« Home « Kết quả tìm kiếm

A. Gramsci về xã hội dân sự


Tóm tắt Xem thử

- QUAN ĐIỂM CỦA A.GRAMSCI VỀ XÃ HỘI DÂN SỰ Ngô Huy Đức Viện Chính trị Học.
- Năm 1913 ông bắt đầu tiếp xúc với các phong trào XHCN khi đanghọc tại Đại học Turin, và đến 1915 thì tham gia Đảng Xã hội Italia (PCI).
- Đây có thể là yếu tốquan trọng để hiểu quan điểm của ông, nhất là về vai trò của tầng lớp trí thứctrong phát triển xã hội.
- Đây là khởi nguồn của các quan điểm về vai trò của hệ tư tưởng và vănhóa sau này của ông, mà các nghiên cứu về xã hội dân sự là một mảng quantrọng.
- Các luận điểm có tính gợimở của ông, đặc biệt là lý luận xoay quanh các phạm trù “hegemony” (tiền 2phong), “trí thức hữu cơ” (organic intelectual), “dân túy” (national popular),“khối liên kết lịch sử” (historical bloc), và sau này là “xã hội dân sự” (civilsociety), đã được nhìn nhận và có một ý nghĩa lý thuyết mới, và được chú ýrộng rãi không chỉ ở trong các nhà nghiên cứu cánh tả và các nước đang pháttriển.
- Từ các luận điểm đó, nhiều trường phái đã phát triển bổ sung các kiếngiải mới, đặc biệt là từ góc độ tiếp cận văn hóa và hệ tư tưởng, cho việc giảithích các hiện tượng và biến đổi xã hội.
- Trong những thập kỷ gần đây, sự sụp đổ của các chính quyền tại cácnước Đông Âu , Nga cũng như hiện tượng tòan cầu hóa đã càng làm tăng lênsự quan tâm đến lý thuyết của Gramsci, về cách nhìn nhận XHDS của ông từgóc độ văn hóa, cũng như quan hệ của nó đối với nhà nước.
- Trong đó, các sựkiện nổi bật cho thấy tính độc lập tương đối của XHDS đối với nhà nước.
- Sựtập trung quyền lực, và ngay cả sự phát triển kinh tế, nhưng không đi đôi vớisự chinh phục XHDS một cách thích đáng, khiến XHDS càng ngày càng xa lạvới nhà nước vì dường như “đứng ngoài”, “không tham gia” vào các quyếtđịnh xã hội.
- Đó có thể đã là các nguyên nhân chính gây ra các bất ổn, vàthậm chí sụp đổ xã hội.
- Các phạm trù quan trọng làm nềntảng cho các lập luận của ông như “XHDS”, “Hệ tư tưởng”, Bá quyền(Hegemony), chiến tranh trực diện và chiến tranh giành từng vị trí (war ofmanouevre , war of position) sẽ được đề cập ngắn gọn, chủ yếu với vai tròlàm rõ lập luận chính của ông vì đây chính là các thuật ngữ có những nội hàmvà ý nghĩa mới so với các nhà nghiên cứu đi trước, đặc biệt so với các nhànghiên cứu Mác xít khác, cùng thời.
- Hiểnnhiên, cần coi các tác phẩm của Gramsci như là các cố gắng phát triển chủnghĩa Mác, đặc biệt là cung cấp thêm một cách hiểu phong phú và linh hoạthơn về mô hình hạ tầng cơ sở - thượng tầng kiến trúc của lý thuyết hình tháikinh tế xã hội của Mác.
- Ở nước ta, tên tuổi của Gramsci hầu như không đượcbiết đến, dù các tư tưởng của ông đã được đề cập thông qua các nhà nghiêncứu sau này.
- Điều đó là đương nhiên, vì XHCD hayXHDS, gây được quan tâm rộng rãi, và trở thành một phạm trù học thuật, khinó được xem xét trong mối quan hệ với nhà nước, tức là một phạm trù chínhtrị., trước khi, nó trở nên một phạm trù xã hội và pháp lý.
- (Xem thêmChambers, S., 2002, Hương Heghel Trước Hegel, “Xã hội công dân - Civil society” đồng nghĩa với “nhànước/quốc gia - state” và đều được dùng để hàm chỉ xã hội văn minh (Từ“Civil.
- “Civilisation”) có thuộc tính đối lập với xã hội hoang dã.
- Với cách hiểu này XHCD hàm ý chỉ sự văn minhhóa xã hội như đạt được trong xã hội thành bang Athen hay cộng hòa La mã.Tính văn minh nằm ở trong trật tự xã hội, khi các công dân giải quyết cácmâu thuẫn bằng hệ thống pháp luật, và chủ yếu bằng các phương thức hòabình.
- Nói cách khác, thành viên của “civil society” cũng có nghĩa là thànhviên của một “nhà nước.
- Việc chuyển từ trạng tháitự nhiên (dã man) lên văn minh, XHCD, chính là việc thành lập chính phủ để 5phán xét các tranh chấp, các mâu thuẫn, bất ổn, khắc phục “tình trạng chiếntranh” thường xuyên, vốn có của luật rừng trong xã hội dã man.
- lĩnh vực nàykhông thuộc lĩnh vực nhà nước và cũng không thuộc lãnh vực gia đình.
- Khi phân tích các vấn đề này, ông đã kết luận rằng XHCD cần đượcxem xét như một lĩnh vực tách biệt với nhà nước.
- Như vậy, lĩnh vực này không thuộclĩnh vực nhà nước và cũng không thuộc lãnh vực gia đình.
- vừa có nghĩa là xã hội tư sản vừa có nghĩa là xã hội công dân.Đó là không gian xã hội mà ví trí của nó ở “trên” gia đình nhưng “dưới” nhànước”, là không gian xã hội của các cá nhân tìm kiếm sự thỏa mãn các nhucầu của mình, tách biệt với nhà nước.
- Chính xã hội tư sản (khác với phongkiến trước đó) đã làm nổi rõ sự khác biệt của đời sống cá nhân với đời sốngcông dân.
- Theo nghĩa đó, làm cho con người bị tách rời, xa lạ với đời sốngchính trị (tha hóa chính trị - vì đáng ra đó là công việc chung, của mọi người,nay lại biến thành công việc của ai đó, không phụ thuộc vào từng cá nhân).Và do đó sự tách biệt tương đối các hoạt động dân sự với các hoạt động chínhtrị (nhà nước), hay nói cách khác, tách biệt xã hội dân sự với xã hội chính trị 6.1 Trong bài này, như vậy civil society sẽ được dịch qua 2 thuật ngữ là:XHCD và XHDS (xã hội dân sự), để chỉ hai khái niệm khác nhau trong cácthời kỳ khác nhau.
- là thành tố quan trọng , bên cạnh cảnh sát, luật lệ,và hành chính (tức các yếu tố chính trị ngay bên trong xã hội công dân)2.Ông cũng làm rõ quan hệ giữa nhà nước với XHCD: nhà nước không chỉ đơnthuần thụ động điều chỉnh XHCD mà còn chủ động tạo ra nó theo nhu cầucủa mình.
- Đây là quan điểm quan trọng của Heghel : nhà nước là yếu tố cănbản, chi phối và quyết định XHDS, mà ta thấy sau này Mác không đồng ý vàlật ngược lại mối quan hệ đó.
- 2.2 Mác Mác (1843) đồng ý với Hegel về nhiều điểm cơ bản như: 1) Cần phải phân biệt XHDS với nhà nước.
- 3) Sự tách biệt XHDS với nhà nước (tức sự tha hóa của XHCD thànhXHDS) này cần phải khắc phục ở mức độ cao hơn (phủ định của phủ định).Sự tái đồng nhất XHDS với nhà nước sẽ tái thiết lập (hay quay trở lại với) xãhội công dân.
- mà trong đó nhà nước mất tính chính trị chỉ còn các chức năngquản lý xã hội đơn thuần như Ăng-ghen đã viết.
- Sự khác biệt căn bản nhất giữa họ chính là sự khác biệt trong nhìn nhậnvề nhà nước và cơ sở của nó , điều này đẫn tới sự khác biệt căn bản trongcách giải quyết, cách khắc phục tình trạng tách biệt.
- Đối với Hegel, sự khắcphục nằm chính trong nhà nước (vì nhà nước là yếu tố quyết định): XHDS sẽcó các đại biểu của mình tham gia nhà nước (đây là các yếu tố công dân trong 1 Hegel, và cả Mác đèu nhất trí rằng trong xã hội phong kiến, do đặc tính chuyên chế và phạm vi củavương quyền, mọi vấn đề cá nhân cũng đều đã được qui định.
- Tức không có lĩnh vực cá nhân như được hiểunhư trong xã hội tư sản (nền cộng hòa, tự do, bình đẳng, v.v trước hết về quyền tư hữu).
- 2 Đây có lẽ là nguồn gốc của quan điểm XHCD và nhà nước “có yếu tố đan xen” của một số nhànghiên cứu (như anh Đào Trí Úc).
- Tuy nhiên, cần phải hiểu sự đan xen như phân tích trong bài, vì sự đanxen này có ý nghĩa quan trọng với cách khắc phục tha hóa của Hegel 7xã hội chính trị tức nhà nước).
- Và như vậy nhà nước không những sẽ hòa giảiđược sự tách biẹt XHDS với nhà nước, mà còn giải quyết được các mâu thuẫnngay trong XHDS.
- Đây chính là điểm mà Mác phê phán, vì nhà nước tư sản, chỉ có thểcùng lắm là hòa giải tạm thời (mediating) chứ nó không thể loại bỏ các mâuthuẫn thực tế (tức giải quyết triệt để vấn đề).
- Với cách nhìn nhận như vậy,Mác kết luận rằng nhà nước tư sản, vì phải chứng tỏ được tư cách là đại diệncho “lợi ích chung” (đứng lên trên các lợi ích giai cấp), và do vậy, nhà nướcnày, về mặt pháp lý, phải có hình thức dân chủ, để che dấu nội dung phi dânchủ (bất bình đẳng trong chiếm hữu TLSX) 3.
- Chính nhà nước duy trì sự tồn tại của mình bằng cách chia rẽ các lợi íchtrong XHCD, khiến mọi người đều phải cần nhà nước để quản lý sự chia rẽđó, và do vậy, triệt tiêu sức mạnh của XHCD.
- Nói cách khác, khi nhà nước tổchức XHCD và giai cấp công nhân, thì cũng chính là lúc nhà nước phá hoạitổ chức của họ, bằng cách chuyển các lực lượng xã hội và đấu tranh xã hộivào trong hình thức quản lý hành chính.
- Sự ích kỷ và tham lam này không phải là bản chất con người, mà chínhdo các quan hệ xã hội tư sản, và đặc biệt là nhà nước tư sản, chủ động tạo ra 3 Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Ðức”, Mác còn nhấn mạnh : để xác lập địa vị thống trị của mình, giaicấp tư sản phải có khả năng biểu hiện những lợi ích của nó “như là lợi ích phổ quát”, biểu hiện những tưtưởng của nó “như là tư tưởng duy nhất hợp lý, duy nhất có giá trị phổ quát”.
- Tính phổ quát này, tất nhiên, làgiả tưởng, “hão huyền”, song đó là điều kiện về hình thức của nhà nước hiện đại.
- Cũng vì vậy mà đối với giai cấp bị trị, một mặt, Marx nhắc nhở tính“hão huyền” của những đấu tranh thuần chính trị, đóng khung ở bên trong nhà nước tư sản và khônggắn với những đấu tranh ở ngoài xã hội dân sự .
- Mặt khác, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của“những đấu tranh cho hình thái nhà nước” và kêu gọi xác lập “hình thức nhà nước tốt nhất.
- là hìnhthức trong đó những mâu thuẫn xã hội không bị mờ nhạt đi, không bị bạo lực ngăn chận lại.
- Chính vì vậy, Mác viết trong Hệ tư tưởng Đức: “Xã hộicông dân như vậy [tức XHDS theo nghĩa trong bài này – tác giả gạch dưới]4chỉ có thể phát triển cùng với giai cấp tư sản”.
- thuộc vào hạ tầng cơ sở, quyết định các thuộc tính củathượng tầng kiến trúc – tư tưởng, pháp luật, v.v.5 Tóm lại điểm mấu chốt của sự khác biệt giữa Mác và Heghel là trong khiHeghel coi nhà nước là yếu tố chi phối, thì Mác coi XHDS, với các hoạt độngkinh tế là cốt lõi, mới là yếu tố chi phối nhà nước.
- Gramsci cho rằng, các cuộc đấu tranh giai cấp dù thế nào cũng đều bắtbuộc phải có (và cần có) vai trò quan trọng của các tư tưởng và hệ tư tưởng.Như vậy, các tư tưởng và hệ tư tưởng này có thể thúc đẩy mà cũng có thể 4 Độc giả cần lưu ý sự chuyển đổi nội hàm của từ “civil society” được chúng tôi dùng thành 2 thuậtngữ : xã hội công dân (khi còn đông nhất với xã hội chính trị) và XHDS khi đã tách biệt khỏi xã hội chính trị.
- Từ đó, ông nhấn mạnh yếu tố nhận thức của con người trong các pháttriển xã hội.
- Điều này chính là khởi xuất đểông phát triển các tư tưởng của Mác, xây dựng một lý thuyết mà trong đó,văn hóa và hệ tư tưởng có một vai trò độc lập hơn, lớn hơn và quan trọng hơn,bên cạnh các lợi ích và quan hệ kinh tế.
- Như các phần trên đã chỉ ra, XHDS được Mác và Heghel phân tích nhưlà khái niệm có tính quan hệ, tức là nó chỉ có ý nghĩa (rõ ràng) khi được xemxét trong quan hệ với nhà nước.
- Gramsci cũng vậy, mối quan tâm chính củaông là sự tương tác giữa XHDS với nhà nước vì để hiểu sự biến đổi chính trị,sự thất bại hay thành công của CNTB cũng như của CNXH sau này, phải hiểuđược XHDS, và đặc biệt, phải hiểu nó từ góc độ của sự tương tác của nó vớiquyền lực chính trị.
- Do đó, mọi cải biến xã hội phải đi từ cải biến phần quantrọng nhất này chứ không phải nhà nước cũng như các yếu tố có tính thượngtầng kiến trúc (tư tưởng, tôn giáo v.v.
- Theo Gramsci, nhà nước tư sản không chỉ thuần túy sử dụngvũ lực và cưỡng ép thô bạo, (hoặc bằng chuyên chính tư sản thông qua bạolực nhà nước, hoặc bằng sự ép buộc kinh tế thông qua chiếm giữ , duy trì sởhữu tư liệu sản xuất), mà còn thông qua việc chế tạo ra sự đồng thuận(manufacture of consent).
- Vị trí tiềnphong này được tạo ra bằng cách quảng bá hệ tư tưởng của giai cấp cầmquyền , làm cho nó ăn sâu vào quần chúng.
- Ông viết (1971) “Điều mà chúng ta cần là làm rõ hai « lớp » chủ yếu của kiến trúc thượng tầng: lớp thứ nhất, mà chúng ta gọi là “Xã hội dân sự”, tức là tập hợp các tổ chức thường được coi là “khu vực tư”, và lớp thứ hai, “xã hội chính trị”, tức “nhà nước”.
- Hai lớp này tương ứng , một mặt, với các chức năng của sự “tiền phong” mà nhóm chiếm ưu thế đang thi hành trong tòan xã hội, mặt khác, với “sự thống trị trực tiếp”, tức là sự ra lệnh thông qua nhà nước và chính phủ “có thẩm quyền pháp lý” 8 (juridical government)” Quyền uy do vị trí tiền phong này được tạo ra như vậy không đơn giảndựa trên sự cưỡng bức, mà còn dựa trên sự đồng thuận tự nguyện được tạo ra.Nói cách khác, đây chính là điểm mấu chốt mà Gramsci phát triển khác vớicác nhà Mác xít khác : thay vào sự nhấn mạnh quá mức các quan hệ kinh tếvật chất, ông nhấn mạnh cả vào khía cạnh văn hóa, hệ tư tưởng, hệ giá trị 8 "What we can do, for the moment, is to fix two major superstructural 'levels': the one that can becalled 'civil society', that is, the ensemble of organisms commonly called 'private', and that of 'politicalsociety' or 'the state'.
- Như vậy, quyền lực và sự thống trị của giai cấp còn dựa cả trên ‘nền sảnxuất [ra các] tư tưởng’ (production of ideas) tức nền sản xuất giá trị tinh thần,chứ không phải chỉ dựa trên nền sản xuất giá trị vật chất (production ofthings).
- Cho dù nền sản xuất tư tưởng được dùng để phục vụ nền sản xuấtvật chất 9.
- tư tưởng và văn hóa,tức là từ vai trò của chũng trong việc tái tạo các yếu tố cần thiết bảo đảm sựtiền phong, hegemony, của giai cấp cầm quyền (dù là tư sản hay vô sản), và từđó, cần thiết cho sự tồn tại và ổn định của cả hệ thống.
- Có người cho rằng ông nhấn mạnh yếutố hê tư tưởng hơn yếu tố kinh tế, có người cho rằng ông coi chúng ngang nhau.
- XHDS cần được phân tích và nhìn nhận như hệ thống cáctư tưởng, các giá trị văn hóa, và các lợi ích xã hội khác.
- ii – Do vai trò trung tâm của hệ tư tưởng (idealogy) đối với vị trí tiềnphong (hegemony), và từ đó, đối với sự thống trị, nên hệ tư tưởng, giá trị vănhóa có sự độc lập nhất định đối với lĩnh vực kinh tế.
- Từ cách nhìn nhận này, XHDS có thể được coi như là nơi hình thànhnhân cách của con người, nơi tái tạo các tư tưởng, các giá trị văn hóa, sự liênkết xã hội .
- Do các quan niệm khác biệt về vai trò của XHDS, từ phân tích vai tròcủa tính tiền phong và hệ tư tưởng như trên, ông cho rằng Mác, Ăng-ghen, vàđặc biệt Lênin sau này đã không đúng (về tổng quát) khi thu hẹp phương diệnchính trị bằng cách tập trung hết vào nhà nước, nghị viện.
- Theo ông, cáchthức và chiến lược từ quan điểm như vậy không bao quát và dự tính đượcđược hết các điều kiện xã hội các nước công nghiệp phát triển lúc đó.
- Ông đãdùng quan hệ nhà nước – XHDS để lập luận và giải thích các hiện tượng“ngoài dự tính” và từ đó đưa ra quan điểm của mình về chiến lược cải biến xãhội thích hợp.
- Ông viết: Một nhóm xã hội thực ra là bắt buộc phải đã nắm đựoc vị trí “tiên tiến” trước khi chiếm được chính quyền (đây thực sự là một trong những 13 điều kiện cốt lõi để nắm được quyền lực như vậy).
- Ông cho rằng, nếu thực sự đại bộ phận sức kháng cự (chính trị) của giaicấp cầm quyền là tập trung ở một thể chế - là nhà nước (như ở Nga thời 1917,khi XHCD chưa phát triển.
- chiến tranh trực diện) của giai cấp tư sản, trong đó nhà nướcchỉ là một khâu, đầu tiên hay cuối cùng, của cuộc cách mạng xã hội chủnghĩa.
- Từ cách nhìn nhận lý thuyết về XHDS như vậy, trường hợp đặc biệt củacách mạng tháng Mười Nga, được ông giải thích là do ở Nga, mức độ tậptrung quyền lực vào nhà nước, cũng như phạm vi của quyền lực đó, là rất lớn- "nhà nước là tất cả", mọi quyền lực nằm trong tay nhà nước với bộ máyquân đội và công an, và xã hội tồn tại (kết nối) được chính do quyền lực tậptrung đó, chứ không phải do sự gắn kết xã hội.
- Trong khi đó, xã hội dân sự -hiểu theo nghĩa các mối liên hệ xã hội, về hợp tác tự nguyện, nhận thức tráchnhịem cộng đồng, sức mạnh của các tổ chức - sự liên kết xã hội một cách có ýthức nói chung, v.v.
- Trong khi đó ở Tây Âu, nhà nước mới chỉ là một "chiến hào bên ngoài" ,trong khi chính các thiết chế xã hội dân sự mới chính là một “hệ thống nhữngđồn lũy và pháo đài hùng mạnh” ("powerful system of fortresses andearthworks.
- đã được nhà nước tạo dựng một cách có chủ ý theo mục đichcủa mình - vì thế, bảo vệ nhà nước với tiềm lực kháng cự lâu dài với cáchmạng (Gramsci, 1971).
- Từ góc độ chính trị học, có thể nói, Gramsci đã có một cách nhìn khácvề cách thức mà quyền lực trong xã hội được vận hành.
- Theo cách nhìn củaông, chính các thiết chế XHDS với các chức năng về văn hóa và tư tưởng(chứ không phải quyền lợi kinh tế) như đã phân tích – là chức năng quantrọng của xã hội dân sự - không phải mang tính mâu thuẫn, đối kháng với nhànước, mà chính là các thiết chế bảo vệ nhà nước từ trong chiều sâu, vì nó đảmbảo tính chính đáng của quyền lực qua sự thừa nhận của quần chúng (dù làđược tạo ra bởi nhà nước) về hệ giá trị và các tư tưởng cảu giai cấp cầmquyền.
- 15 Nếu Mác chỉ dừng lại phân tích vai trò của “hệ tư tưởng” như là biểuhiện thứ cấp của các quan hệ kinh tế thì thì Gramsci đã phát triển thêm (vàsâu sắc hơn) vai trò “tiền phong” của hệ tư tưởng – tức sự chủ động của yếutố vốn bị coi là bị động, thứ cấp.
- Chính từ cách nhìn nhận này ông cũng đã có những nhìn nhận sâu sắc vềquá trình biến đổi xã hội, trong đó các tư tưởng cũ đã bị thay đổi như thế nàobới các tư tưởng tiền phong mới.
- Ý chí tập thể cũ sẽ tan rã thành cácyếu tố riêng rẽ, mâu thuẫn, khi các tư tưởng thứ yếu phát triển rộng dần”, vàtrở nên “tiền phong”11.
- 2 – Sự chiếm ưu thế về tri thức và hệ giá trị đạo đức, thông qua thiết lậptính tiền phong về hệ tư tưởng và các giá trị văn hóa trong xã hội.
- Trongphân tích cơ sở thứ hai này, khái niệm “XHDS”(civil society) và “tiền phong”(hegemony – theo 1 số nghiên cứu là ông lấy từ tiếng Nga gegemonia trongthời gian ở đó) tư tưởng là hai phạm trù quan trọng để hiểu mạch lập luận củaông.
- The old collective will dissolves into itscontradictory elements, since the subordinate ones develop socially, etc” 16và các nhóm thống trị (không nhất thiết là cầm quyền) luôn còn phải quantâm đến việc bảo đảm cho hệ tư tưởng và các gía trị văn hóa của mình đượcchập nhận rộng rãi, được sự “đồng thuận xã hội.
- Theo Paul Ransome (1992), Gramsci đã bổ khuyết cho Mác hai điểmyếu quan trọng : i – Mác đã quá nhấn mạnh rằng các phát triển xã hội luôn khởi nguồn từkinh tế, từ cấu trúc của các hoạt động kinh tế.
- Thậm chí, ông còn được coi là người khởi nguồn củatrường phái xã hội học phê phán trong văn hóa (critical sociology of culture)và khía cạnh chính trị của văn hóa (politicisation of culture), cho dù các lậpluận của Gramsci cũng được phân tích và phê phán trên nhiều góc độ mà bàinày sẽ không đề cập.
- 17III - Ý nghĩa thực tiễn Quan niệm của Gramsci về vai trò của XHDS, và cùng với nó, cách nhìnnhận về quá trình chiếm lĩnh vị trí ưu thế trong xã hội thồn qua chiếm lĩnh vịtrí tiền phong (tiên tiến) về các giá trị đạo đức, văn hóa và tư tưởng (khác vớisự nhấn mạnh thái quá vào kinh tế) như vậy có ảnh hưởng to lớn trong cácnhà nghiên cứu cả cánh tả và cánh hứu, và dẫn đến các phát triển quan trọngtrong nghiên cứu xã hội ngày nay, đặc biệt là sự phát triển của trường pháiphê phán (critical school) ở các nước phát trỉen pưhưong Tây với các tên tuổinhư Jurgen Habbemas, Louis Althusser, Foucault.
- trong khi đó, Althusser, Foucault tập trung vàonghiên cứu vai trò của hệ tư tưởng.
- Cách thức đảm bảo sự chiếm ưu thế đó khôngthể chỉ bằng cưỡng ép mang tính quyền lực, mà quan trọng hơn, và về lâu dàinhư Gramsci phân tích, là phải tính đến quyền lợi, hê giá trị của các nhómkhác, các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội và kết hợp dần vào hệ giá trị vàhệ tư tưởng của mình, một cách nhất quán và thuyết phục (a cohesivesystem).
- Ông cho rằng, sự chiếm ưu thế (tiên phong tư tưởng) như vậy không làsự kiện đơn lẻ, một lần, mà là quá trình liên tục của các cuộc tái thương thảocủa nhóm nắm ưu thế (đang cầm quyền) với các nhóm khác trong xã hội.Giai cấp công nhân, hay bất kỳ giai câp nào cầm quyền cũng phải từng bướcxây dựng XHDS như vậy, thông qua đó, củng cố liên minh với các nhóm 18khác, thúc đẩy hệ giá trị và tư tưởng của mình, và chiếm được sự thừa nhậnrộng rãi.
- Từ đó, có thể thấy có 2 cách kiểm soát sự ổn định của hệ thống : 1 – Cách thức sử dụng cưỡng bức, tức quyền lực : cách thức này có tácdụng nhất khi nhà nước chưa có được mức độ bá quyền tư tưởng cao, hoặc sựbá quyền đó còn mong manh và phân tán.
- Xã hội sẽ cócác biến chuyển (hay cách mạng) không phải chủ yếu do giai cấp đột nhiêntỉnh ngộ, ý thức được “giai cấp vì nó”, mà chính là kết quả của quá trình liênminh lâu dài và âm thầm trước đó12.
- Trong quá trình này, các liên minh giữacác nhóm có cũng lợi ích, đã phát triển dần vị trí bá quyền tư tưởng của mìnhmột cách vững chắc và rộng rãi.
- Một khi vị trí bá quyền tư tưởng bị thay đổithì đó cũng chính là lúc các biến chuyển xã hội sẽ diễn ra không thể ngăn cản.Nói cách khác, phải chinh phục XHDS mới chinh phục được nhà nước mộtcách vững bền.
- 12 Câu hỏi này đã được tác giả đặt ra trước đây, và vẫn còn là một nghi vấn quan trọng về diễn giảiquan điểm của Mác : làm thế nào để giai cấp công nhân chuyển từ ‘trong nó” thành “vì nó” (Đức, 2003) 19 Một ý nghĩa thực tiễn hiển nhiên khác của các tư tưởng Gramsci là vềvai trò của hệ thống thông tin đại chúng và công tác tư tưởng lý luận nóichung, trong đó vai trò truyền bá và củng cố tính tiền phong về tư tưởng đượcnhấn mạnh, vì đây chính là công cụ giao tiếp xã hội mạnh nhất.
- Các nghiên cứu hiên nay còn đi sâu vào các vấn đề về ngôn ngữ từ quanđiểm giao tiếp xã hội này.
- tức cácchuẩn mực được xã hội rộng rãi thừa nhận.
- Trong hai mươi năm vừa qua, việc chấp nhận các tư tưởng về nền kinh tếnhiều thành phần, kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước phápquyền, v.v.
- Với câu hỏi lớn như hiệnnay các nhà nghiên cứu đang quan tâm là : Đã có chưa và có cần xây dựngmột XHDS ở Việt Nam không ? Từ các phân tích của phần 2, câu trả lời làkhẳng định và thậm chí là “bắt buộc” nếu hệ thống chính trị muốn có “cáctường thành và pháo đài bảo vệ vững chắc”, trong đó, việc xây dựng được độingũ trí thức hữu cơ và tầm quan trọng của lý luận phải được đặt lên hàng đầutrong sự phát triển ở điều kiện hiện nay – điều kiện của xã hội thông tin vànền kinh tế tri thức, của khuynh hướng phân tán quyền quyết định, và đặc biệtlà trong bối cảnh khi chúng ta đã có quá nhiều bằng chứng của sự thái quá củatập trung quyền lực trong những lĩnh vực không cần thiết.
- Tư tưởng về XHCD ở phương Tây thời kỳ cận – hiện đại.
- Hệ tư tưởng Đức.
- Quản lý xã hội công dân: Tiến tới một lý thuyết về quyền lực nhà nước), MacMillan, London

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt