« Home « Kết quả tìm kiếm

Quản lý hoạt động dạy học môn Đường lối quân sự của Đảng tại Khoa Giáo dục QP-AN. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.


Tóm tắt Xem thử

- Cấu trúc luận văn CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN HỌC ĐƢỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG TRONG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC.
- Quản lí và các chức năng của quản lí .
- Các chức năng của quản lí .
- Quản lí giáo dục, quản lí trường học.
- Quản lí giáo dục.
- Quản lí trường học.
- Quản lí hoạt động dạy học.
- Hoạt động.
- Hoạt động dạy học.
- Công tác GDQP-AN cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học.
- GDQP – AN cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học.
- 26 1.5 Đặc điểm môn học Đường lối quân sự của Đảng.
- Nội dung quản lí hoạt động dạy học môn Đường lối quân sự của Đảng.
- Xây dựng kế hoạch, thời khóa biểu và tổ chức hoạt động dạy học.
- Quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên.
- Quản lí hoạt động học của sinh viên.
- Quản lí việc kiểm tra và thi kết thúc môn học.
- Những nhân tố tác động đến quá trình quản lí hoạt động dạy học GDQP – AN nói chung và môn Đường lối quân sự (ĐLQS) nói riêng cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học.
- Cơ chế, chính sách trong quản lí công tác GDQP - AN (ĐLQS.
- Tổ chức và chỉ đạo hoạt động dạy học GDQP - AN ở các cơ sở giáo dục đào tạo đại học.
- Năng lực và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lí và giảng viên giảng dạy GDQP - AN.
- 42 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ĐƢỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG TẠI KHOA GDQP – AN, TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- Giới thiệu về Khoa GDQP - AN tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy và học tập môn học Đường lối quân sự của Đảng cho sinh viên hệ chính quy tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Đường lối quân sự của Đảng cho sinh viên hệ chính quy tại Khoa GDQP – AN, Trường đại học Bách khoa Hà Nội 55 2.3.1.
- Quản lí hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học Đường lối quân sự của Đảng.
- Quản lí nội dung chương trình, hình thức tổ chức và phương pháp tiến hành môn học.
- 62 2.3.3 Quản lí cơ sở vật chất, hệ thống học liệu.
- 70 CHƢƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ĐƢỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG TẠI KHOA GDQP – AN, TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- Định hướng và nguyên tắc để xây dựng các biện pháp quản lí.
- Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn học Đường lối quân sự của Đảng tại Khoa GDQP – AN, Trường đại học Bách khoa Hà Nội.
- Chỉ đạo lập kế hoạch giảng dạy môn Đường lối quân sự của Đảng.
- Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Đường lối quân sự của Đảng cho sinh viên theo mục tiêu giáo dục toàn diện.
- Đối với đại học Bách khoa Hà Nội.
- Thời gian qua bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp trong Khoa GDQP-AN nhận thấy còn nhiều điều bất cập, thậm chí chưa hợp lí trong hoạt động dạy học môn Đường lối quân sự của Đảng dẫn đến chất lượng dạy và học chương trình GDQP-AN nói chung, môn học Đường lối quân sự của Đảng nói riêng không cao, phần nào chưa đáp ứng được với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của chương trình và môn học.
- Mặt khác hiện nay trong trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng như các trường đại học khác trên địa bàn Hà Nội chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào về quản lí hoạt động dạy học các môn học trong chương trình GDQP-AN.
- Từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động dạy học môn Đường lối quân sự của Đảng tại Khoa Giáo dục QP-AN, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội” với mong muốn tìm ra biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Đường lối quân sự của Đảng cho sinh viên hệ chính quy Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, thiết thực nâng cao hơn nữa chất lượng môn học và chất lượng đào tạo chung của nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Mục đích nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng luận cứ khoa học và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Đường lối quân sự của Đảng cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học và chất lượng đào tạo chung của nhà trường.
- 3 2.2 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu - Về lý luận: Kết quả nghiên cứu góp phần phát triển lý luận quản lý hoạt động dạy học môn Đường lối quân sự của Đảng nói riêng và tại Khoa Giáo dục QP-AN -Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nói chung.
- Xây dựng cơ sở khoa học về quản lý, quản lý hoạt động dạy học, dạy học môn ĐLQS cho sinh viên, quản lý hoạt động dạy học môn ĐLQS cho sinh viên.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn ĐLQS cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ĐLQS cho sinh viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
- 4.1 Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn Đường lối quân sự của Đảng cho sinh viên tại Khoa GDQP – AN, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- 4.2 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý hoạt động dạy học môn Đường lối quân sự của Đảng cho sinh viên tại Khoa GDQP – AN, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu luận cứ khoa học và các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Đường lối quân sự của Đảng cho sinh viên tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội.
- Về không gian: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Đường lối quân sự của Đảng cho sinh viên dựa trên cơ sở khoa học quản lý dạy học và phù hợp với thực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học chương trình giáo dục QP-AN tại Trường đại học Bách khoa Hà nội.
- Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học chương trình GDQP - AN.
- Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn đường lối quân sự trong chương trình GDQP - AN tại các trường đại học.
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn đường lối quân sự của Đảng cho sinh viên tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn đường lối quân sự của Đảng cho sinh viên tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN HỌC ĐƢỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG TRONG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC 1.1.
- Quản lí và các chức năng của quản lí 1.1.1.
- Quản lý Thuật ngữ quản lí được định nghĩa là “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”.
- Ở khía cạnh khác “Quản lí là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất điịnh” [12,Tr.722].
- Theo C.Mác: “Quản lí là lao động điều khiển lao động”.
- Ông khẳng định “Bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn, đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa các hoạt động cá nhân.
- F.W.Taylor cho rằng “Quản lí là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.
- Henry Fayol đã xuất phát từ nghiên cứu các loại hình “hoạt động quản lí”.
- H.Koontz thì lại khẳng định “Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức).
- Mục tiêu của quản lí là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”.
- 6 M.T.Follet cho rằng trong công việc quản lí cần chú trọng tới những người lao động với toàn bộ đời sống của họ, cả yếu tố kinh tế lẫn yếu tố tinh thần và tình cảm.
- Theo Bà “Quản lí là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác”.
- C.I.Bamrd quan tâm đến đối tượng quản lí là các cá nhân con người đơn nhất và coi tổ chức như một hệ thống mở, ông nhấn mạnh đến mối liên hệ hữu cơ giữa các bộ phận với hệ thống, giữa hệ thống với môi trường đặc thù của tổ chức.
- Ông cho rằng: “Quản lý không phải là công việc của tổ chức mà là công việc chuyên môn duy trì hoạt động của tổ chức”.
- Tác giả Trần Kiểm lại cho rằng: “Quản lí là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lí trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định”.
- Tác giả Trần Khánh Đức: “Quản lí là một hoạt động có chủ đích, được tiến hành bởi một chủ thể quản lí nhằm tác động lên khách thể quản lí để thực hiện những mục tiêu xác định của công tác quản lí” [06,Tr.1] Tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà có nhiều quan niệm khác nhau về quản lí.
- Song điểm chung của các quan niệm này là đều khẳng định chủ thể, đối tượng quản lí, nội dung, phương thức và mục đích của quá trình quản lí.
- Từ các quan niệm của các học giả trên, có thể khái quát: Quản lí là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
- Đây là nền tảng tư tưởng để định hướng hoạt động cho các nhà quản lí, đảm bảo đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác quản lí.
- Trong thực tế, quản lí là một hoạt động vừa khó khăn vừa phức tạp, có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của một tổ chức.
- Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản lí phải biết vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị mình.
- Quản lí vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật.
- Các chức năng của quản lí Quản lí là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
- Với tư cách là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong việc duy trì và phát triển của một tổ chức, hoạt động quản lí được thực hiện trên cơ sở bốn chức năng, đó là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
- Có thể khái quát các chức năng quản lí theo sơ đồ sau (sơ đồ 1.1) Sơ đồ 1.1.
- Các chức năng của quản lí [7,Tr.58] Từ sơ đồ trên ta thấy, quá trình quản lí diễn ra các hoạt động cụ thể của chủ thể quản lí với sự tham gia của các thành viên trong tổ chức như dự báo, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, lãnh đạo, kiểm tra, đánh giá.
- Các hoạt động trên Nhà quản lí Công việc – Nhân sự Môi trường bên ngoài Mục tiêu của tổ chức Tổ chức Chỉ đạo / lãnh đạo Dự báo / lập kế hoạch Kiểm tra / đánh giá Các nguồn lực của tổ chức 8 có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau để hoàn thiện quá trình quản lí.
- Bởi lẽ, phương pháp tiếp cận này không tách rời khỏi môi trường, nên việc lập kế hoạch phải xét tới bản chất của môi trường mà các yếu tố quyết định và hành động của việc lập kế hoạch được dự kiến để hoạt động trong đó.
- xác định và bảo đảm (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Cơ cấu tổ chức quản lí là hình thức phân công nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lí, có tác động đến quá trình hoạt động của hệ thống quản lí.
- Cơ cấu tổ chức quản lí, một mặt phản ánh cơ cấu trách nhiệm của mỗi thành viên trong hệ thống, mặt khác có tác động tích cực trở lại đến việc phát triển của hệ thống nếu tuân thủ chặt chẽ 9 các nguyên tắc tổ chức quản lí.
- Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lí trong việc khai thác sử dụng và phát huy tối đa các nguồn lực này.
- Chỉ đạo vừa có ý nghĩa chỉ thị để điều hành, vừa là tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của các thành viên trong tổ chức trên cơ sở sử dụng đúng các quyền lực của người quản lí.
- Các nhà quản lí phải có khả năng truyền đạt và thuyết phục các mục tiêu cho nhân viên và thúc đẩy họ đạt được mục tiêu bằng nhiều biện pháp khác nhau.
- Nhiệm vụ của người quản lí khi thực hiện chức năng chỉ đạo là: Ra các mệnh lệnh, thông báo truyền đạt mệnh lệnh, hướng dẫn động viên giúp đỡ cấp dưới thực hiện mệnh lệnh, hướng dẫn điều chỉnh những lệch lạc sai sót xuất hiện trong quá trình thực hiện, huấn luyện cán bộ và nhân viên dưới quyền.
- Sự chỉ đạo trong nhà trường phải đảm bảo các nguyên tắc: Nguyên tắc đảm bảo quản lí nhà nước: Quản lí nhà nước trong nhà trường là quản lí bằng điều lệ, quy định, quy chế.
- Nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân: Trong công tác quản lí nhà trường, quản lí dạy học là quan trọng nhất.
- Để xác định trách nhiệm của giáo viên, người quản lí cần phải dựa vào các quy định có tính chất nhà nước đối với các công việc cụ thể của người giáo viên.
- Nguyên tắc phân công công việc, giao nhiệm vụ hợp lí, phù hợp với năng lực giáo viên, sát với thực tế: người quản lí cần nắm chắc thực trạng tình hình nhà trường, đội ngũ giáo viên, điều kiện, năng lực của mỗi cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
- Nó thấm vào và ảnh hưởng quyết định đến các chức năng kia, điều hòa, điều chỉnh các hoạt động của tổ chức trong quá trình quản lí.
- Một phần quan trọng của kiểm tra là đánh giá sự tiến bộ của tiến trình thực thi và điều chỉnh hệ thống trong quá trình hoạt động để có giải pháp xử lí, đồng thời tìm kiếm các cơ hội, các nguồn lực có thể khai thác để tận dụng, thúc đẩy hệ thống sớm đạt được các mục tiêu dự định.
- Quy trình kiểm tra/đánh giá của người quản lí là: Người quản lí đặt ra những chuẩn mực thành công của hoạt động, sau đó đối chiếu, đo lường kết quả sự thành đạt so với chuẩn mực đã đặt ra.
- người quản lí tiến hành điều chỉnh những sai lệch và cuối cùng là hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực nếu cần.
- Quản lí giáo dục, quản lí trƣờng học 1.2.1.
- Quản lí giáo dục Theo lý luận của giáo dục hiện đại, quản lí giáo dục được hiểu như việc thực hiện đầy đủ các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đối với toàn bộ các hoạt động giáo dục [16,Tr.17].
- Quá trình của hệ thống quản lí này dựa trên cơ sở của việc ra những quyết định đúng đắn, việc điều chỉnh linh hoạt và việc xử lí thông tin về các hoạt động giáo dục một cách kịp thời.
- Xét ở nhiều góc độ, quản lí giáo dục được hiểu theo nội hàm khác nhau: Dưới góc độ coi giáo dục là một hoạt động chuyên biệt thì quản lí giáo dục là quản lí các hoạt động của một cơ sở giáo dục như trường học, các đơn vị phục vụ đào tạo, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đạt được mục tiêu đào tạo.
- Dưới góc độ xã hội, quản lí giáo dục là

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt