Academia.eduAcademia.edu
1 Câu 1. Sử liệu học về hệ thống chính trị liên bang Úc hiện nay.........................2 Câu 2. Các quan điểm về hệ thống chính trị ........................................................8 Câu 3. Văn hoá tổ chức quản lý xã hội của cộng đồng thổ dân và cộng đồng người Hoa tại Úc hiện nay ...........................................................................................12 Câu 4. Văn hoá chính trị Úc hiện nay ................................................................22 Câu 5. Cơ sở hình thành văn hoá chính trị Úc hiện đại....................................23 Câu 6. Tổ chức quản lý xã hội của Anh thời thuộc địa .....................................26 Câu 7. Cơ sở hình thành hệ thống chính trị liên bang Úc ................................29 Câu 8. Cơ sở kinh tế của hệ thống chính trị liên bang Úc ................................35 Câu 9. Các quan điểm về hình thái nhà nước liên bang Úc..............................37 Câu 10. Quyền hạn, chức năng của Toàn quyền ...............................................38 Câu 11. Cơ cấu, chức năng, quyền hạn Quốc hội liên bang .............................39 Câu 12. Cơ cấu, chức năng, chế độ hoạt động Thượng viện liên bang ............43 Câu 13. Cơ cấu, chức năng, chế độ hoạt động Hạ viện liên bang ....................44 Câu 14. Mối tương quan quyền lực Thượng viện liên bang và Hạ viện liên bang ...............................................................................................................................45 Câu 15. Quyền hạn, nhiệm vụ Chính phủ ..........................................................45 Câu 16. Quyền hạn, nhiệm vụ Thủ tướng ..........................................................46 Câu 17. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ cơ quan tư pháp liên bang ...................47 Câu 18. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ chính quyền địa phương ......................49 Câu 19. Mối quan hệ chính quyền địa phương và chính quyền liên bang .......51 Câu 20. Tính Anh – Mỹ của hệ thống chính trị liên bang Úc ...........................52 Câu 21. Đặc điểm hệ thống đảng chính trị liên bang Úc ..................................53 Câu 22. Lưỡng đảng cầm quyền .........................................................................65 Câu 23. Tính chất quyền lực chính trị ở liên bang Úc hiện nay .......................67 2 Câu 1. Sử liệu học về hệ thống chính trị liên bang Úc hiện nay Sử liệu là khâu trung gian giữa người nghiên cứu và hiện thực lịch sử. Sự hiểu biết quá khứ bắt đầu từ việc nắm được những dấu hiệu về quá khứ, tức là các loại sử liệu. Vì vậy phải quan tâm đến việc thu thập sử liệu. Sử dụng các sử liệu cũ và mới giúp nhà nghiên cứu rút ra những kết luận về sự kiện lịch sử. Gá trị của một công trình nghiên cứu tuỳ thuộc rất nhiều vào việc sưu tầm, sử dụng khối lượng, nội dung, tính chất của các nguồn tư liệu khác nhau, ngày một mở rộng và phong phú trên mọi mặt của đời sống. Đối với bất cứ sử liệu nào cũng cần phải được thẩm tra một cách khoa học, cẩn thận, nhất là sử liệu truyền khẩu và sử liệu thành văn. Đối với các loại thành văn, phải tìm hiểu xuất xứ của sử liệu, tác giả của nó, bối cảnh lịch sử, phân tích nội dung, đối chiếu với các sử liệu khác để chỉ rõ những chỗ sai lầm, thiếu sót, nêu lên những việc xuyên tạc lịch sử. Đối với các truyền thuyết, truyện cổ, không thể rút được những sử liệu có giá trị từ một nội dung của nó nếu bác bỏ những điều thần bí, nếu không biết tư tưởng, tín ngưỡng của thời đại được phản ánh vào câu chuyện. Tài liệu – sự kiện là yêu cầu đầu tiên, quan trọng của việc nghiên cứu lịch sử, song không dừng ở đây mà phải tiến đến khái quát hoá, trừu tượng hoá, nghiên cứu tài liệu, văn kiện, chứng cứ, di vật lịch sử, ... Một số nguyên tắc cơ bản của phương pháp sử liệu học là: tìm những tư liệu có liên quan ở các ngành trong và ngoài khoa học lịch sử để miêu tả, khôi phục đối tượng nghiên cứu. Các thư tịch, tài liệu lịch sử, chuyên khảo, nguồn tài liệu văn học dân gian, ... không chỉ bổ sung cho việc nghiên cứu, làm cho nội dung được phong phú mà còn là sự đối chiếu so sánh các nguồn sử liệu khác nhau về một sự kiện, để rút ra được cái bản chất, sự thực khách quan, vạch ra những sự sai trái, xuyên tạc lịch sử; sử dụng các nguồn sử liệu có cứ liệu vững chắc cho việc giải thích, rút ra những vấn đề có tính quy luật về một sự kiện lịch sử. Tư liệu sự kiện là cơ sở của việc khái quát lý luận. Những sự kiện không thể chối cãi được là điều rất cần thiết, nếu muốn tìm hiểu một cách tường tận, nghiêm túc một vấn đề phức tạp. Sự kiện hiện thực cụ thể là cơ sở để khái quát lý luận. Tất cả sự khái quát khoa học đều bắt đầu từ việc thu thập tài liệu, xuất phát từ sự kiện, thừa nhận sự kiện hiện thực cụ thể là cơ sở của khái quát khoa học dựa trên nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx Lenin coi tất cả những khái niệm khoa học đều được trừu tượng hoá từ những tri giác về hiện thực, xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng “không có chân lý trừu tượng, chân lý bao giờ cũng cụ thể”. Sự kiện lịch sử cần cho việc khái quát lý luận, nhưng phải là những tài liệu sự kiện “tương đối đầy đủ, chính xác và đồng loại”. Yêu cầu có sự đầy đủ sự kiện khi nghiên cứu có nghĩa là không được chọn sự kiện riêng lẻ mà toàn bộ những sự kiện có liên quan đến vấn đề đang xem xét, không có sự loại trừ nào. Yêu cầu có khối lượng sự kiện tương đối đầy đủ rất 3 quan trọng để khái quát vì nó đảm bảo nghiên cứu toàn diện hiện tượng lịch sử về mặt chất và lượng, giúp nhà nghiên cứu khắc phục việc xuyên tạc lịch sử. Những sự kiện điển hình phản ánh tất cả các mặt cơ bản, những thuộc tính, đặc trưng của hiện tượng được nghiên cứu, nó rất cần thiết cho việc rút ra kết luận, nguyên lý, khái quát lý luận đúng đắn. Yêu cầu sự kiện phải chính xác tức là nội dung các tư liệu sự kiện dùng để phân tích, khái quát lý luận phải phù hợp với hiện thực khách quan, tuân thủ các nguyên tắc khoa học được xây dựng trên cơ sở lý luận Marxist về nhận thức thế giới quan như nó tồn tại. Yêu cầu các sự kiện đồng loại cần thiết cho việc so sánh, đối chiếu, theo dõi các sự kiện liên quan đến một hiện tượng lịch sử trong suốt thời kỳ phát sinh, phát triển và suy yếu của nó. Sự kiện chưa phải toàn bộ chân lý, chỉ là nguyên liệu từ đó rút ra chân lý thực sự. Vì vậy, từ giai đoạn sưu tầm, chỉnh lý tư liệu, chuyển sang việc phân tích khái quát lý luận, nghĩa là tách cái cơ bản, cái điển hình, cái chủ yếu ra khỏi cái không cơ bản, cái ngẫu nhiên, cái thứ yếu, nêu lên các kết luận, phát triển những quy luật nhận thức và cải tạo hiện thực. Muốn biết sự vật hiện tượng không chỉ sưu tầm tư liệu sự kiện để miêu tả nó mà còn phải nâng lên dạng tư duy khái quát lý luận để nắm bắt được bản chất của nó. Chỉ có thể rút ra những khái quát đúng đắn trên cơ sở các sự kiện chính xác. Tính đúng đắn của những khái quát lý luận và những kết luận tuỳ thuộc vào công trình nghiên cứu lý luận cụ thể đến đâu và những sự kiện dẫn ra trong đó chính xác đến đâu. Chỉ tuân theo mối liên hệ lẫn nhau trực tiếp và đối mặt giữa cái lịch sử và cái logic, nhà nghiên cứu mới có thể theo dõi và xác định được những quy luật chung và riêng, có xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tư liệu sự kiện với khái quát lý luận, nhà nghiên cứu mới đạt được thành tựu khoa học, cải tạo thế giới và phụ vụ nhân dân. Tư liệu chữ viết là sản phẩm của quá trình phát triển văn hoá xã hội của loài người, nó được sinh ra như một phương tiện phục vụ nhu cầu của xã hội, phản ánh hoạt động mọi mặt của xã hội. Nghiên cứu một sự kiện, quá trình lịch sử của giai đoạn lịch sử có chữ viết không thể không sử dụng tư liệu chữ viết như một nguồn sử liệu. Xử lý sử liệu học là nghiên cứu toàn diện các nguồn sử liệu, phê phán tính xác thực của nguồn, phê phán độ tin cậy của thông tin từ các nguồn, xác định giá trị thông tin lịch sử của nguồn đối với hoạt động nhận thức lịch sử. Những sử liệu tham gia vào sự kiện như một bộ phận của sự kiện thì là những sử liệu trực tiếp, những sử liệu cung cấp thông tin về sự kiện thông qua nhận thức của chủ thể trung gian và xuât hiện không liên quan trực tiếp tới tiến trình vận động của sự kiện thì là sử liệu gián tiếp. Sử liệu không phải là sự thật được sao chép lại một cách đầy đủ, nó chỉ là sự phản ánh sự thật trong ý thức của tác giả sử liệu. Nhà nghiên cứu quan sát sự phản ánh ấy trong các nguồn sử liệu. Bản thân nhận thức của tác giả sử liệu chưa phải tri thức lịch sử mang tính khoa học, nhà nghiên cứu chỉ dựa vào tri thức có sẵn ban đầu này để tạo ra tri thức khoa học của mình về đối tượng nghiên cứu. Mặc dù dựa vào nguồn sử liệu, những nội dung của sự kiện sử học 4 phong phú và có hệ thống hơn so với nội dung từng nguồn sử liệu đơn lẻ. Sử liệu chỉ bộc lộ bản chất trong phạm vi mối quan hệ với sự kiện. Bởi lẽ bản chất của nó phụ thuộc hoàn cảnh sinh ra nó và vị trí của nó trong tiến trình phát triển của hiện thực lịch sử. Khi chưa trở thành sử liệu, nó là phương tiện thực hiện nhiệm vụ thực tế trong hoạt động có phương hướng, có mục đích của con người. Do đó, ngay từ khi ra đời, bản thân sử liệu đã chứa đựng trong nó những thông tin nhà nghiên cứu có thể sử dụng để nghiên cứu các sự kiện mà sử liệu tham gia. Nắm bắt và lý giải quá trình lịch sử của sự kiện, nhà nghiên cứu hiểu được quá khứ được phản ánh như thế nào trong sử liệu. Nội dung của sử liệu bị năng lực nhận thức của tác giả chi phối. Do đó, khuynh hướng tư tưởng của sử liệu mang hình bóng khuynh hướng tư tưởng của tác giả. Trong xã hội có giai cấp, màu sắc chính trị của sử liệu không phải lúc nào cũng được hoà hợp với màu sắc chính trị của sự kiện. Cùng một sự kiện nhưng những người có thế giới quan, quan điểm chính trị khác nhau thường lý giải và phản ánh sự kiện ấy một cách khác nhau. Vì vậy, sử liệu chính là hiện thân nhận thức của tác giả sử liệu về sự kiện. Mức độ nhận thức của tác giả phụ thuộc vào vị trí của tác giả trong sự kiện. Đây là điều kiện khách quan để tác giả có nhận thức chủ quan về sự kiện, nhận thức như thế nào và đến đâu là hoàn toàn phụ thuộc năng lực của tác giả. Mặc dù vị trí của tác giả trong sự kiện là khả năng khách quan và năng lực chủ quan của tác giả khi phản ánh một một hiện thực lịch sử, nhưng sự kiện với quá trình phát triển của nó cũng tác động đối với người nhận thức, phản ánh nó. Phân loại sử liệu là dựa vào những đặc trưng phản ánh cái chung của một nhóm sử liệu nào đó để tạo tiền đề cho việc xử lý các thông tin lịch sử từ các nguồn tư liệu đó. Sử dụng nguồn gốc hình thành, trên cơ sở thực tại lịch sử sản sinh, tạo ra hệ thống các nguồn sử liệu chữ viết trong các quá trình lịch sử đó, nguồn sử liệu chữ viết về hệ thống chính trị Úc có thể được phân loại, giới hạn trong các phạm vi như sau: Nguồn sử liệu hình thành trong hệ thống chính quyền các cấp từ 1788-1901 bằng tiếng Anh Nguồn sử liệu hình thành từ các hoạt động của các tổ chức tôn giáo, chính đảng từ 1788-1901 bằng tiếng Anh Hệ thống sách báo, tạp chí từ 1788-1901 bằng tiếng Anh Tư liệu sự kiện của các cơ quan chính quyền nhà nước Úc từ 1901 đến nay Australia and the Pacific Sydney : Australian Institute of International Affairs, 1938 Australia : a partner for a more equitable and sustainable future Australian Government, 2009] Tư liệu sự kiện của các tổ chức chính trị - xã hội từ 1901 đến nay [Canberra, A.C.T. : 5 Sydney : Oswald Ziegler Publications, 1976: Australia ISBN 0909586047 Australia (Melbourne, Vic: 1917): H. Minogue and G. Honan, 1917-1920 Australia country report: East Syracuse, New York : PRS Group Samford, Qld. : Social Credit School of Studies, [1992] A toast to Australia; Myths and legends - the stuff of history (or 1975 revisited) / by David Smith. Grand vision for Australians / V.J. Bridges. For Australia : the things we have done : the things we have to do. Hughes, W. M. (William Morris), 1862-1952 Delivered at Burra, South Australia on 29 March 1922. Australia 1938 : bulletin Canberra : Australian National University, 1980-1981 Commonwealth of Australia gazette. General: Canberra : National Library of Australia, 2017 Australia business forecast report: report on political risk, economic performance and outlook, and key economic sectors London: Business Monitor International Tư liệu sự kiện của các cá nhân từ 1901 đến nay Hancock, W. K. (William Keith), 1898-1988: New York: Charles Scribner's Sons, [1930?] Australia & Indonesia : can we be friends? / [editor, Jonathan Pearlman] Carlton, VIC : Schwartz Publishing Pty Ltd, July 2018 Australia, wake up! / E F (Terry) Byrne Calwell, ACT: Inspiring Publisher, [2013] Australia unsettled : the legacy of neo-liberalism / Dennis Woodward Frenchs Forest, NSW : Pearson Education Australia, c2005 Australia, the recreational society / David Mosler Westport, Conn. : Praeger, 2002 Australia : systems & structures / John Walsh Campbelltown, South Australia: Socom Educational Resources, [2009] Australia : a new nation / C.E. Sayers Calcutta : Hindusthan Publications, 1944 Australia & the South Pacific : letters home, 1965-1972 / Sheila Menzies & Arthur Menzies Manotick, Ont. : Penumbra Press, c2009 Australia 1880 to 1950 : history keypoints / Anthony Lynch Inglewood, Western Australia : Talldoor Publications, 2012 Australia and the world in the twentieth century / David Lee Beaconsfield, Vic: Circa, c2006 Australia : the making of a nation / by John Foster Fraser London: Cassell for the Bay View Reading Club, 1911 Australia : Republic or US colony? / by Klaas Woldring www.lulu.com., [2004] 6 Australia : economic and political studies / by various writers ; edited by Meredith Atkinson Melbourne : MacMillan, 1920 Australia as US client state : the geopolitics of de-democratization and insecurity / Erik Paul Houndmills, Basingstoke, Hampshire : Palgrave Macmillan, 2014 Australia : the state of democracy / Marian Sawer, Norman Abjorensen, Philip Larkin Annandale, N.S.W. : Federation Press, 2009 Tư liệu sự kiện của Anh – Mỹ từ 1901 đến nay Australia : government and business contacts handbook Volume 1, Strategic government and business contacts Washington, D.C.: International Business Publications, USA, 2009 Australia country profile London : MarketLine New York, N.Y. : Litho in U.S.A. by Ardlee Service Inc: Government of Australia, 1968 Australia : a special report: A special supplement to the London Times, Tuesday March 31, 1970. Australia and the Commonwealth / L.C. Key [London] : University of Toronto Press, [1945] Australia foreign policy and government guide Washington, D.C.: International Business Publications, USA, 2009 Australia : a century building democracy [London]: Commonwealth Parliamentary Association], 2001 Australia reshaped: 200 years of institutional transformation / edited by Geoffrey Brennan, Francis G. Castles Cambridge; Port Melbourne : Cambridge University Press, 2002 Australia: a social and political histor /edited by Gordon Greenwood New York: Praeger, 1955 Nguồn tư liệu sự kiện Vũ Tuyết Loan 1998 Australia ngày nay Bùi Khánh Thế 1999 Nghiên cứu về Australia NXB Khoa học xã hội kỷ yếu hội thảo khoa học lần Nội thứ 2 về Đông phương học dung Nhiều tác giả 1999 Đường vào Australia NXB TPHCM, TPHCM chung Nguyễn Văn Tiệp 2001 hoá ở Australia Nghiên cứu khoa học giảng viên cấp Trường Trần Cao Bội Ngọc 2006 Các cộng đồng cư dân, dân tộc và mối quan hệ lịch sử - văn Văn hoá thổ dân Úc NXB ĐHQG TPHCM 7 Dương Huệ Linh 2008 Qúa trình thích nghi và sự thích nghi văn hoá của cộng đồng người Hoa ở Australia Khoá luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy khoá 2004-2008 Tập bài giảng chính trị học : hệ cao cấp lý luận chính trị / Nguyễn Văn Vĩnh - Hà Nội : Lý luận chính trị, 2004 Đông Nam Á truyền thống và hội nhập / Vũ Dương Ninh chủ biên. - H. : Thế giới, 2007 Chính trị học : tập bài giảng : lưu hành nội bộ / Hồ Văn Thông - Hà Nội : Chính trị Quốc gia, 2000 Mô thức chính trị thế giới / Lewis M. Alexander. - Sài Gòn : Trung tâm nghiên cứu Việt Nam, 1957, tr.490 Văn hóa truyền thống của thổ dân Úc Trần Cao Bội Ngọc 2005 Vũ Thu Hằng 2005 Diện mạo văn hoá của cộng đồng người Hoa ở Australia trong quá trình thích nghi và hội nhập Nguyễn Lý Trọng Tín 2016 Tìm hiểu sự thích nghi của cộng đồng cư dân bản địa trong tiến trình lịch sử Australia TS Trần Cao Bội Ngọc hướng dẫn Trần Cao Bội Ngọc Văn hoá của dân tộc bản địa ở Australia từ truyền thống đến 2013 hiện đại Chính trị học đại cương / Đinh Văn Mậu- Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1997 Nhập môn khoa học chính trị/Nguyễn Xuân Tế - Tp. HCM: Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2002 Chính trị học những vấn đề lý luận và thực tiễn/Nguyễn Văn - Hà Nội: Chính trị - Hành chính, 2009 Hệ thống chính trị Hàn Quốc hiện nay/Hoàng Văn Việt.-Tp. Hồ Chí Minh: Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2006 Chính trị học đại cương: tập bài đọc: lưu hành nội bộ - Tp. Hồ Chí Minh: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), 2009 Đoàn Thanh Thảo 2013 Quan hệ Úc - Mỹ từ đầu thế kỷ XXI đến nay Học viện chính trị quốc gia TPHCM 2003 Thể chế chính trị thế giới Cơ sở kinh tế - xã hội – tư tưởng của HTCT liên bang Úc đương đại NXB Chính trị Quốc gia Chính trị học đại cương / Đinh Văn Mậu- Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1997 Chính trị tư bản chủ nghĩa - đặc điểm, giá trị và hạn chế lịch sử: nghiên cứu lý luận và thực tiễn/Lê Minh Quân/ Lý luận chính trị - 2001 - Số 10 - Tr.66 – 70 Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới: Sách tham khảo/Phạm 8 Hồng Thái, Lưu Kiếm Thanh dịch - H: Chính trị Quốc gia, 1993 Chính trị và hệ thống chính trị của các nước tư bản phát triển: báo cáo tổng hợp: - Hà Nội:1995 Hệ thống chính trị ở các nước tư bản phát triển hiện nay sách tham khảo / Hồ Văn Thông - H: Chính trị Quốc gia, 1998 Chính trị và hệ thống chính trị trong học thuyết Mác - lênin: báo cáo tổng - Hà Nội, 1995 Học viện chính trị quốc gia TPHCM 2003 Thể chế chính trị thế giới Tổ chức bộ máy nhà nước trung ương và địa phương của HTCT liên bang Úc đương đại NXB Chính trị Quốc gia Chính trị tư bản chủ nghĩa - đặc điểm, giá trị và hạn chế lịch sử: nghiên cứu lý luận và thực tiễn/Lê Minh Quân/ Lý luận chính trị - 2001 - Số 10 - Tr.66 – 70 Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ (Mô hình tổ chức và hoạt động)/Nguyễn Văn Huyên - H: Lý luận Chính trị, 2007 Học viện chính trị quốc gia TPHCM 2003 Thể chế chính trị thế giới đương đại NXB Chính trị Quốc gia Khoa học chính trị một số vấn đề lý luận và thực tiễn (2010 -2014). Q.2 : tài liệu phục vụ nghiên cứu (lưu hành nội bộ). - Hà Nội : Viện Thông tin Khoa học xã hội, 2014 Thái độ của Australia trước tình hình chính trị Đông Dương 1954 / Hệ thống đảng chính trị liên bang Úc Nguyễn Thị Định// Nghiên cứu lịch sử . - 2004 . - Số 4. - Tr. 45 - 52. Một số hệ thống bầu cử trên thế giới và tác động chính trị của chúng / Lưu Văn Quảng// Lý luận chính trị. - 2006. - Số 7. - Tr. 84 – 88 Chính trị tư bản chủ nghĩa - đặc điểm, giá trị và hạn chế lịch sử: nghiên cứu lý luận và thực tiễn/Lê Minh Quân/ Lý luận chính trị - 2001 - Số 10 - Tr.66 – 70 Một số đảng chính trị trên thế giới/Ngô Đức Tính: Chính trị Quốc gia, 2001 Câu 2. Các quan điểm về hệ thống chính trị Hệ thống chính trị là cơ chế chính trị - xã hội tổng thể thực hiện và bảo vệ quyền lực công cộng, làm cho nhân dân thực sự là chủ, thực sự làm chủ. Thông qua hệ thống chính trị, chủ thể của quyền lực chính trị là nhân dân thực hiện được sự uỷ quyền của nhân dân và trực tiếp tham gia kiểm tra, giám sát thực thi quyền lực được uỷ thác của các tổ chức, thể chế, đội ngũ cán bộ viên chức trong hoạt động của nó. (GS TS Hoàng Chí Bảo, Tạp chí nghiên cứu Lý luận chính trị số 03/2005, tr.16-18) 9 Hệ thống chính trị là một tổ hợp những cơ quan gồm nhà nước là hạt nhân và các cơ quan thực thi quyền lực chung quanh. Nhà nước là hình thức tổ chức cao nhất của hệ thống chính trị, là cơ cấu chính, cơ bản của sự điều hành, quản lý xã hội.(TS Khoa học chính trị Nguyễn Xuân Tế) Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp (trong đó có cả các tổ chức do giai cấp bị thống trị lập nên), các đảng chính trị hợp pháp, và nhà nước của giai cấp cầm quyền, cùng quan hệ qua lại trong sự tác động lẫn nhau để chi phối các quá trình kinh tế - xã hội nhằm đảo bảo, duy trì và phát triển chế độ xã hội, đảm bảo duy trì lợi ích và quyền lực của giai cấp cầm quyền. (PGS TS Dương Xuân Ngọc) Hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chính thể (các cơ quan quyền lực nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức chính trị xã hội và các nhóm, phong trào lợi ích chính trị xã hội, ...) được xây dựng dựa trên các quyền và chuẩn mực xã hội, phân bổ theo một cấu trúc chức năng nhất định, vận hành theo những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể nhằm thực thi quyền lực chính trị (Nguyễn Văn Vĩnh) Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức, thiết chế chính trị xã hội và mối quan hệ qua lại giữa chúng hợp thành cơ chế chính trị của một chế độ xã hội (Đề cương bài giảng Triết học Marx Lenin dùng cho các trường đại học cao đẳng, NXB Giáo dục, 1994, tập 2, tr.87) Hệ thống chính trị của xã hội – hệ thống các thể chế (cơ quan nhà nước, các chính đảng, các tổ chức xã hội) và các tiêu chuẩn trong đó diễn ra toàn bộ đời sống của xã hội và quá trình thực hiện quyền lực nhà nước (Từ điển chính trị vắn tắt Liên Xô cũ, NXB Sự thật, Hà Nội, 1988, tr.157) Hệ thống chính trị là hệ thống chuyên chính được thiết lập nên từ đặc điểm kinh tế và cơ cấu xã hội cụ thể của quốc gia, phản ánh nhiệm vụ chính trị của giai cấp thống trị trên con đường đi tới mục tiêu của từng thời kỳ. Do đó, có thể nói hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức chính trị xã hội nhằm tập hợp lực lượng thành một bộ máy thực hiện chuyên chính của giai cấp thống trị, là hệ thống các mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị xã hội đó. (Báo cáo tổng hợp Đề tài chương trình khoa học KX05: Chính trị và hệ thống chính trị trong học thuyết Mác Lenin) Hệ thống chính trị là cơ chế chính trị của một chế độ xã hội, bao gồm các tổ chức, thiết chế chính trị xã hội, bảo đảm thực hiện có kết quả quyền lực chính trị của giai cấp thống trị trong quan hệ với các giai cấp, tầng lớp, và nhóm xã hội khác. Hệ thống chính trị hoạt động theo bản chất và mục đích của chế độ kinh tế - chính trị của xã hội, là sự thể hiện và thực hiện đường lối của giai cấp nắm quyền điều khiển xã hội, do đó hệ thống chính trị luôn mang bản chất giai cấp, đại diện giai cấp cầm quyền và phục vụ mục đích của giai cấp cầm quyền. Ở các xã hội tư bản chủ nghĩa, hệ thống chính trị có nhiều hình thức khác nhau để phản ánh bản chất 10 chính trị và quyền lợi của giai cấp tư sản, phục vụ sự thống trị của giai cấp tư sản, và phản ánh những mâu thuẫn của các giai tầng trong xã hội. Trong khi đó, hệ thống chính trị ở các xã hội xã hội chủ nghĩa được thiết lập ngay sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, được hoàn thiện từng bước trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa đó, và phản ánh những thay đổi cơ bản của cơ sở kinh tế - xã hội diễn ra cùng với thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa xây dựng xã hội mới. (Tạp chí Cộng sản, số 461, tr.61). Hệ thống chính trị Australia hoạt động theo bản chất của giai cấp đại tư sản và mục đích của chế độ kinh tế TBCN hiện đại, thể hiện đường lối của giai cấp đại tư sản (tầng lớp chủ yếu trong Đảng Tự do – Quốc gia), phản ánh bản chất chính trị và quyền lợi của giai cấp đại tư sản, từ đó phục vụ sự thống trị của giai cấp đại tư sản Các nhà chính trị học phương Tây xem xét hệ thống chính trị là hệ thống các cơ quan nhà nước, đảng chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các liên minh và nhóm chính trị. Trong khi đó, các nhà khoa học Liên Xô cho rằng hệ thống chính trị là một cơ chế mà giai cấp thống trị dựa vào nó để lãnh đạo chính trị và quản lý xã hội. Hệ thống chính trị được cấu thành từ sáu yếu tố: cơ quan nhà nước, các đảng chính trị, các liên minh chính trị, liên minh kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức – phong trào chính trị hoạt động hợp pháp. Từ cách tiếp cận trên, các nhà khoa học Liên Xô cho rằng, cấu trúc của hệ thống chính trị - cơ chế mà giai cấp thống trị dựa vào nó để lãnh đạo chính trị và quản lý xã hội – gồm 6 bộ phận cấu thành là: Thứ nhất, các chủ thể chính trị: tổng thể các cơ quan nhà nước, đảng chính trị, liên minh kinh tế, tổ chức – phong trào chính trị xã hội hoạt động hợp hiến. Sự đan xen quyền lợi kinh tế và chính trị dựa trên cơ sở thực tiễn các tổ chức kinh tế tài chính độc quyền lũng đoạn trở thành một lực lượng hùng mạnh, chi phối lớn đời sống chính trị, thậm chí quyết định đến các định hướng chính trị đã tạo ra ở các nước TBCN một nhóm thiểu số đại diện giới chóp bu tư sản nắm giữ và thực thi quyền lực chính trị. Thứ hai, các nguyên tắc và tiêu chuẩn chính trị, các định chế thành văn điều chỉnh hành vi của các chủ thể chính trị, được xác lập và sử dụng trong hiến pháp, các bộ luật, đạo luật, nguyên tắc hoạt động đảng chính trị, điều lệ tổ chức chính trị - xã hội, giáo lý, phong tục tập quán nhằm đảm bảo các chức năng của hệ thống chính trị và điều chỉnh các quan hệ chính trị xã hội. Thứ ba, văn hoá chính trị là biểu hiện của văn hoá trong hoạt động chính trị chỉ rõ trình độ, năng lực, phẩm chất của các chủ thể chính trị trong hoạt động chính trị, luôn biến đổi theo sự vận động của lịch sử văn hoá xã hội. Văn hoá chính trị là nền tảng của hệ thống chính trị, giúp cho việc thống nhất hay làm tan rã cơ tầng xã hội, tạo cơ sở rộng lớn, hoặc ủng hộ củng cố chính quyền hoặc gây bất ổn hệ thống quyền lực. 11 Thứ tư, tư tưởng chính trị là các quan điểm chính trị phản ánh sinh hoạt của các giai cấp và nhóm lợi ích xã hội. Ở Australia có hệ tư tưởng dân chủ tư sản, dân chủ tự do, bảo thủ cổ điển, tự do cổ điển, dân chủ xã hội, cộng sản chủ nghĩa, ... Hệ tư tưởng chính trị phản ánh thực tiễn tồn tại lực lượng giai cấp và khuynh hướng chính trị đảm bảo cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Thứ năm, quan hệ chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, bên trong các giai cấp, giữa các dân tộc, bên trong các dân tộc để giành, giữ và xác lập quyền lực chính trị. Quan hệ chính trị là môi quan hệ thẳng theo chiều dọc được xác lập trong quá trình thực thi quyền lực chính trị giữa các tổ chức chính trị (nhà nước, đảng chính trị, nhóm lợi ích, đoàn thể chính trị - xã hội) Thứ sáu, hệ thống thông tin đại chúng là cơ quan quyền lực nhà nước thứ tư giúp cho việc hình thành và phản ánh ý kiến xã hội, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của đảng cầm quyền và nhà nước. Làm rõ bản chất xã hội và tính chất quyền lực chính trị của hệ thống chính trị, các nhà chính trị học Marxist căn cứ vào sự tồn tại của hình thái kinh tế xã hội, đặc trưng phát triển dân tộc và lịch sử của xã hội để phân loại hệ thống chính trị của xã hội xã hội chủ nghĩa quá độ (Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cuba, Triều Tiên), xã hội xã hội chủ nghĩa hiện đại (chưa có), xã hội tư bản chủ nghĩa quá độ (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Hàn Quốc, Indonesia ...), và xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại (Anh, Mỹ, Úc, Nhật, Canada, Singapore, ...). Tại các nước xã hội tư bản chủ nghĩa quá độ, giai cấp đại tư sản hiện đại đại diện phương thức sản xuất tiến bộ còn non yếu, chưa thực sự trở thành lực lượng xã hội tiên phong; cơ sở kinh tế là nền kinh tế chuyển tiếp từ kinh tế nông – công nghiệp sang kinh tế công nghiệp – dịch vụ; cơ sở xã hội là các giai cấp và nhóm xã hội chuyển tiếp đang hình thành, chưa có giai cấp đại tư sản hiện đại đại diện xã hội mới để tạo cơ hội cạnh tranh quyền lực mạnh mẽ giữa các giai tầng – nhóm lợi ích chính trị - xã hội. Tại các nước xã hội tư bản chủ nghĩa phát triển (tư bản chủ nghĩa hiện đại) tồn tại chủ yếu trên nền tảng kinh tế lớn, hiện đại, cơ sở xã hội đại diện là hai giai cấp đối kháng tư sản và vô sản. Hình thức quản lý xã hội và tổ chức hoạt động chính trị được giai cấp đại tư sản thống trị sử dụng và thực hiện là hình thức dân chủ tư sản. Tồn tại xã hội quyết định nội dung và hình thức cơ cấu quyền lực chính trị mà giai cấp thống trị sử dụng. Úc là một quốc gia TBCN phát triển, quyền lực chính trị nằm trong tay giai cấp đại tư sản – chủ nhân của các tập đoàn kinh tế khai khoáng khổng lồ. Mức độ tập trung sản xuất và tích tụ tư bản lớn đã tạo ra sức mạnh tiềm tàng mới của giai cấp đại tư sản. Để duy trì, củng cố và bảo vệ quyền lực kinh tế, giai cấp đại tư sản tư bản công nghiệp – ngân hàng móc nối với giới tư sản quan liêu chính trị khao khát tìm kiếm sức mạnh kinh tế từ các tập đoàn tài phiệt – tạo ra liên minh quyền lực mới là nhà nước – tập đoàn tư bản lũng đoạn. 12 Câu 3. Văn hoá tổ chức quản lý xã hội của cộng đồng thổ dân và cộng đồng người Hoa tại Úc hiện nay Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của bản thân. Văn hoá nhờ có tính hệ thống mà thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Văn hoá vừa là động lực vừa là hệ điều chỉnh cho sự phát triển kinh tế - xã hội, kết dính các mối quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội tạo nên hình thái và bản sắc của dân tộc. Văn hoá tổ chức là tập hợp hệ thống các quan niệm chung của các thành viên trong tổ chức mà phần lớn chúng được các thành viên hiểu ngầm với nhau, nó chỉ thích hợp cho cách thức tổ chức riêng của họ. Có thể nói, văn hoá tổ chức là văn hoá thể hiện trong mọi mặt hoạt động của tổ chức bao gồm cách thức tổ chức điều hành và cách hành vi ứng xử của các thành viên trong tổ chức đó. Văn hoá tổ chức là những biểu hiện về tổ chức, hoạt động của một đơn vị trong mọi khía cạnh gắn với một quá trình lịch sử phát triển. Văn hoá tổ chức là môi trường diễn ra hoạt động của chủ thể quản lý, các nền văn hoá tổ chức khác nhau sẽ có thể hiện về quản lý khác nhau. Văn hoá tổ chức được truyền từ đời này sang đời khác, được chấp nhận bởi nhiều thành viên và sẽ ngày càng mạnh hơn khi các giá trị, niềm tin và truyền thống cấu thành văn hoá tổ chức đó là một tổng thể gắn bó và không ngừng phát triển, thích ứng với hoàn cảnh, môi trường xã hội. Do đó, văn hoá tổ chức quản lý xã hội của cộng đồng thổ dân và cộng đồng người Hoa tại Úc là văn hoá tổ chức của hai xã hội thể hiện lần lượt hình thức tín ngưỡng, giá trị văn hoá và hoạt động phát triển trong suốt quá trình lịch sử của hai cộng đồng đó. Mỗi văn hoá tổ chức quản lý xã hội mang một bản sắc riêng và không ngừng được bảo tồn những giá trị truyền thống của văn hoá tổ chức quản lý xã hội đó. Quản lý xã hội là sự tác động liên tục, có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý xã hội và các khách thể liên quan, nhằm duy trì và phát triển xã hội theo các mục tiêu mà chủ thể quản lý đặt ra tuỳ thuộc vào xu thế phát triển khách quan của lịch sử. Quản lý xã hội phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, từ đó hình thành mô hình quản lý xã hội. Đối tượng quản lý xã hội là các nhóm, tổ chức, thiết chế và cộng đồng xã hội. Chủ thể quản lý xã hội là các tập đoàn lợi ích xã hội, các giai tầng, thiết chế xã hội, và sức mạnh tập quán truyền thống của dân tộc. Như vậy, quản lý xã hội là tổng thể các cơ cấu tổ chức và các mối liên hệ giữa các cơ cấu tổ chức đó để qua đó thực hiện sự quản lý giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội, các thiết chế của xã hội. Quản lý xã hội bao trùm mọi khách thể và quá trình xã hội, vì vậy có ý nghĩa quyết định với sự tồn tại và phát triển của các cộng đồng cư dân, dân tộc, quốc gia. Văn hoá quản lý xã hội là một bộ phận của văn hoá, mang các đặc trưng của văn hoá, bao gồm: tính hệ thống với chức năng tổ chức xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội, nâng cao 13 năng lực quản lý lãnh đạo của chủ thể quyền lực; tính giá trị với chức năng điều tiết xã hội, hướng năng lực – phẩm chất của con người vào các hoạt động tích cực sáng tạo nhằm thực hiện các giá trị lý tưởng đã chọn; tính lịch sử với chức năng giáo dục tuyên truyền quảng bá thúc đẩy tính tích cực chính trị của cư dân; tính nhân sinh với chức năng đảm bảo thực hiện phát huy dân chủ chống mọi biểu hiện thoái hoá. Đơn vị tổ chức xã hội lớn nhất là bộ lạc. Khi người châu Âu đến định cư đầu tiên ở Úc, họ có trên 600 bộ lạc. Là một cộng đồng tộc người sống du cư, bộ lạc không có tổ chức cố định thường xuyên như Hội đồng bộ lạc. Quy mô của bộ lạc dao động từ 100 đến 3000 người. Một số bộ lạc gần gũi hình thành nhóm bộ lạc. Phần lớn các bộ lạc tách thành các nhóm địa phương chiếm giữ một vùng đất nhất định. Mỗi bộ lạc thường chia thành hai nửa bào tộc. Bào tộc được chia thành các thị tộc. Bộ lạc là cộng đồng tộc người hơn là cộng đồng quản lý xã hội như thổ dân Bắc Mỹ. Mỗi bộ lạc gồm những người cùng ngôn ngữ, tập quán cùng sống trong một vùng cung cấp lương thực cụ thể cho các thành viên trong bộ lạc. Là những người duy nhất có quyền săn bắt và sử dụng nguồn nước trong lãnh thổ của bộ lạc, nên họ kiên quyết bảo vệ lãnh thổ khỏi tình trạng bị xâm chiếm. Xã hội có tổ chức là một xã hội mà mọi thành viên của nó cùng chia sẻ một hệ thống nguyên tắc, quy định và mối quan hệ nhất định, hình thành nên các nhóm nhỏ bên trong. Xã hội của thổ dân Úc chia sẻ hai yếu tố: yếu tố quan hệ họ hàng như các đơn vị tổ chức xã hội và yếu tố hệ thống luật tục theo tín ngưỡng Dreaming. Yếu tố quan hệ họ hàng là yếu tố quan trọng góp phần lưu giữ nền văn hoá của tổ tiên qua các thế hệ cộng đồng thổ dân trên toàn nước Úc. Quan hệ họ hàng được thể hiện qua các quy định về hôn nhân, vai trò của người phụ nữ trong gia đình, từ đó giải thích sự hình thành đơn vị tổ chức xã hội của thổ dân là thị tộc, bộ lạc. Từ hệ thống quan hệ họ hàng của thổ dân, xã hội của thổ dân Úc mở rộng và một đứa trẻ trong một đại gia đình sẽ có nhiều mẹ (mẹ và các chị em gái ruột của mẹ) và nhiều cha (cha và các anh em trai ruột của cha). Hệ thống quan hệ họ hàng tạo ra đơn vị cơ bản của toàn xã hội thổ dân là gia đình. Lớn hơn gia đình, thị tộc và bộ lạc được hình thành làm đa dạng bức tranh đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng thổ dân Úc. Thị tộc là tập hợp nhóm gia đình mở rộng với khoảng 40-50 thành viên, là đơn vị cơ bản chiếm độc quyền một mảnh đất nào đó. Đa số các thị tộc sống rải rác khắp nước Úc, có chung dòng dõi một tổ tiên có từ thời Dreaming, có chung vật tổ, tộc danh và nghi lễ thị tộc riêng. Các thành viên trong thị tộc có quan hệ dựa trên hệ thống quan hệ họ hàng. Những người đàn ông được trao quyền sở hữu đất đai lại từ thế hệ trước, do đó đây là kiểu thị tộc tổ chức theo dòng phụ hệ. Một bào tộc liên tưởng tới những vật tổ và biểu tượng tín ngưỡng liên tưởng đến những sinh vật tồn tại trên mảnh đất và trong môi trường sống của một thị tộc. Hai thị tộc thuộc bào tộc khác nhau có thể kết hôn với nhau, nhờ đó, các thị tộc kết hợp lại thành một bộ lạc và khu vực săn bắt hái lượm được mở rộng. Đối với thổ dân Úc, 14 một bộ lạc gồm nhiều thị tộc nắm giữ một vùng lãnh thổ, sử dụng chung một ngôn ngữ, tuân thủ chung một số những luật lệ và đóng vai trò như một cộng đồng độc lập. Số lượng thành viên trong bộ lạc có thể lên tới 500 người, và số lượng quan hệ họ hàng có thể đạt tới 100 chi/nhánh. Tóm lại, gia đình, bào tộc, thị tộc, bộ lạc là các đơn vị tổ chức xã hội gắn liền với cơ chế quản lý xã hội – kinh tế sơ khai, tại đó, các thành viên trực thuộc tự ý thức tuân theo những luật tục và điều cấm kỵ để phục vụ nhu cầu phát triển và bảo vệ sự cố kết của toàn thể cộng đồng thổ dân Úc. Mặc dù cộng đồng thổ dân Úc không có thứ bậc xã hội chính thức như nhiều nền văn hoá khác trên thế giới, nhưng cũng có nhiều sự phân biệt trong nội bộ xã hội của họ. Các thổ dân đều có liên hệ với các thành viên khác trong cộng đồng qua mối liên hệ gia đình và mối liên hệ ngôn ngữ. Ngoài những mối liên hệ chính thức trên, thổ dân còn sống trong các cộng đồng cư dân đa dạng, không cố định mãi trong cộng đồng của mình. Họ có thể di chuyển sang vùng lãnh thổ khác. Thành phần và số lượng của nhóm thổ dân phụ thuộc mảnh đất họ đang sống có đủ màu mỡ để cung cấp thực phẩm cho họ không. Một cá nhân có thể sống với mảnh đất của bộ lạc mình, nhưng đi săn ở vùng khác. Mối liên hệ của thổ dân với vùng đất họ sinh sống được xây dựng trên nền tảng của mối liên hệ văn hoá – xã hội. Các thành viên trong bộ lạc tin tưởng rằng trên một vài phương diện, họ có quan hệ với nhau, mối quan hệ này rất quan trọng vì nó quy định quyền lợi và trách nhiệm với nhau. Lãnh thổ của bộ lạc rất quan trọng vì nó là vùng đất cung cấp nguồn lương thực cho các thành viên trong bộ lạc. Lãnh thổ của họ được xem là mảnh đất thiêng liêng, mang ý nghĩa tôn giáo, như nơi chốn thiêng liêng tổ tiên và người thân của họ đã sống. Nhiều nơi rất thiêng liêng được xem là rất cần được tôn kính. Tại phần lớn lãnh thổ Úc, những người già thổ dân là những người lưu giữ những kiến thức thần bí, những nghi lễ chính, là người giải thích những điều luật mà tổ tiên đặt ra. Vai trò kinh tế của người phụ nữ có sự khác biệt rõ ràng với nam giới: họ có trách nhiệm hái lượm, sản xuất lương thực riêng biệt cho mình, chế tạo những công cụ riêng biệt và kiến thức riêng biệt về những thần linh tổ tiên mà họ tin rằng ngự trị trong sản xuất riêng biệt theo mùa. Phụ nữ ở miền Trung nước Úc có kiến thức thần bí riêng, những hoạt động nghi lễ riêng, và đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong các nghi lễ. Họ có thể ảnh hưởng vào quyền lực trong nhiều hoạt động liên quan tới phụ nữ và đàn ông. Bộ lạc của thổ dân Úc không phải một đơn vị xã hội mà chỉ là hình thức cộng đồng người mang đặc trưng bằng tên gọi thống nhất, thổ ngữ chung, giới hạn lãnh thổ do tập quán quy định. Bộ lạc của thổ dân Úc hầu như khắp nơi không phải là một chỉnh thể thống nhất.Nó được chia thành các nhóm địa phương nhỏ hơn. Tổ chức xã hội bộ lạc không có hội đồng nhưng nó hình thành những mầm mống của quan hệ cộng đồng bộ lạc trong một vùng đất nhất định. Các nhóm bộ lạc sẽ đến một chỗ để thảo luận những công việc chung, tổ chức 15 những điệu múa lễ nghi, lễ thành đinh là chủ đề trực tiếp quan trọng nhất của các cuộc hội họp bộ lạc, là công việc quan trọng nhất của toàn bộ lạc trong đào tạo lớp thanh niên kế cận. Người lớn tuổi có quyền hạnđáng kể trong cộng đồng. Các mối quan hệ giữa thổ dân và người châu Âu lệ thuộc nhiều vào những người lớn tuổi. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, Wongo là một thổ dân trung niên có quyền lực và tầm ảnh hưởng to lớn ở vùng đông bắc Arnherm Land nhờ các nhân tố như: cá tính lãnh đạo, sự ủng hộ của một lực lượng đội ngũ đông đảo những người con trai đã trưởng thành và đông đảo những bà vợ của ông. Cộng đồng thổ dân rất tôn kính những người già uyên bác và có kinh nghiệm được tích luỹ qua nhiều kỳ lễ hội. Trong nội bộ xã hội thổ dân, dù là họ hàng gần hay xa cũng đều là người có họ, có khuynh hướng hoà đồng và giao tiếp với các thành viên khác. Những người lạ cuối cùng cũng có thể trở thành “người có họ” nếu họ sống đủ lâu để có thể thiết lập mối quan hệ xã hội với cộng đồng tại đó. Trong một số hệ thống gia đình mà thuật ngữ chú bác chỉ bao gồm anh em trai của mẹ mà không bao gồm anh em trai của bố, sợi dây liên kết đặc biệt giữa “chú bác” với phe con trai của chị em gái ruột đóng vai trò hỗ trợ thực phẩm và nơi trú chân rất nhiều trong các cuộc đánh nhau hay tranh cãi. Tương tự, trong những gia đình này, cô/bá chỉ bao gồm chị em gái của bố mà không bao gồm chị em gái của mẹ. Các thổ dân mở rộng mối quan hệ họ hàng để thiết lập các nhóm người đông hơn vì mục đích chính trị thông qua những buổi lễ mang tính chất ngoại giao để tạo và củng cố quan hệ giữa các nhóm. Những buổi lễ này cũng mang tính thương mại, tạo lập liên kết về mặt chính trị hay chỉ đơn thuần tưởng nhớ “người có họ” chung đã quá cố. Mặc dù rất đa dạng về hệ thống quan hệ họ hàng, mục đích chung của các kiểu quan hệ họ hàng của thổ dân Úc là tìm ai có thể và không thể trở thành vợ/chồng. Một trong những nguyên tắc bắt buộc là thành viên cùng thị tộc không được kết hôn với nhau. Đó là đơn vị ngoại hôn. Ở một số bộ lạc có tục nối dây, goá phụ được lấy anh em trai của người chồng quá cố và goá bụa được lấy chị em gái chưa chồng của người vợ quá cố. Tổ chức xã hội của người Hoa là các hình thức cố kết tộc người dưa trên các mối quan hệ nhất định, tạo nên mạng lưới tộc người trong xã hội, là các tổ chức quần chúng được tham gia xây dựng trên cơ sở tham gia tự nguyện của các cá nhân (mỗi người có quyền tự chọn để tham gia sinh hoạt hay không sinh hoạt trong một tổ chức xã hội như vậy), có mục đích, phân cấp cụ thể, có quá trình ra đời và phát triển gắn liền với bối cảnh lịch sử xã hội Úc nhằm thoả mãn những nhu cầu tinh thần và vật chất giữa đồng hương – đồng môn – đồng tộc – đồng học – đồng nghiệp từ Trung Quốc đến sinh sống ở Úc. Tuy khác nhau về tên gọi, mục đích, nhìn chung các tổ chức xã hội của người Hoa có tổ chức khá chặt chẽ, hội viên có chọn lọc và mang tính tự nguyện tham gia, tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ với các tổ chức xã hội khác và với chính quyền sở tại. Tổ chức xã hội của người Hoa không hoạt động trong môi trường 16 văn hoá xã hội thuần Hán mà gắn bó với cộng đồng các dân tộc của Úc. Bên cạnh tính khép kín để lưu giữ các yếu tố văn hoá truyền thống, tổ chức xã hội của người Hoa còn có tính mở để tiếp nhận, điều chỉnh nội dung, phương thức, hành vi hoạt động của các thành viên sao cho hoà nhập, thích ứng với môi trường văn hoá xã hội qua từng giai đoạn cụ thể của cộng đồng các dân tộc Úc. Tổ chức quản lý xã hội là một đặc trưng nổi bật của cộng đồng di dân gốc Hoa, đặc trưng cho liên kết kết cộng đồng. Các loại hình tổ chức quản lý xã hội chủ yếu là Hội kín, bang, hội, hội quán, thương hội, hội đoàn mang tính văn hoá giải trí được thành lập theo nhu cầu của di dân gốc Hoa. Các tổ chức xã hội truyền thống không chỉ bảo tồn phong tục tập quán, lối sống tinh thần của nền văn hoá Trung Hoa ở hải ngoại, mà còn là công cụ điều hoà các mối quan hệ xã hội, là cầu nối quan hệ họ hàng giữa họ với nhau, với Đài Loan, Hồng Công, Macao, và Trung Quốc đại lục. Hình thức liên kết cộng đồng thông qua bang của người Hoa trước đây nhằm gắn kết cộng đồng và chăm lo đời sống vật chất và tinh thần. Tổ chức bang của người Hoa không dựa vào địa giới địa phương, là phương cách quản lý người Hoa đặc biệt. Đứng đầu bang là bang trưởng và phó bang. Bang trưởng và các thành viên ban quản trị do các thành viên của bang bầu chọn. Bang trưởng làm việc không lương, hoặc thù lao như một viên chức. Bang trưởng và giúp việc cho bang trưởng đại diện cho cộng đồng giao tiếp với chính quyền. Ngược lại, chính quyền cũng thông qua bang trưởng kiểm soát những người Hoa nhập cư. Bang trưởng có khá nhiều quyền hành đối với cộng đồng (ông có quyền xử lý – dàn xếp các tranh chấp, bất đồng trong nội bộ thành viên bang, có quyền chế tài về hành chính, trục xuất một người bất hảo ra khỏi bang, hoặc đại diện người nhập cư trong bang thương thuyết với chính quyền cho phép họ quyền cư trú và lao động bằng cách đảm bảo những mặt phẩm hạnh, đạo đức của những người này), vị trí lãnh đạo của ông được chính quyền thừa nhận. Như vậy, ra đời từ nhu cầu sinh tồn của những di dân gốc Hoa, hoạt động của các bang ban đầu thể hiện ở chỗ hỗ trợ thành viên trong bang về tinh thần và vật chất, xây dựng, quản lý, tôn tạo cơ sở sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng cộng đồng, xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, nghĩa trang cho người quá cố không thân thích, … Đối với người nhập cư gốc Hoa mới đến, bang giúp thoả mãn những nhu cầu thiết yếu như nơi ăn nghỉ, thủ tục hành chính, việc làm. Người được giúp hoàn toàn yên tâm về sự giúp đỡ ban đầu đó, đến khi đã ổn định, người nhập cư vẫn có thể dựa vào bang của mình bất cứ khi nào cần giúp đỡ. Với người Hoa, việc các bên liên quan đều vui vẻ chấp nhận sự dàn xếp, phán xử có lý có tình của bang trưởng hay những người có uy tín giữa bang là nhằm bảo vệ uy tín, danh dự của bang trước các bang người Hoa khác nói riêng và trước dư luận xã hội nói chung. Do vậy, hiếm khi thấy người Hoa đưa nhau ra các cơ quan bảo vệ pháp luật của chính quyền để giải quyết, dù họ hoàn toàn có quyền làm 17 như vậy. Các tổ chức bang được thiết lập trên cơ sở của các yếu tố: cùng ngôn ngữ, cùng nguồn gốc địa phương, cùng quan hệ thân tộc huyết thống, … Họ cùng nhau gìn giữ, tôn tạo những sắc thái văn hoá Trung Hoa truyền thống, cùng hợp tác làm ăn và cưu mang, đùm bọc lẫn nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống nơi đất khách. Khi đau ốm, thành viên trong bang được điều trị tại bệnh viện bang. Khi chết họ cũng được chôn cất tại các nghĩa trang riêng theo quê quán. Tuỳ theo địa phương, thời điểm, sự hoà nhập hay khép kín sẽ rộng hẹp khác nhau, nhưng vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá và phát triển kinh tế bền vững của cộng đồng di dân gốc Hoa luôn được duy trì. Bang của người Hoa mà hệ thống hội quán là trụ sở vừa tương trợ, giúp đỡ, bảo vệ cho cộng đồng, vừa hoạt động công ích, từ thiện cho xã hội, vừa là nơi hoạt động văn hoá truyền thống nhằm giữ gìn tiếng nói, phong tục của cộng đồng người Hoa. Bang được cơ cấu thành tổ chức kinh tế - văn hoá – xã hội của người Hoa, được tổ chức theo quê quán (mang tính tổ chức tổng hợp kinh tế - văn hoá – xã hội, làm nơi giao dịch, liên lạc, hội họp của các thành viên cùng quê quán). Vì ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản nên hình thức tổ chức và quản lý thời kỳ hoạt động của các bang trong thời cận hiện đại chặt chẽ hơn, có điều luật và quy định nhiệm kỳ rõ ràng hơn, có bầu cử và xác nhận của chính quyền địa phương, … Quyền hạn của bang hội tương đương như một đơn vị hành chính hoạt động tương đối độc lập Hệ thống hội quán còn có những hoạt động giáo dục, y tế, hỗ trợ nghề nghiệp, phát triển kinh tế, thương mại, từ thiện, công ích, … đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội. Hội quán có chức năng ban đầu là giúp nơi ăn ở tạm thời cho các thí sinh lai kinh ứng thí, các thương nhân đồng hương có nơi hội họp, gặp gỡ, bàn chuyện làm ăn, … do thương nhân lập nên từ thời Minh (1368 – 1642). Thương nghiệp phát triển, từ lực lượng đóng vai trò chủ chốt trong hội quán là thương nhân, về sau, hội quán được thành lập trên cơ sở đồng hương, được đông đảo các nhà tư sản công nghiệp và tư sản các lĩnh vực khác hưởng ứng nhiệt tình, tham gia hỗ trợ phân phối, mua bán hàng hoá, nắm bắt tình hình kinh doanh, thảo luận giá cả. Sự hình thành và phát triển cùng vai trò của các hội quán người Hoa cho thấy tinh thần đoàn kết tương trợ giữa những người tha hương lập nghiệp, cho thấy ý thức bảo vệ bản sắc văn hoá tộc người có bề dày truyền thống lịch sử lâu đời. Hội quán là nơi gìn giữ những giá trị truyền thống và bản sắc riêng của người Hoa, là nơi có những hoạt động để bảo lưu ngôn ngữ của người Hoa. Hội quán là trung tâm sinh hoạt văn hoá, giáo dục của người Hoa, nơi gìn giữ và phát huy nghệ thuật văn hoá truyền thống của cộng đồng người Hoa. Đó là nơi gặp gỡ, trao đổi công việc, tổ chức múa lân sư rồng những ngày lễ tết nhằm gắn bó tình cảm quê hương và vun đắp ý thức cộng đồng. Vào những dịp lễ tết đặc biệt của người Hoa, hội quán trở thành nơi tụ họp quen thuộc của người Hoa đến để dâng hương, cầu mong sự an lành, xem hát, các loại nhạc kịch truyền thống. Ngoài chức năng tôn giáo tín ngưỡng, hội quán còn 18 là nơi bàn chuyện làm ăn của giới thương gia trong thời kỳ trú ngụ tại đây, là môi trường văn hoá thoả mãn nhu cầu tinh thần không thể thiếu của tầng lớp lao động, tiểu thương, học trò người Hoa. Tất cả hoà trong không khí trang trọng, tôn nghiêm, không kém phần náo nhiệt. Về chế độ quản lý, hội quán có ba hình thức là Trực niên chế (những người Đổng sự chia nhau phụ trách quản lý theo nhiệm kỳ), Cộng quản chế (các quận huyện trong cùng một tỉnh thành cử ra cùng một số lượng đại diện để cùng quản lý) và Đổng sự chế (theo các chức danh thực tế được quy định cố định rồi phân bổ chỉ tiêu số lượng theo từng giới như chính khách, thương gia, kỹ nghệ, … để thông qua bầu cử trong hội viên: cụ thể, trưởng ban đổng sự lo nhiệm vụ quản lý chung, quyết định mọi việc giao tiếp với chính quyền; kế toán lo việc thu chi hàng tháng của hội quán; kiểm sát lo nhiệm vụ kiểm toán; giao tế lo nhiệm vụ tiếp khách, liên lạc; phúc lợi lo việc tang ma, cúng kiếng hàng ngày; văn thư lo nhiệm vụ giấy tờ). Tuy cũng mang một số chức năng tương tự các hội quán khác như chức năng tế bần, từ thiện, công ích, tín ngưỡng, …, nhưng các hội quán tổ chức và hoạt động theo nghề nghiệp còn tập hợp những người có cùng nghề nghiệp trong hội với nghĩa vụ giúp đỡ nhau về mặt nghề nghiệp, bảo vệ những bí quyết nghề nghiệp, và cạnh tranh trên thương trường. Các thành viên của hội quán có trách nhiệm cùng nhau giữ gìn, tôn tạo và bảo lưu các sắc thái văn hoá truyền thống của người Hoa, cưu mang, đùm bọc nhau vượt qua khó khăn gian khổ. Việc phân công trực ở hội quán được thực hiện khá chặt chẽ bởi người trực phải giải quyết đồng thời công việc của hội quán – miếu – trường – bệnh viện. Tóm lại, hội quán đã không còn bó hẹp trong giới thương nhân, là trụ sở của bang mà còn nhằm giúp đỡ, bảo vệ lợi ích cho những người đồng hương nói chung từ Trung Hoa đến làm ăn sinh sống ở vùng đất mới. Quan hệ thân tộc và đồng hương là hai nội dung liên kết cơ bản của người Hoa hiện nay. Sinh hoạt theo hội quán, bang, đoàn để tạo lập, phát triển các mối quan hệ xã hội là tập quán đã in sâu vào tiềm thức của người Hoa. Bên cạnh mối quan hệ với các tổ chức trong nước, các hội quán người Hoa còn mở rộng phạm vi quan hệ giao lưu với các tổ chức cộng đồng người Hoa các nước, qua lời giới thiệu, phổ biến văn hoá truyền thống dân tộc ra ngoài không gian văn hoá truyền thống. Hội tông thân là tổ chức của những người có quan hệ huyết thống, cùng họ, là tổ chức xã hội có nguồn gốc từ lối tụ cư theo quan hệ huyết thống thân thuộc hình thành từ thời xa xưa ở Trung Quốc. Đó là sự liên kết dựa trên cơ sở huyết thống, những người là bà con họ hàng của nhau thường cảm nhận sự thiêng liêng về huyết tộc, nguồn cội và cảm thấy có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống. Hình thức liên kết này tạo nên những hội quy mô lớn, số lượng thành viên đông đảo, nhiều chi nhánh, mỗi hội đều lập một từ đường làm nơi thờ cúng tổ tiên chung của dòng họ, sự bề thế của nhà thờ họ cũng là cách đánh giá sự lớn mạnh của dòng họ. Chức năng chính của Hội tông thân là phụng sự tổ tiên, 19 giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa các thành viên, gắn kết thành viên về mặt tinh thần, tương trợ nhau về vật chất, bảo vệ và tạo dựng tài sản dòng họ, củng cố tình đoàn kết trong Hội và đại diện cộng đồng trong các giao tiếp xã hội. Là tổ chức xã hội truyền thống mang tính thân tộc, đứng đầu là tộc trưởng hoặc người được các thành viên bầu chọn để điều hành một hội lớn với đông thành viên, nhiều hội trực thuộc. Ban quản lý không cố định số lượng, từ 3 đến 5 người là Lý sự Hội, gồm Lý sự trưởng, Phó lý sự trưởng, Thường vụ lý sự. Thời gian cho một nhiệm kỳ Lý sự Hội tại vị phụ thuộc vào uy tín và hiệu quả công việc của Lý sự trưởng và các đồng sự. Những tiêu chuẩn quan trọng của hội trưởng Hội tông thân được bầu bao gồm: người đàn ông lớn tuổi, có thứ bậc cao trong gia tộc, phẩm hạnh tốt, có uy tín, kinh doanh giỏi, thành đạt trong làm ăn, nổi tiếng trong kinh doanh (đây là tiêu chuẩn khá quan trọng vì hoạt động của Hội tông thân chủ yếu dựa trên nguyên tắc độc lập, tự chủ về tài chính), ăn nói lưu loát, giỏi trong giao tiếp ngoại giao. Về mặt hành chính, vì không cần thông qua xác nhận của chính quyền địa phương nên tộc trưởng không có quyền hạn như bang hội trưởng, nhưng về sức ảnh hưởng thì lại vô cùng lớn, sức ảnh hưởng của tộc trưởng có thể ảnh hưởng ở những nơi người cùng họ đang cư trú và sinh sống. Những dòng họ chứng minh được sự liên kết trong lịch sử được lưu truyền đến ngày nay cùng nhau thề nguyền từ thời xa xưa đến nay con cháu còn nhận ra ông cha mình có các mối quan hệ như vậy vẫn có thể liên kết dù khác họ. Mặc dù mỗi nhóm địa phương có những nghề truyền thống, ưu thế kinh tế riêng nhưng họ đều là người giỏi buôn bán, khéo chiều khách, giữ chữ tín trong giao kèo, tạo được mạng lưới xã hội rộng khắp và đáng tin cậy. Người lao động phổ thông gốc Hoa chịu khó, không quản ngại nặng nhọc, sang hèn, không ngừng vươn lên trở thành tiểu chủ, tự tổ chức sản xuất kinh doanh hộ gia đình, sớm thoát cảnh làm thuê làm mướn. Họ tìm thấy trong cộng đồng tộc người của mình một chỗ dựa vững chắc nên thường sống tập trung quây quần với nhau. Trong hoạt động thủ công nghiệp và dịch vụ, người Hoa lập nên những hội nghề nghiệp tập hợp những người Hoa cùng hoạt động một nghề hay lĩnh vực hoạt động với nhau như Hội kim hoàn, Hội thuộc da, Hội bào chế thuốc Bắc, Hội làm nghề mộc, Hội xay xát lúa gạo, v.v. nhằm giúp đỡ các thành viên lẫn nhau trên phương diện hoạt động nghề nghiệp, bảo vệ bí quyết nghề nghiệp, cũng như cạnh tranh trên thương trường. Hội thực hiện những nhiệm vụ cơ bản: bảo vệ quyền lợi cho các thành viên, tiếp xúc với chính quyền sở tại, sưu tầm tin tức thương mại, giải quyết tranh chấp nội bộ, tổ chức trưng bày hàng hoá phát triển mậu dịch, tài trợ cho các trường học, bệnh viện; giúp các doanh nghiệp người Hoa giới thiệu được sản phẩm, hàng hoá của mình, tìm đối tác, mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh; điều hoà và phát triển hệ thống kinh doanh của người Hoa. Ngoài liên kết về kinh tế và nghề nghiệp, những người Hoa trong hội nghề nghiệp còn có cố kết về tinh thần thông qua việc cúng tổ nghề hàng năm và việc bầu chọn đại diện của hội. Hội trưởng thường do các thành 20 viên trong hội bầu chọn thường là người lớn tuổi, có thâm niên công tác, tinh thông và uy tín trong nghề. Các hội viên đóng góp kinh phí làm quỹ chung của hội dùng cho việc cúng tổ, giúp đỡ hội viên trong hoạt động nghề nghiệp hoặc khi gặp khó khăn. Lễ giỗ vị tổ sư tại một trong những cơ sở sản xuất kinh doanh của nghề, và tại miếu đường dành riêng cho việc thờ tổ sư là dịp để các thành viên mới làm quen với người cũ, trao đổi tình hình nghề nghiệp, thảo luận những dự kiến nhằm khuếch trương mở rộng hoạt động của Hội, và giúp đỡ lẫn nhau. Trong công việc kinh doanh của người Hoa, gia tộc giữ một vai trò to lớn. Ở các doanh nghiệp nhỏ, hầu như hơn một nửa số nhân viên là người trong cùng gia tộc. Gia đình và bạn bè là nơi hỗ trợ nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp. Họ cũng thường là người tư vấn cho doanh nghiệp về thị trường tiềm năng, cách thức thâm nhập vào thị trường, … Các hiệp hội buôn bán giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống của cộng đồng người Hoa tại Úc. Những di dân gốc Hoa mới đến Úc thường trông cậy các tổ chức từ thiện có khả năng giúp họ về nhà cửa, công việc, tài chính, v.v. Gần đây, nhờ nhiều nhà thờ, tổ chức từ thiện, câu lạc bộ được thành lập để phục vụ cộng đồng người Hoa ở Úc mà họ cảm thấy gắn bó với nhau hơn, được hỗ trợ hơn trong hội nhập vào cuộc sống mới ở Úc. Như vậy, các hiệp hội phản ánh sự đoàn kết của cộng đồng có cùng mong muốn bảo vệ quyền lợi của mình cũng như bảo tồn, nuôi dưỡng nền văn hoá truyền thống của dân tộc. Các hiệp hội của người Hoa ở Úc được thành lập chủ yếu trên cơ sở ngôn ngữ và địa phương gốc nhằm mục đích giúp cộng đồng quan tâm hơn đến mối ràng buộc với gia đình và quê hương. Hiệp hội lâu đời nhất ở Úc là Sze Yup được thành lập ở Melbourne năm 1854, hiệp hội đầu tiên ở New South Wales là Qong Sing Tong được thành lập năm 1877. Các hiệp hội tồn tại ở phần lớn các thành phố đông di dân gốc Hoa như hiệp hội Kuomintang ở Sydney, Broome, Darwins. Ngoài ra còn hiệp hội Chung Wah trụ sở tại Perth (Tây Úc), Hiệp hội cộng đồng người Hoa ở Úc trụ sở ở Sydney (New South Wales), Hội người Hoa Nan Poon Soon trụ sở ở Melbourne (Victoria). Các hiệp hội vốn ra đời nhằm xoa dịu sự cô đơn của những người Hoa phải tha hương để đến Úc sinh sống và lao động. Họ có thể nhận được hỗ trợ về tài chính khi bệnh tật và lớn tuổi. Họ cũng có thể tìm đọc sách báo từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hồng Công. Đây cũng là nơi người Hoa có thể tìm đến khi cần được bảo vệ cũng như khi muốn lên tiếng phản đối các đạo luật hạn chế người Hoa nhập cư ở các thuộc địa. Hiệp hội Chung Wah từng quyên góp ủng hộ cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc. Để đáp ứng nhu cầu giữ gìn ngôn ngữ và các giá trị văn hoá đặc trưng của người Hoa, các hiệp hội tổ chức nhiều dịch vụ như lớp dạy thư pháp, múa sư tử, cờ tướng, múa hát truyền thống, thái cực quyền, dạy văn hoá truyền thống của người Hoa, tổ chức biểu diễn múa dân tộc, các lễ hội truyền thống, … nhằm đảm bảo văn hoá Trung Quốc được bảo tồn qua các thế hệ. Ngoài lưu giữ các truyền thống văn hoá dân tộc, các hiệp hội cũng giúp người Hoa thích nghi với xã hội 21 Úc: tổ chức dạy tiếng Anh giao tiếp thông thường, tổ chức hội thảo tăng cường hiểu biết và nhận thức của thế hệ trẻ tại Úc về văn hoá Trung Quốc, các chương trình cung cấp nhà ở giá rẻ và các trung tâm giải trí cho người cao tuổi, tổ chức các chuyến tham quan cho các phái đoàn người Hoa đến từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, cung cấp cho các doanh nghiệp những hiểu biết cần thiết về tập tục kinh doanh, thị trường, mạng lưới giao dịch nguyên liệu và nhân công giá rẻ. Các bang, hội dựa trên mối quan hệ cùng ngôn ngữ, cùng dòng tộc, cùng quê quán và cùng ngành nghề đã hỗ trợ các di dân nhà cửa, công việc, tài chính, … nhờ đó, người Hoa ở Úc gắn bó với nhau hơn, được hỗ trợ hơn trong hội nhập vào cuộc sống mới ở Úc. Nhận thức cùng là người Hoa, cùng là người da vàng, sử dụng cùng ngôn ngữ đã tạo nên sự đoàn kết mang cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực trong cộng đồng người Hoa ở Úc. Mặc dù mỗi hiệp hội đều được tổ chức rất tốt nhưng mối liên hệ giữa các hiệp hội càng ở những thành phố lớn của Úc càng hết sức lỏng lẻo, trong khi ở các thành phố nhỏ, mọi người cởi mở và hiểu về nhau nhiều hơn, khác biệt ngôn ngữ sử dụng cũng ít hơn, sẵn sàng hơn kết nối với nhau khi kể về bản thân. Cũng như cộng đồng người Hoa ở các quốc gia khác, người Hoa ở Úc cũng có xu hướng quy tụ tại các khu phố Tàu vừa là trung tâm kinh tế - văn hoá – xã hội, vừa là trung tâm giải trí của cộng đồng, trung tâm biểu tượng của bản sắc văn hoá Trung Quốc với kiến trúc, bảng hiệu, cửa hàng rất đặc trưng. Vì vậy, những khu phố Tàu được xem là điểm tham quan thú vị cho du khách từ các tiểu bang và quốc gia khác. Các khu phố Tàu tồn tại từ lâu ở Atherton (Queensland), Brock Creek (Northern Territory), Sydney (New South Wales), Melbourne (Victoria), Perth (Tây Úc), … được Chính phủ Úc bảo tồn như những di sản văn hoá cấp quốc gia được mở rộng và ngày càng thịnh vượng. Ngoài những tổ chức trên, người Hoa còn có nhiều tổ chức Hội đoàn khác hoạt động sôi nổi và chiếm số lượng đông đảo như các hội đoàn tương tế, hội từ thiện, hội đoàn hội hoạ, thư pháp, viết câu đối, …, hội đoàn văn nghệ, thể dục thể thao do Ban Quản trị các hội quán của các nhóm lập ra tạo điều kiện tập hợp những người Hoa yêu thích một loại hình nghệ thuật hay thể thao tập luyện, sinh hoạt, những người nhiệt tâm có tiềm lực kinh tế làm nhà tài trợ để thoả mãn nhu cầu cá nhân và sâu xa hơn là góp phần bảo tồn, phát huy vốn văn hoá tộc người. Đặc trưng nổi bật của tổ chức xã hội người Hoa là mang tính khép kín, luôn hướng về cộng đồng và gia tộc, làm bất cứ việc gì đều nghĩ về cộng đồng và gia tộc của mình, đều xoay quanh nội bộ xã hội người Hoa. Đặc điểm này mang đến lợi ích là tạo nên mạng lưới kinh tế xã hội tinh thần thu nhỏ khăng khít giữa cộng đồng người Hoa trên thế giới với nhau, có thể bảo tồn văn hoá văn hoá truyền thống dân tộc trước những xâm nhập của văn hoá ngoại lai, song không mở rộng giao lưu, nhận thức nhiều về xã hội bản địa, bàng quang thờ ơ với những diễn biến xã hội xảy ra xung quanh mình. Dù thay đổi về nội dung hay hình thức thì cơ chế 22 hoạt động của các tổ chức hội đoàn này, thứ tự cấp bậc và nhiệm vụ các hội viên về cơ bản cũng tương tự nhau. Nói tóm lại, dù là tổ chức xã hội nào, được phân chia theo loại hình gì thì mục đích của các tổ chức xã hội này đều là bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ các hội viên, giải quyết và chia sẻ tâm tư nguyện vọng của các hội viên, làm sao để phát triển cộng đồng ở tất cả mọi lĩnh vực từ kinh tế đến đời sống xã hội. Các tổ chức xã hội của người Hoa ra đời, ít chịu sự ràng buộc của pháp luật. Các bang đồng hương – đồng ngôn ngữ cũng có quy chế tự trị cao và lớn mạnh tuỳ thuộc số lượng người Hoa nhập cư cũng như tiềm lực nội tại của họ. Trong chừng mực nhất định, nhà nước quản lý người Hoa nhập cư thông qua hệ thống tổ chức xã hội của họ, nhưng khá lỏng lẻo, mang tính hình thức như qua các đợt kiểm tra dân số, hoạt động thu thế, … Trong điều kiện đó, tổ chức xã hội của người Hoa nhìn chung hoạt động theo phương thức tự quản, thực hiện các chức năng xã hội như: điều hoà các mối quan hệ, hoà giải mâu thuẫn, bất đồng, tranh chấp; đoàn kết tương trợ lẫn nhau; tiếp đón, giúp đỡ những di dân gốc Hoa mới đến; giải quyết mọi việc trong nội bộ người di dân gốc Hoa với nhau; và đại diện cộng đồng tiếp xúc với chính quyền sở tại, quan hệ với các nhóm xã hội khác nói chung. Câu 4. Văn hoá chính trị Úc hiện nay Văn hoá là toàn bộ những sản phẩm hay giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn để phục vụ cuộc sống của con người, thực hiện sự phát triển và tiến bộ xã hội. (Tập bài giảng Chính trị học, Viện Khoa học chính trị). Văn hoá thể hiện sức mạnh bản chất con người, là trình độ trong phát triển mà mỗi thời đạt được trong tiến trình lịch sử đấu tranh giai cấp của loài người. Văn hoá chính trị là biểu hiện của văn hoá trong hoạt động chính trị. Văn hoá chính trị chỉ rõ trình độ, năng lực và phẩm chất của các chủ thể chính trị trong hoạt động chính trị. Văn hoá chính trị gồm hai bộ phận: văn hoá chính trị truyền thống và văn hoá chính trị hiện đại. Văn hoá chính trị luôn biến đổi theo sự vận động không ngừng của lịch sử xã hội. Văn hoá chính trị truyền thống in đậm dấu ấn trong sinh hoạt chính trị, tác động chi phối đến hành vi của các chủ thể chính trị. VHCT trở thành nền tảng của HTCT, tạo cơ sở xã hội rộng lớn, hoặc ủng hộ củng cố chính quyền hiện tại hoặc làm bất ổn hệ thống quyền lực. G.Almond nhận xét: “VHCT là một dạng đặc biệt của định hướng chính trị, phản ánh đặc thù của mỗi hệ thống chính trị”. Trong khi đó, GS.TS Toh Goda cho rằng “VHCT là một hệ thống hoàn chỉnh các tổ chức, giá trị, diễn ngôn, hành vi và hệ thống tín ngưỡng về quyền lực”. Từ điển bách khoa toàn thư Nga mục Chính trị học, “VHCT là kinh nghiệm lịch sử, ký ức cộng đồng xã hội và nhóm người trong lĩnh vực chính trị, là phong tục tập quán – thói quen và các xu hướng ảnh hưởng đến hành vi cá nhân, nhóm cá nhân trong hoạt động chính trị”. 23 Tóm lại, văn hoá chính trị là tổng hợp những giá trị vật chất, tinh thần được hình thành trong thực tiễn chính trị, góp phần chi phối hoạt động và định hướng hoạt động của các cá nhân, chính trị gia tham gia vào đời sống chính trị nhằm phục vụ lợi ích căn bản của giai cấp. Văn hoá chính trị góp phần định hướng mục tiêu, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, Đảng chính trị và Nhà nước, các phong trào chính trị - xã hội trong xã hội. Loại hình hệ thống chính trị Anh – Mỹ có đặc điểm là văn hoá chính trị thế tục, thuần nhất, hướng đến các giá trị tự do chủ nghĩa (tự do, an toàn, sở hữu), và là cơ cấu vai trò phân nhánh mạnh do các đảng độc lập, nhóm lợi ích đại diện. Văn hoá chính trị thuần nhất và hệ thống thể chế chính trị đa chức năng phát triển, có khả năng phản ứng lại nhu cầu nảy sinh, từ đó đảm bảo được tính ổn định. Phần lớn dân cư Úc là dân nhập cư đến từ khắp nơi trên thế giới. Đây là nơi hội tụ nhiều giá trị văn hoá chính trị phương Tây. Thanh giáo, Tin Lành, sau đó là Công/Thiên chúa giáo La Mã gắn liền với đời sống chính trị Úc. Người gốc Anh chiếm đa số ở Úc nên văn hoá chính trị Úc mang đậm chất Anh. Những giá trị dân chủ tư sản và tự do cá nhân được đề cao hơn hết thảy. Các trào lưu tư tưởng chủ nghĩa tự do nhanh chóng được phổ biến rộng rãi bên cạnh chủ nghĩa bảo thủ trong các tầng lớp nhân dân. Các đảng chính trị và nhóm lợi ích xã hội cũng được hình thành theo hai khuynh hướng này: bảo thủ và tự do. Có hai điểm đặc trưng cho văn hoá chính trị ở Úc là tư tưởng đa nguyên giá trị và chủ nghĩa thực dụng. Có thể nói, đường lối, chính sách của Úc thể hiện rất rõ tính thực dụng. Chủ nghĩa thực dụng của Úc được thể hiện rõ trong chính sách hướng Á của nước này, khi họ luôn phải đối mặt với chính sách về nhập cư của những người châu Á. Tính đa nguyên giá trị và tính thực dụng của Úc cho phép nước này thực hiện cải cách một cách tương đối năng động. Úc cũng tạo điều kiện cho các cộng đồng cư dân giữ gìn bản sắc văn hoá chính trị, hội nhập những giá trị văn hoá chính trị Anh. Vì vậy, bên cạnh việc duy trì lối sống quản lý xã hội của dân tộc, các cộng đồng cư dân gốc Hoa và cộng đồng cư dân bản địa đã nhanh chóng hội nhập đời sống chính trị hiện đại năng động. Câu 5. Cơ sở hình thành văn hoá chính trị Úc hiện đại Cơ sở tư tưởng của chính trị tư bản chủ nghĩa là chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do tư sản. Hệ tư tưởng chính trị tư sản gắn liền với sự phát triển lực lượng sản xuất và khoa học công nghệ, tìm cách chứng minh tính hợp lý của chủ nghĩa tư bản hiện đại, đồng nhất các mục tiêu tư bản chủ nghĩa với lợi ích toàn xã hội, mang tính xã hội tốt hơn và phản ánh cơ cấu xã hội bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản ở các nước. Chủ nghĩa đa nguyên và nguyên tắc tam quyền phân lập là những quy tắc, luật chơi chính trị. Xuất hiện các trào lưu tư tưởng tư sản mới như chủ nghĩa dân chủ xã hội, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa tân Thomas, chủ nghĩa tân bảo thủ, … Chủ nghĩa đa 24 nguyên được hệ tư tưởng dân chủ tư sản xem như hình thức dân chủ duy nhất và cao nhất. Chủ nghĩa đa nguyên phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại, xã hội phát triển nơi các tổ chức xã hội và các cơ cấu công cộng ngày một phức tạp và khác biệt. Tính đa thể và những thuốc tính của những thiết chế là điều kiện đảm bảo ổn định xã hội. Trong các nước tư bản chủ nghĩa hiện đại như Úc, sự luân phiên trong chủ nghĩa đa nguyên chỉ có thể xảy ra trong những đảng lớn. Giai cấp công nhân theo nghĩa cổ điển ngày càng thu hẹp về số lượng không có khả năng thực hiện sứ mệnh lịch sử đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản khi kẻ nắm yết hầu của chủ nghĩa tư bản hiện đại không phải giai cấp công nhân mà là những chủ kinh doanh quản lý xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại. Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa tự do là: đề cao tự do cá nhân và quyền tư hữu; hạn chế tối đa sự can thiệp của nhà nước; mở rộng quyền phổ thông đầu phiếu và ủng hộ cải cách xã hội. Ở Úc, những phần tử tự do chủ nghĩa chủ trương giảm bớt quyền lực tập trung của chính quyền ở mọi cấp, ủng hộ việc mở cửa ra thế giới. Trụ cột của trường phái tự do cổ điển là tư tưởng dân chủ lập luận cho tự do của công dân nhiều hơn, và chính thể đại nghị được bầu theo một tỉ lệ đông đảo dân chúng hơn. Tư tưởng này không chỉ quan tâm đến bản chất Chính phủ, mà còn đề cập mạnh mẽ đến những việc Chính phủ không nên làm. Tư tưởng tự do cổ điển ủng hộ nhà nước tối thiểu. Theo đó, về mặt xã hội phải hạn chế hỗ trợ người nghèo vì những hậu quả từ sự dại dột của họ đồng nghĩa với việc khuyến khích hệ kinh tế tự do theo tư tưởng bàn tay vô hình của Adam Smith. Chủ nghĩa bảo thủ cổ điển cho rằng bản chất con người là ích kỷ, yếu ớt, dễ sa ngã, vì vậy thường phạm tội, tự dối mình và gây tai hoạ. Tư tưởng bảo thủ cổ điển cho rằng tất cả các Chính phủ tìm các chính sách đúng để nắm quyền và duy trì hoà hợp xã hội, không tán thành quan điểm phải nỗ lực để thay đổi bản chất con người. Tự do được coi là mục đích chính trị cao nhất, duy trì tự do là mục đích căn bản của Chính phủ. Các nhà lập pháp phải thể hiện sự thông thái khi quyết định tự do cá nhân tới đâu để đảm bảo tự do tập thể như một chỉnh thể. Tự do kinh tế là trung tâm của khái niệm tự do. Tự do được đảm bảo thông qua phân quyền, trung tâm của quyền lực phải được cân bằng lẫn nhau. Vì vậy, nhà nước nên bị giới hạn, và con người không nên được trao quá nhiều quyền lực. Trường phái bảo thủ cổ điển tán thành bình đẳng trước pháp luật nhưng phản đối bình đẳng về thu nhập vì tài năng của mỗi người là khác nhau và bất bình đẳng là động cơ thúc đẩy nền kinh tế tư bản, để người nghèo khao khát phấn đấu lên những cấp bậc cao hơn thông qua lao động chăm chỉ. Hệ tư tưởng của chủ nghĩa tư bản hiện đại cho rằng sự tiến hoá công nghệ là một quy trình bắt buộc, độc lập với ý chí của con người trong thời đại ngày nay. Hai trụ cột của chủ nghĩa tư bản hiện đại nổi lên trong các lý luận về xã hội công nghiệp hiện đại là Nhà nước và thị trường. Về nhà nước, chế độ quan liêu được thiết lập chuyển quyền từ tay người sở hữu tư 25 bản sang tay các nhà quản lý chuyên nghiệp, hệ thống cai trị quan liêu đó được coi là hình thức cao nhất của sự hoà nhập xã hội của mọi cá nhân. Chỉ có nhà nước xây dựng trực tiếp trên lý trí – hợp pháp mới có một bản chất cao hơn các nhà nước đã có, mới gần nhà nước hiện đại, mới thu hẹp sự đa dạng của những trật tự chính trị làm thành hệ thống quốc tế. Về thị trường, là hình thức toàn năng nhất trong các quan hệ qua lại giữa các mặt của hệ thống kinh tế. Sức mạnh to lớn của thị trường tạo nên sự phồn vinh về kinh tế, không chỉ đem lại lợi ích trong một giới hạn hẹp mà còn thống nhất với sự tiêu thụ hàng hoá dồi dào của con người. Đó là thực thể thể hiện sự ra đời của xã hội tiêu thụ, đánh dấu rõ ràng sự chuyển biến từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp, chủ nghĩa hậu hiện đại. Trong lĩnh vực quyền lực nhà nước và bình đẳng xã hội, sự bình đẳng là nguyên tắc cơ bản: không chỉ bình đẳng trước pháp luật mà còn bình đẳng về phương tiện (giáo dục, y tế, an toàn, kinh tế) và bình đẳng về kết quả (sự tham gia chính trị). Hệ thống chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển tồn tại chủ yếu trên nền tảng kinh tế lớn, hiện đại mà đại diện là hai giai cấp đối kháng: tư sản và vô sản. Hình thức tổ chức quản lý xã hội được giai cấp tư sản thống trị sử dụng và thực hiện là dân chủ tư sản. Quyền lực chính trị ở các nước này nằm trong tay giai cấp đại tư sản – chủ nhân của các tập đoàn kinh tế tư bản lũng đoạn độc quyền. Mức độ tập trung sản xuất lớn và tích tụ tư bản cao tạo ra sức mạnh tiềm tàng mới của đại tư sản. Để duy trì, củng cố và bảo vệ quyền lực kinh tế, giai cấp đại tư sản không ngần ngại sử dụng các thủ đoạn kinh tế - chính trị, liên kết với tư sản quan liêu luôn khát khao tìm kiếm sức mạnh kinh tế tài chính từ các tập đoàn tài phiệt nhằm gìn giữ quyền lực chính trị lâu dài. Sự liên kết tất yếu này giữa tư bản công nghiệp ngân hàng với tư sản quan liêu đã tạo ra ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển liên minh quyền lực mới là các tập đoàn tư bản lũng đoạn nhà nước. Cơ sở xã hội của hệ thống chính trị liên bang Úc Xã hội được cấu thành từ ba giai cấp cơ bản: giới chủ giàu có (những người có thu nhập hoàn toàn là thặng dư tư bản do nắm giữ khối lượng tư bản khổng lồ hoặc được mang lại do những thể chế mà họ dựng lên) – tầng lớp trung lưu (những cá nhân có thu nhập bằng chính khả năng lao động sáng tạo của họ, có mức sống đủ thoả mãn những nhu cầu cá nhân trong xã hội hiện đại khi nền kinh tế phát triển bình ổn) – tầng lớp vô sản bị bần cùng hoá (những người vô gia cư có năng lực lao động nhưng không thể duy trì được cuộc sống tối thiểu của chính bản thân họ). Trong đó, giới chủ là tầng lớp có thế lực nhất trong xã hội. Nhờ sức mạnh kinh tế, họ thiết lập được những mối liên hệ chặt chẽ nhất với giới tinh hoa nắm giữ những địa vị then chốt trong hệ thống chính trị. Đồng thời, giới tinh hoa cũng xuất thân từ tầng lớp đạt trình độ tự giác trung thành với những giá trị được giai cấp thượng lưu thống trị trong xã hội thiết lập. giới chủ luôn có ảnh hưởng chủ đạo, trực tiếp đến các quyết sách của Chính phủ. Từ 26 đó tạo ra một hệ thống liên kết đầu sỏ kinh tế và chóp bu chính trị luôn khống chế và định hướng sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. Tầng lớp vô sản bị bần cùng hoá không thể lớn hơn về số lượng, không có tổ chức quy củ cũng như quyền được hưởng những phúc lợi, bảo hiểm xã hội, không đứng trong bất kỳ tổ chức hay nhóm lợi ích chính trị nào, không đủ sức lên tiếng đòi quyền lợi của mình và cũng không mấy quan tâm đến đời sống chính trị. Họ không có khả năng tập hợp lực lượng để chống lại nền dân chủ tư sản, vì vậy, nền dân chủ tư sản thực chất không lo lắng đến khả năng làm cách mạng của người vô gia cư, mà chỉ lo lắng đến khả năng “ô nhiễm”, “vấy bẩn” môi trường của tầng lớp này. Cuối cùng là tầng lớp trung lưu trong xã hội tư bản hiện đại, cơ bản là là tầng lớp công nhân hiện đại, tầng lớp làm thuê, nhưng ý thức được lợi ích mà họ đã từng được hưởng , họ có tổ chức đại diện cho quyền lợi của mình là các nghiệp đoàn, công đoàn. Họ lại là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, có kiến thức, mang trong mình những giá trị cơ sở của nền kinh tế TBCN hiện đại. Vì vậy, đây là lực lượng tiềm ẩn những sức mạnh có thể làm đảo lộn hoàn toàn chế độ TBCN. Câu 6. Tổ chức quản lý xã hội của Anh thời thuộc địa Năm 1770, sau khi hoàn thành nhiệm vụ thám hiểm lục địa New Holland, James Cook đã đặt tên cho vùng đất này là New South Wales. Ngày 22/8/1770, James Cook đã kéo cờ Anh tuyên bố chủ quyền của Hoàng đế George III Anh tại New South Wales. Từ những ghi chép của Cook, chính quyền Anh bắt đầu quan tâm đến vùng đất phương nam xa xôi và nhiều cuộc tranh luận về khả năng định cư tại Úc sau khi Bắc Mỹ giành độc lập. Trong khi các thuộc địa Bắc Mỹ giành độc lập, hệ thống nhà tù ở Anh trở nên quá tải, nhiều phương án được đưa ra, và vị trí địa lý cách trở, biệt lập của Úc được chính quyền Anh chọn làm nhà tù mới để lưu đày các tù nhân trọng tội.Năm 1787, Chính phủ Anh ra quyết định thành lập khu thuộc địa hình sự New South Wales. Thuyền trưởng Arthur Philip đượcc chỉ định làm toàn quyền đầu tiên của New South Wales trải từ bờ lục địa phía Đông tới hết kinh tuyến 135 độ Đông. Thành phần người Anh đến định cư tại Úc thời gian đầu chủ yếu là tù nhân, bên cạnh các quan chức, binh lính và thân nhân của họ. Mục đích ban đầu của khu thuộc địa hình sự New South Wales chỉ là nơi lưu đày những phạm nhân cần cách ly khỏi xã hội. Trong suốt 30 năm đầu, không có một kế hoạch phát triển kinh tế thương mại hay công nghiệp nào, chủ yếu chỉ là kiểm soát số tù nhân lưu đày từ Anh qua. Vấn đề chính là đảm bảo cho sự tồn tại của tù nhân, binh lính và quan chức, không phải là mở rộng khai thác hay sản xuất chăn nuôi. Vì vậy việc sử dụng lao động sản xuất của cải đảm bảo cuộc sống của tù nhân còn nhiều hạn chế, chưa thể đáp ứng các nhu yếu phẩm cần thiết. Từ thập niên 1820, sự phát hiện các đồng cỏ phục vụ chăn nuôi cừu đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình phát triển kinh tế thuộc địa. Các vùng đất khai thác được mở rộng, Van Diemen’s land, Queensland, Tây Úc, Nam Úc và Victoria lần lượt ra đời. Giai đoạn 1788 – 1820, đứng đầu bộ máy chính quyền 27 thuộc địa mang tính chất quân sự là thống đốc do Chính phủ Anh chỉ định có quyền hành cao nhất, đại diện chính quyền Anh giải quyết các vấn đề nảy sinh tại thuộc địa, đồng thời là người đứng đầu hệ thống luật pháp quân sự cũng như dân sự. Thống đốc có quyền cắt cử bộ máy quan lại, quyết định các hình thức xử phạt, trông coi phát triển kinh tế, chia cắt đất cho dân và phân phối công cụ lao động – gia súc từ Anh qua. Các cơ quan quân đội, cảnh sát, toà án được thiết lập để hỗ trợ chính quyền thuộc địa quản lý tù nhân, duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, mở rộng thuộc địa. Tóm lại, thống đốc là người nắm quyền lực cao nhất trong bộ máy tổ chức chính quyền đại diện Anh tại các thuộc địa lúc này. Năm 1820, Anh tu chỉnh Hiến pháp, những nhà cầm quyền tại thuộc địa cũng có khuynh hướng tự do hoá bộ máy chính quyền thuộc địa. Hơn nữa, những người di dân tự do từ Anh đến định cư tại Úc cũng đòi hỏi phải có một Chính phủ tự trị độc lập để họ có những quyền và nghĩa vụ như những công dân của Anh, từ đó dẫn tới nhu cầu phải thay đổi tính chất của bộ máy chính quyền tại các thuộc địa, thay đổi cách thức tổ chức chính quyền tại các khu thuộc địa. Những thay đổi về chính quyền manh nha từ bản báo cáo của phái đoán do Bigge dẫn đầu sang Úc nghiên cứu tình hình, gửi về Chính phủ Anh. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc những người di dân tự do đến định cư tại Úc muốn lấy mô hình tổ chức chính quyền ở Anh làm chuẩn mực, họ đòi hỏi một hội đồng lập pháp, toà án và bồi thẩm đoàn riêng. Trên cơ sở đó, tháng 5/1823, Quốc hội Anh thông qua đạo luật New South Wales, quy định về việc thành lập Hội đồng lập pháp mang tính tư vấn tại thuộc địa New South Wales với thành phần 5 đến 7 người, trong đó 4 người là quan chức Chính phủ Anh. Việc này đã làm giảm đáng kể quyền lực của thống đốc. Vì các thành viên của hội đồng lập pháp được bổ nhiệm nên các cuộc đấu tranh đòi cải cách, phải thông qua bầu cử vẫn tiếp tục diễn ra. Đến năm 1842, Chính phủ Anh thông qua đạo luật quy định tăng thành phần của hội đồng lập pháp lên 36 người, trong đó, 24 người được bầu bởi nam giới đủ 21 tuổi trở lên, có sở hữu đất đai trị giá 200 bảng Anh trở lên và có dòng máu Anh hoặc sinh ra tại Anh; 12 người được bổ nhiệm bởi nhà vua/nữ hoàng Anh. Năm 1850, tổ chức chính quyền thuộc địa tiếp tục thay đổi. Đạo luật thành lập các Chính phủ thuộc địa Úc do Bộ Thuộc địa Anh đề xuất được thông qua, các thuộc địa mới có quyền tách khỏi New South Wales để thành lập hội đồng lập pháp, Chính phủ tự quản và soạn thảo Hiến pháp riêng. Trong nửa sau thế kỷ XIX, diễn ra xu hướng cải cách bầu cử và các vấn đề dân chủ, dẫn đến những thay đổi mang tính hiến pháp tại Úc, bao gồm: sự gia tăng quyền lực cho các Chính phủ tự quản, sự lớn mạnh của các cơ quan dân biểu thay cho các đại biểu được bổ nhiệm bởi chính quyền Anh, và sự gia tăng trách nhiệm báo cáo của Chính phủ tự quản với Hội đồng lập pháp nhiều hơn, thay vì trước nhà vua/nữ hoàng Anh như trước đây. Cho đến nửa sau thế kỷ XIX, hầu hết những người sinh sống tại Úc chủ yếu vẫn là người gốc 28 Anh, cơ chế cơ quan đại diện của Chính phủ Anh tại các thuộc địa Úc cũng kém hiệu quả vì vị trí địa lý cách trở, vì vậy, tính chất sự cai trị của Anh ở các thuộc địa Úc khác hoàn toàn với chế độ trực trị của Anh tại các thuộc địa khác, và do đó các thuộc địa Úc được trao quyền thành lập Chính phủ tự quản. Tổ chức chính quyền ở các thuộc địa Úc được mô phỏng theo cơ cấu tổ chức chính quyền Anh với hệ thống tam quyền phân lập, lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ và quyền tư pháp thuộc về toà án. Cả 6 thuộc địa tại Úc thời kỳ này áp dụng mô hình Westminster trong tổ chức chính quyền. Theo đó, đứng đầu mỗi thuộc địa là một thủ hiến bên cạnh đó là Quốc hội lưỡng viện, trong đó thành viên Thượng viện do chỉ định, còn thành viên Hạ viện được bầu lên theo hình thức biểu quyết, từ những năm 1850-1870 là theo hình thức bỏ phiếu kín. Số lượng cử tri còn hạn chế do dân cư ít, cũng như do các quy định thành phần dân cư được tham gia bầu cử. Sự phân biệt giới tính và chủng tộc còn tồn tại khi thổ dân và phụ nữ vẫn không được tham gia bầu cử. Ngoài tổ chức chính quyền ở các thuộc địa, việc quản lý chung các thuộc địa vẫn nằm dưới quyền của một thống đốc – đại diện của chính quyền Anh tại Úc. Ở New South Wales, các thống đốc có trách nhiệm đưa vào hiệu lực của Đạo luật và Luật chung của Anh. Lúc đầu, những người mới đến chỉ bao gồm những người bị kết án, những người bảo vệ quân đội của họ và các quan chức được phái đến để quản lý thuộc địa. Trong những tuần đầu tiên sau khi người Anh đến, hầu hết các vấn đề pháp lý phát sinh có tính chất hình sự, và đã bị xử lý theo luật pháp quân sự; nhưng một đạo luật cấu thành Tòa án tư pháp hình sự ở NSW đã được Quốc hội Hoàng gia thông qua vào năm 1787 và và Hiến chương Tư pháp đầu tiên cho New South Wales được ban hành theo Thư Bằng sáng chế ngày 2 tháng 4 năm 1787, để tạo thành Tòa án Thẩm quyền Dân sự. Vào ngày 11 tháng 2 năm 1788, tòa án pháp luật đầu tiên ở Úc thuộc địa đã họp, với ba sĩ quan hải quân và ba lính thủy đánh bộ với thẩm phán Advocate Collins là thành viên của tòa án. Ban đầu, Thống đốc Phillip, Trung úy Ross và thẩm phán biện hộ David Collins đóng vai trò là thẩm phán hòa giải. Phillip sau đó đã được trao quyền bổ nhiệm các thẩm phán hòa giải bổ sung. Giống như người đồng nhiệm Anh ngữ, các thẩm phán hòa giải, hoặc thẩm phán, tiến hành cả hai công tác tư pháp và hành chính. Khác với cơ cấu tổ chức chính quyền ở các thuộc địa khác của Anh – nơi dân cư sinh sống chủ yếu là người bản địa, vốn đã tồn tại bộ máy chính quyền quân chủ chuyên chế phương Đông, người Anh chủ yếu nắm giữ những vị trí trọng yếu trong bộ máy cai trị, còn lại vẫn sử dụng bộ phận quan lại địa phương bên cạnh hệ thống chính quyền trực trị Anh để nắm được dân cư; mô hình tổ chức chính quyền các thuộc địa Anh ở Úc dù mang tính chất hình sự như thời kỳ đầu hay theo mô hình tam quyền phân lập ở nửa sau thế kỷ XIX đều là mô hình tổ chức chính quyền của người Anh tổ chức, lần đầu tiên hiện hữu Nhà nước, không có các cuộc nổi dậy chống lại chính quyền theo quy mô phong trào giải phóng dân tộc như ở các thuộc địa 29 khác của Anh, dân cư sinh sống chủ yếu không phải người bản địa mà là người gốc Anh, của đế chế Anh. Vì vậy, tại vùng đất mới, dù sinh ra tại Úc hay tại Anh, hầu hết cư dân tại các thuộc địa Anh ở Úc đều quen với thể chế dân chủ trong nền quân chủ lập hiến, đều nhận thức rất rõ những quyền và nghĩa vụ công dân mà họ phải thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi hình thành bộ máy tổ chức chính quyền ổn định theo mô hình tổ chức chính quyền tại Anh, trở thành tiền thân cho mô hình tổ chức chính quyền của Úc sau ngày thành lập Liên bang (01/01/1901) – ngày Thống đốc được thay thế bằng tên gọi Tổng Toàn quyền, còn các tiểu bang và vùng lãnh thổ có cơ cấu tổ chức Quốc hội – Chính phủ bên cạnh một thủ hiến đứng đầu. Như vậy, trước khi hình thành các tiểu bang – thuộc địa (1788-1850), mọi luật lệ hoàn toàn áp dụng theo hệ thống luật pháp Anh và mọi công việc điều hành quản lý do viên Toàn quyền thay mặt Nữ hoàng Anh thực hiện. Từ 1850-1901 – đầu thế kỉ XX phát triển kinh tế nhanh chóng làm biến đổi thành phần dân cư và xuất hiện tầng lớp thượng lưu xã hội (quý tộc, tư sản, chủ trang trại, quan chức cao cấp, thương nhân giàu có,...) đòi hỏi phải có một hệ thống luật pháp chặt chẽ, hoàn chỉnh vừa bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp này, vừa quản lý được xã hội và kích thích sản xuất phát triển. Trong điều kiện khách quan mới, hệ thống quyền lực mới “bán hoàn chỉnh” ra đời (cơ quan hành pháp do Thống đốc đứng đầu, Hội đồng Lập pháp thuộc địa dân chủ gián tiếp ít ỏi); các dấu hiệu của chế độ dân chủ-tự do xuất hiện (quyền bầu cử, quyền thành lập các chính đảng...). Vào cuối thế kỷ XIX, sự bùng nổ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Úc đưa đến sự thay đổi mạnh mẽ về chất, lực lượng sản xuất, sự lớn mạnh tâm lý chủ nghĩa dân tộc Úc và nguy cơ an ninh chính trị là những nhân tố quyết định đưa đến sự hình thành một cơ chế lập pháp thống nhất và hoàn chỉnh – sự ra đời của Hiến pháp liên bang (tháng 7 năm 1900): quy định chặt chẽ cấu trúc, chức năng hoạt động của Nghị viện lưỡng viện, cơ quan hành pháp và các đảng phi chính trị Việc hợp nhất các tiểu bang hoàn toàn do nhu cầu phát triển xã hội và trên tinh thần tự nguyện, do đó quyền tự trị của mỗi tiểu bang được khẳng định một cách bình đẳng, công bằng. Câu 7. Cơ sở hình thành hệ thống chính trị liên bang Úc Vào khoảng năm 1890, sự mở rộng kinh tế của Úc đã được ghi nhận trong phần trước, ngày càng không ổn định. Cụ thể, mô hình giao dịch ở nước ngoài có nghĩa là nền kinh tế dễ bị tổn thương ngay cả khi có những chuyển động bất lợi nhỏ trong cán cân thanh toán. Vì nó là, cán cân thanh toán là một nguồn áp lực giảm phát nghiêm trọng trong những năm đầu của thập niên 1890. Thu nhập xuất khẩu giảm mạnh, giảm 12-13% từ năm 1891 đến 1894, chủ yếu là do giá len giảm. Dòng vốn, với sự xuất hiện liên tục đã trở nên thiết yếu để duy trì sự thịnh vượng, thậm chí còn giảm hơn cả xuất khẩu. Trong nửa đầu của thập niên 1890, dòng vốn mới trung bình chỉ bằng một phần tư số tiền nhận được vào cuối những năm 1880. Với số 30 tiền thu nhập phải nộp ở nước ngoài vay trước đó, và đưa ra mức độ nhập khẩu vào đầu những năm 1890, thác xuất khẩu và dòng vốn có thể không khó để tạo ra suy thoái kinh tế. Trên thực tế, tổng sản phẩm quốc nội của Úc có thể đã giảm tới 20% trong khoảng thời gian từ 1891 đến 1895. Khi dân số tiếp tục tăng (mặc dù với tốc độ nhanh hơn so với những năm 1880), sự suy giảm sản phẩm trên đầu người đã đi xa hơn thế này. Vào giữa những năm 1890, sản phẩm bình quân đầu người đã giảm xuống dưới 3/4 mức cao nhất của thập niên 1880. Một sự thu hẹp trong hoạt động kinh tế ở quy mô này chắc chắn liên quan đến tình trạng thất nghiệp nặng nề và sụt giảm mạnh cả về tiền lương thực tế và tiền bạc. Nó cũng tạo ra sự suy thoái đáng kể về thương mại và tài chính, đặc biệt là sự sụp đổ của nhiều tổ chức tài chính và sự xáo trộn giữa các ngân hàng. Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc khủng hoảng những năm 1890 nghiêm trọng và kéo dài hơn nhiều so với bất kỳ điều gì Úc từng trải qua trước đây. Tác động của nó đối với tất cả các khía cạnh của đời sống Úc đã được cảm nhận sâu sắc đến nỗi các nhà sử học đã xem những năm 1890 là nguồn gốc của những thay đổi cơ bản ở đất nước này. Tất nhiên, thu nhập xuất khẩu và dòng vốn giảm vào đầu những năm 1890, tất nhiên, là một phần quan trọng trong lời giải thích về sự khởi đầu của khủng hoảng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các sự kiện bên ngoài nền kinh tế Úc là nguyên nhân cơ bản của sự suy giảm mạnh mẽ về mức độ hoạt động kinh tế. Trong mối liên hệ này, N. G. Butlin đã lập luận rằng cuộc khủng hoảng là kết quả chủ yếu của mô hình tăng trưởng kinh tế trong nước trước đó. Sự mất cân bằng trong cán cân thanh toán đã gây ra hiệu ứng giảm phát chính sau năm 1891. Tuy nhiên, hành vi của các tổng hợp các chỉ số kinh tế-chủ yếu là tổng sản phẩm trong nước và đầu tư sẵn ước tính-gợi ý rằng mức độ đỉnh cao của hoạt động kinh tế có thể có được càng sớm càng 1888-1889. Nếu vậy, việc mở rộng có lẽ đã chấm dứt trước khi sự sụt giảm lớn trong xuất khẩu hoặc dòng vốn có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế. Hơn nữa, sự mất cân bằng cơ bản trong cán cân thanh toán khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những phát triển bên ngoài bất lợi phần lớn là sự phản ánh của sự mất cân đối cơ cấu trong nước Trong khi thuế quan cung cấp cho chính quyền thuộc địa nhiều doanh thu, họ đã hạn chế thương mại và di chuyển giữa các thuộc địa. Thuế quan làm tăng chi phí hàng hóa và khiến các nhà sản xuất ở bên ngoài thuộc địa khó cạnh tranh với các nhà sản xuất địa phương. Hạn chế thương mại cũng gây bất tiện cho du khách; hành trình xe lửa giữa Melbourne và Sydney đã bị trì hoãn tại biên giới Albury để các quan chức hải quan kiểm tra hành lý của hành khách. Các nhà giao dịch tự do là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho quá trình thống nhất, lập luận rằng nó sẽ củng cố nền kinh tế bằng cách bãi bỏ thuế quan và tạo ra một thị trường duy nhất. Trước khi thống nhất, các thuộc địa không được trang bị đầy đủ để tự vệ. Mỗi thuộc địa có lực lượng dân quân riêng bao gồm một lực lượng nhỏ và tình nguyện viên nhỏ, nhưng tất cả họ đều dựa vào hải quân Anh để tuần tra định kỳ trên bờ biển rộng lớn 31 của Úc. Mọi người ngày càng lo sợ các thuộc địa của Úc có thể dễ bị tấn công từ các quốc gia như Đức, Pháp và Nga, những nước đã chiếm đóng các phần của Thái Bình Dương. Vị trí của Úc như là một lục địa dân cư thưa thớt gần châu Á cũng làm dấy lên mối lo ngại rằng các quốc gia như Trung Quốc và Nhật Bản, với dân số lớn hơn và sức mạnh quân sự lớn hơn, có thể làm sụp đổ các thuộc địa. Alfred Deakin, sau đó Chánh văn phòng của Victoria, cảnh báo: 'Làn sóng châu Á đe dọa nhấn chìm chúng ta chỉ bị gián đoạn trong một thời gian ngắn, nhưng nếu các thuộc địa không thống nhất, dân số da trắng tương đối nhỏ bé của chúng ta sẽ bị cuốn đi trước nó như một chiếc lông vũ'. Lập luận rằng một lực lượng quốc phòng thống nhất có thể bảo vệ Úc tốt hơn đã được củng cố bằng một báo cáo được nói vào năm 1889 bởi Thiếu tướng Anh J. Bevan Edwards. Nó phát hiện ra rằng các thuộc địa không có đủ binh lính, vũ khí hay thậm chí là đạn dược để tự vệ. Báo cáo đề nghị thành lập một lực lượng quốc phòng liên bang hoặc tập trung. Vào cuối thế kỷ 19, nhiều người muốn duy trì di sản của Anh tại các thuộc địa. Ở một mức độ nào đó, mong muốn này được thúc đẩy bởi những lo ngại 'lao động không phải là người da trắng' giá rẻ sẽ cạnh tranh với những người định cư tìm việc làm, dẫn đến mức lương thấp hơn và mức sống giảm đi. Những lo lắng này xuất phát một phần từ tình cảm chống Trung Quốc bắt nguồn từ cơn sốt vàng của thập niên 1850. Họ cũng phản ánh sự phẫn nộ đối với người dân đảo Thái Bình Dương, những người làm việc với mức lương thấp trong ngành công nghiệp đường của Queensland. Xung đột chủng tộc được coi là hệ quả tất yếu của một xã hội đa văn hóa. Nó đã cảm thấy một Chính phủ quốc gia sẽ ở một vị trí tốt hơn so với các thuộc địa để hạn chế và kiểm soát nhập cư. Người dân thuộc địa chủ yếu chia sẻ một ngôn ngữ, văn hóa và di sản chung, và ngày càng bắt đầu xác định là người Úc chứ không phải người Anh. Thủ hiến New South Wales, Ngài Henry Parkes, gọi đây là "sợi chỉ đỏ thẫm trong mối quan hệ họ hàng chạy trong tất cả chúng ta". Trên thực tế, đến thời điểm thống nhất hơn 3/4 dân số là người sinh ra tại Úc. Nhiều người di chuyển giữa các thuộc địa để tìm các đội làm việc và các đội thể thao đã bắt đầu đại diện cho Úc. Năm 1899, những người lính từ các thuộc địa đã tham gia Chiến tranh Boer ở Nam Phi đã cùng nhau làm nên người Úc. Sự thay đổi là rõ ràng trong các bài hát và bài thơ đương đại kỷ niệm tổ chức Úc và người dân Úc. Vào tháng Giêng năm 1881, một hội nghị liên thuộc địa được tổ chức tại Sydney để thảo luận về vấn đề cụ thể của thuế hải quan. Các thuộc địa như New South Wales tin vào thương mại tự do, trong khi Victoria ủng hộ "chính sách bảo hộ" trong đó thuế Chính phủ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ các thuộc địa khác để khuyến khích người dân thúc đẩy công nghiệp địa phương. Mặc dù hội nghị được kêu gọi để giải quyết vấn đề gây tranh cãi này, nó đã đi vào lịch sử khi lần đầu tiên ý tưởng về một hội đồng liên bang được đưa ra. Thủ tướng của New South Wales, Ngài Henry Parkes (còn được gọi là 'Cha của Liên 32 bang), chịu trách nhiệm về ý tưởng thành lập một hội đồng được xây dựng để giải quyết các vấn đề liên thuộc địa. Vào tháng 11 và tháng 12 năm 1883, một hội nghị liên thuộc địa của Úc đã được tổ chức tại Sydney, nơi sáu thuộc địa, New Zealand và Fiji gặp nhau. Ở đó, họ đã thảo luận về việc sáp nhập các đảo lân cận và Samuel Griffiths, Thủ hiến bang Queensland, đã soạn thảo một dự luật để thành lập Hội đồng Liên bang Australasia. Quốc hội Anh đã thông qua Đạo luật Hội đồng Liên bang Australasia 1885 (Anh) vào ngày 14 tháng 8 và sau khi các thuộc địa thông qua các hành động thông qua, Hội đồng Liên bang đã được thành lập. Tuy nhiên, New South Wales, New Zealand và Nam Úc (trừ giai đoạn 1888-1890), tất cả đều không tham gia Hội đồng. Người ta nói rằng sự vắng mặt của New South Wales, đó là thuộc địa mạnh nhất vào thời điểm đó, đã ảnh hưởng nghiêm trọng và nặng đến Hội đồng mà sau đó đã tan rã vào năm 1889. Mặc dù cũng bị khiếm khuyết vì không có quyền hành pháp và không có doanh thu của riêng mình, Hội đồng Liên bang là loại hình hợp tác liên thuộc địa đầu tiên. Nhận thấy sự bất cập của Hội đồng Liên bang, Ngài Henry Parkes đã nỗ lực lần thứ hai trong việc hợp nhất. Tại trường nghệ thuật Tenterfield vào ngày 24 tháng 10 năm 1889, ông đã có một bài phát biểu nổi tiếng kêu gọi sự cần thiết của một Chính phủ quốc gia. Trong bài phát biểu của mình, Parkes nhấn mạnh báo cáo gần đây của Thiếu tướng Sir J. Bevan Edwards, trong đó xác định sự cần thiết của các lực lượng thuộc địa để đoàn kết như một vì lợi ích bảo vệ đất nước. Parkes cũng kêu gọi tổ chức Hội nghị Nghị viện Úc, trong đó các thuộc địa quyết định hiến pháp liên bang sẽ xác định chi tiết về một Chính phủ liên bang và quốc hội liên bang. Với Parkes là chủ tịch của nó, Công ước Quốc gia Úc đã được triệu tập tại Tòa nhà Quốc hội ở Sydney từ tháng 3 đến tháng 4 năm 1891. Các đại biểu từ mỗi thuộc địa, và cũng từ New Zealand, đã quyết định vào tên Liên bang Khối thịnh vượng chung Úc. Người đã soạn thảo Dự luật của Hội đồng Liên bang, Samuel Griffiths, cũng được ghi là đã viết bản dự thảo hiến pháp. Tuy nhiên, tuyên bố này đã bị tranh chấp trong suốt lịch sử. Một số người tin rằng ông chỉ đơn giản viết lại những gì chính trị gia người Tasmania, Andrew Inglis Clarke, đã viết. Dự thảo của Clarke bị ảnh hưởng bởi hiến pháp Hoa Kỳ và một số hành vi của Anh, trở thành nền tảng của hệ thống Chính phủ lai Úc tồn tại cho đến ngày nay. Các đại biểu đã ở một vị trí để trình bày dự thảo Dự luật Hiến pháp cho quốc hội của họ, tuy nhiên, ý tưởng về Liên bang đã nhanh chóng tiêu tan. Lý do cho điều này là vì hầu hết các Chính phủ đã chuyển sự chú ý của họ để chống lại suy thoái kinh tế trong những năm 1890 và mức độ thất nghiệp cao và các cuộc đình công đi kèm với nó. Đây cũng là, một phần, do một số các thuộc địa chờ đợi để xem nếu ý tưởng được sự ủng hộ đầy đủ của New South Wales, vì sự vắng mặt trước của nó từ Hội đồng Liên bang. Mặc dù không đạt được kết quả, khái niệm Liên bang đã không biến mất khỏi sự chú ý của công chúng hoàn toàn. Một tổ chức Victoria gọi là Hiệp hội Người bản địa Úc, về cơ bản là một quỹ chăm sóc sức khỏe dành riêng cho những người sinh 33 ra ở Úc, đã cống hiến cho Liên bang các thuộc địa từ những năm 1880. Hiệp hội tiếp tục sứ mệnh vào những năm 1890 khi vào năm 1893 tại Corowa, họ đề xuất một Công ước Hiến pháp thứ hai. Tuy nhiên, lần này, Công ước có các đại biểu được bầu bởi người dân từ thuộc địa của họ và hiến pháp cũng sẽ phải được công chúng chấp thuận. Bắt đầu ở Adelaide, trước khi chuyển đến Sydney và sau đó là Melbourne, Hội nghị lập hiến lần thứ hai (1897-1898) đã được tổ chức thông qua một loạt các cuộc họp. Chết năm trước, Parkes không tham dự Hội nghị lập hiến lần thứ hai. Sir Edmund Barton, người từng là đại biểu tại Hội nghị này, đã thành công như Parkes như các nhà lãnh đạo chính trị của chiến dịch cho Liên bang. Được lãnh đạo bởi Barton, các nguyên tắc cơ bản, ý tưởng về Chính phủ có trách nhiệm và ý thức dân chủ lớn hơn đã được thống nhất và một dự thảo Hiến pháp Hiến pháp đã được soạn thảo. Như ANA đã đề xuất ở Corowa, người dân các thuộc địa sau đó đã phải bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp. Cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 6 năm 1898 được tổ chức tại Victoria, New South Wales, Nam Úc và Tasmania. Úc là quốc gia đầu tiên đưa ra hiến pháp đề xuất cho người dân phê duyệt (Thụy Sĩ đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để phê chuẩn những thay đổi trong hiến pháp năm 1874). Các chiến dịch nhiệt tình đã được tiến hành kêu gọi mọi người bỏ phiếu 'có' hoặc 'không'. Các nhóm chống liên bang lập luận rằng liên bang sẽ làm suy yếu quốc hội thuộc địa, và thương mại tự do giữa các tiểu bang sẽ dẫn đến mức lương thấp hơn và mất việc làm. Thủ tướng New South Wales George Reid công khai chỉ trích hiến pháp được đề xuất, nhưng cho biết ông sẽ bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu dân ý, mang lại cho ông biệt danh "Có-Không Reid". Cuộc trưng cầu dân ý đã được thông qua tại Victoria, Nam Úc và Tasmania. Kết quả là đa số ở cả bốn thuộc địa. Tuy nhiên, quốc hội New South Wales trước đây đã quy định rằng họ sẽ không chấp nhận đa số thuộc địa của mình trừ khi có hơn 80 000 phiếu ủng hộ Liên bang. Trong khi đa số cử tri ở New South Wales đã bỏ phiếu 'có' cho cuộc trưng cầu dân ý, thì nó đã không thu hút đủ số phiếu 80 000 'có' do quốc hội thuộc địa New South Wales đặt ra là mức tối thiểu cần thiết để đồng ý với Liên bang. New South Wales chỉ đạt 71 595 phiếu 'có' và Dự luật Hiến pháp không được thông qua. Liên bang Queensland và Tây Úc có liên quan sẽ tạo cho New South Wales và Victoria một lợi thế so với các quốc gia ít mạnh hơn, không tổ chức trưng cầu dân ý. Nó đã được nhận ra rằng để Liên bang đi trước, cần có sự hỗ trợ đầy đủ của New South Wales. Để xoa dịu sự phản đối của họ, trong một 'hội nghị hàng đầu' bí mật đã bị đóng cửa cho công chúng và giới truyền thông, một số sửa đổi đã được thực hiện đối với Dự luật Hiến pháp, trong đó có thủ đô quốc gia sẽ nằm trong một lãnh thổ ở New South Wales. Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1899, các cuộc trưng cầu dân ý lại được tổ chức tại Victoria, Nam Úc, New South Wales và Tasmania, với kết quả là cả bốn thuộc địa đều đồng ý với hiến pháp đề xuất. Tây Úc vẫn từ chối tham gia. Tháng Chín sau đó, người Queensland tán thành hiến pháp bằng 34 khoảng cách hẹp nhất, với chỉ hơn 54% bỏ phiếu 'có'. Queensland đã chờ xem liệu New South Wales có liên minh hay không trước khi tổ chức trưng cầu dân ý. Tòa án Brisbane hoan nghênh kết quả này và kêu gọi tất cả người dân Queensland hãy đoàn kết theo 'Khối thịnh vượng chung sắp tới. Đa số 'có' được bảo đảm trong tất cả các thuộc địa tham gia: New South Wales, Victoria, Nam Úc và Tasmania. Queensland đã tuyên bố rằng họ sẽ chờ kết quả bỏ phiếu ở New South Wales, bởi vì nếu họ từ chối Dự luật Hiến pháp một lần nữa, Queensland sẽ không tiếp tục với phiếu bầu của họ. Với hơn 107 000 phiếu 'có' cho Liên bang tại New South Wales, Queensland đã bỏ phiếu cho chính người dân của họ thông qua Dự luật. Vì các thuộc địa vẫn đang được cai trị bởi Anh, để Liên bang được thành lập, luật pháp cần phải được Quốc hội Anh thông qua. Ngài Edmund Barton, Alfred Deakin (Thành viên của Hội đồng Lập pháp bang Victoria) và Charles Cameron Kingston (Thủ hiến Nam Úc) chỉ là một vài trong số các đại biểu quan trọng đã tới London để đảm bảo Quốc hội Anh thông qua Dự luật Hiến pháp. Đạo luật Hiến pháp Liên bang Úc 1900 (Anh) đã được thông qua vào ngày 5 tháng 7 và vào ngày 9 tháng 7 đã nhận được sự đồng ý của hoàng gia. Tuy nhiên, Tây Úc vẫn chưa có cơ hội bỏ phiếu trưng cầu dân ý về Dự luật Hiến pháp trước khi nó được thông qua. Họ đã được thuyết phục gia nhập Liên bang sau khi Chính phủ liên bang hứa sẽ ủy thác xây dựng tuyến đường sắt xuyên lục địa. Cuộc bỏ phiếu đã được trao cho họ vào tháng 7 năm 1900 và nó đã được thông qua bởi đa số áp đảo, chủ yếu là do các cử tri từ các mỏ vàng đến từ các thuộc địa khác. Nữ hoàng Victoria đã tuyên cáo Úc vào ngày 17 tháng 9 và tuyên bố rằng Đạo luật Hiến pháp Liên bang Úc 1900 (Anh) sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1901. Cùng tháng đó, Bá tước Hopetoun sinh ra ở Anh được bổ nhiệm làm Toàn quyền đầu tiên của Úc. Ngày 1 tháng Giêng năm 1901, nơi mà trước đây thuộc địa khác nhau về mặt pháp lý ngày hôm trước bây giờ đã Nhà nước Úc. Lễ kỷ niệm đã có thể được tìm thấy trên khắp đất nước mới. Điều này đặc biệt xảy ra trong Công viên Thế kỷ của Sydney, nơi Khối thịnh vượng chung Úc được Toàn Quyền khánh thành trước Nội các Khối thịnh vượng chung. Trong buổi lễ, Toàn quyền đầu tiên, Lord Hopetoun, đã tuyên thệ và Thủ tướng đầu tiên của Úc, Edmund Barton, và các bộ trưởng liên bang đã tuyên thệ nhậm chức. Người Úc hoan nghênh chủ quyền quốc gia. Có tới 500 000 người xếp hàng trên tuyến đường diễu hành Liên bang đã đi từ Domain đến Công viên Thế kỷ, khoảng 100 000 khán giả đã chứng kiến buổi lễ diễn ra sau đó. Trên khắp nước Úc, người dân tổ chức lễ diễu hành, rước kiệu, cuộc thi ở trường, màn bắn pháo hoa, sự kiện thể thao, 'cuộc trò chuyện' (buổi tối thảo luận) và bữa tối đặc biệt. Đồ trang trí và các vòm trang trí công phu khánh thành các đường phố chính và các tòa nhà được thắp sáng vào ban đêm. Tại Sydney lễ kỷ niệm tiếp tục trong một tuần. Cuộc bầu cử Liên bang đầu tiên được tổ chức vào ngày 9 tháng 3, với Barton là Thủ tướng. Vào ngày 13 tháng 5 năm 1901, 35 Quốc hội Liên bang Úc đã chính thức được khai mạc tại Melbourne. Người ta đã đồng ý Tòa nhà Quốc hội Victoria sẽ được sử dụng cho đến khi Lãnh thổ Thủ đô Úc được thành lập và Quốc hội Úc có thể được tổ chức tại đây. Câu 8. Cơ sở kinh tế của hệ thống chính trị liên bang Úc Khái quát toàn bộ lịch sử hiện thực xã hội loài người từ khi xuất hiện giai cấp đối kháng, chủ nghĩa Marx Lenin đã làm sáng tỏ thực chất mối quan hệ giữa chính trị với kinh tế: chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, là tấm gương phản chiếu đời sống kinh tế, tác động mạnh mẽ tới đời sống kinh tế và chính trị cũng không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế. Chính trị là quan hệ về bản chất của các giai cấp, tầng lớp, nhóm lợi ích xã hội, dân tộc trong quan hệ với quyền lực nhà nước, trong đó cơ bản nhất và tiên quyết là quan hệ lợi ích kinh tế của những chủ thể chính trị đó – chỉ được giải quyết bởi con đường giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị nói chung, quyền lực nhà nước nói riêng. Quan hệ lợi ích kinh tế của các chủ thể ấy tác động vào các quá trình kinh tế xã hội làm cho nền kinh tế phát triển theo yêu cầu của các chủ thể. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề quyền lực chính trị sẽ tác động trực tiếp đến động lực của sự phát triển kinh tế. Là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, chính trị phản ánh nhu cầu và lợi ích của giai cấp, dân tộc, phản ánh khái quát lợi ích của giai cấp, dân tộc đó. Trong khi phản ánh những yêu cầu kinh tế, chính trị loại bỏ tất cả những gì ngẫu nhiên, không ổn định của kinh tế, chỉ phản ánh cái bản chất nhất của đời sống kinh tế, xu hướng chủ đạo nhất trong đời sống kinh tế quyết định tính chất, khuynh hướng, nội dung của nhân tố mang tính chủ đạo trong đời sống kinh tế. Trong khi phản ánh khuynh hướng chủ đạo của kinh tế, chính trị cũng tập trung ý chí, sức lực, hành động của toàn giai cấp, dân tộc dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền để hiện thực hoá khuynh hướng chủ đạo đó, nhằm làm cho chế độ kinh tế chủ đạo giữ vững vị trí thống trị. Chính trị chỉ thực sự là sự biểu hiện tập trung của kinh tế khi chủ thể chính trị có khả năng hình thành hệ thống tri thức khoa học và kỹ nghệ chính trị phù hợp để giác ngộ quần chúng hành động phù hợp với quy luật kinh tế. Luận điểm đã chỉ rõ nguồn gốc, bản chất của chính trị chỉ hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của những đòi hỏi khách quan bởi sự phát triển kinh tế. Từ thực trạng của kinh tế, sự liên hệ những lợi ích kinh tế căn bản của các giai tầng khác nhau trong một nền kinh tế mới hình thành chế độ chính trị, thể chế chính trị tương ứng. Kinh tế được hiểu là toàn bộ lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau của một nền kinh tế mà cơ sở của nó là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quản hệ tổ chức, quan hệ sản xuất, quy định bản chất của chế độ chính trị và bản chất của quyền lực nhà nước. Là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển cao, Úc xếp thứ 13 trong bảng xếp hạng thu nhập GDP tính theo đầu người năm 2012. Úc vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 36 hàng năm dù kinh tế thế giới rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Úc là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa với sức mạnh của nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào các tập đoàn kinh tế khổng lồ. Ở Úc, đặc biệt bị chi phối bởi các tập đoàn khai khoáng khổng lồ. Sự chi phối của các tập đoàn khai khoáng ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị Úc, từng ngày chi phối các quyết sách của Chính phủ. Úc là một trong những nước công nghiệp mới tiên tiến trên thế giới, với lực lượng lao động chiếm hơn 50% dân số, đa số lao động có trình độ tay nghề cao. Nhiều cán bộ kĩ thuật, quản lý cao cấp, có kinh nghiệm làm việc quốc tế. Môi trường khoa học phát triển, đầy sáng tạo giúp Úc sản sinh những chuyên gia tầm cỡ thế giới về khoa học kỹ thuật, biết nhiều loại ngôn ngữ, được đào tạo đầy đủ kỹ năng, nên có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Úc là một trung tâm tài chính lớn ở châu Á – Thái Bình Dương, với một hệ thống tài chính hiện đại, minh bạch; hệ thống viễn thông bưu chính đạt tiêu chuẩn quốc tế; lực lượng lao động đa ngôn ngữ, có trình độ cao và một hệ thống quy định hợp lý. Dịch vụ tài chính là một trong những lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế Úc. Nền kinh tế Úc được xếp vào hạng mạnh nhất trên thế giới – cạnh tranh cao, cởi mở, sôi động, linh hoạt, có nền kinh tế công – nông nghiệp phát triển tăng trưởng bình quân cao hơn các quốc gia còn lại trong khối G7. Lao động nông nghiệp của Úc chỉ có hơn 400,000 người nhưng đã sản xuất lượng lương thực và vải vóc đủ nuôi 77 triệu người. Đây là một kỷ lục cả Hoa Kỳ cũng không thể sánh bằng. Úc là một trong số ít quốc gia của OECD không còn khoản nợ chung của Chính phủ . Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Úc gắn liền với tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp thấp, được giữ ổn định trong vòng 20 năm qua. Úc có một cơ cấu thể chế hợp lý, ổn định, hiện đại, tạo môi trường vững chắc cho doanh nghiệp, tạo thân thiện cho các nhà đầu tư. Được WB xếp hạng đứng thứ hai về mức độ dễ dàng thành lập doanh nghiệp mới. Úc không có nhiều rào cản thương mại và đầu tư. Cạnh tranh rất gay gắt trong toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện nước và khí đốt. Hệ thống cơ sở hạ tầng Úc bao trùm phạm vi rộng lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp hành lang giao thông nội địa và quốc tế, các tiện ích công cộng cũng như hệ thống phân phối điện, dịch vụ tài chính đáng tin cậy cho các cá nhân và doanh nghiệp; xứng đáng mệnh danh là một trong số ít quốc gia có nền kinh tế phát triển và đảm bảo tính cân bằng các mặt đời sống xã hội. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Úc là sắt, dầu khí, ngũ cốc và thịt, máy điện thoại, kim loại màu, giấy, hoá chất, hàng điện tử, thiết bị văn phòng, ... Là một một trong những nước có nền nông nghiệp phát triển hiệu quả nhất, Úc cũng là nhà cung cấp chủ yếu các sản phẩm nông nghiệp (lúa mì, thịt, sữa, trái cây) cũng như luôn đi đầu trong phát triển các ngành khoa 37 học kĩ thuật, viễn thông, thiên văn và năng lượng mặt trời; là một trong những nền kinh tế sáng tạo, mở cửa, tăng trưởng mạnh và lạm phát thấp nhất trên thế giới. Câu 9. Các quan điểm về hình thái nhà nước liên bang Úc Sự hình thành nhà nước tư sản tư bản chủ nghĩa ở Úc diễn vào cuối thế kỷ XIX, nơi giai cấp tư sản hình thành từ những người Anh di cư, dùng vũ lực xây dựng chế độ tư bản chủ nghĩa, đàn áp và diệt tộc đối với các cộng đồng cư dân bản địa đang tồn tại chế độ quản lý xã hội theo kiểu thị tộc bộ lạc. Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được thiết lập trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư. Trong chế độ này, người nắm tư liệu sản xuất là các nhà tư sản. Không có tư liệu sản xuất, người công nhân là người vô sản phải làm thuê, tự do bán sở hữu duy nhất của mình là sức lao động cho nhà tư sản để tồn tại. Về thực chất, công nhân không phụ thuộc hoàn toàn vào một nhà tư bản cụ thể, nhưng lại bị lệ thuộc vào toàn bộ giai cấp tư sản. Nhà tư bản mua sức lao động của công nhân như hàng hoá đặc biệt giá rẻ, và sản xuất ra hàng hoá để bóc lột giá trị thặng dư. Cơ sở xã hội của hình thái nhà nước tư sản tư bản chủ nghĩa là hai giai cấp tư sản và vô sản song song tồn tại, giữa họ tồn tại mâu thuẫn đối kháng không thể điều hoà. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa cũng có các giai tầng như nông dân, tiểu tư sản trí thức, tiểu thương, tiểu chủ, ... nhưng thực chất nhà nước tư sản vẫn chỉ đại diện và bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản. Các chính đảng tư sản thường tìm chỗ dựa ở các tập đoàn kinh tế, cũng như các tập đoàn kinh tế tìm thấy lợi ích của mình trong việc đưa thành công một chính đảng lên nắm quyền. Tuy khác nhau về tính đại diện xã hội, chỗ dựa chủ yếu của các chính đảng tư sản là các chủ tư bản. Khác với chính thể quân chủ chuyên chế, nơi tất cả quyền lực nhà nước tập trung trong tay Vua, tại chính thể quân chủ lập hiến ở các nước tư sản, quyền lực nhà nước của nguyên thủ được truyền cho người kế vị, nhưng bị hạn chế. Chính thể quân chủ lập hiến tồn tại do sự thoả hiệp giữa thể chế tư sản với thể chế quân chủ. Trong đó, thể chế quân chủ dần thích ứng với lợi ích tư sản đang nắm quyền, và quyền lực của Vua cũng bị hạn chế bởi Hiến pháp do Nghị viện ban hành. Quyền lực Nữ hoàng không ảnh hưởng trong lĩnh vực lập pháp, bị hạn chế nhiều trong lĩnh vực hành pháp. Chính phủ do Nghị viện thành lập chịu trách nhiệm trước Nghị viện, không chịu trách nhiệm trước Nữ hoàng. Thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia được quy định nghiêm ngặt bởi hệ thống văn bản lập pháp. Quyền lực của người đứng đầu thể chế quân chủ lập hiến không được phân bố rộng rãi trên lĩnh vực lập pháp, bị hạn chế đáng kể trong lĩnh vực điều hành. Luật pháp được thông qua bởi Quốc hội. Chính phủ được hình thành thông qua biểu quyết theo đa số đại biểu Nghị viện, phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Chính phủ có thực quyền trong điều hành nhà nước, còn nhà Vua/Nữ hoàng thực hiện chức năng của mình trong sự thoả hiệp thực hiện và hợp tác chặt chẽ với Chính phủ . Trong công việc nhà nước, Nữ hoàng hành động “theo sự kiến nghị” của Chính phủ. Trên thực tế, những 38 đệ trình lên Nữ hoàng là bắt buộc. Tất cả những sắc lệnh do Nữ hoàng ban bố được người đứng đầu Chính phủ khẳng định lại sau khi đã đạt giá trị luật pháp. Trong thực tiễn Chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện chúng. Nữ hoàng là biểu tượng, là nhà trọng tài tối cao của dân tộc, đứng trên mọi sự thôn tính, bài trừ lẫn nhau của các đảng chính trị, đảm bảo cho sự thống nhất của đất nước. Ở Úc, Nữ hoàng Anh có một số quyền dự trữ đặc biệt cho những trường hợp xảy ra khủng hoảng chính trị (chẳng hạn như năm 1975 dưới thời thủ tướng Whitlam). Thực tế đã cho thấy trong những điều kiện hiện nay, nhà quân chủ trong chế độ quân chủ lập hiến không chỉ là nhân tố đảm bảo tính ổn định, tính pháp lý của hiến pháp, mà còn là sức mạnh thực sự của những cuộc cải cách sâu sắc. Trong hình thức cấu trúc nhà nước liên bang được áp dụng ở Úc có nhiều bang thành viên. Mỗi bang có hiến pháp và các đạo luật riêng của bang do cơ quan lập pháp của bang ban hành. Các bang đều có các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, các bang không có chủ quyền riêng về nguyên tắc, không có quyền tách khỏi liên bang, không hoạt động với tư cách chủ thể công pháp quốc tế bên cạnh liên bang. Nhà nước liên bang có Hiến pháp và hệ thống pháp luật có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ của liên bang, không bị giới hạn bởi lãnh thổ biên giới của các bang, chúng mang tính tối cao đối với Hiến pháp và hệ thống luật lệ của từng bang. Công dân mỗi bang đều là công dân của liên bang. Sự phân định ranh giới giữa liên bang và các chủ thể của liên bang được điều tiết bởi Hiến pháp Liên bang, trong đó đảm bảo tính tối thượng của hiến pháp liên bang, những bộ luật cân xứng với cả hiến pháp và luật pháp của các thành viên liên bang. Những vấn đề quốc phòng, chính sách đối ngoại, điều chỉnh tài chính, những chính sách thuế quan trọng, chính sách lao động, bảo vệ xã hội liên quan đến việc thi hành của Chính phủ. Chính kết cấu liên bang cũng không đảm bảo được sự phân quyền và không thể thanh toán những đối lập vùng, đối kháng dân tộc giữa các bang phát triển, dẫn đến khủng hoảng nghiêm trọng cho nhà nước liên bang. Những giải pháp hoà bình cho các cuộc xung đột bên trong nhà nước liên bang chỉ đạt được khi nào mối quan hệ giữa các chủ thể của nó được xây dựng thực sự trên cơ sở dân chủ và dựa trên truyền thống tự do điều hành vùng một cách chắc chắn. Nếu bên trong nhà nước liên bang lấy khuynh hướng tập trung cao độ hành chính thì sớm muộn cũng sẽ phải đối đầu với nhiều vấn đề khó giải quyết. Câu 10. Quyền hạn, chức năng của Toàn quyền Với hình thái nhà nước Quân chủ lập hiến, Thống đốc Toàn quyền với nhiệm kỳ 5 năm, không những đại diện nữ hoàng Anh tại Úc mà còn được thể hiện trên hình thức như vai trò của một nguyên thủ quốc gia của Úc. Về hình thức, Thống đốc Toàn quyền có quyền thay mặt Nữ hoàng Anh bổ nhiệm các đại sứ, nghị sĩ, chánh án; đóng dấu Hoàng gia Anh chấp thuận những nghị luật lập pháp cũng như hành pháp; triệu tập – giải tán Hạ viện, bổ nhiệm Thủ 39 tướng – Nội các Chính phủ, ký kết các hiệp định chiến tranh và hòa bình với các nước khác, ký sắc lệnh ân xá hay khen thưởng, tiếp đón khách nước ngoài, v.v Song những quyền đó sẽ được ủy nhiệm cho Chính phủ của Thủ tướng Úc thực thi. Vì vậy, vai trò và quyền hạn nói trên của Thống đốc Toàn quyền chỉ mang tính hình thức là chủ yếu. Đồng thời, do hiện nay lãnh thổ Northern Territory (Địa hạt Bắc Úc) chưa chính thức trở thành tiểu bang, Toàn quyền cũng đảm nhận trách nhiệm Kinh lược sứ Northern Territory. Bên cạnh đó, về hình thức, Thủ tướng phải đệ trình kế hoạch hoạt động của Chính phủ lên Toàn quyền tư vấn, Toàn quyền có quyền chấp hành sự phê chuẩn của Thủ tướng và Nội các Chính phủ hoặc loại bỏ những đạo luật duy ý chí của Thủ tướng. Song thực tế, những quyền đó của Thống đốc Toàn quyền chỉ có hiệu lực khi nhận được sự chuẩn y của Nghị viện, cũng như sự tư vấn của Thủ tướng.Đối với Toàn quyền, về hình thức, Thủ tướng và Chính phủ của Thủ tướng phải chịu chấp hành các quyền như: đệ trình kế hoạch hoạt động của Chính phủ lên Toàn quyền và chờ đợi sự tư vấn của Toàn quyền; chấp hành sự phê chuẩn Thủ tướng và nội các Chính phủ; loại bỏ một số đạo luật xuất phát từ ý chí của Thủ tướng,... Nhưng tất cả những quyền trên cũng như quyền của Toàn quyền trong hiến pháp như người đứng đầu nhà nước chỉ có thể có hiệu lực khi nhận đươc sự chuẩn y từ Nghị viện, và sự tư vấn của Thủ tướng. Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt nhất mà Thống đốc Toàn quyền Úc đã sử dụng quyền hạn dự trữ của mình theo sự chỉ đạo của Nữ hoàng Anh là việc giải tán Chính phủ của Thủ tướng Whitlam trong cuộc khủng hoảng Hiến pháp năm 1975. Ngoài ra, khi xảy ra bất đồng giữa Chánh án và Chính phủ, Chánh án có thể bị thay thế bởi Toàn quyền. Chẳng hạn như trong khủng hoảng hiến pháp năm 1975, Toàn quyền Kerr đã để lại duy nhất một thẩm phán. Câu 11. Cơ cấu, chức năng, quyền hạn Quốc hội liên bang Nghị viện Liên bang gồm Toàn quyền Liên bang và hai viện được bầu theo phương thức phổ thông đầu phiếu của tất cả công dân trưởng thành. Thượng nghị viện có 76 ghế (mỗi tiểu bang có 12 ghế, mỗi lãnh thổ có 2 ghế). Nhiệm kỳ của Thượng nghị sĩ là 6 năm, cứ 3 năm bầu lại một nửa số Thượng nghị sĩ. Nhiệm kỳ các đại biểu đại diện 2 vùng lãnh thổ không quá 3 năm. Thượng nghị viện có 23 uỷ ban thường trực. Hạ nghị viện có 148 ghế, nhiệm kỳ 3 năm. Hạ nghị viện có 10 uỷ ban thường trực, quán xuyến mọi hoạt động của Chính phủ . Mặc dù có quyền lập pháp như nhau, nhưng chỉ Hạ viện có quyền đưa ra dự luật về ngân sách và thuế khoá. Thượng viện có quyền bác bỏ bất cứ dự luật nào, kể cả những dự luật Thượng viện không có quyền sửa đổi. Trong trường hợp Thượng viện bác bỏ lần thứ hai với một dự luật do Hạ viện đề xuất, Tổng Toàn quyền có thể giải tán cả hai viện để bầu lại toàn bộ số ghế. Chức năng chung của hai viện là giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp. Chế độ bầu cử bắt buộc được thực hiện từ năm 1925 ở cả cấp liên bang và tiểu bang. Hội đồng bầu cử liên bang (Australia Electoral Commission) chịu 40 trách nhiệm giám sát, bảo đảm quá trình bầu cử công bằng, và phân định ranh giới khu vực bầu cử. Hội đồng bầu cử liên bang cũng điều hành công quỹ cấp hợp lệ cho các đảng chính trị có đăng ký và những ứng cử viên tự do. Khi Hiến pháp được viết, việc xác định các quyền lập pháp của Khối thịnh vượng chung là một vấn đề được ưu tiên cao. Hiến pháp đã chỉ định 39 lĩnh vực mà Quốc hội Liên bang thể hiện quyền lập pháp. Chúng bao gồm: thương mại và mậu dịch giữa các bang với các quốc gia khác, phòng thủ lục quân và hải quân của quốc gia, tiền tệ và an ninh xã hội. Về các vấn đề được nêu trong Hiến pháp, Khối thịnh vượng chung có quyền bác bỏ luật tiểu bang. Theo Hiến pháp, những vấn đề trên mà tiểu bang có quyền lập pháp không chỉ hạn hẹp, cho phép họ tiếp tục thực hiện pháp luật về hầu hết các vấn đề thích hợp với tình trạng của họ. Tuy nhiên, nếu một luật tiểu bang không phù hợp với luật của Khối thịnh vượng chung, Hiến pháp quy định rằng tiểu bang phải nhượng bộ quyền lực cao hơn của Liên bang (theo Mục 09 của Hiến pháp) Về các vấn đề quy định tại Hiến pháp, Khối thịnh vượng chung có quyền bác bỏ luật tiểu bang Hầu hết các Nghị viện kể từ năm 1996 cũng đã có một Thành viên từ Đảng Tự do Quốc gia có Lãnh thổ phía Bắc; tuy nhiên đảng này là một phần của liên minh Dân tộc Tự do. Trong các Nghị viện gần đây đã có tới sáu Thành viên tự do được bầu hoặc Thành viên của các đảng nhỏ được bầu. Hệ thống đại diện theo tỷ lệ được sử dụng để bầu Thượng nghị sĩ dẫn đến nhiều cơ hội hơn cho cuộc bầu cử của các đảng thiểu số và độc lập. Điều này có nghĩa là các đảng nhỏ có sự hiện diện quan trọng và thường xuyên có ảnh hưởng của Thượng viện có thể không có hoặc có ít đại diện tại Hạ viện (ví dụ, trước đây là Đảng Lao động Dân chủ và Đảng Dân chủ Úc, và gần đây là Đảng Xanh Úc). Theo quy định, chỉ Nghị viện có quyền ban hành luật. Tuy nhiên, các luật này lại thường có rất nhiều quy định giao cho Chính phủ ban hành các văn bản dưới luật để thực hiện các vấn đề liên quan đến các luật nói trên. Mặc dù thực hiện nguyên tắc tam quyền phân lập, nhưng sự khác biệt giữa Chính phủ và Quốc hội khá mờ nhạt do cả Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng các Bộ trong nội các Chính phủ đều là các thành viên của đảng chiếm đa số ghế trong Hạ viện. Nghị viện Úc có chức năng lập pháp, quyết định bầu hoặc bãi nhiệm Chính phủ, thông qua các kế hoạch ngân sách và giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp – tư pháp. Trong đó, công việc quan trọng nhất của Nghị viện Úc là lập pháp, quyết định bầu/bãi miễn Chính phủ, thông qua các kế hoạch ngân sách, và giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp – tư pháp. Hoạt động lập pháp chiếm tới 54% thời gian làm việc của Quốc hội. Các nghị 41 sĩ phải tham gia tranh luận về các vấn đề lập pháp, thay mặt cử tri giải quyết các vấn đề mà họ đặt ra. Giám sát cơ quan hành pháp cũng là một chức năng quan trọng của Nghị viện. Bên cạnh giám sát thi hành pháp luật của Chính phủ, Nghị viện là diễn đàn cho phép các nghị sĩ trình bày những quan tâm, bất bình với tư cách là đại diện dân cử của các địa phương. Chất vấn Chính phủ tạo thời gian cho các thành viên nghị viện đặt ra những vấn đề liên quan đến các hoạt động của cơ quan hành pháp. Trên danh nghĩa, thời gian chất vấn là yếu tố quan trọng trong hoạt động của nghị viện, là vũ đài quan trọng để đặt ra những vấn đề chiến lược đối với cả Chính phủ và đảng đối lập. Chất vấn Chính phủ là phương tiện giám sát cơ quan hành pháp quan trọng, làm cho trách nhiệm của các Bộ trưởng cao hơn. Chức năng này càng được củng cố nhờ các phương tiện truyền thông thông tin đại chúng. Tranh luận cũng là một hoạt động cơ bản của Nghị viện, tạo cơ hội cho các nghị sĩ đưa ra những vấn đề không thể thảo luận đầy đủ trong khuôn khổ một chương trình nghị sự của một ngày làm việc. Đây là một hình thức giám sát cơ quan hành pháp quan trọng, song chưa tạo ra được cơ chế thích hợp để buộc Chính phủ phải tuân thủ quy chế về trách nhiệm của Chính phủ. Quốc hội Úc có nhiều uỷ ban khác nhau chuyên trách những lĩnh vực cụ thể của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội. 42 Theo Hiến pháp Úc, người đứng đầu Hạ viện đồng thời là người phát ngôn của Hạ viện, còn người đứng đầu Thượng viện phải là Chủ tịch Thượng viện. Mọi chính sách đều phải được thông qua Lưỡng viện để có hiệu lực. Khi có vấn đề cần bỏ phiếu thì mỗi thành viên chỉ được bỏ một phiếu, trừ vị chủ tọa Hạ viện không được bỏ phiếu. Chỉ khi số phiếu phản đối và thông qua ngang bằng nhau, khi đó chủ tọa Hạ viện mới được bỏ phiếu và đó sẽ là lá phiếu quyết định. Phe đối lập gồm những nghị sĩ thuộc đảng/liên đảng lớn thứ hai trong Quốc hội, có nhiệm vụ điều tra và chất vấn mọi hoạt động của Chính phủ, lãnh tụ đối lập cùng các Bộ trưởng đối lập có nhiệm vụ theo dõi Bộ trưởng của mỗi Bộ trong Đảng cầm quyền đương nhiệm. Nhìn chung, nghị viện Úc có ba chức năng chính: lập pháp, thành lập Chính phủ, công bố và giám sát hành chính. Tóm lại, Quốc hội liên bang là trung tâm của hệ thống chính trị Úc, không những thiết lập luật pháp mà còn giám sát hoạt động của Toàn quyền, Thủ tướng, các Bộ trưởng và Toà án liên bang để thay đổi luật pháp khi phù hợp. Chức năng lập pháp của quốc hội được thực hiện dựa trên qui trình đã được thông qua trong nội quy hoạt động của Hạ viện và Thượng viện. Nội quy hoạt động này được tổng hợp từ nhiều nguồn như các quy định 43 của Hiến pháp, các bộ luật hiện hành, quy tắc của các Đảng chính trị, các quyết định có tính chất tiền lệ,... Câu 12. Cơ cấu, chức năng, chế độ hoạt động Thượng viện liên bang Thượng viện là nơi thể hiện chức năng giám sát thi hành pháp luật của Chính phủ, giám sát Chính phủ do cơ quan này ít chịu ảnh hưởng từ Chính phủ so với Hạ viện. Thượng viện cũng có các uỷ ban thường trực để điều khiển công việc chung và quan tâm đến sự phối hợp, giảm bớt chồng chéo giữa các cơ quan của hai viện. Trong các uỷ ban của Thượng viện liên bang Úc, Uỷ ban Ngân sách có quyền lực nhất vì quyết định dự toán ngân sách có tiếp tục được gửi tới các uỷ ban thường trực khác hay không. Sự phát triển của các uỷ ban thường trực và uỷ ban đặc biệt đã làm gia tăng vai trò của nghị viện trong quá trình lập pháp cũng như giám sát Chính phủ - các cơ quan tổ chức bộ máy hình chính khác. Thượng viện còn được gọi là Thượng nghị viện/Viện nguyên lão và chức năng chính của nó là xem xét các dự luật. So với Hạ viện, cấu trúc của Thượng viện được thiết kế để mang lại sự bình đẳng giữa các tiểu bang Úc. Mỗi Bang được đại diện như nhau bởi mười hai Thượng nghị sĩ, ngăn các bang nhỏ hơn bị áp đảo bởi những bang đông dân hơn. Theo cùng một cách mà đa số phiếu bầu từ người dân ở đa số các bang, được yêu cầu thay đổi Hiến pháp, việc đưa ra luật mới cũng cần phải có sự chấp thuận tương tự. Thượng viện có số nghị sĩ ít hơn nhiều so với Hạ viện. Các thượng nghị sĩ được bầu lên từ các bang và đại diện lợi ích của các bang, trong khi các hạ nghị sĩ được bầu lên từ tỷ lệ dân cư của các bang và đại diện lợi ích của cư dân các bang. Các bang không kể lớn nhỏ đều được bầu 12 đại biểu, các vùng lãnh thổ được bầu mỗi nơi 2 đại biểu. Tổng số nghị sĩ của thượng viện Úc là 76. Thượng viện hoạt động với nhiệm kỳ 6 năm, cứ 3 năm thì bầu lại một nửa số đại biểu thượng viện. Phương pháp bầu cử thượng viện được áp dụng phổ biến tại Úc gọi là “lá phiếu duy nhất có thể chuyển nhượng”. Theo đó, cả nước được chia thành các đơn vị bầu cử đa đại diện, mỗi đơn vị được bầu 2 đại biểu (đối với vùng lãnh thổ) hoặc 12 đại biểu (đối với bang), các đảng có thể đưa ra ứng cử viên mà họ nghĩ là có thể giành được ghế tại đơn vị bầu cử. Khi đi bầu, cử tri thể hiện sự yêu thích của mình với các ứng viên theo thứ tự bằng cách đánh dấu thứ tự ưu tiên của họ cho các ứng cử viên theo số từ 1 đến 12. Toàn bộ số phiếu sẽ được đếm, sau đó, người ta sẽ dùng con số tổng của các lá phiếu chia cho số ghế trong đơn vị bầu cử để cho ra số hạn ngạch. Để giành được thắng lợi (được bầu), các ứng viên phải giành được một tỉ lệ phiếu (số phiếu hạn ngạch tối thiểu) nhất định. Sau khi những ưu tiên số 1 được đếm xong, nếu không có ứng cử viên nào giành được số hạn ngạch trên, người có số phiếu thấp nhất bị loại bỏ, số phiếu của người đó sẽ được phân bổ lại cho các ứng cử viên còn lại theo sự lựa chọn là ưu tiên số 2. Qúa trình tiếp tục đến khi tất cả các ghế của đơn vị bầu cử được lấp đầy. Những thứ tự yêu thích của cử tri đều được tính đến để tránh lãng phí những phiếu bầu vượt quá chỉ tiêu. Hệ thống 44 này được dùng để bầu Thượng viện liên bang và thượng viện hầu hết các bang từ năm 1907 đến nay. Cách tính toán phức tạp đảm bảo các ghế đại biểu được bầu tỉ lệ với số phiếu bầu của mỗi nhóm ứng cử viên. Câu 13. Cơ cấu, chức năng, chế độ hoạt động Hạ viện liên bang Hạ viện còn được gọi là Viện dân biểu. Mặc dù cả hai viện làm việc cùng nhau để thông qua các dự luật và sửa đổi luật, nhưng chỉ có Hạ viện mới có quyền kiểm soát để tiến hành các dự luật cho phép chi tiêu Chính phủ. Cũng tại Hạ viện, Chính phủ liên bang được xác định bởi đảng nắm giữ đa số ghế. Hạ viện được kết cấu để cứ 150 Thành viên đại diện cho một đơn vị bầu cử, đảm bảo mỗi công dân được đại diện một đại biểu như nhau. Để một dự luật được lập thành luật, nó đòi hỏi phải có sự đồng ý của cả Hạ viện, đóng vai trò đại diện cho nhân dân và Thượng viện, đại diện cho các bang. Con đường chính để Hạ viện thực hiện chức năng giám sát các hoạt động của Chính phủ là thông qua chất vấn Chính phủ, tranh luận và qua hoạt động của các uỷ ban của Hạ viện. Hệ thống bỏ phiếu lựa chọn được sử dụng để bầu hạ viện ở Úc. Theo công thức này, toàn bộ đất nước Úc được chia thành 150 đơn vị bầu cử. Thay vì chỉ đặt dấu X bên cạnh tên 45 ứng cử viên mình ủng hộ, cử tri phải đánh dấu thứ tự ưu tiên đối với các ứng cử viên từ 1 đến v.v. Để thắng cử, các ứng cử viên phải giành được đa số tuyệt đối phiếu bầu. Nếu không ai giành được kết quả trên sau khi những ưu tiên số 1 của tất cả các cử tri được đếm, ứng cử viên có số phiếu được lựa chọn là ưu tiên số 1 thấp nhất sẽ bị loại, và lựa chọn số 2 của các lá phiếu bị loại như vậy sẽ được phân bố cho các ứng cử viên còn lại. Qúa trình này tiếp tục cho đến khi một ứng cử viên được đa số tuyệt đối phiếu bầu. Mối quan hệ giữa hệ thống bầu cử và hệ thống đảng chính trị là một quan hệ mang tính tương hỗ: hệ thống đa số tương đối củng cố sự tồn tại của hệ thống lưỡng đảng, ngược lại, hệ thống lưỡng đảng cũng khuyến khích duy trì phương pháp đa số tương đối. Nó dựng lên những rào cản để bảo vệ sự độc quyền của hai đảng lớn (Công đảng và Đảng Tự do-Quốc gia), đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các đảng muốn trở thành đảng thứ ba. Lý do là tại các đơn vị bầu cử một đại diện, tất cả các đảng nhỏ đều có xu hướng đại diện thiểu mức (under-representatioin). Về mặt tâm lý, cử tri cũng nhận ra lá phiếu của họ sẽ lãng phí nếu bầu cho một đảng thứ ba và họ chuyển sự ủng hộ sang một trong hai đảng lớn. Câu 14. Mối tương quan quyền lực Thượng viện liên bang và Hạ viện liên bang Quan hệ giữa Hạ viện và Thượng viện là không cân bằng, hầu như mọi quyền lập pháp tập trung vào Hạ viện. Quyền lực duy nhất mà Thượng viện còn là bác bỏ bất cứ dự luật nào, kể cả những dự luật Thượng viện không có quyền sửa đổi. Từ nghị viện vì vậy là thuật ngữ thường dùng để chỉ mỗi Hạ viện. Chủ nghĩa lưỡng viện không cân bằng này được xem là tiến gần hơn đến chủ nghĩa đơn viện. Câu 15. Quyền hạn, nhiệm vụ Chính phủ Quyền hành pháp của Chính phủ được Hiến pháp trao cho vị Thống đốc Toàn quyền đại diện của Nữ hoàng Anh Quốc (cũng là Nữ hoàng Úc). Đảng nào được đa số ghế tại Hạ nghị viện sẽ thành lập nội các Chính phủ với số đại biểu của đảng tại cả hai viện (Hạ nghị viện và Thượng nghị viện), theo truyền thống Thủ tướng là đại biểu của đảng đó tại Hạ nghị viện. Nếu không đủ đa số ghế trong Hạ nghị viện, Chính phủ phải đề nghị Thống đốc Toàn quyền chấp thuận cho mở tổng tuyển cử hoặc phải từ chức. Mỗi bộ trưởng Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc điều hành bộ, đôi khi còn chung trách nhiệm trước Quốc hội với một số bộ trưởng khác có liên quan. Việc sáp nhập bộ với nhau cuối thế kỷ XX đã đưa tới sự bổ nhiệm bộ trưởng một bộ và sự hỗ trợ của nhiều bộ trưởng khác trong cùng bộ đó. Nội các là uỷ ban các nhà chính trị cấp cao, có trách nhiệm vạch ra chính sách của Chính phủ. Đây là bộ phận trung tâm, hạt nhân quyền lực, vừa đề xuất sáng kiến cho Chính phủ vừa kiểm soát nền hành chính. Nội các hoạt động dựa trên nguyên tắc tập thể, trong đó các Bộ trưởng chia sẻ quyền lực và trách nhiệm một cách bình đẳng. 46 Sau mỗi cuộc bầu cử, các nhà lãnh đạo cao cấp của đảng cầm quyền tức đảng chiếm được đa số ghế trong Hạ viện (ngoài lãnh tụ đảng đã trở thành Thủ tướng) sẽ trở thành thành viên của Nội các – nơi các quyết định quan trọng như việc đưa quân đội Úc tham chiến tại Việt Nam thực sự diễn ra. Các uỷ ban của Nội các được thành lập nhằm làm giảm bớt gánh nặng công việc cho Nội các. Các uỷ ban này được thiết lập từ dưới thời Whitlam và tiếp tục duy trì dưới thời các Chính phủ kế tiếp sau đó. Năm 1994, Chính phủ Úc có 8 uỷ ban Nội các, bao gồm 4 uỷ ban điều phối (Uỷ ban Giám sát ngân sách, Uỷ ban Thu nhập, Uỷ ban Công tác Quốc hội, Uỷ ban chiến lược lập pháp), 2 uỷ ban chức năng (Uỷ ban Chính sách chung, Uỷ ban An ninh), 2 uỷ ban đặc biệt (Uỷ ban Chính sách xã hội, Uỷ ban điều chỉnh cơ cấu thương mại). Sức ảnh hưởng của các uỷ ban không ngang bằng nhau, nó phụ thuộc số lượng thành viên của uỷ ban là các nhân vật cao cấp, cũng như phụ thuộc chức năng của uỷ ban đó. Ở Úc còn có các Ombudsman (cơ quan thanh tra nhân dân) là tổ chức quyền lực nằm trong Chính phủ, là đại diện cho nhân dân, có hệ thống từ trung ương đến địa phương, hoạt động dựa trên ngân sách nhà nước, nhưng độc lập với các cơ quan hành pháp khác, không giải quyết những vấn đề liên quan đến chính trị (quan hệ quyền lực). Cơ quan này giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến vấn đề cơ quan công quyền xâm hại quyền của công dân trên tất cả các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, tranh chấp trong các tai nạn giao thông, thực hiện các chế độ với phạm nhân trong trại giam, những vấn đề thuộc đời sống cộng đồng, bảo vệ nhân chứng khỏi trù dập, v.v. nhằm bảo vệ miễn phí quyền lợi của công dân khi quan hệ giữa cơ quan hành pháp và công dân không giải quyết được. Trên cơ sở khiếu nại, tố cáo của công dân, Ombudsman tiến hành tập hợp nhân chứng, thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra đối với cơ quan hành pháp liên quan, đưa ra kiến nghị báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền, thậm chí là nghị viện để xem xét giải quyết. Ở Úc, Ombudsman có quyền khai thác thông tin của tất cả cơ quan nhà nước trừ những vấn đề chính trị (quan hệ quyền lực), có quyền trừng phạt theo luật định với những cơ quan từ chối cung cấp thông tin. Obmudsman liên bang Úc chỉ có 140 người, nhưng phải giải quyết trung bình 20000 vụ/năm. Ombudsman bang Victoria chỉ có 30 người phải giải quyết trung bình 16000 vụ/năm. Đa số các kiến nghị Ombudsman gửi đến được các cơ quan công quyền giải quyết. Câu 16. Quyền hạn, nhiệm vụ Thủ tướng Theo truyền thống, đảng đa số trong Hạ viện được quyền thành lập Chính phủ. Thủ tướng đồng thời là đại biểu của Hạ viện. Số đại biểu của Hạ viện thường chia làm hai nhóm lớn: Đảng Lao động và Đảng Tự do – Dân tộc. Tại Thượng viện, số nghị sĩ thuộc các đảng chính trị khác nhau phong phú hơn. Bên cạnh Đảng Lao động, Đảng Tự do – Dân tộc, Đảng 47 Dân chủ xã hội đã cùng các đảng nhỏ khác chi phối quyền lực trong Thượng nghị viện Liên bang Úc suốt hơn 30 năm. Trên thực tế, không có một điều khoản nào của Hiến pháp quy định Thủ tướng và Nội các phải được bổ nhiệm từ đảng chiếm đa số trong Hạ viện. Tuy nhiên, hệ thống chính trị Úc vẫn được vận hành trên cơ sở những thoả thuận bất thành văn theo truyền thống. Chẳng hạn: Thủ tướng phải là người của Hạ viện, do Hạ viện bầu ra như mọi thành viên Chính phủ khác; Chính phủphải được bổ nhiệm từ đảng chiếm đa số trong Hạ viện; Nội các – cơ quan trung tâm của quyền lực đóng vai trò vừa đề xuất vừa kiểm soát các sáng kiến và Chính phủ - được rút ra từ số các nghị sĩ của đảng chiếm đa số hoặc của liên đảng trong Nghị viện; Thủ tướng là người quan trọng nhất Nội các, có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm các bộ trưởng, phân bổ ngân sách cho các bộ, quyết định cơ cấu của Chính phủ, điều khiển các phiên họp Nội các, sắp đặt chương trình nghị sự. Trong cuộc họp, Thủ tướng sẽ quyết định vấn đề nào được đưa ra thảo luận, thảo luận theo thứ tự nào và trong bao lâu. Một thủ tướng có thể bị thay nếu không còn được đảng chiếm đa số trong Hạ viện tín nhiệm. Thắng cử trong nội bộ đảng cầm quyền (tức đảng chiếm đa số trong Hạ viện) đồng nghĩa với việc thắng cử trong chức danh Thủ tướng. Do đó, tính tập thể trong các quyết sách chính trị ở Úc thường rất cao. Thủ tướng Úc có quyền chi phối Hạ viện: giải tán Hạ viện hay tiến hành bầu cử Hạ viện trước thời hạn, thông qua các dự luật theo ý chí của thủ tướng một cách dễ dàng do phần lớn đại biểu Hạ viện và hầu hết những người đứng đầu bộ máy hành pháp (các bộ trưởng) là thành viên của đảng chính trị mà thủ tướng là người đứng đầu. Giống Anh, Thủ tướng Chính phủ Úc là nhân vật trọng trách, là tiêu điểm của Chính phủ, nắm vận mệnh chính trị của đảng chính trị, nên phải là người có uy tín, có năng lực, năng động và biết lôi kéo cử tri. Do yêu cầu của tình hình đất nước, Thủ tướng Úc có thể cùng lúc giữ nhiều chức vụ trong Chính phủ. Ví dụ, Thủ tướng Whitlam (Đảng Lao động: 1972-1975) kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ ngoại giao; Thủ tướng John Gorton (Đảng Tự do: 1968-1971) kiêm chức Bộ trưởng Bộ Di trú. Nói chung, các công việc quan trọng trong chính sách xã hội như vấn đề di trú, thổ dân, ngoại giao, quân sự thường do thủ tướng đảm trách, hoặc được dành một phần quyền lực. Câu 17. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ cơ quan tư pháp liên bang Cơ quan tư pháp dựa trên truyền thống Anh nhưng có những khác biệt quan trọng xuất phát từ Hiến pháp liên bang và hình thức tổ chức Chính phủ liên bang. Theo Hiến pháp, quyền tư pháp được trao cho Toà án tối cao. Chính phủ Liên bang có quyền thiết lập Toà án liên bang và Toà án gia đình. Toà án tối cao có thể xét xử những vấn đề liên bang và tiểu bang. Đây là toà kháng cáo cuối cùng cho các toà án tiểu bang và Toà án liên bang Úc. Toà án liên 48 bang có thể xét xử luật liên bang trên các lĩnh vực kỹ nghệ, bản quyền, thương vụ, phá sản và hành chính. Toà án gia đình xét xử ly dị, nuôi con và các tranh tụng bất động sản. Cơ quan Tư pháp ở Úc, theo Hiến pháp là cơ quan hoạt động độc lập với hai nhánh quyền lực là Hành pháp và Lập pháp. Tuy nhiên, tổ chức cũng như hoạt động của cơ quan Tư pháp (Tòa án) lại lệ thuộc vào Chính phủ: các thẩm phán của Tòa án tối cao liên bang do Chính phủ bổ nhiệm (thủ tướng tiến cử người đại diện). Vì vậy, trong trường hợp xảy ra bất đồng trong hoạt động giữa chánh án với Chính phủ, chánh án có thể bị thay thế bởi Toàn quyền (trong cuộc khủng hoảng Hiến pháp 1975 Toàn quyền John Kerr chỉ để lại một thẩm phán duy nhất) Một số hành vi vi phạm hiến pháp cũng như pháp luật thường được cơ quan tư pháp bao che. Rõ ràng, hoạt động xét xử của hệ thống tư pháp ở Úc chỉ mang tính độc lập tương đối. Thực quyền nằm trong tay cơ quan hành pháp. Được thành lập theo Hiến pháp năm 1901, mức cao nhất trong hệ thống tư pháp Úc là Tòa án Tối cao. Tòa án tối cao Úc có thể xem xét một đạo luật được thông qua bởi nghị viện của các tiểu bang và Quốc hội Úc. Nó cũng có khả năng giải thích Hiến pháp của Úc. Tòa án tối cao giải quyết các vụ án bắt nguồn từ đó và những vụ án được đưa ra do kháng cáo các phán quyết của Tòa án tối cao của các bang và vùng lãnh thổ, Tòa án Liên bang Úc hoặc Tòa án gia đình Úc. Một khi quyết định được đưa ra bởi Tòa án tối cao, nó không thể được kháng cáo thêm và phán quyết có tính ràng buộc về mặt pháp lý tại tất cả các tòa án khác của Úc. Trước Liên bang hoá, Tòa án tối cao Úc không tồn tại. Bất kỳ kháng cáo chống lại các quyết định của Tòa án Tối cao thuộc địa đều được tiến hành tại Hội đồng Cơ mật ở Anh. Khi Tòa án Tối cao được thành lập vào năm 1901, các quyết định của Tòa án Tối cao cũng có thể được kháng cáo lên Hội đồng Cơ mật. Mãi đến khi Luật Hội đồng Cơ mật (Giới hạn Kháng cáo) được ban hành năm 1968 và Đạo luật Hội đồng Cơ mật (Kháng cáo từ Tòa án Tối cao) năm 1975, quyền kháng cáo lên Hội đồng Cơ mật từ các tòa án Liên bang đã bị bãi bỏ. Từ khi thành lập đến nay, Toà án tối cao Úc có hơn 40 thẩm phán. Các quyết định của Toà án cũng là kết quả của một quá trình vận động chính trị nội bộ, bao gồm việc tạo ra cân bằng quyền lực giữa các thẩm phán theo tư tưởng tự do, theo Công/Thiên chúa giáo La Mã, những người bảo vệ cứng nhắc chủ nghĩa hiến pháp và các thẩm phán theo tư tưởng bảo thủ, theo Tin Lành/Thanh giáo, những người có quan điểm cởi mở hơn. Hiện Toà án tối cao Úc ngày càng có ít tính đại diện xã hội Úc hơn vì hầu hết những thẩm phán làm việc trong hệ thống đều có nguồn gốc xuất thân từ các thành phố lớn và đều là người gốc Anh, theo Thanh giáo, ít đại diện các tộc người khác trong xã hội. Kế thừa tính Mỹ về việc một bộ máy tư pháp có nhiệm vụ giải thích hiến pháp, hoạt động độc lập, Toà án tối cao có thể quyết định một đạo luật được Quốc hội liên bang thông qua có thuộc thẩm quyền của lập pháp của Chính phủ liên bang không. Hiện Toà án tối cao 49 Úc là toà thượng thẩm giải quyết mọi kháng nghị cho tất cả mọi vụ việc trong liên bang. 7 vị thẩm phán Toà án tối cao hoạt động theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Chỉ thống đốc toàn quyền có quyền bổ nhiệm các thẩm phán, song chỉ Quốc hội có quyền bãi nhiệm các thẩm phán trong trường hợp họ thiếu năng lực làm việc hoặc bị Quốc hội liên bang kết tội. Các quyết định của Toà án tối cao không chỉ nhằm duy trì và bảo vệ các nguyên tắc của chủ nghĩa liên bang, kiểm soát quyền lực của Chính phủ, ngăn chặn tham vọng chính trị của các đảng chính trị, mà còn là một kênh quan trọng để sửa đổi hiến pháp. Đó không chỉ là vấn đề liên quan đến câu chữ, mà còn liên quan trực tiếp đến các chuẩn mực chính trị. Vì vậy, vai trò của Toà án tối cao ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống chính trị Úc. Trong hệ thống các cơ quan hành pháp của Úc có một thiết chế gọi là các tòa hành pháp (Tribunal), các cơ quan này có trách nhiệm rà soát các quyết định của các cơ quan thuộc Chính phủ. Hoạt động của các cơ quan này tương tự như tòa án nhưng có quy trình linh động hơn và chỉ xem xét các vấn đề liên quan đến các quyết định của các cơ quan hành pháp. Hệ thống các tòa hành pháp được phân chia chức năng theo các nhóm vấn đề như Tòa phúc thẩm quyết định hành chính, tòa giải quyết tranh chấp bản quyền, tòa giải quyết khiếu nại về hưu bổng,… Thông thường khi các cá nhân tổ chức không đồng ý với một quyết định hoặc hành vi hành chính của cơ quan hành pháp có quyền yêu cầu toà hành pháp xem xét lại các quyết định trên. Tòa hành pháp xem xét lại quá trình ra quyết định căn cứ theo các nguyên tắc mà các cơ quan hành pháp dựa vào đó để đưa ra quyết định ban đầu, trên cơ sở đó đưa ra quyết định thay thế quyết định ban đầu. Bên thua kiện (cá nhân hay tổ chức hoặc cơ quan ra quyết định ban đầu) có quyền nộp đơn lên tòa án tư pháp xem xét lại quyết định của tòa hành pháp. Toà tối cao xét xử phúc thẩm các vụ án do Tòa án gia đình, các Toà chuyên biệt của liên bang gửi lên và xét xử phúc thẩm những vụ án có kháng án do Toà tối cao xét xử sơ thẩm. Hội đồng xét xử sơ thẩm có một thẩm phán và Hội đồng xét xử phúc thẩm có ba thẩm phán. Để bảo đảm quyền bình đẳng của công dân được chống án đủ bốn cấp, Toà tối cao còn có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ án do Toà thượng thẩm của hai khu tự trị gửi lên vì tại hai lãnh thổ liên bang này không có Tòa án khu vực. Về nguyên tắc, Tòa án cấp trên không quản lý Tòa án cấp dưới mà chỉ có hướng dẫn rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử. Câu 18. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ chính quyền địa phương Chính quyền địa phương là chính quyền nhà nước ở địa phương. Nhằm đảm bảo việc thống nhất quyền cai trị trên toàn bộ lãnh thổ, giai cấp cầm quyền nhất thiết phải tổ chức ra các đơn vị hành chính và thiết lập các cơ quan cai trị ở đó. Mục đích của việc tổ chức quyền lực nhà nước địa phương là nhằm phục vụ và đảm bảo quyền lực cai quản toàn vẹn của giai cấp thống trị (chống lại các hành vi cát cứ, giữ gìn trật tự, thu thuế...). Việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở các cấp địa phương phụ thuộc rất nhiều yếu tố như địa lý, dân cư, 50 phong tục tập quán hình thành trong lịch sử, tức là hình thức quản lý nhà nước theo đơn vị hành chính (như Nhật Bản, Anh, Pháp, Việt Nam,...) hay nhà nước liên bang (Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nga, Myanmar,...). Nhà nước địa phương tổ chức theo đơn vị hành chính gọi là tổ chức tản quyền; còn tổ chức nhà nước địa phương theo tiểu bang, gọi là hình thức phân quyền, nghĩa là nhà nước trung ương chỉ thực hiện quyền giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước địa phương, còn thẩm quyền của vùng lãnh thổ (đơn vi cấp thành phố, cấp quận...) do pháp luật của các tiểu bang quy định. Vì vậy, việc tổ chức quyền lực nhà nước của các nhà nước tiểu bang phải được quy định bằng văn bản pháp luật có hiệu lực tối cao, đó là Hiến pháp. Ở Úc tồn tại hình thức Chính phủ tiểu bang và địa phương. Các Chính phủ tiểu bang có những định chế căn bản như Chính phủ Liên bang. Mỗi tiểu bang có một vị Thống đốc riêng có quyền hành như Thống đốc Toàn quyền hành xử theo khuyến cáo của Chính phủ tiểu bang. Mỗi tiểu bang có Thượng viện và Hạ viện, trừ Queensland chỉ có một viện. Tất cả tiểu bang đều hoạt động theo hệ thống nội các Chính phủ Anh. Sáu tiểu bang có hơn 850 khu vực Chính phủ địa phương dưới quyền kiểm soát của các hội đồng dân cử, được điều hành theo các Sắc luật Lập pháp tiểu bang. Điều 51 của Hiến pháp quy định những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của Chính phủ liên bang là thuế, quốc phòng, quan hệ quốc tế, tài chính, bưu chính, dịch vụ xã hội, luật gia đình, nhập cư, giải quyết tranh chấp liên tiểu bang, trong khi đó, các vấn đề liên quan được giao cho Chính phủ tiểu bang là ban hành luật dân sự, phụ trách các dịch vụ nhà ở, đất nông nghiệp, điện nước, y tế, giáo dục, … thiết yếu, cũng như chính sách về thương mại. Các lĩnh vực chưa có phạm vi điều chỉnh ở luật liên bang thì luật của tiểu bang sẽ có giá trị. Các cơ quan do chính quyền tiểu bang lập ra thường được giao điều hành các phạm vi như đường xá giao thông, cung cấp điện nước, vệ sinh môi trường. Ở Úc thống đốc bang vừa là người đứng đầu hội đồng lập pháp, vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp. Thống đốc bang (về danh nghĩa) là người có quyền cao nhất ở tiểu bang, can dự tới các lĩnh vực chính trị (chỉnh sửa các đạo luật, giải tán và triệu tập hội đồng lập pháp, bải miễn và bổ nhiệm thủ hiến, bổ nhiệm thẩm phán, chánh án, ân xá, thi hành án đối với tội phạm...); lĩnh vực quân sự (cảnh báo, thông báo, nhắc nhở tình hình an ninh tiểu bang); lĩnh vực xã hội-văn hóa (tham gia các hoạt động từ thiện, an ninh xã hội,...). Tuy nhiên, như viên Toàn quyền, các quyền của Thống đốc chỉ trở thành hiệu lực khi nhận được sự khuyến cáo thủ hiến bang và các bộ trưởng, cũng như thông qua chấp thuận của hội đồng lập pháp. Thủ hiến bang là người đứng đầu Chính phủ và nội các Chính phủ . Thủ hiến do Hội đồng lập pháp cử ra. Thủ hiến là người có vai trò và quyền hành to lớn trong cơ quan hành pháp, đó là người đại diện phát ngôn của Chính phủ bang, có quyền bổ nhiệm hoặc sa thải các bộ trưởng. Nội các Chính phủ gồm các bộ trưởng do thủ hiến đứng đầu có nhiệm vụ quyết 51 định các chính sách và hành động của Chính phủ. Chính phủ tiểu bang hoạt động vừa hoàn thiện chức năng và vai trò của chính quyền địa phương, vừa của chính quyền trung ương. Tòa án ở tiểu bang gồm tòa án tối cao, tòa địa phương và tòa sơ thẩm. Các thẩm phán do Chính phủ bổ nhiệm sau khi được thống đốc bang chuẩn y. Hoạt động xét xử của tòa án chủ yếu liên quan đến các vụ việc thuộc địa phận của mình. Dưới cấp tiểu bang là chính quyền cấp cơ sở (cấp địa phương). Ở Úc, chỉ có 1 cấp, rất đa dạng về tên gọi: City, Town, Municipality, Borough, Shire hay District, với cơ cấu quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động của các cơ quan này chịu sự điều hành chung của cấp chính quyền tiểu bang và chủ yếu liên quan đến các khía cạnh đời sống của nhân dân: giáo dục, y tế, giao thông công cộng, sản xuất... Hiện nay ở Úc có khoảng hơn 500 hội đồng địa phương. Các hội đồng viên do cộng đồng bầu chọn, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương. Tính tự quyết, tự trị hoạt động được dành cho hội đồng địa phương khá lớn. Ví dụ, năm 2007-2008, các cơ quan chính quyền địa phương, đảm trách tới hơn 80% công việc hoạt động giao thông; hơn 70% công việc an sinh xã hội, khoảng 80% công việc giáo dục,... Ngân sách hoạt động của hệ thống chính quyền địa phương chủ yếu phụ thuộc nguồn ngân sách được phân bổ từ chính quyền trung ương và chính quyền bang. Tóm lại, chức năng dồn lên chính quyền địa phương là rất lớn: chức năng thi hành quyết định của chính quyền cấp trên; chức năng quản lý, lãnh đạo địa phương; chức năng đại diện cộng đồng; chức năng xây dựng và phát triển cộng đồng. Câu 19. Mối quan hệ chính quyền địa phương và chính quyền liên bang Khác hình thái chế độ tản quyền, hình thái phân quyền ở Úc quy định tính đặc thù của mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với chính quyền trung ương. Mối quan hệ này bao gồm sự phân quyền chính trị (các tiểu bang và lãnh thổ có thể làm và thực thi luật về bất kì vấn đề gì liên quan tới tiểu bang và lãnh thổ miễn sao cho đảm bảo sự thống nhất chính sách từ trung ương đến địa phương, và phụ thuộc vào việc cơ quan tư pháp trung ương sẽ góp phần bảo vệ sự phân quyền một cách tốt nhất); phân quyền trong quan hệ kinh tế tài chính (chính quyền địa phương có trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu thu thuế, một phần được giữ lại để chi phí cho các công việc ở địa phương, trong trường hợp cần thiết, chính quyền trung ương hỗ trợ một khoản tài chính hợp lý cũng như hỗ trợ về mặt kĩ thuật, chuyên gia để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế lớn); phân quyền trong quan hệ xã hội (chính quyền địa phương sẽ phối hợp với các cấp chính quyền lãnh thổ thực hiện các công việc liên quan đến giáo dục, y tế, nhà đất, giao thông, vận tải,...). Nói chung, mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và chính quyền trung ương dựa trên nguyên tắc đồng thuận-hỗ trợ-giúp đỡ và phụ thuộc lẫn nhau. 52 Như vậy, chính quyền địa phương là đối tượng kiểm soát của chính quyền trung ương: quyền lực của chính quyền địa phương do Nghị viện ban và hoàn toàn có thể bị loại bỏ. Chính quyền địa phương vận hành trong phạm vi môi trường địa phương và quốc gia. Sự can thiệp của chính quyền trung ương là tất yếu khi nó phải chịu trách nhiệm về kinh tế trước cử tri. Câu 20. Tính Anh – Mỹ của hệ thống chính trị liên bang Úc Hệ thống chính trị Úc và cơ chế hoạt động quyền lực của nó mang đậm dấu ấn Anh – Mỹ, rập khuôn gần như kiểu mẫu dân chủ phương Tây. Trong lịch sử, không chỉ Úc tồn tại xã hội một kiểu mẫu nền dân chủ lưỡng tính mà ở Trung Quốc cũng đang duy trì cơ chế quản lý một nhà nước hai chế độ. Sự tìm kiếm không mệt mỏi các mô hình quản lý xã hội “phi nguyên mẫu” là kết quả sự sáng tạo phi thường của nhân loại. Dấu ấn các thành phần tính Anh hay tính Mỹ trong hệ thống chính trị Úc thể hiện khá rõ ràng trong cấu trúc chính trị, quan hệ chính trị. Theo kiểu Anh, chính thể Úc theo chính thể quân chủ lập hiến, Hiến pháp trao quyền hành pháp của Chính phủ vào tay Thống đốc Toàn quyền – đại diện nữ hoàng Anh (cũng là nữ hoàng Úc) với nhiệm kỳ 5 năm, nhưng theo truyền thống, quyền hành pháp của Chính phủ được trao vào tay một Chính phủ dân cử thông qua bầu cử tại Hạ nghị viện. Về hình thức, vai trò và quyền hạn của Toàn quyền như một nguyên thủ quốc gia thay mặt nữ hoàng Anh, có quyền triệu tập và giải tán Hạ nghị viện, bổ nhiệm Thủ tướng và nội các Chính phủ, ký kết các hiệp định chiến tranh và hoà bình với các nước, ký sắc lệnh ân xá khen thưởng, tiếp đón khách nước ngoài, … Tuy nhiên, giống chính thể quân chủ lập hiến ở Anh, quyền của Toàn quyền được “uỷ nhiệm” (tượng trưng) cho Chính phủ thực thi. Nói cách khác, các quyền của Toàn quyền chỉ mang tính hình thức, thực quyền trong tay Thủ tướng Chính phủ. Theo kiểu Mỹ, hình thái nhà nước theo cấu trúc, áp dụng chế độ liên bang - phân quyền – quyền lập pháp và hành pháp phân cho các tiểu bang. Ở Úc, nhà nước tổ chức theo hình thức nhà nước tiểu bang, tức hình thức phân quyền. Khác nước Mỹ, sự hình thành chính quyền nhà nước tiểu bang bằng con đường “phải làm”, tức bằng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, còn ở Úc đó là bằng con đường “tự làm”, tức bằng sự thỏa hiệp từ trên. Cho nên, tính tự trị của các tiểu bang Mỹ trong hoạt động quản lý bao quát hơn nhiều so với quyền tự quyết của chính quyền tiểu bang Liên bang Úc. Theo hình thức cấu trúc nhà nước liên bang, Úc bao gồm 6 tiểu bang và 2 vùng lãnh thổ. Tổ chức chính quyền địa phương của Úc gồm 2 cấp: cấp tiểu bang và cấp cơ sở. Ở cấp tiểu bang, cơ cấu tổ chức quyền lực gần như bản sao chép hệ thống quyền lực nhà nước trung ương. Tính Anh-Mỹ thể hiện khá rõ trong hệ thống chính trị liên bang Úc. Lưỡng tính AnhMỹ có thể giải thích bằng nhiều lí do: Thứ nhất, “chất Anh” đã in đậm trong đời sống, kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị ở Úc trong một thời gian dài. Sau người thổ dân – các công dân đầu tiên của lục địa Úc, người Anh đến Úc, trong khi ở đây chưa bao giờ tồn tại một nhà nước 53 trung ương tập quyền như các khu vực láng giềng. Vì vậy, các “thành phần Anh” dễ dàng thâm nhập và thuận lợi “cắm rễ” sâu chặt ở mảnh đất mới này Thứ hai, ở Úc chưa bao giờ xảy ra một cuộc cách mạng như ở Mỹ do giai cấp tư sản dân tộc đủ mạnh giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. Do đó, các nền tảng văn hóa chính trị của chế độ cũ thuộc địa Anh hầu như không bị xóa bỏ về nhận thức chính trị, tổ chức chính trị và tham gia chính trị. Thứ ba, cộng đồng da trắng chiếm đa số, chủ yếu là người gốc Anh. Niềm tự hào dân tộc Anh, văn hóa Anh đã nuôi dưỡng ý thức dân tộc của họ, điều rất khó khăn bị loại bỏ. Năm 2001, nhân kỷ niệm 100 năm ngày lập quốc, hơn 76% số người Úc được hỏi, cho rằng không cần thiết thay đổi chính thể quân chủ - đại nghị Thứ tư, văn hóa chính trị dân chủ tự do kiểu Mỹ sớm được thừa nhận ở Úc. Khác một số nước thực dân khác, với mục đích tăng cường và mở rộng khai thác bóc lột kinh tế và tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa, thực dân Anh phân chia lãnh thổ thuộc địa chủ yếu dựa trên các căn cứ địa lý tự nhiên. Sự hình thành 13 vùng lãnh thổ thuộc địa Anh ở Mỹ và 6 vùng lãnh thổ thuộc địa Anh ở Úc diễn ra với nhiều nét tương đồng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và sự trưởng thành nhanh chóng về ý thức chính trị cũng như địa vị kinh tế của tầng lớp tư sản bên trên đã kích thích cho nhu cầu cao về tính tự do, tự trị trong hoạt động kinh tế và quyền chính trị. Nền dân chủ phân quyền Mỹ xác lập vào thế kỷ XVIII và sự lớn mạnh phi thường của chủ nghĩa tư bản Mỹ vào nửa sau thế kỷ XIX đã trở thành hấp lực mạnh mẽ đối với một bộ phận lớn người Úc, đặc biệt tầng lớp trên trong xã hội, mong muốn xây dựng một cơ cấu chính trị mới. Trước khi công bố chính thức Hiến pháp tuyên ngôn sự ra đời nhà nước Liên bang Úc năm 1901, hơn 20 đoàn quan chức-chính trị gia của các tiểu bang Úc đã tới Mỹ tham khảo Hiến pháp Mỹ nói riêng, nền chính trị Mỹ nói chung. Kết luận Hệ thống chính trị mang tính Anh-Mỹ là kết quả của sự sáng tạo của giai cấp tư sản Úc. Khác các nước tư bản phương Tây khác, sự xác lập nền dân chủ tự do chủ yếu bằng con đường bạo lực, đấu tranh giai cấp quyết liệt, ở Úc, chế độ dân chủ Liên bang ra đời trên nền tảng thỏa hiệp giữa các đại diện thống trị bên trên. Nền dân chủ Úc, dù hình thức tổ chức mang dấu ấn hai nền dân chủ Anh và Mỹ, nhưng bản chất của nó không thay đổi – nền dân chủ tự do, tức nền chuyên chính của giai cấp tư sản. Tổ chức quyền lực từ cấp trung ương đến địa phương, trên thực tế nằm trong tay các đại diện của tập đoàn hữu sản tư bản lớn. Sự luân phiên cầm quyền của hai đảng chính trị – Công đảng và Đảng Tự do-Quốc gia, thực chất là sự thay nhau thống trị của các thành phần đại tư sản Úc. Câu 21. Đặc điểm hệ thống đảng chính trị liên bang Úc 54 55 56 57 58 Năm 1820, một nhóm người tù mãn hạn và những người nhập cư tự do tại New South Wales đã yêu cầu thành lập một Chính phủ đại diện của Anh tại Úc cùng một hệ thống toà án độc lập. Họ cũng yêu cầu được thành lập các tờ báo để truyền bá những quan điểm của họ. Năm 1823, một uỷ ban lập pháp gồm 5-7 người đã được thành lập. Năm 1825, một uỷ ban điều hành gồm tất cả các thành viên Chính phủ được lập ra. Và năm 1828, số lượng người của uỷ ban lập pháp đã được tăng lên đến 15 người. Do chính sách khắc nghiệt của chính quyền Anh, cùng với việc uỷ ban do bổ nhiệm, không phải do dân bầu nên không đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Năm 1838, Ủy ban Nghị viện gồm những phần tử đối lập được thành lập để báo cáo trung thực khách quan hơn tình hình bấy giờ đến quần chúng. Năm 1842, uỷ ban đại diện lập pháp gồm 24 người do dân bầu và 12 người được uỷ nhiệm được thành lập. Năm 1850, Chính phủ Anh thông qua đạo luật Chính phủ thuộc địa Úc, cho phép thành lập Chính phủ đại diện tại sáu khu thuộc địa, ngoại trừ Van Diemen’s Land (Tasmania ngày nay) và Tây Úc là hai khu vực tiếp tục duy trì chức năng khu thuộc địa hình sự giam giữ các tù nhân. Đến cuối những năm 70 của thế kỷ XIX, phong trào nghiệp đoàn bắt đầu quan tâm hơn đến những tư tưởng chính trị và cải cách xã hội, các đảng chính trị đầu tiên bắt đầu xuất hiện 59 tại Úc với hai khuynh hướng phát triển cơ bản: khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng cấp tiến. Năm 1874, lần đầu tiên một công nhân được bầu vào nghị viện khu thuộc địa New South Wales. Ủng hộ cuộc tranh cử này, nhiều tờ báo lao động như tờ Worker đã hậu thuẫn trong suốt các hội nghị thuộc địa cho cuộc tranh cử. Công đoàn bắt đầu thảo luận những vấn đề ảnh hưởng đến liên lục địa Úc. Từ đây, thành phần của các Nghị viện khu thuộc địa không còn chỉ đơn thuần là những địa chủ giàu có, những chủ đất chủ xưởng có nguồn gốc quý tộc, mà đã có cả công nhân. Đến cuối thập niên 1890, khuynh hướng phát triển của Úc đã được định hình rõ ràng. Phong trào nghiệp đoàn được củng cố tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn. Công đoàn cũng nhận thấy nhu cầu phải có đại diện của tầng lớp lao động trong Nghị viện. Các đảng chính trị của tầng lớp lao động đã hình thành trên khắp các khu thuộc địa và nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc cải cách. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Đảng Tự do – Dân tộc và Đảng Lao động đã luân phiên nhau cầm quyền lãnh đạo nước Úc. Như vậy, Úc là một quốc gia có nhiều đảng chính trị cùng tham gia hoạt động đời sống chính trị. Mục đích chính của các hoạt động đảng chính trị là gây ảnh hưởng đến quá trình chính sách công bằng cách giành quyền kiểm soát cơ quan quyền lực nhà nước. Bốn đảng chính trị lớn có ảnh hưởng quyết định nhất đến bức tranh chính trị của nước Úc là Đảng Lao động, Đảng Tự do, Đảng Dân tộc và Đảng Dân chủ. Đa số các đảng đều hoạt động trên phạm vi toàn quốc với tổ chức từ cấp cơ sở ở các tiểu bang đến tổ chức chấp hành ở cấp liên bang, đều duy trì các cơ sở nền tảng chính trị Úc là nền dân chủ đại nghị và tự do cá nhân. Theo tiêu chí đảng chính trị, hệ thống chính trị Úc thuộc hệ thống một đảng cầm quyền nhưng hai đảng nổi trội (tương tự Anh, Mỹ). Theo tiêu chí nhà nước, Úc là nhà nước Liên bang quân chủ lập hiến. Còn theo hệ tư tưởng chính trị chủ đạo chi phối toàn bộ hệ thống chính trị thì Khối Thịnh vượng chung Úc thuộc nhóm nước tư bản chủ nghĩa có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Đảng (hoặc liên minh của các đảng) có sự hỗ trợ của đa số Thành viên của Hạ viện thành lập Chính phủ. Đảng (hoặc liên minh của các đảng) có số lượng thành viên phi Chính phủ lớn nhất trong Hạ viện tạo thành phe đối lập chính thức. Mỗi đảng của quốc hội (nghĩa là tất cả các Thành viên và Thượng nghị sĩ của đảng) bầu lãnh đạo riêng của mình, các nhà lãnh đạo của Chính phủ và các đảng đối lập lần lượt trở thành Thủ tướng và Lãnh đạo phe đối lập. Đảng Lao động Úc là đảng cánh tả, được thành lập từ năm 1891, là một trong những đảng tồn tại lâu đời nhât tại Úc. Đồng thời, đây là đảng có nhiều đảng viên nhất, có uy tín và kinh nghiệm nhất trên vũ đài chính trị Úc. Nguồn gốc của đảng dựa trên sự kết hợp giữa truyền thống của những người theo chủ nghĩa xã hội và những người theo chủ nghĩa công 60 đoàn. Lực lượng của đảng bao gồm công nhân, tiểu chủ, trung lưu cấp tiến. Theo thời gian, cơ cấu Đảng Lao động Úc đã thay đổi nhiều. Từ chỗ là đảng của những người công nhân có trình độ tri thức tương đối thấp trong xã hội, Đảng Lao động Úc đã trở thành đảng của những giáo viên, luật sư, công nhân viên chức trong bộ máy sự nghiệp hành chính, những người thuộc tầng lớp trung lưu cấp tiến ủng hộ chủ nghĩa đa văn hoá – nữ quyền – dân chủ hoá xã hội – công bằng bình đẳng xã hội và bảo vệ môi trường. Tầng lớp trung lưu cấp tiến vì vậy cũng chiếm tỉ lệ cao trong giới tinh hoa của Nghị viện Úc. Từ năm 1981, phương pháp để đảng đạt được những mục tiêu trên cũng thay đổi như việc ủng hộ doanh nghiệp nhà nước phát triển, duy trì cạnh tranh, ủng hộ thành phần kinh tế sở hữu tư nhân và sở hữu cá nhân. Với chỗ dựa là lực lượng thị dân lao động đông đảo trong xã hội, với đầy đủ tổ chức công đoàn, thanh niên, phụ nữ, Đảng Lao động Úc đã trở thành đảng thắng cử nhiều lần nhất trong các cuộc bầu cử liên bang, là đảng cầm quyền qua nhiều nhiệm kỳ như 1902-1913, 1929-1949, 1972-1975, 1983-1999. Là đảng cánh hữu với tầm vóc chính trị quan trọng to lớn của những nhà kinh doanh, Đảng đã trải qua nhiều lần đổi tên do quá trình vận động chính trị trong nội bộ đảng, bao gồm: Đảng Tự do (1910-1917), Đảng Quốc gia (1917-1931), Đảng Liên hiệp Úc (1931-1944) và Đảng Tự do (1945-nay). Theo thời gian, mặc dù cũng thu hút thêm được một lực lượng đông đảo công nhân và tầng lớp trung lưu cấp tiến, giới kinh doanh vẫn nắm vai trò quyền lực quyết định trong đảng. Các đại diện của đảng tại Nghị viện phần lớn xuất thân từ các thành phần kinh tế tư bản công nghiệp. Đồng thời, đa số các chủ tịch Đảng Tự do cũng là những nhà kinh doanh. Do luôn pha trộn đầy mâu thuẫn giữa chủ nghĩa bảo thủ tập trung nghĩa vụ của cá nhân với cộng đồng sao cho đảm bảo trật tự phát triển của xã hội nhất có thể và chủ nghĩa tự do nhấn mạnh quyền tự do cá nhân về xã hội sao cho xã hội luôn thay đổi một cách hợp lý thông qua hệ thống pháp luật, nên những tư tưởng kim chỉ nam soi đường chỉ lối cho Đảng Tự do vẫn còn trong tình trạng chưa có lời giải, còn tương đối mờ nhạt. Tôn chỉ của đảng vẫn là vừa phát triển chủ nghĩa tư bản vừa ủng hộ tăng cường tự do cá nhân. Đảng đã liên tiếp trở thành đảng cầm quyền trong giai đoạn 1949-1972 và là đảng đối lập với Đảng Lao động Úc trong suốt những năm 90. Mặc dù mất 8 ghế (nhiệm kỳ 1993 Đảng Tự do – Quốc gia giành 91/148 ghế ở Hạ viện), thắng lợi của chính quyền John Howard năm 1998 chứng tỏ cử tri Úc đã ủng hộ chương trình cải cách thuế do Chính phủ đưa Vốn xuất thân là đảng của giới đại địa chủ, squatters, Đảng Dân tộc có tên gọi ban đầu là Đảng Nông thôn. Được thành lập năm 1916 để cùng với hiệp hội những người định cư và đại địa chủ (squatters) và các tổ chức nông nghiệp nông thôn trên khắp nước Úc bảo vệ lợi ích của những người sản xuất nông nghiệp, đặc biệt ở khu vực nông thôn, nhưng phái nông thôn do các địa chủ muốn tập hợp đại diện trong Nghị viện để chống lại việc kiểm soát giá cả các 61 sản phẩm nông nghiệp của Chính phủ Úc do Đảng Lao động đang cầm quyền, và không tán thành việc duy trì cơ sở đảng ở mỗi khu vực nông thôn, nên đã quyết định thành lập Đảng Nông thôn và từ từ cải tổ nó thành đảng đại diện cho những lợi ích chung hơn cho khu vực nông thôn. Năm 1982, Đảng chính thức được đổi tên thành Đảng Dân tộc sau khi sáng kiến đổi tên đảng thành Đảng Nông dân toàn quốc được đưa ra 7 năm trước đó. Việc đổi tên này thể hiện mối lo ngại về việc lực lượng lao động nông dân ở các vùng nông thôn của Úc sẽ ngày càng thu hẹp, ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng đảng viên của đảng, và cũng cho thấy mục tiêu chiến lược của những nhà lãnh đạo cấp cao trong đảng muốn biến nó thành một đảng bảo thủ chân chính trên toàn nước Úc. Theo đó, những tư tưởng Đảng Dân tộc theo đuổi cũng là những tư tưởng bảo thủ và dựa trên bảo vệ lợi ích, giá trị của đời sống chính trị xã hội của nông dân và nông thôn. Tuy nhiên, các chương trình nghị sự gần đây của đảng Dân tộc cho thấy họ đang nỗ lực tư bản hoá lợi ích của tầng lớp địa chủ, xã hội hoá những rủi ro đối với tầng lớp địa chủ, những nỗ lực đi ngược lại hoàn toàn với tuyên bố ủng hộ phát triển thị trường tự do và ủng hộ bảo vệ các ngành công nghiệp ở nông thôn, chính điều này đã làm cho họ trở nên đối đầu với Chính phủ đương nhiệm thuộc Đảng Tự do. Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng đảng viên và những người ủng hộ đảng Dân tộc đã ngày càng suy giảm về số lượng. Năm 1901, liên bang Úc được thành lập. Sự phát triển mạnh mẽ các ngành luyện kim, khai khoáng, đóng tàu và công nghiệp phụ trợ đã tạo điều kiện gia tăng nhanh chóng số lượng đội ngũ công nhân trưởng thành cả về chất lượng. Các tổ chức công đoàn sau hơn hai mươi năm hình thành tiếp tục có điều kiện thuận lợi phát triển mạnh mẽ. Trên thế giới, phong trào phản chiến thế chiến thứ nhất và ánh sáng của cách mạng tháng Mười Nga đã cùng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân dân lao động Úc. Chính bối cảnh đó đã khai sinh ra Đảng Cộng sản Úc ngày 30/10/1920. Mặc dù đạt được những thành công nhất định trong phát động, lãnh đạo các chiến dịch ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân vô sản thế giới, Đảng Cộng sản Úc vẫn chịu tác động nặng nề của tư tưởng hữu khuynh, kìm hãm ảnh hưởng của Đảng trong nước. Năm 1929, ban lãnh đạo mới không còn những phần tử cơ hội đã bắt đầu triển khai sôi động hơn các hoạt động tổ chức, lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân công nghiệp. Những năm 30 của thế kỷ XX, Đảng đã tích cực tham gia và đi tiên phong trong phong trào phản chiến, gìn giữ hoà bình thế giới. Nhiều đại biểu đảng viên của đảng là các văn nghệ sĩ, tầng lớp lao động trí thức. Đảng tiếp tục cổ vũ, hỗ trợ tích cực phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho các cộng đồng cư dân bản địa, đề xuất tiến bộ liên quan đến quyền lợi của các cộng đồng cư dân ở Úc. Giai đoạn 1933-1939, trước sự cấm đoán của các lực lượng cầm quyền Úc, đảng phải đi vào hoạt động bí mật, âm thầm tiếp tục triển khai các hoạt động ủng hộ cuộc đấu tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân yêu 62 chuộng hoà bình trên khắp thế giới. Năm 1942, Đảng Lao động Úc lên cầm quyền, xoá bỏ lệnh cấm hoạt động, đặt Đảng Cộng sản ngoài vòng pháp luật. Từ đây, đảng cộng sản Úc có cơ hội phát triển vượt bậc về số lượng lên đến 4% dân số Úc. Giai đoạn 1950-1969, những mưu đồ phá hoại tư tưởng và tổ chức đảng diễn ra ráo riết hơn bao giờ hết, ban lãnh đạo đảng bị mất phương hướng trầm trọng, Đảng bị phân chia thành hai bộ phận, cánh tả lập nên Đảng Cộng sản Marxist Úc (chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chủ nghĩa Maoist) gồm một số phần tử công khai phản đối Đảng Cộng sản Liên Xô, chỉ còn cánh hữu lập nên Đảng Xã hội chủ nghĩa Úc gồm một bộ phận đảng viên chân chính (chủ trương bảo vệ học thuyết Marxist, lấy tư tưởng của Phiden Castero làm định hướng hành động). Đảng Xã hội chủ nghĩa Úc tuyên bố đoạn tuyệt hệ tư tưởng xét lại chủ nghĩa của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô đương thời, thông qua đường lối tập trung vào những vấn đề bức bách trực tiếp liên quan đến người lao động như điều kiện lao động, quyền của các tổ chức công đoàn, giữ gìn môi trường hoà bình bảo đảm quyền tự do dân chủ của người dân, quyền bình đẳng của phụ nữ, cộng đồng cư dân bản địa và quyền của người nhập cư, …Năm 1992, Liên Xô sụp đổ, Đảng Cộng sản Marxist Úc (chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chủ nghĩa Maoist) tự giải tán. Trong khi đó, đại hội bất thường của Đảng Xã hội chủ nghĩa Úc tuyên bố sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của một mô hình sai lầm, vận dụng máy móc, rập khuôn, giáo điều những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx Lenin vào điều kiện tình hình mới của phong trào cộng sản, phong trào cách mạng thế giới, từ đó nâng cao tinh thần cảnh giác sự tấn công, phá hoại ngấm ngầm và công khai của các thế lực phản động quốc tế. Năm 1996, Đại hội lần 8 Đảng Xã hội chủ nghĩa Úc quyết định trở về tên gọi ban đầu là Đảng Cộng sản Úc, đồng thời đánh giá lại hoạt động của Đảng trong thế kỷ XX, từ đó đề ra phương hướng hoạt động trong thế kỷ XXI. Cương lĩnh và điều lệ Đảng cộng sản Úc khẳng định: chủ nghĩa Marx Lenin là nền tảng tư tưởng – kim chỉ nam cho hành động thực tiễn của đảng, tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức hoạt động cơ bản nhất của đảng, đại hội thường kỳ 4 năm một lần là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng có trách nhiệm bầu các cơ quan lãnh đạo của đảng bao gồm Uỷ ban Trung ương, Chủ tịch, Tổng thư ký Đảng, tuần báo Người bảo vệ và tạp chí lý luận chính trị Người Marxist Úc là cơ quan ngôn luận chính của Đảng Cộng sản Úc, mọi dự thảo nghị quyết của đảng được thảo luận dân chủ, rộng rãi trong toàn đảng và khi được đa số nhất trí thông qua, mọi tổ chức đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Úc đều phải chấp hành và nỗ lực triển khai thực hiện. Tất cả những ai từ 16 tuổi trở lên, cư trú thường xuyên ở Úc, thừa nhận cương lĩnh và điều lệ Đảng Cộng sản Úc và tự nguyện đóng đảng phí theo quy định đều có quyền làm đơn gửi tổ chức đảng ở cơ sở trở thành đảng viên của đảng. Ngoài các đảng trên, Úc còn có các đảng khác như Đảng Lao động – Dân chủ (1956), Đảng Dân chủ (1977), Đảng Thành thị, 63 Đảng Xanh, … Hầu hết những đảng này đều không có khả năng cạnh tranh với các đảng lớn trên chính trường do định hướng của các đảng này không thu hút sự quan tâm của người dân, song họ có chung mục đích hoạt động là ủng hộ chế độ đại nghị với mục tiêu dân chủ tự do và thượng tôn pháp luật. Đối với nhiều người, sự thất bại của Pauline Hanson, nhân vật sáng lập Đảng Một Dân tộc (Úc) có tư tưởng bài dân nhập cư, cũng đồng nghĩa với việc biểu tượng xấu xa nhất của sự phản động không còn. được coi là khẩu đại bác có thể nổ bất kỳ lúc nào, trong cuộc bầu cử liên bang năm 1996, bà là ứng cử viên chính thức của Đảng Tự do ở Queensland. Vào ngày Valentine, chỉ hai tuần trước khi bầu cử diễn ra, Đảng Tự do đã loại bỏ bà do những lời bình luận gay gắt về chủng tộc và nhập cư. Trước tình hình đó, bà Hanson chạy đua giành ghế này với tư cách ứng viên độc lập và giành thắng lợi. Tuy nhiên, thắng lợi này chỉ là một chấn động nhỏ so với cơn động đất do bài phát biểu tại Quốc hội cuối năm đó mang lại. Bà tuyên bố Úc đang trong nguy cơ bị người châu Á chiếm ưu thế và thật bất công khi trợ cấp cho thổ dân mà không giành khoản đó cho người Úc. Công chức, giới tài phiệt, các hãng kinh doanh lớn, nhà đầu tư nước ngoài và Liên Hợp Quốc cũng bị bà chĩa mũi giáo công kích. Những chính trị gia Đảng Tự do và Công đảng ngay lập tức lên án bà. Những người đứng đầu giáo hội và báo chí chỉ trích. Pauline Hanson rõ ràng đã tạo ra sự không hài lòng ở đất nước có hai đảng phái chính và trật tự đã được thiết lập từ lâu. Giai cấp lao động và nam giới da trắng thấy ở bà chủ cửa hàng ăn nhanh trước đây này một ai đó giống mình. Phương tiện thông tin đại chúng say mê trước “chủ nghĩa Hanson”. Với việc thành lập Đảng Một Dân tộc năm 1997, Pauline Hanson tuyên bố chính sách của mình cho các cử tri trên khắp đất nước. Trong cuộc bầu cử bang Queensland năm sau đó, đảng này giành được 11 trên tổng số 78 ghế với 23% số phiếu, đưa Công đảng đến thắng lợi trước Đảng Tự do đang cầm quyền. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử liên bang năm 1998, Pauline Hanson đã mất ghế nghị sĩ và danh tiếng ngày một giảm sút. Tuy nhiên, uy tín của Một Dân tộc vẫn còn ở một số nơi và đảng này đã một lần nữa tìm cách tách số phiếu của cử tri dành cho phe bảo thủ. Do đó, Công đảng giành thắng lợi ở Queensland và Tây Úc trong cuộc bầu cử bang năm 2001. Cuối năm đó, Một Dân tộc vận động tranh cử trên toàn quốc, và bản thân Pauline Hanson cũng chạy đua giành ghế thượng nghị sĩ bang Queensland. Đảng Tự do của Thủ tướng John Howard dường như dễ tổn thương trước sự chia rẽ phiếu của phe bảo thủ. Tuy nhiên, trong cuộc bỏ phiếu tháng 11, Hanson và đảng của bà không giành được ghế nào. Trong những tháng trước khi bầu cử diễn ra, ông Howard đã đưa cương lĩnh của đảng mình sang hữu khuynh, với một chính sách gây tranh cãi nhưng được ưa chuộng là bắt các thuyền chở những người xin tị nạn Trung Đông chuyển hướng trước khi chúng kịp vào tới bờ biển Úc. Hanson phàn nàn rằng bà thất bại vì Chính phủ của Thủ tướng 64 Howard đã ăn cắp chính sách của bà. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, bà bắt đầu bị điều tra về cáo buộc gian lận trong việc đăng ký hoạt động cho Đảng Một Dân tộc và dùng sai ngân quỹ khoảng 330,000 AUD của Chính phủ trong cuộc vận động tranh cử năm 1998 để thành lập tổ chức chính trị này. Thế là bà mất đi hình ảnh của một phụ nữ thật thà, chăm chỉ. Tháng giêng năm 2002, bà tuyên bố từ bỏ chính trường để tập trung vào trận chiến những lời cáo buộc. Nhiều người nghi ngờ rằng sự rút khỏi chính trường của bà sẽ không kéo dài. Tuy nhiên, trong tương lai gần, bà sẽ không thể nổi lên như một đối tượng mà các đảng phái khác cần phải tính đến. Lý do là vào ngày 27/5/2002, toà án Brisbane chính thức tuyên bố đã có đủ bằng chứng để đưa Pauline ra toà. Thứ tư, ngày 20/8/2003, bồi thẩm đoàn toà án Brisbane chính thức công bố bản án 3 năm tù đối với bà Pauline Hanson sau 9 giờ thảo luận và cân nhắc. Từ đó, Pauline Hanson sẽ không được tranh cử vào quốc hội, đặt dấu chấm hết cho một chủ nhà hàng từng giành được một ghế trong quốc hội với cương lĩnh chống người nhập cư gốc Á cũng như những thổ dân bản địa. Các nhóm lợi ích cũng là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới đời sống chính trị Úc do phạm vi hoạt động phổ quát, rộng khắp, trên cả phạm vi quốc gia lẫn quan hệ quốc tế, chẳng hạn như Hiệp hội Công đoàn Úc, Liên đoàn Nông dân toàn quốc, Liên minh công nghiệp Úc, … Hiệp hội Công đoàn Úc (ACTU) là tổ chức công đoàn lớn nhất, đại diện cho 95% các tổ chức công đoàn được Toà án tối cao thừa nhận là một tổ chức quyền lực của phong trào công nhân. Mục đích là nhằm bảo vệ lợi ích của các cộng đồng thông qua đấu tranh chính trị, đấu tranh xã hội, … Theo thời gian, bản chất hiện nay của tổ chức đã ít nhiều thay đổi nên cách thức hoạt động ở khu vực công cũng đã thay đổi ít nhiều, song tựu chung vẫn ít thu hút được sự tham gia của công chúng. Liên đoàn Nông dân toàn quốc (NFF) ra đời năm 1979 nhằm bảo vệ quyền lợi của giới địa chủ. Năm 1990, số lượng thành viên của liên đoàn đã chiếm tới 4/5 tổng số điền trang trên cả nước. Do vai trò ngày càng suy giảm của nông nghiệp trong nền kinh tế Úc nên số lượng thành viên của liên đoàn cũng ngày càng giảm. Đóng góp kinh tế của liên đoàn đã giảm xuống còn 5% vào những năm 1990. Hiện liên đoàn Nông dân toàn quốc còn đang phải đối mặt với những vấn đề như bảo vệ môi trường, xung đột giữa địa chủ - doanh nghiệp nông nghiệp mới trong việc cung cấp sản phẩm đầu ra cho khu vực nông thôn. Được thành lập vào năm 1979 như là tiếng nói quốc gia duy nhất cho nông dân Úc, NFF tập hợp nhiều tổ chức khác nhau trong ngày - thống nhất các chương trình nghị sự thường xung đột ở cả cấp tiểu bang và quốc gia. Các nhà lãnh đạo trang trại của Úc đã nhận ra sự cần thiết của một vị trí thống nhất, với "sự gắn kết mục đích" là phương tiện thiết thực nhất để đạt được lợi ích thực sự cho nông dân. Việc thành lập NFF - và quyết tâm trở thành một cơ quan 65 độc lập cho quyền của nông dân - đã chứng tỏ một chất xúc tác trong các chính trị gia run rẩy, trong tất cả các thuyết phục, về bất kỳ sự tự mãn nào về nhu cầu của cộng đồng nông nghiệp và người dân nông thôn Úc. Hội nghị đầu tiên của NFF diễn ra vào thứ Sáu ngày 20 tháng 7 năm 1979, nơi Ngài Donald Eckersley được bầu làm Chủ tịch nhậm chức. NFF luôn nói rõ rằng, như đã nêu trong Hiến pháp của mình, đây là một tổ chức mang tính chính trị. Mặc dù các mô hình bỏ phiếu truyền thống bảo thủ trên khắp vùng nông thôn Úc, NFF đánh giá các chính sách và hành động của Chính phủ và các đảng đối lập, về công trạng. Nguyên tắc vượt xe này vẫn còn mạnh mẽ như ngày nay vào năm 1979. NFF đã xây dựng danh tiếng đáng gờm của mình trong các cuộc chiến chính sách cấp cao về các vấn đề như quan hệ tại nơi làm việc, thuế, môi trường và cải cách thương mại quốc tế ... chỉ là một vài vấn đề. Sự phát triển của trang trại nông nghiệp 'kế hoạch chi tiết' toàn diện : thập niên 80 là một chính sách lớn ảnh hưởng đến tiêu chuẩn. Liên minh công nghiệp Úc ra đời năm 1977, nhưng lại không đại diện đầy đủ cho giới kinh doanh vì thiếu sự hiện diện của nhiều chủ sở hữu các tập đoàn công nghiệp quan trọng cùng với việc ngăn cản các tập đoàn lớn trở thành thành viên ban lãnh đạo nên đã xảy ra những bất đồng về chính sách, khó khăn về tài chính cho hoạt động của tổ chức. Ở Úc, hàng trăm nhóm lợi ích khác nhau cũng đã ra đời và có trụ sở đại diện các nhóm nghề nghiệp, các lợi ích vốn vô cùng đa dạng trong xã hội. Rất nhiều nhóm đã đặt trụ sở chính tại Canberra vì muốn kịp thời triểu khai các hoạt động bảo vệ lợi ích của nhóm mình. Tổng cộng có hơn 150 tổ chức có văn phòng đại diện đặt tại thủ đô Canberra và hơn 50 công ty chuyên phục vụ công tác “vận động hành lang” (lobby) tại khu vực này. Tóm lại, thể chế chính trị Úc bị chi phối bởi hệ thống đa đảng. Các đảng chính trị đều nhằm cùng một nguyên tắc cơ bản thống nhất với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, thống nhất với nguyên tắc về sở hữu tư nhân, về kinh tế thị trường và thừa nhận sự phân tầng xã hội. Khác biệt giữa các đảng chính trị chỉ là cách thức duy trì và phát huy các nguyên tắc cố hữu đó. Chẳng hạn, cách thức của Đảng Lao động là tăng thuế thu nhập, giảm thuế hàng hoá, cách thức của Đảng Tự do – Quốc gia là tăng thuế hàng hoá, giảm thuế thu nhập, hay Đảng Lao động muốn tăng ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp và phúc lợi xã hội, còn Đảng Tự do – Quốc gia lại muốn đạt được nguyên tắc bằng cách giảm nhiều nhất có thể chi phí dành cho phúc lợi xã hội và trợ cấp thất nghiệp. Bên cạnh đó, đảng cầm quyền luôn là đảng quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đời sống chính trị. Trong một chừng mực nào đó, có thể thấy, sự tam quyền phân lập trong tổ chức bộ máy nhà nước liên bang Úc chỉ mang tính hình thức, thực chất là sự phân chia quyền lực giữa các đảng chính trị, bởi chẳng có nghị sĩ nào có thể bỏ phiếu chống lại những quyết định chung của đảng chính trị mà họ đại diện. Câu 22. Lưỡng đảng cầm quyền 66 Sự tồn tại của hai viện trong lòng nghị viện làm cho quá trình lập pháp trở nên phức tạp hơn nhưng cũng được tranh luận kỹ lưỡng và sáng suốt hơn. Về nguyên tắc, bất kỳ dự luật nào cũng phải được hai viện nhất trí mới có thể trở thành đạo luật chính thức. Trên thực tế, giữa hai viện có sự khác biệt đáng kể dẫn đến xung đột giữa các xu hướng tư tưởng của các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ. Ở Úc, hạ viện chiếm ưu thế. Vai trò quyết định đối với một dự luật nghiêng về hạ viện. Việc chuyển những dự án luật thường có nội dung gây tranh cãi cho thượng viện chỉ có ý nghĩa truyền thống. Trên thực tế, thượng viện Úc không thể chống lại đảng chiếm đại đa số trong Hạ viện, cũng không có quyền lực đáng kể về tài chính. Tình hình lưỡng đảng cầm quyền ở Úc được xem là ổn định nhất, dù có nhiều đảng nhưng Công đảng và Đảng Tự do đã liên tục thay nhau cầm quyền theo phương thức bỏ phiếu theo đa số. Hai đảng đều có kỷ luận cao, các nghị sĩ không thể chống lại tuỳ tiện đường lối của đảng nếu không muốn bị gạt khỏi vị trí nghị sĩ. Tuy vậy, cuối thế kỷ XX, tình hình lưỡng đảng cầm quyền ở Úc bị đe doạ bởi sự trỗi dậy của Đảng Một Dân tộc và đã phải tìm cách ổn định tình hình. Trong các phiên chất vấn của Hạ viện với Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, các đảng hay liên đảng đối lập có quyền chất vấn mọi vấn đề. Để thực thi quyền lực này, trong hệ thống nghị viện Úc, đảng đối lập thường được gọi là Chính phủ đối lập (“Chính phủtrong bóng tối”) có quyền theo dõi và tiếp cận các thông tin về các lĩnh vực của Chính phủ điều hành để phản biện chính sách. Tính thể chế hoá đối lập đó vừa góp phần nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của các quyết sách chính trị của đảng cầm quyền lẫn các phản biện của các đảng đối lập vừa làm cho chính quyền vì các mục tiêu bè phái dễ gây ra cản trở không đáng có, gây bất ổn về chính trị. Mặt khác, Thủ tướng Úc cũng có quyền giải tán nghị viện và tổ chức một cuộc bầu cử nghị viện mới để nhân dân phân xử bất đồng giữa Nghị viện và Chính phủ trong thực thi quyền lực nhà nước, trong khi việc giải tán quốc hội và ấn định ngày bầu cử quốc hội mới lại không hề dễ dàng khi đây là bất đồng trong hai đảng nổi trội, và mỗi đảng đều có thể tự giải quyết bằng một cuộc bầu lãnh đạo đảng mới cho mình, kể cả đảng cầm quyền lẫn đảng đối lập, dẫn đến việc thay đổi Thủ tướng. Do đó, tính phân lập không triệt để giữa tam quyền luôn tồn tại với việc một nhóm lãnh đạo đảng duy nhất vừa kiểm soát Hạ viện vừa kiểm soát Chính phủ. Đấy là nguyên nhân của việc dễ dẫn đến tình trạng quá trình tranh luận chính trị chỉ xảy ra trong nội bộ đảng cầm quyền, mà người dân không thể tham gia và giám sát. Tóm lại, một hệ thống lưỡng đảng như vậy là cần thiết trong hệ thống đại nghị (nghị viện là nơi tập trung đại đa số quyền lực nhà nước) để tránh khuynh hướng lạm quyền, tham nhũng, đảng đối lập có thể kiểm soát một cách có tổ chức và hữu hiệu. Sự tồn tại của đảng đối lập đủ mạnh để gây áp lực với đảng cầm quyền chiếm đa số trong Hạ viện, song cũng phải không đủ sức gây bất ổn trong toàn hệ thống chính trị, và đảm bảo được tính chính đáng của nguyên thủ quốc gia là Nữ hoàng Anh. 67 Là quốc gia điển hình của hệ thống lưỡng đảng cầm quyền, hai đảng Lao động và Tự do thay nhau cầm quyền, trong khi các đảng khác chỉ chiếm số ghế nhỏ trong Quốc hội, và có vai trò hạn chế trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Đó là bởi vì hệ thống bầu cử đa số với đơn vị bầu cử hai đến sáu thành viên thường loại các đảng nhỏ, nên hệ thống chính trị Úc luôn tồn tại xu hướng thống trị bởi hai đảng lớn, và vì truyền thống hoạt động của Quốc hội luôn có xu hướng phân tách tự nhiên thành phe đảng cầm quyền và phe đối lập, cuối cùng là vì tâm lý ưa chuộng một Chính phủ mạnh góp phần củng cố duy trì sự tồn tại của hệ thống lưỡng đảng. Câu 23. Tính chất quyền lực chính trị ở liên bang Úc hiện nay Quyền lực chính trị là bạo lực có tổ chức của một giai cấp nhằm trấn áp giai cấp khác. Từ đó, có thể thấy quyền lực chính trị có bốn dấu hiệu đặc trưng: thứ nhất, quyền lực chính trị mang bản chất của giai cấp thực thụ cầm quyền – giai cấp thống trị nền kinh tế xã hội. Trong nội bộ giai cấp cầm quyền, quyền lực chính trị có thể chứa đựng mâu thuẫn, nhưng trong quan hệ với nhân dân và các giai cấp khác, quyền lực chính trị luôn mang tính thống nhất biểu hiện ra bên ngoài của giai cấp với tư cách là ý chí của giai cấp này đối với giai cấp khác; thứ hai, quyền lực chính trị là sức mạnh trấn áp bằng tổ chức bạo lực tương ứng với yêu cầu và năng lực của giai cấp; thứ ba, quyền lực chính trị luôn hướng tới quyền lực nhà nước. Nhà nước không chỉ biểu hiện tập trung mạnh mẽ nhất quyền lực của giai cấp cầm quyền mà còn nhân dân quyền lực công cộng với mọi giai tầng khác nên các lực lượng chính trị xã hội luôn đấu tranh giành – giữ - sử dụng – nắm lấy và chi phối quyền lực nhà nước để hiện thực hoá lợi ích giai cấp; thứ tư, quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được thể hiện thành hệ thống thể chế chính trị của xã hội bao gồm hệ thống các thiết chế tổ chức với các đảng chính trị, tổ chức chính trị - xã hội mà nhà nước đóng vai trò trung tâm, chi phối tất cả tồn tại theo quy định của pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và được pháp luật bảo vệ, quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền đối với các giai tầng khác được thể hiện qua những quy định pháp luật buộc toàn thể xã hội phải tuân theo. Tóm lại, bản chất quyền lực chính trị là khả năng thực hiện ý chí của một giai cấp đối với sự phát triển của xã hội thông qua tổ chức bộ máy nhà nước trung ương và địa phương. Tính chất quyền lực chính trị được phản ánh bởi bản chất xã hội mà quyền lực chính trị tồn tại trong đó. Giai cấp thống trị quyết định tính chất quyền lực chính trị. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa Úc, giai cấp đại tư sản là lực lượng chính trị chi phối quyền lực chính trị. Để xây dựng, củng cố và giữ vững quyền lực chính trị, giai cấp thống trị nhất thiết phải tổ chức hình thái quản lý xã hội là dân chủ tư sản – dân chủ cho số ít người nắm giữ chủ yếu tài sản quốc gia. Xã hội Úc hiện là xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại. Hệ thống chính trị xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại Úc tiếp cận dưới góc nhìn quan hệ sản xuất dựa trên nền tảng sở hữu tư liệu sản 68 xuất cá nhân (tư sản), với cơ sở kinh tế là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa với sức mạnh của nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào các tập đoàn kinh tế khổng lồ. Ở Úc, đặc biệt bị chi phối bởi các tập đoàn khai khoáng khổng lồ. Sự chi phối của các tập đoàn khai khoáng ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị Úc, từng ngày chi phối các quyết sách của Chính phủ. Úc là một trong những nước công nghiệp mới tiên tiến trên thế giới, với lực lượng lao động chiếm hơn 50% dân số, đa số lao động có trình độ tay nghề cao. Nhiều cán bộ kĩ thuật, quản lý cao cấp, có kinh nghiệm làm việc quốc tế. Môi trường khoa học phát triển, đầy sáng tạo giúp Úc sản sinh những chuyên gia tầm cỡ thế giới về khoa học kỹ thuật, biết nhiều loại ngôn ngữ, được đào tạo đầy đủ kỹ năng, nên có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Úc là một trung tâm tài chính lớn ở châu Á – Thái Bình Dương, với một hệ thống tài chính hiện đại, minh bạch; hệ thống viễn thông bưu chính đạt tiêu chuẩn quốc tế; lực lượng lao động đa ngôn ngữ, có trình độ cao và một hệ thống quy định hợp lý. Dịch vụ tài chính là một trong những lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế Úc. Nền kinh tế Úc được xếp vào hạng mạnh nhất trên thế giới – cạnh tranh cao, cởi mở, sôi động, linh hoạt, có nền kinh tế công – nông nghiệp phát triển tăng trưởng bình quân cao hơn các quốc gia còn lại trong khối G7. Lao động nông nghiệp của Úc chỉ có hơn 400,000 người nhưng đã sản xuất lượng lương thực và vải vóc đủ nuôi 77 triệu người. Đây là một kỷ lục cả Hoa Kỳ cũng không thể sánh bằng. Úc là một trong số ít quốc gia của OECD không còn khoản nợ chung của Chính phủ . Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Úc gắn liền với tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp thấp, được giữ ổn định trong vòng 20 năm qua. Hình thức quản lý xã hội và tổ chức hoạt động chính trị được giai cấp đại tư sản thống trị sử dụng và thực hiện là hình thức dân chủ tư sản. Tồn tại xã hội quyết định nội dung và hình thức cơ cấu quyền lực chính trị mà giai cấp thống trị sử dụng. Úc là một quốc gia TBCN phát triển, quyền lực chính trị nằm trong tay giai cấp đại tư sản – chủ nhân của các tập đoàn kinh tế khai khoáng khổng lồ. Mức độ tập trung sản xuất và tích tụ tư bản lớn đã tạo ra sức mạnh tiềm tàng mới của giai cấp đại tư sản. Để duy trì, củng cố và bảo vệ quyền lực kinh tế, giai cấp đại tư sản tư bản công nghiệp – ngân hàng móc nối với giới tư sản quan liêu chính trị khao khát tìm kiếm sức mạnh kinh tế từ các tập đoàn tài phiệt – tạo ra liên minh quyền lực mới là nhà nước – tập đoàn tư bản lũng đoạn. Sự đan cài quyền lợi giữa nhóm tư sản quan liêu chính trị và giai cấp đại tư sản tư bản công nghiệp – ngân hàng đã tạo nên nhóm nhỏ nắm giữ phần lớn tư bản trong nước đồng thời quyết định mọi định hướng phát triển kinh tế xã hội – chính trị Úc. Tính dân chủ trong hệ thống chính trị Úc vì vậy chỉ có thể mang bản chất dân chủ tư sản là dân chủ của số ít người đối với đa số người. Cơ sở xã hội của hệ thống chính trị liên bang Úc 69 Xã hội được cấu thành từ ba giai cấp cơ bản: giới chủ giàu có (những người có thu nhập hoàn toàn là thặng dư tư bản do nắm giữ khối lượng tư bản khổng lồ hoặc được mang lại do những thể chế mà họ dựng lên) – tầng lớp trung lưu (những cá nhân có thu nhập bằng chính khả năng lao động sáng tạo của họ, có mức sống đủ thoả mãn những nhu cầu cá nhân trong xã hội hiện đại khi nền kinh tế phát triển bình ổn) – tầng lớp vô sản bị bần cùng hoá (những người vô gia cư có năng lực lao động nhưng không thể duy trì được cuộc sống tối thiểu của chính bản thân họ). Trong đó, giới chủ là tầng lớp có thế lực nhất trong xã hội. Nhờ sức mạnh kinh tế, họ thiết lập được những mối liên hệ chặt chẽ nhất với giới tinh hoa nắm giữ những địa vị then chốt trong hệ thống chính trị. Đồng thời, giới tinh hoa cũng xuất thân từ tầng lớp đạt trình độ tự giác trung thành với những giá trị được giai cấp thượng lưu thống trị trong xã hội thiết lập. giới chủ luôn có ảnh hưởng chủ đạo, trực tiếp đến các quyết sách của Chính phủ. Từ đó tạo ra một hệ thống liên kết đầu sỏ kinh tế và chóp bu chính trị luôn khống chế và định hướng sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. Tầng lớp vô sản bị bần cùng hoá không thể lớn hơn về số lượng, không có tổ chức quy củ cũng như quyền được hưởng những phúc lợi, bảo hiểm xã hội, không đứng trong bất kỳ tổ chức hay nhóm lợi ích chính trị nào, không đủ sức lên tiếng đòi quyền lợi của mình và cũng không mấy quan tâm đến đời sống chính trị. Họ không có khả năng tập hợp lực lượng để chống lại nền dân chủ tư sản, vì vậy, nền dân chủ tư sản thực chất không lo lắng đến khả năng làm cách mạng của người vô gia cư, mà chỉ lo lắng đến khả năng “ô nhiễm”, “vấy bẩn” môi trường của tầng lớp này. Cuối cùng là tầng lớp trung lưu trong xã hội tư bản hiện đại, cơ bản là là tầng lớp công nhân hiện đại, tầng lớp làm thuê, nhưng ý thức được lợi ích mà họ đã từng được hưởng , họ có tổ chức đại diện cho quyền lợi của mình là các nghiệp đoàn, công đoàn. Họ lại là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, có kiến thức, mang trong mình những giá trị cơ sở của nền kinh tế TBCN hiện đại. Vì vậy, đây là lực lượng tiềm ẩn những sức mạnh có thể làm đảo lộn hoàn toàn chế độ TBCN. Cơ sở tư tưởng của chính trị tư bản chủ nghĩa là chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do tư sản. Hệ tư tưởng chính trị tư sản gắn liền với sự phát triển lực lượng sản xuất và khoa học công nghệ, tìm cách chứng minh tính hợp lý của chủ nghĩa tư bản hiện đại, đồng nhất các mục tiêu tư bản chủ nghĩa với lợi ích toàn xã hội, mang tính xã hội tốt hơn và phản ánh cơ cấu xã hội bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản ở các nước. Chủ nghĩa đa nguyên và nguyên tắc tam quyền phân lập là những quy tắc, luật chơi chính trị. Xuất hiện các trào lưu tư tưởng tư sản mới như chủ nghĩa dân chủ xã hội, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa tân Thomas, chủ nghĩa tân bảo thủ, … Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa tự do là: đề cao tự do cá nhân và quyền tư hữu; hạn chế tối đa sự can thiệp của nhà nước; mở rộng quyền phổ thông đầu phiếu và ủng hộ cải cách xã hội. Ở Úc, những phần tử tự do chủ nghĩa chủ trương giảm bớt quyền lực tập trung của chính quyền ở mọi cấp, ủng 70 hộ việc mở cửa ra thế giới. Trụ cột của trường phái tự do cổ điển là tư tưởng dân chủ lập luận cho tự do của công dân nhiều hơn, và chính thể đại nghị được bầu theo một tỉ lệ đông đảo dân chúng hơn. Tư tưởng này không chỉ quan tâm đến bản chất Chính phủ, mà còn đề cập mạnh mẽ đến những việc Chính phủ không nên làm. Tư tưởng tự do cổ điển ủng hộ nhà nước tối thiểu. Theo đó, về mặt xã hội phải hạn chế hỗ trợ người nghèo vì những hậu quả từ sự dại dột của họ đồng nghĩa với việc khuyến khích hệ kinh tế tự do theo tư tưởng bàn tay vô hình của Adam Smith. Chủ nghĩa bảo thủ cổ điển cho rằng bản chất con người là ích kỷ, yếu ớt, dễ sa ngã, vì vậy thường phạm tội, tự dối mình và gây tai hoạ. Tư tưởng bảo thủ cổ điển cho rằng tất cả các Chính phủ tìm các chính sách đúng để nắm quyền và duy trì hoà hợp xã hội, không tán thành quan điểm phải nỗ lực để thay đổi bản chất con người. Tự do được coi là mục đích chính trị cao nhất, duy trì tự do là mục đích căn bản của Chính phủ. Các nhà lập pháp phải thể hiện sự thông thái khi quyết định tự do cá nhân tới đâu để đảm bảo tự do tập thể như một chỉnh thể. Tự do kinh tế là trung tâm của khái niệm tự do. Tự do được đảm bảo thông qua phân quyền, trung tâm của quyền lực phải được cân bằng lẫn nhau. Vì vậy, nhà nước nên bị giới hạn, và con người không nên được trao quá nhiều quyền lực. Trường phái bảo thủ cổ điển tán thành bình đẳng trước pháp luật nhưng phản đối bình đẳng về thu nhập vì tài năng của mỗi người là khác nhau và bất bình đẳng là động cơ thúc đẩy nền kinh tế tư bản, để người nghèo khao khát phấn đấu lên những cấp bậc cao hơn thông qua lao động chăm chỉ. Về chính sách đối ngoại, từ khi thành lập Liên bang đến khi bùng nổ chiến tranh Thái Bình Dương (1941-1945), Australia chịu ảnh hưởng khá lớn từ Anh. Từ sau chiến tranh Thái Bình Dương đến nay, Australia đã dần tìm một sự ảnh hưởng khác đáng tin cậy hơn từ Hoa Kỳ. Nắm bắt lợi thế quốc gia, từng bước đóng góp tiếng nói quan trọng trong khu vực nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với dân số khoảng 24 triệu người, mối quan tâm dài hạn của chính phủ Úc là vấn đề dân số, các vấn đề môi trường và chủ nghĩa khủng bố. Australia là lục địa có người ở khô cằn nhất trên trái đất, dễ bị tổn thương với những thách thức từ biến đổi khí hậu, lại dường như là một lục địa cô đơn không có đường biên giới đất liền, bởi vậy dù là một quốc gia “khá lớn” về mặt địa lý, Australia vẫn chỉ được xem là một quốc gia tầm trung ở châu Á Thái Bình Dương. Tính chủ nghĩa dân tộc biểu hiện ở việc cố gắng xây dựng một hệ thống đối ngoại độc lập hơn với Anh ở thời hậu chiến. Các sáng kiến trong chính sách đối ngoại Úc giai đoạn này như Hiệp ước ANZAC (1944), Uỷ ban Nam Thái Bình Dương thể hiện rõ mong muốn trở nên độc lập hơn dù không hoàn toàn muốn từ bỏ sự bảo trợ từ Anh. Việc Bộ NgoẠI giao được tái thiết năm 1936 kéo theo thành lập hệ thống các cơ quan hành chính nhằm hình thành trường phái tiếp cận chính sách đối ngoại độc lập theo kiểu Úc. Trong thòi kỳ hậu chiến, Úc bắt đầu tiến hành nhiều hoạt động mang tính đối ngoại đa phương góp phần lớn cho việc gia tăng đóng góp và can dự vào chương trình nghị sự đa phương của quốc 71 tế. Đối với một quốc gia hạn chế và khả năng ảnh hưởng cũng như khả năng vật chất, kĩ năng ngoại giao và mức độ tích cực ngoại giao chính là những yếu tố giúp đạt được và duy trì lợi ích quốc gia. Việc chính phủ Úc tập trung phát triển và mở rộng hệ thống các cơ quan ngoại giao ở châu Á cũng như những nỗ lực ngoại giao đã giúp Úc theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và tích cực hơn thời hậu chiến. Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh Lạnh, lăng kính chủ đạo của chính trị quốc tế là sự đối đầu giữa hai hệ thống XHCN và TBCN. Các nhà lãnh đạo Đảng Tự do Quốc gia đã chọn một góc nhìn về hệ thống chính trị quốc tế như một “nhất biên đảo”. Úc đã không do dự ủng hộ Anh trong cuộc khủng hoảng kênh đào Suez cũng như ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Đảng Tự do Quốc gia không phải là lãnh đạo hoạt động tích cực cho nỗ lực trở thành cường quốc tầm trung với ba đặc trưng vừa nêu. Họ cố gắng kiểm soát nội các, tránh khơi gợi lại ý tưởng về đường lối đối ngoại độc lập và cố gắng giành vị thế trên chính trường quốc tế. Trong thập niên 60, khái niệm cường quốc tầm trung tiến xa hơn một bước khi không chỉ nhấn mạnh sức mạnh cứng của nước Úc mà còn tập trung vào những sức mạnh mềm và vai trò cầu nối trung gian của Úc trên trường quốc tế. Úc đã tăng cường hoạt động ngoại giao văn hoá với các nước châu Á, nhấn mạnh việc nước Úc phải vận dụng tất cả nguồn lực đối ngoại để đảm bảo vai trò là cầu nối giữa những nước châu Á và những nước phương Tây. Tóm lại, khái niệm về cường quốc tầm trung trong chính sách đối ngoại của Úc đã bắt đầu xuất hiện hơn 60 năm trước và trải qua thời gian tồn tại và phát triển, như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt cơ sở lý luận của chính sách đối ngoại Úc. Cả ba đặc trưng: chủ nghĩa dân tộc Úc, chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa hoạt động tích cực là những hằng số bất biến trong chính sách đối ngoại của Úc như một cường quốc tầm trung. Chính sách đối ngoại được đánh giá là đường nối dài của chính sách đối nội nên việc thay đổi các lực lượng chính trị cầm quyền tại Úc cũng ít nhiều ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách đối ngoại, dù chủ nghĩa quốc tế thay đổi như thế nào, chính sách đối ngoại của nước Úc vẫn mang dáng dấp hành vi của một cường quốc tầm trung. Chẳng hạn như sự độc lập, tự chủ trong phạm vi ràng buộc của các mối quan hệ liên minh, lập trường thực dụng đối với chính sách can dự vào tình hình châu Á, hay chính sách gia tăng hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng quốc tế. Dù không xuất hiện câu chữ “cường quốc tầm trung” trong chính sách đối ngoại Úc qua các thời kỳ khác nhau, nhưng thực tế đã chứng minh, quan điểm và tư tưởng về cường quốc tầm trung luôn là một cơ sở lý luận mang tính chu kỳ trong hoạt động ngoại giao của nước Úc. Nền dân chủ tự do được xây dựng trên nguyên tắc tam quyền phân lập: trong đó Nghị viện là cơ quan quyền lực tối cao, có quyền thành lập và giải tán Chính phủ, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, song trên thực tế quyền lực tập trung trong tay Thủ tướng là người có quyền cách chức các thành viên Chính phủ, bổ nhiệm các thẩm phán của Toà án tối 72 cao. Mặc dù thực hiện chủ nghĩa lưỡng viện, song hầu như mọi quyền lập pháp và hành pháp tập trung vào đảng chiếm đa số ghế trong Hạ viện. Đảng cầm quyền có quyền thành lập và bãi miễn Chính phủ, giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp và tư pháp. Hạ viện trở thành cơ quan quyền lực tối cao, có thể thành lập và giải tán Chính phủ, kiểm tra – giám sát hoạt động của Chính phủ. Vì vậy, hai đảng chính trị lớn nhất luôn đấu tranh giành đa số ghế trong Hạ viện để nắm quyền vừa kiểm soát Nghị viện vừa thành lập Chính phủ và như vậy nắm quyền chi phối hầu hết quyền lực của nhà nước liên bang. Do đó, chức năng kiểm tra – giám sát và đối trọng, kiềm chế lẫn nhau giữa ba nhánh cơ quan theo nguyên tắc tam quyền phân lập không còn triệt để. Vai trò của đảng cầm quyền trở nên lấn át, Nghị viện lấn át Chính phủ và Nội các Chính phủ. Nữ hoàng đứng đầu nhà nước nhưng quyền lực lại tập trung trong tay Hạ viện – cơ quan do dân bầu theo đầu dân. Quyền lực của nữ hoàng chỉ mang tính hình thức “trị vì nhưng không cai trị”. Nữ hoàng là người đứng đầu nhà nước, biểu tượng của sự thống nhất phi chính trị và không thiên vị. Theo quy định của hiến pháp, Nữ hoàng có quyền hạn và địa vị rất lớn, nhưng trên thực tế, quyền lực này tồn tại chủ yếu trên danh nghĩa và có giá trị tượng trưng. Nữ hoàng là thành viên của Nghị viện, được hiến pháp liên bang trao quyền đứng đầu Chính phủ, có quyền bổ nhiệm Thống đốc Toàn quyền làm đại diện thực thi quyền hành pháp của Nữ hoàng tại Úc. Bà không trực tiếp điều hành công việc hàng ngày của Chính phủ, chỉ thực hiện chức năng bổ nhiệm Thống đốc Toàn quyền theo sự cố vấn của Thủ tướng. Theo quy định của pháp luật, quyền lực của Thống đốc Toàn quyền khá lớn: có thể giải tán Nghị viện khi cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế, Thống đốc Toàn quyền phải hành động dựa vào sự tư vấn của Nội các Chính phủ liên bang. Đó là do chính quyền liên bang Úc hoạt động theo mô hình chính quyền Anh, do đó cũng theo mô hình chính quyền Anh, các Bộ trưởng phải là thành viên của đảng chiếm đa số trong Nghị viện. Thủ tướng Úc có thực quyền hơn tổng thống Mỹ vì luôn kiểm soát được Nghị viện, luôn có được sự ủng hộ của Quốc hội và có quyền giải tán Chính phủ, bổ nhiệm thẩm phán Toà án tối cao. Nội các Chính phủ lại được tạo lập bởi đảng chiếm đa số trong Hạ viện, nên có thể yên tâm được sự ủng hộ của Nghị viện, nắm quyền và đề xuất lập pháp của Nội các Chính phủ vì vậy cũng thường thống nhất với Hạ viện. Như vậy, sự tín nhiệm của Hạ viện hay sự chi phối của Nội các Chính phủ dường như đã hoà vào làm một. Tuy nhà nước Úc được tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập nhưng sự phân quyền không triệt để. Toà án tối cao được xem là độc lập nhất với Nghị viện và Chính phủ, nhưng Chánh án Toà án tối cao lại do Thủ tướng đề cử và bổ nhiệm, Nghị viện thông qua, nên trên phương diện nào đó quyền lực của Toà án tối cao vẫn phụ thuộc vào Thủ tướng. Người 73 đứng đầu Chính phủ lại là lãnh tụ của đảng cầm quyền chiếm đa số trong Hạ viện, vì vậy, tương tự Toà án tối cao, tính phân quyền giữa Nghị viện – Chính phủ cũng không triệt để. Mặc dù thi hành chế độ đa đảng chính trị, ở Úc vẫn chỉ có hai đảng thay nhau cầm quyền là Đảng Lao động và Đảng Tự do – Quốc gia. Hai đảng thay nhau cầm quyền cho thấy sức mạnh ngang tài ngang sức, đảng cầm quyền chỉ đại diện cho một đa số tương đối trong một thời gian nhất định, không bao giờ là sự cai trị áp đảo. Đảng đối lập không bị gạt áp đảo khỏi quyền lực mà chỉ tạm thừa nhận vai trò của Chính phủ cầm quyền.