« Home « Kết quả tìm kiếm

Phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản Ilmenit mỏ Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên và mỏ Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên đề tài: Phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản Ilmenit mỏ Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên và mỏ Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
- Lý do chọn đề tài Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, là một vùng đất khá giàu tiềm năng về tài nguyên và khoáng sản.
- Hà Tĩnh có một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn của cả nước như Sắt, Titan, đá Granitte.
- Mỏ sa khoáng Titan ở Hà Tĩnh chạy dọc ven biển từ huyện Nghi Xuân đến huyện Kỳ Anh có khoáng sản chính là Ilmenit, các khoáng sản đi kèm như Rutil, Zircon, Monazite và một số loại khoáng vật khác.
- Trong những năm qua việc khai thác và chế biến Titan đã góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương, nâng cao thu nhập cho người lao động và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của tỉnh Hà Tĩnh.
- Tuy nhiên hoạt động khai thác Titan sẽ tác động lớn đến môi trường khu vực mỏ, việc phục hồi môi trường sau khai thác nhằm hạn chế tối đa tác động đến môi trường khu vực như sa mạc hóa, bão cát … và quy hoạch sử dụng đất tại đây một cách hợp lý hơn.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi - Mục đích nghiên cứu: Luận văn được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng công tác phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản Ilmenit mỏ Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên và mỏ Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phục hồi và quản lý khai trường sau khai thác để hạn chế tối đa tác động đến môi trường sau khai thác khoáng sản tại khu vực.
- Đối tượng nghiên cứu: Phục hồi môi trường tại mỏ Ilmenit Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi: Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Thạch Hà, Cẩm xuyên, Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Khai quát được thực trạng và đánh giá thực trạng môi trường tại mỏ Cẩm Hòa và mỏ Kỳ Khang trước và sau khai thác, những ảnh hưởng nhất định tới môi trường khu vực trong quá tình khai thác và sự lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác tại các mỏ.
- Từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác và phục hồi môi trường sau khai thác nhằm hạn chế tối đa tác động đến môi trường xung quanh để hài hòa trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động và đóng góp ngân sách cho địa phương.
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu, khảo sát thực địa về phục hồi môi trường tại mỏ Cẩm Hòa và Kỳ Khang.
- Phân tích các số liệu thu được để đánh giá, phân tích công tác phục hồi môi trường sau khai thác tại các mỏ và tình hình thực tiễn ở mỏ Cẩm Hòa, Kỳ Khang để đánh giá các ưu, khuyết điểm, từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp.
- Kết luận: Phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản Ilmenite mỏ Cẩm Hòa, huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh tại Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh được nghiên cứu dự trên cơ sở quy định hiện hành của nhà nước như thông tư 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Cũng như thực tế việc thực hiện dự án trồng rau, củ, quả an toàn trên vùng đất cát hoang hóa bạc màu ven biển Hà Tĩnh được Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh bắt đầu được thực hiện và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.
- Kết quả của việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản Ilmenit mỏ Cẩm Hòa và Kỳ Khang sẽ tái tạo môi trường khu vực Dự án đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường khu vực sau khai

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt