« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu khảo sát tính chất của lót giầy đàn hồi tại Việt Nam.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu khảo sát tính chất của lót giầy đàn hồi tại Việt Nam Tác giả luận văn: Đỗ Thị Phương Khóa Người hướng dẫn: PGS.T.S.
- Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, mức tiêu thụ các loại sản phẩm trong đó có sản phẩm may mặc, da giầy ngày càng tăng mạnh.
- Giầy dép sản xuất trong nước cũng đã bắt đầu được người tiêu dùng Việt Nam tin dùng, tuy nhiên chất lượng giầy chưa thỏa mãn yêu cầu người sử dụng về mẫu mốt thời trang, chất lượng nguyên vật liệu, và đặc biệt là tính tiện nghi (độ vừa vặn, tính tiện nghi cảm giác, tính tiện nghi sinh lý nhiệt) của giầy.
- Lót giầy là chi tiết quan trọng tiếp xúc với toàn bộ lòng bàn chân, có ảnh hưởng lớn đến tính tiện nghi của giầy: độ êm chân, phân bố áp lực cơ thể lên lòng bàn chân, tạo cho bàn chân có cảm giác nhiệt ẩm thoải mái (bàn chân không quá nóng vào mùa hè, lạnh về mùa đông và luôn khô ráo), đảm bảo tính sinh thái (an toàn) cho bàn chân người sử dụng giầy.
- Đối với giầy sử dụng trong điều kiện con người vận động mạnh (giầy thể thao) hoặc làm việc (giầy bảo hộ lao động) thì lót giầy càng có vai trò quan trọng hơn.
- Trong các điều kiện này, áp lực của cơ thể lên lòng bàn chân là rất lớn, ví dụ khi chạy, áp lực lên lòng bàn chân cao gấp trên 3 lần so với khi đứng, còn khi nhẩy có thể cao gấp trên 5 lần.
- Đối với các loại giầy này, việc giảm chấn cho bàn chân, phân bố áp lực đều lên lòng bàn chân sẽ giúp cho bàn chân có cảm giác thoải mái và giảm mệt mỏi trong quá trình vận động hay làm việc.
- Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc sử dụng đế giầy đàn hồi thì giải pháp hữu hiệu và kinh tế nhất là sử dụng lót giầy đàn hồi: lót giầy làm từ vật liệu và hệ vật liệu mềm, xốp, có khả năng đàn hồi tốt, giúp giảm chấn cho bàn chân, giúp phân bố đều áp lực lên lòng bàn chân nhờ khả năng định hình tốt với bề mặt lòng bàn chân (do vật liệu mềm, xốp) làm tăng diện tích tiếp xúc 2 của lòng bàn chân với lót giầy.
- Ngoài yêu cầu về tính đàn hồi, lót giầy cầm phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh và sinh thái.
- Các yêu cầu này rất quan trọng đối với các loại giầy thể thao và giầy bảo hộ lao động, vì khi con người vận động mạnh bàn chân ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là trên bề mặt lòng bàn chân (nơi có mật độ các tuyến mồ hôi cao nhất trên cơ thể con người).
- Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta thì yêu cầu này còn quan trọng hơn: lót giầy cần phải hút nước và thải nước tốt.
- Khi cơ thể (bàn chân) vận động mạnh thì giầy cọ sát mạnh với bề mặt bàn chân, kết hợp môi trường ẩm ướt bên trong giầy sẽ là điều kiện thuận lợi cho các hóa chất độc hại di dời khỏi vật liệu và ngấm qua da vào cơ thể, do vậy các yêu cầu về tính an toàn của lót giầy cần được quan tâm.
- Do cơ bản được làm từ lớp vật liệu mềm, xốp có độ dày lớn (từ 2 ÷ 5 mm, phần gót có thể lên tới 15 mm), nên cơ bản lót giầy đàn hồi có độ dày lớn do vậy phù hợp với các loại giầy sâu và rộng như giầy bảo hộ lao động và giầy thể thao, giầy vải.
- Hiện nay có nhiều loại lót giầy đàn hồi được sử dụng cho giầy thể thao và giầy bảo hộ, tuy nhiên cho đến này chưa có nghiên cứu nào về chất lượng và sự phù hợp của các loại lót giầy này với điều kiện sử dụng của nước ta.
- Do vậy việc “Nghiên cứu khảo sát tính chất của lót giầy đàn hồi tại Việt Nam” nhằm đánh giá chất lượng của chúng thông qua các đặc trưng đàn hồi, độ êm xốp và tính chất vệ sinh cơ bản là việc làm cần thiết có tính khoa học và tính thực tiễn cao.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu.
- Đánh giá được các tính chất cơ bản (các chỉ tiêu chất lượng chính) của các loại lót giầy đàn hồi tiêu biểu đang có trên thị trường Việt Nam, kết luận về các loại lót giầy đàn hồi phù hợp với điều kiện sử dụng của nước ta.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Các các loại lót giầy đàn hồi tiêu biểu đang có trên thị trường Việt Nam (nhập khẩu và sản xuất trong nước: EVA, cao su, PU, da thuộc, vải, da nhân tạo v.v.) 3 - Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu các chỉ tiêu vệ sinh, sinh thái cơ bản nhất của vật liệu làm lót giầy: tính đàn hồi (độ cứng, độ ổn định kích thước theo độ dầy khi bị ép nén lặp lại nhiều lần), độ hút và thải nước, độ bền màu ( do mài mòn, do mồ hôi).
- c) Tóm tắt các nội dung chính: Phần nội dung được chia làm 3 chương, trong đó: Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 1) Lót giầy là chi tiết quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tính tiện nghi của giầy.
- Lót giầy đàn hồi có các cấu trúc hai lớp, ba lớp 2) Vật liệu làm lớp bên trên của lót mặt đàn hồi thường là: da thuộc, giả da, vải.
- Vật liệu làm lớp lót đàn hồi có thể là EVA, PU, cao su xốp.
- 3) Có một số tiêu chuẩn đánh giá độ đàn hồi (đặc trưng nén) của vật liệu (lót giầy) đàn hồi.
- Phương pháp B: mẫu thử bị ép nén đến giá trị biến dạng xác định: 25% hoặc 50% độ dày của mẫu 4) Lót giầy đàn hồi đàn hồi phải đảm bảo các yêu cầu đối với lót giầy thông thường, đảm bảo độ đàn hồi và độ mềm phù hợp 5) Công nghệ sản xuất lót giầy phụ thuộc vào các dạng lót giầy Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở các phương pháp và tiêu chuẩn thử nghiệm tính đàn hồi của vật liệu giầy ASTM D tương đương ISO đã chuẩn bị dụng cụ, thiết lập quy trình thử nghiệm các đặc trưng đàn hồi, độ cứng của vật liệu dưới tác dụng của áp lực không đổi sau 24, 48 và 72 giờ.
- Thử nghiệm các tính chất vệ sinh cơ bản (độ hút nước, độ thải nước) của các mẫu lót giầy đàn hồi, các mẫu vật liệu làm lớp đàn hồi của lót giầy trên cơ sở tiêu chuẩn ISO 17699.
- 4 Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận 1) Đã tiến hành xử lý số liệu thử nghiệm tính đàn hồi, độ cứng của các mẫu vật liệu từ các loại lót giầy khảo sát theo các chỉ tiêu độ phục hồi biến dạng theo thời gian ép nén (24h, 48 h và 72 h), độ phục hồi biến dạng của các mẫu sau ép nén 72h và để mẫu nghỉ từ 30 phút đến 150 phút Kết quả xác định được độ hút nước và thải nước của các mẫu nghiên cứu cho thấy, các loại lót giầy làm từ vật liệu cao su đặc, EVA hoặc EVA có pha cao su có độ hút nước kém, độ thải nước tốt.
- Trong khi đó mẫu lót giầy từ xốp latex, PU hoặc PU kết hợp với EVA có độ hút nước rất tốt nhưng có độ thải nước kém.
- d) Phương pháp nghiên cứu Khảo cứu tài liệu Thí nghiệm chế tạo các mẫu vật liệu thí nghiệm và đánh giá chất lượng mẫu Phương pháp đánh giá so sánh với tiêu chuẩn Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu thực nghiệm.
- e) Kết luận Trên cơ sở các phương pháp và tiêu chuẩn thử nghiệm tính đàn hồi của vật liệu giầy ASTM D tương đương ISO đã chuẩn bị dụng cụ, thiết lập quy trình thử nghiệm các đặc trưng đàn hồi, độ cứng của vật liệu dưới tác dụng của áp lực không đổi sau 24, 48 và 72 giờ.
- Thử nghiệm các tính chất vệ sinh cơ bản (độ hút nước, độ thải nước) của các mẫu lót giầy đàn hồi, các mẫu vật liệu làm lớp đàn hồi của lót giầy trên cơ sở tiêu chuẩn ISO 17699.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt