« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu xử lý nước thải phóng xạ bằng vật liệu bentonit.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải phóng xạ bằng vật liệu bentonit Tác giả luận văn: Nguyễn Văn Chính Khóa: 2013B Người hướng dẫn: TS.
- Vũ Đức Thảo Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Nước thải của ngành khai thác và chế biến khoáng sản có chứa các kim loại nặng: chì, cadimi, crom,… và đặc biệt còn chứa các nhân phóng xạ: urani, thori, radi.
- Nếu không xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ gây nguy hại cho môi trường lâu dài.
- Vì vậy xử lý hiệu quả và triệt để nước thải có chứa các kim loại nặng và nguyên tố phóng xạ là rất cấp thiết.
- Hiện nay, một số phương pháp xử lý đã được nghiên cứu và áp dụng như kết tủa, trao đổi ion, phương pháp lọc màng.
- Một xu thế nghiên cứu mới là sử dụng các khoáng vật tự nhiên để xử lý môi trường nói chung và xử lý nước thải nói riêng.
- Các vật liệu này vừa đảm bảo hiệu quả xử lý vừa có giá thành thấp.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục tiêu: Đánh giá xem vật liệu bentonit biến tính có khả năng xử lý các nguyên tố phóng xạ có trong nước thải của quá trình chế biến quặng urani hay không.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Vật liệu bentonit biến tính từ bentonit Tuy Phong – Bình Thuận + Các nguyên tố phóng xạ U(VI), Th(IV.
- có trong nước thải - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình hấp phụ các nguyên tố phóng xạ trong môi trường nước và nước thải từ quá trình chế biến quặng urani trên vật liệu bentonit biến tính trong phạm vi phòng thí nghiệm.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Tổng quan lý thuyết về: 2 + Quặng phóng xạ và chất thải lỏng sinh ra trong quá trình chế biến quặng urani + Tình hình nghiên cứu xử lý thải lỏng chứa nhân phóng xạ + Giới thiệu về bentonit và các phương pháp biến tính bentonit - Nghiên cứu thực nghiệm.
- Vật liệu hấp phụ: chế tạo vật liệu hấp phụ và xác định tính chất vật liệu + Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ urani và thori trên bentonit biến tính.
- Nghiên cứu xử lý nước thải từ quá trình chế biến quặng urani ở Việt Nam sử dụng bentonit biến tính.
- d) Phương pháp nghiên cứu Tiến hành các thí nghiệm theo mẻ để khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ urani và thori từ trong dung dịch pha chế trên bentonit biến tính.
- Từ các số liệu thu được ứng dụng để xử lý nước thải từ quá trình chế biến quặng phóng xạ.
- e) Kết luận  Đã khảo sát được ảnh hưởng của pH, thời gian hấp phụ đến quá trình hấp phụ U(VI) trên vật liệu bentonit biến tính trong hệ đơn ion.
- Xây dựng được các đẳng nhiệt hấp phụ U(VI) và Th(IV) trong nước, từ đó xác định được dung lượng hấp phụ cực đại với U(VI) và Th(IV) trên bentonit biến tính lần lượt là: 10,1 (mg/g) và 16,4 (mg/g.
- Thực nghiệm xử lý nước thải của quá trình chế biến quặng phóng xạ chứng tỏ rằng, vật liệu bentonit biến tính là chất hấp phụ hiệu quả để xử lý nước thải sinh ra từ quá trình chế biến quặng urani đảm bảo QCVN 40:2011/BTNMT.
- Đã đề xuất được một sơ đồ công nghệ xử lý nước thải từ chế biến quặng urani trong quy mô phòng thí nghiệm sử dụng vật liệu bentonit biến tính

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt