« Home « Kết quả tìm kiếm

Lịch sử Việt Nam thời kỳ dựng nước


Tóm tắt Xem thử

- Ở bài viết trước VnDoc đã chia sẻ đến các bạn một số nét về lịch sử Việt Nam thời kỳ tiền sử.
- Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin tiếp tục chia sẻ các điểm nổi bật về lịch sử Việt Nam thời kỳ dựng nước cũng như các đặc điểm văn hóa của thời kỳ này..
- Thời kỳ dựng nước trCN).
- Quốc hiệu Văn Lang, kinh đô Phong Châu, khoảng 2000 năm, 18 đời vua Hùng Theo truyền thuyết thì thủy tổ dân tộc Việt Nam là Kinh Dương Vương, hiện còn có mộ tại làng An Lữ, Thuận Thành, Bắc Ninh..
- Bèn từ biệt, chia năm chục người con theo mẹ lên núi , năm chục người con theo cha về phía Nam miền biển, phong cho con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi..
- Hùng Vương lên ngôi Vua, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Phú Thọ), chia nước ra làm 15 bộ:.
- Các đời Vua sau đều gọi là Hùng Vương, có 18 đời vua Hùng Vương.
- Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng là nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam, còn rất đơn giản, mặc dù mới hình thành nhưng đã cố kết được lòng người.
- Thời đại Hùng Vương có hai truyền thuyết được loan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt.
- Đó là truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương và truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh..
- Đặc điểm văn hóa thời vua Hùng.
- Thời đại Hùng Vương có một ý nghĩa quan trọng trong lịch sử.
- Đây là thời đại hình thành nên những giá trị về văn hóa để rồi trở thành những tiền đề cơ bản trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam.Qua các tài liệu, hiện vật khảo cổ học và các tư liệu văn hóa dân gian đã cho thấy xã hội thời Hùng Vương là một xã hội đã khá phát triển.
- Cư dân Hùng Vương có đời sống vật chất và tinh thần phong phú và đa dạng..
- Thời Hùng Vương về đời sống vật chất đã có nhà cửa khang trang, với kiểu nhà sàn độc đáo, thích hợp với hoàn cảnh rừng rú và lầy lội của thiên nhiên.
- Chính sự có mặt của hạt gạo nếp cũng phù hợp với một truyền thuyết trong thời Hùng Vương là truyền thuyết bánh chưng, bánh dày….
- Y phục thời Hùng Vương đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc và là một trong những yếu tố nhằm chứng tỏ nền văn hiến của Việt Nam, bắt đầu từ thời đại của các vua Hùng.
- Dưới thời Hùng Vương, ông cha ta đã có những y phục dân tộc tương tự như y phục phổ biến của người Việt còn tồn tại ở các vùng thôn quê Việt Nam.
- Qua đó chúng ta cũng nhận thức được rằng: Y phục trong xã hội thời Hùng Vương đã mang tính văn hoá đặc thù.
- của dân tộc Việt và xã hội này phải có một nền văn minh phát triển để chế tác ra những cấu trúc y phục đó..
- Dưới thời Hùng Vương con người đã rất thành thạo trong việc đúc đồng.
- Bên cạnh đời sống vật chất phát triển, thời Hùng Vương cư dân Việt cổ có đời sống tinh thần cũng vô cùng phong phú.
- Xã hội thời Hùng Vương tương đối ổn định do đó đã định hình một số phong tục trong đời sống hàng ngày.
- Chế độ hôn nhân thời Hùng Vương đã có những phong tục mà sử sách sau này ghi lại.
- Ngoài ra thời kỳ này còn có một số phong tục khác như tục ăn trầu cau với vôi được thể hiện trong chuyện “Sự tích trầu cau”.
- Hát Xoan Phú Thọ là loại hình dân ca nghi lễ được hình thành từ thời Hùng Vương, được thể hiện rõ trong các truyền thuyết liên quan đến Hùng Vương như truyền thuyết của làng Xoan Phù Đức nói về việc vua Hùng dạy trẻ mục đồng hát, đến truyền thuyết Bà Quế Hoa hát cho vợ Vua Hùng sinh nở dễ dàng của làng Cao Mại, làng An Thái..
- Lễ hội dân gian thời Hùng Vương rất phong phú và đã dạng, là nét văn hóa tinh thần không thể thiếu của con người thời Hùng Vương.
- Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, lễ hội là biểu thị tinh thần đoàn kết cộng đồng dân tộc.
- Tiêu biểu nhất cho lễ hội thời Hùng Vương là lễ hội Đền Hùng.
- Từ bao đời nay, các thế hệ người dân Việt luôn hướng tới một điểm tựa lịch sử và tâm linh đó là thời đại Hùng Vương dựng nước và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chung của cả dân tộc.
- Lúc đầu tín ngưỡng của cư dân Việt cổ là tín ngưỡng thờ tự nhiên, vật tổ, với những hình thức ma thuật, sau đó phát triển thêm nhiều hình thức tín ngưỡng khác: Tín ngưỡng tổ tiên, anh hùng với những kỳ tích khai phá trận mạc của họ, tín ngưỡng phồn thực của nền nông nghiệp lúa nước, …Và tiếp đến sau này là thờ các thủ lĩnh sau khi lập nước Văn Lang sau đó cộng đồng đã tôn thờ các thủ lĩnh của mình là các vua Hùng.
- Tục thờ cúng tổ tiên nói chung và việc phụng thờ các vua Hùng nói riêng là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng tất yếu nảy sinh trong lòng xã hội.
- dựng nước và giữ nước, đạo lý cao đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam..
- Đền Hùng với lễ hội Đền Hùng trở thành biểu tượng và điểm hội tụ tâm linh thể hiện tinh thần đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn là một nét độc đáo trong văn hoá tinh thần của người Việt, là nguồn tiềm năng văn hoá có giá trị.
- Trong tâm thức dân gian của cộng đồng, Hùng Vương vừa là vị Thuỷ Tổ, vừa là thánh vương, người lập nước nhưng cũng là người chăm lo cuộc sống cho nhân dân, vừa thiêng liêng, vừa gần gũi.
- Người dân trong cả nước định kì hàng năm làm lễ giỗ Tổ để nhớ ơn vị Thuỷ Tổ mở nước chính là nét độc đáo trong văn hoá tinh thần của người Việt Nam qua tín ngưỡng thờ Hùng Vương.
- Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng gốc xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam, nó là sợi dây tạo mối liên kết, tính thống nhất toàn dân tộc.
- đồng thời là cội nguồn của các phong tục, tín ngưỡng khác..
- Cả cộng đồng cư dân Việt Nam được củng cố bởi đức tin chung một cội nguồn, lấy đó làm cội nguồn sức mạnh tinh thần để dân tộc ta vững vàng trước mọi sự đe dọa của thiên tai và ngoại xâm..
- Từ bao đời nay, nền văn hoá Hùng Vương luôn được các thế hệ nhân dân Việt Nam kế thừa, tiếp nối và trở thành nhân tố cốt lõi, tạo nên sức mạnh to lớn được hun đúc và phát triển đến ngày nay.