Academia.eduAcademia.edu
Chính sách 1 . Chính sách tài khóa đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam - Một trong những giải pháp chủ yếu là Chính sách tài khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu. Gói kích cầu thứ nhất đã được triển khai nhằm hỗ trợ lãi suất khoảng 17.000 tỉ đồng, gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trong trung và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và tạo việc làm, đây là hai điều quan trọng nhất thể hiện khá rõ vai trò của Nhà nước thông qua các gói kích cầu. Việc thực hiện một cách linh hoạt và đồng bộ các chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác đã giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng , thị trường chứng khoán và các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng được phục hồi từng bước. 2. Những hạn chế của chính sách trong thực tế so với lý thuyết Thứ nhất : Chính phủ khó lượng hoá được mức độ sử dụng chính sách, tức là không tính toán chính xác được liều lượng tăng giảm chi tiêu thuế là bao nhiêu. Nguyên nhân chủ yếu là do có sự khác biệt trong quan điểm, cách đánh giá về các Thứ hai : Những khó khăn bắt nguồn từ “ độ trễ ” về thời gian. Để có thể tăng ( giảm ) chi tiêu các cơ quan chức năng của chính phủ phải có thời gian thu nhập số liệu về khu vực tư nhân, về GDP..v.v. rồi phải có thời gian xử lý số liệu, xử lý thông tin và khi đã có chủ trương phải có thêm thời gian phổ biến thực hiện. Do có “ độ trễ “ về thời gian nên chính phủ có thể thực hiện hành động không kịp thời với sự biến động của tình trạng kinh tế. Lúc cần tăng chi tiêu thì có thể không kịp tăng, lúc cần giảm lại không kịp giảm và nền kinh tế bị rối loạn thêm. Thứ ba : Những khó khăn bắt nguồn từ tác động ngược của những yếu tố khác trong tổng cầu Trong mô hình đơn giản ta đã đưa ra ở trên, khi G thay đổi, C,I được coi là không đổi, nhưng thực tế G thay đổi có thể dẫn đến C và I có thể đổi. Chẳng hạn, việc tăng G có thể được thực hiện bằng các con đường như chính phủ vay dân cư qua thông qua bán trái phiếu, in tiền thêm và vay nợ nước ngoài. Trong các con đường trên, việc vay dân cư thông qua việc bán công trái sẽ làm cho lãi suất tăng lên. Khi lãi suất tăng sẽ có ảnh hưởng đến C và I Thứ tư : khó khăn liên quan đến khoản nợ quốc gia và thâm hụt ngân sách. Khi ngân hàng thâm hụt quá nặng, việc sử dụng chính sách tài khóa tích cực bị hạn chế, nhất là trong trường hợp chống suy thoái. Bởi kinh tế suy thoái, thu ngân sách sẽ giảm sút do nhu nhập của dân cư giảm. Ý định dùng chính sách tài khóa để chống thâm hụt sẽ làm cho ngân sách bị thâm hụt