« Home « Kết quả tìm kiếm

Rủi ro khai thác dầu khí


Tóm tắt Xem thử

- Làm sao bạn có thể phát hiện ra những mỏ dầu vùi sâu dưới lớp đá dày hàng trăm mét? Làm sao bạn có thể khoan dầu ở giữa lòng đại dương sâu thẳm âm u, và chuyển tất cả những thứ ở dạng khí, dạng lỏng và dạng rắn đó về mặt đất? Làm cách nào mà bạn có thể khai thác được dầu và không làm ô nhiễm môi trường? Và bạn sẽ đối phó ra sao với những hiểm họa không-thể-lường-trước từ lòng biển sâu hung dữ? Hãy cùng đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây.
- Nhưng trên hết, để phát hiện ra một mỏ dầu, bạn vẫn phải tiến hành những mũi khoan thăm dò, nếu như bạn muốn biết chắc rằng mỏ dầu này có thực sự đáng khai thác hay không.
- Để làm việc này, những công ty khai thác dầu sử dụng những dàn khoan di động.
- Nói cách khác, những mũi khoan này cũng giống như những mũi xi-lanh, nó giúp cho những nhà nghiên cứu hút ra những mẫu dầu, qua đó phân tích số lượng và chất lượng của mỏ dầu phía dưới và dựa những kết quả này để quyết định xem mỏ dầu này có đáng để tiếp tục khai thác hay không.
- Khai thác Khi những nhà địa chất học đã xác định rõ giá trị của một mỏ dầu, giờ đã đến lúc khoan những giếng dầu sản xuất và thu hoạch.
- Để kiểm soát vấn đề này, những người khai thác dầu sử dụng hệ thống chống phun trào dầu (blowout prevention system.
- Thường thì việc lọc dầu được tiến hành trên đất liền, tuy nhiên, đôi khi những công ty khai thác dầu cải tiến những tàu chở dầu để xử lý và lưu trữ dầu ngay tại biển.
- Do đó, những công ty dầu khí sẽ phải tổ chức những lớp học an toàn lao động đặc biệt, giúp lao động của họ nắm vững kiến thức về cách tự bảo vệ mình, nhất là trong điều kiện lao động không ổn định trên mặt biển.
- Thực trạng khai thác dầu khí ở Việt Nam Với đường bờ biển dài 3260 km, tổng diện tích các vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa khoảng 1 triệu km2, rõ ràng Việt Nam có lợi thế không phải bàn cãi trong việc khai thác dầu khí trên biển.
- Do đó, việc phát hiện và khai thác những mỏ dầu này cần đến trình độ chuyên môn cao trong việc thăm dò, thẩm định, đánh giá...Trên thực tế, những công ty dầu khí Việt Nam đã có đường lối phát triển khai thác rất tốt trong những năm vừa qua.
- Năm 1986, khi lần đầu tiên phát hiện ra mỏ dầu Bạch Hổ, tốc độ khai thác mới chỉ là 0,04 triệu tấn/ năm, đến năm 2009, con số này đã lên đến gần 25 triệu tấn/năm (theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường), tuy nhiên, trữ lượng vẫn được duy trì tăng cao hơn sản lượng khai thác, điều này cho thấy sự thành công trong việc thăm dò và phát hiện ra nhiều mỏ dầu tiềm năng khác.
- Mỏ dầu Bạch Hổ, niềm tự hào của dầu khí Việt Nam.
- Đặc trưng của công tác thăm dò dầu khí trên biển là mức độ rủi ro rất cao, ngay cả với những mỏ dầu đã và đang được khai thác.
- Nhận thức được điều này, các công ty dầu khí Việt Nam đã không ngừng đầu tư vào những công nghệ khai thác, thăm dò mới, đặc biệt là những công nghệ thu nổ, xử lý, phân tích những thông tin dưới dạng hình ảnh 3D để làm rõ thông tin về cấu trúc, địa chất của vùng thăm dò.
- Đây chính là chìa khóa cho thành công của nghành thăm dò dầu khí trong việc không ngừng gia tăng trữ lượng và sản lượng dầu khí trong tương lai.
- Từ các hoạt động tàu thuyền 33 Do chất thải công nghiệp và dân dụng đổ ra biển 37 Dầu từ các tai nạn, sự cố giao thông đường thủy 12 Dầu từ khí quyển 9 Dầu rò rỉ từ lòng đất 7 Dầu từ các hoạt động dầu khí( thăm dò - khai thác) 2 (Nguồn: Woodward – Clyde, 1995) (PetroTimes.
- Thời gian qua, những thành tựu mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đạt được, những đóng góp quan trọng và toàn diện đối với nền kinh tế đã được xã hội ghi nhận và đánh giá cao.
- Công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Petrovietnam, hiện đang được triển khai tích cực ở cả trong nước và ngoài nước.
- Trước hết, phải nói rằng công việc tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí hiện nay là công việc mang tính quốc tế hóa rất cao, không một quốc gia nào có thể “làm tất - ăn cả” vì đầu tư rất lớn, độ rủi ro cũng cao theo tỷ lệ thuận.
- khoan thăm dò thẩm lượng và gia tăng trữ lượng dầu khí.
- Nhiệm vụ của giai đoạn này là phát hiện, đánh giá và xác định nguồn tài nguyên dầu khí để chuẩn bị khai thác những năm tiếp theo.
- Một mũi khoan thăm dò, thẩm lượng mà ngành Dầu khí đang thực hiện có giá từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu USD tùy theo vị trí và điều kiện.
- Thực tế cả trong nước ta và trên thế giới, không ít công ty đã phải bỏ cuộc giữa chừng, thậm chí đang khai thác cũng đóng cửa mỏ vì không đánh giá đúng tiềm năng, trữ lượng, không đạt hiệu quả mong muốn.
- Rủi ro đầu tư là rất lớn, vì vậy việc tìm kiếm đối tác, đàm phán điều kiện đầu tư, thỏa thuận ăn chia sản phẩm là công tác quyết định quan trọng nhất quá trình tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí.
- Chỉ liệt kê sơ bộ các rủi ro và thách thức mà ngành Dầu khí đang phải đối diện bao gồm: rủi ro chính trị tại các khu vực bất ổn.
- Thách thức trước việc buộc phải sử đầu tư ứng dụng công nghệ mới, gia tăng trữ lượng và sức ép chứng minh trữ lượng dầu khí.
- Tiếp đến là giai đoạn phát triển khai thác dầu khí.
- Vốn đầu tư cho thăm dò khai thác dầu khí là rất lớn, một số liệu ví dụ, chỉ tính riêng nhu cầu đầu tư của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP - đơn vị chủ lực của Petrovietnam) trong giai đoạn 2011-2015 đã vào khoảng 16,5 tỉ USD, đó là chưa kể đến các liên doanh.
- Tính tới thời điểm hiện tại, số lượng các dự án PVEP thực hiện và tham gia là 60 dự án dầu khí (trong đó có 43 dự án trong nước, 17 dự án ở nước ngoài) và 5 dự án điều tra cơ bản.
- Trong đó, riêng các dự án dầu khí do PVEP giữ vai trò nhà điều hành là 19 dự án, tham gia điều hành chung 15 dự án, tham gia góp vốn 26 dự án.
- Một đơn vị khác là Xí nghiệp Khai thác Dầu khí (thuộc Vietsovpetro) hiện quản lý 10 giàn cố định, 2 giàn công nghệ trung tâm, 10 giàn nhẹ, 2 giàn bơm ép nước duy trì áp suất vỉa tại mỏ Bạch Hổ.
- hệ thống đường ống ngầm dẫn dầu khí dưới biển dài trên 320km.
- căn cứ dịch vụ sản xuất trên bờ, các nhà xưởng, kho bãi bảo quản vật tư, thiết bị và phụ tùng cho công tác khai thác dầu khí ngoài biển.
- Những thách thức mang tên “Dầu khí” nếu viết ra nữa quả thật hàng trăm trang không hết, từ vận chuyển kinh doanh khí đến chế biến dầu khí - lọc hóa dầu, xây dựng các công trình biển, xây dựng vận hành các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy đạm, nhà máy xơ sợi, sản xuất nhiên liệu sinh học, dịch vụ kỹ thuật, kinh doanh xăng dầu, thương mại v.v… Xin đưa ra 1 con số ấn tượng, con số có thể tự “nói” lên nhiều điều, vào thời điểm này, Petrovietnam đang thực hiện tới 17 công trình dự án trọng điểm cả trong nước và ngoài nước.
- Nhiều bạn trẻ trong ngành Dầu khí từng nói: “Nếu chỉ xem báo cáo, số liệu về thành tựu hay đọc thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành trên báo chí, không thể hình dung hết được thực tế, chỉ khi đọc những bài phóng sự, chân dung, những cuốn sách như “Những người đi tìm lửa”… chúng tôi mới nhận thấy được thế hệ đi trước đã gian lao vất vả đến thế nào, mới hiểu được ngày nay ngành Dầu khí đang thực hiện những công việc cụ thể gì, điều đó chính là chất nuôi dưỡng niềm tự hào, tình yêu nghề nghiệp và là động lực giúp chúng tôi vững bước vượt qua nhiều khó khăn trở ngại”.
- ừa qua, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) tổ chức một cuộc hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan chức năng và những đơn vị khai thác dầu khí tại Việt Nam về vấn đề an toàn trong khai thác dầu.
- Những mối nguy hiểm thường trực An toàn khai thác dầu trên biển đang là mối quan tâm của PVN (Ảnh: dddn.com.vn) Việt Nam có trữ lượng dầu khí vào loại trung bình, nhưng Việt Nam đã có tên trên bản đồ các nước sản xuất, xuất khẩu dầu khí toàn thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN.
- Trong những năm tới, Việt Nam sẽ tiếp tục thăm dò, tìm kiếm trữ lượng và đưa vào khai thác nguồn tài nguyên quý giá này.
- Tuy nhiên, ngành dầu khí Việt Nam đang gặp phải những khó khăn trong công tác an toàn của hoạt động khai thác dầu khí trên biển.
- Hiện Việt Nam đang khai thác 15 mỏ gồm: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Lan Tây, Đồi Mồi, Phương Đông, Hồng Ngọc.
- Theo kế hoạch sản lượng khai thác dầu và condensate (một sản phẩm dầu khí - PV) năm 2010 cả nước đạt khoảng 14,52 triệu tấn và khí ước đạt 8 tỷ m3.
- Ngoài ra PVN còn mở rộng hợp tác và khai thác dầu khí tại 13 nước như: Ai Cập, Campuchia, Cuba.
- Nhiều năm qua, PVN đã tiến hành thăm dò, khảo sát và khai thác dầu khí nhưng đến nay vẫn chưa xác định con số chính xác về tổng trữ lượng dầu khí.
- Tuy nhiên, với trữ lượng mà PVN đã phát hiện thì Việt Nam có thể khai thác khoảng 30 năm nữa.
- Mặt khác, dầu khí là tài nguyên không tái tạo, do vậy không chỉ Việt Nam mà cả thế giới cũng đang phải đối mặt với thực tế ngày càng cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá này.
- Và với vấn đề tác động đến môi trường, đã đặt ra cho việc khai thác dầu khí trên biển không chỉ là hoạt động có hiệu quả, mà còn là vấn đề an toàn đóng vai trò rất quan trọng để ngành dầu khí Việt Nam phát triển bền vững.
- Ngành dầu khí Việt Nam đã và đang ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước phát triển trong công tác thăm dò và khai thác với những chính sách, quy chuẩn thực hiện chặt chẽ.
- Bên cạnh đó, hệ thống luật và quy chế đã được Chính phủ Việt Nam xây dựng và hoàn thiện như: Luật Dầu khí, các nghị định và các quy chế về khai thác tài nguyên dầu khí, quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí đã được ban hành.
- Tuy nhiên, các rủi ro trong hoạt động dầu khí biển như: cháy, nổ, mất kiểm soát giếng dầu, phun trào, tràn dầu, thảm họa từ tự nhiên.
- luôn là những mối nguy hiểm thường trực trong hoạt động khai thác dầu khí.
- Thực tế, ngành dầu khí của các nước trên thế giới và Việt Nam đã phải đối mặt với những sự cố dầu, khí phun như: Sự cố khí phun - ACTINA tại Việt Nam năm 1993.
- Tăng cường khả năng ứng phó: Ông Nguyễn Xuân Hòa, Ban khai thác dầu khí - PVN cho biết, những khó khăn và thách thức mà ngành dầu khí Việt Nam đang vướng mắc: Tại một số mỏ, các công trình biển đã có thời gian dài sử dụng, cần được thường xuyên bảo trì và nâng cấp.
- Với số lượng công trình khai thác trên biển ngày càng gia tăng, do vậy công tác kiểm soát, đảm bảo an toàn càng khó khăn hơn.
- Bên cạnh đó, ông Đào Duy Khu, Ban An toàn sức khỏe môi trường - PVN đánh giá và kiến nghị về công tác an toàn trong hoạt động dầu khí biển: Hệ thống văn bản, quy định chưa được cập nhật kịp thời.
- Công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước, của PVN đối với hoạt động dầu khí biển hạn chế về cả tần suất và nội dung.
- Từ sự kiện dầu phun tại vịnh Mexico vừa qua, những bài học kinh nghiệm quý giá trong công tác an toàn dầu khí biển đã rút ra được cho ngành dầu khí Việt Nam.
- Thể thao & Văn hóa (http://ogpe.com.vn/index.php?component=action_detail&info=93&language=vn) KHAI THÁC DẦU Ở NƯỚC NGOÀI: “CÓ RỦI RO, NHƯNG.
- Việc ngành dầu khí liên tiếp có các hợp đồng khai thác dầu khí tại nước ngoài đang đặt ra nhiều câu hỏi về trữ lượng dầu khí trong nước.
- Theo lý giải của ông Trần Đức Chính, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP.
- đơn vị chủ lực trong khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), thì đó là một hoạt động bình thường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tuy nhiên, ông Chính cũng thừa nhận, dầu khí là tài nguyên không tái tạo, nên không chỉ Việt Nam mà cả thế giới cũng đang phải đối mặt với thực tế ngày càng cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá này.
- Đơn vị này đã đặt mục tiêu khai thác dầu cao gấp nhiều lần trong những năm tới, từ 130 triệu tấn đến năm 2015 lên 400 triệu tấn/10 năm tiếp theo.
- Con số dự kiến khai thác nói trên là do chúng tôi tính sản lượng cộng dồn của nhiều năm, đặc biệt trong giai đoạn chúng tôi đẩy mạnh khai khác ở nước ngoài.
- Sản lượng khai thác hiện nay thấp hơn là do hiện vẫn khai thác trong nước là chủ yếu.
- Còn từ sau 2016 trở đi, tỷ trọng dầu từ nước ngoài sẽ tăng lên nhờ một số mỏ đưa vào khai thác.
- Hiện trữ lượng dầu khí của Việt Nam thuộc vào loại trung bình của thế giới nhưng chúng ta đã có tên trong bản đồ các nước sản xuất và xuất khẩu dầu khí thế giới.
- Vừa qua, PVEP đã đạt được thỏa thuận khai thác mỏ Junin ở Venezuela.
- Như vậy, liệu dự án này có hiệu quả không và khi triển khai thì dầu thô sẽ được sử dụng như thế nào, có đưa về Việt Nam không? Tôi xin được chia vui với những người quan tâm đến dầu khí.
- Ngày 29/6 vừa qua, sau một thời gian dài đàm phán khó khăn, với sự hỗ trợ của cả hệ thống chính trị trong nước và lãnh đạo tập đoàn, chúng tôi đã ký được hợp đồng khai thác và nâng cấp dầu siêu nặng tại lô Junin 2 nói trên.
- Hiện chúng tôi đang phấn đấu quý 4/2012 sẽ có dòng dầu đầu tiên, khai thác sớm vào 2014, đạt sản lượng đỉnh vào 2016.
- Trong đó, sản lượng khai thác sớm là 50.000 thùng/ngày và sản lượng đỉnh là 200.000 thùng/ngày.
- Trong liên doanh này, với dự kiến khai thác 200.000 thùng thì sản lượng khoảng 10 triệu tấn dầu/năm.
- Nhưng quan trọng không kém, do dầu khí là nguồn tài nguyên không tái tạo, nên để đảm bảo an ninh năng lượng, bắt buộc chúng tôi phải đi bằng hai chân, nghĩa là song song với khai thác trong nước cần phải mở rộng đầu tư, khai thác ở nước ngoài để bổ sung vào trữ lượng dầu khí mà trong tương lai gần nó sẽ giảm xuống, hoặc do nhu cầu phát triển của nền kinh tế mà sản lượng trong nước không thể đáp ứng được.
- Tất nhiên, với tư cách là doanh nghiệp, chúng tôi cũng phải phấn đấu trở thành 1 trong 3 công ty mạnh nhất trong khu vực về thăm do và khai thác dầu khí.
- Hiện tại, con số 20 dự án đang có ở 15 nước khác nhau, trong đó có dự án khổng lồ như Junin, đã khẳng định chúng tôi là doanh nghiệp dầu khí của Việt Nam đi tiên phong trong việc đầu tư ra nước ngoài, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng tiềm lực dầu khí.
- Nhưng tôi cũng lưu ý, đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí nói chung là đầu tư rủi ro.
- Cuối năm ngoái, PVEP đã ký hợp đồng khai thác dầu khí tại Campuchia.
- Đây là khu vực đất liền, địa chất sẽ khó hơn nhiều so với khai thác dầu trên biển và lại là khu vực chưa có ai khai thác.
- Liệu PVEP có mạo hiểm quá không? Đúng vậy, hợp đồng dầu khí tại khu vực Biển Hồ ở Campuchia là khu vực chưa có ai khai thác cả.
- Tất nhiên, việc khai thác mỗi một nơi khác nhau thì đều có điều kiện địa chất khác nhau.
- Liệu điều này có tạo áp lực trong khai thác đối với một doanh nghiệp được xem là chủ lực như PVEP? Petro Vietnam là “công ty mẹ” của chúng tôi.
- (http://www.ovsclub.com.vn/show_article.php?aid=26318&lg=vn) KHAI THÁC DẦU Ở VÙNG BIỂN SÂU: THẢM HỌA RÌNH RẬP Đã hơn ba năm trôi qua kể từ khi dàn khoan Deepwater Horizon phát nổ ở Vịnh Mexico, nỗi lo về những thảm họa tương tự vẫn còn đó.
- Liệu có tái diễn thảm họa tràn dầu? Một cuộc điều tra trong ngành dầu khí về vấn đề này cho câu trả lời: “Chắc chắn là có”.
- Chính phủ Mỹ đã “bật đèn xanh” cho việc nối lại các hoạt động khai thác dầu mỏ đầy rủi ro ở khu vực nước sâu bằng cách nói rằng họ tin việc khoan dầu sẽ được thực hiện một cách an toàn.
- Ngành dầu khí cũng đưa ra những đảm bảo tương tự.
- Giáo sư Charles Perrow nhận định ngành dầu khí chưa được chuẩn bị tốt để đối phó với sự cố và “không có gì chắc chắn rằng những nỗ lực của họ đủ để đối phó với một thảm họa tràn dầu lớn khác”.
- Kể từ sau sự cố này, hàng loạt quy định mới về khoan dầu đã được áp dụng và các nhà chức trách từng bước đẩy mạnh giám sát hoạt động khai thác dầu khí ở vùng nước sâu.
- Trên giấy tờ, các giếng đó vẫn còn hoạt động nhưng chúng không hề được khai thác trong ít nhất 5 năm và chưa có kế hoạch hồi phục sản xuất.
- Chính phủ Mỹ cũng chưa yêu cầu các công ty giành được quyền khai thác những giếng này phải đổ ximăng bịt chúng lại vì chưa hết hạn hợp đồng.
- Theo giới kỹ sư dầu khí, những giếng dầu không được tiếp tục khai thác nhưng vẫn chưa hết hạn thuê trên hợp đồng là mối đe dọa chủ yếu đối với môi trường sinh thái.
- Những nhà khai thác dầu khí thường không muốn bịt giếng dầu vẫn còn thời hạn sử dụng vì khi cần sẽ có thể khởi động lại việc khai thác vào bất cứ lúc nào.
- (http://sieuthidungmoi.com.vn/Tin-tuc/Khai-thac-dau-o-vung-bien-sau-Tham-hoa-rinh-rap.aspx) Nguy cơ Dầu khí khoan Ngoài khơi thăm dò và phát triển dầu khí gây ra một số rủi ro và tác động tiềm năng sinh vật biển , bao gồm: oilspill_EVOS_Trustees_Council.jpg Nguy hại cho cá , cua và động vật có vú biển do khảo sát địa chấn .
- Khoan thải bị ô nhiễm Các hoạt động dầu khí ngoài khơi sản xuất một số dòng chất thải có thể gây ô nhiễm và làm thay đổi các cộng đồng sống dưới đáy biển .
- Các thành phần độc hại của nước và bùn khoan sản xuất và cắt có thể bao gồm các kim loại nặng ( như thủy ngân, cadmium , kẽm, crôm, và đồng ) chất diệt sinh vật , các chất ức chế ăn mòn, cặn dầu khí , và thậm chí cả chất phóng xạ.
- Tràn lan dầu Nghiên cứu liên bang đề nghị sản xuất dầu khí ngoài khơi ở miền Bắc Aleutian lưu vực Kế hoạch Diện tích ( Bristol Bay và biển Bering đông nam ) sẽ cho kết quả trong một hoặc nhiều sự cố tràn dầu lớn của hơn 1.000 thùng và một số sự cố tràn nhỏ hơn.
- Tác động từ dầu khí Cơ sở hạ tầng Ngoài khơi phát triển dầu khí bởi bản chất của nó để lại một dấu chân khá lớn dưới biển và trên đất liền.
- Cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc vận chuyển dầu khí từ đại dương và chuẩn bị nó cho người tiêu dùng , sẽ gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho cá sống , loài thú biển và chim biển môi trường sống trong khu vực Vịnh Bristol .
- Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến khu vực khai thác tự cung tự cấp và ngư trường thương mại.
- Một mạng lưới các cơ sở , căn cứ hỗ trợ, và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải dầu khí sẽ tác động đến hàng trăm dặm của môi trường sống từ đáy biển và cột nước trong biển Bering đến các khu vực ven biển dọc theo phía bắc và phía nam của bán đảo Alaska.
- Khu vực dầu khí có thể thoát ra được tuyên bố vùng 1 vụ nổ khu vực nguy hiểm và được giao nhiệm vụ đánh giá rủi ro cao nhất