« Home « Kết quả tìm kiếm

Bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA.


Tóm tắt Xem thử

- Bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA 1 MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ.
- 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN.
- Sự cần thiết của hệ thống thông tin bộ đàm.
- Lược sử phát triển của công nghệ thông tin bộ đàm.
- Các yêu cầu đối với hệ thống thông tin bộ đàm.
- Các chuẩn công nghệ bộ đàm số hiện nay.
- 23 CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG BỘ ĐÀM SỐ TETRA.
- Tổng quan về hệ thống bộ đàm số TETRA.
- Tổng quan về trao đổi thông tin trong mạng TETRA.
- Các thành phần cấu thành hệ thống.
- Các ưu điểm của hệ thống mạng TETRA.
- 40 CHƯƠNG 3: BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG BỘ ĐÀM SỐ TETRA.
- Tổng quan về bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm số TETRA.
- 44 Bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA 2 3.2.1.
- Xác thực trong hệ thống bộ đàm TETRA.
- Truyền các thông tin xác thực.
- 63 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH GIAO THỨC XÁC THỰC TRONG HỆ THỐNG BỘ ĐÀM SỐ TETRA.
- 99 Bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA 3 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Tổng quan về mạng TETRA [20.
- 36 Hình 2.6 Chế độ trung kế TMO.
- 38 Hình 3.1 Nguyên lý của hệ thống mã hoá đối xứng.
- 44 Hình 3.2 Kênh nguyên lý trong hệ thống mã hoá đối xứng.
- 47 Hình 3.5 Quá trình tạo khóa xác thực K [6.
- 49 Hình 3.6 Xác thực người dùng [7.
- 49 Hình 3.7 Quá trình xác thực SwMI [7.
- 58 Hình 3.11 Mã hóa thông tin điều khiển và thông tin thoại [6.
- 80 Hình 4.8 Bản tin D-AUTHENTICATION DEMAND.
- 81 Hình 4.9 Bản tin U-AUTHENTICATION RESPONSE.
- 82 Hình 4.11 Bản tin D-AUTHENTICATION RESULT.
- 95 Bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Ưu điểm của công nghệ bộ đàm số so với công nghệ bộ đàm tương tự.
- 13 Bảng 1.2 So sánh công nghệ bộ đàm thông thường với bộ đàm trung kế.
- 14 Bảng 1.3 Các đặc tính kỹ thuật chính của hệ thống bộ đàm ASTRO [15.
- 21 Bảng 2.1 Các ưu điểm của hệ thống mạng TETRA.
- 60 Bảng 4.1 Thiết lập các thông số ban đầu cho hệ thống.
- 70 Bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AC Authentication Code Mã xác thực AIE Air Interface Encryption Bảo mật đường truyền vô tuyến AMBE Advanced MultiBand Excitation Mã hóa thoại nhiều băng cải tiến BER Bit Error Ratio Tỷ lệ lỗi bít C4FM Constant Envelope 4-Level Frequency Modulation Điều chế tần số 4 mức với đường bao không đổi CC Colour Code Mã màu CCK Common Cipher Key Khóa mã thông thường CCK-id CCK Identifier Chỉ số CCK CK Cipher Key Khóa mã CN Carrier Number Chỉ số sóng mang CVSD Continuously Variable Slope Delta Modulation Kỹ thuật điều chế kiểu Delta với kích thước thay đổi liên tục DCK Derived Cipher Key Khóa mã dẫn xuất DMO Direct Mode Operation Chế độ hoạt động trực tiếp DSSS Direct Sequence Spread Spectrum Trải phổ chuỗi trực tiếp Bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA 6 DWS Dispatcher Work Station Hệ thống điều phối DXT Digital Exchange for TETRA Tổng đài số TETRA E2E End-to-End Encryption Bảo mật từ đầu cuối đến đầu cuối ECK Encryption Cipher Key Khóa mã bảo mật EKSG End-to-end Key Stream Generator Bộ tạo luồng khóa mã đầu cuối KSS Key Stream Segment Phân luồng khóa mã ETSI European Telecommunications Standards Institute Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu FDMA Freqency Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo tần số FHSS Frequency Hopping Spread Spectrum Trải phổ nhảy tần GCK Group Cipher Key Khóa mã nhóm GFSK Gaussian Frequency-Shift Keying Kỹ thuật điều chế khóa nhảy tần kiểu Gauss GSM Global System for Mobile Communications Hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM IMBE Improved Multi-Band Excitation Kỹ thuật mã hóa thoại nhiều băng cải tiến IMEI International Mobile Equipment Identity Chỉ số nhận dạng thiết bị di động toàn cầu Bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA 7 ISDN Integrated Services Digital Network Mạng số tích hợp dịch vụ ITSI Individual TETRA Subscriber Identity Số thuê bao cá nhân TETRA KSG Key Stream Generator Bộ tạo luồng khóa KSO Session Key for OTAR Khóa phiên trong mã hóa giao diện vô tuyến KSS Key Stream Segment Phân luồng khóa mã MAF Mutual Authentication Flag Cờ xác thực tương hỗ MGCK Modified Group Cipher Key Khóa mã hiệu chỉnh nhóm OTAR Over The Air Re-keying Thay đổi khóa mã từ xa PDU Protocol Data Unit Đơn vị dữ liệu giao thức PMR Private Mobile Radio Bộ đàm cá nhân RD-LAP Radio Data Link Access Procedure Thủ tục truy cập đường truyền dữ liệu vô tuyến RPCELP Regular Pulse Code Excited Linear Prediction Dự đoán tuyến tính kích thích xung đều RS Random Seed Mã ngẫu nhiên SAGE Security Algorithm Group of Experts Nhóm chuyên gia về các thuật toán bảo mật Bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA 8 SCCK Sealed Common Cipher Key Khóa mã thông thường bí mật SCK Static Cipher Key Khóa mã tĩnh SIM Subscriber Identity Module Bộ nhận dạng thuê bao SMS Short Messaging Service Dịch vụ tin nhắn ngắn SwMI Switching and Management Infrastructure Cơ sở hạ tầng quản lý và chuyển mạch TBS Tetra Base Station Trạm gốc TETRA TDMA Time Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo thời gian TEA TETRA Encryption Algorithm Thuật toán mã hóa TETRA TEI TETRA Equipment Identity Mã nhận dạng thiết bị TETRA TETRA Terrestrial Trunked Radio Mạng vô tuyến trung kế mặt đất TETRA TMO Trunking Mode Operation Chế độ hoạt động trung kế UAK User Authentication Key Khóa xác thực người dùng VSELP Vector Sum Excited Linear Predictive Coding Mã hóa dự đoán tuyến tính kích thích theo tổng vector Bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA 9 LỜI MỞ ĐẦU Hệ thống thông tin bộ đàm cho phép người dùng có thể liên lạc theo nhóm một cách tức thời, ổn định và tin cậy, điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các tình huống khẩn cấp như thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn hay bạo động… Không chỉ đáp ứng khả năng tương tác với công việc nhanh chóng tức thời, hệ thống thông tin bộ đàm còn có nhiều ưu điểm khác như khả năng liên lạc di động cường độ cao, thời gian đàm thoại lâu, số lượng thiết bị tham gia liên lạc không hạn chế, thiết bị có tuổi thọ, độ bền sử dụng cao, cũng như khả năng làm việc trong nhiều điều kiện môi trường và địa hình khác nhau.
- Do vậy hệ thống thông tin bộ đàm ngày càng được nhiều tổ chức sử dụng.
- Với nhiều tính năng ưu việt như khả năng truyền thông hiệu quả, tính khả dụng cao, khả năng bảo mật tốt nên các hệ thống bộ đàm số theo chuẩn TETRA ngày càng được triển khai tại nhiều nơi trên thế giới.
- Ở Việt Nam hệ thống bộ đàm số theo chuẩn này đã được triển khai cho Công an Thành phố Hồ Chí Minh, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất….
- Việc tìm hiểu các tính năng bảo mật của hệ thống TETRA như các cơ chế xác thực, mã hóa, quản lý khóa và nghiên cứu các kịch bản tấn công giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các tính năng, cơ chế bảo mật trong hệ thống thông tin vô tuyến này, từ đó có thể hiểu rõ và xử lý trong các tình huống thực tế, đáp ứng tốt hơn trong công tác chuyên môn.
- Vì lẽ đó đề tài “Bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA” sẽ nghiên cứu vấn đề trên một cách cụ thể hơn trong nội dung của luận văn này.
- Luận văn này bao gồm có bốn chương với nội dung được tóm tắt như sau: Chương 1: Giới thiệu chung về hệ thống thông tin sử dụng bộ đàm, lược sử phát triển, các yêu cầu và các chuẩn công nghệ bộ đàm.
- Chương 2: Giới thiệu tổng quan về hệ thống bộ đàm trung kênh kỹ thuật số TETRA, các thành phần cấu thành, kiến trúc hệ thống, nguyên tắc hoạt động cơ bản và các ưu điểm của hệ thống bộ đàm này.
- Bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA 10 Chương 3: Giới thiệu về bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm TETRA, các phương pháp, thuật toán dùng trong quá trình mã hóa, các nguyên tắc dùng trong quá trình xác thực, các vấn đề về mã hóa kênh vô tuyến và mã hóa đầu cuối… Chương 4: Thực hiện mô phỏng kiểm thử, đánh giá bảo mật trong hệ thống TETRA và đề xuất các giải pháp thích hợp.
- Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
- Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 09 năm 2015 Học viên Nguyễn Minh Tiến Bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA 11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN BỘ ĐÀM 1.1.
- Sự cần thiết của hệ thống thông tin bộ đàm Thông tin liên lạc là một trong những nhân tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tất cả các bộ phận trong xã hội.
- Đặc biệt là trong môi trường phát triển kinh tế hay trong các vấn đề khẩn cấp của xã hội, nhu cầu tiếp nhận thông tin nhanh chóng, tức thời là điều cần thiết để tồn tại và phát triển.
- Chúng ta đã thấy lợi ích của điện thoại để bàn, điện thoại di động, Internet, các hình thức thông tin này đã và đang hỗ trợ rất nhiều cho những nhà quản lý, cho các nhân viên của các công ty, các tổ chức khác nhau để hoàn thành những mục tiêu, kế hoạch hay những nhiệm vụ nhất định.
- Đây là một trong những vấn đề khó khăn trong thông tin liên lạc mà các công ty, các tổ chức có số lượng nhân viên nhiều thường xuyên gặp phải.
- Để giải quyết vấn đề này thì việc thông tin qua hệ thống bộ đàm là sự lựa chọn tối ưu bởi tính hiệu quả, linh hoạt, bảo mật và đáp ứng tốt nhu cầu của nhiều người sử dụng khác nhau.
- Với những lợi ích mà hệ thống thông tin liên lạc bằng bộ đàm mang lại, hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới việc sử dụng máy bộ đàm đã được triển khai và sử dụng rộng rãi.
- Máy bộ đàm có mặt ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực từ công nghiệp đến nông nghiệp, từ công sở đến các cơ quan hành chính, an ninh, quốc phòng để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt với chất lượng phục vụ tốt nhất.
- Để có thể thấy được rõ hơn quá trình phát triển của công nghệ hữu ích này, phần tiếp theo sẽ trình bày sơ lược về lịch sử phát triển của công nghệ thông tin bộ đàm trên thế giới và tình hình phát triển của chúng tại Việt Nam.
- Bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA 12 1.2.
- Lược sử phát triển của công nghệ thông tin bộ đàm Công nghệ bộ đàm đã có lịch sử hình thành và phát triển khá dài so với các công nghệ thông tin liên lạc khác hiện nay.
- Công nghệ bộ đàm tương tự lần đầu tiên được nghiên cứu và triển khai tại Mỹ từ đầu thập niên 20 của thế kỷ trước.
- Tại thời điểm này công nghệ bộ đàm vẫn còn rất sơ khai, các hệ thống bộ đàm chỉ hoạt động ở chế độ một chiều và phương pháp điều chế được sử dụng là phương pháp điều chế biên độ AM cổ điển.
- Tuy nhiên chỉ đến đầu năm 1934, công nghệ bộ đàm hai chiều đã được sử dụng phổ biến.
- Ban đầu trong một thời gian dài các hệ thống thông tin bộ đàm chỉ chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực an ninh công cộng.
- Từ thập niên 50 của thế kỷ trước, các hệ thống thông tin bộ đàm bắt đầu được sử dụng phổ biến hơn trong lĩnh vực giao thông, xây dựng tại Châu Âu và kể từ đó nó đã trở nên phổ biến tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.
- Các thiết bị bộ đàm có cấu tạo tương đối đơn giản, hoạt động tin cậy và với giá cả chấp nhận được.
- Từ trước năm 1960, các hệ thống bộ đàm chủ yếu hoạt động ở dải tần 4 MHz, 2 MHz và 0.7 MHz.
- Công nghệ vi điện tử thời điểm này còn sơ khai do đó các thiết bị bộ đàm có kích thước, khối lượng lớn và tiêu thụ nhiều điện năng.
- Tiếp đến nhờ sự phát triển của công nghệ bán dẫn làm cho các thiết bị bộ đàm có kích thước nhỏ gọn hơn, đồng thời cho phép nhiều tính năng chuyên biệt được thêm vào, bên cạnh đó các kỹ thuật điều chế sóng mang hiệu quả hơn ra đời giúp truyền tải thông tin với tốc độ nhanh hơn từ 300 lên tới 1200 bit/s và trong một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 2,4 kbit/s.
- Từ đó tới nay công nghệ bộ đàm đã dần được hoàn thiện và phát triển, tốc độ truyền dẫn đã tăng lên đáng kể, ngày nay trong các hệ thống bộ đàm số theo chuẩn TETRA hay APCO-25 tốc độ truyền dẫn có thể tới 9,6 kbit/s.
- Hiện tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, các lực lượng cảnh sát, an ninh công cộng và phản ứng khẩn cấp đều sử dụng các công nghệ bộ đàm khác nhau và Bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA 13 đang trong quá trình chuyển đổi công nghệ.
- Ở các quốc gia thuộc khối Cộng đồng chung Châu Âu, xu thế chính là xây dựng các dự án quy mô lớn ở cấp quốc gia để đầu tư trang bị các hệ thống bộ đàm số công nghệ TETRA cho các lực lượng cảnh sát an ninh công cộng và phản ứng khẩn cấp, đồng thời cũng được sử dụng cho các cơ quan tổ chức phi chính phủ khác.
- Bên cạnh đó các công nghệ bộ đàm tương tự trước đây sẽ được thay thế đồng bộ và đồng thời.
- Hầu hết các quốc gia tại Châu Âu như Anh, Đức, Thụy Điển… đều đã và đang triển khai các hệ thống TETRA trên phạm vi toàn quốc.
- Trong khi đó tại Bắc Mỹ, tiêu chuẩn bộ đàm APCO-25 là giải pháp công nghệ được lựa chọn cho các lực lượng an ninh công cộng và quân đội, công nghệ bộ đàm số này giúp chuyển tiếp từng bước từ công nghệ bộ đàm tương tự trước đây sang bộ đàm số hiện tại.
- Rõ ràng là với nhiều ưu điểm rõ rệt, công nghệ bộ đàm số đang được khuyến khích triển khai tại nhiều nơi trên thế giới, bảng 1.1 sẽ cho thấy rõ hơn về các ưu điểm này.
- Ưu điểm Giải thích Chất lượng thoại tốt hơn Công nghệ sửa lỗi kỹ thuật số cho phép giảm thiểu lỗi mất âm thanh và thông tin trao đổi.
- Bảo mật tốt hơn Các phương pháp mã hóa và giải mã tiên tiến đảm bảo an toàn thông tin ở mức tối đa.
- Sử dụng hiệu quả phổ tần Công nghệ số giúp tài nguyên tần số được sử dụng hiệu quả hơn, từ đó cho phép nhiều người sử dụng hệ thống.
- Bảng 1.1 Ưu điểm của công nghệ bộ đàm số so với công nghệ bộ đàm tương tự.
- Tại Châu Á, một số quốc gia phát triển cũng đã và đang triển khai xây dựng hệ thống bộ đàm số quy mô lớn trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn tại Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc hệ thống bộ đàm TETRA đã được triển khai tích cực, Bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA 14 trong khi đó hệ thống bộ đàm APCO-25 là lựa chọn tại các quốc gia như Malaysia, New Zealand và Australia.
- Ngoài các hệ thống bộ đàm kỹ thuật số TETRA, APCO-25 nói trên, các công nghệ bộ đàm số khác như DMR/dPMR cũng được triển khai tại một số nước khác.
- Khả năng Hệ thống bộ đàm thông thường Hệ thống bộ đàm trung kế Truy cập hệ thống - Phải theo dõi hoạt động của mỗi kênh - Chỉ đàm thoại được khi không có người sử dụng kênh trùng nhau.
- Mức độ riêng tư Không có mức độ riêng tư vì mọi người sử dụng phải dung chung kênh vô tuyến và phải có biện pháp kiểm tra kênh trước khi truy cập hệ thống.
- Xếp hàng chờ Không có Việc tổ chức người mới xếp hàng vào hệ thống một cách có trật tự Mức ưu tiên Không có Có nhiều mức ưu tiên cho nhiều người sử dụng khác nhau.
- Tính linh động của hệ thống Khó khăn trong việc nâng cấp mở rộng.
- Dễ dàng nâng cấp và mở rộng hệ thống.
- Bảng 1.2 So sánh công nghệ bộ đàm thông thường với bộ đàm trung kế.
- Bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA 15 Song song với quá trình chuyển từ công nghệ bộ đàm tương tự sang công nghệ bộ đàm số, công nghệ bộ đàm cũng phát triển từ công nghệ bộ đàm thông thường (conventional) lên công nghệ bộ đàm trung kế (trunking).
- Điểm khác biệt giữa hệ thống bộ đàm trung kế với hệ thống bộ đàm thông thường là mỗi thiết bị đầu cuối có thể hoạt động ở nhiều tần số khác nhau chứ không cố định như trong hệ thống bộ đàm thông thường.
- Bảng 1.2 cho chúng ta thấy rõ hơn sự khác biệt giữa hệ thống bộ đàm trung kế so với hệ thống bộ đàm thông thường trước đây.
- Tại Việt Nam, các hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số cũng đã và đang được tiếp tục triển khai tại nhiều nơi trong cả nước.
- Hai hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số hiện đại và có quy mô lớn nhất hiện nay được trang bị cho lực lượng công an thành phố Hà Nội và công an thành phố Hồ Chí Minh.
- Tại Hà Nội, hệ thống bộ đàm trung kế vùng rộng SmartZone hoạt động ở băng tần 800 MHz đã được triển khai vào năm 1998 và đang dần được thay thế bởi hệ thống bộ đàm theo chuẩn APCO-25.
- Tại thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống bộ đàm theo chuẩn TETRA đã được triển khai và đi vào hoạt động từ năm 2008, với hơn 3000 thiết bị đầu cuối và hơn 10 trạm gốc hệ thống TETRA đã đáp ứng tốt công tác thông tin liên lạc trong ngành công an tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngoài ra, sân bay Quốc Tế Tân Sơn Nhất tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng một hệ thống TETRA nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu liên lạc rất cao tại nhà ga quốc tế này.
- Những chọn lựa đó phần nào cho thấy xu hướng tương lai của hệ thống liên lạc bộ đàm tiên tiến nhất hiện nay: hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA.
- Để có thể đáp ứng tốt nhất trong việc thông tin liên lạc, các hệ thống bộ đàm cần phải đảm bảo được những yêu cầu nhất định như yêu cầu về khả năng hoạt động ổn định, có thể hoạt động trong các môi trường khắc nghiệt, hay khả năng bảo mật thông tin tốt … Cụ thể về các yêu cầu này lần lượt sẽ được trình bày trong mục 1.3 dưới đây.
- Các yêu cầu đối với hệ thống thông tin bộ đàm Các yêu cầu đối với một hệ thống thông tin bộ đàm có thể được tổng kết như sau: Bảo mật thông tin trong hệ thống bộ đàm trung kế kỹ thuật số TETRA 16 Tính ổn định cao: Các thiết bị đầu cuối bộ đàm thường phải hoạt động trong những môi trường khắc nghiệt, nắng mưa thất thường, bụi bặm và ô nhiễm cao, do đó các thiết bị này cần phải có khả năng hoạt động ổn định trong phạm vi biến đổi nhiệt độ, độ ẩm, bụi bặm lớn.
- Khả năng truyền dẫn thoại và dữ liệu: Ngày nay các dịch vụ truyền tải dữ liệu như dịch vụ định vị GPS, tìm kiếm thông tin trên Web,… đang trở nên rất phổ biến.
- Do đó các hệ thống thông tin bộ đàm thế hệ mới cần phải hỗ trợ cho người dùng không chỉ khả năng truyền dẫn thoại mà còn cả truyền dẫn dữ liệu.
- Khả năng hoạt động tập trung và phân tán: Người dùng trong các hệ thống thông tin bộ đàm thường được phân chia thành các nhóm người dùng và chỉ những thành viên trong cùng một nhóm mới có khả năng liên lạc với nhau.
- Khi các thành viên thuộc các nhóm khác nhau muốn đàm thoại thì họ cần phải thông qua một điều phối viên trung gian, liên kết cuộc gọi giữa hai nhóm người, do vậy các hệ thống thông tin bộ đàm cần phải có khả năng hoạt động tập trung, khả năng điều phối giữa các nhóm.
- Do đó các hệ thống thông tin bộ đàm cũng cần có khả năng hoạt động phân tán và độc lập.
- Khả năng thực hiện cuộc gọi cá nhân, cuộc gọi nhóm và cuộc gọi quảng bá: Các hệ thống thông tin bộ đàm cần phải cho phép người dùng khả năng thực hiện các cuộc gọi cá nhân, cuộc gọi nhóm và các cuộc gọi quảng bá tới nhiều nhóm người khi cần thiết.
- Khả năng thiết lập cuộc gọi nhanh: Các hệ thống thông tin bộ đàm cho phép người dùng chỉ cần nhấn nút PTT trên thân máy để thiết lập một cuộc gọi cá nhân hay một cuộc gọi nhóm và ở phía người nhận sẽ nghe thông tin từ phía người gọi mà không cần phải nhấn bất kỳ phím nào

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt