Academia.eduAcademia.edu
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG LÝ THUYẾT HÓA HỮU CƠ - part V Những chất tác dụng được với dung dịch NaOH 1. Dẫn xuất halogen R-X + NaOH → ROH + NaX 2. Phenol C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O 3. Axit cacboxylic R-COOH + NaOH → R-COONa + H2O 4. Este RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH 5. Muối của amin R-NH3Cl + NaOH → R-NH2 + NaCl + H2O 6. Aminoaxit H2N-R-COOH + NaOH → H2N-R-RCOONa + H2O 7. Muối của nhóm amino của aminoaxit HOOC-R-NH3Cl + 2NaOH → NaOOC-R-NH2 + NaCl + 2H2O Lưu ý: Chất tác dụng với Na, K - Chứa nhóm OH: R-OH + Na → R-ONa + 1/2H2 - Chứa nhóm COOH RCOOH + Na → R-COONa + 1/2H2 BÀI TẬP Câu 1 (ĐH B-2007): Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (dẫn xuất của benzen) đều tác dụng với NaOH là A. 1                               B. 2                               C. 3                                         D. 4 Câu 2 (ĐH B-2008): Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoniclorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng với dung dịch NaOH là A. 3                               B. 4                               C. 5                                         D. 6 Câu 3 (ĐH B-2010): Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C5H10O2 phản ứng với dung dịch NaOH nhưng không phản ứng tráng gương là: A. 4                               B. 5                               C. 8                                         D. 9 Câu 4: Chất A có công thức phân tử C8H10O. A tác dụng với dung dịch kiềm tạo muối. Số công thức cấu tạo của A là A. 7                               B. 8                               C. 9                                         D. 6 Câu 5: Hai chất hữu cơ X, Y được tạo bởi ba nguyên tố C, H, O. tỉ khối mỗi chất so với heli đều bằng 18,5. Cả 2 chất đều tác dụng với dung dịch kiềm và đều có phản ứng tráng gương. Hai chất đó có thể là A. HOOC-CHO, HCOOCH=CH2 B. OH-CH2-CH2-CHO; OHC-CH2-COOH C. HCOOCH2CH3; OHC-COOH D. CH2=CH-COOH; HCOOC2H5 Câu 6 (ĐH A-2009). Xà phòng hóa một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của 3 muối đó là. A. CH3COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa B. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa C. HCOONa, CHºC-COONa và CH3-CH2-COONa D. CH2=CH-COONa, HCOONa và CHºC-COONa  Câu 7 (ĐH A-2011). X Y Z là những hợp chất mạch hở, bền có công thức phân tử C3H6O. X tác dụng được với Na và không co phản ứng tráng bạc. Y không phản ứng với Na nhưng có phản ứng tráng bạc. Z không tác dụng với Na và không có phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y, Z lần lượt là A. CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO, CH2=CH-CH2-OH B. CH2=CH-CH2-OH, CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3 C. CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3, CH2=CH-CH2-OH D. CH2=CH-CH2-OH, CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO