« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu thiết kế điều khiển bộ biến đổi kiểu ARCP cho bộ nguồn có đầu ra điện áp cao.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN BỘ BIẾN ĐỔI KIỂU ARCP CHO BỘ NGUỒN CÓ ĐẦU RA ĐIỆN ÁP CAO Tác giả luận văn: Hoàng Khắc Nhiệm Khóa: 2012B Người hướng dẫn khoa học: TS.
- Đỗ Mạnh Cường Hà Nội - Năm 2015 2 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Nghiên cứu thiết kế điều khiển bộ biến đổi kiểu ARCP cho bộ nguồn có đầu ra điện áp cao.
- Nghịch lưu thông thường sử dụng thuật toán PWM để chuyển mạch các van bán dẫn ở các điều kiện dòng điện và điện áp khác không gây ra những tổn hao trong chuyển mạch đặc biệt khi tần số chuyển mạch lớn và ở công suất lớn.
- Để làm giảm tổn hao trong trường hợp này người ta thương sử dụng các mạch cộng hưởng để cưỡng bức chuyển mạch van ở các điều kiện điện áp bằng không (ZVS) hoặc dòng điện bằng không (ZCS) gọi là phương pháp chuyển mạch mềm (soft switching).
- Có rất nhiều bộ biến đổi sử dụng nguyên lý chuyển mạch mềm để giảm tổn hao chuyển mạch van, luận văn đi nghiên cứu bộ nghịch lưu cộng hưởng ARCP nằm trong lớp các bộ nghịch lưu chuyển mạch mềm.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu cấu trúc và ưu nhược điểm của một số loại nghịch lưu chuyển mạch mềm thông thường.
- Nghiên cứu sơ đồ cấu trúc mạch lực và nguyên lý hoạt động của bộ nghịch lưu cộng hưởng ARCP.
- Nghiên cứu thuật toán điều khiển nghịch lưu cộng hưởng ARCP.
- Mô phỏng hệ thống điều khiển nghịch lưu cộng hưởng ARCP.
- Nội dung nghiên cứu đề tài được trình bày trong 3 chương chính cụ thể như sau: Trong chương 1: Phân tích quá trình chuyển mạch cứng xảy ra trong một mạch nghịch lưu thông thường.
- Các bộ nghịch lưu này thường chuyển mạch ở các điều kiện dòng áp khác không.
- Tuy có thể sử dụng các mạch phụ hỗ trợ để chuyển mạch van 3 nhưng tổn hao chuyển mạch không giảm được đáng kể.
- Một bộ nghịch lưu một pha điển hình được sử dụng để phân tích chi tiết về tổn hao chuyển mạch.
- Trong chương 2: Phân tích kỹ thuật chuyển mạch mềm được ứng dụng trong thực tế.
- Một số bộ nghịch lưu cộng hưởng chuyển mạch mềm được phân tích như bộ nghịch lưu cộng hưởng PRC, SRC, ACRDCLI.
- Cấu trúc một bộ nghịch lưu cộng hưởng được đưa ra nghiên cứu, nghịch lưu ARCP có cấu trúc tương tự như nghịch lưu thông thường, mạch cộng hưởng được thêm vào trong quá trình chuyển mạch van chính thông qua hai van phụ.
- Các giai đoạn chuyển mạch van được phân tích từ đó các biểu thức trong quá trình cộng hưởng được thiết lập.
- Trong chương 3: Nghiên cứu phương pháp điều khiển nghịch lưu ARCP một pha từ việc phân tích thời gian chuyển mạch của các van chính và van phụ.
- Qúa trình điều khiển nghịch lưu ARCP gần tương tự như nghịch lưu thông thường tuy nhiên khi các lệnh chuyển mạch van được quyết định bởi thuật toán PWM thì lệnh này được làm trễ để các van phụ hoạt động đưa mạch cộng hưởng vào quá trình chuyển mạch van chính nhằm đưa điện áp trên van về không tạo điều kiện để van chính chuyển mạch ZVS.
- Hoàn toàn tương tự nguyên lý này cũng được thực hiện cho nghịch lưu ARCP ba pha.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nghịch lưu cộng hưởng, đặc biệt là các bài báo nghiên cứu về nghịch lưu ARCP.
- Kết luận: Vấn đề xây dựng các cấu trúc mạch lực cũng như phương pháp điều khiển các bộ biến đổi hiệu suất cao dựa trên nguyên lý cộng hưởng chuyển mạch mềm đang là một trong những hướng phát triển quan trọng của hệ thống điện tử công suất hiện đại.
- Các hệ thống bộ điều khiển chuyển mạch mềm đã rất phát triển trong những năm gần đây đặc biệt là hệ thống nghịch lưu chuyển mạch mềm.
- Luận văn đi nghiên cứu một 4 mạch nghịch lưu chuyển mạch mềm tiêu biểu ARCP là một mạch nghịch lưu cộng hưởng điểm cực đang được sử dụng phổ biến và đã được thương phẩm.
- Qua nghiên cứu luận văn đã đạt được một số kết quả sau.
- Phân tích nguyên tắc cơ bản chuyển mạch mềm ZVS và ZCS.
- Phân tích cấu trúc và nguyên lý hoạt động của một số lớp nghịch lưu chuyển mạch mềm cơ bản.
- Nghiên cứu cấu trúc mạch lực cũng như nguyên lý hoạt động của bộ nghịch lưu ARCP.
- Xây dựng thuật toán điều khiển nghịch lưu ARCP.
- Xây dựng mô hình mô phỏng và so sánh kết quả mô phỏng của nghịch lưu ARCP với nghịch lưu chuyển mạch thông thường.
- Kiến nghị: Vấn đề về nghịch lưu ARCP cần phải được tiếp tục nghiên cứu và phát triển để hoàn thiện hơn.
- Thuật toán điều khiển nghịch lưu ARCP có thể được phát triển để giảm ứng suất của dòng điện bằng cách thay đổi dòng ngưỡng cho phù hợp với dòng tải – phương pháp variable timing.
- Tỷ số điều chế cực đại của các phương pháp điều chế sử dụng cho nghịch lưu ARCP cần được phân tích.
- Áp dụng bộ nghịch lưu ARCP để điều khiển động cơ và thay thế các mạch nghịch lưu chuyển mạch mềm trong các ứng dụng cơ bản như lọc tích cực, STATCOM…hay trong cấu trúc back – to – back.
- Xây dựng mô hình thực nghiệm nghịch lưu ARCP.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt