận văn: Nguyễn Xuân Sơn Khoá: 2013B Người hướng dẫn: TS.
- Trần Vĩnh Đức Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Sự phát triển công nghệ thông tin cho phép chúng ta có thể xây dựng và phát triển chính phủ điện tử.
- Nó hỗ trợ rất nhiều cho người dân trong việc trao đổi thông tin và hoàn thiện các thủ tục hành chính công.
- Tuy nhiên, nó cũng đặt ra vấn đề về bảo mật và an toàn trong việc trao đổi thông tin.
- Các thông tin truyền đi phải đảm bảo tính chính xác, không bị sửa đổi.
- và trong môi trường hành chính công thì càng phải đảm bảo tính bảo mật thông tin xác thực đúng người gửi và người nhận.
- Chính vì thế, người ta đã tạo ra chữ ký số.
- Mục đích là để xác thực thông tin, gắn trách nhiệm của một thực thể nào đó với một thông tin, cũng như đảm bảo tính toàn vẹn, thông tin truyền đi không bị sai lệch, sửa đổi ngoài ý muốn.
- Xuất phát từ thực tế trên việc nghiên cứu chữ ký số và ứng dụng của nó trong môi trường giao dịch điện tử là vô cùng quan trọng, thiết thực và có ý nghĩa to lớn.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Mục đích của luận văn là nghiên cứu về chữ ký điện tử, ứng dụng của chữ ký điện tử trong dịch vụ công của chính phủ điện tử.
- Do đó, luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau.
- Tìm hiểu lý thuyết tổng quan về mật mã, cơ sở để tạo ra chữ ký số.
- các đặc điểm của chữ ký số.
- Tìm hiểu ứng dụng chữ ký số trong chính phủ điện tử tại Việt Nam.
- Đề xuất mô hình triển khai tại Quận Long Biên, cài đặt thử nghiệm ứng dụng minh họa hệ thống cấp phát chứng thư số và ký số trên thiết bị di động.
- Chương này trình bày lý thuyết về các các nội dung về mật mã liên quan đến chữ ký điện tử gồm mã hóa đối xứng, mã hóa công khai, hàm băm, mã xác thực và chữ ký số.
- Chương 2: Chữ ký điện tử.
- Chương này tìm hiểu kỹ về khái niệm, đặc điểm, tính chất của chữ ký số và chứng thư số.
- Chương này tìm hiểu phân tích các phương pháp xác thực và đi sâu về phương pháp xác thực bằng chữ ký số.
- Chương 3: Ứng dụng của chữ ký số trong chính phủ điện tử tại Việt Nam.
- Chương 3 cũng đưa ra hiện trạng hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin tại Quận Long Biên, phân tích ứng dụng chữ ký số thực tế tại Quận.
- Chương này đề xuất mô hình ứng dụng công nghệ thông tin cho Quận có tích hợp sử dụng chữ ký số giúp tối ưu chi phí, tận dụng các tài nguyên sẵn có.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu.
- Tìm hiểu các thuật toán mật mã ứng dụng chữ ký số trong thực tế - Ứng dụng chữ ký số vào công nghệ mới hiện nay như thiết bị thông minh e) Kết luận.
- Tìm hiểu từ lý thuyết đến ứng dụng về đặc điểm tính chất của chữ ký số, các thành phần liên quan đến chữ ký số.
- Nghiên cứu phân tích các mô hình ký và phương pháp xác thực phổ biến, các công nghệ để tạo ra chữ ký số, phương pháp xác thực.
- Phân tích ứng dụng chữ ký số trong chính phủ điện tử tại Việt Nam nói chung và Quận Long Biên nói riêng.
- Đề xuất mô hình tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin có tích hợp chữ ký số tại Quận Long Biên và đưa ra chương trình minh họa

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt