Academia.eduAcademia.edu
Mục lục Câu 1. Chính trị học là một khoa học .................................................................................................................... 1 Câu 2. Đánh giá trào lưu tư tưởng chính trị cổ đại phương Đông và phương Tây ............................. 2 Câu 3. Biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống thông qua hệ thống truyền thuyết thời đại Hùng Vương .......................................................................................... 4 Câu 4. Quản lý xã hội là hoạt động tất yếu của con người ............................................................................ 7 Câu 5. Nội dung và cơ sở hình thành văn hóa chính trị truyền thống phương Đông .......................... 9 Câu 6. Nhân định của anh/chị "DCTS là DC của số ít vs số đông/DCVS là DC của số đông vs số ít" ......................................................................................................................................................................................... 13 Câu 7.Phân tích, so sánh đặc điểm, phân biệt hệ thống chính trị TBCN quá độ vs hệ thống chính trị CSCN quá độ .......................................................................................................................................................... 16 Câu 8. Quan điểm của anh/chị về mô hình xh lý tưởng trong tư tưởng chính trị p Đông & p Tây cổ đại ............................................................................................................................................................................. 18 Câu 9. Ý kiến của anh/chị Chuyên chính dân chủ nhân dân là nền chuyên chính của CNXH .......... 22 2. Văn hóa chính trị còn tồn tại trong xã hội cộng sản chủ nghĩa không 3. Trong thế giới động vật có quản lý xã hội không? Phân biệt với quản lý xã hội của con người Câu 1. Chính trị học là một khoa học Khoa học là một hệ thống những tri thức được tích lũy theo thời gian do con người tạo ra và đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn, tương đối hoàn thiện và đầy đủ, có biểu hiện đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu một cách cụ thể, rõ ràng. Từ khi xã hội phân chia giai cấp, mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, thì nhà nước ra đời. Do vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của xã hội có giai cấp, là một trong bốn lĩnh vực cơ bản cấu thành xã hội nên chính trị luôn thu hút các nhà tư tưởng chính trị lớn tiếp cận trên cơ sở những lợi ích, mục đích, trình độ tư duy khác nhau ngay từ thời cổ đại. Do nhận thức được ảnh hưởng to lớn ấy của chính trị đối với cuộc sống, các học thuyết chính trị, nhà tư tưởng chính trị đã bỏ nhiều thời gian để suy nghĩ, tiếp cận, cảm nhận, tìm hiểu, bàn luận và làm sáng tỏ bản chất của chính trị. Các nhà triết học cổ đại đã đặt những viên gạch đầu tiên cho sự ra đời của Chính trị học. Theo các nhà tư tưởng chính trị như Democrit quan niệm chính trị là kết quả những nỗ lực của con người, là một nghệ thuật kỳ diệu đòi hỏi cơ quan điều hành, quản lý phải có hiểu biết, hay như Platon lại chỉ rõ “Chính trị là nghệ thuật cai trị những con người với sự bằng lòng của họ cai trị bằng sức mạnh là sự độc tài, cai trị bằng thuyết phục mới là chính trị”, hay không chỉ theo Aristote “Chính trị là khoa học lãnh đạo con người, giáo dục đạo đức và phẩm hạnh cao thượng cho công dân với hoạt động trí tuệ cân đối và là khoa học làm chủ, khoa học kiến trúc xã hội của mọi công dân” mà còn là “công việc của những người thống nhất trong mình quyền uy và tài năng, biết hy sinh vì lợi ích chung và có tâm hồn hướng thượng” theo Xixeron. Trong khi đó, theo trào lưu tư tưởng chính trị vô sản, chính trị lại là phạm trù lịch sử xuất hiện và tồn tại song song với phạm trù giai cấp và phạm trù nhà nước, là sự tham gia của công dân vào công việc của nhà nước và là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Từ đó, ta thấy, chính trị là hoạt động của các chính đảng, tổ chức đại diện nhóm lợi ích xã hội gắn liền với quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, lực lượng xã hội, nhóm xã hội, mà hạt nhân là việc giành – giữ - thực thi – sử dụng quyền lực nhà nước. 1 Như vậy, chính trị vừa là mối quan hệ xã hội đặc biệt giữa các đảng phái chính trị, cộng đồng xã hội, quốc gia, dân tộc về vấn đề nhà nước vừa là hình thức xã hội đặc thù nhằm theo đuổi mục đích giành – giữ - thực thi – sử dụng quyền lực nhà nước. Dựa trên kinh nghiệm được tích lũy từ thực tiễn chính trị, những cuộc đấu tranh giành giật quyền lực chính trị trong những thiết chế chính trị có đối kháng giai cấp; xuất hiện và phát triển ngày càng nhiều những quan niệm, tư tưởng về sự đối kháng chính trị. Các quan hệ chính trị ngày càng tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội và được nghiên cứu một cách sâu sắc hơn như xác định nhiều hơn những mối quan hệ khác nhau giữa các giai cấp, dân tộc, đảng chính trị - đảng cầm quyền, đảng chính trị - nhà nước, nhà nước – công dân, công dân – công dân liên quan tới việc hình thành, phát triển của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước; từ đó, vạch rõ cơ sở của sự liên minh, đấu tranh, hợp tác giữa các chủ thể chính trị. Có thể nói sau hàng ngàn năm phát triển như một khoa học, hệ thống tri thức cơ sở về chính trị dần được hình thành và hoàn thiện, đặc biệt tại Pháp và Đức. Để có một hệ thống tri thức đầy đủ về chính trị, cần phải nghiên cứu nó như một chỉnh thể có cấu trúc bao gồm các thiết chế chính trị, thể chế chính trị, đảng chính trị, các mối quan hệ con người chính trị trong lịch sử giữa thủ lĩnh chính trị và công dân, các quá trình chính trị, quy luật chính trị, chính sách chính trị của các thể chế chính trị. Ngoài ra còn cần được nghiên cứu dưới góc độ những vấn đề có tính quy luật tuần hoàn, khái quát nhất về quyền lực nhà nước, việc sử dụng – giành – giữ - thực thi quyền lực chính trị trong đời sống xã hội. Nghiên cứu các hiện tượng, quá trình chính trị phải đạt được nhận thức logic khách quan, bản chất của chính trị, quy luật chung nhất về giành – giữ - thực thi – sử dụng quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Phương pháp logic lịch sử cho thấy tính quy luật – nguyên nhân nội tại và cơ chế vận động của quá trình chính trị thì phương pháp hệ thống lại coi đời sống xã hội như một chỉnh thể gồm nhiều quá trình, yếu tố khác nhau, có liên hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau một cách chặt chẽ giữa các nhân tố chính trị cùng loại chủ thể. Trong nghiên cứu lĩnh vực chính trị đời sống xã hội cũng cần áp dụng phương pháp so sánh và thực nghiệm để rút ra cái ưu, khuyết, tích cực và hạn chế của từng loại thiết chế, đối tượng chính trị để từ đó đề xuất được những giải pháp khoa học khách quan phát huy những giá trị tích cực, khắc phục những giá trị hạn chế trong đời sống chính trị. Như vậy, chính trị học là một khoa học; có đối tượng nghiên cứu rõ ràng, phương pháp nghiên cứu cụ thể, lịch sử hình thành và phát triển lâu dài như mọi khoa học khác; nghiên cứu chính trị của đời sống xã hội như một chỉnh thể nhằm làm sáng tỏ nhận thức và vận dụng những quy luật chung nhất của chính trị trong các mối quan hệ liên quan đến sự hình thành và phát triển của quyền lực giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia, tổ chức, đặc biệt là quy luật về việc giành – giữ - thực thi – sử dụng quyền lực trong đời sống xã hội. Câu 2. Đánh giá trào lưu tư tưởng chính trị cổ đại phương Đông và phương Tây Lịch sử tư tưởng chính trị là một phần quan trọng của chính trị học nhằm tìm hiểu thực chất của vấn đề chính trị, của các cuộc đấu tranh giành – giữ - thực thi – sử dụng quyền lực chính trị giữa các giai cấp, lực lượng chính trị - xã hội từ khi xuất hiện xã hội có phân chia giai cấp, thông qua hệ thống các quan điểm, tư tưởng, học thuyết chính trị khác nhau ứng với mỗi thời đại, khu vực địa lý, giai tầng – tập đoàn xã hội và thế giới hiện thực khác nhau. Đồng thời còn nhằm nghiên cứu, chắt lọc, tiếp biến và vận dụng sáng tạo những giá trị phổ biến trong lịch sử tư duy chính trị của nhân loại vào đời sống hoạt động chính trị trên cơ sở những học thuyết, tư tưởng chính trị đó. 2 Ở phương Đông, nhà nước ra đời rất sớm do nhu cầu thống nhất quản lý trị thủy đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước có tính tập quyền, chuyên chế lớn. Xã hội chiếm hữu nộ lệ Trung Hoa cổ đại được hình thành từ giữa thiên niên kỉ thứ II TCN, đã xây dựng nên chế độ Tông pháp làm rường cột cho thể chế cai trị. Đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc diễn ra sự quá độ từ chế độ nô lệ sang chế độ phong kiến sơ kỳ. Những xung đột giai cấp trong quốc gia chiếm hữu nô lệ như giữa địa chủ - nông nô, quý tộc bị bần cùng hóa – trọc phú mới nổi tiếm quyền, những mâu thuẫn xã hội xâu xé giữa các nước chư hầu trong phong trào thất hùng – ngũ bá cũng như sự suy thoái đạo đức xã hội nghiêm trọng và xu hướng quan học dần mở rộng thành tư học đã tạo tiền đề chính trị - xã hội quan trọng cho cuộc đấu tranh của một loạt trường phái tư tưởng chính trị đa dạng, sôi nổi. Trong khi đó ở phương Tây, lịch sử tư tưởng chính trị Hy La gắn bó chặt chẽ với quá trình ra đời, củng cố, hưng thịnh và suy tàn của nhà nước chiếm hữu nô lệ Hy Lạp, với cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giữa chủ nô dân chủ - chủ nô quý tộc, chủ nô – nô lệ. Dưới ảnh hưởng to lớn của các phong trào đấu tranh sâu rộng của nô lệ nghèo đói, bị mất quyền con người, nhiều quan niệm về quyền bình đẳng, tự do cho tất cả người dân đã ra đời và có giá trị cho đến ngày nay. Khác với xu hướng đi tìm thể chế chính trị hỗn hợp, chắt lọc, dung chứa những yếu tố tích cực của các thể chế chính trị ở dòng tư tưởng chính trị cổ đại phương Tây, các học thuyết chính trị Trung Hoa cổ đại thường xuất phát từ con người là trung tâm và đề ra cách dùng người trong chính trị, từ ông vua cao nhất đến thần dân đều trở thành những người tu ép mình vào khuôn phép mẫu người lý tưởng. Về phương diện dân chủ pháp lý, các học thuyết chính trị Trung Hoa cổ đại đều đề cao chủ nghĩa tôn quân như nguyên tắc đạo đức hàng đầu nhằm duy trì, bảo vệ tôn ti trật tự của một xã hội phong kiến. Do nhu cầu thống nhất mạnh mẽ, hành động chuyên chế trong cai trị dân là hành động có giá trị thực tiễn duy nhất có thể làm được của tất cả các triều đại phong kiến Trung Hoa. Vì vậy, Trung Hoa là kiểu dáng điển hình nhất của chế độ quân chủ chuyên chế phương Đông, trong đó thần dân chỉ là đối tượng chăn dắt trong mắt giai cấp thống trị chứ không phải là vì dân, dụng dân, dưỡng dân theo đúng ý nghĩa của nó. Trong khi đó, lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây cổ đại xét quyền lực chính trị thực chất là quyền lực của dân, nhà nước là công cụ quyền lực của dân nhằm tạo ra môi trường xã hội cho từng công dân có thể phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo cuas3 mình để mưu cầu hạnh phúc. Vì vậy, vấn đề cá nhân con người và khai thác tính sáng tạo của từng cá nhân cũng luôn là đối tượng cơ bản của quyền lực. Tuy nhiên, do bản chất bóc lột giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản nên trên thực tế chưa có một nhà nước dân chủ tư sản nào thực hiện đầy đủ được những giá trị tư tưởng trên trong hiện thực đời sống chính trị. Bên cạnh những giá trị phổ biến mà những tư tưởng chính trị Trung Hoa cổ đại đã đạt được và ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ lịch sử phát triển tư tưởng chính trị cận hiện đại, tác động đến nhiều nước phương Đông, kế thừa và thúc đẩy xã hội phát triển; không ít tư tưởng chính trị Trung Hoa cổ đại chỉ toát lên giá trị đích thực từ chiều sâu chiếc áo tôn giáo thần bí mà nhiều khi chỉ nhìn vào câu chữ, vỏ khái niệm rất khó phát hiện. Chính những hạn chế đó đã kìm hãm sự phát triển của xã hội Trung Hoa và làm cho nó trì trệ hơn so với thế giới sau hàng ngàn năm. Tóm lại, mặc dù những học thuyết chính trị Trung Hoa cổ đại còn nhiều hạn chế, song trong đó vẫn có những nhân tố hợp lý mà giá trị của chúng vẫn được bảo tồn. Chúng ta cần 3 khai thác, chọn lọc những tư tưởng đó để làm giàu kiến thức của mình trong công cuộc xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Câu 3. Biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống thông qua hệ thống truyền thuyết thời đại Hùng Vương Văn hóa chính trị là một dạng hoạt động đặc thù của xã hội con người, là thuộc tính của sản phẩm văn hóa tinh thần, biểu hiện của hoạt động văn hóa trong lĩnh vực chính trị. Như vậy, văn hóa chính trị xuất phát từ văn hóa tinh thần, phản ánh năng lực, phẩm chất, trình độ của các chủ thể chính trị trong hoạt động chính trị, vì vậy, nó có tầm ảnh hưởng quan trọng đến nền chính trị của quốc gia. Gibrel Almond, nhà chính trị học phương Tây đầu tiên từng nhận xét “Văn hóa chính trị là một dạng đặc biệt của định hướng chính trị, phản ánh đặc thù của mỗi hệ thống chính trị”. Trong khi đó, từ điển bách khoa của Nga lại nhìn nhận “Văn hóa chính trị là kinh nghiệm lịch sử, kí ức cộng đồng xã hội và nhóm người chính trị, là phong tục tập quán – xu hướng ảnh hưởng đến hành vi cá nhân trong hoạt động chính trị”. Đây là định nghĩa khá phổ biến và gần gũi với các nước phương Đông, coi chủ thể của văn hóa chính trị là con người. Như vậy, văn hóa chính trị bắt nguồn từ quá khứ, tiếp diễn trong hiện tại, và không ngừng phát triển đến tương lai. Bao gồm cả những phong tục, tập quán, thói quen có khả năng ảnh hưởng đến các hoạt động chính trị của chủ thể. Tóm lại, văn hóa chính trị gắn liền với hệ thống chính trị, định hướng cho hoạt động chính trị, điều chỉnh các hành vi và quan hệ xã hội, thúc đẩy và chi phối hoạt động của các chủ thể chính trị, từ đó góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả cho hoạt động chính trị của quốc gia, dân tộc. Văn hóa chính trị là một động thái luôn phát triển, biến đổi phong phú nhờ lịch sử và hoạt động của con người. Ngoài ra, văn hóa chính trị chỉ xuất hiện trong xã hội có giai cấp và đã hình thành nhà nước. Vì vậy, văn hóa chính trị mang tính lịch sử, và tính giai cấp, có tính kế thừa và luôn biến đổi để phát triển theo sự phát triển của xã hội và nhận thức của chủ thể chính trị. Nói đến văn hóa chính trị là nói đến văn hóa chính trị truyền thống, văn hóa chính trị hiện đại của cộng đồng người chính trị cũng như ảnh hưởng của nó trong hoạt động chính trị. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm truyền thống, nhưng nhìn chung có thể được hiểu là những cái “vốn có”, “tự có”, “tại chỗ”, được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, một thuộc tính đặc trưng của văn hóa chính trị truyền thống là tính bảo thủ rất cao. Việt Nam nằm ở vị trí địa lý nhiệt đới gió mùa ẩm, địa hình sinh thái “rừng vàng biển bạc” chứa đựng nhiều tiềm năng và thách thức to lớn đối với con người Việt Nam. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, con người vừa được khai phá tài nguyên thiên nhiên, mở mang ruộng đồng, phát triển nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, tiểu thủ công nghiệp vừa phải thích nghi, liên kết khắc phục trở ngại của tự nhiên, phòng chống thiên tai. Do vậy, từ rất sớm, nhân dân ta đã biết đắp đê phòng lũ, làm thủy lợi chống rạn nứt ruộng đồng. Công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện tự nhiên đa dạng, phức tạp đã sớm tạo nên sự cố kết cộng đồng với nhau, với quê hương xứ sở cũng như bề dày lịch sử đấu tranh phòng chống thiên tai chính là cơ sở của tình yêu quê hương đất nước, đồng thời là cơ sở đầu tiên của văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam. Cơ sở thứ hai của sự hình và phát triển văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam là tính đặc thù của lịch sử phòng chống ngoại xâm. Hiếm có dân tộc nào trên thế giới phải chống ngoại xâm nhiều lần như Việt Nam. Kể từ kháng chiến chống Ân (Thương) giữa thiên niên kỷ thứ I TCN đến kháng chiến chống Tần, chống Triệu và các thế lực phương Bắc khác cuối thiên 4 niên kỷ thứ I TCN. Do đó, con đường sống còn của dân tộc Việt Nam là phải huy động sức mạnh vật và tinh thần của toàn dân. Những đặc điểm trên đã tác động sâu sắc đến toàn bộ tiến trình phát triển của tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, tự tôn dân tộc và của nền văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam. Cơ sở thứ ba của sự hình thành và phát triển văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam đó là vị trí đầu mối giao thông của Đông Nam Á, nối liền những nền văn minh lớn trên thế giới giúp Việt Nam có cơ hội hội nhập, tiếp biến, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tinh thần độc lập tự chủ đã kết tinh thành những giá trị tiêu biểu chi phối sự phát triển của văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam. Cuối cùng đó là quá trình thống nhất dân tộc gắn liền với sự hình thành nhà nước để tập hợp lực lượng phòng chống thiên tai và ngoại xâm đã tạo nên tinh thần cố kết cộng đồng, đại đoàn kết toàn dân tộc sâu đậm tính nhân văn, hình thành nên đặc trưng của văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam. Có thể nói, toàn bộ hệ thống giá trị truyền thống của dân tộc là những thành tố cơ bản đã tạo nên văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam mà bản sắc chính là những giá trị lắng đọng, sâu thẳm nhất của các giá trị truyền thống trong lĩnh vực hoạt động chính trị của dân tộc. các điều kiện tự nhiên – xã hội, tâm lý con người Việt Nam trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo nên diện mạo những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam. Đó là một nền văn hóa chính trị nhân đạo, nhân văn, tất cả vì con người, lấy dân làm gốc; là một nền văn hóa chính trị lấy chủ nghĩa dân tộc và truyền thống nhân ái làm cốt lõi chi phối mọi học thuyết, tư tưởng chính trị ngoại lai. Tóm lại, văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam được tạo dựng từ sự đồng thuận xã hội của các tầng lớp nhân dân và được cấu thành từ 8 giá trị tư tưởng tinh thần vô giá làm nên sức mạnh đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đó là tư tưởng độc lập dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, các tinh thần tự cường – tự tôn – đoàn kết dân tộc, tư tưởng nhân ái, tư tưởng lấy dân làm gốc và tinh thần thượng hiền. Trong đó, chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam. Ở chủ nghĩa yêu nước, bản chất Việt Nam được biểu lộ rõ ràng, đầy đủ, và tập trung nhất. Chủ nghĩa yêu nước là động lực thúc đẩy biết bao người Việt Nam xả thân cứu nước. Truyền thuyết là loại hình sáng tác nghệ thuật kết hợp giữa sự thật lịch sử với sức sáng tạo theo tư duy nghệ thuật của nhân dân, gửi gắm trong đó tâm tình thiết tha của nhân dân qua nhiều thế kỷ. Vì vậy, để hiểu đúng về nội dung của truyền thuyết, phải biết gạn lọc những yếu tố hoang đường, thần kỳ để thấy được những giá trị lịch sử ẩn chứa bên trong truyền thuyết. Vào cuối giai đoạn văn minh sông Hồng, trên cơ sở văn minh Đông Sơn rực rỡ, nhà nước phôi thai Văn Lang ra đời. Kết cấu công xã nguyên thủy chưa hoàn toàn bị thủ tiêu, quá trình phân hóa giai cấp, phân công lao động phát triển chế độ tư hữu đều chỉ vừa mới bắt đầu. Vì vậy, thời đại Hùng Vương là thời kỳ công xã thị tộc có tổ chức cao nhưng chưa hình thành một tổ chức phong kiến có phân biệt giai cấp rõ ràng. Chính từ thời đại này, các nền tảng văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam vững chắc đã bắt đầu được định hình rõ nét qua một loạt các truyền thuyết có sức sống vĩnh cửu trong lòng dân tộc. Ở thời đại Hùng Vương, truyền thuyết mang tính sử thi anh hùng và chịu ảnh hưởng nhiều của thần thoại. Tính chất huyền thoại, hoang đường đậm nét nhất trong các truyền thuyết Vua Hùng dựng nước, Thánh Gióng, … Ở truyền thuyết, các nhân vật là hình ảnh siêu nhân hóa của các vị anh hùng lịch sử. Hình ảnh của con người nổi bật ở mọi lĩnh vực: vua Hùng 5 dựng nước và quản lý xã hội, Sơn Tinh trị thủy, Thánh Gióng chống ngoại xâm, … Họ gắn bó mật thiết với cuộc sống cộng đồng, phi thường, mạnh mẽ với sức mạnh tiềm ẩn. Với tinh thần đoàn kết của dân làng Phù Đổng, dân núi Tản sông Đà mà Thánh Gióng có thể thắng giặc Ân, Sơn Tinh thắng Thủy Tinh mà đều không cần đến thần linh hay thượng đế yểm trợ. Các truyền thuyết về sự xuất hiện của cư dân Lạc Việt cũng như nhà nước Văn Lang đã được khắc sâu, gìn giữ và phát huy trong mọi thế hệ người Việt. Truyền thuyết thời đại Hùng Vương không chỉ phản ánh lịch sử, thể hiện lòng tự tôn dân tộc qua nguồn gốc con Rồng cháu Tiên mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng của những người con vốn có chung nguồn gốc, cùng sinh ra từ “bọc trăm trứng” dù một nửa theo mẹ lên rừng, một nửa theo cha xuống biển. Như vậy, truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên đã trở thành bản anh hùng ca ngợi ca công lao vua Hùng đã có công dựng nước, ngợi ca nguồn cội dân tộc cũng như truyền thống đoàn kết của dân tộc. Ngoài ra, truyền thuyết thời đại Hùng Vương còn thể hiện tinh thần dũng cảm chiến thắng mọi khó khăn, thảm họa khắc nghiệt của thiên nhiên mà Sơn Tinh – Thủy Tinh là một biểu tượng cho sức mạnh của toàn thể nhân dân đoàn kết đấu tranh bảo vệ xóm làng, mùa màng, thành quả lao động (Sơn Tinh) với sức mạnh hủy hoại, tàn phá của tự nhiên (Thủy Tinh). Lược bỏ màu sắc thần thoại, Sơn Tinh – Thủy Tinh là thiên anh hùng ca về cuộc chiến đấu của cư dân Lạc Việt chinh phục thiên nhiên, giành lấy những mảnh đất màu mỡ để trồng lúa, trồng dâu. Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao cho thấy sản xuất, chăn nuôi gia súc kéo theo tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải và giao lưu kinh tế rất phát triển. Ngoài ra, truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh cũng đã khẳng định chủ quyền dân tộc trên cả ba vùng biển, đồng bằng và trung du miền núi. Việc con người bắt đầu có ý thức với cộng đồng, xuất hiện một số ngành nghề mới như luyện đồng, rèn sắt, … đã tạo tiền đề ổn định – phát triển văn hóa – xã hội cùng với lượng lớn vũ khí được tìm thấy chứng tỏ chiến tranh đã xảy ra và gắn chặt với việc dựng nước, tất cả đều được thể hiện tiêu biểu trong truyền thuyết Thánh Gióng. Chi tiết cậu bé sinh ra ba năm không nói cười, không khóc nhưng tiếng nói đầu tiên lại là tiếng nói hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước thể hiện tinh thần cứu nước là lên trên tất cả ở mọi người già – trẻ, gái – trai. Sức mạnh ấy là sức mạnh tổng hợp của tinh thần và vật chất, của cơm – gạo – củi – mắm – cà và tinh thần đồng tâm hiệp lực hun đúc lại nuôi Gióng lớn khôn trong hoàn cảnh đất nước nguy nan, là sức mạnh của sự kết hợp giữa vũ khí – lương thực của một đội quân sơ khai và ý chí quật cường của dân tộc. Gióng ra trận có người dân cày đang cầm vồ đập đất, người đi săn, đoàn trẻ trăn trâu, … nghĩa là Gióng ra trận cùng toàn dân, chiến đấu chống ngoại xâm cùng toàn dân. Đó là sức mạnh làm nên chiến thắng lẫy lừng của nhân dân trước giặc Ân hung bạo. Nhân dân trong truyền thuyết Thánh Gióng có sức mạnh tập thể to lớn mà nhà nước cần phải dựa vào như nong cơm, vại cà, vồ đập đất, tre đằng ngà, … mói có thể bảo vệ được đất nước. Vì vậy, ý nghĩa của truyện đã chứa đựng tư tưởng lấy dân làm gốc từ trước khi tiếp thu Nho giáo. Hiền tài là tinh hoa văn hóa dân tộc, truyện Thánh Gióng cũng chứa đựng tư tưởng thượng hiền ở chi tiết tiếng mõ rao cầu hiền tài đi đánh ngoại xâm ngay từ đầu cuộc chiến tranh chống giặc Ân, không phân biệt già – trẻ - gái – trai, giàu sang – nghèo khó; bởi vì nhờ có trọng dụng hiền tài như vậy nên đất nước đã tạo nên kỳ tích không tưởng. Cuối cùng, hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời thể hiện triết lý sống vị tha, cao cả của nhân dân, sẵn sàng chiến đấu – hy sinh vì đất nước, vì hạnh phúc của cộng đồng như một nghĩa vụ bình thường của mỗi thành viên trong bộ tộc mà không cần đợi vinh danh. Thánh Gióng còn là hình ảnh của dân tộc Việt 6 Nam, mới ra đời được ba đời Hùng Vương đã sớm phải trưởng thành trong gian lao, nặng trĩu hai vai gánh dựng nước và giữ nước. Đó cũng chính là những nội dung cơ bản nhất trong đời sống xã hội của cư dân Lạc Việt. Không chỉ ca ngợi tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm, truyền thuyết thời đại Hùng Vương còn nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu thâm độc, đen tối của kẻ thù, dù là nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến mắc mưu địch mà mất nước như truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy. Đó còn là triết lý sâu sắc về bài học giữ nước của ông cha, khi đề cao cảnh giác, phòng bị chắc chắn, trên dưới đồng lòng bảo vệ đất nước thì tất sẽ chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. còn khi lơ là trước mưu đồ của giặc thì sớm muộn cũng sẽ mất nước. Đó đã thành kinh nghiệm quý giá của cha ông trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Các truyền thuyết thời đại Hùng Vương đã trở thành cơ sở hình thành truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc, truyền thống tự hào về nguồn cội đoàn kết toàn dân trước mọi khó khăn, thiên tai, dịch bệnh. Văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam đã có lịch sử hàng ngàn năm. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, người Việt đã tạo nên nhiều tư tưởng giá trị như tư tưởng độc lập dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, các tinh thần tự cường – tự tôn – đoàn kết dân tộc, tư tưởng nhân ái, tư tưởng lấy dân làm gốc và tinh thần thượng hiền. Những giá trị tư tưởng ấy là tài sản tinh thần vô giá góp phần làm nên sức mạnh cho đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Câu 4. Quản lý xã hội là hoạt động tất yếu của con người Ngay từ giai đoạn sơ khai của xã hội loài người, con người đã tập hợp thành nhóm nhằm đảm bảo sự tồn tại, phát triển của mình trước tự nhiên. Sự cộng sinh đó ban đầu còn đơn giản, mang đậm tính tự nhiên. Tuy nhiên, nó dần được tổ chức chặt chẽ thành xã hội với các hoạt động lao động phong phú. Lao động của con người mang tính tập thể/xã hội sâu sắc, mỗi cá nhân luôn giữ vị trí nhất định khi tương tác với nhau trong tập thể cũng như với tập thể khác trong quá trình lao động. Do đó, cần có sự quản lý để duy trì tổ chức, phân công lao động trong quá trình sản xuất vật chất xã hội nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Do tính chất xã hội của lao động quản lý tồn tại trong mọi lĩnh vực, ở mọi giai đoạn phát triển. Quản lý còn cần thiết vì nó giúp các tập thể, cộng đồng, tổ chức và các thành viên nắm rõ mục tiêu và hướng đi của họ, biết làm gì, làm lúc nào và cùng bước về một hướng. Đó là yếu tố tiên quyết giúp con người thực hiện được sứ mệnh của chính mình và tồn tại, phát triển không ngừng. Quản lý nhìn chung được thống nhất là sự tác động mang tính tổ chức, mục đích của chủ thể tới đối tượng quản lý nhằm làm cho đối tượng quản lý vận hành theo ý chí đã định từ trước của chủ thể quả lý thì quản lý xã hội lại là một dạng hoạt động quản lý đặc thù từng khía cạnh đời sống xã hội, từng nhóm – tổ chức – thiết chế - cộng đồng của các cá nhân, nhóm xã hội nhằm sắp xếp, duy trì trạng thái vận hành bình thường hệ thống xã hội cũng như các phẩm chất xã hội đặc thù mà đáp ứng được sự tồn tại – phát triển của xã hội. Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của quản lý xã hội. Một mặt, họ là khách thể quản lý tương quan với cấp độ lớn hơn luôn chịu sự quy định của chính năng lực và phẩm chất hiện có của bản thân. Mặt khác, họ cũng là chủ thể quản lý chính bản thân công việc, hành vi, vai trò của mình trong hệ thống quản lý. Đây cũng la một đặc trưng của quản lý xã hội. Ngoài ra, quản lý xã hội cũng phản ánh khách quan hình thái kinh tế - xã hội nên mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một phương thức quản lý xã hội đặc trưng. Thời kỳ xã hội nguyên thủy, quản lý xã hội đã xuất hiện nhưng còn thô sơ, chủ yếu quản lý xã hội bằng phương tiện 7 bất thành văn. Chỗ dựa cơ bản để giải quyết các mối quan hệ xã hội là luật tục, tập quán, thói quen; sự thay đổi hết sức chậm và hiếm, làm cho chủ thể của quyền lực công cộng không mang màu sắc chính trị nào cả. Hơn nữa, các luật tục rất đơn giản về khái niệm, đơn điệu trong cách qui định hành vi ứng xử, chế tài hình phạt. Tóm lại, quyền lực công cộng được sinh ra từ nhu cầu, ý chí chung của cộng đồng để duy trì trật tự của xã hội cũng như các mối liên kết giữa các thành viên trong xã hội. Với ý nghĩa hướng nỗ lực, hành vi của mọi thành viên vào hiện thực hóa những chuẩn mực giá trị chung được cộng đồng chấp nhận, khi xã hội phân chia giai cấp và hình thành nhà nước, việc nhận thức và sử dụng quản lý xã hội cũng như quyền lực công cộng dần bị chi phối bởi lợi ích giai cấp, quản lý xã hội dần phải thay đổi theo. Tới xã hội phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa quá độ, các hình thức quản lý xã hội phát triển mạnh mẽ, luật pháp trở thành công cụ thành văn chính thức được sử dụng để phục vụ cho hoạt động quản lý xã hội. Quản lý xã hội là sản phẩm ở mức độ cao vừa mang tính vật chất vừa mang tính tinh thần, vừa cho người vừa cho mình, được hình thành từ trong thực tiễn lao động, không chỉ thể hiện năng lực – phẩm chất – sản phẩm đặc trưng của con người khi bước vào xã hội mà còn góp phần ổn định, phát triển xã hội. Vì vậy, để xã hội vận hành năng động, quản lý xã hội là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Quản lý xã hội cũng phụ thuộc rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan để hình thành mô hình quản lý xã hội theo đơn vị xã hội phương Đông hay phương Tây, truyền thống hay hiện đại. Tóm lại, quản lý xã hội là sự tác động, điều khiển, chỉ huy các quá trình biến đổi xã hội và hành vi con người để chúng phát triển theo quy luật nhằm đạt được mục đích và ý định của chủ thể quản lý. Văn hóa quản lý xã hội là tổng thể những giá trị hình thành từ quan niệm, chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp quản lý xã hội trong hoạt động quản lý xã hội để đạt mục tiêu chung. Đó là kết quả hoạt động của các tập đoàn người, giai tầng, thiết chế xã hội trong quản lý. Văn hóa quản lý xã hội có vai trò tạo nên những hệ giá trị chuẩn mực xã hội định hướng cho con người lựa chọn để phát triển. Văn hóa quản lý xã hội mang tính hệ thống (góp phần điều chỉnh các quan hệ chính trị - xã hội, nâng cao chất lượng quản lý của chủ thể), tính giá trị (định hướng năng lực, phẩm chất con người vào thực hiện các giá trị lý tưởng đã lựa chọn), tính lịch sử giáo dục (nâng cao nhân thức, rèn luyện và thúc đẩy tính tích cực của cá nhân, tập thể và cộng đồng) và tính nhân sinh (đấu tranh đảm bảo thực hiện dân chủ, chống mọi biểu hiện suy thoái về chính trị). Văn hóa quản lý xã hội truyền thống xuất hiện khi trình độ kinh tế - xã hội và lực lượng sản xuất cùng chưa phát triển, xã hội được tổ chức theo nguyên tắc nhất trí cộng đồng, người lãnh đạo bằng hệ thống luật tục văn hóa truyền thống là người am hiểu tập tục, có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm. Ngoài ra, tư tưởng chi phối sự tự giác của mỗi cá nhân còn mang tính tâm linh, dựa vào niềm tin của con người với các lực lượng siêu nhiên. Mối quan hệ dựa trên sự sùng bái quyền lực, tôn sùng cá nhân; các mối quan hệ bạn bè và quan hệ “bầu chủ - phụ thuộc” giữ vai trò quan trọng đến các hoạt động xã hội. Đến khi xã hội phân chia giai cấp, hình thành nhà nước, hoạt động quyền lực chính trị hàng đầu được dùng để giải quyết các tranh chấp đối kháng về lợi ích không còn là văn hóa quản lý xã hội truyền thống, mà là văn hóa chính trị. Văn hóa chính trị được biểu hiện qua các nguyên tắc quan hệ chính trị - xã hội, phong tục tập quán, phương thức sản xuất, hình thức tổ chức quản lý nhà nước và chế độ chính trị. Trong hệ thống chinh trị hiện đại vững chắc, văn hóa quản lý xã hội truyền thống, với 8 tính bảo thủ cao và không ngừng biến đổi, vẫn luôn được duy trì và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, sự ổn định kinh tế - xã hội của các quốc gia, dân tộc như người Akha ở Tây Bắc bán đảo Đông Dương, người Arbor ở Ấn Độ, người Khmer, Chăm, Raglai ở Việt Nam. Như vậy, con người đã biết nương tựa vào nhau đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn và sinh ra nhu cầu phân công lao động để phát triển, cải thiện đời sống cá nhân ngay từ buổi đầu của nhân loại. Vì vậy, quản lý xã hội ra đời đã điều phối hoạt động của cộng đồng, mang lại kết quả cao hơn, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu về mọi mắt đời sống của con người. để thích ứng với sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, đảm bảo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của xã hội, quản lý xã hội ngày càng được củng cố, hoàn thiện và hình thành nhiều dạng khác nhau . Như vậy, quản lý xã hội ra đời là tất yếu khách quan cùng với quá trình hình thành nhà nước, đồng thời là nhu cầu, hoạt động tất yếu của con người. Câu 5. Nội dung và cơ sở hình thành văn hóa chính trị truyền thống phương Đông Văn hóa chính trị là một dạng hoạt động đặc thù của xã hội con người, là thuộc tính của sản phẩm văn hóa tinh thần. nói cách khác, đó là biểu hiện của hoạt động văn hóa của con người trong lĩnh vực chính trị. Nhà khoa học chính trị Gabriel Almond nhìn nhận Văn hóa chính trị là một dạng đặc biệt của định hướng chính trị, phản ánh đặc thù của mỗi hệ thống chính trị”. Nó phản ánh sự khắc biệt đặc thù trong mỗi nền chính trị khác nhau cũng như tầm quan trọng của văn hóa chính trị ở các quốc gia. Từ điển bách khoa của Nga cho rằng Văn hóa chính trị là kinh nghiệm lịch sử, ký ức cộng đồng xã hội và nhóm người trong lĩnh vực chính trị, là phong tục tập quán thói quen và các xu hướng ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân, nhóm người trong hoạt động chính trị. Nó khá gần gũi và phổ biến với các nước phương Đông khi cho rằng chủ thể của văn hóa chính trị là con người, khẳng định văn hóa chính trị bắt nguồn từ quá khứ, tiếp diễn trong hiện tại, không ngừng phát triển đến tương lai. Tóm lại, văn hóa chính trị là một phạm trù chỉ xuất hiện trong xã hội có giai cấp và nhà nước, torng quá trình thực hiện quản lý xã hội của con người chính trị và góp phần chi phối, định hướng hoạt động của con người chính trị, để ph5uc vụ cho lợi ích của giai cấp cầm quyền, đồng thời góp phần định hướng mục tiêu hoạt động cho các tổ chức chính trị. Văn hóa chính trị không ngừng biến đổi, vận động và phát triển hướng đến những giá trị mới phù hợp với từng thời kỳ lịch sử nhất định, nên người ta chia văn hóa chính trị thành hai bộ phận cấu thành là văn hóa chính trị truyền thống và văn hóa chính trị hiện đại. Có nhiều cách hiểu về truyền thống nhưng nhìn chung có thể được hiểu đó là những cái “vốn có”, “tại chỗ”, “tự có” và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. vì vậy, thuộc tính nổi bật của văn hóa chính trị truyền thống là không ngừng biến đổi theo môi trường xã hội song cũng rất bảo thủ. ở phương Đông, các thành tố của văn hóa chính trị truyền thống đã trở thành nguyên tắc đặo lý – tiêu chuẩn pháp lý xã hội, biểu hiện qua các nguyên tắc quan hệ chính trị xã hội, phương thức sản xuất vật chất, phương thức quản lý xã hội, còn in đậm dấu ấn trong sinh hoạt chính trị, thậm chí tác động trở lại và chi phối đến hành vi của các chủ thể. Chúng trở thành nền tảng của hệ thống chính trị, tạo ra cơ sở xã hội vững chắc cho chính quyền và hệ thống quyền lực. Dưới góc độ chính trị học cho thấy, chủ nghĩa gia trưởng – gia đình trị, sự sùng bái nhà nước – tôn sùng cá nhân – tập trung quyền lực, các mối quan hệ bạn bè – bầu chủ và phụ thuộc – thỏa hiệp là ba nội dung giữ vai trò quan trọng, thậm chí chi phối quyết định đến các hoạt động chính trị - xã hội của văn hóa chính trị truyền thống phương Đông. 9 Nội dung nổi bật của văn hóa chính trị truyền thống phương Đông là sự sùng bái cá nhân, các lãnh tụ chính trị, sùng bái nhà nước và tôn sùng quyền lực. ở các nước phương Đông, tên tuổi, công dânh và quyền lực của thủ lĩnh chính trị được cộng đồng công nhận, tôn vinh, thậm chí nâng lên thành các nhân vật bất tử có sức mạnh siêu nhiên, tôn vinh đến mức thần thánh hóa mà hình ảnh Thiên hoàng ở Nhật Bản, Thiên tử ở Trung Hoa và các anh hùng giải phóng dân tộc ở Ấn Độ là điển hình nhát. Xuyên suốt lịch sử, Thiên hoàng là hình ảnh bất khả xâm phạm, có uy quyền tuyệt đối và thần bí ăn sâu trong tư tưởng người Nhật, thậm chí còn được xem như một thánh sống. Ảnh hưởng sức mạnh chính trị của Thiên hoàng không lớn, nhưng vai trò xã hội của Người vẫn không hề suy suyễn, không một cá nhân, lực lượng xã hội nào có thể thay thế được. Mặc dù chỉ còn là biểu tượng tượng trưng cho nhà nước, Thiên hoàng vẫ là biểu tượng sức mạnh đoàn kết thống nhất dân tộc Nhật Bản. Hay như Thiên tử của xã hội Trung Hoa truyền thống nắm toàn bộ sức mạnh chính trị, được cả xã hội phục tùng và tuân thủ tuyệt đối một cách nghiễm nhiên, vô điều kiện, và mệnh lệnh của Thiên tử ban hành là quy luật để duy trì trật tự xã hội từ đời này sang đời khác. Trong thời cận đại, các anh hùng giải phóng dân tộc như Rammohan Roy được giới trí thức Ấn Độ coi là cha đẻ tinh thần, Ramarkrishna là Thánh điển hay Gandhi là người cha – vị thánh của dân tộc Ấn Độ thống nhất. đề cao vai trò cá nhân và tôn sùng quyền lực có ý nghĩa to lớn trong việc tập hợp các lực lượng chính trị - xã hội dưới ngọn cờ đoàn kết thống nhất nhằm giúp các dân tộc có bản lĩnh vững vàng để bảo vệ và phát triển đất nước trong suốt tiến trình lịch sử. Chủ nghĩa gia trưởng – gia đình trị ngự trị lâu đời, xuyên suốt tiến trình lịch sử chính trị phương Đông không chỉ trong gia đình mà còn cả trong các mối quan hệ chính trị - xã hội của đất nước. trong các hoạt động nhà nước, sinh hoạt của các đảng phái chính trị, tổ chức chính trị bị chi phối một cách mạnh mẽ, rất đậm nét bởi các nguyên tắc của chủ nghĩa gia trưởng và bởi quyền lực độc tôn của người lãnh đạo chính trị. Tiêu biểu cho chủ nghĩa này chính là hiện tượng các đại gia đình giàu có và thế lực ở Ấn Độ chi phối giới quan liêu chính trị trong việc ban hành và thực thi đường lối, chính sách bằng tiem62l ực kinh tế, chính trị ảnh hưởng truyền thống của gia đình. Những biểu hiện khác trong lịch sử văn hóa chính trị truyền thống Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng là trường hợp điển hình như hiện tượng hình thành chế độ phân chia đẳng cấp “quân tử” – “tiểu nhân”, lời nói của người bề trên, người cao tuổi hơn, người có quyền lực là mệnh lệnh ăn sâu vào tư duy và cách ứng xử hàng ngày trong xã hội. Mối quan hệ “bầu chủ - người phụ thuộc” bao trùm toàn bộ đời sống trở thành nền tảng của các quan hệ xã hội, góp phần quan trọng trong duy trì sự ổn định và trật tự xã hội và duy trì ảnh hưởng – vị thế trong đời sống chính trị - xã hội của các đại gia đình giàu có và quyền thế. Bởi vì mặc dù là những người có thế lực, địa vị nhưng các “quân tử” vẫn cần sự ủng hộ, hỗ trợ của các “tiểu nhân” vốn cũng cần “quân tử” để đảm bảo cho cuộc sống ổn định. Đây là mối quan hệ hai bên cùng có lợi, đã tạo ảnh hưởng sâu sắc trong các quan hệ chính trị ở phương Đông. ở Nhật Bản, chính mối quan hệ “bầu chủ - người phụ thuộc” đã giúp Nhật Bản luôn giữ được trật tự và ổn định. Mối quan hệ này đã tạo nên sự thỏa hiện trong các hoạt động chính trị xã hội của Nhật Bản. nhờ đó, giúp cấu trúc xã hội của Nhật Bản trở thành một khối vững chắc khó phá vỡ. Nhìn chung, văn hóa chính trị truyền thống phương Đông hình thành từ nhiều yếu tố về điều kiện địa lý, dân cư, đặc biệt là tôn giáo tín ngưỡng. Ngay từ thời cổ đại, con người phương Đông đã đặt niềm tin vào một thế giới siêu thực, từ đó nảy sinh tâm lý tôn thờ người lãnh tụ, sùng bái quyền lực và nhà nước. Những nội dung chính thể hiện rõ nét hơn cả văn hóa chính 10 trị truyền thống phương Đông là sự sùng bái cá nhân, chủ nghĩa gia trưởng – gia đình trị và mối quan hệ “bầu chủ - người phụ thuộc”. Bộ máy chính quyền truyền thống phương Đông cũng đã sử dụng tôn giáo như công cụ đắc lực để đạt được sự trung thành tuyệt đối của nhân dân đối với giai cấp thống trị. Văn hóa chính trị truyền thống phương Đông được hình thành và phát triển gắn liền với đời sống chính trị. Khi nhắc đến phương Đông truyền thống, người ta thường liên tưởng đến ngay một thế giới rộng lớn, huyền bí, có số lượng đất canh tác nông nghiệp và tài nguyên khoáng sản dồi dào, bao chiếm trọn vùng châu Á lục địa và hải đảo, vùng Trung Đông – Tiểu Á và châu Đại Dương. Toàn bộ phía Đông, Nam, Bắc đều giáp biển, được bao bọc bởi Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Với vị trí như vậy, phương Đông đã có sự giao lưu văn hóa kinh tế từ lâu đời. Chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn như vậy, nên điều kiện địa lý tự nhiên ở phương Đông rất đa dạng, phong phú. Chính đặc trưng của tự nhiên đã tạo ra phương thức sản xuất vật chất đa dạng và đặc tính tộc người độc đáo ở phương Đông. Về mặt dân tộc học, cư dân phương Đông thuộc về các đại chủng Negroid, Mongoloid, và Australoid. Người ta căn cứ sự tiến bộ khoa học kĩ thuật để phân chia các giai đoạn hình thành và phát triển của cư dân phương Đông thành thời kỳ đồ đá, thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau khi con người còn trong thời kỳ mông muội, khi xã hội chưa phân chia giai cấp và có nhà nước, rồi khi các dân tộc, nhóm sắc tộc hợp nhất lại với nhau thành tổ tiên của người Ai Cập, Ả Rập, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Trung Hoa. Phương Đông là cái nôi của nhiều tôn giáo tín ngưỡng lớn có ảnh hưởng rộng, thậm chí chi phối đời sống sinh hoạt văn hóa chính trị. Trước hết phải kể đến Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào giữa thiên niên kỉ thứ I TCN. Tư tưởng của Phật giáo khơi dậy ở con người cách sống bao dung, độ lượng, vị tha, ý thức về cội nguồn dân tộc, tinh thần đoàn kết dân tộc và ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, triết về kiếp luân hồi của Phật giáo lại đem đến cho con người sự thờ ơ với chính trị. Đến những thế kỹ đầu Công nguyên, Phật giáo đã nhanh chóng được truyền bá đến các nước châu Á và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị của các dân tộc phương Đông. Ở bán đảo Triều Tiên, từ 1392 – 1910, Phật giáo trở thành quốc giáo. Sau đó, vị thế của Phật giáo bị suy yếu, các phật tử chỉ còn giữ lại những hoài niệm về thời kỳ hoàng kim đó, thời kỳ mà Phật giáo có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ tới tất cả mọi người dân, chưa bị đàn áp triệt để và sụp đổ hoàn toàn về vị thế xã hội. Ở Nhật Bản, Phật giáo vừa là tôn giáo cho những người bình dân đau khổ, mong được giải thoát khỏi cuộc đời bế tắc vừa là công cụ để giới cầm quyền khai thác nhằm củng cố quyền lực, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng xã hội. Như vậy, Phật giáo không chỉ ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của xã hội , tạo ra những thay đổi trong xã hội mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng của cư dân phương Đông. Tại Lào, trên nền tảng văn hóa Môn Khmer, người Lào đã tạo nên một thiết chế chính trị - xã hội liên mường năng động, bao dung, hòa đồng và nhân ái, mang đậm tính chất của Phật giáo. Học thuyết chính trị xã hội Nho giáo là trường phái tư tưởng nền tảng quan trọng bậc nhất ở phương Đông, được sử dụng như một công cụ đắc dụng để cai trị đất nước suốt hơn hai mươi thế kỷ. Tư tưởng chính trị đã đặt cơ sở đầu tiên cho Nho giáo là các vấn đề Nhân – Lễ Tư tưởng thượng hiền. Nhân dùng để khôi phục Lễ , người Nhân không thể không giữ Lễ và người biết và người biết giữ Lễ thì có Nhân. Nhưng Nhân và Lễ là đạo được trời phú, không phải ai cũng có Nhân và Lễ nên trong xã hội tồn tại hai hạng người: quân tử là kẻ sĩ, quý tộc quan liêu thuộc tầng lớp thống trị, và tiểu nhân là những người lao động chân tay, nô lệ thuộc 11 tầng lớp bị trị. Tuy không phải cứ quân tử là có Nhân, có Lễ do phụ thuộc quá trình tu thân, tập nhiễm, gìn giữ bản tính của mỗi người, nhưng vẫn hơn tiểu nhân là trời đất đã an bài bản chất kém cỏi, không thể có Nhân, có Lễ được. Tư tưởng thượng hiền chủ trương nhà nước nên dùng người hiền tài, không kể thân thích. Tuy nhiên, điều hạn chế của Nho giáo là đối với ngôi vua thì không thể có sự lựa chọn hay tiến cử. Học thuyết chính trị xã hội Nho giáo cơ bản muốn đưa xã hội trở lại thời Tây Chu và điều hòa mâu thuẫn giữa quý tộc thị tộc với quý tộc phong kiến. Mặt khác, Nho giáo cũng khuyến khích cai trị bằng nhân nghĩa, phải làm cho dân giàu và giáo dục dân. Ở bán đảo Triều Tiên, ảnh hưởng của Nho giáo nên tư tưởng trung hiếu thể hiện rõ nét, là nền tảng đạo lý trong các quy tắc ứng xử xã hội. Bên cạnh đó, cũng điển hình là chủ nghĩa gia trưởng – gia đình trị được đề cao và phát triển mạnh mẽ. Còn tại Nhật Bản, Nho giáo được tiếp thu có chọn lọc và đề cao những đặc điểm phù hợp với truyền thống dân tộc. Mặt khác, Nho giáo còn kết hợp với Thần đạo, trở thành nền tảng thẩm mỹ trong văn hóa truyền thống Nhật Bản. Như vậy, tư tưởng Nho giáo đã tạo ra ở cư dân phương Đông sự chấp nhận trật tự tôn ti đẳng cấp, sự sùng bái cá nhân và tập trung quyền lực, sự hiểu biết về các giá trị nhân văn sâu sắc trong quan hệ giữa con người với nhau, và nghĩa vụ phấn đấu, không ngừng tu thân tự hoàn chỉnh bản thân. Tóm lại, Nho giáo ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống của cư dân phương Đông. Xuất thân là một tôn giáo độc thần của các dân tộc thuộc thế giới Ả Rập, Islam giáo đã nhanh chóng phát triển thành một tôn giáo thế giới đáp ứng sự cố kết chặt chẽ về chính trị - xã hội của các cộng đồng tôn giáo người Islam so với sức mạnh áp đảo của các đội quân chinh phục khác. Các đặc điểm của cộng đồng tôn giáo đặc biệt này được xuất phát từ giáo lý cũng như lịch sử hình thành của Islam giáo. Islam giáo truyền vào Ấn Độ vẫn giữ được những nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt chính trị xã hội như: mọi tín đồ đều xác nhận nghĩa vụ bổn phận – trách nhiệm một cách không miễn cưỡng, đồng nhất công nhận thủ lĩnh chính trị với lãnh tụ tôn giáo, biết thể hiện sự tự do – bình đẳng – khoan dung – độ lượng trong quan hệ xã hội. Ngoài ra, trong đời sống sinh hoạt, nguyên tắc nhất trí cộng đồng đã trở thành tập quán truyền thống của cộng đồng Islam giáo tại Ấn Độ. Islam giáo được chính thức truyền vào Trung Hoa dưới thời Đường thông qua đường bộ từ bán đảo Ả Rập tới Tân Cương và dưới thời Tống thông qua đường biển từ vịnh Persia tới Hàng Châu, Quảng Châu. Một số người thuộc tầng lớp trên, có địa vị cao thời Nguyên và không ít khai quốc công thần thời Minh là người Islam giáo, vừa đề xướng giáo dục giáo đường, truyền bá văn hóa học thuật vừa giới thiệu, biên soạn, tuyên truyền kinh tịch và giáo lý Islam giáo. Như vậy, đời sống tôn giáo tín ngưỡng đa dạng, cùng tồn tại hòa trộn, ôn hòa đã làm cội nguồn cho sự hình thành những tư duy, đặc trưng riêng biệt định hướng cho hành vi chính trị - xã hội của con người phương Đông. Văn hóa chính trị truyền thống phương Đông đã sử dụng tôn giáo như một loại vũ khí lợi hại để cai trị đất nước thông qua các cương vị chủ chốt trong bộ máy quyền lực vì nó vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của con người vừa tạo ra sự cố kết chặt chẽ về chính trị - xã hội trong cộng đồng tôn giáo. Tóm lại, tổng hợp các nhân tố về điều kiện địa lý tự nhiên, tộc người, đặc trưng tôn giáo – lịch sử - xã hội đã tạo nên một diện mạo chính trị xã hội phương Đông đầy phức tạp, phong phú từ các quan hệ chính trị xã hội ràng buộc, đan xen, góp phần thúc đẩy nhau cùng phát triển. 12 Câu 6. Nhân định của anh/chị "DCTS là DC của số ít vs số đông/DCVS là DC của số đông vs số ít" Dân chủ là một danh từ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (demoskratos) nghĩa là quyền công dân. Nền móng của dân chủ xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại với điển hình là nền dân chủ Athen. Trong quá trình tồn tại và phát triển của lịch sử nhân loại, khái niệm “dân chủ” đã được định hình từ thời cổ đại bởi Democrit, Aristote và từng bước được hoàn thiện qua các thời kỳ. Democrit cho rằng nhà nước là sự thể hiện các quyền lợi chung của công dân, trong đó mọi người phải tuân thủ pháp luật, được tham gia vào công việc quản lý nhà nước, còn hoạt động nhà nước cũng phải có sự bình đẳng – nhất trí của tất cả người dân và vì quyền lợi của nhân dân. Về Aristote, trong quá trình tìm hiểu nền dân chủ Athen, đã đưa ra một số nét nổi bật có giá trị của chế độ dân chủ như ưu thế thuộc về những người dân nghèo, giá trị đạo đức chính trị của dân chủ chính là sự bình đẳng, tự do và nguyên tắc đa sô thống trị. Đây là những quan điểm tiến bộ được nhiều nhà tư tưởng chính trị về sau kế thừa và hoàn thiện. Như vậy, rõ ràng, ngay từ thời cổ đại, những nguyên tắc cơ bản nhất về “dân chủ” đã được nêu lên để chống lại sự cai trị chuyên chế của một cá nhân. Đây là những cống hiến vĩ đại đối với sự hình thành và phát triển nhà nước dân chủ. Từ khi nhà nước Hy – La cổ đại sụp đổ, những tư tưởng dân chủ tiến bộ ấy cũng bị chìm vào quên lãng đến thế kỷ XVIII mới được phục hồi và hoàn thiện. Jean Jacque Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” cho rằng trong chế độ dân chủ, quyền lực quản lý nhà nước phải được trao lại cho toàn dân, vì vậy, chính phủ dân chủ phải chịu ảnh hưởng từ xáo động xã hội nhiều hơn bất cứ chính phủ nào. Song ông cũng nêu được quan điểm quan trọng về quyền tự do con người. Đó là “Hất bỏ được cái ách áp bức thì còn hay hơn nữa vì họ giành lại tự do mà họ vốn có quyền được hưởng”. Như vậy, quan điểm về dân chủ của Rousseau tuy chưa được hoàn thiện, chưa có cơ sở vững chắc nhưng những tư tưởng của ông về quyền lực của nhân dân, quyền tự do của con người đã tạo điều kiện cho nền dân chủ tiếp tục phát triển về sau. Các nhà khoa học Marxist cũng có những nhận định khác nhau về “dân chủ”. Marx cho rằng nhà nước là của dân, do dân lập ra và phục vụ vì sự nghiệp của nhân dân. Những tư tưởng ấy được kế thừa và phát huy từ ba đặc tính cốt yếu của dân chủ được Abraham Lincoln phát biểu từ thế kỷ XIX. Theo Lenin, dân chủ là nhà nước thừa nhận quyền bình đẳng công dân trong quản lý nhà nước, là nhà nước của giai cấp vô sản và nhân dân lao động nắm quyền thống trị và đàn áp với thiểu số để thực hiện bình đẳng, xóa bỏ người bóc lột người. Như vậy, có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm “dân chủ”. Tuy nhiên, cơ bản nhất, dân chủ là chế độ chính trị mang tính giai cấp, bảo vệ cho giai cấp nắm quyền thống trị. Ở đó, quyền làm chủ thuộc về nhân dân được thể hiện bằng việc nhân dân tham gia quản lý nhà nước và bầu ra người đại diện để quản lý nhà nước. Đồng thời, mọi vấn đề quan trọng của quốc gia đều phải được nhân dân bàn bạc, thảo luận trong khuôn khổ pháp luật để có quyết định đúng đắn nhất. Dân chủ là sản phẩm của sự tiến bộ xã hội, là quá trình mở rộng môi trường tự do cho hoạt động sáng tạo của cá nhân, và là con đường tìm kiếm phương hướng giải quyết vấn đề phát triển xã hội theo lợi ích của đa số. Một đóng góp quan trọng của việc thực hiện dân chủ là phương pháp bầu ra người đại diện lãnh đạo của nền dân chủ. Trải qua các hình thái kinh tế xã hội có giai cấp và nhà nước, nhân loại hiện nay có dân chủ tư sản – dân chủ của giai cấp bóc lột, dân chủ cho số ít người cầm quyền chi phối dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và 13 dân chủ xã hội chủ nghĩa – dân chủ của đại đa số nhân dân lao động chi phối dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Chế độ dân chủ tư sản là thành quả chung của sự phát triển của nhân loại trên tất cả mọi lĩnh vực sau nhiều thế kỷ liên tiếp với nhiều thành quả to lớn như thủ tiêu quan hệ sản xuất phong kiến phản động, xây dựng một xã hội dân chủ, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Từ sau Thế chiến 2, ở phương Tây, chế độ dân chủ tư sản là kết quả của sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản với phong trào công nhân và phong trào dân chủ xã hội. Ở Nhật Bản, chế độ dân chủ tư sản lại xuất hiện trên nền tảng tôn ti trật tự đẳng cấp xã hội của chế độ phong kiến nên bản chất vẫn là sự chuyên chính của giai cấp tư sản để củng cố cơ sở xã hội và nền tảng chính trị của chủ nghĩa tư bản. Chế độ dân chủ tư sản không chỉ biết đề cao vai trò của nhà nước và các thiết chế của nó mà còn biết dựa trên cơ sở nền văn hóa chính trị cao của quần chúng nhân dân để trở thành nguyên tắc chính trị được thừa nhận rộng rãi. Mặc dù “quyền lực thuộc về nhân dân” được tuyên bố mạnh mẽ và được ghi nhận một cách phổ biến trong hiến pháp của các nhà nước dân chủ tư sản, nhưng nó chỉ được thực thi hạn chế bên ngoài giai cấp tư sản và các tập đoàn tư bản lũng đoạn. Thực tế sự bất ổn chính trị xã hội, tranh giành quyền lực giữa các đảng phái chính trị, đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ là tôn trọng ý kiến số đông toàn cầu và tự ý đem quân đi đánh Iraq của Mỹ đã chứng minh sự không hoàn chỉnh, nửa vời, thiếu triệt để của nền dân chủ tư sản chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản bóc lột. Do đó, Lenin đã khẳng định bản chất nhà nước dân chủ tư sản là bộ máy trấn áp đặc biệt của thiểu số đối với đa số, còn chế độ dân chủ tư sản là chế độ dân chủ đối với thiểu số những người giàu có, và cơ cấu của nền dân chủ tư sản vẫn còn những “hạt sạn” trong quyền tự do bầu cử - ứng cử - tự ứng cử như quy định về điều kiện cư trú, giới tính, … Vì vậy, chế độ dân chủ tư sản là chế độ chà đạp lên người nghèo khổ một cách ngấm ngầm, âm thầm, êm ái, phức tạp và chứng tỏ là một chế độ dân chủ bó hẹp, là “dân chủ của số ít với số đông”. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, dân chủ xã hội chủ nghĩa là “dân chủ của đại đa số nhân dân, gắn với công bằng xã hội, chống áp bức bất công, được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội, và được thể chế hóa – bảo đảm bởi pháp luật”. Theo Lenin, dân chủ xã hội chủ nghĩa là “dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân, đông đảo quần chúng lao động trấn áp tất yếu đối với thiểu số bóc lột, bọn phản cách mạng, chống phá chủ nghĩa xã hội”. Như vậy, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa biến nhà nước thành cơ quan phụ thuộc hoàn toàn vào xã hội, do nhân dân tạo ra theo ý chí, nguyện vọng của cộng đồng xã hội và trở thành nhà nước do dân lập ra. Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, các hoạt động nhà nước luôn hướng tới con người hiện thực và được xác định là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, do đó, trở thành nhà nước của dân và vì dân. Ngoài ra, việc bầu cử trở thành hành động chính trị cơ sở để nhân dân tổ chức hệ thống chính trị. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa còn được biểu hiện ở những đặc trưng như: Một là, dân chủ xã hội chủ nghĩa mang tính giai cấp công nhân trên cơ sở liên minh với nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Hai là, cơ sở kinh tế - xã hội của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tức lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động, hoàn toàn gắn bó mật thiết với lợi ich của toàn thể xã hội. Ba là, dân chủ xã hội chủ nghĩa phải đi liền với chuyên chính vô sản với thiểu số những kẻ tay sai, bán nước, phản động, chống lại lợi ích của nhân dân. Dân chủ và chuyên chính luôn bổ sung, làm điều kiện tồn tại cho nhau, đảm bảo cùng nhau phát triển lành mạnh, đúng hướng. Bốn là, dân chủ xã hội chủ nghĩa phản ánh và bảo đảm mối 14 quan hệ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân trước pháp luật không chỉ qua văn bản luật mà cả trong cuộc sống. Như vậy, chê độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ nhà nước của dân, do dân, vì dân, tồn tại vì quyền lợi của đại đa số nhân dân trong xã hội. Giai cấp vô sản thông qua Đảng Cộng sản lãnh đạo và liên kết các tầng lớp nhân dân lao động tiến hành đấu tranh chống lại bọn tư sản thống trị và xóa bỏ hoàn toàn áp bức giai cấp, xây dựng xã hội công bằng – dân chủ - văn minh. Tóm lại, vì những đặc điểm nổi bật trên, chế độ dân chủ xã hội được xem là chế độ dân chủ đầy đủ, rộng rãi nhất, là “dân chủ của số đông với số ít”. Tuy nhiên, dù là chế độ dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa, đều là dân chủ mang tính giai cấp, những người lãnh đạo bộ máy nhà nước đều do nhân dân bầu ra thông qua các cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu, vai trò của luật pháp đều được đề cao, quyền tự do của con người đều được tôn trọng và phát huy trong khuôn khổ của pháp luật. Ngoài ra, xét về quá trình hoạt động, mục đích của nhà nước, tính chất của nền dân chủ và tính giai cấp thì giữa dân chủ tư sản với dân chủ xã hội chủ nghĩa vẫn có sự khác biệt: Về bộ máy nhà nước: bộ máy nhà nước dân chủ tư sản tồn tại phổ biến ở các nước tư bản chủ nghĩa như Anh – Pháp – Mỹ - … hoạt động theo nguyên tắc “tam quyền phân lập”, các cơ quan lập pháp (Nghị viện) – hành pháp (Chính phủ) – tư pháp (Tòa án) tồn tại và hoạt động tương đối độc lập nhau. Trong khi đó, ở chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa tồn tại phổ biến tại các nước đang quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, bộ máy nhà nước hoạt động theo nguyên tắc “tập trung dân chủ” với sự phân định thành nhiều cơ quan chuyên trách dưới sự lãnh đạo chung duy nhất của Đảng Cộng sản. Về đảng chính trị, chế độ dân chủ tư sản thừa nhận đa đảng nhưng chung đường lối chính trị là bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản và bóc lột nhân dân lao động; trong khi chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ thừa nhận sự lãnh đạo tối cao duy nhất của Đảng Cộng sản – đội quân tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thực hiện đường lối chính trị là bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác chống lại sự bóc lột của tư sản. Về kinh tế, khác với sự công nhận và đề cao chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất để xây dựng nền kinh tế tư bản độc quyền của chế độ dân chủ tư sản, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất để xây dựng nền kinh tế hàng hóa đa thành phần do kinh tế Nhà nước nắm vai trò chủ đạo và quản lý. Về xã hội, giai cấp tư sản trong chế độ dân chủ tư sản nắm tư liệu sản xuất cũng như quyền thống trị đối với giai cấp vô sản và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Ngược lại, giai cấp vô sản trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa liên minh với nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác cùng nắm tư liệu sản xuất cũng như quyền thống trị, trấn áp, xóa bỏ áp bức bóc lột đối giai cấp tư sản. Tóm lại, dân chủ là một chế độ chính trị mà quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền tự do trong các hoạt động của mình. Nhưng do tồn tại nhiều yếu tố khách quan khác nhau về điều kiện kinh tế - chính trị - lịch sử - xã hội nên dân chủ thế giới hiện đại hình thành hai loại điển hình khác nhau là dân chủ tư sản (nền dân chủ của thiểu số thống trị đa số) và dân chủ xã hội chủ nghĩa (nền dân chủ của đa số thống trị đối với thiểu số). 15 Câu 7.Phân tích, so sánh đặc điểm, phân biệt hệ thống chính trị TBCN quá độ vs hệ thống chính trị CSCN quá độ Hệ thống chính trị là khái niệm của khoa học chính trị đương đại phản ánh đặc trưng của những quan hệ quyền lực chính trị; các bộ phận, nhân tố tham gia vào các quá trình chính trị trong thể chế chính trị dân chủ hiện đại. Liên quan đến vấn đề này có nhiều quan niệm khác nhau: Hệ thống chính trị là tổng thể các tổ chức chính trị của xã hội bao gồm Nhà nước, các Chính đảng, các Nghiệp đoàn và các tổ chức chính trị khác - trong đó Nhà nước là yếu tố cơ bản, được chính thức thừa nhận về mặt pháp lý nhằm thực hiện quyền lực chính trị của xã hội. Hay hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức mà thông qua đó giai cấp thống trị thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội. Trên quan điểm hệ thống cấu trúc có thể xem Hệ thống chính trị là một chỉnh thể bao gồm các tổ chức như đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp; với những quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố đó trong việc tham gia vào các quá trình hoạch định và thực thi các quyết sách chính trị nhằm bảo đảm quyền thống trị của giai cấp, lực lượng cầm quyền, đồng thời đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển xã hội. HTCT được cấu thành từ nhiều bộ phận chức năng khác nhau: Đảng chính trị, Nhà nước, Các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp; Đảng chính trị là một hiện tượng đặc thù của xã hội có phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp. Đảng chính trị - yếu tố cơ bản của hệ thống chính trị, tổ chức quyền lực chính trị, chế độ chính trị - là công cụ tập hợp của một giai cấp; tổ chức lãnh đạo đấu tranh giai cấp vì mục tiêu giành, giữ, sử dụng quyền lực nhà nước và định hướng chính trị cho phát triển xã hội. Đặc trưng cơ bản ở các nước tư bản chủ nghĩa quá độ là hệ thống “đa nguyên đa đảng”: Hệ thống đa đảng ở các nuớc tư bản chủ nghĩa có thể chia thành các nhóm: Hệ thống nhiều đảng không có sự độc quyền của đảng tư sản thống trị - các Đảng phải liên minh để lập ra chính phủ liên hiệp (Italia, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch…); Hệ thống đa đảng có một đảng tư sản độc quyền và đảng này lập ra chính phủ một đảng (Pháp, Nhật Bản…); Trong hệ thống đa đảng, đấu tranh chủ yếu để tranh giành và chia sẻ quyền lực là hình thức Nghị trường: Đảng nào giành được đa số ghế trong nghị viện theo luật định, thì trở thành đảng cầm quyền. Về mặt hình thức phương thức giành quyền lực này tỏ ra rất “dân chủ” và “bình đẳng”; nhưng trên thực tế pháp luật luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các đảng lớn đại diện cho giới tài phiệt và quan chức tư sản được các tập đoàn tư sản có thế lực hậu thuẫn thắng cử. Tuy “đa nguyên”, nhưng về cơ bản nằm trong tay các Đảng tư sản: Trong đó Nghị viện được xem là dân chủ nhất và là nơi diễn ra cuộc đấu tranh công khai giữa các đảng phái - nghị sĩ do dân bầu, với nhiều đặc quyền, đặc lợi, nhưng lại không chịu trách nhiệm trước cử tri mà chỉ biểu quyết theo chỉ thị của Đảng và chịu trách nhiệm trước Đảng. Chính phủ về hình thức thì được thành lập trên cơ sở Nghị viện và chịu trách nhiệm trước Nghị viện; nhưng trên thực tế thì Đảng cầm quyền thường đứng ra thành lập Chính phủ, thao túng toàn bộ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Các Nhóm lợi ích chính trị , xét đến cùng, cũng chỉ là công cụ để giai cấp tư sản thực hiện quyền lực chính trị của mình. Một cách khái quát, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa “đa nguyên chính trị” bề ngoài có vẻ dân chủ nhưng về thực chất thì đều là “nhất nguyên chính trị”. Ngay cả trường hợp có một số đảng liên minh cầm quyền; vẫn chỉ có đảng lớn nhất, có thế lực nhất nắm quyền quyết định, và suy đến cùng là bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa: 16 Trong thể chế chính trị của Nhật Bản có các Đảng phái chính trị là: Đảng Dân chủ - Tự do, Đảng Dân chủ Nhật Bản, Đảng Dân chủ - Xã hội, Đảng, Đảng Cộng sản, Đảng mới Nhật Bản, Đảng Tiên phong, Đảng Dân chủ - Xã hội thống nhất. Và thực tế cho thầy, hầu như chỉ có các đảng Đảng Dân chủ - Tự do, Đảng Dân chủ Nhật Bản thay nhau cầm quyền. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế Đảng chính trị có thể khái quát với những đặc trưng: “nhất nguyên chính trị” là sản phẩm tất yếu của cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản chống lại tư sản. Đảng Cộng sản là đội tiên phong, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Khi đã trở thành lực lượng cầm quyền, Đảng cộng sản có vai trò trách nhiệm to lớn, đối với giai cấp và vận mệnh của dân tộc; là lực lượng lãnh đạo, thực hiện quyền thống trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để hoàn thành vai trò to lớn đó, điều kiện tiên quyết là Đảng phải không ngừng vươn lên. Hiện nay; ở một số nước xã hội chủ nghĩa, theo điều kiện “đặc thù” đã thực hiện chế độ hợp tác đa đảng “nhất nguyên chính trị” dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản nhằm lắng nghe nhiều hơn những quan điểm khác nhau, tiếp thu nhiều các đảng phái, giảm bớt thiếu sót trong quyết sách. Tuy nhiên; Đảng Cộng sản vẫn cầm quyền, các Đảng dân chủ chỉ tham chính. Ở các nước đang phát triển theo định hướng tư bản chủ nghĩa, hình thức thể chế Cộng hòa có loại: Cộng hòa Đại nghị, Cộng hòa hỗn hợp. Ở các nước xã hội chủ nghĩa phổ biến là mô hình Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa. Đặc điểm của thể chế Cộng hòa hỗn hợp Tiêu biểu là Pháp, Phần Lan, Hàn Quốc, Mông Cổ… là: Tổng thống và Nghị viện đều do nhân dân bầu ra. Tổng thống toàn quyền Hành pháp, có quyền giải tán Nghị viện. Tuy vậy Nghị viện có quyền can thiệp vào quá trình thành lập Chính phủ, buộc Tổng thống phải bổ nhiệm lãnh tụ của Đảng đa số trong Nghị viện làm Thủ tướng.Ưu điểm của thể chế này là hạn chế sự tập trung quyền lực vào tay Tổng thống; tránh hiện tượng độc tài và vẫn đảm bảo một nền Hành pháp mạnh. Nhiều nước ở Đông Âu và Châu Phi sau khi cải cách đã áp dụng mô hình chính thể này. Ở các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ chức theo mô hình Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng của mô hình thể chế này là: Quyền lực nhà nước là thống nhất; nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quyền lực tối cao thuộc về Quốc hội; có quyền quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước như tuyên bố chiến tranh hay hòa bình; giám sát tối cao việc thi hành pháp luật. Chính phủ là cơ quan hành chính chịu trách nhiệm trước Quốc hội, quản lý hành chính và bảo đảm sự thống nhất từ trung ương đến địa phương. Trong hệ thống Tư pháp của thể chế chính trị Cộng hòa xã hội chủ nghĩa có hệ thống Viện kiểm sát. Các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm các tổ chức vừa mang tính chính trị, vừa mang tính xã hội. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể; các các đoàn thể nhân dân có đặc điểm riêng về tổ chức và phương thức hoạt động. Thông thường các đoàn thể nhân dân không đặt ra mục tiêu giành hoặc tham gia chính quyền; thường vì lợi ích của các thành viên trong tổ chức mà tìm cách tác động, gây ảnh hưởng đối với chính quyền và đảng phái chính trị Ở các nước tư bản chủ nghĩa quá độ, trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị bên cạnh Đảng cầm quyền, Nhà nước, còn có các Nhóm lợi ích chính trị là tổ chức gồm nhiều thành viên của xã hội cùng quan điểm, nhu cầu lợi ích liên kết với nhau tự nguyện, hoạt động ảnh hưởng ở mức độ phương thức nhất định tác động đến quyền lực nhà nước vì lợi ích, nhu cầu của thành viên bằng cách tác động vào việc hoạch định chính sách của các đảng chính trị và 17 của chính quyền. Các nhóm lợi ích chính trị, ở một khía cạnh nào đó là đoàn thể nhân dân tổ chức chính trị - xã hội. Tuy nhiên, đoàn thể nhân dân tổ chức chính trị - xã hội nằm ngoài nhà nước; Nhóm lợi ích chính trị thì tồn tại trong nhà nước. Các Nhóm lợi ích chính trị là một thể chế chính trị không thể thiếu trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản. Về lý thuyết, các nhóm lợi ích chính trị đấu tranh để đảm bảo lợi ích của quần chúng; nhưng trên thực tế nó cũng chỉ là thiết chế của tầng lớp trung thượng lưu có xu hướng thỏa hiệp với nhà nước vì lợi ích của giai cấp tư sản. Một số nhóm lợi ích chính trị tiêu biểu ở các nước tư bản chủ nghĩa: Ở Singapore có Hiệp hội nhân dân Singapore thuộc Bộ phát triển cộng đồng, thanh niên và thể thao của Chính phủ Singapore. Thủ tướng là người đứng đầu Hiệp hội và Chủ nhiệm văn phòng chính phủ là Giám đốc điều hành. Các tổ chức trong Hiệp hội nhân dân Singapore có thể kể: Ủy ban Quản lý Câu lạc bộ cộng đồng; Uỷ ban khu dân cư chung; Ủy ban láng giềng; Đoàn thanh niên; Câu lạc bộ thiếu niên; Câu lạc bộ thể thao cộng đồng; Ở nước ta có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội của nhân dân lao động là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai tầng, dân tộc, tôn giáo. là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là lãnh đạo Mặt trận. Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Các đoàn thể nhân dân tuỳ theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã được xác định, vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên chấp hành luật pháp, chính sách; chăm lo, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và xây dựng cuộc sống mới; tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội HTCT ở mỗi nước khác nhau có những mô hình, cấu trúc, vận hành khác nhau. Ở một số nước vấn đề tôn giáo rất đặc biệt, nhưng ở nhiều nước khác thì không đến mức như vậy. Vì thế về HTCT có cách tổ chức và vận hành khác nhau. Mặc dù vậy, HTCT vẫn bị chi phối bởi những quy luật chung, phổ biến, nếu không tuân thủ không thể hiểu các HTCT được. Nghiên cứu HTCT và các thể chế chính trị không chỉ nó cho phép chúng ta nắm được bản chất phương thức tồn tại và hoạt động của đời sống chính trị, mà nó còn cung cấp những căn cứ lý luận và thực tiễn để góp phần vào việc đổi mới và hoàn thiện HTCT ở nước ta. Câu 8. Quan điểm của anh/chị về mô hình xh lý tưởng trong tư tưởng chính trị p Đông & p Tây cổ đại Mối quan tâm hàng đầu của Platôn trong chính trị học là vấn đề phẩm hạnh. Bốn phẩm hạnh thường xuyên là tiết độ, can đảm, khôn ngoan, công bằng. Tiết độ là phẩm hạnh cần có với tất cả công dân. Can đảm không nhất thiết phổ biến. Chỉ cần các chiến binh có để bảo vệ an ninh quốc gia. Khôn ngoan thể hiện đặc quyền phẩm hạnh của các triết gia. Có thể gọi công bằng là “đức hạnh xã hội”, vì nó thể hiện trong đời sống cá nhân lẫn cộng đồng, đóng vai trò thước đo của chế độ chính trị. Platôn đưa ra các kiểu thị quốc sau đây: 1) quân chủ - sự cai trị của một người tốt, và hình thức xuyên tạc của nó - bạo chính gồm có quyền lực của nhà thông thái hay quý tộc, hoặc kẻ độc tài; 2) quý tộc - sự cai trị của một số người tốt, và hình thức xuyên tạc của nó - tập đoàn thống trị bằng phương tiện không hợp lòng dân; quyền lực chính trị của những nhóm, tập 18 đoàn nhất định; 3) dân chủ - sự cai trị của nhiều người, hay toàn thể dân chúng. Điều đặc biệt là Platôn không nêu lên hình thức xuyên tạc của dân chủ, mà cho rằng bản thân nó đã tồi tệ nhất. Tất cả những nhà nước tốt đẹp trong lịch sử chưa phải những nhà nước công bằng lý tưởng. Một nhà nước công bằng lý tưởng phải được xây dựng từ những thành tố công dân khác nhau, chiếm những địa vị xã hội khác nhau, thực hiện đúng chức phận của mình theo năng lực cá nhân. Công bằng là “phù hợp với trật tự tự nhiên”. Sự phân chia đẳng cấp không chỉ dựa trên sự phân chia cơ cấu linh hồn, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, mà còn nhất trí với sự phân công lao động xã hội. Trong nhà nước lý tưởng quyền lực tập trung vào những bậc thông thái đại diện cho trí tuệ của cộng đồng. Về tổ chưc đời sống xã hội, mọi người sống có kỷ luật, các chiến binh tập trung trong doanh trại, phụ nữ và trẻ em tách ra riêng. Gia đình chỉ còn là sự liên kết nhất thời nam nữ để sinh con. Mọi tài sản của chiến binh đều là của chung. Họ chỉ có quyền sử dụng những gì thiết yếu nhất cho cuộc sống để hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc; và không thể chiếm hữu ruộng đất, gây thù chuốc oán với các công dân. Như vậy nhà nước lý tưởng là tổ chức đạo đức - chính trị hoàn hảo, giải quyết các nhiệm vụ cơ bản, định hướng giáo dục và nghiên cứu khoa học. Nguyên lý của nhà nước lý tưởng là Công bằng, mục tiêu cái thiện, phương tiện - giáo dục. Có thể nhận thấy trong nhà nước lý tưởng của Platon tư tưởng nhân văn - khai sáng đan xen với một số yếu tố của chủ nghĩa cộng sản không tưởng. Aristotle đưa ra mot quan điem bao quat hơn ve nha nươc “la mot hon hơp do nhieu bo phan ch nh la cong dan tao thanh.” Ong cho rang cong dan khong co ngh a la ngươi dan song ơ mot quoc gia mà la “Ngươi co quyen tham gia vao viec thưc thi cong ly va đam nhiem cac chưc vu trong ch nh quyen.” Do nha nươc ch h nh thanh khi “cac cong dan hơp lai nham đat tơi muc đ ch đơi song”, moi ch nh quyen co mo h nh khac nhau cong dan lai giơi han trong cac nhom khac nhau. xa hoi dan chu, ngươi dan thương co the la cong dan. Nhưng ơ xa hoi đoc tai, dan khong co quyen tham ch nh, nen khong the goi la cong dan. Ve can ban, cac mo h nh nha nươc thơi đo đươc chia thanh hai loai: qua đau va dan chu . Aristotle th phan loai theo kieu: tư te va hu bai. Quyen lưc khi tap hơp vao ca nhan la quan chu, ma h nh thưc “hu bai” la bao chua. Quyen lưc tap trung vao nhom ngươi la tinh hoa tri, va h nh thưc “hu bai” la qua đau. Quyen lưc cho nhieu ngươi la dan chu. Nhưng ca ba the che nay đều khong quan tam đen quyen lơi quoc gia, v “Bao chua hu bai v ch cham lo vương that, qua đau ch lo ke giau, dan chu chi lo dan ngheo” Sư khac biet giưa qua đau va dan chu ơ tai san đat ra cac van đe ve b nh đang. Neu che đo dan chu đươc sư dung, so đong cam quyen. Lieu co the lay tai san cua ngươi giau chia cho ngươi ngheo Ch nh quyen dan chu ưu viet, nhưng van co nhieu van đe, ma chu chot la dan tr . V đam đong vơi dan tr thap se tao ra mot the che sai lam. Va neu nhom giau co cam quyen, ho sẽ nhan danh nhieu thư đe tươc đi tai san cua ngươi dan. Ca hai che đo đeu bo qua van đe đao đưc cot loi trong xa hoi. Bơi đe xa hoi van hanh, khong ch dưa tren nhom cam quyen, ma con dưa vao đao đưc. Vay, du che đo qua đau hay dan chu, cac quy đinh phap luat la thươc đo quan trong bu đap khiem khuyet cua dan tr ơ che đo dan chu va rang buoc nhom lơi ch lạm quyen ơ che đo qua đau. Aristotle phan t ch rang Hien phap co vai tro cot loi đe xem xet cơ cau ch nh quyen. Thong qua Hien phap, ta biet đươc cơ cau ch nh quyen “gan ly tương nhat, trong hoan canh ly tương nhat” va xem cach thưc thi tren cac quoc gia. Nha lap phap can phai phan t ch va chon lưa cơ cau ch nh tri dưa tren thưc te. Tư đo, ch nh quyen đươc thiet lap đung đan se co luat phap cong ch nh, ch nh quyen đươc thiet lap sai lam se co bat cong. Aristotle cho rang luat phap b nh đang vơi moi cong dan. Nhưng cung cho rang luat phap b nh đang ch tac dung vơi 19 ngươi co tai nang hang trung, ngang nhau ve kha nang. khong tac dung vơi ngươi sieu tuyet, bơi kiem soat ngươi bac cao la khong the. Theo Aristotle, mo h nh quan chu đươc lap nen bơi phap luat la đung đan nhat. Quyen lưc cua vua khong tuyet đoi, trư trương hơp xuat chinh hoac cac van đe ton giao. Vua co the do ke vi hoac do dan bau. Theo Aristotle che đo quan chu chuyen che đươc phương Đong ap dung ”ben vưng va khong sơ bi lat đo v hơp phap va đơi cha xuong đơi con”. Tai đay, ngươi dân tôn vua that sư, cam ve quan đươc tuyen tư dan; khac han vơi che đo bao chua, la l nh đanh thue va dan bi cương bưc tuan phuc. Aristotle rat ca ngơi mo h nh quy tộc đieu hanh bơi nhưng ngươi tai đưc tuyet đoi nhat. Mo h nh quy toc hoan hao nhưng qua kho đe đi theo bơi rat kho khang đinh tai nang va đưc đo cua mot ngươi. Tren thưc te, chưa co mot nha nươc nao đat đen quy toc tri. Thong thương, nha nươc chuyen sang he thong Hien đinh phưc hơp giưa che đo qua đau va che đo dan chu hương con ngươi đen sư trung dung. Mo h nh Hien đinh đươc quy đinh bơi hien phap chung, thoa thuan giưa nhom đa so va nhom thieu so. Do đo cac ch nh sach se khong hoan toan đi theo quyet đinh cua so đong. Mo h nh Hien đinh đươc xay dưng bơi lơp trung lưu. Aristotle phan t ch rang ngươi qua giau hoac qua tai se de pham toi lơn. Ngươi qua ngheo se bi long tham chi phoi, thanh lưu manh. V vay, trung lưu, nen chiem đa so, b nh đang se de dang dien ra hơn. Ong ket luan: “Mot nươc đươc thanh lap bơi đa so thanh phan trung lưu chac chan phai co che đo ch nh tri tot nhat bơi v ho cung giong như nhưng sơi ch de t thanh tam vai quoc gia. Thanh phan trung lưu la on đinh va chac chan nhat, v ho khong them thuong tai vat, ma cung khong ai them thuong cua ho. Ho cung chang them am mưu hai nhau, ma cung chang ai them am mưu lam hai ho, cho nen , ho song mot đơi an toan. Tren thưc te, mo h nh trung dung nay rat kho thưc hien. Như Aristotle th ch co Theramenes, lanh đao Athens nam 11TCN thưc hien đươc. Bấy giơ, quyen lưc ch nh tri nam trong tay cong dan co kha nang tư chien đau. Mặc du khong th ch so đong nam quyen, nhưng ong van thưa nhan so đong se ưu viet hơn thieu so tai nang. Bơi v , mot tap hơp nhưng ngươi dan đươc to chưc tot se co kha nang thưc thi tot hơn. Đương nhien, khong the tranh khoi nguy cơ nhưng ke dot nat se de dang tham ch nh. Nhưng neu khong cho nhưng ke dot nat ay tham ch nh th ch nh quyen con phai đoi mat vơi nguy cơ nguy hiem hơn, đo la t nh trang đoi nghich va phan loan. Tương tự các học thuyết chính trị xã hội phương Tây, Nho giáo cũng đưa ra quan niệm về xã hội lý tưởng với các đặc điểm cơ bản, con đường và giải pháp xây dựng và duy trì xã hội ấy. Trước hết, đặc trưng của xã hội lý tưởng ổn định, thái bình, đại đồng, nhân ái và bình đẳng là ở đó có vua thánh, tôi hiền, mọi người đều vì quyền lợi, sản nghiệp chung và đều được chăm sóc. Theo Khổng Tử, xã hội đại đồng là xã hội không còn phân chia giai cấp và mọi người đều bình đẳng. Song những chủ trương giáo hóa, giáo dục con người bằng các nguyên lý Tam cương Ngũ thường như biện pháp duy trì trật tự kỷ cương ổn định xã hội một cách cơ bản nhất là tiền đề, điều kiện để bảo vệ, duy trì vĩnh viễn địa vị thống trị của Thiên tử, ổn định trật tự giai cấp của xã hội phong kiến, không phải là nhằm mục đích đem lại một gia đình mà mọi người đều bình đẳng hoàn toàn. Vì vậy, có thể nói xã hội lý tưởng đó luôn đặt trong vòng trật tự có lợi cho giai cấp thống trị, duy trì được nguyên tắc địa chủ mãi là giai cấp cai trị và được người phụng dưỡng, còn các giai tầng khác mãi bị người cai trị và phải phụng dưỡng người. Xét đến cùng thì đó là sự bảo vệ vĩnh viễn quyền lợi và địa vị thống trị của địa chủ phong kiến một cách hà khắc, hình thức, đi ngược lại với xu thế phát triển tất yếu của lịch sử. Ngoài ra, theo Nho giáo, xã hội lý tưởng còn là xã hội bảo đảm được sự kết hợp hài hòa giữa đời sống 20 kinh tế với đời sống tinh thần và đạo đức lành mạnh. Bởi sự hài hòa lợi ích kinh tế - tinh thần ấy là một trong những yếu tố căn bản để giữ vững ổn định, trật tự của xã hội phong kiến. Bên cạnh đó, theo Nho giáo, xã hội lý tưởng phải có giáo dục, mọi người phải được giáo dục và có đạo đức bởi đạo đức có vai trò quyết định đến sự hoàn thiện con người, hoàn thiện và ổn định xã hội. Để làm cho dân tuân phục, làm tròn trách nhiệm của người Thiên tử, giới cầm quyền phải là người được giáo dục trước tiên, biết tự mình tu thân và giữ được bản tính của người “quân tử”. Nội dung giáo hóa cơ bản của Nho giáo là những chuẩn mực đạo đức xã hội dùng để giáo dục con người hành động và suy nghĩ theo danh phận, địa vị xã hội của chính mình. Có như vậy, xã hội mới ổn định, kỉ cương. Vì vậy, xét về tính giai cấp và mục đích chính trị, giáo dục còn là phương tiện chính trị để bảo vệ và duy trì sự tồn tại của chế độ phong kiến, trong đó đòi hỏi người cầm quyền không chỉ có đạo đức mà còn phải có tri thức cầm quyền. Tuy nhiên, nền giáo dục đó chỉ thu hẹp hiểu biết về đạo đức, quan hệ chính trị - xã hội cũng như cách ứng xử của con người mà không thúc đẩy đóng góp nhiều đối với sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Tóm lại, xã hội lý tưởng của Nho giáo được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở đạo đức, nhân cách của mỗi con nguời có trách nhiệm với gia đình, quê hương đất nước, có lối sống biết giữ gìn trật tự kỷ cương, phép nước. Từ đó góp phần tạo dựng một cộng đồng xã hội có tôn ti trật tự, hòa mục từ “nhà” đến “nước”. Bên cạnh đó, Mặc gia chủ trương xây dựng xã hội “kiêm ái” không phân biệt sang hèn, trên dưới, mọi người đều yêu thương và làm lợi cho nhau vì lợi ích chung của đồng bào, xã hội. Mặc Tử cũng chủ trương nhà nước lý tưởng nên dùng người tài đức do dân cử lên, không cần đảng phái, từ trên xuống dưới nhất loạt như một để xây dựng được một quốc gia thống nhất, tập trung, một thế giới đại đồng “chính bình dân an”. Còn Pháp gia lại muốn có quốc gia thống nhất, quyền hành tập trung vào một người chỉ cần biết thuật trị người; kinh tế phải khuếch trương để thắng được nước khác, không cần văn cao, chỉ cần binh nhiều; vua cứ ngồi trên điều khiển guồng máy bằng pháp luật nghiêm khắc và công bằng. Đây chính là lý tưởng “quốc cường quân tôn”; ai giữ luật cẩn thận thì thưởng, ai trái lệnh thì phạt công minh. Ông nêu yêu cầu cần kiên trì, kiên quyết đổi mới chế độ theo con đường pháp trị để đất nước được cường thịnh (tư tưởng trên đã được nước Tần thực thi triệt để thành nước hùng mạnh, thôn tính sáu nước lớn còn lại, lần đầu tiên thống nhất Trung Hoa trong lịch sử). So sánh học thuyết về nhà nước lý tưởng của bốn trường phái trên ta thấy rõ: chủ trương của Nho gia thực tế hơn Mặc gia; Đạo gia nhân văn hơn học thuyết của Pháp gia và văn hóa chế độ phong kiến phương Đông hơn hai ngàn năm qua thì Nho gia ảnh hưởng rõ nhất, sâu sắc nhất. Hạn chế chung cơ bản của bốn trường phái trên trong quan điểm về mô hình nhà nước-quốc gia lý tưởng ở chỗ: chỉ xuất phát từ lập trường giai cấp đề ra những chủ trương phiến diện, cực đoan- phi thực tế. Tuy nhiên, từ quan điểm về mô hình nhà nước lý tưởng nêu trên của bốn trường phái, thấy rõ những điểm tiến bộ ưu việt: Ở Nho gia là tư tưởng ai ở địa vị nào thì làm tốt cương vị đó, coi trọng gia đình là nền tảng, danh chính ngôn thuận; mọi người cư xử với nhau bằng nhân, nghĩa, lễ.Ở Mặc gia là tư tưởng mọi người thương yêu nhau, cần cất nhắc và sử dụng người tài bổ nhiệm không phân chia bè cánh. Ở Pháp gia là tư tưởng thượng tôn pháp luật trong mọi mặt đời sống, là tinh thần độc lập tự cường dân tộc. Đó là những “hạt nhân hợp lý” trong học thuyết xây dựng nhà nước lý tưởng và có giá trị sâu sắc trong điều kiện hiện nay. Và suy cho cùng, muốn đánh giá một học thuyết tiến bộ hay không thì phải đặt nó trong bối cảnh đương thời, thấy được nó tiến bộ so với các học thuyết khác, và sau một khoảng thời gian vẫn thấy còn hợp lý thì có thể coi là vĩ đại, vượt tầm thời đại. 21 Câu 9. Ý kiến của anh/chị Chuyên chính dân chủ nhân dân là nền chuyên chính của CNXH 22 23 24 25 26 27 28